Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Wed 09 Oct 2019, 07:51
Người Hồng Kông tiếp tục diễu hành phản đối “Luật Cấm che mặt” ngày 5/10
Sau cuộc kháng nghị của người Hồng Kông ở 18 khu vực khác nhau để phản đối chính phủ Hồng Kông công bố “Luật Cấm che mặt” hôm 4/10, chiều ngày 5/10, người Hồng Kông tiếp tục kêu gọi “Đại diễu hành Phản đối Luật Cấm che mặt”; cảnh sát đã tăng cường canh phòng, bố trí xe phun vòi rồng và xe bọc thép tại các địa điểm quan trọng như Văn phòng Liên lạc Trung ương Trung Quốc ở Hồng Kông, Trụ sở chính phủ Hồng Kông.
Chiều ngày 5/10, người Hồng Kông tiếp tục tổ chức diễu hành để phản đối Luật Cấm che mặt được chính phủ Hồng Kông công bố hôm 4/10. (Ảnh: Secretchina)
Theo truyền thông Hồng Kông đưa tin, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 4/10 đã chính thức tuyên bố Luật Cấm che mặt, và luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/10, việc này đã khiến cho người Hồng Kông tức giận, các hoạt động phản đối luật này đã bùng nổ từ chiều ngày 4/10 tại nhiều khu vực. Chiều ngày 5/10, người Hồng Kông tiếp tục phát động “Đại diễu hành Phản đối Luật Cấm che mặt”, buổi diễu hành bắt đầu lúc 2:00 chiều tại Trung tâm mua sắm SOGO Causeway Bay, điểm cuối diễu hành là Công viên Chater tại Trung Hoàn.
Bắt đầu từ 2:00 chiều, bên ngoài khu thương mại SOGO Causeway Bay đã có hàng trăm người tập trung, và bắt đầu đi đến Trung Hoàn, nhiều người tham gia liên tiếp đeo khẩu trang, và căng biểu ngữ lớn “Tôi nguyện vinh quang quy Hương Cảng”.
Hệ thống đường sắt Hồng Kông (MRT) tuyên bố, tuyến tàu cao tốc sân bay phục vụ trở lại vào 2:30 chiều, các tuyến khác gồm cả tuyến Light Rail cũng tạm dừng hoạt động trong hôm nay.
Nhiều khu mua sắm, cửa hàng trang sức và ngân hàng ở Vịnh Causeway hôm nay cũng tạm đóng cửa.
Ngày 5/10, người dân Hồng Kông phát động diễu hành phản đối Luật Cấm che mặt. Hình ảnh người biểu tình tập trung tại Sân chơi Maple Street tối ngày 5/10. (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 5/10, người dân Hồng Kông phát động diễu hành phản đối Luật Cấm che mặt. Hình ảnh người biểu tình tập trung tại Sân chơi Maple Street tối ngày 5/10, mọi người cùng nhau giơ bàn tay xoè 5 ngón ra để biểu thị “5 yêu cầu không thể thiếu 1”. (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 5/10, người dân Hồng Kông phát động diễu hành phản đối Luật Cấm che mặt. Hình ảnh người biểu trên Đường Nathan. (Ảnh: Epoch Times)
Một người đàn ông trung niên bị cảnh sát bắt. (Ảnh: Epoch Times)
Người biểu tình Hồng Kông căng biểu ngữ lớn trong cuộc diễu hành chiều ngày 5/10. (Ảnh: Epoch Times)
Người biểu tình Hồng Kông căng biểu ngữ lớn trong cuộc diễu hành chiều ngày 5/10. (Ảnh: Epoch Times)
Người biểu tình tập tập trung trước Khu mua sắm SOGO. (Ảnh: Epoch Times)
Trí Đạt (Theo Epoch Times)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Mon 21 Oct 2019, 12:18
Hàng trăm ngàn người Hồng Kông lại xuống đường ngày 20/10 bất chấp lệnh cấm từ cảnh sát
Hôm 20/10, hơn 350.000 người Hồng Kông đã tham gia hoạt động diễu hành tại Cửu Long, để tiếp tục đưa ra 5 yêu cầu đối với chính phủ Hồng Kông cũng như lên án cảnh sát lạm dụng bạo lực và bắt người. Hoạt động lần này không được chính quyền cho phép, nên cảnh sát tiếp tục sử dụng biện pháp mạnh với người biểu tình.
Người biểu tình tức giận phản đối sau khi bị cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay, ngày 20/10/2019. (Ảnh: Reuters)
Ngày 20/10, người dân Hồng Kông tổ chức diễu hành “Xóa bỏ luật tà ác, điều tra độc lập, tái cơ cấu lực lượng cảnh sát” tại khu Cửu Long. Cuộc diễu hành bắt đầu lúc 1:30 chiều, từ Công viên Salisbury tại Tsim Sha Tsui diễu hành đến Trạm tàu cao tốc Tây Cửu Long. Khoảng hơn 350.000 người đã tham gia hoạt động lần này.
Người biểu tình mang theo các biểu ngữ ghi “Tự do cho Hồng Kông”, hay “Người Hồng Kông quyết chống lại áp bức”, và nhiều bức graffiti trên tường viết “Thà chết còn hơn bị kiểm soát”.
Người biểu tình Hồng Kông tố cảnh sát lạm dụng bạo lực. (Ảnh: Reuters)
Cảnh sát tuyên bố cuộc tuần hành mang tính bất hợp pháp, nghĩa là người biểu tình phải đối mặt với khả năng bị bắt giam. Dù vậy, từ những học sinh nhỏ tuổi đến người già, rất nhiều người vẫn xuống đường, mang theo dù để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời và che chắn khuôn mặt khỏi các camera giám sát đường phố.
Người biểu tình diễu hành tại quận Tsim Sha Tsui ở Hồng Kông vào Chủ nhật ngày 20/10. (Ảnh: Kajgana)
Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa cho đến khi những nhóm nhỏ cực đoan mặc đồ màu đen quăng bom xăng vào một đồn cảnh sát, các trạm métro và các ngân hàng Trung Quốc. Cảnh sát bắn hơi cay, dùng vòi rồng phun nước màu xanh trộn với hóa chất làm phỏng da, tấn công đám đông biểu tình tại Nathan Road – một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất Hồng Kông, cùng một số khu vực như Mong Kok, Sham Shui Po, v.v.
Người biểu tình ném ngược đạn hơi cay về phía cảnh sát. (Ảnh: Kajgana)
Đội hình dù giúp che chắn người biểu tình khỏi đạn khói và camera an ninh. (Ảnh: Kajgana)
Sau khi chính quyền đặc khu cấm biểu tình che mặt vào đầu tháng 10, bạo lực đã nổi lên tại Hồng Kông với nhiều vụ phá hoại nhắm vào các công ty được cho là ủng hộ Trung Quốc. Nhiều người cho biết càng bị đàn áp, họ càng quyết đấu tranh, nhất là sau 2 vụ tấn công bạo lực trong tuần này.
Tối qua 19/10, một thanh niên 19 tuổi phân phát truyền đơn kêu gọi biểu tình đã bị thương nặng vì một người lạ mặt đâm loạn xạ vào cổ và bụng một cách tàn nhẫn.
Nạn nhân 19 tuổi nằm trên mặt đất sau khi bị tấn công. (Ảnh: NTDTV)
Trước đó vào hôm thứ Tư 16/10, nhà hoạt động Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham), phát ngôn viên Mặt trận Dân quyền Hồng Kông (FCDH) – hiệp hội chủ trương phi bạo lực từng tổ chức những cuộc biểu tình ôn hòa hàng triệu người – đã bị những kẻ vô danh dùng búa tấn công phải nhập viện.
Chiều ngày 19/10, Phó Chủ tịch Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Trần Hạo Hoàn, thành viên Liên minh Dân chủ Xã hội Lương Quốc Hùng, thành viên Đảng Dân chủ Hà Tuấn Nhân và thành viên Công đảng Hà Tú Lan đã có cuộc gặp mặt với các phóng viên, tuyên bố 4 người sẽ dùng danh nghĩa cá nhân để phát động đại diễu hành tại Cửu Long. Hành trình diễu hành vẫn sẽ giữ nguyên như Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền trước đó đã đưa ra.
Trần Hạo Hoàn nhấn mạnh, lần này anh lấy danh nghĩa cá nhân chứ không phải Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền để phát động diễu hành.
Một số hình ảnh buổi diễu hành chiều ngày 20/10:
Hơn 350.000 người Hồng Kông đã tham gia hoạt động diễu hành tại Cửu Long, tiếp tục đưa ra 5 yêu cầu đối với chính phủ Hồng Kông cũng như lên án cảnh sát lạm dụng bạo lực và bắt người. (Ảnh: Secretchina)
Hơn 350.000 người Hồng Kông đã tham gia hoạt động diễu hành tại Cửu Long, tiếp tục đưa ra 5 yêu cầu đối với chính phủ Hồng Kông cũng như lên án cảnh sát lạm dụng bạo lực và bắt người. Tấm biểu ngữ “Chính nghĩa tất thắng”. (Ảnh: Secretchina)
Hơn 350.000 người Hồng Kông đã tham gia hoạt động diễu hành tại Cửu Long, để tiếp tục đưa ra 5 yêu cầu đối với chính phủ Hồng Kông cũng như lên án cảnh sát lạm dụng bạo lực và bắt người. (Ảnh: Secretchina)
Hơn 350.000 người Hồng Kông đã tham gia hoạt động diễu hành tại Cửu Long, để tiếp tục đưa ra 5 yêu cầu đối với chính phủ Hồng Kông cũng như lên án cảnh sát lạm dụng bạo lực và bắt người. Biểu ngữ “5 yêu cầu khôngt thể thiếu 1”. (Ảnh: Secretchina)
Biểu ngữ “Cảnh sát che mặt, cũng bằng như quan viên phóng hỏa, không cho bách tính châm đèn”. (Ảnh: Secretchina)
Hơn 350.000 người Hồng Kông đã tham gia hoạt động diễu hành tại Cửu Long, tiếp tục đưa ra 5 yêu cầu đối với chính phủ Hồng Kông cũng như lên án cảnh sát lạm dụng bạo lực và bắt người. (Ảnh: Secretchina)
Cảnh sát phun nước màu xanh vào người biểu tình. (Ảnh: Epoch Times)
Cảnh sát phun nước màu xanh vào người biểu tình. (Ảnh: Epoch Times)
Cảnh sát sử dụng lựu đạn hơi cay ở khu vực Tiêm Sa Chủy. (Ảnh: Epoch Times)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Wed 13 Nov 2019, 11:08
Nghị sĩ Mỹ: Hồng Kông là “Quảng trường Thiên An Môn phiên bản 2.0”
Trí Đạt
Chính giới bên ngoài, tổ chức nhân quyền cùng các nghị sĩ dân chủ Hồng Kông đã phẫn nộ, yêu cầu truy cứu trách nhiệm với tình trạng lạm dụng vũ lực của cảnh sát, sau khi một cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình làm người này bị trọng thương và tính mạng nguy kịch trong phong trào “tam bãi” của người Hồng Kông để tưởng nhớ sinh viên Châu Tử Lạc (Chow Tsz-lok) vào hôm qua 11/11.
Cảnh sát chĩa súng đạn thật vào người dân Hồng Kông ở cự ly gần trong sáng ngày 11/11 (Ảnh cắt từ video)
Cảnh sát nổ súng làm một người trúng đạn nguy kịch
Trong khu vực lân cận Tòa nhà Tai On tại khu dân cư Sai Wan Ho, buổi sáng sớm xuất hiện 10 người mặc đồ đen chặn đường đã bị cảnh sát giao thông giải tán. Bất ngờ khi một cảnh sát giao thông đang băng qua đường, đã quay người lại rút súng ra chỉ vào một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng và khống chế người này, sau đó quay súng chĩa vào một người đeo mặt nạ đen khi cách nhau khoảng 1 mét. Khi người thanh niên đeo mặt nạ đen không vũ trang này có ý muốn tiến lên thì cảnh sát giao thông lập tức bắn một phát vào bụng khiến anh ta ngã gục xuống đất. Một thanh niên mang đồ đen khác muốn đến ngăn viên cảnh sát giao thông đã bị bắn cảnh cáo liên tục hai phát súng.
Có thông tin cho biết hai người đã bị trọng thương, một người bị thương ở cánh tay và người kia bị thương ở bụng. Theo thông tin từ truyền thông Hồng Kông, thanh niên bị bắn trúng bụng 21 tuổi và đang trong tình trạng nguy kịch tính mạng, người còn lại bị thương nhẹ hơn.
(Ảnh tổng hợp: Epoch Times)
Thông tin về thanh niên trúng đạn hiện đang trong tình trạng nguy kịch (Hình ảnh mạng internet)
— 周锋锁 Fengsuo Zhou (@ZhouFengSuo) 11 tháng 11, 2019
Theo Nhật báo Apple Hồng Kông, ngoài vụ nổ súng tại Sai Wan Ho thì tại Tung Chung và Sha Tin cũng có cảnh sát rút súng nhắm về hướng người biểu tình. Khoảng hơn 7 giờ sáng, cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh cảnh sát chĩa súng vào người biểu tình tại ba địa điểm ở Tung Chung và Sha Tin.
Vào khoảng 7:50 sáng, khi một số cảnh sát đã trấn giữ lối vào và lối ra tại Trạm MTR Tung Chung, một cảnh sát mặc thường phục rút súng ra, ngay lập tức bị người dân xung quanh cảnh báo: “Có ngốc không? Người Hồng Kông kia!”
Còn ở đường Mei Tin tại Sha Tin là cảnh 2 người cảnh sát giao thông đứng ở giữa đường, một trong số họ chĩa súng về phía xa; tại trạm hiến máu nhân đạo ở Sha Tin, 5 nhân viên cảnh sát đi ở giữa đường, trong đó 4 người rút súng chĩa về phía trước.
Danh tính cảnh sát nổ súng
Cảnh sát Quan Gia Vinh là người đã bắn đạn thật vào thanh niên mặc áo đen trong sáng ngày 11/11 tai Sai Wan Ho (Ảnh cắt từ video)
Cảnh sát Quan Gia Vinh bắn đạn thật vào thanh niên mặc áo đen trong sáng ngày 11/11 tai Sai Wan Ho.
Sau vụ việc, danh tính của cảnh sát bắn đạn thật cũng đã được tìm ra, đó là Quan Gia Vinh – Chủ tịch Hội phụ huynh học sinh của trường Đức Vọng (Good Hope School) ở Ngau Chi Wan, vị này còn có 2 người con gái. Hiện tại, học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trường Đức Vọng cùng ký tên vào tuyên bố yêu cầu nhà trường lập tức xóa bỏ chức vụ Chủ tịch Hội phụ huynh học sinh của ông Quan Gia Vinh.
Trong tuyên bố chung nói, từ khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ đến nay, các học sinh của trường Đức Vọng ủng hộ phong trào đã nhiều lần bị đàn áp, còn Quan Gia Vinh – đương nhiệm cảnh sát và đương nhiệm Chủ tịch Hội phụ huynh học sinh của trường, trong tình huống không bị đe dọa đến an toàn của bản thân, nhưng lại đột nhiên nổ súng vào một thanh niên tay không tấc sắt.
Tuyên bố cũng đặt câu hỏi, “Bản thân Quan Gia Vinh là cha của 2 người con gái, khi đối diện với nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh lại luôn miệng nhân từ, nhưng ở bên ngoài lại cố ý bắn súng sát hại thanh niên không hề có sự đe dọa tới bản thân ông ta, không thể tưởng tượng được, dưới sự dẫn dắt của cảnh sát hung tàn đến như vậy, Hội phụ huynh học sinh trường Đức Vọng làm sao có thể giúp cho học sinh có môi trường học tập yên ổn?”
Quốc tế lên án: Tái hiện sự kiện Thiên An Môn
Ngày 10/11, cảnh sát ném bom cay về phía giới phóng viên tác nghiệp tại đường Tai Ho ở Tsuen Wan Hồng Kông (Hình: Epoch Times).
Trên Twitter, Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn phe Cộng hòa tại Mỹ cho biết, hành vi của cảnh sát Hồng Kông quá khủng khiếp, đây là “Quảng trường Thiên An Môn phiên bản 2.0 – đây không phải là lực lượng cảnh sát, mà là lực lượng trấn áp tự do và chống dân chủ.”
— Sen. Marsha Blackburn (@MarshaBlackburn) 11 tháng 11, 2019
Thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley cũng chia sẻ trên Twitter: “Nếu đây không phải thành phố cảnh sát, thì đó là gì?” Hawley chỉ ra tình hình ở Hồng Kông rất nghiêm trọng, Thượng viện Mỹ nên ngay lập tức bỏ phiếu biểu quyết về Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông.
Luke de Pulford, thành viên của Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh cũng chỉ trích cảnh sát Hồng Kông trên Twitter: “Cảnh sát giao thông vừa bắn vào người biểu tình. Dự đoán khủng khiếp của Martin Lee là sự thật. Cách đây hai tháng ông nói: ‘Những người Hồng Kông này thà chết chứ không khuất phục.’ Khi nào Lâm Trịnh Nguyệt Nga và Cộng sản Trung Quốc chấm dứt sự điên rồ này?”
WARNING: GRAPHIC IMAGES. Traffic cops (yes *traffic cops*) have just fired live rounds into protesters. Martin Lee’s terrible prediction is coming true. Two months ago he said “These #HongKongers are willing to die for their cause”. When will Lam and the CCP end this insanity? pic.twitter.com/UmJHkNovbH
— Luke de Pulford (@lukedepulford) 11 tháng 11, 2019
Ông đã bình luận về video cảnh sát Hồng Kông chạy xe lao thẳng vào những người biểu tình: “Rõ ràng là Ngày kỷ niệm đình chiến năm 2019 (11/11) sẽ được xem là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử Hồng Kông. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nước Anh, chắc chắn cần hành động!”
Video cảnh sát chạy xe lao thẳng vào người biểu tình trên Twitter của Luke de Pulford:
It is becoming clear that Armistice Day 2019 will be remembered as one of the darkest in the history of #HongKong. No one can defend this. The international community – especially the U.K. – must act now. @TomTugendhat @tariqahmadbt @foreignoffice @HongKongFP @RepChrisSmith https://t.co/1d9fua7GbO
— Luke de Pulford (@lukedepulford) 11 tháng 11, 2019
Phe Dân chủ, các tổ chức nhân quyền cùng lên án
Phe Dân chủ Hồng Kông lên án cảnh sát lạm dụng vũ lực, yêu cầu nghiêm, ngay lập tức chấm dứt tình trạng này, chấm dứt sát hại người dân, làm leo thang xung đột xã hội (Ảnh: Secretchina)
Các đảng chính trị dân chủ tại Hồng Kông và một số tổ chức nhân quyền đã cáo buộc hành vi cảnh sát Hồng Kông bắn vào người biểu tình không vũ trang là có ý đồ giết người.
Bà Trần Thục Trang, người triệu tập của phe dân chủ đã chỉ trích cảnh sát lạm dụng hơi cay, ném cả vào khuôn viên nhà trường, trên đường phố…, làm ảnh hưởng nhiều trường học. Bà cho rằng bi kịch của ngày hôm nay là hệ quả của giới chức cấp cao đã dung túng cảnh sát trong vài tháng qua, khiến hiện nay bạo lực cảnh sát ngoài tầm kiểm soát, rơi vào tình cảnh không thể cứu vãn, kêu gọi Chính phủ Hồng Kông ngay lập tức lập một ủy ban điều tra độc lập, tổ chức lại toàn diện lực lượng cảnh sát, điều tra vấn đề bạo lực của cảnh sát trong 5 tháng qua.
Đối với người biểu tình đấu tranh, bà kêu gọi người dân Hồng Kông tiếp tục chiến đấu không sợ hãi: “Dù chính quyền đáng hổ thẹn đến đâu, bạo lực có tiếp tục leo thang, nhưng quyết tâm của chúng ta phải được giữ vững.”
Đảng Dân chủ cực lực lên án tình trạng cảnh sát lạm dụng vũ lực quá mức, làm xung đột leo thang: “Đảng Dân chủ thể hiện quan điểm phẫn nộ và cật lực lên án cảnh sát nổ súng và chạy xe lao vào người biểu tình… Hành vi gây căm phẫn không chỉ vi phạm điều lệ cảnh sát, còn có thể gây chết người, hậu quả sẽ chỉ làm gia tăng thêm nhiều xung đột, làm tình hình ngày càng hỗn loạn, xung đột xã hội sẽ nghiêm trọng hơn! Đảng Dân chủ yêu cầu cảnh sát ngay lập tức ngừng lạm dụng quyền lực, lạm dụng vũ lực, chấm dứt sát thương người dân, kích động thêm mâu thuẫn xã hội.”
Cơ quan giám sát nhân quyền Hồng Kông cũng bày tỏ phẫn nộ đối với cảnh sát lạm dụng súng đạn để đối phó với người biểu tình, đây là hành vi có thể giết chết hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho người dân, phải lập tức chấm dứt. Yêu cầu giới chức cảnh sát phải truy cứu trách nhiệm và bắt giam xử tội những cảnh sát đã gây ra hành động này, phải lập tức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trí Đạt (trithucvn)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Thu 14 Nov 2019, 07:39
Cảnh sát Hồng Kông “tổng động viên tấn công” Đại học Trung văn tối ngày 12/11
Trí Đạt
Phong trào phản Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông nhanh chóng leo thang sau khi cảnh sát dùng đạn thật bắn vào sinh viên cũng như nhiều vụ người biểu tình tử vong một cách lạ lùng. Thái độ của Chính phủ Hồng Kông ngày càng có xu hướng cứng rắn, từ chối yêu cầu của người dân. Ngày hôm qua (12/11), cảnh sát tiếp tục leo thang sử dụng vũ lực, đã phái khoảng 500 cảnh sát “tấn công” Đại học Trung văn Hồng Kông, liên tiếp trong 4 giờ đồng hồ cảnh sát liên tục ném lựu đạn hơi cay và bắn đạn cao su khiến cho ít nhất 60 sinh viên bị thương, có sinh viên bị thương nghiêm trọng do trúng đạn vào đầu, mắt, sau gáy. Ít nhất 4 người đã bị cảnh sát bắt.
Sinh viên Đại học Trung Văn Hồng Kông cùng nhau hô lớn “Đại học Trung văn là nhà của chúng tôi” để từ chối cảnh sát tiến vào. Cảnh sát đã bắn nhiều đạn hơi cay và đạn cao su về phía sinh viên (Ảnh: Epoch Times)
Sáng sớm ngày 12/10, người dân Hồng Kông tiếp tục phát động hoạt động kháng nghị, chặn các đường giao thông chính ở nhiều khu vực. Bắt đầu từ sáng, cảnh sát đã đối đầu với người kháng nghị trong nhiều trường đại học, và nhiều lần bắn đạn hơi cay trong khuôn viên trường.
Khoảng 15:00, cảnh sát chống bạo động xông vào Đại học Trung văn Hồng Kông, sau khi giơ cờ màu cam và màu đen cảnh báo, cảnh sát bắt đầu bắn đạn hơi cay và đạn cao su với mật độ dày đặc.
Theo Nhật báo Apple Hồng Kông đưa tin và thông tin từ Hội sinh viên Đại học Trung văn, từ 18:00, cảnh sát Hồng Kông đã phái khoảng 200 cảnh sát phòng chống bạo động đến Đại học Trung văn để tiến hành hành động bắt bớ, sinh viên của trường đã chống trả ngoan cường, lập phòng tuyến giằng co với cảnh sát, cảnh sát liên tiếp tăng quân chi viện, ném lựu đạn hơi cay và bắn đạn cao su. Có sinh viên bị bắn vào sau gáy, đầu, mắt, cũng có phóng viên bị đạn bắn vỡ ống kính.
Hiệu trưởng Đại học Trung văn Hồng Kông Đoàn Sùng Trí (Rocky Tuan), Phó Hiệu trưởng Ngô Cơ Bồi cùng nhiều nghị viên Hội đồng lập pháp ra tuyến đầu để nói chuyện với cảnh sát, kêu gọi phía cảnh sát ngừng sử dụng vũ lực nhưng không được.
Ông Đoàn Sùng Trí từng nói với sinh viên rằng, cảnh sát ở gần khu vực Đại học Trung văn là để duy trì an toàn cho đường cao tốc Tolo, mục đích không phải là vào trường đại học, và đề xuất yêu cầu hai bên cùng lui lại, nhưng cảnh sát không có ý lui lại, sau đó đã bắn đạn hơi cay ngay trước mặt Hiệu trưởng và nhiều người, sinh viên lần lượt che chở để họ tránh đi.
Đối mặt với thế tấn công liên tiếp bằng đạn hơi cay của cảnh sát, sinh viên bắt đầu ném bom xăng và đốt đồ vật để tạo phòng tuyến. Bắt đầu từ 18:00, tiếng đạn hơi cay liên tiếp phát ra trong trường Đại học Trung văn, ước tính lên đến hàng ngàn lượt bắn, hiện trường dày đặc khói mù. Theo báo cáo hóa nghiệm được người dân Hồng Kông tiến hành, đạn hơi cay mới nhất được cảnh sát Hồng Kông sử dụng là do Đại Lục sản xuất, trong đó có chứa nhiều chất gây ung thư như Hidro xyanua (HCN), Dioxin, khi đốt cháy ở nhiệt độ 500 độ C sẽ gây hại cho cơ thể rất lớn.
Lúc 22:00 ngày 12/11, xe phun vòi rồng tiến vào Đại học Trung văn Hồng Kông (Ảnh từ Facebok của Apple Daily)
Khoảng 21:30, cảnh sát tiếp tục tăng thêm người đến Đại học Trung văn, có thông tin cho biết cảnh sát từng điều động thêm 300 người đến Đại học Trung văn, hiện trường có tổng cộng khoảng 500 cảnh sát, hành động này được cư dân mạng miêu tả là “tổng động viên tấn công” Đại học Trung văn. Đến 22:00, xe phun vòi rồng tiến vào Đại học Trung văn, và phun nước vào sinh viên, sinh viên hoang mang chạy để né tránh, phòng tuyến bị phá vỡ.
Khoảng 22:00, cảnh sát vẫn điều động thêm 300 người xông vào khu vực Đại học Trung văn Hồng Kông (trái) và hơn 200 cảnh sát chống bạo động đang đối đầu với sinh viên (phải). Ảnh người dân cung cấp.
Cảnh sát cũng điều động máy bay trực thăng bay vòng quanh trên Đại học Trung văn. Được biết, hiện trường có ít nhất 60 sinh viên bị thương, có sinh viên bị thương nghiêm trọng và bất tỉnh, nhưng cơ quan cứu hộ không cách nào vào bên trong để tiến hành sơ cứu. Đồng thời, cảnh sát cũng phái một phân đội khác “tấn công” Đại học Thành phố Hồng Kông ở Cửu Long Đường (Kowloon Tong), sinh viên cũng lập phòng tuyến để chống cự lại.
Theo Đài Phát thanh Truyền hình Hồng Kông đưa tin, cảnh sát Giang Vĩnh Tường thuộc Phòng Quan hệ Công chúng của cảnh sát Hồng Kông đã nói trong cuộc họp báo chiều cùng ngày rằng cảnh sát vì để đối phó với hành vi “bạo đồ” nên đã tiến vào phạm vi trường đại học dùng biện pháp xua đuổi giải tán và hành động bắt giữ.
Tuy nhiên, Liên minh Học giả Tự do Học thuật đã phát biểu tuyên bố, mạnh mẽ lên án cảnh sát Hồng Kông xông vào khuôn viên trường đại học, yêu cầu truy cứu trách nhiệm của cảnh sát; đồng thời yêu cầu hiệu trưởng các trường và cấp quản lý cùng bảo vệ sinh viên, cũng như bố trí cho sinh viên tạm nghỉ 1 tuần.
Tuyên bố này còn yêu cầu cảnh sát lập tức dừng việc xông vào khuôn viên các trường đại học, và không sử dụng đạn hơi cay trong phạm vi trường đại học, đồng thời tuyên bố cũng kêu gọi giáo viên, sinh viên và giới giáo dục cân nhắc đến việc bãi khóa cũng như thúc giục Chính phủ Hồng Kông đáp ứng 5 yêu cầu.
Video cảnh đối đầu giữa cảnh sát và sinh viên:
Ngày 12/11/2019, trong khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông, sinh viên bị cảnh sát đánh chảy máu (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 12/11/2019, trong khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông, sinh viên bị cảnh sát đánh chảy máu (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 12/11/2019, trong khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông, cảnh sát bắn đạn hơi cay về phía sinh viên (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 12/11/2019, trong khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông, cảnh sát bắn đạn hơi cay về phía sinh viên (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 12/11/2019, trong khuôn viên Đại học Trung văn Hồng Kông, cảnh sát bắn đạn hơi cay về phía sinh viên (Ảnh: Epoch Times)
Trí Đạt
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Mon 02 Dec 2019, 08:32
Báo Trung Quốc 'lơ' kết quả bầu cử ở Hong Kong
TTO - Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc chỉ tường thuật rằng cuộc bầu cử hội đồng cấp quận ở Hong Kong đã diễn ra nhưng không nêu chi tiết về kết quả, với chiến thắng áp đảo của phe ủng hộ dân chủ.
Những người ủng hộ phe dân chủ ăn mừng chiến thắng sau cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hong Kong hôm 24-11 - Ảnh: AFP
Ngay sau cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hong Kong, truyền thông Trung Quốc đại lục ngày 25-11 đã phớt lờ thất bại của phe ủng hộ chính quyền Bắc Kinh trong cuộc bầu cử này, với thông tin về kết quả bầu cử bị kiểm duyệt gắt gao, theo báo South China Morning Post.
Nhiều tờ báo chính thống Trung Quốc chỉ đưa ra những tường thuật ngắn về cuộc bỏ phiếu. Thay vào đó, họ tập trung kêu gọi giữ gìn pháp luật và trật tự, đồng thời cáo buộc các quốc gia phương Tây đang kích động bất ổn.
Chẳng hạn, hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc không tường thuật chi tiết kết quả cuộc bầu cử này, trong đó phe ủng hộ dân chủ đã thắng tại 17/18 quận.
"Theo thông tin được Ủy ban quản lý bầu cử Hong Kong công bố, tất cả 452 ủy viên hội đồng quận của tất cả 18 quận đã được bầu chọn" - Tân Hoa xã tường thuật.
Bài báo viết tiếp: "Trong 5 tháng qua, những người phá rối trật tự công cộng dùng bạo lực muốn làm rối loạn Hong Kong đã cấu kết với các lực lượng bên ngoài… Tình trạng bất ổn không ngừng trong xã hội đã làm gián đoạn nghiêm trọng quá trình bầu cử và một số kẻ gây rối đã gây lo lắng cho những ứng viên yêu nước vào ngày bầu cử.
Hiện tại việc chấm dứt tình trạng bạo lực và khôi phục trật tự vẫn là những nhiệm vụ hàng đầu của Hong Kong".
Trong khi đó, Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài xã luận viết rằng cuộc bầu cử hội đồng cấp quận ở Hong Kong hôm 24-11 đã được tổ chức "giữa dông bão" và khen ngợi cảnh sát Hong Kong đã làm tốt nhiệm vụ để đảm bảo một cuộc bầu cử "yên bình, an toàn và trật tự".
Bài xã luận cũng kêu gọi "những người yêu nước" ở Hong Kong tiếp tục đoàn kết. "Những người yêu Trung Quốc và Hong Kong nên tiếp tục tập trung vào các lợi ích chung và lâu dài của Hong Kong, tiếp tục đoàn kết để vượt qua khó khăn hiện tại và tiếp tục gánh vác trách nhiệm khôi phục trật tự công cộng cũng như đảm bảo sự thịnh vượng của Hong Kong" - bài xã luận viết.
Cũng trong ngày 25-11, phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm tại Nhật Bản, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng dù kết quả bầu cử như thế nào, Hong Kong vẫn là một phần của Trung Quốc.
Kết quả kiểm phiếu cho thấy phe ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong thắng áp đảo ở 17/18 hội đồng quận. Các ứng viên ủng hộ dân chủ giành được 347/452 ghế hội đồng quận. Theo sau đó là các ứng viên ủng hộ Bắc Kinh với 60 ghế, còn lại là các ứng viên độc lập.
Giáo sư Tống Tiểu Trang (Song Sio-chong) - đến từ Trung tâm Luật cơ bản của Hong Kong và Macau tại Đại học Thâm Quyến - nhận định Bắc Kinh rơi vào tình trạng bối rối trước sự ủng hộ đông đảo dành cho các ứng viên ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.
"Dường như các cử tri ở Hong Kong đã quan tâm ít hơn về kinh tế hay các vấn đề đời sống và muốn cho thấy sự giận dữ với chính quyền. Nếu đúng như vậy, việc cai quản Hong Kong trong tương lai có thể trở nên khó khăn và có nhiều thứ mà Bắc Kinh không thể thực hiện được" - giáo sư Tống đánh giá.
Tuy nhiên, giáo sư Tống không cho rằng kết quả cuộc bầu cử hội đồng cấp quận sẽ có tác động lớn lên cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Hong Kong (Legco) vào năm tới hay việc bầu chọn các lãnh đạo mới của đặc khu.
Trong khi đó, ông Điền Phi Long (Tian Fei Long) - chuyên gia về chính sách Hong Kong và hiện là giáo sư luật tại Đại học hàng không vũ trụ Bắc Kinh - gọi kết quả cuộc bầu cử này là "một bài học chính trị lớn". Ông kêu gọi Bắc Kinh và phe ủng hộ Bắc Kinh cần xem xét kỹ lưỡng cách tiếp cận của họ, nếu không thất bại sẽ tiếp tục diễn ra.
Nguồn: Tuổi Trẻ online
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Mon 02 Dec 2019, 08:42
Người già, học sinh lại xuống đường hát 'Vinh quang cho Hong Kong'
TTO - Khoảng 1.000 người, chủ yếu là học sinh cấp trung học và người lớn tuổi, đã tham gia một cuộc tuần hành ôn hòa ngày 30-11, thể hiện sự ủng hộ với phong trào dân chủ Hong Kong.
Nhiều người lớn tuổi ở Hong Kong đã tham gia cuộc tuần hành tại khu trung tâm ngày 30-11 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, đây là một trong những cuộc tuần hành ôn hòa hiếm hoi trong suốt 6 tháng qua ở Hong Kong.
Ngoài học sinh và người lớn tuổi, các mục sư, nghệ sĩ và nhà giáo dục cũng lên sân khấu được dựng tại công viên Chater Garden để chia sẻ quan điểm của họ về lý do tại sao phong trào đòi dân chủ cho Hong Kong phải tiếp tục.
Nhiều người bên dưới giơ 5 ngón tay thể hiện sự ủng hộ 5 yêu sách của người biểu tình với chính quyền Hong Kong. Một trong những yêu sách này là lập một ủy ban độc lập để điều tra các hành vi sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát với người biểu tình.
Họ đặt tay lên ngực và cùng hát bài "Vinh quang cho Hong Kong", một bài hát không rõ người sáng tác nhưng dường như đã trở thành khúc ca cổ vũ biểu tình trong nhiều tháng qua.
Khoảng 1.000 người đã tham gia cuộc tuần hành - Ảnh chụp màn hình SCMP
Cuộc tuần hành ngày 30-11 đã được sự cho phép của cảnh sát. Theo quan sát của Reuters, một số người mặc áo đen đã xuất hiện gần đám đông nhưng không có động tĩnh gì.
Ông Tam Kwok-sun - 64 tuổi, một trong những người tổ chức cuộc tuần hành - chia sẻ ông hi vọng sự kiện hôm nay sẽ đoàn kết người trẻ và những người lớn tuổi của Hong Kong.
Một số học sinh trung học tham gia tuần hành cho biết các em rất ngạc nhiên khi thấy những người lớn tuổi tham gia. "Khoảng cách tuổi tác giữa chúng em và các ông bà là rất lớn. Nhưng điều đó cho thấy chúng em và các cụ đều có cùng tư tưởng", một em chia sẻ.
Sau cuộc bầu cử hội đồng quận hôm 24-11, tình hình tại Hong Kong có chiều hướng bình tĩnh trở lại khi các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình giảm xuống thấy rõ. Các đảng ủng hộ dân chủ Hong Kong đã kiểm soát 17/18 hội đồng quận thành phố.
Nguồn: Tuổi Trẻ online
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Mon 02 Dec 2019, 08:53
Bầu cử Hồng Kông làm tan vỡ ảo tưởng tại Bắc Kinh Lê Mạnh Hùng November 28, 2019
Hàng vạn cánh tay đưa lên vì một Hồng Kông dân chủ. (Hình: Getty Images)
Khi kết quả cuộc bầu cử địa phương tại Hồng Kông được đưa ra hôm Chủ Nhật vừa qua, những người thuộc phe dân chủ – một liên minh lỏng lẻo của các đảng phái ủng hộ quyền bầu cử cho tất cả mọi người dân và chống lại các chính sách của Bắc Kinh, đã ngạc nhiên đến phát khóc. Tuy rằng họ hy vọng sẽ chiến thắng mặc dầu những e sợ về sự can thiệp của chính quyền và gian lận, nhưng không bao giờ họ ngờ là chiến thắng lại lớn đến như vậy.
Cho đến khi cuộc kiểm phiếu kết thúc, phe dân chủ đã tăng gấp ba số ghế tại các chính quyền địa phương, đánh bại phe thân Bắc Kinh chiếm đến 87% số phiếu bầu so với chỉ có 13% cho các đảng thân chính quyền với tỷ lệ số người đi bầu cao nhất từ trước tới nay.
Cách đây bốn năm, các đảng thân Bắc Kinh được đến 65% tổng số phiếu nhưng lần này các đại biểu của phe chính quyền lần lượt gục ngã, bị cuốn vào sọt rác bằng một làn sóng phẫn nộ nuôi dưỡng bởi hơi cay và những hành động đàn áp càng ngày càng tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông.
Trong khi đó, ở các tòa soạn báo chí tại Bắc Kinh, kết quả bầu cử đã tạo ra một sự hoảng hốt với các biên tập viên cuống cuồng tìm cách làm sao xoay kết quả lại để coi như là có lợi cho đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trái ngược với đa số các quan sát viên tại Hồng Kông, các biên tập viên, và các quan chức cộng sản đằng sau họ có vẻ như thật sự tin rằng các đảng thân chính quyền sẽ chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử này. Tuyên truyền quả là một chất ma túy làm người ta say và Bắc Kinh đã say vì chính ma túy của mình.
Theo một phóng viên ngoại quốc tại Bắc Kinh, vốn có quan hệ nhiều với các nhà báo người Hoa thì cả tại hai tờ Global Times (tiếng Anh) và Nhân Dân Nhật báo (tiếng Hoa) các phóng viên đều được lệnh viết bài mừng chiến thắng trước ngày bầu cử hôm 24 Tháng Mười Một (với các con số để trống dành sau khi có kết quả). Và những tiên đóan này bao gồm cả chiến thắng cho những nhân vật như Junius Ho mà những lời tuyên bố mạt sát các người tranh đấu đã bị dân Hong Kông căm ghét, nhưng lại được Bắc Kinh ưa thích và thường xuyên đưa lên mặt báo.
Cuộc bầu cử tại Hồng Kông như vậy đã cho ta thấy một vấn đề đáng quan ngại: ở những tầng lớp cao cấp trong giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Hoa người ta tin vào chính những tuyên truyền của mình. Và đó là một triển vọng đáng sợ cho tương lai Trung Quốc, cho Hồng Kông và cho cả thế giới, đặc biệt là vào lúc hệ thống cai trị này đang phải vật lộn với những vấn đề khó khăn mà chính họ tạo nên.
Có nhiều triển vọng rằng ngay đến cấp lãnh đạo cao nhất, nhóm chung quanh ông Tập Cận Bình cũng tin vào những luận điệu đưa ra bởi chính quyền Hồng Kông và các quan chức của mình, tức là “cái đa số thầm lặng” như bà Carrie Lam, trưởng quan hành chánh Hồng Kông thường xuyên gọi họ, đã chán ngắt việc phản đối, quy trách nhiêm cho phe đối lập và muốn quay trở lại tình trạng bình thường. Thế nhưng đây là một luận điệu có thể được chứng minh là không đúng một cách dễ dàng qua các cuộc thăm dò dư luận vốn liên tục cho thấy người Hồng Kông không cảm thấy là đồng tộc với dân lục địa, không tin tưởng vào cảnh sát và tuy rằng chán ngán với những bạo động nhưng quy trách nhiệm cho chính phủ chứ không phải phe đối lập.
Điều gì đã tạo ra cái sự sai lầm khổng lồ này?
Có lẽ nhân tố chính là chính những người chịu trách nhiệm thao túng dư luận Hồng Kông lại là những người chịu trách nhiệm báo cáo về sự thành công hay thất bại của những gì mình làm.
Cơ quan chính chịu trách nhiệm việc này là Văn phòng Hồng Kông của Trung ương đảng, vốn trên nguyên tắc lo về quan hệ giữa Hồng Kông và đại lục, nhưng trên thực tế đóng vai trò điều hợp cho các họat động Mặt Trận Thống Nhất phối hợp các họat động của các chính trị gia thân Bắc Kinh, báo chí thân Cộng cũng như là cho những ưu đãi cho những doanh nghiệp hoặc cá nhân nào họ nghĩ là cần thiết. Đồng thời cơ quan này cũng chịu trách nhiệm cung cấp những tin tức tình báo cho chính quyền Bắc Kinh.
Các cuộc biểu tình phản đối là một thất bại khổng lồ cho Văn Phòng Hồng Kông. Chủ đề “đa số thầm lặng” là một cách để nhằm biện minh cho mình thành ra những tin tức gì ủng hộ cho chủ đề này được chuyển về Bắc Kinh trong khi những tin tức gì đi ngược lại thì bị ếm nhẹm. Một chuyện tương tự cũng đã xảy ra cách đây bốn năm với Văn Phòng Đài Loan của Bắc Kinh, khi họ tiên đoán là Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn sẽ thua nặng.
Nhưng đây không phải là một vấn đề mới gì đối với các chế độ chuyên chế. Ta có thể thấy nó có ngay từ thời nhà Thanh với các tướng lãnh báo cáo với triều đình về những chiến thắng chống lại quân Anh.
Hồng Kông chưa phải là một vấn đề có tầm quan trọng chính trị sinh tử đối với chế độ. Thế nhưng nếu tình trạng này tiếp tục đối với các vấn đề khác thì sẽ có lúc nó dẫn giới lãnh đạo Bắc Kinh có một quyết định mà có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm hơn nhiều cho chế độ và cho thế giới. (Lê Mạnh Hùng)
Nguồn: Người Việt
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Mon 02 Dec 2019, 09:25
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Thu 05 Dec 2019, 09:55
ĐCSTQ nhượng bộ Quảng Đông vì sợ ngọn lửa đấu tranh lan toàn quốc?
Từ khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông bùng nổ đến nay, mặc dù truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc bôi nhọ người biểu tình Hồng Kông là “bạo đồ”, nhưng không ít người dân Đại Lục đã mạo hiểm đăng video, hình ảnh và chữ viết để biểu đạt ủng hộ, hoặc là đem những thông tin chân thực truyền tải tại Đại Lục.
Trong lúc người Hồng Kông giành được thắng lợi qua bầu cử cấp quận thông qua đấu tranh gần nửa năm, mồi lửa phản đối Dự luật Dẫn độ cũng đã lan đến Đại Lục. Ngày 28/11, người dân ở trấn Văn Lâu, vùng đô thị Hóa Châu thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông đã học theo người Hồng Kông đề xuất “5 yêu cầu”, hô lớn “Quang phục Mậu Danh, cách mạng thời đại”, dũng cảm đứng ra phản đối quyết định sai lầm của chính quyền địa phương và dùng vũ lực phản kháng lại trấn áp bạo lực của cảnh sát. Ngày 1/12, Bí thư Đảng ủy và Trưởng công an thị trấn Văn Lâu đã công khai nhượng bộ.
Người dân trấn Văn Lâu, thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông kháng nghị chính quyền cưỡng chế xây nhà hỏa táng (Ảnh từ intenet)
Tại trấn Văn Lâu thuộc đô thị Hóa Châu, thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông đã xảy ra sự kiện xung đột kịch liệt giữa người dân và cảnh sát, nguyên dân dẫn đến sự kiện này là do chính quyền địa phương muốn xây dựng nhà hỏa táng mới. Cư dân trấn Văn Lâu cho biết, chính quyền đô thị Hóa Châu nói rằng muốn thu hồi đất để xây dựng “công viên sinh thái nhân văn”, nhưng cho đến ngày 27/11 mới thông báo khu công viên bao gồm cả nhà tang lễ, tức là sẽ xây dựng nhà hỏa táng. Cư dân mạng cho biết: “Hôm trước nói với bạn rằng xây dựng công viên sinh thái, hôm sau lại biến thành xây dựng nhà hỏa táng, bạn có chấp nhận được không?”
Có thông tin cho biết, biến động nhất thời này có liên quan đến người nhiều người Hồng Kông tử vong. Ngày 13/11, Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông Lý Gia Siêu cho biết, từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay, cảnh sát đã nhận được 256 trường hợp tự sát, số người chết trước khi đến bệnh viện hoặc tử vong khi đến bệnh viện lên đến 2.537 trường hợp. Có người dân Hồng Kông nói, những người này vẫn chưa bao gồm cả những trường hợp mất tích, bị bắt, chết vì tham gia kháng nghị, lần phản đối Dự luật Dẫn độ này Hồng Kông có rất nhiều người chết.
Mô phỏng Hồng Kông đề xuất “5 yêu cầu”
Để kháng nghị việc xây nhà hỏa táng, từ ngày 28/11, hàng nghìn người dân trong thôn vốn muốn đến trụ sở chính quyền địa phương biểu tình hòa bình, nhưng đã bị nhiều cảnh sát chống bạo động chặn đường, dẫn đến xung đột kịch liệt giữa người dân và cảnh sát.
Người dân Văn Lâu đã học theo người Hồng Kông, cầm ô để chống lại lựu đạn hơi cay của cảnh sát, chặt cành cây hoặc dùng khung tre để cản đường, đề phòng cảnh sát tăng chi viện từ các ngả đường. Họ còn bao vây cả đặc cảnh, ném gạch vào xe bọc thép, còn có xe cảnh sát đến chi viện cũng bị lật lên.
Không ít thôn dân tay cầm gậy gộc từng có thời điểm đẩy lùi đặc cảnh trấn áp, đuổi họ lên núi, và còn đốt cả trạm kiểm soát mà cảnh sát lập lên. Tuy nhiên, đối diện với cảnh sát có trang bị vũ khí đầy đủ như dùi cui và súng ống, khiên, cùng với việc liên tiếp ném lựu đạn hơi cay, dùng xe phun vòi rồng, không ít người dân tay không tấc sắt bị đánh bị thương phải đưa đến bệnh viện, trong đó có cả người già và trẻ em.
Cảnh sát đối đầu với người dân ở thị trấn Văn Lâu (Ảnh từ interet)
Một thôn dân Văn Lâu bị nhóm cảnh sát vây đánh (Ảnh từ Twitter)
Cảnh sát sử dụng bạo lực với thôn dân (Ảnh từ Twitter)
Cảnh sát ném lựu đạn hơi cay (Ảnh từ Twitter)
Trong hai ngày đấu tranh kháng nghị, đã có khoảng 200 người đã bị bắt, tuy nhiên thôn dân học người Hồng Kông nản lòng, không phân nam nữ già trẻ, cùng nhau căng băng rôn, hô khẩu hiệu để đối đầu với công an cầm khiên dài, thậm chí có người thôn dân tình cảm kích động còn quỳ xuống, đề xuất 5 yêu cầu, bao gồm ngừng xây nhà hỏa táng, điều tra cảnh sát lạm quyền, thả người bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 28/11, chính quyền bỏ tiền ra sửa lại những cơ sở vật chất đã bị hủy hoại, và lập tức khôi phục xanh hóa địa điểm xây dựng công trình.
Chiều ngày 29/11, trên mạng lan truyền một bức ảnh chụp thông cáo của chính quyền, nói rằng sẽ dừng dự án, nhưng thôn dân nghi ngờ thông cáo là giả, và tiếp tục ra đường. Thứ Sáu tuần trước (30/11), người dân đã tập trung trước trụ sở chính quyền thị trấn để căng băng rôn phản đối xây nhà hỏa táng và đã xảy ra đối đầu với cảnh sát.
4 ngày sau chính quyền thả người và bồi thường
Đối mặt với sự dũng cảm và không khuất phục của người kháng nghị, ĐCSTQ bắt đầu “đạp phanh” và nhượng bộ.
Ngày 1/12, đối mặt với hàng nghìn người biểu tình ở bên ngoài trụ sở chính quyền thị trấn, Bí thư Đảng ủy trấn Văn Lâu Lý Vĩ Hoa đã cùng một số quan chức và luật sư gặp mặt người dân, đồng thời dùng loa để hồi đáp lại những yêu cầu của người dân. Ông Lý Vĩ Hoa trước tiên cam kết vĩnh viễn không không xây dựng công viên sinh thái nhân văn và nhà tang lễ ở trấn Văn Lâu, hương thân phụ lão không nên vì sự kiện này mà ảnh hưởng đến sự phát triển của trấn Văn Lâu, hiện trường khi đó vang lên tiếng hoan hô của người dân. Ông Lý Vĩ Hoa cũng cho biết, luật sư tại hiện trường và nhân viên công tác liên quan sẽ làm thủ tục miễn xá liên quan cho những người bị bắt.
Cục trưởng Cục Công an đô thị Hóa Châu cũng cam kết thả người bị bắt, sẽ cung cấp dịch vụ điều trị và bồi thường tổn thất cho người bị bắt, cam kết sẽ không tính sổ sau khi sự việc kết thúc. “Đối với những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xử lý như thế nào, cũng sẽ tiến hành thương lượng cùng mọi người.”
Cuộc kháng nghị ở Mậu Danh đã kết thúc chỉ trong thời gian ngắn ngủi 4 ngày. Tuy nhiên cũng có thôn dân lo lắng việc thả những người bị bắt chỉ là kế hoãn binh của chính quyền, bộ phận người bị bắt vẫn là “bảo lãnh chờ thẩm tra”, vẫn có khả năng bị điều tra và truy cứu sau này. Lãnh đạo Hồng Kông còn không bằng Quảng Đông “một quốc gia, một chế độ”
So sánh thái độ giữa Hồng Kông và chính quyền tỉnh Quảng Đông trong sự kiện lần này, rất nhiều người Hồng Kông nói: “Lâm Trịnh Nguyệt Nga còn không bằng Bí thư Đảng ủy trấn Văn Lâu!”
Bình luận chỉ ra, lần này người dân trấn Văn Lâu đã học người Hồng Kông nên mới trở nên dũng cảm. Mấy năm trước cũng xảy ra phong trào người dân chống bạo lực tương tự, nhưng rất nhiều người chỉ dám đi “tản bộ” hoặc là quỳ xuống thỉnh nguyện, chú không dám đánh trả cảnh sát. Lần này thì lại khác, thôn dân dựa vào số đông, còn đẩy lùi cả cảnh sát.
Ngày 3/4/2014, rất nhiều người tập trung trước tòa nhà trụ sở chính quyền Mậu Danh để phản đối chính quyền xây dựng nhà máy hóa chất P-Xylen (Ảnh: Getty Images)
“Đây là lần đầu tiên trong 70 năm qua, ĐCSTQ lần đầu cúi đầu nhượng bộ dân chúng! Dân chúng trấn Văn Lâu rất dũng mãnh! Họ còn ném pháo hoa về phía cảnh sát, giống như người Hồng Kông ném bom xăng về phía cảnh sát! Họ học Hồng Kông, điều này khiến cho ĐCSTQ cũng sợ hãi! ĐCSTQ sợ nhất là cuộc đấu tranh ở Hồng Kông mở rộng! Cho nên chính quyền đành phải nhượng bộ. Vì sao hiện nay không cho người Đại Lục thấy tình hình Hồng Kông? Chính là họ sợ mang dũng khí của người Hồng Kông đến Đại Lục”, bà Trần, một người Đại Lục thường xuyên đi lại giữa Đại Lục và Hồng Kông chia sẻ.
Còn ở Hồng Kông, thị dân phản đối Dự luật Dẫn độ sửa đổi, đã không ngừng ra đường diễu hành, từ 300.000 người đến 500.000 người, đến ngày 9/6 là 1 triệu người, nhưng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn cố chấp không màng đến dân ý, vẫn tuyên bố ngày 12/6 tiếp tục đọc lần 2 dự luật này tại Hội đồng lập pháp, và khiến cho 2 triệu người ra đường kháng nghị ngày 16/6, và người kháng nghị đã xông vào Hội đồng Lập pháp để ngăn cản.
Sau đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố “tạm thời hoãn sửa đổi dự luật”, rồi tiếp tục tuyên bố “dự luật đã chết” rồi “rút lại dự luật”, mỗi bước biểu đạt thái độ này đều là dưới sự thúc đẩy ngoan cường của người Hồng Kông. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ đầu đến cuối không hề thực sự hiểu dân tâm và dân ý, cho bên mới dẫn đến việc bà sai lầm một cách hoang đường khi cho rằng “phe kiến chế ắt thắng trong cuộc bầu cử cấp quận ở Hồng Kông”.
Vì để giữ mũ ô sa, Bí thư Đảng ủy trấn Văn Lâu đã nhượng bộ người dân, còn bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vì để bảo vệ mũ ô sa lại không thể không hành ác với dân chúng. Dù thế nào, Hồng Kông xảy ra chuyện, Bắc Kinh sợ nhất là toàn quốc bắt chước Hồng Kông, nên mới nhanh chóng để cho sự kiện ở Mậu Danh lắng xuống.
Trí Đạt (trithucvn)
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông Sat 07 Dec 2019, 08:27
Vì sao giới trẻ Hồng Kông mạo hiểm tính mạng để đấu tranh vì tự do?
• Trí Đạt •
Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông đã kéo dài được gần 5 tháng, ngày 23/10, Cục trưởng Cục An ninh Hồng Kông Lý Gia Siêu đã chính thức hủy bỏ dự thảo “Pháp lệnh Tội phạm bỏ trốn” sửa đổi trước Hội đồng lập pháp Hồng Kông. Tuy nhiên, bước đi này của chính phủ Hồng Kông quá muộn, Connie, một người biểu tình Hồng Kông 27 tuổi chia sẻ với Reuters rằng, “[Bước đi này của chính phủ Hồng Kông là] quá nhỏ và quá muộn”, “còn những yêu cầu khác cần chính phủ phải đáp ứng, đặc biệt là vấn đề bạo lực.”
Cảnh sát Hồng Kông ném lựu đạn hơi cay trên đường Nathan Hôm 27/10. (Ảnh: Epoch Times)
Mấy tháng qua, cuộc đấu tranh dân chủ của người Hồng Kông chưa hề dừng lại. Tối hôm 26/10, giới y tế Hồng Kông tập trung tại Công viên Chater để tổ chức mít tinh chống bạo lực. Ngày 27/10, họ tiếp tục diễu hành “Truy cứu cảnh sát sử dụng bạo lực, Bảo vệ người dân, đồng hành cùng phóng viên” và “Hội tưởng niệm hạc giấy tự do”.
Khủng bố mà cảnh sát Hồng Kông gây ra liên tiếp leo thang, một người biểu tình 22 tuổi lấy biệt danh là “Vô danh tiểu tốt” từng nói với tờ New York Times rằng, khi anh tận mắt nhìn thấy cảnh sát nằm vùng bắn súng đạn thật vào đám đông, kể từ giờ phút đó, anh biết rằng “sinh mệnh mình đã nằm trong nguy hiểm”. Mặc dù vậy, thanh niên Hồng Kông vẫn không khuất phục, không sợ hãi, cận kề cái chết cũng không chùn chân. Họ cùng mang theo di thư đã viết sẵn, tinh thần đấu tranh hy sinh vì nghĩa bất cứ lúc nào từ lâu đã khiến cho thế giới cảm động.
Rất nhiều người cảm phục giới trẻ Hồng Kông đã và đang hỏi: Rốt cuộc là điều gì đã thúc đẩy họ đấu tranh mà không sợ chết, thậm chí là người Trung Quốc Đại Lục tại Hồng Kông cũng muốn tham dự?
Người biểu tình Hồng Kông bị cảnh sát khống chế trên đường Nathan hồi tháng 8/2019. (Ảnh: Rumbo a lo desconocido / Shutterstock)
Trước khi nói vào chủ đề này, chúng ta hãy xem 2 nữ sinh Hồng Kông chia sẻ:
Lần đầu tiên trong đời tham gia biểu tình
Tháng 6 năm nay, nữ sinh 15 tuổi Tử Tháp cùng bạn học tham gia cuộc diễu hành đầu tiên trong đời mình. Tử Tháp cho hay, việc cô tham gia diễu hành chính là muốn nói với chính phủ rằng, mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng cô cũng quan tâm đến xã hội như bao người khác. Ngày 2/9, Tử Tháp cũng tham gia hoạt động bãi khóa. Cô chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cô nhận định thân phận mình là “người Hồng Kông”. “Sinh ra tại Hồng Kông, yêu Hồng Kông. Nhìn thấy sự không tốt và phiền phức của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), so sánh hai bên, thì Hồng Kông vẫn tốt hơn nhiều.”
Yêu văn hóa Trung Hoa, không chấp nhận chế độ ĐCSTQ
Năm 2017 là tròn 20 năm chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, để truyền thụ “chấp nhận dân tộc” cho thế hệ trẻ Hồng Kông, chính phủ Hồng Kông đã đưa 15 thanh niên Hồng Kông đến Đại Lục học tập. Kathy, một người rất yêu thích văn hóa truyền thống Trung Quốc, đã thực tập 6 tuần tại Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh, tất cả chi phí đều do chính phủ Hồng Kông chi trả.
2 năm sau, sinh viên khoa nghệ thuật đã tốt nghiệp này đã tham gia vào phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. Chia sẻ với Đài Á châu Tự do (RFA), Kathy cho biết, lập trường của bản thân hiện nay cùng với sự yêu mến văn hóa lịch sử Trung Quốc “không hề có xung đột”. Cô nói: “Sự yêu mến của tôi đối với văn hóa Trung Quốc không hề khiến cho tôi tin tưởng hơn hoặc yêu thích pháp luật và chế độ chính trị của Trung Quốc (ĐCSTQ).” Nhận định về thân phận
Trong lời chia sẻ của 2 cô gái này, đều trực tiếp hoặc gián tiếp nhắc đến “nhận định thân phận”.
Thời kỳ Hồng Kông thuộc Anh, người ta có thể tự do nhận định mình là người Hồng Kông, người Trung Quốc hoặc công dân thế giới. So sánh với thế hệ trước, mối quan hệ giữa thanh niên Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục cũng không phải là mật thiết, họ càng có khả năng cho rằng bản thân có thân phận người Hồng Kông.
Đại học Hồng Kông đã từng làm cuộc khảo sát hồi tháng 6, trong những người được hỏi ở độ tuổi 18 – 29 tuổi, có 69,7% người cho rằng bản thân là “người Hồng Kông”, 0,3% người tự nhận là “người Trung Quốc”. Hai con số này đã lần lượt đạt mức cao và thấp kỷ lục kể từ khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông vào năm 1997.
Những người được hỏi ở độ tuổi 30 trở lên có tỷ lệ đồng tình với Trung Quốc cao hơn, nhưng vẫn có 49% người cho rằng bản thân là “người Hồng Kông”. Cần phải chỉ ra, những cư dân tuổi tác tương đối cao này, rất nhiều người được sinh ra tại Trung Quốc Đại Lục, hoặc cha mẹ họ vẫn ở Đại Lục. Tuy nhiên, con cái của họ lại không đồng tình với thể chế của ĐCSTQ. Đặc biệt là có rất nhiều người có cha mẹ ở Đại Lục bị ĐCSTQ bức hại đến mức không thể tiếp tục sống được và phải vượt biên đến Hồng Kông.
Nhà nghiên cứu Alan Yau thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông cho biết, gần đây, rất nhiều người chuyển hướng sang thân phận khép kín và gò bó hơn.
Sau khi chủ quyền được chuyển giao, kinh tế Hồng Kông đang dần dần suy thoái. Cộng thêm mỗi năm có khoảng 50.000 người Trung Quốc di dân đến Hồng Kông, khiến cho thân phận truyền thống của người Hồng Kông chịu áp lực to lớn hơn. Đầu tư bất động sản của di dân Đại Lục, chiếm đoạt tài nguyên, điều trị y tế, v.v khiến thân phận “người Hồng Kông” và “người Trung Quốc” đột nhiên trở nên vô cùng nhạy cảm.
Nhà chính trị học Brian C.H. Fong thuộc Đại học Giáo dục Hồng Kông hình dung, tình huống này chính là “một quốc gia, hai chủ nghĩa dân tộc”. New York Times cho biết, điều này thực tế là ám chỉ địa vị “một quốc gia, hai chế độ” tại Hồng Kông cần phải được bảo hộ.
Nhưng sự thực thì không phải như vậy. Người Hồng Kông đã ngày càng nhìn thấy rõ sự bất đồng giữa Đại Lục và Hồng Kông, nhưng sau khi chủ quyền được chuyển giao, sự bất đồng này đang thu hẹp dần. Thanh niên Hồng Kông yêu mến tự do dân chủ ngày càng không thích ĐCSTQ, nhất là sự tàn bạo của ĐCSTQ đối với người Đại Lục, khiến họ ngày càng cảm thấy sợ hãi.
Tổng Thư ký Đảng Demosistō Hoàng Chi Phong, một thanh niên mới 23 tuổi nhưng bị ĐCSTQ gọi là “phần tử đòi ly khai Hồng Kông” chia sẻ với VOA rằng, rất nhiều người trẻ Hồng Kông không đồng tình với ĐCSTQ, là bởi “sự đàn áp nhân quyền” của ĐCSTQ. Nhìn thấy người Tân Cương bị giam giữ, nhìn thấy Nghị viên Hội đồng lập pháp bị xua đuổi, nhìn thấy nhà bán sách Hồng Kông bị công an Đại Lục bắt giữ, phóng viên nước ngoài bị đuổi, tất cả đều đang thúc đẩy mọi người “tiếp tục đấu tranh”. ‘Một quốc gia, hai chế độ’ chỉ còn là cái vỏ
Trước khi chủ quyền được chuyển giao, hai nước Trung Quốc và Anh Quốc đã có nhiều vòng đàm phán để ký kết “Tuyên bố chung Trung – Anh”. Bản tuyên bố có viết rất rõ ràng, ĐCSTQ cam kết trong 10 năm (trước năm 2007), Hồng Kông sẽ thực thi chế độ bầu cử phổ thông kép để chọn ra Nghị viên Hội đồng lập pháp và Trưởng Đặc khu. Thời điểm đó, điều này đã khiến cho người Hồng Kông tràn đầy sự mong đợi.
Nhưng 10 năm trôi qua, ĐCSTQ không hề tuân thủ theo “Tuyên bố chung Trung – Anh”, không hề thực hiện cam kết bầu cử phổ thông kép. Năm 2007, đương nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là ông Hồ Cẩm Đào còn nói, năm 2017, Hồng Kông có thể trực tiếp bầu chọn Trưởng Đặc khu hành chính, sau đó là toàn bộ cơ cấu lập pháp. Điều này lại tiếp tục khiến cho người Hồng Kông như được thắp thêm ngọn lửa hy vọng.
Tuy nhiên, sự giải thích về luật pháp của ĐCSTQ vào ngày 31/8/2014, đã sớm làm vỡ tan hy vọng của người Hồng Kông. Sau đó, bùng nổ “Phong trào Ô dù” kéo dài 79 ngày, người Hồng Kông hy vọng có thể buộc Bắc Kinh thực hiện cam kết. Nhưng cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng vũ lực và hơi cay, khiến cho hy vọng cuối cùng của thế hệ trẻ Hồng Kông cũng tan thành mây khói.
Cuộc diễu hành phản đối Dự luật Dẫn độ lần đầu tiên bùng nổ tại Hồng Kông vào ngày 9/6 với hơn 1 triệu người tham gia. (Ảnh: Epoch Times)
Hơn nữa, người Hồng Kông ngày càng phát hiện, sự thâm nhập và kiểm soát Hồng Kông của ĐCSTQ ngày càng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng. Thân phận đảng viên ngầm của Trưởng Đặc khu Hồng Kông, khiến họ hoàn toàn trở thành con rối của Bắc Kinh. Họ chỉ biết vâng vâng dạ dạ tuân lệnh của Bắc Kinh, còn đối với dân ý và tiếng nói của người Hồng Kông lại coi như không nhìn thấy gì, coi như không nghe thấy gì, thậm chí một mực đàn áp những nhân sĩ bất đồng chính kiến tại Hồng Kông.
Đặc biệt là cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 2016, thanh niên Hồng Kông bầu chọn ra nghị viên mà mình vừa lòng. Nhưng những người này sau đó lại bị đuổi ra khỏi Hội đồng Lập pháp, tư cách nghị viên cũng bị tước đoạt một cách vô lý.
Nhà bình luận thời sự Hồng Kông Lewis Loud chỉ ra, việc đuổi nghị viên trẻ ra khỏi Hội đồng Lập pháp là hành động “giết người hàng loạt đối với thế hệ thanh niên”, là ĐCSTQ tiến hành “thanh trừng cả một thế hệ” Hồng Kông một cách hiệu quả.
Thực ra, phần lớn thanh niên Hồng Kông không hề muốn để Hồng Kông chia tách khỏi Đại Lục, họ chỉ là hy vọng bảo lưu thân phận đặc thù của họ mà “một quốc gia, hai chế độ” trao cho. Nhưng sự việc lại không giống như mọi người chờ đợi. New York Times chỉ ra, hầu như mỗi ngày đều có chứng cứ mới cho thấy tự do của Hồng Kông “đang dần dần mất đi, nơi này đang bị che phủ bởi cái bóng của Bắc Kinh”.
“Một quốc gia, hai chế độ” chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, Hồng Kông đã suy thoái và mang màu sắc cùng với ĐCSTQ – màu đỏ.
Cuộc diễu hành phản đối Dự luật Dẫn độ lần đầu tiên tại Hồng Kông vào ngày 9/6 với hơn 1 triệu người tham gia. (Ảnh: Epoch Times)
Hồng Kông màu máu
20 năm chờ đợi, người Hồng Kông từ thất vọng trở thành tuyệt vọng, thanh niên không nhìn thấy tương lai của bản thân. Mà trong đúng thời điểm này, con rối Lâm Trịnh Nguyệt Nga và các nghị viên thân ĐCSTQ bắt đầu thúc đẩy sửa đổi “Pháp lệnh Tội phạm bỏ trốn” (còn gọi là Luật Dẫn độ). Các đảng viên ĐCSTQ của Hồng Kông có ý đồ cho phép dẫn độ người nghi là phạm tội đến Đại Lục xét xử.
Người Hồng Kông ý thức được ĐCSTQ có ý đồ đánh thông “bức tường lửa pháp trị” giữa Đại Lục và Hồng Kông, muốn kiểm soát hoàn toàn Hồng Kông, triệt để biến “một quốc gia, hai chế độ” thành “một quốc gia, một chế độ”. Đây không chỉ là tấn công vào quyền lợi tự do dân chủ của người Hồng Kông mà liên quan đến tương lai của người Hồng Kông, liên quan đến hạnh phúc và lợi ích của Hồng Kông.
Cảm thấy lo lắng cho tương lai, thanh niên Hồng Kông đã đứng lên gánh vác trọng trách. Bằng nhiều hoạt động như diễu hành của 1 triệu người, 2 triệu người, 1,7 triệu người mít tinh, thanh niên Hồng Kông đã dùng phương thức hòa bình, lý tính, phi bạo lực để biểu đạt yêu cầu với chính phủ Hồng Kông.
Tuy nhiên, chính phủ Hồng Kông vẫn luôn lạnh nhạt, phớt lờ dân ý, dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh, cảnh sát Hồng Kông bắt đầu dùng vũ lực trấn áp đối với “hòa bình, lý tính, phi bạo lực”.
Mấy tháng qua, công an Đại Lục trà trộn vào cảnh sát Hồng Kông, dùng các phương thức khác nhau nhắm vào thanh niên Hồng Kông: Sử dụng lựu đạn hơi cay hết hạn, đạn túi vải, đạn cao su, đạn bọt biển, bạo lực tình dục, thay nhau cưỡng gian, bắn đạn thật ở cự ly gần, thậm chí giết người diệt khẩu, ném thi thể từ trên cao xuống, ném thi thể xuống biển, v.v…
Người biểu tình đặt hoa tưởng niệm những người tử vong trong sự kiện khủng bố trắng tối ngày 31/8 tại nhà ga Prince Edward. (Ảnh: Epoch Times)
Ông X phải đeo khẩu trang để che mặt
Hôm 26/10, tại Công viên Hòa Bình 228 ở Đài Bắc, Đài Loan đã có một cuộc họp báo về sự kiện “Xây dựng lại bia tưởng tưởng niệm sự kiện tại ga Prince Edward”. Ông X, một người đến từ Hồng Kông chia sẻ ông từng tham gia hoạt động chiếm lĩnh tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông hôm 12/6. Sau đó vài tháng, lúc nào ông cũng lo lắng đang bị người khác theo dõi, cái bóng của sự sợ hãi vẫn luôn theo sát ông. Lo lắng khủng bố trắng tại Hồng Kông, ông mong mọi người lượng thứ cho việc mình phải đeo khẩu trang để che mặt.
Ông kể một câu chuyện: Một nữ sinh Trung Quốc tham gia kháng nghị, sau khi bị bắt đến San Uk Ling, đã bị ít nhất 4 cảnh sát thay nhau cưỡng gian. Sau đó, nữ sinh này đã 4 lần tự sát bất thành, hiện giờ chỉ có thể dựa vào thuốc an thần mới có thể ngủ được.
Ngô Ngạo Tuyết – dũng khí siêu phàm
Hôm 10/10, nữ sinh Ngô Ngạo Tuyết thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông và Hiệu trưởng Đoàn Sùng Trí đã có một cuộc đối thoại. Nữ sinh viên dũng cảm này đã dùng dũng khí siêu phàm để gỡ bỏ mặt nạ. Cô vừa khóc vừa kể về việc bị cảnh sát đánh bị thương, bị bắt, thậm chí bị cảnh sát bạo lực tình dục trong thời gian bị tạm giam.
Đoạn video sau khi được lan truyền trên mạng, cô đã nhận được nhiều thư và tin nhắn đe dọa. Đe dọa cô nếu tiếp tục ra mặt lên tiếng, sẽ bị bắt cóc, cưỡng gian, thậm chí những người đe dọa còn viết rõ “kế hoạch thi hành bạo lực”. Trong thư đe dọa có sử dụng chữ chính thể và chữ giản thể (người Đại Lục sử dụng chữ giản thể). Điều đó cho thấy, cả hai khu vực Đại Lục và Hồng Kông đều có người đe dọa cô.
Nữ sinh Ngô Ngạo Tuyết thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông đeo khẩu trang kể về việc bị xâm hại, sau khi bị bắt giam tại trại tam giam San Uk Lang. (Ảnh từ Facebook)
Trong đó, một bức thư đe doạ, họ nói sẽ đem theo dịch máu có HIV, sau khi thay nhau cưỡng gian sẽ tiêm loại virus này vào người cô, còn nói sẽ tiêm lượng thuốc độc thích hợp, đồng thời đe dọa sẽ tung ảnh và video lõa thể của cô lên mạng.
Theo Ngô Ngạo Tuyết nói, số điện thoại của cô chỉ có bạn bè thân thích mới có. Nhưng sau khi bị bắt hồi tháng 9, cảnh sát đã uy hiếp cô phải giao điện thoại của cô ra. Cho nên chúng tôi tin rằng bạn bè thân thích của cô không có quá nhiều khả năng lan truyền số điện thoại của cô, nghi ngờ lớn nhất chính là cảnh sát, họ đã phát tán và tạo khủng bố.
Ngô Ngạo Tuyết gặp phải những đe dọa khủng bố này đều là dưới hình thức thư và tin nhắn. Còn người nhà của những người “bị tự sát”, họ gặp phải đe dọa do hắc cảnh đến nhà mặt đối mặt đe dọa. Điều này rất có khả năng là nguyên nhân khiến rất nhiều người nhà của người bị hại không dám đứng ra nói sự thật.
Vì sao người nhà nạn nhân không lên tiếng?
Người nhà của nạn nhân không dám đứng ra nói sự thật có thể do 2 nguyên nhân. Một là sau khi phát hiện thi thể người bị hại, thi thể sẽ rất nhanh bị hỏa táng, ngay cả lễ tưởng nhớ thông thường cũng không có. Thứ hai, hắc cảnh nhiều lần “ghé thăm” người nhà của người bị hại, đe dọa người nhà họ nếu dám nói sự việc ra thì những người nhà khác và con cái đều sẽ bị đối xử như vậy.
Cảnh sát Hồng Kông có cả công an Đại Lục trà trộn vào, không thể tưởng tượng được họ dám làm ra những hành động gì. Bởi vì những hành vi của họ từ lâu đã vượt quá giới hạn làm người thấp nhất, từ lâu đã không phải là hành vi của con người. Điều này khiến người ta không khỏi sợ hãi.
Cảnh sát, công an đã làm gì?
Trên bức tường truy điệu được dựng lại mới có ít nhất mấy chục người đã mất mạng trong thời gian diễn ra đấu tranh, trong đó có cả Trần Ngạn Lâm – một kiện tướng bơi lội 15 tuổi. Cô gái có thể nhảy từ bệ nhảy cao 5m xuống hồ sâu 5m, nhưng thi thể lõa thể bị phát hiện trôi trên biển một cách kỳ lạ.
Cảnh sát kiểm tra camera giám sát gần đó và cho biết chắc chắn Trần Ngạn Lâm đã tự nhảy xuống biển. Nhưng khi Hoàng Chi Phong yêu cầu cảnh sát công khai đoạn ghi hình đó, cảnh sát đã mặc kệ lời yêu cầu này. Phía cảnh sát rốt cuộc đã che giấu điều gì? Vì sao không dám công khai băng ghi hình?
Tháng trước, một học giả tự do đã công bố trong thời gian xảy ra phản đối Dự luật Dẫn độ có 109 vụ “tự sát” khả nghi. Đặc biệt là sau sự kiện cảnh sát khủng bố tại ga tàu cao tốc Prince Edward hôm 31/8, trong 10 ngày kể từ ngày 1/9, các vụ án mà cảnh sát Hồng Kông nhận định là “tự sát” đã tăng mạnh lên 49 vụ.
Tuy nhiên, những vụ án được gọi là “tự sát” này rất đáng nghi ngờ. Điểm nghi ngờ là nơi phát hiện thi thể rơi từ trên lầu xuống mà cảnh sát công bố lại không có vết máu, trên thi thể còn có vết thương cũ. Thi thể nổi trên mặt biển có hai tay bị trói. Còn có một cô gái mà cảnh sát chắc chắn cô bị “tử vong do đuối nước” nhưng từ trước đó đã là một trạng thái của “thi thể khô”.
Những thi thể được phát hiện này đều có trạng thái tử vong rất đáng sợ! Cảnh sát và công an rốt cuộc đã làm những gì? Cuộc chiến sống còn, không thể rút lui
Tuy nhiên, điều mà cảnh sát Hồng Kông và công an Đại Lục không ngờ tới, chính phủ Hồng Kông mà đứng đầu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không ngờ tới, Trung Nam Hải cũng không ngờ tới, đó là thủ đoạn tàn ác của họ đã gặp phải cuộc đấu tranh “giống như nước” của người Hồng Kông.
Người Hồng Kông mà đứng đầu là thanh niên đã ý thức được rằng cần phải gánh vác sứ mệnh “khôi phục Hồng Kông”, cứu vớt Hồng Kông đang nguy vong. Họ dùng phương thức dũng cảm, kiên định để đánh úp chính phủ Hồng Kông, Bắc Kinh và ĐCSTQ, dùng cuộc “cách mạng thời đại” để tuyên cáo với thế giới, thanh niên Hồng Kông “có thể đối kháng với chính quyền độc tài bạo chính”, có thể khiến cho Hồng Kông tỏa sáng trở lại.
Cảnh sát khống chế người biểu tình ở khu vực nhà ga Tai Koo hồi tháng 8/2019. (Ảnh: Rumbo a lo desconocido / Shutterstock)
Hoàng Chi Phong chia sẻ trên Twitter: “Thế giới chỉ cần biết một điểm. Sự kiện tại Hồng Kông đã vượt khỏi phạm vi phản đối Dự luật Dẫn độ, vượt khỏi phạm vi của Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thậm chí là vượt khỏi phạm vi dân chủ. Những điều này đều rất quan trọng. Nó liên quan đến tương lai của Hồng Kông sau năm 2047, liên quan đến tương lai của thế hệ chúng ta.”
Hội trưởng Hội Sinh viên Đại học Giáo dục Hồng Kông Lương Huy Đình cho biết cuộc chiến chống lại Luật Dẫn độ là vấn đề liên quan đến tồn vong. Mặc dù tất cả mọi người đều “cảm thấy sợ hãi”, nhưng vì tự do dân chủ nên cần phải đứng ra.
Trong một buổi tập trung của phái nữ, luật sư Linda Wong chỉ ra: “Thanh niên đấu tranh không phải là vì tư lợi bản thân, mà là vì hạnh phúc và lợi ích của Hồng Kông.”
Cô Mã (hóa danh), từng tham gia cuộc diễu hành với 1 triệu người tham gia hồi tháng 8 cho biết dù chỉ còn một tia hy vọng cũng cần phải đòi lại. “Bởi vì chúng ta cần gánh vác trách nhiệm cho thế hệ sau, sự tự do này đáng quý và khó có được, chúng tôi không muốn mất.”
Cô gái 16 tuổi Tô Hiểu Thanh thường tự hỏi: “Phải chăng là làm chưa đủ, nếu vậy thì còn có thể làm gì hơn?” Sau khi tham gia một hoạt động hồi tháng 6, cô đã trở về nhà và khóc một trận. Nhưng sau khi khóc xong, cô lại nói với bản thân mình: “Cần phải đứng ra, cố gắng đoàn kết nhiều người hơn nữa.”
Nhân viên kế toán Trương Thiệu Nhân có bài viết đăng trên tờ Apple Daily nói rằng 30 năm tới, Hồng Kông sẽ từng bước bị khóa chặt vào Trung Quốc, trở thành một thành phố nội địa Trung Quốc. Hồng Kông vốn tràn đầy tự do phồn vinh, tràn đầy sức sống, đa nguyên văn hóa sẽ đi lùi mấy chục năm. Từ bầu trời trong xanh bị khóa vào trong màn đêm u tối, thế hệ người Hồng Kông này không đấu tranh, há chẳng phải trở thành tội nhân của thời đại sao?
Bài viết nói ngày 1/10, ĐCSTQ tổ chức duyệt binh diễu võ dương oai, người Hồng Kông về cơ bản đều vô cảm trước hoạt động này. Một chính quyền đến ngay cả sự tôn trọng cũng không biết, một quốc gia mà ngay cả người dân đi vào nhà vệ sinh cũng cần nhận diện khuôn mặt chắc chắn không phải là thứ mà người Hồng Kông muốn, Hồng Kông là thành phố văn minh tiến bộ. Còn về những vũ khí đầu đạn hạt nhân và tên lửa tầm xa trong cuộc diễu binh vừa rồi, năm 1989 khi Liên Xô giải thể, có dùng đến những đầu đạn trong các cuộc diễu binh hàng năm? Văn minh của nhân loại là cần tôn trọng lẫn nhau, cùng trợ giúp nhau cùng tồn tại, chứ không phải là dựa vào báng súng trấn áp người dân đẫm máu, cướp đoạt lợi ích của người khác.
Trương Thiệu Nhân chỉ thẳng: Đây chính là nguyên nhân thanh niên Hồng Kông đối mặt với đàn áp đẫm máu nhưng lại tràn đầy sự phẫn nộ, không có chút sợ hãi mà rút lui nào. Người Đại Lục tại Hồng Kông ủng hộ Hồng Kông
Sự nuốt chửng tự do dân chủ của Hồng Kông của ĐCSTQ không chỉ khiến thanh niên Hồng Kông không thể nhẫn nhịn được, mà nhiều người Đại Lục đang ở Hồng Kông cũng không chấp nhận được. Họ liên tiếp dùng các phương thức khác nhau của bản thân mình để biểu đạt sự ủng hộ đối với người dân Hồng Kông, thậm chí tham gia vào đội ngũ đấu tranh.
Trong bóng dáng của những người ủng hộ thanh niên Hồng Kông này có một nữ sĩ giấu tên tại Đại Lục đã đặc biệt đến Hồng Kông bỏ ra 10.000 Đô la Hồng Kông để mua nước cho người dân tham gia kháng nghị; thanh niên Đại Lục tham gia vào cuộc đại diễu hành ngày 7/7 và biểu đạt sự cảm tạ đối với người Hồng Kông. Còn có bà mẹ từ Đại Lục đối mặt với những cảnh sát chuẩn bị xông trận đã trực tiếp mắng cảnh sát rằng sớm muộn gì cũng sẽ bị ĐCSTQ “dùng xong rồi ruồng bỏ”.
Những nghĩa cử này của người Đại Lục từng cảm động biết bao nhiêu người. Nhưng cần chú ý rằng đây chỉ là những đóa hoa được mọi người phát hiện trong làn sóng người Đại Lục tại Hồng Kông ủng hộ người Hồng Kông.
Tại đây chúng tôi đưa ra 2 câu chuyện của 2 cô gái học tập tại Hồng Kông. Trở thành “thủ túc” của người kháng nghị
Trần Nhân, một sinh viên Đại Lục sinh sau năm 1990, cách đây 5 năm cô đã đến Hồng Kông học Thạc sĩ. Ở Đại Lục, cô chụp một bức ảnh đạp xe trong trang phục đội mũ bảo hiểm và đeo mặt nạ. Cô chia sẻ với BBC, “cũng coi như đã gián tiếp biểu đạt thái độ rồi”.
Ngày 12/6, nhiều đoàn thể tại Hồng Kông phát động hoạt động bãi công, bãi khóa, bãi thị. Trần Nhân và các bạn người Hồng Kông cùng đi đến Hội đồng Lập pháp. Trong lúc cô muốn đi xuống dưới cây cầu vượt, người bạn đồng hành nhắc nhở cô: “Nếu quyết định đi xuống, bạn phải chuẩn bị cho việc bị bắt.” Trần Nhân lưỡng lự một hồi nhưng cô vẫn quyết định tham gia vào đội ngũ kháng nghị. Đây là lần đầu tiên cô tham gia vào hoạt động kháng nghị dân chủ quy mô lớn, và trở thành “thủ túc” với những người đấu tranh khác. Trong phong trào này, những người biểu tình đều dùng từ “thủ túc” (anh em như tay với chân) để xưng hô với nhau, để biểu thị sự thân mật như anh em thân thiết.
Tối ngày 23/8, khoảng 210.000 người tại Hồng Kông đã tham gia hoạt động nắm tay nhau tạo thành ‘Con đường Hồng Kông’ để phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh từ Facebook)
Cô còn dùng ví dụ mà tận mắt mình chứng kiến hình ảnh những người cha người mẹ đang đẩy xe trẻ em, người tàn tật ngồi xe lăn, v.v… để giải thích cho người Đại Lục trên WeChat, phản bác cách nói “kích động” của ĐCSTQ. Cô nói: “Người Hồng Kông biết làm chủ bản thân họ, không phải vì người khác đưa tiền hoặc là bị kích động nên mới ra đường diễu hành.”
Trần Nhân còn đặc biệt nhấn mạnh thông qua việc hòa cùng người Hồng Kông cùng tiến cùng lui, “càng cảm nhận được sự mỹ lệ và đáng quý của xã hội Hồng Kông, càng cảm thấy sự mỹ lệ này có thể là được xây dựng trên sự tưởng tượng đối lập với sự xấu xí của ĐCSTQ”. “Mong muốn bản thân là người Hồng Kông”
A Y, 19 tuổi, cách đây 2 năm cô đã đến Hồng Kông, cô đã bỏ công sức khổ luyện nói tiếng Quảng Đông, tích cực kết giao với bạn bè bản địa. Sau khi bắt đầu phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, cô đã tham gia diễu hành, còn tham gia vào điểm tiếp tế vật tư để tiếp tế nước và đồ ăn, cũng từng tình nguyện tham gia phiên dịch tiếng Anh để quảng bá sự kiện này ra quốc tế.
Ấn tượng sâu sắc nhất của cô là cuộc đại diễu hành với 2 triệu người tham gia ngày 16/6. Khoảng 10 giờ tối cùng ngày, đội ngũ diễu hành đi đến trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông và tiếp tục dừng lại. Đột nhiên có người ở trên cầu vượt bật đèn chiếu sáng, giơ điện thoại và hô lớn “người Hồng Kông cố lên”. Sau đó hàng loạt đèn chiếu sáng cũng được bật, giống như bầu trời đầy sao trong đêm tối. Cảnh tượng này khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy chấn động, sau đó mọi người cùng nhau hô vang khẩu hiệu.
A Y nói, trong thời khắc đó, bản thân cô cảm xúc lẫn lộn, cảm thấy “rất kích động” bởi sự đoàn kết một lòng của người Hồng Kông vì đấu tranh cho tự do dân chủ, lại cảm thấy “rất buồn” vì sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với Hồng Kông. Trải nghiệm trong cuộc diễu hành hôm đó đã khiến cô “không còn tiếp tục kiên định cho rằng bản thân cô là người Trung Quốc nữa”. Cô nói, “thời khắc đó, tôi rất muốn bỏ khẩu trang ra, rất hy vọng tôi là một người Hồng Kông”. Trí Đạt (Theo Epoch Times)