Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 10:01 | |
| Tam Tạng Pháp Số 236 KHỞI TÍN TỨ GIÁC 起信四覺 (Khởi tín luận) Một, Bản giác. Tự tánh của tất cả chúng sanh là tâm thanh tịnh, vốn xa lìa vọng niệm, tức vắng lặng mà chiếu soi (tịch mà chiếu) khắp cõi hư không, không đâu là không trùm khắp. Tướng của pháp giới, tức là pháp thân bình đẳng của Phật; nên gọi là bổn giác. Hai, Tương tợ giác. mười vị Thập tín trong Viên giáo là do công quả vừa mới giác ngộ, phần thô của kiến, tư, hoặc đã dứt trừ hết, chỉ còn phiền não vô minh vi tế chưa phá đến, lý của giác ngộ chẳng phải là bổn giác chân thật, chỉ được gọi là tương tợ, nên gọi là tướng tợ giác. Ba, Tuỳ phần giác. Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa trong Viên giáo là ngôi vị đẳng giác, phá được vô minh phần nào thì giác ngộ được phần đó. Đó là bản giác chân thật, nên gọi là tuỳ phần giác. Bốn, Cứu cánh giác. Trong quả vị diệu giác của viên giác, vô minh đã trừ hết, thể của bản giác hoàn toàn sáng rỡ, ngộ được tâm, thấy được tánh, tức là thường trụ của tâm. Đó gọi là cứu cánh giác. TỨ ĐỨC XỨ 四德處 (Thành thật luận) Luận nói: Nếu gần gũi với người lành thì được nghe chánh pháp, nghe chánh pháp rồi, thì có đủ bốn đức xứ. Một, Huệ đức xứ. Do nghe chánh pháp, sanh trí huệ lớn, nên gọi là huệ đức xứ. Hai, Thật đức xứ. Do có trí huệ, thấy được không tánh của chân đế, nên gọi là thật đức xứ. Ba, Xả đức xứ. Thấy tánh không của chân đế thì xa lìa được phiền não, nên gọi là xã đức xứ. Bốn, Tịch diệt đức xứ. Do không còn phiền não, tâm hoàn toàn vắng lặng, nên gọi là tịch diệt đức xứ. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 10:03 | |
| Tam Tạng Pháp Số 237 TỨ PHÁP THÍ 四法施 (Bảo tích kinh) Pháp thí là Phật dùng bốn pháp này ban bố cho chúng sanh để cho họ nương đây mà tu hành và chứng ngộ, không khởi lên tà kiến. Một, Nhất thiết vạn vật giai qui vô thường. Chúng sanh ngu si mê lầm, không biết các loài hữu tình và vô tình trong thế gian có sanh ắt có diệt, có thành ắt có hoại, tất cả đều vô thường. Thế mà, trái lại cho là thường, Phật nói pháp để dứt trừ sai lầm này, nên gọi là tất cả vạn vật đều trở về vô thường. Hai, Nhất thiết sở hữu tất vi khổ độc. Chúng sanh ngu si, mê lầm, không biết các pháp ngũ ấm là gốc của mọi khổ đau mà lại suy lường cho là vui. Phật nói pháp là để dứt trừ sai lầm này, nên gọi là tất cả sở hữu đều là khổ đau và độc hại. Ba, Nhất thiết chư pháp giai vô hữu ngã. Chúng sanh ngu si, mê lầm, không hiểu tất cả pháp là không, so đo, chấp trước là có ngã. Bốn, Nhất thiết hữu hình tất chí ư không Tất cả hữu hình đều cuối cùng trở về không. Ngược lại so đo cho là có, Phật nói pháp để chúng sanh dứt trừ tính so đo này, nên nói là nhất thiết hữu tình đều đi đến không. TỨ VÔ KÝ 四無記 (Tông cảnh lục) Không thể ghi nhớ sự khác nhau quả báo ở tương lai, đối với các pháp thiện, ác cũng không phân biệt rõ ràng, nên gọi là vô ký. Một, Năng biến vô ký. Tánh vô ký của tâm vương thức thứ tám, cùng với năm biến hành tâm sở tương ưng, thì có thể biến hiện tất