Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Biểu tình mới tại Hồng Kông

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Thu 13 Jun 2019, 09:49

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Thu 13 Jun 2019, 10:03

Biểu tình lịch sử ở Hong Kong và nỗi sợ tự do bị xói mòn

Cuộc biểu tình lớn kỷ lục ở Hong Kong phản chiếu nỗi sợ hãi và giận dữ của người dân đặc khu hành chính này trước sự xói mòn các quyền tự do dân sự vốn có của họ.

Hàng trăm nghìn người chen kín các đường phố đông đúc ở Hong Kong trong cuộc biểu tình lớn chống lại kế hoạch của chính phủ cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.

New York Times nhận định sự kiện hôm 9/6 là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử thành phố, sự thể hiện nỗi sợ hãi và giận dữ đang gia tăng trước việc các quyền tự do dân sự, thứ vốn khiến Hong Kong tách biệt với phần còn lại của đại lục, đang bị xói mòn.

Các nhà tổ chức cho biết họ thống kê được hơn một triệu người trên đường phố, tức gần 1/7 dân số Hong Kong.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t10

Đám đông quá lớn vào ngày 9/6 tại Hong Kong đến nỗi nhiều người biểu tình nói rằng họ bị mắc kẹt trong các ga tàu điện ngầm. Ảnh: New York Times.

Cuộc biểu tình gợi nhắc phong trào Dù vàng cách đây 5 năm từng làm tê liệt một số khu thương mại chính của thành phố. Phong trào đòi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu cho thành phố, không thuyết phục được chính quyền đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào.

Kể từ đó, đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc đã dần dần gây ảnh hưởng nhiều hơn đối với Hong Kong. Các nhà phê bình nói rằng những người ủng hộ Bắc Kinh đang làm suy yếu sự độc lập của tòa án và báo chí của đặc khu.

Theo New York Times , áp lực đối với Hong Kong phản ánh việc siết chặt hơn các biện pháp kiểm soát trên khắp Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nỗi thất vọng của người Hong Kong

Đám đông người biểu tình kéo dài nhiều km thể hiện sự phẫn nộ đối với giới lãnh đạo, nó ẩn chứa một cuộc khủng hoảng chính trị tiềm tàng đối với Bắc Kinh và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, nhà lãnh đạo được lựa chọn để quản lý Hong Kong.

Trọng tâm trước mắt của cuộc biểu tình là dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, điều mà các nhà phê bình lo ngại chính quyền sẽ sử dụng để gửi các nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động và những người khác ở Hong Kong, tới đối mặt với tòa án ở đại lục.

Bất chấp đám đông biểu tình, cả Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong đều không cho thấy bất kỳ sự sẵn lòng nào để nhượng bộ. Các quan chức xác nhận hội đồng lập pháp của đặc khu sẽ xem xét dự luật lần thứ hai vào ngày 12/6 như dự kiến.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t11

Một số người biểu tình đẩy hàng rào kim loại vào cảnh sát bị đáp trả bằng bình xịt hơi cay. Ảnh: New York Times.

Tuy nhiên, cuộc biểu tình cũng cho thấy nỗi thất vọng lớn với sự xâm lấn ngày càng tăng của Bắc Kinh vào quyền tự trị mà họ đã hứa với Hong Kong khi thành phố được trao trả vào năm 1997.

Trong những năm gần đây, cảnh sát Trung Quốc đại lục đã được phép hoạt động tại một phần của nhà ga xe lửa mới nối Hong Kong với mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc.

Một dự thảo luật trừng phạt sự thiếu tôn trọng đối với quốc ca Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về tự do ngôn luận tại Hong Kong, nơi có những cổ động viên bóng đá sẽ la ó khi quốc ca của Trung Quốc được phát lên tại sân vận động. Nhiều hiệu sách đã ngừng bán các ấn phẩm chỉ trích giới lãnh đạo ở Bắc Kinh.

Phần lớn cuộc biểu tình ngày 9/6 diễn ra trong hòa bình. Tuy nhiên, cơn thịnh nộ bùng phát vào buổi tối gần các văn phòng của chính quyền khi những người biểu tình bị kìm chân trên một số đường phố kêu gọi cảnh sát giải phóng nhiều làn đường hơn.

Khoảng 1 giờ sáng 10/6, rất lâu sau khi hầu hết người biểu tình đã rời đi, cảnh sát chống bạo động với mũ bảo hiểm và khiên di chuyển đến để loại bỏ vài trăm người đang cố chiếm một khu vực trước cơ quan lập pháp Hong Kong. Một số người biểu tình đã đẩy hàng rào kim loại, ném chai và gậy vào cảnh sát.

Cảnh sát đã bắt giữ, sử dụng bình xịt hơi cay, đánh người dân bằng dùi cui và đẩy người biểu tình ra khỏi khu phức hợp chính quyền.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t12

Nhiều người mặc màu trắng như biểu tượng của công lý và cũng là tang tóc trong văn hóa Trung Hoa. Ảnh: New York Times.

Một số người biểu tình sau đó đã tạm thời chặn một phần của đường Gloucester, con đường lớn từng bị chiếm đóng trong Phong trào Dù vàng năm 2014. Các cuộc đụng độ tiếp tục vào sáng sớm 10/6, với cả người biểu tình và cảnh sát bị thương.

Chính quyền không nhượng bộ


Bất chấp quy mô của các cuộc biểu tình, chính phủ dường như không bị ảnh hưởng. Ivan Choy, giảng viên cao cấp của Khoa Chính quyền và Hành chính Công tại Đại học Hong Kong, cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ủng hộ bà Lâm thực thi dự luật.

“Hầu hết mọi người đều biết thực tế này nhưng họ muốn cho thế giới thấy rằng luật này không phải là ý chí của công chúng Hong Kong”, ông nói.

Cuối ngày 9/6, đáp lại các cuộc biểu tình, chính quyền cho biết dự luật sẽ ngăn Hong Kong trở thành nơi trú ẩn cho những kẻ trốn nã. Trong khi cam kết “tiếp tục quan tâm, lắng nghe và xoa dịu những lo ngại”, tuyên bố này cho thấy chính quyền sẽ thúc đẩy dự luật.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t13

Các nhà tổ chức cho biết hơn một triệu người đã tham gia cuộc biểu tình, mặc dù cảnh sát cho biết con số này là 240.000 vào lúc cao điểm nhất. Ảnh: New York Times.

Dự luật sẽ cho phép nghi phạm trong một số vụ án hình sự được chuyển sang các khu vực tài phán mà Hong Kong không có thỏa thuận dẫn độ chính thức. Mục tiêu trước mắt là cho phép chính phủ đưa một người đàn ông Hong Kong đến Đài Loan, nơi anh ta bị buộc tội giết bạn gái.

Tuy nhiên, luật cũng lần đầu tiên cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, nơi với rất ít cơ hội để kháng cáo.

Luật không bao gồm các tội phạm chính trị nhưng nhiều người lo ngại rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng các tội danh như hối lộ để nhắm vào những người đã chọc giận các quan chức đại lục.

Thôi thúc xuống đường

Đảng Cộng sản hứa duy trì “mức độ tự trị cao” cho Hong Kong khi Anh trả lãnh thổ về Trung Quốc vào năm 1997 nhưng nhiều người cảm thấy rằng các quyền tự do của thành phố đã dần bị xói mòn, dù thời hạn cho các quyền này, 50 năm kể từ khi trao trả, vẫn chưa kết thúc.

Những người trẻ và các gia đình là thành phần nổi bật trong đám đông. Bố mẹ bế con và dắt theo trẻ nhỏ tham gia biểu tình.

Cuộc biểu tình cũng thu hút những người thường đứng bên lề. Lee Kin Long, 46 tuổi, cho biết ông và vợ cảm thấy cần phải tham dự.

“Luật này nguy hiểm không chỉ đối với các nhà hoạt động. Chúng tôi không phải là nhà hoạt động. Ngay cả khi là công dân bình thường, chúng tôi không thể đứng nhìn Trung Quốc làm xói mòn tự do của chúng tôi”, ông nói.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t14

Những người biểu tình khởi hành từ công viên Victoria vào buổi chiều giữa thời tiết nắng nóng và những cơn mưa rải rác. Ảnh: New York Times.
Sự phản đối dự luật đã diễn ra trong nhiều tuần, bao gồm vụ ẩu đả giữa các nhà lập pháp và cuộc biểu tình hồi tháng 4 với quy mô lớn nhất trong 5 năm.

Các hiệp hội doanh nghiệp bày tỏ lo ngại rằng dự luật này sẽ gây tổn hại đến danh tiếng của Hong Kong như trung tâm tài chính. Các nhóm tự do báo chí cũng phản đối với lập luận rằng các nhà báo thường xuyên bị giam giữ ở Trung Quốc.

Hôm 6/6, để phản đối dự luật, các luật sư ở Hong Kong đã mặc đồ đen trong cuộc tuần hành im lặng. Một thẩm phán tòa án cấp cao đã bị chánh án thành phố khiển trách sau khi ký vào bản kiến nghị do cựu sinh viên Đại học Hong Kong tổ chức.

Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ nói rằng nếu chính quyền không nhượng bộ, dự luật này có thể được thông qua tại cơ quan lập pháp Hong Kong, nơi các nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh nắm giữ 43/70 ghế. Chỉ một nửa số ghế trong hội đồng này được bầu bằng phiếu phổ thông.

Tuyết Mai
Theo New York Times
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Fri 14 Jun 2019, 11:29

Trưởng đặc khu Hong Kong nói không rút dự luật dẫn độ

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình TVB hôm 12/6, trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga phản đối những người biểu tình đã tổ chức “một cuộc bạo loạn” và nói bà sẽ không đáp lại yêu cầu rút dự luật dẫn độ.

Bà Lâm chỉ trích những người tham gia cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố xung quanh trụ sở cơ quan lập pháp. "Rõ ràng, đây không còn là một cuộc tụ tập ôn hòa, mà là một sự bạo loạn được tổ chức. Đây không thể là một hành động thể hiện tình yêu dành cho Hong Kong. Kể từ chiều 12/6, một số người đã dùng đến các hành vi nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Chúng bao gồm gây hỏa hoạn, sử dụng các thanh sắt mài nhọn và gạch đá tấn công các sĩ quan cảnh sát, cũng như phá hủy các cơ sở công cộng".

Bà nói những hành động như vậy đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn của cư dân bình thường, những người trẻ tuổi đang có kế hoạch thể hiện quan điểm của họ một cách hòa bình, các nhà báo, cảnh sát và công chức.

Bà Lâm cho biết bà hiểu rằng có nhiều quan điểm khác nhau về dự luật dẫn độ. "Nếu cực đoan và bạo lực có nghĩa là đạt được mục đích của họ, những cảnh này sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn và chắc chắn mang lại tác hại cho Hong Kong", bà nói, kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh.

Khi được hỏi liệu bà có rút dự luật không, bà Lâm nói: "Vấn đề này gây tranh cãi là không thể chối cãi. Giải thích (dự luật) và giao tiếp sẽ hữu ích, nhưng chúng ta có lẽ không thể loại bỏ hoàn toàn những lo lắng hoặc tranh cãi này."

"Để sử dụng một phép ẩn dụ, tôi cũng là một người mẹ, tôi có hai đứa con trai. Nếu tôi để chúng làm như chúng muốn mỗi khi con trai tôi hành động như vậy, chẳng hạn như khi nó không muốn học, mọi thứ có thể ổn giữa chúng tôi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tôi nuông chiều hành vi bướng bỉnh của nó, nó có thể hối hận khi lớn lên. Sau đó, nó sẽ hỏi tôi: ‘Mẹ, tại sao lúc đó mẹ không nhắc nhở con?'"


Bà bác bỏ những lời chỉ trích cho rằng bà đã "phản bội" Hong Kong với dự luật này. "Làm sao tôi có thể? Tôi lớn lên ở đây với tất cả những người Hong Kong khác. Tình yêu của tôi dành cho nơi này đã thôi thúc tôi phải hy sinh nhiều thứ" - đặc khu trưởng Hong Kong nói trong nước mắt.

"Tôi có một người chồng ở nhà, người không quan tâm đến chính trị hay các vấn đề toàn cầu. Đây là những gì ông ấy nói - 'Sao bà có thể bán Hong Kong được? Vấn đề bà gặp phải, đó là sau khi trở thành trưởng đặc khu, bà đã bán mình cho Hong Kong."

Bà Lâm cho biết thêm dự luật là chính sách riêng của chính quyền Hong Kong, không liên quan Bắc Kinh.

Khi được hỏi liệu bà có nghĩ rằng dự luật cung cấp đòn bẩy cho Mỹ trong căng thẳng thương mại với Trung Quốc hay không, bà Lâm nói thời điểm là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và việc cuộc chiến thương mại làm tình hình trở nên phức tạp hơn nằm ngoài dự đoán của bà.

Bà không bình luận về những ý kiến rằng có những lực lượng nước ngoài can thiệp vào dự luật, khi mà Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu bày tỏ lo ngại.

"Những gì tôi có thể nói là một số nước phương Tây - mức độ quan tâm mà họ thể hiện là điều mà tôi chưa từng thấy trước đây".


Trong khi đó, sau phát biểu của bà Lâm, nhiều ý kiến cho rằng bà Lâm đã sử dụng "nước mắt cá sấu" trên truyền hình khi phớt lờ dư luận và sự thật là có hơn một triệu người đã xuống đường biểu tình hôm 9/6. Cậu chuyện bà ví về cách giáo dục con cái cũng bị chỉ trích là không thích hợp khi đánh đồng việc nghe ý kiến dư luận là "nuông chiều" hành vi bước bỉnh của những đứa trẻ.

(VTC News)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Fri 14 Jun 2019, 11:33

Lãnh đạo biểu tình Hong Kong kêu gọi tuần hành quy mô lớn cuối tuần

Lãnh đạo biểu tình ở Hong Kong có kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ khác vào Chủ nhật (16/6), thông báo đến một ngày sau khi cảnh sát giải tỏa hàng chục nghìn người biểu tình khỏi đường phố bằng hơi cay và đạn cao su.

"Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng cùng người dân Hong Kong. Chúng tôi sẽ mạnh mẽ hơn, càng nhiều người Hong Kong tham gia hơn", Jimmy Chan, thành viên Mặt trận Nhân quyền Dân sự Hong Kong, nhóm chính trong các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sửa đổi ở Hong Kong những ngày qua, nói với phóng viên.

Jimmy Chan cho biết thêm theo sau cuộc biểu tình sẽ là một cuộc đình công trên toàn đặc khu vào thứ Hai. Anh cũng cho biết đã xin phép các nhà chức trách để tổ chức cuộc biểu tình vào cuối tuần.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t15

(Ảnh: AP)

Trong gần một tuần qua, những người biểu tình ở Hong Kong đã biểu tình rầm rộ phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi - mà nếu được thông qua - sẽ cho phép các nghi phạm được đưa đến Trung Quốc đại lục để xét xử.

Mười một người bị bắt trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát hôm 12/6, theo cảnh sát Hong Kong, trong khi 79 người khác đang được điều trị vì thương tích liên quan đến cuộc biểu tình vào sáng 13/6, giới chức y tế cho biết. Những người bị thương bao gồm cả dân thường và cảnh sát.

Các cuộc biểu tình lẻ tẻ đã nổ ra vào 13/6. Đôi khi có đụng độ với cảnh sát, nhưng đám đông và mức độ ẩu đả đã nhỏ hơn đáng kể so với hôm 12/6, ngày chứng kiến bạo lực chính trị tồi tệ nhất kể từ khi Hong Kong được giao trả cho Trung Quốc năm 1997.

Hàng chục nghìn người biểu tình bao vây các tòa nhà trong nỗ lực phản đối dự luật dẫn độ. Cuộc thảo luận dự luật lần hai đã bị hoãn lại. Tuy nhiên lãnh đạo đặc khu khẳng định sẽ không rút lại dự luật dẫn độ dù hiện tại vẫn chưa có thông tin về việc các cuộc thảo luận dự luật dẫn độ sẽ được tiếp tục vào thời gian nào..

(VTC News)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Fri 14 Jun 2019, 11:59


Trung Quốc tố Mỹ can thiệp nội bộ, Hồng Kông biểu tình

Hàng ngàn người biểu tình ở Hồng Kông bắt đầu chặn các con đường dẫn vào đại lộ Tim Mei và Tim Wa trong khi cảnh sát chống bạo động đang theo dõi tình hình.

Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 12-6 cho biết hàng rào kim loại cũng được dựng lên trên đường Lung Wo.

Những người biểu tình cắm trại qua đêm tại công viên Tamar. Đến sáng hôm sau, họ chặn các con đường dẫn vào cơ quan lập pháp Hồng Kông để phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi.

Hơn 1.000 người biểu tình đã tập trung gần đường Harcourt. Khoảng 300 người trong số họ chặn tất cả mọi làn đường bằng hàng rào kim loại.

Trước đó, hàng trăm người biểu tình – chủ yếu là thanh niên – đổ tới công viên Tamar, bất chấp lực lượng cảnh sát chống bạo động trang bị khiên, mũ, súng trường và dùi cui đang đứng gần.

Những người biểu tình đến từ 5 giờ sáng 12-6 (giờ địa phương). Một nhóm nhỏ hát thánh ca, số còn lại ngồi im lặng.


Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t16

Hàng ngàn người biểu tình ở Hồng Kông bắt đầu chặn các con đường dẫn vào đại lộ Tim Mei và Tim Wa. Ảnh: SCMP


Một số tình nguyện viên thiết lập các trung tâm sơ cứu, đề phòng trường hợp xảy ra bạo động. Họ cũng phát mặt nạ, áo mưa, đồ ăn nhẹ và nước, đồng thời dọn rác ra khỏi công viên.

Một thanh niên vừa tốt nghiệp đại học nói với SCMP: "Tôi đã chuẩn bị cho khả năng đụng độ với cảnh sát nhưng không có ý định kích động bạo lực".

Ít nhất 20 nhà văn, nhà làm phim và học giả văn hóa bắt đầu tuyệt thực vào nửa đêm 11-6.

Khi được hỏi những người biểu tình hy vọng có thể đạt được điều gì, một phụ nữ trả lời: "Kịch bản tốt nhất là các quan chức rút lại dự luật".

Không giống như các cuộc biểu tình trong quá khứ, cuộc biểu tình ở công viên Tamar không do các nhóm dân chủ tổ chức. Thay vào đó, cư dân mạng xã hội kêu gọi mọi người đến công viên Tamar vào ngày 12-6 và sử dụng ứng dụng di động Telegram để phổ biến thông tin.


Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t18

Người biểu tình chặn đường Lung Wo. Ảnh: SCMP


Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t17

Hàng rào kim loại được dựng lên trên đường Lung Wo. Ảnh: SCMP


Nghị sĩ Leung Kwan-yuen hôm 10-6 cho biết ông sẽ để mọi người tranh luận về dự luật khoảng 61 giờ, sau đó dự định bỏ phiếu trong ngày 13-6.

Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam tuyên bố dự luật cực kỳ quan trọng trong việc duy trì công lý và đảm bảo Hồng Kông thực thi các nghĩa vụ quốc tế về vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Nếu được thông qua, dự luật sẽ cho phép Hồng Kông dẫn độ những người phạm tội, bao gồm cư dân Hồng Kông, Trung Quốc và người nước ngoài sang Trung Quốc trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, những người biểu tình lo ngại rằng dự luật sẽ khiến đặc khu này chịu ảnh hưởng của luật pháp Trung Quốc.

Ngày 11-6, Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ vì đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm, đồng thời cáo buộc Washington can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết: "Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng các vấn đề Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không có quốc gia hay tổ chức nào được quyền can thiệp. Phía Trung Quốc rất không hài lòng và kiên quyết phản đối những nhận xét thiếu trách nhiệm và không đúng của Mỹ về dự luật của Hồng Kông".

Đây được xem là phản ứng khá gay gắt từ phía Trung Quốc sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington rất quan tâm đến những thay đổi được đề xuất đối với dự luật dẫn độ nói trên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus lập luận việc hàng trăm ngàn người biểu tình ở Hồng Kông cho thấy sự phản đối của dân chúng đối với các sửa đổi được đề xuất. Bà Ortagus cũng lo ngại dự luật có thể gây tổn hại đến môi trường kinh doanh của Hồng Kông và khiến công dân Mỹ cư trú hoặc đến Hồng Kông phải phụ thuộc vào hệ thống tư pháp thất thường của Trung Quốc.

Phạm Nghĩa (Theo SCMP, The Straits Times)



Biểu tình mới tại Hồng Kông Hong_k10



Tin nổi bật 13/6: Trung Quốc, Mỹ, EU đồng loạt lên tiếng về biểu tình ở Hong Kong

*Tổng thống Trump ngày 12/6 cho biết ông hiểu nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), song hy vọng rằng những người biểu tình tại đây có thể giải quyết vấn đề ổn thỏa với Bắc Kinh.

Cùng ngày (12/6), Liên minh châu Âu (EU) cho biết chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) phải tôn trọng quyền công dân, trong khi tất cả các bên nên kiềm chế sau các cuộc biểu tình bạo lực phản đối dự thảo luật sửa đổi cho phép dẫn độ tội phạm sang các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, bao gồm Trung Quốc đại lục.

*Ngày 12/6, Bộ Ngoại giao Đức cho biết nước này sẽ xem xét về tính khả thi của thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong, nếu chính quyền Đặc khu hành chính này thông qua dự luật dẫn độ gây tranh cãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc đưa các nghi phạm tới Trung Quốc xét xử.
Biểu tình ở Hong Kong

*Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, chính quyền trung ương nghiêm khắc lên án phản ứng bạo lực của những người biểu tình ở Hong Kong, đồng thời khẳng định sự ủng hộ đối với chính quyền tại đặc khu này.

Cùng ngày, những cuộc ẩu đả đã bùng phát giữa những người biểu tình và cảnh sát Hong Kong khi hàng trăm người vẫn nán lại trên các đường phố để phản đối dự luật dẫn độ với Trung Quốc đại lục, một ngày sau khi cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su vào những người biểu tình.


Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu_t10
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Hong Kong biểu tình với chiến thuật mới: Không có lãnh đạo   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Mon 17 Jun 2019, 07:34

Hong Kong biểu tình với chiến thuật mới: Không có lãnh đạo


Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t19


Cuộc biểu tình lớn nhất Hong Kong trong hơn hai thập niên để phản đối dự luật dẫn độ đã có một thay đổi chiến thuật quan trọng so với phong trào Dù vàng năm năm trước đây: Phi tập trung hóa và không có người lãnh đạo.

Chiến thuật này khiến chính quyền gặp lúng túng trong việc đối phó với phong trào vì họ không tìm ra ‘cái đầu’ của phong trào để chặt.

Cuộc biểu tình ở Hong Kong bùng phát từ hôm 2/6, phản đối dự luật dẫn độ mà người biểu tình cho rằng sẽ dọn đường để chính quyền đại lục có thể xét xử những nhà hoạt động dân chủ của Hong Kong bằng hệ thống tư pháp đầy khiếm khuyết.

Các con số thống kê khác nhau cho thấy có từ vài trăm ngàn cho đến cả triệu người tham gia biểu tình.

Người biểu tình đang chuẩn bị cho một đợt biểu dương lực lượng lớn lần thứ hai dự kiến vào Chủ Nhật, 16 tháng Sáu, trong lúc chính quyền Hong Kong không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ lùi bước.

Tổ chức thuần thục

Từ Hong Kong, thông tín viên Alice Su của tờ Los Angeles Times mô tả quang cảnh cuộc biểu tình như sau:

Một đám đông người biểu tình đeo mặt nạ chạy thục mạng trên đường, hơi cay đang bao trùm phía sau họ.

Bất thình lình, có tiếng hô phía sau: ‘Ống hít!’.

Tất cả mọi người đứng yên. “Ống hít! Ống hít!” họ đồng thanh hô vang.

Trong vòng 20 giây, có hai phụ nữ trẻ chạy lên phía trước, thò tay vào túi lấy các ống hít trợ hô hấp và chuyền lên.

“Được rồi!” người thanh niên ở phía xa la lớn. Những người biểu tình vừa đứng yên lúc nãy quay người và tiếp tục chạy trong khi các đám khói cay lan ra phía sau lưng họ.

Người biểu tình Hong Kong đã xuống đường hôm 12/6 như thể là họ đã tập luyện trong nhiều năm.

Bất cứ ai cần mũ bảo hiểm, mặt nạ hay dù sẽ ngước lên trời và hô lớn. Những người xung quanh họ sẽ ngừng lại và chuyền thông điệp này ngay lập tức qua đám đông với tiếng hô đồng thanh và động tác tay hài hòa: vỗ tay vào đầu nếu cần nón bảo hiểm, nắm tay lại đưa lên mắt nếu cần kính bảo vệ, xoay vòng hai cánh tay nếu cần tấm màng bọc để bảo vệ da không tiếp xúc với hơi cay và hạt tiêu.

Vẫn theo Los Angeles Times, 5 năm kể từ ngày Phong trào Dù vàng ủng hộ dân chủ bùng phát ở Hong Kong, mà khi đó những nhân vật nổi bật dẫn dắt đám đông chiếm giữ khu trung tâm thành phố bị bắt giữ và bị buộc phải đi lưu vong, thanh niên Hong Kong đã phi tập trung hóa các cuộc biểu tình của họ. Họ tự tổ chức rất hoàn hảo mặc dù không có ai phụ trách.

Kinh nghiệm ‘diễn tập’

“Đây là một mô hình mới của các cuộc biểu tình ở Hong Kong,” anh Baggio Leung, 32 tuổi, người tập hợp của Youngspiration, một nhóm hoạt động chính trị địa phương được thành lập sau Phong trào Dù vàng, nói với Los Angeles Times.

Phong trào Dù vàng, diễn ra vào cuối năm 2014 để đòi được quyền phổ thông đầu phiếu trong việc bầu người lãnh đạo đặc khu, cuối cùng đã thất bại khi không đạt được nhượng bộ nào từ phía chính quyền. Khi đó những người biểu tình đã áp dụng chiến thuật là ‘chiếm giữ’ (sit-in). Họ đã chiếm giữ những khu trung tâm Hong Kong như Đồng La Loan, Vượng Giác và Kim Chung trong hơn hai tháng.

Lần này, người biểu tình Hong Kong cố tình để cho không có người lãnh đạo, anh Leung nói.

“Nhìn nó có vẻ tổ chức tốt và có kỷ luật như thế, nhưng tôi có thể chắc rằng chúng ta không thể tìm thấy có ai quản lý tất cả mọi thứ,” anh Leung nói và cho biết các hoạt động hậu cần của người biểu tình – vận chuyển đồ dùng, dựng trạm cứu thương và liên lạc nhanh trong đám đông – đều là có sẵn sau những năm ‘diễn tập’ vừa qua.

“Nó giống như một cỗ máy hay trí tuệ nhân tạo tự học hỏi và tự hoạt động dựa trên kinh nghiệm vậy,” anh Leung giải thích.

Nhiều nhóm đang tham dự vào làn sóng biểu tình của quần chúng. Các công đoàn, các hội sinh viên, các tổ chức tôn giáo, các nhóm hoạt động dân chủ như Demosisto đều kêu gọi các thành viên tham gia vào cuộc biểu tình.

Vào sáng thứ Sáu ngày 14/6, các thành viên nhóm Demosisto tràn ngập tại một nhà ga metro vào giờ cao điểm. Bảy người trong số họ quỳ trên mặt đất kêu gọi các nhân viên văn phòng đi ngang qua tham dự vào một cuộc tập hợp chống lại dự luật dẫn độ được lên kế hoạch vào Chủ nhật tuần này.

Nhưng Demosisto chỉ là một trong nhiều nhóm tham gia biểu tình. Và không có nhóm nào trong số này đứng ra giành quyền lãnh đạo.

“Chúng tôi chỉ là những người tham dự. Phong trào hoàn toàn tự trị và không có lãnh đạo,” anh Nathan Law, 25 tuổi, chủ tịch sáng lập của Demosisto, cho biết.

Thảo luận trên mạng

Theo Los Angeles Times dẫn lời anh Law, đa số những người biểu tình không tham gia với tư cách là thành viên của bất kỳ tổ chức nào, nhưng họ biết thông tin về các hoạt động thông qua các nền tảng mạng xã hội.

“Mọi người nhận thông tin từ các mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến và các kênh trò chuyện và họ tự quyết định mình sẽ làm gì,” anh Law nói thêm. “Mọi người bỏ phiếu trên mạng Internet.”

Một diễn đàn trực tuyến thu hút đông đảo người tham gia là LIHKG, phiên bản Reddit của người Hong Kong nơi những người dùng ẩn danh đưa lên những ý tưởng sáng tạo về biểu tình: chặn các trạm xe điện ngầm, tập hợp lại thắp nến hay ‘dã ngoại’, thực hiện các trò nhại chống lại luật dẫn độ trong đó đề cao các giá trị bảo thủ để lôi kéo người lớn tuổi tham gia.

“Mọi người sẽ bàn bạc họ ủng hộ hay chống đối các ý tưởng đó,” anh Law nói. Nếu có ý tưởng nào đó được ủng hộ nhiều nhất thì mọi người sẽ hành động.

“Người A sẽ đưa ra ý tưởng nào đó trên diễn đàn, trong khi người B nói ý khác. Ngày hôm nay nhiều người ủng hộ ý người A, nên chúng tôi làm theo,” anh Philip Leung, một sinh viên tích cực tham gia vào diễn đàn LIHKG và các diễn đàn mạng xã hội khác, cho biết.

Việc không biết người A, người B là ai cũng không có hề gì, anh nói thêm.

“Chúng tôi bày tỏ những ý tưởng tự do thay vì tôn sùng một người nào đó,” anh Leung nói và cho biết trọng tâm duy nhất kết nối tất cả những người biểu tình với nhau là sự phản đối của họ đối với dự luật dẫn độ

“Chúng tôi không có bất kỳ ai hoặc bất kỳ tổ chức nào bảo chúng tôi phải làm gì.”

Sự trấn áp của cảnh sát đã đẩy những nhà hoạt động trẻ tuổi phi tập trung hóa hơn nữa. Họ chia nhỏ những nhóm trao đổi khổng lồ trên Telegram thành những nhóm nhỏ hơn. Giới trẻ Hong Kong đã huy động trên hàng chục trang Instagram, các nhóm trò chuyện và các nhóm bạn theo kiểu cũ nhưng lôi kéo thêm người tham gia.

Các bà mẹ xuống đường


Có dấu hiệu cho thấy người lớn tuổi cũng bắt đầu tham gia. Hôm 13/6, hơn 44.000 người mẹ Hong Kong đã ký một thư ngỏ gay gắt gửi đến Trưởng Đặc khu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau khi bà Lâm phát biểu trên truyền hình rằng lắng nghe người biểu tình chẳng khác nào một người mẹ ‘nuông chiều’ đứa con hư đốn.

“Chúng tôi là những người mẹ ở Hong Kong, và chúng tôi chắc chắn không sử dụng hơi cay, đạn cao su gây sát thương đối với con cái chúng tôi và chúng tôi không thể nào đứng trơ ra nếu chúng tôi nhìn thấy các cô cậu thanh niên mặt đầy máu sau khi bị đánh bằng dùi cui cảnh sát,” lá thư ngỏ viết.

Hàng trăm bà mẹ giận dữ đã tập hợp ở một công viên hôm 14/6 trong ‘cuộc tập hợp của các bà mẹ’ chống lại dự luật dẫn độ và bạo lực của cảnh sát. Họ giương cao biểu ngữ ghi: “Đừng bắn vào con chúng tôi.”

“Bạo lực thật sự đến từ nỗ lực cố ý và kiên quyết của chính quyền Hong Kong muốn trở thành kẻ thù của nhân dân,” Susanne Choi, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình, nói. “Chúng tôi tập hợp ở đây để gửi một tín hiệu đến với những bạn trẻ rằng họ không đơn độc. Chúng tôi sẽ đứng phía sau họ.”

“Quý vị phụ nữ, hãy xuống đường,” một trong những diễn giả nói. “Hãy xem cảnh sát đánh đập phụ nữ như thế nào. Hãy xuống đường vào Chủ nhật! Hãy xuống đường vào Thứ Hai! Hãy xuống đường vào Thứ Ba! Hãy xuống đường mỗi ngày!”

Nguy cơ bạo lực

Phong trào phi tập trung hóa sẽ khó để kiểm soát hơn đối với chính quyền. Cảnh sát có thể bắt giữ cá nhân nhưng không có ai chủ chốt để mà bắt.

Kể từ khi cuộc biểu tình bùng phát, cảnh sát đã bắt giữ 34 người, trong đó có bốn người biểu tình được bắt đi từ bệnh viện với cáo buộc gây bạo loạn và một điều hành viên một nhóm “chat” trên Telegram từ nhà riêng của anh này.

Tuy nhiên việc thiếu kiểm soát cũng có thể gây nguy hiểm, anh Leung nói. Vào cuối ngày 12/6, với căng thẳng dâng cao và hơn một ngàn thanh niên biểu tình vẫn còn ở trên đường dựng rào cản dã chiến chặn cảnh sát chống bạo động, anh Leung lo lắng không có cách nào để giảm căng thẳng.

“Nếu cảnh sát nổ súng, tất cả mọi người sẽ chết. Họ không có vũ khí trong tay,” Leung nói. Nếu có người lãnh đạo, họ có thể bước ra và kêu gọi rút lui trong trường hợp cảnh sát đem súng đạn thật đến, ông nói – một hình ảnh làm người biểu tình nhớ đến Quảng trường Thiên An Môn.

“Nếu tôi có một vị trí nào đó, tôi có thể kêu gọi họ về nhà,” anh Leung nói. “Nhưng tôi không phải là người kêu gọi họ xuống đường nên họ có thể chọn không nghe lời tôi. Tôi là ai mà quyết định được chứ?”

(Theo VOA)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Mon 17 Jun 2019, 07:40

'Biển người áo đen' biểu tình đòi lãnh đạo Hong Kong từ chức

Duy Anh
15:30 16/06/2019

Bất chấp dự luật dẫn độ đã bị tuyên bố trì hoãn vô thời hạn, người dân Hong Kong tiếp tục biểu tình đòi lãnh đạo đặc khu từ chức, đồng thời hủy bỏ hoàn toàn dự luật này.

Theo AP, biểu tình lớn nổ ra tại đặc khu hành chính Hong Kong trong ngày 16/6 nhằm tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ đã bị chính quyền đặc khu tuyên bố trì hoãn thông qua vô thời hạn.

Hàng trăm nghìn người trong trang phục màu đen đổ ra các tuyến phố trọng yếu, mang theo các biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu "hủy bỏ luật" và "từ chức". Đích đến của đoàn biểu tình là các quận trung tâm, nơi đặt trụ sở các tòa nhà chính quyền.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t20

Hàng trăm nghìn người biểu tình trên đường phố Hong Kong ngày 16/6. Ảnh: SCMP.

"Yêu cầu của chúng tôi rất rõ ràng, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức, dự luật dẫn độ phải bị hủy bỏ hoàn toàn, thay vì chỉ bị đình chỉ như bà ta thông báo hôm 15/6", John Chow, một thành viên đoàn biểu tình cho biết.

Tại một số khu vực, người biểu tình cũng xếp hàng trước đài tưởng niệm tưởng nhớ một người đàn ông đã thiệt mạng hôm 15/6 sau khi cố gắng treo lên một tấm biểu ngữ với nội dung "Make love, No shoot" (Hãy yêu thương, đừng nổ súng) và "No Extradition to China" (Nói không với dẫn độ về Trung Quốc).

Các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong đang kêu gọi tổng bãi công, bãi khóa trong ngày đầu tuần 17/6, nhằm yêu cầu chính quyền Hong Kong hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ. Một số công đoàn, hiệp hội giáo viên, và các nhóm khác cho biết đã lên kế hoạch tham gia tổng bãi công, bãi khóa.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t21

Người biểu tình bày tỏ lòng thành kính trước đài tưởng niệm tạm thời một người thiệt mạng hôm 15/6. Ảnh: SCMP.

Sau một tuần chìm trong biểu tình và đình công, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/6 đã tuyên bố đình chỉ thông qua dự luật dẫn độ vô thời hạn. Bà Lâm cho biết tiếp tục ủng hộ dự luật này, nhưng tạm dừng kế hoạch thông qua luật để "khôi phục sự bình tĩnh của người dân sớm nhất có thể".

Người đứng đầu chính quyền Hong Kong cũng bác bỏ kêu gọi từ chức từ mà phe đối lập và các nhà hoạt động chống luật dẫn độ đưa ra. Bà Lâm tuyên bố đang lên kế hoạch sửa đổi luật dẫn độ để có thể thông qua luật này trong tương lai.

"Tôi muốn nhấn mạnh là chính quyền đang tiếp cận vấn đề rất cởi mở, chúng tôi không có ý định đặt ra thời hạn cho việc (thông qua luật dẫn độ) này", bà Lâm tuyên bố.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Mon 17 Jun 2019, 07:47

'Biển người áo đen' biểu tình, lãnh đạo Hong Kong xin lỗi

Sơn Trần
21:03 16/06/2019

24 giờ sau khi hoãn thông qua dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, Trưởng đặc khu Hành chính Hong Kong Carrie Lam đưa ra lời xin lỗi người dân thành phố ngày 16/6.

Theo SCMP, thông báo của chính quyền đặc khu cho biết bà Carrie Lam gửi lời xin lỗi tới toàn bộ cư dân Hong Kong và hứa sẽ "khiêm tốn và chân thành chấp nhận mọi lời phê bình để cải thiện và tiếp tục phục vụ công chúng".

"Trong hai ngày chủ nhật vừa qua, một số lượng lớn người dân đã bày tỏ quan điểm của họ trong các cuộc tuần hành ở nơi công cộng. Chính quyền hiểu rằng những quan điểm này được thể hiện bắt nguồn từ tình yêu và sự quan tâm với Hong Kong".

"Trưởng đặc khu đã lắng nghe rõ ràng các quan điểm này khi được thể hiện một cách hòa bình và hợp lý. Bà thừa nhận điều này thể hiện tinh thần của Hong Kong như một xã hội văn minh, tự do, cởi mở và đa nguyên, coi trọng sự tôn trọng lẫn nhau, tính hài hòa và đa dạng. Chính quyền cũng tôn trọng và trân trọng những giá trị cốt lõi này của Hong Kong".

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t23

Người dân Hong Kong đổ ra đường với trang phục màu đen, tiếp tục yêu cầu chính quyền rút hẳn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc và kêu gọi trưởng đặc khu, bà Carrie Lam từ chức. Ảnh: AP.

"Sau khi lắng nghe các quan điểm khác biệt mạnh mẽ trong xã hội, chính quyền đã tạm dừng hoạt động sửa đổi lập pháp tại Hội đồng Lập pháp nhằm khôi phục sự bình yên trong xã hội sớm nhất có thể và tránh gây tổn thương cho bất cứ ai. Chính quyền nhắc lại rằng không có thời gian biểu cho việc khởi động lại quá trình này", tuyên bố nêu rõ.

"Trưởng đặc khu thừa nhận thiếu sót trong công việc của chính quyền đã dẫn tới những tranh cãi và mâu thuẫn đáng kể trong xã hội, gây ra sự thất vọng và đau đớn trong người dân. Trưởng đặc khu xin lỗi người dân Hong Kong vì điều này và cam kết sẽ có thái độ khiêm tốn, chân thành nhất để chấp nhận những lời phê bình và cải thiện trong việc phục vụ người dân".

Thông báo này được trang thông tin của chính quyền đặc khu đưa ra lúc 20h30, theo giờ địa phương, sau khi hàng trăm nghìn người biểu tình áo đen đã ra đường biểu tình kêu gọi bà Lam từ chức do cách bà xử lý vấn đề đối với đạo luật dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, gây ra cuộc tuần hành phản đối lớn nhất trong hàng thập kỷ.

Những người biểu tình đã tạo thành một biển người mặc áo đen dọc theo các con đường, lối đi bộ và nhà ga xe lửa trên khắp trung tâm tài chính Hong Kong để thể hiện sự thất vọng và giận dữ của họ đối với trưởng đặc khu.

Biểu tình mới tại Hồng Kông Bieu-t22
Về số người biểu tình ngày 16/6, xuất hiện nhiều số liệu khác nhau, trong khi cảnh sát ước tính 338.000 người tham gia biểu tình, các nhà tổ chức cuộc biểu tình nói rằng số người xuống đường lên tới gần 2 triệu người. Ảnh: SCMP.

"Hôm nay đông hơn rất nhiều. Có thêm rất nhiều người. Hôm nay tôi đến đây bởi vì những gì đã xảy ra hôm thứ tư, khi cảnh sát sử dụng bạo lực", một người biểu tình cho biết.

Nghị sĩ đảng Dân chủ Hong Kong, James To không chấp nhận lời xin lỗi của bà Lam và cho rằng đó không phải là một lời xin lỗi chân thành. Trong cuộc họp báo ngày 15/6, bà Lam từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên về việc bà có nên xin lỗi vì cách xử lý vấn đề với đạo luật dẫn độ sang Trung Quốc đại lục hay không.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Fri 28 Jun 2019, 08:43

Có phải Trung cộng đang trong thời điểm tan rã?

2 triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình chống Dự luật dẫn độ, vào chủ nhật 16/6/2019, cho thấy sách lược “một quốc gia hai thể chế” đã hoàn toàn thất bại, hệ quả có thể là một Trung cộng chia năm xẻ bảy.



Vì sao Anh trao trả Hồng Kông cho Bắc Kinh?

Theo Điều ước Nam Kinh ký năm 1842 nhà Thanh vĩnh viễn nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc.

Sau đó năm 1860, theo Điều ước Bắc Kinh lại nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu.

Đến năm 1898, Anh Quốc lại thuê đảo Lạn Đầu và một số vùng phía bắc Cửu Long trong vòng 99 năm để lập ra khu Tân Giới.

Năm 1982, Anh Quốc ban đầu định giữ đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long, còn trao trả phần còn lại cho Trung cộng nhưng bị Đặng Tiểu Bình bác bỏ.

Ông Đặng hứa sẽ đối xử với Hồng Kông như một lãnh thổ tự trị tiếp tục duy trì hệ thống tự do về chính trị, pháp lý, kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục, chỉ ngoại giao và quân sự thuộc quyền kiểm soát Bắc Kinh.

Lời ông Đặng hứa được coi là sách lược “một quốc gia, hai thể chế”.

Năm 1984, Tuyên bố chung Trung-Anh ra đời, Hồng Kông thành đặc khu hành chính thuộc Trung cộng, nhưng duy trì phương thức sinh hoạt tự trị trong ít nhất 50 năm.

Phía Anh Quốc tin vào lời hứa và nghĩ rằng sau cải cách kinh tế Trung cộng sẽ tiến hành cải cách chính trị, như tiến trình dân chủ hóa tại Đài Loan và Nam Hàn, nhưng điều này đã không hề xảy ra.

Ngày 4/6/1989, Trung cộng nổ súng tàn sát Phong Trào dân chủ tại Thiên An Môn.

Năm 1990, mặc dù bị Bắc Kinh phản đối, Thống đốc Chris Patten đã phê chuẩn Bộ Luật Cơ bản và cải cách phương pháp bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.

Chuyển giao êm thắm


Trước đây, Thống đốc Hồng Kông được Nữ Hoàng bổ nhiệm, nhưng cư dân Hồng Kông có cuộc sống hoàn toàn tự do.

Luật pháp Hồng Kông được xây dựng dựa trên Luật pháp Anh mọi quyền tự do đều được bảo đảm.

Hồng Kông là một thương cảng tự do và mở cửa hấp thu tư tưởng từ khắp nơi trên thế giới.

Kết quả chuyển giao tốt hơn mọi dự đoán, tới ngày trao trả 1/7/1997, chỉ hơn 10% cư dân rời bỏ Hồng Kông, và sau đó không xảy ra một làn sóng thuyền nhân chạy trốn cộng sản như trường hợp Việt Nam.

Thời gian đầu sinh hoạt chính trị Hồng Kông có phần cởi mở. Nhưng càng ngày mọi sinh hoạt chính trị càng bị kiểm soát và bị lèo lái bởi Bắc Kinh, làm dân Hồng Kông lo ngại các quyền tự do cơ bản của họ sẽ bị Bắc Kinh tước đoạt dần dần.

Năm 2003, nửa triệu người tham gia biểu tình tuần hành phản đối Dự luật an ninh “chống lật đổ chính quyền” do Đặc Khu Trưởng Đổng Kiến Hoa (Tung Chee hwa) đề xuất.

Người biểu tình lo ngại Dự luật tước đi quyền tự do biểu lộ chính kiến, tự do ngôn luận và cả tự do tôn giáo, buộc Đổng Kiến Hoa phải hủy bỏ và sau đó từ chức.

Thời đại Tập Cận Bình


Đầu năm 2014, Quốc hội Trung cộng tuyên bố đặc khu trưởng sẽ do 1,200 đại cử tri bầu và phải được Bắc Kinh bổ nhiệm.

Một cuộc trưng cầu dân ý trên mạng được mở ra đòi hỏi người Hồng Kông được quyền trực tiếp bầu Đặc khu trưởng. Trong ba ngày đã có gần 600 ngàn người tham dự ký tên.

Phong trào mở thêm 15 phòng bỏ phiếu với kết quả 787 ngàn người bỏ phiếu trong số 3.5 triệu người có quyền đi bầu.

Sau đó Phong trào dù vàng dấy lên cuộc biểu tình đòi tự do bầu cử, làm tê liệt Hồng Kông trong vòng hai tháng, nhưng Tập Cận Bình dứt khoát không chấp nhận.

Năm 2017, bà Carrie Lam được bổ nhiệm làm Đặc khu trưởng, vào tháng 11/2018, bà đã cùng Ban cố vấn bay sang Bắc Kinh để gặp Tập Cận Bình.

Theo tin Tân Hoa Xã, ông Tập cho biết Hồng Kông phải ban hành các đạo luật an ninh quốc gia chống lại nổi loạn, lật đổ, ly khai và phản quốc.

Dự luật dẫn độ

Nhân vụ án giết người ở Đài Loan nhưng thủ phạm lại bỏ trốn về Hong Kong, bà Carrie Lam đề nghị Dự luật dẫn độ cho phép đặc khu trưởng ký chấp nhận yêu cầu dẫn độ sang Đài Loan và Trung cộng, mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp.

Có ý kiến cho rằng nên gia tăng quyền tư pháp để những vụ án xảy ra bên ngoài Hồng Kông có thể được xử bởi tòa án Hồng Kông.

Chính phủ Đài Loan công khai biểu lộ lo lắng về quyền tự do của người Hồng Kông bị lạm dụng nên không đòi hỏi và cũng không chấp nhận việc dẫn độ về Đài Loan.

Bà Carrie Lam từ chối mọi đề nghị làm dấy lên dư luận Trung cộng lợi dụng vai trò của đặc khu trưởng để giới hạn dần quyền tự do người Hồng Kông, họ lo sợ bị ghép tội, bị bắt bớ và bị xử không công bằng như vẫn thường xảy ra ở Trung cộng.

Mỹ can thiệp?

Thủ Tướng Anh Quốc Theresa May đã lên tiếng phản đối dự luật dẫn độ và tuyên bố sẽ xem xét lại Tuyên Bố Chung Anh-Trung năm 1984.

Năm 1992, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Chính sách Mỹ cho Hồng Kông một quy chế đặc biệt tự do và tự trị tách biệt từ Trung cộng.

Nhờ thế, Hồng Kông tiếp tục được chuyển giao công nghệ tiên tiến, tự do thương mãi, tự do trao đổi giữa tiền Mỹ và tiền Hồng Kông, công nhận là trung tâm tài chính thế giới…

Đạo luật trao cho Tổng thống quyền ban hành sắc lệnh trừng phạt nếu Hồng Kông mất quyền tự trị đầy đủ theo các điều khoản trong Tuyên bố Chung 1984.

Trong hoàn cảnh hiện nay một sắc lệnh như thế sẽ ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, công nghệ và tài chính Trung cộng vốn đang trên đà tụt dốc.

Mọi hàng hóa từ Hồng Kông xuất cảng sang Mỹ bị cùng một mức thuế như hàng Trung cộng.

Trung cộng sẽ mất trung tâm tài chính Hồng Kông, vốn đầu tư sẽ bị rút khỏi Hồng Kông, các công ty Trung cộng sẽ bị phong tỏa tài chính từ nguồn tư bản của Mỹ và giá trị của các tập đoàn nhà nước được niêm yết trên sàn Hồng Kông sẽ sụt giảm thảm hại.

Ngày 12/6/2019, Quốc Hội Mỹ cho tu chính đạo luật về Hồng Kông năm 1992, yêu cầu Bộ Ngoại Giao mỗi sáu tháng phải phúc trình Quốc Hội về tình trạng tự trị của Hồng Kông, xem còn đáng hưởng quy chế đặc biệt nữa không.

Biểu tình bài học cần rút tỉa…


Ngày 14/6/2019, từ trung tâm giam giữ Lục Chi Giác, Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) kêu gọi Mỹ phải đánh giá lại Đạo luật Chính sách Hồng Kông năm 1992, xem xét Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và điều chỉnh quan hệ giữa hai bên Mỹ-Trung.

Dân chúng Hồng Kông đều biết nếu Mỹ phong tỏa kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, nhưng vì tự do và dân chủ họ chịu hy sinh quyền lợi kêu gọi Chính phủ và Quốc Hội Mỹ hành động.

Mọi người tham dự biểu tình có chung mục tiêu là phản đối dự luật dẫn độ, đòi bảo đảm quyền tự do và đòi bà Carrie Lam từ chức.

Mọi người quyết giữ những mục tiêu này không cho bất cứ ai đại diện thương lượng hay tìm cách chia rẽ hàng ngũ và tránh việc chưa thành đã tranh giành thành quả.

Cuộc tuần hành lên đến 2 triệu người, không có người tổ chức nhưng lại được tổ chức một cách toàn hảo nhờ ý thức trách nhiệm của mọi người.

Họ tự động sửa soạn mọi thứ, thay vì dựa vào người khởi xướng, tổ chức hay lãnh đạo và liên kết gắn bó với nhau.

Mọi người nhịp nhàng kết hợp giữa đấu tranh ôn hòa và đấu tranh bạo lực, không tranh cãi về phương cách đấu tranh.

Khi cảnh sát tấn công đàn áp người ôn hòa rút xuống phía dưới nhường chỗ cho những thanh niên sẵn sàng đối đầu ngăn chặn cảnh sát.

Lực lượng cảnh sát ít lại bị chia mỏng so với số người biểu tình, với sự hổ trợ của truyền thông báo chí, của những người không đi biểu tình nên kết quả nhà cầm quyền phải thối lui.

Mặc dù bà Carrie Lam đã xin lỗi và tuyên bố hoãn Dự luật dẫn độ nhưng mọi người tiếp tục đòi bà phải từ chức và kêu gọi tiếp tục biểu tình làm áp lực.

Nếu bà từ chức sẽ là một thất bại vô cùng to lớn cho Tập Cận Bình trước các đối thủ trong đảng cộng sản và trước thế giới, vì thế ông Tập sẽ không chấp nhận ngay cả khi bà Carrie Lam thực sự muốn từ chức.

Trung cộng đang tan rã?

Tập Cận Bình vừa ngon ngọt “một quốc gia, hai thể chế” với Đài Loan, lại vừa hăm dọa sẽ sử dụng vũ lực để thống nhất đất nước.

Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan ủng hộ Hồng Kông, bà cho biết:

“Tự do là một giá trị mà người dân Đài Loan trân trọng, Đài Loan đang ngày càng tự do dân chủ hơn, trong khi Hồng Kông đang mất dần tự do…”

Chủ nhật vừa qua trước Quốc Hội Đài Loan, khoảng 10 ngàn người biểu tình mang theo biểu ngữ “Đài Loan ủng hộ Hồng Kông”, “Nói không với luật dẫn độ sang Trung cộng” và kêu gọi Quốc hội chính thức ra tuyên bố lên án Dự luật dẫn độ.

Gần đây, Mỹ thông qua “Đạo luật Bảo đảm Đài Loan 2019”, ủng hộ Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng, thường xuyên bán vũ khí, công cụ quốc phòng cho Đài Loan, ủng hộ Đài Bắc tham gia các tổ chức quốc tế, nhìn nhận Đài Loan là quốc gia và sử dụng Quốc kỳ Đài Loan.

Lời hứa “một quốc gia, hai thể chế” không được thực hiện nên Hoa Kỳ cũng đang từng bước nhìn nhận lại Đài Loan và Hồng Kông như hai thể chế độc lập.

Nhà Thanh đã nhường vĩnh viễn đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu cho Anh Quốc, nên nhiều người Hồng Kông muốn thành phố của họ quay về với nước Anh và được độc lập từ Trung cộng.

Thế giới cũng đang rất quan tâm đến hàng triệu người Tân Cương đang bị giam trong các trại tù ở Trung cộng.

Tình hình an ninh và chính trị Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và nhiều nơi khác cũng không được ổn định, vì thế Bắc Kinh phải thiết lập cả hệ thống an ninh dùng công nghệ tối tân kiểm soát toàn bộ xã hội và kiểm soát ý thức chính trị của người dân.

Quốc Hội Mỹ hiện đang xem xét chế tài các công ty cộng tác với Bắc Kinh trong việc đàn áp nhân quyền.

Quá trình nhanh chóng sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô trước đây dường như đang tái diễn.

Các tiền đồn Xã Hội Chủ Nghĩa cuối cùng, bao gồm Trung cộng, Bắc Hàn, Việt Nam,… đang bộc lộ những khủng hoảng khó có thể thoát qua.

Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông… sẽ đứng lên giành lại tự do và độc lập.

Thế giới và nhất là Việt Nam sẽ thanh bình thoát khỏi tham vọng bá chủ toàn cầu của Tập Cận Bình và nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.


Nguyễn Quang Duy

(Tin tức Hàng ngày)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13Wed 03 Jul 2019, 11:12

Biểu tình ngày 1.07.2019 tại HongKong


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Biểu tình mới tại Hồng Kông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Biểu tình mới tại Hồng Kông
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-