Đỗ Mục [803 – 853] tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên. Người Vạn Niên, quận Ninh Triệu [nay là Trường An tỉnh Thiểm Tây , sinh vào thời Nhà Đường suy vi triền miên sau vụ phản loạn của An Lộc Sơn. Từ đó cả nước loạn lạc do các thế lực không tuân lệnh triều đình cũng như các bộ tộc ngoài biên cương đánh phá... Tuy nhiên Đỗ Mục lớn lên và được học hành dưới triều vua Đường Văn Tông [828], ông đỗ tiến sĩ năm ông được hai mươi lăm tuổi.
Vào một đêm ông ghé bến Tấn Hoài (là con sông bắt nguồn từ vùng Đông Bắc tỉnh Giang Tô, chảy qua Nam Kinh rồi đổ vào sông Trường Giang. Tương truyền khi Tần Thuỷ Hoàng tuần du đất Cối Kê ở phương Nam, mới cho đào khúc sông này để nối dòng Hoài Thuỷ chảy vào Trường Giang, nên mới có tên là Tần Hoài từ đó ) bỗng nghe vẳng lại từ bên sông khúc ca Hậu đình . Đỗ Mục đọng mối cảm hoài sáng tác bài thơ BẠC TẦN HOÀI ( Tần Hoài Dạ Bạc ) .
Bạc Tần Hoài
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
Dịch nghĩa
Bến Tần Hoài
Khói lồng sông lạnh, ánh trăng lồng bãi cát
Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài, gần quán rượu
Con hát không biết hờn mất nước
Bên kia sông còn hát khúc Hậu đình hoa.
Dịch thơ
Khói lồng sông lạnh, cát trăng pha,
Đêm bến Tần Hoài, quán chẳng xa.
Ca nữ nào hay sầu mất nước,
Bên sông say hát Hậu Đình Hoa. ( Mai Lộc )
Hai câu cuối của bài thơ có vẻ như oán trách , oán trách ai và vì sao lại oán trách ?
1 /Hậu Đình Hoa là một trong ba tập thơ do Trần Thúc Bảo hay Trần Hậu Chủ đời hậu Trần , thời Nam Bắc triều ( 420- 587) bên Tàu - tập hợp các bài thơ sáng tac trong các buổi tiệc tùng , vui chơi giải trí cùng các quan học sĩ. Khúc " Hậu Đình Hoa " được phổ nhạc từ một bài thơ hay nhất trong tập thơ củng tên . Bài hát có những ca từ tình tứ , du dương nhất .Trong các cuộc dạ tiệc thâu đêm , các ca nương , đào hát rất thích hát bài nầy .
2 /Nhiều người cho rằng Đỗ Mục trách người thiếu nữ mải lo vui say mà quên hận mất nước nhưng “Thương nữ BẤT TRI vong quốc hận” chứ không phải [Thương nữ VÔ TÂM vong quốc hận] Bất tri có nghĩa chẳng hay biết chứ không phải vô tâm.
Mà cho dù có oán trách đi nữa thì Đỗ Mục đã quá hà khắc với Thương nữ bến Tần Hoài , biết đâu trong số người ko đoái hoài vận nước vẫn có người quan tâm nhưng giữa vòng vây kìm kẹp của triều đình , yêu nước đống nghĩa với sáng suốt , tìm người tài phò tá, lật đổ ngai vàng có binh thư yếu lược rõ ràng chứ ko phải đơn thân hô hào chỉ làm mồi cho triều đình bắt giam tù ngục , nhằm răn đe, đàn áp những cuộc nổi dậy khác
( Bài viết tồng hợp từ nhiều nguồn )