Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Nguồn gốc điển tích lạ Wed 21 Nov 2018, 08:03 | |
| Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ
Huyền Vũ
Câu nói “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” hiện vẫn được dân gian sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, ở khía cạnh khoa học thì nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa còn một số giải thích không giống nhau về các loại hình tướng người trong thành ngữ này.
Chỉ là quan niệm của xã hội phương Đông
Trong cuộc trao đổi khá thú vị giữa TS Hoàng Điệp, Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa & Khoa học Công Nghệ cho biết: “Thực ra không chỉ có tứ tướng khác người mà có tới bát tướng dị thường trong xã hội, họ sở hữu những cá tính rất đặc biệt cả tải giỏi lẫn quái đản, độc ác. Như mọi người đã biết, thành ngữ là việc đút kết các kinh nghiệm dân gian về từng loại hình tướng người cụ thể, từ đó mới đưa ra thành ngữ để tổng kết lại những cái đã được thống kê, kiểm nghiệm. Trong đó, “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” cũng là một câu như thế.”
Theo TS Hoàng Điệp thì tất cả các tướng người được nhắc đến trong câu thành ngữ này đều có ý xấu. Tuy nhiên, đó chỉ là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra thế chứ không dựa trên một cơ sở nghiên cứu nào. Từ trước tới nay, việc nghiên cứu về tướng số dựa vào các tri thức thu thập được trong sách cổ, hoặc căn cứ trên những quan niệm, triết lý về tướng người chứ hiếm có công trình nào mang tính “giải phẫu” riêng về loại hình tướng lé. Ví dụ, người ta thường lấy câu “mắt lé lộ hầu vành tai lộ” để nói về người gian manh, độc ác. Đây là các đặc điểm để kết hợp nhận diện người tốt, xấu của dân gian ngày xưa, nhưng họ lấy cơ sở nào để khẳng định đây là người xấu thì ít không có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể mà chỉ là kinh nghiệm dân gian.
Điều đáng nói là quan niệm về loại hình tướng số kiểu như “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” chỉ xuất hiện ở xã hội phương Đông chứ phương Tây không tồn tại quan niêm này. Chính vì lẽ đó, nên trong các tác phẩm văn chương ở phương Đông thường tập trung xây dựng những nhân vật phản diện thuộc một trong 4 loại hình tướng khác biệt là lé, lùn, hô, rỗ...
Trong một quan niệm có chiều hướng ngược lại, Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, thành ngữ “nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ” muốn nói: Những người dị tướng thì thường có tài lạ. Đừng coi thường họ. Lé, lùn, hô, rỗ là những hình dáng không đẹp, thường bị mọi người chê bai, kỳ thị. Tuy nhiên, để tồn tại, họ vẫn có những năng lực tự thân đáng quý, đáng ghi nhận, nhiều khi rất thành đạt thậm chí đạt nên kỳ tích. Đây là kinh nghiệm thực tế như vậy. Thành ngữ này không xuất phát từ điển tích gì. Nó là tổng kết kinh nghiệm về sự bất tương hợp thường thấy giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ ngoài và phẩm chất.
Ảnh minh họa.
Cả tốt lẫn xấu
Một số ý kiến của các nhà văn hóa khác cho rằng: Thành ngữ “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” chủ yếu nói về những người có tài, tuy nhiên, cũng có trường hợp gian ngoa độc ác dám dùng mưu chước hại người khác để bước lên đài danh vọng. Để phân biệt những người như vậy, dân gian dạy nhau cách nhìn vào tướng diện, đó là "nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ".
Ở loại hình tướng thứ nhất là “lé”, dân gian còn có câu “lưỡng mục bất đồng, tâm can bất chính" với ý nói rằng, hai mắt của người lé không cùng nhìn về một hướng thì lòng dạ của người đó thường bất chính, ẩn chứa điều độc ác. Tuy nhiên, ý kiến này có vẻ quá chủ quan, sa đà vào hình thức mà quên đi cái tốt đẹp của con người. Chưa chắc người lé có hai con mắt “bất đồng”, không ngay ngắn thì tâm can bất chính. Ngược lại, những người thuộc loại hình tướng này thường thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng, khi yêu thì chung thủy nhất mực, khi ghét thì ghét cay đắng, triệt để...
Ở loại hình tướng “lùn”, dân gian thường cho rằng người có tướng này thường hay có tính kiêu căng. Theo kinh nghiệm cho thấy, một số người không được cao cho lắm rất khôn ngoan lại túc trí đa mưu, có lẽ vì thế nên người lùn được xếp vào một trong 4 loại hình tướng tài giỏi hơn người. TS Hoàng Điệp cho biết: Trong lịch tử phương Đông lẫn phương Tây đã có nhiều danh tướng sở hữu loại hình tường lùn này. Đó là Napoleon (1769 – 1821), ông ta là người đã bình định nước Pháp, đưa ra các chính sách pháp luật tiến bộ mà đương thời chưa ai nghĩ ra, giúp Pháp trở thành một cường quốc của thế giới...
Ở loại hình thứ ba là tướng “hô” dân gian cũng có thành ngữ rằng "xỉ lộ thần hân tu phòng dã tử" - răng lộ môi cong đề phòng chết đường. Tuy nhiên, theo một tài liệu khác mà Báo KH&ĐS khảo được trong Tướng Mệnh Khảo Luận do Vũ Tài Lục biên soạn thì một trong tướng lục ác là "thần bất hô xỉ" - Môi không che được răng là người bất hòa. Răng hô phải đầm xuống đều thì chất phác, răng đâm ngang hay ngưỡng lên, cực đểu giả (trích Ngân Hà Thư Xã).
Loại hình thứ tư là “rỗ” cũng được xếp vào hàng dị tướng. Theo TS Hoàng Điệp thì loại hình này cũng thuộc tướng xấu, tâm địa độc ác, cho nên dân gian đã dùng một số câu với ý chê bai những người như vậy. Chẳng hạn, “mặt rỗ như tổ ong bầu, cái răng khấp khểnh như cầu rửa chân”. Có nghĩa là tướng mặt rỗ mà kết hợp với răng hô, mọc không đều thì đó là dị tướng.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì trong dân gian, thành ngữ “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” còn có một số “biến thể” ở loại hình tướng thứ 4 đó là “nhất lé nhì lùn tam hô tứ sún”. Việc sử dụng loại hình “sún” ở đây với nghĩa tham ăn, thấy gì ăn nấy nên mới sún răng. Tuy nhiên, có vẻ cách diễn giải này không có căn cứ mà chỉ là biến thể do dân gian nghĩ ra để hợp với câu nói sao cho có vần, có nhịp chứ không thể chứng minh người sún là tham ăn...
Nguồn: Kiến Thức
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ Fri 23 Nov 2018, 09:17 | |
| Dốt đặc cán mai
Bảo Khánh
Không phải ai cũng biết vì sao lại gọi là “dốt đặc cán mai”. Dốt thì ai cũng biết nhưng cán mai thì là cái gì. Trong cuộc sống trước đây, mai – là một dụng cụ dùng để đào đất. Cán mai thường được làm bằng gỗ táu, là thứ gỗ rất đanh (cứng), đông đặc. Ngày nay, cái mai không còn nhiều trong đời sống và từ “dốt đặc cán mai” cũng ngày càng ít xuất hiện.
Đầu óc đặc sệt như cán mai
PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam cho biết, trong giao tiếp, đôi khi để chỉ ai đó đầu óc kém cỏi, dốt nát đến mức mù tịt, không biết gì, người ta hay dùng thành ngữ “dốt đặc cán mai” để hàm chỉ. Ví dụ, nhà văn Đoàn Giỏi viết: “Hai năm học chưa xong lớp 1, cái thằng ấy đúng là dốt đặc cán mai. Bà Hơn còn tốn nhiều cơm với thằng này lắm”, “Hương chức hội tề nhiều ông dốt đặc cán mai, tập được một chữ ký tên đã là khá lắm”.
Về giải nghĩa từ, dốt là một tính từ, chỉ ai đó kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu. Trong một lớp học, sẽ có những em học kém, chậm tiếp thu, được xếp vào loại “dốt”. Cán mai là cái cán cuốc dùng để đào đất. Cán mai thường làm bằng gỗ táu là thứ gỗ rất đanh (cứng), đúc đông đặc. Nên chê người ngu dốt quá, người ta nói là dốt đặc cán mai là không có chỗ nào mà nhét chữ vào được. Cũng có khi người ta nói: “dốt đặc cán mai táu”. Táu tức là gỗ táu. Mai là một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào một cái cán dài. Cán mai khác với cán xẻng, cán cuốc... Trong khi cán xẻng, cán cuốc làm bằng tre, rỗng ruột thì cán mai làm bằng một loại gỗ đặc ruột. Chính từ ngữ nghĩa này mà thành ngữ “dốt đặc cán mai” ra đời và được dân gian sử dụng rất hiệu quả. “Dốt đặc cán mai, dốt dài cán cuốc”, dốt đến thế là cùng. Ai mà được ví với câu thành ngữ này thì thật đáng xấu hổ. Phải mau mau học hành, tu chỉnh, trau dồi kiến thức sao cho bằng anh bằng em, kẻo tủi hổ với bạn bè.
“Dốt đặc” chỉ người dốt nhưng với sắc thái mạnh hơn “dốt”. Người ta thường nghĩ những ai kém trí tuệ, dốt nát thì đầu óc “đặc như bí”, chẳng có chỗ nào thoáng đạt, thông minh sáng láng. Chúng ta từng đọc truyện “Dốt Đặc và Biết Tuốt” (của Liên Xô trước đây), với hai nhận vật trái ngược nhau về phẩm chất trí tuệ. Một anh thì cái gì cũng biết, còn anh kia thì mu ti mù tịt, đầu óc đặc như mật ong. Có cảm giác bộ não trong đầu anh ta đặc sệt, chẳng có chỗ nào để chứa kho tri thức như người thường. Chính từ tính chất “đặc” mà dân gian thêm hai từ nữa để có thành ngữ “dốt đặc cán mai”.
Ảnh minh họa.
Điển tích từ ông thầy đồ
PGS.TS Phạm Văn Tình cho hay, “dốt có đuôi”, “dốt lòi đuôi” cũng là những từ dùng để chỉ người dốt theo nghĩa nêu trên dựa trên điển tích về một ông thầy đồ nhưng cũng là chế độ khoa cử thời phong kiến. Ban đầu, thành ngữ này chỉ có ý chê bai một đối tượng không đến nỗi dốt nát. Họ cũng là người có đỗ đạt trong kỳ thi hội, thi đình hẳn hoi. Số là, sau kỳ thi, những người trúng tuyển được tập trung lại để yết kiến vua. Họ được sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất (tức đứng cuối) với quần áo mũ miện nhà vua ban phát chỉnh tề. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, vì thế người ta mới chế giễu là “có đuôi”. Rõ ràng trong mắt sĩ tử và dân chúng thì người đội mũ có đai dài trông như cái “đuôi ấy”, vẫn là người dốt hơn cả so với những người có mặt. Từ đây, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân xuất hiện thành ngữ “dốt có đuôi” để chế giễu tất cả những ai dốt nát.
Một số người khác lại cho rằng, thành ngữ này có xuất xứ từ một câu chuyện cười Việt Nam. Chuyện rằng, một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Nhưng than ôi, thầy đồ gì mà chữ nghĩa chẳng được bao nhiêu. Đến cái tên của gia chủ là Tròn mà ông ta cũng chẳng biết viết, đành khoanh một vòng tròn. Chẳng may, có một kẻ tinh nghịch đã sổ thêm một nét vào chữ “Tròn” ông vừa mới viết. Khi đọc sớ, thầy không biết, cứ việc theo hình vẽ mà đọc tên gia chủ là “Gáo”. Chủ nhà giật mình, cải chính. Ông thầy cúng biết mình nhầm, xấu hổ lắm, những mong có lỗ nào mà chui ngay xuống đất. Qua câu chuyện này, thành ngữ “dốt có đuôi” có hai cách hiểu về xuất xứ và cũng có hai biến thể khác nhau: “dốt có đuôi” và “dốt có chuôi”. Dẫu hiểu thế nào thì thành ngữ này cũng chỉ biểu hiện ý nghĩa: “dốt nát và không giấu được cái dốt của mình”.
“Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”, thà không biết một tí gì còn hơn tỏ ra biết nhiều nhưng cái gì cũng biết lơ mơ, nửa vời. Hoặc “dốt còn hay nói chữ”, “dốt như bò” là những thành ngữ chỉ người dốt, yếu kém trong nhận thức nhưng lại vẫn huyênh hoang rằng mình hiểu biết.
Ảnh minh họa.
Mai, cuốc, thuổng “bị vạ lây”
Trong đời sống sản xuất nông nghiệp ngày nay, các nông cụ như mai, cuốc, thuổng dùng để cày, đào xới đất đã dần dần ít xuất hiện do có các phương tiện khác thay thế như máy cày, máy bừa. Tuy nhiên, theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa thì hình ảnh ví von “dốt đặc cán mai” vẫn được dùng phổ biến và người nghe vẫn hiểu, dù chắc rằng những người thuộc lứa tuổi trẻ bây giờ nhất là trẻ ở thành phố khó hình dung mai là vật dụng gì, hình thù ra sao, vì sao cán mai lại đặc. Cán mai đặc giống như cái đầu của kẻ dốt (đặc sệt vào, chả có chỗ nào mà nhét thêm được cái gì khác). Cán thuổng thì dài ơi là dài, giống như cái sự dốt kia không tiêu hoá được. Vậy là từ những vật dụng hàng ngày trong nông nghiệp, cái mai, thuổng bỗng dưng “bị vạ lây”, gán cho một đặc tính không mấy tốt đẹp của con người. Bản thân cái mai, cái cuốc không hề có hàm nghĩa nào nói về sự ngu dốt.
Người không có trí tuệ, lười học tập, phấn đấu luôn bị dè bỉu, phê phán. Đặc biệt là những người khoe khoang hiểu biết, học thức thì lại càng bị dân gian lên án bằng những hình ảnh ví von như “thùng rỗng kêu to”, “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, ý nói người xấu xí, có khuyết tật thì lại hay cố tỏ ra mình tốt đẹp, có ưu điểm. Kẻ dốt nát, kém cỏi lại hay khoe khoang mình giỏi giang, thông minh; bất tài nhưng lại hay khoe khoang khoác lác, phô trương.
Theo lý giải của GS Ngô Đức Thịnh, người Việt vốn trọng sự học với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, người có chữ nghĩa trong xã hội luôn được coi trọng, kẻ “vai u thịt bắp mồ hôi dầu”, “lấy thịt đè người”, “người quân tử lấy đức, kẻ tiểu nhân lấy sức”... không được coi trọng. Một người đỗ đạt làm quan thì cả làng hân hoan đón mừng, nhưng một anh học trò đi thi trượt về thì buồn não nuột chẳng ai thèm quan tâm.
Xuất phát từ quan điểm đó, việc chê bai, chế giễu người học dốt, học kém cũng dễ hiểu, cũng qua cách chế giễu đó mà người ta mong muốn người bị chế giễu sẽ vì xấu hổ mà phải cố gắng học hành, dùi mài kinh sử để thoát khỏi cái tiếng dốt ấy.
Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, việc sử dụng thành ngữ “dốt đặc cán mai” là cách lựa chọn khá thông minh của dân gian để nhắc nhở người dốt phải học hành tu tỉnh. Ngày xưa khi nông nghiệp còn thô sơ lạc hậu, gần như nhà nào cũng có chiếc mai, ngày nào đi làm đồng cũng phải dùng đến. Điều này để nhắc nhở người dốt răn mình mỗi ngày, nhìn thấy hình ảnh chiếc mai, chiếc cuốc đó mà rèn giũa bản thân mình.
Nguồn: Kiến Thức
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ Tue 04 Dec 2018, 09:03 | |
| “Ăn hại đái nát”
Bảo Khánh
Mắng một người vô tích sự, vô dụng chẳng được việc gì, người ta thường dùng câu “ăn hại đái nát”. Ăn hại thì ai cũng biết, nhưng ít ai biết “đái nát” liên quan đến việc đi đòi nợ.
Mắng người vô tích sự
Trong cuốn Từ điển Bách khoa Tri thức, “ăn hại đái nát” chỉ một người vô tích sự, chỉ biết ăn không biết làm mà lại còn gây ra nhiều điều tệ hại cho người khác. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì định nghĩa “đã không làm gì có ích mà lại còn làm hại đến lợi ích của người khác”.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam cho biết, khi chê trách, mắng mỏ một người mà được đánh giá là một kẻ vô dụng, đã chẳng làm được một việc gì có ích mà còn lại làm phương hại đến lợi ích của người khác, người ta hay dùng thành ngữ "ăn hại đái nát" để ám chỉ. Ví dụ: "Tao là tao từ cái mặt bọn bay. Nhờ bao nhiêu việc mà chả được tích sự gì. Đúng là một lũ ăn hại đái nát". Người mà được ví như vậy quả là xấu, xấu lắm, chẳng có gì để mà trân trọng, kể cả tư cách và nhân cách.
Một người bị mắng là “ăn hại đái nát” thường là không còn từ nào để diễn tả cái sự kém cỏi, không làm nên công trạng gì của người đó nữa. Bản thân người phải nhận câu mắng đó cũng cảm thấy ê chề, xấu hổ vì sự kém cỏi của bản thân mình, chỉ biết ăn tàn phá hại. Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, hình ảnh so sánh “ăn” – “đái” ở đây là hai quá trình đối ngược. Khi đã là người vô tích sự, người “ăn hại” thì đương nhiên hệ quả sẽ là “đái nát”. Nhiều ý kiến cho rằng “đái nát” nghĩa là đái nát nhà, nát cây cối, ý nói người chỉ biết “ăn” và “đái” mà chẳng biết làm gì khác, không khác gì các loài động vật bậc thấp. Nhưng về mặt ngôn ngữ, hai chữ "đái nát" ở đây có nghĩa thế nào? Đái đến nỗi nát cây, nát cối, nát nhà, nát cửa người khác sao? Hay chỉ là một lối nói cốt cho hiệp vần với hai chữ "ăn hại"? Trong các thành ngữ, thường xuất hiện tình trạng “nói cho có vần có điệu”, còn xét về ngữ nghĩa thì gần như không có hoặc lặp lại nghĩa của thành tố đứng trước hoặc sau nó. Truy nguyên gốc tích từ “đái nát” cho chúng ta một kiến giải khá thú vị.
Ảnh minh họa. Chiêu đòi nợ độc đáo
“Đái nát” nghĩa là gì, tìm hiểu qua nhiều tài liệu nghiên cứu, PGS.TS Phạm Văn Tình cho biết một câu chuyện trong dân gian gắn liền với từ này. Dân gian kể rằng, ngày xưa, có nhiều chủ nợ cho vay nhưng mãi không đòi được. Con nợ cứ chây ì, giục năm lần bảy lượt cũng không trả. Chuyện khất nợ cũng có nhiều hoàn cảnh. Có người cố tình tính chuyện chây ì, "chạy làng trốn nợ" thực. Song cũng có gia đình nghèo túng, làm ăn thất bát mà chưa có tiền, có thóc trả cho chủ nợ (chứ thâm tâm họ đâu muốn thế). Tuy nhiên, nợ nào cũng là nợ. Vay thì phải trả, đó là lẽ đời. Có chủ nợ nhờ người đi bắt nợ, xiết nợ cốt đòi cho bằng được những gì mình cho vay, cho mượn. Cảnh bắt nợ ngày xưa xảy ra ở nhiều nơi rất thương cảm. Anh Dậu trong truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã bị bọn cai lệ đến bắt ra sân đình trói, cho đến khi trả xong nợ mới thôi.
Lại có nhiều chủ nợ sai gia nhân, đầy tớ đến tận nhà con nợ để nằm vạ đòi nợ theo kiểu "giang hồ". Họ kéo quân đến ở, chầu chực ngay tại gia. Dĩ nhiên gia chủ phải nuôi cơm họ. Mọi sinh hoạt như ăn ở của họ (như ăn uống, bài tiết, tiểu tiện...) đều diễn ra ngay trong nhà, rất bệ rạc và bẩn thỉu. Để làm cho nhà con nợ xơ xác, hôi thối, đám đầy tớ này thi nhau ăn uống, đại tiểu tiện, bạ đâu tiểu đó, đến mức nát nhà, nát cây, nát đất. Mục đích của đám người xiết nợ này là làm cho gia chủ phải chịu đựng, tới mức "đau đớn ê chề cho coi". Đến nước phải mau mau tìm đủ mọi cách mà trả nợ cho xong. Quả là một "chiêu" đòi nợ độc đáo, chỉ còn kém mỗi anh chàng Chí Phèo đến gây sự, sẵn sàng đâm chém ở nhà Đội Tảo (theo lệnh của Bá Kiến) trong truyện của Nam Cao ngày trước. Chính từ sự tích dân gian này mà tiếng Việt có thêm thành ngữ "ăn hại đái nát" với những ngữ nghĩa mà ta đã biết: Chỉ vì món nợ cần đòi/Ăn hại đái nát người đời cười chê...
Khi môi trường sống bị “hủy hoại” như vậy, rất ít con nợ nào có thể chịu đựng nổi nên việc đòi nợ đa phần là thành công. Ngày nay, có lẽ “chiêu” đòi nợ này đã biến mất khỏi đời sống do các điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức, công cụ pháp lý đã khác. Thế nhưng, thành ngữ “ăn hại đái nát” vẫn cứ được sử dụng một cách phổ biến, dễ hiểu, dễ nhớ.
Văn hóa gắn với miếng ăn
Sự “tra tấn” của hình thức đòi nợ này đa phần khiến các con nợ cảm thấy ngột ngạt không thể chịu đựng nổi, ăn không ngon ngủ không yên trong môi trường đầy xú uế ấy. Bởi thế mà dân gian cũng có hình ảnh ví von “nhất tội nhì nợ”. Có tội thì van lạy, nói khó nói khăn thế nào cũng vẫn phải đền tội. Có nợ thì van lạy, nói khó nói khăn cũng vẫn phải trả nợ. Cho nên người ta cho ở đời khổ nhất là bị tội, rồi đến mắc nợ. Câu này ngụ ý than phiền về nỗi khổ sở của người vay nợ. Đồng thời có ý khuyên người ta không nên làm điều bậy bạ để khỏi mắc tội, không nên ăn tiêu phung phí để khỏi mang nợ. Vướng vào tội, nợ thì khó mà sống yên ổn được và đương nhiên cũng sẽ trở thành người “ăn hại đái nát”, vô tích sự, làm khổ người thân, gia đình.
Để chỉ người vô tích sự, dân gian cũng dùng từ “ăn hại đái khai”, “ăn không ngồi rồi”, “ăn dầm nằm dề”... Theo TS Đinh Đức Thành, Viện Hán Nôm, hình ảnh miếng ăn trong ca dao, tục ngữ, trong văn hóa dân gian Việt Nam khá phổ biến. Điều này được lý giải ở nhiều luận cứ khác nhau, trong điều kiện sống khó khăn, miếng ăn, nước uống là nhu cầu cơ bản hàng ngày, lại không mấy khi được thỏa mãn, nên tâm lý coi trọng miếng ăn thể hiện khá rõ. Ăn Tết, ăn cưới, ăn giỗ, ăn hỏi... đều gắn với “ăn”, các thói hư tật xấu hay ngợi ca cổ vũ gắn liền với miếng ăn cũng rất nhiều. Nếu ví với một cái gì đó khác, người nghe sẽ vừa khó hình dung, lại khó phổ biến, truyền miệng. Vì thế, qua “miếng ăn” để thể hiện sự cổ vũ hay chê trách là cách chọn lựa dễ hiểu.
Theo các chuyên gia, những thành ngữ được sử dụng phổ biến vì đa phần chúng dễ hiểu. Nhiều khi việc truy nguyên nghĩa gốc chỉ là một kênh để tham khảo, không làm thay đổi nghĩa tường minh của thành ngữ. Khi sử dụng các thành ngữ này, cũng không nên căn vặn việc sử dụng trong văn cảnh có đúng với nghĩa gốc ban đầu hay không vì rất có thể các hình ảnh ví von đã không còn phổ biến, dễ hiểu ở hiện tại.
(Nguồn: Kiến Thức) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ Thu 06 Dec 2018, 09:27 | |
| “con cà con kê”
Phong Lâm
Trong các tài liệu ghi chép lại, việc lý giải “con cà con kê” là con gì được nhiều nguồn giải thích khác nhau. “Con cà con kê” nghĩa là kể chuyện tấm mẳn (nói những điều nhỏ mọn, không đáng nói). Kể lể nhiều chuyện (Huỳnh Tịnh Của, 1895). Lan man, dông dài, lôi thôi trong khi nói chuyện (Từ điển tiếng Việt, nhóm Văn Tân, 1977). Dài dòng hết chuyện này sang chuyện khác (Từ điển tiếng Việt, nhóm Hoàng Phê, 1988). Nói, kể dài dòng, lan man ít giá trị (Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt, Khoa Học Xã Hội, 1978). (Cà là do từ cổ ca nghĩa là gà). Chê người nói dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác (GS Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Văn Hoá, 1989).
“Con cà con kê” chỉ người hay chuyện, nói dai, nói dài dòng hết chuyện này đến chuyện khác. Số người “con cà con kê” không hiếm, nhưng “con cà con kê” là con gì, liệu cả hai từ đó đều có nghĩa là con gà?
Đều là con gà
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NBX Đà Nẵng năm 2000 thì Cà kê nghĩa là dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác như “nói cà nói kê mãi”, “ngồi cà kê suốt buổi”... “Con cà con kê” cùng chung nghĩa đó nhưng với mức độ nhấn mạnh hơn.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam lý giải, trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường gặp một số người có thói quen nói dài, nói dai, nói hết chuyện này lại lan man sang chuyện khác. Thói quen đó đã được dân gian ta đúc kết lại bằng một thành ngữ rất cô đọng: Con cà con kê. "Ông này rách việc lắm. Chuyện nhỏ như con thỏ mà ông ta cứ rề rà, con cà con kê mãi, sốt cả ruột". Chắc nhiều người trong số chúng ta, thắc mắc về sự xuất hiện của thành tố “con” trong tổ hợp này. Không hiểu con cà, con kê là hai con gì? Từ vấn đề này mà từ trước đến nay vẫn có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ đó.
Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” trong tiếng Việt cổ thì ca nghĩa là “gà” và kê (phiên Hán Việt), cũng có nghĩa là “gà”. Như vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này sẽ được hiểu một cách nôm na là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại... con gà”, thế thì có ích gì? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải, “con cà con kê” là nói đi nói lại cùng một chuyện. Con gà âm Hán là kê, tiếng Mường là Kha, tiếng Nghệ Tĩnh là Ga, cổ âm đồng hóa với ca, cà. Các cách gọi đó đều là chỉ con gà trong phổ thông chúng ta vẫn dùng.
Ảnh minh họa. Là một loại cây
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, con cà, con kê, con gà... thể hiện sự bới móc, không có mục đích rõ ràng, không có trọng tâm... là hình ảnh ví von ẩn dụ nhưng rất sâu sắc. Dù là cây hay con thì sự so sánh gần gũi với cuộc sống là một lời nhắc nhở khôn khéo, để ai cũng nhớ và tự răn mình không được sa đà vào những câu chuyện dài dòng mất thời gian vô bổ. Cũng theo PGS.TS Phạm Văn Tình, có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là cây cà và cây kê. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên kín luống. Kê cũng gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi cấy dặm từng cây một. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây, rề rà, chậm chạp. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng, hết cây cà lại sang cây kê, kéo dài như không dứt.
PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay trong dân gian: “Hết kê rồi lại đến cà/Nhổ lên, trồng lại mãi mà không xong” (ca dao).
GS.TS Vũ Quang Côn, Hội Côn trùng học Việt Nam lại nhìn nhận, gà là con vật hay lang thang bới móc tìm kiếm thức ăn. Chúng đi chỗ này, chạy chỗ kia tìm mồi nên đường đi của chúng cũng lòng vòng. Con cà hay con kê thì đều là con gà sẽ phù hợp với cách lý giải nói lòng vòng, nhăng cuội, không có chủ đích, mất thời gian. Còn trong khoa học, không có con gì tên là con cà, và chắc chắn là không ai biết con cà là con gì. “Tôi nghĩ dân gian ví von hình ảnh đó trước tiên là vì đọc chệch đi, con gà thành con cà, sau đó là ám chỉ những người rảnh nhảm nói chuyện la cà, không ra việc gì, ý thức lao động kém thì cũng chỉ giống như lũ gà kia mà thôi. Đó là một hình ảnh so sánh rất hay nhưng lâu nay chúng ta lại không để tâm con cà con kê cụ thể là con gì. Đến bây giờ, người bị coi là có tác phong “con cà con kê” được hiểu ở hàm nghĩa tiêu cực, những người hay chuyện gây mất thời gian, vô bổ”.
Xuất xứ từ Pháp
Trong tiếng Việt không có con kê, không có con cà. Chỉ có vài con có tên kép như cà đúi, cà tong, cà cuống, cà kếu, cà niễng... Nếu chỉ nói là con cà thì khó mà đoán biết là con gì. Cố GS Nguyễn Lân cho biết trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, cà là do từ cổ ca nghĩa là gà. Chữ Nôm, gà được viết bằng chữ ca (người anh) và bộ Điểu. Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ con cà con kê tương đương với con gà con kê. Nôm na là con gà con gà.
Cũng có quan điểm cho rằng, trong số những từ có âm gần giống cà kê thì chữ Hán có từ ca kệ nghĩa là nhà sư tụng bài kệ. Người xưa kính trọng nhà sư. Bài kinh, bài kệ cho dù có dài thì cũng không đến nỗi bị coi là dông dài, tầm phào, làm phiền người nghe như kể lể Cà kê. Không ai nỡ nặng lời trách móc nhà sư tụng bài kệ như vậy. Cà kê của dân gian khó có thể là biến âm của ca kệ.
Một số chuyên gia cho rằng, có thể từ “con cà con kê” được du nhập từ Pháp vào Việt Nam, kết quả của giao lưu văn hóa khoảng cuối thế kỷ XIX. Từ điển Robert và Larousse của Pháp cho biết: Caquet (đọc là ca kê, từ tượng thanh, có từ thế kỷ XV): Gloussement de la poule au moment où elle pond (tiếng gà mái kêu lúc đẻ trứng). Nghĩa bóng của Caquet là bavardage indiscret, intempestif (Ba hoa không đúng lúc).
Caqueter (động từ) nghĩa là nói không ngừng, nói dông dài, nói chuyện tầm phơ khiến người nghe phải khó chịu. Vậy là cà kê của tiếng Việt và Caquet của tiếng Pháp có nghĩa giống nhau là nói dông dài. Phát âm cũng giống nhau theo quy luật âm "ca" của tiếng Pháp chuyển sang tiếng Việt thành "cà”. Xét về mặt ngôn ngữ thì cà kê không phải là từ thuần Việt, cũng không phải là thuần Hán. Cách giải thích thoả đáng là ta đã nhập cảng Caquet của Pháp và Việt hoá thành Cà kê.
(Nguồn: Kiến thức) |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ Thu 06 Dec 2018, 11:03 | |
| - Trà Mi đã viết:
- “con cà con kê”
Phong Lâm
Trong các tài liệu ghi chép lại, việc lý giải “con cà con kê” là con gì được nhiều nguồn giải thích khác nhau. “Con cà con kê” nghĩa là kể chuyện tấm mẳn (nói những điều nhỏ mọn, không đáng nói). Kể lể nhiều chuyện (Huỳnh Tịnh Của, 1895). Lan man, dông dài, lôi thôi trong khi nói chuyện (Từ điển tiếng Việt, nhóm Văn Tân, 1977). Dài dòng hết chuyện này sang chuyện khác (Từ điển tiếng Việt, nhóm Hoàng Phê, 1988). Nói, kể dài dòng, lan man ít giá trị (Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt, Khoa Học Xã Hội, 1978). (Cà là do từ cổ ca nghĩa là gà). Chê người nói dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác (GS Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Văn Hoá, 1989).
“Con cà con kê” chỉ người hay chuyện, nói dai, nói dài dòng hết chuyện này đến chuyện khác. Số người “con cà con kê” không hiếm, nhưng “con cà con kê” là con gì, liệu cả hai từ đó đều có nghĩa là con gà?
Đều là con gà
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NBX Đà Nẵng năm 2000 thì Cà kê nghĩa là dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác như “nói cà nói kê mãi”, “ngồi cà kê suốt buổi”... “Con cà con kê” cùng chung nghĩa đó nhưng với mức độ nhấn mạnh hơn.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam lý giải, trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường gặp một số người có thói quen nói dài, nói dai, nói hết chuyện này lại lan man sang chuyện khác. Thói quen đó đã được dân gian ta đúc kết lại bằng một thành ngữ rất cô đọng: Con cà con kê. "Ông này rách việc lắm. Chuyện nhỏ như con thỏ mà ông ta cứ rề rà, con cà con kê mãi, sốt cả ruột". Chắc nhiều người trong số chúng ta, thắc mắc về sự xuất hiện của thành tố “con” trong tổ hợp này. Không hiểu con cà, con kê là hai con gì? Từ vấn đề này mà từ trước đến nay vẫn có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ đó.
Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” trong tiếng Việt cổ thì ca nghĩa là “gà” và kê (phiên Hán Việt), cũng có nghĩa là “gà”. Như vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này sẽ được hiểu một cách nôm na là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại... con gà”, thế thì có ích gì? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải, “con cà con kê” là nói đi nói lại cùng một chuyện. Con gà âm Hán là kê, tiếng Mường là Kha, tiếng Nghệ Tĩnh là Ga, cổ âm đồng hóa với ca, cà. Các cách gọi đó đều là chỉ con gà trong phổ thông chúng ta vẫn dùng.
Ảnh minh họa.
Là một loại cây
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, con cà, con kê, con gà... thể hiện sự bới móc, không có mục đích rõ ràng, không có trọng tâm... là hình ảnh ví von ẩn dụ nhưng rất sâu sắc. Dù là cây hay con thì sự so sánh gần gũi với cuộc sống là một lời nhắc nhở khôn khéo, để ai cũng nhớ và tự răn mình không được sa đà vào những câu chuyện dài dòng mất thời gian vô bổ. Cũng theo PGS.TS Phạm Văn Tình, có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là cây cà và cây kê. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên kín luống. Kê cũng gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi cấy dặm từng cây một. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây, rề rà, chậm chạp. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng, hết cây cà lại sang cây kê, kéo dài như không dứt.
PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay trong dân gian: “Hết kê rồi lại đến cà/Nhổ lên, trồng lại mãi mà không xong” (ca dao).
GS.TS Vũ Quang Côn, Hội Côn trùng học Việt Nam lại nhìn nhận, gà là con vật hay lang thang bới móc tìm kiếm thức ăn. Chúng đi chỗ này, chạy chỗ kia tìm mồi nên đường đi của chúng cũng lòng vòng. Con cà hay con kê thì đều là con gà sẽ phù hợp với cách lý giải nói lòng vòng, nhăng cuội, không có chủ đích, mất thời gian. Còn trong khoa học, không có con gì tên là con cà, và chắc chắn là không ai biết con cà là con gì. “Tôi nghĩ dân gian ví von hình ảnh đó trước tiên là vì đọc chệch đi, con gà thành con cà, sau đó là ám chỉ những người rảnh nhảm nói chuyện la cà, không ra việc gì, ý thức lao động kém thì cũng chỉ giống như lũ gà kia mà thôi. Đó là một hình ảnh so sánh rất hay nhưng lâu nay chúng ta lại không để tâm con cà con kê cụ thể là con gì. Đến bây giờ, người bị coi là có tác phong “con cà con kê” được hiểu ở hàm nghĩa tiêu cực, những người hay chuyện gây mất thời gian, vô bổ”.
Xuất xứ từ Pháp
Trong tiếng Việt không có con kê, không có con cà. Chỉ có vài con có tên kép như cà đúi, cà tong, cà cuống, cà kếu, cà niễng... Nếu chỉ nói là con cà thì khó mà đoán biết là con gì. Cố GS Nguyễn Lân cho biết trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, cà là do từ cổ ca nghĩa là gà. Chữ Nôm, gà được viết bằng chữ ca (người anh) và bộ Điểu. Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ con cà con kê tương đương với con gà con kê. Nôm na là con gà con gà.
Cũng có quan điểm cho rằng, trong số những từ có âm gần giống cà kê thì chữ Hán có từ ca kệ nghĩa là nhà sư tụng bài kệ. Người xưa kính trọng nhà sư. Bài kinh, bài kệ cho dù có dài thì cũng không đến nỗi bị coi là dông dài, tầm phào, làm phiền người nghe như kể lể Cà kê. Không ai nỡ nặng lời trách móc nhà sư tụng bài kệ như vậy. Cà kê của dân gian khó có thể là biến âm của ca kệ.
Một số chuyên gia cho rằng, có thể từ “con cà con kê” được du nhập từ Pháp vào Việt Nam, kết quả của giao lưu văn hóa khoảng cuối thế kỷ XIX. Từ điển Robert và Larousse của Pháp cho biết: Caquet (đọc là ca kê, từ tượng thanh, có từ thế kỷ XV): Gloussement de la poule au moment où elle pond (tiếng gà mái kêu lúc đẻ trứng). Nghĩa bóng của Caquet là bavardage indiscret, intempestif (Ba hoa không đúng lúc).
Caqueter (động từ) nghĩa là nói không ngừng, nói dông dài, nói chuyện tầm phơ khiến người nghe phải khó chịu. Vậy là cà kê của tiếng Việt và Caquet của tiếng Pháp có nghĩa giống nhau là nói dông dài. Phát âm cũng giống nhau theo quy luật âm "ca" của tiếng Pháp chuyển sang tiếng Việt thành "cà”. Xét về mặt ngôn ngữ thì cà kê không phải là từ thuần Việt, cũng không phải là thuần Hán. Cách giải thích thoả đáng là ta đã nhập cảng Caquet của Pháp và Việt hoá thành Cà kê.
(Nguồn: Kiến thức) Biết đâu là người Pháp học chữ cà kê của Việt Nam? _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ Fri 07 Dec 2018, 09:40 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- “con cà con kê”
Phong Lâm
Trong các tài liệu ghi chép lại, việc lý giải “con cà con kê” là con gì được nhiều nguồn giải thích khác nhau. “Con cà con kê” nghĩa là kể chuyện tấm mẳn (nói những điều nhỏ mọn, không đáng nói). Kể lể nhiều chuyện (Huỳnh Tịnh Của, 1895). Lan man, dông dài, lôi thôi trong khi nói chuyện (Từ điển tiếng Việt, nhóm Văn Tân, 1977). Dài dòng hết chuyện này sang chuyện khác (Từ điển tiếng Việt, nhóm Hoàng Phê, 1988). Nói, kể dài dòng, lan man ít giá trị (Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt, Khoa Học Xã Hội, 1978). (Cà là do từ cổ ca nghĩa là gà). Chê người nói dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác (GS Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Văn Hoá, 1989).
“Con cà con kê” chỉ người hay chuyện, nói dai, nói dài dòng hết chuyện này đến chuyện khác. Số người “con cà con kê” không hiếm, nhưng “con cà con kê” là con gì, liệu cả hai từ đó đều có nghĩa là con gà?
Đều là con gà
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NBX Đà Nẵng năm 2000 thì Cà kê nghĩa là dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác như “nói cà nói kê mãi”, “ngồi cà kê suốt buổi”... “Con cà con kê” cùng chung nghĩa đó nhưng với mức độ nhấn mạnh hơn.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam lý giải, trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường gặp một số người có thói quen nói dài, nói dai, nói hết chuyện này lại lan man sang chuyện khác. Thói quen đó đã được dân gian ta đúc kết lại bằng một thành ngữ rất cô đọng: Con cà con kê. "Ông này rách việc lắm. Chuyện nhỏ như con thỏ mà ông ta cứ rề rà, con cà con kê mãi, sốt cả ruột". Chắc nhiều người trong số chúng ta, thắc mắc về sự xuất hiện của thành tố “con” trong tổ hợp này. Không hiểu con cà, con kê là hai con gì? Từ vấn đề này mà từ trước đến nay vẫn có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ đó.
Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” trong tiếng Việt cổ thì ca nghĩa là “gà” và kê (phiên Hán Việt), cũng có nghĩa là “gà”. Như vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này sẽ được hiểu một cách nôm na là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại... con gà”, thế thì có ích gì? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải, “con cà con kê” là nói đi nói lại cùng một chuyện. Con gà âm Hán là kê, tiếng Mường là Kha, tiếng Nghệ Tĩnh là Ga, cổ âm đồng hóa với ca, cà. Các cách gọi đó đều là chỉ con gà trong phổ thông chúng ta vẫn dùng.
Ảnh minh họa.
Là một loại cây
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, con cà, con kê, con gà... thể hiện sự bới móc, không có mục đích rõ ràng, không có trọng tâm... là hình ảnh ví von ẩn dụ nhưng rất sâu sắc. Dù là cây hay con thì sự so sánh gần gũi với cuộc sống là một lời nhắc nhở khôn khéo, để ai cũng nhớ và tự răn mình không được sa đà vào những câu chuyện dài dòng mất thời gian vô bổ. Cũng theo PGS.TS Phạm Văn Tình, có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là cây cà và cây kê. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên kín luống. Kê cũng gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi cấy dặm từng cây một. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây, rề rà, chậm chạp. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng, hết cây cà lại sang cây kê, kéo dài như không dứt.
PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay trong dân gian: “Hết kê rồi lại đến cà/Nhổ lên, trồng lại mãi mà không xong” (ca dao).
GS.TS Vũ Quang Côn, Hội Côn trùng học Việt Nam lại nhìn nhận, gà là con vật hay lang thang bới móc tìm kiếm thức ăn. Chúng đi chỗ này, chạy chỗ kia tìm mồi nên đường đi của chúng cũng lòng vòng. Con cà hay con kê thì đều là con gà sẽ phù hợp với cách lý giải nói lòng vòng, nhăng cuội, không có chủ đích, mất thời gian. Còn trong khoa học, không có con gì tên là con cà, và chắc chắn là không ai biết con cà là con gì. “Tôi nghĩ dân gian ví von hình ảnh đó trước tiên là vì đọc chệch đi, con gà thành con cà, sau đó là ám chỉ những người rảnh nhảm nói chuyện la cà, không ra việc gì, ý thức lao động kém thì cũng chỉ giống như lũ gà kia mà thôi. Đó là một hình ảnh so sánh rất hay nhưng lâu nay chúng ta lại không để tâm con cà con kê cụ thể là con gì. Đến bây giờ, người bị coi là có tác phong “con cà con kê” được hiểu ở hàm nghĩa tiêu cực, những người hay chuyện gây mất thời gian, vô bổ”.
Xuất xứ từ Pháp
Trong tiếng Việt không có con kê, không có con cà. Chỉ có vài con có tên kép như cà đúi, cà tong, cà cuống, cà kếu, cà niễng... Nếu chỉ nói là con cà thì khó mà đoán biết là con gì. Cố GS Nguyễn Lân cho biết trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, cà là do từ cổ ca nghĩa là gà. Chữ Nôm, gà được viết bằng chữ ca (người anh) và bộ Điểu. Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ con cà con kê tương đương với con gà con kê. Nôm na là con gà con gà.
Cũng có quan điểm cho rằng, trong số những từ có âm gần giống cà kê thì chữ Hán có từ ca kệ nghĩa là nhà sư tụng bài kệ. Người xưa kính trọng nhà sư. Bài kinh, bài kệ cho dù có dài thì cũng không đến nỗi bị coi là dông dài, tầm phào, làm phiền người nghe như kể lể Cà kê. Không ai nỡ nặng lời trách móc nhà sư tụng bài kệ như vậy. Cà kê của dân gian khó có thể là biến âm của ca kệ.
Một số chuyên gia cho rằng, có thể từ “con cà con kê” được du nhập từ Pháp vào Việt Nam, kết quả của giao lưu văn hóa khoảng cuối thế kỷ XIX. Từ điển Robert và Larousse của Pháp cho biết: Caquet (đọc là ca kê, từ tượng thanh, có từ thế kỷ XV): Gloussement de la poule au moment où elle pond (tiếng gà mái kêu lúc đẻ trứng). Nghĩa bóng của Caquet là bavardage indiscret, intempestif (Ba hoa không đúng lúc).
Caqueter (động từ) nghĩa là nói không ngừng, nói dông dài, nói chuyện tầm phơ khiến người nghe phải khó chịu. Vậy là cà kê của tiếng Việt và Caquet của tiếng Pháp có nghĩa giống nhau là nói dông dài. Phát âm cũng giống nhau theo quy luật âm "ca" của tiếng Pháp chuyển sang tiếng Việt thành "cà”. Xét về mặt ngôn ngữ thì cà kê không phải là từ thuần Việt, cũng không phải là thuần Hán. Cách giải thích thoả đáng là ta đã nhập cảng Caquet của Pháp và Việt hoá thành Cà kê.
(Nguồn: Kiến thức) Biết đâu là người Pháp học chữ cà kê của Việt Nam? Cũng như chữ CUT của Anh Mỹ là học từ chữ CẮT của Việt Nam phải hôn thầy? |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ Sat 08 Dec 2018, 16:47 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- “con cà con kê”
Phong Lâm
Trong các tài liệu ghi chép lại, việc lý giải “con cà con kê” là con gì được nhiều nguồn giải thích khác nhau. “Con cà con kê” nghĩa là kể chuyện tấm mẳn (nói những điều nhỏ mọn, không đáng nói). Kể lể nhiều chuyện (Huỳnh Tịnh Của, 1895). Lan man, dông dài, lôi thôi trong khi nói chuyện (Từ điển tiếng Việt, nhóm Văn Tân, 1977). Dài dòng hết chuyện này sang chuyện khác (Từ điển tiếng Việt, nhóm Hoàng Phê, 1988). Nói, kể dài dòng, lan man ít giá trị (Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt, Khoa Học Xã Hội, 1978). (Cà là do từ cổ ca nghĩa là gà). Chê người nói dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác (GS Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Văn Hoá, 1989).
“Con cà con kê” chỉ người hay chuyện, nói dai, nói dài dòng hết chuyện này đến chuyện khác. Số người “con cà con kê” không hiếm, nhưng “con cà con kê” là con gì, liệu cả hai từ đó đều có nghĩa là con gà?
Đều là con gà
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NBX Đà Nẵng năm 2000 thì Cà kê nghĩa là dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác như “nói cà nói kê mãi”, “ngồi cà kê suốt buổi”... “Con cà con kê” cùng chung nghĩa đó nhưng với mức độ nhấn mạnh hơn.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam lý giải, trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường gặp một số người có thói quen nói dài, nói dai, nói hết chuyện này lại lan man sang chuyện khác. Thói quen đó đã được dân gian ta đúc kết lại bằng một thành ngữ rất cô đọng: Con cà con kê. "Ông này rách việc lắm. Chuyện nhỏ như con thỏ mà ông ta cứ rề rà, con cà con kê mãi, sốt cả ruột". Chắc nhiều người trong số chúng ta, thắc mắc về sự xuất hiện của thành tố “con” trong tổ hợp này. Không hiểu con cà, con kê là hai con gì? Từ vấn đề này mà từ trước đến nay vẫn có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ đó.
Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” trong tiếng Việt cổ thì ca nghĩa là “gà” và kê (phiên Hán Việt), cũng có nghĩa là “gà”. Như vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này sẽ được hiểu một cách nôm na là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại... con gà”, thế thì có ích gì? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải, “con cà con kê” là nói đi nói lại cùng một chuyện. Con gà âm Hán là kê, tiếng Mường là Kha, tiếng Nghệ Tĩnh là Ga, cổ âm đồng hóa với ca, cà. Các cách gọi đó đều là chỉ con gà trong phổ thông chúng ta vẫn dùng.
Ảnh minh họa.
Là một loại cây
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, con cà, con kê, con gà... thể hiện sự bới móc, không có mục đích rõ ràng, không có trọng tâm... là hình ảnh ví von ẩn dụ nhưng rất sâu sắc. Dù là cây hay con thì sự so sánh gần gũi với cuộc sống là một lời nhắc nhở khôn khéo, để ai cũng nhớ và tự răn mình không được sa đà vào những câu chuyện dài dòng mất thời gian vô bổ. Cũng theo PGS.TS Phạm Văn Tình, có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là cây cà và cây kê. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên kín luống. Kê cũng gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi cấy dặm từng cây một. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây, rề rà, chậm chạp. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng, hết cây cà lại sang cây kê, kéo dài như không dứt.
PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay trong dân gian: “Hết kê rồi lại đến cà/Nhổ lên, trồng lại mãi mà không xong” (ca dao).
GS.TS Vũ Quang Côn, Hội Côn trùng học Việt Nam lại nhìn nhận, gà là con vật hay lang thang bới móc tìm kiếm thức ăn. Chúng đi chỗ này, chạy chỗ kia tìm mồi nên đường đi của chúng cũng lòng vòng. Con cà hay con kê thì đều là con gà sẽ phù hợp với cách lý giải nói lòng vòng, nhăng cuội, không có chủ đích, mất thời gian. Còn trong khoa học, không có con gì tên là con cà, và chắc chắn là không ai biết con cà là con gì. “Tôi nghĩ dân gian ví von hình ảnh đó trước tiên là vì đọc chệch đi, con gà thành con cà, sau đó là ám chỉ những người rảnh nhảm nói chuyện la cà, không ra việc gì, ý thức lao động kém thì cũng chỉ giống như lũ gà kia mà thôi. Đó là một hình ảnh so sánh rất hay nhưng lâu nay chúng ta lại không để tâm con cà con kê cụ thể là con gì. Đến bây giờ, người bị coi là có tác phong “con cà con kê” được hiểu ở hàm nghĩa tiêu cực, những người hay chuyện gây mất thời gian, vô bổ”.
Xuất xứ từ Pháp
Trong tiếng Việt không có con kê, không có con cà. Chỉ có vài con có tên kép như cà đúi, cà tong, cà cuống, cà kếu, cà niễng... Nếu chỉ nói là con cà thì khó mà đoán biết là con gì. Cố GS Nguyễn Lân cho biết trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, cà là do từ cổ ca nghĩa là gà. Chữ Nôm, gà được viết bằng chữ ca (người anh) và bộ Điểu. Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ con cà con kê tương đương với con gà con kê. Nôm na là con gà con gà.
Cũng có quan điểm cho rằng, trong số những từ có âm gần giống cà kê thì chữ Hán có từ ca kệ nghĩa là nhà sư tụng bài kệ. Người xưa kính trọng nhà sư. Bài kinh, bài kệ cho dù có dài thì cũng không đến nỗi bị coi là dông dài, tầm phào, làm phiền người nghe như kể lể Cà kê. Không ai nỡ nặng lời trách móc nhà sư tụng bài kệ như vậy. Cà kê của dân gian khó có thể là biến âm của ca kệ.
Một số chuyên gia cho rằng, có thể từ “con cà con kê” được du nhập từ Pháp vào Việt Nam, kết quả của giao lưu văn hóa khoảng cuối thế kỷ XIX. Từ điển Robert và Larousse của Pháp cho biết: Caquet (đọc là ca kê, từ tượng thanh, có từ thế kỷ XV): Gloussement de la poule au moment où elle pond (tiếng gà mái kêu lúc đẻ trứng). Nghĩa bóng của Caquet là bavardage indiscret, intempestif (Ba hoa không đúng lúc).
Caqueter (động từ) nghĩa là nói không ngừng, nói dông dài, nói chuyện tầm phơ khiến người nghe phải khó chịu. Vậy là cà kê của tiếng Việt và Caquet của tiếng Pháp có nghĩa giống nhau là nói dông dài. Phát âm cũng giống nhau theo quy luật âm "ca" của tiếng Pháp chuyển sang tiếng Việt thành "cà”. Xét về mặt ngôn ngữ thì cà kê không phải là từ thuần Việt, cũng không phải là thuần Hán. Cách giải thích thoả đáng là ta đã nhập cảng Caquet của Pháp và Việt hoá thành Cà kê.
(Nguồn: Kiến thức) Biết đâu là người Pháp học chữ cà kê của Việt Nam? Cũng như chữ CUT của Anh Mỹ là học từ chữ CẮT của Việt Nam phải hôn thầy? Còn nhiều chữ nữa, bữa nào rảnh viết ra cho đọc! _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ Mon 10 Dec 2018, 09:32 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ Tue 11 Dec 2018, 09:31 | |
| Điển tích “mọc sừng” và “cắm sừng” từ đâu mà có?
Phong Lâm
Rất nhiều người dân Việt Nam dùng từ “mọc sừng” hay “cắm sừng” để chỉ người chồng/vợ bị người bạn đời của mình phản bội, ngoại tình. Thế nhưng từ “mọc sừng” bắt nguồn từ đâu và nguyên nghĩa là gì không phải ai cũng biết.
Xuất hiện từ thời Pháp thuộc
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cho rằng, từ “mọc sừng” xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc, được dịch từ tiếng Pháp là Cocu. Đối với Người Pháp, khi chế giễu người đàn ông “mọc sừng” (bị cắm sừng) người ta thường dùng từ “Cocu hay Coucou”. Theo truyền thuyết Âu châu từ xa xưa, chữ “cocu hay cocou” xuất phát từ tiếng Pháp, chỉ con chim coucou, một giống chim không biết làm tổ, chuyên đi đẻ nhờ vào tổ chim khác. Chuyện con coucou đi đẻ ở một ổ khác được người ta hiểu theo cách giống như một người đàn ông bị vợ phản bội, đi quan hệ với một người đàn ông khác. Nghĩa là không phải người ta đến cướp vợ/chồng mà đó là hành động tự nguyện.
GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng, có những câu nói cửa miệng hàng ngày nhưng rất ít người để ý và biết nguồn gốc nó xuất phát từ đâu. Từ “mọc sừng” cũng là một loại như vậy, có rất nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của từ này, tuy nhiên cách lý giải nào là đúng nhất thì không ai chứng minh được. Có những tài liệu phân tích cũng có lý rằng ngày xưa trong thần thoại Hy Lạp, các vị thần được tái hiện đều có sừng trên đầu, như một biểu trưng của sức mạnh.
Theo các luận cứ đó, ý nghĩa xấu xa của câu “bị cắm sừng” khởi đầu liên quan tới hoàng đế Andromic I Comin xứ Vizantin, nắm quyền trong một thời gian ngắn từ năm 1183 - 1185. Chỉ trong 2 năm trị vì, Andromic đã cai trị dân chúng bằng những biện pháp tàn khốc, trả thù một cách man rợ những người chống đối cũ và rất có biệt tài chinh phục phụ nữ một cách dâm loạn. Nhà vua tống chồng các cô nhân tình vào ngục để dễ bề thỏa chí dục vọng, còn trước cửa nhà họ, cho đặt đầu hươu nai, hoặc thủ cấp động vật có sừng khác mà ông kiếm được trong những dịp đi săn. Từ đó xuất hiện câu “Để người ta cắm sừng lên đầu mình” đồng nghĩa với những nỗi bất hạnh mà các ông chồng kia phải gánh chịu. Tới năm 1185, thất trận, vua bị nhục hình nhổ răng, nhổ tóc, móc lòi một bên mắt, chặt đứt một cánh tay và chết ngày 11/9/1185.
Ảnh minh họa. Nhiều giả thuyết khác nhau
Trong văn học, người Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng dùng từ “mọc sừng” để chỉ những gã chồng khờ, có vợ ngoại tình mà không biết. Nhà văn Nicétas viết tiểu sử hoàng tử Andronicus có đoạn: “Ngài treo nhiều cặp sừng thú mà ngài săn được trên các cây cột trong nhà để giễu cợt những vị anh hùng bị mọc sừng”. Sách cũng kể rằng: “Cặp sừng đặc biệt đó giống như sừng dê, một con vật được coi là dâm dật nhất trong tất cả các loài thú”. Truyền thuyết cổ Ai Cập cũng kể chuyện về vị thần cai quản thượng giới là Jupiter đã biến ra con bò có sừng để trăng hoa với người đẹp Europe, khiến hoàng hậu thời đó là Pasiphac hạ sinh cho vua Minos một hoàng tử có sừng. Tất cả những truyền thuyết trên, những sự tranh cãi về sự ra đời của chiếc sừng, thật ra, cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Trong thế giới của các thần trên đỉnh Olympia, cho tới thế giới trần gian, cặp sừng đã có và sẵn sàng cắm lên trán bất kỳ ai lơ đễnh. Vị hoàng đế được cắm nhiều sừng nhất là Claude, nhà vua thứ ba trong dòng Caesar ở La Mã. Trong lúc ngài xông pha trận mạc, chinh phục xứ Gaule, vợ của ngài là hoàng hậu Messali hạ sinh được một đứa con trai. Khi trở về, biết chuyện, ông cũng đã xử tử vợ, nhưng cặp sừng trên trán thì vẫn bị chế giễu, không sao nhổ đi được. Sau đó, vua Claude tục huyền với nàng Agrippine, một thiếu phụ chuyên cắm sừng chồng, bà này có đứa con riêng là Néron, bà đã đầu độc vua Claude và đưa Néron lên ngôi thành một bạo chúa. Ngay đại anh hùng Pháp quốc, như Napoleon, khi chiến chinh xa cũng bị hoàng hậu Josephine liên tiếp cho mọc sừng trên đầu nhưng ông vẫn tha thứ.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, tất cả các giả thuyết đó được đưa ra đều có cơ sở. Còn nguồn gốc từ “mọc sừng” ở Việt Nam chắc chắn là do người Pháp du nhập vào mà có, chứ không xuất phát từ bất cứ một điển tích nào trong nước.
Bị “cắm sừng” là ngu?
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, ở Việt Nam, việc một người đã có gia đình rồi mà ngoại tình là “tội tày trời”, đáng “gọt gáy bôi vôi” thả trôi trên sông nước. Người đàn ông mà bị “cắm sừng” thì bị coi là một người yếu kém, “ngu” vì bị vợ lừa bỏ đi theo trai mà không biết. Những con có sừng như con bò, con trâu, vốn được coi là những con vật ngu ngốc, “ngu như bò”. Dân gian ta cũng vốn ví những người có trí tuệ kém giống như con vật có sừng là trâu, bò. Vì thế, khi nói đến việc đàn ông bị cắm sừng, tức là những người đàn ông trí tuệ kém. Đây là quan niệm dù có những thay đổi nhưng có lẽ xuất phát từ đó mà từ “mọc sừng” được mặc nhiên công nhận gắn cho những người có chồng/vợ ngoại tình. Bản thân những câu chuyện đưa ra lý giải cho từ này cũng chưa có gì chắc chắn là thật, có thể chỉ là hư cấu nhưng ít nhiều đó là những cách lý giải làm thỏa mãn trí tò mò muốn biết của con người.
TS Ngô Đức Thịnh cho biết, giống như chúng ta vẫn nói “sư tử Hà Đông”, rõ ràng địa danh Hà Đông trong câu nói đó là ở Trung Quốc chứ không phải Hà Đông ở Việt Nam, nhưng người ta quen miệng dùng nên nó thành phổ quát. Từ “mọc sừng” có lẽ cũng như vậy, tại sao lại là sừng chứ không phải là bộ phận nào khác? Có lẽ cách lý giải gần gũi với văn hóa người Việt nhất là những con vật được ví như ngu nhất thường có sừng, nên người đàn ông có vợ ngoại tình bị so sánh như con vật có sừng ngu ngốc đó. Mãi sau này, từ “cắm sừng” mới sử dụng cho cả đàn bà. Rất khó để truy nguyên nguồn gốc cặn kẽ, thực sự của từ đó, tùy theo quan niệm của mỗi người, mỗi vùng mà tin vào cách lý giải nào gần gũi với mình nhất.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, ngày nay, rất nhiều quan niệm xã hội thay đổi, định kiến về những việc như ngoại tình, có con ngoài giá thú... cũng đã khác dù xã hội lên án, không ủng hộ. Việc người ta sử dụng từ “mọc sừng” khi nói về một người chồng/vợ bị phản bội đa phần là câu cửa miệng, chứ cái hàm nghĩa mắng là ngu dốt, tầm nhìn hạn hẹp, năng lực yếu kém... gần như rất hiếm gặp.
(Nguồn: Kiến thức) |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Nguồn gốc điển tích lạ | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |