Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:24
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 16:48
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 15:43
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 15:37
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Yesterday at 15:31
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 01:29
7 chữ by Tinh Hoa Sun 24 Nov 2024, 05:26
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 10:12 | |
| Kính dâng Bổn Sư Giác Linh Hòa Thượng thượng HUYỀN hạ HY Ai mẫn chứng minh. HỒI HƯỚNG Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả. Đệ tử và chúng sanh, Đều trọn thành Phật đạo. Lê Hồng Sơn Khể thủ. LỜI TỰA Phật Giáo lấy con người làm trung tâm, nên phương pháp giáo hóa lấy tâm làm khởi điểm, cũng lấy tâm làm nơi kết thúc. Tâm không đối lập với vật mà là một thực thể nhìn dưới hai mặt khác nhau.Xuất phát như thế, đi đến nhận định những tương quan trong và ngoài con người, bằng phương pháp duyên khởi để tìm hiểu. Nghĩa là đặt con người trước tâm địa của nó và đặt con người trong tương quan với đồng loại, với môi trường sống. Vì sự tồn tại của cá nhân không thể đơn độc, mà tồn tại là tồn tại với, tồn tại vì. Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy. Khi nhìn chúng trong tương quan y báo và chánh báo không thể tách rời nhau, bởi đó là hoạt dụng của tâm thì mới thấy rằng mọi biểu hiện đều xuất phát từ tâm. Dù tâm không nhìn thấy được, không xúc chạm được nghĩa là không cụ thể; nhưng nó biểu hiện qua ngôn ngữ, hành động và ý nghĩ , để lại hệ quả vô cùng lớn lao trong đời sống của chúng ta và ảnh hưởng trên mọi phương diện.Trong suốt 49 năm (theo Bắc truyền) nói pháp độ sanh, đến giờ phút cuối cùng, ĐứcThế Tôn luôn luôn đề cập đến điểm mấu chốt này. Về sau, đệ tử của Ngài cũng tiếp nối con đường giáo hóa như vậy. Nội dung giáo hóa ấy, nhằm nói lên rằng giữa mình và người, giữa mình và chúng sanh, nói chung là một và có thể hy sinh cho tất cả bằng trọn trái tim của mình, nên có câu : ngũ trược ác thế thệ tiên nhập… Đó là đồng thể đại bi. Để thể hiện tâm từ bi rộng lớn ấy phải có trí huệ làm kim chỉ nam và đặt trên nền tảng duyên sinh. Điều này giải thích lý do rằng trên bước đường hoằng hóa, Đạo Phật không làm đổ một giọt máu, đến đâu cũng đều hòa nhập với dân bản xứ và chia sẻ vui buồn với dân tộc ấy. Bởi lẽ, trong tinh thần Đạo Phật thấy mình với người là một, mình với vũ trụ đây là một. Nếu tách ra hai sẽ không còn một: 此 有 故 彼 有 此 生 故 彼 生 此 無 故 彼 無 此 滅 故 彼 滅 Nghĩa là :
Cái này có nên cái kia có, Cái này sanh nên cái kia sanh. Cái này không nên cái kia không, Cái này diệt nên cái kia diệt.
Ý thức như trên, người con Phật không đổ thừa khổ đau, thất bại hôm nay, đời này cho ai (dù là thần thánh). Mà những khổ đau ấy, ta có một phần trách nhiệm, nên phải nghiêng vai gánh vác, sẻ chia với đồng loại để cho cuộc sống được cải thiện tốt đẹp hơn, cũng là ta làm cho ta trong đời này và đời sau, vì luật duyên sinh không chấm dứt ở đây.
Thực hiện cho được những điều cơ bản về nhân thừa ấy, trước hết, ta hãy học và ý thức thường xuyên là sống, bao giờ cũng sống trong y báo và chánh báo của ta,khi ý thức đã chuyển biến thì hành động của ba nghiệp sẽ có kết quả tốt đẹp ngay trong đời này.Huống gì hiện nay, ai cũng nhận thấy được nhân loại bây giờ, như ở trong một ngôi làng mà mỗi nước là một cái thôn nhỏ, thì ý nghĩa trên lại càng dễ hiểu hơn nhiều. Từ nội dung giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, trên bước đường hành hóa độ sanh của Phật, chưa hề phân biệt con người qua hình thức.Tất cả chúng sanh đều bình đẳng vì đều có tánh giác ngộ. Đó là điểm cốt yếu trong Phật giáo. Đối với ngôn ngữ và danh từ của văn hóa và kinh điển đương thời, Phật vẫn sử dụng mà không úy kỵ trong những pháp thoại và giao tiếp với mọi người. Cho nên, giáo nghĩa bao quát và thiết thực trong ba tạng kinh- luật- luận về ngôn ngữ, danh từ chuyên môn rất là phong phú.TỪ ĐIỂN PHÁP SỐ TAM TẠNG (nguyên là Tam tạng pháp số) giúp một phần nhỏ cho người học Phật đi vào kho tàng pháp bảo ấy được dễ dàng hơn. Sách Tam Tạng Pháp Số ra đời vào triều đại nhà Minh, niên hiệu Vĩnh Lạc (1424) có 50 quyển, 1555 điều.Mỗi danh từ đều có số đi kèm, nên gọi là pháp số. Đặc biệt mỗi danh từ đều có nêu xuất xứ từ kinh, luật, luận và chú sớ nào, nên trong cùng một danh từ mà ý nghĩa có khác nhau.Pháp sư Thích Nhất Như vâng chiếu vua, biên soạn, là người Cối Kê, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ngài bẩm chất thông minh dĩnh ngộ, bát thông giáo nghĩa Tam tạng và Ngài đã viên tịch vào năm Hồng Hy thứ nhất (1425).Đây là tác phẩm do Ngài chủ biên, rất ích lợi cho người học Phật. Dù là với hình thức đơn giản, sách này có được là nhờ sự giúp đỡ về hình thức của Thượng Tọa Thích Giác Trí, Đại Đức Thích Nguyên Hạnh, Đại Đức Thích Đồng Lai.Xin tri ân ba vị. Về phần người dịch, đây là cả tâm thành của tôi. Chắc chắn có vụng về, sơ suất không sao tránh khỏi. Xin người đọc góp ý cho để dịp in lại được tốt hơn. Trân trọng cảm ơn. Gò Vấp, 29-01-2011 Lê Hồng Sơn Kính Dịch giả Lê Hồng Sơn |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 12:50 | |
| Lời giới thiệu Con số ra đời từ bao giờ? Có lẽ đã từ lâu lắm, cùng với sự xuất hiện của loài người. Kể từ hình thức thô sơ ban đầu như thắt nút kết dây, xếp đá, vạch da cây ghi dấu cho đến khi hiện hình thành những con số huyền ảo, là cả một tiến trình phát minh kỳ diệu của loài người.Trong cuộc sống, con số thiết thiệt phục vụ con người trong mọi hình thức sinh hoạt. Con số gắn bó với chúng ta từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường, ê a học bản cửu chương với những phép cộng từ nhân chia, tính nhẩm rồi lớn dần với những bài toán số tích phân, khi vào đời con số gắn liền với việc làm ăn và bao nhiêu là tính toán vừa thú vị vừa điên đầu, con số theo ta cho đến khi nhắm mắt lìa đời: Hình như cùng với ngôn ngữ và tư duy, con số như một thuộc tính bất khả phân ly với con người, đến nỗi khó thể hình dung có ai đó sống mà tách rời với con số. Tam Tạng Pháp Số là sách về những con số, nhưng là pháp số, số dùng trong Phật pháp, cụ thể là rút từ ba Tạng Kinh, Luật, Luận trong pho Đại Tạng.Sách lấy số làm Cương, lấy các điều liên quan đến số làm Mục, sắp xếp những thứ cùng loại với nhau từ số một đến số vạn. Những số được dùng trong sách, ngoài những số có sẵn trong truyền thống văn hóa tôn giáo Ấn độ còn đều là những danh từ, danh số Phật pháp, giải thích giáo nghĩa nhà Phật: Ngoài những số cụ thể như tam quy, tứ đế, ngũ giới, lục căn, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên còn những con số có tính biểu tượng thuộc thánh giáo lượng như bát vạn tứ thiên trần lao, bát vạn tứ thiên pháp môn mà ta có cảm tưởng như những linh số có tính khải huyền. Nguyên tác Tam Tạng Pháp Số 50 quyển do ban biên tập đứng đầu là Pháp sư Nhất Như, năm Vĩnh Lạc đời Minh, phụng sắc vua biên soạn. Đó là vào đầu thế kỷ 15, cụ thể là vào năm 1403…. Xin lược qua tiểu sử và hành trạng của Nhất Như Pháp sư dựa theo lời Tựa của cư sĩ Đinh Phúc Bảo: Sư quê ở Cối Kê, là người thông minh dĩnh ngộ vừa chăm học vừa học rộng, lại có sức nhớ dai, mọi kinh văn Đại, Tiểu thừa chỉ cần đọc qua một lần là nhớ như in, cứ như đã học từ kiếp nào. Sư xuất gia ở chùa Thượng Thiên Trúc Giảng Tự Tại Hàng Châu, là đệ tử của cao tăng Cụ Am Pháp sư, học được chánh truyền của thầy, bác thông giáo nghĩa, rất giỏi giảng pháp đặc biệt là giảng kinh Pháp Hoa. Sư có trứ tác Pháp Hoa Kinh Khoa Chú. Khoảng năm Vĩnh Lạc, sư nhận chiếu biên tu Đại Tạng, một việc làm rất quan trọng vinh dự và sau đó được cử làm Hữu Xiển giáo Ty Tăng Lục. Sư mất năm Hồng Hi nguyên niên (1425), được ban lễ tế tang. Xin nói về phương pháp biên soạn Tam Tạng Pháp Số của nhóm biên tập do Nhất Như Pháp sư làm tổng tài. Những người trong ban biên tập trước đây cùng sư biên tu Đại Tạng, nay lại nối tiếp biên soạn Tam Tạng Pháp Số, một việc làm hẳn là rất cần thiết mà nhóm biên tập của sư cảm thấy như một công cụ soi sáng cho việc nghiên cứu Kinh tạng. Họ là những vị được tuyển rất kỹ, có thể nói là những vị thạc học xuất sắc nhất trong tăng giới thời bấy giờ. Phàm những danh từ nào có liên quan đến pháp số, hễ có trong Đại Tạng thì đều chọn hết, tổng cộng 1555 điều, giải thích kinh luận rất rõ ràng, chiết trung, dung hội quán thông rồi sắp xếp trật tự cứ như một sợi tơ xuyên suốt xâu chuỗi vậy. Phàm những chỗ sâu xa khó khăn trong kinh luận đều được diễn đạt bằng lời văn trong sáng, giãn dị, dễ hiểu. Mọi trích dẫn từ kinh nào, luận nào, hoặc những sách nào đều được giảng và chú ngay dưới mỗi đề mục. Việc làm này rất chân xác, rất khoa học, khác hẳn những sách biên tập cẩu thả của người đời Minh thời ấy, đặc biệt là những sách Nho gia. Riêng về kinh điển Đại, Tiểu thừa có những chỗ sai biệt, có khi cùng một thừa mà vì tông phái khác nhau nên có những thuyết giảng khác nhau.Gặp những trường hợp ấy, sách Tam Tạng Pháp Số đều trưng dẫn đầy đủ số sai biệt của các nhà các phái rõ ràng, rành rẽ cứ như kể, đếm của báu trong nhà vậy. Để biên soạn sách Tam Tạng Pháp Số, nhóm Pháp sư Nhất Như, dù toàn là những vị đọc rộng hiểu sâu Đại Tạng, nhưng lại hết sức tuân thủ chính xác lời Thầy, tuyệt đối không dám khinh dị sửa đổi sách xưa, cổ bản, khác với thói tệ thường trong sách Nho gia đương thời. Việc làm có tôn chỉ, có phương pháp, vừa nghiêm túc vừa khoa học chắc ảnh hưởng không ít đến 4 vị đại sư kiệt xuất sau này như Liên Trì, Tông Bá, Hám Sơn, Ngẫu Ích, là những vị có khả năng đọc hàng nghìn quyển Tạng kinh và có sức trứ thuật rất đáng kể.Sách Tam Tạng Pháp Số là một công trình giá trị, có lợi lạc rất nhiều cho những ai có tâm tu học Phật pháp, đặc biệt là những người sơ học khao khát muốn tìm hiểu chân lý nhưng vướng ngại nhiều khó khăn trong rừng kinh điển Phật học. Với những người này, Tam Tạng Pháp Số là kim chỉ nam, là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tăm tối, là cây cầu dẫn đến biển Giác diệu vời. Mừng thay, sách này được dịch giả Lê Hồng Sơn chuyển dịch ra Việt ngữ dưới tựa đề “Từ điển Tam Tạng Pháp Số”, bằng lời văn trong sáng, tế nhị, diễn tả trung thực nguyên tác, với tinh thần “tự tín suy minh tác giả tâm”. Điều này cũng dễ hiểu vì Lê Hồng Sơn là một nhà giáo tâm huyết, có nhân duyên đặc biệt với nhà Phật, từ có thời gian dài sinh hoạt Phật giáo, đắm mình trong câu kinh lời kệ, hẳn am tường không ít Phật lý và hưởng được nhiều hương vị đạo. Cái tư vị ấy bàng bạc khắp các trang dịch, như thể người nhà nói chuyện nhà. Và có cái thú vị của người trong cuộc mà vẫn không gián cách với người môn ngoại. Để dịch công trình này, Lê Hồng Sơn có công phu học vấn nội điển đã đành mà đặc biệt ông còn có tâm nguyện suốt đời vì đạo, cống hiến hết khả năng giúp đỡ đồng đạo….Hạnh nguyện ấy hẳn được chư Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp hoan hỷ chứng tri hộ trì, giúp ông có nghị lực miệt mài tra cứu, phiên dịch, làm việc 8 giờ một ngày trong thời gian dài để hoàn thành công trình lợi lạc này và có thể xem đây như tấm lòng của kẻ hậu học đền đáp phần nào ân đức của các bậc cổ đức, thiện tri thức tiền bối cách đây 6 thế kỷ. Dịch giả nguyện làm cây cầu nối chuyển giao tâm tình: “Xin đem tình người trước, Gửi những kẻ về sau” cũng là học tập Bồ tát tâm hoài của vô lượng kiếp thánh hiền đời trước. Công đức ấy, thành ý ấy thật rất đáng trân trọng. Hi vọng sách này ra đời sẽ đóng góp thêm cho lâu đài Phật học nước nhà một viên gạch nền vững chắc trong nỗ lực Việt hóa Đại Tạng, một công trình lớn lao cần sự góp sức của nhiều người. Thiết nghĩ tác phẩm này rất có ích cho những ai thao thức, thiết tha tìm chân lý nhà Phật mà thiếu vốn chữ Hán, thiếu bản đồ chỉ đường. Dĩ nhiên, tác phẩm dịch thuật nào cũng không thể toàn bích nhất là chỉ với sức của một người. Kiến thức con người có hạn dù đã hết tâm để đền bù. Sách này hẳn còn những thiếu sót mong được chư vị thiện tri thức cao tăng đại đức chỉ chính. Hẳn đó cũng là tâm nguyện của dịch giả. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đóng góp mấy ý kiến với dịch giả là nên cố gắng chuyển sang tiếng Việt những thuật ngữ Phật học nếu có thể được và nên sắp xếp mục lục theo thứ tự A, B, C. (Hiện sách xếp theo số mục từ 1 đến hàng vạn). Và cần thiết làm bảng sách dẫn ở cuối sách để tiện cho bạn đọc tra cứu. Rất mong sách quý sẽ gặp được người hữu duyên và Phật pháp mãi trường tồn cùng nhân thế. Xin có mấy vần ngẫu cảm: 一 千 随 法 到 經 機 數 感 無 萬 佛 恒 題 端 心 典 說 沙 法 嚴 便 皆 大 理 數 書 是 方 因 妙 辞 禅. 便, 緣, 玄. 典, Âm: Cảm Đề Pháp Số Từ Điển Pháp số hằng sa lý diệu huyền. Tùy cơ Phật thuyết, đại nhân duyên, Thiên kinh vạn điển giai phương tiện, Nhất đáo vô tâm tiện thị thiền. Đoan Nghiêm thư Tạm dịch: Pháp số cơ man lý diệu huyền Chẳng qua Phật dạy lẽ nhân duyên Nghìn kinh muôn điển đều phương tiện Chứng đến vô tâm ấy mới Thiền. Ngày 25.11.2011- Phật lịch 2555 Nam mô A di đà Phật Hậu học Đoan Nghiêm Cẩn chí |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 13:05 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 1) NHẤT TÂM 一心 (Kinh Hoa nghiêm) Là tâm trong một niệm. Tâm tánh bao trùm tất cả. Tổng quát thì ứng nghiệm mọi sự vật, thu nhỏ lại thì thành một niệm. Vì thế dù thiện dù ác, dù thánh dù phàm tất cả đều từ tâm mà ra. Tâm vốn đủ vạn pháp và có khả năng làm thành mọi việc. Kinh nói: Tam giới không có pháp nào khác ngoài tâm. NHẤT TÂM ƯỚC GIÁO HỮU DỊ 一心約教有異 (Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương) Ngài Hiền thủ là Tổ sư một tông, chia giáo lý đức Phật ra làm năm: Tiểu giáo mượn Tứ đế mà nói để tâm được liểu ngộ. Thỉ giáo đề cập thức thứ tám để tâm hiểu được tất cả pháp duyên sanh đều không. Không thứ gì có tự tánh rồi lại nhận quả dị thục. Chung giáo đề cập công đức vi diệu hằng sa, đều đầy đủ ở tâm Như lai. Đốn giáo là cái tâm không sanh một niệm, không nhiễm không tịnh, lý tánh hốt nhiên hiển hiện. Viên giáo là chủ, khách viên dung, tất cả các pháp vô ngại. một là tất cả, tất cả là một. Có, không tự tại, trùm khắp vạn loài. Giáo pháp tuy có năm, nhưng không ra ngoài tâm, nên gọi là một tâm mà phân ra năm giáo khác nhau NHẤT THIỆN TÂM 一善心 (Kinh Niết bàn) Tức là nhất niệm khởi lên của tâm khi căn đối với trần. Nếu khởi lên một niệm ác thì tiêu diệt các việc thiện, nếu một niệm thiện khởi lên thì phá trừ các việc ác. Vì thế kinh nói rằng: Tu một tâm thiện thì phá tan được 100 thứ ác. NHẤT NHÂN 一人 (Nhân chủ hộ quốc kinh) Là Phật vậy. Phật vốn từ trong loài người mà đắc đạo, cho nên cũng gọi là người. Thế gian và xuất thế gian là bậc được tôn quí nhất và vượt thắng nhất, nên gọi là một người. Kinh nói rằng: Tam hiền, thập thánh còn mắc quả báo, chỉ có Phật là một người ở tịnh độ (Tam hiền: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng; thập thánh: Thập địa Bồ tát. Quả báo, thật báo độ. Tịnh độ: thường tịch quang tịnh độ) NHẤT THÂN 一身 (Kinh Hoa nghiêm) Là pháp thân. Vì hoặc nghiệp của mười phương chư Phật đã hoàn toàn thanh tịnh và thể của pháp tánh hoàn toàn hiển lộ, tướng tự, tha hoàn toàn không khác nhau. Vì thế gọi là một thân. Kinh nói thân của chư Phật chỉ là một pháp thân. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 13:14 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 2) NHẤT NHƯ 一如 (Phổ hiền hạnh nguyện phẩm sớ) Thân chơn thật của Như lai không hình không tướng, tựa như hư không. Tuy tựa hư không, tuy bao hàm vạn tượng, nhưng một tướng cũng không có. Sớ nói: Đối với lãnh vực vật là tịch tĩnh, đối với trung tâm của nhất hư là động dụng. NHẤT NGUYỆT DỤ TAM THÂN 一月喻三身 (Bảo vương luận) Một mặt trăng mà dụ cho ba thân: Thể (sáng) của mặt trăng dụ pháp thân, ánh sáng của mặt trăng dụ báo thân, ảnh của mặt trăng dụ ứng thân. Bởi vì pháp thân tức là cái lý thường còn; lý và thể là một, không biến đổi, mà có khả năng phát sinh các pháp, thâu nhiếp được vạn sự. Giống như cái thể của mặt trăng là vầng sáng tại không trung mà bóng của nó khắp các sông ngòi, biển cả. Báo thân là cái trí vắng lặng. Trí thì không có tự thể, nương nơi lý tính mà có, chiếu sáng tất cả mà không chút sai lầm. Giống như ánh sáng mặt trăng chiếu khắp muôn vật không hề ẩn dấu. Ứng thân là biến hóa của diệu dụng. Dụng không có tự tánh, từ thể mà phát sinh, có cảm thì có ứng, không cảm thì không ứng. Giống như ánh trăng có nơi nào có nước thì có hiện, không có nước thì không nhìn thấy. Nhưng tam thân vốn là một thể. Căn cứ theo dụng của nó mà thiết lập danh xưng, nên có nhiều thứ. Luận nói rằng pháp thân như thể của mặt trăng, ứng thân như bóng của mặt trăng. NHẤT NGUYỆT TAM CHU LUẬN 一月三舟論 (Hoa nghiêm kinh sớ) Dòng sông trong veo và một mặt trăng. Người ngồi trong ba chiếc thuyền khác nhau cùng nhìn, một thuyền đứng yên, hai thuyền đi theo hướng nam bắc. Người ngồi trên thuyền đi về hướng nam thì thấy mặt trăng cũng đi theo về hướng nam. Người ngồi trên thuyền đi về hướng bắc thì thấy mặt trăng đi về hướng bắc. Người ngồi trên thuyền đứng yên thì thấy mặt trăng bất động. Ví dụ ấy dụ trí của Như lai bao trùm tất cả.Thế của trí ấy có mặt mọi nơi, không nương không trụ, không đi không đến. Tất cả đều do chúng sanh duyên khởi mà sanh ra những kết quả khác nhau. Cho nên thấy Như lai có tướng đi tướng trụ nhưng thể của pháp thân thì không đi không trụ. Mặt trăng là dụ đức Phật. ba chiếc thuyền là dụ chúng sanh trong cõi thế gian thấy Phật không giống nhau nên mới có ví dụ một mặt trăng ba chiếc thuyền. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 13:29 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 3) NHẤT PHÁP 一法 (Kinh Hoa nghiêm) Pháp có nghĩa là nguyên tắc chư Phật, Bồ tát, không có một vị nào tu hành, thành chánh giác mà không theo pháp thể chơn như. Nên kinh nói: Chỉ có một pháp mà được xa lìa sanh tử, thành A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề (vô thượng chánh đẳng chánh giác) NHẤT LÝ 一 理 (Pháp hoa kinh huyền nghĩa) Là bản thể của các pháp , lý tánh bao trùm, lớn mấy cũng không ra ngoài. Các Pháp , tuy khác nhau, nhưng nguyên lý chỉ có một, lý tuy là một, nhưng có khả năng thông suốt các pháp. Các pháp tuy khác nhau, không có pháp nào không liên quan đến nguyên lý. Sự và lý dung thông, các pháp khác nhau vô ngại. Các pháp thế gian và xuất thế gian, đều không ở ngoài lý này. NHẤT THỪA 一乘 (Pháp hoa kinh) Là Phật thừa. Thừa có nghĩa là chuyên chở. Phật nói Nhất thừa pháp để chúng sanh nương đây mà tu hành, xa lìa biển khổ sanh tử, đến bờ Niết bàn. Dụ như cái xe lớn chở bảy món báu được con trâu lớn màu trắng kéo Phật ra đời, ý Ngài muốn nói thẳng Pháp hoa, nhưng vì căn cơ chúng sanh không bằng nhau; do đó trước nói pháp Tam thừa để tâm tánh chúng sanh thuần thục. Nên kinh nói rằng: Từ Đạo Nhất thừa, phân biệt nói có ba. Sau đến hội Pháp hoa, việc tu hành theo Tam thừa, giờ trở về Nhất thừa rộng lớn. Lại nói: Cõi nước chư Phật mười phương, chỉ có pháp Nhất thừa. (Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa là Diệt độ; Thất bảo: Kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích chơn châu; Tam thừa: Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát). NHẤT VŨ 一雨 (Pháp hoa kinh) Là ví dụ Phật nói pháp Nhất thừa. Vì Phật nói Pháp hoa là chỉ nói cái lý thật tướng của Viên giáo thuần nhất. Tức là thấm nhuần mưa pháp Nhất thừa, khiến cho chúng sanh mở ra tri kiến Phật. Kinh nói: Đó là điều mà kinh nói là thấm nhuần một trận mưa vậy. NHẤT MÔN 一門 (Pháp hoa kinh) Cửa có nghĩa là thông suốt. Tính xuyên suốt lý tánh của giáo nghĩa, thí như Phật nói giáo lý Nhất thừa vậy, có khả năng thông suốt đến lý thật tướng: Nên kinh nói: Chỉ có một cửa là vậy. NHẤT VỊ 一味 (Pháp hoa kinh và Pháp hoa huyền nghĩa) Là dụ giáo pháp Nhất thừa của Pháp hoa. Như lai thuyết pháp, ắt khế cơ của chúng sanh. Cơ của chúng sanh lớn nhỏ khác nhau, nên trải qua bốn thời, ba giáo sắp xếp theo thứ tự, khiến cho chúng sanh vào Đại thừa; rồi sau mới vào hội linh sơn, thuần nói về một lý huyền diệu. Ban đầu mở ra giáo pháp bốn thời ba giáo, tức là Nhất thừa Viên diệu. Ngoài Nhất thừa ra, hoàn toàn không còn giáo pháp nào nữa. Nên kinh nói: nhanh chóng chấm dứt các pháp Thinh văn, đó là vua của các kinh. Vì vậy Bồ tát Vô cấu tạng vương, ở hội Niết bàn, bạch Phật rằng: Phật nói 12 bộ kinh, ví như từ trâu ra sữa.
Ví dụ này tương ứng lúc đầu nói kinh Hoa nghiêm. Kế đến từ sữa cho lạc. Ví dụ vào thời thứ hai nói kinh A hàm. Kế đến từ lạc sanh ra tô. Ví dụ vào thời thứ ba nói các kinh Tịnh danh, Bảo tích v.v… Kế đến từ tô sống sanh ra tô chín. Ví dụ vào thời thứ bốn nói kinh Bát nhã Kế đến từ tô chín sanh ra đề hồ. Ví dụ vào thời thứ năm nói kinh Pháp hoa; Niết bàn. Nếu dựa vào Pháp hoa mở đầu các giáo pháp, các thừa, tức là Nhất thừa Viên giáo, thì rõ ràng hiển bày nhũ lạc, hai tô đều thành một vị đề hồ. Kinh nói: một tướng một vị là đây (bốn thời là: Hoa nghiêm; Lộc uyển; Phương đẳng; Bát nhã- Tam giáo là Tạng; Thông; Biệt -12 bộ kinh là khế kinh; trùng tụng; Thọ ký; cô khởi; vô vấn tự thuyết; nhân duyên; thí dụ; Bổn sự; Bổn sanh; Phương quảng; vi tằng hữu; luận nghị). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 13:39 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 4) NHẤT ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN 一大事因緣 (Pháp hoa kinh) Một tức là thật tướng; Tánh của nó rộng lớn nên gọi là lớn. Cách thức Như lai xuất thế độ sanh là sự. Chúng sanh có đầy đủ thật tướng này có khả năng thành Phật; nên gọi là nhân. Như lai chứng được thật tướng này mà có khả năng độ sanh, nên gọi là duyên. Tất cả chư Phật ra đời đều để khai thị cho chúng sanh cái thật tướng vốn có này và khiến cho ngộ nhập tri kiến của Phật. Kinh nói: Phật chỉ có một đại sự nhân duyên nên xuất hiện ở thế gian. NHẤT GIÁC 一覺 (Khởi tín luận) Tánh giác vốn có của chúng sanh trong mười phưong . Chúng sanh trong lục đạo bị phiền não che khuất, không thể giác ngộ được, nên gọi là bất giác. Những vị ở bậc Tam thừa, dứt trừ phiền não chứng lý tánh, nhưng chưa rốt ráo, nên gọi là phần giác. Chỉ đức Phật dứt hết phiền não, thấy thấu suốt bổn tánh, nên gọi là cứu cánh giác. Mê ngộ khác nhau, nhưng tánh giác vốn một. luận nói; xưa nay bình đẳng, vì đồng một tánh giác.
(Thập giới: mười cõi là cõi Phật, cõi Bồ tát, cõi Duyên giác, cõi Thinh văn, cõi trời, cõi người, cõi A tu la, cõi ngạ quỷ, cõi súc sanh, cõi địa ngục; Phật cũng gọi là chúng sanh cao nhất trong tất cả chúng sanh; lục đạo: sáu đường là thiên đạo, nhân đạo, A tu la đạo, ngạ quỷ đạo, súc sanh đạo; Tam thừa là Bồ tát thừa, Duyên giác thừa, Thinh văn thừa). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 13:49 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 5) NHẤT ĐẠO 一道 (Hoa nghiêm kinh) Là giáo pháp tối thượng thừa do Phật nói. Nếu nương vào đạo này tu hành thì mau dứt trừ phiền não và mau ra khỏi sanh tử; không giống như Nhị thừa từ từ vượt ra. Kinh nói; tất cả bậc vô ngại chỉ có một con đường ra ngoài sanh tử. (Nhị thừa: Thinh văn thừa, Duyên giác thừa). ĐỆ NHẤT NGHĨA 弟一義 (Đại tập kinh) Là diệu lý vô thượng thậm thâm, thể của nó vắng lặng, tánh của nó bao trùm, không danh không tướng, dứt hết nghĩ bàn. Kinh nói: lý thậm thâm không thể nói. Đệ nhất nghĩa đế xa lìa ngôn ngữ, văn tự. NHẤT THẬT ĐẾ 一寔諦 (Niết bàn kinh) Lý trung đạo thật tướng, không hư vọng, không điên đão. Dù thánh dù phàm tánh vốn không hai, nên gọi là nhất thật đế. NHẤT THẬT TƯỚNG ẤN 一寔相印 (Pháp hoa huyền nghĩa) Lý chơn thật không hai không khác, xa lìa các hư vọng; Ấn là niềm tin. Như các công văn trên đời có ấn là đáng tin. Bởi vì các kinh Đại thừa Phật nói là những lời đáng tin cậy về lý thật tướng; ngoại đạo không thể xen vào; thiên ma không thể phá. Thật tướng ấn tức là những lời Phật nói, nên không có thật tướng ấn tức là ma nói. Kinh nói: Thế tôn nói đạo chơn thật, ma ba tuần không có việc nầy. (Tiếng Phạn là ba tuần. Trung hoa gọi là ác. Thích ca Như lai ra đời là lúc có tên ma vương). NHẤT THẬT CẢNH GIỚI 一寔境界 (Chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh) Là lý của nhất thật tướng, không thay đổi, không sanh diệt, tự tánh thanh tịnh, xa lìa tướng hư vọng. Giống như hư không, bình đẳng, bao trùm. Phật và chúng sanh không hai không khác. NHẤT ĐỊA 一地 (Pháp hoa kinh) Đất của nhất thật tướng. Địa có nghĩa là hay sanh tất cả mọi loài. Cây cỏ các giống đều nương đất mà sanh trưởng. Ví như trời, người, Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, tất cả tập nhơn chúng tử đều nương nơi thân ngũ uẩn mà tăng trưởng đến thành thục. Đến hội Pháp hoa, nghe Phật nói pháp Nhất thừa Bồ tát pháp tánh. Ngũ ấm là thật tướng địa. Kinh nói: Tất cả đều sanh từ đất. (Tập nhơn là cái nhân đã làm ra, liên miên không dứtNgũ ấm là sắc, thọ, tưởng, hành thức). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 14:04 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 6) NHẤT PHÁP ẤN 一法印 (Tông cảnh lục) Là trong một tâm niệm hàm nhiếp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, không thiếu sót một cái gì. Nhưng các pháp này trong một tâm hiển bày rõ ràng, như cái ấn đóng xuống mặt bùn mịn, hiện rõ phía trước phía sau. Nên nói vạn vật trong vũ trụ, không, pháp nào ngoài tâm. NHẤT PHÁP GIỚI 一法界 (khởi tín luận) Là lý nhất chơn như, thể tánh chan hòa như hư không, bình đẳng không hai. NHẤT CHƠN PHÁP GIỚI 一真法界 (Hoa nghiêm kinh Tùy sớ diễn nghĩa sao). Không hai gọi là một. Không vọng gọi là chơn. bao trùm tất cả gọi là pháp giới. Đó là pháp thân bình đẳng của chư Phật, từ xưa đến nay, không sanh không diệt, chẳng phải không, chẳng phải có, xa lìa danh tướng không trong không ngoài; duy nhất chơn thật, không thể nghĩ bàn; chính là nhất chơn pháp giới. NHẤT TẠNG 一藏 (Hoa nghiêm kinh sớ) Tàng nghĩa là chứa đựng vì lý của pháp giới thì đứng về không gian bao quát mười phương, đứng về thời gian thông suốt tam tế, đầy đủ pháp tắc, bao trùm tất cả, muôn lớp không cùng. Dù là pháp thế gian, dù là pháp xuất thế gian đều chứa đựng hết thảy. (Tam tế là quá khứ , hiện tại, vị lai). NHẤT HỘI 一會 (Pháp hoa yếu nghĩa) Là đức Phật ở trên hội Linh sơn, cùng đại chúng nói thời kinh Pháp hoa. Vào đời Tuỳ , đại sư Trí giả của tông Thiên thai, ở núi Đại tô, Quảng châu, tu pháp hoa Tam muội, tụng kinh Pháp hoa, đến phẩm Dược vương Bồ tát rất là tinh tấn, gọi là chơn pháp, từng cầu cúng dường Như lai. Bỗng dưng thân tâm nhập vào định, thấy rõ hội Linh sơn chưa tan. (Tiếng Phạn là Tam muội, tiếng Hoa là chánh định) NHẤT CỰC 一極 (Phổ hiền hạnh nguyện phẩm sớ) Là diệu chỉ rốt ráo không hai của Hoa nghiêm kinh quảng đàm pháp giới. Bởi vì Như lai là ra đời, đứng đầu các vị Bồ tát, nói cảnh giới chơn thật của Phật và Bồ tát, không nói pháp phương tiện của Nhị thừa. Cho nên Thinh văn, Duyên giác tuy ở trong pháp hội như kẻ điếc, hoàn toàn không nghe được gì. Sớ nói: Diệu chỉ rốt ráo truyền thuyết, bậc Nhị thừa không nghe được gì hết. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 14:12 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 7) NHẤT TRÍ 一致 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao) Đường đến duy nhất của Phật thừa. Như lai giáo hóa, ban đầu tùy cơ không đồng, nên nói Tam thừa, cuối cùng hiển bày đường đến Phật thừa. Sao nói muôn loài hỗn độn chọn ra điều chơn chánh; hợp tinh thô đi về một huớng. NHẤT NGUYÊN 一源 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao) Cái thể sâu xa của pháp giới, thể này không thay đổi; chẳng chơn chẳng vọng; vì theo duyên mà có chân có vọng. Nếu theo pháp tánh tịnh duyên thì có thể sanh ra giáo pháp của các Phật. Nếu theo vô minh nhiễm duyên thì sanh ra pháp của chúng sanh. Duyên nhiễm duyên tịnh tuy khác nhau, nhưng thể của pháp giới không khác. Ví như nước chảy, tuy chảy lúc trong lúc đục khác nhau, nhưng nguồn của dòng sông ấy là một. NHẤT THỂ 一體 (Pháp giới quán) Thể thường trụ của chơn tâm, tự tánh thanh tịnh, một thể không hai. Do vọng tưởng bỗng sanh cảnh giới, cho nên có chúng sanh hữu tình và quốc độ vô tình, từ một chân tâm mà vọng sanh ra hai. Nên biết rằng hữu tình và vô tình đều là tự tâm của chúng sanh biến hiện, thật không có vật ở ngoài tâm. Vì thể bài tụng nói rằng hữu tình và vô tình đều đồng một thể. NHẤT KỆ 一偈 (Phiên dịch danh nghĩa) Trong sách Tây vực ký nói rằng: Xưa nói là kệ hoặc là kệ tha; Phạn âm là ngoa dã. Nay theo chánh âm gọi là Ca đà; Trung hoa dịch là Tụng. Câu năm chữ, bảy chữ không giống nhau trong các kinh, nhưng cứ bốn câu là một kệ vậy. NHẤT CÚ 一句 (Hoa nghiêm kinh) Kinh nói một câu Phổ nhãn pháp môn, công đức không thể nghĩ bàn. Kinh nói rằng: Giả sứ có người lấy nước đại dương làm mực, lấy núi Tu di làm bút viết một môn (pháp) trong phẩm Phổ nhãn pháp môn; viết một pháp trong một môn, viết một nghĩa trong một pháp, viết một câu trong một nghĩa; không thể ít hơn, huống nữa là viết hết. (Phổ nhãn là ngoài nhãn không pháp nên gọi là phỗ nhãn). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Tue 05 May 2015, 14:21 | |
| Tam Tạng Pháp Số (trang 8) NHẤT NGÔN 一言 (Viên giác kinh lược sớ) Thiền sư Khuê phong tông mật tụng kinh Viên giác chưa hết, đến một câu (hay một chữ) bỗng nhiên khai ngộ, mới biết rằng tâm mình là tâm Phật, nhất định thành Phật. Nên bài tựa của sớ nói: Vừa đọc xong câu thì tâm địa khai thông (rỗng rang). NHẤT NGỮ 一語 (Hoa nghiêm kinh sớ) Là lời nói của Phật. Kinh nói: Phật trong một ngôn ngữ, diễn thuyết vô biên khế kinh. Ví như mạch nước mới vừa chảy ra, chảy thành một dòng không ngừng, rồi thành sông, thành biển vô cùng. NHẤT DANH 一名 (Niết bàn kinh) Danh tức là danh tự. Nghĩa là về lý tuy là một, nhưng mượn lời để trình bày rất nhiều không giống nhau. Như trong kinh chỉ có tên Niết bàn, Phật tuỳ cơ nói là vô sanh, vô tác, vô vi, giải thoát, bỉ ngạn, vô thoái, an xứ, tịch tĩnh; vô tướng, vô nhị, nhất hạnh, thanh lương, vô tránh, kiết tường. Tuy có nhiều tên cũng chỉ là tên Niết bàn mà thôi. NHẤT TỰ 一字 (Đại phương quảng sư tử hống kinh) Là chữ gọi một lý (tánh). Lý vốn không tên tuổi, vượt ngoài ý thức; lìa tánh, tướng: không làm, không bảo người làm; không phải là suy nghĩ của chúng sanh. Chỉ có Phật hiểu thấu chữ cùng tột. Kinh nói: Pháp chỉ có một chữ gọi chữ không. NHẤT NGHĨA 一義 (Hoa nghiêm kinh) Là nghĩa lý trong một câu hay trong một pháp. NHẤT ÂM 一音 (Duy ma kinh) Âm thinh của Phật. Vì duyên của chúng sanh có sâu cạn, căn của chúng sanh có chậm, lẹ khác nhau, nên cùng nghe: Tiếng mà nghe hiểu khác nhau. Ví như căn tánh của trời người thì nghe. Phật nói về ngũ giới, thập thiện; căn tánh của Thinh văn thì nghe Phật nói về Tứ đế, căn tánh của Duyên giác thì nghe Phật nói thập nhị nhân duyên, căn tánh của Bồ tát thì nghe Phật nói về lục độ v.v… Mỗi căn tánh đều hiểu rõ. Kinh nói Phật dùng một âm để nói pháp, tuỳ loại chúng sanh hiểu khác nhau. NHẤT ÂM GIÁO 一音教 (Hoa nghiêm kinh sớ) Giáo pháp một đời của đức Phật. Tuy các pháp đốn, tiệm không giống nhau, nhưng không phải nói một âm. Vì thế pháp sư La thập nói tiếng nói của Phật là viên âm, bình đẳng không hai, phổ biến không nghĩ suy, tuỳ căn cơ mà nghe được khác nhau. (Tiếng Phạn là La thập, Tiếng Hoa là Đồng thọ). |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... 20 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |