Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giai thoại về chữ Phúc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giai thoại về chữ Phúc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Giai thoại về chữ Phúc    Giai thoại về chữ Phúc  I_icon13Wed 10 Feb 2016, 10:55


Giai thoại về chữ Phúc


Giai thoại về chữ Phúc  2ninrjt

Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.

Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc

Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón đợi hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc: 福 星 高 詔, phúc tinh cao chiếu, nghĩa là sao phúc từng cao chiếu xuống hay câu: 多 福 多 壽 , đa phúc đa thọ, nghĩa là nhiều may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau.

Ngoài hình con dơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và vị môn thần dán trên cửa hay khắc trên mặt cửa vào đình chùa dinh thự.

Tết đến, chữ Phúc thấy ở khắp nơi; trên quả dưa hấu, trên ổ bánh, hộp mứt, trên bao bì đủ loại quà... và trước cửa nhà người ta dán một chữ Phúc hay một câu "Ngũ phúc lâm môn".

Có mỗi một chữ Phúc thôi... thế mà biểu hiện ra không biết bao nhiêu dạng thức; lại nữa, "thế nhân đa cầu" nên Phúc được cộng thêm nhiều biểu tượng khác để chúc tụng nhau trong những dịp lễ lạt.

1. Chữ Phúc viết theo những lối chân, thảo, triện, lệ đã đành,còn có lối vuông (phương phúc tự), chữ tròn (đoàn phúc tự), rồi lại có nhiều đồ án biểu tượng "Ngũ phúc lâm môn" (Ngũ phúc: Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh) và đến "Bách phúc" (Trăm chữ Phúc) là tối đa, trên đời, ai mà được phúc nhiều

2. Lại có tục dán hoặc treo chữ Phúc ngược, gọi là "Đảo Phúc", cốt mong cho điều phúc thay đổi không giống như những gì đã sở đắc của năm cũ.


Giai thoại về chữ Phúc  2eknrs8


3. Trong tiếng Hoa, dơi còn được gọi là "Phúc thử", do vậy dơi cũng được dung làm biểu trưng cho phúc.
Điều này khá phổ biến trong các đồ án trang trí kiến trúc cũng như các loại văn hóa phẩm khác (thiệp, bao lì xì, các loại lễ phẩm ...)

Chúc phúc thường là một con, hai con (song phúc) hoặc năm con (ngũ phúc).đến thế thì có lẽ chẳng còn cầu mong gì nữa!

Phổ biến nhất là các đồ án Chúc phúc và thọ (sống lâu - có phúc mà đoản mệnh thì phúc để làm gì?). Do đó, câu "Phúc thọ song toàn" biểu thị điều mong cầu quan yếu của mỗi con người.

Giai thoại về chữ Phúc  2nu5cg9

Trong các đồ án này chúng ta thấy có dơi (phúc), hai đồng tiền (song tiền = song tuyền, song toàn) và trái đào tiên (biểu thị cho trường thọ). Cũng có trường hợp khác: dơi (phúc) và chữ Thọ, gọi là Phúc hàm thọ. Nếu đồ án có năm con dơi thì gọi là Ngũ phúc phụng thọ.

Lại có khi, thọ được biểu thị bởi chim hạc - một loài chim sống lâu như rùa.

4. Cũng có những đồ án cấu tạo gồm dơi và đồng tiền, nhưng lại biểu thị lời cầu chúc khác: Phúc tại nhãn tiền.
- Đây là một mong cầu nhấn mạnh đến "tốc độ" của sự việc sẽ diễn ra: điều tốt lành hãy nhanh đến ngay... kẻo phải ngóng cổ trông chờ.

5. Chữ Phúc (hay có biểu trưng về phúc) tích hợp với các biểu trưng cát tường và tài lộc khác tạo thành nhiều đồ án,hình vẽ chúc tụng phong phú.

Phúc tích hợp với "Tụ bửu bồn" (bình chứa các vật quý: vàng, bạc, sừng tê, lá ngải băng, san hô đỏ, ngọc châu...) để chúc phúc và chúc giàu có, phát tài.

Phúc tích hợp với cá (ngư, có âm là yu, đồng âm với dư) để chúc việc làm ăn, buôn bán có của dư của để.

Đồ hình trái lựu (Lựu khai bách tử: trái lựu nẻ ra nhiều hạt - biểu thị con cái đầy đủ, đông đúc, có nghĩa là "có phúc"), trái phật thủ (biểu thị sự phồn vinh), trái đào (sống lâu), cùng hai em bé thổi sáo là biểu thị câu chúc "Phúc thọ thường lạc".

Lại có đồ hình gồm con dơi (phúc), trái đào (thọ), với hai em bé (đồng tử) cầm khánh (nhạc cụ gõ)... biểu ý câu chúc "Phúc thọ cát khánh".

Hòa hợp là một yêu cầu quan trọng trong cuộc sống gia đình cũng như xã hội. Do đó, khái niệm "hòa hợp", thường được biểu hiện trong nhiều đồ án cũng như tranh tượng bằng hình ảnh hai cô gái: một cầm hoa sen (Hoa sen biểu âm Hòa) và một cầm cái hộp (biểu âm Hợp).

Phúc (dơi) tích hợp với biểu tượng hòa hợp biểu thị lời chúc Ngũ phúc hòa hợp.

6. Lời chúc mừng bao quát nhất là chúc "Tam đa" (đa thọ, đa nam, đa phúc). Lời chúc này, theo truyền thuyết là lời chúc của Phong Thủ Giả ở đất Hoa chúc tụng ... ông vua Nghiêu thần thoại, thường gọi là Hoa phong tam chúc.

Ở đây, trái phật thủ chỉ sự giàu có, đào chỉ sự trường thọ và lựu hàm ý con cháu đông đủ. Lời chúc Tam đa, về sau bị thay thế bởi lời chúc Phúc Lộc Thọ. Đến nay thì tranh vẽ, tượng bởi ba ông Phúc - Lộc - Thọ phổ biến hầu như khắp mọi nhà.

Truy cứu về xa xưa, bộ ba Phúc - Lộc - Thọ vốn là ba vì sao chủ quản các việc quan yếu của con người ở thế gian: Tử Vĩ Đại Để chuyên quản phúc vận của con người, gọi là Phúc tinh; Văn Xương Đế Quân chủ quản việc ban phát cho người ta công danh, lợi lộc gọi là Lộc tinh, và Đan Lăng Chân Nhân (ở Tiên đảo, Nam cực) chuyên quản việc giúp con người sống lâu nên gọi là Thọ tinh.

Như vậy, bộ ba Phúc - Lộc -- Thọ vốn bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thiên tượng thời cổ.

Tranh vẽ bộ ba này là thứ tranh thờ - có tên gọi là "Tam tinh tại hộ", biểu thị điều cầu mong có được nhiều phúc, nhiều lộc, sống lâu (tam đa trong một nhà), dựa trên nề tảng của tín lý "thiên nhân tương ứng", hiểu giản dị là con người sống thiện lương thì trời ban cho những điều tốt lành.

Quan niệm ấy biểu hiện ở bức tranh "Bình an ngũ phúc tự thiên lai" (an lành và phúc báo từ trời đến), cũng như trong tập tục cúng lễ cầu Thiên quan tứ phúc vào ngày Thượng nguyên (rằm tháng Giêng) hàng năm.

Nội hàm của quan niệm "có một chữ Phúc trời ban" này đã chỉ ra cái nền tảng đạo lý của các hoạt động mưu cầu hạnh phúc của chúng ta.

(theo Huỳnh Ngọc Trảng)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giai thoại về chữ Phúc  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai thoại về chữ Phúc    Giai thoại về chữ Phúc  I_icon13Wed 10 Feb 2016, 11:45


Tập tục dán chữ Phúc vào dịp Tết

Tết đến, ở mỗi gia đình – từ trong nhà ra đến ngoài sân, có điều đặc biệt khiến mọi người phải chú ý là, ngoài những câu đối rực đỏ, còn có đủ loại chữ “Phúc” to nhỏ khác nhau. Cũng  như câu đối, dán chữ “Phúc” cũng là một tập tục rất lâu đời trong dân gian. Trong sách Mộng lương lục, có ghi chép về việc “Dán chữ phúc” (Thiếp xuân bài). Ở đây, “Xuân bài” chính là chữ “Phúc” được viết trên giấy màu đỏ vậy.

Thời Thanh (1644-1911), mỗi năm vào ngày mùng 1 tháng Giêng, tại gian nhà sưởi ở phía Tây cung Càn Thanh, hoàng đế thường gặp gỡ một số vương công đại thần, ban cho họ chữ “Phúc” do chính tay hoàng đế viết, gọi là “Ban phúc” (Tứ phúc). Việc làm này có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ tập tục dán chữ “Phúc” của nhân dân Trung Quốc vào dịp Tết.

“Phúc” là một trong những chữ lâu đời nhất của Trung Quốc, từng xuất hiện trong giáp cốt văn, có hình dáng của đồ đựng rượu để tượng trưng cho cuộc sống phong lưu của người xưa. Chữ “Phúc” ngày nay, do bộ “lễ” ( 礻)  và 3 chữ “nhất” (一), “khẩu” (口), “điền”  (田) tổ thành. Trong đó, bộ “lễ” chỉ Thiên thần và Địa thần; chữ “điền” chỉ việc cày ruộng, săn bắn; chữ “nhất” chỉ sự Khởi thủy, Duy nhất, sau hóa thành vạn vật; chữ “khẩu” thì theo sách Thuyết văn giải tự: “Khẩu, đó là bộ phận để con người ăn và nói vậy” (khẩu, nhân sở dĩ ngôn thực dã). Như vậy có thể thấy, về tự dạng, chữ “Phúc” là biểu hiện sự cầu mong của con người, sao cho có ruộng có vườn và một đời sống no đủ.

Ngoài hàm nghĩa trên, chữ “Phúc” dán trong dịp Tết còn có nghĩa là “Hạnh phúc”, “Số may” hoặc “Vận may”. Dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng.

Nguồn gốc chữ Phúc:

* Giai thoại thứ nhất:

Vào thời nhà Đường (618-907) ở Trung Quốc ngày xưa có một danh tướng tên là Quách Tử Nghi. Ông là người có công lao to lớn đối với nhà Đường và bản thân ông phục vụ dưới 4 đời vua Đường là Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông và Đức Tông. Ông là người có dáng vẻ rất đẹp, da hồng hào quanh năm, râu tóc bạc phơ. Khi tuổi cao, ông cáo quan về quê và luôn bồng trên tay một bé trai trông rất thanh nhàn. Khi còn tại vị, cuộc sống của ông là một chuẩn mực về tu thân tích đức. Trong triều, ông luôn giữ đạo trung quân, về an trí tại gia ông luôn giữ đúng đạo vợ chồng, cha con, ông cháu, cụ với chắt... Đến năm cả hai ông bà cùng tròn 83 tuổi thì có chút đích tôn - cháu đời thứ năm (ngũ đại đồng đường - năm thế hệ sống cùng một nhà). Một hôm, ông bồng đứa chút trên tay rồi cả kỵ với chút cùng nhìn nhau cười. Sau tiếng cười mãn nguyện ấy, cụ Quách Tử Nghi từ từ đi vào cõi vĩnh hằng. Người đương thời cho rằng, sống ở đời mà được như cụ Quách Tử Nghi là có được cả “ngũ Phúc”. Vì nếu không có “Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh” thì sao ông có được cuộc sống như vậy, rồi gia đình nào cũng mong có được điều ấy trong nhà và từ đó xuất hiện câu thành ngữ: “Ngũ phúc lâm môn”.

* Giai thoại thứ hai:

Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ xuất thân nông dân, thuở xưa nghèo hèn, bố mẹ anh em chết hết vì dịch bệnh.  Có thời gian ông phải vào chùa theo phái đoàn tăng sĩ đi khất thực kiếm ăn. Sau này ông cầm quân khởi nghĩa đánh đuổi được quân Nguyên lên làm vua lập ra nhà Minh.

Khi lên làm vua nhà Minh ông ít học quá nên rất mặc cảm, mặc cảm đến độ các sớ, các biểu các quan tâu chữ gì ngờ vực ông đoán những người đó mỉa mai móc họng ông thì ông chặt đầu liền. Sự mặc cảm của ông đã làm ông giết hàng chục ngàn người dân vô tội. Vì nghi ngờ như vậy ông hay giả dạng thường người dân đi khắp làng xóm thành thị để nghe ngóng tình hình như thế nào. Một chiều 30 tết đến làng kia thấy đám đông đang tụ tập cười đùa ông lẻn vào coi thì đó ông hoạ sĩ vẽ bức tranh trong đó có cô gái ôm trái dưa hấu ngày xuân nhưng bắp chân và đôi bàn chân quá lớn. Ngày xưa người Trung hoa cười chê người có bắp chân và bàn chân lớn vì cho rằng đó là người lao động, bởi nhà giầu chân nhỏ, còn quý tộc thì bó chân. Chu Nguyên Chương chạnh lòng cho rằng người ta nhạo báng mình vì vợ ông chân rất to. Ông bí mật truyền lệnh điều tra những người cười cô gái chân to và sau đó cho quan quân dán chữ PHÚC trước cửa nhà những người không tham gia vào trò cười đó. Sáng hôm sau vua sai quân lính bắt bớ tịch thu tài sản những nhà nào không có chữ PHÚC. Vì thế tục lệ ngày xuân cứ đến tết người ta viết chữ PHÚC trước cửa.

* Giai thoại thứ ba:

Là giai thoại nói về chữ Phúc treo ngược, viết ngược. Chuyện xảy ra cũng vào thời nhà Minh. Ngày ấy có một ông thầy rất giỏi về nghề mộc. Những bông hoa gỗ do ông chạm khắc chẳng khác nào hoa thật, những phòng ốc do ông tạo ra, bất chấp mưa sa bão táp vẫn vững như bàn thạch, mọi người cảm phục tài nghệ của ông nên gọi ông là “Núi Thái” (Thái Sơn). Một lần, nhà kia muốn mở một cửa hiệu và đã mời ông đến chủ trì việc xây cất. Ông dắt theo đám đồ đệ đến cùng làm. Chẳng bao lâu cửa hiệu đã hoàn thành. Ngày khánh thành, ông chủ giết mấy đầu heo để đãi thầy trò Thái Sơn và các bạn hữu đến chúc mừng nhà mới. Chủ nhân tốt bụng nên đã gói thịt và cả lòng, gan để thầy trò người thợ mai về khi đi đường có sẵn thức ăn. Nhưng ông Thái Sơn không biết đó là ý tốt của chủ nhà, thấy trên bàn hết sạch cả lòng, gan ... và cho rằng chủ nhà đã ăn hết nên trong bụng giận lắm, cứ lẩm nhẩm hoài: “Núi Thái ta đến đâu, ở đó đều tiếp như khách quý, tiếp đãi đàng hoàng. Nay người có mắt mà chẳng biết Núi Thái, được thôi, ta sẽ cho nhà ngươi biết tay!”.

Ăn cơm tối xong, nhân lúc trời tối, ông chỉ cho các đồ đệ làm ngược hết các cột hiên và cột chính của phòng lớn, muốn qua đó để triển khai phép thuật làm cho việc buôn bán sẽ thua lỗ. Sáng sớm hôm sau, chủ nhân mời mọi người ăn chút điểm tâm, rồi đưa cho họ một gói lớn đồ ăn, nói là để ăn dọc đường. Đi được nửa đường, thầy trò nghỉ ăn trưa và ngạc nhiên  phát hiện trong bọc ngoài cơm ra còn có khá nhiều lòng, gan và thịt heo đã nấu chín. Thấy thế, ông Thái Sơn vô cùng cảm động và hối hận thật sự. Ăn được một lát, ông lấy từ trong rương mấy tờ giấy hồng rồi vẽ chữ Phúc lên đó, sai đồ đệ lập tức chạy ngay về nhà chủ tiệm dán ngược chúng lên những khung cửa đã bị đặt ngược để mọi người khi đi qua nhìn thấy đều nói là “Phúc đáo”(Phúc đến).

Các đồ đệ chạy đến nơi thì đúng lúc chủ tiệm đang đốt pháo chúc mừng ngày khai trương. Các đồ đệ liền dán ngược chữ Phúc lên các cửa. Mọi người nghi hoặc không hiểu tại sao dán ngược thì được họ giải thích rằng: Đây không phải là dán ngược mà là “Phúc đáo”. Mọi người hãy cùng niệm mấy câu này thì sẽ phát tài lớn. Sau đó, mọi người đều đọc như vậy, chủ hiệu sau này quả nhiên phát tài lớn. Mọi người không hiểu sự kỳ diệu bên trong, chỉ cho rằng đó là cái duyên cớ để “phúc đến”. Thế là từ đó, cứ dịp khai trương cửa hiệu hay xuân về, mọi người đều muốn dán ngược chữ Phúc nơi cổng nhà mình hay cửa hiệu để cầu phúc và lâu dần trở thành phong tục.

* Giai thoại thứ tư:

Đây cũng là giai thoại về chữ Phúc viết ngược, treo ngược. Chuyện xảy ra vào đời nhà Thanh (1661-1911). Vào chiều ba mươi tết, quan phủ lý của  Cung Thân Vương hạ lệnh cho thuộc cấp treo chữ Phúc trên những cửa chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu vì không biết chữ nên đã treo ngược chữ Phúc. Cung Thân Vương nhìn thấy và nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu nên đã tâu: Chữ Phúc treo ngược là “Phúc đảo”, mà theo tiếng Trung Quốc "đảo" đồng âm với chữ "đáo", nghĩa là tới. Vậy chữ Phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Cung Thân Vương hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng quan phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu 5 lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.    

(Sưu tầm)

Về Đầu Trang Go down
 
Giai thoại về chữ Phúc
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giai thoại văn học Việt Nam
» Giai thoại thơ Đường - Cao Tự Thanh
» Giai Thoại Chữ Nghĩa
» 36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ
» Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-