Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chú Thỏ Tinh Khôn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:40

Chú Thỏ Tinh Khôn Zxj0dZSWsugMnigaQSn2ETCk4ga6atTsLFROnukCpF92QsymK9s7no9Tdg5tZ_pwCOjTGq0u0SvAnZsz2i1c6kDoYxMTkLAQO8k69r90F5UBra0LOSTvRTc1lGKvn38Kf8kzjCXD7D5NCvk9SFt31qMJDuW4owu5T9UDMVAhddjCBBmyr0nXjkn-2Z9h4nSuYwDch-66efYsGiNa-ondWb5B_o7Lwq224T-ShzTx3LEosZAlVLhhfInPEF_oIwrrT1gN3EY3Fw_egRtNoLt051n9HQH7tJW6Ke0DfNvpysJhaaCcnOTeE3OSs2haldGqvsp4DC6OBykBkD7xCoomR4Ol5w0Ut5PtqgoJysK1-dPeWutNlamvj223lB_BRTJ8K-rexvblERzwtClNwHfU-tf5nVZkR30XEyn_DR2Swt0ZPcYlPF8DNsWn0rNqEGKYE9KDNdAUnMUaIchyMS6zZ7_ZgDrdXUGwZY13Tsk5oMftDgvcq-pqhJH8aMTjhf6jruajoqhd6QbZoaS6JtOh1iSgwqtWehUs5HKy_IvB-zWhNSeioF5xDqWalkZPDr_HHh1I=w480-h658-no

Lời nói đầu


Luôn mấy tháng, trời đại hạn, nóng như thiêu đốt, khắp nơi không có lấy một trận mưa nhỏ. Ao hồ, sông ngòi khô cạn, cây cỏ xác xơ vàng úa hoặc đứng chết rũ dưới ánh nắng gay gắt chói chang. Thú vật trong rừng lâm vào cảnh đói khát.

Voi, Cọp đánh cuộc nhảy qua một cái khe, con nào thua sẽ bị ăn thịt. Cọp mình thon, lanh lẹ, đánh một phóc liền sang ngay bên kia bờ. Voi nặng nề chậm chạp, nhảy được hai phần lòng khe thì đã rơi tòm xuống, bùn văng tung tóe.
Lẽ ra thì Voi bị Cọp ăn thịt theo như đôi bên đã giao kết, nhưng Thỏ lại dùng mưu để cứu Voi. Nó bôi đen mặt mày, lấy cành lá bao bọc quanh mình, hóa trang thành một con thú kỳ lạ.

Nó bảo Voi nằm lăn ềnh ra giữa đường. Nó rưới mật ong lên đầu, lên lưng Voi trông như máu đang lênh láng chảy. Đoạn nó nhảy tót ngồi vắt vẻo trên mình Voi để chờ Cọp đến.

Mới thoáng thấy bóng Cọp từ xa, Thỏ vừa cúi xuống liếm mật ong vừa làm điệu bộ xé xác Voi để đánh chén. Nó lớn tiếng nói : “Ta ăn một con voi rồi mà chẳng thấm vào đâu cả. Ăn hết con thứ hai nầy, chắc trong bụng cũng vẫn còn thèm. Ta phải bắt thêm một con vật gì nữa mà ăn mới thật vừa bụng.

Cọp không hiểu con thú gì lại hung tợn đến thế ? Nó khiếp quá nghĩ thầm : “Nếu mình còn đứng quanh quẩn ở đây, nó ăn xong Voi thì tánh mạng của mình cũng chẳng còn”. Cọp đâm đầu chạy, giữa đường tình cờ gặp mấy con khỉ đang ngồi bắt chí. Chúng thấy Cọp vừa chạy vừa thở, mồ hôi ướt dầm như tắm thì lấy làm lạ, kêu lại hỏi : “Có việc gì mà ông hoảng sợ như vậy” .

Cọp thuật lại những gì đã xảy ra. Bọn khỉ không tin trong rừng lại có một con thú ăn hai voi mà vẫn còn đói. Chúng nó nói với Cọp : “Bọn tôi lấy làm ngờ lắm. Chắc là ông bị lừa. Ông thử cõng bọn tôi trở lại xem hư thực ra sao?”

Thỏ vừa thấy Cọp và khỉ vội vàng la lớn : “Nầy mấy anh khỉ ơi! Sao mấy anh nợ tôi một con cọp béo, nay các anh lại kéo một con cọp gầy đến trả?”

Cọp lầm tưởng bọn khỉ đánh lừa mình đem trả nợ cho con thú hung tợn ấy, quày lui chạy như bay, chui qua bụi rậm, nhảy qua khe suối, báo hại mấy con khỉ ngồi trên lưng Cọp, va đầu vào cành cây lăn nhào xuống đất, con vỡ đầu, con gãy tay trông rất thê thảm.

Chẳng bao lâu, hầu hết thú vật trong rừng núi đều hay biết việc Thỏ dùng mưu kế đánh lừa Cọp để cứu sống Voi. Chúng thuật cho nhau nghe vui cười thích thú và loài người cũng đã chép vào pho sách Chuyện Cổ. Do đó Thỏ được tặng cái danh hiệu CHÚ THỎ TINH KHÔN. Trong đời Thỏ còn có nhiều chuyện lý thú các em đọc xong quyển sách nầy sẽ rõ.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:41

Chương 01

SƯ TỬ TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI



Đại hạn vẫn tiếp tục léo dài. Sư tử, vua của loài thú, hết sức lo lắng, không những cho bản thân, cho gia đình mà còn cho tất cả con thú dưới quyền cai trị của nó.

Sư tử mới triệu tập đại hội bất thường, bàn định kế hoạch để tìm cách đối phó với thiên tai đang đe dọa trầm trọng.

Voi, cọp, lợn lòi, tê giác, trâu bò, chó sói, mang, nai, rùa, thỏ v.v… hoặc ngồi hoặc đứng, vây quanh thành vòng tròn. Chính giữa, những cây gỗ còn mang cả cành lá, chất ngang dọc thành một đống lớn. Lửa bốc ngọn cao, đỏ rực một vùng trong đêm tối. Củi nổ lách tách, cành lá cháy xèo xèo hòa với tiếng gió ù ù giữa khu rừng sâu thẳm.

Sư tử nói:

- Chúng ta chưa bao giờ khốn khổ vì nạn thiếu nước như bây giờ. Chúng ta không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Vì thế ta mới gọi các ngươi đến tham dự vào cuộc hội họp khẩn cấp nầy, hy vọng sẽ cùng nhau giải quyết được vấn đề nước uống.

Khỉ, xưa nay nổi tiếng kiến thức sâu rộng, đáp:

-Theo như tôi đã đọc trong sách thì núi sập, sao chổi xuất hiện, đại hạn, đều là những điềm chẳng lành mà Ngọc Hoàng Thượng Đế cho xuất hiện để cảnh cáo Đại vương, hãy sớm sửa đổi những điều lỗi lầm, tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ…

Chồn vốn quen thói nịnh hót, vội ngắt lời Khỉ:

- Anh nói như vậy là phạm tội bất kính anh biết không? Đại vương là bậc anh minh hiền đức, xưa nay chẳng lầm lỗi bao giờ. Chỉ có chúng ta mới cần phải ăn năn tu tỉnh để tránh khỏi cơn thịnh nộ của Ngọc Hoàng.

Sư tử không lưu ý đến lời nói của Chồn, hỏi Khỉ:

- Theo ý ngươi thì ta phải làm gì để cứu vãn tình thế?

Khỉ đáp:

- Một mặt Ngài đặt lễ vật trên chóp núi cao, thành tâm cầu đảo, tự trói mình lại như một kẻ phạm tội biết hối cải, cắt bớt một ít nanh vuốt thay thế sinh mạng của Ngài rồi hỏa thiêu theo lễ vật cúng tế, ngụ ý Ngài dám vì dân hy sinh, mong Ngọc Hoàng rủ lòng thương xót, cho Rồng mưa xuống trần gian. Nếu chúng ta thành tâm cầu đảo, cảm động đến lòng Trời thì chỉ trong vài ngày thế nào cũng có những trận mưa tầm tã đổ xuống tràn ngập khe suối sông hồ.

Trâu hỏi Khỉ:

- Nếu Trời vẫn không mưa thì sao? Anh có dám viết tờ cam đoan với Đại vương, xin chịu trừng phạt nặng nề nếu việc cầu đảo không có kết quả? Chắc anh cũng biết, đại hạn làm cho mùa màng mất sạch, kho tàng hầu như trống trơn. Việc cầu đảo tốn kém không ít, dân chúng quá khổ rồi, không sao đóng góp nổi nữa.

Sư tử hỏi tiếp:

- Ai có ý kiến gì khác không?

Voi nói:

- Hay chúng ta di cư? Tìm những nơi đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi mưa hòa gió thuận mà đến? Tôi còn nhớ rõ, trước kia chúng ta ở tại một khu rừng khác. Nhưng vì sét đánh vào gốc cây thông, lửa bốc cháy dữ dội, lan tràn khắp nơi. Biết thế nguy, Đại vương cấp tốc ra lệnh rời bỏ tất cả kéo nhau đến đây, kiến tạo một giang san mới rồi thì chúng ta sinh cơ lập nghiệp cho đến ngày nay.

Nai cất tiếng rụt rè phản đối:

- Về chuyến di cư ấy, một số đã chết vì đường sá vất vả, vì yếu sức đi theo không kịp, nhất là bọn trẻ sơ sinh. Nhưng trước kia khác mà bây giờ khác. Lần trước không di cư cũng không xong vì lửa tàn phá tất cả, nay thì tình thế chưa đến nỗi nguy ngập như vậy.

Trâu xin nói tiếp:

- Lúc tôi chưa thoát khỏi ách nô lệ của loài người mà chạy lên đây thì tôi thường thấy ông chủ tôi và những người lân cận hợp sức đào giếng, đào ao hồ mà lấy nước uống. Vì hình như dưới lòng đất bao giờ cũng có nước.

Tôi xin đọc để Đại vương và anh em nghe mấy câu mà họ thường hát:

“Mặt trời mọc hề! Ta làm việc. Mặt trời lặn hề! Ta nghỉ ngơi. Đào giếng hề! Ta lấy nước uống. Cày ruộng hề! Ta lấy gạo ăn”. Trong loài thú chúng ta có nhiều con sống ở hang sâu, thiện nghệ việc đào đất, sao chúng ta không biết bắt chước loài người đào giếng, đào hồ lấy nước mà uống, lại phải chịu chết khát như thế nầy?

Rắn ngóc đầu lên cao bàn góp:

- Theo tôi thiển nghĩ, chúng ta không cần cầu đảo cũng chẳng cần di cư hay đào hồ giếng.

Sư tử hỏi:

- Theo ngươi thì chúng ta nên làm gì?

- Dạ chúng ta chẳng làm gì cả, chỉ việc kiên nhẫn chờ đợi. Vì theo lẽ tuần hoàn của tạo hóa thì hết đêm đến ngày, hết nóng đến lạnh, hết nắng đến mưa, hà tất phải lo lắng làm gì cho nhọc xác? Rồi đây thế nào trời cũng sẽ mưa.

Trâu khốn khổ vì đại hạn, khát nước đến le lưỡi ra ngoài thở dốc, nghe Rắn nói lấy làm tức tối:

- Đại vương không nên theo lời Rắn vì bản tính của anh ấy có tha thiết gì đến việc uống nước đâu? Còn bọn chúng tôi, nếu tình trạng nầy mà kéo dài thêm năm ba ngày nữa chắc đều phải ngã lăn ra mà chết khát, xin Đại vương sớm giải quyết cho.

Sau một hồi thảo luận, Đại hội quyết định nghe theo lời Trâu, chung sức nhau để đào hồ lấy nước uống.

Hồ nầy đào ở khoảnh đất trống, cách hang động của Sư tử chừng vài mươi thước.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:41

Chương 02

ĐÀO HỒ LẤY NƯỚC



Đã từ xưa, xưa lắm, tất cả thú rừng đều tôn Sư tử làm chúa tể và gọi là Đại vương.

Đại vương Sư tử có một bộ mặt nghiêm, một cặp mắt sắc, ban đêm trông rõ như ban ngày, cái mũi lớn hơi dẹp, nằm ngay trên bộ râu mép chìa ra hai bên đầy vẻ ngạo mạn. Lông gáy dài, óng ả, phủ xuống trùm cả cổ lẫn vai làm cho hình dáng Sư tử thêm phần oai vệ. Nhưng thật ra thì không phải cái bề ngoài oai vệ ấy mà nó được tôn làm Đại vương. Ở chốn núi rừng chỉ có sức mạnh là đáng kể. Về sức mạnh thì Sư tử đã từng đánh bại voi cọp một cách dễ dàng, quật ngã lợn lòi và tê giác. Bất cứ con thú nào, dầu hung bạo khỏe mạnh đến đâu cũng không đương nổi quả đấm thôi sơn của Sư tử. Nó lại chạy lanh, phi thân giỏi, chỉ cần đánh mấy phóc liên tiếp là vồ được con mồi đứng một nơi xa tít.

Với những cái nanh vút nhọn, Sư tử xé xác con mồi ra từng mảnh để ăn một cách ngon lành. Lưỡi nó lởm chởm những gai, liếm đến đâu da thịt con mồi lóc ra đến đó. Còn hai hàm xai thì ôi thôi, không có vật gì cứng rắn hơn! Thật là cả một cái kềm sắt to tướng, nó nhấc bổng một con bò mang đi nhẹ nhàng như mèo tha chuột.

Sức mạnh của Sư tử quả là đặc biệt, nhưng chưa đặc biệt bằng tiếng rống rùng rợn của nó. Ban đêm, giữa cảnh tịch mịch, đứng bên bờ suối, gục đầu xuống, nó rống lên từng hồi nghe mới khủng khiếp làm sao! Ban đầu còn nho nhỏ, rồi mỗi lúc tiếng rống mỗi lớn hơn, cao vút hơn, vang lên, lay động cả rừng núi. Nhiều con thú, khi nghe tiếng rống của sư tử, bồn chồn, hoảng hốt, tim gan như tê liệt, ngã lăn ra không sao lê bước nổi để chạy trốn. Thế là Đại vương Sư tử dõng dạc bước đến để thưởng thức ngon lành bữa ăn khuya.

Sư tử với vợ con sống vui vầy trong một tòa hang động, đục sâu vào lòng một trái núi cao. Hai bên từng cụm cây cổ thụ phủ bóng im mát. Lá rụng lâu ngày chất thành đống ải mục ra, luôn luôn bốc lên một mùi ẩm ướt mốc meo mà Sư tử vô cùng ưa thích.

Mặt trước, xa xa một chút, là cả một vũng đầm lây, lau sậy, lùng lác đua nhau tươi tốt quanh năm.

Vào tiết hè, Sư tử và gia đình không ngủ trong hang động, tuy ấm cúng nhưng nồng nực, mà kéo ra đây, nằm trên bãi đầm lầy, quanh mình gió thổi lồng lộng, xuyên qua lau sậy reo lên thành bản nhạc thiên nhiên ru Sư tử ngủ trong những giấc êm đềm khoan khoái.

Nhưng trải qua mấy tháng đại hạn, đầm lầy ẩm ướt mát dịu đã biến thành đất khô cứng rắn, lau sậy bị khí nóng hút hết cả màu xanh tươi trở nên vàng úa khô héo lần lần. Sư tử và vợ con đều nhọc nhằn uể oải. Sức sống mãnh liệt tan biến đâu mất và chỉ có “NƯỚC” mới có thể hồi sinh được.

*

Sau khi được tôn lên làm chúa tể, công việc đầu tiên của Sư tử là ra lệnh nghiêm cấm, trong chốn Kinh thành, tức khu vực chung quanh hang động của Sư tử ở, thú vật không được tàn hại nhau, phải đối xử với nhau như tình anh em ruột thịt. Kẻ nào trái lệnh sẽ bị xử tử. Cũng vì thế mà trong lúc hội họp hay về chầu Sư tử ở chốn Kinh thành, loài ác thú không dám xâm phạm đến tính mạng của những con vật hiền lành không đủ sức tự vệ. Một con cừu non dại chuyện trò thân mật với một con chó sói tham tàn, một con nai ngây thơ nằm cạnh một con cọp hung ác là những chuyện rất thường, không có gì lạ cả.

Về phần Đại vương Sư tử, muốn treo gương tốt cho muôn loài bắt chước, nó không bao giờ sát hại một con thú nào giữa chốn Kinh thành. Nó chỉ ăn thịt những kẻ phạm tử tội hoặc những con mồi mà đám bộ hạ thân tín bắt được tại những vùng ngoại ô, những nơi xa xôi hẻo lánh, lôi về dâng lên Đại vương để tỏ dạ trung thành.

Thỉnh thoảng vì thiếu lương thực Sư tử lại phải nhịn đói và cảm thấy nhẹ nhàng trong mình. Nhưng cũng có khi nó lẻn bước ra khỏi Kinh thành rình bắt những con thú béo bổ ngon lành, mang về hang động để đánh chén với vợ con.

Việc đào hồ ngay trước hang động của Sư tử phù hợp với ý nguyện của loài thú bé nhỏ sức yếu, vào Kinh thành để uống nước không sợ gì hiểm nguy đến tính mạng.

Tuy thân hình bé nhỏ nhưng Lúi được ủy thác cầm đầu việc đào hồ. Vì trời sinh nó có cái tài đánh hơi, biết chỗ nào để tìm ra mạch nước. Chân nó mang những móng nhọn đào bới rất lanh, đôi mắt nhỏ ẩn sau những chòm lông nheo rậm rạp, trong khi đào không bị đất cát văng vào. Đó là cả một ân huệ mà Thượng Đế dành riêng cho nó, thế mà người đời đâu có biết lại thương hại cho thân phận của nó bị mù lòa.

Để giúp đỡ Lúi còn có Chồn, Mèo, Chó, Cọp đều là loại đào đất hết sức thiện nghệ. Đất đào lên thì đã có Voi, Gấu, Lợn Lòi, Tê giác v.v… mang đến một nơi xa mà đổ.

Tất cả loài vật đều làm việc hăng hái như cả một công trường rộn rịp. Đào đất, xúc đất, lượm lặt đá sỏi, đắp bờ, xây tầng cấp.

Sư tử đứng trên một tảng đá cao để giám sát. Nó nhìn quanh quất, ngạc nhiên khi thấy vắng bóng Thỏ. Nó gọi Gấu đến hỏi, thì ra sau buổi họp, Thỏ đã lén lút ra về, không nói với ai một lời nào cả.

Sư tử liền phái Sóc đi gọi Thỏ đến ngay lập tức.

Vừa bước chân vào nhà Thỏ, Sóc đứng thẳng lên với dáng điệu trang nghiêm của một sứ giả. Nó dõng dạc nói:

- Đại vương thấy anh vắng mặt ở công trường nên sai tôi đến đây, yêu cầu anh phải vào ngay Kinh thành tham dự việc đào hồ, một công việc chung mà không ai có quyền trốn tránh.

Thỏ nói:

- Nhờ anh lựa lời khôn khéo tâu giúp với Đại vương, hiện nhà tôi sắp sanh cháu nhỏ, tôi quá bận rộn không thể bỏ nhà mà đi được.

Sóc về tâu trình với Sư tử. Lần này Sư tử lại ra lệnh cho Mèo đến giải thích cho Thỏ biết: “Đào hồ là việc cần thiết cho tất cả loài vật trong những ngày đại hạn thiếu nước. Nếu Thỏ lười biếng không chịu góp sức vào công cuộc lợi ích chung thì khi hồ đào xong sẽ bị truất phần, cấm tuyệt không được uống nước”.

Thỏ càu nhàu nói nho nhỏ nhưng cũng đủ cho lỗ tai rất thính của Mèo nghe rõ: “Nếu Đại vương cho tôi uống nước càng tốt, bằng không cho , tôi cũng chẳng cần. Trong khi nhà tôi sắp cho ra đời một chú bé để nối dõi tông đường để tránh cho tôi cái tội “vô hậu vi đại” (1) bổn phận của tôi là phải ở luôn bên cạnh nhà tôi chứ không thể bỏ nhà tôi một mình trơ trọi lúc nầy được”.

Mèo không nói gì chỉ nhe răng cười rồi cáo từ ra về.

Bầy thú hì hục đào hơn nửa ngày thì những tia nước từ dưới đất phun lên, trong suốt, rồi lan lần ra chung quanh. Chúng vui mừng ôm choàng lấy nhau nhảy nhót. Ngay những con từ trước đến nay đối với nhau không chút thiện cảm, cũng cầm tay chuyện trò rối rít. Nhiều con muốn vục đầu xuống nốc lấy nốc để cho lưỡi và răng được hưởng hương vị của nước, cho nước thấm xuống cuống họng khao khát bấy lâu rồi chảy thẳng xuống làm mát dịu cả gan ruột.

Nhưng Sư tử vội ra lệnh ngăn cấm, bảo phải đào cho hoàn thành sẽ uống cũng chẳng muộn.

Hồ được đào sâu xuống nữa và mở rộng ra, xây thành hình tròn, bốn phía có tầng cấp lên xuống. Voi đã dùng vòi nhổ bật những cây to lớn, cả gốc lẫn rễ đem trồng chung quanh bờ để che bóng mát và nhất là để ngăn cản Ông Mặt Trời, dùng sức nóng hút cạn nước hồ như ông đã từng làm trong bấy lâu nay.

Lợn Lòi tuy bộ tịch cộc cằn nhưng lại thích thưởng thức hương sắc của hoa kiếm đâu về mấy bụi, trồng lên, đứng ngắm ra chiều đắc ý. Gấu không biết nên làm gì để tỏ ra mình cũng có công tác đặc biệt, nó vội vàng ra bờ khe khuân vào những viên đá cuội để bầy thú nghỉ ngơi trong khi có việc về chầu Đại vương Sư tử.

Bây giờ nước uống thừa thãi, bầy thú không còn lo sợ chết khát nữa. Công việc xong xuôi, Sư tử đưa vợ con ra làm lễ khánh thành. Nó bắt tay cảm ơn Lúi rồi lần lượt đến các con thú khác.

Khi đến trước mặt Trâu, Sư tử nói:

- Sở dĩ chúng ta đào được hồ nước nầy cũng nhờ ý kiến của anh. Chúng ta không thể mãi mãi nhờ Trời mà phải trông cậy vào sức lao động của chúng ta trước. Xưa nay trong loài thú chỉ có anh là cần cù kiên nhẫn hơn cả, nhân dịp nầy, tôi tuyên dương công trạng anh để ai nấy đều biết.

Tất cả dẫm chân thình thịch xuống đất tỏ ý chúc mừng Trâu và hoan hô lời nói của Sư tử.

Sư tử, Sư tử cái, Sư tử con uống trước, mới đến bầy thú đứng quanh theo bờ hồ để uống. Vì quá đông nên nhiều con phải uống đợt sau. Không một kẻ nào, cho dẫu Đại vương Sư tử cũng vậy, được quyền lội xuống hồ vì sợ vẩn đục nước, làm hại đến sức khỏe trong khi uống. Đó là một bài học “Giữ gìn vệ sinh chung” không rõ Sư tử học được ở đâu nay đem ra áp dụng.

Khi loài thú đã hết khát, Sư tử nói tiếp:

- Có công thì thưởng, có tội thì phạt đó là lẽ tự nhiên của một đấng Đế vương. Ta đã từng bảo Sóc và Mèo gọi Thỏ đến đào hồ nhưng nó từ chối. Để giữ đúng theo lời ta cảnh cáo, yêu cầu Mèo viết một tấm bảng đóng lên cây, cấm Thỏ không được uống nước ở hồ nầy.

Mèo tuy chữ xấu nhưng thuộc vào hạng trí thức, vểnh râu mép suy nghĩ trong chốc lát, viết một câu, không dài dòng nhưng đầy đủ ý nghĩa để truyền đạt mệnh lệnh của Sư tử.

---------------------------------------------
(1) Không con để nối dòng là một tội lớn nhất.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:42

Chương 03

THỎ TỰ BIỆN HỘ



Thỏ cái đã sinh được một con trai. Vì trời quá nóng nên Thỏ dọn riêng một nơi thoáng gió cho vợ con nằm. Mấy ngày nay nó cặm cụi không chút nghỉ ngơi nên đã đan xong được một cái nôi bằng mây mà Thỏ cái rất vừa ý.

Nó thoa nghệ vào mặt và tay chân vợ để khi ra ngoài ngày nước da được non nẻo. Nó lấy mật ong rà mồm cho con, lấy chanh nhỏ vào mắt để mắt thỏ con được sáng và khỏi đổ ghèn.

Một sự may mắn bất ngờ là nó đào được mấy củ cà rốt không bị nắng làm cho khô héo. Nó bỏ vào giữa hai phiến đá, ngồi lên trên mà đằng cho nước chảy ra để vợ uống đỡ khát trong lúc thiếu nước. Có mấy củ khoai, củ sắn nó treo cất trên giàn đã mấy tháng để khi vợ nằm một chỗ không phải lo lắng thức ăn thiếu thốn. Thật là một con thỏ chu đáo và biết thương vợ con.

Việc nhà như thế kể cũng tạm yên. Thỏ mới lò dò vào Kinh thành xem anh em làm lụng thế nào cho biết, luôn tiện nó cũng muốn đóng góp vào ít nhiều công khó nhọc, chứ đợi người ta dọn cỗ rồi mình tọa hưởng thì thật tình Thỏ không muốn!

Nhưng khi đến nơi thì mọi việc đã xong xuôi và nó cũng không ngờ kết quả lại tốt đẹp đến thế. Một hồ nước trong như lọc vì Khỉ đã khôn ngoan bày cách cho Voi và Gấu xúc cát về từng thúng lớn rải xuống một lớp dưới đáy hồ.

Nước trông mới ngon lành làm sao! Hươu nai đi lại nhởn nhơ hai bên bờ. Gấu ngồi trên phiến đá, lấy trong cái đãy mang theo bên mình mấy tổ ong nhỏ, nhai ngồm ngoàm một cách thích thú. Mèo cúi mình xuống uống nước. Thỏ đoán Mèo đã uống đến kềnh hông ra rồi nay liếm láp cho vui thế thôi. Những cây mới trồng xong bóng ngã xuống mặt hồ rung rinh theo làn gió nhẹ. Thỏ để ý một số thú vật đã kéo nhau về bớt vì nó không còn thấy Trâu Bò, Rắn Sóc và Ếch Nhái đâu nữa. Đại vương Sư tử cũng không thấy đâu, giờ nầy có lẽ ngài đang ngủ trưa với vợ con trong động.

Lúc ép cà rốt lấy nước cho vợ uống, Thỏ cũng đã nhấm nháp đôi chút nhưng nào có thấm vào đâu? Cổ nó vẫn còn khô ran như phiến đá phơi nắng. Nó thèm quá nhưng không biết sao được vì Đại vương đã có lệnh cấm. Sói từ sau lưng gốc cây đi theo nó cười hề hề hỏi:

- Chú mầy đã thấy tấm bảng Đại vương bảo anh Mèo viết chưa? Bảng treo trên cây đàng kia kìa!

Thỏ đi lần đến, chắp tay sau lưng ngước mặt đọc tấm bảng Mèo viết nhưng rồi bỏ đi mà không nói gì.

Nó lại đủng đỉnh dạo quanh bờ hồ một vòng. Nó nhìn sang bên kia thấy Lợn Lòi kết lá làm gàu múc nước tưới vào mấy bụi hoa của nó. Lòng phẫn nộ của Thỏ dâng lên. Nó nghĩ thầm: “Sao mà bất công như vậy? Trong khi nó chỉ cần có mấy ngụm nước để cổ nó khỏi khô cháy thì không được phép đụng đến một giọt nào, còn Lợn Lòi lại phí phạm nước một cách quá đáng. Nó không tham dự việc đào hồ đâu phải vì nó lười biếng, nó ương ngạnh? Nhưng vì nó bận việc nhà. Ai lại chẳng có việc nhà mới được chứ?” Đó là cả một lý do để Thỏ làm bậy. Nó nhìn quanh quất không thấy ai để ý liền ba chân bốn cẳng nhảy đại xuống tận mặt hồ, vục đầu xuống uống luôn mấy ngụm nước.

Bỗng những tiếng la vang dậy nổi lên: “Bắt lấy nó! Bắt lấy nó!”

Thỏ chưa kịp trở gót thì Chồn đã từ sau một bụi cây nhảy xổ ra, hợp lực với Sói chận bắt được Thỏ.

Chồn nói:

- Tao biết chú mầy là một thằng lưu manh thế nào cũng uống liều uống lĩnh nên tao đã hườm sẵn để bắt.

Sói phụ họa:

- Sao con lại ngu ngốc như thế con ơi! Con không biết rằng mệnh lệnh của Đại vương, cho dẫu Cọp Beo Voi Gấu cũng phải tuân theo răm rắp huống hồ con yếu như ốc sên thân hình chỉ bằng bắp đùi của anh Ngựa. Chuyến nầy rộng lượng lắm, và án xử nhẹ lắm con cũng bị tử hình nhưng may mắn là được chết toàn thây. Nghĩa là Đại vương chỉ nuốt một cái “ực” là con xuống ngồi chễm chệ trong bao tử của Ngài. Còn nếu án nặng thì con sẽ bị quay trên lửa đỏ, bị chặt ra từng khúc nhỏ, Đại vương khề khà đánh chén với vò rượu mà anh gấu đã ủ bằng dâu và mật ong, đem dâng Đại vương hôm nọ. Trong lúc Đại vương đánh chén thì thế nào Chồn và tao cũng được vài khúc xương của mầy mà gặm. Nhưng thôi nói nhiều lắm chúng tao càng thêm chảy nước miếng, hay hơn là dẫn gấp mầy đến trước mặt Đại vương.

Vừa thấy Sói, Chồn và Thỏ, Sư tử hất hàm hỏi:

- Có việc gì mà chúng bay lại quấy rầy ta trong giấc ngủ trưa?

Sói thưa:

- Mặc dầu Đại vương đã yết bảng nghiêm cấm mà anh Thỏ vẫn khinh thường luật pháp, dám ngang nhiên uống nước ở hồ công cộng. Chúng con bắt được xin đem trình Đại vương trị tội.

Sư tử nghiêm nghị nói:

- Trước đây đã hai lần ta sai Sóc và mèo đến bảo mầy phải vào Kinh thành tham dự việc đào hồ. Mầy đã lấy cớ nầy cớ khác để thoái thác lại còn buông lời vô lễ. Tội phạm thượng ấy ta đã lấy lượng khoan hồng mà tha cho không xét xử. Nay ta đã cho yết bảng rõ ràng, thế mà mầy vẫn xem thường, tội ấy phải trừng phạt một cách xứng đáng.

Nhưng xưa nay trị nước ta lấy lẽ công bằng làm trọng. Kẻ phạm pháp bao giờ cũng được phép tự bào chữa để khỏi bị xử oan. Vậy ta cho phép mầy được tự do biện bạch.

Thỏ khúm núm nói:

- Con biết Đại vương là người nhân đức, lấy tình thương mà trị dân. Vì thế những điều Đại vương đã ngăn cấm, nhất quyết con không bao giờ dám vi phạm.

Chồn:

- Đại vương đừng nghe anh Thỏ nói điêu. Chính con và anh Sói bắt được quả tang anh ấy đang uống nước.

Sư tử cười ha hả khi nghĩ đến hai bắp đùi, cái bụng, cái ngực nung núc cả thịt của Thỏ, xây qua hỏi Voi và Gấu:

- Các ngươi có thấy Thỏ uống nước không?

- Dạ có! Dạ có!

Sư tử bảo Thỏ:

- Thôi mầy đừng chối quanh vô ích…

- Dạ con đâu dám chối? Nhưng vì Đại vương cho phép nên con mới uống.

Sư tử trợn mắt:

- Thằng nầy điên rồi. Tao cho phép mầy uống bao giờ?

- Thì Đại vương yết bảng cho con biết đó. Trên bảng đã viết rõ: UỐNG ĐƯỢC KHÔNG CẤM THỎ. Câu ấy có nghĩa nếu cái thằng Thỏ nầy làm cách nào để uống nước được thì Đại vương không cấm đoán.

Thỏ chạy ra lấy tấm bảng vào cho Sư tử xem. Trên bảng rành rành câu ấy thật, viết theo lối chữ mèo cào. Lẽ ra, chữ nôm thì phải viết theo lối chữ Hán từ mặt sang trái THỎ CẤM KHÔNG ĐƯỢC UỐNG, Mèo lại lẫn lộn viết từ trái sang phải nên Thỏ mới vin vào đó để tự biện hộ.

Sư tử tiu nghỉu, nuốt nước miếng một cách kín đáo để khỏi mất thể diện trút cơn giận lên đầu Mèo:

- Mầy tự phụ học hành chữ nghĩa mà viết có mấy chữ không xong. Hãy lập tức viết lại tấm bảng khác nhưng phải cho minh bạch đừng có lộn xuôi lộn ngược như trước nữa.

Sư tử lại nuốt nước miếng lần nữa và tha bổng cho Thỏ.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:43

Chương 04

THỎ BỊ BẮT



Uống mấy ngụm nước ngon quá nhưng chưa thấm vào đâu cả. Hơn nửa ngày mà Thỏ còn thấy hương vị ngọt ngọt ở cổ. Được nhấm nháp đôi chút nước, Thỏ không còn thấy khổ sở vì khô ráo ở cuống họng nữa, nhưng vợ vừa mới nằm nơi xong, thằng bé mới ra đời cũng cần đến nước. Nó ngước mắt nhìn trời. Một vài đám mây đen bay lững lờ nhưng chưa có dấu hiệu gì sắp mưa cả.

Nó nghĩ thầm: Đại vương không cho mình uống nước ban ngày thì mình uống nước ban đêm. Uống đêm càng thích thú. Ở đời đã có chữ “ăn chùng” thì cũng phải có chữ “uống chùng” chứ! Nó lại tự bảo: Nhưng nếu rủi ro bị bắt thì sao? Nó nhìn xuống chân nói” “Ối chào! Cặp giò nầy đã ai dễ đuổi theo kịp?”

Thỏ chờ cho đêm thật khuya mới cất bước ra đi. Tay nó xách một cái thùng có dây quai bằng sắt.

Đến nơi nó thấy bốn bề lặng lẽ, nhưng thỉnh thoảng lại vang lên tiếng pho pho của Gấu, tiếng hột hột của Lợn Lòi, tiếng gừ gừ của Chó Sói.

Thỏ hoảng hốt nhảy lui ba bước. Nhưng nó dừng lại đứng yên một chỗ, vểnh tai nghe. Không có gì nguy hiểm cả. Đó chẳng qua là tiếng ngáy của mấy con thú thô lỗ nằm rải rác chung quanh bờ hồ.

Thỏ rón rén bước xuống gần mặt hồ, nhẹ nhàng như một tên trộm. Nó đã tìm sẵn trong trí một con đường rút lui nếu tai nạn bất thần xảy đến. Bây giờ thì nó vững bụng lắm rồi, không còn lo ngại gì nữa. Nó không vội vàng hấp tấp như hôm qua, mà uống từng hớp một nho nhỏ như các cụ già thưởng thức chén trà ngon buổi sáng. Nó uống mãi, uống mãi như không biết chán là gì. Bụng nó lúc ra đi lép kẹp giờ căng phồng lên như quả bong bóng đầy hơi. Nếu không sợ Chồn và Sói thức giấc thì nó đã lấy tay vỗ vào bụng nghe bình bịch cho vui tai rồi.

Thỏ tự bảo: Ta cười Đại vương khờ dại, cười Sói Chồn ngu ngốc. Hôm qua ta chưa uống được bao nhiêu thì lẽ tất nhiên hôm nay ta lại đến. Nếu biết cách giăng bẫy thì ta làm sao thoát khỏi ổ phục kích? Khi đó sẽ bắt được ta, tha hồ mà làm tình làm tội.

Trước khi từ giã hồ nước thân yêu, Thỏ múc đầy một thùng khệ nệ mang về cho vợ. Nhưng đường xa, thùng nặng, nó vừa đi vừa nghỉ, mãi đến sáng trợt mới về thấu nhà.

Sư tử ngủ dậy ra hồ uống nước. Cặp mắt tinh anh của nó nhận ra ngay những lốt chân Thỏ còn in trên mặt đất. Nó tức giận gầm lên dữ dội. Bầy thú đều chạy ùa đến cả.

Cọp hỏi:

- Có việc gì mà Đại vương lại nổi cơn thịnh nộ như vậy?
Sư tử đáp:

- Bọn bây thật là đồ vô dụng. Hồi hôm, Thỏ đến đây uống nước nhưng chúng bây chẳng hay biết gì cả. Cứ nhìn dấu chân của nó thì rõ.

Chồn và Sói cúi mặt sát đất vừa đi vừa đánh hơi. Chúng bảo nhau: “Đại vương nói đúng đấy. Thằng ranh con ấy quả có đến thật”. Chốn bất bình nói:

- Thế sao mầy không đánh thức tao dậy?

Sói đáp:

- Cũng tại mầy cả. Nếu mầy thức tao dậy trước thì khi Thỏ đến thế nào tao cũng biết mà thức mầy rồi.

Chồn nói với Sư tử:

- Hôm qua nếu Đại vương lên án xử tử Thỏ thì nó đã nằm yên trong bụng Đại vương, rảnh đâu mà ung dung đi uống trộm nước? Chánh sách khoan hồng lắm lúc cũng tai hại.

Sư tử cười khà nói:

- Thật tình thì tao cũng thèm thịt thỏ đáo để. Nhưng vì nó biện hộ nghe có lý lắm đâu có thể trị tội nó được? Nhưng giờ đây đã có chứng cớ rành rành chắc nó không còn chối cãi vào đâu nữa. Chúng bây hãy bắt nó về đây cho tao. Kết án xong là tao “súc miệng” nó liền vì sáng nay tao chưa có chút gì điểm tâm cả.

Khỉ nói:

- Thưa Đại vương, Thỏ vốn hay lý sự. Đại vương cho bắt Thỏ đến đây cũng chẳng ích lợi gì. Y có thể nại rằng: Những dấu chân ấy là của anh Mèo hoặc dấu chân của y đến đây lần trước. Đại vương đã lấy lượng khoan hồng tha cho y một lần rồi, y đâu còn dám tái phạm?

Sư tử hỏi chung cả bầy thú:

- Các ngươi hãy bàn xem ta phải làm gì bây giờ? Để nó khinh thường như vậy thì còn gì là tôn ti trật tự nữa? Luật pháp sẽ rối loạn mất.

Rùa nói:

- Xin Đại vương hãy yên tâm. Con nguyện sẽ bắt Thỏ dâng lên Đại vương nghiêm trị.

Chồn bưng miệng cười hô hố.

Rùa tức giận hỏi:

- Anh cười tôi phải không? Tôi đang trình bày lên Đại vương kế hoạch để bắt Thỏ. Anh cười như vậy là thiếu lễ độ, anh biết không?

Chồn:

- Sách binh thư đã nói: “Biết người biết mình trăm trận trăm thắng.” Anh không biết người biết mình thì thắng ai được? Thông minh tài trí như tôi chưa chắc đã bắt được Thỏ huống hồ anh. Chỉ có một cái đầu mà thò ra thụt vào chẳng có gì là nhất định cả.

Sư tử nói:

- Cãi vã chỉ mất thì giờ vô ích mà không được việc gì. Này Rùa, ngươi định làm thế nào để bắt Thỏ?

Rùa đáp:

- Con tuy hình dáng thấp bé nhưng trí não lại to cao. Rừng có mạch, vách có tai. Trước khi thi hành kế hoạch, xin Đại vương cho phép con được giữ bí mật. Theo ý con thì Thỏ đã uống nước được một lần thì thế nào cũng quen mùi đến uống năm ba lần nữa. Con sẽ bắt nó ngay bên bờ hồ để Đại vương thấy rõ tài của con.

Về đến nhà Rùa liền bảo Rùa cái:

- Tôi đã nhận lời Đại vương để bắt Thỏ, mình phải giúp tôi một tay mới được.

Chị Rùa cái dẫy nẩy lên nói:

- Em không chịu đâu! Ra chỗ đông người em thẹn lắm không sao chịu được.

Rùa đáp:

- Mình chẳng phải đi đâu cả. Vào lấy cái vò đựng nhựa thông ra đây cho tôi, rồi đắp lên mai tôi một lớp thật dày, cho được một tấc, đừng để hở một chỗ nào cả.

Chị vợ làm y theo lời chồng dặn. Xong xuôi, Rùa không thèm ăn uống gì cả, mang lớp nhựa thông trên mai, bò ra bờ hồ, nằm gần một bên mặt nước. Đêm mỗi lúc một khuya, sao bắc đẩu đã quay bánh lái ra giữa trời. Vầng trăng đã hạ xuống, gác chênh chếch đầu đỉnh núi. Mấy con chim ăn đêm về lầm tưởng vành cung hoảng hốt bay chui vào những lùm cây rậm rạp.

Nếu không có hơi thở nặng nề và tiếng ngáy pho pho, rồ rồ của bầy thú thì cảnh vật được hoàn toàn yên tĩnh. Rùa rụt đầu vào, trông giống hệt một viên đá.

Ăn quen bén mùi, Thỏ lại đi đến hồ nước. Lúc kéo chiếc thùng cái rẹt thì vợ nó tỉnh giấc, vội ngăn: “Nước hiện đang còn, vợ chồng chúng mình có thể xài thêm hai ngày nữa mới hết, cần gì phải lấy thêm. Em thấy trong lòng hồi hộp lo âu, chỉ sợ có chuyện không hay xảy đến cho mình”.

Thỏ cười hỏi vợ:

- Trong chốn rừng xanh núi đỏ nầy, ai chạy mau?

Thỏ cái ỏn ẻn đáp:

- Thì mình chứ còn ai nữa!

Thỏ hỏi tiếp:

- Trong rừng xanh núi đỏ nầy ai khôn ngoan?

Chị vợ lại nhoẻn miệng cười đáp:

- Thì cũng lại mình chứ ai vào đó nữa.

Thỏ vỗ nhè nhẹ vào vai vợ nói:

- Óc tôi khôn ngoan, chân tôi lanh lẹn đã dễ gì ai bắt được tôi? Mình không phải lo ngại gì cả, cứ ấp con mà ngủ, tôi sẽ trở về ngay.

Phần đã quen thuộc đường lối, phần chẳng thấy chút gì nguy hiểm cả nên Thỏ không rụt rè như lần trước. Nó lại cười vợ hay lo sợ hão huyền.

Tuy thế, bao giờ thận trọng cũng vẫn hơn. Nó đi nhẹ nhàng từng bước một, đưa mắt quan sát bốn phía. Cảnh tượng quanh hồ hôm nay cũng chẳng khác gì hôm qua. Nó đưa qua đưa lại cái thùng gỗ, mồm khe khẽ ngâm:

Thỏ nầy là Thỏ khôn ngoan,
Bọn bây sức mấy mà toan làm tàng.

Nhìn thấy Rùa mà Thỏ lầm với tảng đá tròn, nó khen: Bọn bây thật đáng khen, đặt sẵn ở đây cho tao một phiến đá để tao vừa uống nước vừa thưởng trăng. Nhưng vừa bước hai chân lên Thỏ liền la oai oái: “Đá gì lại kỳ cục thế nầy, dẻo như mạch nha, dính như keo đặc? Nầy anh Đá ơi! Anh hãy liệu hồn. Nếu anh không buông tha hai chân trước của tôi thì tôi sẽ dùng hai chân sau đá thốc vào anh, anh tan ra từng mảnh thì đừng trách tôi ác!” Thấy đá vẫn trơ trơ không nói không rằng, Thỏ không dằn được cơn nóng giận, nó chồm lên, lấy hai chân dẫm mạnh một cái. Thế là bốn chân của nó dính chặt vào lớp nhựa thông trên mai của Rùa mà không sao rút ra được nữa. Nó nghe phiến đá cười sằng sặc một giọng ma quái, rồi có tiếng trồm trồm như nghẹt mũi cất lên: “Nầy anh Thỏ ơi! Hay đi đêm thì cũng có ngày gặp ma mà đã gặp Ma Rùa thì không sao thoát được”. Nghe tiếng ồn, bầy thú lần lượt trở dậy.

Một cuộc diễn hành khá vui mắt từ bờ hồ đến hang động của Đại vương Sư tử, dẫn đầu là Voi, Cọp, Lợn Lòi, Gấu, kế đến Rùa mang trên lưng chú Thỏ đứng co ro, hai bên có Sói và Chồn đi kèm phòng tội nhân tẩu thoát, sau cùng những con thú khác sắp thành hàng hai, lớn trước nhỏ sau đi rất trật tự.

Đến trước cửa động đoàn diễn hành dừng lại để chú Sóc vào trình cho Đại vương Sư tử biết.

Sư tử cũng đã trở dậy từ lâu, vội vàng bước ra xem. Một phiên tòa được mở ra ngay trong lúc ấy.

Sư tử nói:

- Thằng nầy táo gan thật! Tao đã lấy lượng khoan hồng tha bổng cho mầy một lần rồi nay mầy lại còn dám đến đây uống trộm nước, uống ngay trước hang động của tao mà chẳng chút sợ sệt. Người ta thường bảo: “Nhát như gan thỏ”, không ngờ mầy Thỏ mà lại gan Thiên lôi. Giờ đây Ngọc Hoàng phải trừng phạt Thiên lôi mới được. Lần sau nầy tao đã bảo Mèo viết thật rõ ràng để mầy không thể vin vào đó mà tự bào chữa được nữa. Mầy không những không được phép uống nước mà cũng không được lai vãng hai bên bờ hồ, nếu trái lệnh sẽ bị xử tử.

Nhìn đến cái thùng mà Thỏ đang còn xách trên tay, Sư tử càng giận hơn, gầm lên:

- Mầy còn định múc nước đem về nhà nữa sao?
Sư tử đưa mắt nhìn quanh bầy thú một lượt, hỏi lớn:

- Tội Thỏ phải trừng phạt như thế nào?

Các con kia chưa kịp nói gì thì Chồn và Sói đã la lên: Xử tử! Xử tử! Cấm lệnh Đại vương đã ban hành rồi không thể nào rút lui được nữa.

Sư tử hỏi Thỏ:

- Mầy có muốn nói gì cho mầy nói đi?

Thỏ đáp:

- Tội của con thật đáng chết, không còn dám kêu ca gì nữa. Chỉ xin Đại vương cho con sống hết ngày hôm nay để con đọc kinh sám hối những tội của con đã trót mắc phải từ trước đến nay. Như thế sau khi chết con mới hy vọng được lên Cung Quảng ở với Tổ tiên của con.

Sư tử bụng đói, muốn nuốt ngay tên tử tù lập tức, nhưng một bậc Đại vương ngự trị bách thú, phải tỏ ra là mình rộng lượng nên nó liền chấp nhận lời thỉnh cầu của Thỏ. Nó bảo Voi vào động lấy ra một cái cũi rồi giam Thỏ vào trong ấy.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:46

Chương 05

TÊN TỬ TÙ THOÁT NẠN



Thỏ ngồi ủ rũ trong cũi. Nó nghĩ đến Thỏ Cái, Thỏ Con. Thấy nó không về chắc là vợ nó sốt ruột lắm. Giờ nầy chính là giờ nó cắt từng khoanh khoai và cà-rốt đặt lên dĩa đem đến cho vợ. Nó nhai một ít lá bìm bìm non mớm cho con. Thằng bé xinh đáo để và giống bố như tạc. Nó thở dài, Nó đâu ngờ số mạng của nó lại ngắn ngủi đến thế. Tối nay, chỉ đến tối nay thôi nó sẽ phải từ giã vợ con yêu dấu, bà con thân thích, bạn bè quen thuộc, rừng núi yên vui.
Nó đang nghĩ miên man như vậy thì thấy Mèo đi ngang qua. Lúc bấy giờ bầy thú đã đi tản mác mỗi con một nơi, Sư tử cũng vắng bóng trong động. Có lẽ nó đã vi hành ra khỏi Kinh thành để kiếm một vài thức ăn lót dạ.
Thỏ bảo Mèo:

- Anh Mèo ơi! Anh có biết Mèo và Thỏ là anh em sinh đôi không?

- Không. Tôi chỉ nghe người ta nói, mèo là o của cọp, chứ chưa bao giờ nghe nói anh với tôi là một cặp song sinh.

- Đâu phải tôi nói anh và tôi? Ông tổ nhà tôi và ông tổ nhà anh kia! Cho nên năm Mão có người bảo là năm con Mèo, có kẻ gọi là năm con Thỏ. Sự thật ai nói cũng đúng cả vì Mèo và Thỏ là anh em sinh đôi.

- Như vậy, anh và tôi chẳng hóa ra có họ hàng với nhau hay sao?

- Thì chính như thế. Tục ngữ có câu: Mười đời không rời cánh tay… Máu loãng còn hơn nước lã, nên tôi mới gọi anh đến nhờ anh giúp tôi một tay chứ đối với bọn người dưng nước lã thì tôi cóc cần. Vả lại tôi mà chết thì anh cũng nguy theo.

- Anh chết thì yên phận của anh chứ việc gì mà tôi nguy theo?

- Anh không nghe lời nói của thiên hạ sao? Thỏ chết Mèo cũng le lưỡi (1). Một người học thức như anh chắc phải biết câu đó. Le lưỡi tức là chết, có chết mới le lưỡi.

Nghe Thỏ lý luận như vậy, Mèo hơi chột dạ và nghĩ đến tình anh em ruột thịt giữa hai ông tổ.

Mèo hỏi:

- Anh bảo tôi giúp anh việc gì?

- Anh rõ thật thà quá! Kẻ bị giam cầm còn ao ước gì hơn là được thoát ra khỏi ngục thất?

- Từ trước đến nay, giữa anh và tôi vốn không thù oán. Tôi ăn chuột ăn chim, ăn mỡ ăn thịt, còn anh ăn sắn ăn khoai su hào cà rốt. Quyền lợi của đôi bên không bao giờ xung đột nhau, huống hồ theo anh nói, chúng ta vốn có họ với nhau nên tôi cũng muốn giúp anh hết sức. Nhưng mong anh thông cảm cho, sức tôi chỉ cào rã phên đất là cùng, chứ làm gì mà phá nổi ngục thất để cứu anh ra? Chìa khóa Đại vương cất giữ. Nếu có chuột ở đây thì tôi bảo nó vào phòng Đại vương mà lấy cắp, chuyện ấy chẳng khó khăn gì cả, nhưng chuột lại đi đâu mất rồi.

Thỏ nghe Mèo nói thế mặt mày buồn xo. Một lát sau nó bảo Mèo:

- Thôi thì anh cho tôi một miếng mỡ, thứ đó hẳn anh không thiếu.

- Anh xin mỡ làm gì?

- Đó là cả một bí mật quân sự mà tôi chưa tiện nói ra được, xin anh tha lỗi cho.

Mèo chạy như bay về nhà lấy mỡ đem đến cho Thỏ. Khi ấy thì Đại vương Sư tử đi chơi cũng vừa về. Mèo không dám đứng lân la gần cũi Thỏ nữa lảng tránh đi nơi khác.

*

Tin Thỏ bị xử tử tung ra, chiều hôm đó bầy thú kéo đến đông lắm. Những con có cảm tình với Thỏ thỉnh thoảng lại đưa tay quệt nước mắt thương xót. Voi ứa ra vài giọt lệ khi nghĩ đến việc Thỏ đã cứu mình khỏi bị Cọp ăn thịt. Sói và Chồn ra vẻ hí hửng. Cọp bảo với Gấu:

- Lần trước nó đánh lừa tao bây giờ nó chết là đáng đời lắm.

Sư tử bảo Thỏ:

- Bây giờ mầy muốn chết cách thế nào?

Thỏ đáp:

- Bây giờ con muốn ra sa trường, xông pha tên đạn để chết một cái chết anh hùng.

- Nước nhà đang thái bình thịnh trị làm gì có giặc giã cho mầy xông pha tên đạn? Ý tao muốn hỏi mầy muốn tao ra lệnh xử tử mầy cách thế nào?

- Xin Đại vương cho con kể ra đây những lối chết rồi con sẽ chọn lựa lối nào thanh cao và ít đau đớn hơn.

Thứ nhất là lối chết treo cổ nầy. Cái lối chết treo cổ thì thân thể của con sẽ bị rẫy rụa dưới cành cây, lưỡi lè ra ngoài trông không mỹ thuật tý nào cả. Đó là chưa kể diều hâu sẽ xuống lôi xác con đi mà đánh chén. Thà con chết mà nằm yên trong dạ dày Đại vương còn danh giá hơn.

Thứ hai là chết ngâm tôm nầy. Chết ngâm tôm là Đại vương bảo trói gô con lại, cột thêm một tảng đá thật nặng, thả con chìm xuống nước. Nước tràn vào tai, vào mũi, vào miệng của con, bụng của con căng lên như quả bong bóng. Loài cá sẽ đến rúc rỉa con cho đến tận xương tủy, chỉ nghĩ đến cũng đủ rùng mình. Vả lại lúc này sông ngòi khô cạn, chỉ còn cái hồ nước vừa mới đào xong. Thân hình ô uế của con nếu đem ngâm xuống đó sẽ làm vẩn đục, Đại vương và các anh em làm sao mà uống được khi con trót “lỡ dại” ra.

Thứ ba là lối hỏa thiêu nầy. Bộ lông đẹp đẽ của con mà bị lửa hủy hoại thì con gì nữa. Thân thể của con bị co rúm lại từ màu trắng hồng sẽ trở nên vàng khè rồi đen sạm chỉ nhìn qua cũng đủ ghê tởm.

Thỏ hỏi Sư tử:

- Nếu con không tìm được cái chết vừa ý thì Đại vương có thể tha cho con không?

Chồn và Sói hét lớn:

- Tha thế nào được! Tha thế nào được! Phải xử tử ngay lập tức. Phải xử tử ngay lập tức.

Sư tử nói ; giọng từ tốn nhưng cương quyết:

- Thế nào mầy cũng phải chọn một lối chết.

Sau khi suy nghĩ một chốc, Thỏ thưa:

- Con còn nhớ trước đây, anh Mèo tức giận chuột cắn rách quyển sách giáo khoa của anh ấy khiến anh không thể lấy gì để dạy học trò. Anh liền chụp lấy đuôi chuột quay tít mấy chục vòng, rồi đập mạnh đầu chuột vào gốc cây một cái “bốp”. Chuột rớt xuống đất chết một cách êm ái, trên môi nở một nụ cười tươi. Nay con xin Đại vương cho con chết lối ấy để khỏi đau đớn.

Sư tử phán:

- Ta y theo lời mầy thỉnh cầu và giao cho gấu việc xử tử nầy, vì Gấu có một bàn tay cứng rắn không ai sánh nổi.

Thỏ nói với bầy thú đứng chung quanh:

- Các anh hãy ngồi cả xuống vì trong khi bác Gấu cầm đuôi tôi mà quay, nếu trúng vào ai thì chắc kẻ ấy sẽ bỏ mạng.

Bầy thú nghe nói hoảng sợ đều ngồi xuống cả.

Thỏ nói với Gấu:

- Trong lúc nắm đuôi tôi, nhờ bác quay thật mạnh và cho thật nhiều vòng, khiến đầu tôi hoa, mắt tôi váng khỏi phải trông thấy cái chết trước mắt thì tôi đội ơn bác vô cùng.

Gấu năm lấy đuôi Thỏ, đưa cao tay lên quay vùn vụt. Nhưng mới quay được ba vòng thì cái đuôi Thỏ trơn quá tuột ra khỏi tay của Gấu rồi theo đà văng tuốt ra thật xa. Vừa rơi xuống đất, Thỏ nhảy luôn mấy phóc chạy trốn mất dạng. Gấu không ngờ Thỏ đã xin của Mèo một miếng mỡ rồi vuốt lên đuôi hàng trăm lần cho thật trơn láng.

Sư tử ra lệnh cho Sói và Chồn đuổi theo. Nhưng đi được một tiếng đồng hồ, hai gã trở về tay không, chẳng biết Thỏ chạy đàng nào mà bắt.

Sư tử nổi giận nói:

- Chúng bây ngu ngốc quá chừng. Nó trở về nhà nó chứ đi đâu nữa. Nếu bắt không được nó thì giải vợ con nó đến đây thế mạng.

Sóc hướng dẫn Sói và Chồn đến hang Thỏ vì hai con nầy không biết đường.

Đến nơi, Chồn đục thẳng xuống thì thấy trong hang trống trơn, vắng ngắt. Thỏ đã đem vợ con đi đâu mất rồi.

-------------------------------
(1) Nguyên câu ấy là: Chó chết mèo cũng le lưỡi, nhưng Thỏ sửa lại để đánh lừa Mèo.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:47

Chương 06

MỘT CUỘC TRANH TÀI



Đúng như lời Rắn nói: Theo lẽ tuần hoàn của tạo hóa, hết đêm đến ngày, hết nóng đến lạnh, hết nắng đến mưa. Sau một thời gian đại hạn, những trận mưa ào ào đổ xuống suốt mấy ngày liên tiếp, khe suối tràn ngập nước, cây cỏ trở lại tươi tốt như xưa. Thú vật trong rừng không còn bị cái khổ thiếu nước nữa.

Thỏ đoán biết thế nào Sư tử cũng lùng bắt nó, nên đem vợ con đến ở một cái hang khác. Thỏ đã dự phòng đào nhiều hang để mỗi khi lâm nạn trốn thoát cho dễ. Từ dọn đến đây, Thỏ ít khi đi ra ngoài vì phải lo sửa sang cửa nhà cho chỉnh đốn, tích trữ lương thực phòng khi đói kém, kiếm một ít lông cừu rơm rạ chất thành đống để mùa đông tháng gia được ấm áp.

Thỏ cái đã khỏe mạnh, trở dậy làm những việc lặt vặt trong gia đình. Thỏ con lớn như thổi, vui vẻ bụ bẫm.

Một hôm, trời tạnh ráo, Thỏ nhảy lóc cóc đi chơi, vui chân nó thẳng đến quán Nghinh Phong của chị Nai dựng lên bên bờ sông để bán quà bánh. Quán sườn bằng tre, lợp lá kè, hình chữ nhật, chung quanh không có phên vách gì cả. Mùa hè gió lồng lộng thổi cả bốn mặt, mát dười dượi. Nhiều con thú thích đến đây ăn uống, cùng nhau đấu láo vui vẻ. Nhưng đến mùa đông thì quán vắng tanh. Gió hun hút thổi vào lạnh thấu xương. Chị chủ quán cũng phải dẹp hàng, tìm những hốc đá, những lùm cây rậm rạp ẩn núp cho qua những tháng mưa rét.

Thỏ đến nơi thì thấy Khỉ đang ngồi ngất ngưởng ăn đậu lạc với hai con trong quán. Chúng nó tay bắt mặt mừng chuyện trò vui vẻ. Rùa đâu từ dưới bến khệ nệ bò lên. Nhớ đến việc Rùa lập mưu bắt nó để tâng công với Sư tử nó còn uất ức trong lòng, định đứng dậy bỏ đi nơi khác. Nhưng sợ Khỉ cười thiếu thái độ quân tử nên nó lại ngồi yên.

Khỉ hỏi Rùa:

- Sáng nay, mới đầu canh năm anh đã trở dậy phải không?

- Sao anh biết?

- Vì nếu anh dậy trưa thì cũng phải chiều tối mới tới đây được. Bây giờ chỉ mới hết giờ ngọ (từ 11 giờ đến 1 giờ).

Rùa làm bộ thở dài nói:

- Anh cười tôi đi chậm, nhưng ở đời khối đứa tự phụ lanh lẹn mà cũng vẫn thua tôi.

Thỏ biết Rùa muốn nói bóng nói gió đến mình. Mấy năm về trước Thỏ đã bị bại trận trong một cuộc chạy đua với Rùa. Lòng tự ái bị thương tổn, nó ở suốt một tháng trong hang không bước chân ra ngoài.

Chuyến đua ấy sở dĩ Thỏ bị thua vì nó quá khinh thường địch thủ. Đối với Rùa, Thỏ đâu cần phải cố gắng, nó chỉ bước nhanh một chút, chẳng thèm chạy nữa, cũng thừa đủ nắm phần thắng trong tay.

Nay nghe Rùa nhắc lại chuyện cũ, Thỏ nóng bừng cả mặt. Nhưng nó đâu chịu thua ai về lời ăn tiếng nói? Nó hỏi Khỉ:

- Anh Khỉ ơi! Anh có hay tin Ểnh ương vừa mới chết không?

- Nó đau gì mà chết? Tôi có nghe ai nói đâu mà biết?

- Nào có bệnh hoạn gì cho cam! Nó chỉ vì cái khoe khoang mà chết mới đáng thương cho chứ! Để tôi kể lại anh nghe cho có đầu có đuôi.

“Ểnh ương đứng chơi ở bờ ruộng thì anh Bò đủng đỉnh đến ăn cỏ bên cạnh.

Một con Sáo Ngà đậu trên cành cây vốn không lạ gì cái tánh tự cao tự đại của Ểnh ương mới tán khéo nó một câu:

- Ối chà! Tôi trông hình dáng anh đâu có nhỏ gì hơn bác Bò mấy tí!

Ểnh ương nghe khen khoái chí, cố phềnh bụng cho thật to hơn trước, ngước mặt nhìn Sáo Ngà hỏi: Nầy anh sáo, tôi đã bằng bác Bò chưa?

- Chỉ còn kém ít ít thôi.

Ểnh ương lại cố gắng phềnh bụng lớn hơn nữa và hỏi Sáo:

- Anh xem thử. Bây giờ thì sao? Đã bằng bác Bò chưa?

Sáo Ngà giả vờ nghiêng bên nầy bên kia, nheo lại một mắt ngắm nghía Ểnh ương rồi nói:

- Mười phần anh đã được chín rưỡi rồi đấy. Nếu anh phềnh bụng chút nữa, có thể anh lớn hơn bác Bò cũng chưa biết chừng.”

Kể đến đây, Thỏ đổi giọng nói với Khỉ:

- Anh Khỉ ơi, tôi đâu ngờ Ểnh ương lại ngu ngốc đến thế? Nó làm sao mà to bằng Bò được? Bị Sáo Ngà phỉnh phờ mà nó cứ tưởng thật. Thế là nó ngồi dựa ngửa ra đàng sau đem hết sức phềnh bụng một cái thật mạnh. Da bụng nó đã căng tròn và đầy hơi lắm rồi, không sao chịu đựng được nữa, nổ vang lên một tiếng gan ruột đổ ra ngoài chết ngay lập tức. Tôi vừa thương vừa giận nó. Đã ngu ngốc lại tự phụ nữa.

Nhưng trong cái xã hội của mình đâu phải chỉ một mình Ểnh ương ngu ngốc? Cứ như anh Rùa mình đây chẳng hạn. Anh chạy đua với tôi thì có khác gì Ểnh ương phềnh bụng cho lớn bằng anh Bò?

- Anh nói thế mà không biết thẹn. Mặt dày mày dạn như anh là cùng. Tôi chạy chậm sao anh lại thua tôi?

- Vì hồi đó tôi khinh anh ra mặt anh biết chưa? Anh thử nghĩ, có ai chạy đua lại la cà giữa đường, gặm cỏ non, hái hoa, bắt bướm, ca hát lung tung? Anh thắng tôi là cả một điều nhục nhã chứ vinh hiển gì mà khoe khoang?

Rùa chậm rãi nói:

- Thế thì chúng ta thử đua lại lần nữa xem sao?

- Một trăm lần tôi cũng cóc sợ lựa là một lần?

Rùa bảo Khỉ:

- Để được công bằng, anh nhận làm trọng tài giúp chúng tôi nhé!

- Làm trọng tài thì khó khăn gì mà không nhận?

Rùa hỏi Thỏ:

- Thể thức cuộc đua, anh nhường cho tôi sắp đặt, anh bằng lòng không?

Thỏ đáp giọng khinh thường:

- Anh muốn sao cũng được cả, muốn chấp tôi cũng chấp cho.

Rùa chế giễu:

- Kẻ nào thắng một lần có thể thắng hai lần. Kẻ nào thua một lần có thể thua hai lần. Kẻ bại đòi chấp kẻ thắng, lời nói ấy ngược đời lắm không sao nghe lọt tai được. Nhưng lần này, khác lần trước ở chỗ anh chạy trên bộ còn tôi lội dưới nước, vì lội nước là sở trường của tôi, anh chịu không?

- Chạy trên bộ – xin lỗi anh tôi đã dùng lầm chữ – Bò trên bộ hay lội dưới nước, bay trên trời, tôi cho anh đem hết tài năng ra để đọ sức với tôi, tôi đâu có ngán!

- Khúc sông và con đường nầy chắc anh không còn lạ lùng gì. Tôi chia làm bốn trạm. Từ quán Nghinh Phong đến cây đa là trạm nhất, từ cây đa đến bụi tre là trạm nhì, từ bụi tre đến hốc đá là trạm ba, từ hốc đá đến bến đò là trạm tư tức trạm chót. Kẻ nào đến đích trước được lãnh năm quan và cứ hễ thua mỗi trạm thì bị phạt quất vào mông năm roi.

Thỏ ngắt lời:

- Đề nghị của anh có chỗ nầy chưa được ổn. Cái mai của anh cứng như sắt nguội tôi từng dẫm lên thình thịch mà chẳng thấm béo gì đến anh, nay quất hàng trăm roi chưa chắc anh đã nhúc nhích huống hồ năm bảy roi. Về điểm nầy tôi xin sửa lại. Nếu anh thua, chúng tôi sẽ lật ngửa anh ra mà quất vào bụng, như thế mới công bằng.

Rùa gật đầu đáp:

- Nếu tôi thua thì đánh chỗ nào tôi cũng chịu cả, chỉ xin chừa lại cái đầu vì tôi thờ cha mẹ tôi trên ấy.

Rồi nó nói tiếp:

- Lúc khởi hành, anh Khỉ ra hiệu lệnh cho chúng mình, nhưng về sau tưởng không cần phải phiền đến anh ấy nữa. Tại mỗi trạm kẻ nào thắng, kẻ ấy có quyền ra hiệu lệnh và phải đợi nghe hiệu lệnh đã mới được chạy được lội, không ai có quyền chạy ẩu. Đứa nào trái lời cam kết sẽ bị xem như thua cuộc. Tôi xin lỗi mà phải nói với anh Thỏ câu nầy: “Anh láo thiên láo địa không ai tin được. Chúng ta phải lấy danh dự của nhà Thỏ nhà Rùa mà thề độc. Số tiền năm quan phải giao nhờ anh Khỉ giữ hộ và cũng chính anh Khỉ sẽ cầm roi quất vào mông vào bụng kẻ thua cuộc để tránh khỏi thiên vị.

Thỏ nghĩ bụng:

“Chạy trên bộ hay lội dưới nước đã dễ gì Rùa lanh hơn mình? Thắng được mình một lần nó tưởng bở. Trong họ ngoài làng ai lại chẳng biết cái tiếng “chậm như rùa” của nó?”

Thỏ đáp:

- Anh thách mấy chục quan tôi cũng theo thứ năm quan mà sá gì?

Thỏ nói cho oai vậy thôi chứ trong nhà nó cũng chẳng sẵn tiền cho lắm. Đối với nó, năm quan đã lớn lắm rồi.

- Như thế thì tốt lắm. Chúng ta hãy trở về nhà mang tiền đến, đừng nói dài dòng mất thì giờ vô ích. Rùa lại tiếp: “Bây giờ đầu giờ mùi (khoảng 1 giờ) chúng ta hãy trở về ăn uống nghỉ ngơi, đến đầu giờ dậu (vào lối hơn năm giờ chiều) mặt trời chênh chênh gác núi, chúng ta phải tề tựu cả ở đây. Lúc ấy mát mẻ dẫu anh Thỏ chạy bở hơi tai cũng chẳng đến nỗi mệt nhọc lắm”.

Khỉ và Thỏ, Rùa cáo từ chị Nai rồi chia tay và hẹn sẽ tái ngộ.

*

Đúng giờ hẹn, khi ra đến quán Nghinh Phong thì Thỏ và Rùa đã thấy Khỉ và hai con ngồi trên ba cái ghế đặt quanh chiếc bàn con. Trên chiếc ghế thứ tư, Khỉ mời chị Ốc Sên đến chứng kiến cuộc chạy đua hào hứng nầy.

Khỉ đã thay đổi y phục, trông ra vẻ con nhà võ lắm. Nó mặc một bộ áo quần nỉ xanh đậm viền ở cổ và hai tay, bó sát vào thân hình ; chân vấn xà cạp và mang một đôi giầy da láng mũi nhọn. Đầu nó đội mũ võ sinh, tay cầm chiếc roi đầu mút lòng thòng một chùm đuôi ngựa. Bên hông nó mang một chiếc gươm dài cắm vào vỏ da báo, trên cổ đeo một sợi dây chuyền vàng treo lủng lẳng một con ốc bể dùng làm còi báo hiệu.

Khỉ mời tất cả ra đường tụ họp. Nó dõng dạc tuyên bố:

- Anh Thỏ và anh Rùa sẽ so tài trong một cuộc chạy bộ và lội nước. Đối với anh Thỏ, có thể gọi là cuộc đua rửa hận, còn đối với anh Rùa nên gọi là cuộc đua gì nhỉ? – Khỉ kiếm mãi không ra chữ, mặc dù nó đã khỏ nhè nhẹ lên trán mấy cái.

Rùa nói:

- Tôi tạm gọi là cuộc đua Quyết thắng cũng được. Đã thắng một lần rồi, lần nầy tôi phải cương quyết để thắng thêm lần nữa.

Khỉ hết nhìn Rùa đến nhìn Thỏ nói tiếp:

- Hai anh hãy nghe kỹ lời tôi dặn: Anh Thỏ đứng trên đường quan, anh Rùa ngâm mình dưới nước. Điều cốt yếu là phải sắp ngang hàng với nhau. Anh Rùa có quyền lội nghiêng, lội ngửa, hụp lặn tùy thích. Anh Thỏ có quyền đi, bò, chạy, nhảy, hoàn toàn tự do theo ý muốn miễn sao đến đích là được. Tại mỗi trạm tôi đặt một Khỉ Con để kiểm soát. Nếu anh Rùa thắng, nó sẽ đưa cao lá cờ xanh và phất qua phất lại cho mọi người thấy. Còn anh Thỏ thắng, nó phất lá cờ đỏ. Sau khi ra lệnh khởi hành xong, tôi sẽ kiếm cách đến đón hai anh ở mức ăn thua, khi đó chúng ta định đoạt việc thưởng phạt.

Thỏ Rùa vâng vâng dạ dạ. Khỉ dặn tiếp:

- Giờ đây tôi sẽ thổi lên hai tiếng còi dài để các anh chuẩn bị. Khi nghe tiếng còi thứ ba, ngắn hơn, các anh bắt đầu cuộc đua.

Nó bảo hai Khỉ Con:

- Chúng bây hãy đi lanh lên, một đứa túc trực ở trạm thứ nhất, một đứa túc trực ở trạm thứ hai, cứ theo lời tao dặn mà thi hành.

Chợt Khỉ dẫm chân la lớn:

- Thôi chết rồi! Thiếu mất một trọng tài phụ ở trạm thứ ba.

Nai nói:

- Anh không phải lo. Đã có tôi và chú Ốc Sên. Tôi đại diện anh Thỏ còn chị ấy đại diện anh Rùa thế là đủ lắm rồi.

Nói xong Nai mang Ốc trên sừng, chúm bốn chân nhảy vun vút như tên bắn. Thỏ nhìn theo phải phục tài chạy lanh của nó. Rùa bò lần xuống nước. Thỏ nhìn theo bĩu môi nói:

- Cái bộ khệ nệ chậm chạp như vậy mà cũng đòi tranh tài với cặp giò thượng thặng nầy.

Rùa ngảnh cổ nhìn lui đáp:

- Rồi chúng ta sẽ hay nhau, cần gì phải nói trước.

Thổi xong hai tiếng còi dài và tiếng thứ ba ngắn để cho rùa và Thỏ khởi hành, Khỉ nhảy tót lên cây rồi tung mình vít lấy cành nầy chuyền sang cành khác, khi nhào lộn, khi đánh đu, thoăn thoắt, vun vút như bay bổng giữa lưng chừng trời. Nó cũng muốn trổ tài phi thân kỳ diệu của nó, vì nếu hai tay đua đến trước mà trọng tài đến sau thì còn gì là thể diện nữa.

Đối với Thỏ cuộc thi đua nầy quan hệ về tiền tài, danh dự và thể xác. Nghĩ đến việc rửa mối hận ngày trước, nghĩ đến việc đem năm quan tiền về nhà, Thỏ Cái tha hồ sắm sửa, ăn uống no nê, nghĩ đến việc Rùa bị lật ngửa phô bày cái bụng trắng toát, Khỉ cầm roi phết xuống đen đét, Thỏ tủm tỉm cười một mình. Còn nó thua thì sao? Thỏ không dám nghĩ tiếp, lao mình chạy như điên.

Thỏ mừng rỡ vì chỉ còn năm sáu thước nữa là đến trạm thứ nhất, nhưng nó đau khổ ngay khi thấy Khỉ Con đưa cao lá cờ xanh phất lia lịa. Nhìn ra mặt sông, ngang với gốc đa, nó thấy Rùa thò đầu lên chào nó:

- Anh chạy cũng khá lanh đấy chứ. Nếu anh cố gắng thêm chút nữa thì kịp tôi rồi.

Thỏ thôi thúc:

- Đua tiếp cho rồi, ba hoa mãi.

Rùa đáp:

- Anh đã lại nóng giận rồi. Anh không biết hiện rong và bèo đang vướng vào chân tôi hay sao? Ít ra tôi cũng phải gỡ cho xong cái “vụ rắc rối “ nầy mới lội được chứ!

Thỏ sốt cả ruột nhưng Rùa cứ thủng thẳng khiến nó càng thêm điên tiết. Trạm thứ hai rồi đến trạm thứ ba, trạm nào Rùa cũng đến trước Thỏ nhưng chỉ chừng mươi thước trở lại, khiến Thỏ càng giận mình không chịu đem hết khả năng để tranh tài. Mỗi khi đến một trạm nào, Rùa đâu đã chịu ra lệnh khởi hành ngay, hết lấy cớ chân bị vọp bẻ đến cơn ho đang nổi lên chưa thể lội được. Thỏ thấy Rùa chọc tức mình một cách quá sá, nhưng trót đã giao hẹn với nhau rồi, đâu có thể bỏ cuộc được!

Trạm chót dài hơn hết mới thật sự định đoạt hơn thua. Thỏ nghĩ bụng: Dẫu mình bị quất mấy chục roi đi nữa, nhưng được năm quan cũng vẫn hơn. Tục ngữ đã nói: “Đồng tiền liền khúc ruột”, bị quất hết sức chợt da chảy máu là cùng.

Tuy đã quá thấm mệt, nhưng bao nhiêu sức lực còn lại Thỏ quyết đem ra tranh hùng, như ngọn đèn cạn dầu bùng sáng lên trước khi tắt.

Không phải nó chạy, cũng không phải nó nhảy mà nó phóng vùn vụt khiến người ta có cảm tưởng chiếc tên đang bắn đi. Khi sắp đến mức ăn thua, nó không kể gì nguy hiểm đến tánh mạng, văng mình tới trước nằm sóng sượt trên mặt đất.

Nhưng than ôi! Rùa đã đến trước và từ dưới bờ sông bò lên lãnh giải.

Tất cả đều ngạc nhiên về tài bơi lội lanh lẹn của Rùa và đều thán phục sát đất. Thỏ cũng hết sức lấy làm lạ khác nào trông thấy ma quỷ giữa ban ngày.

Khỉ trao một chục quan cho Rùa (năm quan của nó và năm quan của Thỏ), hoan hô nó nhiệt liệt. Rùa đáp lại những lời khiêm nhượng của kẻ chiến thắng:

- Tôi nhờ có dòng nước đưa đẩy, không thì dễ gì hơn anh Thỏ được. Anh mới thật là kẻ tài ba xuất chúng.

Về phần Thỏ, đã bị mất tiền còn bị Khỉ quất mười lăm roi liên tiếp, nhiều chỗ bị mất từng chùm lông bày cả da thịt. Nai phải dìu nó về trong một tình trạng bi thảm.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:48

Chương 07

THỎ VÀ BÒ CÁI



Thỏ Cái từ trong nhà chạy ra, cảm ơn Nai rồi đưa chồng vào phòng nằm nghỉ. Nó chạy đi kiếm lá, nhai đắp vào những nơi bị lằn roi còn in dấu. Ấp con ngủ xong, nó lăng xăng bên Thỏ Đực suốt đêm không rời chồng nửa bước. Nó thương chồng bị thất bại nhục nhã lại mất năm quan, một số tiền rất lớn đối với một gia đình thanh bạch như gia đình của vợ chồng nhà Thỏ.

Thỏ Cái an ủi chồng:
- Hơi đâu mà buồn mình! Ở đời thắng bại là lẽ thường. Còn năm quan tiền, nếu chúng mình biết ăn tiêu dè sẻn, khéo thu vén thì chẳng bao lâu gom góp đủ số tiền ấy.
Chỉ mấy ngày sau là Thỏ Đực khỏe mạnh. Nhưng vợ nó lại nằm mãi trên giường không dậy nổi. Phần vì phải cho con bú, phần săn sóc chồng suốt hai đêm liền không chợp mắt, phần tiếc của. Khi thấy Thỏ Đực lấy năm quan tiền bảo là để đi đánh cuộc với Rùa, nó cười Rùa không biết lượng sức. Nó chắc mẩm thế nào Thỏ Đực cũng thắng, năm quan trở thành mười, tha hồ ăn tiêu phung phí, cuộc đời lên hương biết bao! Nào ngờ chỉ trong có một buổi chiều món tiền hết sạch, không còn lấy một đồng dính túi.

Thỏ Cái khi nóng khi lạnh bất thường. Lắm lúc trùm hai ba lớp chăn, kín mít từ đầu xuống chân, nó vẫn run bần bật kêu van rét quá không sao chịu nổi. Thỏ Đực thương vợ phải bán hết của gia bảo, mời thầy thăm mạch hốt thuốc cho Thỏ Cái. Thỏ con bú không được gào thét cả đêm. Bố nó khuấy một ít bột gạo đút cho nó, nó chỉ nhấp nháp đôi chút rồi thì khóc vang lên không chịu ăn nữa. Thỏ vừa ru vừa hát nhưng Thỏ con vẫn không chịu nín.
Trời mới mờ mờ sáng, Thỏ đã vội đẩy cửa bước ra ngoài, tay cầm một cái bát. Nó đến nhà Bò cái xin sữa. Nó nói đã cạn lời nhưng Bò vẫn không chút động lòng, lắc đầu nguây nguẩy đáp” “Sữa chưa đủ cho con tôi bú, đâu thừa mà cho con anh?”

Thỏ năn nỉ, cái mồm méo xẹo: “Chị nói thế thì còn tình nghĩa xóm giềng gì nữa? Vì nhà tôi sốt nặng không cho con bú được tôi mới phải sang đây nhờ vả chị, chứ chị đã bao giờ thấy tôi ngửa tay xin chị một thứ gì chưa?”

Bò Cái không đợi Thỏ nói hết câu, đủng đỉnh đi ra nhà sau để mặc Thỏ đứng một mình.

Thỏ tiu nghỉu, xách bát bước ra khỏi nhà Bò Cái, tìm đến nhà Dê ở xóm dưới. Chị nầy rộng rãi, thấy ai thiếu thốn thường hay giúp đỡ. Nhưng rủi cho Thỏ là suốt đêm bầy con của nó bú rúc ráy gần cạn cả mấy bầu sữa, chỉ còn lại đâu chừng nửa bát. Thôi thế cũng tạm đủ rồi, Thỏ cảm ơn Dê rối rít, mang sữa về cho con bú.

Thằng bé bú no, ngủ một giấc ngon lành. Vợ nó uống thuốc vào không còn rên hừ hừ nữa. Thỏ mới nghĩ đến việc từ chiều qua đến giờ mình chưa có gì lót lòng.

Trời mát mẻ. những tia nắng sớm chiếu vào những hạt sương lấp lánh như hoàn chiếu. Những con chuồn chuồn, bươm bướm nhởn nhơ bay lượn. Cỏ non êm dịu, những cành bìm bìm tươi mát, Thỏ vừa nhai từ từ để tận hưởng hương vị ngon ngọt vừa vểnh tai nghe chim hót du dương trên những cành cây đứng im lìm hai bên vệ đường.

Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn của Thỏ như tiêu tan đâu mất. Nó lại còn lượm được một quả táo ngon lành rơi nằm trên đám cỏ xanh. Thỏ nghĩ bụng: “Khi thằng con thức giấc mà mình cho nó thì nó sung sướng biết bao?” Thỏ ôm chặt quả táo vào lòng một cách âu yếm. Trong khi ấy thì Bò Cái từ đàng xa lù lù đi đến.

Thoáng thấy quả táo trong tay Thỏ, Bò thả giọng đường mật nói:

- Sáng sớm ra đường gặp được đàn ông, cái thứ đàn ông lanh chân lẹ miệng như anh thì thật còn gì may mắn hơn nữa? Hồi hôm tôi vào nhà trong có chút việc, khi trở ra định vắt sữa cho cháu thì anh đã đi đâu mất rồi, tôi chạy theo gọi mãi không được.

Thỏ vẫn còn tức nhưng nó không nói gì. Rõ ràng mới đầu hôm đây, mụ từ chối một cách tàn nhẫn, nay nói ngọt ngào trơn tru như thế mà không biết ngượng, chắc là mụ muốn giở trò gì đây.
Bò nói tiếp:

- Táo đâu mà anh cầm trên tay thế? Thằng con út tôi chẳng thèm gì bằng táo, nếu anh mà cho nó chắc nó sung sướng lắm.

Thỏ ghét con người trơ tráo định nói mát ít câu, nhưng nghĩ sao lại thôi. Trong trí nó bổng nẩy ra một ý kiến. Nó ngước mắt nhìn cây táo nói:

- Sức yếu như tôi mới phải ngửa tay nhờ kẻ nầy người khác, còn khỏe mạnh như chị muốn bao nhiêu lại chẳng được, hà tất phải xin ai?

- Anh bảo tôi kiếm đâu ra mà muốn bao nhiêu cũng được?

- Nếu chị chịu nghe theo lời tôi!

- Anh thử nói xem. Phải thì tôi nghe bằng không thì thôi.

- Chị đã có sức mạnh lại có cặp sừng nhọn hoắc. Chị hãy lùi ra thật xa đứng cách cây táo chừng mười thước rồi vụt chạy tới húc thật mạnh vào thân cây như lúc nổi cơn nóng giận chị húc anh ở nhà ấy mà? Quả sẽ rơi xuống như mưa tha hồ mà lượm.

- Anh đừng nói bậy, có bao giờ tôi lại húc nhà tôi? Vợ chồng tôi ăn ở với nhau thuận hòa lắm. Nhưng ý kiến của anh hay đấy. Cám ơn anh nhiều.

Bò cái đứng một nơi cách cây táo chừng vài chục thước, mắt long lên sòng sọc, đầu hơi cúi xuống và cặp sừng chĩa tới đàng trước như đang đối diện với kẻ thù hung ác. Chị nhảy lóc cóc, lao mình đâm tới một cái rất mạnh. Nhưng ô hô, cặp sừng của chị cắm sâu vào thân cây không sao rút ra được.

Thỏ cười ha hả nói:

- Vừa rồi bà chị bảo: Khi bà chị trở ra định vắt sữa cho cháu thì tôi đã đi mất rồi. Như thế tỏ ra bà chị quá tử tế với cháu. Bây giờ tôi xin bái lãnh món quà bà chị đã định cho cháu.

Nói đoạn, Thỏ ba chân bốn cẳng chạy về nhà, xách đến một cái thùng. Nó đứng ở phía hai chân trước của Bò, đặt cái thùng ngay dưới mấy núm vú mà nặn. Bò càng bảo thôi, Thỏ càng tiếp tục nặn già. Bò tức tối dẫm hai chân sau đành đạch nhưng không sao rút cặp sừng ra được.

Khi sữa đã chảy gần được hai phần thùng, Thỏ nói: “Còn bao nhiêu tôi để dành phần cho mấy đứa con của chị đó. Chị gắng ăn khá nhiều cỏ vào để thêm sữa cho con bú, cám ơn chị nhiều”.

Nói xong nó xách thùng sữa chạy hối hả về nhà.

Bò Cái giận cành hông, nhưng khi rút sừng ra được thì Thỏ đi đã quá lâu rồi không sao đuổi theo kịp nữa. Nhìn đến mấy cái vú lép kẹp nó tiu nghỉu. Nhưng có một điều an ủi là nó lượm được ba bốn quả táo mang về nhà cho con.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:49

Chương 08

BÍ MẬT BỊ BẬT MÍ



Thỏ thường trở ra bờ sông, nhưng không ghé vào quán Nghinh Phong để tán phét như những lần trước nữa. Nó cúi đầu vừa đi vừa suy nghĩ: “Mấy trạm đầu mình tưởng đã thắng được Rùa rồi, không ngờ lại bị bại. Mình chỉ kém nó có năm bảy thước. Cũng tại mình mà ra cả, vì mình không chịu dốc hết toàn lực. Nay mình hãy chịu khó luyện tập rồi nhờ anh Khỉ thách đấu với Rùa may ra lấy lại được số tiền năm quan đã thua hôm trước”. Còn kiếm đâu cho ra năm quan thì nó không nghĩ đến.

Thỏ đổ cát vào bốn cái bị mang tòn ten ở chân chạy lên rồi chạy xuống, chạy xuống rồi chạy lên cho đến khi nào mệt nhoài mới chịu nghỉ. Nó tự bảo: “Trong khi mang những bị cát ta chạy lanh năm phần, thì khi cởi bị cát ta sẽ chạy lanh thành mười, mười lăm phần. Mà đã chạy lanh như vậy thì làm sao thua sút Rùa được vì hiện nay nó hơn ta chỉ có một ít”.

Quyết tâm phục thù nên Thỏ rất siêng năng trong việc luyện tập. Cứ chiều chiều hay những đêm trăng sáng, Thỏ chạy từ quán Nghinh Phong đến gốc đa, từ gốc đa đến bụi tre, ngang qua hốc đá đến Bến Đò thì dừng lại. Nó vừa chạy vừa nhìn về phía con sông đang êm đềm chảy rồi tưởng tượng Rùa đang bơi hì hục một cách nhọc mệt và sau nó cả một đoạn dài.

Một con Chuột nước từ bờ sông đi lên đứng xem Thỏ tập dượt. Nó hỏi Thỏ:

- Nầy anh Thỏ, anh chạy làm gì mà nhọc xác thế?

Thỏ thở dài đáp:

- Cái nhục nầy không rửa không được chị ạ. Thỏ mà thua Rùa thì là cả một câu chuyện ngược đời không ai tin được. Thế mà không ngờ lại là sự thật trăm phần trăm. Nay tôi cố sức luyện tập quyết đánh bại Rùa để ngửa mặt lên không thẹn với trời, cúi mặt xuống không thẹn với đất.

Chuột cười khanh khách khi nghe câu nói quan trọng của Thỏ. Nó đã định chuyện đâu bỏ đó, nói đi nói lại người ta lại bảo đàn bà hay mách lẻo. Nhưng thấy Thỏ luyện tập một cách khổ sở nó cũng thương tình, nên bảo với Thỏ:

- Nầy anh Thỏ ơi! Cho dẫu anh rèn luyện bao nhiêu đi nữa cũng vô ích mà thôi, anh không sao thắng Rùa được.

Thỏ ngạc nhiên hỏi:

- Tôi chạy dở lắm à?

- Anh chạy đâu có dở! Rùa còn dở hơn anh nhiều.

- Chị nầy nói lạ, tôi không hiểu gì cả. Rùa chạy dở sao lại về đích trước tôi, hay nhờ có thần Hà Bá phù trợ?

Chuột lại phì cười:

- Khúc sông nầy thì làm gì mà có Hà Bá? Anh chuyên môn phỉnh phờ thiên hạ, nay bị Rùa gạt trở lại là phải rồi. Vỏ quít dày, móng tay nhọn là thế đó.

Thỏ nằn nì:

- Chị hãy nói rõ cho tôi nghe với nào? Úp mở làm tôi khó chịu lắm. Tôi thấy Rùa về trước tôi rõ ràng chứ đâu có mà mắt tôi được!

- Tôi sống trên con sông nầy, gì mà tôi chẳng hay? Trạm thứ nhất vợ của anh Rùa đã đứng chực sẵn từ trước. Trạm hai và trạm ba thì về phần hai đứa con của ảnh. Chị Rùa và hai con nhô đầu lên khỏi mặt nước, anh ở trên bờ nhìn xuống đâu có phân biệt được? Anh đã lầm về hình dáng còn lầm luôn cả giọng nói nữa. Không phải mình anh mà Khỉ con, chị Nai, chị Ốc Sên cũng không tránh được sự lầm lẫn ấy. Chị Rùa và hai con kéo dài hết chuyện nầy đến chuyện khác, cố làm cho anh mất khá nhiều thì giờ, trong khi ấy anh Rùa từ bến nước quán Nghinh Phong mải miết lội thẳng một mạch đến Bến Đò để thắng cuộc. Kể ra thì anh Rùa đã dùng mưu gian nhưng cũng phải hết sức cố gắng mới hơn anh được. Đáng khen là ở chỗ đó.

Thỏ tự giận mình, bứt mạnh một nạm tóc, nói với Chuột:

- Tôi tự phụ thông minh tài trí đâu ngờ lại bị mắc lừa một cách dễ dàng như vậy! Trước đây Rùa cũng đã dùng mưu bắt tôi mà dâng cho Đại vương Sư tử. Câu nói của chị thế mà đúng: “Vỏ quít dày thì có móng tay nhọn”. Nhưng dầu sao tôi cũng phải trả thù Rùa một phen.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:49

Chương 09

THỎ TRẢ THÙ RÙA



Khi nghe chuột tiết lộ chuyện Rùa chơi xấu nó, Thỏ nhất định phải trả thù cho bằng được, nhưng nó chưa nghĩ ra nên trả thù như thế nào.

Nó đang đi lang thang ra chiều tư lự thì gặp hai vợ chồng Ngỗng Trời đứng rình bắt cá một bên bờ sậy.

Thỏ quen biết hầu hết loài thú con loài chim thì chẳng có bao nhiêu. Nó chơi thân với Quạ làm tổ trên cây gạo ngay trước mặt nhà nó. Thỉnh thoảng hai bên lại biếu nhau vật nầy vật nọ. Chim sẻ thì ra vào như người trong nhà. Chúng lượm những hạt thóc còn sót lại trong đống rơm mà vợ chồng Thỏ chất đầy hang để mùa đông sưởi cho ấm.

Hai vợ chồng Hoàng anh lâu lâu mới ghé lại một lần vào tuần trăng sáng. Thế nào Thỏ cũng giữ lại ăn cơm và đêm đó nhất định Thỏ tổ chức một cuộc trình diễn văn nghệ cho bà con lối xóm coi. Để cho được đặc sắc, Thỏ mời thêm chị Sơn ca và anh Sáo Ngà để hát chèo, anh Gõ Kiến đánh nhịp, Khỉ kéo nhị, Chó gảy đàn bầu, còn nó tự đảm nhận việc đánh trống. Thỏ Cái vì bận tiếp khách cho được chu đáo nên không dự vào ban văn nghệ, chứ chị hát bội đóng vai đào điên giả dại qua ải thì không ai ăn đứt được.

Còn đối với hai vợ chồng Ngỗng Trời, Thỏ thấy lạ hoắc chưa gặp mặt lần nào. Loại chim nầy thường bay ở những vùng trời biển xa xôi không mấy khi lảng vảng quanh vùng Thỏ ở.

Thỏ xưa nay vốn hâm mộ những kẻ kiến thức. Trong trí của nó vợ chồng Ngỗng Trời bay liệng khắp nơi chắc là hiểu nhiều biết rộng. Nó lân la bước đến làm quen:

- Hai ông bà từ đâu đến đây? Tôi là Thỏ nhà ở chỉ cách nơi nầy chừng nửa dặm.

Ngỗng Đực đáp một giọng văn hoa khiến Thỏ càng thêm kính trọng:

- Chúng tôi thường ngao du chốn hải hồ, nay mỏi gót phong trần, tạm dừng lại trong một đôi ngày để viếng thăm giang san cẩm tú của bác.

Ngỗng Cái bảo chồng:

- Thiếp trông bác quen lắm, đã trông thấy nhiều lần. Chỉ tiếc vợ chồng chúng ta chưa gặp được cơ hội thuận tiện để làm quen đấy thôi.

Ngỗng Đực ngảnh mặt nhìn trời ra chiều suy nghĩ. Nó gật gù bảo vợ:

- Lời nói của nàng rất đúng. Bây giờ tôi mới nhớ ra. Chúng ta gặp bác ngồi chơi trong cung Quảng.

Thỏ biết hai vợ chồng ông khách quí lầm nó với ông Thủy tổ dòng họ Thố, nhưng nó cũng nhận bừa để tự nâng cao giá trị.

Thỏ nói:

- Trí nhớ của ông bà quả không sai chút nào. Mỗi tháng, từ hôm mười ba, khi trăng bắt đầu tròn, dưới nách của tôi mọc ra một cặp cánh. Tôi liền bay thẳng lên cung trăng ở chơi. Đến hôm mười bảy, trăng bắt đầu khuyết, tôi lại trở về hạ giới vì lông cánh của tôi cũng từ hôm ấy rơi rụng lần lần.

Nói đến đây mắt Thỏ như sáng lên, đầu óc nó vừa nghĩ được một mưu kế gì kỳ lạ.

Ngỗng Cái:

- Như thế thì bác hơn hẳn chúng tôi nhiều. Chúng tôi tuy trời đất vẫy vùng ngang dọc, nhưng cũng chỉ quanh quẩn giữa chốn trần gian, đâu được như bác thoát tục lên tiên, kết bạn với Chị Hằng trong cung Quảng?

Thỏ xoay đổi câu chuyện:

- Thế thì ông bà còn ở chơi bao lâu?

- Chúng tôi thường thực hành theo câu ca dao: Khi vui chim đậu, khi buồn chim bay. Nhưng ngày mai thì chúng tôi chưa cất cánh, vì nhà tôi còn phải quan sát vùng nầy để viết cho xong tác phẩm Rừng Xanh Núi Đỏ.

- Thế thì tốt lắm! Sáng mai, tôi sẽ trở lại giới thiệu với ông bà anh bạn Rùa của tôi. Anh ấy vốn thuộc Thủy tộc, sống dưới nước nhưng ưng dạo chơi trên khô, gần đây lại ao ước được bay liệng trên không như chim trời tung gió. Tôi hy vọng ông bà sẽ giúp bạn tôi thỏa mãn được ước vọng ấy.
Thỏ không đợi vợ chồng Ngỗng Trời hỏi gì thêm nữa, vội vã cáo từ ra về, hẹn sẽ tái ngộ.

Tối về nhà, Thỏ bàn với vợ cách thức trả thù Rùa. Sáng hôm sau dậy sớm, Thỏ vội vã ra đi.

Từ hôm bị bại trong cuộc chạy đua, Thỏ không có dịp nào gặp lại Rùa nữa. Vả lại Thỏ cũng cố lánh mặt không muốn gặp.

Đến nơi, Thỏ thấy Rùa đang ăn sáng với vợ bên mỏm đá xanh dờn rêu phủ. Rùa Cái vừa thấy Thỏ liền lặn ngay xuống nước.

Thỏ giả vờ không hay biết gì về việc Rùa gian lận trong cuộc đua. Nó nói:

- Thật tôi không ngờ anh lại lội lanh đến thế! Nào phải chỉ mình tôi, cho đến anh Nai, anh Chó Sói hay anh Ngựa cũng bị anh đánh bại dễ dàng.

Rùa cười tự đắc:

- Nói thật với anh, hôm đó nếu chân tôi không vướng phải bèo và rong chắc tôi còn về trước anh một đoạn dài hơn nữa.

Thỏ cố nén giận hỏi:

- Anh có quen với vợ chồng ông Ngỗng Trời không?

- Rùa dưới nước, Ngỗng trên trời làm sao quen nhau được?

- Trong khi nói chuyện, tôi tán dương tài bơi lội trên đời có một của anh. Ngỗng Trời nhờ tôi mời anh đến cho hai vợ chồng được hân hạnh làm quen.

Rùa nghe bùi tai liền khệ nệ bò theo Thỏ. Cứ đi một đoạn, Thỏ phải dừng lại để chờ Rùa. Thỏ rủa thầm:

- Ỳ à ỳ ạch như mầy mà lừa được tao lấy năm quan ngon lành. Nhưng chuyến nầy thời mầy khổ với tao, mầy ơi!

Thỏ dẫn Rùa đến gặp hai con Ngỗng Trời bên bờ sậy. Thỏ giới thiệu:

- Thưa ông bà, đây là anh bạn Rùa của tôi vừa đoạt chức vô địch thế giới môn bơi lội. Anh lội dưới nước, nhưng thú chạy ngoài đồng nội hay chim bay trên trời cũng không sao lanh bằng.

Rùa đắc chí gật gù cái đầu, mặc cho Thỏ muốn tán hươu tán vượn thế nào tùy thích. Thỏ nói tiếp:

- Trong buổi đầu gặp gỡ, hình như hai ông bà định đưa anh Rùa tôi dạo chơi một vòng giữa không trung để nhìn xem phong cảnh chốn hạ giới, chẳng biết có phải như vậy không?

Để tỏ ra mình lịch thiệp, Ngỗng Đực nói:

- Chính chúng tôi cũng muốn làm một việc gì để tỏ lòng ngưỡng mộ bậc anh tài hiếm có trong thiên hạ.

Tuy nói câu ấy nhưng Ngỗng cũng chưa nghĩ mình làm thế nào để đem Rùa đi chơi được. Còn về phần Rùa cũng không muốn tỏ ra mình nhát gan nên chỉ ừ hử cho qua chuyện.

Thỏ đã mang sẵn trong mình một sợi thừng, đưa ra và nói:

- Nếu ông bà muốn đưa anh bạn tôi đi chơi thì chỉ có cách nầy là tiện hơn cả. Ông bà mỗi người cắn lấy một đầu dây, anh bạn tôi ngậm ở giữa. Khi ông bà bay sẽ xách bổng anh bạn tôi theo, lơ lửng giữa không trung, biết bao thích thú.

Rùa lo ngại hỏi:

- Nếu rủi sợi thừng bị đứt thì sao?

Thỏ cười đáp:

- Anh khéo lo lắm. Anh thử xem: thừng chắc chắn như thế nầy sao đứt được?

Rùa chưa hết lo ngại, xây hỏi vợ chồng Ngỗng:

- Nếu ông bà để tuột sợi thừng thì còn gì tánh mạng tôi nữa?

Ngỗng Cái:

- Chúng tôi xưa nay tánh rất thận trọng. Lắm lúc bắt được giữa biển khơi những con cá lớn xấp đôi, xấp ba bác, phải mang đi hàng chục dặm đường, chúng tôi vẫn phải giữ thật kỹ chứ đâu có thể để cá sẩy ra mà rơi xuống đất được!

Nghe thế Rùa được vững bụng nhưng nó vẫn dặn dò:

- Tôi quen sóng chứ không quen gió, ông bà hãy bay chầm chậm một chút kẻo tôi hay chóng mặt bất thường.

Ngỗng Đực và Ngỗng Cái lấy mỏ cắn chặt hai đầu dây, từ từ cất cánh, mang Rùa theo nhẹ nhàng như tàu lá.

Thỏ chỉ chờ có lúc đó. Nó tức tốc chạy về nhà huy động nào vợ con, nào chim quạ, chim sẻ, nào bạn bè quanh xóm, hãy kéo nhau đến xem cảnh tượng Rùa thần không cánh mà bay.

Nó đã soạn sẵn câu hát từ hồi hôm, nó ẩn sau một gốc cây để Rùa khỏi trông thấy, bảo tất cả hãy ngước mặt nhìn theo Ngỗng và Rùa. Nó vừa hát vừa đánh nhịp để mấy con kia bắt chước hát theo:

“Tranh tài hơn Thỏ bội phần
Dạo chơi trên ấy Rùa Thần phải chăng?
Là chăng phải chăng?
Giữa trời bay khắp xa gần,
Nhìn xem phải bác Rùa Thần đó không?
Là không phải không?”

Khi bổng lên khỏi mặt đất, Rùa hồi hộp run sợ, nhưng rồi nó cảm thấy dễ chịu ngay. Nhìn xuống bên dưới, Rùa thấy những bụi lau bụi lách bên bờ suối, cây đa cành lá sum sê bên bờ sông cát trắng, quán Nghinh Phong chị Nai đang chuyện trò với anh Khỉ. Nó định cất tiếng gọi nhưng không dám vì nó biết hễ nó há mồm thì thế nào cũng rơi xuống đất.

Rùa đang suy ngẫm cái số phận may mắn của nó, sinh sống dưới nước mà liệng trên trời, đồng loại của nó dễ mấy ai được cái diễm phúc ấy?

Bỗng mấy câu hát ca tụng nó từ dưới đất vang lên khiến nó càng thêm khoái chí. Lòng tự phụ của nó như men rượu cứ dâng cao lên mãi. Nó mắng thầm cái bọn đứng dưới rõ thật ngu ngốc. Rùa thần chính là ta chứ con ai nữa mà hỏi “không phải không?” và “chăng phải chăng?”

Nó nghĩ một câu hát để đáp lại cho bọn nầy biết, ngoài cái tài bơi lội, nó còn cái tài ngâm nga nữa. Nó nghĩ ngay được một câu để đối đáp:

Rùa Thần chính thật là ta
Bay quanh bay quất gần xa phục tài.

Nhưng nó mới nói lên được hai chữ “Rùa Thần” liền từ trên cao vùn vụt rơi xuống đập mạnh lên mặt đất đánh “bịch” một cái nó nằm bất tỉnh. Cũng may chỗ ấy không có đá nhọn nên nó chỉ què mất một chân sau.

Hai vợ chồng Ngỗng vội vàng hạ cánh thì Thỏ cũng vừa chạy đến nơi xem thương tích của Rùa nặng nhẹ như thế nào. Ngỗng thấy chuyện không may xảy đến cho mấy ông bạn mới quen biết nên không buồn lưu lại nữa, cáo từ Thỏ bay thẳng vào rừng để thám hiểm.

Trả thù xong thì Thỏ lại hối hận, nó đưa Rùa về nhà, thủy chung không nói gì đến việc Chuột đã tiết lộ cho nó biết mưu gian của Rùa.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chú Thỏ Tinh Khôn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chú Thỏ Tinh Khôn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Sơn Tinh Thuỷ Tinh - Truyện tranh
» Việt Điện U Linh Tập
» Tình Mỵ Nương
» Những bài thơ bất tử 6 - Tự tình dưới hoa
» Đẹp ngỡ ngàng 18 bãi biển độc đáo nhất hành tinh
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa xanh-