cả cảnh giới sắc tướng mà không sao phân biệt được, nên gọi là năng biến vô ký. (năm biến hành là tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư). Hai, Sở biến vô ký. Ba cảnh căn thân, chủng tử và thế gian, đều do thức biến hiện. Vì ba cảnh này không có tánh phân biệt, nên gọi là sở biến vô ký. Ba, Phân vị vô ký. Trong các pháp bất tương ưng hành, mượn pháp vô ký lập ra các ngôi vị khác nhau. Vì các pháp này không thuộc thiện, ác; không cùng tâm tương ưng, không cùng sắc tương ưng, không có gì riêng biệt, nên gọi là phân vị vô ký. Bốn, Thắng nghĩa vô ký. Vì hư không vô vi, phi trạch diệt vô vi có ý nghĩa vượt trội, mà không do ai làm ra, nên gọi là thắng nghĩa vô vi. (Hư không vô vi là lý chân không, không bị phiền não, nhiễm ô làm chướng ngại. Phi trạch diệt vô vi là quả Thinh văn sau khi chứng được, các hoặc không nổi lên trở lại, tự nhiên hợp với lý chân không, không cần phải chọn lựa). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 10:05 | |
| Tam Tạng Pháp Số 238 LẠI DA TỨ PHẦN 藾耶四分 (Phiên dịch danh nghĩa) Tiếng Phạn là A lại da, tiếng Hoa là tàng thức. Vì thức thứ tám có thể chứa đựng tất cả chủng tử thiện, ác mà có nghĩa của bốn phần này. Một, Tướng phần. Tướng tức hình tướng. Có ba loại: 1) Cảnh tướng, vì thức này lấy căn tâm làm cảnh giới; 2) Tướng trạng: Pháp hữu vi ở thế gian đều đủ tướng trạng, đều do thức này biến hiện; 3) Nghĩa tướng: nghĩa lý được chuyên chở bởi giáo thuyết, cũng do thức này biến hiện. ba tướng này thường gọi là tướng phần. (căn tâm là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý thức) Hai, Kiến phần. Kiến có nghĩa là hiểu rõ. Có năm thứ: 1) chứng kiến: chính là Kiến phần của căn bản trí; 2) chiếu chúc: ánh sáng chiếu soi của cây đuốc, liên hệ đến sự chiếu soi của căn tâm (sáu thức); 3) năng duyên: vì ba phần bên trong đều hay duyên các tướng bên ngoài ( ba phần là kiến phần, tự chứng phần, chứng tự chứng phần); 4) niệm giải: nhớ và hiểu nghĩa lý đã được Phật nói ra; 5) so đo, tìm tòi: tâm so đo, tìm tòi tất cả cảnh (suy đạt); năm thứ kiến đều gọi là kiến phần. (Căn bản trí là thức thứ tám). Ba, Tự chứng phần Tự chứng là chứng được các pháp đầy đủ của chính mình. Nghĩa là thức này hay giữ gìn kiến phần và tướng phần, nên chính nó chứng được tự, kiến hai phần vì duyên với tướng phần không sai lầm. Đó gọi là tự chứng phần. Bốn, Chứng tự chứng phần. Chứng là thể năng chứng. Tự chứng là các pháp đầy đủ của nó. Nghĩa là thức này hay giữ gìn các phần ở trước: tự chứng phần, kiến phần, tướng phần. Đó là bản thể của thức này; vì chính nó chứng tự chứng phần, nên nó duyên kiến phần không sai lầm. Đó gọi là chứng tự chứng phần. TỨ CHỦNG Ý THỨC 四種意識 (Tông cảnh lục). Bốn loại ý thức không xuất phát từ ba cảnh: tánh cảnh, đới chất cảnh, độc ảnh cảnh. Tánh cảnh là ý thức và năm thức trước cùng duyên năm trần. Tâm và cảnh vừa gặp nhau, chưa có phân biệt. Đó gọi là tánh cảnh. Ý thức đối với năm trần cảnh phân biệt dài ngắn, vuông tròn, tốt xấu. Vì trần tướng đã có phân biệt; nên gọi là đới chất cảnh. Ý thức không cùng với năm thức trước cùng duyên mà một mình duyên; nghĩa là duyên các tướng biến hiện của quá khứ và vị lai; hoặc duyên các tướng không hoa, thuỷ nguyệt, vì không cảnh đối chiếu. Đó gọi là độc ảnh cảnh. Một, Định trong độc đầu ý thức. Ý thức chỉ duyên với cảnh trong định, không cùng năm thức trước đồng duyên và hoàn toàn không có một trần cảnh nào bên ngoài đối chiếu (làm đối tượng). Đó gọi là định trung độc đầu ý thức. Hai, Tán vị độc đầu ý thức. Ý thức không duyên cảnh của năm trần, chỉ tán loạn, suy tính lung tung; hoặc duyên các tướng không hoa, thuỷ nguyệt; hoặc duyên các pháp ở quá khứ, hiện tại, vị lai. Những pháp này chẳng có ở trong định, cũng chẳng phải cảnh ở trong mộng. Đó gọi là tán vị độc đầy ý thức. Ba, Mộng trung độc đầu ý thức. Không phải đối tượng là năm trần, mà thấy vô vàn cảnh giới ở trong mộng. Đây là do tánh cảnh của tâm vương biến hiện mà có các tướng. Đó gọi là mộng trung độc đầu ý thức. Bốn, Minh liễu ý thức. Ý thức nương nơi năm căn, và năm thức cùng duyên năm trần, nhận thức cảnh rõ ràng nào tốt xấu, nào dài ngắn v.v… tất cả đều hiện ra trước mắt. Đó gọi là minh liễu ý thức. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 10:07 | |
| Tam Tạng Pháp Số 239 THỨC CẢNH TỨ TƯỚNG 識境四相 (Kim cang kinh luận) Chúng sanh đối với bốn pháp không hiểu rõ hư dối, mà đối với cảnh trong tâm thức, lầm sanh tà kiến, ôm chặt lấy tướng, nên gọi là cảnh của thức có bốn tướng. Một, Ngã tướng. Vì chúng sanh ở trong thân năm ấm, hoặc tức hoặc ly; so đo suy đoán cho ngã và ngã sở là thật có. Đó gọi là ngã tướng. (Hoặc tức hoặc ly là hoặc cho năm ấm là ngã; hoặc cho xa lìa năm ấm là ngã. Ngã và ngã sở là ngã là giả danh (tên giả, không thật có). Ngã sở là năm ấm. Hai, Nhân tướng. Vì chúng sanh ở trong thân năm ấm, sai lầm cho ta là người và ta sanh ra đạo làm người (nhân đạo), khác với những đạo khác. Đó gọi là nhân tướng. Ba, Chúng sanh tướng. Chúng sanh ở trong thân năm ấm, sai lầm cho rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức cộng lại mà thành thân này. Đó gọi là chúng sanh tướng. Bốn, Thọ giả tướng. Chúng sanh ở trong thân năm ấm, sai lầm cho rằng ta sống trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc dài hoặc ngắn. Đó gọi là thọ mạng tướng. (một khoảng thời gian từ sanh đến chết: thọ mạng). TỨ DUYÊN 四緣 (Đại trí độ luận). Một, Nhân duyên Sáu căn là nhân, sáu trần là duyên. Nhãn căn gặp sắc trần thì thức liền sanh ra. Các căn khác cũng thế. Đó gọi là nhân duyên. Hai, Thứ đệ duyên. Các pháp của tâm và của tâm sở thứ lớp (tuần tự) không gián đoạn, liên tục khởi lên; gọi là thứ đệ duyên. (Tâm, tâm sở pháp là tâm tức tâm vương; tâm sở tức thọ, tưởng, hành. Tâm vương và tâm sở này đối với các trần niệm niệm không dừng, gọi là tuần tự liên tục). Ba, Duyên duyên. Các pháp của tâm và tâm sở do nương nơi duyên mà sanh, còn là duyên lự của tự tâm (tâm suy nghĩ về sự vật). Bốn, Tăng thượng duyên. sáu căn hay soi chiếu cảnh mà phát sanh thức, lực dụng có tăng thêm khi các pháp sanh và không sanh chướng ngại, gọi là tăng thượng duyên. (Các pháp sanh là căn và trần tiếp xúc thì niệm khởi lên, gọi là chư pháp sanh. Không sanh chướng ngại là lúc căn và trần tiếp xúc, tuỳ theo đối tượng mà khởi niệm, hoàn toàn không bị chướng ngại). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 10:11 | |
| Tam Tạng Pháp Số 240 TỨ TƯỚNG ƯỚC VỊ 四相約位 (Viên giác kinh lược sớ). Tứ tướng là sanh, trụ, dị, diệt. Tứ tướng này chính là tướng một niệm vừa khởi lên của vô minh từ bản giác tâm nguyên mà có bốn thứ tướng khác nhau, chúng rất nhỏ nhiệm khó thấy. Vì vậy có liên quan đến quả vị đẳng giác và diệu giác của Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa từ cạn đến sâu, tuần tự hiểu rõ từ thô đến tế tướng của các phần một cách rõ ràng. bốn pháp này, bắt đầu từ sanh đến diệt, giác thì từ diệt đến sanh, nên phải nói là diệt, dị, trụ, sanh theo thứ tự này. Một, Thập tín giác diệt tướng. Bồ tát tu hành chứng được tín vị này, thì hiểu rõ trong tâm niệm niệm diệt tướng đều đặn. Hai, Tam hiền giác dị tướng. Tam hiền là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng. Bồ tát tu hành chứng được ngôi vị tam hiền này thì hiểu rõ trong tâm niệm niệm dị tướng đều đặn. Ba, Thập thánh giác trụ tướng. Thập thánh tức Thập địa. Bồ tát tu hành chứng được ngôi vị Thập địa này, thì biết rõ trong tâm niệm niệm trụ tướng đều đặn. Bốn, Vị mãn giác sanh tướng. Vị mãn là đầy đủ ở quả vị của Phật. Đại Bồ tát tu hành đầy đủ, chứng được quả vị Phật thì hiểu rõ trong tâm tướng của một niệm vừa mới sanh ra đều đặn. TỨ CHỦNG TỤNG 四種頌 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, A nậu tốt đổ ba. Tiếng Phạn là A nậu tốt đổ ba, tiếng Hoa là Tụng. Loại tụng này không dùng văn trường hàng và kệ; chỉ cần số chữ đủ 32 chữ thì thành một bài tụng. (Trường hàng tức là tản văn trong kinh). Hai, Già đà. Tiếng Phạn là Già đà, tiếng Hoa là Phúng tụng, hoặc bất tụng tụng, nghĩa là không phải bài tụng từ kinh trường hàng, hoặc gọi là trực tụng, nghĩa là dùng kệ nói pháp. Ba, Chi dạ. Tiếng Phạn là Chi dạ, tiếng Hoa là ứng tụng nghĩa là dựa theo trường hàng mà làm bài tụng. Bốn, Uẩn đà nam. Tiếng Phạn là Uẩn đà nam, tiếng Hoa là Tập thí, nghĩa là dùng ít lời mà chứa nhiều ý nghĩa để người khác đọc tụng, thọ trì. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 12:17 | |
| Tam Tạng Pháp Số 241 TỨ THÁNH NGÔN 四聖言 (A tì đạt ma tập dị môn túc luận). Thánh là chánh, tức là lời nói chánh trực. Một, Bất kiến ngôn bất kiến. Cái mà nhãn thức nhận được và hiểu được thì gọi là thấy. Nếu nhãn thức chưa nhận được chưa hiểu được thì không thể gọi là thấy. Đó gọi là không thấy nói là không thấy. Hai, Bất văn ngôn bất văn. Cái mà nhĩ thức không nhận, không hiểu thì không thể nói là nghe, cái mà nhĩ thức nhận được và hiểu được thì nói là nghe. Ba, Bất giác ngôn bất giác. Nghĩa là mũi biết hương, lưỡi biết vị, thân biết xúc, nếu tỉ thức, thiệt thức, thân thức đã nhận đã hiểu thì gọi là biết, nếu ba thức chưa nhận chưa hiểu thì không thể nói là biết (giác). Bốn, Bất tri ngôn bất tri. Ý thức nhận được, ý thức hiểu được thì gọi là biết, nếu ý thức chưa nhận được, chưa hiểu được thì không thể gọi là biết. Đó gọi là bất tri ngôn bất tri. TỨ CHỦNG TẦM TƯ 四種尋思 (A tì đạt ma tập luận). Một, Danh tập tư. Ở trong các pháp, tìm cầu tất cả danh tự, đều không có thật. Đó là danh tầm tư. Hai, Sự tầm tư. Ở trong các pháp, tìm tòi năm ấm v.v… các việc sanh, diệt, vô thường, đều là không có thật. Đó là sự tầm tư. Ba, Tự thể giả lập tầm tư. Ở trong các pháp có thể nói danh tự và nghĩa lý của chúng, tìm tòi tự thể, chỉ là danh ngôn giả lập, danh ngôn, đều là không có thực. Đó là tự thể giả lập tầm tư Bốn, Sai biệt giả lập tầm tư ở trong các pháp có thể nói, tìm tòi sự khác biệt, chỉ là giả lập danh ngôn, đều không có thật. Đó là sai biệt giả lập tầm tư |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 12:20 | |
| Tam Tạng Pháp Số 242 CHƠN KHÔNG QUÁN TỨ CÚ 眞空觀四句 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao) Chân không là lý của pháp giới. Nương vào lý mà quán sát, nên gọi là chân không quán Một, Hội sắc quy không Hội tức thâm nhập dung hoà. Sắc tức là căn thân, thế giới Căn thân và thế giới vốn là chân như nhất tâm cùng với sanh diệt hoà hiệp mà có. Nay quán sát sắc này đều không thật thể, trở về không tánh của chân không, nên gọi là hội sắc quy không Hai, Minh không tức sắc. Minh tức là hiểu biết rõ ràng, nghĩa là hiểu rõ lý chân không, không khác sắc, sắc không có tự tánh, không khác với không nên gọi là minh không tức sắc Ba, Sắc không vô ngại. Thể của sắc hoàn toàn là chân không, Thể của chân không không khác sắc. Nếu sắc là sắc thật thì trở ngại đối với không, không chắc chắn là không thì ngại với sắc Nay sắc là sắc ảo nên không ngại không, không là chân không, nên không ngại sắc, vì vậy là sắc không vô ngại. Bốn, Dẫn tuyệt vô ký Dẫn tức là mất hoàn toàn, mất hết. Tuyệt tức là cắt đứt. Ký là nương tựa Nghĩa là lý quán được về chân không thì không thể nói chính sắc là không, cũng không thể nói lìa sắc là không. Không và bất không đều không thể được. Chẳng phải ngôn ngữ và tư duy đến được, cũng chẳng phải là chỗ nương tựa. Vì vậy gọi dẫn tuyệt vô ký CỘNG BẤT CỘNG TỨ BIẾN 共不共四變 (Tông cảnh lục) Hỏi rằng: Thức thứ tám biến hiện trong thân và thế gianv.v.. ,là tự biến hay là cộng biến? Đáp: có bốn trường hợp không giống nhau Một, Bất cộng trong bất công biến. Nghĩa là như mắt..vv.. năm căn chỉ có thức thứ tám trong một niệm ban đầu, lúc ấy nương tinh thể của cha mẹ biến hiện gọi là bất cộng. Sau khi sinh ra một mình thọ dụng( nhận chịu hoàn cảnh của thân và tâm), cũng gọi là bất cộng như nhãn thức chỉ nương vào nhãn căn mà phát khởi cho đến thân thức chỉ nương vào thân căn mà phát khởi, hoàn toàn thuần nhất. Đó là bất cộng biến trong bất cộng Hai, Bất cộng trong cộng biến. Căn phù trần bên trong, ban đầu chỉ có thức thứ tám biến hiện, gọi là bất cộng biến. sau khi sanh, người khác cũng có thọ dụng nên gọi là cộng. Đó là cộng biến trong bất cộng (Phù trần căn: các căn mắt, tai,… đều do bốn trần sắc thinh hương vị xúc làm nên. Nên gọi là phù trần. Kinh Lăng Nghiêm nói: Mắt như đoá hoa bồ đào và các căn khác cũng như thế. Tha nhân thọ dụng: Phù trần căn của chính mình có thể thấy cảnh, căn của người khác cũng có thể thấy và có cùng thọ dụng). Ba, Cộng trong cộng biến. Như núi, sông, đất, liền do thức của nhiều người cùng biến hiện gọi là cộng biến. Ta và tất cả người khác cùng thọ dụng cũng gọi là cộng. Đó là cộng trong cộng biến Bốn, Cộng trong bất cộng biến. Như ruộng nhà của ta không chung với người. Như một con sông, người thấy đó là nước, ngạ quỷ thấy là lửa dữ, là máu mủ. Đó là không chung biến trong cái chung |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 12:22 | |
| Tam Tạng Pháp Số 243 TỨ VINH cũng gọi là Phàm phu tứ điên đảo 四榮 (Niết bàn kinh và Tông cảnh lục) Tứ vinh là trong khoảng hai cây Sa la ở thành Câu thi na, nơi Phật nhập diệt. Các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều có hai cây Sa la. hai cây song thọ mỗi hướng một khô một tươi nên gọi là tứ vinh, tứ khô để biểu hiện tám điên đảo của phàm phu, Nhị thừa về thường, vô thường Bốn cây tươi để biểu hiện bốn điên đảo của phàm phu. Nói là tươi là vì phàm phu do bốn thứ điên đảo làm cho hoặc nghiệp tăng trưởng, đó là nghĩa tốt tươi: nên gọi là tứ vinh. ( tiếng Phạn là Câu thi na, tiếng hoa là giác thành. tiếng Phạn là Sa la tiếng hoa là kiên cố. Nhập diệt khoảng giữa hai cây là biểu trưng phi thường, phi vô thường). Một, Phi thường kế thường. Tất cả mọi việc hữu vi trong thế gian đều là vô thường, hư ảo, không có thực làm sao lâu dài mà phàm phu lầm cho là thường tức là điên đảo Hai, Phi lạc kế lạc Cái vui năm dục trong thế gian, đều là cái nhân để chịu khổ, phàm phu không hiểu rõ, lầm cho là vui tức là điên đảo. Ba, Phi ngã kế ngã Thân này đều do bốn đại giả hợp mà thành vốn không có ngã. Nếu có một đại là ngã thì ba đại kia không phải là ngã. Nếu cả bốn đại đều là ngã thì phải có nhiều ngã. Cuối cùng ai là ngã vậy nên phải biết ngã không thể có. Phàm phu không hiểu ở trong thân của mình vẫn cho là có chủ thể lầm cho là ngã tức là điên đảo. Bốn, Bất tịnh kế tịnh. Thân ta, thân người đều có năm thứ bất tịnh, phàm phu không hiểu lầm lạc sanh lòng tham đắm cho đó là sạch.( năm thứ bất tịnh là: chủng tử bất tịnh, trụ xứ bất tịnh, tự thể bất tịnh, ngoại tướng bất tịnh, cứu cánh bất tịnh). TỨ KHÔ còn gọi là Nhị thừa tứ điên đảo 四枯 (Niết bàn kinh và Tông cảnh lục). Tứ khô là biểu trưng cho bốn điên đảo của Nhị thừa. Sở dĩ gọi là khô là vì Nhị thừa quán các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã thì phiền não cũng khô mục, không sanh lại được nên gọi là tứ khô. Một, Thường kế vô thường. Thường là pháp thân thường trụ. Vô thường tức là thay đổi. Thinh văn, Duyên giác bị che lấp bởi vô minh ở trong pháp thân thường trụ của Phật, sai lầm cho là có tướng thay đổi. Hai, Lạc kế phi lạc. Lạc là cái vui thanh tịnh của Niết bàn. Phi lạc là khổ đau Thinh văn, Duyên giác bị vô minh lầm lạc che lấp, ở trong an vui thanh tịnh Niết bàn của Phật, sai lầm cho là khổ. Ba, Ngã kế vô ngã. Ngã là Phật tánh chân thật, vô ngã là trong Phật Tánh không có cái ngã Các bậc Nhị thừa bị vô minh mê lầm che đậy, không hiểu trong các pháp vô ngã có chân ngã. Vì vậy ở trong Phật tánh chân ngã mà sai lầm cho là vô ngã Bốn, Tịnh kế bất tịnh. Tịnh tức là thân chân như thường trụ của Phật, không phải là thân do ăn tạp mà có, không phải là thân phiền não, không phải thân do máu thịt mà có, không phải là thân do gân cốt ràng buộc mà nên. Bất tịnh là các vị Nhị thừa bị che lấp bởi vô minh lầm lạc chỉ quán tất cả sắc tướng trong thế gian đều bất tịnh, không hiểu thanh tịnh thường trụ của Phật |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 12:24 | |
| Tam Tạng Pháp Số 244 TỨ CHỦNG TÁNH HẠNH 四種性行 (Phật bổn hạnh tập kinh) Một, Tự tánh hạnh. Kinh nói: Nếu các Bồ tát bản tánh đến nay, hiền lương chất trực, tuân lời cha mẹ dạy, tin tưởng kính trọng Sa môn và Bà la môn, biết rõ trong nhà trên dưới, thân sơ cung kính làm theo không sai sót, đầy đủ mười điều thiện, còn lại làm nhiều hơn các nghiệp lành khác. Đó gọi là Bồ tát tự tánh hạnh. (Tiếng Phạn là Sa môn, tiếng Hoa là Cần tức. Tiếng Phạn là Bà la môn, tiếng Hoa là Tịnh hạnh). Hai, Nguyện tánh hạnh Kinh nói: Nếu các Bồ tát phát nguyện như thế này: khi nào thì ta thành Phật, có đủ mười hiệu. Đó là Bồ tát nguyện tánh hạnh Ba, Thuận tánh hạnh Kinh nói: Nếu các Bồ tát thuận tu tập sáu ba la mật . Đó là Bồ tát thuận tánh hạnh Bốn, Chuyển tánh hạnh Kinh nói: Như ta cúng dường đức Thế Tôn Nhiên Đăng nương vào nhân duyên ấy đọc tụng kinh điển chuyển phàm thành Thánh. Đó là Bồ tát chuyển tánh hạnh. ( Như ta là đức Thích Ca Như lai) TỨ BẤT KHẢ THUYẾT 四不可說 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa tập di ký). Trong kinh Niết bàn nói rõ lý của bốn giáo, chỉ có thể lãnh hội bằng chứng đắc, không thể dùng ngôn thuyết, vì lý này vốn không thể nói. (bốn giáo là tạng, thông, biệt, biên). Một, Sanh sanh bất khả thuyết Sanh sanh là năng sanh và sở sanh ( chủ thể sanh và đối tượng được sanh). Nghĩa là căn và trần gặp nhau đó là năng sanh. Lúc căn và trần gặp nhau thì một niệm trong tâm khởi lên phân biệt tốt xấu đó là sở sanh, tức là tâm pháp. Năng sanh và sở sanh nói chung gọi là sanh sanh đây là pháp sanh diệt thật có mà tạng giáo tuyên bố. Pháp tuy có sinh diệt, về lý không thể nói, nên nói không thể nói Hai, Sanh bất sanh bất khả thuyết. Sanh tức là pháp được sanh ra khi căn trần gặp nhau đã nói ở trước. Bất sanh là pháp sở sanh này rốt cuộc đương thể tức không. Đã thấu rõ pháp sở sanh vốn không nên gọi sanh ( mà thật sự ) chẳng ra. Đây là lý của thông giáo. Lý vốn không lời nên gọi là không thể nói. Ba, Bất sanh sanh bất khả thuyết. Bất sanh tức là lý chân không, sanh là từ không mà xuất phát ra giả có để làm dụng độ sanh. Điều này nói về biệt giáo ở trong ngôi vị Thập trụ tu tập không quán, hiểu rõ pháp vô sanh nên gọi là bất sanh mà không trụ ở không, lại ở trong Thập hạnh mà tu tập giả quán, khởi dụng độ chúng sanh trong thập giới, vì vậy lại gọi là sanh . Đây là lý biệt giáo tuyên bố. Lý vốn không lời nên gọi là không thể nói. Bốn, Bất sanh bất sanh bất khả thuyết. Lý vốn không sanh, vì sự tức là lý. Sự cũng không sanh, đó là bất sanh bất sanh. Lại nữa, không nhơn có thể tu, nên bất sanh, không quả có thể chứng nên bất sanh. Đó gọi là bất sanh bất sanh. Đây là lý Viên giáo tuyên bố. Lý vốn không lời nên gọi là không thể nói. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 12:30 | |
| Tam Tạng Pháp Số 245
PHIÊN DỊCH TỨ LỆ 翻譯四例 (Phiên dịch danh nghĩa) Một, Phiên tự bất phiên âm. Là giống như các chú: dùng chữ Trung quốc để phiên, còn âm vẫn theo âm của Ấn độ. Hai, Phiên âm bất phiên tự. Như chữ 卐 dùng âm vạn của Trung quốc phiên mà hình thể chữ của Ấn độ giữ y. Ba, Âm tự câu phiên. Âm và tự của các kinh đều dùng âm và chữ của Trung Quốc để phiên. Bốn, Âm tự câu bất phiên. Các kinh Phạn giáp (viết trên lá bối) cả âm và chữ đều chưa dịch sang tiếng Trung Quốc. A NAN TỨ VẤN 呵難四問 (Niết bàn kinh hậu phần) Phật sắp sửa nhập diệt, nói với A nan và đại chúng rằng: sau khi ta Diệt độ, các ông phải siêng năng dạy dỗ nhau, sớm cầu xa lìa (ba cõi), kiếp này trôi qua vô ích, sau hối hận không kịp. A nan nghe Phật nói rồi, lúc ấy đau buồn, khóc lóc nức nở, toàn thân mê man, ngất lịm. Thấy vậy A nê lô đậu (A na luật) an ủi A nan rằng: Thời gian Như lai Diệt độ đã tới, hôm nay còn, sáng mai mất, ông y theo lời tôi mà hỏi Phật bốn vấn đề. Và Phật nói rằng các ông lắng nghe, ta vì các ông mà nói. Một, Phật Diệt độ hậu ác tánh Xa nặc vân hà cộng trụ. Phật đáp: Tỳ kheo Xa nặc có tánh nhỏ hẹp xấu ác, sau khi ta Diệt độ, các ông nên nương nơi giáo pháp của ta điều phục tâm của ông ta, trừ bỏ tánh ác, không bao lâu tự chứng được đạo quả. Hai, Phật Diệt độ hậu, ngã đẳng dĩ hà vi sư. Phật đáp: Phải biết lấy giáo luật làm thầy của các ông. Nương vào giới luật tu hành định, huệ sâu xa có thể ra khỏi ba cõi. Ba, Phật Diệt độ hậu, ngã đẳng y hà pháp trụ. Phật đáp: Phải biết nương vào tứ niệm xứ quyết tâm an trụ ở đó là: 1) Quán tánh, tướng của thân bằng với hư không, gọi là thân niệm xứ. 2) Quán cảm thọ không trong, không ngoài, không ở giữa, gọi là thọ niệm xứ. 3) Quán tâm chỉ có cái tên gọi, tên gọi và tánh xa lìa nhau, gọi là tâm niệm xứ. 4) Quán pháp không được ưa thiện pháp và không ưa pháp bất thiện, gọi là pháp niệm xứ. Tất cả Tỳ kheo nương nơi bốn niệm xứ này mà an trụ. (Thọ có nghĩa là lãnh nạp. sáu căn lãnh nạp sáu trần, không phải ở trong, không phải ở ngoài, vì tâm không ở sáu căn, cũng không ở nơi sáu trần, tâm cũng không ở giữa căn và trần gọi là trung gian). Bốn, Nhất thiết kinh sơ đương an hà ngữ. Phật đáp: Ông hỏi tất cả kinh Phật nói, mở đầu để lời gì? Phải biết, sau khi Phật Diệt độ, kết tập kinh tạng, mở đầu phải để lời này: Như thị ngã văn, nhất thời tại mỗ phương mỗ xứ, dữ mỗ đẳng đại chúng mà nói kinh này. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 25 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 14 ... 24, 25, 26 ... 32 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |