Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Wed 26 Nov 2014, 06:16 | |
| ít ra hai ông Nguyễn Hữu Huân và Nguyễn Trung Trực em còn biết, đỡ thấy dở 1 chút xíu |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Wed 26 Nov 2014, 08:29 | |
| CÂU ĐỐI CỦA CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ (tt)
9. Tham Tá Nội Các Sự Vụ Đỗ Huy Liêu (1845 - 1891)
Đỗ Huy Liêu tên tự là Ông Tích, hiệu Đông La, sinh tại làng La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Ông nội ông là cử nhân Đỗ Huy Cảnh, cha ông là Phó bảng Đỗ Huy Uyển (làm Biện Lý La Ngạn), cả hai đều là bậc danh sĩ triều Nguyễn.
Năm Đinh Mão (1867), Đỗ Huy Liêu đi thi Hương đỗ giải nguyên, được bổ làm Điển tịch Viện Hàn lâm, Huấn đạo huyện Yên Mô (Ninh Bình). Năm Kỷ Mão (1879), ông thi Hội (ân khoa) đỗ thứ tám. Dự thi Đình, ông đỗ Hoàng giáp nên được tục gọi là Hoàng giáp Liêu. Trong kỳ thi này, bài của ông được vua Tự Đức châu phê là: "quyển này thực có sức học, không phải hạng học theo lối viết sáo có thể làm được".
Thi đỗ hạng cao, Đỗ Huy Liêu được bổ làm Hàn lâm viện trước tác, sau đó bổ giữ chức Tri phủ phủ Đoan Hùng (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Tháng 7 năm Canh Thìn (1880), đổi ông làm Tri phủ Lâm Thao (cũng thuộc tỉnh Phú Thọ). Tháng 4 năm Nhâm Ngọ (1882), thăng ông làm Án sát Hà Nội. Tháng 5 năm Tân Mão (1882), thân phụ mất, ông về nhà cư tang.
Năm Giáp Thân (1884), vua Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13, Đỗ Huy Liêu được triệu vào kinh làm Biện lý bộ Hộ, rồi Tham Tá nội các sự vụ. Trong khoảng thời gian này, ông còn giữ chức Phụ đạo, dạy cho vua học và dạy cho hai con của Phụ chính Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp. Năm Ất Dậu (1885), đánh úp quân Pháp ở Huế không thành, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi xuất bôn, ông bị quân Pháp bắt giam vì có liên can. Để mua chuộc, sau đó thực dân Pháp thả ông và cho ông làm Bố chính Bắc Ninh, nhưng ông cương quyết từ chối. Về lại Nam Định, Đỗ Huy Liêu lo phụng dưỡng mẹ già.
Theo nhà chí sĩ Phan Bội Châu thì sau khi quân Pháp đánh chiếm Nam Định, ông cùng với bạn là Vũ Hữu Lợi (lúc bấy giờ cũng đang bỏ quan về đây dạy học), ngầm chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa chiếm lại tỉnh thành này. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa không thành, vì bị Tổng đốc Vũ Văn Báo cáo giác. Dụ hàng không được, Vũ Hữu Lợi bị quân Pháp chém chết tại chợ Nam Định vào đầu năm 1887, còn ông thì bị bắt giam đến mấy năm mới được tha, nhưng vẫn phải chịu sự quản thúc của nhà cầm quyền Pháp. Ngày 1 tháng 5 năm Tân Mão (1891), tổ chức xong lễ mãn tang cho mẹ vào buổi sáng thì buổi chiều Đỗ Huy Liêu đột ngột từ trần. Theo Phan Bội Châu, thì ông đã uống thuốc độc tự vẫn, năm ấy ông mới 47 tuổi.
• Câu đối viếng Tổng Đốc Nghệ Tĩnh Đặng Toán của Đỗ Huy Liêu
Đặng Toán làm quan có tiếng thanh liêm, đang giữ chức tuần phú Ninh Bình thì có chỉ cử làm tổng đốc Nghệ Tĩnh, nhưng sắp sửa lên đường nhận chức mới thì mất. Đỗ Huy Liêu có câu đối viếng Đặng Toán:
- Phương đáo Hoan chi thăng, hồ kị hạc quy, quy Thúy Hạc (Mới nghe tin ông thăng quan lên châu Hoan (Nghệ Tĩnh), sao ông vội cỡi hạc về, về Thúy Sơn, Hồi Hạc)
Khởi dữ Ninh hữu ước, hưu tương hồng ấn, ấn Lam Hồng (Hay là với tỉnh Ninh có hẹn, nên không đem dấu chim hồng in ở Lam Giang, Hồng Lĩnh)
“Hạc”, “hồng” là tên hai loài chim lớn (HV), cùng âm với một thành tố của tên gọi địa danh Hồi Hạc, Hồng Lĩnh.
• Đối đáp với Cử Nhân Phạm Văn Phổ
Sau khi thực dân Pháp bình định xong Trung và Bắc Việt vừa mới đặt cuộc bảo hộ, triều đình muốn tìm những bậc văn nhân có danh vọng ra làm quan, để yên lòng dân. Tổng đốc Nam Định Vũ văn Báo, cho mời Đỗ Huy Liêu và cử nhân Phạm Văn Phổ làng Tam Quang, ý muốn để ông làm đốc học Nam Định, Phổ làm tri phủ Nghĩa Hưng. Nhưng hai ông từ chối, nên bị tống giam, bị ngâm vào bể nước, cho lính tráng đứng tắm ở bên bể, cố làm nhục hai ông. Hai ông ngồi trong bể làm câu đối cho đỡ buồn, một ông ra, một ông đối.
vế ra của Pham Văn Phổ:
- Tại luy tiết chi trung, phi kỳ tội dã
(Câu này lấy ý trong Luận ngữ, thiên Công dã Tràng, điển Công dã Tràng, dẫu phải giam trói, nhưng không phải vì tội mình làm ra)
vế đối của Đỗ Huy Liêu:
- Tuy khỏa trình ư trắc, yên năng nỗi tai
(Câu này từ nội dung sách Mạnh Tử, thiên Công tôn Sửu, điển Liễu hạ Huệ vốn có tính khoan hoà nói: "kẻ khác làm bậy như là cởi áo chìa vai ở bên ta, cũng không nhơ nhuốc đến ta")
Sau được tha về, lấy cớ là có mẹ già, Đỗ Huy Liêu xin ở nhà phụng dưỡng, nhất định không chịu ra làm quan. Được bốn năm thì mẹ mất, ông có câu đối khóc mẹ như sau:
- Tằng tứ niên lai, quốc vận gia tình lụy lụy (Đã bốn năm nay, vận nước tình nhà vương vấn) Tài tam nguyệt nội, thần tâm tử niệm du du (Vừa trong ba tháng, lòng thần ý trẻ xót xa)
Sau khi nghe tin Đỗ Huy Liêu mất, Đốc Học Hà Nội Khiếu Năng Tĩnh (1835 - ?) có gửi đôi câu đối phúng điếu như sau:
- Hiển tàng độc dị phùng tam mão (Lúc hiển đạt và lúc mất, một điều lạ là cùng gặp vào ba năm mão) Tâm sự toàn nghi đối lưỡng thân (Tâm sự như thế là trọn đạo làm con đối với hai đấng thân)
“Thân” trong “lưỡng thân” (cũng gọi song thân, là cha mẹ), cùng âm với “thân” (thuộc thập nhị địa chi), do yếu tố “mão” cùng trường nghĩa này, ở vị trí đối ứng chỉ ra 2 Đỗ Huy Liêu đỗ thủ khoa năm đinh mão (1867), đỗ hoàng giáp năm kỉ mão (1879), mất năm tân mão (1891).
Khiếu Năng Tĩnh là người xã Chân Mỹ, tổng Tử Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Cương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Năm 1878, ông đỗ Cử nhân (Hương cống). 2 năm sau, ông đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Ông làm quan Đốc học Hà Nội, Tế tửu Quốc tử giám. Năm Canh Tý 1900, Khiếu Năng Tĩnh là Chánh chủ khảo tại Nghệ An. Ở đó, ông cùng với nhiều vị quan giám khảo khác rất bất ngờ trước hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ đi thi cùng với biết bao người trẻ. Đó chính là Đoàn Tử Quang, một nho sinh độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Vì đây là chuyện hiếm thấy nên Khiếu Năng Tĩnh đã viết bài ký Nghệ trường giai sự (Việc đáng nói ở trường thi Nghệ An) để mô tả những hành động mà Đoàn Tử Quang đã làm trong buổi thi ấy. Hết ngạc nhiên rồi cảm phục, Khiếu Năng Tĩnh đã thảo tờ chiếu lên vua Thành Thái xin cho thí sinh độc nhất vô nhị này được đỗ, dù có mắc một số lỗi khi phạm một số quy định của trường thi ngày ấy, nên Đoàn Tử Quang đã đỗ ở tuổi 82, nhưng bị xếp thứ 29 trong 30 người trúng tuyển.
Câu đối viếng Đỗ Huy Liêu của Đông Các Đại Học Sĩ Cao Xuân Dục (1843 - 1923):
- Cái kỳ sinh kỳ cố kỳ tử diệc kỳ, mạc hoặc giả nhân trọc nhi ngã thanh, nhân túy nhi ngã tinh, thuật lai chúc tử sổ ngôn, quát nhãn quan hà lưu thế lệ
Duy kỳ hành hiển, cố kỳ tàng diệc hiển, dĩ yên tai tương kiến năng kỷ thời, tương thức năng kỷ nhân, tài khứ đàm thân nhất nhật, hồi đâu thân thế hận ba đào
(Lúc sống vốn kỳ, lúc chết cũng kỳ, có phải chăng người say mà ta tỉnh, người đục mà ta trong, những trối trăng con cháu đôi lời, ngoảnh lại non sông giàn nước mắt
Khi xuất đã rõ, khi xử càng rõ, rành là thế cùng hiểu nào mấy người, cùng gặp nào mấy độ, vừa xong tang mẹ già một bữa, đoái trông thân thế hận ba đào)
10. Đại Thần Đào Tấn (1845-1907)
Đào Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang và Mộng Mai, biệt hiệu là Tiểu Linh Phong Mai Tăng hoặc Mai Tăng, là một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. Ông được coi là ông tổ hát bội và là vị tổ thứ 2 trong 3 vị tổ nghề sân khấu Việt Nam (Phạm Thị Trân, Đào Tấn & Cao Văn Lầu). Ông là vị quan thanh liêm thời nhà Nguyễn, đã từng giữ chức vụ Tổng đốc An – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh), Công Bộ Thượng thư. Ông tên thật là Đào Đăng Tấn, sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ (tức 3 tháng 4 năm 1845), tại thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Do tránh quốc húy nên bỏ chữ Đăng, nên gọi gọn Đào Tấn. Ông thuộc dòng dõi Lộc Khê hầu Đào Duy Từ (1572-1634), một danh nhân thời chúa Nguyễn, vào lập nghiệp ở đất Đàng trong đầu thế kỷ XVII. Cha là Đào Đức Ngạc, mẹ là Hà Thị Loan. Thuở nhỏ, ông thọ giáo với cụ Tú Nguyễn Diêu, người làng Nhơn Ân (nay là thôn Nhơn Ân xã Phước Thuận cùng huyện); không những được thầy dạy chữ để đi thi mà còn đào tạo thành một nhà soạn tuồng. Năm 19 tuổi, lúc còn học với thầy, ông soạn tuồng đầu tay Tân Dã Đồn, nổi tiếng từ ấy. Năm 23 tuổi, ông đỗ thứ 8 Cử nhân khoa Đinh Mão (1867) tại trường thi Bình Định, dưới triều vua Tự Đức. Tuy nhiên, dù văn tài xuất chúng, ông không vượt được kỳ thi hội tiếp theo đó. Mãi đến bốn năm sau, năm Tự Đức thứ 24 (1871), khi vua Tự Đức cho soát xét lại những người chưa đỗ đạt, Đào Tấn mới được triệu về kinh thành Huế, được sơ bổ Điển tịch, sung vào Hiệu thư ở Nội các, tức hội nhà văn của triều đình, lo việc biên soạn và sáng tác, do vua Tự Đức làm chủ tọa. Năm 1874, ông đư¬ợc bổ nhiệm tri phủ Quảng Trạch sau thăng chức lên Phủ doãn Thừa Thiên. Làm quan suốt 3 triều, từ Tự Đức đến Thành Thái (1871 - 1904), ông kinh qua các chức vụ Tham biện, Tổng đốc An Tĩnh, Tổng đốc Nam Ngãi, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Binh, Thượng thư Bộ Công, quan hàm nhất phẩm, được phong Hiệp biện Đại học sĩ, tước Vinh Quang tử. Năm 1904 vì chống đối với đại thần Nguyễn Thân, ông bị cách chức rồi lui về quê nhà ở ẩn cho đến lúc qua đời.
• Những câu đối viết tặng Chùa Linh Phong:
- Thạch thất thiên niên hoàng hổ ngọa Hoa trì thập nguyệt bạch liên khai
(Nhà đá cọp vàng nghìn thuở nghỉ Ao hoa sen trắng tháng mười đơm)
- Thập niên hồ hải quy lai mộng Nhất kỉnh yên hoa tự tại thiên (Khói hoa một mớ trời dành sẵn Ao biển mười năm mộng trở về)
Ở câu đối thứ nhất, Đào Tấn (người sáng lập bộ môn hát bội ở Bình Định) đã ghi lại một vài nét về hiện tượng lạ nơi, ngôi danh lam ấy : hoặc tương truyền (vế 1) hoặc chính mắt ông trông thấy (vế 2). Còn với câu đối thứ nhì thì đây chính là một khám phá phải đánh đổi cả đời người mới có được, cùng nói lên cái tâm đắc của ông Đào với cửa Thiền.
• Câu đối viết trước của rạp nhà Hát:
- Thiên bất dữ nhàn, thả hướng mang trung tầm tiểu hạ Sự đô như hý, hà tu giả xứ tiếu phi chơn
(Thời chẳng cho nhàn, tìm chút thảnh thơi trong bận rộn Việc như đùa cợt, lọ cười chỗ giả chẳng là chơn)
Tương truyền một hôm, Đào Tấn ngủ dậy thấy trước cổng nhà có câu đối (có ý chê bai) do ai đó dán sẵn từ tối hôm trước không rõ:
- Hát hay Học dở
Ông điềm nhiên viết thêm năm chữ vào sau mỗi câu làm thay đổi hẳn ý nghĩa (từ bị chế diễu thành tự hào):
- Hát hay, chính kép Qui Nhơn thiệt Học dở, làm quan Quảng Ngãi chơi
• Câu đối viếng Lãnh Tụ Nghĩa Quân Hương Khê Phan Đình Phùng (1847 - 1895)
Phan Đình Phùng sinh tại làng Đông Thái (nay là xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Phó bảng Phan Đình Tuyển, ông là em ruột các ông Tú tài Phan Đình Thông, Cử nhân Phan Đình Thuật và là anh ruột Phó bảng Phan Đình Vận. Phan Đình Phùng thi đậu Cử nhân năm 1876; năm sau, 1877, đậu Đình nguyên Tiến sĩ, nên nhân dân địa phương cũng gọi là cụ Đình; được bổ Tri huyện Yên Khánh (Ninh Bình), sau đó được đổi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử Đô sát viện. Năm 1882, ông dâng sớ đàn hặc Thiếu bảo Nguyễn Chánh về tội “ứng binh bất biến” (cầm quân ngồi yên không đi tiếp viện) khi giặc Pháp tiến công thành Nam Định. Năm 1883, vì thấy Tôn Thất Thuyết làm việc phế Dục Đức lập Hiệp Hòa, ông đứng lên phản đối, và vì thế bị Tôn Thất Thuyết đuổi về làng. Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần vương, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập quân sĩ chống Pháp. Nghĩa quân xây dựng căn cứ tại vùng núi rừng Hương Sơn, Hương Khê (Vụ Quang) hiểm trở, nhằm tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài. Địa bàn hoạt động rất rộng, bao gồm vùng Nghệ Tĩnh và một phần tỉnh Quảng Bình và tỉnh Thanh Hóa. Ông giao cho Cao Thắng lãnh trách nhiệm tổ chức và xây dựng phong trào ở Nghệ Tĩnh, còn mình ra Bắc (1887) đặt quan hệ và vận động thống nhất các lực lượng chống Pháp ở cả hai miền. Năm 1888, Phan Đình Phùng ở Bắc về, trực tiếp lãnh dạo phong trào. Trận Vụ Quang tháng 10-1894, với kế “Sa nang úng thủy” của Hàn Tín đánh quân Sở ngày xưa, đã làm cho bọn địch tổn thất nặng nề. Phan Đình Phùng kiên quyết kháng chiến, một lòng một dạ vì nhân dân, vì đất nước. Đến cuối năm 1895, trong một trận giao tranh ác liệt, Cụ bị thương và sau đó đã hy sinh tại quân doanh vào ngày 28-12-1895. Nhà soạn tuồng Đào Tấn có viết đôi câu đối (được cho là dài nhất Việt Nam với 160 chữ) phúng điếu như sau:
- Thành bại anh hùng mạc luận, thử cô trung, thử đại nghĩa, thệ dữ chư quân tử thủy chung; Châu chi anh, Mặc chi linh, độc thư mỗi niệm cương thường trọng; Khả hận giả thùy điên đại hạ, nhất mộc nan chi, cung lãnh yên tiêu, thùy nhân bất tác thâm sơn oán; Huống đương nhật long phi vân ám; cộng ta nhân sự vô thường, khả liên La Việt giang sơn, bách niên văn hiến phiền nhung mã
Cổ kim thiên địa vô cùng, nhi lưu thủy, nhi cao phong, đồng thử đại trượng phu vũ trụ; Lam chi phong, Hồng chi tuyết, xung hàn vô nại bá tùng điêu; Vị hà tai hội quyết đồi ba, trung lưu để trụ, tinh di vật hoán, hà nhân bất khởi cố viên tình? Cập thử lời nhạn tán phong xuy, kham thán thiên tâm mạc trợ, độc thử tùng mai khí tiết nhất tử tinh thần quán Đẩu Ngưu
(Anh hùng thành bại kể chi? Dạ sắt son, lòng vàng đá, thề cùng các bạn giữ trước sau; Son mực đúc khí tinh anh, trung hiếu hẹn hò cùng sử sách; ngao ngán nhẻ, lầu cao sắp đổ, một cột khó nâng; phòng vắng khói tan, liếc mắt non xanh thêm tức tối. Và bây giờ rồng bay mây ám, xót xa việc thế không lường; Thương thay La Việt giang sơn, văn hiến trăm năm thành trận mạc
Trời đất xưa nay thế mãi, đá dựng ngược, nước chảy xuôi, đó vẫn non sông phương tuấn kiệt; Lam Hồng nổi cơn bão tuyết, bách tùng úa rụng luống xông pha. Đau đớn thay! Đê vỡ sóng vồ, giữa dòng trụ đứng; sao dời vật đổi, ngảnh đầu người cũ phải bôn chôn. Đương lúc này gió thổi nhạn lìa, căm giận lòng trời cay nghiệt; riêng cảm Tùng Mai khí tiết, tinh thần một thác rạng trăng sao)
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Fri 28 Nov 2014, 09:14 | |
| CÂU ĐỐI CỦA CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ (tt)
11. Chánh Quản Hương Binh Lê Trung Đình (1863 - 1885)
Lê Trung Đình hiệu là Long Cang, người làng Phú Nhơn, nay là thôn Trường Thọ Đông, thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Ông là chí sĩ yêu nước, kháng Pháp, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Cần Vương đầu tiên trong cả nước. Cha ông là Lê Trung Lượng, thi đỗ Cử nhân khoa Nhâm Tý (1852) tại Bình Định, nổi tiếng thanh liêm và cương trực, từng giữ chức Án sát Bình Thuận dưới triều Tự Đức, được nhà vua ban lời khen "Thanh như Lượng" và ân trí cho chữ "Trung" làm phụ tính (tên lót). Con nhà dòng dõi khoa bảng, học giỏi nổi tiếng cả một vùng, khoa Giáp Thân -1884, Lê Trung Đình thi đỗ cử nhân ở trường thi Hương Bình Định.
Tương truyền lúc Trung Đình mới 15 tuổi, có lần theo cha đến dinh tuần phủ ngâm vịnh; nghe Đình hay thơ tuần phủ mới ra câu đối để thử tài:
- Đình xiêu giữa chợ ăn mày ngủ
Cậu bé Đình xin phép cha, ứng đối lại ngay:
- Điện tế bên đường chó đói ăn
Câu đối dùng chữ Điện tên của quan chủ tỉnh để đối với Đình tên mình, mặc khác Đình và Điện đều là những nơi thờ cúng. Ai ngờ một vị quan đầu tỉnh lại bị cậu bé chơi xỏ một vố quá đau.
Lúc cậu Đình đi thi hương, cả nhà mừng thầm thế nào Trung Đình cũng đổ thủ khoa. Đình cũng rất tự tin, nhưng không dè quan trường chấm thế nào mà chỉ á nguyên (thứ hai sau thủ khoa). Cử Đình tức lắm, nhân thấy anh chàng thủ khoa tài học kém mình, lúc vào ra mắt trong lễ xướng danh, cử Đình sẵn tay cầm cái quạt giấy liền lấy gióng quạt gõ lên đầu chàng thủ khoa - con một mệnh quan ở triều đình Huế - và nói lớn: "Thứ anh thủ khoa cái nước gì?" Cả quan trường buổi lễ xôn xao, rộ lên bàn tán, cười nói mỉa mai làm quan tuần phủ Điện vô cùng tức tối.
Sinh trưởng và thi đỗ trong lúc vận nước đen tối: bên ngoài thực dân Pháp xâm chiếm đất đai, bên trong triều đình rối ren, loạn lạc ở nhiều nơi...ông không ra làm quan mà âm thầm chuẩn bị lực lượng ứng nghĩa.
Cùng với các sĩ phu trong tỉnh Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá Loan, Nguyễn Tấn Kỳ..., Lê Trung Đình bí mật lập Nghĩa hội, tổ chức hai đội quân là Đoạn Kiệt và hương binh, đồng thời ráo riết xây dựng chiến khu ở Tuyền Tung (huyện Bình Sơn) chuẩn bị đối phó với quân Pháp xâm lược.
Sau đó, nhận lệnh Tham biện Sơn phòng Nghĩa-Định Nguyễn Duy Cung, Lê Trung Đình cùng Nguyễn Bá Loan ra Huế gặp người đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết để nhận lệnh phối hợp hành động, và Lê Trung Đình được cử làm Chính quản hương binh.
Ngày 5/7/1885, sau vụ âm mưu đánh úp quân Pháp ở Huế không thành, kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn và sau đó hạ chiếu Cần Vương. Ngày 13/7/1885 (1/6 năm Ất Dậu), Lê Trung Đình cùng các thủ lĩnh hương binh kéo quân về tỉnh thành, đòi các quan lại đầu tỉnh cấp vũ khí, lương thực để chống Pháp, nhưng quyền Bố chánh Lê Duy Thụy và quyền Án Sát Nguyễn Văn Dụ từ chối. Ngay trong đêm ấy, 3.000 hương binh theo lệnh Chánh tướng Lê Trung Đình và Phó tướng Nguyễn Tự Tân từ chiến khu Tuyền Tung và các nơi khác tập kết về khu vực bãi sông Trà Khúc, phía tả ngạn, trước đền Văn Thánh (Văn miếu Quảng Ngãi) làm lễ tế cờ rồi vượt sông, tấn công tỉnh thành Quảng Ngãi. Được sự hỗ trợ của lực lượng nội ứng, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm tỉnh thành, bắt giữ bọn quan lại, tịch thu ấn triện, vũ khí, triển khai tổ chức phòng thủ và phát động phong trào Cần Vương trong cả tỉnh, sẵn sàng ứng phó với quân xâm lược Pháp. Nghĩa quân làm chủ tỉnh thành được 4 ngày thì bị tên phản bội Nguyễn Thân (vốn là một thành viên Nghĩa hội, trở giáo), đưa lực lượng từ sơn phòng về, đánh lừa nghĩa quân mở cửa thành, rồi bất ngờ tấn công dữ dội. Nguyễn Tự Tân hy sinh giữa trận tiền, Lê Trung Đình bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Nguyễn Thân tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo Lê Trung Đình đầu hàng, nhưng ông không nói một lời. Ngày 23/7/1885 (1/6 năm Ất Dậu) Lê Trung Đình bị xử chém ở phía Bắc thành Quảng Ngãi.
Ông mất, để lại bài thơ tuyệt mệnh Lâm hình thời tác:
- Kim nhật lung trung điểu Minh triêu trở thượng ngư Thử thân hà túc tích Xã tắc ai kỳ khu
Hoàng Tạo dịch:
- Nay là chim trong lồng Mai đã cá trên thớt Thân này tiếc gì đâu Gian nan tình đất nước
Tuy bài thơ chỉ 20 chữ nhưng chứa đựng một khí phách lớn lao.
12. Hoàng Giáp Đào Nguyên Phổ (1861 - 1908)
Đào Nguyên Phổ, tên thật là Đào Thế Cung, còn gọi là Đào Văn Mại, quê làng Thượng Phán-tổng Đồng Trực-huyện Quỳnh Côi (nay là thôn Thượng Phán, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Ông đỗ Cử nhân năm 1884, nhưng chưa dự thi Hội ngay, mà lại ra làm quan nhà Nguyễn. Ban đầu, Đào Nguyên Phổ được bổ chức Huấn đạo huyện Tam Nông tỉnh Hưng Hóa, rồi làm Tri huyện tại huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh. Sau vì để mất trộm tiền thuế của huyện, ông bị bãi chức, phải trở về đi dạy học trên địa bàn tỉnh Nam Định cũ (nay là cả hai tỉnh Nam Định và Thái Bình). Trong thời gian này, ông giao du với các chí sĩ yêu nước thời đó. Năm 1895, ông vào Huế, học tại trường Quốc tử giám. Đến Năm 1898, sau 3 năm học tại kinh đô, ông dự thi Hội và đỗ Đình nguyên Hoàng giáp. Ngay sau đó, ông được bổ chức Hàn lâm thừa chỉ. Năm 1902, ông từ quan, ra Hà Nội làm nghề nhà báo, viết cho Đăng cổ tùng báo và L'Annam, cùng tích cực truyền bá tư tưởng duy tân. Năm 1907, ông tham gia sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, cùng với Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... Sau khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, tiếp đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Thành bị thất bại, Đào Nguyên Phổ bị người Pháp truy lùng ráo riết. Ông phải tự sát vào năm 1908 để khỏi bị Pháp bắt, cũng để giữ danh tiết đồng thời tránh hệ lụy cho gia đình và bạn bè.
• Câu đối viết tặng Quảng Nam Tứ Hổ:
Đầu thế kỷ XX ở xứ Quảng Nam xuất hiện 4 danh sĩ gọi là "Quảng Nam Tứ Hổ", bao gồm: Trần Quý Cáp (1870 - 1908), Phạm Liệu (1872 - 1937), Phan Chu Trinh (1872 - 1926) và Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947). Trong tứ hổ đất Quảng Nam thì Trần Quý Cáp là người chịu đau thương nhất, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình sau phong trào chống thuế (1907). Chuyện học hành thi cử của ông Trần Quý Cáp cũng rất đặc biệt. Ông thi cử nhân không đỗ, nhưng thi Tiến sĩ lại đỗ ngay. Lại có chuyện khá thú vị là ông cứ kèm hai người bạn là Huỳnh Thúc Kháng và Đặng Văn Thụy (1858 - 1936) trong cả hai kỳ thi. Ở kỳ thi Hội, Huỳnh Thúc Kháng đỗ đầu, Trần Quý Cáp đỗ thứ hai, gạt Đặng Văn Thụy xuống thứ ba. Thi Đình thì Đặng Văn Thuỵ vượt lên thứ nhất, Trần Quý Cáp thứ nhì, Huỳnh Thúc Kháng xuống thứ ba. Do chuyện buồn cười này mà Đào Nguyên Phổ đã làm câu đối mừng ông Trần rất tài hoa và hóm hỉnh:
- Tố Tiến sĩ vi dị, tố cử nhân vi nan, ức ức dương dương, vô phi tạo vật (Đỗ Tiến sĩ thì dễ, đỗ cử nhân thì gay, ném xuống, tung lên, không qua trời định) Áp Huỳnh Thúc ư Đình, áp Đặng Văn ư Hội, vinh vinh, quý quý, hà tất khôi nguyên (Lấn Huỳnh Thúc ở Đình, lấn Đặng Văn ở Hội, vinh này, quý ấy, chẳng cứ đỗ đầu)
• Câu đối dán ngoài cổng trường Đông Kinh Nghĩa Thục:
- Lấy quốc ngữ làm chuông cảnh tỉnh, khua vang ngõ hẹp hang cùng Đem báo chương thay đuốc văn minh, soi rạng miền Nam cõi Bắc
Chú thích:
* Trần Quý Cáp người làng Bất Nhị, thuộc tỉnh Quảng Nam (Trung phần), hiệu là Thai Xuyên. Mặc dù ông thông minh, học giỏi nhưng lại lận đận trong khoa trường. Năm 1903 ông vẫn còn là Tú tài trong khi các bạn đồng môn người thì Tiến sĩ, kẻ thì Phó bảng hay Cử nhân. Mãi đến năm 1904 ông mới được đặc cách cho thi Hội rồi thi Đình, đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng và Đặng Văn Thụy.
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 02 Dec 2014, 09:08 | |
| CÂU ĐỐI CỦA CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ (tt)
13. Câu đối của Tri Phủ Hán Dương Ngải Tuấn Mĩ tặng đoàn sứ bộ Đại Nam
Năm 1868, vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh. Cầm đầu là Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn Tử Giản đậu Hoàng Giáp; phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh. Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh. Sau 125 ngày họ đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng mỗi người một đôi câu đối.
• Câu đối tặng chánh sứ Lê Tuấn ( ? - 1884):
- Hữu khẩu tu ngôn thiên hạ sự (Có miệng nên nói việc thiên hạ) Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân (Nghị lực không chịu nhường người xưa)
• Câu đối tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890):
- Thập tải luân giao cầu cổ kiếm (Mười năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ) Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai)
Đôi câu đối này được hậu thế gán cho Cao Bá Quát sáng tác trước đó 14 năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)... Phải chăng người đời do quá yêu mến Chu Thần Tiên Sinh nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ông như một giai thoại để đời?
• Câu đối tặng phó sứ Hoàng Tịnh:
- Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn (Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn) Vấn tự kim vô Dương Tử Vân (Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân)
Chú Thích:
1. Lê Tuấn là người huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, thi đậu Hoàng giáp khoa thi Đình Quý Sửu - 1853, đời vua Tự Đức. Ông từng làm Thượng thư bộ Hình, Kinh lược sứ Bắc Kỳ. Ông cùng với Hoàng Tá Viêm soạt tập tâu nhận định toàn diện về các tỉnh biên giới Bắc được vua Tự Đức đánh giá cao. Năm 1873, vua Tự Đức triệu tập làm Chánh sứ Sứ bộ sang Tây cùng Nguyễn Văn Tường (tạm mang hàm tham tri), Nguyễn Tăng Doãn (hồng lô tự khanh, sung làm tham biện). Sứ bộ vào Gia Định hội đàm với toàn quyền đại thần Pháp Dupré để định hòa ước trước, rồi sau đó sẽ sang Pháp. Vào đến Gia Định thì ông bị ốm, bệnh hầu tì tái phát. Vua Tự Đức sai thầy thuốc đến chữa, sai trung sứ mang thuốc vào. Lê Tuấn xin đổi người làm chánh sứ nhưng vua Tự Đức không đồng ý. Hòa ước năm Giáp tuất 1874 (Tự Đức năm thứ 27) do Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường và toàn quyền đại thần làm khâm sai cho quốc trưởng Pháp là Dupré, tổng thống Nam Kỳ thủy lục quân dân đại nguyên soái, cùng bàn định và kí tên. Lê Tuấn qua đời năm 1884 ở Gia Định. Krantz đưa tàu thủy hộ tống linh cữu và sứ bộ về Huế. Vua ra dụ thương tiếc, truy tặng chức hàm và sai hoàng tử trưởng Ưng Chân đến tế linh cữu Lê Tuấn.
2. Nguyễn Tư Giản trước có tên: Văn Phú, Địch Giản, sau mới đổi lại là Tư Giản, tự: Tuân Thúc, Hy Bật, hiệu: Vân Lộc và Thạch Nông. Nguyễn Tư Giản sinh tại làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), trong một gia đình khoa bảng nhiều đời, nhưng gia cảnh đã đến hồi sa sút. Ông là cháu nội danh sĩ Nguyễn Án, đồng tác giả sách Tang thương ngẫu lục. Cha ông là Nguyễn Tri Hoàn, làm quan tới chức Lang trung bộ Hình dưới thời Minh Mạng. Từ nhỏ, Nguyễn Tư Giản nổi tiếng thông minh hay chữ. Lên 5 tuổi, thì mẹ mất, lên 11 tuổi thì cha mất, nên ông phải đến ở nhà ông bà ngoại (ông ngoại làm Thiếu tư khấu, tức Tham tri bộ Hình, lúc này ông đã mất) bên mé ngoài Cửa Bắc thành Hà Nội, gần hồ Trúc Bạch. Ban đầu, ông học với người anh cả là Nguyễn Đức Hiến, sau theo học ông Nghè Vũ Tông Phan, tại một ngôi trường ở thôn Tự Tháp, nằm ở phía tây Hồ Gươm thuộc phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Năm 19 tuổi, ông đi thi nhưng bị hỏng, ba năm sau mới đỗ Cử nhân ở trường Hà Nội, năm sau thì đỗ luôn Tiến sĩ đệ nhị giáp (tức Hoàng giáp) khoa Giáp Thìn (1844) dưới triều vua Thiệu Trị. Sau khi về quê bái tạ tổ tiên, ông vào Huế để nhận chức Tu soạn Hàn lâm viện, được cử vào ban biên tập bộ Thiệu Trị văn quy và được vua cho đổi tên Văn Phú thành Định Giản. Năm Bính Thân (1846), ông được cử làm Tri phủ Ninh Thuận, nhưng vào mùa thu năm sau (1847), thì vị vua mới lên ngôi là Tự Đức cho triệu ông về kinh. Trong mười năm ở kinh đô Huế (1847–1857), ông được nhà vua cho đổi tên lần nữa (Định Giản trở thành Tư Giản), và lần lượt trải các chức vụ: Khởi chú [2] ở lầu Kinh Diên, Thị giảng học sĩ ở Hàn lâm viện, Binh khoa cấp sự trung, Quang lộc tự khanh sung Biên nội các sự vụ. Năm Đinh Tỵ (1857), Nguyễn Tư Giản được phép về thăm quê, đồng thời nhận nhiệm vụ nghiên cứu tình hình sông ngòi và đê điều ở đất Bắc. Khi trở lại, ông đề xuất "Phương lược trị thủy Nhị hà" gồm 10 điểm lên vua Tự Đức, rồi được chuyển xuống cho các bộ liên quan để cùng bàn bạc thực hiện. Vì vậy, đang làm Thị lang bộ Lại, ông được cử làm Hiệp chính Biện lý đê chính sự vụ để lo việc trị thủy ở Bắc Kỳ. Mặc dù ông và các cộng sự có nhiều cố gắng, nhưng các năm sau vẫn có chỗ vỡ đê, khiến nhà vua không hài lòng, cho giáng chức ông và Nguyễn Văn Vỹ vào tháng Giêng năm Tân Dậu (1861), rồi cho giải tán Nha đê chính vào mùa xuân năm sau (1862). Năm Đinh Mão (1867), thăng Nguyễn Tư Giản làm Hồng lô tự khanh. Tháng 6 năm Mậu Thìn (1868), ông được vua chọn đi sứ sang nhà Thanh. Sứ đoàn do Lê Tuấn làm Chánh sứ, ông và Hoàng Tịnh làm Phó sứ. Đi sứ về ông được thăng Thị lang bộ Lại kiêm phó Tổng tài Quốc sử quán. Năm Ất Hợi (1875), ông được bổ chức Thượng thư bộ Lại sung Cơ mật viện đại thần. Nhưng đến tháng 7, thì Nguyễn Tư Giản lại bị giáng chức phải ra làm Sơn phòng sứ ở Chương Mỹ (thuộc Hà Tây cũ) coi việc lên khẩn hoang để chuộc tội (do vậy ông có thêm hiệu mới là Thạch Nông). Sau biến cố tại Kinh thành Huế xảy ra vào đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), vua Đồng Khánh lên thay, Nguyễn Tư Giản được cử giữ chức thị lang bộ Hộ, nhưng sau đó nên ông giả ốm xin về nghỉ. Năm 1886, chiều theo ý của Pháp, Kinh lược sứ Nguyễn Trọng Hợp cho mời một số danh sĩ ra làm việc. Từ chối mãi không được, Nguyễn Tư Giản phải ra làm Tổng đốc Ninh-Thái (Bắc Ninh-Thái Nguyên). Sau đó, Nguyễn Tư Giản xin được từ quan, về ẩn thân dạy học ở Phát Diệm (thuộc Ninh Bình) cho đến năm Canh Dần (1890) thì mất tại đây, thọ 67 tuổi.
3. Lý Tư Huấn (651-761), họa sĩ cùng thời với Vương Duy nhưng có lối vẽ phong cảnh kiểu khác, mà người đời sau gọi là Bắc phái , dùng sáng tối đậm nhạt nhiều hơn. Lối vẽ của ông ảnh hưởng lớn tới những thế hệ họa sĩ sau này như Mã Viễn, Hạ Khuê, Lý Đường, Lưu Tùng Niên...
4. Dương Hùng 揚雄 (53 B.C.-18), tự Tử-vân 子 雲, là người Thành-đô, Thục-quận, thời Tây-Hán. Theo “Gia-điệp”, ông sinh năm Cam-lộ nguyên-niên và mất vào Thiên-phụng ngũ-niên. Thời Hán Thành-đế, ông làm chức Lang, cấp “Sự Hoàng-môn”. Thời Vương Mãng, nhà Tân, ông giữ chức Đại-trung Đại-phu, Hiệu-thư Thiên-lộc-các.
Ngày nay ta có thể thưởng-thức văn-chương của ông trong “Tân-thích Dương Tử-vân-tập新釋揚子雲集” do Diệp Ấu-Minh chú-thích, Chu Phụng-Ngũ hiệu-duyệt, Tam-dân Thư-cục xb, Sơ-bản, Đài-bắc, tháng 11-1997 (203).
Trong sách này chúng ta có thể đọc được một số lý-luận phê-bình văn-học của ông. Ông sáng-tác được 33 bài Châm, 12 Thiên Từ Phú. “Cam-tuyền phú”, “Trường-dương phú” và “Vũ-lạp phú” là rập theo mẫu phú của Tư-mã Tương-Như. Các bài “Thái-huyền-phú”, “Giải-trào” và “Giải-nạn” được viết là để xiển-minh và bênh vực đạo-lý “Thái-huyền”, cho rằng đạo-lý cực kỳ cao-thâm và vô lường này, phát-triển và biến-hoá vạn-sự, vạn-vật trong thế-giới loài người.
Trước-tác Triết-học của ông gồm có “Thái-Huyền-Kinh 太玄經”, mô phỏng Kinh Dịch và “Pháp-Ngôn 法 言”, mô phỏng Luận-ngữ.
Ông cũng soạn ra sách “Huấn-toản-thiên訓 纂 篇” dài hơn 5000 lời, để kế-tục văn-tự “Thương-Hiệt-thiên 蒼 頡 篇” của Lý-Tư 李 斯đời Tần, viết bằng Tần Triện 秦 篆, gồm ba thiên “Thương-Hiệt 蒼 頡”, “Viên Lịch 爰 歷”, “Bác-học 博 學”, chia thành chương chừng 60 chữ một, cả thẩy 55 chương, vị chi là 3300 chữ.
Ngoài ra, sau 27 năm cần cù, Dương-Hùng đã viết ra sách “Do Hiên Sứ-giả Tuyệt-đại-ngữ thích Biệt-quốc Phương-ngôn 輶 軒 使 者 絕 代 語 釋 別 國 方 言” gọi tắt là “Phương-ngôn”, gồm 13 quyển, một tư-liệu trọng-yếu để nghiên-cứu ngôn-ngữ cổ-đại. Sách phỏng theo “Nhĩ Nhã” sưu-tập các từ-ngữ cổ kim đồng-nghĩa. Quả là một Từ-vựng quan-trọng đời Hán. Các nhà huấn-hỗ đời sau như Quách-Phác đời Tấn và Đới-Chấn và Tiền-Dịch đời Thanh, có chú, sớ, tiên rất kỹ sách này.
5. Những câu đối này được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản sách viết tay của thư viện khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b; Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2-Hà Nội năm 1972, trang 61 và 64.
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Wed 03 Dec 2014, 08:01 | |
| CÂU ĐỐI CHỬI VIỆT GIAN
1. Đại thần Nguyễn Thân (1840 - 1914)
Nguyễn Thân tự Thạch Trì; là võ quan nhà Nguyễn và là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp vào những năm cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam. Quê gốc Nguyễn Thân là làng Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Cha là Nguyễn Tấn, một võ quan triều Tự Đức, nhờ dùng mưu kế, thu phục được các sắc dân ở Đá Vách (Quảng Ngãi). Tương truyền Nguyễn Tấn ăn đường Phèn, người Đá Vách tưởng ông ăn đá cuội, nên tôn ông làm "thần tướng". Sau, các bộ tộc này lại nổi dậy, triều đình sai Nguyễn Thân đi đánh dẹp, biết ông là con của "thần tướng", họ lui quân. Lập được công, Nguyễn Thân trở nên nổi tiếng. Khi vua Hàm Nghi ban bố dụ Cần Vương, Nguyễn Thân tham gia Nghĩa hội Quảng Ngãi. Nhưng sau khi suy tính thiệt hơn, ông phản lại Nghĩa hội để phục vụ cho vua Đồng Khánh đang hợp tác với thực dân Pháp. Vua Đồng Khánh sai Nguyễn Thân đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Quảng Ngãi do Lê Trung Đình-Nguyễn Tự Tân chỉ huy (tháng 7 năm 1885), cuộc khởi nghĩa ở Bình Định (1885-1187) do Mai Xuân Thưởng lãnh đạo. Kể từ đó, Nguyễn Thân trở thành một tướng lĩnh quan trọng của triều vua Đồng Khánh đồng thời là cộng sự đắc lực, rất được Pháp tin cậy. Tháng 8 năm 1886, đánh dẹp cuộc kháng Pháp của Bùi Điền. Năm 1887, Nguyễn Thân Vào Quảng Nam đánh dẹp phong trào kháng Pháp của Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến. Thành công, được Pháp thưởng Bắc đẩu bội tinh ngũ hạng. Năm 1888: Được triều đình Huế cho lĩnh chức Binh bộ thượng thư, kiêm Tổng đốc Bình Định. Tại đây, Nguyễn Thân cho lính đàn áp các cuộc nổi dậy, được Pháp thưởng Bắc đẩu bội tinh tứ hạng. Năm 1895: Lĩnh chức Khâm mạng tiết chế quân vụ, đem ba ngàn quân ra Hà Tĩnh lùng diệt cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Ở đây, Nguyễn Thân đã cho quật mồ Phan Đình Phùng, đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La. Nhờ công lao này, Nguyễn Thân được cử làm phụ chính đại thần, và được phong tước Diên Lộc Quận công. Sau Nguyễn Thân đến ở làng Thu Xà (nay thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), sau bị bệnh điên mà chết. Tương truyền, có đoàn hát bội đã lợi dụng diễn tuồng, làm đôi câu đối hát để đả kích Nguyễn Thân như sau:
- Đội mũ mang râu làm mặt lạ Vác siêu khuân giáo đánh người quen
2. Linh Mục Trần Lục (1825 - 1899)
Trần Lục tên thật là Trần Văn Hữu, là người con thứ trong một gia đình nông dân, có bảy người con, năm trai hai gái. Thân phụ là ông Trần Văn Nhu xuất xứ từ tỉnh Nam Ðịnh, còn thân mẫu cậu bản quán tỉnh Ninh Bình. Năm 15 tuổi (1840), Trần Văn Hữu tạm biệt gia đình đi theo linh mục Trần Văn Tiếu làm đệ tử tại giáo xứ Bạch Bát. Năm 20 tuổi (1845), được Chúa kêu gọi, Hữu lên đường vào Tiểu chủng viện Vĩnh Trị, đổi tên Hữu thành Triêm để khỏi trùng với một học sinh khác. Sau 5 năm tu học, năm 25 tuổi (1850), tốt nghiệp tiểu chủng viện, Trần Văn Triêm được gửi đi thực tập truyền giáo trong một số giáo xứ. Năm 30 tuổi (1855), Triêm được gọi về tiếp tục theo học Triết lý và Thần học tại đại chủng viện Kẻ Non, tỉnh Hà Nam và thụ phong Phó Tế. Hai năm sau (1857), con đường tu học của Triêm bị gián đoạn, vì thời gian này vua Tự Ðức cương quyết tiêu diệt đạo Công giáo trong khắp nước, một cuộc bách hại rùng rợn bắt đầu bùng nổ. Khi giải cứu cho Ðức Cha Khiêm (Jeantet) Triêm bị bắt và đày lên Lạng Sơn. Tháng giêng 1860 Triêm thụ phong linh mục ở Kẻ Trừ (ngày xưa có thói quen gọi linh mục và các Thầy Phó Tế là “Cụ” nên từ khi chịu chức Sáu và linh mục “chui” ờ Kẻ Trừ, để tránh tên bộ là Trần Lục, người ta goị tên nôm na vắn tắt là “Cụ Sáu” hoặc “Cụ Sáu Trần Lục”). Sau đó, Lục trở về Lạng Sơn để cai quản giáo dân bị lưu đày tại đây mãi đến năm 1862, khi vua Tự Ðức ban hành lệnh tha cấm đạo, y mới được trả tự do.
Sau khi được trả tự do, Lục được Giám mục Jeantet Khiêm phân về quản nhiệm ba xứ Mỹ Diệm, Kẻ Dừa, Tam Tổng. Bấy giờ, cả 3 xứ chỉ có một nhà thờ nhỏ lợp tranh tại làng Trung Đồng (nay thuộc xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình). Sau khi Lục về quản nhiệm, đã cho dời nhà thờ xứ về Phát Diệm.
Năm 1865, Lục được Giám mục Jeantet Khiêm bổ nhiệm làm Chánh xứ Phát Diệm. Năm 1871, y đã huy động giáo dân xây dựng một nhà thờ nhỏ lợp ngói.
Ngày 5-12-1873 Linh mục Trần Lục hướng dẫn Chuẩn Úy Hautefeuille chiếm thành Ninh Bình không tốn một viên đạn. Trần Lục còn tuyển mộ thêm được 150 lính để giúp ông Chuẩn úy này bảo vệ an ninh. Sau đó Lục tổ chức miền Công Giáo Phát Diệm và cộng tác với chính quyền bảo hộ. Theo sử quan nhà Nguyễn: Y mộ nhiều giáo dân và hàng ngàn tên vô lại, nhiều lần ra chận bắt dịch phu để cướp lấy công văn. Các quan trú quân đều phải qua đường Phủ Nho quan mà đệ công văn về Huế.
Trần Lục đã bị Phan Đình Phùng, khi ấy làm tri phủ Yên Khánh, đè ra hỏi tội và cho đánh đòn công khai.
Sử gia Đào Trinh Nhất trong cuốn Phan Đình Phùng, nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến 1886-1895 ở Nghệ Tĩnh,Tân Việt xuất bản, 31-1-1957, Nam phần Việt Nam, trang 19 và 20 tường thuật như sau:
“Bởi vậy, khi làm Tri phủ Yên Khánh ở Ninh Bình, thấy một ông cố đạo bản xứ hay ỷ thế tôn giáo, hà hiếp lương dân, cụ Phan không kiêng nể ngần ngại gì, cứ việc hô lính đè cổ giáo sĩ đó xuống hỏi tội và đánh thẳng tay. Giáo sĩ bị trận đòn ấy là cụ Trần Lục, tục gọi là cụ Sáu, mấy năm sau nhờ thế lực Pháp mà được triều đình phong làm Tuyên phủ sứ có oai quyền lừng lẫy một lúc ở vùng Phát Diệm Ninh Bình, ai cũng phải sợ. Người ta nói ông có cái đức giết người như rạ, không kém gì Tôn Thất Thuyết. Cụ Phan đánh một ông cố đạo là đánh kẻ có tội hà hiếp người, chớ không phải bày tỏ thâm ý ghét đạo Thiên Chúa”.
Trần Lục cũng hằng lui tới dinh sứ Pháp kêu xin tư xét việc truy đánh dân đạo Ki Tô ở Thanh Hóa, khiến tháng 2 năm Giáp Tuất (3.1884) nhóm Tổng đốc Thanh Hóa Tôn Thất Tường và Tri phủ Thiệu Hóa là Nguyễn Đĩnh bị cách chức, thuộc hạ bị giết. Tháng 3 năm Bính Tuất (4-1884) Trần Lục được cử làm Tuyên phủ sứ Thanh Hóa, hàm Tham tri Bộ Lễ, lo việc đánh dẹp quân Cần Vương vì họ đạo của Lục nằm giữa ranh giới Ninh Bình và Thanh Hóa.
Y đã huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Tây tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng.
Linh mục Trần Tam Tĩnh, viện Sĩ Hàn Lâm Viện Hoàng gia Canada, giáo sư đại học Laval Canada là tác giả cuốn Dieu et Cesar (Thập Giá và Lưỡi Gươm), La Mã 19-5-1975, do nhà xuất bản Sudestasie, Paris 10-1978, trang 41 và 42 tường thuật như sau:
“Cho tới ngày chết, 25-4-1892 Giám mục Puyginiê chẳng bỏ qua ngày nào mà không hoạt động để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xảy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ có thành, đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm “bình định” cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Metxanhgie (Metzinger). Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đẩy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Giôphơrơ (Joffre sau này là thống chế Pháp trong chiến tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân. Ba Đình đã thất thủ."
Trần Lục được chính quyền Pháp tặng hai Bắc Đẩu Bội Tinh để tưởng thưởng công lao.
Tương truyền khi Trần Bích San làm Tuần Phủ Hà Nội, Trần Lục mới được phong làm Khâm Sai Tuyên Phủ Sứ từ Phát Diệm lên thăm. Trong lúc trò truyện, muốn thử tài vị Tam Nguyên, Lục đưa ra một vế câu đối nói thác đi là đã nghe được muốn đối nhưng khó quá, nhân dịp gặp nhà đại khoa nhờ đối giùm. Vế ra như sau:
- Ba cụ ngồi một cỗ, cụ đủ điều, cụ chẳng sợ ai
Vế ra rất khó vì chữ “Cụ” có 4 nghĩa khác khau. “Cụ” là cụ đạo, tiếng gọi các Linh Mục ở miền Bắc, “cụ” cũng có nghĩa là cỗ, vừa có nghĩa là đầy đủ, “cụ” còn có nghĩa là sợ hãi. Ý và lời tỏ ra vừa ngạo mạn, vừa đắc ý của người đang gặp thời.
Trần Bích San từ chối vì e rằng vế đối khiếm nhã. Lục cho rằng Trần Bích San không đối nổi nên càng nài ép, nại cớ đây là chuyện văn chương văn hành công khí, không có gì phải e ngại.
Trần Bích San lúc đó mới bèn ứng khẩu đối lại:
- Một đạo há hai đường, đạo trộm cắp, đạo còn nói láo
Chữ “Đạo” cũng có 4 nghĩa: “Đạo” là tôn giáo (ở đây là Đạo Ki Tô), “đạo” cũng có nghĩa là con đường, “đạo” còn có nghĩa là trộm cắp, và nghĩa thứ tư của "đạo" là nói. Ý và lời mỉa mai kẻ tu hành không giữ được đạo hạnh, xu thời theo thực dân Pháp không biết xấu hổ với đất nước mà còn lên mặt đắc chí.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Wed 03 Dec 2014, 08:41 | |
| CÂU ĐỐI CHỬI VIỆT GIAN
3. Đỗ Hữu Phương (1841 - 1914)
Đỗ Hữu Phương là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp, là một trong số 6 tên Việt gian tàn ác khét tiếng (Lê Hoan, Hoàng Cao Khải ở Bắc Kỳ, Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc ở Trung Kỳ và Đỗ Hữu Phương, Huỳnh Văn Tấn ở Nam Kỳ) trong thời kỳ đầu quân Pháp đến chiếm đóng Việt Nam. Dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định, căn cứ theo lời truyền này, thì y được xếp ở vị trí thứ hai trong số bốn người giàu có nhất Nam Kỳ buổi ấy. Phương sinh tại Chợ Đũi (Sài Gòn), gốc người Minh Hương, biết chữ Hán, nói được một ít tiếng Pháp. Cha là một người giàu có, tục gọi là Bá hộ Khiêm. Ông này đã cưới con gái một vị quan người Quảng Nam vào Nam Kỳ làm Tri phủ (sau về hưu với chức Lang trung bộ Binh) và sinh ra Phương. Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định, Đỗ Hữu Phương lên Bà Điểm (Hóc Môn) lánh thân và chờ thời. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ vào tháng 2 năm 1861, Phương nhờ cai tổng Đỗ Kiến Phước ở Bình Điền dẫn về giới thiệu với Francis Garnier (lúc bấy giờ đang làm tham biện hạt Chợ Lớn, mất năm 1873 trong trận Cầu Giấy ở Bắc Kỳ) và được nhận làm cộng sự. Buổi đầu, ngày 1 tháng 10 năm 1865, Đỗ Hữu Phương được chính quyền Pháp cho làm hộ trưởng (bấy giờ, thành phố Chợ Lớn chia ra làm 25 hộ). Năm 1872, được chỉ định làm hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn. Năm 1879, làm phụ tá Xã Tây Chợ Lớn là Antony Landes (1879-1884). Giữ chức việc này, Phương thường ngầm làm trung gian để giới thương gia người Hoa hối lộ cho các viên chức Pháp, nhờ vậy, mà giàu lên nhanh chóng, uy thế lên cao đến mức quan Toàn quyền Paul Doumer khi vào Nam còn ghé nhà Phương ăn uống. Tháng 7 năm 1867, Phương được bổ làm Đốc phủ sứ Vĩnh Long và lần lượt được nhận các phần thưởng như sau: Huyện Danh dự (25 tháng 7 năm 1868), Huy chương vàng (31 tháng 12 năm 1868), Phủ Danh Dự (4 tháng 8 năm 1869), Đốc phủ sứ Danh dự (4 tháng 8 năm 1868), Đệ tam đẳng bội tinh (1 tháng 1 năm 1891), Tổng đốc Danh dự (8 tháng 10 năm 1897). Ngoài ra, y còn nhận được những ưu đãi khác, như: Năm 1878, qua Pháp dự hội chợ quốc tế. Năm 1881, được gia nhập quốc tịch Pháp, và liên tiếp qua Pháp vào các năm 1884, 1889, 1894. Tương truyền trong một dịp Tết, Phương ra câu đối ca tụng nhà mình và treo giải thưởng nếu ai đối được như sau:
- Ðất Chợ Lớn có nhà họ Ðỗ, đỗ một nhà: ngũ phước tam đa
Ngay ngày hôm sau, có người gởi đến câu đối lại:
- Cù Lao Rồng có lũ thằng phung, phun(g) một lũ: cửu trùng bát nhã
(Phung là bệnh phong hủi)
4. Tuần Phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn (1856 - 1913)
Nguyễn Duy Hàn người làng Hành Thiện (huyện Giao Thủy, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Làng Động Trung (huyện Kiến Xương, Thái Bình) có nhiều người ủng hộ phong trào Cần Vương. Pháp và tay sai đã đàn áp dã man, cả biện pháp cho cày xới mồ mả tổ tiên của những người tham gia kháng chiến. Năm 1905, Nguyễn Duy Hàn khi về nhận chức tuần phủ Thái Bình, đã tới làng răn đe và ra một vế đối:
- Dân Động Trung hiếu động, động hiếu vô trung
Ý nói, dân làng Động Trung thích “làm loạn”, động đến việc hiếu (bị đào mồ cuốc mả), như vậy là mất chuyện trung hiếu với bề trên.
Dân làng đối lại:
- Quan Hành Thiện vi hành, hành vi bất thiện
Hành Thiện là tên làng (thuộc Nam Hà), quê của Nguyễn Duy Hàn. Vế đối lại đả kích Hàn hành xử gian ác, bằng cách đảo trật tự từ (“Hành Thiện vi hành” -> “hành vi bất thiện”); tương ứng với cách đảo trật tự từ của vế ra: Động Trung hiếu động -> động hiếu vô trung.
Ngày 12 tháng 4 năm 1913, Việt Nam Quang phục hội phục kích trên con đường chính của tỉnh lỵ Thái Bình. Khoảng 11 giờ 30 phút, xe kéo tuần phủ Nguyễn Duy Hàn chạy qua, ông Nguyễn Văn Tráng liệng tạc đạn và giết chết viên tuần phủ. Bảy người bị chính quyền Pháp bắt giữ rồi đưa ra trảm quyết, trong đó có hai anh em Phạm Hoàng Luân, Phạm Hoàng Triết. Các nho sĩ đương thời có câu đối viếng như sau:
- Anh em ruột thịt một hùng tâm, con Lạc cháu Hồng nêu nghĩa cả Khí tiết sáng ngời hai chí sỹ, non Thường dòng Lỗ ngát hồn thơm
Còn với với viên Tuần Phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn, các Nho gia cũng viết đôi câu đối phúng điếu như sau:
- Hành Thiện bản lai vô ác báo (Làm thiện xưa nay không ác báo) Thái Bình thuỳ thức hữu phong ba (Thái Bình sao lại nổi phong ba)
Tác giả câu đối đã chơi chữ rất khéo: Hành Thiện còn là quê của Nguyễn Duy Hàn và Thái Bình là nơi y làm quan.
5. Tuần Phủ Ninh Bình Từ Đạm (1862 - 1936)
Từ Đạm hiệu là Cúc Nhân, sinh tại xã Khê Hồi, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Y là con Cử nhân Từ Tế, và là anh Phó bảng Từ Thiệp. Năm Giáp Ngọ (1894) đời vua Thành Thái, Từ Đạm thi đỗ Cử nhân, năm sau (1895) thi đỗ Tiến sĩ. Sau khi thi đỗ được bổ chức quan, lần thăng đến Tuần phủ tỉnh Ninh Bình, hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Năm Bính Tý (1936) đời vua Bảo Đại, Đạm mất, thọ 74 tuổi.
Sau khi Thế chiến 1914-1918 chấm dứt, Pháp thắng Đức. Triều đình Huế làm lễ mừng thọ ngũ tuần cho mẹ vua Khải Định, cùng lúc công sứ Pháp ở Ninh Bình ra lệnh mỗi xã góp ba chục đồng để mua cờ tam sắc (cờ Pháp). Đồng bạc lúc ấy trị giá lớn lắm, tiệc hay cờ gì, dân cũng phải chịu. Bấy giờ Tuần Phủ Ninh Bình Từ Đạm có đưa một vế xuất:
- Tiệc thọ năm mươi mừng mẹ nước (Từ Đạm)
Lập tức ngày hôm sau trên báo chí đăng tải nhiều câu đối lại, trong đó có 2 câu hay nhất như sau:
- Túi tham nghìn vạn chết cha dân (Tản Đà) - Bạc thuồn ba chục chết cha dân (khuyết danh)
Nhân một cuộc đi chơi núi Dục Thúy nhân dịp tết Trùng Cửu, Từ Đạm có ra vế đối như sau:
- Cuối thu ngày chín lên chơi núi
Thấy vế thách đối có ý nghĩa tầm thường quá, ngay hôm sau trên báo chí đăng tin có nhiều người đối lại, nhưng nhằm đùa cợt châm biếm văn tài của y hơn là dự thi. Trong đó có 3 câu nổi bật hơn cả như sau:
- Đầu vú cô ba có sữa non (khuyết danh)
- Giờ tí canh ba xuống nhảy đầm (Tản Đà)
- Đầu trống canh năm, gọi thủng đồi (khuyết danh)
Thủng Đồi nói lái lại là Đổi Thùng, đó là đổi thùng phân của các công nhân vệ sinh lúc sáng ở thành phố. Bấy giờ ở các thành phố và thị xã cứ vào khoảng gần sáng là sở hoặc ty vệ sinh cho người đến từng nhà gọi cửa đổi thùng phân. Lấy cái ý đó mà đối lại cái sở thích của quan Tuần phủ họ Từ thì kể cũng mỉa mai.
Ðôi câu đối mượn tiếng truyện Kiều để chửi Từ Ðạm (khuyết danh):
- Kiếp trước mơ màng con đĩ Ðạm (đây nói về Đạm Tiên) Ðời sau gặp gỡ bố cu Từ (đây nói về Từ Hải)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Thu 04 Dec 2014, 05:59 | |
| người xưa từng câu từng chữ sử dụng luôn có dụng ý và sâu sắc anh AH nhỉ ? |
| | | Ma Nu
Tổng số bài gửi : 1356 Registration date : 18/09/2009
| Tiêu đề: Re: Câu đối Fri 13 Feb 2015, 07:53 | |
| kính gửi thầy Ái Hoa .
Học rộng tài cao chịu phục thầy Xin chỉ bảo cho hai câu này: Ai ai người xướng xuất và ai đối Chơi chữ kiểu này dễ mấy tay ?
LỖI NGƯƠI TỚ CHẤT NÊN BA THẠCH
TY CHÚ ANH XEM ĐÁNG NỬA ĐỒNG
Trân trọng cám ơn thầy
Ma Nữ |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Fri 13 Feb 2015, 11:44 | |
| - Ma Nu đã viết:
- kính gửi thầy Ái Hoa .
Học rộng tài cao chịu phục thầy Xin chỉ bảo cho hai câu này: Ai ai người xướng xuất và ai đối Chơi chữ kiểu này dễ mấy tay ?
LỖI NGƯƠI TỚ CHẤT NÊN BA THẠCH
TY CHÚ ANH XEM ĐÁNG NỬA ĐỒNG
Trân trọng cám ơn thầy
Ma Nữ AH chưa tìm được nguồn chính thức, nhưng theo tạp chí Hán Nôm số 2 (57) năm 2003 thì câu chuyện như sau: "Anh học trò tên Lỗi, tính tình rất ngang bướng. Anh ta đi thi, viên quan thừa ty được cử làm sơ khảo kỳ thi ấy, thấy Lỗi có vẻ ngông nghênh, bèn ra vế đối:- Lỗi kia đã nặng bằng ba thạch.Lỗi ta trả miếng ngay:- Ty nọ xem khinh đáng nửa đồng.Viên thừa ty biết gặp phải tay chẳng vừa, đành nuốt giận làm ngơ."Trong vế xuất, chữ “Lỗi” [磊] tên anh học trò, nghĩa là đá chồng, vượt trội hơn người (lỗi lạc), cùng âm với chữ lỗi là lỗi lầm, biểu lộ theo chữ Hán do ba chữ “thạch” [石] (đá) viết chồng lên. Thạch cũng là đơn vị đo lường thời xưa, tương đương 120 cân, nên ý viên quan là lỗi anh học trò kia quả là rất nặng. Trong vế đối, chữ “Ty” [司] là cơ quan, cũng hàm ý chỉ chức thừa ty của quan sơ khảo, viết bằng nửa chữ “đồng” [同 hay 詷] (cùng). Do “đồng” cùng âm với "đồng" trong đồng bạc, nên vế đối ngụ ý xem thường viên quan thừa ty làm sơ khảo chỉ đáng nửa đồng. Bên cạnh cách chơi chữ theo lối tách ghép chuyển hóa chữ, ở đây còn có cách chơi chữ khoán nghĩa (Lỗi, tên người học trò, và Ty, chỉ viên quan, được nêu trên văn bản, vừa theo cách cùng âm, vừa có vẻ trực tiếp)._________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Câu đối | |
| |
| | | |
Trang 3 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |