VÔ MINH CÓ CÙNG TẬN
----
“Vô minh” tuy có từ vô thỉ, nhưng có khi lại cùng tận.
Bởi vì, “Chơn như” cùng với “vô minh” đồng chứa trong A lại da thức.
Cũng như “cam lồ” cùng với “độc dược” đồng chứa trong một cái bình.
Nếu người ăn vị “cam lồ” thì sống còn uống nhằm “độc dược” thì chết.
Bất luận người nào ai cũng ham sống sợ chết, cho nên người học Phật cốt yếu là đoạn trừ vô minh trong A lại da thức, để hiển hiện Chơn như.
Cũng như người nghiêng đổ độc dược trong bình, lưu lại vị cam lồ để dùng.
Bởi thế nên biết “vô minh phiền não”, vô thỉ mà hữu chung.
-
Duy Thức Học / st
-
Ý Niệm
Vì vô minh mà sanh vô tâm
Vì vô tâm mà gây bao điều oan trái
Vì gây bao oan trái mà sanh biết bao phiền não
Vì ôm phiền não mà cứ ở mãi trong vô minh
Vòng lẫn quẩn từ đó chuyển luân
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
----------
TỊNH SẮC CĂN = (Ý thích)
----
Ý Thích đưa vào A Lại Da Thức
Sanh ra hành vi ...
Hành vi lâu dần tập thành thói quen
Thói quen sanh tính cách
Tính cách lâu dần hóa thành nghiệp
Nghiệp dẫn đến luân hồi sanh tử
Chia làm hai phần
1/ Thiện = Tốt = Thiện lành
2/ Bất Thiện = Xấu = Quấy Ác
----
Ý Niệm... Vì vậy sự tỉnh thức rất cần..
Rất cần trong mọi hành vi và tính cách..
Giới là biểu tượng cho ông thầy
Luôn theo dõi hành vi của bản thân
Và kịp thời ngăn chặn, hành vi xấu phát sinh..
Từ Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý ..
* Lâu dần còn tốt mà xấu đoạn dứt..
Sự tốt tròn đầy.. Tịnh tâm vẹn vẻ
Giới đã có biết giữ tốt và loại bỏ xấu đi
Định thường chăm (1/ tọa thiền 2/ thiền hành)
Khi đã nhuần dù chưa đắc quả thấp cao..
Nhưng..
Lúc đó tốt và xấu không cần nữa
Bởi vì tốt tập đã quen.
Huệ như ngọn đèn sáng (Huệ mạng)
Vững từ đó, yên từ đó..
Chúc tất cả các bạn tìm hiểu học hỏi
Và Bồ Đề tâm Sinh Khởi ...
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
---------
TKN Đào Liên
Biểu tượng Bàn Tay Phật
Ý chí sẵn trong tay hãy sớm thực hành
-