mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Trung Bộ Kinh Wed 20 Sep 2017, 08:38 | |
| | Ðại Tạng Kinh Việt Nam
[size=32]Trung Bộ Kinh[/size] Majjhima Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt |
- Trích dẫn :
- Trích dẫn :
có ký hiệu [color=#000080](a) là các bài song ngữ Việt-Anh]
[Tập I (1-50)] [Tập II (51-100)] [Tập III (101-152)] | Tập I (Kinh số 1-50) | (1) Kinh Pháp môn căn bản (a) (2) Kinh Tất cả lậu hoặc (a) (3) Kinh Thừa tự Pháp (4) Kinh Sợ hãi và khiếp đảm (a) (5) Kinh Không uế nhiễm (6) Kinh Ước nguyện (7) Kinh Ví dụ tấm vải (a) (8) Kinh Ðoạn giảm (a) (9) Kinh Chánh tri kiến (a) (10) Kinh Niệm xứ (a) (11) Tiểu kinh Sư tử hống (a) (12) Ðại kinh Sư tử hống (a) (13) Ðại kinh Khổ uẩn (a) (14) Tiểu kinh Khổ uẩn (15) Kinh Tư lượng (16) Kinh Tâm hoang vu (17) Kinh Khu rừng (18) Kinh Mật hoàn (a) (19) Kinh Song tầm (a) (20) Kinh An trú tầm (a) (21) Kinh Ví dụ cái cưa (a) (22) Kinh Ví dụ con rắn (a) (23) Kinh Gò mối (24) Kinh Trạm xe (a) (25) Kinh Bẫy mồi | (26) Kinh Thánh cầu (27) Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi (28) Ðại kinh Ví dụ dấu chân voi (29) Ðại kinh Ví dụ lõi cây (30) Tiểu kinh Ví dụ lõi cây (31) Tiểu kinh Khu rừng sừng bò (32) Ðại kinh Khu rừng sừng bò (33) Ðại kinh Người chăn bò (34) Tiểu kinh Người chăn bò (35) Tiểu kinh Saccaka (36) Ðại kinh Saccaka (a) (37) Tiểu kinh Ðoạn tận ái (38) Ðại kinh Ðoạn tận ái (39) Ðại kinh Xóm ngựa (40) Tiểu kinh Xóm ngựa (41) Kinh Saleyyaka (a) (42) Kinh Veranjaka (43) Ðại kinh Phương quảng (44) Tiểu kinh Phương quảng (a) (45) Tiểu kinh Pháp hành (a) (46) Ðại kinh Pháp hành (47) Kinh Tư sát (48) Kinh Kosampiya (49) Kinh Phạm thiên cầu thỉnh (50) Kinh Hàng ma | | Tập II (Kinh số 51-100) | (51) Kinh Kandaraka (52) Kinh Bát thành (53) Kinh Hữu học (54) Kinh Potaliya (55) Kinh Jivaka (56) Kinh Ưu-ba-ly (57) Kinh Hạnh con chó (a) (58) Kinh Vương tử Vô-úy (a) (59) Kinh Nhiều cảm thọ (60) Kinh Không gì chuyển hướng (61) Kinh Giáo giới La-hầu-la ở Am-bà-la (a) (62) Ðại kinh Giáo giới La-hầu-la (63) Tiểu kinh Malunkyaputta (a) (64) Ðại kinh Malunkyaputta (65) Kinh Bhaddali (66) Kinh Ví dụ con chim cáy (67) Kinh Catuma (68) Kinh Nalakapana (69) Kinh Gulissani (70) Kinh Kitagiri (71) Kinh Vacchagotta về tam minh (72) Kinh Vacchagotta về lửa (a) (73) Ðại kinh Vacchagotta (74) Kinh Trường Trảo (75) Kinh Magandiya (a) | (76) Kinh Sandaka (77) Ðại kinh Sakuludayi (78) Kinh Samanamandika (79) Tiểu kinh Sakuludayi (80) Kinh Vekhanassa (81) Kinh Ghatikara (82) Kinh Ratthapala (a) (83) Kinh Makhadeva (84) Kinh Madhura (85) Kinh Vương tử Bồ-đề (86) Kinh Angulimala (87) Kinh Ái sanh (a) (88) Kinh Bahitika (89) Kinh Pháp trang nghiêm (90) Kinh Kannakatthala (91) Kinh Brahmayu (92) Kinh Sela (93) Kinh Assalayana (94) Kinh Ghotamukha (95) Kinh Canki (96) Kinh Esukari (97) Kinh Dhananjani (98) Kinh Vasettha (99) Kinh Subha (100) Kinh Sangarava | | Tập III (Kinh số 101-152) | (101) Kinh Devadaha (102) Kinh Năm và Ba (103) Kinh Nghĩ như thế nào? (104) Kinh Làng Sama (105) Kinh Thiện tinh (a) (106) Kinh Bất động lợi ích (107) Kinh Ganaka Moggalana (a) (108) Kinh Gopaka Moggalana (a) (109) Ðại kinh Mãn nguyệt (110) Tiểu kinh Mãn nguyệt (111) Kinh Bất đoạn (112) Kinh Sáu thanh tịnh (113) Kinh Chân nhân (114) Kinh Nên hành trì, không nên hành trì (115) Kinh Ða giới (116) Kinh Thôn tiên (117) Ðại kinh Bốn mươi (a) (118) Kinh Nhập tức Xuất tức niệm (a) (119) Kinh Thân hành niệm (a) (120) Kinh Hành sanh (121) Kinh Tiểu không (a) (122) Kinh Ðại không (123) Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (124) Kinh Bạc-câu-la (125) Kinh Ðiều ngự địa (a) (126) Kinh Phù-di (a) (a) Việt-Anh | (127) Kinh A-na-luật (128) Kinh Tùy phiền não (129) Kinh Hiền ngu (130) Kinh Thiên sứ (131) Kinh Nhất dạ hiền giả (a) (132) Kinh A-nan nhất dạ hiền giả (133) Kinh Ðại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả (134) Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả (135) Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (a) (136) Ðại kinh Nghiệp phân biệt (a) (137) Kinh Phân biệt sáu xứ (138) Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết (139) Kinh Vô tránh phân biệt (140) Kinh Giới phân biệt (a) (141) Kinh Phân biệt về sự thật (142) Kinh Phân biệt cúng dường (143) Kinh Giáo giới Cấp Cô Ðộc (144) Kinh Giáo giới Channa (145) Kinh Giáo giới Phú-lâu-na (146) Kinh Giáo giới Nandaka (147) Tiểu kinh giáo giới La-hầu-la (148) Kinh Sáu sáu (a) (149) Ðại kinh Sáu xứ (a) (150) Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda (151) Kinh Khất thực thanh tịnh (152) Kinh Căn tu tập (a) | | - Trích dẫn :
- * Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ "The Middle Length Discourses of the Buddha", Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, 1995.
* Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng bản đánh máy vi tính (10-1999). * Chân thành cám ơn anh Trương Đình Hiếu & anh Nguyễn Đức Quý đã giúp dò soát toàn bộ bản vi tính.
| (*) Trích giảng Trung Bộ Kinh: các bài trích giới thiệu và trích giảng kinh. (*) Xin xem thêm bản dịch Anh ngữ, toàn bộ 152 bài kinh, của Ni sư Upalavanna. |
| Hòa thượng Thích Minh Châu, ảnh chụp tháng 10/1999 |
- Trích dẫn :
|
|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Trung Bộ Kinh Wed 20 Sep 2017, 08:42 | |
| Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 87 Kinh Ái Sinh (Piyajàtikasuttam) - Discourse On " Born Of Affection " - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ- Ái sanh: Piyajàtika: Born of affection, hay Origininates in affection: chỉ cái gì sinh ra, phát sinh từ ái.- Piya (adj): Dear, beloved (từ verd: Love): tình yêu, tình cảm giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái.II. NỘI DUNG KINH ÁI SANH1. Khi trú tại Sàvatthi (Xá Vệ), tịnh xá Cấp-cô- độc, chứng kiến một gia chủ mất đứa con trai độc nhất, đau khổ, hàng ngày đến nghĩa địa than khóc, đức Phật nói với gia chủ ấy rằng:" Sự thật là thế, nầy gia chủ..(sầu, bi, khổ, ưu não là do ái mà sanh ra, phát sinh từ ái".)Vị gia chủ ấy và một số người không đồng ý với ý kiến của Thế Tôn, bất bằngvớiý kiến của Thế Tôn, cho rằng:" Hỷ, Lạc do Ái sanh, phát sinh từ Ái".2. Sự việc chuyển đến tai Hoàng hậu Mallika và Vua Pasenadi (vua Ba-tư-nặc): Vua Pasenadi hỏi ý kiến Hoàng hậu Mallika về lời dạy của Thế Tôn, Hoàng hậu xác định lời dạy của Thế Tôn là lời dạy về sự thật; nhà vua bất bình cho rằng là đệ tử của Thế Tôn, Hoàng hậu luôn luôn tán thán và tán thành Thế Tôn.Hoàng hậu bèn sai một Bà-la-môn trí thức để đảnh lễ Thế Tôn và xin chỉ giáo rồi về báo lại nội dung lời dạy cho Hoàng hậu biết.Thế Tôn chỉ cho Bà la môn quan sát ngay từ cuộc sống để thấy rõ sự thật:- Một bà mẹ ở Xá-vệ mất (có sự thật), người con đau khổ trở nên điên cuồng...- Một người chồng mệnh chung, người vợ trở nên điên cuồng...- Một người vợ mệnh chung, người chồng trở nên điên cuồng...3. Hôm sau Hoàng hậu bèn hỏi Vua Pasenadi một số câu hỏi:- Tâu bệ hạ, bệ hạ rất thương công chúa Vajiri, nếu vô thường đến, công chúa có mệnh hệ gì, bệ hạ có đau khổ không?- Nhà Vua đáp: Làm sao ta không sầu, bi, khổ, ưu, não được? (!)- Bệ hạ rất quý vương phi Vasabha, nếu Vasabha có mệnh hệ gì, bệ hạ có khổ đau không?- Làm sao ta không sầu, bi, khổ, ưu, não được?- Bệ hạ rất thương yêu thiếp, nếu thiếp có mệnh hệ gì, bệ hạ thấy thế nào?- Làm sao ta không sầu, bi, khổ, ưu não được?- Tương tự đối với tướng quân Vududabha, thần dân Kàsi và Kosala...Chính vì sự tình đó, Hoàng hậu tiếp, mà Thế Tôn dạy: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh, phát sinh từ Ái " Bấy giờ lòng sáng tỏ vấn đề, nhà vua hướng về trú xứ của Thế Tôn mà đảnh lễ và ba lần nói lên lời cảm thán " Đảnh lễ Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác".III. BÀN THÊM1. Bài pháp đầu tiên là " Tứ Thánh đế " mà Tập đế là Ái (Piyam hay Tanhà) đã được Thế Tôn dạy suốt 45 năm tại thế. Ái là nguyên nhân căn bản của khổ đau của Tam giới, của sinh tử.Sự thật ấy thật quá rõ ràng nhưng hầu như luôn luôn gây " sốc " cho người đời, từ vua chúa đến thứ dân, khiến họ nghe " ngỡ ngàng", khó chấp nhận.Người đời do vì tập khí nghiệp và văn hoá lâu đời nuôi dưỡng Ái, xem Ái như là lẽ sống, là đối tượng ước mơ muôn thuở nên thân tâm chẳng khi nào muốn chấp nhận " Tập đế " phũ phàng ấy, dù ngay cả khi đang đau đớn, đau khổ vì nó; nói gì đến những lúc con người đang nếm vị ngọt của nó (!).Nói " sầu, bi, khổ, ưu, não sinh ra từ Ái " là lời nói quá nhẹ nhàng êm ả, ru êm người nghe. Phải bằng cách làm cho hiện về trong lời nói ấy đủ mọi hình ảnh thống khổ ở đời, mọi hình thái bi thảm như là hình ảnh của sự tàn phá do nhiều trái bom nguyên tử, như là bom Ái, gây ra thì mới đủ mạnh để đánh thức tâm đang ngái ngủ của con người. Tất cả vô lượng trạng huống khổ đau của vô lượng thế giới từ vạn cổ đến nay đều do chỉ một gốc Ái gây ra, mà nói đủ là tham, sân, si.Mỗi người phải tự mình trầm tư thế nào để thấy rõ từng khối lửa đang bốc cháy từ tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý từ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và từ cái biết từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý làm thế nào để thấy thế giới mình sống đang bốc cháy vì Ái thì mới cảm nhận được sự thật từ lời dạy của Thế Tôn dành cho gia chủ khổ đau kia, mới sụp đầu đảnh lễ Thế tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc Toàn giác, mới có thể cảm thán: Ôi! chỉ một chút mật ngọt của Ái đã làm cho thế giới bốc cháy, đã tạo ra vô lượng sóng gió ở đời! Phương chi, cả một vũ trụ trí tuệ của Như Lai mà chỉ nói lên có mấy lời " Ái là gốc của khổ đau "!2. Kỹ thuật, phương pháp giảng dạy của Thế Tôn là giúp người đời quan sát cuộc đời với trí tuệ thì sẽ thấy rõ mọi sự thật, như Ngài đã chỉ cho Bà la môn trong kinh " ái sinh". Ở đó không đòi hỏi trình độ văn hoá, học thuật, văn bằng hay tuổi tác, dòng họ; ở đó, không đòi hỏi có kiến thức triết lý, tâm lý hay siêu hình, ngôn ngữ.4. Qua kinh " Ái sinh", ta có thể đi đến nhận xét rằng: ai thấy rõ sự thật của khổ đau, vô thường là có thể thấy đạo, hiểu đạo. |
|