Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Đặc Khu Kinh Tế? Thu 07 Jun 2018, 03:47 | |
| Âm mưu gì nằm trong luật cho thuê đất 99 năm ở các đặc khu kinh tế?Lê Nguyên (danlambao) Dự luật cho thuê đất 99 năm ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ được quốc hội, là cơ quan quyền lực cao nhất nước cộng hoà XHCNVN bỏ phiếu thông qua vào ngày 15/ 06 tới đây. Đơn vị hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nói ngắn gọn là đặc khu kinh tế cho đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Tàu cộng thuê đất 99 năm do đảng, nhà nước csVN đề ra đã gặp sự chống đối quyết liệt của người dân Việt Nam.
Để có cái nhìn khoa học khách quan về đặc khu kinh tế do đảng, nhà nước đề ra, chúng ta cùng nhau tham khảo phát ngôn của các lãnh đạo, đại diện nhà nước về dự luật cho thuê đất 99 năm ở các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Những phát ngôn đại diện đảng, nhà nước csVN, chúng ta thấy có bà chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông bộ trưởng kế hoạch-đầu tư Nguyễn Sỹ Dũng có nội dung như sau:
1) Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước. Sân bay quốc tế ở Vân Đồn là do doanh nghiệp tư nhân đầu tư chứ không phải dùng vốn ngân sách... Một đồng rót vào đây là để hút về mấy chục, mấy trăm đồng chứ không phải làm đặc khu để nhiều năm sau nhìn lại thấy không được gì?
...Vấn đề cơ bản nhất đã giải quyết là luật không trái Hiến pháp, đặc khu có cả HĐND, UBND để đảm bảo việc kiểm soát quyền lực nhưng lại gọn nhẹ, hiệu quả... Các cơ chế chính sách ưu đãi mở ra từ từ, vừa làm vừa thử nghiệm, chứ không phải là mở ra rồi lại co dần.”
2) Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Tinh thần chỉ đạo xuyên suốt trong xây dựng đặc khu tại Việt Nam là tạo sân chơi, luật chơi mới với thể chế vượt trội và cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Chính sách tại đặc khu sẽ nhất quán, ổn định lâu dài và có tính vượt trội nhằm giúp các nhà đầu tư yên tâm với sự cam kết của Chính phủ.
...Chúng tôi tin, với sự tham gia ý kiến của nhiều chuyên gia khoa học và nhà nghiên cứu trong nước, đến nay bộ luật này đảm bảo đạt chất lượng, thu hút được nhà đầu tư và đạt tính khả thi của các đặc khu sau khi được quốc hội ban hành."
...Tính toán của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, việc hình thành các đặc khu kinh tế sẽ giúp Nhà nước thu về hàng tỷ đôla Mỹ. Tại Vân Đồn, ước tính Nhà nước sẽ thu được khoảng 1,9 tỷ USD từ thuế và phí; 2,1 tỷ USD từ các nguồn thu từ đất. Đặc khu Bắc Vân Phong cũng dự kiến đem lại khoảng 1,2 tỷ USD thuế và phí, 1 tỷ USD từ các nguồn thu từ đất. Còn tại Phú Quốc, con số này khoảng 3,3 tỷ USD.
Khách quan mà nói, nghe các ông bà lãnh đạo có thẩm quyền của Việt Nam nói về luật cho thuê đất 99 năm ở đặc khu kinh tế...Nó cho chúng ta thấy tư duy ở hang vẫn tồn tại trong bộ não của ông bà này! Họ phát ngôn cảm tính, không khoa học, thiếu chuyên môn của các chuyên gia kinh tế có tầm nhìn chiến lược khả thi. Họ nói về đặc khu kinh tế như con nít chơi nhà chòi, như những người mù sờ voi với tư duy suy diễn cảm tính về các con số thu hoạch lạc quan khá buồn cười, cụ thể như:
“...Một đồng rót vào đây là để hút về mấy chục, mấy trăm đồng chứ không phải làm đặc khu để nhiều năm sau nhìn lại thấy không được gì?... Vừa làm vừa thử nghiệm, chứ không phải là mở ra rồi lại co dần...
...Xây dựng đặc khu tại Việt Nam là tạo sân chơi, luật chơi mới với thể chế vượt trội và cạnh tranh so với các nước trong khu vực... Bộ luật này đảm bảo đạt chất lượng, thu hút được nhà đầu tư và đạt tính khả thi của các đặc khu... Việc hình thành các đặc khu kinh tế sẽ giúp Nhà nước thu về hàng tỷ đôla Mỹ...”
Theo bà chủ tịch quốc hội, dự án đặc khu kinh tế là vừa làm vừa thử nghiệm! Có lẽ ai cũng đã ít nhiều trải nghiệm về cái gọi là vừa làm vừa thử nghiệm của lãnh đạo mấy đời cộng sản VN đã để lại biết bao nhiêu hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục! Vậy thì dựa vào cơ sở nào để bảo đảm “vừa làm vừa thử nghiệm” bỏ ra một đồng để thu về mấy chục, mấy trăm đồng hả bà Kim Ngân?
Cũng như đặc khu kinh tế có những hạng mục kinh tế, luật lệ nào để cho ông bộ trưởng kế hoạch và đầu tư “vô tư” kết luận, nó là sân chơi, luật chơi mới với thể chế vượt trội và cạnh tranh so với các nước trong khu vực, khi đưa vào thực hiện sẽ thu về hàng tỷ đô la Mỹ, hả ông bộ trưởng kế hoạch-đầu tư Nguyễn Sỹ Dũng?
Tư duy như thế là tư duy cảm tính của những lãnh đạo thấm nhuần tư tưởng ở hang của Hồ Chí Minh chứ không phải tư duy khoa học của những lãnh đạo trí tuệ có tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế của thời đại kỹ thuật số.
Chính tư duy ở hang đầy mê tín nhưng to mồm của lãnh đạo cộng sản nên các quả đấm thép Vinashine, Vinaline, tập đoàn than khoáng sản, tập đoàn dầu khí... Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Boxit Tây Nguyên, Formosa Vũng Áng... Các công trình thủy điện... đã để món nợ khổng lồ cộng với thiên tai, lũ lụt và môi trường ô nhiễm nghiêm trọng khó khắc phục.
Nguyên nhân làm cho các kế hoạch kinh tế của csVN thất bại, phá sản có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cốt lõi là do chính sách hồng hơn chuyên của độc tài toàn trị cộng sản gây ra. Nói cách khác là do đảng cộng sản độc quyền quyền lực sử dụng nhân sự không chuyên môn, sử dụng những cán bộ ngu dốt trung thành với đảng, có lòng tham vô đối, là những con thú đội lốt người nên các kế hoạch kinh tế vi mô, vĩ mô công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều đi loanh quanh “cho đời mỏi mệt” rồi trở về điểm xuất phát ban đầu.
Đặc khu kinh tế là một điển hình, nó chỉ là tên gọi khác của các kế hoạch kinh tế do đảng, nhà nước csVN đã thực hiện trong nhiều thập niên hô hào đổi mới với chiêu bài kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa! Xa hơn nữa đặc khu kinh tế là vỏ bọc để Việt cộng bán đất cho Tàu cộng trong tình thế cấp bách để cứu nguy đảng, chế độ(?)
Thật sự đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) mà đảng csVN đang đưa vào thực hiện là mô hình tô giới, nhượng địa của thế kỷ trước. Thời của chủ nghĩa thực dân đế quốc cường thịnh đưa chiến thuyền với vũ khí vượt trội đi đánh chiếm các nước yếu kém về quân sự làm thuộc địa, cưỡng ép các nước bại trận ký kết giao một phần lãnh thổ cho chúng toàn quyền khai thác với thời hạn 50 năm, 70 năm, 99 năm và các nước thua trận không có chọn lựa nào khác là phải ký kết chuyển giao chủ quyền lãnh thổ cho nước đế quốc, thực dân thắng trận.
Vậy tô giới, nhượng địa là gì?
-Tô giới, nhượng địa là phần đất của một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa buộc phải nhường vĩnh viễn hoặc trong một thời gian nhất định cho một nước đế quốc, diễn ra trong thời mạnh được yếu thua và ở thuở luật pháp quốc tế chưa định hình.
Trong quá khứ, trên thế giới có nhiều tô giới, nhượng địa mà nhiều nước thua trận phải ký kết giao nhượng cho thực dân, đế quốc của thế kỷ trước đã cáo chung trong thế kỷ này nhưng nó lại tái hiện trên nước cộng hòa XHCNVN, là nỗi ô nhục không hề nhẹ!
Thực tế đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nối kết với các khu kinh tế biển đã thành hình như:
- Khu kinh tế Vũng Áng.
- Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô Huế.
-Khu kinh tế Chu Lai - Quảng Nam.
-Khu kinh tế Định An - Trà Vinh...
Các khu kinh tế nêu trên, là tiến trình kết nối các vị trí mang tính chiến lược ven biển nằm trong âm mưu thôn tính của Tàu cộng áp đặt lên chế độ bạo tàn, ngu xuẩn của bè lũ lãnh đạo đảng, nhà nước csVN.
Hiện tại các công ty đầu tư, các nhà đầu tư của các nước dân chủ đã rút vốn, chuẩn bị rút vốn khỏi VN, vì môi trường hoạt động kinh tế không lành mạnh, không thể cải thiện và vô phương cứu chữa. Nhất là quan chức cộng sản làm luật kinh tế dưới “gầm bàn” ngày càng táo tợn hơn, cùng với các cơ sở hạ tầng và vận hành kinh tế yếu kém đã ngăn chặn, ngăn cản làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bất tín nhiệm, rời bỏ và thu hẹp phạm vi hoạt động ở Việt Nam như:
- Ngân hàng Commonwealth và Anz của Úc, HSBC của Hongkong, Standard Chatered của Mỹ...
- Công ty tài chính Prudential của Anh, Quỹ bảo hiểm Allianz của Đức, Quỹ đầu tư Dragon Capital của ông Dominis Scirven người Anh, là sáng lập viên, là CEO...
- Công ty dầu khí, khí đốt Shell Gas của Hà Lan, Mobil Unique của Mỹ, BP Gas của Anh, ConocoPhilips của Mỹ...
Thực chất vỏ bọc kinh tế của đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là hợp thức hóa các văn kiện bán nước của Việt Cộng, nằm trong tiến trình nô lệ Tàu Cộng không tiếng súng đang được hình thành từ bí mật dần chuyển sang công khai, bất chấp sự phản đối của người dân, tầng lớp mà đảng cs ra rả gọi là “ông chủ” của đất nước!
Luật cho thuê đất 99 năm chính xác là vỏ bọc để Việt Cộng bán nước, dâng nước cho tàu cộng dưới chiêu bài đặc khu kinh tế để lấy tiền trả nợ, trả lương cho đội ngũ côn an còn đảng còn mình.
Riêng nhà nước Tàu cộng sẽ khoác áo các công ty tư nhân bằng mọi giá phải mua cho bằng được Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nhằm thiết lập một chuỗi căn cứ quân sự trá hình trên các vị trí chiến lược ven biển của Việt Nam, làm tiền đồn canh giữ, phục vụ dã tâm độc chiếm Biển Đông của bá quyền đại Hán.
Âm mưu thâm độc của Tàu cộng được xác quyết qua câu nói úp mở của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Nếu ai ở địa vị này cũng phải giao, không có cách gì khác!”
Thế câu nói của Nguyễn Xuân Phúc ngầm chứa ý nghĩa gì? Có phải là:
- Hợp đồng bán đất giữa 2 đảng ký kết bí mật và tiền đã trao thì đất phải giao, không có cách nào khác.
- Các công ty quốc tế bỏ chạy và chuẩn bị bỏ chạy khỏi Việt Nam.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang bên bờ vực phá sản.
- Các nước cấp vốn vay nhẹ lãi ODA không còn hào phóng với Việt cộng và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không còn mặn mà với môi trường kinh doanh thương mãi ở Việt Nam nữa.
- Các định chế tài chánh quốc tế không cho Việt cộng vay nợ, vì nợ đã đụng trần không khả năng chi trả.
Thế thì không bán đất cho Tàu cộng dưới danh nghĩa đặc khu kinh tế thì không có tiền trả nợ và tiền đâu để nuôi sống đảng, chế độ? Do đó, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm theo chỉ đạo “chủ trương lớn của đảng”và phải mở mồm than thở: “Nếu ai ở địa vị này cũng phải giao, không có cách gì khác!”
Lê Nguyên
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Thu 07 Jun 2018, 09:03 | |
| - tvqm đã viết:
Âm mưu gì nằm trong luật cho thuê đất 99 năm ở các đặc khu kinh tế?Lê Nguyên (danlambao) Dự luật cho thuê đất 99 năm ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ được quốc hội, là cơ quan quyền lực cao nhất nước cộng hoà XHCNVN bỏ phiếu thông qua vào ngày 15/ 06 tới đây. Đơn vị hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nói ngắn gọn là đặc khu kinh tế cho đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Tàu cộng thuê đất 99 năm do đảng, nhà nước csVN đề ra đã gặp sự chống đối quyết liệt của người dân Việt Nam.
Để có cái nhìn khoa học khách quan về đặc khu kinh tế do đảng, nhà nước đề ra, chúng ta cùng nhau tham khảo phát ngôn của các lãnh đạo, đại diện nhà nước về dự luật cho thuê đất 99 năm ở các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Những phát ngôn đại diện đảng, nhà nước csVN, chúng ta thấy có bà chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông bộ trưởng kế hoạch-đầu tư Nguyễn Sỹ Dũng có nội dung như sau:
1) Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước. Sân bay quốc tế ở Vân Đồn là do doanh nghiệp tư nhân đầu tư chứ không phải dùng vốn ngân sách... Một đồng rót vào đây là để hút về mấy chục, mấy trăm đồng chứ không phải làm đặc khu để nhiều năm sau nhìn lại thấy không được gì?
...Vấn đề cơ bản nhất đã giải quyết là luật không trái Hiến pháp, đặc khu có cả HĐND, UBND để đảm bảo việc kiểm soát quyền lực nhưng lại gọn nhẹ, hiệu quả... Các cơ chế chính sách ưu đãi mở ra từ từ, vừa làm vừa thử nghiệm, chứ không phải là mở ra rồi lại co dần.”
2) Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Tinh thần chỉ đạo xuyên suốt trong xây dựng đặc khu tại Việt Nam là tạo sân chơi, luật chơi mới với thể chế vượt trội và cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Chính sách tại đặc khu sẽ nhất quán, ổn định lâu dài và có tính vượt trội nhằm giúp các nhà đầu tư yên tâm với sự cam kết của Chính phủ.
...Chúng tôi tin, với sự tham gia ý kiến của nhiều chuyên gia khoa học và nhà nghiên cứu trong nước, đến nay bộ luật này đảm bảo đạt chất lượng, thu hút được nhà đầu tư và đạt tính khả thi của các đặc khu sau khi được quốc hội ban hành."
...Tính toán của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, việc hình thành các đặc khu kinh tế sẽ giúp Nhà nước thu về hàng tỷ đôla Mỹ. Tại Vân Đồn, ước tính Nhà nước sẽ thu được khoảng 1,9 tỷ USD từ thuế và phí; 2,1 tỷ USD từ các nguồn thu từ đất. Đặc khu Bắc Vân Phong cũng dự kiến đem lại khoảng 1,2 tỷ USD thuế và phí, 1 tỷ USD từ các nguồn thu từ đất. Còn tại Phú Quốc, con số này khoảng 3,3 tỷ USD.
Khách quan mà nói, nghe các ông bà lãnh đạo có thẩm quyền của Việt Nam nói về luật cho thuê đất 99 năm ở đặc khu kinh tế...Nó cho chúng ta thấy tư duy ở hang vẫn tồn tại trong bộ não của ông bà này! Họ phát ngôn cảm tính, không khoa học, thiếu chuyên môn của các chuyên gia kinh tế có tầm nhìn chiến lược khả thi. Họ nói về đặc khu kinh tế như con nít chơi nhà chòi, như những người mù sờ voi với tư duy suy diễn cảm tính về các con số thu hoạch lạc quan khá buồn cười, cụ thể như:
“...Một đồng rót vào đây là để hút về mấy chục, mấy trăm đồng chứ không phải làm đặc khu để nhiều năm sau nhìn lại thấy không được gì?... Vừa làm vừa thử nghiệm, chứ không phải là mở ra rồi lại co dần...
...Xây dựng đặc khu tại Việt Nam là tạo sân chơi, luật chơi mới với thể chế vượt trội và cạnh tranh so với các nước trong khu vực... Bộ luật này đảm bảo đạt chất lượng, thu hút được nhà đầu tư và đạt tính khả thi của các đặc khu... Việc hình thành các đặc khu kinh tế sẽ giúp Nhà nước thu về hàng tỷ đôla Mỹ...”
Theo bà chủ tịch quốc hội, dự án đặc khu kinh tế là vừa làm vừa thử nghiệm! Có lẽ ai cũng đã ít nhiều trải nghiệm về cái gọi là vừa làm vừa thử nghiệm của lãnh đạo mấy đời cộng sản VN đã để lại biết bao nhiêu hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục! Vậy thì dựa vào cơ sở nào để bảo đảm “vừa làm vừa thử nghiệm” bỏ ra một đồng để thu về mấy chục, mấy trăm đồng hả bà Kim Ngân?
Cũng như đặc khu kinh tế có những hạng mục kinh tế, luật lệ nào để cho ông bộ trưởng kế hoạch và đầu tư “vô tư” kết luận, nó là sân chơi, luật chơi mới với thể chế vượt trội và cạnh tranh so với các nước trong khu vực, khi đưa vào thực hiện sẽ thu về hàng tỷ đô la Mỹ, hả ông bộ trưởng kế hoạch-đầu tư Nguyễn Sỹ Dũng?
Tư duy như thế là tư duy cảm tính của những lãnh đạo thấm nhuần tư tưởng ở hang của Hồ Chí Minh chứ không phải tư duy khoa học của những lãnh đạo trí tuệ có tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế của thời đại kỹ thuật số.
Chính tư duy ở hang đầy mê tín nhưng to mồm của lãnh đạo cộng sản nên các quả đấm thép Vinashine, Vinaline, tập đoàn than khoáng sản, tập đoàn dầu khí... Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Boxit Tây Nguyên, Formosa Vũng Áng... Các công trình thủy điện... đã để món nợ khổng lồ cộng với thiên tai, lũ lụt và môi trường ô nhiễm nghiêm trọng khó khắc phục.
Nguyên nhân làm cho các kế hoạch kinh tế của csVN thất bại, phá sản có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cốt lõi là do chính sách hồng hơn chuyên của độc tài toàn trị cộng sản gây ra. Nói cách khác là do đảng cộng sản độc quyền quyền lực sử dụng nhân sự không chuyên môn, sử dụng những cán bộ ngu dốt trung thành với đảng, có lòng tham vô đối, là những con thú đội lốt người nên các kế hoạch kinh tế vi mô, vĩ mô công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều đi loanh quanh “cho đời mỏi mệt” rồi trở về điểm xuất phát ban đầu.
Đặc khu kinh tế là một điển hình, nó chỉ là tên gọi khác của các kế hoạch kinh tế do đảng, nhà nước csVN đã thực hiện trong nhiều thập niên hô hào đổi mới với chiêu bài kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa! Xa hơn nữa đặc khu kinh tế là vỏ bọc để Việt cộng bán đất cho Tàu cộng trong tình thế cấp bách để cứu nguy đảng, chế độ(?)
Thật sự đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) mà đảng csVN đang đưa vào thực hiện là mô hình tô giới, nhượng địa của thế kỷ trước. Thời của chủ nghĩa thực dân đế quốc cường thịnh đưa chiến thuyền với vũ khí vượt trội đi đánh chiếm các nước yếu kém về quân sự làm thuộc địa, cưỡng ép các nước bại trận ký kết giao một phần lãnh thổ cho chúng toàn quyền khai thác với thời hạn 50 năm, 70 năm, 99 năm và các nước thua trận không có chọn lựa nào khác là phải ký kết chuyển giao chủ quyền lãnh thổ cho nước đế quốc, thực dân thắng trận.
Vậy tô giới, nhượng địa là gì?
-Tô giới, nhượng địa là phần đất của một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa buộc phải nhường vĩnh viễn hoặc trong một thời gian nhất định cho một nước đế quốc, diễn ra trong thời mạnh được yếu thua và ở thuở luật pháp quốc tế chưa định hình.
Trong quá khứ, trên thế giới có nhiều tô giới, nhượng địa mà nhiều nước thua trận phải ký kết giao nhượng cho thực dân, đế quốc của thế kỷ trước đã cáo chung trong thế kỷ này nhưng nó lại tái hiện trên nước cộng hòa XHCNVN, là nỗi ô nhục không hề nhẹ!
Thực tế đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nối kết với các khu kinh tế biển đã thành hình như:
- Khu kinh tế Vũng Áng.
- Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô Huế.
-Khu kinh tế Chu Lai - Quảng Nam.
-Khu kinh tế Định An - Trà Vinh...
Các khu kinh tế nêu trên, là tiến trình kết nối các vị trí mang tính chiến lược ven biển nằm trong âm mưu thôn tính của Tàu cộng áp đặt lên chế độ bạo tàn, ngu xuẩn của bè lũ lãnh đạo đảng, nhà nước csVN.
Hiện tại các công ty đầu tư, các nhà đầu tư của các nước dân chủ đã rút vốn, chuẩn bị rút vốn khỏi VN, vì môi trường hoạt động kinh tế không lành mạnh, không thể cải thiện và vô phương cứu chữa. Nhất là quan chức cộng sản làm luật kinh tế dưới “gầm bàn” ngày càng táo tợn hơn, cùng với các cơ sở hạ tầng và vận hành kinh tế yếu kém đã ngăn chặn, ngăn cản làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bất tín nhiệm, rời bỏ và thu hẹp phạm vi hoạt động ở Việt Nam như:
- Ngân hàng Commonwealth và Anz của Úc, HSBC của Hongkong, Standard Chatered của Mỹ...
- Công ty tài chính Prudential của Anh, Quỹ bảo hiểm Allianz của Đức, Quỹ đầu tư Dragon Capital của ông Dominis Scirven người Anh, là sáng lập viên, là CEO...
- Công ty dầu khí, khí đốt Shell Gas của Hà Lan, Mobil Unique của Mỹ, BP Gas của Anh, ConocoPhilips của Mỹ...
Thực chất vỏ bọc kinh tế của đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là hợp thức hóa các văn kiện bán nước của Việt Cộng, nằm trong tiến trình nô lệ Tàu Cộng không tiếng súng đang được hình thành từ bí mật dần chuyển sang công khai, bất chấp sự phản đối của người dân, tầng lớp mà đảng cs ra rả gọi là “ông chủ” của đất nước!
Luật cho thuê đất 99 năm chính xác là vỏ bọc để Việt Cộng bán nước, dâng nước cho tàu cộng dưới chiêu bài đặc khu kinh tế để lấy tiền trả nợ, trả lương cho đội ngũ côn an còn đảng còn mình.
Riêng nhà nước Tàu cộng sẽ khoác áo các công ty tư nhân bằng mọi giá phải mua cho bằng được Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nhằm thiết lập một chuỗi căn cứ quân sự trá hình trên các vị trí chiến lược ven biển của Việt Nam, làm tiền đồn canh giữ, phục vụ dã tâm độc chiếm Biển Đông của bá quyền đại Hán.
Âm mưu thâm độc của Tàu cộng được xác quyết qua câu nói úp mở của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Nếu ai ở địa vị này cũng phải giao, không có cách gì khác!”
Thế câu nói của Nguyễn Xuân Phúc ngầm chứa ý nghĩa gì? Có phải là:
- Hợp đồng bán đất giữa 2 đảng ký kết bí mật và tiền đã trao thì đất phải giao, không có cách nào khác.
- Các công ty quốc tế bỏ chạy và chuẩn bị bỏ chạy khỏi Việt Nam.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang bên bờ vực phá sản.
- Các nước cấp vốn vay nhẹ lãi ODA không còn hào phóng với Việt cộng và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không còn mặn mà với môi trường kinh doanh thương mãi ở Việt Nam nữa.
- Các định chế tài chánh quốc tế không cho Việt cộng vay nợ, vì nợ đã đụng trần không khả năng chi trả.
Thế thì không bán đất cho Tàu cộng dưới danh nghĩa đặc khu kinh tế thì không có tiền trả nợ và tiền đâu để nuôi sống đảng, chế độ? Do đó, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm theo chỉ đạo “chủ trương lớn của đảng”và phải mở mồm than thở: “Nếu ai ở địa vị này cũng phải giao, không có cách gì khác!”
Lê Nguyên
Sao giống Hồng kông cho thuê 99 năm vậy nà? Mà cho đế quốc thuê thì thành con rồng châu Á chớ cho Tàu thuê thì thành ... con giun mất!!! |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Fri 08 Jun 2018, 02:45 | |
| Đặc khu Kinh tế 99 năm - Một bước đi gấp gáp theo Lộ trình Thành ĐôPhạm Đình Trọng (Danlambao) - Con đường tất yếu của kẻ đặt lợi ích vương triều thối nát của một dòng họ lên trên lợi ích trăm họ cũng là con đường tất yếu của những kẻ đặt lợi ích của một đảng độc tài lên trên lợi ích của dân tộc, của đất nước. Con đường bán nước... Cuối thế kỷ 20, núp dưới danh nghĩa khai thác bô xít Tây Nguyên, Tàu Cộng đã đưa hàng sư đoàn lên điểm cao Tây Nguyên, lập những làng Tầu trên nền đất văn hóa Tây Nguyên. Đầu thế kỷ 21, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Võ Kim Cự đã dâng yếu huyệt Vũng Áng, Hà Tĩnh cho Hưng Nghiệp Formosa, danh nghĩa là Tàu Đài Loan nhưng thực chất là Tàu Bắc Kinh. Năm thứ 18 của thế kỷ 21, ba đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc mở ra đón dòng người từ đại lục Trung Hoa tràn đến. Dải đất Việt Nam sẽ nằm gọn trong bàn tay với năm ngón tay thép, năm gọng kìm lửa: Bô xít Tây Nguyên ở phía Tây. Đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh ở phía Bắc. Căn cứ Vũng Áng Formosa Hà Tĩnh và Đặc khu Bắc Vân Phong, Khánh Hòa ở miền Trung. Đặc khu Phú Quốc, Kiên Giang ở phía Nam. Những đặc khu danh nghĩa là kinh tế sẽ hiện nguyên hình thực chất là những đặc khu quân sự...* Phần Một Đặc khu Kinh tế không còn cần thiết với Việt Nam Đặc khu kinh tế ra đời ở những nước chưa phát triển, chưa có nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Nền sản xuất công nghiệp hiện đại là vốn tư bản, công nghệ tư bản, thị trường tư bản, một thị trường toàn cầu, không biên giới và con người tư bản, những ông chủ của nền sản xuất đó. Chưa phát triển là nói tránh cho đỡ tủi thân chứ thực sự là nước nghèo, thiếu thốn đủ thứ, đói khát đủ thứ. Đói vốn. Đói công nghệ. Đói thị trường toàn cầu. Đói khát cả cung cách làm ăn của những con người công nghiệp. Chỉ có đất tự nhiên đang chìm đắm trong giấc ngủ ngàn năm và sức lao động thừa thãi, rẻ mạt. Trong khi đó những ông chủ tư bản ở những nước phát triển lại đang có nhu cầu phủ đồng vốn, phủ hoạt động kinh doanh, phủ thị trường ra cả thế giới và tìm kiếm, khai thác sức lao động đang dư thừa ở những nước nông nghiệp dân cư đông đúc trên khắp thế giới. Hai nhu cầu này gặp nhau như cô gái con nhà nghèo có chút nhan sắc đến tuổi cập kê gặp chàng trai có sự nghiệp đang muốn kiếm vợ. Đặc khu kinh tế ra đời từ đó. Thời hệ thống cộng sản thế giới tan rã. Bức màn sắt bưng bít thế giới cộng sản bị thời đại, bị lịch sử xé toang như bức tường bê tông ngăn đôi đông tây Berlin, nước Đức, bị phá bỏ. Không còn bị bưng bít, những người lãnh đạo các nước cộng sản dụi mắt nhìn ra thế giới, chợt nhận ra đất nước của họ đã bị các nước tư bản bỏ lại phía sau quá xa. Cách xa cả một tiến trình sản xuất, tiến trình sản xuất nông nghiệp và tiến trình sản xuất công nghiệp hiện đại. Cách xa cả một chế độ xã hội, chế độ mang danh xã hội chủ nghĩa nhưng thực ra là chế độ xã hội phong kiến trung cổ bạo lực, tối tăm, ngưng đọng và chế độ tư bản văn minh, phát triển. Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người của đất nước họ đâu có kém mà sao đến nông nỗi này. Láu cá và quyết đoán, Đặng Tiểu Bình đã đi đầu trong việc lập đặc khu kinh tế và chọn 2050 cây số vuông đất Thẩm Quyến của những làng chài xơ xác, sát biển, sát Hồng Kông, thuận tiện giao thương. Từ Hồng Kông sang Thẩm Quyến chỉ nửa bước chân. Những ông chủ tư bản Hồng Kông cùng nói tiếng Quảng Đông với người Thẩm Quyến đến Thẩm Quyến như về nơi quê cha đất tổ. Đất đẹp cùng nhiều ưu đãi đặc biệt đón những ông chủ tư bản mang đồng vốn tư bản, mang công nghệ tư bản, mang thị trường tư bản vào đất nước vừa trải qua cuộc cách mạng văn hóa tốn máu của hàng chục triệu mạng người nhưng xã hội càng chìm sâu vào hướng ngược chiều văn hóa. Dưới nòng súng pháo hạm của sức mạnh quân sự mạnh nhất thế giới thời đó là Hải quân Hoàng gia Anh, nhà Thanh phải cắt đất Hồng Kông nhượng cho nước Anh 99 năm. Đó là nỗi cay đắng, nỗi ô nhục muôn đời của lịch sử, của dân tộc Trung Hoa nên dù mê mẩn thèm khát đồng vốn tư bản, mê mẩn thèm khát công nghệ tư bản, Đặng cũng chỉ cho ưu đãi về thuế, về giá thuê đất, về xuất nhập cảnh, tuyệt đối không ưu đãi về thời gian thuê đất. Từ một huyện nghèo thuộc tỉnh Quảng Đông, trở thành đặc khu kinh tế, Thẩm Quyến trở thành trung tâm sản xuất, kinh doanh rầm rộ, phát triển nhất Trung Quốc. Năm 2017, sản lượng kinh tế của Thâm Quyến đạt 338 tỷ USD, vượt qua Quảng Châu, Hồng Kông, đứng thứ 3 trong số 659 thành phố của Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh và Thượng Hải. Từ một bãi biển xơ xác, đặc khu kinh tế đã đưa Thầm Quyến trở thành cảng biển lớn thứ hai Trung Quốc chỉ sau cảng biển Thượng Hải đã có từ mấy trăm năm trước. Thành công ngoài mong đợi của đặc khu Thẩm Quyến đã gọi những đặc khu kinh tế Chu Hải, Hạ Môn, Sán Đầu, Hùng An mọc lên. Về diện tích, các đặc khu kinh tế này nhỏ hơn một tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc nhưng đã đóng góp tới 22% GDP của Trung Quốc và chiếm 45% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc. Các đặc khu kinh tế Trung Quốc đã trở thành động lực kéo nền kinh tế Trung Quốc băng băng chạy đua với các nền kinh tế thế giới, góp phần đưa Trung Quốc có mặt trong tổ chức G20, nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. Năm 2016 tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc đạt 11,2 ngàn tỉ đô la, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, các đặc khu kinh tế còn như những chiếc van cực lớn giảm áp lực về dân số cho những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu. Trước đây dân nghèo đói ở miền Tây, ở các tỉnh nông nghiệp thường lũ lượt kéo về Bắc Kinh, Thiên Tân... làm thuê kiếm sống thì nay họ tìm đến các đặc khu kinh tế. Với sự thành công của cải cách kinh tế và đặc khu kinh tế, đến thời Tập Cận Bình, Tàu Cộng trở thành chủ nợ của thế giới, trở thành ông chủ nắm vận mệnh nhiều nước châu Phi, châu Á. Dưới sức mạnh pháo hạm của hải quân Anh, Trung Hoa phải gán đất Hồng Kông cho Anh 99 năm. Ngày nay dưới sức mạnh đồng tiền vay nợ của Tàu Cộng, nhiều nước châu Á, châu Phi đã phải gán đất 99 năm cho chủ nợ Tàu Cộng. Đi sau Tàu Cộng hơn một nhiệm kỳ đại hội đảng, năm 1986 Việt Nam mới bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới cách làm kinh tế. “Đổi mới” chỉ là cách nói kể công của những người cộng sản, thực ra chỉ là quay về với cách làm kinh tế tự chủ, sáng tạo và hiệu quả đã có ở xã hội Việt Nam trước đây mà những người cộng sản đã xóa bỏ, tiêu diệt. Tiêu diệt những tinh hoa biết làm giầu bị gán cho tội giai cấp tư sản. Hủy hoại công nghệ, cơ sở vật chất của một nền công nghiệp hiện đại đang hiện hình. Hủy hoại cả trật tự xã hội, văn hóa xã hội đang đi vào văn minh đô thị sang trọng, lịch lãm. Hủy hoại cả đời sống dân chủ trong xã hội. Hủy hoại cả ý thức cá nhân trong mỗi con người. Xã hội không nhìn nhận cá nhân. Con người không còn ý thức cá nhân. Xã hội trở về bầy đàn. Bầy đàn thì chỉ có bạo lực. Không thể có bình yên. Không thể có kỷ cương. Không thể có văn hóa. Đổi mới, nền kinh tế không còn khép kín, bế quan tỏa cảng nữa. Hướng nội, kinh tế tư nhân được nhìn nhận. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể không còn độc tôn nữa. Hướng ngoại, mở cửa đón nhà đầu tư nước ngoài mang vốn, mang công nghệ hiện đại vào. Đây chính là thời điểm tốt nhất, cần thiết nhất và cũng là thời điểm duy nhất cần có đặc khu kinh tế. Nhưng đặc khu kinh tế đã bị bỏ qua. Nhà nước cộng sản Việt Nam không tính đến đặc khu kinh tế hay nhà nước cộng sản đàn anh Tàu Cộng không cho Việt Nam làm đặc khu kinh tế? Tàu Cộng không bao giờ muốn Việt Nam phát triển, giàu mạnh. Mãi mãi yếu hèn, Việt Nam sẽ phải mãi mãi phụ thuộc vào họ. Họ luôn tìm mọi cách đánh phá nền kinh tế Việt Nam. Tung đội quân buôn gian bán lận xục xao mua móng trâu, mua rễ tiêu, mua tất cả những thứ có thể làm hại nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Tung đội ngũ nhà thầu đểu thâu tóm các dự án kinh tế của Việt Nam bằng cách hối lộ quan chức chủ thầu, bỏ giá thầu cực thấp để trúng thấu rồi khi thi công liên tục đội giá lên. Đưa lao động cơ bắp Tàu sang lập làng Tầu. Đưa máy móc cộng nghệ phế thải hoặc tồn kho do đã lạc hậu từ bên Tàu sang. Thi công dầm dề kéo dài như vô tận. Nhà thầu Tầu giở đủ trò đánh phá các dự án kinh tế Việt Nam nhưng đám quan chức chủ thầu đã ăn hối lộ đầy mồm cứ phải nhắm mắt chấp nhận và hầu hết các công trình, dự án kinh tế của Việt Nam đều lọt vào tay các nhà thầu đểu Tàu Cộng. Đánh phá nền kinh tế Việt Nam, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam không từ một thủ đoạn bẩn thỉu, đê tiện nào là chủ trương xuyên suốt của nhà nước Tàu Cộng. Lấy ý thức hệ cộng sản và lấy đồng tiền hối lộ sai khiến quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam thì Tàu Cộng sai khiến gì cũng phải nghe. Thời điểm tốt nhất, cần thiết nhất để Việt Nam mở đặc khu kinh tế, nhưng bị Tàu Cộng ngăn cản không cho làm cũng là điều bình thường, có sác xuất rất cao là sự thật. Không làm đặc khu kinh tế, những chuyên gia kinh tế Việt Nam vội xây dựng luật đầu tư nước ngoài với sự cởi mở của tấm lòng và nhiều ưu đãi về chính sách. Luật đầu tư nước ngoài ra đời. Nhà đầu tư nước ngoài nhộn nhịp vào Việt Nam đã lấp đầy các khu công nghiệp mọc lên trên cả nước. Nhiều khu công nghiệp rất thành công, ngày càng được mở rộng như khu công nghiệp Vietnam – Singapore ở Bình Dương, khu công nghiệp Amata ở Đồng Nai... Đặc khu kinh tế như cái ống thông giữa hai cái bình trên một mặt bằng. Một bình đầy nước, đầy vốn tư bản, đầy công nghệ tư bản là các nước công nghiệp phát triển. Một bình trống không là nước nghèo đang khát vốn tư bản, khát công nghệ tư bản. Năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, mở đường cho các nước đầu tư vào Việt Nam. Khi đó nền kinh tế Việt Nam là cái bình trống không. Cái bình trống không đó nếu có cái ống thông là đặc khu kinh tế nối với cái bình đầy vốn tư bản, đầy công nghệ tư bản thì Việt Nam đương nhiên cũng phải có những Thẩm Quyến rực rỡ, phồn vinh. Thời cơ duy nhất, tốt nhất để làm đặc khu kinh tế nhưng Việt Nam đã không làm hay không được làm. Không có đặc khu kinh tế nhưng với luật đầu tư nước ngoài đúng đắn do nhiều chuyên gia kinh tế góp trí tuệ soạn thảo, Việt Nam đã mở rộng tấm lòng, mở rộng cửa khẩu đón nguồn vốn, đón công nghệ từ các nước phát triển chảy vào. Các khu công nghiệp là những đặc khu kinh tế phân tán nhỏ mọc lên trên khắp đất nước làm cho cái bình trống không đã óc ách nước. Thời điểm duy nhất, tốt nhất cho đặc khu kinh tế đã qua rồi. Lúc này, đặc khu kinh tế không còn cần cho Việt Nam nữa vì: - Ngày nay với một dải đất hẹp và trải dài thì các khu công nghiệp trải rộng trên cả nước vừa sức với trình độ các nhà quản lí Việt Nam là phù hợp nhất, tốt nhất. - Những nguồn vốn, những ngành công nghệ của các nước muốn đầu tư vào Việt Nam một cách chân chính, đàng hoàng, chỉ vì mục đích kinh tế, đều đã đầu tư rồi. Thương trường là chiến trường. Kinh doanh phải nhạy bén, phản ứng, chớp thời cơ mau lẹ như người lính ngoài mặt trận. Việt Nam mở cửa, tạo môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đã 30 năm. Những nhà đầu tư chậm chân nhất cũng đã kịp có mặt. - Với kinh tế tri thức, các nhà đầu tư ra nước ngoài tìm trí tuệ, tìm tinh hoa, săn đầu người chứ không tìm đất đai, không tìm sức lao động phổ thông nữa. Những ông chủ tư bản chỉ làm kinh tế không còn nhiều quan tâm đến đầu tư nước ngoài. Phải phân biệt rõ những ông chủ tư bàn chỉ làm kinh tế khác với những người mượn cớ đầu tư kinh tế ra nước ngoài để làm chính trị sẽ nhắc đến ở phần sau. Vào làm chủ Nhà Trắng, một trong những việc đầu tiên Donald Trump làm là thúc giục những ông chủ tư bản Hoa Kỳ rút đầu tư nước ngoài về để tạo việc làm cho người lao động Mỹ. - Hơn 20 năm đổi mới cung cách làm kinh tế đã đánh thức nội lực Việt Nam vươn vai đứng dậy thành những ông chủ lớn, những nhà đầu tư ngang ngửa với nước ngoài thì đâu cần phải vọng ngoại tìm nhà đầu tư nước ngoài. Lập đặc khu kinh tế, ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, chèn ép doanh nghiệp trong nước như thời thuộc Pháp, nhà nước Pháp ưu đãi doanh nghiệp Pháp, chèn ép doanh nghiệp bản địa Việt Nam vậy. Ngày nay người dân Việt Nam đã nhận ra bộ mặt thật những nhà đầu tư như bô xít Tây Nguyên, như Formosa nhảy vào Việt Nam không hẳn vì mục đích kinh tế mà vì cái lớn hơn, sâu xa hơn, độc địa hơn kinh tế là đất đai, lãnh thổ. Có quá nhiều nhà đầu tư loại này đang lăm le muốn nhảy vào Việt Nam. Làn sóng đầu tư nước ngoài đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam một sức sống mới. Nhưng độc tài về chính trị, tham nhũng về kinh tế cũng đã rước những nguồn đầu tư mang lại tai họa khôn lường, gây nên những ung nhọt nhức nhối trên cơ thể đất nước Việt Nam. Như dự án bô xít đang tàn phá màu xanh Tây Nguyên, đang làm chảy máu dai dẳng nền kinh tế Việt Nam. Như tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh, như nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận đã và đang giết chết biển Việt Nam, đuổi người dân ra khỏi bến bãi, biển bờ ngàn đời của họ, để biển Việt Nam không còn bóng dáng những người dân đánh cá Việt Nam, những cột mốc sống khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển. Trong chuyện gấp gáp, hăm hở làm đặc khu kinh tế lúc này cũng thấy rõ bóng dáng của độc tài chính trị. Đồng hành với độc tài chính trị luôn luôn là tham nhũng quyền lực và tham nhũng kinh tế. Phần II Những bất thường trong Dự luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt và trong cách đưa dự luật ra Quốc Hội Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, bộ tam đặc này xin được viết gọn là Đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc, có quá nhiều điều bất thường từ dự thảo luật, nội dung luật, tạo sức ép để ra được luật. Tất cả những bất thường đó cho người dân hai cảm nhận. Một là: Những cam kết giữa ông đảng trưởng Việt Cộng Nguyễn Văn Linh và ông đảng trưởng Tàu Cộng Giang Trạch Dân ở Thành Đô năm 1990 vẫn đang còn giấu kín. Nhưng dường như Luật Đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc chính là bước đi theo lộ trình đã vạch ở Thành Đô năm 1990. Khi Luật Đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc được hơn 90 % ông bà nghị là đảng viên cộng sản bấm nút thông qua thì ngày nhà nước Việt Nam độc lập bị thực sự xóa sổ đã cận kề. Hai là: Thế lực đen tối ở bên ngoài Việt Nam áp đặt Việt Nam phải làm bô xit Tây Nguyên nay lại lù lù xuất hiện áp đặt Việt Nam phải làm đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc. Sự áp đặt đó đang đè nặng xuống phòng họp Diên Hồng trong tòa nhà Quốc hội ở Ba Đình. - Áp đặt Nền kinh tế Việt Nam không cần có đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc cũng như nền kinh tế Việt Nam không cần khai thác bô xít Tây Nguyên. Con mắt, tầm nhìn Việt Nam không chọn Đồn-Phong-Quốc làm đặc khu kinh tế. Nhưng một thế lực từ bên ngoài đã nhòm ngó, thèm khát Tây Nguyên. Nay thế lực đó lại nhòm ngó, thèm khát ba yếu huyệt Đồn-Phong-Quốc. Vì vậy mà đã có dự án khai thác bô xít Tay Nguyên và nay lại có Đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc. Trước tiếng nói của một công thần nhà nước cộng sản Việt Nam, đại tướng Võ Nguyên Giáp, ba lần lên tiếng về nguy cơ của dự án bô xít Tây Nguyên, trước những cơn sóng lừng phản đối dự án bô xít Tây Nguyên của đội ngũ trí thức và đông đảo người dân, ông thành viên bộ chính trị đảng cộng sản và là Thủ tướng nhà nước cộng sản Việt Nam lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng chỉ đáp gọn lỏn: Dự án bô xít Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng. Chủ trương lớn của đảng vì trước đó người đứng đầu đảng Việt Cộng, Nông Đức Mạnh đã cam kết với người đứng đầu đảng Tàu Cộng Hồ Cẩm Đào về việc cùng với Tàu Cộng khai thác bô xít Tây Nguyên của Việt Nam. Một ông đảng trưởng không có quyền hành pháp, tự tiện quyết định công việc nhà nước, công việc hành pháp, áp đặt cho cả bộ máy nhà nước phải thực hiện. Đảng áp đặt thì dân phải gánh chịu và nước phải lãnh đủ. Áp đặt về kinh tế, đảng cộng sản Việt Nam đã mang lại cho dân tộc Việt Nam những thảm họa lớn như: - Đảng Việt Cộng nghe Tàu Cộng xui khôn xui dại áp đặt cải cách ruộng đất thì hàng trăm ngàn nông dân làm ăn giỏi có cuộc sống sung túc phải trở thành địa chủ, bị xử bắn và người bị đảng bắn chết thê thảm đầu tiên, bắn chết ở ngay bản doanh kháng chiến của cơ quan đầu não cộng sản Việt Bắc là người đàn bà ân nhân của đảng, bà Nguyễn Thị Năm. Cải cách ruộng đất không chỉ giết hàng trăm ngàn nông dân làm ăn giỏi, những người sáng tạo nên nền văn minh lúa nước Việt Nam mà còn phá nát nền văn hóa làng xã Việt Nam. - Đảng áp đặt cải tạo tư bản, tư doanh thì nền công nghiệp hiện đại mang khát vọng dân tộc Việt Nam đang lớn mạnh liền bị quốc hữu hóa. Giao vào tay những người chỉ có lòng hận thù giai cấp, chỉ biết có bạo lực cách mạng, nền công nghiệp hiện đại nhanh chóng tan nát. Chủ trương lớn của đảng đã áp đặt thì hàng trăm ngàn tỉ tiền thuế của dân phải ném vào dự án bô xít, thì cánh cửa khẩu nhập cảnh, cánh cửa an ninh quốc gia phải mở rộng đón hàng chục ngàn lao động cơ bắp từ Tàu Cộng tràn vào Tây Nguyên. Màu xanh bất tận Tây Nguyên bị hủy diệt. Nền văn hóa rừng đặc sắc Tây Nguyên bị đánh bật gốc rễ. Mỗi năm dự án khai thác bô xít Tây Nguyên thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng. Cả chục năm nay từ khi khai thác bô xít Tây Nguyên nền kinh tế Việt Nam bị chảy máu xối xả. Kín đáo hơn, sâu xa hơn, mềm mại, uyển chuyển hơn nhưng sự áp đặt vẫn lồ lộ ra trong việc đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đang gấp gáp triển khai ba đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc. Ngày 21.5.2018 Quốc hội mới nhóm họp để xem xét dự luật Đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc nhưng từ hơn tháng trước, ngày 16.4.2018 bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã quán triệt, nhắc nhở và cả chỉ thị cho thành viên ủy ban Thường vụ Quốc hội trong cuộc họp chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội tháng sau: Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật. Bộ Chính trị đã kết luận rồi chỉ là cách nói mềm mại, uyển chuyển của một sự thật: Bộ Chính trị đã quyết định rồi. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ che giấu sự thật thì những người cộng sản Việt Nam là kiệt xuất. Như thành phố Sài Gòn đã chi hàng ngàn tỉ tiền ngân sách vào việc chống ngập lụt nhưng chỉ một trận mưa nhỏ những điểm ngập lại xuất hiện khắp thành phố, những người đã làm tiêu tan hàng ngàn tỉ tiền thuế của dân liền gọi tên sự ngập lụt đó chỉ là những điểm tụ nước. Thực chất Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nhằm hướng tới Tàu Cộng, nhằm mở cửa đón Tàu Cộng. Nhưng để giấu kín ý đồ đó, trong luật, tên Trung Quốc đã được thay bằng “nước chung đường biên giới với Quảng Ninh”. Tài đến thế là cùng! Bộ Chính trị đã quyết định rồi và ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phải nhắc nhở, chỉ thị cho thành viên ủy ban thường vụ Quốc hội đều là đảng viên phải chấp hành. Bộ Chính trị đã quyết định rồi và trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh phải quán triệt, đòi hỏi đảng viên trong đoàn “phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật” Ai cũng biết hơn 90% các ông nghị, bà nghị là đảng viên cộng sản thì cái kết luận, cái quyết định của Bộ Chính trị đảng cộng sản cũng sẽ là cái quyết định của Quốc hội cộng sản mà thôi. Đây là điều người dân đang vô cùng lo lắng và phẫn nộ. Áp đặt ở nghị trường. Áp đặt trong đội ngũ quan chức nhà nước. Áp đặt cả với dư luận, với người dân. Dự luật hình thức là đặc khu kinh tế nhưng thực chất là văn bản pháp lý hợp thức hóa việc rước giặc vào nhà đang làm hầu hết người dân Việt Nam thắt tim lo lắng và bừng bừng phẫn nộ thì nhà nước cộng sản liền đưa một đoàn nhà báo công cụ của đảng sang chiêm ngưỡng sự phồn vinh hào nhoáng của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến bên Tàu rồi mang sự phồn vinh hào nhoáng Thẩm Quyến về ru ngủ sự phẫn nộ của người dân Việt Nam. - Đặc khu Kinh tế hay Đặc khu Quân sự Với Việt Nam, đặc khu kinh tế là sản phẩm của thế kỷ 20. Sắp hết thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 mới tính đến làm đặc khu kinh tế là đã quá lỗi thời, lạc lõng với thời đại. Dự luật đặc khu hành chính - kinh tế Đồn-Phong-Quốc với hai nội dung cho thuê đất 99 năm và những pháp nhân trong đặc khu được mời tòa án nước ngoài phân xử tranh chấp lại càng lạc lõng và vô cùng nguy hại. Cho thuê đất 99 năm thực chất là gán đất, nhượng đất, là sản phẩm của hai thời lịch sử: - Thời thực dân cũ ở thế kỷ 19, nước thua trận phải nhượng đất 99 năm cho nước thắng trận. Như Trung Hoa Mãn Thanh phải nhượng đất Hương Cảng 99 năm cho nước Anh. - Thời thực dân tiền ở đầu thế kỷ 21. Với sự trỗi dậy của chủng tộc Đại Hán luôn có khát vọng đất đai lãnh thổ cũng là thời trỗi dậy của một thứ chủ nghĩa thực dân mới là chủ nghĩa thực dân tiền. Cải cách kinh tế đã nâng Tàu Công lên thành một cường quốc kinh tế. Cường quốc kinh tế Tàu Cộng với đồng tiền rủng rỉnh liền làm sống lại chủ nghĩa thực dân, đi xâm lược, chiếm đất, vơ vét tài nguyên, nô dịch các dân tộc nhỏ yếu và Tàu Cộng đã sáng tạo ra loại hình thực dân mới, thực dân tiền. Vung tiền cho các nước nghèo khó và các nước độc tài, tham nhũng vay. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống. Tiền vào nước độc tài, tham nhũng như nước chảy vào cái thùng không đáy. Tiền vay cho nền kinh tế nhưng phần lớn chảy vào túi quan tham thì lấy đâu ra tiền trả nợ! Không có tiền trả nợ, con nợ phải nhượng đất 99 năm cho chủ nợ Tàu Cộng. Sri Lanka đã phải nhượng cảng Hambantota 99 năm cho Tàu Cộng. Campuchia cũng đã gán cảng Congpongsom 99 năm cho Tàu Cộng... Đặc khu kinh tế đã là quá khứ. Vì sao lúc này chóp bu cộng sản Việt Nam lại gấp gáp, máu me làm đặc khu kinh tế? Cho thuê đất 99 năm thực chất là nhượng đất. Nước con nợ phải mang đất gán nợ cho nước chủ nợ. Vì sao lúc này nhà nước cộng sản Việt Nam lại phải hấp tấp, lấm lét và trí trá, lừa dối dân mang ba mảnh đất vàng ở ba vị trí chiến lược hiểm yếu ra gán nhượng? Đặt ra hai câu hỏi này sẽ tìm thấy ngay câu trả lời là ở Tàu Cộng. Đây là lúc kinh tế Việt Nam cùng quẫn nhất, khốn đốn nhất, hậu quả để lại sau hai nhiệm kỳ của ông Thủ tướng dốt nát, tham nhũng và tàn bạo Nguyễn Tấn Dũng. Cả một chính phủ hối hả tham nhũng với những Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son, Phùng Quang Thanh, Đinh La Thăng, Võ Kim Cự, Nguyễn Bá Thanh, Văn Hữu Chiến... Loại quan chức chưa mon men được tới cấp Chính phủ như Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh... mỗi tên cũng nuốt hàng ngàn tỉ đồng thì ở cấp Chính phủ, số tiền tham nhũng còn khủng khiếp đến thế nào. Nền kinh tế đất nước bị phá tanh bành, ngân khố trống rỗng, công nợ ngập đầu. Lộn túi dân ra vét tiền bằng đủ các sắc thuế, sắc phí tàn ác hơn cả thời thuộc Pháp. Mang cả các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi Sabeco, nhựa Bình Minh... ra bán tống bán tháo cũng không cứu vãn được ngân sách trống rỗng. Rồi lại dồn dập đến kì hạn phải trả những khoản nợ vay nước ngoài và Tàu Cộng là một chủ nợ lớn. Cùng với kinh tế suy sụp là lòng dân ly tán. Nhà nước độc tài và tham nhũng ngày càng đi ngược lợi ích của nhân dân và đất nước, ngày càng thù địch, đàn áp dân tàn bạo. Đàn áp đổ máu dân Hà Nội, Sài Gòn biểu tình phản đối sự có mặt của Tập Cận Bình ở Việt Nam. Đàn áp dân Nghệ An, Hà Tĩnh trong thảm họa Formosa. Lòng dân không chỉ ly tán mà nỗi bất bình ngày càng ngùn ngụt bốc cao. Đây chính là lúc nhà nước cộng sản Việt Nam suy yếu nhất, run rẩy nhất. Càng run rẩy trước dân càng phải lấp liếm sự run rảy bằng bạo liệt đàn áp. Đây là lúc nhà nước cộng sản Việt Nam xa dân nhất, chới với nhất. Trong cảnh kiệt quệ, khốn cùng, nền kinh tế Việt Nam khấp khởi trông chờ vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định Hợp tác thương mại với Liên minh châu Âu EVFTA. Nhưng Trời không dung độc tài và tham nhũng. Không những Mỹ rút ra khỏi TPP làm cho TPP không còn giá trị mà những công ty Mỹ đầu tư ra nước ngoài cũng đang tính nước rút về Mỹ. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP thay thế TPP thì chưa ngã ngũ. Sau vụ kéo cả một đám tướng tá an ninh nhà nước cộng sản Việt Nam lén lút sang nước Đức, đạp lên luật pháp nước Đức, đột nhập vào Berlin bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, quan hệ giữa nhà nước cộng sản Việt Nam với cả Liên minh châu Âu trở nên tồi tệ chưa từng có thì EVFTA còn treo lơ lửng vô thời hạn. Để cứu vãn tình thế, ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng vội hấp tấp đến Pháp. Pháp cùng với Đức là hai nước trung tâm, rường cột của Liên minh châu Âu và Pháp cũng là nước có quan hệ thân tình, mật thiết với nước Đức. Dù phải mở cửa Điện Élysée tiếp ông đảng trưởng độc tài nhưng đất nước đã làm cuộc cách mạng tư sản dân quyền từ thế kỷ 18 phá nhà ngục Bastille của độc tài phong kiến không thể chấp nhận độc tài và ông chủ trẻ của đất nước Tự do - Bình Đẳng - Bác ái đã tiếp ông đảng trưởng cộng sản quá lạnh nhạt, hờ hững như tiếp kẻ độc tài từ thế kỷ 18 lạc loài giữa ánh sáng văn minh. Ông đảng trưởng độc tài càng nhận rõ sự lạc lõng, cô đơn của nhà nước cộng sản Việt Nam và nhận ra những cái phao cứu sinh của nền kinh tế Việt Nam đều đã không còn. Việt Nam không những suy yếu mà còn đơn độc giữa thế giới loài người hơn bao giờ hết. Trong khi đó Tàu Cộng đã quân sự hóa xong các đảo cướp được của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa. Trên những sân bay hiện đại và những trận địa dã chiến giữa biển Đông, những máy bay ném bom hạng nặng đã vào vị trí xuất phát, những dàn tên lửa đã lên bệ phóng hướng về phía Tây, nơi có dải bờ biển hình chữ S. Run rẩy trước nhân dân trong nước. Cô lập lẻ loi trong thế giới loài người văn minh. Những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đưa mắt nhìn quanh chỉ thấy có mỗi thân hình lừng lững như hộ pháp và bộ mặt cuộn lên từng múi thịt của Tập Cận Bình. Thôi đành nhắm mắt thực hiện những cam kết cay đắng ở Thành Đô năm 1990, làm theo những gì con người hộ pháp kia cần. Bộ mặt nậc lên từng múi thịt đang hau háu thèm khát nhìn vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thì phải gấp gáp làm luật biến ba nơi đó thành ba đặc khu kinh tế che mắt dân và lặng lẽ đón những kẻ ngàn đời thèm khát đất đai lãnh thổ vào mảnh đất Vân Đồn còn in dấu chân, in chiến công đánh đuổi giặc Nguyên của Đức Ông Trần Quốc Tảng đời nhà Trần. Con đường tất yếu của kẻ đặt lợi ích vương triều thối nát của một dòng họ lên trên lợi ích trăm họ cũng là con đường tất yếu của những kẻ đặt lợi ích của một đảng độc tài lên trên lợi ích của dân tộc, của đất nước. Con đường bán nước. Cuối thế kỷ 20, núp dưới danh nghĩa khai thác bô xít Tây Nguyên, Tàu Cộng đã đưa hàng sư đoàn lên điểm cao Tây Nguyên, lập những làng Tầu trên nền đất văn hóa Tây Nguyên. Đầu thế kỷ 21, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Võ Kim Cự đã dâng yếu huyệt Vũng Áng, Hà Tĩnh cho Hưng Nghiệp Formosa, danh nghĩa là Tàu Đài Loan nhưng thực chất là Tàu Bắc Kinh. Vũng Áng đã trở thành đất của Tàu Cộng trong 70 năm. Người Việt Nam dù là quan chức quản lý đất đai cấp bộ cũng không được bén mảng đến. Sau bức tường cao quây kín Vũng Áng, lao động Tàu đang xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương cho tầu ngầm có thể neo đậu, biến cảng nước sâu Sơn Dương thành một đầu cầu cho quân từ biển đổ bộ vào đất liền, cắt đôi đất nước Việt Nam ở nơi hẹp nhất. Cảng nước sâu Sơn Dương cùng với căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam của Tàu Cộng tạo thành cánh cửa thép khép kín vịnh Bắc Bộ, cắt đôi biển Việt Nam. Năm thứ 18 của thế kỷ 21, ba đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc ra đời. Không có CPTPP, không có EVFTA thì chỉ có những dòng người từ Tàu Cộng tràn vào với danh nghĩa nhà đầu tư. Ba đặc khu kinh tế Đồn-Phong-Quốc mở ra đón dòng người từ đại lục Trung Hoa tràn đến. Dải đất Việt Nam sẽ nằm gọn trong bàn tay với năm ngón tay thép, năm gọng kìm lửa: Bô xít Tây Nguyên ở phía Tây. Đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh ở phía Bắc. Căn cứ Vũng Áng Formosa Hà Tĩnh và Đặc khu Bắc Vân Phong, Khánh Hòa ở miền Trung. Đặc khu Phú Quốc, Kiên Giang ở phía Nam. Những đặc khu danh nghĩa là kinh tế sẽ hiện nguyên hình thực chất là những đặc khu quân sự. 07.06.2018 |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Tue 12 Jun 2018, 20:28 | |
| Bán nước đi, mua lấy vinh hoa
Bảo Giang (Danlambao) - Ở Huế có một câu nói người ta truyền tụng như một ca dao: “Đày vua không Khả, đào mả không Bài”. Sau này, trong nhân gian lại xuất hiện vế thứ ba là: “Hại dân không Diệm”. Khi viết bài này, thấy như còn thiếu một câu trong khổ thơ tứ tuyệt, tôi xin được góp cho đủ bộ:
Đày vua không Khả (Ngô Đình Khả) Đào mả không Bài (Nguyễn Hữu Bài) Hại dân không Diệm (Ngô Đình Diệm) Bán nước có Minh (Hồ Chí Minh)
Tứ tuyệt này tạm gọi là: Ba không một có!
Trong thế chiến thứ hai, Nhật theo phe gây chiến, xâm lăng nhiều nước trong vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Nhật còn tràn qua cả Úc Châu. Nhật đã gây ra khá nhiều bi thảm không chỉ cho đồng minh, nhưng còn cho các quốc gia bị chiếm đóng. Tuy thế, khi hai trái bom nguyên tử của Hoa Kỳ dội xuống Nagasaki và Hiroshima xem ra đã làm thay đổi bộ mặt thế giới hơn là chỉ chấm dứt chiến tranh.
Đến khi quân đội đồng minh do Mỹ lãnh đạo tràn vào, nhiều kẻ tin rằng máu sẽ tuôn đổ trên khắp đất nước ấy. Thật lạ, chuyện máu đổ không hề xảy ra. Đã thế, Mỹ còn trực tiếp giúp Nhật xây dựng lại đất nước đổ vỡ sau chiến tranh và trở thành cường quốc không chỉ đứng đầu Châu Á, nhưng còn là thành lũy của thế giới Tự Do hôm nay. Tại sao lại có chuyện thần kỳ như thế?
Ai cũng biết, từ năm 1942, MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản từ Melbourne. Ông đã tạo nên một cuộc chiến thắng toàn diện sau hai qủa bom nguyên tử dội xuống Hiroshima và Nagasaki, buộc Nhật phải đầu hàng. Vì thế vô số người Nhật đều hận ông thấu xương. Hận vì thua cuộc và hận vì họ cho rằng tay Arthur đẫm máu người Nhật. Chiều ngày 30/8/1945, MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật. Ông đến trong một chuyến bay thường, không quân phục, không vũ khí, không có hộ tống. Tuy thế, hơn 70 triệu người Nhật Bản lúc ấy đã sống trong kinh hoàng. Họ đợi chờ cái chết hơn là sợ mất nước!
Kết qủa, Mac Arthur không đến trong máu và nước mắt của chiến tranh. Nhưng là cánh chim đến trong hòa bình, chính nghĩa, khoan dung, thân ái và bình đẳng.
Thật vậy, sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Trước cảnh tang thương ấy, nước mắt chảy xuống từ khuôn mặt của vị tướng lừng lẫy trong chiến thắng. Ông ta trực tiếp yêu cầu chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản. Nhờ đó, 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim được quốc Hội Hoa Kỳ thông qua, chuyển đến Nhật. Kế đến, Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá tất cả. Thậm chí còn quan tâm đặc biệt đến số phận của từng người lính bình thường hay bị thương tích trong chiến tranh.
Chuyện kể rằng, theo sau ông là 400 nghìn lính Mỹ đã đến Nhật. Ở nơi đây không có Hồ Chí Minh nên không có câu chuyện “giấc ngủ 10 năm” với lính Mỹ ăn thịt người. Trái lại, nhiều con hẻm chật hẹp trong thành phố đã trở thành chứng nhân khi một người Nhật và một người lính Mỹ gặp nhau. Vì đường chật, ngõ nhỏ, họ không thể cùng song song, vì thế, thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Trước cảnh này, những đôi mắt Nhật bừng mở và tự hỏi nhau: Nếu Nhật chiến thắng thì có làm được như thế không? Ở đó không tìm ra câu trả lời vì Nhật thua. Tuy nhiên, ở Việt Nam nơi Nhật từng chiếm đóng đã có câu trả lời khi CS Hồ chí Minh vào đến thành phố của cả hai miền nam bắc Việt Nam. Từ đó, có hàng triệu cuộc chia ly, kẻ bị đấu tố, người bị giết, rồi người đi tù, kẻ vượt biên làm hàng triệu gia đình ly tán. Riêng phần tài sản của họ thì bị Việt cộng vơ vét, trộm cắp không trừ một thứ gì.
Trong khi đó, tướng MacArthur sau khi đến Nhật Bản, ông ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản bị chính phủ Nhật bắt giam. Sau đó tham gia trực tiếp vào việc cải tổ hành chánh Nhật và hỗ trợ để Hiến Pháp dân sự đầu tiên của Nhật ra đời. Đặc biệt, ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”.
Đến ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman bãi bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và triệu hồi tướng MacArthur về nước. Sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Tuy nhiên, khi ông ra xe để đến sân bay Atsugi thì có hàng triệu người Nhật Bản kéo đến, họ đứng chật hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống nhiều lần phải dừng lại và đi trong những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái! Đại nguyên soái! Trước đó, Thiên hoàng Hirohito đích thân đến sứ quán cảm ơn và đưa tiễn MacArthur. Nước mắt của người tiễn và người đi đều nhỏ xuống.
Rồi cũng vào sáng hôm ấy, khi tiễn MacArthur, Thủ tướng Yoshida đã nói lên tiếng nói của người dân trên đất phù tang: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng. Chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình. Tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”.
Đó là câu chuyện đầy tính nhân bản và văn hóa đã diễn ra trên đất của Nhật Bản, kẻ thua cuộc. Một bài học đáng để cho mọi người học hỏi. Bởi lẽ, MacArthur- Hoa Kỳ không đến trong máu và nước mắt của chiến tranh. Nhưng là cánh chim đến trong hòa bình, chính nghĩa, khoan dung, thân ái và bình đẳng. Chuyến đến và đi đều rất đáng ca tụng. Tuy nhiên, cũng ở về phương đông, nơi có một quốc gia nghèo đói bị CS chiếm đóng lại có nhiều câu chuyện vô nhân bản, “ăn cháo đá bát” với cái tên Hồ chí Minh thực hiện. Từ đó, mọi người đều qủa quyết rằng: Nếu người Việt Nam hôm nay được tự do ra đường bày tỏ lập trường của mình thì sẽ có hàng triệu triệu cánh tay đưa lên với lời hô như sóng trào: Đả đảo Hồ chí Minh, đả đảo, đả đảo. Đả đảo cộng sản bán nước. Đả đảo, đả đáo. Và người ta sẽ không tìm ra được ở bất cứ nơi đâu có câu hoan hô Hồ chí Minh, có chăng là ở trong hội trường của cộng sản mà thôi! Tại sao thế nhỉ?
1. Câu chuyện Việt Minh cướp chính quyền.
Ai cũng biết ngày 9/3/1945 Nhật đảo chánh Pháp. Ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại xé hòa ước 1884 và tuyên bố Việt Nam Độc Lập, đồng thời chấp thuận cùng Nhật nằm trong khối Đại Đông Á. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập ngày 17/4/1945. Từ đây, chính phủ thực hiện những chương trình đáng kể trong giai đoạn nắm quyền: “sửa đổi hành chánh, hợp nhất hai chính quyền bảo hộ và Nam triều, thay thế công chức Pháp bằng công chức Việt, ra lệnh dạy tiếng Việt tại các trường trung tiểu học, dự định thống nhất luật pháp ba kỳ để tránh lạm quyền về hành chánh và tư pháp” (Việt Sử A/B, nxb Trường Thi, Saigon, 1974.
Tuy nhiên, sau 2 trái bom nguyên tử của Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào đầu 8/1945, Việt Nam như rơi vào một lỗ hổng chính trị. Việt Minh lợi dụng tình thế, lấn chân theo cuộc biểu tình của công chức ở Hà Nội và cướp lấy chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim vào 17/8/1945. Đến ngày 2/9/1945, để mở đầu cho sự nghiệp của CS tại đây, HCM đã đọc “tuyên ngôn” theo văn bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ 1776 do Thomas Jefferson biên soan, mà trước đó ít ngày Hồ đã nhờ Thiếu tá Patti hướng dẫn, sao chép: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá đã ban cho chúng ta những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền được hưởng hạnh phúc... Nói rộng ra điều đó có nghĩa là: Tất cả nhân dân trên trái đất này sinh ra đều bình đẳng; mọi dân tộc đều có quyền sống; hưởng hạnh phúc và được tự do". “Patti cảm thấy hơi bị xúc phạm vì đó là thuộc quyền sở hữu của Hoa Kỳ, nhưng không có luật lệ gì cấm người khác dùng những lời đó đọc trước công chúng. Có lẽ ông Hồ này ngu ngơ (inane, chữ của Patti dùng)”.74).(Why Vietnam, page 234, Patti).
Sau cuộc nhờ vả này, chỉ 4 năm sau, Hồ Chí Minh trong vai tuồng là chủ tịch đảng CS/VN, là chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng đã bị đẩy ra khỏi thành phố. Y đã dấu mặt dưới cái tên Trần Lục viết bài “giấc ngủ 10 năm” với chủ đích lừa gạt tập thể Việt cộng ngu dốt và người dân chưa có sách báo về chuyện Mỹ, Pháp, gọi chung là Tây ăn thịt người. Tiếp theo lời giáo dục ấy, những tên CS bất giáo này đã đưa vào sách vở với những bài viết như: “Còn nói về chuyện bọn MỸ- Diệm ăn thịt người, ở đây là chuyện thường… ở tây nguyên, chúng càn quét, chém giết thả cửa, rồi chúng bắt hai người chặt ra từng khúc rồi bỏ vào nồi nấu cháo ăn, uống rượu…"(TL Từ tuyến đầu tổ quốc). TL là ai? Có phải là T.Lan hay Trần Lục viết tắt? Không, TL là bút danh đứng hàng thứ 104 trong danh sách những bút danh của Hồ chí Minh đấy.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong số những kẻ được gọi là nhà văn “nổi tiếng” của Việt cộng sau này, ngoài Dương thu Hương còn có hai cái tên là Tạ duy Anh và Hồ anh Thái, cũng viết được những câu chuyện “ Lính Ngụy ăn thịt người” trong “đi tìm nhân vật” và “cõi người rung chuông tận thế” như Hồ chí Minh để được nổi tiếng trong loài vô đạo! Tôi không biết đây là người hay mặt người dạ qủy? Và không biết đến nay, chúng dạy dỗ con cái chúng như thế nào? Có tìm cách đưa con cái chúng vào nam, sang Mỹ, sang Úc, u châu du học, hay tiếp tục dạy con cái chúng học và viết chuyện Mỹ, Ngụy ăn thịt người? Rồi hỏi xem, những kẻ này đã vơ vét được những gì ở trong nam rồi? Họ đã đến những địa danh mà chính họ viết nên câu chuyện “Lính Ngụy ăn thịt người” hay chưa? Đọc đến đây, có lẽ tất cả chúng ta phải đặt thành câu hỏi là. Có phải từ cốt lõi đê tiện, thất học, kém cả về giáo dục của các tác giả loại này mà Việt Nam đã bị đẩy xuống vực thẳm, không có cơ hội trở mình chăng?
2. Việt Nam, sau ngày đất nước bị chia đôi.
Trong lúc các nơi yên bình, xây dựng lại sau cuộc thế chiến, riêng tại Việt Nam lại khởi đầu với cuộc chiến do CS giật giây. Kết quả, Việt Nam đã bị chia hai. Chia hai vẫn không yên với cộng sản. Bởi lẽ, Hồ Quang, một nhân vật bí ẩn, cũng có thể là Nguyễn tất Thành người Thanh Hóa và cũng có thể là một ngươi Tàu chính gốc. Y xuất hiện dưới tên Hồ chí Minh, tiếp nhận vũ khí của Nga, Tàu mở chiến tranh vào nam tàn sát sinh linh Việt Nam.
Kết qủa, sau hơn 20 năm lửa khói và tang tóc với thiệt hại về nhân mạng không dưới 3 triệu người, Việt cộng Hồ chí Minh đã nhuộm đỏ miền nam theo màu máu đỏ của CS quốc tế vào ngày 30-4-1975. Từ đây, một chương lịch sử khốn cùng do HCM và CS thực hiện được chúng mở ra. Trước tiên là CS thu vét, cướp bóc tất cả mọi loại tài sản có thể lấy được ở miền nam để dồn vào túi tham. Kế đến, đưa hầu như tất cả tầng lớp trí thức và quân cán chính miền nam vào nhà tù. Nhẹ nhất là đôi ba năm và có người đến vài chục năm. Khi những người này được trở về thì hầu như toàn bộ gia sản và gia đình của họ đều đã bị tan nát vì lớp ác bá, bạo tàn mới đến.
Đối với xã hội, chữ nhân bản và đạo nghĩa không có trong đời sống và sách vở của những kẻ mới đến này. Theo đó, sau 30-4-1975, miền nam của Nhân Ái, Đạo Nghĩa lúc xưa giờ bị chà đạp như cái nhà hoang không mái che, không bức vách, mặc cho gió vô đạo CS vui đùa! Với những ngọn gió bạo tàn này vây quanh, nếu ai đó bảo Hồ chí Minh và tập đoàn Cộng sản là loài ác độc và dã man nhất trong lịch sử con người. Không thể có loài thú vật nào tàn bạo và thâm hiểm hơn chúng. Xem ra là không qúa đáng.
3. Việt Nam và những kẻ bán nước.
Ngay khi chưa đặt chân vào được miền Nam, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản ngoài kia luôn luôn tuyên truyền là “Mỹ Diệm ăn thịt người”, hoặc giả “Diệm Nhu và bọn tay sai bán nước”. Nay hãy bình tình lại để nhìn xem ai là những kẻ bán nước.
a. Quân dân miền nam ư?
Không phải chờ đến lịch sử phê phán, nhưng câu chuyện về những kẻ bán nước hay người báo quốc thì ai ai cũng đều rõ với giấy trắng mực đen còn nguyên ngày tháng. Hơn thế, hiển hiện trước mắt là cuộc chiến ở Hoàng Sa. Ở đó, dẫu việc bảo vệ Tổ Quốc là thua cuộc, nhưng người miền nam đã khẳng khái hòa máu xương vào đất và lòng biển mẹ. Ở đó, những sỹ quan và quân dân đã hy sinh chiến đấu đến giây phút cuối cùng. Ở đó là hình ảnh của 74 chiến sĩ QL/VNCH đã nằm lại với Hoàng Sa, Trường Sa. Họ đã chết oanh liệt vì sông núi. Từ đó, không riêng Nguyễn văn Thà, nhưng toàn thể sỹ quan binh sỹ của Việt Nam Cộng Hòa còn muôn đời sống với núi sông Việt Nam.
Đổi lại, trận chiến ngán ngủi, dầu thua cuộc nhưng đã bắt quân thù là con cháu của Mã Viện, Thoát Hoan, Sầm nghi Đống… phải ngậm ngùi trả giá: Ít nhất là 18 Sĩ quan và nhiều binh sĩ địch tử trận. Trong số này có 1 hạm trưởng, 3 đại tá và 1 trung tá đều bị tử thương. Chiến hạm T-389 của Trung Cộng bị bắn cháy hư hại nặng (nếu không kịp ủi vào bãi san hô chắc chắn sẽ bị chìm). Ba chiến hạm khác đều bị trúng đạn thiệt hại nặng bất khiển dụng trôi dạt tự do trên biển.
b. Kẻ mãi quốc chẳng lẽ là tập đoàn CS Hồ chí Minh?
Sử ghi, trong lúc quân dân miền nam lấy máu xương ra bảo vệ đất đai của quê mẹ, thì ngoài kia, những kẻ tự phong cho mình vai trò lãnh dạo đất nước và đi làm giải phóng đã có những hành động sau:
Phạm văn Đồng, ký công hàm giao đất, giao đảo cho Trung cộng vào ngày 14-9-1958. Nên khi Trung cộng lấn chiếm và lấy được những vùng hải đảo này từ quân dân Miền Nam, cả nhà nước Việt cộng ở miền bắc kéo nhau ra đường reo hò, mở tiệc mừng. Phần những người nắm giữ chức quyền thì thi nhau tán tụng công đức của TC. Và đây là lời của những kẻ bán nước, buôn dân “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung quốc, còn hơn là trong tay ngụy quyền Sài Gòn” (Lê đức Thọ, Ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức TU đảng VC).
Dĩ nhiên, không phải một mình Y có cái mồm thối. Nhưng trước đó vào tháng 6 năm 1956, Phó thủ tướng Việt cộng là Ung Văn Khiêm, thay mặt CS Bắc Việt xác nhận với phía Trung Quốc như sau: "Theo các tài liệu lịch sử từ phía chúng tôi (Việt Nam), đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) thuộc về vùng đất lịch sử của quý quốc (Trung Quốc)". Chuyện chưa chấm dứt tại đây. Sau khi Trung Quốc đưa quân xâm lược Hoàng Sa, đảng CS Liên Sô cũng phản đối TC trước Liên hiệp Quốc. Phần Chính phủ VNCH, gác bỏ cuộc chiến trong nội địa, đề nghị với CS/Bắc Việt hãy cùng lên án Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa. Kết qủa, nhà cầm quyền Hà Nội bác bỏ đề nghị của miền nam. Đã thế, sau những lời tuyên bố bất hảo của Đồng, Khiêm, Thọ là Lê Lộc, trong chức vụ Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, cũng nói leo: “Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc Trung Cộng từ thời nhà Tống”.
Từ sự việc này, tạp chí Beijing Review vào ngày 18 tháng 2 năm 1980 đã đăng bài “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa”. Từ đó, chuyện phải đến đã đến. Hoàng Tùng UV/TU công bố: “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình.”. Khởi đi từ câu chuyện này, Trường Sa đã có chung số phận với Hoàng Sa vào năm 1987. Nhưng còn tồi tệ hơn thế. Lính bảo vệ đảo nhận được lệnh cấm không được nổ súng từ tư lệnh Lê đức Anh. Kết qủa, tắt cả 64 binh sỹ và sỹ quan BV bảo vệ đảo, đều được Trung cộng tặng cho những nhát dao và những nhát búa khi chúng lên chiếm đảo.
Mà thôi, Bạn không nên buồn vì đất nước ta gặp lúc mạt vận nên đã có loại người này xuất hiện. Bởi lẽ không chỉ có bấy nhiêu, nhưng là một bầy. Chúng thi nhau kéo gân cổ lên để phục vụ cho kẻ xâm lược Tàu cộng. Thế hệ cộng sản vô học trước đã vậy, lớp Việt cộng ngày nay cũng không một điều gì khá hơn. Chúng đã vô ơn trước những anh hùng tử sỹ Hoàng Sa để “tri ân” giặc Tầu. Trong tuyên bố chung 8 điểm “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam” ký ngày 21/06/2013 giữa Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang nhân danh chủ tịch nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt cộng ký kết thì ai cũng biết mảnh đất hình chữ S sẽ chẳng còn là “ độc lập” được bao lâu nữa!
Đến nay gần 50 năm qua rồi, hỏi xem TC đã trả lại cho chưa hay là tập đoàn Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu và nay là Nguyễn phú Trọng còn giao cả giang sơn của tiền nhân cho Tàu cộng? Những máu xương của “đồng bào”, của chiến sỹ anh dũng hy sinh ngay trước mắt, cả nước ai ai cũng thương tiếc thì chúng lại vờ quên đi. Nhưng “đảng ta” lại thừa can đảm hư cấu, bịa ra một nhân vật rồi xây nên những tượng đài Lê văn Tám, Hồ chí Minh để thờ thần nói láo, lừa dân! Bạn hãy hỏi xem, chúng là người nước Nam hay là kẻ làm việc, tay sai cho phương bắc?
4. Việt Nam ra sao ngày mai?
Ở trên là hai tấm gương và hai hình ảnh thực tế trước mắt chúng ta. Một là gương bại trận của Nhật cũng như lòng biết ơn của họ với người hỗ trợ họ. Hai là gương phản phúc của Hồ chí Minh với người Việt Nam từ trong chiến tranh cũng như sau cuộc chiến. Bạn hãy chọn đi, nhưng nhớ cho kỹ, chỉ có thể chọn một trong hai để tìm ra hướng đi cho mình mà thôi.
Con đường làm nô lệ cho Tàu cộng đã được Hồ chí Minh mở ra và tập thể cộng sản hôm nay cắm mặt bước theo. Nếu Việt cộng còn tồn tại nơi đây, Việt Nam khó thoát khỏi cảnh bị Tàu hóa như Tây Tạng. Nếu người Việt Nam sợ khó, sợ Việt cộng, không dám đứng lên phản kháng. Cuộc sống trong ngày mai sẽ là bóng đêm với đôi dép râu màu đỏ thấm máu Việt của Hồ chí Minh và miêu duệ của Y dẫn đường. Chuyện này không cách chúng ta bao xa.
Trái ngược với cung cách vòng tay, đứng hầu Việt cộng. Mọi tầng lớp từ thanh niên đến trẻ thơ hay già lão cùng đứng dậy, nắm chặt lấy tay nhau tiến bước. Trước mặt chúng ta chỉ có chữ Độc Lập cho nước, Tự Do, Công Lý cho dân, chúng ta cùng đi. Dẫu máu có thể đổ, thịt xương có thể rơi nhưng Việt Nam sẽ có ngày vinh quang trong màu cờ của Dân Tộc.
Hỏi xem, đây có phải là hướng đi của chúng ta hay không? Nếu phải bạn hãy đứng dậy đi, chúng ta cùng nắm lấy tay nhau mà lên đường. Chúng ta phải hành động vì dân vì nước chúng ta. Đừng bao giờ ngồi chờ những cái đầu bùn đất Việt cộng thay dồi, ban cho bạn lẽ sống. Trái lại, Nếu muốn có bạn hãy đứng dậy, đạp lên mà đi:
Toàn dân hỡi! Đứng lên nào. Đứng lên đi. Hãy theo người xưa mà tiến bước. Sao vàng là chi, phương bắc mà chi? Hãy đứng lên, đạp lên mà đi.
Toàn dân hỡi, hãy cùng nhau mà tiến bước. Hãy loan truyền, ngày giải phóng non sông, Ngày dựng lại cuộc sống của chính chúng ta. Toàn dân hỡi hãy cùng nhau mà tiến bước, Hãy reo vui theo tiếng gọi của non sông Dẫu cho máu chảy, dẫu cho thịt sương rơi, Hãy tiến lên dành lại cuộc sống của chúng ta. Nước của ta, thuộc về chúng ta và con cháu ta…
Vâng, đây là con đường duy nhất để chúng ta và con cháu chúng ta có ngày mai. Chúng ta hãy cùng nắm lấy tay nhau mà tiến bước. Ngày mai trên quê hương Việt Nam còn hay không còn cộng sản, tuỳ thuộc vào bàn tay và bước đi của chúng ta hôm nay.
20-5-2018
|
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Tue 12 Jun 2018, 20:36 | |
| Bán nước đi, mua lấy vinh hoa (P2)
Bảo Giang (Danlambao) - Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt nam, ai cũng biết đất nước này đã trải qua hàng ngàn năm dưới sự thống trị của người phương bắc. Tuy nhiên, mỗi thời, một độ lại có những bậc anh hùng nổi lên để đánh đuổi ngoại xâm đem Độc Lập về cho Tổ quốc. Những thời oanh liệt ấy phải kể đến Nhị Trưng, Đức Lê Lợi, Đức Trần hưng Đạo hay Đức Quang Trung và gần đây là tinh thần Ngô đình Diệm. Bên cạnh những dấu tích oanh liệt ấy, sách sử Việt vẫn còn đậm nét, ghi lại tên tuổi của những kẻ phản loại đã toan tính, đem dâng đất nước này cho Tàu như Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống và nay là Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng. Bạn xem, những dòng Lịch sử như chứng tích vẫn còn đây. Một thời có những oanh liệt và rồi, một thời lại có những phản bội máu xương của dân tộc. Đến hôm nay, một câu hỏi như trong dầu sôi lửa bỏng trên mắt môi của mỗi người Việt Nam đang gởi, trao cho nhau là: Số phận con dân Việt Nam sẽ ra sao và về đâu, khi đất nước Việt Nam biến thành Tô giới, nhượng địa hay đặc khu kinh tế của Tàu theo kế hoạch của Việt cộng? 1. Có phải chuyện phải đến đã đến? Trước tiên người Việt Nam đều hiểu và nhớ rằng, chuyện Việt cộng đem 3 phần đất của Việt Nam ra làm thí điểm “ đặc khu kinh tế” cho TC thuê bao trong 99 năm chỉ là chuyện mở đầu, thăm dò dư luận người dân trong toàn tập cộng đảng sẽ dâng Việt Nam cho Tàu theo Nghị hội Thành Đô năm 1990 mà thôi. Bởi lẽ, ai là người Việt Nam hẳn còn nhớ, người chủ trì phái đoàn của Việt cộng trong hội nghị ấy là Nguyễn văn Linh đã trả lời sau khi ký kết Hiệp Định là: “Tôi biết theo Trung cộng là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng”. Với lời công bố này, người Việt Nam chắc hẳn đã tỏ tường khuôn mặt của những kẻ bán nước hại dân là ai, là tập thể nào rồi? Dĩ nhiên, khi nghe được lời công bố của Linh, ai cũng biết là Việt Nam sẽ mất vào tay TC nếu như Việt Nam còn nằm trong tay Việt cộng. Nhưng không biết sẽ mất bằng cách nào. Nay, màn đã mở. Chuyện Việt cộng nhường đất cho Tàu đã được công khai hóa bằng tên gọi là những Tô giới, là đặc khu kinh tế. Khởi đầu với Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc theo thời hạn là 99 năm. Thời hạn này nhìn chung bằng 4 thế hệ của đời người. Hỏi xem, người Việt Nam sẽ được gì và mất gì sau bốn thế hệ? Hoặc gỉa, cán bộ Việt cộng và con cháu của chúng được những lợi ích nào khi đua nhau bán nước? Trước hết, phải nóí ngay rằng người Việt Nam sẽ chẳng được gì, ngoại trừ việc lĩnh nhận phẩm hàm làm nô lệ. Tuy nhiên, về phía cán bộ Việt cộng lại khác. Chúng sẽ được làm thái thú cho Tàu, và con cái của chúng chỉ vài chục năm nữa là sẽ quên hẳn tiếng Việt theo chủ trương học tiếng Tàu của Trường Chinh và Phạm vũ Luận! Rồi từ loại ngôn ngữ nửa Tàu nửa Việt này, chúng còn gây thêm nhiều phiền toái cho người dân Việt Nam. Bạn bảo tôi suy diễn qúa nhiều ư? Không đâu, tôi e là câu chuyện của chúng chưa dừng lại ở đây! Bởi lẽ: 2. Định nghĩa của tô giới, nhượng địa, đặc khu. “Tô giới là một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một thực thể khác quản lý. Thường thường là một cường quốc thực dân hay một thế lực nào đó được cường quốc thực dân hậu thuẫn” (wikipedia). Với định nghĩa này. Ai cũng thấy Tô giới là phần đất bị nhượng hay bị chiếm giữ từ một một quốc gia mạnh hơn đã áp đặt lên trên một quốc gia yếu thế. Từ đây, bạn nhìn vào thực tế của hai nước là Trung cộng và Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Việt cộng bạn thấy thế nào? Thứ nhất, nếu không cùng chung một thực thể là cộng sản, và lãnh đạo cộng sản tại VN không phải là tập đoàn nô lệ, chuyện này không bao giờ xảy ra. Thứ hai, dẫu có chung cái gốc cộng sản, nhưng Hồ chí Minh có lý lịch rõ ràng, không bị nghi ngờ là có nguồn gốc phát xuất từ Tàu, có lẽ Việt cộng cũng không chìm sâu vào trong tư thế lệ thuộc với Tàu như hôm nay? Thật vậy, trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt nam, đất nưóc này đã trải qua hàng ngàn năm dưới sự thống trị của người phương bắc. Tuy nhiên, mỗi thời, một độ lại có những bậc anh hùng nổi lên để đánh duổi ngoại xâm đem Độc Lập về cho Tổ quốc. Những thời oanh liệt ấy phải kể đến Nhị Trưng, Đức Lê Lợi, Đức Trần hưng Đạo hay Đức Quang Trung… Và chỉ có những tên phản loại mới đem dâng đất nước này cho Tàu như Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống và nay là Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng mà thôi. Chuyện là thế, nhưng khi đem so công trạng bán nước thì Trần ích tắc, Lê chiêu Thống chỉ là con đom đóm trước ánh đèn màu Hồ chí Minh mà thôi. Gọi là đèn màu vì Y có hơn một trăm cái tên, không biết cái nào giả, cái nào thật. Chỉ biết, tất cả đều quy chung về một đỉnh điểm: Tàn xát đồng bào Việt Nam và đem giang sơn này về cho Tàu cộng (Vụ mùa đấu tố và giao nạp Hoàng, Trường Sa cũng như các vùng đất biên giới cho Tàu là một bằng chứng). Từ đó, Y mở ra con đường và Việt cộng ngày nay bước theo một hướng về với Hội Nghị Thành Đô. Kết qủa, những vùng Tô giới, nhượng địa trên đất Việt bắt buộc phải được chúng mở ra. Khi nói đến Tô giới, ai cũng biết nó còn để lại trong lòng chủng tộc Trung Hoa nỗi đau ngàn đời. Bởi vì, Tô giới đã hình thành và tạo nên một gánh nặng chính trị cho đất nước bị chia cắt. Chính Trung cộng là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm đau đớn về chuyện này. Chính dân của họ đã từng cay đắng, theo nhau mài mực từ trong đêm tối, rồi đay nghiến nhau khi phải chịu đựng sự áp đặt của ngoại nhân trong một thế kỷ. Một thế kỷ chết, thế kỷ ô nhục! Đó là trường hợp Nhà Thanh vì suy yếu, kiệt quệ tài năng cả về quân sự lẫn chính trị vào thế kỷ 19 mà phải chấp nhận các Tô giới ngay trên lãnh thổ Trung hoa. Khi đó, TQ bị chèn ép, bị buộc phải ký nhiều hiệp ước với nhiều cường quốc châu Âu và Nhật Bản để nhượng cho họ nhiều phần đất, được gọi chung là các Tô giới để được sống qua ngày. Rõ ràng không có ánh sáng tương lai cho đất nước TH. Ngoại trừ Hông Kông là một điển hình may mắn! Nơi đây đã được nhượng lại cho Anh từ năm 1841–42 theo Hiệp ước Nam Kinh. Nhưng Anh Quốc không có ý định chiếm đóng, mà chỉ mượn đường để giao dịch. Đó là bài học đắng cay của chính Trung cộng. Những tưởng con rồng, cháu tiên ở phương nam, qua bao thời đại anh hùng của tổ tiên, học được bài học xưa mà giữ gìn lấy phần đất của cha ông. Nào ngờ, một phút ra tang thương. Tập đoàn cộng phỉ Hồ chí Minh đã rước voi về dày mả tổ. Trước là mở chiến tranh, đấu tố tàn sát sinh linh nước Việt. Sau là ra tay hành nghề bán nước hại dân. Kết qủa, sau Hoàng Sa, Trường Sa là Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, biển Tục Lãm… vào tay Tầu cộng. Ấy là chưa kể đến rừng đầu nguồn, Bauxite tây nguyên rồi Formosa. Nay đến “ Đặc Khu, Tô Giới” Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc. Xem ra, tất cả những sang nhượng này đều tựa lưng, quy về cái gọi là Hiệp Ước Thành Đô 1990 do Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười và Phạm văn Đồng ký kết. Hỏi xem, Việt Nam ngày mai còn lại gì nếu còn cộng sản? Câu trả lời đây. Lúc trước ở ngoài bắc nhà nào có vài mẫu ruộng, vài dàn trâu cày là bị chúng lôi ra đấu tố, chém đầu vì cái tội “trí phú địa hào”. Và câu chuện này đến nay vẫn còn bị chèn ép như vụ Tòa Khâm Xứ rồi Tam Tòa, Dương Nội… và nay là Lái Thiêu. Trong khi đó, không có một tên cán bộ nào từ cấp xã phường thôi, chưa nói đến huyện nha mà không có hàng chục, hàng trăm lần tài sản nhiều hơn những trung nông, phú hộ năm xưa? Hỏi xem, ai sẽ sử chúng đúng theo luật đấu tố của chúng đây? Đã tự chiếm lĩnh trên lề luật như thế, nhưng túi tham tàn lại không đáy. Vàng của dân không còn, đất của dân đã cạn, nên đất công, thành phố của Tổ Quốc trở thành của sở hữu để chúng đem bán tháo cho quân xâm lược phương bắc. Mà nhục nhã thay, khi đem bán chúng không bao giờ dám nhắc đến tên của đối tác mua là Trung cộng mà rón rén với cái tên “nước lạ”. Bạn hỏi tại sao ư? Rất có thể nơi đó là quê nhà của Hồ Chí Minh, cũng gọi là Hồ Quang, một tên thiếu tá trong lộ quân thứ 8 của Chu Đức, vì sợ húy nên chúng phải kiêng? Trong khi đó Hồ Chí Minh chính hiệu một người Hán làm gián điệp do Trung Cộng đào tạo. Trích từ "Tài liệu "tham khảo lịch sử" của đảng cộng sản Trung Quốc. Và chính Mao Trạch Đông đã khẳng định rằng: "Hồ Chí Minh lãnh tụ cách mạng Trung Quốc tại Việt Nam" (胡志明越南革命领袖中国).?(Huỳnh Tâm). Hoặc gỉa, tập thể CS ở Việt Nam hôm nay chỉ là một nhánh cộng sản của Tàu do Uông chung Lưu, Hoàng trung Hải chỉ đạo sau Hồ chí Minh. Nên chuyện biến Việt Nam thành Tô giới, phiên thuộc của Tàu chỉ là thời gian. Từ đó, hàng chữ "đặc khu kinh tế" chỉ là tấm vải thưa nhằm che mắt người dân Việt trong việc VC giao đất, nhượng địa cho TC theo thỏa thuận Thành Đô mà thôi. Từ thế đứng này, nếu người Việt Nam bất phục, không muốn là tô giới của Tàu cộng thì chỉ có một cách duy nhất là đứng lên. Nắm lấy tay nhau. Chung lòng, chung sức bước theo Quang Trung. Một lần thay cho trăm, ngàn năm vì sông núi mà thôi. Ngoài ra không còn cách nào khác. Bỡi lẽ, nếu tập đoàn Việt cộng còn tồn tại nơi đây thì đất đai, sông ngòi của Việt Nam không phải chỉ bị chia cắt mất ba vùng “ tô giới” như hôm nay. Trái lại, sẽ còn nhiều Tô giới khác mọc lên. Mọc lên cho đến khi hội nhập lại thành một phiên thuộc, theo Hiệp Ươc Thành Đô mà chúng đã tự nguyện xin dâng hiến, làm phụ thuộc để giữ lấy phần cơm canh từ khi Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng ký nhận vào năm 1990 mà thôi. Trở lại chuyện Tô giới. Ai cũng biết, 99 năm thuê đất không thể làm nên cái gọi là đặc khu kinh tế. Nói cách khác, đó là vùng lệ thuộc, là tô giới, là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân bá quyền áp đặt lên lân bang nô lệ. Từ định nghĩa này, Tô giới là phần đất bị sang nhượng, bị áp đặt, bị chiếm giữ, bị hoán chuyển, hoặc gỉa, bị ép chuyển thể từ một quốc gia yếu thế sang cho một quốc gia mạnh hơn. Đây là câu chuyện những tưởng chỉ có trong qúa khứ, thuộc về những thế kỷ trước. Có ai ngờ, nó lại diễn biến trên mảnh đất có tên là Việt Nam đang ở vào thời của thế kỷ 21 với hạng mục lãnh đạo thuộc hệ tam vô. Mở đầu, ai cũng biết CS là một tập hợp của những tên tham tàn vô tổ quốc theo chính những quy luật của nó. Từ đó, chữ Nước, từ Quốc Gia, chúng coi nhẹ hơn là chữ đảng. Tại sao ư? Nước là địa sở thuộc về toàn dân. Đó là nơi sinh trưỏng nhiều đời, nhiều thế hệ của nhiều gia tộc, chung một nguồn gốc và cùng liên minh chung sống với nhau trong vùng lãnh thổ. Ở đó tất cả cùng chung sức phát triển, bảo vệ trọn vẹn cơ sở tư cũng như công đã được trao phó qua các thời đại. Trong khi đó, CS lại chỉ ra một cách nhìn vô văn hóa khác v6è Tổ Quốc. Chúng tập hợp tất cả mọi thứ tài vật lực của con người cũng như nguồn tài sản của đất nước vào trong tay một tập hợp gọi là đảng. Từ đây, đảng CS là cái búa, cái mã tấu và sự vô văn hóa đã thay thế cho những lý lẽ, luân thường đạo lý làm người trong xã hội. Tựa vào bàn đạp này, Hồ chí Minh đã đạp đổ truyền thống nhân bản và đạo nghĩa làm người trong ngôi nhà Việt Nam bằng bức tranh vân cảu: Mở đấu trường để con đấu cha, vợ đấu chồng, anh em, làng thôn họ hàng đấu nhau mà thu lợi về cho đảng. Kết qủa, mạng người trong xã hội Việt Nam như con chim đã bị trọng thương, nhìn thấy cành cây cong không dám đậu. Nhìn thấy điều có nhân có nghĩa không dám làm, không dám bảo vệ. Thay vào đó là học tập cung cách Vô gia đình, Vô tổ quốc và Vô tôn giáo của chúng để cho qua ngày. Gọi là sống qua ngày thôi. Bởi lẽ, như con chim bi thương kia, có ai còn dám lên tiếng trước cái búa, con dao mã tấu của chúng? Từ sự im lặng này, ai đó đi khắp cả nước, dù không dám nhìn cũng biết nơi nào có nhà cao cửa rộng, cung dìện nguy nga, đất ruộng, vườn cây thẳng cánh cò bay đều là của những đảng viên cộng sản. Đó là những kẻ đã chính tay, hay cha mẹ của chúng đã dùng búa, dùng mã tấu theo lệnh của Hồ chí Minh mà tước đoạt quyền sống và tài sản của người dân nghèo. Những thành phần cán cộng hôm nay, nếu xét theo luật đấu tố 1953, không một kẻ nào thoát án tử. Tiếc rằng, cái luật ấy chỉ áp dụng cho người dân để cộng sản được tự do cưỡng đoạt tài sản của họ mà thôi, không hề được áp dụng cho các đoàn đảng viên Việt cộng. Với tài sản bằng mồ hôi và nước mắt của người dân là thế. Khi bước qua lãnh vực tôn giáo, lại là một cuộc dội nước sôi khác. Từ Hồ chí Minh đến nay, Việt cộng không ngừng phá đình chùa, cướp đất của nhà thờ để làm tư sản riêng. Hãy nhìn lại từng khuôn mặt gọi là lãnh đạo của chúng từ trước, hay như Phúc, Trọng, Quang, Ngân hoặc Dũng, Sang… hôm nay, mọi người đều thấy rõ một điều. Trong lòng cộng sản vốn không có tôn giáo, nên những đôi mắt đục kia khi đến chùa, tay chúng cầm nén nhang nhưng đôi mắt luôn đảo ngược, nhìn xuôi để toan tính, đánh gía xem khu vực tôn giáo kia rộng lớn thế nào và gía cả buôn bán ra sao? Một khi chúng có phần ăn, chúng không ngại việc dơ chân đạp đổ khu giáo đường, ngôi miếu hay đền chùa ấy xuống để chia phần cho nhau. Như bầy thú hoang, chúng biết gì đến hai chữ Tôn Giáo! 3. Lý do và tai họa của nhượng địa. “HONG KONG (Reuters) 16 tháng 5, 1989 - Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam. Và theo Hãng Thông tấn của nhà nước Trung Quốc (China News Service) Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Trong khi đó, Liên Sô chỉ chi viện cho bắc Việt khoảng 11 tỷ Dollars mà thôi.” Sau chiến tranh với chíến phí 20 tỷ dollars nợ Trung cộng, Việt cộng cho đến đời đời không bao giờ trả được. Đã thế, trong mấy chục năm sau chiến tranh, người ta không còn có thể tính, đếm được số nợ của Việt cộng đối với TC chồng chất ra sao. Ngoài cái nợ về tài chánh, lại còn nợ về chính trị nữa. Kết qủa, nó đã qúa tải. Từ đó, việc xẻ Tô giới, ký nhượng địa để được TC bảo vệ và trừ nợ bắt buộc phải xảy ra. Nó xảy ra đúng theo chu kỳ của Hiệp định Thành Đô 1990 đã ấn định. Tuy nhiên, những Tô giới trên đất Việt Nam xem ra sẽ hoàn toàn khác biệt với tô giới Hồng Kông thuộc quyền qủan trị của Anh quốc. Trước hết, gười Anh không có ý định chiếm cứ Hồng Kông. Theo đó, Hồng Kông sau 99 năm nhượng địa tỷ lệ người Anh sinh sống, lập nghiệp, nối dõi ở đây không qúa 5% dân số. Tuy nhiên, những đặc khu mà Việt cộng để cho Tàu chế ngự 99 năm thì sẽ hoàn toàn khác biệt. Và dưới đây là những con số phỏng đoán theo tình hình thực tế hôm nay. Xem ra cũng không xa rời ngày mai là bao. a. Thời gian xây dựng từ 5-10 năm. Dân số người mang quốc tịch Tàu sẽ có khoảng 5-7%. Phần lãnh đạo có thể còn trong tay Việt cộng, nhưng đặt dưới nhiều cấp cố vấn Tàu chỉ đạo. b. Thời phát triển 10-20 năm sau. Dân số Tàu trong khu vực có thể lên tới 30% trong tổng số và chiếm giữ tất cả các hạng mục chính yếu trên thương trường cũng như các cơ sở hành chánh và học đường. Người bản xứ có thể có khoảng 35%. Đa phần là hành nghề tay chân và còn có thể có các dịch vụ buôn bán nhỏ và hành chánh cấp thấp. c. Sau 40 năm dân số Tàu sẽ không dưới 60%.(tính cả di dân, ngươì kết hôn và ngưòi xin nhập tịch Tàu). Dân bản xứ xem ra chỉ còn làm nghề nô lệ. Đặc biệt, tiếng Việt không còn là ngôn ngữ trong các trường học và giao dịch. d. Sau 60 năm, chuyện Việt Nam lấy lại các vùng này là không tưởng. Bởi lẽ từ hành chánh cho đến các ban điều hành đều do người Tàu nắm giữ. Ngôn ngữ của đặc khu lúc này sẽ là tiếng Tàu. Tiếng Việt có thể chỉ còn là ngôn ngữ thông dụng ở các bến xe, bến cảng, thôn quê hay trong các khu vực với nghề khuân vác. e. Học đường. Có thể ngay từ năm đầu, các trường từ tiểu học rồi trung học đến Đại học đã buộc học sinh phải chấp hành nhiều thời gian học tiếng Tàu. Khoảng sau 5 năm, tiếng Tàu sẽ là ngôn ngữ chính trong các trường học ở các vùng Tô giới. Tiếng Việt may ra còn có cơ hội trở thành ngoại ngữ như Anh hay Pháp trong trường học. Tuy nhiên, tiếng Việt sẽ không có nhiều cơ hội để thực hành trong các cơ quan công quyền hay quản lý. f. Quân sự, an ninh. Đây sẽ là thực tế của kẻ nắm quyền, Trong thời gian đầu, có thể là người Việt theo Tàu. Nhưng sau 10 năm, người Việt hẳn nhiên không còn chỗ để chen chân vào lãnh vực này. Có chăng làm nghề gác cổng cho các tổ chứa mãi dâm! g. Sau 70 năm, nếu còn Việt cộng tờ ký thác thứ hai cũng là biên bản vĩnh viễn trao những đặc khu này, bao gồm cơ sở và địa dư cho Trung cộng quản trị thay vì sửa soạn trao trả lại. 4. Khai, Mở một hướng đi. Đến đây, khi đứng trước việc Việt cộng công khai đán đất, đâng đảo cho Tàu cộng theo thỏa thuận Thành Đô 1990, một câu hỏi được đặt ra cho mỗi người trong chúng ta là: Người Việt Nam ở hải ngoại, chẳng có chính quyền, không có địa lý dất đai, chúng ta phải làm gì? Theo tôi, chúng ta vẫn có thể kết hợp với đồng bào ở trong nước, cùng lên tiếng bảo vệ quê hương bằng cách thành lập hội đồng Người Việt Tự Do Liên Quốc Gia, để từ đại hội này, cùng đưa ra một thông báo chính thức, công khai trước dư luận quốc tế, phản đối nhà cầm quyền CSVN ký nhượng địa cho Trung cộng. Đồng thời, thay mặt cho quốc dân Việt Nam khẳng định đây là đất của Việt Nam, VC không được phép đưa ra làm nhượng địa hay Tô giới cho Tàu để trừ nợ. Kế đến, khẳng định rằng nhân dân Việt Nam không bao giờ thỏa thuận cho việc nhượng địa, Tô Giới được gọi là “ đặc khu kinh tế” do Việt cộng ký kết với Trung cộng. Đồng thời, khẳng định rằng đất nước VN không thể bị chia cắt. Với văn bản này, tuy đơn giản, nhưng chúng ta có đầy đủ lý lẽ, bằng chứng để lấy lại tất cả những vùng đất gọi là nhượng địa này. Và dĩ nhiên, sẽ hoàn toàn có quyền bãi bỏ những quy chế về địa tô, hay nhượng địa do VC ký kết với TC mà không cần phải lệ thuộc vào thời gian do chúng ấn ký. Nói cách khác, chính phủ tương lai của Việt Nam có thể nhờ những bản văn này, không chỉ thu hồi lại đất đai của tổ quốc. Hơn thế, có đủ tư cách để khước từ mọi khiếu nại của đối tác về việc nhượng địa trái phép, hay bất hợp pháp do VC tạo ra khi cầm quyền. Thoạt nhìn, Văn Bản này xem ra là vô gía trị hay như tiếng kêu trong xa mạc. Tuy nhiên, đây chính là tiếng nói chân truyền và chính thức của người Việt Nam bảo vệ lấy quê hương của mình. Theo đó, ngay khi Việt cộng bị tiêu diệt trên đất nước ấy, mà không cần lưu tâm đến khoảng thời gian, chính phủ mới của Việt Nam đã có đủ quyền hạn, bằng cớ để tiếp nối và xóa bỏ ngay cái quy chế đặc khu, tô giới, thuê bao do Việt cộng tạo ra. Đây là một công việc tưởng rằng không gía trị nhưng thực tế, rất khẩn cấp. Chúng ta không thể không làm. Bởi lẽ, Văn bản chính thức này sẽ mang một gía trị trường cửu, khi chúng ta chưa lấy lại được thì con cháu ta cũng hiểu và luôn bước đi theo hướng đi ý nghĩa này. Hơn thế, đây cũng chính là ý nghĩa khi chúng ta ra đi tìm Tự Do, mở đường cho ngày về trên quê hương Việt Nam toàn vẹn. 5. Vào kết Bạn hãy chọn đi. Đi trong cái chết một lần để tìm sự sống cho dân tộc, cho con cháu chúng ta? Hay xin làm thân con chuột chúi mũi vào đống rơm để đời ta và con cháu ta mãi mãi là những chuột chũi, sống nhờ phần cơm rơi, canh cặn của người khác ngay trên đất nước của cha ông mình? Câu trả lời của bạn hôm nay chính là tương lai của Việt Nam ngày mai. 12.06.2018 |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Fri 15 Jun 2018, 05:37 | |
| Đặc khu hay mật khu?Phạm Trần (Danlambao) - ... Nếu Google hay Facebook chấm dứt quan hệ với Việt Nam vì bị kiểm soát, sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, thì Tàu cộng sẽ nhảy vào Việt Nam ngay lập tức bởi vì Việt Nam chưa có khả năng thay thế Google hay Facebook. Và nếu chẳng may, hay đảng CSVN cố ý tạo cơ hội cho Tàu cộng nhảy vào thị trường Việt Nam qua Luật An ninh mạng thì chuyện 3 Đặc khu kinh tế sẽ biến thành 3 Mật khu cũng chỉ trong nháy mắt...* - “Get out, China!”, “KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!” - “Cho thuê đất là bán nước!” - “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian.” - “Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân.” - “Bài học từ Formosa: Một ngày cũng không cho thuê đất.” - “Thà đất nước nghèo mà bình yên- Ham giàu mà mất nước.” - “Vì độc lập, phản đối đặc khu”! - “Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”! Đó là những thông điệp sét đánh của hàng chục ngàn người dân, từ trẻ đến già, đã gửi cho Quốc hội và đảng cầm quyền CSVN trong hai ngày biểu tình 10 và 11 tháng 06 (2018) từ Sài Gòn ra Hà Nội. Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, kể từ ngày quân Cộng sản chiếm Sài Gòn tháng 04/1975, một bộ phận không nhỏ người dân, thuộc mọi thành phần xã hội, đã đồng loạt biểu dương thái độ và lập trường dứt khoát như thế tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An v.v… Tại mỗi nơi, khí thế yêu nước quyết không để một tấc đất Tổ quốc lọt vào tay ngoại bang, nhất là Tàu cộng, đã bốc lên giữa trời nắng cháy. Những tiếng hô chống “Đặc khu” và “An ninh mạng” đanh thép chen nhau như hình với bóng đã bùng lên cương quyết và dứt khoát trên các gương mặt trẻ măng và của các cụ gìa heo hắt nắng mưa. Hòa nhịp theo những bước chân nườm nượp của đoàn người biểu tình qua các ngả đường hay từng nhóm nhỏ ở Sài Gòn và Đồng Nai là những tiếng hát hùng dũng của nhạc bị cấm “Trả lại cho dân”, đòi quyền con người và “Việt Nam tôi đâu” nhắm báo động nguy cơ mất nước vào tay Tàu cộng. Đây là hai trong số các bản nhạc yêu nước đã khiến tác giả ca, nhạc sỹ Việt Khang bị CSVN phạt 4 năm tù và 3 năm quản chế. Việt Khang ra tù ngày 14/12/2015 và đã được sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị từ ngày 08/02/2018. Nguyên do biểu tình Nhưng tại sao người dân đã bất chấp hiểm nguy để nổi lên đòi quyền làm chủ đất nước và quyền tự do ngôn luận? Trước hết, vì Nhà nước đã có những khuất tất trong việc soạn thảo Dự luật thành lập 3 “Đặc khu hành chính và kinh tế”, tên đầy đủ là: “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu).” Cả 3 vị trí đều có giá trị chiến lược quốc phòng hàng đầu để bảo vệ lãnh thổ nhìn ra Biễn Đông: - Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tàu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tàu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét). - Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tàu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa. - Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tàu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu - Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông. Vì tầm quan trọng của 3 địa điểm mà nhiều Đại biểu Quốc Hội, nhân sỹ, trí thức và đông đảo người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hay khuyến cáo chính phủ và Quốc hội phải tuyệt đối thận trọng không để lãnh thổ Tố quốc lọt vào tay Tàu Bắc Kinh vì bất cứ lý do nào. Đồng thời tuyệt đa số trong dư luận cũng nhất quyết chống thời hạn cho người nước ngoài thuê đất ở Đặc khu dài đến 99 năm, thay vì tối đa là 70 năm như Luật Đất đai hiện hành. Sở dĩ người dân lo ngại vì kinh nghiệm trong hơn 30 năm đổi mới, nhiều dự án kinh tế của Việt Nam đã lọt vào tay các doanh nghiệp Tàu vì họ không ngần ngại bỏ thấu giá cao để nhảy vào Việt Nam bằng mọi giá. Bị xỏ mũi hay không? Ngoài ra, lãnh đạo CSVN cũng đã có những khuất tất khi mở cửa cho Tàu cộng nhảy vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên và đứng sau lưng Formosa Hà Tĩnh, mặc dù Formosa có gốc Đài Loan. Bằng chứng là trong báo cáo tháng 3 năm 2016, Bộ Công thương cho biết: "Dự án bauxite Nhân Cơ sẽ tiếp tục lỗ 4-5 năm nữa, thời gian thu hồi vốn phải kéo dài 11-12 năm, nên đề nghị Chính phủ hỗ trợ 4900 tỷ trong 10 năm (từ 2016-2025). Tuy nhiên số tiền hỗ trợ được tính theo giá điện, nên có thể sẽ phải lên tới 1,2 tỷ USD." Trong khi đó: “Tính đến tháng 9 năm 2016, sau 3 năm hoạt động, Tổ hợp Bauxite- Nhôm Lâm Đồng đã thua lỗ 3.696 tỉ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỉ đồng. Mức lỗ này đã vượt xa so với mức lỗ dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỉ đồng.” Tại Formosa Hà Tĩnh, tiền thu vào bao nhiêu chưa thấy, chỉ biết công ty này, có Bắc Kinh chống lưng, vẫn là quả bom nổ chậm của môi trường miền Trung. Công ty này đã gây ra thảm họa cá chết năm 2016 mà đến nay (06/2018) an toàn nước biển và tác hại lâu dài của thảm trạng này vẫn còn là mối lo ngại hàng đầu của hàng triệu người dân vùng nghèo khó này. Vì vậy, trước những phản ứng quyết liệt của dân và nhiều Đại biểu Quốc hội về Đặc khu, Bộ Chính trị đảng CSVN đã buộc phải họp khẩn cấp đến 3 giờ sáng ngày 10/6/2018 để quyết định lùi thời gian thảo luận và biểu quyết Dự luật Đặc Khu đến Kỳ họp 6, tháng 10 năm 2018 để nghiên cứu thêm, thay vì ngày 15/06/2018 như dự trù. Chính phủ và Quốc Hội cũng đồng ý “không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài không đến 99 năm.” Như vậy là người dân đã thắng keo đầu, nhưng chưa phải sẽ không có chống đối nữa vì trong Dự thảo còn dành quá nhiều ưu đãi về thuế quan và quyền sở hữu đất, nhà ở và bãi, biển cho Công ty hay người đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, vì đã nhìn thấy tình trạng người Tàu đang công khai lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam qua mánh lới đem công nhân vào làm việc của các công ty người Tàu trên khắp lãnh thổ mà người dân càng cảnh giác hơn với Dự luật Đặc khu, ấy là chưa kể thảm trạng làm ô nhiễm môi trường và không gian mà các Công ty Tàu đã gây ra cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Điển hình như trường hợp Formosa Hà Tĩnh đã gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế - Thừa Thiên năm 2016. Tại sao lại vũ khí - chất nổ? Nhưng đáng quan tâm hơn trong Luật Đặc khu là những chi tiết ghi trong Phụ lục 4 quy định “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu”. Dự luật cho phép: “Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.” Ngoài ra, Dự luật còn mở cửa cho: - Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy); - Kinh doanh tiền chất thuốc nổ; - Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; - Kinh doanh dịch vụ nổ mìn; - Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; - Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; - Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Cũng tại 3 Đặc khu, ngoài cho kinh doanh sòng bài (casino) và các trung tâm ăn chơi, giải trí, Dự luật còn cho phép: “Kinh doanh sân bay, cảng biển; Kinh doanh vận tải đường bộ; Kinh doanh vận tải hàng không; Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam.” Người nước ngoài cũng có quyền: “Kinh doanh cảng hàng không, sân bay; Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; Kinh doanh vận tải đường sắt - Kinh doanh đường sắt đô thị; Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm...” Cũng trong danh sách cho phép, người đầu từ còn được kinh doanh cả trong lĩnh vực truyền thông như Phát thanh, Truyền hình và Xuất bản. Như vậy là người nước ngoài cứ việc ra, vào các Đặc khu tự do, được quyền làm chủ đất đai, nhà ở và kinh doanh thả giàn mọi thứ, kể cả vũ khí, quân trang và quân dụng ngay trên đất nước Việt Nam. Kẻ chịu trách nhiệm vẽ ra Luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, có bao giờ nghĩ rằng, nếu không biết “kín cửa cao tường” thì đến một ngày đẹp trời nào đó, có gì bảo đảm cả 3 Đặc không biến thành Mật khu của người nước ngoài, hay người Tàu phương bắc? Bịt miệng mãi được không? Bên cạnh chuyện Đặc khu, người dân biểu tình hôm 10/06/2018 còn lên án Luật An ninh mạng mà vào ngày 12/06 (2018) Quốc hội đã biểu quyết chấp thuận với đa số. Báo chí Việt Nam đưa tin: “Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86, 86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3, 08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5, 75%).” Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc xác nhận ông là một trong số 15 người bỏ phiếu không tán thành Luật An ninh mạng. Ông nói với báo VnExpress ở Hà Nội: “Tôi là một trong 15 người bỏ phiếu không tán thành thông qua dự thảo Luật An ninh mạng. Vì sao như vậy? Trước hết, tôi hoan nghênh có Luật để đảm bảo an ninh trên môi trường mạng, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia trong thời đại công nghệ phát triển, mạng đã trở thành không gian cuộc sống hiện đại. Nhưng qua nghiên cứu, tôi nhận thấy dự thảo Luật chưa đáp ứng được như mong muốn và yêu cầu đặt ra… Mạng là môi trường toàn cầu và chúng ta đang thừa hưởng thành quả công nghệ của nhân loại. Việc quản lý và làm luật phải làm sao để phù hợp thực tiễn, để người dân được hưởng thành tựu đó, bởi nội dung này gắn với các quyền rất quan trọng của công dân đã được quy định bởi Hiến pháp.”(VnExpress, 13/06/2018) Quan điểm của ông Quốc cũng rất sát với suy nghĩ của nhiều người dân, trong đó có rất nhiều chuyên gia và trí thức, đã phản ảnh trong các nội dung bích chương và biểu ngữ phản đối Luật này trong cuộc biểu tình ngày 10/06/2018. Tại sao? Bởi vì nội dung Luật gồm 7 Chương, 43 Điều đã tiêu diệt quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của người dân. Và vì vậy, đã chống lại Điều 25 của Hiến pháp, theo đó:“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Luật đã có những quy định mơ hồ để cấm cản và quy chụp công dân mà không cần chứng minh hay giải thích, như viết trong Điều 16 của luật này bao gồm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc; 2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự. 3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. 4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm: a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán. 5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, Điều 17 còn nghiêm cấm: “Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.” Nội dung trên đây đã cho phép nhà nước toàn quyền tùy tiện đàn áp dân theo ý muốn của mình, trong khi quyền phải được giải thích luật và đòi nhà nước phải tôn trọng Hiến Pháp của công dân lại không được bảo vệ. Quyền lên tiếng phê bình của dân đối với chính sách của nhà nước cũng bị kiểm soát và dân cũng dễ dàng bị khép tội mạ lỵ hay vu khống nếu đụng tới một viên chức nhà nước. Google, Facebook Ngoài ra, theo Điều 26 về “Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng” Luật đã quy định: “Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây: a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng; b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ; c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Như vậy, với luật mới, các cơ quan phụ trách an ninh mạng của hai Bộ Công an và Quốc phòng có quyền kiểm tra, truy nhập và kiềm soát các tài khoản cá nhân với lý do an ninh quốc gia và an toàn xã hội để đàn áp người sử dụng Internet bất cứ lúc nào. Theo tin trong nước thì: “Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách 10 quốc gia có người dùng Facebook đông nhất thế giới với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số người dùng toàn cầu. Những con số này cho thấy sự phổ biến của mạng Facebook trong xã hội Việt Nam, đặc biệt, có tới hơn 60% người sử dụng thuộc lứa tuổi thanh, thiếu niên - thế hệ quyết định tương lai của đất nước. Trong khi đó, Google gần như trở thành công cụ tìm kiếm mà toàn bộ dân số trên toàn thế giới đều sử dụng, không chỉ riêng tại Việt Nam. Theo ước tính, Google và Facebook đang sở hữu hơn 60% doanh thu quảng cáo điện tử toàn cầu.” (theo báo Dân Trí, ngày 13/06/2018). Như vậy điều mà nhiều người trong nước quan ngại là nếu Google hay Facebook chấm dứt quan hệ với Việt Nam vì bị kiểm soát, sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, thì Tàu cộng sẽ nhảy vào Việt Nam ngay lập tức bởi vì Việt Nam chưa có khả năng thay thế Google hay Facebook. Và nếu chẳng may, hay đảng CSVN cố ý tạo cơ hội cho Tàu cộng nhảy vào thị trường Việt Nam qua Luật An ninh mạng thì chuyện 3 Đặc khu kinh tế sẽ biến thành 3 Mật khu cũng chỉ trong nháy mắt. 14.06.2018 |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Thu 21 Jun 2018, 04:19 | |
| Các điều khoản bán nước của Dự luật Đặc Khu
Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Dự luật Đặc Khu đã khiến người dân trong nước với lo ngại mất nước đã biểu tình phản đối mãnh liệt tại nhiều địa phương từ Nam chí Bắc. Bài phân tích này nhằm giúp người dân cũng như những đại biểu quốc hội có tâm hiểu rõ những điều khoản bán nước trong dự luật. Ba địa giới Vân Đồn ở Quảng Ninh, phía bắc VN, giáp ranh với Tàu cộng, Bắc Vân Phong ở biển Nha Trang, và Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang ở cuối nước VN, có tầm quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ an ninh quốc gia chống ngoại xâm theo lịch sử và theo quan điểm chiến lược hiện tại trước nguy cơ xâm lấn của Tàu cộng là điều mà người dân thường hiện nay ai cũng nhận biết. Nguy cơ mất nước ngày nay lại thể hiện rõ trong những điều khoản qui định của Dự Luật Đặc Khu sắp được đưa ra Quốc hội chấp thuận. Trong các điều khoản của dự luật Đặc khu có các điều khoản bán nước cần quan tâm như sau: I. Các điều khoản bán đất Khoản 1 điều 32 qui định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có quyền cho thuê đất tới 70 năm; và Thủ tướng Chính phủ có quyền cho thuê đất tới 99 năm. Sau 70 hay 99 năm, vùng đất đặc khu sẽ thay đổi với rất nhiều khác biệt với phần đất còn lại của đất nước. Kinh nghiệm đặc khu Hong Kong, đặc khu Macau, đặc khu Boten của Lào giáp ranh Tàu cộng, và đặc khu kinh tế Sihanoukville của Campuchia đã cho thấy rõ điều đó. Khoản 1 và 2 điều 37 qui định, "Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người có thẩm quyền trong lựa chọn nhà thầu..." Chỉ một viên chức cấp quận mà có quyền đơn phương chọn nhà thầu không qua thủ tục đấu thầu sẽ tạo nguy cơ các nhà thầu Tàu cộng ồ ạt xâm nhập chiếm đất qua hành vi mua chuộc các viên chức như đang diễn ra khắp cả nước. Thêm nữa, khoản 5 và 6 điều 32 qui định "Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu và Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội..." Như vậy khi một đại gia đỏ hay bọn Tàu chỉ cần mua chuộc lãnh đạo cấp quận là có thể chiếm đất của vô số người dân trong khu vực. Nguy cơ mất đất vào tay Tàu cộng là đây. II. Điều khoản cho phép dân Tầu nhập cư vô hạn định Khoản 4 điều 46 qui định "Chủ tịch ủy ban nhân dân đặc khu qui định việc sử dụng lao động là người nước ngoài của nhà thầu nước ngoài tại đặc khu." Với qui định này, cá nhân chủ tịch ủy ban nhân dân đặc khu với sự thúc đẩy của nhà thầu nước ngoài, có thể cho nhập cư số lao động vô hạn định là người nước ngoài, mà chủ yếu là dân Tàu, như đang diễn ra tại nhiều vùng trong nước, làm thiệt hại cho người lao động Việt Nam cũng như gây nguy cơ tràn ngập người Tàu, trên lãnh thổ Việt Nam, một nguy cơ Hán hóa cận kề. III. Các điều khoản bán chủ quyền tư pháp: Cho phép tòa án nước ngoài áp dụng luật nước ngoài đối với các tranh chấp dân sự liên quan tới người, công ty Việt Nam trong các hợp đồng ký kết trên đất Việt Nam. Theo khoản 1 điều 6, nếu một bên kết ước là cá nhân hay tổ chức nước ngoài có trụ sở chính hay nơi cư trú tại đặc khu thì hai bên có quyền thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế. Qui định cho phép áp dụng luật pháp nước ngoài đối với các hợp đồng tại đất Việt Nam, có một bên kết ước là người Việt Nam là một qui định không thấy quốc gia nào áp dụng tương tự, bởi vì qui định này là một nhượng bộ không thể chấp nhận về chủ quyền tư pháp của quốc gia. Một điều khoản nữa cũng từ bỏ chủ quyền tư pháp quốc gia, mà không quốc gia nào áp dụng vì không thể chấp nhận được đó là khoản 3 điều 7 của dự luật đặc khu. Khoản 3 điều 7 qui định: "...tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài". Một hợp đồng ký kết tại Việt Nam, trong đó có một bên kết ước là người Việt Nam thì luôn luôn phải do tòa án Việt Nam giải quyết và áp dụng luật Việt Nam. Quốc gia nào cũng bảo vệ chủ quyền tư pháp của họ như vậy. Trong bản tin ngày 27-6-2017 của BBC tiếng Việt, Google bị EU phạt khoản khổng lồ 2,7 tỷ euro trong khi Google là một công ty của Mỹ. IV. Điều khoản bán chủ quyền tài chánh Theo luật pháp của mọi quốc gia, luật của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 cũng vậy, thì mọi hợp đồng ký kết trên đất nước Việt Nam phải qui định giải quyết bằng tiền Việt Nam. Lý do của qui định này là vì "tiền của quốc gia có tính cách bắt buộc sử dụng" nếu không áp dụng qui định này thì đồng tiền của nhà nước mất tính cách bắt buộc. Nhưng khoản 2 điều 50 Dự luật Đặc khu đã đánh mất chủ quyền tài chánh của Việt nam khi qui định: "Trong phạm vi đặc khu, các hợp đồng, kể cả giữa người Việt Nam với nhau cũng có thể qui định giải quyết bằng ngoại tệ." V. Điều khoản của dự luật Đặc khu bác bỏ chủ quyền ngôn ngữ quốc gia Tất cả các quốc gia đều có qui định hợp đồng ký kết trên lãnh thổ quốc gia muốn có hiệu lực phải sử dụng ngôn ngữ quốc gia, điều này là truyền thống rồi. Nhưng khoản 1d của điều 29 đã bỏ chủ quyền ngôn ngữ khi sử dụng từ logistics là tiếng Anh trong văn bản khi qui định: "Khu thương mại tự do tại đặc khu thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây: Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics". VI. 70 năm hay 99 năm... So sánh việc cho thuê đất 70 năm hay 99 năm của CSVN với việc bán đất của người Palestine cho người Do Thái cuối thế kỷ 19 & đầu thế kỷ 20, ta dễ dàng nhận thấy sự tương đồng đưa tới mất nước. Vào năm 1886 người Do Thái mới chỉ mua đất và thành lập được một khu định cư (settlement) Petah Kitva trên lãnh thổ của người Palestine. Thế mà tới năm 1948, tức chưa tới 70 năm, nhà nước Do Thái đã được thành lập và người Palestine chỉ vì khờ dại đã hoàn toàn mất đất, mất tổ quốc và trở thành dân lưu vong như hiện nay (1). Tham khảo:
- https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-2017-340180.aspx 20.06.2018 |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Thu 21 Jun 2018, 04:26 | |
| Tầm ngu dốt cực kỳ cao, khả năng phá hoại đất nước cực kỳ lớn, ý chí làm tay sai cực kỳ mạnh của Nguyễn Xuân Phúc
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Một lần nữa, Nguyễn Xuân Phúc cho thấy sẽ không có sự thay đổi nào cả từ tập đoàn lãnh đạo đã quyết tâm giao trứng cho ác, giao đất cho giặc. Dự luật Đặc Khu sẽ bị Ba Đình bấm thành luật. 99 năm sẽ nằm chính thức trên văn bản. Và trường hợp "cực kỳ đặc biệt" đương nhiên sẽ dành cho một đối tượng "cực kỳ đặc biệt": Bá quyền phương Bắc. Tất cả chỉ có thể không xảy ra nếu chúng ta đều nhận ra hiểm họa mất nước đã gần kề và đồng lòng cùng nhau đứng lên tranh đấu, ngăn chận kế hoạch bán nước này... * "Quá trình làm luật đã làm đúng quy trình, đã lấy ý kiến rộng rãi, và đặc biệt đã thảo luận tại kỳ họp rất tốt. Trong đó có câu chuyện Luật đất đai quy định thuê đất đến 70 năm đối với các khu kinh tế. Nhưng có một ý mà kẻ xấu lợi dụng, tức là trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét có thể 99 năm, còn phổ biến là 70 năm hoặc ít hơn. 99 năm chỉ dành cho những trường hợp đặc biệt, đó là công trình vô cùng tiêu biểu, đầu tư rất lớn, đòi hỏi chi phí rất cao, thu hồi vốn rất chậm mà đất nước cần công trình đó. Đặc biệt là rất ít. Và quy trình đặc biệt đó trước khi Thủ tướng quyết định thì Bộ Chính trị, Thường vụ Quốc hội và nhiều cơ quan khác hay là Ban Cán sự Đảng Chính phủ còn phải cho ý kiến". Trước hết, Nguyễn Xuân Phúc đã trân tráo nói láo khi tuyên bố về việc "lấy ý kiến". Dự luật Đặc Khu hoàn toàn không có một cuộc thu nhận ý kiến rộng rãi nào từ người dân. Bản chất vừa trơ trẽn, vừa ngu dốt, vừa xem luật pháp như là một trò chơi gian trá của một tên được đảng cử ra làm thủ tướng đã phơi bày rõ rệt khi nói về "quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm". Khi đã quy định 99 năm - dù cho trường hợp đặc biệt gì chăng nữa - thì nó vẫn là 99 năm dành cho một cuộc thuê bao được cho phép bởi luật pháp. Dựa vào điều khoản này của luật thì từ Bộ Chính trị nắm đầu toàn bộ hệ thống chính trị, xuống đến thủ tướng, quốc hội đều có thể tuỳ tiện gắn bất kỳ cuộc thuê mướn nào thành "trường hợp đặc biệt". Đối với những cái gọi là "công trình vô cùng tiêu biểu, đầu tư rất lớn, đòi hỏi chi phí rất cao, thu hồi vốn rất chậm mà đất nước cần công trình đó" - dựa vào bản chất, hành vi, những "thành quả" bán nước, những món nợ đối với thiên triều của đảng CSVN, cộng với âm mưu bành trướng của Bắc Kinh trong mối bang giao Việt cộng - Tàu cộng trong suốt nhiều thập niên qua, ai cũng biết những công trình tiêu biểu đó sẽ "đặc biệt" dành cho bá quyền phương Bắc. Nguyễn Xuân Phúc còn tìm cách "làm nhẹ" bản chất nghiêm trọng cho chủ trương (bán nước) lớn của đảng: "đặc biệt là rất ít (công trình cần đến 99 năm)". Rất ít!!! Tàu cộng chỉ cần một công trình xả bùn đỏ ở Tây Nguyên. Tàu cộng chỉ cần một công trình xả thải độc ở Formosa. Và Tàu cộng cũng chỉ cần một công trình / pháo đài vĩ đại "cực kỳ đặc biệt" ngự trị ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc trong 99 năm. Chừng đó cũng đủ để góp vốn đầu tư rất lớn cho cuộc xâm thực rất chậm rãi của Tập Cận Bình và biến Việt Nam thành Tây Tạng, Tân Cương. Sau cùng, khả năng kinh tế của "chính phủ" với người đứng đầu là Nguyễn Xuân Phúc đã được chính ông ta bóc trần qua câu nói: "...đòi hỏi chi phí rất cao, thu hồi vốn rất chậm mà đất nước cần công trình đó." Chỉ có những kẻ cầm quyền mà tầm ngu dốt cực kỳ cao, khả năng phá hoại đất nước cực kỳ lớn và ý chí làm tay sai cho ngoại bang cực kỳ mạnh mới cho rằng quốc gia phải cần có những công trình, đặt tại 3 địa bàn chiến lược của Tổ Quốc, cần vốn rất cao mà thu hồi rất chậm... đến 99 năm! Tuyên bố của Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa cho thấy sẽ không có sự thay đổi nào cả từ tập đoàn lãnh đạo đã quyết tâm giao trứng cho ác, giao đất cho giặc. Dự luật Đặc Khu sẽ bị Ba Đình bấm thành Đạo luật. Con số 99 năm sẽ nằm chính thức trên văn bản. Và trường hợp "cực kỳ đặc biệt" đương nhiên sẽ dành cho một đối tượng "cực kỳ đặc biệt": Bá quyền phương Bắc. Tất cả chỉ có thể không xảy ra nếu chúng ta đều nhận ra hiểm họa mất nước đã gần kề và đồng lòng cùng nhau đứng lên tranh đấu, ngăn chận kế hoạch bán nước này. 19.06.2018 |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Sat 23 Jun 2018, 20:59 | |
| Vì sao các Đặc Khu Kinh Tế TQ nguy hiểm hơn nhượng địa thời thực dân
Luật Sư Đào Tăng Dực (Danlambao) - Từ hải ngoại, khi hướng về tình hình chính trị Việt Nam, chúng ta vô cùng bực bội vì phải thường xuyên chứng kiến cảnh đạo đức giả và khinh thường nhân dân của các lãnh đạo CSVN. Đã độc tài đảng trị không đối lập mà cứ giả vờ như dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, cẩn thận cân nhắc từng lá phiếu cử tri còn hơn các nước Tây Phương, mặt dày mày dạn giả vờ tiếp xúc cử tri lấy ý kiến từng người.
Bán nước trắng trợn mà phát ngôn điêu ngoa lừa lọc, tưởng rằng toàn dân là phường đui mù câm điếc vô ý thức. Một trong những ví dụ điển hình nhất là trường hợp truyền thông Việt Nam đã dẫn lời TBT Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân và Hà Đông, Hà Nội hôm 17/6 như sau: "Lợi dụng quy định cho thuê đất 99 năm trong Luật Đặc khu để nói Trung Quốc vào 99 năm là mất nước, kích động đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, dẫn đến làm việc chống đối, phá hoại. Bản chất sâu xa là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của người dân để âm mưu việc khác, có bàn tay phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài." TBT Nguyễn Phú Trọng lại nói thêm: "Tất cả đều vì nước, vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây." Đó toàn là ngoa ngôn xảo ngữ trong kho ngữ vựng bình thường của Ông Trọng. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn là hành động của đảng CSVN chứng tỏ họ đang âm mưu với nước ngoài là TQ và bàn giao đất cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Thật vậy, trong khi TQ chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực, xâm chiếm một phần Trường Sa, tàn sát không thương tiếc 64 chiến sĩ Việt Nam bảo vệ Trường Sa, ép buộc Việt Nam nhượng các mỏ dầu hỏa trong lãnh hải của mình cho TQ, tập trận bằng hỏa lực thật ngoài khơi Biển Đông thị uy với quốc tế và thách thức chủ quyền Việt Nam, thì Bộ Chính Trị đảng CSVN ra lệnh cho Quốc Hội bù nhìn thông qua Luật An Ninh Mạng để trao không gian ảo cho Trung Quốc kiểm soát, và tuy lùi lại ngày biểu quyết dự Luật Đặc Khu Kinh tế, nhưng vẫn chuẩn bị thông qua tháng 10 này, hầu trao 3 đảo chiến lược là Vân Đồng (Quảng Ninh) miền Bắc, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) miền Trung và Phú Quốc (Kiên Giang) miền Nam cho TQ thuê lên đến 99 năm. Nếu đây không phải là hành động ngang nhiên bán nước cho TQ của Bộ Chính Trị, trực tiếp vi phạm điều 108 Bộ Luật Hình Sự về tội phản bội tổ quốc, thì phải gọi là gì nữa? Trong thế giới đương đại, trên phương diện quốc phòng, chưa xuất hiện một cá nhân hay tập thể lãnh đạo nào lạ lùng và hoang tưởng bằng TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị của đảng CSVN. Đối với họ, sự kiện TQ chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa, gài đặt giàn hỏa tiễn uy hiếp lục địa Việt Nam, truy sát ngư dân Việt Nam trên lãnh hải truyền thống dân Việt còn chưa đủ. Hoàng Sa và Trường Sa theo họ còn quá xa VN. Họ muốn dâng cho đàn anh Tập Cận Bình yêu dấu những hòn đảo gần Việt Nam hơn và lớn hơn như đảo Vân Đồn (diện tích huyện 551Km2), Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh 550Km2), và Phú Quốc (589 Km2) ngay sát bờ biển để gần gũi hơn. Một đặc khu cho ngoại quốc thuê, có nguy hiểm cho quốc gia chủ đất hay không tùy thuộc vào các điều kiện sau đây: 1. Tương quan sức mạnh quân sự giữa quốc gia chủ đất và thuê đất 2. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa quốc gia chủ đất và thuê đất 3. Khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia 4. Sức mạnh của chính kiều dân trong khu tự trị Trong trường hợp Việt Nam cho TQ thuê đất tại Phú Quốc, Bắc Vân Phong và Vân Đồn thì 3 yếu tố đầu tiên rõ ràng bất lợi cho Việt Nam vì tương quan sức mạnh quân sự và kinh tế giữa TQ và VN quá thiên về TQ. Thêm vào đó 2 nước hầu như tiếp cận lãnh thổ lẫn lãnh hải. Một trong những biện minh thuyết phục nhất trong bang giao quốc tế hầu một quốc gia mạnh có thể xâm chiếm một quốc gia yếu hơn, là để bảo vệ quyền lợi kinh tế chính đáng của mình. Một khi TQ đã đầu tư nhiều tỷ Đô La vào các đặc khu kinh tế nêu trên thì trong trường hợp xung đột giữa 2 quốc gia, họ có thể danh chánh ngôn thuận chiếm đóng làm thuộc địa. Yếu tố thứ 4- sức mạnh của chính kiều dân trong khu tự trị- tuy không hiện hữu trong hiện tại, nhưng nếu chờ nhiều thập niên trong tương lai, với sự thần phục TQ hầu như tuyệt đối của CSVN, và nếu kiều dân TQ lên đến hằng triệu người, thì không những sẽ trở thành những quận huyện của TQ ngay trong lòng dân tộc VN, mà có thể hoàn toàn tự trị hoặc độc lập như đảo quốc Singapore nữa. Nên nhớ Singapore (720 Km2) diện tích không lớn hơn bao nhiêu so với các khu kinh tế tự trị CSVN đề nghị. Nếu không đề phòng, số kiều dân TQ lên đến hằng triệu người, thì TQ có thể chiếm đóng bằng vũ lực như Nga Sô chiếm Crimea của Ukraine vậy. Năm 1974, Hoàng Sa có hải quân VNCH bảo vệ mà TQ vẫn dùng hải quân áp đảo, chiếm đóng bằng vũ lực. Trường Sa có sự bảo vệ của hải quân CSVN, mà TQ vẫn ngang nhiên chiếm đoạt. Không những như thế, mặc dầu Bộ Chính Trị đảng CSVN, qua Lê Đức Anh, đã ra lệnh các quân nhân CSVN buông súng đầu hàng trên đảo Gạc Ma, nhưng hải quân TQ vẫn tàn sát không thương tiếc 64 chiến sĩ tay không này. Thử hỏi một khi TQ đã có giao kèo chính thức, hợp pháp, thuê đất tại các đặc khu 40, 70 hay 99 năm và đầu tư nhiều tỷ đô la vào các đảo này, thì sẽ đễ dàng buông bỏ hay không? TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị VN hoặc vì quá yêu đô la hay quá yêu TQ nên trí óc mù mờ và không nhìn thấy viễn cảnh này và đã phạm tội phản quốc. Trường hợp Phú Quốc là nguy cập nhất. Một khi có xung đột xảy ra giữa 2 quốc gia, thì hạm đội TQ sẽ án ngữ tại eo biển Kiên Giang, trong khi đó Baidu, Weibo và những công ty internet TQ sẽ khống chế, làm tê liệt giao lưu trên không gian mạng. Lúc đó Phú Quốc với sự nội ứng của các kiều dân TQ, sẽ trở thành một quân huyện của TQ hay một tiểu TQ độc lập như Singapore. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận không sai lầm rằng bất cứ đặc khu nào nhượng cho TQ đều nguy hiểm hơn những nhượng địa cho các cường quốc thực dân của thế kỷ 19 xa xưa. Đã đến lúc, cuộc đấu tranh của toàn dân Việt, trong và ngoài nước phải dương cao 2 khẩu hiệu: Một là “Cương quyết không chấp nhận TQ xâm nhập không gian mạng VN dù chỉ là một giây”. Hai là “Cương quyết không chấp nhận TQ thuê đặc khu kinh tế VN dù chỉ là một giây”. Một trong những lý do TBT Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN cả gan công khai bán nước như thế là vì, trong cơn say quyền lợi và quyền lực, họ đã quên một sự thật quan trọng. Đó là qua nhiều thiên niên kỷ chống giặc phương Bắc bảo vệ nền độc lập, yếu tính chống Trung Quốc đã nằm trong DNA của từng con dân nước Việt. TBT Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí thân cận của ông hình như là ngoại lệ. Họ yêu trà Trung Quốc hơn trà Việt Nam và quê hương chân chánh của họ nằm bên kia Ải Nam Quan, về hướng Bắc. Trong tâm thức sâu thẳm của họ, họ đã ý thức rằng: Sau khi tiến trình dân chủ hóa hoàn tất tại Việt Nam và họ không còn đất dung thân, thì Trung Quốc sẽ là nơi họ an hưởng tuổi già. Họ phải ra sức tài bồi cho tổ quốc Trung Hoa thật sự của họ, bằng từng phần của thân thể mẹ Việt Nam. 23.06.2018 |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? Sun 24 Jun 2018, 23:53 | |
| Chứng minh Nguyễn Phú Trọng là tên bán nước số một trong lịch sử Việt NamI. Mở bài Nguyễn Phú Trọng là tên bán nước số một trong lịch sử Việt Nam. Bán nước một cách rất tinh vi. Bí mật ký những hiệp định nầy đến những hiệp ước khác dâng đất cho Trung Cộng.
Mật ước dâng cảng Hải Phòng cho quan thầy Tàu khựa. Đã ký 15 văn kiện bán nước, đặt Bộ Quốc Phòng và các cơ quan truyền thông dưới quyền các cơ quan liên hệ của Trung Quốc. Điều nầy chứng minh rằng VN đã lệ thuộc vào Trung Cộng. Dự luật ba Đặc Khu Kinh Tế là một luật bán nước rất tinh vi. Điều 32 của dự luật cho thuê đất 99 năm, tuy không nêu đích danh Trung Cộng nhưng ai ai cũng biết đó là Trung Cộng. Nhận thức được tổ quốc lâm nguy, hàng vạn người dân trong nước và ở nhiều nước ngoài đồng loạt đứng lên chống luật bán nước và đả đảo bọn bán nước. Lãnh đạo các tôn giáo nhập cuộc. Kêu gọi tín đồ hãy can đảm đứng lên làm nghĩa vụ công dân yêu nước, lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia và dân tộc. Nguyễn Phú Trọng đang ở thế yếu vì đảng của ông ta đang chia năm xẻ bảy đấu đá nhau tranh giành quyền lực chưa đến hồi kết cuộc. Nguyễn Phú Trọng thú nhận.“Lòng yêu nước đã bị kích động để làm chuyện khác. Kể cả nước ngoài”. Câu nầy cho thấy, có hai thành phần kích động. Người trong nước kích động lòng yêu nước “để làm chuyện khác”. Kể cả nước ngoài. Kể cả là cộng thêm vào. Do đó, lần biểu tình nầy công an chưa ra tay tàn bạo đánh đập người dân như trước kia. Vụ Đồng Tâm, (Mỹ Đức, Hà Nội), người dân bắt giữ công an làm con tin đòi thả những người bị bắt đã mở màn thức tỉnh người dân. Giọt nước tràn ly. Tức nước vỡ bờ. Khí thế bừng bừng sôi sục ở Phan Rí, người dân tràn vào tấn công cơ quan nhà nước, đốt xe. Ba Khu Kinh Tế trong dự luật vô cùng quan trọng về chiến lược của Trung Cộng. Chừng nào còn Nguyễn Phú Trọng, còn đảng CSVN bán nước, thì ba khu nầy thế nào cũng lọt vào tay Trung Cộng bằng cách nầy hay cách khác. II. Nguyễn Phú Trọng bán nước số một trong lịch sử Việt Nam 1. Mang cờ 6 ngôi sao tiếp đón Tập Cận Bình 2. Bí mật dâng cảng Hải Phòng cho Trung Cộng. 1). Cộng Sản Việt Nam cho Trung Cộng sử dụng cảng Hải Phòng. Ngày 8-4-2015, tờ nhật báo Nhật Bản Nikkei Asia Review đưa tin, Nguyễn Phú Trọng đã thỏa thuận đặt cảng Hải Phòng vào mắc xích đầu tiên trong kế hoạch xây Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 của Trung Cộng. Việc cho Trung Cộng sử dụng cảng Hải Phòng rất tai hại cho dân tộc Việt Nam vì bản chất bành trướng bá quyền của Hán tộc. Thế mà Đảng và Nhà nước Việt Nam giấu giếm rất kỹ. Truyền thông và người dân Việt Nam không biết gì cả, để cho báo Nhật loan tin như thế. Cảng Hải Phòng sẽ được Trung Cộng nâng cấp để cho tàu lớn chở container cập bến. Một lô nhà kho “vĩ đại” sẽ được dựng lên ở một khu biệt lập. Một đội bảo vệ canh gác các nhà kho. Cũng có văn phòng, nơi ăn chỗ ở của bảo vệ người Tàu. Cụ thể trước mắt là tàu bè Trung Cộng đổ hàng lên bờ, cho vào kho rồi từ đó hàng hóa các loại sẽ được chuyển vào lãnh thổ Trung Cộng bằng đường bộ, cung cấp cho các tỉnh phía tây nam Trung Quốc như Vân Nam, Quý Châu… Cảng Hải Phòng giúp cho Trung Cộng tiện nghi và ít tốn kém hơn con đường vận chuyển từ Hongkong hay Thượng Hải vào những tỉnh nầy. 2). Nói thêm về Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 Con đường trên biển màu xanh. Con đường bộ màu đỏ Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 là một khái niệm do Tập Cận Bình đề xướng để thực hiện “Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á-Thái Bình Dương. (FTAAP=Free Trade Area of the Asia-Pacific). Chống lại vành đai “Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương. (TPP=Trans-Pacific Partnership) mà Tổng Thống Obama dùng để bao vây kinh tế Trung Quốc. Tổng Thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút tên ra khỏi TPP. Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 của TQ có hai tuyến đường: đường bộ và đường thủy. Đường bộ. Là hệ thống đường cao tốc và đường sắt nối liền các quốc gia, từ Trung Quốc đi qua Trung Á, tiến vào Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhỉ Kỳ và chấm dứt ở thành phố Venice (Ý), Châu Âu. Con đường trên biển bắt đầu từ cảng Tuyền Châu (Phúc Kiến) qua Quảng Đông, xuống Hải Phòng, xuống eo biển Malacca qua Ấn Độ Dương, sang Kenya, Somalia (Châu Phi) qua Biển Đỏ (Hồng Hải), vào Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) cuối cùng cũng đến thành phố Venice (Ý). Châu Âu. Giấc mơ của Tập Cận Bình không biết đời nào mới thành hiện thực, vì phải có nhiều quốc gia hợp tác, nhưng trước hết Trung Cộng được quyền sử dụng cảng Hải Phòng. Trung Cộng có rất nhiều mưu mẹo để lấn lướt, kể cả dùng thủ đoạn thô bỉ để chèn ép “khu tự trị sắc tộc thiểu số Việt Nam thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh. Vì lý do nhu cầu, Trung Cộng sẽ độc quyền làm chủ cảng Hải Phòng. 3. Nguyễn Phú Trọng ký 15 văn kiện bán nước 1). 15 văn kiện bán nước Ngày 12-1-2017, khi vừa đặt chân đến Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng chạy ngay đến Đại Sảnh Đường ký ngay 15 văn kiện đã soạn sẵn, nội dung là đặt các cơ quan chính phủ VN trực thuộc các cơ quan của Trung Cộng. Nói chung là 15 văn kiện bán nước. Thỏa thuận 1. (Nguyên văn) “Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cao cấp giữa đảng CSVN và đảng CSTQ”. Cán bộ cao cấp đang và sẽ lãnh đạo VN mà được Trung Cộng đào tạo chứng tỏ rằng VN là thuộc địa của Trung Cộng. Thỏa thuận 2. “Bản ghi nhớ “hợp tác” giữa Ban Kinh Tế Trung Ương VN với Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Quốc Vụ Viện (Chính phủ) Trung Quốc”. Kinh tế VN phải theo đúng đường lối kinh tế của Trung Quốc Thỏa thuận 3. “Tuyên bố về tầm nhìn chung giữa Bộ QP/VN với Bộ QP/TQ” Bộ QP/VN phải tuân theo đường lối, quan điểm về chính sách, chiến lược của Bộ QP/TQ. Trực thuộc Trung Cộng. Thỏa thuận 4. “Hiệp định hợp tác các cửa khẩu biên giới giữa Bộ QP/VN với Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc” Một bộ quốc phòng mà phải “hợp tác” với một tổng cục là một điều quái gở chưa từng thấy. Chỉ rõ VN trực thuộc Trung Cộng. Thỏa thuận 5. “Bộ Công Thương VN hợp tác với Tổng Cục giám sát chất lượng kiểm dịch của Trung Quốc”. Một bộ của chính phủ mà phải hợp tác với một tổng cục cũng là điều quái đản chưa từng thấy. Chỉ có Nguyễn Phú Trọng của đảng CSVN mới dám thực hiện những hành vi bán nước độc đáo như thế. Ngoài ra còn 10 thỏa thuận khác do chính tay Nguyễn Phú Trọng ký, đặt các bộ máy hành chánh của VN dưới sự quản lý của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Những thỏa thuận về sự hợp tác của các cơ quan truyền thông VN dưới cơ quan liên hệ của mẫu quốc. Đài truyền hình, đài phát thanh, nhà xuất bản… cũng lệ thuộc các cơ quan liên hệ ở Bắc Kinh. 2). Bí ẩn về những con số Hội Nghị Thành Đô năm 1990, Giang Trạch Dân đồng ý thu nhận Việt Nam làm một khu sắc tộc tự trị thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh. Và cho VN thời hạn 30 năm chuẩn bị mọi thứ để đủ điều kiện sát nhập. 30 năm từ 1990 sẽ là năm 2020. Nguyễn Phú Trọng ký 15 văn kiện cùng một ngày 12-1-2017 nhưng thời gian hợp tác của 15 thỏa thuận lại ghi những con số khác nhau. Tránh con số 2020. Thỏa thuận về tầm nhìn chung quốc phòng đến năm 2025. Thỏa thuận về nhà xuất bản đến năm 2021. Thỏa thuận hợp tác du lịch đến năm 2019. Cái âm mưu nầy của Nguyễn Phú Trọng rất tinh vi. Nếu không chú ý kỹ lưỡng thì không thấy cái gian trá nầy. Nếu nêu ra tất cả những thủ đoạn gian manh bán nước của Nguyễn Phú Trọng thì không có giấy mực nào kể ra cho xiết. Nguyễn Phú Trọng đúng là “Number One Water Selling Man” Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng: “Đấy là những văn kiện không minh bạch, mang tính tiêu cực. Ông Trọng đã làm một việc trái luật. Chúng tôi đánh giá là đại tiêu cực. Chúng tôi yêu cầu phải công khai từng văn kiện, từng câu, từng chữ cho rõ ràng”. Ông Nguyễn Khắc Mai kết luận: “Đó là những văn kiện phi pháp. Ông Trọng đã phạm pháp. Riêng cá nhân tôi, đây là một tai họa chứ không phải là một mối lo nữa”. Trước những lời kết tội của ông Nguyễn Khắc Mai, sao mà Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính Trị, Quốc Hội lại im thin thít? Im lặng là nhận tội. Bán nước là một trọng tội, bị lịch sử nguyền rủa muôn đời. Ít ra cũng phải nói rằng nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã bị các thế lực thù địch mua chuộc, giật dây làm ô nhục lãnh đạo anh minh vĩ đại của đảng CSVN. III. Làm luật Đặc khu Kinh tế để che đậy và hợp thức hóa hành vi bán nước Luật đầu tư chưa ban hành thế mà dự án đầu tư của Trung Cộng ở Vân Đồn sắp hoàn thành. Vậy luật nầy chỉ để hợp thức hóa hành vi bán nước của Nguyễn Phú Trọng mà thôi. 1. Lộ tội bán nước của Nguyễn Phú Trọng ở Vân Đồn, Quảng Ninh 1). Tóm tắt về huyện đảo Vân Đồn Vân Đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh. Là một quần đảo gồm 600 đảo lớn nhỏ trong đó 20 đảo có người ở. Diện tích 551km2. Dân số 41,000 người. Từ đất liền đến huyện đảo qua 3 cây cầu, đường dài 40km. Dân số sống về nghề cá và “nuôi trồng” thủy sản. Lao động chân tay. 2). Bị trời hại. Âm mưu bí mật bán nước của Nguyễn Phú Trọng bị lộ tẩy Mô hình đặc khu kinh tế Vân Đồn Nhà ga hành khách quy mô 25.000m2, đón 2,5 triệu lượt hành khách/năm Trang Soha News dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã (TQ) cho biết, chủ đầu tư ở đặc khu Vân Đồn là Tập đoàn Sun Group của Trung Quốc, đã hoàn tất đường băng dài nhất Việt Nam, của sân bay quốc tế tại Vân Đồn, và sẽ tiếp nhận chuyến bay đầu tiên vào tháng 12 năm 2018 nầy. Tội bán nước của Nguyễn Phú Trọng đã bị Tân Hoa Xã lật tẩy. Cụ thể nhất là Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế chưa được quốc hội biểu quyết thông qua và chưa được hành pháp ban hành thành luật. Chưa phổ biến về những qui định theo luật pháp như: hồ sơ xin dự thầu, hồ sơ tài chánh, kinh doanh… và rất nhiều điều kiện được qui định ở 104 điều của bộ luật. Chưa có luật đầu tư mà đã có dự án sắp hoàn thành của Trung Cộng chứng tỏ rằng Nguyễn Phú Trọng đã bí mật dâng đất cho quan thầy Trung Cộng. Đó là âm mưu bí mật bán nước bị trời hại. Đó là người dân đã nhìn thấy rõ âm mưu bán nước nên đã biểu tình phản đối dự luật, cũng có nghĩa là lột mặt nạ bán nước của tập đoàn Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân. Một bộ trưởng cà khịa. Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời phỏng vấn của báo chí, cho biết: "Trong Dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc cả. Chỉ có những người cố tình hiểu theo chiều hướng đó và đẩy vấn đề lên để chia rẽ quan hệ ta và Trung Quốc". Cha nội nầy ngụy biện mà không biết mắc cỡ miệng. Đúng là trong dự luật không có chữ “Trung Quốc” nào, nhưng trên thực tế nhà đầu tư Trung Quốc là tập đoàn Sun Group sắp hoàn thành dự án ở Vân Đồn. Ba xạo. 3). Hiểm họa của Vân Đồn đối với Việt Nam Nhà đầu tư Trung Cộng đã quy hoạch xong dự án, bao gồm: sân bay, bến cảng, khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi gồm có sòng bạc casino, “khu đèn đỏ” mà nôm na gọi là động mại dâm cao cấp để các thiếu nữ xinh đẹp người Việt phục vụ cho du khách. Cũng còn có cá độ, sân golf… Bên cạnh những cơ sở “hoành tráng” của chủ đầu tư người Tàu còn có những tụ điểm bình dân như quán bar, karaoke, massage, cà phê đè mờ, cà phê ôm… phục vụ cho dân nghèo. Những chuyên gia ngành nghề, công nhân tay nghề cao và cả lao động phổ thông Tàu khựa cũng sang Vân Đồn. Chính phủ Tàu trợ cấp di dân. Có đàn ông, có đàn bà thì có trẻ con, có trường học, chợ búa, nhà bảo sanh, bịnh viện… Một số người Việt ở Vân Đồn nhận được một số tiền bồi thường và phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún mấy đời của họ ở huyện đảo nầy. Chừng hơn một thế hệ nữa thì người Việt Nam ở đây sẽ trở thành một sắc tộc thiểu số, và bài học của Ukraina có thể được tái diễn ở Vân Đồn, Việt Nam. Đó cũng là chủ trương bành trướng của Tàu Cộng. 4). Hiểm họa “đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong” Vịnh Vân Phong, một trong 3 trong đặc khu kinh tế Trung Cộng không đứng tên mình làm chủ đầu tư mà ở phía sau những công ty khác như Đài Loan ở Formosa chẳng hạn. “Dự án mà Tập đoàn Đài Loan, (vốn luôn chịu sự chi phối và kiểm soát từ Trung Quốc), đã trúng thầu đầu tư vào Việt Nam nhưng sau đó lần lượt giao lại phần lớn cho các nhà thầu Trung Quốc, toàn bộ nhân công sử dụng là lao động Trung Quốc. Có thể khẳng định là Formosa Hà Tĩnh không còn là doanh nghiệp nước ngoài 100% vốn Đài Loan như đã đăng ký”. Bắc Vân Phong là khu vực có địa thế “núi thò chân ra biển”, tức là một bên là núi, một bên là biển. Quốc lộ 1A là tuyến đường duy nhất nối liền giao thông Bắc - Nam chạy qua đây. Vì thế, khi hữu sự, chỉ cần một lực lượng tại chỗ vừa phải, là đủ sức khiến giao thông Bắc - Nam bị cắt đứt. Từ Bắc Vân Phong chạy theo quốc lộ 26 chỉ chừng 130km là đã tới Tây Nguyên, nóc nhà của Đông Dương. Tại đây, một loạt “quả bom bùn đỏ” của hai dự án khai thác Bauxite ở Nhân Cơ (Đak Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng) đều do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu đang sẵn sàng chờ Bắc Kinh phát lịnh kích hoạt. Cả vùng Đông Nam Bộ có thể bị nhấn chìm trong biển bùn đỏ. Vịnh Vân Phong là vùng biển có độ sâu trung bình từ 20-27m, đủ sức đón mọi loại tàu bè lớn nhỏ. Đặc biệt, nhờ sự che chắn của các đảo và bán đảo, nên đây là một vịnh kín gió, có giá trị như một Cam Ranh thứ hai. Diện tích mặt biển vịnh Vân Phong thậm chí còn lớn gấp 3 lần vịnh Cam Ranh. Khi hữu sự, đội quân nằm vùng tại Bắc Vân Phong sẽ kết hợp với lực lượng từ ngoài biển hình lưỡi bò, ồ ạt đánh vào. Việt Nam sẽ bị chia cắt và mất kiểm soát từ Tây Nguyên xuống Vân Phong. Kiểm soát được vịnh Vân Phong, Trung Quốc có thể uy hiếp được tàu bè ra vào vịnh Cam Ranh, đồng thời đe dọa và vô hiệu hoá các cơ sở quân sự của Việt Nam tại Cam Ranh. 5). Hiểm họa “đặc khu kinh tế Phú Quốc” Trung Cộng thuê bờ biển Campuchia 99 năm để xây căn cứ quân sự. Phú Quốc cách bờ biển Kiên Giang 46km thì nó lại chỉ cách bờ biển Campuchia vỏn vẹn 26km. Từ năm 2016, Phnom Penh đã cho Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển (90km) trong 99 năm để xây dựng căn cứ quân sự. Theo ông Geoff Wade, một chuyên gia về châu Á từ Đại học Quốc gia Australia, thì cảng nước sâu mà Bắc Kinh đang xây dựng tại Campuchia có thể chứa hầu hết các tàu khu trục và chiến hạm khác của hải quân Trung Quốc. Trung Cộng xây Angkor Wat trên biển Công ty Union Group Thiên Tân của Trung Cộng đã thuê 45,000 hecta đất ở Botum Sakor thời gian 99 năm để mở một thành phố du lịch mang tên là “Angkor Wat trên biển”. Khu giải trí nầy bao gồm một hệ thống xa lộ, sân bay quốc tế, hải cảng cho tàu bè cỡ lớn đủ loại. Khách sạn 5 sao, sân golf, bịnh viện, sòng bạc… Angkor Wat trên biển là một vị trí chiến lược vì nó nằm trong Vịnh Thái Lan, sát với đảo Phú Quốc nên dễ dàng phối hợp hai vị trí chiến lược của Trung Cộng, trong trường hợp Trung Cộng trúng thầu đặc khu Phú Quốc. Hai vị trí chiến lược nầy cùng với hải cảng Sihanoukville đều nằm trên vành đai chiến lược của “Chuỗi Ngọc Trai” (Nhất xuyến trân châu-String of Pearls) của Trung Cộng. Khi thời cơ đến, sân bay Vân Đồn và sân bay Hải Nam sẽ giúp Trung Quốc khống chế toàn bộ vùng trời vùng biển Đông Bắc Việt Nam. Sân bay Phú Quốc cùng sân bay Hải Nam, sân bay Phú Lâm (Hoàng Sa) và sân bay Gạc Ma (Trường Sa) sẽ giúp họ kiểm soát nốt vùng trời vùng biển còn lại của Việt Nam. Tóm lại ba đặc khu kinh tế Vân đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ là đại họa cho Việt Nam khiến Việt Nam phải luôn luôn nằm trong bàn tay của Trung Cộng. Xem như bị đội chiếc vòng kim cô hoặc bị cấy “sinh tử phù” của láng giềng hữu hảo là quan thầy của đảng CSVN, chính là Trung Cộng. Chỉ cần vài thế hệ trôi qua, thanh niên trên đất nước hình chữ S nầy nhận quê cha đất tổ của họ là Trung Quốc, và hãnh diện là công dân của một cường quốc trên thế giới. Trung Quốc. 2. Nhận xét về Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế 1). Nhận xét của kinh tế gia kỳ cựu Phạm Chi Lan Bà Phạm Chi Lan nêu những nhận xét như sau: “Tôi nghĩ dự luật nầy phải dừng lại để hỏi ý kiến của những chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải chỉ là kinh tế, mà còn xã hội, an ninh, quốc phòng. Cần hỏi ý kiến của người dân. Trong những ngày qua, tôi đi khắp nơi gặp những người bình thường, ai ai cũng bức xúc. Ngồi trên xe taxi thì người lái xe cũng nêu ra những lo lắng và bức xúc của họ về dự luật nầy. Đứng về góc độ chuyên gia kinh tế, tôi thấy trong thời đại công nghiệp 4.0 toàn cầu hóa hiện nay, trong bối cảnh VN tham gia FTA (Free Trade Agreement), Hiệp Định Thương Mại Tự Do với các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã cam kết mở rộng cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các nước đến làm ăn, thì mô hình đặc khu kinh tế không cần thiết nữa vì nó mâu thuẫn. Việt Nam đã cam kết với các tổ chức kinh tế, như FTA, là sẽ tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các nước tham gia đầu tư trên toàn cõi Việt Nam, trong khi đó lại ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư vào đặc khu. Tóm lại, không cần đặc khu kinh tế nữa”. (Bà Phạm Chi Lan) Ví dụ như nước ngoài nào muốn đầu tư “dịch vụ đèn đỏ” thì quy định cho họ mở cửa kinh doanh trong khu vực Quảng Trường Ba Đình. Dịch vụ casino thì qui định cho mở cửa gần Bộ Công An để hai vị tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa được mời tham gia quản lý, vì ngành cờ bạc thì hai vị tướng công an nầy là xếp sòng. Sri Lanka hợp tác với Trung Cộng là bài học cụ thể trước mắt mà lãnh đạo đảng CSVN không cảnh giác, hoặc bị ép buộc phải dâng đất cho quan thầy. IV. Chứng minh đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước 1. Truyền thống bán nước của đảng Cộng Sản Việt Nam Những bằng chứng cụ thể, rõ ràng không ai có thể phủ nhận được cả. 1). Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng bán nước có văn tự. Đó là công hàm ngày 14-9-1958, công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. 2). Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và Đỗ Mười phải lặn lội qua tận Thành Đô ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 để thỉnh nguyện xin Trung Cộng nhận Việt Nam làm một khu sắc tộc tự trị như Mãn, Tạng, Hồi, Mông. Đó là nguyên nhân xuất phát cờ Trung Cộng là có 6 ngôi sao, tượng trưng cho Mãn Châu, Tây Tạng, Tân Cương (Hồi), Nội Mông và Việt Nam. Cờ 6 ngôi sao xuất hiện công khai trên truyền hình ngày 14-10-2011, và dùng cờ 6 sao để tiếp đón quan thầy Tập Cận Bình ngày 21-12-2011. Nguyễn Phú Trọng ôm hung Tập Cận Bình trước rừng cờ 6 sao do những bé gái vẫy chào ông Tập. 3). Ra trận cấm nổ súng để dâng 6 đảo Trường Sa cho Trung Cộng. Đó là sự kiện gọi là “Hải chiến Trường Sa” ngày 14-3-1988. Thiếu tướng Lê Mã Lương chỉ đích danh Lê Đức Anh ra lịnh cấm nổ súng. 4). Hiệp định biên giới ngày 30-12-1999 nhượng cho Trung Cộng 720km2 ở thác Bản Giốc và 11,000km2 trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Lý do bán nước là do Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu bị trúng mỹ nhân kế với gái Tàu tên Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) gọi là “Sướng con koo mù con mắt” là thế. Chúa đảng Cộng Sản vì gái Tàu mà dâng giang sơn gấm vóc của tổ tiên chỉ vì cái đó. 5). 10 tỉnh biên giới phía bắc cho Tàu khựa thuê 50 năm với 306,000 hecta, chiếm hầu hết các vị trí chiến lược phía bắc VN. 6). Từ năm 2008, miễn chiếu khán nhập cảnh (Visa) cho phép người Tàu được đi lại tự do trên toàn cõi Việt Nam như ở lãnh thổ trung ương của họ. 7). Ở những khu công nghiệp chế xuất, công nhân Tàu thành lập những khu vực riêng của họ, luật pháp Việt Nam phải ở ngoài các khu đó. Ngay cả nghĩa trang người Hoa cũng không được có mồ mả nào của người VN cả. Họ gọi là “Lãnh sự quán âm phủ của Bắc Kinh” ở Bình Dương. 8). Ngày 1-10-2010, tổ chức ăn mừng quốc khánh Trung Cộng suốt 10 ngày, lấy tiếng là kỷ niệm ngàn năm Thăng Long. Trong lịch sử VN không có ngày lễ nào gọi là kỷ niệm Thăng Long cả. Sự việc Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên Đại La ra thành Thăng Long. Do sự tích khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thể đặt tên là Thăng Long. Sự kiện lịch sử nầy không có ngày nào, tháng nào, năm nào trùng với ngày quốc khánh 1 tháng 10 (1949) của Trung Cộng cả. 9). Xây Cung Hữu Nghị Việt-Trung, lập Viện Khổng Tử, cử cán bộ cao cấp qua thụ huấn ở Trung Cộng. Cung Hữu Nghị Việt-Trung tổng phí 800 tỷ đồng (36 triệu USD. Bà Ngân và ông Tập tại Lễ khai trương Trung tâm Văn hóa TQ, Hà Nội 10). Các nhà thầu Trung Cộng luôn luôn trúng thầu gọi là “thầu trọn gói” hay là “chìa khóa trao tay” tiếng Anh viết tắt là EPC. (EPC=Engineering-Procurement and Construction). Là loại thầu do người trúng thầu thực hiện toàn bộ công tác, từ việc thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật liệu, xây dựng, chạy thử rồi bàn giao. Chìa khóa trao tay. Rất khổ sở vì các nhà máy điện dùng động cơ phế thải, vật liệu hạ cấp nên vừa chạy thử vài tháng thì chết ngắt. Tóm lại, đảng CSVN đã đặt đất nước và dân tộc VN vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm như hiện nay. 2. Ngụy biện để chạy tội bán nước Bà Ngân tuyên bố: "Tranh chấp giữa hai nhà với nhau nếu không ưa nhau thì có thể bán nhà đi chỗ khác ở được. Còn đây là quốc gia. Đất nước này là của chúng ta, chúng ta không đi đâu được, đời đời kiếp kiếp phải sống chung với “người hàng xóm” như vậy. Chúng ta phải chấp nhận ba anh láng giềng dù họ có đối xử tốt hay không. Nhưng nếu ai đánh mình thì mình phải đánh lại, không cam chịu, không cúi đầu… Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam muốn hòa bình để phát triển đất nước”. Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên định lập trường: “Tôi đã nhiều lần nói ta với Trung Quốc là láng giềng, phải ăn đời ở kiếp với nhau, xúc đất đổ đi được không?" Ngụy biện, không biết mắc cỡ miệng Trung Quốc hiện có 14 nước láng giềng, bao gồm: [url=about:blank]Triều Tiên[/url], Nga, [url=about:blank]Mông Cổ[/url], Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, [url=about:blank]Ấn Độ[/url], Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam. Và cả Đài Loan nữa. Thế nhưng tại sao không có nước láng giềng nào giống như VN đối xử với Trung Cộng vậy? Trả lời như sau: 1). Đó là lãnh đạo của 13 láng giềng kia của Trung Cộng, không có ai ôm hôn, bợ đít lãnh đạo Trung Cộng như Hồ Chí Minh đã làm cả. 2). Không có láng giềng nào nhận “Bên nây biên giới là nhà. Bên kia biên giới cũng là quê cha” 3). Không có ai xin cán bộ Trung Cộng về nước để chỉ đạo Cải Cách Ruộng Đất giết hại dân mình cả. 4). Không có ai đi phải thưa về phải trình như lãnh đạo VN đã làm đối với quan thầy Trung Cộng cả. 5) Không có ai nhận 880 tỷ USD về viện trợ vũ khí và kinh tế của Trung Cộng để vượt Trường Sơn vào bắn giết đồng bào miền Nam cả. 6). Không có ai thờ Mao Chủ Tịch như Hồ Chí Minh đã thờ: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ, Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt” (Văn nô Tố Hữu) Rõ ràng là từ Nguyễn Phú Trọng tới Nguyễn Thị Kim Ngân đều là ngụy biện đề bịp nhân dân mà thôi. Đứt dây thần kinh ngượng số 7 rồi. Nguyễn Phú Trọng tuyên hứa với Dương Khiết Trì: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân VN, luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên căn bản 16 chữ vàng và 4 tốt”. 16 chữ vàng và 4 tốt là chương trình 30 năm để hoàn tất cho Việt Nam thành một khu tự trị thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Xuất phát từ Hội Nghị Thành Đô ngày 3-9-1990. V. Biểu tình chống bán nước bùng nổ tại nhiều nơi 1. Biểu tình khắp nơi Trong suốt tháng qua, đồng bào ở nhiều tỉnh, hàng ngàn hàng vạn người phẫn nộ, khí thế sôi nổi, mang biểu ngữ đi biểu tình chống Việt Cộng bán nước 99 năm cho Tàu Cộng. Trên các trang mạng xã hội, facebook, tràn lan những lời phản đối, lên án bọn tay sai Hán ngụy, thậm chí còn chửi rủa thậm tệ bọn bán nước. Người ta đọc được những cái tên bị nêu ra là Nguyễn Phú Trọng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc… Nhiều lãnh đạo tôn giáo kêu gọi tín đồ của mình hãy can đảm nổi dậy làm nghĩa vụ công dân yêu nước, bảo vệ chủ quyền của quốc gia dân tộc. Ngay cả những cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng lên tiếng phản đối và lên án bọn bán nước cho Trung Cộng, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Người Việt ở Đài Loan, Nhật Bản và Hoa Kỳ và ở nhiều nước khác cũng đã trương biểu ngữ kêu gọi đồng bào trong nước hãy vượt qua sự sợ hãi, vô cảm, đứng lên làm lịch sử truyền thống, chống ngoại xâm và nội xâm của dân tộc Việt Nam. Sự phát động rầm rộ chỉ là một giọt nước làm tràn ly. Tức nước vỡ bờ. Chứ thật ra bán nước cho Trung Cộng là sở trường, là truyền thống mà đảng CSVN làm từ lâu rồi. Bắt đầu bán nước có văn tự của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958. 2. Hình ảnh của những cuộc biểu tình Giáo dân giáo hạt Văn Hạnh, thuộc giáo phận Vinh, Hà Tĩnh biểu tình ngày 17/06/2018 phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng Sư thầy Thích Đồng Long (giữa) tại cuộc biểu tình trước Đại Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn hôm 10/6/2018 Hàng vạn người biểu tình trước Dinh Độc Lập Sài Gòn Will Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt tham gia biểu tình ngày 10-6 ở Sài Gòn Xác xe trơ trọi xơ xác ở trụ sở PCCC, Phan Rí, Bình Thuận Cuộc biểu tình diễn ra vào trưa 8 tháng Sáu, với khoảng hơn 300 người tham dự. (Ảnh Bùi Văn Phú). Nghị viên Tâm Nguyễn của thành phố San Jose cùng tấm bảng có dòng chữ "không cho Trung Quốc thuê đất". 3. GS Tạ Văn Tài: “Đừng dồn dân vào chân tường” GS Tạ Văn Tài đã từng giảng dạy tại Trường Luật của Đại Học Harvard nói, các cuộc biểu tình tự phát là một dấu hiệu khiến cho nhà cầm quyền phải giải quyết những vấn đề gây bức xúc cho công chúng. Đừng đẩy dân vào chân tường. Tôi thấy các cuộc biểu tình là triệu chứng rõ rệt để cho nhà cầm quyền tỉnh ngộ. Con chó bị dồn đến chân tường thì nó sẽ cắn lại”. 4. Vận mạng dân tộc Việt Nam tùy thuộc vào thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay ở trong nước. Những cuộc biểu tình lớn lao chưa từng có vừa qua, người ta thấy một số lớn thanh niên và người bình dân. Tuổi trẻ trong nước đã kiên cường, bất khuất bạo lực, đã vượt ra khỏi sự sợ hãi và vô cảm, can đảm đứng lên thể hiện ý chí của người dân về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc. Tương lai của dân tộc tùy thuộc vào thế hệ thanh niên hiện nay, tiêu biểu là Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Việt Khang, Phạm Thanh Nghiên, ca sĩ Nguyễn Tín, sinh viên Trương Thu Hà và các bạn. Còn nhiều nữa. Tuổi trẻ hải ngoại như Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng cũng đã lên tiếng ủng hộ các bạn, cùng nhau góp tiếng nói chung để phản đối những âm mưu bán nước của đảng CSVN. Đặc biệt là thanh niên công dân Mỹ gốc Việt, anh Will Nguyễn, cũng đã về VN chung lòng với thanh niên và đồng bào trong nước, lên tiếng phản đối bán nước của đảng CSVN. Người Việt hải ngoại mong ước thanh niên trong nước đoàn kết lại thực hiện lời kêu gọi của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: “Hãy đứng thẳng người, hiên ngang tuyên bố: Tự do hay sống nhục!” “Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế. Bộ CT đảng CSVN và con đẻ đã phá sản đất nước, thiểu số tham quan quá giàu, đa số quần chúng sống trong nghèo khổ. Chóp bu Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng triển khai tối đa công an trị, đàn áp những người yêu nước, là bọn phản dân hại nước. Toàn dân hãy vùng lên. Xuống đường, giáng liên tiếp những đòn sấm sét ngay vào đầu Bộ Chính Trị đảng CSVN, buộc chúng phải trả quyền lực lại cho nhân dân. Quét sạch Cộng Sản!" (BS Nguyễn Đan Quế) Hãy nắm lấy thời cơ. Đảng CSVN đang chia năm xẻ bảy đấu đá nhau tranh giành quyền lực chưa đến hồi kết cuộc. Họ đang yếu. Đó là thời cơ tốt nhất để toàn dân vùng dậy đòi dân chủ, tự do, nhân quyền và chống bọn Hán ngụy. VI. Ngàn đời nguyền rủa những tên bán nước Những tên bán nước như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng và toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN, sẽ đi vào lịch sử dân tộc tiếp theo sau Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc…để ngàn đời nguyền rủa. Những thế hệ sau hãnh diện về Bà Trưng, Bà Triệu thì sẽ xấu hổ với những cái tên Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng… Một cô bé “bức xúc” bảo bà Ngân: “Bà nên về Bến Tre chăn vịt thì tốt hơn a tòng bán nước”. VII. Kết luận Qua những bằng chứng cụ thể nêu trên, đảng CSVN có truyền thống dâng đất nước cho Trung Cộng. Trong đó, Nguyễn Phú Trọng là tên bán nước số một trong lịch sử bán nước của Đảng. Nổi bật nhất là những âm mưu, thủ đoạn gian manh, xảo trá rất tinh vi, đặt bộ máy nhà nước VN dưới sự cai trị của quan thầy Trung Cộng với những cái tên gọi là “Hợp Tác”. Tức là trực thuộc. Cha nội nầy là “Number One Water Selling Man” đã bí mật ký kết hết hiệp định nầy đến hiệp ước khác, từng bước đặt VN dưới sự đô hộ của Tàu khựa. Di chúc của Hoàng Đế Trần Nhân Tông như sau: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Họ không tôn trọng biên giới qui ước, cứ luôn luôn đặt ra cái cớ tranh chấp. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta, từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chít. Phải nhớ lời dặn của ta: “Một tấc đất của tổ tiên để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta để lời nhắn nhủ nầy như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.” Muốn diệt Trung Cộng, thì trước hết phải diệt Việt Cộng. Muốn diệt Việt Cộng thì trước hết phải diệt Việt gian. Đó là công thức bảo vệ đất nước. Minnesota ngày 22-6-2018 |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Đặc Khu Kinh Tế? | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |