Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 30 ... 58  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Sun 16 Dec 2018, 21:53

Phương Nguyên đã viết:
Trưa nay về quê đi ăn đám cưới. Trong mâm có mình và em gái, hai bạn trẻ hơn mình và hai bà già hơn mình. Hai bạn trẻ chu đáo mời mọi người ăn món này món kia. Mình với em gái cứ vô tư ăn mỗi món một vài miếng. Cỗ ở quê ngon ghê. Miếng thịt gà ngọt lịm, da vàng ươm, thớ thịt chắc chứ không bở. Đĩa xôi trắng bốc khói toả mùi thơm lừng. Hạt gạo dẻo và căng bóng. Con cá quả hấp cũng thật hấp dẫn. Còn mấy món nữa nhưng không đặc sắc lắm.
Hai bà già ăn rất ít. Luôn xua tay mỗi khi được mời. Đến cuối bữa, mỗi bà một cái túi nilon chia nhau các thứ còn lại trên mâm. Nhìn sang mấy mâm bên cạnh, thấy: Nếu là khách mời thì đàn ông ngồi với đàn ông, đàn bà ngồi với đàn bà. Đàn ông uống bia uống rượu. Ăn gần hết đồ ăn trên mâm. Vừa ăn vừa nói chuyện rất rôm rả. Ăn xong ra uống nước rồi về. Đàn bà uống nước ngọt hoặc không uống. Ăn chủ yếu món nước, xào và nộm. Các món khô như thịt gà, giò, xôi, cá... thậm chí cả nước ngọt và trái cây tráng miệng cũng không ăn. Họ cũng vừa ăn vừa nói chuyện nhưng nói nhỏ vừa đủ nghe không ầm ĩ như các mâm đàn ông. Ăn hết các món nước, xào và nộm họ chia các món khô vào 6 cái túi, mỗi người một túi mang về. Cái tục lệ này có ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc. Mình đi lâu rồi nên quên mất. Tệ thế 😁
Ở quê bác cũng vậy đấy. Thường thì người ta xếp mâm phụ nữ ngồi với nhau, để sẵn 06 túi nilon ... Cỗ quê giờ to lắm, 06 người uống rượu ăn khỏe cũng không hết. Cũng thịt gà, giò, nem, hải sản ... , các bà ăn các thứ nấu cũng đủ no, các thứ khô chia nhau mang về. 
"Ăn cỗ phải phong bì" một thời cũng lắm nỗi ưu tư, nhưng giờ đời sống dân đã nâng cao nên nó cũng bình thường.
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Sun 16 Dec 2018, 22:50

buixuanphuong09 đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trưa nay về quê đi ăn đám cưới. Trong mâm có mình và em gái, hai bạn trẻ hơn mình và hai bà già hơn mình. Hai bạn trẻ chu đáo mời mọi người ăn món này món kia. Mình với em gái cứ vô tư ăn mỗi món một vài miếng. Cỗ ở quê ngon ghê. Miếng thịt gà ngọt lịm, da vàng ươm, thớ thịt chắc chứ không bở. Đĩa xôi trắng bốc khói toả mùi thơm lừng. Hạt gạo dẻo và căng bóng. Con cá quả hấp cũng thật hấp dẫn. Còn mấy món nữa nhưng không đặc sắc lắm.
Hai bà già ăn rất ít. Luôn xua tay mỗi khi được mời. Đến cuối bữa, mỗi bà một cái túi nilon chia nhau các thứ còn lại trên mâm. Nhìn sang mấy mâm bên cạnh, thấy: Nếu là khách mời thì đàn ông ngồi với đàn ông, đàn bà ngồi với đàn bà. Đàn ông uống bia uống rượu. Ăn gần hết đồ ăn trên mâm. Vừa ăn vừa nói chuyện rất rôm rả. Ăn xong ra uống nước rồi về. Đàn bà uống nước ngọt hoặc không uống. Ăn chủ yếu món nước, xào và nộm. Các món khô như thịt gà, giò, xôi, cá... thậm chí cả nước ngọt và trái cây tráng miệng cũng không ăn. Họ cũng vừa ăn vừa nói chuyện nhưng nói nhỏ vừa đủ nghe không ầm ĩ như các mâm đàn ông. Ăn hết các món nước, xào và nộm họ chia các món khô vào 6 cái túi, mỗi người một túi mang về. Cái tục lệ này có ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc. Mình đi lâu rồi nên quên mất. Tệ thế 😁
Ở quê bác cũng vậy đấy. Thường thì người ta xếp mâm phụ nữ ngồi với nhau, để sẵn 06 túi nilon ... Cỗ quê giờ to lắm, 06 người uống rượu ăn khỏe cũng không hết. Cũng thịt gà, giò, nem, hải sản ... , các bà ăn các thứ nấu cũng đủ no, các thứ khô chia nhau mang về. 
"Ăn cỗ phải phong bì" một thời cũng lắm nỗi ưu tư, nhưng giờ đời sống dân đã nâng cao nên nó cũng bình thường.

Dạ vâng ạ. Thực đơn cũng phong phú và rất ngon không như trước. Cháu nhớ hồi bé được đi ăn cưới, nghe mấy bà phụ trách nấu món kháo chuyện với nhau là nhà này hôm nay may thế mua được sắn, chứ nhà Bình hôm trước đi cả huyện không có củ sắn nào. Hồi đó ở Xã Khởi Nghĩa quê cháu đám cưới mâm nào cũng phải có một bát sắn hầm xương. Nếu không có thì coi như cỗ cưới nhà đó không to 😛 Cũng từ hồi đó cháu không còn dịp được đi ăn cỗ trên đó nữa nên không biết rõ, nhưng cháu đoán cái bát sắn tàu ninh xương đó không còn hiện diện trên mâm cỗ cưới nữa rồi. Cháu còn nhớ lúc đi đón dâu, chú rể vừa nhảy chân sáo trên đường làng vừa hét: “Tao có vợ rồi”.
Mà lạ, có những chuyện hồi bé cháu vẫn nhớ như in, lại có những chuyện hình như chả nhớ gì. Còn bây giờ có chuyện mới xảy ra mà đã quên mất tiêu rồi ~X(
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Mon 17 Dec 2018, 08:21

Ở VN xưa có thói quen là hay gắp thức ăn mời khách hoặc người ngồi cạnh. Khi ăn cùng mâm thì một dĩa có bao nhiêu là đầu đũa cùng gắp vào, có khi chấm chung một bát nước chấm, rất là mất vệ sinh. Bạn của AH về VN thăm viếng họ hàng, bị tiếp đãi như thế, nuốt cơm không vào! (Rất ít người trở đầu đũa gắp thức ăn cho khách hoặc gắp vào dĩa thức ăn chung). Bên này, khi ăn chung mâm thì mỗi dĩa, tô để sẵn vật dụng (đũa, muỗng, nĩa) riêng cho mọi người dùng gắp vào bát, nước chấm mỗi người có chén nhỏ dùng riêng.


Thường ăn cỗ, khách về thì chủ nhân tự thân gói bánh trái hoặc xôi thịt cho khách mang về, chứ khách không thể tự tiện gói về như thế, rất là bất lịch sự và còn mang tiếng là ma đói. Tục này người VN ở nước ngoài vẫn còn giữ.

_________________________
CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Mon 17 Dec 2018, 10:25

Ai Hoa đã viết:
Ở VN xưa có thói quen là hay gắp thức ăn mời khách hoặc người ngồi cạnh. Khi ăn cùng mâm thì một dĩa có bao nhiêu là đầu đũa cùng gắp vào, có khi chấm chung một bát nước chấm, rất là mất vệ sinh. Bạn của AH về VN thăm viếng họ hàng, bị tiếp đãi như thế, nuốt cơm không vào! (Rất ít người trở đầu đũa gắp thức ăn cho khách hoặc gắp vào dĩa thức ăn chung). Bên này, khi ăn chung mâm thì mỗi dĩa, tô để sẵn vật dụng (đũa, muỗng, nĩa) riêng cho mọi người dùng gắp vào bát, nước chấm mỗi người có chén nhỏ dùng riêng.


Thường ăn cỗ, khách về thì chủ nhân tự thân gói bánh trái hoặc xôi thịt cho khách mang về, chứ khách không thể tự tiện gói về như thế, rất là bất lịch sự và còn mang tiếng là ma đói. Tục này người VN ở nước ngoài vẫn còn giữ.
Nếu thầy về VN mà muốn có một bát nước chấm riêng thì thầy bị lạc lõng rồi. Trò cũng đã được dự những bữa ăn sang ở khách sạn, có bát nước chấm riêng cho từng người. Nhưng ở quê, dù là những đám cỗ rất sang cũng không có. Ở Miền Bắc trước đây, ăn tập thể nhiều, người ta đã sản xuất loại đũa hai đầu, nó dài hơn đũa thường, hai đầu cùng nhỏ. Nhưng rồi lại bỏ, vì nó ngược với thói quen. Tục gắp cho nhau vẫn còn, khi gắp cho người khác cũng trở đầu đũa. Tuy nhiên, nhập gia tùy tục thôi. Xét cho cùng, vs cũng không biết thế nào là tuyệt đối. Ở cái tuổi 70,80, ai là người không hưởng miếng cơm búng, cơm nhót của bà, của mẹ. 

Mọi cái cứ tùy duyên thôi!
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Mon 17 Dec 2018, 11:49

Ai Hoa đã viết:
Ở VN xưa có thói quen là hay gắp thức ăn mời khách hoặc người ngồi cạnh. Khi ăn cùng mâm thì một dĩa có bao nhiêu là đầu đũa cùng gắp vào, có khi chấm chung một bát nước chấm, rất là mất vệ sinh. Bạn của AH về VN thăm viếng họ hàng, bị tiếp đãi như thế, nuốt cơm không vào! (Rất ít người trở đầu đũa gắp thức ăn cho khách hoặc gắp vào dĩa thức ăn chung). Bên này, khi ăn chung mâm thì mỗi dĩa, tô để sẵn vật dụng (đũa, muỗng, nĩa) riêng cho mọi người dùng gắp vào bát, nước chấm mỗi người có chén nhỏ dùng riêng.


Thường ăn cỗ, khách về thì chủ nhân tự thân gói bánh trái hoặc xôi thịt cho khách mang về, chứ khách không thể tự tiện gói về như thế, rất là bất lịch sự và còn mang tiếng là ma đói. Tục này người VN ở nước ngoài vẫn còn giữ.


Em nhớ lần đầu tiên đến nhà người ta ăn giỗ. Nào chị dâu, nào em gái, nào cháu gái thi nhau gắp đồ ăn vào bát cho em. Một cái bát đầy tú hụ và em đã gẩy gót đến cuối bữa cũng không hết. Cuối cùng vẫn đói meo. Dấu ấn sâu đậm tới giờ vẫn chưa quên ạ 😛
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Mon 17 Dec 2018, 11:55

buixuanphuong09 đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Ở VN xưa có thói quen là hay gắp thức ăn mời khách hoặc người ngồi cạnh. Khi ăn cùng mâm thì một dĩa có bao nhiêu là đầu đũa cùng gắp vào, có khi chấm chung một bát nước chấm, rất là mất vệ sinh. Bạn của AH về VN thăm viếng họ hàng, bị tiếp đãi như thế, nuốt cơm không vào! (Rất ít người trở đầu đũa gắp thức ăn cho khách hoặc gắp vào dĩa thức ăn chung). Bên này, khi ăn chung mâm thì mỗi dĩa, tô để sẵn vật dụng (đũa, muỗng, nĩa) riêng cho mọi người dùng gắp vào bát, nước chấm mỗi người có chén nhỏ dùng riêng.


Thường ăn cỗ, khách về thì chủ nhân tự thân gói bánh trái hoặc xôi thịt cho khách mang về, chứ khách không thể tự tiện gói về như thế, rất là bất lịch sự và còn mang tiếng là ma đói. Tục này người VN ở nước ngoài vẫn còn giữ.
Nếu thầy về VN mà muốn có một bát nước chấm riêng thì thầy bị lạc lõng rồi. Trò cũng đã được dự những bữa ăn sang ở khách sạn, có bát nước chấm riêng cho từng người. Nhưng ở quê, dù là những đám cỗ rất sang cũng không có. Ở Miền Bắc trước đây, ăn tập thể nhiều, người ta đã sản xuất loại đũa hai đầu, nó dài hơn đũa thường, hai đầu cùng nhỏ. Nhưng rồi lại bỏ, vì nó ngược với thói quen. Tục gắp cho nhau vẫn còn, khi gắp cho người khác cũng trở đầu đũa. Tuy nhiên, nhập gia tùy tục thôi. Xét cho cùng, vs cũng không biết thế nào là tuyệt đối. Ở cái tuổi 70,80, ai là người không hưởng miếng cơm búng, cơm nhót của bà, của mẹ. 

Mọi cái cứ tùy duyên thôi!

Cháu không nhớ có phải ăn cơm mớm không nhưng anh trai cháu thì có. Khi mẹ cháu sinh anh bị mất sữa. Hồi đó một phần vì sữa bột các cái cho em bé không nhiều như sau này (còn đang chiến tranh mà), một phần vì nhà nghèo không mua được thịt cá cho anh ăn. Anh toàn ăn cơm mớm mà lớn. Giờ anh cháu cũng hơn 60 tuổi rồi.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Mon 17 Dec 2018, 12:23

Phương Nguyên đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Ở VN xưa có thói quen là hay gắp thức ăn mời khách hoặc người ngồi cạnh. Khi ăn cùng mâm thì một dĩa có bao nhiêu là đầu đũa cùng gắp vào, có khi chấm chung một bát nước chấm, rất là mất vệ sinh. Bạn của AH về VN thăm viếng họ hàng, bị tiếp đãi như thế, nuốt cơm không vào! (Rất ít người trở đầu đũa gắp thức ăn cho khách hoặc gắp vào dĩa thức ăn chung). Bên này, khi ăn chung mâm thì mỗi dĩa, tô để sẵn vật dụng (đũa, muỗng, nĩa) riêng cho mọi người dùng gắp vào bát, nước chấm mỗi người có chén nhỏ dùng riêng.


Thường ăn cỗ, khách về thì chủ nhân tự thân gói bánh trái hoặc xôi thịt cho khách mang về, chứ khách không thể tự tiện gói về như thế, rất là bất lịch sự và còn mang tiếng là ma đói. Tục này người VN ở nước ngoài vẫn còn giữ.
Nếu thầy về VN mà muốn có một bát nước chấm riêng thì thầy bị lạc lõng rồi. Trò cũng đã được dự những bữa ăn sang ở khách sạn, có bát nước chấm riêng cho từng người. Nhưng ở quê, dù là những đám cỗ rất sang cũng không có. Ở Miền Bắc trước đây, ăn tập thể nhiều, người ta đã sản xuất loại đũa hai đầu, nó dài hơn đũa thường, hai đầu cùng nhỏ. Nhưng rồi lại bỏ, vì nó ngược với thói quen. Tục gắp cho nhau vẫn còn, khi gắp cho người khác cũng trở đầu đũa. Tuy nhiên, nhập gia tùy tục thôi. Xét cho cùng, vs cũng không biết thế nào là tuyệt đối. Ở cái tuổi 70,80, ai là người không hưởng miếng cơm búng, cơm nhót của bà, của mẹ. 

Mọi cái cứ tùy duyên thôi!

Cháu không nhớ có phải ăn cơm mớm không nhưng anh trai cháu thì có. Khi mẹ cháu sinh anh bị mất sữa. Hồi đó một phần vì sữa bột các cái cho em bé không nhiều như sau này (còn đang chiến tranh mà), một phần vì nhà nghèo không mua được thịt cá cho anh ăn. Anh toàn ăn cơm mớm mà lớn. Giờ anh cháu cũng hơn 60 tuổi rồi.
Hơn 60, tức sinh năm 1957-58, nhưng ở thành phố mà ăn cơm mớm ư? Bác ở quê, nhưng sau năm 1954 thì trẻ đều ăn bột chứ không ăn cơm mớm, lớn lên một chút thì ăn cơm nhót. 
Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2581
Registration date : 19/08/2009

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Mon 17 Dec 2018, 13:05

Phương Nguyên đã viết:


Em nhớ lần đầu tiên đến nhà người ta ăn giỗ. Nào chị dâu, nào em gái, nào cháu gái thi nhau gắp đồ ăn vào bát cho em. Một cái bát đầy tú hụ và em đã gẩy gót đến cuối bữa cũng không hết. Cuối cùng vẫn đói meo. Dấu ấn sâu đậm tới giờ vẫn chưa quên ạ 😛

Có thể nào PN giải thích chữ "gẩy gót" là gì không ... Sao 1 bát đầy tú hụ muh cuối cùng vẫn đói meo ... :fun1:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Mon 17 Dec 2018, 21:10

Thiên Hùng đã viết:
Phương Nguyên đã viết:


Em nhớ lần đầu tiên đến nhà người ta ăn giỗ. Nào chị dâu, nào em gái, nào cháu gái thi nhau gắp đồ ăn vào bát cho em. Một cái bát đầy tú hụ và em đã gẩy gót đến cuối bữa cũng không hết. Cuối cùng vẫn đói meo. Dấu ấn sâu đậm tới giờ vẫn chưa quên ạ 😛

Có thể nào PN giải thích chữ "gẩy gót" là gì không ... Sao 1 bát đầy tú hụ muh cuối cùng vẫn đói meo ... :fun1:

Dạ thưa huynh TH! Muội cũng không tra được từ “gẩy gót” ở đâu hết. Có lẽ là từ trong nhân dân hay dùng. Hồi bé muội ăn chậm lắm, còn kén ăn nữa. Bát cơm xới không đầy quá, đầy quá nhìn sợ: không ăn. Đang ăn mà có người giục: không ăn. Nhà muội thì nghèo, mà tính muội thì như vậy nên thường xuyên bị đói. Bà nội và mẹ xót muội nhưng không dám giục muội ăn nhanh lên. Rồi hay cằn nhằn muội, nói muội ăn uống “gẩy gót” như vậy thì lúc nào cũng đói thôi. Hôm đi ăn giỗ, muội nhìn cái bát của mình mà sợ, cứ cầm đôi đũa giả vờ gắp gắp chọc chọc. Đến gần cuối bữa phải cầu cứu để được giúp đỡ. Đúng lúc mọi người ăn xong thì mọi thứ trong bát của muội cũng được bí mật chuyển đi. Mọi người có lẽ có người biết tiểu xảo nhưng không ai nói gì. Và kết quả là muội vẫn đói nguyên 😁😁😁
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13Tue 18 Dec 2018, 06:35

Phương Nguyên đã viết:
Thiên Hùng đã viết:
Phương Nguyên đã viết:


Em nhớ lần đầu tiên đến nhà người ta ăn giỗ. Nào chị dâu, nào em gái, nào cháu gái thi nhau gắp đồ ăn vào bát cho em. Một cái bát đầy tú hụ và em đã gẩy gót đến cuối bữa cũng không hết. Cuối cùng vẫn đói meo. Dấu ấn sâu đậm tới giờ vẫn chưa quên ạ 😛

Có thể nào PN giải thích chữ "gẩy gót" là gì không ... Sao 1 bát đầy tú hụ muh cuối cùng vẫn đói meo ... :fun1:

Dạ thưa huynh TH! Muội cũng không tra được từ “gẩy gót” ở đâu hết. Có lẽ là từ trong nhân dân hay dùng. Hồi bé muội ăn chậm lắm, còn kén ăn nữa. Bát cơm xới không đầy quá, đầy quá nhìn sợ: không ăn. Đang ăn mà có người giục: không ăn. Nhà muội thì nghèo, mà tính muội thì như vậy nên thường xuyên bị đói. Bà nội và mẹ xót muội nhưng không dám giục muội ăn nhanh lên. Rồi hay cằn nhằn muội, nói muội ăn uống “gẩy gót” như vậy thì lúc nào cũng đói thôi. Hôm đi ăn giỗ, muội nhìn cái bát của mình mà sợ, cứ cầm đôi đũa giả vờ gắp gắp chọc chọc. Đến gần cuối bữa phải cầu cứu để được giúp đỡ. Đúng lúc mọi người ăn xong thì mọi thứ trong bát của muội cũng được bí mật chuyển đi. Mọi người có lẽ có người biết tiểu xảo nhưng không ai nói gì. Và kết quả là muội vẫn đói nguyên 😁😁😁
PN ạ, bác đọc thì hiểu tâm trạng cháu khi bưng bát cơm đầy ú thức ăn. Từ này không tra được, có lẽ nó là từ địa phương, giờ ít dùng. Sở dĩ bác hiểu được vì bác ở Hải Dương, mà Hải Phòng thì cũng phát triển từ Hải Dương. Bác về quê ngoại Hưng Yên cũng gặp từ này. Bác lên Lào Cai thăm anh vợ cũng gặp từ này. (Anh vợ bác ở Tiên Lãng-HP). Theo ý bác, khó tìm được từ nào diễn đạt được tâm trang ngán ăn như từ "gảy gót", có điều nó không thông dụng, đưa vào văn thơ làm người đọc khó hiểu.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)   CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên) - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
CHUYỆN VỤN (Phương Nguyên)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Truyện audio chọn lọc ( nhiều giọng đọc )
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần
» Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Chuyện Các Bà Trong Cung Nguyễn (Tập 1)
Trang 2 trong tổng số 58 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 30 ... 58  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: Phương Nguyên-