Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. Wed 22 Jun 2016, 10:19 | |
| Trần Dần, mỹ học khổ đau
Thuỵ Khuê
Hiện thực Trần Dần là một hiện thực tốc ký của mỹ học khổ đau. Không bình. Không luận. Để sự thực trần truồng nói. Là "tác phẩm viết cho một người", "xuất bản cho một người", tác giả lọc ra những nét độc đáo nhất của một chân dung, một sự kiện, một hiện tượng để ghi lên giấy, tạc vào óc người, người duy nhất viết và đọc: Trần Dần.
Mỗi hiện tượng, mỗi tình huống hay chân dung phác ra, bằng vài câu, vài dòng. Kẻ đọc "lén"-như chúng ta ngày nay- nếu giầu tưởng tượng, có thể xây dựng nên một tác phẩm văn học. Trần Dần tạo ra nguyên liệu, trong trạng thái thô nhám, ròng, như vàng ròng, chưa pha tạp, chế biến, và mặc "ta" xoay sở:
Chị Chuột chửa hoang.
6 tháng bụng to rồi. Làng mới đem ra điếm cho tuần gác, cùm, trói. Nuôi cho ăn cho đẻ xong xuôi. Trói hai ngón tay, hai ngón chân, lấy xe điếu lăn chân, rứt lông cho đau. Tra hỏi: chửa với ai. Chị Chuột khai chửa với phó Riếm.
Vào bắt bò nhà phó Riếm. Phó Riếm không chịu, xin thử máu. Bát nước lã: Giọt máu phó Riếm với giọt máu đứa bé không quyện vào nhau. Vậy là không phải.
Lại tra, lăn xe điếu. Chuột khai ngủ với Bạch.
Bạch đẹp trai, đàn sáo. Vợ cũng đẹp. Bạch nhận. Làng ăn vạ. Bắt bò, 2 lợn, đong thóc, cả làng ăn. Sạt nghiệp. (trang 139).
Với "vụ việc" chị Chuột như vậy, "ta" có thể đọc như thế nào? Điều tra những gì nằm ngoài các con chữ, là việc của ta. Và "ta" cũng có thể dựng một truyện ngắn, như thể tác giả hào phóng muốn cung cấp những chất liệu đầu tiên cho ai muốn dựng nên một tác phẩm văn học. Cách viết gọi óc tưởng tượng của con người, nhưng rất có thể cũng là cách kêu cứu SOS, ngắn gọn, của một mớ chữ đang bị chôn sống trong hòm: Chuyện Nhân Văn, chuyện cải tạo sau Nhân Văn, cũng nằm trong lối tốc ký ấy:
"9/9
[...]Chiều. Nắng càng tấn công gay gắt. Hàng tấn bom Napalm ánh sáng thiêu đốt đất cát nóng bỏng. 2, 3 giờ, gió máy xem chừng yếu thế, đến chiều thì tắt gió hoàn toàn! Suốt cả cái tháng bẩy này, mùa hạ mùa thu giằng co nhau. Sống trong cái thế cầm cự ấy, vạn vật mệt nhoài... Sao mà tôi ghét cái ách thống trị gắt gao của mùa hè như vậy?
- Nắng này, anh ra đào gốc, không chịu nổi đâu! Nó hắt vào mặt, rát rạt! Anh Thuần bảo tôi... Thôi anh ở nhà(!)... Anh xuống chuồng bò cào phân! Mát mà! Có được không?
[...]
Ðêm, tôi thiếp đi trong mộng ác. Tay mưng, đau nhất là ở những chỗ đã thành chai mà lại mưng tái lại. Mọi bắp thịt suốt đêm lọc acide, và chôn cất những tế bào chết vì lao lực quá sức... Lục đục suốt đêm vậy trong toàn bộ xác thịt tôi.
[...]
10/9
[...] Gió khiếp quá. Hàng sư đoàn gió bấc trèo qua núi lúc nào đổ xuống đồng cỏ. Suốt buổi sáng, mùa hè bị đánh tan nát. Nắng bị gió may thổi mát đi, nguội lửa.
Gió tốc mái, rứt mấy lá gồi chuồng bò. Cây cành bị túm tóc, vật vã kêu gào, gió vẫn không tha. Các tàu chuối bị tước xơ ra. Có tàu rách mướp, trông hệt một con rết xanh khổng lồ, hàng nghìn chân xanh ngọ ngoạy điên cuồng, cào trong không khí, cái đuôi nó bị giữ rịt ở thân, nó lồng lộn ngang ngửa, không thoát [...]
Các nón lá bị gió nó hất chụp mặt. Nó kéo ra sau, quai nón xiết cổ như thừng thắt cổ! Bụi phả vào mắt chúng tôi, chưa dụi xong, gió đã ném thêm. Bọn tôi đào gốc, đã nhọc, còn bị lũ gió may kia trêu chọc. Nó đùa dai chứ... Có lúc tôi cuốc đất, mắt nhắm tịt, một anh mù làm việc." (đầu tháng 9, 1958, trang 334-335)
Tháng 12 năm 1959, Trần Dần thốt lên: "Chao ôi! Con đường để đi tới chỗ "Ðúng" mới nhiều máu làm sao." Con người nhất định thắng ấy, đã thua, đã hàng, chấp nhận ly khai những lý tưởng ngày trước của mình.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. Thu 07 Jul 2016, 09:35 | |
| Trần Dần, mỹ học khổ đau
Thuỵ Khuê
10-12-59 Trần Dần ghi:
"Sớm mai tòa án xử Thụy An gián điệp và Nguyễn Hữu Ðang phá hại, cả hai: hiện hành. Tôi không có giấy gọi cho dự, có lẽ vì không có vị trí gì ở đó. Không phải là nhân chứng, cũng không phải là đại biểu của nhân dân...
Người có một cái gì văng vắng. Tôi đã có đứng với nhóm Ðang cầm đầu. Tôi đã ly khai với "lý tưởng" đó. Cả khi đứng ở đó, cả khi ly khai, cả bây giờ, tôi vẫn cứ rớm máu. Chao ơi! Con đường để đi đến chỗ "Đúng" mới nhiều máu làm sao? Tương lai có để dành cho tôi nhát dao nào nữa không?
Đang đã nhìn thấy cái sai lớn của Đang chưa?[...].
Ngoài trời mưa bụi. Rét xoàng. Không có gió. Ðôi lúc vài tiếng chuông xe đạp. Năm nay rét muộn. Ðang ra tòa cuối năm. Tôi cũng không thể nào nhởn nhơ với sự kiện này. Chao ôi! Con đường để đi tới chỗ "Ðúng" mới nhiều máu làm sao!" (trang 376)
1958, "Ghi trở nên một hình phạt". Nhưng vẫn ghi. Cuốn sổ 1958 ghi lại con đường nhiều người muốn ngoi lên để đi đến chỗ "Đúng". Ai cũng muốn tìm một đường "máu" để thoát thân: biết đâu Đảng chả đoái thương mà nghĩ lại? Phương tiện nào cũng tốt kể cả "khai". Cả "tố". Bao nhiêu khuôn mặt đã bước trên con đường "nhiều máu "ấy. Trần Dần ghi. Bao nhiêu khuôn mặt đã đạt được sự "Đúng " ấy. Trần Dần ghi. Bao nhiêu khuôn mặt đã vo ve sự "Đúng" ấy. Trần Dần ghi. Bao nhiêu khuôn mặt đã "Sai ". Trần Dần vẫn ghi. Cả đúng lẫn sai đều lầm than, đều dần đi tới chỗ tha hóa. Họ tan tác cả. Chính quyền đã thành công trong sự "giẻ rách hoá "con người, như lời Lê Đạt.
Ngày 16/4/1958, Trần Dần ghi:
"Hiện nay Nguyễn Hữu Ðang, Thụy An, Minh Ðức đã bị bắt, chẳng bao lâu sẽ ra tòa. Báo chí vẫn tiếp tục diệt đánh Nhân Văn Bộ 6 Giai Phẩm Mùa Xuân (tức là 6 người: Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Ðạt, Trần Dần, Sỹ Ngọc, Tử Phác). Bộ 6 đã buông nhau ra. Bọn Nhân Văn Giai Phẩm cũng ô rơ voa nhau hết [...] Sỹ Ngọc đóng cửa, miễn tiếp khách.
Bản thân tôi, do chỗ đã tự giác đình bản tư tưởng thù địch (thứ tự giác kết quả của áp lực...) nên mọi mặt khác, tôi cũng đình bản cả giao du, đình bản cả việc viết lách.
Có nên đi gặp những đồng chí lãnh đạo để hỏi những việc cần phải làm không? Ði thì lại sợ bị hiểu lầm. Nhưng nếu ngồi nhà, tiêu cực đợi, có khi còn bị hiểu lầm gấp bội. [...]
Bọn Ðang - Minh Ðức - Thụy An thân thì bị cầm tù, tội ác thì đem bêu đầu trên báo chí. Vai trò của bọn chúng trong các vụ phá hoại 3 năm đang được vạch trần.
Phan Khôi thì đóng cửa, nằm khàn, không đọc báo.
Trương Tửu, Trần Ðức Thảo làm gì?
Còn cả loại B chúng tôi hiện ra sao? Làm gì?
Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Ðạt đang tiếp tục kiểm thảo ở cơ quan, cùng với những Quang Dũng, Trần Lê Văn, v.v...
Chúng tôi đi sâu vào kiểm điểm sáng tác hơn nữa. Kiểm điểm sáng tác cho sâu mới thật là khó sao! Cứ như phải rứt bỏ một mảng thịt của mình." (trích trang 244, 245)
"Tôi chịu cái hình phạt ấy, nhẫn nại và đau khổ. Hình phạt của một người bị bung dừ [...] Tôi vừa là một tội nhân, vừa phải cố tách mình ra, làm một đao phủ thủ, hành hạ cái chủ nghĩa xét lại có thực trong tôi và đám Nhân Văn." (trang 260)
Phải nhận tội, phải cắt bỏ những mảng thịt của mình, phải tự chửi rủa mình, phải tìm gặp lãnh đạo, phải tố cáo bạn bè để xin một chút ơn huệ thừa, nhưng rồi cũng không ai thoát được guồng máy, không ai tránh khỏi bị ninh rừ.
Thành công lớn nhất của guồng máy là đã đánh vào những yếu tố thiêng liêng nhất của con người, đánh vào tình bạn, tình người, đánh tan tác hết.
Những người "Nhân Văn" không chết, nhưng họ bị rút máu, rút gân, rút dần sinh lực. Họ đều rời rã, đều muốn đầu hàng, nhiều người đã đầu hàng. Họ muốn được lãnh đạo thương xót, họ muốn được lãnh đạo đoái thương. Họ đã xuống đến đáy vực thẳm, họ chịu hết nổi. Họ sẵn sàng "chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa" nhưng người ta vẫn lạnh lùng quay đi. Người ta vẫn không cho ngoi lên. Cái phận người nhỏ nhoi. Cái phận người Nhân Văn phải đi vài sa lầy, phải lún xuống, phải chịu nhận cái thời không nhân văn của dân tộc mình. Câm và điếc. Như là đã chết. Và điều đó chỉ có mỹ học khổ đau của Trần Dần mới viết nên được.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. Mon 18 Jul 2016, 14:05 | |
| Đi! Đây Việt Bắc: thơ kháng chiến Trần Dần
Thuỵ Khuê
Bài thơ Việt Bắc do nhà xuất bản Hội Nhà Văn in năm 1990 là tập thơ đầu tiên được in của Trần Dần sau thời Nhân Văn Giai Phẩm. Tên gốc của tập thơ là Ði! Ðây Việt Bắc! một trường ca sáng tác năm 1957, gồm 13 chương mà chương thứ 13 là bài Hãy đi mãi đã được đăng trên báo Văn số 28 ra ngày 15/11/1957. Ở lần xuất bản năm 1990, bài Hãy đi mãi vẫn bị loại bỏ và tập thơ được đổi tên là Bài thơ Việt Bắc.
Bài thơ toát ra hùng khí của một Trần Dần chiến sĩ. Kháng chiến "trần truồng": Ðứng và Ði. Mạch thơ chảy như nước, từ những chữ đầu tiên:
Ðây! Việt Bắc Sông Lô nước xanh tròng trành mảnh nguyệt! Bình ca sương xuống lạc con đò! Ðáy dạ thời gian còn đọng những tên Như Nà Phạc Phủ Thông Ðèo thùng Khau vác. (trang 5)
Nếu có ảnh hưởng Maïakovski ở chỗ leo thang thì cũng chỉ là ảnh hưởng hình thức. Nội dung vẫn là nội dung Trần Dần. Trần Dần tượng trưng. Trước hết là âm điệu: một nhịp hùng ca, một nhịp quân hành. Nhưng không phải quốc thiều mà là nhạc rừng, nhạc núi, nhạc nội tâm của người lính "mỗi đêm từ biệt một quê hương". Người lính ấy mang tâm sự của người dân mất nước, nhưng còn gánh cả những khổ đau của con người đói khát tự do:
Tôi mất quê hương từ khi mới đẻ. Mất nước đỏ phù sa sông Hồng Mất vịnh Hạ Long Mất Huế con sông Hương tình tự. Mất cửa biển Hải Phòng. Mất mũi Cà Mau! Tôi mất những mùa thu không én liệng. Mất mùa xuân nhạt nhẽo cành đào. Ngày đã mất những mặt trời không ấm nữa Ðêm lại còn mất nốt chiêm bao, Tôi đói tự do như những bến tàu, đói hàng hóa đói thuyền khơi đói biển. (trang 29, 30)
Người lính Dần có ý thức về mình, người lính Dần đã vượt ra ngoài ý thức rập khuôn của đám đông tập thể, người lính Dần không hô khẩu hiệu, không bị lóa mắt vì hào quang hão huyền, người lính Dần nhìn thấy những khổ đau của đồng đội, người lính Dần nhìn thấy những chết chóc của chiến tranh:
Hố mắt bạn tôi sâu như nấm huyệt Có thể chôn một chiếc quan tài (trang44) và người lính ấy đã nhìn thấy mình:
Bên suối bao phen tôi ôm ấp nắng đào chưa sấy được nắm xương ẩm mục Nằm co quắp trên sàn lên cơn sốt (trang 46)
và người lính ấy đã nhìn thấy người khác:
Mắt vàng sâu thành những cục nghệ vàng Như ở một "suối vàng" nào những tia mắt nghệ lặng nhìn nhau; Nạn đói kéo dài ba tháng Đêm hè ngủ vẫn đắp chăn bông. Bên đầu bản họ ngồi kêu ngán ngẫm. Chúng tôi ra vào như một rừng cây trụi hết lá trơ cành khô khẳng Sương từng đống chất ùn bên ngưỡng cửa 5 giờ chiều! Tôi ngã vật giữa cao nguyên. (trang 48)
Việt Bắc của Trần Dần, không bịa đặt, không rừng hoa, biển cờ tiễn người ra trận, mà có rừng bệnh, biển đói chắn bước hành quân, trong một vùng núi rừng từ ấy đã thôi Tố Hữu mà rất Trần Dần:
Gió càng lên thổi tắt ít tinh cầu Roi rét quất tím bầm mình mẩy những đêm thâu. Ngang ngọn núi đoàn quân pháo thủ ôm hàng tấn sắt trên lưng. Không còn là người toàn bắp thịt không Gân cốt cuộn từng búi thừng búi chão! .... Cả nước thức ngàn ngàn đêm trắng Mắt mở to như cửa ngỏ đen ngòm Người dân nước đã hóa thân cò vạc chui bờ rúc bụi sống về đêm. (trang 58- 59- 60)
Tác phẩm Ði! Ðây Việt Bắc! của Trần Dần đã rửa tội cho những bài thơ kháng chiến cùng thời: cho những lấm lem, gian dối, đối với những người đã chết. Khâm liệm những lầm than đau khổ của những người còn sống. Đào thải những hào quang bịa đặt, những giá trị khả nghi. Trần Dần vạch sự thực trên thơ, về "10 cây số máu". Những chữ của trần Dần vừa vẽ chiến tranh, vừa đả đảo chiến tranh. Trong trận Ðiện Biên, chữ chui xuống hầm, lẩn vào hậu trường của người lính:
Tôi ngồi viết trong hầm căng bạt kín Con đom đóm đèn thiếu thở mắt lim dim Chỉ sáng đủ đôi ba dòng chữ. Nếu như lọt ra ngoài đêm một tia sáng nhỏ trái phá sẽ sầm sầm xô đến chôn ta! Nơi đây hút thuốc phải trùm chăn... Kẻo bom nghiến rừng ta thành cám bụi Cái chết rình con người rình ta cả bữa ăn cùng giấc ngủ. .... Nơi đây đã chết ngọn đồi xanh. Góc nọ một rừng cây ngã gục (trang 86, 87)
Cuộc sống quanh tôi mưa nắng ngập hào, Gian hầm nhỏ nước vào hôi hám Nắm cơm xôi nhão nhoét trộn đen ruồi Sống như đây đã chết một mùa đông Mùa xuân đến cũng còn đang ngắc ngoải (trang 90)
Sau những lời hùng của người chiến sĩ, lời bi hướng về người hấp hối, lời bàn về ngõ cụt của chiến tranh, của những chiến thắng đắp trên xác chết, tác giả muốn kết thúc tác phẩm bằng chương cuối, chương 13, với bài Hãy đi mãi. Nhưng con 13 xấu số, bài thơ chỉ được đăng một lần trên báo Văn năm 57, rồi bị loại hẳn, ngay cả trong thời kỳ đổi mới. Điều đó dễ hiểu: đối với một nước, không có giáo dục hoà bình, không ưa sáng tạo, ngược lại, tất cả các loại hình chiến thắng xưa và nay đều được vinh thăng, tôn thờ, thì một nhà thơ đi tìm hoà bình, tìm tự do sáng tạo, phỏng có ích gì? Nhưng ai đã tiếp xúc với bài thơ ấy, thấy lời nó cứ sống mãi, tiếng nó cứ dai dẳng vang lên, như một điệp khúc, như lối thoát duy nhất của con người: Hãy đi mãi!
Khi trái đất còn đeo bom trước ngực thắt lưng còn lựu đạn bao xe; Khi bạo lực còn khua môi mõm mốc xì khẩu đại bác mỏi dừ vẫn sủa; Khi bóng tối còn đau như máy chém những lời ca đứt cổ bị bêu đầu lũ đao phủ tập trung hình cụ mặt trời lên phải mọc giữa rừng gươm. (trích Hãy đi mãi in lại trong Trần Dần ghi, trang 177)
Hãy đi mãi đối với Trần Dần, là phải đi qua Việt Bắc, đi trên Việt Bắc, đi khỏi chiến tranh, đi khỏi đói nghèo, dốt nát, vượt qua nhược tiểu, bước trên đàn áp, đi khỏi nhục nhằn, nói lên nỗi lầm than của con người sống không tự do, không sáng tạo:
" Tôi có thể mặc thây ngàn tiếng chửi tục tằn trừ tiếng chửi: - "Sống không sáng tạo "
Khí thơ bất khuất, rất Trần Dần. Bài ca đoạn tuyệt chiến tranh, hồi sinh chân lý cuối cùng: sáng tạo:
Tôi vẫn nâng chiếc đầu lâu nặng nề sáng tạo như nâng một viễn vọng đài.
(còn tiếp)
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. Tue 19 Jul 2016, 05:31 | |
| thơ gì mà chữ chạy tứ tung vậy nên Shiroi chưa đọc, chóng mặt quá |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. Tue 19 Jul 2016, 08:33 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. Thu 17 Nov 2016, 09:34 | |
| Thơ độc âm: Mùa sạch
Thuỵ Khuê
Trong sự khao khát cái mới, khách thơ thường muốn tìm đến một cái gì triệt để. Tập Mùa sạch của Trần Dần được nhà xuất bản Văn Học in năm 1997 có tính triệt để này. Trần Dần tìm đến thơ độc âm, như một thử nghiệm triệt để.
Độc âm. Vì mỗi bài xoay quanh một âm chính, ví dụ Hành trình trong, với âm trong:
Phố trong Bộ hành trong Giờ trong Tắcxi trong... (trang 7)
Bài Lịch xuân, với âm xuân:
....Nơi ngâm hạt xuân Nơi tưới màu xuân Nơi đóng tàn xuân Nơi bắc cầu xuân Nơi đúc thép xuân Nơi rỡ mành xuân... (trang 60)
Bài Lịch con cái, với âm đông:
Ðứa cày ruộng đông Ðứa leo núi đông Ðứa mò biển đông Ðứa làm đường đông... (trang 75)
Hoặc bài Lịch họ hàng, với âm đồng:
Là trai đồng chiêm Là gái đồng mùa Là thúc bá đồng lầy Là anh em đồng mỏ... (trang 76)
Lối cách tân này của Trần Dần dựa trên nhịp điệu của ca dao, đồng dao:
Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai.
Ca dao, đồng dao thường hay lập lại âm đầu, lấy âm đầu làm âm chính, âm chủ. Trần Dần lập lại âm cuối, hoặc âm giữa, lấy âm phụ, âm khách làm chính. Ông tìm cách lạ hoá và tạo ra một loại đồng dao mới, chức năng không chỉ "tả tình", "tả cảnh" như ca dao đồng dao ngày trước, mà có thể có những chức năng hoàn toàn khác, biến đổi tuỳ theo bài hát. Ví dụ, nếu ta đọc một mạch, liền hơi: Phố trong, bộ hành trong, giờ trong, tắcxi trong... sẽ thấy bài thơ diễn ra như một bức tranh siêu thực, nhiều hình ảnh lướt qua, cắt đứt nhau theo nhịp điệu đồng dao. Nếu đọc một mạch liền hơi: Là trai đồng chiêm, là gái đồng mùa, là thúc bá đồng lầy, là anh em đồng mỏ... chúng ta có một quan hệ trai gái, họ hàng, làng xã. Nếu đọc một mạch: Nơi ngâm hạt xuân, nơi tưới màu xuân, nơi đóng tàn xuân, nơi bắc cầu xuân, nơi đúc thép xuân, nơi rỡ mành xuân... chúng ta thấy hiện ra trước mắt hoạt cảnh sống động của mùa xuân, như xem một cuốn phim mà người cầm caméra đang quét rất nhanh ống kính dõi theo tầm mắt. Trần Dần muốn tìm ra một thứ đồng dao mới, tạo những ấn tượng mới, những hiệu quả mới... Một thứ đồng dao không đứng một chỗ, mà đi.
Tập Mùa sạch là tác phẩm cách tân duy nhất được in ra của Trần Dần, những tìm tòi khác, trong những tập thơ khác, vẫn ở trạng thái nằm, chưa in. Cho nên chúng ta chưa thể biết hết những thử nghiệm thơ của Trần Dần.
Trong thử nghiệm độc âm này, nhịp điệu thường bị gò bó, có những câu trở thành khiên cưỡng, eo hẹp. Nhưng thật ra, không biết Trần Dần có cố ý cách tân thơ, hay là ông chỉ muốn chứng minh một điều: ở tận cùng của gò bó, nhà thơ vẫn làm việc được, vẫn sáng tác được. Và trong "không khí độc âm toàn diện", "ta về ta tắm ao ta", người thơ vẫn có thể tạo ra một bối cảnh khác thường mà âm thanh, ý tưởng và hình ảnh, cùng gặp gỡ trong một ánh sáng mới:
Ao ta... Liềm chiêm hái sáng Thuyền chiêm chở sáng Ngõ chiêm ơi ới sáng Cầu tre chiêm rửa sáng. Chị em chiêm gánh sáng Ao chiêm làu lạu sáng Con trâu chiêm cày sáng Cá chiêm đẻ sáng. Bếp chiêm khua sáng Lửa chiêm làn lạn sáng Mưa chiêm hàn hạt sáng Sương chiêm màng mạc sáng Vú chiêm sàn sạt sáng Gàu chiêm tát sáng Hạt chiêm chín sáng Làng chiêm gặt sáng ... Người cấy sáng Người hái sáng Người ải sáng Người ngâm sáng Người rửa sáng Người trảy sáng Người quảy sáng Người lảy sáng Người bày sáng Người lội sáng Người xới sáng Người bới sáng Người tưới sáng Người lưới sáng Người vin sáng. Người vun sáng. Người trồng sáng. Người hong sáng. Người đong sáng. Người tải sáng. Người rắc sáng. Người gặt sáng. Người giặt sáng.... (trích Ao ta, trang 29, 30, 31)
Sáng dồn đến, sáng ập vào, sáng tấn công mọi mặt, khiến người đọc chưa kịp tảo thanh sáng trước đã bị sáng sau áp đảo: sự đuổi bắt sáng tạo ra một sức hút kỳ lạ, sức lôi cuốn của độc âm, tựa như : một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao... khiến người hát, người nghe không thể ngừng mà cứ phải đi, đi mãi... Trong không khí đen tối của hòm chữ bị giam trong mồ, sáng là một độc âm thiên thần, sáng đưa con người đến thế kỷ mới, đến sáng thế kỷ.
Và khi Trần Dần dùng độc âm như một hình ảnh độc vận của đất nước đã được tảo thanh, rửa sạch, trong tất cả các lãnh vực xã hội, chính trị và tư tưởng, chỉ còn lại một mùa duy nhất: mùa sạch, thì tác dụng độc âm trở nên vô cùng mạnh mẽ:
Tôi thích nhất công tác ở Việt Nam mùa Bò mùa lúc nhúc công trường mùa. Ga mùa lục xục tàu mùa Chiều mùa lục bục sấm mùa. Tỉnh mùa lục tục gặt mùa. Mạ mùa gieo mùa. Sao mùa vằng vặc ngoại thành mùa. Xóm mùa lạc xạc cày mùa. Mùa Việt Nam trên quả đất mùa. (trích Trên quả đất mùa, trang 14)
Mùa sạch trở nên đỉnh cao của nước Việt sạch, khi cả cõi bờ đã được quét sạch để đạt tới:
Miền sạch Thuyền sạch Bút sạch
Tất cả đều sạch, từ tư tưởng đến bốn mùa, đều sạch. Ở đỉnh sạch. Không còn lại gì. (còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. Wed 24 May 2017, 09:12 | |
| Thơ độc âm: Mùa sạch
Thuỵ Khuê
Phố Dần trong Cổng tỉnh
Dạ khúc trường thiên Cổng tỉnh là một tập tiểu thuyết thơ, viết trong khoảng 59-60, cùng thời với ba tập thơ khác: Sắc lệnh, Con tầu xã hội và 17 tình ca. Cả ba đều chưa xuất bản. 59-60 cũng là năm Hoàng Cầm sáng tác Về Kinh Bắc.
Cổng tỉnh được nhà xuất bản Hội Nhà Văn in năm 1994, 15 năm sau khi viết xong.
Thời điểm 58-60 là những năm kinh hoàng, sau Nhân Văn. Không khí đen tối dội lại trong Về Kinh Bắc và Cổng tỉnh.
Cả Trần Dần lẫn Hoàng Cầm đều lấy đêm làm phông cho hai khúc ca bi tráng của mình.
Về Kinh Bắc bắt đầu bằng 5 đêm: đêm Thổ, đêm Kim, đêm Mộc, đêm Thủy và đêm Hỏa. Hoàng Cầm về Kinh Bắc, về quê cha đất tổ, lậy mẹ, mách mẹ những kinh hoàng đàn áp:
Về Kinh Bắc phải đâu con nghẹn khóc Con không cười, con thoảng nhớ thoảng quên.
Không chỗ dung thân, Trần Dần về Nam Ðịnh, về "phố mẹ", nhờ ký ức mở cửa cổng tỉnh, mở gan ruột mình, trở về "tảo mộ xó quê" trong nhà tù tỉnh, bằng những lời thơ mà ông gọi là dạ khúc. Dạ khúc về những đêm giữa ban ngày trong ông và trong lòng tỉnh.
Cổng tỉnh, như lời ghi dưới tựa, là tập thơ tiểu thuyết và là dạ khúc trường thiên.
Hai chữ dạ khúc vừa nói lên tính chất tâm huyết gan ruột của bài ca, dạ như lòng dạ. Dạ cũng là đêm, bài ca về cõi đêm của tác giả và những phận người nằm trong cổng tỉnh.
Cổng tỉnh là một bản trường ca, một cuốn tiểu thuyết hiện thực xã hội, viết về một thời trong lịch sử cận đại: thời Pháp thuộc và Cách mạng kháng chiến. Với những phận người, phận vện, phận tỉnh, phận phố... khi vươn lên dũng tráng, bất khuất, như những anh hùng, khi lếch thếch kéo nhau đi như lũ ăn mày, sinh ra trong đói khát, dốt nát, bị trị, hết thực dân Pháp đến phát-xít Nhật. Cảnh quá khứ Pháp thuộc, phản ánh hồi quang hiện tại 59-60: Bị trị hay độc lập: thành phố vẫn bị cầm tù. Một chữ cổng đã nói lên kiếp tù trong tỉnh: Chỉ đề lao mới cần cổng, chứ tỉnh nào lại có cổng, như tỉnh Nam của Trần Dần thời 59-60.
Trang đầu mở ra với lời khai từ, nhà thơ gọi là Khai tù, như lời khai của những chữ trong tù, như lời đối thoại của một người đi đêm thì thầm cùng kỷ niệm:
Kỷ niệm! Ðưa tôi về chốn cũ Ðừng ngại mây che từng cây số buồn rầu Ðừng ngại mở trong lòng vài khung cửa nhớ thương.
Và cứ thế, nhà thơ và kỷ niệm âm thầm dẫn nhau đi, trong đêm, qua cổng tỉnh, trở về đất cũ, chỗ nào không nhớ rõ, nhà thơ lại hỏi kỷ niệm:
Ðây có phải bụi Cửa Trường? Một cuống nhau chôn trạnh lòng phố mẹ!... Ðây có phải đường Hàng Song xanh lấm tấm sao chiều?
Và cứ thế, người và kỷ niệm lủi thủi rủ nhau đi, về sâu, về xa, xuyên thời gian, về lại tuổi trẻ:
16 tuổi!!! Ðây là đêm Ngoài cổng đề lao tim... sao mọc hững hờ. Ðây là ngày thời gian lặp đi lặp lại những chiều vàng vọt như nhau.
Và cứ thế, vừa đi, nhà thơ vừa tâm sự với kỷ niệm:
Tôi kiểm thảo bản thân cùng một thời đại buồn rầu Ðêm xuống ướt mui rồi Sông khuya tì tũm vỗ Ði thôi! Kỷ niệm! Có lẽ xa kia là phố tôi sinh Có sương sớm đọng trên đèn muộn Tù và thơ ơi! Dạ khúc khởi đầu.
Cuốn tiểu thuyết gồm hai phần, phần thứ nhất tên là Ðêm và phần hai Càng đêm.
Chuyến đi về không gian cũ: thành Nam, ngược thời gian xưa: tuổi trẻ. Chủ đích ngược thời gian và không gian, nhập vào chuyến đi hôm nay của Trần Dần sau Nhân Văn. Cùng đi, là những kinh hoàng hôm qua, gặp những đen tối hãm hại hôm nay, như những bóng ma không tuổi, vượt ngày tháng, đeo đuổi mãi con người.
Nếu Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm bắt đầu bằng đêm Thổ, đêm Kim, đêm Mộc, đêm Thủy và đêm Hỏa. Năm bề bốn hướng đều đêm. Thì Trần Dần về thành Nam hôm ấy, cũng trong đêm, càng đi, càng đêm:
Gió thổi kèm ma mưa thui lòng ngõ hẹp. ò... ò đêm đi như một cỗ quan tài. (trang 11)
Tượng chúa Jê-xu búa gõ tầm tầm Gió đánh hàng bàng, lá chết chạy vòng quanh (trang 12)
Quá khứ và hiện tại hoà nhau trong không khí tha ma: Thành Nam dưới thời Pháp thuộc chôn trong hiện tại 59-60 của Trần Dần:
Cổng tỉnh! Người đi nhoà nhoà Cổng tỉnh ! Lá rắc vàng hồ Phố héo người đi Là mùa đi! Người đi manh chiếu rách Người đi tay áo quệt đôi mày Năm tàn rồi... Ai? Ai bắt người đi nhòa nhoà Cổng tỉnh Ai? Ai treo cổ rặng đèn trên dãy phố bồ côi (trang 50)
Thành Nam lâm nạn: "Phố cụt bị thương... phố mù khắc khoải" (trang 36),
Thành Nam tự tử: "Phố thắt cổ có ngọn đèn hoang. Phố hoang có ngọn đèn thắt cổ". (trang18)
Thành Nam tàn tạ: "Phố úa. Đừng về phố úa" (trang 49)
Thành phố âm ty, đi đâu cũng lạc, cũng thấy xõa tóc:
"Ði đâu? Chớ lạc thành quách bàn cờ. Xòa xõa tóc hàng cây." (trang 18)
Thành phố phòng nhì, thành phố công an, mật vụ, khắp nẻo bị chặn đường: " Ðứng lại! Ai qua phố ngang" (trang 18)
"Bóng tối đầy hàm răng cảnh sát Ðầu phố ngoạm một người" (trang 21)
Thành phố không lối thoát, ngõ cụt, người đâm:
Phố cụt đâm vào phố cụt Tôi đâm ngang phố Hàng Ðồng đâm bổ xuống bờ sông (trang 30)
Thành phố không chỗ dung thân:
"Tôi còn một mình kháng cự với mông mênh Tôi đứng thẳng trụ người đêm ngã bẩy" (trang 17)
Thành phố ăn mày:
"Phố chéo chênh chênh. Ăn mày gặp ăn mày Lườm nhau - mắt vải điều cay cay chớp nắng" (trang 12)
Thành phố bán mình:
"Phố nịt vú-phố rơi voan Phố nào thơm dạ hợp" (trang 23)
Thành phố, đói, Ất Dậu: con vện vàng hấp hối, kéo chiếc xe chở nắm xương khô của chủ, đi lần hồi, hành khất từng nhà:
Chiếc xe lăn thừng nâu ... con vàng rũ cổ Một nắm xương khô lọc lọc lòng đường. Vàng con ơi! Hãy kéo thoai thoải hoàng hôn Xe đi run run từng bục cửa Hãy chờ! Nếu quả có lòng nhân. Heo may dù úa phố (trang 45)
Rồi một chiều đông con vàng kiệt sức, bỏ chủ ra đi. Người hành khất già quờ quạng:
Ai? Ai kẻ chôn con? Cất mình chẳng nổi. Ngã vật bên lề đường Nấc rồi lại nấc Vàng con ơi! Cho bố khất! Tay run quờ lá rỉ Ðắp chiếu đầy xe Con bằng lòng vậy Kiếp sau báo đáp đồng lần Cha lại kéo xe con. (trang 46)
(còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. Wed 24 May 2017, 09:16 | |
| Thơ độc âm: Mùa sạch
Thuỵ Khuê
Phố Dần trong Cổng tỉnh
Cổng tỉnh là một liên khúc bi đát: đói, đau, cùm, xích... vượt thời gian theo đuổi mãi con người. Cổng tỉnh là những chân dung hôm qua và hôm nay, chập vào nhau như hai giọt nước: chân dung người, chân dung chó, chân dung phố, chân dung gió, chân dung mưa, chân dung bom, chân dung thành phố, chân dung lãnh tụ:
Đã có ta suy nghĩ hộ các ngươi! Thủy bộ không quân! Mệnh lệnh! Các ngươi sẽ đi xéo nát các thành quách Tắt Bách! Tắt Be to (Beetho)! Tắt mọi thứ nhạc. Chỉ để gầm gừ họng sắt nhạc ca nông Ta muốn nghe các dân tộc rống lên như con bò bị búa nện Các ngươi phải luôn tay chọc tiết các kinh thành Các ngươi sẽ đi dạy dỗ các dân tộc Người Áo! Ðừng nhận mình có thành Viên Người Lỗ! Hãy quên Bucarest. Hỡi năm đại châu! Hỡi tiếng nói đầu lòng! Phải bập bẹ Furher! [...] Ở đâu cũng chỉ cần một thứ ảnh; ảnh ta thôi! Một thứ tượng: tượng ta là đủ! (trang 96-97)
Chân dung Hitler. Đúng. Võ rất kín: Chân dung Hitler trùng hợp với chân dung những lãnh tụ độc tài, tiêu diệt nghệ thuật, hò hét chiến tranh: "ta suy nghĩ hộ, tắt mọi thứ nhạc, chỉ gầm gừ họng sắt nhạc ca nông", thế giới đại đồng: "Hỡi năm đại châu! Hỡi tiếng nói đầu lòng! Phải bập bẹ Furher", nhại thơ Tố Hữu: "Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin".
Thành Nam trong Cổng tỉnh, được dựng nên bằng những chân dung hôm qua và hôm nay như thế: những chân dung hò hét, của bom đạn chiến tranh; những chân dung rên la, đói rét, chết lịm, của con người; những chân dung anh hùng, đồng chí; những chân dung nhà lao, cùm xích; những chân dung im lìm rũ xuống, những chân dung gậy gộc đứng lên; những chân dung hoan hô, đả đảo... trên một bản đồ chằng chịt phố: những con phố Dần trong Cổng tỉnh.
Nguyễn Tuân có chữ phố Phái -nhưng chưa ai đả động đến phố Dần trong Cổng tỉnh- những con phố sinh ra, lớn lên, đứng dậy mà đi như người, những con phố vàng úa, chết già, những con phố thanh xuân chết yểu, những con phố trúng đạn, bị thương, những con phố què quặt, những "con phố hoang có ngọn đèn thắt cổ".
Để lập chuyển động phố, Cổng tỉnh chôn vùi chữ cũ, ăn mừng chữ mới, tạo những chữ sơ sinh, trần truồng, chưa mặc áo lọt lòng, chưa ô nhiễm bụi bậm. Cổng tỉnh mở ra, về phía tỉnh, đánh thức kho ngôn từ bất tận đang ngủ yên trong mỗi con đường, mỗi hàng cây, mỗi phố, mỗi nhà, của một cõi nhân sinh chưa ai tìm đến.
Nhà thơ đi trong Cổng tỉnh, vừa đi vừa kể chuyện đời người, đời phố, kể những cô đơn, bất hạnh, trong chiến tranh, đói khát, trong cách mạng vùng lên, trong con người đổ xuống, dầm trong mưa máu. Phố Dần cũng chuyển động theo người. Phố Dần cũng sinh ra, lớn lên, trưỏng thành, yêu đương, tàn tạ, đổ nát. Phố Dần cưu mang cả một thời trong Cổng tỉnh. Phố Dần muôn mặt, đầy hình sắc, đầy tâm sự, đổ ngược đi xuôi, phổ phận vào những sinh linh như ta phổ nhạc. Ngay từ "Nhất định thắng" Trần Dần đã đem phố vào thơ, ông phổ thơ con phố Sinh Từ, bằng khổ đau của những kiếp đọa đầy sau chiến thắng. Phố của Dần không chỉ đơn thuần một ký hiệu ngôn ngữ, phố đã trở thành những sinh linh, có tim, óc, đột biến, có dung nhan, tâm sự khác nhau: Phố u ơ, phố vị thành niên, phố trăng non, phố dậy thì, phố cánh sen, phố đào, phố mận, phố ngọc, phố hai cô, phố chụm đầu, phố bơ vơ, phố thề, phố chờ, phố lỗi hẹn, phố phụ tình, phố chạ người, phố xanh, phố đỏ, phố lam, phố bão, phố chiều chìm, phố đục phố trong, phố đâm ngang, phố dọc, phố ngách xiên, phố trăng chênh, phố mạng nhện, phố gió, phố vắng, phố Bà đanh, phố lấm, phố lạnh, phố úa, phố bồ côi, phố goá, phố đói, phố rét, phố xào xạc, phố đèn vàng, phố đèn nâu, phố đèn sương, phố đèn rung, phố đèn Sành, phố Máy cưa, phố vàng lờ, phố Khách, phố cụt bị thương, phố mù khác khoải, phố đổ chàm, phố khổ, phố bụi, phố giày đinh, phố đìu hiu, phố mắt, phố xích, phố hò reo, phố thề, phố bãi chợ, phố hoác phố hơ, phố rỗng, phố nứt, phố khô dầu, phố long sơn, phố cháy, phố đổ, phố đè, phố què, phố máu, phố chết, phố xác, phố vôi bột, phố tha ma...
Những phố Dần, cứ phố phố ôm nhau nằm ngủ (trang 13), phố nhà mồ thông sang phố nhà mồ (114). Những phố Dần cứ: "Mặc! Mặc phố xúc xắc tống tình. Mặc phố me Tây cởi yếm" (trang 2). Còn người Dần, bên cạnh phố, người Dần, làm gì? Người Dần đi kháng chiến, người Dần viết lịch sử. Một lịch sử chiến tranh mưa máu, một lịch sử "ăn khách", một lịch sử làm nên những best-sellers, một lịch sử bán chạy như tôm tươi, trên khắp địa cầu: "Báo đê!" ... số đặc biệt buổi chiều ... Mưa máu ! Mưa máu cổng nhà thờ Đàn chiên xạc xào buổi lễ ... Mưa máu phố trăng non trẻ thơ chơi rồng rắn Mưa máu thư tình Mủ chữ nhoà trang (trang 89)
Người Dần vẫn đi trong phố, trong đêm, càng đi càng đêm... Sau chiến thắng, người Dần được gì?: "Tôi được- đầu lâu ao máu. Ánh đèn bày nhày phố gái mãi dâm" (trang 106). Và sau nữa, thời 59-60, người Dần còn được, được nhiều hơn nữa: "Sớm trước trổ cung vua. Chiều sau tạc chó đá" (trang 111). Phố Dần chằng chịt tỉnh Nam, chằng chịt trên địa đồ đất nước. Một đất nước bán chạy khói lửa, xuất cảng tin tức chiến tranh, làm giàu các cột báo năm châu bốn biển, nuôi sống hàng vạn nhà báo, bằng những cái chết của dân mình: toàn anh hùng liệt sĩ. "Báo đê! Báo đê!", từ 1959, Trần Dần đã nhìn thấy, trong Cổng tỉnh, một nước Việt đem bán cái lầm than, chém giết của mình, bán sốt dẻo cho những lò thông tin, luôn luôn cần rực lửa.
1945, "Các đồng chí về. Nghị quyết nằm trong hốc ngực" (trang 71). Theo chân anh hùng Phạm Bảy, "người đồng chí Đảng đầu tiên", "cách mạng tuyển anh đi từ đó". 1959, người Dần trở về, đi lại những phố Dần, vào lại ngõ ngách cuộc cách mạng kháng chiến... bằng những con chữ mới. 1959, sau cuộc tổng tấn công, càn quét, bắt sống, xử tử chữ thời Nhân Văn, người Dần trở về quê cũ dẫn ta vào cô đơn, vào cõi chết, vào nhà săm, vào phủ toàn quyền, vào hỏa lò, vào lớp học... bằng những âm vang khác, không giống bất cứ một âm vang sôi sục nào của những bài thơ kháng chiến, giục máu, thúc cờ. Mà bằng những con chữ chưa bao giờ xuất hiện trên thị trường chữ nghiã cách mạng: Thơ ở đây làm với những con chữ ma, một thời đã chết trong cô đơn, âm thầm; chúng rủ ta đi tảo mộ. Thơ ở đây là những con chữ bị giam trong hòm lâu ngày, chúng trốn ra, run run, táp vào ta, lẫn với mưa, với gió. Chữ đây là những sinh linh, những âm bản của cuộc đời. Chữ đây cứ tuôn ra như những giọt nước mắt, những linh hồn đầy thương tích lang thang không nhà, không cửa. Chữ đây là những sinh linh sống nhờ, thác gửi. Mỗi lần nhà thơ gõ đũa gọi hồn là chúng đi theo. Người đọc mê lạc trong nghĩa điạ chữ, bạt ngàn mồ mả, chằng chịt Cổng tỉnh.
Trong những núi thơ ca tụng kháng chiến, ca tụng cách mạng mùa thu, Cổng tỉnh trổi lên như một cung đàn lỗi nhịp, một ngọn cỏ dại, mọc xế bên mồ.
Thụy Khuê Paris tháng 3/2002-4/2005 |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Trần Dần, từ những trang nhật ký “Ghi” - Nguyễn Mạnh Trinh. | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 3 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |