Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Mon 29 Jul 2019, 17:36 | |
| Chương 10
Lê Đạt (1929-2008)
Trong ba người bạn thân cùng hoạt động NVGP, Trần Dần viết nhật ký, Hoàng Cầm thuật lại dĩ vãng trong các bài ký, hồi ký, băng ghi âm nói chuyện với bạn bè, chỉ Lê Đạt là không viết gì về đời mình. Tại sao? Một phần, dường như ông không coi tiểu sử nhà văn là vấn đề quan trọng, nhưng có lẽ còn lý do nữa, vì đời ông, nếu viết rõ ra, chỉ "có hại" cho gia đình. Ông không muốn các con biết về hoạt động của cha để đỡ bị liên lụy. Đào Phương Liên, con gái ông, hỏi: Bố là ai? Các con không biết cha đã từng làm thơ, vì trong nhà "không có một quyển truyện một quyển thơ nào".
Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10/09/1929 tại xã Âu Lâu, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, mất ngày 21/4/2008 tại Hà Nội. Cha là Đào Công Đệ, mất năm 1975, quê phường Á Lữ, xã Mỹ lộc, Phủ Lạng Giang, Bắc Giang, làm việc trong sở hoả xa Vân Nam tại Yên Bái, gặp mẹ ông là Nguyễn Thị Sen, mất năm 1982, bà người làng Đình Bảng, Bắc Ninh, theo gia đình lên Yên Bái buôn bán. Lê Đạt học tiểu học ở Yên Bái. 1941, 12 tuổi lên Hà Nội học trường Bưởi. Chiến tranh bùng nổ, trở về quê cha, tiếp tục trung học tại Á Lữ. Rồi đi theo kháng chiến. Về thời kỳ này, Lê Đạt chỉ ghi vài hàng sơ lược:
"Năm 45 khi cách mạng tháng 8 bùng nổ, tôi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến, chủ yếu hoạt động trong ngành tuyên huấn. Năm 49, tôi về công tác tại ban tuyên huấn của TU đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 1952, tôi chuyển hẳn về Hội văn nghệ TU và bắt đầu cuộc đời sáng tác của nhà văn chuyên nghiệp" (249).
Trong Từ điển văn học, Nguyễn Huệ Chi viết: "Đầu kháng chiến, học tiếp trung học ở vùng kháng chiến rồi về công tác tại Ban Tuyên Huấn tỉnh Vĩnh Phúc và tiếp tục theo học trường đại học Pháp Lý250 cho đến khi trường giải thể. 1949, chuyển lên ban Tuyên Huấn Trung Ương Đảng Lao Động VN. 1952 về Hội Văn Nghệ. Sau 1954, về Hà Nội, tiếp tục công tác ở Hội Văn Nghệ".
Đấy là những gì ghi trong tiểu sử chính thức. Nhưng Hoàng Cầm cho biết, từ 1948 (19 tuổi), Lê Đạt đã là bí thư văn nghệ của Trường Chinh. Điều này dường như Lê Đạt không muốn nhắc đến.
Hoàng Cầm viết: "Đầu năm 1949, anh Lê Đạt, phái viên của Tổng bí thư Trường Chinh từ ban tuyên huấn được cử sang Hội Văn Nghệ làm trợ lý cho ông Tố Hữu" (251).
Hoàng Cầm trong băng ghi âm cho biết rõ hơn:
"Lê Đạt kể lại với tôi: Năm 1949, khi ông Trường Chinh cử anh sang làm trợ lý cả chính trị và chuyên môn cho ông Tố Hữu, ông ấy có dặn hai điều:
Thứ nhất, trình độ văn hóa của anh Lành (tức Tố Hữu) có hạn, lãnh đạo anh em văn nghệ mà trình độ thấp thì bất lợi, vậy anh phải giúp cho anh ấy nâng cao trình độ văn hoá lên.
Thứ hai, anh Lành là người tính nết arrogant, kiêu căng, hợm mình lại khinh người, mà trong văn nghệ có những cây đa cây đề như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ... tất cả họ tập trung về theo kháng chiến, thì phải khéo léo lắm, nếu làm mất lòng họ, họ bỏ về tề (252) là một thất bại lớn. Lê Đạt xử sự rất khéo, với tính kiêu căng của ông Tố Hữu thì việc gì muốn làm, anh cũng bảo là do chỉ thị của ông Trường Chinh, vì thế năm 1949, anh tổ chức được ba cuộc hội thảo quan trọng tranh luận về thơ, nhạc, kịch. Làm cho không khí văn nghệ lúc bấy giờ sống động hẳn lên, có thảo luận trong sinh hoạt hàng ngày của anh em văn nghệ. Khoảng 1952, 53, tôi có đọc mấy bài thơ ngắn của anh, như bài Lúa Bác Hồ gì đó, đăng trên báo Nhân Dân, thấy thơ anh rất mới, khác hẳn thơ tôi. Anh không làm theo vần điệu cũ, thơ anh bám sát đời sống hàng ngày, mà chữ rất mới. Tôi thấy Lê Đạt tính nết trẻ trung nhưng học vấn uyên bác. Anh làm việc trên Tuyên Huấn từ đầu, ở Tuyên Huấn có đủ loại sách báo, anh lại chịu học, chịu đọc, thơ tượng trưng, siêu thực của Pháp, anh hiểu sâu sắc lắm. Cuối năm 1954, chúng tôi gặp lại nhau ở Hà Nội. Lê Đạt còn rất trẻ (253) anh vừa ly dị cô vợ cốt cán, lấy trong cải cách ruộng đất, đang yêu Thúy Thúy trong đoàn kịch Thế Lữ. Lúc bấy giờ chúng tôi thân nhau lắm. Từ đầu năm 1955, thường hẹn nhau, khoảng bốn rưỡi, năm giờ chiều ở quán trà Phúc Châu của người Tàu, ở Hàng Giầy: Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm... ta gọi là bộ ngũ. Quán này khi có khách đến thì đem ra một cái khay, với phích nước sôi và một ấm có sẵn trà. Chúng tôi tha hồ uống, có khi pha đến nước thứ 6, thứ 7, đến nước chủ nhật, loãng toẹt ra rồi. Nhiều hôm gọi đến ấm thứ nhì, thứ ba. Bàn toàn chuyện thơ văn, khuyến khích nhau viết, Lê Đạt, Trần Dần đọc nhiều, biết nhiều lý luận về thơ, các nhà thơ hiện đại Pháp, Tử Phác nói chuyện âm nhạc mới... Thỉnh thoảng Phùng Quán cũng ghé qua nghe các ông anh nói chuyện thi ca: Thơ Đông phương, thơ Tây phương. Lê Đạt, Trần Dần, đọc nhiều, rồi họ nói lại thành ra mình học thêm được. Tiếng Pháp tôi chẳng kém gì các ông ấy nhưng tôi lười lý luận. Đọc thơ tượng trưng của Pháp, có chỗ tôi không hiểu, hỏi: Bài này nó hay ở chỗ nào? Tao dốt lắm. Thì Lê Đạt lại thân mật giảng cho tôi rất kỹ, tôi quý anh ở chỗ đó. Cuối năm 1955, lúc ấy Trần Dần, Tử Phác còn đang đi học tập cải cách ruộng đất ở Yên Viên; gần Tết, Lê Đạt bảo tôi: Mày có nhiều bài không? Tết có gởi bài cho báo nào không? Các báo thì đông lắm, nhưng thơ mới kiểu chúng mình thì chưa chắc nó đã đăng đâu, hay ta soạn ra một tập, gọi là tác phẩm mới gì đó, giao cho Thầy Bảo (tiếng lóng của chúng tôi, nghiã là in tự do, không qua kiểm duyệt). Lúc đó vẫn còn vài nhà in sách báo tư nhân như nhà xuất bản Xây Dựng, nhà Minh Đức. Tao vẫn còn giữ cái bài Nhất Định Thắng của thằng Trần Dần, mày đi thúc đẩy Văn Cao, nó còn nhiều tiềm năng lắm, chỉ có mày bằng vai vế, mới thúc đẩy được nó, tao còn nhỏ, mà lại chưa có sự nghiệp gì, nói nó mắng cho. Thì tôi nghe lời Lê Đạt đến thúc đẩy Văn Cao. Lúc ấy Văn Cao không sáng tác nhạc nữa, anh đang mê vẽ, Lê Đạt giục tôi xuống nhà anh, Văn Cao hứa: - Được, rồi tao sẽ có bài. - Liệu mấy ngày, một tuần nhé? - Ừ, được, ít nhất tao có một bài, hào hứng lên là có hai. Thế là có bài Anh có nghe chăng? của Văn Cao trong Giai Phẩm Mùa Xuân (254). _____________________
(249) Trích tiểu sử viết tay, Đường Chữ, nxb Hội Nhà Văn, 2009.
(250) Theo Hoàng Cầm là Trường Luật, nhưng học ít lâu thì trường Luật bị giải tán.
(251) Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi trong tôi - Nguyễn Đình Thi ngoài tôi, Hồi kí, Talawas.
(252) Vào thành.
(253) Năm 1954, Nguyễn Hữu Đang 41 tuổi, Hoàng Cầm 32, Văn Cao 31, Trần Dần 28, Lê Đạt 25 tuổi.
(254) Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Tue 30 Jul 2019, 12:23 | |
| - Trà Mi đã viết:
Chương 9
Nguyễn Hữu Đang (1913-2007)
● Lớp học tập dân chủ 18 ngày (8/8/56-26/8/56)
Hẳn phải do lệnh của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Đang mới được điều động đứng ra tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày. Trong ngày cuối, ông đã đọc bài tham luận "nảy lửa" chỉ trích những sai lầm của đảng Cộng Sản và của lãnh đạo văn nghệ.
Trương Tửu đánh giá bài tham luận của Nguyễn Hữu Đang: "sự việc thực là cụ thể, lời lẽ thực là tha thiết".
Hoàng Cầm cho rằng tinh thần đòi hỏi dân chủ, những thắc mắc có từ kháng chiến, tích tụ lại và bùng nổ lên trong lớp học này.
Lê Đạt kể lại: "Trong cuộc học tập này, anh em phê phán văn nghệ rất nhiều, trong đó nổi bật lên vai trò của anh Nguyễn Hữu Ðang (...) Trong buổi học tập văn nghệ đó, anh Ðang có đọc một bài tham luận rất hùng hồn về những sai lầm của lãnh đạo văn nghệ. Lúc đó Ðang có nói một câu với Nguyễn Ðình Thi -Nguyễn Ðình Thi lúc ấy là một trong những người chịu trách nhiệm tờ Văn Nghệ- Ðang nói rằng: "Thế nào tao cũng ra một tờ báo, tờ báo chưa biết tên là gì, tao thì không làm được nhưng để cho bọn Giai Phẩm Mùa Xuân nó làm".(...) tờ báo này chính là tờ Nhân Văn" (244).
Nguyễn Huy Tưởng ghi lại không khí lớp học 18 ngày:
"Nguyễn Hữu Đang nổi lên. Tiếc rằng kéo anh ta về Văn Nghệ để làm rầy rà mình. Chính người chửi mình nhất là Nguyễn Hữu Đang" (245).
Những bực mình và dằn vặt của Nguyễn Huy Tưởng, làm rõ tấm lòng và nhân cách của ông: Mặc dù không đồng ý với Nguyễn Hữu Đang, bị Đang chỉ trích nặng nề, nhưng sau này, Nguyễn Huy Tưởng là người duy nhất trong ban lãnh đạo văn nghệ đã đứng ra bênh vực NVGP, như Lê Đạt thuật lại và chính Nguyễn Huy Tưởng cũng ghi trong nhật ký: đã phản ảnh lên Trường Chinh về vụ Nhân Văn, nhưng vô hiệu.
Về lớp học 18 ngày, trên Nhân Văn số 1 ra ngày 20/9/56, Người Quan Sát tường thuật như sau:
"Trên ba trăm người tham gia học tập đã dần dần từ thảo luận nguyên tắc sáng tác chuyển sang kiểm điểm phong trào, đem lý luận đối chiếu với thực tế, liên hệ bản thân cũng có, nhưng chủ yếu là liên hệ lãnh đạo.
Mà phê bình lãnh đạo ngày nay, nhờ có ảnh hưởng của Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, thường là rất mạnh bạo chứ không còn e dè, quanh co như cái thời phục tùng mù quáng hoặc có thắc mắc thì trước mặt cả nể, kể lể sau lưng nữa. Anh chị em đã phát huy tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, đem hết nhiệt tình cách mạng ra mà nói thẳng, nói thật, nói hết. Thế là việc học tập trở nên sôi nổi, nhất là ở bước cuối thì người ta có thể nói đến một không khí bừng bừng đấu tranh, làm cho chẳng những giới văn nghệ như cựa mình một cái thực mạnh mà nhiều ngành khác ở thủ đô cũng như thấy rung động lây.
Qua những sự việc mà anh chị em phát hiện cũng như qua những ý nghĩ, tình cảm mà anh chị em bộc lộ, chúng ta đã thấy phong trào văn nghệ trong sáu bảy năm nay đã có những sai lầm nghiêm trọng về mặt lãnh đạo. Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do sáng tác đã bị vi phạm một cách có hệ thống" (246).
Bài tham luận của Nguyễn Hữu Đang đọc ngày 26/8/56 chỉ trích đường lối văn nghệ của Đảng được "cử toạ hoan hô nhiệt liệt". Qua lời tổng kết của Nguyễn Đình Thi và lời tự kiểm thảo của Tố Hữu, bộ phận lãnh đạo văn nghệ đã phải "thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng và hứa hẹn sẽ sửa chữa".
Dựa vào những biến động ở Liên Xô và Trung Quốc, vào sự đồng thuận của đông đảo trí thức văn nghệ sĩ, vào thế yếu của lãnh đạo sau chính sách Cải Cách Ruộng Đất, Nguyễn Hữu Đang, đứng ra cổ động trí thức, hướng dẫn phong trào và chủ trương báo Nhân Văn, với ý định cải tổ lại nền chính trị miền Bắc Việt Nam.
● Nhân Văn Giai Phẩm
Nguyễn Hữu Đang đã tìm đúng thời cơ: Trong nước, vị thế của Trường Chinh và đảng Cộng Sản yếu đi sau chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu. Ngoài nước, việc hạ bệ Staline ở đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô, là những lực đẩy khuynh hướng tranh đấu cho tự do dân chủ có cơ hội hành động. Nguyễn Hữu Đang, với tài tổ chức và hùng biện trong lớp học 18 ngày, đã chiếm được lòng tin của giới trí thức và văn nghệ sĩ cấp tiến.
Ông nắm lấy cơ hội, đứng ra tổ chức NVGP với những người bạn đã hoạt động trong kháng chiến: Trương Tửu, Trần Thiếu Bảo; với Lê Đạt, Hoàng Cầm đã làm Giai Phẩm Mùa Xuân. Vai trò chủ động của Nguyễn Hữu Đang trong NVGP được xác nhận từ nhiều phía:
Những người trong ban biên tập báo Nhân Văn như Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Duy đều xác nhận vai trò chủ chốt của Nguyễn Hữu Đang. Cả Trần Dần, dù không thích ông, cũng ghi trong bài "thú nhận":
"Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được. Sẽ không có tham luận với những đề nghị: gặp Trung ương, ra báo... mà cũng sẽ không có tờ Nhân Văn".
Nguyễn Hữu Đang được coi là "đầu sỏ", Mạnh Phú Tư buộc tội:
"Hắn lẩn mình và... rút lui vào bí mật. Suốt bốn số báo đầu, người ta không thấy một bài nào ký tên Nguyễn Hữu Đang! (...) Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân Văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Hắn tìm tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài nhưng lại ký tên người khác. Hắn che lấp những nguồn tài chính, những kẻ cung cấp phương tiện bằng hình thức dối trá là nêu danh những người góp tiền in báo có một nhân lên gấp mười! Hắn họp hành bí mật với một số nhà văn chống Đảng, với những người tư sản và trí thức cũng đang muốn lợi dụng thời cơ để phất lên lá cờ chính trị. Hắn luôn luôn bàn mưu, lập kế với bọn Trương Tửu v.v... Hắn có tay chân trong một hai đoàn kịch tư nhân, ở một vài cơ quan văn hoá của Nhà nước. Thông qua tờ báo Nhân Văn, hắn đã trở thành một thứ lãnh tụ của một bọn người cơ hội, có âm mưu chính trị..." (247).
Tuy ít bài ký tên thật, nhưng dấu ấn của ông không thiếu trên báo Nhân Văn:
Nguyễn Hữu Đang thực hiện những bài phỏng vấn Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Đặng Văn Ngữ về vấn đề dân chủ. Trong Nhân Văn số 1, có bài tựa đề: "Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng" ký tên XYZ. Rất ít người biết XYZ (tên gọi thành phần Cố Nông trong Cải Cách Ruộng Đất) là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh, trừ Nguyễn Hữu Đang. Trong bài này, tác giả dùng giọng của ông Hồ để "giáo huấn" cán bộ, ý giễu cợt vị chủ tịch. Bài "Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị - Trả lời bạn Nguyễn Chương và báo Nhân Dân", trên Nhân Văn số 2, ký tên Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Duy, do Nguyễn Hữu Đang viết- theo lời Trần Duy. Bài này xác định biệt tài bút chiến của Nguyễn Hữu Đang. Ông trả lời từng điểm sự buộc tội Nhân Văn của báo Đảng, với một lập luận châm biếm, sắc bén, không nhân nhượng. Bài Cần phải chính quy hơn nữa, trên Nhân Văn số 4, là bài xã luận đầu tiên ông ký tên thật. Trong bài này, ông xác định lập trường chính trị của nhóm Nhân Văn và công khai đòi tự do dân chủ, đòi thiết lập một nhà nước pháp trị. Bài "Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào? trên Nhân Văn số 5, ký tên thật, mạnh hơn nữa, ông đòi tự do dân chủ phải được thể hiện trên hiến pháp và trên thực tế, đòi quyền sống tự do của con người trong một chính thể dân chủ, một nhà nước pháp quyền. Ba mươi chín năm sau, Nguyễn Hữu Đang tuyên bố trên RFI:
"Thực chất phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, nếu đứng về mặt chính trị, thì đó là một cuộc đấu tranh của một số người trí thức, văn nghệ sĩ và một số đảng viên về chính trị nữa, là chống -không phải chống Đảng Cộng Sản đâu, mà đấy là chống- cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao Trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng -nói là chuyên chính thì chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm. Nó gay gắt ghê lắm! Ðảng Cộng Sản đã phạm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi thì Chỉnh huấn, Chấn chỉnh tổ chức, Ðăng ký hộ khẩu v.v... Tất cả những cái đó đều do những cái quá tả, từ phương Bắc nó xâm nhập vào, chứ không phải chờ đến bây giờ nó mới đem cái tả khuynh hữu trí vào nước Việt Nam. Cái thời mà cụ Hồ chưa về nước và ông Trần Phú làm Tổng bí thư, thì làm cái cuộc gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, đưa ra cái khẩu hiện rất quái gở tức là "Trí, phú, địa, hào đánh tận gốc, trốc tận rễ". Nó quá tả như thế thì còn làm sao giành được độc lập! Như thế là chia rẽ dân tộc. Lúc bấy giờ chúng tôi cũng cảnh giác, chúng tôi theo đảng Cộng Sản nhưng chống chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Nhưng rất tiếc là lúc bấy giờ, thế lực của Liên Xô rất mạnh, áp lực của Trung Quốc cũng rất mạnh cho nên cuộc đối thoại ấy không có kết quả" (248).
Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ 16 tuổi, hiểu rõ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đã đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của mình.
Khi được giao phó trách nhiệm tổ chức văn nghệ sĩ trí thức toàn quốc đi theo kháng chiến, ông đã làm.
Khi được giao phó trách nhiệm tổ chức thanh niên xung phong chống Pháp, ông đã làm.
Làm trong tư thế của một người yêu nước, tự do.
Chính trong tư thế tự do ấy, ông đã đứng lên lãnh đạo NVGP, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.
Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả còn kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn còn chưa tự nhận diện, để đòi hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.
_____________________
(244) Lê Đạt trả lời phỏng vấn RFI.
(245) Nhật ký NHT ngày 21/8/56.
(246) Trích bài Chuẩn bị Đại Hội Văn nghệ Toàn quốc - Một đợt học tập và đấu tranh của giới văn nghệ, Nhân Văn số 1, ra ngày 20/9/56.
(247) Mạnh Phú Tư, Báo Độc Lập, số 356, ra ngày 24/4/1958, BNVGPTTADL in lại, trang 49-50.
(248) Nguyễn Hữu Đang, trả lời phỏng vấn RFI tháng 9/1995.
Bị Tàu đô hộ còn tệ hơn Tây!_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Thu 01 Aug 2019, 08:33 | |
| Chương 10
Lê Đạt (1929-2008)
Lời Hoàng Cầm trong băng ghi âm, cho thấy sinh hoạt vô tư và tự do của nhóm Giai Phẩm Mùa Xuân lúc ấy, cùng sự hình thành cuốn giai phẩm đầu tiên và vai trò của Lê Đạt.
Việc Lê Đạt và Nguyễn Hữu Đang hoạt động trong báo Văn Nghệ, đã được đề cập trong chương trước, ở đây chỉ nhắc lại lời Hoàng Cầm: "Anh Lê Đạt lúc đó làm bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, anh là người của Tuyên Huấn gửi sang như một nhân viên nhưng thực sự là để lãnh đạo tờ báo vì anh ấy là bí thư chi bộ" (255).
Vậy Lê Đạt và Nguyễn Hữu Đang dường như đã bàn tính với nhau từ trước, nắm báo Văn Nghệ. Cùng thời điểm đó, bên quân đội, Tử Phác và Trần Dần nắm tờ Văn Học Nghệ Thuật. Hai tờ báo này sẽ "thao túng" dư luận văn học qua vụ phê bình Vượt Côn Đảo của Phùng Quán và Việt Bắc của Tố Hữu.
Trong bài "thú nhận", Lê Đạt có câu:
"Đảng đối với tôi có rất nhiều ân huệ, kéo tôi ra khỏi bàn tay phản động của bọn Quốc Dân Đảng, cho tôi công tác gần các đồng chí lãnh tụ" (256).
Như vậy, có thể tạm sắp xếp lại tiểu sử Lê Đạt, giai đoạn kháng chiến như sau: Năm 1945, 16 tuổi, còn học trường Bưởi, Lê Đạt chưa theo Việt Minh, lúc đó ông đang chịu ảnh hưởng Tự Lực văn đoàn, mẫu người lý tưởng đương nhiên là Dũng (trong Đoạn tuyệt và Đôi bạn) của Nhất Linh, tâm cảm Lê Đạt thời trẻ rất lãng mạn:
Yên Bái dăm cô gái lỡ thì thổn thức Nhất Linh tay Loan Dũng lên ô kính bụi
Sau này, Lê Đạt hết sức chống lại cái lãng mạn của Tự Lực văn đoàn, có lẽ cũng là cách chôn "lỗi lầm tuổi trẻ". Lê Đạt theo Quốc Dân Đảng trong bao lâu? Có thể từ rất trẻ, theo cha, bài Cha tôi, có những câu thơ úp mở:
Ngày nhỏ cha tôi dẫn đầu lũ trẻ chăn trâu Phát ngọn cờ lau vào rừng Na Lương đánh trận Mơ làm Đề Thám...
Bởi thời ấy, chống Pháp, chỉ có vài con đường: Việt Minh hoặc Quốc Dân Đảng. Nếu theo Việt Minh, đã là chính nghĩa, có thể nói công khai. Vậy chắc Quốc Dân Đảng.
Từ 1945 đến 47 (16 đến 18 tuổi), tiểu sử chính thức ghi là theo cách mạng, rồi theo kháng chiến. Vậy tạm hiểu: theo cách mạng là thời theo Quốc Dân Đảng; đến 1947, mới theo kháng chiến, tức là mới "giác ngộ" Việt Minh.
Hoàng Cầm trong băng ghi âm cho biết nhiều thông tin về Lê Đạt, chưa thấy ghi ở đâu, có lẽ do chính Lê Đạt kể:
"Lê Đạt và Đặng Đình Hưng, lúc đầu đi kháng chiến cũng là đi lang thang như vợ chồng Hoàng Cầm thôi, tức là chưa biết tạt vào đâu để móc nối với kháng chiến. Bộ đội thì bí mật, họ lại ăn mặc như người dân, rất khó phân biệt. Hai anh đi lang thang thì gặp một người quen với anh Hưng, làm trưởng ty văn hoá Vĩnh Yên, sau này là Vĩnh Phúc. Anh trưởng ty vớ được hai ông sinh viên trường Luật, lại giỏi, thích quá. Một hôm ông Trường Chinh đi công tác, đêm về ngủ tại cơ quan, anh trưởng ty khoe: Báo cáo anh, em có hai người giúp việc giỏi lắm. Ông Trường Chinh cho gọi họ lên nói chuyện, rồi trò chuyện cả đêm về công tác tuyên truyền, văn hoá. Sáng sau, ông Trường Chinh dặn anh trưởng ty: Cậu thu xếp ngay cho hai anh này lên làm việc với tôi trên Tuyên Huấn Trung Ương. Ông Trường Chinh lúc bấy giờ (1947) làm tổng bí thư, chọn hai người làm thư ký riêng, là Đặng Đình Hưng và Lê Đạt. Ông ấy muốn huấn luyện cả hai thành lý thuyết gia của đảng Cộng Sản" (257).
Như vậy, Lê Đạt gia nhập Việt Minh lúc 18 tuổi, vì có tài, được tuyển ngay vào Tuyên Huấn Trung Ương, làm bí thư cho Trường Chinh cùng với Đặng Đình Hưng (cháu họ Trường Chinh), nhạc sĩ, nhà thơ, nhà trí thức có tầm vóc.
Trường Chinh quả biết dùng người: ông chọn phụ tá Lê Đạt và Đặng Đình Hưng, sau này sẽ trở thành những nhà thơ tiên phong cho thi ca hiện đại Việt Nam, tiếc rằng ông lại không tính đến cái tự do của họ.
Vẫn theo Hoàng Cầm, 1949, khi Tố Hữu phụ trách toàn bộ văn nghệ kháng chiến, Trường Chinh cử Lê Đạt sang làm trợ lý cho Tố Hữu, thực chất là dạy văn hoá và sửa đổi tính tình Tố Hữu. Như vậy, cấp lãnh đạo -Hồ Chí Minh hay Trường Chinh- đã thấy ở Lê Đạt, ngoài khả năng văn hoá, còn có khả năng chiến lược và chính trị cao hơn Tố Hữu. Khi chuyển Lê Đạt sang làm bí thư chi bộ báo Văn Nghệ, 1954, trung ương lại một lần nữa xác định "lòng tin" vào Lê Đạt.
Những dữ kiện trên đây giải thích tại sao Lê Đạt thấy mình vững hơn Nguyễn Hữu Đang, khi làm báo Nhân Văn. Thực chất Lê Đạt khôn khéo và mềm dẻo hơn Nguyễn Hữu Đang, lại là "thầy" của Tố Hữu, cho nên trong vụ thanh trừng Giai Phẩm Mùa Xuân, tuy Lê Đạt chủ xướng, nhưng Tố Hữu vẫn còn nể Lê Đạt, chũi cả mũi dùi vào Trần Dần; cũng như ở Thái Hà ấp, Tố Hữu đã có một thái độ tương đối mềm mỏng với Lê Đạt.
Lê Đạt thân thiết, kính trọng Thụy An và Phan Khôi, bởi cả ba đều đã từng hoạt động hoặc có cảm tình với Quốc Dân Đảng. Lê Đạt tranh đấu trên hai mặt: Về chính trị, chống chính sách đảng trị, đòi hỏi tự do dân chủ và về văn nghệ, chủ trương đổi mới thơ ca.
_____________________
(255) Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện vói bạn bè.
(256) Lê Đạt, Những lời thú nhận bước đầu, Văn Nghệ số 12, tháng 5/58, trang 80.
(257) Theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện vói bạn bè.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Thu 08 Aug 2019, 08:06 | |
| Chương 10
Lê Đạt (1929-2008)
● Đổi mới thi ca
Thất bại trong đấu tranh chính trị, nhưng Lê Đạt thành công trong việc đổi mới thi ca. Sau hơn 30 năm cấm in, Lê Đạt được "phục hồi" năm 1988. Tập Bóng chữ (258) tác phẩm đầu tiên xác định ông như một nhà thơ lớn, cùng với Thanh Tâm Tuyền, Đặng Đình Hưng, Trần Dần, bốn nhà thơ mới, đã xây dựng nền thơ Việt Nam hiện đại. Tiếp đến tập truyện ngắn Hèn đại nhân (Phụ Nữ, 1994), thơ Ngó lời (Văn Học, 1997), Từ tình Epphen (Tạp Chí Thơ, California, 1998), tập truyện ngắn Mi là người bình thường (Phụ Nữ, 2007), Thơ và đoản ngôn U75 từ tình (Phụ Nữ, 2007), và Tuyển tập Đường chữ (Hội Nhà Văn và Bách Việt, 2009) in sau khi ông mất.
Chủ trương đổi mới thi ca của Lê Đạt bắt đầu từ năm nào? Chắc từ trong kháng chiến. Hiện nay, tập Tỉnh mẹ (in trong Đường chữ) là chứng từ đầu tiên, chưa rõ năm nào. Hoàng Cầm cho biết: sau Giai Phẩm Mùa Xuân, Lê Đạt làm thơ về quê hương. Đến năm 1959, Đặng Đình Hưng viết được tập Cửa ô (259), tôi viết Về Kinh Bắc, Trần Dần viết Cổng tỉnh, Lê Đạt làm một số thơ về vùng Yên Bái. Vậy tạm coi Tỉnh mẹ, làm trong khoảng 1955- 1959.
Một sự kiện ít người biết đến: Lê Đạt tổ chức cuộc tranh luận về thơ năm 1949, là để bênh vực thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, đang bị phe thủ cựu Tố Hữu đánh. Hoàng Cầm viết:
"Đầu năm 1949, anh Lê Đạt, phái viên của Tổng bí thư Trường Chinh từ ban tuyên huấn được cử sang Hội Văn Nghệ làm trợ lý cho ông Tố Hữu. Vốn là một anh sinh viên rất trẻ, rất sôi nổi, vừa đặt chân đến Hội, Lê Đạt đã làm thân với các bậc cha chú như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Nguyễn Xuân Khoát. (...) Lê Đạt khởi xướng ra cuộc tranh luận về một đề tài mới mẻ và có vẻ hấp dẫn lắm: Vấn đề thơ không vần của Nguyễn Đình Thi (...) Anh Nhị Ca (...) nói: "Tiếc quá! Cậu không dự hôm ấy, giá có cậu thì có lẽ cũng góp được nhiều ý kiến bênh vực cho cái gọi là thơ không vần. Đằng này chỉ có tớ với Lê Đạt thêm một thằng Lưu Quang Thuận. Và anh Bửu Tiến. Cũng may có thêm bác Phan Khôi. Ông già này lại bênh rất hùng hồn, mày ạ. Còn một tá những ông già khác không chịu nói gì, hoặc có nói lại về hùa với ông Lành (260). Anh Thi đâm ra yếu thế, sau cứ đành giơ sườn ra cho các ông ấy thụi. Thành thử, cái loại thơ tự do không vần bị ăn một trận đòn đếch cãi vào đâu được" (261).
Lê Đạt cũng nói: "Thời kháng chiến, tôi và Nguyễn Đình Thi mới đầu chịu ảnh hưởng Eluard và tôi cũng làm thơ không vần như anh Thi. Tôi trọ ở nhà Eluard không lâu. Một thời gian dài tôi và Trần Dần chịu ảnh hưởng của Maïakovski rất đậm" (262).
Như vậy, Lê Đạt cùng trường phái thơ không vần với Nguyễn Đình Thi từ 1948.
● Đem bục công an đặt giữa tim người
Bài thơ Nhân câu chuyện mấy người tự tử, gây sóng gió suốt thời kỳ NVGP, tiêu biểu sức phản kháng mãnh liệt của nhà thơ đối với chế độ độc tài, ngăn cấm tự do luyến ái, can thiệp vào đời tư của con người, khởi đi từ những sự kiện có thật trong đời Lê Đạt:
Lê Đạt kết duyên với cô Nguyện, một cốt cán trong Cải cách ruộng đất, nhưng họ không hợp nhau, chỉ sống chung một thời gian ngắn rồi hai bên thoả thuận ly dị. Thời gian sau, Lê Đạt yêu Thúy Thúy (Nguyễn Thị Thúy), nghệ sĩ đang lên của đoàn Kịch Trung Ương. Năm 1956, hai người sống chung. Việc "bỏ người vợ cốt cán" để lấy vợ nghệ sĩ, đã gây cho Lê Đạt và Thúy Thúy, không ít khó khăn, cả hai đều bị kiểm thảo, Trần Dần ghi trong nhật ký những ngày từ 23 đến 27/9/1955 như sau:
"Phê phán Lê Đạt: Đồng chí định bỏ vợ lấy Thúy là bỏ cục vàng lấy cục đất. Còn gì quý hơn là người làm việc cho Đảng? Đi CCRĐ (263) bao nhiêu đợt rồi. Thành phần nông dân cốt cán. Đồng chí còn muốn gì? Không yêu nhân dân thì yêu ai? Chỉ có kẻ thù mới không yêu nhân dân thôi chứ! Kể xấu Thuý. Con lính đế quốc. Nhăng nhít nọ kia bao nhiêu vụ rồi. Tôi không thể đồng ý đề nghị của đồng chí. Không bao giờ Đảng đồng ý những cái sai. Đồng chí lắm lý luận lắm, đao to búa lớn, vợ đồng chí hiền lành, đồng chí có đem lý luận đàn áp, dù vợ đồng chí có bằng lòng ly dị, Đảng cũng không đồng ý vì biết chắc chắn rằng đó chỉ là vì bị đồng chí đàn áp, bằng lòng mồm chứ không bằng lòng thực" (264).
Trần Dần cung cấp một số thông tin đáng quý: Cô Nguyện là thành phần cốt cán, có lẽ đã được Đảng "gả" cho Lê Đạt. Cô Nguyện bằng lòng ly dị (trên thực tế cô Nguyện đứng đơn xin ly dị). Vì vậy, Đảng răn đe: "dù vợ đồng chí có bằng lòng ly dị, Đảng cũng không đồng ý".
Nhưng không chỉ có mình Lê Đạt, mà Hoàng Cầm, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Trần Đức Thảo, Hoàng Yến,... đều bị Đảng xen vào đời tư, ngăn cấm tự do luyến ái, hoặc phá vỡ hạnh phúc gia đình. _____________________
(258) nxb Hội Nhà Văn, 1994.
(259) Theo Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng (1924-1990) để lại 6 tập thơ, phần lớn chưa xuất bản. Chúng tôi chỉ thấy Bến lạ (1991) và Ô mai (1991) và đã giới thiệu hai tác phẩm khai phá này trong cuốn Cấu Trúc Thơ, Văn Nghệ, 1995.
(260) Tức Tố Hữu.
(261) Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi trong tôi - Nguyễn Đình Thi ngoài tôi, Hồi kí, Talawas.
(262) Nghe Lê Đạt kể chuyện mình, Phạm Tường Vân phỏng vấn tháng 1/2003, BBC Việt Ngữ 6/5/2008.
(263) Cải Cách Ruộng Đất.
(264) Trần Dần ghi, Phạm Thị Hoài biên soạn, Văn Nghệ Cali, 2001, trang 87.
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Thu 08 Aug 2019, 15:00 | |
| - Trà Mi đã viết:
Chương 10
Lê Đạt (1929-2008)
"Phê phán Lê Đạt: Đồng chí định bỏ vợ lấy Thúy là bỏ cục vàng lấy cục đất. Còn gì quý hơn là người làm việc cho Đảng? Đi CCRĐ (263) bao nhiêu đợt rồi. Thành phần nông dân cốt cán. Đồng chí còn muốn gì? Không yêu nhân dân thì yêu ai? Chỉ có kẻ thù mới không yêu nhân dân thôi chứ! ..., dù vợ đồng chí có bằng lòng ly dị, Đảng cũng không đồng ý ..." (264).
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Fri 09 Aug 2019, 10:25 | |
| Chương 10
Lê Đạt (1929-2008) ♦ Hoàng Cầm
Hoàng Cầm kể:
"Tôi gặp bà Hoàng Yến lần đầu vào khoảng tháng giêng năm 1945, lúc đó bà ấy đã nhận lời đóng vai Kiều Loan và đã tập được 4, 5 buổi, không hiểu sao ông chồng cũ của bà ấy lại đổi ý, không cho tập tiếp. Chín năm sau, khi đi kháng chiến về, tôi gặp lại ở Hà Nội, thì ông chồng đã chết cách đấy hai năm. Trông bề ngoài có vẻ quý tộc, đài các, còn đẹp lắm, tuy bên trong cuộc sống rất cực khổ, vì ông chồng bị phá sản, tự tử chết đi để lại toàn nợ nần. Gặp bà ấy, trong tôi nổi lên một sự thương cảm lạ lùng và quyết định xây dựng với bà ấy. Lúc đầu chỉ đi chơi với nhau, tối tôi về doanh trại.
Từ tháng 3, tháng 4/1955, tôi ăn ở với bà Hoàng Yến, tuy không tổ chức cưới xin gì, cứ độ mấy ngày tôi ra ngủ ở 43 Lý Quốc Sư một tối, sáng lại về trại. Tôi là trưởng đoàn văn công nên có thẻ đỏ, đi về lúc nào cũng được. Lúc ấy cũng là lúc tôi tham gia kiến nghị đòi hủy bỏ vai trò chính trị viên trong quân đội, trả văn nghệ về cho văn nghệ của Trần Dần, Tử Phác.
Đến khoảng tháng 4/1955, một hôm tôi nhận được giấy triệu tập của Cục Tổ Chức, thuộc Tổng Cục Chính Trị, yêu cầu đồng chí Hoàng Cầm phải có mặt đúng 9 giờ sáng ngày... có việc cần. Giấy ký tên Thành, Lê Thành gì đó, cục phó Cục Tổ Chức. Tôi lên. Thấy hắn tỏ ra rất oai, mình chào nó không chào lại. Tôi tự kéo ghế ngồi, bảo đã nhận được cái giấy anh triệu tập, xin anh cho biết việc gì? Bằng một giọng lạnh lùng, hách dịch, hắn bảo: "Ít lâu nay, chúng tôi được báo cáo anh có quan hệ với một người đàn bà tư sản ở ngoài phố. Tôi gọi anh lên đây báo cho anh biết kể từ hôm nay, anh phải cắt đứt ngay quan hệ với người đàn bà đó, nếu không, anh sẽ bị thi hành kỷ luật rất nặng".
Thế là mình biết rõ ý định của nó rồi, nó đưa ra cái đường lối của Đảng là không quan hệ với giai cấp tư sản vì đó là kẻ thù. Nhưng cái bà Lê Hoàng Yến mà nó gọi là tư sản thì vừa chua chát vừa buồn cười, hay tại cái dáng đẹp đài các của bà ta? Người đàn bà ấy phải nuôi một đàn con 6 đứa, đứa lớn nhất 11 tuổi, với một mẹ già, một quả trứng không có mà ăn, chỉ toàn ăn rau muống với dưa, lương y tá công nhật hạng bét, 100 đồng, làm ở bệnh viện Việt Đức.
Tôi bèn xích cái ghế lại gần hắn, hỏi: "Anh Thành à, anh cho tôi biết thế nào là tư sản?" Thế là nó thấy mình vặn lý, nó đập bàn quát: "Này, tôi không lý luận gì với anh nhá! Chính sách tiếp quản thủ đô anh đã học hết rồi! Tôi gọi anh lên đây để cảnh cáo anh. Anh cứ liệu hồn đấy". Thế là tôi lấy chân gạt cái ghế ra, đứng dậy đi phắt ra cửa, đóng sầm một cái, rồi ra về. Tôi viết ngay một cái thư xin giải ngũ hoặc chuyển ngành sang Hội Văn Nghệ, gửi đủ bốn ông: đồng chí tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đồng chí chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Nguyễn Chí Thanh, đồng chí trưởng Ban Tuyên Huấn Lê Quang Đạo, đồng chí phó Ban Tuyên Huấn Võ Hồng Cương.
Viết xong tôi đưa cho ông Võ Hồng Cương xem trước, ông trố mắt hỏi: Tại sao anh lại làm cái này nhỉ? Tôi trả lời đại ý: "Tôi đi bộ đội cũng tám năm rồi, mà trong quân đội tôi đã làm trọn nghĩa vụ, thì bây giờ hoà bình, tôi xin chuyển ngành hoặc giải ngũ". Anh Cương nói: "Trong quân đội anh được mọi người rất yêu mến, nhất là anh Giáp rồi anh Thanh đấy, cái đơn anh xin giải ngũ thật vô lý". Tôi bắt buộc phải kể lại câu chuyện sáng nay: "Anh Thành bên Cục Tổ Chức triệu tập tôi, cảnh cáo tôi có quan hệ với một người phụ nữ ngoài phố, cái đó tôi không chối, nhưng lại nói là quan hệ bất chính với một người đàn bà tư sản, phải cắt đứt ngay. Tôi chỉ hỏi thế nào là tư sản thì anh ấy đập bàn đập ghế với tôi, thì anh bảo tôi còn ở lại quân đội sao được. Anh là cục phó Cục Tuyên Huấn, nhưng Cục Tổ Chức vẫn nắm sinh mệnh của anh vì họ nắm lý lịch của anh. Tôi là nghệ sĩ, tôi quen sống tự do, mà lại phải ở dưới quyền một người như thế thì làm sao tôi chịu được". Anh Cương hơi lúng túng: "Cái này là bệnh ấu trĩ, chứ anh Thành làm sao có thể thi hành kỷ luật anh về chuyện ấy được!" "Người ta là cục phó Cục Tổ Chức mà người ta nói như thế thì người ta thừa sức kỷ luật tôi về việc hủ hoá, đạo đức không tốt, có quan hệ với tư sản, kẻ thù của cách mạng". Nhưng anh Cương nhất quyết từ chối. Thế là lá đơn tôi xin giải ngũ cứ nằm chờ, từ tháng 5 đến tháng 11, tôi nhất định không đổi ý, mà các anh, anh Giáp, anh Thanh, anh Cương, đều muốn giữ tôi lại. Nhưng tôi biết mình là người sống buông thả, lãng mạn về chuyện phụ nữ, mình biết bệnh của mình, không thể ép vào cái kỷ luật ấy được. Trong kháng chiến đã ba lần tôi từ chối vào đảng, chỉ vì nghe đọc cái kỷ luật của đảng viên, là tôi đã ngại rồi. Sau cùng tôi nghĩ chỉ còn cách nhờ ông Tố Hữu. Tố Hữu lúc bấy giờ đối với tôi chỉ có vụ phê bình thơ Việt Bắc, đối với ông ấy thì cũng nặng nề đấy, nhưng cũng chưa tan vỡ lắm, ông ấy vẫn có phần nể mình. Tôi mới viết thư cho ông Tố Hữu, muốn xin sang làm việc bên Hội Văn Nghệ, nghiã là xin chuyển ngành thôi, chứ không xin giải ngũ nữa. Tố Hữu viết thư cho ông Lê Quang Đạo, mọi việc được giải quyết ngay. Ngày 8/11/1955 tôi ra khỏi quân đội. Về Hội Văn Nghệ, thì được ông Hoài Thanh phân sang làm việc ở nhà xuất bản Văn Nghệ với Tô Hoài và Kim Lân.
Lúc đó là tháng 1/1956.
♦ Trần Dần
Hoàng Cầm kể:
Từ cuối năm 1954, Trần Dần yêu một người phụ nữ. Một hôm đi xem chiếu bóng với Cao Nhuệ, tình cờ hai anh gặp hai cô gái có dáng đi uyển chuyển, bèn lân la làm quen, rồi rất nhanh anh Dần có cuộc tình với cô Khuê. Hẹn với cô Khuê, thì anh ấy, hoặc mượn thẻ đỏ của tôi để ra trại, hoặc trèo tường ở chỗ đầu Lý Nam Đế. Lúc bấy giờ, trong quân đội có tin đồn rất ghê: Vì cô Khuê theo đạo Cơ Đốc, lại là con nuôi ông tổng giám mục, tên là Douley (?) gì đó, nên nó tung tin cô Khuê được gài lại làm gián điệp, mà gián điệp thì trước tiên nó xông vào quân đội, và như thế là Trần Dần mắc cạm bẫy gián điệp. Tôi mới hỏi ông Võ Hồng Cương: "Có gì mà bảo cô ấy là gián điệp hở anh?" Ông Cương rất lành và thật thà, ông ấy bảo: "Cái này là bên Cục Tổ Chức và Cục Bảo Vệ, bao giờ người ta cũng theo dõi tất cả hành động của cán bộ khi mới về tiếp quản, tôi cũng chẳng biết thế nào, nhưng anh là bạn thân của anh ấy, anh bảo anh ấy thôi đi, chuyện này nó phiền phức quá, mà tôi thì không muốn làm cái gì nặng nề với anh ấy". Nhưng cái dư luận ấy càng ngày càng tăng, bởi vì Trần Dần và Tử Phác còn đưa ra cái Đề nghị cải tổ, mà họ cho hai anh là chính, Hoàng Cầm không sâu sắc gì, chỉ a dua thôi, không phải chủ mưu. Thế là họ mở cái lớp đấu tranh nội bộ chống Trần Dần Tử Phác, ông Võ Hồng Cương phải chịu trách nhiệm, học tập tình hình trong Cục Tuyên Huấn, có biểu hiện không tốt, học tập để đấu tranh chống tư tưởng tư sản của Trần Dần. Sau đó, Trần Dần và Tử Phác bị kỷ luật hai tháng (265), bị giam trong hai cái phòng, để viết kiểm điểm, tối họ khoá cửa để anh ấy khỏi trèo tường ra ngoài. Hoàng Cầm thì được ở Liễu Giai với đoàn văn công và không bị truy tố gì cả, mặc dầu có tham gia bản kiến nghị. Độ mấy ngày viết xong kiểm điểm, thì anh ấy làm thơ. Anh Dần có bài thơ nhớ cô Khuê hay lắm. Cũng trong thời gian đó Trần Dần viết bài thơ dài Nhất Định Thắng.
♦ Tử Phác
Về trường hợp nhạc sĩ Tử Phác, Hoàng Cầm kể:
Tử Phác là con nhà tư sản, sau 1954, về Hà Nội, anh vẫn giữ nếp sống tư sản, về ở nhà riêng, phố Hàng Giấy, trước cửa chợ Đồng Xuân, nhà to lắm. Anh có bà vợ chính thức là cô Nghĩa, dạy piano, violon, ở trường nhà nước. Tử Phác làm trưởng phòng Văn Nghệ Quân đội, vì dan díu với một cô diễn viên, nên bị mất chức. Tử Phác, Trần Dần và tôi, đều bực mình về việc văn nghệ sĩ bị trói buộc trong cái kỷ luật nghiệt ngã, nên bàn nhau làm cái kiến nghị lên ông Nguyễn Chí Thanh để cải tiến lãnh đạo văn nghệ.
Tử Phác bị đánh không phải vì chuyện tình duyên mà vì thái độ của anh: Anh luôn luôn chống lại những giáo điều. Khi cán bộ lên lớp dạy dỗ mọi người thì Tử Phác cứ khinh khỉnh, quay mặt đi, không thèm nghe, ngồi quấn thuốc lá hút. Vì thái độ kiêu kỳ, khinh cấp trên, nên Tử Phác bị ghét, bị coi là đồng loã với Trần Dần chống Đảng, bị bắt hai lần cùng với Trần Dần (266).
Ngoài thái độ kiêu kỳ, Tử Phác còn là thư ký toà soạn báo Sinh Hoạt Văn Nghệ của quân đội. Ông bị liệt vào tội cùng Trần Dần tổ chức hội họp soạn bản Dự thảo và chiến dịch chống Đảng trên báo Sinh Hoạt Văn Nghệ.
♦ Đặng Đình Hưng
Hoàng Cầm kể:
"Năm 1952, Đặng Đình Hưng nhận chỉ thị của ông Trường Chinh đứng ra thành lập Đoàn Văn Công Nhân Dân Trung Ương, anh làm đoàn trưởng kiêm chính trị viên. Bà Kim Thoa vợ anh Hưng đã về Hà Nội từ trước 1952. Cũng năm ấy, bà Thái Thị Liên, nữ dương cầm nổi tiếng, ở Pháp, được ông Pham Văn Đồng mời về nước. Bà Liên là vợ goá của ông Trần Ngọc Danh, em ruột ông Trần Phú. Đón bà Liên về, ông Đồng đưa lên sinh hoạt ở Đoàn Văn Công Trung Ương của Đặng Đình Hưng. Chẳng bao lâu hai người yêu nhau. Lúc ấy, bà Thoa đã về Hà Nội và người ta chưa biết cuộc chiến khi nào kết thúc. Việc đến tai Tố Hữu, nếu là người khác, thì đã bị ông quác lên ngay, nhưng ông Hưng thì ông Tố Hữu không dám, vì là bí thư và cháu họ của ông Trường Chinh. Sau 1954, ông Hưng thuê nhà phố Hai Bà Trưng ở với bà Liên (267), nhưng cũng không bỏ hẳn bà Thoa. Rồi có chuyện bà Thoa kiện lên ông Trường Chinh, ông này giao cho ông Tố Hữu giải quyết.
Một hôm, khoảng 8 giờ tối, bà Liên đi vắng, chúng tôi đang ngồi uống rượu với ông Hưng thì ông Tố Hữu sai liên lạc xuống nói với ông Hưng: Anh Tố Hữu mời anh lên nói chuyện. Ông Hưng bảo tôi: Thằng đó gọi tao làm gì, tao đâu có quan hệ gì với nó, ban ngày thì là việc hành chánh, ban đêm tao đéo đi! Tôi can: Hưng ơi, dù sao cậu cũng là đảng viên, đoàn trưởng đoàn văn công, thì vẫn ở dưới quyền Tố Hữu, mà người ta mời lên chứ có gọi đâu! Tôi kích lên như thế thì ông ấy mới đi. Độ một tiếng sau, thấy trở về, mặt lầm lầm lì lì, chẳng nói chẳng rằng, ngồi xuống uống rượu tiếp. Một lúc tôi mới hỏi: Có việc gì quan trọng không? Thế là Hưng cáu: Mẹ nó đập bàn với tao, thì tao đập lại. Nó bảo: Anh không cắt đứt với bà Liên thì anh coi chừng cái sinh mạng chính trị của anh. Tao bảo: Tôi không có lỗi gì với Đảng hết, việc làm tôi không sai phạm gì hết. Việc bà Liên và bà vợ tôi là chuyện riêng của tôi, Đảng không có quyền can thiệp. Thế là nó đập bàn: Anh coi chừng cái sinh mạng chính trị của anh. Tao cũng đập bàn: Tôi chả coi anh ra cái thá gì cả, anh không là cái thá gì mà anh dọa tôi!
Thế là ngày hôm sau Tố Hữu chỉ thị cho Nguyễn Xuân Khoát, tổ trưởng đảng bên âm nhạc, kiểm điểm Đặng Đình Hưng, bắt nhận lỗi hủ hoá với bà Liên. Ông Khoát nhận chỉ thị thì phải làm chứ ông biết thừa tính ông Hưng. Ông Khoát tổ chức ba buổi, hỏi ý kiến anh Hưng nghĩ thế nào về việc bà Liên, ông Hưng trả lời dứt khoát: Tôi không có lỗi gì hết mà phải kiểm điểm. Việc tôi với bà Liên là việc riêng, Đảng không có quyền can thiệp.
Sau ba ngày kiểm điểm kết quả zéro, đến ngày thứ tư Tố Hữu ra lệnh khai trừ khỏi Đảng và cất chức đoàn trưởng, Thế Lữ lên thay. Việc này hoàn toàn không dính dáng gì đến NVGP, bởi vì Đặng Đình Hưng không viết bài cho NVGP, chuyện gia đình anh Hưng là chuyện riêng, nhưng người ta kéo vào NVGP, bởi vì cái gì cưỡng lại chỉ thị của Đảng, chống lại Tố Hữu thì bị quy là NVGP" (268).
Hai nhạc sĩ Đặng Đình Hưng và Tử Phác hầu như không đóng góp bài vở cho NVGP -Tử Phác chỉ viết một bài nghiên cứu âm nhạc- nhưng vẫn bị thanh trừng nặng nề vì Đặng Đình Hưng được coi là đệ nhất quân sư. Tử Phác, thư ký toà soạn báo Văn Học Nghệ Thuật, là đệ nhị quân sư, đã cùng Trần Dần chủ mưu chống Đảng. _____________________
(265) Thực ra là ba tháng.
(266) Theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
(267) Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn, con của hai người sinh năm 1957. (268) Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Sat 10 Aug 2019, 12:41 | |
| - Trà Mi đã viết:
Chương 10
Lê Đạt (1929-2008)
♦ Đặng Đình Hưng
Hoàng Cầm kể:
"Năm 1952, Đặng Đình Hưng nhận chỉ thị của ông Trường Chinh đứng ra thành lập Đoàn Văn Công Nhân Dân Trung Ương, anh làm đoàn trưởng kiêm chính trị viên. Bà Kim Thoa vợ anh Hưng đã về Hà Nội từ trước 1952. Cũng năm ấy, bà Thái Thị Liên, nữ dương cầm nổi tiếng, ở Pháp, được ông Pham Văn Đồng mời về nước. Bà Liên là vợ goá của ông Trần Ngọc Danh, em ruột ông Trần Phú. Đón bà Liên về, ông Đồng đưa lên sinh hoạt ở Đoàn Văn Công Trung Ương của Đặng Đình Hưng. Chẳng bao lâu hai người yêu nhau. Lúc ấy, bà Thoa đã về Hà Nội và người ta chưa biết cuộc chiến khi nào kết thúc. Việc đến tai Tố Hữu, nếu là người khác, thì đã bị ông quác lên ngay, nhưng ông Hưng thì ông Tố Hữu không dám, vì là bí thư và cháu họ của ông Trường Chinh. Sau 1954, ông Hưng thuê nhà phố Hai Bà Trưng ở với bà Liên (267), nhưng cũng không bỏ hẳn bà Thoa. Rồi có chuyện bà Thoa kiện lên ông Trường Chinh, ông này giao cho ông Tố Hữu giải quyết.
Một hôm, khoảng 8 giờ tối, bà Liên đi vắng, chúng tôi đang ngồi uống rượu với ông Hưng thì ông Tố Hữu sai liên lạc xuống nói với ông Hưng: Anh Tố Hữu mời anh lên nói chuyện. Ông Hưng bảo tôi: Thằng đó gọi tao làm gì, tao đâu có quan hệ gì với nó, ban ngày thì là việc hành chánh, ban đêm tao đéo đi! Tôi can: Hưng ơi, dù sao cậu cũng là đảng viên, đoàn trưởng đoàn văn công, thì vẫn ở dưới quyền Tố Hữu, mà người ta mời lên chứ có gọi đâu! Tôi kích lên như thế thì ông ấy mới đi. Độ một tiếng sau, thấy trở về, mặt lầm lầm lì lì, chẳng nói chẳng rằng, ngồi xuống uống rượu tiếp. Một lúc tôi mới hỏi: Có việc gì quan trọng không? Thế là Hưng cáu: Mẹ nó đập bàn với tao, thì tao đập lại. Nó bảo: Anh không cắt đứt với bà Liên thì anh coi chừng cái sinh mạng chính trị của anh. Tao bảo: Tôi không có lỗi gì với Đảng hết, việc làm tôi không sai phạm gì hết. Việc bà Liên và bà vợ tôi là chuyện riêng của tôi, Đảng không có quyền can thiệp. Thế là nó đập bàn: Anh coi chừng cái sinh mạng chính trị của anh. Tao cũng đập bàn: Tôi chả coi anh ra cái thá gì cả, anh không là cái thá gì mà anh dọa tôi!
Thế là ngày hôm sau Tố Hữu chỉ thị cho Nguyễn Xuân Khoát, tổ trưởng đảng bên âm nhạc, kiểm điểm Đặng Đình Hưng, bắt nhận lỗi hủ hoá với bà Liên. Ông Khoát nhận chỉ thị thì phải làm chứ ông biết thừa tính ông Hưng. Ông Khoát tổ chức ba buổi, hỏi ý kiến anh Hưng nghĩ thế nào về việc bà Liên, ông Hưng trả lời dứt khoát: Tôi không có lỗi gì hết mà phải kiểm điểm. Việc tôi với bà Liên là việc riêng, Đảng không có quyền can thiệp.
Sau ba ngày kiểm điểm kết quả zéro, đến ngày thứ tư Tố Hữu ra lệnh khai trừ khỏi Đảng và cất chức đoàn trưởng, Thế Lữ lên thay. Việc này hoàn toàn không dính dáng gì đến NVGP, bởi vì Đặng Đình Hưng không viết bài cho NVGP, chuyện gia đình anh Hưng là chuyện riêng, nhưng người ta kéo vào NVGP, bởi vì cái gì cưỡng lại chỉ thị của Đảng, chống lại Tố Hữu thì bị quy là NVGP" (268).
Hai nhạc sĩ Đặng Đình Hưng và Tử Phác hầu như không đóng góp bài vở cho NVGP -Tử Phác chỉ viết một bài nghiên cứu âm nhạc- nhưng vẫn bị thanh trừng nặng nề vì Đặng Đình Hưng được coi là đệ nhất quân sư. Tử Phác, thư ký toà soạn báo Văn Học Nghệ Thuật, là đệ nhị quân sư, đã cùng Trần Dần chủ mưu chống Đảng. _____________________
(265) Thực ra là ba tháng.
(266) Theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
(267) Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn, con của hai người sinh năm 1957. (268) Theo băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
Hì, nhờ hủ hoá mới có được người châu Á đầu tiên lãnh giải piano quốc tế Chopin. Mà ông này cũng sợ bị tiếng "con Nhân Văn" nên đã vù qua làm công dân Canada cho chắc ăn rùi! _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Tue 13 Aug 2019, 08:12 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trà Mi đã viết:
Chương 10
Lê Đạt (1929-2008)
"Phê phán Lê Đạt: Đồng chí định bỏ vợ lấy Thúy là bỏ cục vàng lấy cục đất. Còn gì quý hơn là người làm việc cho Đảng? Đi CCRĐ (263) bao nhiêu đợt rồi. Thành phần nông dân cốt cán. Đồng chí còn muốn gì? Không yêu nhân dân thì yêu ai? Chỉ có kẻ thù mới không yêu nhân dân thôi chứ! ..., dù vợ đồng chí có bằng lòng ly dị, Đảng cũng không đồng ý ..." (264).
giống tình cảnh miền Nam sau 1975, hễ có chiện gì hổng đồng ý là nâng quan điểm... buộc tội chống cách mạng!
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Tue 13 Aug 2019, 09:39 | |
| Chương 10 Lê Đạt (1929-2008) ● Áp lực bắt vợ Nhân Văn bỏ chồng
Hoàng Cầm kể:
Sau NVGP, ở những nơi có vợ Nhân Văn làm việc, đều được người ta vận động chi bộ, nếu là đảng viên hoặc công đoàn, nếu ngoài đảng, cho người đó bỏ chồng. Lập luận đưa ra: NVGP có tư tưởng cực kỳ xấu, phản Đảng, mà sống với người chồng như thế thì không thể hạnh phúc được.
Ví dụ, bà Nhất là vợ ông Trần Đức Thảo, dạy trường Cao Đẳng Sư Phạm. Hai người lấy nhau lâu rồi nhưng không có con. Thì chi bộ đại học vận động bà Nhất phải làm đơn ly dị, vì chồng có tư tưởng xấu, chống tổ quốc, chống Đảng. Chuyện đến tai ông Phạm Văn Đồng, ông Đồng mời bà Nhất lên vì ông rất kính trọng ông Trần Đức Thảo, can gián đại ý: "Việc anh Thảo tham gia NVGP, nếu ta gọi là sai lầm thì đó cũng chỉ là cái sai lầm nhất thời, nếu chị lấy cái cớ đó để ly dị, tôi e rằng nó xấu hổ cho người trí thức lắm". Quả nhiên bà Nhất về có rút cái đơn ly dị đi. Và chi bộ cũng biết ý kiến ông Đồng như thế, nên nó đình lại 5 năm, rồi sau nó làm lại, thủ tục rất nhanh, ông Đồng không biết, lần này ly dị thật. Đấy là chuyện họ ép bà Nhất.
Còn chuyện tôi với bà Hoàng Yến thì như thế này: khoảng năm 1959, sau khi thi hành kỷ luật, tôi đi lao động ở Thái Bình về, bà Yến kể: Một buổi sáng, anh thư ký công đoàn ở bệnh viện Việt Đức, ông giám đốc và một người nữa, đến nói chuyện với tôi, đề nghị tôi bỏ chồng: "Chồng chị là NVGP, tội nặng đấy, tư tưởng chống Đảng là xấu lắm, như ở bên Trung Quốc thì người ta đã bắn bỏ rồi, bên ta nhờ có cụ Hồ bao giờ cũng khoan hồng...". Bà ấy trả lời: "Báo Nhân Văn thì tôi cũng chả đọc, mà có đọc tôi cũng chả hiểu họ viết gì, mà cho là phản động. Bây giờ các anh lại bảo Nhân Văn là xấu, tôi cũng chả hiểu xấu là thế nào, mà đến nỗi phải bỏ chồng. Thôi xin các anh miễn cho tôi nghe cái chuyện ấy". Rồi họ ra về. Mấy hôm sau họ lại đến nữa, lần này thì bà ấy đuổi thẳng: "Nếu các anh đến thăm tôi về chuyện bênh viện Việt Đức thì mời các anh vào, còn nói chuyện như lần trước thì mời các anh về, tôi chả nghe cái chuyện ấy nữa đâu."
Sang đến chuyện Lê Hoàng Yến. Anh Yến có viết bài phê bình thơ Tố Hữu năm 1955, đăng báo trước bài của tôi, và sau đó anh tham gia NVGP. Năm 1959, anh ấy phải đi lao động ở Phú Thọ, vợ là chị Thao, Xuân Thao gì đấy, vẫn ở Hà Nội, chị tuy năm con nhưng còn đẹp lắm. Anh Lê Hoàng Yến trước kia là trưởng ty công an tỉnh Quảng Nam, nhưng anh mê kịch, bỏ ngành công an về làm sân khấu. Anh có uy tín vì am hiểu sân khấu lắm, anh đọc nhiều kịch nước ngoài. Sau Nhân Văn anh cũng bị phê phán nặng, nhưng kỷ luật thì giống tôi, nghĩa là chỉ bị khai trừ một năm.
Anh là đảng viên, thì cái tổ Đảng bên Sân Khấu của anh nó đến vận động bà Thao bỏ chồng. Bà Thao đã 5 con nhưng còn xuân sắc lắm, hơ hớ như độ đôi mươi. Chúng nó vận động thế nào mà bà Thao sốt sắng viết đơn đệ toà ngay. Người ta mời anh Lê Hoàng Yến từ Phú Thọ về ra toà để ly dị. Buổi đầu còn hoà giải. Anh Yến bảo "Tôi hoàn toàn không biết có lỗi gì, tôi yêu quý vợ tôi lắm và tôi luôn luôn giữ đủ bổn phận với gia đình, không hiểu sao vợ tôi lại có đơn này". Toà hỏi chị Thao thì chị trả lời: "Anh Yến từ trước đến giờ quả thực không có lỗi gì, trước kia anh còn làm đến trưởng ty công an, nhưng không ngờ anh ấy lại tham gia vào cái bọn khốn nạn NVGP. Nhờ ơn Đảng nuôi dậy suốt đời các anh được hiểu biết, được sáng tác, như anh Hoàng Cầm viết được Bên Kia Sông Đuống, anh Trần Dần viết Người người lớp lớp, anh Văn Cao cũng thế... Vậy mà chỉ vài năm nay, không biết các anh ăn phải cái bả gì, người ta bảo là cái bả tiền nong, gái đẹp, khiến các anh đi vào con đường xấu xa phá hoại, chống Đảng, vì thế sống với anh, tôi mất hết hạnh phúc, tôi làm cái đơn này, mong toà giải quyết ngay cho, sớm ngày nào hay ngày ấy!" Anh Lê Hoàng Yến thuật lại với tôi như thế, bà ấy cứ một giọng chắc nịch, anh đi từ chỗ ngạc nhiên, đến chỗ buồn, buồn lắm, anh không hiểu sao vợ mình lại thay đổi nhanh chóng như thế. Tôi buồn quá, tôi nói như van vỉ vợ tôi: "Thôi em hãy nghĩ đến hạnh phúc của năm đứa con, nếu như tôi có lỗi gì thì tôi cũng đã vui vẻ đi lao động cải tạo để xây dựng lại cho tốt, xin Thao rút cái đơn đó đi, nghĩ đến tương lai các con mà rút đơn đi". Chị Thao vẫn một mực khăng khăng: "Chính vì tôi nghĩ đến tương lai các con, không muốn chúng nhiễm tư tưởng độc hại NVGP của bố nó, trở thành những phần tử xấu xa của xã hội mà tôi phải ly dị!" Sau đó toà giải tán, hẹn nửa tháng nữa gặp lại. Trước khi về Phú Thọ, anh Yến xin với cô ấy: "Anh muốn gặp em để nói chuyện một tý", cô ấy trả lời: "Chả có gì mà phải gặp, tôi đã nói hết ở toà rồi, anh Nhân Văn là khốn nạn lắm, tôi không thể sống được với anh nữa". Lần hoà giải thứ nhì cũng vậy, bà ấy vẫn một giọng. Đến phiên toà chính thức, đông người xem, tôi cũng đến. Chị Thao lên nói một cách oai phong lẫm liệt, đanh thép và rất ác: "Tôi với anh Yến lấy nhau có 5 mặt con, không có chuyện gì, nhưng gần đây, tư tưởng chồng tôi thay đổi một cách rất rõ rệt, trước kia là người tốt, công tác, tư tưởng, lập trường rất rõ ràng, nhưng từ khi anh ấy tham gia nhóm phá hoại NVGP, có tư tưởng cực kỳ xấu, phản Đảng, phản nhân dân, tôi nghĩ nếu tôi còn tiếp tục sống với anh ấy nữa thì đời tôi chỉ là đống bùn hôi thối..." (269).
Bi kịch của các văn nghệ sĩ bị Đảng can thiệp vào đời sống riêng tư, được Lê Đạt thuật lại trong bài "Nhân câu chuyện mấy người tự tử" với hai câu thơ "để đời":
Đem bục công an máy móc đặt giữa tim người. Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước
Lời thơ phát xuất từ những chuyện cá nhân, nhưng đã nói lên bi kịch của những người muốn tự do trong tình yêu, nhưng bị Đảng trực tiếp gán ép hoặc ngăn cản. Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Tử Phác, đều chung cảnh ngộ: bị Đảng can thiệp vào đời sống cá nhân.
Riêng những người vợ Nhân Văn, nếu không chịu bỏ chồng, thì phải gánh chịu hậu quả việc chồng làm, trong suốt cuộc đời còn lại.
Lê Đạt kể:
"Khi ấy, Thúy mới 18 tuổi. Ngày nào cũng có những cán bộ tốt bụng đến vạch rõ "bộ mặt phản động của Lê Đạt và khuyên cô cắt đứt với tôi (...) Cô không được làm diễn viên nữa, bị đẩy xuống làm phục trang và bị đối xử như một con chiên ghẻ. Có một điều chắc chắn là không có vợ tôi, thì tôi đã thân tàn ma dại rồi. Tôi đã làm lỡ cuộc đời nghệ thuật của cô và cô vì tôi mà mắc bệnh suy nhược thần kinh cho đến bây giờ. (...) Được phục hồi, tôi còn nhúc nhắc sáng tác được, nhưng Thúy thì được gì ngoài chứng bệnh suy nhược thần kinh, tê buốt khắp mặt đến mức nhiều khi không thể hé miệng được" (270).
Lê Đạt ghi lại bi kịch gia đình trong thơ như một lời tạ lỗi vợ con, như một ân hận suốt đời, bài thơ vượt khỏi khuôn khổ gia đình để nói lên nghịch cảnh chung của tất cả những người vợ Nhân Văn mà Lê Đạt đã khắc chân dung họ vào văn học sử:
● Vợ Nhân Văn
Lịch sử quýt làm cam chịu Xin lỗi em những đêm Nguyễn Bỉnh Khiêm (271) trằn trọc Anh Thái Hà (272) chưa về và em khóc Xin lỗi em những lời khuyên "cắt đứt" Vạ gì đeo hai tiếng "liên quan" Những buổi sớm muốn chui đầu xuống đất Mặt trời soi ngày kiểm thảo bắt đầu Xin lỗi em tiếng oan vợ thằng phản động Lý lịch ba đời mấy đứa con thơ Xin lỗi em tuổi ước mơ không được sống Những giấc ngủ chưa một lần tròn mộng Chung thân tâm thần trọng tội đa mang Đời sau ơi! May còn đoái đến tôi Hãy trả giùm tôi món nợ Người vợ nhỏ vừa thoát tuổi khăn quàng đỏ Đã chụp mũ chồng lưng thập tự Sói ăn Và Đức Phật duyệt xuất biên vào Tĩnh thổ Xin độ trì những Thị Kính-vợ-Nhân Văn. _____________________
(269) Những chuyện về Hoàng Cầm, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, bà Nhất, bà Yến, bà Thao trên đây, theo băng HC nói chuyện với bạn bè.
(270) Nghe Lê Đạt kể chuyện mình, Phạm Tường Vân, bài dã dẫn.
(271) Vợ tác giả là diễn viên kịch nói ở nhà tập thể đoàn Kịch phố Nguyễn Bỉnh Khiêm (Chú thích Lê Đạt).
(272) Thái Hà ấp: nơi tổ chức cuộc đấu tranh chống NVGP (chú thích Lê Đạt).
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê Wed 14 Aug 2019, 09:59 | |
| Chương 10 Lê Đạt (1929-2008) ● Con Nhân Văn
Đào Phương Liên ghi lại cuộc sống gia đình nhân ngày giỗ đầu của cha. Bài văn khơi động một bi kịch kinh hoàng mà người ngoại cuộc không thể hình dung nổi:
"... Suốt tuổi thơ, con luôn trăn trở mãi trong lòng câu hỏi Bố là ai? (...)
Nhưng con không dám hỏi Bố vì sao sau những buổi vui vẻ ấy, Mẹ lại lo lắng nhắc Bố: “Ông đừng có nói to, cười lớn như thế!". Bố thế nào cũng nổi cáu, quặc lại: "Tôi có làm gì khuất tất đâu mà không được cười to, nói to?" Con đã bênh Bố vì nghĩ đó không phải là một tội nhưng lại thầm thắc mắc: "Vì sao nhỉ? Hay cười nói to thế là không lịch sự?".
Rồi một hôm Mẹ đi làm về, nhỏ to thì thầm: "Bà vợ ông Văn Cao dặn tôi nhắc ông vẫn có người theo dõi đấy. Ông phải cẩn thận. Đừng có cười to, nói to. Người ta để ý đấy!" Con đã quá quen với lời nhắc nhở đó, giờ chỉ còn mỗi bận tâm: "Văn Cao nào nhỉ? Làm sao mà Bố quen được với tác giả TIẾN QUÂN CA cơ chứ?"
Trên chiếc thùng gỗ tạp mà bề mặt xù xì dăm gỗ, chỉ rộng bằng tờ báo, kê dưới chiếc cửa sổ có chấn song nhỏ xíu của căn gác 3 như chuồng chim cu nhà ta, bố úp đáy làm bàn ngổn ngang giấy tờ, sách báo, Bố ngồi bệt dưới sàn, hý hoáy viết rồi gạch xóa. Bố là nhà thơ, nhà văn ư? Con thoáng nghĩ đến cái nghề cao siêu đó. Con lén tìm đọc. Con chỉ thấy vài chữ nguệch ngoạc bên lề những mẩu báo, bên lề những bài kiểm tra của con hay ở mặt sau những tờ giấy đen xì nổi gai: "chi chi…chành chành, rồng rắn lên mây, cái đanh thổi lửa"…(Mà mỗi khi con hỏi bố tìm gì vì thấy bố hoảng hốt, cáu gắt loạn lên thì bố chỉ im im rồi thở dài. Bố đâu biết mẹ con con khi lau dọn tưởng là rác vứt đi rồi!). Con vội gạt đi ngay vì nhà mình không có một quyển truyện, một quyển thơ nào (...) Và con lại trăn trở với câu hỏi: Bố là ai? Làm nghề gì? (...)
Cho đến tận năm 1975, năm lớp 10 cuối cấp, một cậu bạn cùng phố, học từ thời vỡ lòng với con, con một cán bộ miền Nam tập kết cấp cỡ, đến lớp bô bô: "Bố cái Liên là phản động chúng mày ạ". Con nghe máu nóng bốc rát mặt nhưng cúi mặt vờ không nghe thấy. Một cậu bạn kế bên đế thêm: "Bố nó sỏ nhầm giầy à?" Lúc đó, con chỉ muốn độn thổ vì sợ.
Về nhà, con len lén để ý xem Bố có đúng là "phản động" không? Con không dám hỏi vì sợ… đúng???. Vì sợ… đụng phải nỗi đau cần phải che giấu của Bố dù con không hề tin!
Con đã tự trấn an mình bằng những kiến thức thu nạp được qua biết bao chuyện công an bắt gián điệp những tối thứ bẩy, qua những câu chuyện trong các tạp chí QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, qua những nhân vật phản diện xấu xa trong các tác phẩm văn học. Con vừa là công an theo dõi Bố, vừa là luật sư phản biện, bảo vệ Bố. Con chịu khó lục tìm mọi chứng cớ có lợi cho Bố. (...) Con tự lý giải: Nếu Bố NHÂN VĂN GIAI PHẨM 261 là "phản động" thì Bố đã không khóc ngày Bác Hồ mất! Nếu Bố "phản động" thì đã không có thẻ thương binh! (Lúc đó con không biết đó là thẻ Bố được tặng?) (...) Rồi con không được xét vào Đoàn dù lần kết nạp nào con cũng được giới thiệu, (....) Rồi con làm hồ sơ thi đại học, anh con bác hàng xóm cười khẩy: "Rồi em cũng như tụi anh thôi. Có giỏi mấy cũng chẳng vào được đại học. Cùng lắm là Sư phạm. Mà mày chưa Đoàn viên thì đừng mơ!" Đem thắc mắc đó về hỏi, Bố cười gạt đi: "Làm gì có chuyện đó. Con cứ thi đi. Mà Bố thấy Sư phạm cũng tốt". Bố chợt trầm ngâm: "Chắc không có chuyện gì đâu. Bút danh của Bố là Lê Đạt cơ mà. Có phải Đào Công Đạt đâu mà lo?". Rồi Bố lo lắng hỏi lại: "Thế có thật không phải Đoàn viên thì không được vào Sư phạm không con?". Và bố lại tất tả dắt xe đi… Cho đến lúc ấy con mới được nghe từ Bố cái bút danh Lê Đạt nhưng quả thật không gây ấn tượng gì với con vì con chưa bao giờ nghe tới phong trào NVGP.
Và Bố không biết đâu, ngay những ngày đầu của năm thứ nhất Sư phạm ngoại ngữ, trong một giờ văn học sử Pháp, thầy giáo không biết sao lại nhắc đến “bọn Nhân văn Trần Dần, Lê Đạt” với những câu “bôi xấu chế độ”.
"Ta đi không thấy phố thấy phường Chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ"
Của bác Trần Dần
Và của Bố:
"Đặt bục công an giữa trái tim người Bắt tình cảm ngược xuôi theo chế độ".
Con đã cúi gằm mặt, người nổi gai vì ngỡ cả hội trường dồn mắt nhìn mình. Dẫu trong lòng con vang lên “nếu thế thì sai quá còn gì” dù con không biết những câu sau. Cho tới ngày Bố đi xa, cô chủ nhiệm của con mới móm mém: “tao đến khổ vì chuyện vào Đoàn của mày”. Con thật thà: “vì em chưa xứng đáng”. Cô vỗ vai: “vì cái lý lịch” (273).
Và câu trả lời của Đào Công Uẩn, trước linh cữu Lê Đạt, có đại diện của chính quyền: "Cha chúng tôi là một người luôn sống và trả giá "cho một đất nước độc lập, tự do, một nền văn học nghệ thuật độc lập, tự do".
● Lê Đạt và Hồ Chí Minh
Trái với Nguyễn Hữu Đang, dứt khoát xác định trách nhiệm của Hồ Chí Minh trong việc đàn áp NVGP, Lê Đạt có một thái độ gần như băn khoăn, khó hiểu. Trong buổi nói chuyện với ông (ghi âm ngày 13-04-1999) tại Paris, ở đoạn cuối, tôi có hỏi ông về Hồ Chí Minh. Khi phát thanh trên RFI, 2004, Lê Đạt đồng ý là nên cắt bỏ. Nay đã có khoảng cách thời gian, xin ghi lại hai câu đã bị cắt như một tư liệu, giải thích thái độ của Lê Đạt đối với vị lãnh tụ cộng sản:
TK: Chính ở trong phong trào của các anh cũng có điều khó hiểu: Ngay từ đầu, các anh đã phê bình tập thơ Tố Hữu, chỉ trích tập thơ đó thần tượng hóa cụ Hồ, và toàn bộ tinh thần NVGP đều chống lại sự thần tượng lãnh tụ. Nhưng trong thâm tâm các anh, ít nhất ba người Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, đều thấm nhuần Tây học, mà vẫn thần tượng hóa cụ Hồ, có phải như thế không? Điều này làm cho người ta khó hiểu.
LĐ: Dĩ nhiên chị ạ. Mình có thể phê phán người khác, nhưng mình vẫn phạm sự thần tượng hóa, là tất nhiên. Nhưng khi tôi viết tôi không thần tượng hóa nữa. Tôi rất chú ý đến việc ấy, nhưng chắc là trong ngóc ngách tâm hồn tôi, chắc còn có nhiều chỗ vẫn thần tượng hóa.
TK: Trong thâm tâm các anh vẫn coi cụ Hồ là "thần tượng". Nhưng cụ Hồ lại chủ trương điều mà các anh chống lại, đó là sự toàn trị, và cụ Hồ cấm đoán cái mà các anh đòi hỏi, đó là tự do tư tưởng. Mình không thể nào "tranh đấu" với một thần tượng mình tôn thờ và đòi lật đổ sự độc tôn thần tượng đó. Đấy là điểm mâu thuẫn, không thể giải thích được trong lập luận của các anh?
LĐ: Tôi không bao giờ coi cụ Hồ là đại diện tự do và dân chủ cho đất nước Việt Nam. Tôi thần tượng là thần tượng ở những khía cạnh khác. Chị nên thông cảm với tôi. Thần tượng trên mọi phương diện thì tôi không bao giờ có, không bao giờ tôi nghĩ cụ Hồ là thần tượng của tự do dân chủ trên đất nước Việt Nam. Không có. Trong khi tôi đấu tranh thì có nghĩa là tôi đấu tranh cả với cụ Hồ. Nhưng một góc của tâm hồn tôi... Đó là bi kịch của tôi. Điều đó chị thông cảm cho tôi.
Ngoài micro, tôi nói đùa với nhà thơ: "Cụ Hồ đã làm các anh điêu đứng suốt đời mà anh vẫn còn bênh được thì lạ quá!". Lê Đạt cười: "Thì mình cũng phải tin là còn có một người tử tế, chứ nếu cả nước đều một bọn vứt đi thì làm sao sống nổi!"
Lê Đạt có viết bài trường ca Bác (274). Đây là bài thơ ca tụng bác Hồ với những tình cảm chung chung, không thấy bộc lộ cảm xúc chân thực, phát xuất tự đáy lòng:
"Trong lặng im trắng mênh mông mỗi tấc lòng Ta càng nghe rất rõ cái thủa Ba Đình Di chúc bác mở tay mở bay trang rộng" (275)
Thời đầu kháng chiến, hầu hết người Việt đều coi bác Hồ là "cứu tinh của dân tộc", và nhà thơ nào cũng có bài ca tụng thần tượng, kể cả Vũ Hoàng Chương.
Nhưng không hiểu sao, Lê Đạt lại làm bài Bác ở thời điểm khá trễ này? Phong Lê trong bài "Có một trường ca về Hồ Chí Minh..." cho biết trường ca này viết năm 1970 để kỷ niệm ngày giỗ đầu của HCM, nhưng phải 20 năm sau, mới được in (276). Đào Phương Liên cho biết, khi "Ông" mất, bố mẹ để tang "Ông". Như vậy bài thơ Bác đã làm sau khi Hồ Chí Minh mất, như một lời tạ ơn chăng?
Kết thúc lớp Thái Hà, Tố Hữu đe dọa Lê Đạt: "Tội của anh cũng nặng như tội Nguyễn Hữu Ðang. Lẽ ra anh cũng bị đi tù. Nhưng mà Ðảng vì nghĩ đến anh, chiếu cố đến anh còn trẻ, có khả năng và còn có thể giúp ích được cho đời nữa nên Ðảng khoan hồng với anh thôi chứ anh-đừng-nênnghĩ-rằng-anh-tội-nhẹ!" Ðó là lời dặn dò của Tố Hữu với tôi trước khi tôi về." (277)
Trong "lời dặn dò" của Tố Hữu, hình như Đảng chính là Bác?
"Tội" của Lê Đạt nếu truy kỹ, nặng hơn "tội" Nguyễn Hữu Đang, vì những câu thơ Lê Đạt viết về chế độ cộng sản sẽ không bao giờ xóa được trong lòng ký ức dân tộc.
Nhưng Lê Đạt không bị đi tù. Phải chăng đã có sự "khoan hồng" ở Bác, đối với một nhà thơ có tài? Lê Đạt đã cảm nhận như thế và đó chính là bi kịch của ông? Tạm hiểu bài thơ Bác và tình cảm "khoan hồng" của Lê Đạt đối với bác, nằm trong bối cảnh như thế. _____________________(273) Đào Phương Liên, Bố ơi, những câu chuyện của con..., Tuổi trẻ cuối tuần, 12/4/2009.(274) Một phần trích in trong Văn học VN sau cách mạng tháng Tám, Văn Học, Hà Nội 1992. (275) Sđd, trang 132. (276) Nhà xuất bản Thanh Niên, 1990, nhân ngày kỷ niệm 100 năm sinh HCM. (277) Lê Đạt trả lời phỏng vấn RFI. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 7 trong tổng số 19 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 6, 7, 8 ... 13 ... 19 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |