Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 *_Ngôi Sao Nhỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Ngôi Sao Nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: *_Ngôi Sao Nhỏ   *_Ngôi Sao Nhỏ I_icon13Thu 06 Mar 2014, 15:47

*_Ngôi Sao Nhỏ Cme9ju38kaaec6w0v

Thông tin ebook
Tên truyện : Ngôi Sao Nhỏ
Tác giả : Ngọc Phương
Thể loại : Văn học trong nước
Nhà xuất bản : Tuổi Hoa
Tủ sách : Tuổi Hoa - Hoa Xanh
Số quyển / 1 bộ : 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
----------------------------------
Chương 01
 
Con đường thành phố vắng hoe, lâu lâu một vài chuyến xe thoáng qua mất hút. Một vài người bộ hành lầm lũi đi và bước vội hơn khi mây đen kéo về vần vũ trên nền như sắp sữa đem cơn mưa tới. Không ai đễ ý đến một cô bé đang lui tới trên vỉa hè cạnh đó. Đôi mắt cô bé buồn rười rượi, ngóng ra xa như đang chờ đợi tìm kiếm một người thân nào đó. Những cơn gió kéo về lồng lộng trên vỉa hè, thổi tung những chiếc lá vàng héo rải rác trên đường bay lên làm cho cô bé càng bồn chồn lo lắng hơn; mái tóc dài một chút xuống vai của cô bé bay rối vào nhau trông thật thảm hại.
 
Những lằn chớp loé sáng trên nền trời!
 
Mưa bắt đầu rơi!!!
 
Cô bé dáo dác đưa mắt tìm chỗ núp. Chạy vào một mái hiên của một ngôi nhà sang trọng cạnh đó, mái hiên vừa đủ cho một thân hình nhỏ nhoi đứng sát vào. Sau lưng cô bé là một cánh cửa sắt thật dày che kín mít phía bên trong. Mưa mỗi lúc mỗi lớn, gió tạt vào làm ướt mèm thân hình nhỏ nhoi lạnh run. Mái tóc không còn bay bay như lúc chưa mưa nữa, chúng rủ xuống dính vào từng lọn, rớt xuống lưng cô bé những giọt trong veo. Đôi mắt tròn to đen nhánh nhìn ra đường, những giọt nước mắt nhẹ lăn xuống bờ môi nhỏ, hòa lẫn với nước mưa.
 
Từ xa một chiếc xe hơi từ từ chạy chậm lại, chiếc xe sơn màu đen cũ kỹ. Ngồi trên xe hai người đàn ông: Một gã ốm nhom đang cầm tay lái, còn một gã mập miệng đang ngậm điếu thuốc, đôi mắt mở to như hai con ốc bưu không rời hai vỉa hè. Trên khuôn mặt họ đều mang nét dữ dằn, chắc không phải là người lương thiện? Đôi mắt ốc nhồi của gã mập bỗng sáng lên! Gã đưa tay khều gã ốm đang cầm lái:
 
- Chậm lại mày, con nhỏ kìa.
 
Chiếc xe chậm lại, rề sát vỉa hè. Gã mập choàng chiếc áo đi mưa vào người, mở cửa xe bước xuống tiến về phía cô bé đang núp mưa. Đang lóng ngóng ra mưa, bỗng cô bé hoảng hốt thấy gã đàn ông có bộ mặt hung dữ đang tiến về phía mình, linh tính như có chuyện không hay xảy ra, cô bé vùng bỏ chạy ra đường, trong khi mưa đang ào xuống như xối. Bước chân nhỏ chạy loắt choắt thật nhanh. Sau lưng gã mập phục phịch đuổi theo. Thấy cô bé chạy nhanh quá, gã ốm đang ngồi trên xe phải nhảy xuống tiếp tay. Thêm một người chận ngay hướng đầu mình nữa! Cô bé lộn lui, nhưng không kịp, gã ốm đã chụp được mái tóc cô bé giật ngược lại. Mất đà cô bé té lăn quay ra đường, sình, nước bắn lên tung toé. Nhìn gã ốm, đôi mắt cô bé như tối sầm lại, bờ môi nhỏ run run:
 
- Tui đâu có làm gì ?!
 
Gã mập chạy cũng vừa tới, gã ốm hất hàm:
 
- Lẹ lên đem con nhỏ đi, không thôi hư chuyện hết!
 
Nghe vậy cô bé sợ hãi lết lùi về phía sau:
 
- Tui lạy mấy ông! Tui chỉ đứng cạnh ngôi nhà đó để chờ anh tui mà.
 
Gã mập từ từ bước đến, cô bé lắp bắp tiếp:
 
- Tui không lấy cắp gì của ai hết! Tui chỉ đứng núp mưa.
 
Không thèm nghe, không thèm biết gì hết, gã mập lầm lì bước đến kéo sệt cô bé trên đường đi lại chiếc xe đậu cách đó một khoảng. Vùng vẫy, cô bé la lên, nhưng mưa lớn quá át tiếng kêu của cô bé, những ngôi biệt thự trên đường không ai nghe hết. Để chắc ăn, gã mập móc chiếc khăn tay chụp miệng cô bé lại. Cánh cửa phía sau xe được mở sẵn, mạnh tay gã xô cô bé nhào vào phía bên trong lẹ làng đóng ầm lại. Chiếc xe lao vút đi...
 
Trên đường mưa vẫn còn rơi! Không ai biết một vụ bắt cóc vừa xảy ra??
 
*
 
- Ngừng lại !
 
Tiếng nói của người đạo diễn trẻ tuổi vừa cho lệnh ngưng quay. Năm chiếc máy quay phim đặt nhiều góc cạnh khác nhau không còn sê dịch nữa. ánh sáng đèn từ những chiếc máy quay được trả lại vị trí cũ. Những người có mặt ở sân quay đều đổ dồn đôi mắt về người đạo diễn trẻ tuổi có thật nhiều thiện chí, tha thiết với tuổi thợ Anh gật gù như ra điều ưng ý đoạn phim vừa quay. Khỏi mất công phải quay đi, quay lại như mấy cảnh trước. Nếu như cái đà này kéo dài, những phân cảnh trọn vẹn, chỉ trong vòng ba tháng cuốn phim đầu tiên của tuổi thơ V.N sẽ được hoàn tất. Nghĩ đến giây phút cuốn phim được trình chiếu những rạp lớn ở thành phố. Tuổi nhỏ lũ lượt đi xem; những tờ báo, điện ảnh rầm rộ khuyến khích! Nhà đạo diễn trẻ tuổi, nỡ nụ cười đầy tin tưởng nhìn bà chủ hãng phim đang đứng bên cạnh:
 
- Tôi tin cuốn phim này hoàn tất. Ngoài tuổi thơ ra, còn sự vừa ý của tất cả mọi giới.
 
Bà Sương Nguyệt khoan khoái:
 
-Tôi cũng mong như thế.
 
Cô bé Ly Ly, nữ diễn viên chính cho cuốn phim,sau khi đã diễn xuất một phân cảnh khó khăn của cuốn phim, ở phòng hóa trang bước ra với chiếc jupe màu hồng. Nụ cười chúm chiếm trên đôi môi, đôi mắt hớn hở nhìn mọi người. Bà Sương Nguyệt bước đến ôm chầm cô cháu gái trong tay, bằng tất cả hãnh diện, sung sướng:
 
- Cháu thật trọn vẹn trong vai trò khó khăn.
 
Không riêng gì bà Sương Nguyệt, mọi người đều nhận thấy Ly Ly thật xuất sắc mặc dầu lần đầu xuất hiện trước khung kính màn ảnh lớn. Tên Ly Ly như một ngôi sao rạng rỡ, một ngôi sao nhỏ đã nổi bật trên khung kính truyền hình qua những vai trò bi thương bên cạnh những người lớn, đã làm biết bao khán giả màn ảnh nhỏ không cầm được xúc động. Ly Ly đã được mến mộ từ màn ảnh nhỏ bước qua màn ảnh lớn, tên tuổi sẽ còn sáng chói hơn nữa!
 
Nhìn cô, tiếng Ly Ly nhỏ và trong:
 
- Con mong sao cuốn phim này hoàn thành sớm để cô còn làm những cuốn phim khác nữa.
 
Cậu bé Hoàng Phi nãy giờ đứng nói chuyện với anh đạo diễn. Cậu cũng được sắm một vai nòng cốt cạnh Ly Ly trong phim. Thấy Ly Ly đã xong xuôi bước ra, Hoàng Phi đi tới:
 
- Ly Ly về chưa?
 
Cô bé đưa đôi mắt có những hàng lông mi chớp chớp cười dòn:
 
- Cũng sắp về rồi nhưng...
 
Ngước nhìn người cô, con bé tiếp:
 
- Chiều nay cô phải đưa con đi chơi.
 
- Con muốn đi đâu?
 
- Tùy cô muốn đưa con đi chơi đâu cũng được.
 
- Được rồi, để cô mời người đạo diễn trẻ tuổi của chúng ta và Hoàng Phi đi chung cho vui.
 
Mọi người đang vui vẻ bên nhau, câu chuyện thật rộn ràng. Từ mấy anh chuyên viên kỹ thuật đến những diễn viên lớn tuổi, những cô phụ trách hóa trang đến những anh chuyên viên in, ráp. Người lăng xăng bận rộn nhất, có lẽ là ông quản lý Tài. Con người ông lùn mập như cái hột mít. Đặc biệt ở khuôn mặt ông có bộ râu mép, nhìn vào đã thấy khó ưa rồi. Với ông, hầu như không có một khoảng thời gian nào gọi là rỗi rãnh. Lúc nào người ta cũng thấy ông như con lật đật. Chuyện này chưa xong đã ôm đồm đến chuyện khác. Không hiểu có phải nhờ ông mà không khí ở phim trường này vui nhộn chăng?
 
Người được mọi người chú ý và hãnh diện nhất hôm nay có lẽ là Ly Lỵ Người bị lãng quên và buồn nhất là một thằng nhỏ sai vặt trong phim trường này: thằng Tâm, ngồi buồn xo cạnh một chiếc máy quay phim. Nó đưa mắt nhìn những ngọn đèn pha sáng đủ màu đã được tắt, chưa dọn dẹp còn để bề bộn cạnh đó. Lát nữa đây, Tâm phải để từng cái, xếp hàng lại một chỗ ngay ngắn. Khiêng mấy tấm "phông" nổi bỏ vào kho, dọn dẹp sàn quay. Và bổn phận của Tâm là để mọi người ở đây sai vặt. Cứ mỗi lần giàn ra một cảnh quay là Tâm được người này réo kẻ khác gọi. Chạy đầu này, tấp đầu kia, mệt phờ người.
 
- Ngọn đèn để chỗ này chưa được, thằng Tâm đâu, đẩy nó lại chút coi!
 
- Tâm đổ vài thùng nước ra sàn quay cho ướt coi mậy.
 
- Xếp lại mấy sợi dây điện trước mắt qua một bên coi!
 
Đủ thứ chuyện như thế, nhưng đến khi xong xuôi, không ai biết đến Tâm nữa. Đôi khi mệt phờ cả người, nhưng Tâm vẫn cắm cúi làm vừa đủ nuôi sống cái bao tử nó cho khỏi đói. Với số lương thật ít oi mà ông quản lý Tài trả nó, ông vẫn tự hào mình đã làm một điều phúc: vừa có lòng bác ái, vừa có lợi cho ông tạ Tâm nghĩ nếu như nó được như Ly Ly, như thằng Phi thiệt sướng! Một tháng người ta trả cho tụi nó số tiền gấp mấy chục lần trả cho Tâm.
 
Hầu hết những người ở đây đều sang trọng, họ cười nói với nhau là phải rồi. Chỉ có Tâm độc nhất mỗi chiếc áo lành lặn mặc trên người, và một chiếc quần "din" màu cức ngựa đã bạt phết hai đầu gối. Nhưng bộ đồ này với Tâm thật quý, nó làm cho Tâm đỡ khó coi khi chạy lăng xăng, trước mặt mọi người.
 
Ngồi hai tay chống cằm, Tâm đưa mắt nhìn Ly Ly đang cười tươi với mọi người trước khi ra về. Hình ảnh dễ thương của con nhỏ khuất hẳn bên ngoài cánh cửa phim trường, để lại hình ảnh đó trong trí Tâm thật sáng rõ. Con nhỏ bao giờ cũng thật đẹp trong đủ loại áo đầm. Nụ cười với hàm răng trắng đều luôn luôn nở trên môi. Chắc hẳn con nhỏ phải có nhiều chuyện để vui lắm! Bao giờ người ta cũng sửa soạn cho Ly Ly thật đẹp, ăn đứt mấy đứa nhỏ trong phim trường này. Ly Ly chỉ chơi chung với mấy đứa nhỏ sáng sủa đóng chung với nó thôi! Tâm chưa bao giờ thấy Ly Ly nhìn nó, làm như không hề biết đến dù Tâm thường chạy loanh quanh khi con nhỏ sắp sửa đóng một đoạn phim. Con nhỏ kênh kiệu với Tâm lạ. Nhưng ý nghĩ này chỉ thoáng qua một chút rồi thôi. Mỗi khi con nhỏ diễn xuất ở sân quay là Tâm quên hết. Ly Ly dễ thương như một thiên thần nhỏ tình cờ bay lạc xuống trần gian, nhảy múa ca hát, giọng ca làm mát rượi tâm hồn người nghe. Tâm hồn con nhỏ trắng như mây và trong suốt như pha lê.
 
Mãi nghĩ đến cô bé Ly Ly, Tâm không để ý đến ông quản lý đang nhìn chăm chăm. Bộ ria mép độc đáo của ông như ngạnh cá trê chĩa lên bực bội thấy rõ. Sao thằng nhỏ rỗi rãnh vậy hỏng biết? Bước đến chỗ Tâm, ông trợn dọc:
 
- Làm gì mà ngồi thừ đây vậy nhỏ? Đồ đạc còn tùm lum ra đó không dọn dẹp mà ngồi ì khó coi quá vậy!
 
Tâm đứng lên ra dáng mệt mỏi:
 
- Nãy giờ chạy mệt ghê, tui ngồi nghỉ một chút cho khỏe.
 
- Chà! Sướng dữ hén!
 
Cười cười lấy lòng ông quản lý, Tâm nói:
 
- Mấy cái này mà thấm tháp gì, tui dẹp một chút là xong xuôi hết hà.
 
Dù tính ông quản lý Tài thường khó chịu với người làm công, đụng một chút gì ông cũng có thể mắng mỏ la hét. Nhưng với Tâm ông ít khi tỏ ra khó chịu điệu đó! Thằng nhỏ coi vậy mà siêng năng không làm ba trật ba vuột như một vài đứa nhỏ ông mướn trước. Sai biểu gì Tâm cũng lẹ làng, vì thế mọi người ở đây ai cũng ưng ý nó.
 
ông quản lý Tài cười hứa hẹn:
 
- Ráng siêng năng đi, cuối tháng này tao sẽ nói với bà chủ hãng phim tăng lương cho mỗi tháng thêm năm trăm nữa chịu hông?
 
Tâm hớn hở:
 
- Chịu gấp đi chứ.
 
- Thôi ráng làm đi.
 
Nói xong, ông ta bỏ đi vì ông đang nghĩ mình có nhiều chuyện bận rộn. Ông như con lật đật nên cái gì cũng hất tấp, chứ thật ra không có gì bận rộn như ông nghĩ cả. Còn lại mỗi một mình Tâm lui cui đẩy mấy ngọn đèn cao lớn, nặng nề vào một góc. May mà người ta làm mấy bánh xe nhỏ dưới chân đèn, chứ không Tâm loay hoay cả buổi chưa chắc đã xong. Còn mấy tấm "phông" nổi nữa! Tâm phải leo lên gỡ xuống mệt ơi là mệt! Nhưng lời hứa của ông quản lý khi nãy làm cho Tâm thiệt là hăng. Thêm một số tiền nhỏ nữa, đối với người khác không đáng là bao, nhưng đối với Tâm làm được nhiều việc: dành dụm tiềm mua thêm bộ đồ mới, mua quà cho mấy đứa em con người chú. Sung sướng quá, Tâm sẽ về thăm lại mấy đứa em, thăm chú thím những ngày Tâm bỏ nhà ra đi.
 
Phim trường sau khi dọn dẹp xong trở nên trống trải, hoang vắng lạ. Mọi người xong việc đã trở về hết. Ở đây chỉ còn lại Tâm, chú Bảy mập và vợ chồng bác Tư coi kho. Phim trường rộng lớn này chỉ có một vài người ở cũng buồn. Người bạn độc nhất của Tâm là chú Bảy mập và con chó Tom Tom. Nhiều khi thấy chú Bảy mập đóng phim, Tâm nể ghê! Như vừa rồi chú đóng vai thằng cha bắt cóc con nít, bộ mặt chú làm y như thiệt thấy mà ớn.
 
Không biết làm gì hơn, Tâm ngồi trên bực thềm ngóng mắt ra đường. Chú Bảy mập đang lui cui khiêng mấy cái ghế chất chồng lên nhau đem vào kho. Tâm đứng lên lân la đi lại. Chú Bảy nhìn Tâm cười:
 
- Dọn dẹp xong rồi hả nhỏ?
 
- Xong hết rồi chú!
 
- Hỏng đi chơi đâu sao?
 
- Biết đi chơi đâu bây giờ?
 
- Thằng nhỏ này lạ hôn! Ở thành phố mà làm như ở miệt khỉ ho cò gáy nào, sao không có chỗ đi chơi? Ra đường thấy người ta nườm nượp cũng đủ vui rồi!
 
- Đi mà nhìn người ta hoài cũng chán!
 
- Nhưng còn đỡ hơn ở đây!!!
 
Khuôn mặt của chú Bảy mập hai gò má nú ra như hai cái bánh bao theo câu nói, trông chú không nhịn cười được. Tâm nói:
 
- Khỏi cần phải đi đâu hết, ở đây có chú cũng đủ vui lắm rồi.
 
Ngồi xuống chiếc ghế trước mặt chú mập, Tâm hỏi:
 
- Ừ nè chú Bảy! Sao ở ngoài chú hiền và vui, nhưng khi đóng phim chú dữ dằn thấy ớn quá vậy?
 
Chú Bảy phì cười:
 
- Ông đạo diễn giao cho mình vai dữ thời mình phải dữ như ý ổng, chứ hiền như cục đất ai coi cho!
 
- Hồi nãy thấy chú bắt con nhỏ Ly tui ớn quá!
 
- Ớn cái gì?
 
- Gương mặt chú bậm lại, hai lông mày nhếch lên...
 
- Đi bắt cóc người ta phải dữ dằn như vậy đó! Có bộ mặt của ông Trương Phi, con nít mới ngán được chứ.
 
- Con nhỏ Ly tài ghê hén chú?
 
- Con nhỏ quen rồi!
 
Ngần ngừ một chút, Tâm hỏi:
 
- Tui đóng phim như con nhỏ Ly, như thằng Phi được hôn?
 
Chú Bảy đưa mắt nhìn Tâm. Khuôn mặt thằng nhỏ cũng thông minh, sáng sủa như ai. Phải chi nó có gia đình đàng hoàng như những đứa nhỏ khác, đừng ở đợ cho người ta sai vặt thời khuôn mặt nó cũng dễ gây cảm xúc cho người khác. Chú Bảy chậm rãi:
 
- Được chứ!
 
- Thiệt hôn chú?
 
- Nhưng ít ra cũng phải có khiếu và tập tành lâu lắm nhỏ ơi!
 
Nói về năng khiếu, Tâm không biết mình có năng khiếu hay không. Nhưng về tập diễn xuất. Tâm tin mình sẽ có thật nhiều cố gắng. Nghĩ thế Tâm nói:
 
- Như tui, chú thấy đóng vai gì được?
 
- Bây giờ cho chú nhỏ đóng vai thằng ở thời không chê vào đâu được!
 
Sau câu nói giỡn với Tâm, chú mập bỏ đi làm phận sự của mình. Tâm ngồi một mình nhìn phim trường mênh mông. Trong đầu óc nhỏ nhoi của Tâm đang tưởng tượng một cảnh phim. Trong đó Tâm đóng vai thằng ở, đến xin làm ở một ngôi nhà thiệt giàu. Ông bà chủ nhà có một đứa con gái độc nhất. Đứa con gái nhỏ dễ thương đó là Ly Lỵ Hằng ngày sau khi đi học về, con nhỏ không biết nói chuyện với ai, nên ưa chơi với thằng ở. Con bé dễ thương không nghĩ mình là đứa con gái nhà giàu, không kênh kiệu đáng ghét như bao đứa con gái nhà giàu khác. Thường đùa giỡn với nó và gọi bằng anh.
 
Như chú mập nói, nếu như Tâm đóng được vai thằng ở như vậy cũng sướng! Rồi một ngày kia ông đạo diễn thấy Tâm đóng hay sẽ giao cho Tâm những vai trò quan trọng hơn như thằng Phi... Mới tưởng tượng như thế Tâm đã thấy quên phim trường vắng hoe trước mặt, quên Tâm là một thằng sai vặt sau khi đã dẹp những ngọn đèn những tấm "phông" nổi đến ứ người.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Ngôi Sao Nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Ngôi Sao Nhỏ   *_Ngôi Sao Nhỏ I_icon13Thu 06 Mar 2014, 15:50

Chương 02
 
Ngôi biệt thự sang trọng nằm trên một con đường vắng xe qua lại. Chung quanh nó được trồng cây bông giấy đan kín phía bên trong. Tâm nghĩ ngôi biệt thự này phải rộng lắm, không thua gì phim trường hiện thời của bà chủ. Đứng chần chừ trước cổng, Tâm không biết làm cách nào để gọi người ở bên trong. Bước đến cạnh cổng nhìn vào phía bên trong, trước sân và sau nhà xe vắng hoe. Tần ngần một chút Tâm đưa tay nhấn chuông, tiếng chuông kéo dài vang phía bên trong. Không thấy ai, Tâm nhấn thêm một cái nữa. Lần này Tâm không chờ đợi lâu. Một chị người ở từ nhà sau bước ra, trên tay còn cầm cây chổi đứng trừng trừng nhìn Tâm. Không hiểu sao lại kỳ cục như vậy? Tâm còn đang thắc mắc, thì chị người ở sần sộ bước ra cổng, nói như hét vào mặt Tâm:
 
- Mày phá chuông hả nhỏ ?
 
Tâm không hiểu ất giáp gì hết ! Khi không chị người ở sừng sộ với mình. Chưa hết, chị còn cầm cán chổi chỉ ra:
 
- Đi hôn nhỏ, còn đứng xớ rớ chọc tức tao ra vặn cổ à !
 
Tâm đứng xê ra cánh cửa một chút:
 
- Tui có làm gì đâu chị ?
 
- Nhấn chuông nhà người ta cho đã, mà mày nói không làm gì hả ?
 
- Đứng ngoài này đợi hoài không thấy ai tui mới nhấn chuông chứ bộ !
 
- Mày kiếm ai trong này?
 
- Bà chủ bảo tôi đến đây kêu cô Ly Ly.
 
Chị người ở không còn hằn học nữa. Chị cười cười để lấp liếm điều chị đã lầm về thằng nhỏ. Mấy lần trước cũng có một vài đứa nhỏ như nó kéo đi hết nhà này sang nhà khác bấm chuông gạt người tạ Nghe chuông, người trong nhà đi ra thì lũ nhỏ bỏ chạy hết. Nhiều chị người ở chỉ biết đứng nhìn theo chửi đổng cho đã tức. Đầu tiên chị người ở này cũng tưởng Tâm như thế.
 
Chị bước ra mở cổng nói:
 
- Kêu cô Ly Ly đến phim trường hả ? Cô ấy đi học chưa về. Nhỏ, thôi mày vô trong này ngồi đợi chút xíu đi, giờ này chắc cô ấy cũng sắp về rồi.
 
Theo chị người ở đi vào phía bên trong, Tâm được dịp nhìn kỹ ngôi biệt thự sang trọng này: sân cỏ xanh mọc thật đều như thảm nhung, lối đi bên trên được lót những viên gạch nham nhám. Chính giữa sân đối diện trước mặt nhà là một hồ nước. Từ bên dưới có những vòi nước xịt lên nhiều tia nhỏ rơi chung quanh lóng lánh như giọt mưa. Tâm chưa bao giờ thấy có ngôi nào có khoảng sân dễ thương như vậy.
 
Chị người ở chỉ tay về phía chiếc băng ghế trong vườn cỏ xanh nói:
 
- Lại đó ngồi chờ đi nhỏ.
 
Bỏ lại ngồi trên chiếc ghế đá màu xanh, chen lẫn những sỏi nhỏ li ti màu trắng được mài láng như một tấm vải bông. Dưới bóng mát của tàn cây vú sữa, những chiếc lá hai màu đan kín vào nhau. Ở đây yên tịnh quá ! Tâm nghe buồn buồn: ngoài phim trường thường có những giờ phút náo động dễ làm cho Tâm quên phứt đi mình...
 
*
 
Mấy năm qua rồi, những ngày Tết tuổi nhỏ đi qua với Tâm thật buồn. Làm sao có thể quên những ngày Tết kinh hoàng đã qua, cả khu xóm Hàng Xanh gia đình Tâm ở chìm ngập trong lửa đạn. Giặc kéo về từ miệt xa lộ, quân đội kéo tới từ những ngả thành phố, gia đình Tâm lãnh nguyên trái đạn không biết của phe nào?! Chỉ mỗi mình Tâm lên thăm sống sót, vì hôm đó Tâm lên thăm gia đình chú thiếm. Kỷ niệm buồn bã dần dần rồi cũng đi qua, Tâm bơ vơ về sống với chú thiếm. Đang học đến đệ lục Tâm phải bỏ dỡ, vì gia đình chú thiếm nuôi cho ăn cũng đã có phúc lắm rồi, đừng nói chi đến việc học. Chú bảo cái tướng Tâm ngu đần (?), ngồi đâu ngồi lì như chó chực xương. Học nữa cũng vô ích, ở nhà làm việc vặt có ích hơn. Tâm phải nấu cơm, rữa chén, quét nhà, đưa rước mấy đứa em đi học như một người chị lớn. Không riêng gì chú thiếm của Tâm thường mắng mỏ: chỉ biết ăn và phá của, chứ chả biết làm gì để nuôi thân. Tâm phải làm gì đây? Với số tuổi nhỏ không một nghề trong tay. Tâm thường bỏ nhà người chú đi vớ vẩn đây đó tìm việc làm. Một hôm Tâm lò dò đến bác thợ sửa xe đạp, cửa hàng lộ thiên của bác nằm trên một góc đường cạnh một cây cao su già. Tần ngần đứng nhìn những vỏ xe đạp cũ móc trên thân cây. Tâm nghĩ phải chi mình biết sửa xe đạp cũng đỡ ! Tâm lò dò đến bác thợ:
 
- Bác ơi, cho tui hỏi một chút !!
 
Bác thợ loay hoay chúi đầu vào một chiếc xe gắn máy, tay dính dầu mỡ đen thui, mặt nhem nhuốc bác ngẩn lên:
 
- Gì vậy nhỏ ?
 
- Tui thấy bác làm hay quá ! Tui muốn học được như bác!
 
- Ôi, cái nghề nầy dầm mưa, giãi nắng! Tay chân thì lem luốc như hát bội, khổ thấy mồ đi ham cái nỗi gì nhỏ ?
 
- Tui muốn đi làm việc để kiếm tiền.
 
Nghe thằng nhỏ nói vậy bác thợ cười ngoắt nghoẻo:
 
- Cậu nhỏ ơi, tuổi cậu hãy còn nhỏ lắm sao không ham đi học, mà lại ham chi mấy cái nghề này, muốn kiếm tiền đợi lớn hẳn hay.
 
Tâm nhìn xuống đất giọng buồn buồn:
 
- Tui cũng ham học lắm chứ, nhưng có ai nuôi không mà cho đi học đâu bác. Tui muốn được cái nghề như bác để kiếm cơm qua ngày cho người ta khỏi mắng nhiếc ! Mình đâu có thể ngửa tay xin ăn người ta hoài.
 
Nghe Tâm nói, bác thợ đưa mắt nhìn ra xa một ngôi biệt thự cách đó vài trăm thước. Mấy hôm rày bác thấy người ta vô đó tấp nập. Chắc ở đó một tư sở mới mở ? Bác đưa tay chỉ ngôi biệt thự đó nói với Tâm:
 
- Nhỏ ơi, đâu mày thử đến đó xin người ta làm coi có được không ?
 
- Chỗ đó hãng gì vậy bác ?
 
- Tao có biết đi đâu, thấy người ta lui tới nhiều lắm; những đứa nhỏ cỡ mày cũng thiệt là đông. Đâu mày đến thử xem.
 
Nhờ bác thợ sửa xe đạp chỉ chỗ, Tâm vào làm được trong hãng phim này. Tâm không muốn về nhà chú thiếm nữa... ý nghĩ của Tâm bỗng đứt đoạn khi tiếng "két" của chiếc xích lô đạp dừng lại trước cổng nhà. Tâm nhìn ra qua hàng rào sắt có bông giấy len lỏi, loáng thoáng thấy bóng Ly Ly từ trên xe bước xuống.
 
Chị người ở từ sau nhà vội vã bước ra mở cổng, Tâm nhìn thấy chị vừa mở vừa nói với Ly Ly điều gì đó. Con bé ngoảnh mặt về phía Tâm một cái rồi đi thẳng vô nhà. Không hiểu sao con nhỏ lại kênh kiệu như vậy nhỉ ? Có lẽ con nhỏ được quá nhiều người chìu chuộng nên có thái độ như vậy chăng ? Từ ông đạo diễn trẻ tuổi, ông quản lý, và thằng Phị Vả lại con nhỏ là cháu của bà chủ hãng phim nữa bảo sao không phách lối? Tâm ngồi yên trên ghế đá lành lạnh, nó nhớ mình là một thằng nhỏ chuyên để người ta sai vặt nên Ly Ly chỉ đưa mắt ngó rồi đi, chứ chả cần phải hỏi bà chủ kêu đến đây làm gì ?
 
- Nhỏ ơi cô Ly Ly kêu mày kìa.
 
Chị Ở đang đứng trước thềm nhà ngoắc ngoắc mình, Tâm lửng thửng bước tới. Trước nhà cánh cửa mở trống. Ly Ly đang ngồi bên trong trước tấm gương lớn, đang lấy lược chải mái tóc lại cho xuôi, vừa chải tóc, Ly Ly vừa ngó ra hỏi Tâm:
 
- Cô kêu tôi đến gấp hả ?
 
Giọng con nhỏ xưng tôi nghe đáng ghét ! Tâm trả lời cộc lốc:
 
- Ừa !
 
- Đợi tôi một chút nha.
 
Không thèm nói gì thêm nữa, Tâm ngồi xuống trước thềm nhà ngó ra bên ngoài, phải chi khi nãy bà chủ cho người nào khác đến kêu con nhỏ hay hơn, không thôi thì bà lái xe về đây đưa cô cháu khó ưa của bà đi có hơn không ?! Thật ra con nhỏ có khó ưa như Tâm nghĩ không ? Chải tóc xong xuôi, Ly Ly đứng lên. Con nhỏ nhìn lại mình trong tấm kính, quay lại gặp Tâm đang ngồi trước thềm cửa, con nhỏ cười cười:
 
- Làm gì ngồi ngoài đó vậy?!
 
Tâm xoay lại:
 
- Không làm gì hết.
 
- Vào trong này ngồi đợi chút đi.
 
- Tui ngồi ngoài này cũng được.
 
- Vậy thi ráng đợi, còn cái bông kẹp tóc nữa là xong.
 
Chỉ một thoáng sau Ly Ly bước ra, Tâm đứng lên bước theo. Đi bên con nhỏ, Tâm thấy khó chịu làm sao? Dường như bước chân vương vướng một cái gì ? Tâm nhìn về một phía, không biết khuôn mặt Ly Ly bây giờ ra sao?
 
Tiếng Ly Ly nói:
 
- Cô tui còn nói gì nữa không ?
 
Vẫn nhìn xuôi về một bên đường, Tâm đáp:
 
- Bà chủ nói đến gấp vậy thôi.
 
Ly Ly không hiểu sai thằng nhỏ này làm như không muốn nói chuyện với mình, có lúc trả lời cộc lốc, có lúc trả lời suông sẻ. Thằng nhỏ này Ly Ly không biết tên, nhưng thấy hoài ở phim trường. Ngoài công việc lặt vặt ra, thằng nhỏ không còn chơi với ai nữa hết, một mình thui thủi. Ly Ly thắc mắc:
 
- Nè tên gì hở ?
 
- Tâm.
 
- Hồi nảy đến đây bằng gì ?
 
- Xích lô máy.
 
- Ngồi xích lô bao giờ cũng vui, gió thổi muốn rát cả mặt. Ngồi trên xe ê ê như đang ngủ trên võng được người ta ru.
 
- Sướng gì ? Ớn thấy bà đi, ngồi trển xém nhũi đầu xuống đường mấy lần.
 
Ly Ly không nhịn được cười, tiếng con nhỏ cười thật trong:
 
- Ai bảo ngồi sơ ý làm gì ?
 
- Người ta ngồi đàng hoàng đó chứ.
 
- Vậy tại sao xém văng xuống đường được ?
 
Ra đến đường, Ly Ly và Tâm đứng ngóng xe. Con đường trống trơn, lâu lâu cũng có một vài chuyến xe đi qua, nhưng chuyến xe nào cũng đông đủ khách hết, Ly Ly nhìn Tâm đứng bên cạnh, thằng nhỏ có khuôn mặt hiền, sáng sủa. Thật ít nói, chỉ khi nào Ly Ly nói, thằng nhỏ mới thèm trả lời. Không như Hoàng Phi cứ tía lia cái miệng và có nhiều chuyện vặt để cười. Hoàng Phi đôi lúc làm Ly Ly khó chịu. Hễ mỗi lần diễn xong một phân cảnh nào đó, là Hoàng Phi tìm Ly Ly nói chuyện riết. Bực mình, thấy ghét hết sức. Nhưng nói ra nó chướng làm sao đó. Đợi xe một lúc, Ly Ly sốt ruột:
 
- Không biết có trễ hôn nữa?
 
Tâm nhìn Ly Ly:
 
- Đi một khúc đường khi nào có xe đón cũng được.
 
- Hỏng quen đi bô.
 
Vừa nói Ly Ly vừa nhìn chiếc đồng hồ vàng nhỏ nhắn trên tay. Tâm thấy vậy hỏi:
 
- Mấy giờ rồi?
 
- Thiếu mười lăm, mười hai giờ.
 
- Hỏng trễ đâu.
 
- Sao biết ?
 
- Hồi nãy nghe bà chủ nói mười hai giờ rưỡi mới khởi sự quay.
 
Ly Ly an tâm nhìn xuôi cuối đường:
 
- Vậy cũng không gấp lắm.
 
Nghe con nhỏ nói dồn dập, con nhỏ cũng cần phải hỏi Tâm dù một chuyện không đâu, nhưng Tâm vẫn nghe vui vui. Hai bàn tay Tâm không có chỗ cất giữ nó thừa thãi làm sao đâu! Tâm thấy giữa mình và Ly Ly có sự thân thiện nho nhỏ, không như mấy lúc trước, dù thấy Tâm sờ sờ trước mặt, con nhỏ cũng không thèm biết. Hôm nay thì Tâm thấy khác rồi. Ly Ly ưa nói những chuyện vụn vặt nhưng dễ thương làm sao! Giọng nói Ly Ly trong như thủy tinh nghe như tiếng hát làm cho người khó tính mấy đi nữa, cũng cảm thấy dễ chịu. Như thế bảo sao Ly Ly không được nhiều người ưa thích! Tâm không còn thấy ghét Ly Ly nữa. Nhìn hai bàn tay Ly Ly xoắn xuýt chiếc khăn trắng có thêu những con chim sẽ nho nhỏ gọn gàng nhảy nhót trong chéo khăn hót lên những tiếng mà không ai nghe được hết, chỉ mỗi mình Tâm nghe được tiếng rộn vui đó.
 
Tâm muốn nói một câu gì đó để được nghe tiếng Ly Ly trả lời, nhưng sao Tâm thấy mình lơ lơ như con rùa trong cái mai lúc la lúc lưởng cái đầu trông vô duyên làm sao. Tâm lúng túng như con thỏ chạy cuống quýt trong chuồng, miệng ngậm lá cải xanh thóp lại cứng ngắt. Tâm thấy mình y hệt như một gã chăn cừu trong một chuyện xưa thật là xưa. Một chuyện cổ tích mà bác Bảy mập thưng kể cho Tâm nghe những đêm nó nằm chèo queo trong một góc phim trường. Bác bảo đó là một câu chuyện thật thơ, một câu chuyện hay nhất trong kho tàng chuyện cổ tích Tây phương. Người ta đã dựng nó thành phim hoạt họa, được tất cả tuổi thơ thế giới ưa thích. Chuyện bắt đầu bằng hai chữ ngày xưa... có một nàng công chúa thật đẹp, thật dễ thương. Tánh tình của nàng trong veo như giọt nước. Là con một, nên công chúa được đức vua và hoàng hậu cưng chiều hơn giọt sương đọng trên cành hoa, cái gì cũng nhẹ nhàng không dám đụng mạnh. - trong cung điện hoài, công chúa lén thay đồ giả ra khỏi hoàng thành. Cái gì cũng lạ, cũng dễ thương! Bước chân đẩy đưa nàng đi hết chỗ này đến nơi khác. Công chúa đi ngang một cánh đồng cỏ xanh có nhiều bông hoa lạ - đó có một túp lều nhỏ có bầy cừu ăn cỏ rải rác chung quanh. Một cậu bé khôi ngô đang ngồi canh giữ chúng. Công chúa làm quen, hỏi thăm đời sống hằng ngày của cậu bé, của người dân sống quanh vùng. Từ hôm đó, ngày nào công chúa cũng giả dạng thường dân đến nói chuyện với cậu bé và vui đùa trên cánh đồng xanh. Có cô bạn nhỏ, ngày ngày cậu bé đỡ buồn. Nhưng một hôm đức vua biết được, cấm không cho công chúa ra khỏi cung điện nữa. Từ hôm đó, công chúa trở nên buồn rười rượi, trở nên u sầu như cánh hoa dại. Cậu bé chăn cừu cũng buồn không kém. Ngày ngày trông mong cô bạn nhỏ của mình đến, nhưng vẫn biệt cánh chim... Từ đó cậu bé chăn cừu, đêm đêm ngồi nhìn một vì sao mọc rực rỡ trên mái lều, thấy hình bóng công chúa lẩn khuất trong đó thương nhớ vô vàn.
 
Câu chuyện đẹp và dễ thương như thế không hiểu Ly Ly có đọc chưa? Tâm nhìn xuống đường với hai tay thừa thải đút trong túi quần, hỏi:
 
- Ly Ly có bao giờ đọc chuyện cổ tích không ?
 
- Có.
 
- Có biết truyện nàng công chúa và gã chăn cừu không?
 
Ly Ly chợt nhớ những lần rỗi rãnh đến chơi, chú Bảy mập thường kể cho Ly Ly nghe. Chắc chú cũng đem truyện này kể cho thằng nhỏ nghe rồi. Ly nghĩ như thế mà đúng ! Chú mập khoái câu truyện này, gặp ai chú cũng đem ra kể, nhất là mấy đứa nhỏ như Ly Ly, Phi, Tâm. Nghĩ như thế, Ly Ly giả bộ cười mỉm:
 
- Chưa biết.
 
- Bữa nào kể cho Ly nghe.
 
- Thôi khỏi kể.
 
- Truyện hay lắm.
 
- Nhưng người ta không thích nghe truyện đó.
 
- Tại Ly chưa nghe đó chứ.
 
- Sao biết người ta chưa nghe, chưa đọc?
 
- Mới đây Ly nói chưa biết mà.
 
- Nhưng bây giờ thì khác rồi.
 
Thấy con nhỏ ngoắt ngoéo quá, Tâm không nhịn được cười:
 
- Vậy Ly đọc rồi phải hôn ?
 
Ly Ly gật đầu. Tâm nhìn những hoa nắng rải rác trên đường:
 
- Ly Ly giống như nàng công chúa trong chuyện cổ tích đó.
 
Nhỏ Ly nghe vui vui:
 
- Xí ! Làm sao mà giống được.
 
Con nhỏ nói sao thi nói, miễn là Tâm thấy giống là đủ rồi. Một chiếc taxi trống người từ xa chạy lại làm đứt ý nghĩ của Tâm. Chiếc xe dừng lại theo tay vẫy của Ly Lỵ Cả hai cùng bước lên xe. Bác tài cẩn thận vói tay ra phía sau đóng cửa lại cái "rầm". Con nít đi xe ngồi cạnh cửa nguy hiểm. Nhiều khi táy máy cửa bung ra, có thể lăn ào ra đường chết như chơi.
 
Bên cạnh Tâm, Ly ngồi thoải mái, hai tay xếp lại trên đầu gối, miệng cười chúm chiếm. Chiếc xe đi qua mấy ngã quẹo, Ly Ly xoay qua Tâm:
 
- Chứ bộ chú mập hay kể chuyện cổ tích cho nghe lắm hở ?
 
- Ừ ! Chú còn nói về Ly Ly nữa.
 
- Chú ấy nói sao?
 
- Ly Ly diễn xuất hay !
 
Ly e dè:
 
- Cuốn phim chưa quay xong nên khó mà biết được ! Rủi có một vài đoạn người ta không bằng lòng thì sao?
 
Ly Ly diễn xuất tự nhiên như đang sống ở ngoài đời, cộng thêm với khuôn mặt sáng rỡ. Tâm tin chắc cuốn phim này quay xong đem chiếu chắc người ta sẽ đi coi đông lắm, nhất là mấy cậu nhỏ như Tâm mỗi lần có phim nào Ly Ly đóng cũng đòi ba má dẫn đi xem cho được.
 
Chiếc xe dừng lại trước cửa hãng phim. Tâm mở cửa cùng Ly Ly bước xuống. Thằng nhỏ móc tiền trong túi quần khi nãy bà chủ đưa trước khi đi, ra trả. Ly Ly chận lại mở khăn tay đưa tiền cho bác tài xế và nói với Tâm:
 
- Để Ly trả cho, anh để dành đi.
 
Nói xong Ly Ly đi nhanh vào phim trường. Tâm chậm rãi đi phía sau. Thằng nhỏ nghe một cái gì nhẹ tênh trong bước chân đi. Ly Ly gọi Tâm bằng anh, tiếng nói trong và ngọt như viên kẹo bỏ vào miệng. Tiếng gọi mềm như tấm lụa màu xanh phủ đầy trời.
 
Ly Ly giàu sang, Ly được nhiều người mến yêu. Còn Tâm thui thủi với mấy cây đèn, những cuộn dây điện, mấy tấm phông nổi. Bạn của Tâm là chú mập và con chó Tom Tom, dễ thương. Còn ngoài ra ai cũng làm như không biết đến Tâm, trong khi con nhỏ Ly Ly lại thật tử tế. Ngày hôm nay, ai sai biểu gì, Tâm cũng làm hăng hái hết, không mệt nhọc như mọi hôm nữa. Tâm vừa làm theo lời sai vặt của ông đạo diễn, ông quản lý có bộ ria mép đáng ghét vừa nhìn Ly Ly diễn xuất. Lâu lâu Tâm vẫn để ý xem Ly Ly có nhìn mình cười không ? Nhưng trong suốt buổi quay phim, Tâm không bắt được cái cười như hoa hồng nở nhiều cánh của Ly Ly.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Ngôi Sao Nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Ngôi Sao Nhỏ   *_Ngôi Sao Nhỏ I_icon13Thu 06 Mar 2014, 15:53

Chương 03
 
Phi khuềnh khoàng một chân trên băng ghế dài, một chân chấm đất, hai tay chống nạnh mang cái dáng điệu hách dịch của một người lớn, nhìn Tâm đang lui cui cạnh chỗ Ly Ly cuộn tròn ba mớ dây điện vào cái ống sắt. Trong khi Ly Ly cầm ly nước cam trên tay, miệng chúm chím cái ống hút như đang cười với Tâm. Phi bỗng dưng giận ngang sương, đôi mắt thằng nhỏ khó chịu thấy rõ, Phi cộc cằn:
 
- Đi chỗ khác mà làm nhỏ.
 
Đang lum khum cuộn dây điện, Tâm ngẩng lên:
 
- Chỉ còn ba mớ dây điện này nữa là xong.
 
- Đem lại chỗ khác mà quấn vô.
 
- Sẵn ở đây thời làm luôn chớ đem đi đâu?
 
Tâm thật thà, những sợi dây điện nằm dài trên nền xi măng, nó đẩy cái ống sắt theo đường dây quấn vô, thời làm sao bảo nó đem đi chỗ khác được. Nhưng Phi khác! Nghe thằng nhỏ nói vậy, sẵn ghét, Phi nói như hét vào mặt Tâm:
 
- Nhưng mày đem đi chỗ khác quấn không được sao?!
 
- Nặng thấy mồ làm sao khiêng đi?
 
Không thèm nói nữa, Tâm cắm cúi làm phận sự. Đứng cạnh đó Ly Ly buông ống hút ra khỏi môi. Con nhỏ không hiểu sao khi không Phi không ưa Tâm, lại còn bày đặt biểu này biểu nọ thấy ghét! Ly Ly đưa mắt ngó Phi:
 
- Làm gì mà anh lớn lối quá vậy?
 
- Kêu nó lại dằng kia làm chứ có gì !
 
Con nhỏ Ly nhún vai, nguýt dài:
 
- Người ta làm ở đây mà kêu đi chỗ khác, khó nghe quá !
 
Quấn xong những sợi dây diện, Tâm lăng những ống sắt sắp vào một chỗ, đứng dậy phủi tay. Nghe Ly nói, Tâm tưởng như mình đang uống một ly bước lạnh trong lúc đang khát. Thằng Phi dù có gay gắt với nó như vậy cũng không thấm thía gì hết! ánh nắng dù có trải dài nhưng chỉ cần một bóng mát là đủ.
 
Phi và Ly Ly đang cãi nhau thời ông quảng lý Tài đi ngang, ông rất cưng chiều hai đứa dù chúng nó có làm gì trái đi nữa. Ông dừng lại nhìn Ly Ly:
 
- Gì đó cháu?
 
Con nhỏ mím môi:
 
- Có gì đâu!
 
- Sao mấy cháu cãi nhau om sòm vậy?
 
Phi được dịp chen vào:
 
- Tui kêu thằng ở đợ này đi chỗ khác, ở đây rộn chuyện, vậy mà Ly Ly còn bênh nó nữa.
 
Ly Ly như dẫm phải ổ kiến lửa:
 
- Tui bênh hồi nào?
 
- Chứ hồi nãy Ly nói gì ?
 
- Không phải sao? Khi không người ta đang làm đây, lại bắt người ta đem đi chỗ khác. Tui thấy gì không phải là nói, chứ không bênh ai hết á!
 
ông quản lý Tài đã hiểu tại sao hai đứa nhỏ cải nhau, ông đưa mắt nhìn Tâm trừng trừng. Hai lồng mày ông co lại như hai con sâu rọm đang bò xích lại. Ông làm mặt hiền với Ly Ly và Phi bao nhiêu, thời trái lại với Tâm, gương mặt ông càng dữ dằn.
 
Tâm nãy giờ đứng lớ quớ nghe mọi người nói về mình và bắt gạp khuôn mặt ông quản lý, Tâm ớn quá! Phải chi lúc nãy đừng nói gì với thằng Phi hết, thì đâu có chuyện gì xảy ra.
 
ông quản lý gắt giọng:
 
- Mày không biết lo thủ phận, có ngày tao đuổi không cho làm nữa à.
 
Tâm xuội lơ:
 
- Tui đâu có gây gì với anh này.
 
Được trớn, cái mặt Phi khinh khỉnh trông như đang đóng vai một tên ăn cướp, một tên chuyên môn bắt cóc con nít, có bộ mặt tự đắc sau khi đã được một số tiền chuộc lớn. Phi ngó Tâm nói với ông quản lý:
 
- Thôi tha cho nó lần đầu đi bác.
 
ông quản lý gật gù:
 
- Mày nghe chưa nhỏ ? Thôi đi kiếm chỗ khác chơi mày.
 
Tâm bỏ đi lại một góc cuối căn nhà, chỗ đặt mấy giàn đèn đóm.
 
Con nhỏ Ly đứng nhìn theo, con nhỏ nghĩ bác quản lý chèn ép Tâm quá! Và nhất là thằng Phi ỷ mình được mọi người nể nang, rồi ta đây này nọ. Bỗng dưng Ly Ly thấy không còn một chút cảm tình nào với Phi hết. Cầm ly nước trên tay lành lạnh, giọng Ly ri ri:
 
- Người ta làm việc đàng hoàng, mình không ưa người ta rồi muốn đuổi, thì đuổi sao? Đâu bất công quá như vậy được?
 
ông quản lý cười hề hề:
 
- Bác dọa nó vậy mà, để lần sau nó khỏi làm phiền hai cháu nữa.
 
- Tui đâu có thấy làm phiền gì ? Có ai thấy mới nói vậy chứ ?
 
Thấy con nhỏ có cái giọng khó chịu với bác quản lý và mình hoài, Phi dễ dãi như muốn vuốt giận cơn bực tức nơi Ly Ly xuống.
 
- Chỉ có cái thằng sai việc vặt mà Ly Ly cứ cự nự hoài hà.
 
Con nhỏ Ly vẫn còn tức bực:
 
- Tui cự nự ai? Thấy người ta có vẻ phách lối quá! Không ưa thì nói vậy hà.
 
ông quản lý hơi nhột, gặp mấy đứa nhỏ khác mà có cái giọng đó chắc ông đã la hét om sòm rồi. Nhưng với Ly Ly là ông phải hiền và ngọt sớt:
 
- Đứa nào bác cũng thương hết, với thằng Tâm cũng vậy. Nhưng bác phải làm bộ nạt nộ để cho nó làm. Chứ mấy cháu như con bác, có gì để bác ghét đâu.
 
Thấy Ly Ly không nói gì, ông quản lý đã biết vuốt được con bé không còn cự nự nữa, ông quày quả bỏ đi. Ly nhìn theo, con nhỏ nhún vai mỉm cười. Làm như thế không phải Ly tỏ thái độ khinh ông quản lý. Nhưng Ly muốn cho Phi biết những câu gài, xuối giục của Phi với ông quản lý không có ký lô nào hết! Phi có tài thật, nhưng không thể dựa vào cái tài của mình để hại người khác.
 
Phi thấy quê quê làm sao! Hơi xốn xang khi bắt gặp cái nhún vai, cái cười đầy mỉa mai. Bỗng dưng Phi nhận thấy bọn con gái có những ích kỷ vặt, những chanh chua làm người khác khó chịu. Nguyên nhân cũng tại cái thằng sai vặt hết. Cái mặt Tâm hiện dần, hiện dần thật lớn trong đầu óc Phị Thằng nhỏ rách rưới, thằng nhỏ ở đợ ăn mày. Hình như thằng nhỏ còn cười khi dể Phi nữa. Ghét quá! Ghét quá!! Nhưng ghét Tâm bao nhiêu, Phi chỉ để trong bụng. Nó nghĩ có một dịp nào đó sẽ quánh cho thằng nhỏ biết tay.
 
Con nhỏ Ly không nói chuyện với Phi nữa, bỏ đi. Cái bóng nhỏ nhắn khuất hẳn sau phim trường. Bàn chân Phi xoay xoay trên nềm xi măng như dồn những tức bực xuống nền xi măng, nhưng nền xi măng vẫn trơ trơ và cứng ngắt. Đúng lúc đó con Tom Tom của chú mập ngửi hơi người quen đi tới, nó quanh quẩn ngoắc đuôi chồm lên chân Phị Thật vô phước cho Tom Tom! Sẵn cơn tức bực, Phi đá một cái thật mạnh ngay bụng Tom Tom. Chú chó kêu ẳng ẳng bỏ chạy một mạch đến một chỗ thật xa, ngồi chồm hổm đưa hai mắt nâu tròn vo nhìn Phi không một chút giận hờn. Cái đuôi ngắn ngủn còn vẫy vẫy...
 
Ngồi một mình dưới mấy giàn đèn, Tâm không chú ý đến Ly Ly như mấy phút trước nữa! Thằng Phi sẽ tức nó, sẽ nói với ông quản lý tống khứ nó ra khỏi phim trường, vì Tâm không có tài gì để mọi người nể nang. Hãng phim này kiếm những thằng như Phi rất khó và Ly Ly càng quí giá hơn! Chứ kiếm những thằng sai vặt như Tâm thì quá dễ dàng. Hiểu như thế, nên Tâm phải thủ phận mình như ông quản lý nói mà hay.
 
Không việc gì làm, Tâm ngó ra sân. Con chó Tom Tom của chú mập đang đứng vẫy vẫy đuôi ở đó, Tâm đưa tay tróc tróc:
 
- Chít... chít Tom Tom.
 
Chú chó như hiểu tiếng kêu của Tâm, thong thả đi tới bên cạnh.
 
Tâm đưa tay vuốt vuốt dưới cổ bắt nó quì mọp xuống bên cạnh. Tom Tom ngoan ngoãn mọp xuống ngã đầu lên bắp đùi của Tâm với tiếng kêu nho nhỏ trong miệng. Tâm cười cười:
 
- Chứ bộ thằng Phi khi nãy đá mày hả Tom Tom?
 
- !!!
 
- Nó lối quá hén Tom?! Lần sau mày đừng thèm quấn quýt nó nữa, mày sẽ hưởng thêm vài cái đá nữa cho xem.
 
Mãi nói chuyện với chú chó, Tâm không để ý Ly Ly đang đứng nhìn mình. Như muốn phá Tâm. Ly Ly ngồi thụp xuống mỉm cười với Tom Tom, đưa ngón tay nhỏ nhắn ra ngoắc ngoắc. Đang ở trong Tâm, chú chó bỗng vùng dậy bỏ chạy về chỗ Ly Lỵ Tâm bỡ ngỡ nhìn theo. Tiếng Ly Ly trong thật là trong:
 
- Tom Tom mến Ly hơn!
 
Cười buồn hiu, Tâm nhìn Ly Ly chạy vòng vòng sân trống. Chú Tom Tom đuổi theo. Bao giờ Tom Tom cũng đuổi kịp và chạy quá Ly Ly một khoảng xạ Ngang chỗ Tâm ngồi, Ly Ly và Tom Tom dừng lại. Ly mỉm cười:
 
- Sao buồn vậy?
 
- Buồn gì ?
 
Thằng nhỏ chi mà hà tiện lời nói quá! Ly Ly cười xòa ngồi xuống thềm tam cấp cạnh đó. Hai tay ôm choàng lấy Tom Tom, nói:
 
- Anh có giận ông quản lý và thằng Phi không?
 
- Không.
 
Dù nói không nhưng Tâm vẫn thấy cái mặt thằng Phi hếch hếch đáng ghét! Thằng Phi xấc xược, thằng Phi ỷ mình được mọi người mến mộ rồi khinh người. Còn ông quản lý đối với ai ai cũng hách dịch được hết! Hai bộ lông mày của ông như hai con sâu rọm, còn bộ ria mép đáng ghét của ông giống cái gì nhỉ ? à giống mấy thằng cha nịnh thần, phản vua trong những phim chà-và Ấn Độ xem thấy mà ghét. Tâm hỏi lại:
 
- Còn Ly?
 
- Ly hả ? Thằng Phi khinh người quá! Cô của Ly thường nói:
 
Con người ta có lúc vầy lúc khác. Mình đừng thấy người ta khổ sở mà đâm ra cho là xấu. Trong sự nghèo khổ thường có những tâm hồn thật đẹp. Nên Ly không bao giờ dám khinh người! Cô của Ly nói đó là một tính xấu nên tránh.
 
Tiếng của Ly nói mát rượi như những cọng cỏ non cầm trên tay, mát như con đường có nhiều tàng cây chạy dài rợp xanh, những ngọn úp vào nhau thành một mái nhà được lợp bằng cây lá. Tâm nghĩ những lời Ly Ly nói như an ủi riêng cho mình. Ly Ly là ánh sáng của một vì sao, ánh sáng thanh nhẹ nhàng rạng rỡ giữa bầu trời đen kịt. Vì sao của Ly Ly dù thật cao nhưng sáng rỡ! Tâm nhìn mông lung ra xa:
 
- Ly như một ngôi sao giữa đêm.
 
Con nhỏ e thẹn một chút. Bờ môi mím lại không còn cười, nhưng đôi mắt đang cười. Đôi mắt tròn vo và những hàng lông mi chớp chớp, giống như đôi mắt của một con búp bê đắt tiền bày bán trong những tủ kính sang trọng ngoài phố.
 
Ly Ly hai tay chạm vào nhau, đôi mắt nhìn xuống nền xi măng nhỏ giọng:
 
- Ly đâu có xứng đáng làm một ngôi sao!
 
- Tại Ly nói vậy chứ, người ngoài nhìn vào mới thấy.
 
- Thấy sao?
 
Tâm lúng túng, không biết phải trả lời sao cho suông, Tâm nói đại:
 
- Thì thấy Ly như Tâm nói vậy?!
 
Đang nói chuyện với Ly Ly, Tâm bỗng nghe tiếng ông quản lý gọi bên ngoài vang vang. Tâm đứng lên bước đi. Ngồi ôm chú chó Tom Tom, Ly ngó theo:
 
- Réo gì mà réo dữ vậy hổng biết nữa?!
 
Một thoáng Tâm đã có mặt. Ông quản lý vừa thấy mặt Tâm đã phát sùng, ông cau có:
 
- Muốn nghỉ ở đây hay sao mà chơi hoài vậy mày?
 
- Tôi làm xong hết rồi.
 
- Chứ bộ hết việc cho mày làm rồi sao?
 
- Đâu có ai kêu tôi làm việc gì đâu?
 
Nghe Tâm trả lời như vậy, ông quản lý càng gay gắt:
 
- Chà, coi bộ mày ngon dữ. Biểu mày làm, mày trả lời đong đỏng như xếp tao không bằng! Tháng sau không lên lương mày nữa.
 
Tâm nghe nói, mặt xuội lơ! Mới hôm nào đây, ông quản lý hứa tăng lương cho nó. Tâm đã mừng và nghĩ thật nhiều cho số tiền thêm đó: Mỗi tháng dành dụm một chút, lâu lâu về thăm nhà chú thiếm, sẽ mua quà cho mấy đứa em. Thiếm của Tâm sẽ mừng không còn bảo nó là thằng ăn hại nữa! Chú cũng như thế, không còn nói cái mặt thằng chi mà cù lần. Bây giờ ông quản lý không tăng lương nữa! Bao nhiêu dự tính như ngọn đèn pha sáng lóe trong đầu Tâm bỗng tắt tối thui. Ngọn đèn chi mà leo lét, muốn tắt khi nào thì tắt! Chắc hãy còn lâu lắm Tâm mới về thăm mấy đứa em và mua quà cho chúng.
 
ông quản lý:
 
- Còn đứng đó hả mày? Mày phụ với ông Tư khiêng mấy tấm "phông", mấy bàn ghế ra xe.
 
Tâm buồn buồn hỏi:
 
- Chứ bộ không quay ở trong phim trường này nữa hả ?
 
- Ra Vũng Tàu.
 
Quày quả bỏ đi. Không hiểu sao ông quản lý gọi Tâm lại:
 
- Nè nhỏ, nói với mày vậy chứ hỏng xuống lương đâu. Đừng làm cái mặt như bánh bò thiu trông khó coi nghe mày.
 
Khuôn mặt Tâm vui vui trở lại. Hăng hái Tâm phụ với bác Tư khiêng ghế, khiêng mấy tấng phông ra xe. Tâm thấy mình lanh lẹ như cái thoi dệt cửi.
 
ông Tư khiêng một đầu tấm phông, nhìn Tâm, cười cười đôi má hóp run run:
 
- Chà, coi bộ hôm nay mày làm ngon dữ đa.
 
- Ông quản lý hứa đầu tháng lên lương mà bác.
 
ông Tư nghi ngờ:
 
- Hay ông ấy hứa đại với mày để làm cho hăng.
 
Không nghĩ như ông Tư, Tâm thật dạ:
 
- Hỏng có đâu bác! ông quản lý coi vậy chứ tốt lắm à.
 
- Ừ, ông tốt quá! Ở đây ai cũng biết danh hết!
 
Thấy ông Tư vẫn có cái gì mỉa mai nghi ngờ. Để tấm phông lên xe, Tâm phủi tay:
 
- Thiệt mà bác.
 
- Ối, bây giờ người lớn ưa xí gạt con nít lắm mày ơi. Họ hứa một đàng, nhưng làm một nẻo.
 
- Hỏng lý ổng đi xí gạt tôi?
 
- Làm sao biết được mày!
 
ông Tư nói gì thì nói, Tâm vẫn tin ông quản lý không gạt nó.
 
Tại ông Tư người lớn nên hay nghi ngờ. Tâm xoay qua nhìn ông Tư:
 
- Ông quản lý có nói lên lương cho bác không?
 
- Không nghe ông nói gì hết.
 
- Vậy chỉ có một mình tôi được lên lương sao cà ?
 
ông Tư cười hả hả bỏ đi. Tâm dựa lưng vào cạnh cửa xe cam Nhông, không thèm nghĩ đến tăng lương hay không tăng lương của ông quản lý nữa. Ngày mai, ngày mốt hãng phim sẽ ra Vũng Tàu quay, Tâm sẽ có dịp được hưởng gió mát lồng lộng của biển, vui đùa chạy dài trên bãi cát. Không biết ngoài đó có giống Nha Trang mà một lần Tâm đã đi không? Chắc nó cũng có những bãi cát, những ghềnh đá, ngọn hải đăng cao và những chiếc tàu chiến đậu ngoài khơi?
 
 
Đang đứng, Tâm thấy bà chủ hãng phim và Ly đi ra. Mọi lần Tâm để ý có thằng Phi về một lượt, chắc thằng nhỏ đã về trước rồi! Ngang Tâm, Ly Ly dừng lại, bờ môi con nhỏ nở ra như nụ hồng nhiều cánh:
 
- Đứng làm gì vậy?
 
- Đợi ông quản lý có sai việc gì nữa hôn!
 
Xoay qua người cô đang đứng bên cạnh, Ly nói:
 
- Tâm làm siêng lắm cô.
 
Nghe con nhỏ nói vậy, Tâm mát rượi như có ngọn gió biển đang thổi qua chỗ nó đứng. Tâm không nói gì hết, chỉ đưa mắt nhìn bà chủ. Bà nhìn nó cười thật hiền, cái cười mang theo tình thương của một người mẹ thường âu yếm bên mấy đứa con. Bất cứ người mẹ nào Tâm gặp cũng có cái cười như thế.
 
Tiếng nhỏ Ly Ly trong veo:
 
- Thôi Ly về nghe.
 
- Ừ! Ly về.
 
Tâm khoanh tay đứng nhìn theo bước chân Ly Ly rộn ràng bên người cô ra chiếc xe hơi nhà đậu bên ngoài. Chiếc xe chở Ly Ly lao vút đi. Tâm vui vui bắt gặp con nhỏ Ly Ly quay lại sau kính xe mỉm cười.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Ngôi Sao Nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Ngôi Sao Nhỏ   *_Ngôi Sao Nhỏ I_icon13Thu 06 Mar 2014, 15:56

Chương 04
 
Chú Mập nhìn thằng nhỏ ngả đầu ngủ ngon trên nệm xe. Gió thoảng đi qua hai cánh cửa kính mát hiu hiu. Đôi mắt của chú cũng muốn sụp xuống nữa đừng nói chi thằng nhỏ. Người tài xế bình thản trên tay lái đưa mắt nhìn ngọn núi xa và tấm bảng nhỏ màu trắng kẻ hàng chữ màu xanh: Vũng Tàu 10 cây số. Người tài xế nhìn Tâm nói với chú mập:
 
- Gió biển làm thằng nhỏ ngủ quên.
 
Chú mập đưa tay lay lay vai Tâm:
 
- Dậy nhỏ, ngủ gì như chết vậy mậy?!
 
Tâm giật mình dậy. Nó chợt nhớ mình ngủ quên trên xe tự nãy giờ. Buông vài cái ngáp vặt, khuôn mặt của Tâm tỉnh rói:
 
- Tới rồi hả chú?
 
- Chưa. Còn một khoảng đường nữa.
 
Tâm, chú mập và một vài nhân viên của hãng phim ra đây trước với một số dụng cụ cần thiết. Còn những tài tử chính cho cuốn phim trưa mai mới có mặt. Như Ly Ly, như Phi, Thu Oanh, đi và về cùng một lượt với bà chủ và ông đạo diễn. Họ chỉ có mặt một vài tiếng đồng hồ là về Sài Gòn liền. Còn Tâm, chú mập, ông quản lý ở đây cho đến khi nào cuốn phim lấy ngoại cảnh xong. Nhìn qua cửa kiếng xe, Tâm thấy những dãy núi hiện ra thật rõ trong tầm mắt. Trời thì trong xanh, mây thì e thẹn như một đứa con gái có mái tóc dài bị gió thổi bay bay. Ở đây cũng gần giống như Nha Trang một lần Tâm theo hãng phim ra, nhưng lần đó lu bù công chuyện quá, chú mập không dẫn Tâm đi đâu được hết. Lần đi này, có lẽ lâu hơn, chắc chú mập phải dẫn Tâm đi chơi nhiều chỗ.
 
Chiếc xe vẫn êm êm chạy trên đường như ru, Tâm nghe nhẹ hửng như người được mọc cánh bay lên. Tâm cười đưa mắt nhìn chú mập:
 
- Chú Bảy nè! Kỳ này ra đây lâu, chú phải dẫn tui đi chơi đây đó như trước khi lên xe chú đã hứa à nhen. Đừng như kỳ trước ở ngoài Nha Trang, chú quên hết để tui chèo queo có một mình. Bây giờ nghĩ lại còn tức chú đây nè! Nhưng tui biết chú là người tốt nên vẫn chơi với chú, chứ không thì đã nghỉ chú ra từ khuya rồi!
 
Chú Bảy cười cái mặt úc núc:
 
- Kỳ này chắc nhiều thời giờ rảnh, mày khỏi lo đi nhỏ.
 
Tâm không nói gì nữa, nhìn ra phía trước. Chú mập xoay qua nói chuyện với anh tài xế. Mặc dù phía trên tấm kính có đề hàng chữ nhỏ: "Cấm nói chuyện với tài xế khi xe đang chạy", chú mập hỏng thèm để ý đến. Tâm nhướn người lên nhìn đường xe chạy, hai bên đường đầy dãy những tấm bảng quảng cáo. Cái thì quảng cáo kem đánh răng Hynos, cái thì sữa bột Babilac. Trước mặt Tâm, từ đàng xa lù lù hiện ra một tấm bảng thật đẹp có kẻ hàng chữ: "Thị xã Vũng Tàu hân hoan chào mừng quí vị du khách". Những người ở Sài Gòn thường ra Vũng Tàu chơi vào chiều thứ bảy, chiều chủ nhật về. Hôm nay Tâm đi nhằm ngày thứ bảy, chắc ở ngoài đó người ta đông lắm?
 
Chiếc xe từ từ dừng lại trên một con đường vắng, trước một ngôi nhà thật rộng, to gấp hai phim trường ở Sài Gòn. Chú mập mở cửa xe nhảy xuống. Tâm lò dò bước ra nhảy theo. Chiếc xe chở máy móc, bàn ghế, phong cảnh cũng từ từ dừng lại ở phía sau.
 
Tâm đứng ngó quanh quất. Trước mặt Tâm là một dãy núi cao. Xa xa một vài cồn cát mịn nối dài. Bầu trời cao trong xanh không gợn một chút mây. Có lẽ gió biển đã thổi mây bay đi hết. Tâm hai tay đút vào túi quần "din" màu cứt ngựa đã bạc phếch hai đầu gối, một lỗ thủng nhỏ ở cạnh đó. Miệng huýt sáo khe khẽ, Tâm lửng thửng bước vào.
 
ông quản lý Tài đang vung tay, vung chân hò hét những người làm khiêng dụng cụ vào nhà. Nhìn ra bắt gặp Tâm đang nhàn hạ huýt sáo đi vô, ông hung hăng bước tới:
 
- Chứ bộ mày làm ông nội ở đây sao mà ngon dữ vậy?
 
Tâm cười vuốt giận:
 
- Mới tới thấy ở đây hay hay rảo cẳng một chút xem sao!!
 
ông quản lý vểnh bộ ria mép:
 
- Mày đâu phải du khách mà để ra đây ngắm này ngắm nọ. Ra đây để làm, mày nghe rõ chưa thằng sai vặt.
 
Thấy ông quản lý nổi giận, Tâm bỏ đi lại chiếc xe cam nhông, thoăn thoắt leo lên chuyền những vật nhẹ xuống cho bác Tự Hai người làm một thoáng xong hết. Tâm nhảy phóc xuống xe đi lại trước hiên nhà nhìn mọi người làm. Bác Tư đứng cạnh Tâm lấy thuốc vấn hút. Điếu thuốc rê được bác vấn lại một cục như cái kèn. Từng cái bập bập của bác, khói bay ra mù trời. Còn ông quản lý Tài chạy tới, chạy lui như con lật đật, hò hét chứ chả làm được cái gì hết. Tâm nghĩ cái công việc hò hét và ngồi đếm tiền như ông quản lý, đứa con nít làm cũng được, chứ đừng nói chi ai.
 
Buổi chiều không việc gì làm, chú mập dẫn Tâm đi chơi như lời chú hứa. Ngôi nhà làm tạm phim trường nằm thuộc về Bãi Sau. Chú nói ở đây sạch sẽ hơn Bãi Trước và nên thợ Người ta ra Bãi Sau rất ít, lưa thưa một vài người cần chỗ yên tịnh và cũng ít ai dám xuống đây tắm. Đôi khi biển động, những cuộn sóng to đập vào ghềnh đá cuốn ào trên bãi cát. Người ta sợ những cuộn sóng đó cuốn ra tuốt ngoài khơi làm bạn với cá mập. Chú mập bảo hãy còn ở đây lâu, bây giờ ra Bãi Trước chơi và tìm cái gì ăn để giằn bụng. Đi bên chú mập, Tâm láo liên. Cái gì cũng vui, cũng lạ. Tuy ở đây, thị xã không bằng một chút cheo ở Sài Gòn, không óng ánh tráng lệ như Sài Gòn, nhưng Tâm thích ở đây hơn.
 
Hai chú cháu thong dong một lúc sau ra đến chợ. Chiều ở đây chợ vắng hoẹ Lơ thơ một vài người mua đồ lặt vặt, hoặc ngồi ăn uống ở mấy xe mì gần rạp hát Võ Ngọc Chấn. Tâm nghĩ giờ này có lẽ họ đỗ xô ra bãi biển có nhiều điều vui hơn. Tâm nghĩ thầm trong bụng: chợ chi mà lai rai buồn ghê. Ngước lên nhìn chú mập nói: - Ở đây không có gì vui hết hà, kiếm chỗ nào vui đi chú.
 
- Ra đây kiếm ăn. Muốn vui, chút nữa ra Bãi Trước có nhiều cái hay lắm. Ừ mà nhỏ, mày thấy đói chưa?
 
- Đói từ khuya rồi!
 
Vừa nói, Tâm vừa vỗ bụng lép xẹp cười. Chú mập dẫn Tâm vào một quán phở ky. Lần đầu chú mập đãi Tâm. Mì xào, hủ tiếu xào, thịt bò vò viên, nó thẳng cánh làm sạch. Nhìn thằng nhỏ ăn, chú mập cũng thấy mình không có niềm vui như nó từ lâu rồi. Qua khuôn mặt thông minh đỉnh ngộ của Tâm, chú thấy tội nghiệp thằng nhỏ hết sức. Đứa bé mồ côi nào cũng mang nhiều nỗi bất hạnh! Chúng mất đi thiên đàng tuổi thơ, bạn bè tuổi nhỏ, bảng đen phấn trắng, anh chị họ hàng. Nhìn Tâm, chú mập hỏi:
 
- Nhỏ à, ăn no chưa?
 
- No muốn ngất ngư.
 
Tâm bưng ly nước ngọt uống một hơi dài. Chú mập thấy cái miệng nhỏ của nó cười tươi. Phải chi nó được đi học tiếp tục như thằng Phi, con nhỏ Ly Ly thì nó cũng đâu thua gì ai. Giọng chú hiền như một người cha nói với đứa con:
 
- Hồi trước mày đi học đến đâu rồi nghỉ vậy nhỏ?
 
Nghe chú mập bỗng dưng hỏi mình học đến đâu, Tâm quay nhìn ra cửa quán, khuôn mặt buồn hiu:
 
- Đệ lục!
 
- Sao mày nghỉ vậy?
 
- Có ai nuôi không đâu mà cho đi học chú?!
 
- Mày có muốn đi học tiếp không?
 
- Muốn lắm chứ! Nhưng...
 
Tâm không nói tiếp được, giọng nó nghèn nghẹn. Nếu không có chú Mập ngồi phía trước chắc Tâm đã khóc rồi. Thằng nhỏ tự ái ghê! Dù chú Mập có thương nó mấy đi nữa, nhưng nó không muốn cho chú mập thấy nó yếu xìu như con gái. Chỉ có con gái mới mau nước mắt thôi. Con gái yếu như cọng bún. Còn con trai không được khóc, dù cho buồn biết bao, dù cho đau đớn cũng phải cắn răng mà chịu. Cắn răng mà chịu như hôm nào Tâm nghe chú mình nói: - "Từ nay mày nên ở nhà. Lì lì như mày học vô cũng không làm được cái tích sự gì. Ở nhà còn đỡ được cái này cái khác. Không giữ em thì quét được cái nhà. Chứ bỏ tiền ra cho mày học mà chẳng được cái gì cũng vô ích... "
 
Nhưng lúc rỗi rãnh Tâm thấy thèm, thấy nhớ tiếng vui đùa rộn rã của mấy thằng bạn nhỏ. Tiếng phấn lách cách rít trên bảng đen. Tiếng thước gõ nhịp xuống bàn mỗi khi trong lớp có một đôi tiếng học trò xì xào. Đôi khi thèm nhớ quá, Tâm đong đưa bước chân đi ngang trường học cũ. Đứng ngoài cổng rào đưa mắt nhìn vô lớp Đệ Lục thương yêu nằm cuối dãy lầu hai, cạnh đó cây phượng vĩ trổ đầy bông đỏ ối. Tâm muốn đi học lắm, nhưng làm sao Tâm có tiền? Phải chi Tâm làm thật nhiều tiền thì khỏi nói, Tâm sẽ xin vào một trường nào đó học lại.
 
Chú mập nghe thằng nhỏ bỏ lửng câu nói, hỏi tới:
 
- Nhưng sao hở mậy?
 
- Tôi làm sao có tiền mà đi học?
 
- Khi nào xong việc ở đây, về Sài Gòn tao sẽ cho mày đi học.
 
Tâm hỏi thêm một lần nữa cho chắc ăn lời nói của chú mập. Tâm sợ lời nói sẽ vuột mất. Thằng nhỏ nghĩ mình như một đứa bé đang cầm chiếc bánh ngon trên tay, thấy bóng người lạ đi lại chưa chi đã hoảng hốt bỏ đại chiếc bánh vào miệng nhai ngồm ngoàm. Mang tâm trạng như thế và Tâm thấy mình như quả bóng đỏ được bơm đầy khí đá, có cột một sợi dây dài trong tay chú bé. Một phút nào đó chú bé sơ hở để quả bóng vuột khỏi tay, quả bóng lên cao, lên cao... Tâm cầu mong sao cho quả bóng cứ như thế mãi, đừng vỡ ra tan tành giữa khoảng trời xanh lồng lộng. Chú mập đã bơm cho Tâm một hơi dài hy vọng. Trong đầu Tâm bây giờ lan man đủ thứ hình ảnh của một chú bé tay xách cặp bước chân nhẹ nhàng đến lớp học, qua cửa tường vôi trắng, qua sân sạn rạo rạo nên tiếng nhạc vui. Vào lớp thằng bé ngồi chăm chú, đôi mắt nhìn vào bảng đen theo dõi cục phấn chạy lộp cộp, rít khe khẽ, tiếng nhạc đáng yêu thương ngày học trò bắt gặp. Ôi tiếng nhạc tạo trong đầu chú bé một vài mộng nhỏ cho năm sau bước lên lớp khác... và những năm sau nữa. ý nghĩ trong đầu Tâm giờ này cũng không kém phần ngộ nghĩnh: Không hiểu chú mập ăn cái gì vào bụng mà cái bụng chú không có một con sâu nào lúc nhúc bên trong, cái bụng chú tốt ghê!
 
Niềm vui đến bất ngờ làm cho Tâm không muốn nghĩ đến đi chơi chỗ này qua chỗ kia nữa. Tâm muốn công việc ở đây xong ngay để được về Sài Gòn đi học... Nhưng ít ra cũng còn hai tuần nữa mới xong công việc! Hai tuần chi mà dài lê thê...
 
Ăn xong, chú mập dẫn Tâm ra bãi trước. Buổi chiều đã xuống hết, bóng tối nhá nhem chạy dài mênh mông. Tâm để ý ở đây người Việt rất ít, phần đông là người ngoại quốc. Họ ngồi dọc theo những cái quán nhỏ dài ven biển. Ở nơi đó bóng tối mờ mờ không thấy rõ những người ở bên trong. Nhưng những ông Mỹ to lớn ngồi bên ngoài trên những chiếc ghế cao lêu khêu, Tâm dễ nhận. Một vài ông trắng coi còn đỡ. Những ông đen sao mà thấy ớn quá! Tóc quăn lại như bị cháy, tay chân đen chi mà đen thủi đen thui. Tâm nghĩ nếu như ban đêm đi đâu đó một mình, gặp mấy ông Mỹ đen này thù lù đi tới chắc Tâm phải chạy dài quá. Tâm không hiểu sao mấy đứa con nít bằng tuổi Tâm ở đây vẫn thường chạy theo họ xin thuốc, xin đồ hộp. Nhiều đứa bị họ lấy đồ hộp chọi bể đầu cũng không tởn. Thiệt là ghét! Nếu như Tâm không có ai nuôi, cũng chả thèm chạy theo ngửa tay xin như vậy! Thà đói chết thôi!
 
Phía xa cạnh bờ biển, một ngôi nhà thật lớn nằm trước sườn núi. Những ngọn đèn sáng rực hắt xuống biển cho ánh sáng muôn màu. Ngôi nhà của ai mà lớn vậy nhỉ? Tâm hỏi:
 
- Nhà gì mà lớn quá vậy chú?
 
Chú mập nhìn theo tay chỉ của Tâm:
 
- Dinh ông Thượng đó. Dinh này là nơi ngày xưa giam vua Thành Thái. Sau vua Bảo Đại chiếm cứ làm nhà nghỉ mát mỗi khi đặt chân ra đây. Nhưng bây giờ thì mấy ông lớn ở Sàigòn ra đây câu cá nghỉ xả hơi.
 
Tâm chép miệng:
 
- Dinh này giống như một cung điện vua thời cổ.
 
Ngồi xuống với chú mập trên bãi cát mịn, Tâm bốc những nắm cát cho chảy xuống lòng bàn tay. Tâm nhớ một lần chú mập dẫn đi xem một cuốn phim ngoại quốc vĩ đại dành cho tuổi thợ Cuốn phim màu, ca nhạc kể về cuộc đời chú bé ô-li-vợ Sau khi vãn hát, Tâm cứ hối tiếc hoài, phải chi cuốn phim dài thêm một chút nữa. Lần đó chú mập hỏi:
 
- Nhỏ ơi, mày thấy hay hông?
 
- Hay lắm.
 
- Phim ngoại quốc như vậy đó! Người ta nghĩ đến tuổi thơ thật nhiều. Tạo ra những phim có giá trị thiết thực để tuổi thơ tiêm nhiễm vào đầu óc non dại những điều tốt. Sau này lớn lên sẽ thành một người có ích cho xã hội, dù không làm được những việc trọng đại, nhưng ít ra cũng không phải làm con sâu mọt.
 
Không hiểu hết những lời của chú mập nói, nhưng Tâm cũng bắt gặp được một vài điều mình chưa biết. Tâm hỏi:
 
- Còn phim của người mình sao hở chú?
 
- Mình hả? Của mình, người ta chạy đua nhau làm phim cho người lớn coi không hà. Chưa có ai nghĩ đến tuổi thơ và từ trước đến nay chưa có một cuốn phim nào dành riêng cho tuổi thơ hết. Họ nghĩ đến vấn đề hốt bạc nhiều hơn là làm một cuốn phim có giá trị!
 
- Vậy có mình bà chủ ở đây mở đầu loại phim này hở chú?
 
- Ừ!
 
- Chứ bộ bà chủ không sợ lỗ vốn sao?
 
- Cái chuyện làm ăn lỗ lã ai không sợ mậy?! Nhưng với những người tha thiết với tuổi thơ họ nghĩ khác. Họ muốn dựa vào những cuốn phim mà họ thực hiện, nói lên những khốn đốn của một số tuổi nhỏ ở những miền quê xa xôi, những tuổi nhỏ ở thành phố lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề không đúng với số tuổi của nó. Thêm vào đó, họ muốn cho tuổi nhỏ thấy những gương can đảm của những danh nhân bỏ quên đời mình để hy sinh cho nhân loại. Lòng nhân ái giữa người và người. Phải chi những người giàu có ở xứ sở này đều nghĩ đến số tuổi thơ bất hạnh đó, lập ra cho chúng một thiên đàng tốt đẹp, uốn nắn, vun bón từng nhánh cây cong héo, trở thành những cây có ích cho hoa trái tốt đẹp. Chiến tranh đã làm cho họ giàu sang và chính chiến tranh cũng tạo ra biết bao trái sâu, trái đắng. Mở đầu cho cuốn phim tuổi thơ này, ông đạo diễn đã nghĩ ngay đến một số tuổi nhỏ bất hạnh đó. Chú đang đợi cuốn phim xong để xem dư luận ra sao?!
 
- Thế nào cuốn phim của mình cũng hay hả chú?
 
- Chưa biết được đâu!
 
- Tôi tin chắc mà!
 
- Sao mày quả quyết quá vậy nhỏ?
 
- Vì có Ly Ly đóng.
 
Tâm nghĩ đến con nhỏ Ly Ly trong phim thật là dễ thương, bảo sao cuốn phim sắp tới không hay cho được. Ngoài xa bãi cát đen, trên nền trời lốm đốm những vì sao treo lơ lững. Những ngôi sao nhỏ dễ thương chi lạ, dễ thương như đôi mắt sáng rỡ của con nhỏ Ly Lỵ Tâm mỉm cười một mình với những ngôi sao trên bầu trời cao. Nếu như không có chú mập ở bên cạnh, Tâm sẽ ngã dài xuống bãi cát, cát êm như thảm nhung, cát êm và sóng ngoài khơi sẽ ru Tâm vào giấc ngủ. Tâm mơ ước mình được bay lên những vì sao đó.
 
Ngồi một chút, chú mập bảo khuya rồi thôi về để ngày mai còn làm việc nữa. Trời chưa khuya lắm, Tâm nghĩ như thế, vì từ chiều đến giờ sao mà ngắn ngủn, giỏi lắm là tám chín giờ, nhưng thị xã người ta đi ngủ sớm nên thấy vậy!
 
Trên đường một vài chiếc xe tuần cảnh lâu lâu lướt qua, quét những ngọn đèn pha sáng giới một vùng. Gió từ biển thổi vào lồng lộng làm đầu tóc của Tâm bù xù, chiếc áo rách nhiều lỗ như muốn rách toạc thêm nữa... Tâm cười khít rịt hàm răng:
 
- Ở đây gió nhiều quá!
 
- Biển thì bao giờ cũng vậy.
 
- Biển làm cho gió thổi vào đây lạnh buốt, nhưng có bao giờ biển biết được người nghèo đang co ro vì cái lạnh của biển không.
 
Chú mập nghe Tâm nói cười lớn:
 
- Thằng nhỏ nói kỳ thiệt!
 
Vừa nói chú cởi chiếc áo bành đang mặc trên người khoác lên vai Tâm. Chiếc áo da rộng thùng thình khoác lên người Tâm, nếu có người ngoài nhìn vào chắc họ sẽ không nhịn cười được. Chiếc áo dài luộm thuộm gần đến mắt cá trông oai oai như một ông điệp viên tí hon. Tâm ngước lên nhìn chú mập cười:
 
- Chú lạnh không hả?
 
- Lạnh gì mà lạnh!
 
- Tại chú phục phịch quá mà!
 
- Chứ ai ốm teo như mày nhỏ? Gió thổi một cái bay vèo ra tuốt ngoài khơi, may mà lạnh còn đỡ.
 
Tâm cười cười:
 
- Chú này nói quá hè, chú thì sao?
 
- Sao mậy?
 
Tâm lém lỉnh:
 
- Chú mập quá! May mà chú chỉ ở đây có hai tuần, nếu ở hoài đây riết chắc cái thị xã này chịu sức nặng của chú không nổi lún xuống biển mất, sẽ như cái thành phố á-lan-tích xóa hẳn tên trên bản đồ thế giới. Mai kia bản đồ Việt Nam sẽ không còn ghi thị xã Vũng Tàu nữa chỉ còn để lại một khoảng trống màu xanh.
 
Trên đường trở về Bãi Sau, hai chú cháu vừa đi vừa cười nói vang vang, quên những ngọn gió lạnh từ biển thổi vào.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Ngôi Sao Nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Ngôi Sao Nhỏ   *_Ngôi Sao Nhỏ I_icon13Thu 06 Mar 2014, 16:00

Chương 05
 
Ly Ly mặc chiếc áo đầm xanh. Chiếc áo màu ngọc thạch thật đẹp, thật dễ thương, dưới những lằn xếp ngay ngắn được thêu kèm theo những sợi kim tuyến nhỏ. ánh đèn đủ màu bao phủ lấy Ly Ly, di động theo từng bước chân con nhỏ đùa giỡn trong vườn hoa. Chung quanh Ly Ly như bao phủ những lớp hào quang lóng lánh sáng ngời. Gió nhân tạo từ nơi chiếc quạt máy được dấu kín một góc làm cho tóc Ly bồng lên bay bay. Nụ cười làm cho người nhìn mát rượi.
 
Trước mặt Tâm, Ly Ly đang diễn xuất trong một khung cảnh gia đình: Sau những ngày tháng lưu lạc, cô bé đã trở lại mái nhà xưa. Khuôn mặt tươi tắn, nụ cười hồng lên rạng rỡ, không ưu sầu như ngày tháng lưu lạc nữa! Người đàn bà trong vai mẹ của Ly Ly đưa đôi mắt thật hiền đầy trìu mến ngồi một bên. Đứa em nhỏ đang vui chơi với mấy món đồ chơi đắt tiền dưới sàn nhà. Những ngọn đèn sáng rực được di động phủ tròn lấy bước chân của Ly Lỵ Lần này thì Ly Ly đang chạy nhảy trong khu vườn nhiều hoa, có bồn nước xinh xắn nằm giữa khu vườn, xịt lên những ngọn nước cao. Chung quanh được kết đèn màu lóng lánh, giọt nước như giọt mưa đủ màu rơi xuống. Đến ngồi chỗ bồn nước, Ly Ly đưa đôi mắt chớp chớp về hướng ông đạo diễn và giàn máy quay phim. Thằng Phi trong vai anh con nhỏ của Ly Ly đứng cùng ba má nhìn niềm vui của em gái. Đồi môi hồng nhỏ của Ly Ly đang hát, giọng ca ngọt và trong veo như giọt nước, vui như tiếng chim kêu buổi sáng trên cành cao. - "Xin cho tuổi thơ của chúng em đang ở trong một thiên đàng nhỏ, có trời xanh và thật nhiều mây trắng nhẹ bay. Cuộc đời hôm nay không có cho chúng em một thiên đàng, chỉ là những bơ vơ, những hận thù, những tuổi thơ như chúng em một số chết oan, một số chết đi cả tâm hồn thơ vì những người khác màu dạ Chúng em vừa mở mắt chưa nhìn thấy hết quê hương! Hãy đưa chúng em đi từ phố chợ đến những tỉnh nhỏ lẻ loi. Từ đường phố lớn đến những con đê ngoằn ngoèo. Từ những ngôi nhà cao sang trọng, đến những túp lều bỏ hoang. Từ những cảnh hùng vĩ của đất nước, đến những cảnh điêu tàn. Dạy cho chúng em biết thương những khốn đốn của quê hương, để viết những lời thơ như ca dao... ". Bản nhạc đoạn cuối cho cuốn phim được chính Ly Ly hát được quay thật nhiều cảnh, Ly Ly chạy dài trên bãi cát. Bãi cát bằng phẳng hằn lên những dấu chân nhỏ buồn, Ly Ly nô đùa trên sóng biển, sóng ngoài khơi ào vào Ly Ly, những giọt lóng lánh phủ trên người. Một dốc núi trên những bờ đá phẳng lì, ngồi trên đó đưa mắt nhìn trời xa . Tiếng hát Ly Ly bay lên... bay lên.
...
 
Cuộn "băng" thu sẵn giọng hát Ly Ly ở đoạn cuối, mọi người có mặt đổ dồn đôi mắt thán phục nhìn về phía Ly Lỵ Con nhỏ ngoài tài diễn xuất ra còn có giọng ca thật tuyệt vừa đủ để trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Đứng bên cạnh ông đạo diễn, một tay Tâm tì lên bàn, đôi mắt không rời những vòng tròn đèn sáng lòa, Ly Ly đang bay nhảy trong đó như cánh bướm, như một thiên thần nhỏ có đôi cánh mỏng băng tuyết. Không hiểu sao con nhỏ lại nhiều tài vậy nhỉ? Bảo sao không được nhiều người mến mộ, đừng nói chi đến số khán giả mà cuốn phim đã hoàn thành xong. Chính ông đạo diễn còn phải gật gù khen. Tâm thấy ông đạo diễn đang nhìn mình, Tâm nói:
 
- Con nhỏ ca hay quá hén chú?
 
ông đạo diễn chỉ gật đầu không trả lời! Có lẽ vì câu hỏi của Tâm quá thừa. Vả lại Tâm cũng biết hỏi chỉ để một mình mình trả lời. Chứ cái ông đạo diễn này mỗi lần cười hay nói phải biết, trời đang nắng cũng phải mưa ngay!
 
Đoạn phim đã quay xong xuôi. Tâm biết phận sự của mình giờ phút này không còn có quyền đứng cà rơ nhìn người ta nữa... Ngọn đèn cần phải được bàn tay của nó đẩy vào một chỗ cho gọn. Cuộn dây điện phải được quấn lại vừa xít trong những ống sắt lớn. Những lần trước vừa xong, Tâm chưa dọn dẹp kịp, ông quản lý đã ào ào lên thấy mà ghét. Không muốn như vậy nữa, Tâm hăng hái đi làm công việc của mình.
 
Ly Ly sau khi rửa mặt xong, những nét son phấn cần thiết để làm nổi bật khuôn mặt Ly đã trôi hết. Vẫn chiếc áo đầm trắng những lần có mặt ở phim trường, con nhỏ bước đến chỗ ông đạo diễn và thằng Phi cười cười nói nói đủ thứ chuyện. Ở xa Ly Ly thấy Tâm đang lom khom cắm cúi làm việc. Thằng nhỏ thông minh, hiền lành, thật thà, nhưng cũng có điều ngộ nghĩnh. Từ hôm thằng nhỏ đến kêu Ly Ly tới phim trường làm cho Ly Ly để ý đến tính tốt riêng biệt của nó. Ở nơi những người bạn Ly Ly hiện thời, không ai dược tánh tình như Tâm hết! Tụi nó hầu hết con nhà giàu nên ỷ lại, khinh người. Chúng đến trường để vui đùa với bạn bè hơn để học. Tâm có nhiều cái mà nhỏ Ly phục hết sức. Làm ở đây nhiều công việc đổ dồn mệt nhọc, ít khi Ly thấy thằng nhỏ than phiền. Số tiền chỉ vừa đủ nuôi thân hình nhỏ nhoi của nó, đừng nói chi dành dụm một số tiền nho nhỏ để mua quà cho mấy đứa em, con người chú mai mốt về thăm.
 
Bỏ đi lại chỗ Tâm, bờ môi con nhỏ như nở ra thật nhiều cánh hoa, những cánh hoa hồng luôn luôn tươi tắn, tự nhiên. Tiếng Ly Ly ngọt hơn nước nho:
 
- Xong công việc hết rồi hả?
 
Tâm bổng dưng bối rối, Tâm quên phứt cái mặt thằng Phi đứng ở xa bực dọc nhìn tới. Tâm u oải:
 
- Còn ba mớ dây điện này ngán quá!
 
- Ngán hả! Để Ly làm phụ cho.
 
Con gái thời yếu xìu mà đòi làm những chuyện nặng nhọc! Như Ly Ly chỉ giỏi diễn xuất, ca hát, chứ làm sao có thể khum người đưa hai bàn tay mềm mại ra đẩy ống sắt cho những sợi dây điện quấn vào. Chỉ có những người đã chịu khổ rồi mới làm được thôi. Tâm nói:
 
- Công việc này mệt lắm, Ly làm không được đâu!
 
Ly Ly lém lỉnh, thật tự nhiên:
 
- Công việc nào làm không mệt mà anh nói vậy?! Như Ly đóng phim anh tưởng sướng và dễ dàng lắm sao? Mình phải làm sao như thiệt một con bé trong truyện phim mình đóng. Nhiều khi sơ hở một chút phải quay đi quay lại bốn năm lần. Có một vài đoạn bực quá, Ly muốn phát khóc! Còn nữa, chưa hết đâu. Những ngọn đèn rọi vào nóng ran như trưa mùa hè. Khi nào anh được dịp đóng phim như Ly thì biết hà! Tất cả cũng đều do nơi mình hết. Chịu khó một chút là qua hết! Ngày trước Ly có biết gì về đóng phim đâu?
 
Tâm không thể như con nhỏ Ly Ly được, dù gì đi nữa con nhỏ cũng là cháu của bà chủ hãng phim. Bà xuất tiền ra làm phim cho tuổi thơ, ít ra bà cũng nghĩ đến cô cháu gái của bà có sẵn năng khiếu đó. Còn Tâm chả ai thấy năng khiếu hay một tài vặt gì thì làm sao có dịp như Ly Ly nói.
 
Đứng nhìn Tâm làm một chút, Ly Ly bỗng nói:
 
- Nè anh, đi chơi biển hôn?
 
Hôm qua đi chơi với chú mập một vòng bãi trước. Buổi chiều và đêm xuống lạnh ghê! Tâm chưa thấy gì hay ho hết. Nhưng bầu trời sao trên cao làm cho Tâm nhớ đến đôi mắt Ly Ly hơn bao giờ. Đôi mắt chớp chớp như vì sao nào đó thật xạ Đôi mắt sáng rực như vì sao nào đó thật gần. Hôm qua Tâm nghĩ nếu hôm nay gặp Ly Ly, Tâm sẽ kể những vì sao trên biển cho Ly nghe. Hôm nay vì sao trên biển đã mất tăm, và Tâm không nói được gì hết. Tâm dừng tay, nói:
 
- Chưa làm xong mấy của nợ này.
 
- Làm xong đi hén!
 
- Ly không về Sàigòn sao?
 
- Hôm nay chủ nhật, Ly nghỉ học. Chiều mới về.
 
Ly bỏ đi, còn lại Tâm hớn hở làm những công việc đặc biệt của mình! Không còn thấy ngán đến tận cổ nữa, mà thật nhanh nhẹn. Xong xuôi, Tâm đứng dậy phủi tay đi dọc trên thềm xi măng ra cổng biệt thự.
 
Ly Ly đang đứng nói chuyện với thằng Phị Ly trong bộ đồ tây gọn gàng: chiếc quần "din" màu trắng, chiếc áo xanh thêu ren tua tủa phủ rộng bên ngoài. Bao giờ Ly Ly cũng bận những quần áo sang trọng. Thằng Phi cũng bận thế! Chỉ có Tâm độc nhất chiếc quần din màu cứt ngựa đã sờn đầu gối trắng bạc như bảng phấn lem luốc. Tâm ngại ngần dừng lại.
 
Sau cặp kính tròn to xanh, Ly quay lại:
 
- à, đi luôn anh!
 
Tâm lúng túng, không hiểu mình có nên đi hay không?! Thấy Tâm như vậy, Ly thoáng hiểu tại sao Tâm lúng túng. Phi, và Ly Ly xa cách Tâm quá. Phi và Ly Ly như đứng gần ngọn đèn màu rực rỡ chớp sáng. Còn Tâm ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng đen đủi buồn hiu. Cùng một trang lứa với nhau, sao Ly Ly được trời sinh ra sung sướng vậy không biết? Bên cạnh những sung sướng đó là bao nhiêu thua thiệt cho người khác. Một Tâm, và nhiều đứa trẻ khác bơ vơ trên những đường phố mà Ly thường gặp. Trong những vở kịch Ly đóng ở đài truyền hình, trong phim đã quay, biết bao lần Ly đã khóc thật vì quá xúc động nhân vật khốn khổ, bất hạnh mà Ly diễn. Nhưng khi rời khỏi máy quay phim, bước xuống sân khấu, người chung quanh và khán thính giả thấy một Ly khác, một Ly tươi vui như đóa hoa hồng, Ly dễ thương như một con búp bê đắt tiền, Ly là một chậu hoa được nhiều người chăm sóc.
 
Con nhỏ Ly không biết nói sao để rủ Tâm đi, trong khi thằng Phi khỏi cần rủ rê gì hết cũng có mặt theo. Ly hỏi nhỏ:
 
- Có thằng Phi, anh không đi phải hôn?
 
Tâm thấy hãnh diện đôi chút! Dù sao đi nữa Ly Ly cũng quí mến mình hơn thằng Phị Tâm nên đi để cho thằng Phi biết, Tâm chỉ thua nó vì cái nghèo, thì không gì nhục nhã hết. Hồi Tâm còn đi học, Tâm nhớ một lần thầy học của mình giảng về cái nghèo: Người ta cảm thấy nhục nhã và lương tâm cắn rứt khi thua kém xa những người quanh ta về phương diện tinh thần. Ở học đường chúng ta thua kém bạn bè về việc học. Ở ngoài đời chúng ta không giúp ích gì cho những người chung quanh mà con hại người, đó là một điều nhục nhã. Còn thua thiệt về vật chất mà vẫn chịu đựng sống trong sạch mới là điều đáng quý. Không chần chừ nữa, Tâm nói:
 
- Đi, thì đi.
 
*
 
Ba đứa bước ra khỏi ngôi biệt thự đi dọc theo những con đường vắng có sườn núi và gió biển. Mỗi đứa gần như có mỗi niềm vui riêng. Ly vừa đi vừa nhảy nhót như chú chim vui vừa rời khỏi tổ. Phi rộn ràng đủ thứ chuyện về biển như Cam Ranh, Nha Trang, Vũng Tàu... Phi làm như biết thật nhiều. Nhưng thực ra có vài chỗ Phi chưa đặt chân tới. Nó nghĩ biển thì chỗ nào cũng như nhau, cũng bãi cát chạy dài cũng bọt sóng lăn tăn, cũng những tàu chiến đậu tít ngoài khơi. Thật nhiều điều tương tợ, nên Phi không sợ người khác nghe được cho rằng mình nói xạo. Riêng Tâm, niềm vui khác hơn hai đứa. Thứ nhất không thấy mặt ông quản lý đã là một niềm vui rồi. Đi chung với những đứa trẻ cùng tuổi thoải mái hơn là đi chung với chú mập. Người lớn thường tạo ra nhiều điều để cấm con nít đùa giỡn. Con nít chơi giỡn gần sông, gần biển, người lớn tạo ra ông thủy thần hoặc bà Hà bá dữ tợn, dìm con nít xuống nước. Mặc dù biết chuyện không có, nhưng Tâm vẫn thấy ớn ớn làm sao! Thật buồn cho một số tuổi thơ gần biển bị người lớn lường gạt. Tâm sẽ thoải mái trên cát, được no mắt bởi những sóng nước ào ào và rút ra xạ Sẽ được dịp nói cho Ly Ly nghe những ngôi sao mọc trên biển đêm quạ Tâm ngồi hằng giờ đếm không hết. Thương ơi là thương, những ngôi sao đẹp đẽ đó.
 
Đi một đoạn đường khá xạ Ly dừng lại nhìn hai đứa:
 
- Bây giờ đi bãi trước hay sau?
 
Phi:
 
- Chỗ nào cũng được!
 
Tâm:
 
- Bãi trước ẹ lắm! Bãi trước quán mọc đầy, không thênh thang, không sạch sẽ như bãi sau. Bãi trước có nhiều ông Mỹ trắng, Mỹ đen to lềnh khềnh thấy mà ớn! Không hiểu những chỗ đẹp và nên thơ như vậy, họ Ở chi mà đông quá làm mất đi vẻ đẹp nên thơ của bãi biển. Họ làm như mảnh đất riêng của ho...
 
Nghe Tâm nói, con nhỏ Ly cười rộn rã:
 
- Chúng ta đi bãi sau, tẩy chay bãi trước.
 
Con đường nằm cạnh bờ núi, chạy dọc theo bãi biển, bên đường có những đụn cát cao bằng ngôi nhà. Cát biển mềm như bột, để trong lòng bàn tay chảy xuống những kẽ ngón tay như nước, những sợi nước khô ran khô rít. Đang đi thấy đụn cát cao, Ly không nói bỏ chạy lên bãi cát. Ly Ly chỉ chạy được đôi ba thước rồi dừng lại ngồi chống tay xuống bãi cát. Mái tóc nghiêng nghiêng đổ dài, nụ cười mím mím. Phía sau là cát gió thổi làm bằng phẳng. Tâm nghĩ nếu như mình có máy chụp hình sẽ chụp cho Ly Ly những tấm thật hay! Không phải như tấm hình mà Tâm thấy được rọi lớn chưng ở phim trường, tấm nào cũng cười tươi, bán thân hoặc nghiêng người. Cái nét cứng ngắc của ông thợ chụp hình nào đó bắt buộc phải như thế, Tâm thấy không được tự nhiên.
 
Tâm đưa mắt nhìn chỗ Ly Ly nói lớn:
 
- Phải chi có máy chụp hình, chắc chụp Ly nhiều tấm hình hay.
 
Nghe nói vậy, Ly bỏ chạy xuống dốc cát, mở cái túi xách nhỏ đang đeo bên mình:
 
- Có đây nè.
 
Đưa cho Tâm. Ly Ly chỉ cách chụp. Chiếc máy nhỏ nhắn dễ thương thật gọn tay. Phi đứng bên cạnh Tâm thấy vậy nói:
 
- Có biết chụp hôn đó?
 
Ly xoay người lại nói:
 
- Máy này chụp không khó! Lấy hình ảnh đủ là có thể chụp được.
 
Phi:
 
- Thằng này mà biết cái gì!
 
Nghe vậy, Tâm tức lắm, nhưng vẫn làm như không nghe, đưa máy lên cười nói với Ly Ly:
 
- Ly lên lại chỗ cũ đi.
 
Trong khung kính nhỏ màu tím, tóc Ly bay bay, thân hình như đang di động trên sa mạc. Từng dấu chân đè lún xuống thảm cát mềm, từng dấu chân kéo lê một đường dài sau lưng. Một khung hình nổi bật trong ống kính, Tâm vội vàng bấm máy lia lịa. Lên đến chỗ cũ, Ly ngồi xuống, khuôn mặt hướng về Tâm nhoản miệng cười dễ thương hơn bao giờ. Không tự nhiên cho lắm! Tâm nghĩ như thế, dù cái cười của con nhỏ trước mặt làm cho Tâm thấy mình chợt bềnh bồng trên mây, chứ không phải trên cát.
 
Tâm:
 
- Cười vừa vừa thôi.
 
- Vậy chứ phải cười làm sao?
 
- Cười mím mím.
 
- Cười chi mà khó cười quá! Chụp đại đi!
 
- Hỏng được, Ly cười lại coi có giống khi nãy không?
 
Ly Ly cười thầm trong bụng. Điệu bộ của Tâm không khác chi ông đạo diễn đứng trước ống kính, cứ bắt nạt mấy tài tử diễn xuất đủ điều. Ly chỉ chụp hình cho vui vậy thôi, chứ đâu phải đóng một đoạn phim mà ông đạo diễn tí hon Tâm bắt chẹt dữ vậy.
 
Con nhỏ thấy tức tức. Cái mặt đang tươi bỗng sa sầm xuống, đứng lên:
 
- Thôi hỏng thèm chụp nữa đâu.
 
- Sao vậy?
 
Tâm hỏi, cái mặt con nhỏ Ly trông càng tức cười hơn:
 
- Hỏng sao hết á, nhưng không muốn chụp nữa!
 
Vẫn chưa buông máy ra, Tâm nhìn thấy khuôn mặt con nhỏ phụng phịu trong ống kính. Phải chụp con nhỏ tấm hình này còn hay, còn dễ thương gấp mấy lần miệng con nhỏ cười toe. Nhanh nhẹn, Tâm bấm mấy "bô" một lượt. Bước đến chỗ Tâm, Ly nói:
 
- Bây giờ mà chụp làm chi nữa?
 
- Bữa nào Ly rửa ra coi, hình chụp hay lắm!
 
Nãy giờ Phi đứng ngoài rìa, thằng nhỏ khó chịu không tả được, được dịp xen vô:
 
- Đã nói với Ly rồi! Thằng này mà biết cái gì mà chụp với không chụp! Bữa nào rửa coi thì biết. Hư phim hết chứ còn gì! Trong khi mặt người ta đang cười, không chụp, lại chụp cái quỷ gì đâu không hà.
 
Tâm trả máy lại cho Ly Ly:
 
- Tôi không biết chụp, thôi đưa cho thằng Phi chụp đi. Ly cầm lấy máy, mặt con nhỏ quạu quọ:
 
- Anh hỏng chụp thi tôi chụp chứ hỏng đưa cho ai hết á!
 
- Thằng Phi biết rành hơn mà.
 
Tưởng Tâm nói vậy có ý chọc tức mình, Phi hằn học xấn lại chỗ Tâm:
 
- Nói thì nói. Không được nói móc ai nghe mày?
 
- Nói mày hơn tao là nói móc sao?
 
- Biết vậy sao còn bày đặt chụp hình này nọ! Thứ sai vặt như mày mà biết cái gì, không lo thủ phận.
 
Từ trước tới giờ Tâm đã nhịn Phi nhiều lắm rồi. Lần này thì không thể để cho Phi lớn hơn được nữa! Phải cho nó biết nó không hơn gì Tâm. Nhìn thẳng vào Phi, Tâm trừng trừng:
 
- Còn mày biết cái gì?
 
- ít ra cũng hơn mày ở chỗ không phải là thằng sai vặt.
 
Thằng Phi, con trai gì mà đanh đá như con gái. Con trai gì mà cái miệng cứ lải nhải như mấy đứa con gái. Con trai phải ít nói, và làm nhiều, chứ không thể nói nhiều mà làm ít được. Thằng Phi chỉ có tài nói như con gái. Tâm biết mình không thể nói hơn được, chỉ đưa mắt cười khẩy.
 
Ly cứ nghe Phi khiêu khích Tâm hoài, xoay qua Phi mặt nhăn nhó:
 
- Thôi, nói chi mà nói hoài vậy? Mình phải biết điều một chút chứ! Người ta không nói gì đến mình thì mình cũng đừng nói gì đến người ta.
 
Phi tức lắm. Hình như con nhỏ bao giờ cũng muốn bênh cho Tâm, còn Phi, con nhỏ cứ cay cú xỏn xẻn hoài.
 
Phi:
 
- Thằng sai vặt này là cái gì mà Ly cứ bênh nó hoài vậy?
 
Lần này Tâm không nhịn được nữa, khuôn mặt thằng nhỏ đanh lại nhìn Phi:
 
- Cấm mày nói với tao như vậy nữa!
 
- Tao nói rồi mày làm gì hôn?
 
Tâm thách:
 
- Nói đi.
 
Thằng nhỏ sẽ dám làm gì mình, Phi nghĩ vậy nên nói lớn.
 
- Thằng sai vặt.
 
Lẹ làng, Tâm sấn tới thụi mạnh vào bụng Phị Không ngờ câu chuyện xảy ra như vậy, Phi lãnh đủ. Ôm bụng nhăn nhó. Nhưng Phi đâu có thể chịu thua Tâm như vậy được, con nhỏ Ly Ly sẽ cười nó và nói: Chỉ có cái miệng không chứ chả làm được gì! Không chậm trể một giây phút nhỏ, Phi phóng tới ôm ngang lưng Tâm, một tay thụi vào lưng vào mặt. Tâm mất thăng bằng ngã nhoài xuống bãi cát kéo theo luôn cả Phị Hai đứa quần thảo lăn tròn trên bãi cát.
 
Đứng ngoài, Ly sợ quá, mặt con nhỏ tái xanh không một chút máu. Nhìn quanh quất không có ai để gỡ hai đứa ra. Một bên vì tự ái phải có đúng chỗ. Một bên thấy không thể thua thằng mà hằng ngày mình coi thường không ra quái gì! Ly quýnh quáng:
 
- Buông ra anh Tâm ơi!
 
Bỏ thằng Phi ra, Tâm đứng lên phủi cát bám víu trên mình. Tâm không nói gì, trong khi thằng Phi đứng bên cạnh nó hầm hè như con chó dại. Tâm bỏ đi về hãng phim, nó không muốn đi chơi biển nữa! Như thế cũng đủ lắm rồi! Từ đây thằng Phi sẽ không khinh thường nó nữa!
 
Ly đứng yên đưa mắt bỡ ngỡ nhìn theo Tâm, cái bóng nhỏ buồn của nó khuất sau một triền cát.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Ngôi Sao Nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Ngôi Sao Nhỏ   *_Ngôi Sao Nhỏ I_icon13Thu 06 Mar 2014, 16:03

Chương 06
 
Tâm đã lãnh lương tháng này xong, như lời ông quản lý hứa. Tâm được thêm một số tiền nhỏ nữa. Số tiền không đáng là bao, nhưng với Tâm là tất cả niềm vui và hãnh diện. Tâm cũng làm việc được ra tiền nuôi sống mình như ai. Tâm không cần phải ngửa tay xin lòng nhân ái của người chung quanh để được sống. Có lần chú mập nói với Tâm: "Mình phải tự tin vào mình hơn ai hết, đừng ngồi chờ đợi lòng nhân ái của thiên hạ! Tấm áo nào cũng có bề trái của nó. Đôi khi bề trái của lòng nhân từ là vụ lợi, keo kiệt, bủn xỉn.". Niềm vui và niềm hãnh diện chưa đến với Tâm trọn vẹn thì ông quản lý đã đưa cây kéo cắt ngang niềm vui đó. Ông bảo: Từ nay Tâm không còn được làm trong phim trường này nữa. Tâm cứng đầu cứng cổ, chỉ biết đánh lộn chứ không làm được việc gì nên thân. Cái lý do ông quản lý đuổi Tâm không cho làm nữa thật dể hiu. Ông nghe lời thằng Hoàng Phi, vì Tâm đánh nó hôm quay phim ở Vũng Tàu. Tâm nghĩ thật ra đâu có lỗi gì để ông quản lý xử ức Tâm như vậy?! Phải chi có con nhỏ Ly Ly ở đây hay chú mập. Hai người sẽ bênh vực cho Tâm. Nhưng chú mập còn một vài công việc ở ngoài Vũng Tàu chưa xong. Ly Ly thi mấy hôm nay không thấy đến phim trường nữa. Có lẽ cuốn phim đã quay xong, con nhỏ cần nghĩ một thời gian để chuẩn bị cho cuốn phim khác.
 
Không còn làm ở đây nữa, Tâm phải đi đâu? Về đâu? Máng cái túi xách nhỏ lên vai, trong túi xách vỏn vẹn hai bộ đồ cũ và một vài món quà Tâm mua về cho mấy em: Một cây bút máy cho thằng Hạo, một hộp chỉ màu thêu đan cho con nhỏ Loan, còn con búp bê cao su cho bé Duyên. Những món quà thật nhỏ không đáng là bao, nhưng nó đổi bằng tất cả sự khổ nhọc của mình, Tâm tin chắc mấy đứa em sẽ mừng ghê lắm. Bước chậm ngang sân quay phim của phim trường, Tâm dừng lại đôi phút. Nhìn những tấm phông chất chồng lên nhau, giàn đèn nằm im buồn không rọi sáng như hôm nào Tâm đứng bên cạnh nó, nhìn cái bóng Ly Ly xoay tròn, nhẹ bước chân di chuyển trong ánh sáng rực rỡ muôn màu. Đôi mắt sáng như hai ngôi sao và bờ môi tươi như nụ hoa hồng nhiều cánh... Bây giờ phim trường vắng ngắt không ai để Tâm từ giã. Tâm nhớ đến chú mập vui tính, tốt bụng. Ly Ly thật dễ thương. Cúi gầm mặt, Tâm bước mau ra khỏi phim trường. Xóm cũ hiện ra trước mặt, Tâm đi chậm lại, đôi mắt thả dài trong ngõ nhỏ hút xạ Con ngõ này mấy tháng trước Tâm bỏ nhà chú ra đi không một ai hay biết. Bước chân dẫm đi trên những viên đá buồn ri. Bây trở về cũng bước chân đó, nhưng vui hơn, hãnh diện hơn. Bộ đồ mới, đôi giầy mới, một số tiền nhỏ và những món quà cho mấy em. Chắc chú thiếm của Tâm sẽ không la rầy như ngày trước nữa, mà nhìn Tâm bằng đôi mắt thương yêu. Mải nghĩ bâng quơ, Tâm dừng lại trước nhà chú lúc nào không hay.
 
- A! Anh Tâm về!
 
Tiếng con nhỏ Loan trong trẻo từ trong nhà vang ra. Tâm vui sướng nở to nụ cười. Thằng Hạo đang nằm chống cẳng trên giường ôm tập học, nghe vậy, vội quăng vèo quyển tập qua một bên, bỏ chạy ra đứng sửng ngay ngưỡng cửa. Nén tiếng kêu lớn sắp sửa bung ra khỏi miệng, nói thật nhỏ không dấu hết sự bỡ ngỡ:
 
- Anh đi đâu về vậy?
 
Bước vào nhà, Tâm quăng cái túi sách xuống giường. Tâm thấy mình lớn hẳn ra vì đôi mắt thán phục của mấy em. Tâm hỏi thằng Hạo:
 
- Chú, thiếm không có ở nhà hở?
 
Hạo chưa kịp nói, nhỏ Loan đã nhanh nhẹn:
 
- Má đi khui hụi ở nhà bà Bảy, còn ba đi làm chưa về.
 
Bé Duyên đang ngồi một mình trên giường đưa đôi mắt thao láo nhìn Tâm, miệng phì phì bọt nước miếng. Bước lại chỗ con bé, Tâm bồng nó lên tay. Con nhỏ đang bập bẹ nói, nên làm mưa làm gió hoài. Mấy tháng trước, con bé cứ nhè nhè tối ngày, Tâm không được đi đâu chơi hết vì phải ngồi canh võng của nó ru hoài. Có lần tức quá Tâm đưa tay nhéo vào chân cho con nín, nhưng chỉ làm nó khóc thét lên thêm mà thôi. Bé Duyên đưa cái răng sữa và hai má núm đồng tiền tròn vọ Chợt nhớ những món quà mua cho mấy em, Tâm bước đến cái túi sách mở ra:
 
- Cho bé Duyên con búp bê bằng cao su nè. Bây giờ anh không có tiền nhiều, Duyên chơi tạm vậy, khi nào có tiền nhiều, anh sẽ mua cho một con búp bê khác hách hơn! Nó biết khóc, biết cười như bé Duyên vậy. Còn nữa, nè thằng Hạo cây viết máy, con nhỏ Loan hộp thêu đan.
 
Trong mấy đứa, có mỗi mình Hạo mừng hơn hết, cầm cây viết máy cứ ngắm nghía hoài. Nó thấy người anh chú bác của nó hách không chê được. Anh Tâm không cù lần như ngày trước ba má nó thường mắng mỏ. Ở trong xóm này Hạo thường thấy nhiều đứa nhỏ bỏ nhà đi, mặc dù chúng được ba mẹ nuôi cho ăn, đi học đàng hoàng. Bỏ nhà đi, nhưng chúng không hách như anh Tâm trở về với quần áo mới và có quà để tặng tụi nó thiệt là bảnh! Còn mấy đứa ở đây trở về với một thân hình tiều tụy rách rưới. Hạo muốn biết anh mình ra đi rồi làm gì để sống, nó lặp lại câu hỏi đầu:
 
- Anh đi làm đâu về vậy? Có xa đây lắm không?
 
Thằng Hạo hỏi vồn vã, đôi mắt nó nhìn Tâm phục lăn ra.
 
Tâm nghe vui vui nói:
 
- Anh làm cho một hãng phim, nhưng bây giờ thì...
 
Tâm muốn nói bây giờ thì thất nghiệp rồi, nhưng sao Tâm thấy ríu ríu ở đầu lưỡi và bỏ lửng câu nói.
 
Con nhỏ Loan hằng đêm thường bồng em đi coi ké ti vi nhà hàng xóm. Đứng ngoài cửa sổ nhìn vào những tuồng cải lương, những vở kịch, nó thấy người ta diễn sao mà hay chi lạ. Con nhỏ Loan mơ ước lớn lên sẽ làm cái nghề đó! Mọi người nhìn nó với đôi mắt phục lăn ra. Có những buổi trưa cả nhà ngủ ngon, Loan bỏ ra sau hè, con bé cố nhớ lại điệu bộ của một vài cô ca sĩ hát trên ti vi và làm theo. Nhỏ Loan thường nhìn quanh quất xem có ai thấy mình không? Ai mà thấy chắt con bé quê chết được... Bây giờ nghe anh nói làm hãng phim, con nhỏ Loan tròn xoe đôi mắt thán phục:
 
- Người ta có đem anh lên chiếu ở ti vi không?
 
- Không, chỗ anh làm người ta chỉ đem chiếu ngoài rạp hát lớn thôi.
 
- Anh có mặt ở trong phim đó không?
 
- Không!
 
- Vậy chứ anh làm gì ở hãng phim?
 
- Người ta sai cái gì, anh làm cái đó.
 
Hạo và con nhỏ Loan bu quanh Tâm hỏi đủ thứ chuyện, dưới mắt chúng, Tâm là một người hiểu biết nhiều. Không hiểu biết nhiều sao được, trong khi Tâm kể những nơi chốn mà chúng chưa bao giờ đặt chân tới được như Nha Trang, Vũng Tàu... Thí dụ Tâm có kể xạo đi nữa, chúng vẫn khoái nghe như thường. Tâm không quên kể chuyện con nhỏ Ly Ly dễ thương, chú mập tốt bụng, ông quản lý thấy ghét, thằng Phi khinh người. Mải mê kể cho đến khi thiếm của Tâm đi khui hụi về. Tâm quên hết khuôn mặt của bà đăm đăm ganh ghét, Tâm quên luôn những lời xỉa xói của thiếm ngày nào. Đứng ngang bực cửa, Tâm nói nhỏ:
 
- Thưa thiếm, con mới về.
 
Một thoáng nhìn Tâm, bà bỏ đi thẳng ra phía sau nhà. Lặng người, Tâm đứng chôn chân, người mệt mỏi dựa vào thành cửa. Thiếm còn ghét mình như vậy sao? Còn chú? Dù gì đi nữa chú cũng thương Tâm. Những ngày còn nhỏ, Tâm thường cầm quyển vần đọc ê a: "Mất cha còn chú, mất mẹ bám vú dì!". Ngày lớn khôn, gia đình Tâm chết trọn, nhà cửa bị lửa, đạn làm tan nát! Tâm lạc loài một mình. Nhưng Tâm còn chú.
 
Đến trưa, chú đi làm về, mấy đứa em chạy ào ra mừng. Chúng đem khoe những gì Tâm cho. Tâm muốn chạy lại như mấy đứa em ôm chầm lấy chú, nhưng sao Tâm vẫn đứng xa yên lặng.
 
Ngang chỗ Tâm đứng, chú đưa mắt nhìn. Tâm thấy sự ngạc nhiên đầy trong mắt chú, giọng chú khô ran:
 
- Về hồi nào đó mậy?
 
- Dạ con mới về khi sáng chú!
 
- Tao tưởng mày chết đâu rồi chứ?
 
Câu nói của chú thật thản nhiên, Tâm nghe như hai bàn tay lạnh ngâm xuống thau nước đá tê buốt.
 
Tâm ngẩng đầu lên, đôi mắt sáng vương buồn:
 
- Thưa chú con đi làm.
 
Chú cười cười như không tin lời nói của Tâm. Ông bước vào nhà quăng cái nón đang đội ở đầu xuống giường, quay lại nhìn Tâm:
 
- Mày thì nghề ngỗng gì mà người ta mướn. Có đi lang thang đầu đường xó chợ làm những nghề mất dạy như bao đứa trẻ khác đầy dẫy ở những đường phố lớn. Người ta có mướn đi làm đi nữa, cũng mướn những đứa khôn ngoan, chứ ngu đần như mày ai mướn?
 
- Con làm ở một hãng phim.
 
- Vậy mấy tháng nay mày chui rúc ở chỗ nào?
 
- Dạ con ở luôn tại hãng.
 
Những lời của chú hỏi và những lời Tâm đáp gần giống như kẻ xa lạ nào Tâm gặp trên đường qua loa vài câu chuyện nhạt nhẽo rồi thôi. Tâm muốn nói thật nhiều với chú như người con ngồi thủ thỉ bên người cha, như người cha thích nghe giọng bé bỏng, vụng dại của đứa con. Tâm muốn nói với chú, Tâm không chui rúc trong một xó xỉnh nào, Tâm không chết bờ, chết bụi, không lang thang đầu đường xó chợ, Tâm khác xa những đứa trẻ mà chú thường gặp: đứng ngoắc ngoắc những người ngoại quốc dẫn mối chỉ đường gì đó... hoặc chạy theo những xe rác Mỹ hy vọng tìm một chút đồ thừa ở trong đó. Tâm không đứng lấm lét nhìn người xuôi ngược trên đường chờ cơ hội thuận tiện để lấy của người khác vụt chạy, hoặc bỡ ngỡ buồn ngửa tay xin lòng nhân ái của thiên hạ từng đồng, từng cắc để được sống. Chú đâu hiểu Tâm đã đổi cái sức bé nhỏ vác những tấm phông, đẩy những ngọn đèn to lớn ngày ngày để được người ta trả lương hàng tháng! Phải làm việc quần quật để không thấy hèn hạ. Tâm như cọng lau bé nhỏ không nơi nương tựa, tự cố gắng đứng một mình. Ngày trước chú, thiếm nói Tâm chỉ biết ăn và phá của. Bây giờ Tâm phải mạnh bạo, hãnh diện với chú là Tâm làm được việc.
 
Không biết chú có tin lời của Tâm hay không? Ngẫm nghĩ một chút, giọng chú trầm xuống:
 
- Ừ, thôi ráng làm mà sống. Không ai nuôi cho khôn lớn đâu. Cháu bây giờ không còn ai, chỉ mỗi mình chú. Nhưng chú phải lo cho mấy em và sự eo hẹp của gia đình, nên đành chịu.
 
Tâm cúi gầm mặt xuống đất. Về đây thăm chú thiếm và mấy em lần này, Tâm không biết phải đi đâu nữa?! Tâm không muốn nói với chú chỗ làm cũ Tâm không thể làm được nữa. Ngày mai ngày mốt số tiền nhỏ Tâm kiếm được phải dè xẻn từng đồng từng cắc để đi đây đó tìm kiếm việc làm khác. Không riêng gì hãng phim của bà Sương Nguyệt, hiện nay có thật nhiều hãng phim cũng cần người sai vặt. Tâm tin mình sẽ xin được việc làm và lâu lâu lại về thăm chú như hôm nay. Chú, thiếm nói sao thì nói, miễn sao Tâm biết được chú thương Tâm là đủ lắm rồi.
 
Từ hôm có Tâm về trong nhà chú thiếm vẫn thường hục hặc luôn. Chú ít nói đến Tâm như ngày trước, nhưng còn thiếm. Bà thường nói xa, nói gần với chú trong mỗi bữa ăn. Tâm dư sức để hiểu được những lời của thiếm muốn ám chỉ đến ai. Không lý thiếm ám chỉ đến con chó con mèo nhà hàng xóm đến ăn cơm thừa, canh cặn. Những bữa cơm nhạt thết, Tâm thường ngưng đũa bất chợt, nghèn nghẹn ở cổ, nước mắt muốn trào ra, nhưng Tâm cố quơ lua vài miếng, rồi bỏ đi nơi khác. Đôi lúc Tâm có ý nghĩ bỏ đi luôn, không bao giờ trở về ngôi nhà chú thiếm nữa. Ý nghĩ này chỉ thoáng qua rồi thôi không còn gì.
 
Buổi tối, Tâm ngồi một mình trước hiên nhà, dựa lưng vào thềm cửa, đôi mắt thả xuôi về ngõ tít xạ ánh đèn của những ngôi nhà kế cận đã chìm lỉm từ lâu. Tất cả mọi người đều ngủ ngon giấc. Những đứa nhỏ trạc bằng tuổi Tâm, sung sướng trong những tấm chăn êm ấm bên cạnh người thân. Tâm nhớ ba má, Tâm nhớ mấy em, Tâm nhớ khu xóm ngày xưa có những thằng bạn nhỏ vui đùa trên đường tan học, ganh đua từng mỗi kỳ thi. Chỉ còn một thoáng chốc, tất cả đều lùi xa hết. Phải chi chiến tranh đừng lan tràn đến khu xóm của Tâm, thì giờ phút này Tâm đâu ngồi một mình buồn bã như thế này. Có một lần Tâm trở về khu xóm đó, khu xóm lạ quắc, lạ queo! Những mái nhà tranh vách cán, những mái tôn san sát ngày xưa, bây giờ thế vào đó những ngôi nhà cao đồ sộ. Tâm phân vân đứng trước thềm nhà cũ bây giờ đã đổi chủ. Một ngôi nhà đúc hai từng dựng lên, có cửa sắt đóng kín. Một vài người lạ đưa mắt nhìn Tâm, thoáng một chút ngạc nhiên, chút ngờ vực. Họ đâu biết rằng, nơi khoảng đất này bao nhiêu mái nhà đã bốc cháy, bao nhiêu vách ván đã ngã xuống, bao nhiêu người đã chết vì đạn, vì lửa??! Ba má Tâm và mấy em! Lần nào trở về đứng trước thềm nhà cũ, Tâm cũng dấu đi giọt nước mắt đoanh tròng, và đôi chân như bị chôn sâu xuống đất. Một vài tiếng động nhỏ sau lưng, Tâm quay lại. Thằng Hạo từ nhà trong bước ra, đi lại cạnh chỗ Tâm ngồi xuống. Trong khoảng tối nhá nhem, nó nhìn Tâm thật lâu, người anh họ chỉ lớn hơn nó một vài tuổi, mà đã chịu quá nhiều buồn khổ! Trong khi ba má nó không thương hại lại còn hất hủi.
 
Trong khoảng đêm, hai đứa nhỏ không nói gì với nhau, nhưng gần có chung một nỗi buồn. Một lúc lâu, giọng Tâm sâu hút:
 
- Sao Hạo chưa đi ngủ?
 
- Thấy anh ngồi một mình buồn, ra ngồi với anh cho vui.
 
Tâm yên lặng nhìn khoảng trống nhỏ trước hiên nhà, một mảnh trời nhỏ có vài ngôi sao chi chít. Tâm nhớ đến những ngôi sao trên biển hôm nào ngồi bên chú mập. Lòng tốt bụng chú đã hứa khi quay phim xong, trở về Sài Gòn chú sẽ cho Tâm đi học. à, hôm nay có lẽ chú trở về Sài Gòn rồi. Mai Tâm phải đến phim trường tìm chú ấy xem sao? Biết đâu chú sẽ kiếm dùm cho Tâm làm những công việc khác, Tâm xoay sang nhìn Hạo:
 
- Mai anh đi.
 
- Chừng bao lâu anh về thăm tụi em!
 
- Có lẽ lâu lắm!
 
- Anh không về thăm ngôi nhà cũ của anh sao?
 
- Bây giờ thành nhà của người khác rồi!
 
Hạo đưa mắt nhìn ra con ngõ hẻm tối đen, giọng thật buồn:
 
- Em muốn thức với anh cho đến sáng... vì mai anh đi rồi!
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Ngôi Sao Nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Ngôi Sao Nhỏ   *_Ngôi Sao Nhỏ I_icon13Thu 06 Mar 2014, 16:05

Chương 07
 
Nụ cười của Ly Ly như hoa hồng nhiều cánh nở khắp đường phố, từ những con đường nhỏ vắng người đến những đường phố lớn đông người. Những tấm bích chương quảng cáo được in nhiều màu tuyệt đẹp dán cùng khắp bờ tường, trên gốc cây. Tên của Ly Ly được kẻ thật lớn nổi bật hơn những cái tên khác cùng in trên tấm bích chương như: ông đạo diễn, thằng Hoàng Phi, cô bé Thu Oanh... Đôi mắt Ly Ly trong tấm bích chương tròn xoe, đen nhánh như hai hột nhãn, hàng lông mi cong vút. Nụ cười vừa đủ để hở chiếc răng khểnh trong thật dễ thương. Bên dưới một tấm hình khác: Ly Ly đang đi trên một đồi cát, tóc phất phới theo gió, dấu chân dài hẳn lên từng lõm nhỏ. Đang tần ngần đứng nhìn tấm bích chương, nhìn kỹ một chút, Tâm bỗng chợt kêu nhỏ trong miệng. Tâm nhớ tấm hình bên dưới mình đã chụp cho Ly Ly ở bãi sau hôm đi chơi biển. Không hiểu sao người ta lại lấy in vào tấm bích chương quảng cáo này?! Tâm thấy vui vui và phục mình hết sức. Tình cờ mà Tâm chụp được một tấm hình thiệt là hay.
 
Kéo lại túi xách cho ngay ngắn trên vai, Tâm lửng thửng đi dọc vỉa hè đường, đôi mắt không rời những tấm bích chương quảng cáo có bóng của Ly Lỵ Ngang một rạp hát lớn của thành phố, Tâm dừng lại. Hình của Ly Ly được vẽ thật lớn phía bên ngoài như chào mừng tất cả mọi người đến xem phim. Tâm có cảm tưởng đôi mắt Ly Ly đang nhìn mình chăm chăm và nụ cười hình như chỉ cười cho mỗi mình Tâm mà thôi.
 
Người ta sắp hàng dài để mua cho được vé hát, hầu hết họ đi chung cả gia đình. Từ gia đình này đến gia đình khác đứng bàn tán đủ thứ chuyện về cuốn phim. Khuôn mặt ai ai cũng có vẻ hài lòng. Tâm nghĩ: Nếu Ly Ly được đứng như mình ở đây giờ phút này sẽ thấy bao nhiêu công trình của Ly đóng góp vào cuốn phim không uổng. Mặc dù cuốn phim Tâm đã biết từ đầu đến cuối, nhưng Tâm muốn bước vào mua một vé như bao đứa trẻ khác. Ngồi khoan khái tĩnh mịch trong bóng tối để thưởng thức tài nghệ và vui theo một Ly Ly khác trên màn ảnh.
 
Tâm say sưa nhìn những tấm ảnh của cuốn phim được ghim vào một cái khung trên chỗ bán vé. Bỗng một bàn tay vỗ nhẹ vào vai Tâm. Quay lại, Tâm buột miệng kêu:
 
- A!... Chú mập.
 
Chú Bảy mập phục phịch trong bộ đồ lớn, đôi mắt chú mở tròn khi nhìn thấy Tâm mang cái túi xách ở vai, nói:
 
- Mấy tuần nay mày đi đâu vậy nhỏ? Làm tao đi kiếm mày muốn chết!
 
Tâm cảm động khi nghe chú mập nói như vậy. Chỉ có chú mập thương và nhớ đến nó thôi. Còn ngoài ra không một ai thèm biết đến thằng nhỏ sai vặt ở phim trường, có nó hay không cũng không cần thiết. Bỏ cái xách xuống đất, Tâm hỏi:
 
- Chú kiếm tôi làm chỉ ông quản lý không cho tôi làm ở phim trường nữa! Hôm nay tôi định đi kiếm chú xem có việc gì làm nhờ chú dẫn tôi đi với.
 
- Ông quản lý đuổi mày tao biết rồi! Mày khỏi phải lo thất nghiệp. Ông quản lý là cái thớ gì mà lối quá vậy. Chứ bộ người ta làm cho ổng, ổng muốn đuổi giờ nào thì đuổi sao. Ông ấy tối ngày chỉ lo đếm tiền và hò hét không hà, chớ ông đâu biết thiện chí và công việc của mày nhỏ.
 
Tâm mừng rỡ:
 
- Vậy có chỗ nào làm mới, chú chỉ tôi làm với chú?
 
- Hỏng có chỗ nào mới để làm hết á. Ông đạo diễn và bà chủ sai tao đi kiếm mày mấy ngày nay mệt ứ người luôn. Đi... đi, mày về nhà bà chủ xem có chuyện gì mà họ cần tìm mày quá vậy?!
 
Tâm chưa kịp hỏi câu nào, chú mập đã cúi xuống lấy cái túi xách của Tâm, một tay nắm lấy tay Tâm lôi bước ra đường. Chiếc xe của hãng phim đậu trước cửa rạp hát. Mở cửa chú quăng cái xách nhỏ vào và đẩy Tâm lên. Tâm mỉm cười khi nghĩ đến trong phim có một cảnh chú mập bắt cóc con nhỏ Ly Lỵ Chú mập cũng diễn ra một pha bắt cóc với mình. Trong phim, chú mập có một bộ mặt dữ như Trương Phi, còn ở đây, bộ mặt của chú hiền ơi là hiền, có một chút gì thương yêu lẫn bên trong. Ngả lưng vào nệm xe, Tâm nhìn chú mập bên tay lái:
 
- Chuyện gì mà chú kéo tôi đi gấp quá vậy?
 
- Hỏng gấp sao được nhỏ? Mấy hôm nay tao đi kiếm chỗ này, chỗ kia tùm lum. Mỏi chân, mỏi mắt, mỏi miệng. Xe hao xăng, bảo sao tao không nắm mày về liền?!
 
Tâm cười như nắc nẻ sau câu nói tếu tếu của chú mập. Một lát sau xe qua nhiều đường phố, Tâm làm bộ mặt tỉnh rót:
 
- Chú làm tôi hỏng hiểu gì hết trơn hà!
 
- Tao cũng đâu hiểu gì? ông đạo diễn và bà chủ bảo sao thì tao làm vậy, cũng như mày chứ có gì hơn đâu!
 
Không thèm hỏi nữa, Tâm ngó ra ngoài đường xe chạy. Bà chủ và ông đạo diễn kêu Tâm đến làm chi vậy? Có thể vì tấm hình Tâm chụp Ly Ly trên bãi cát. Tấm hình tuyệt đẹp giống như thiệt ở bên ngoài? Chưa chắc! Có thể họ kêu Tâm vì thằng Phi, hôm quay phim ở Vũng Tàu, Tâm đã đánh nó. Tâm không bằng nó về giàu sang, Tâm không hơn nó về sức học; nhưng Tâm tin rằng mình không hèn, mình có đủ can đảm đánh những người khinh thường mình chỉ vì nghèo. Nghèo không phải là một cái tội như kẻ đi nói xấu kẻ khác, không phải cái tội như đi ăn cắp. Thắc mắc trong đầu Tâm không chờ lâu. Chiếc xe của chú mập dừng lại trước ngôi biệt thự của bà Sương Nguyệt. Mở cửa xe, Tâm bước xuống nhìn quanh quất. Ngôi biệt thự này Tâm nhớ có lần đến kêu Ly Ly đến phim trường. Bước theo chú mập qua dãy sân cỏ dưới tàng cây vú sữa rộng. Bóng mát phủ dầy trải rộng những hoa nắng lung linh theo từng chiếc lá cây. Những bông hoa trồng dọc theo hai bên dãy tường, màu hồng màu trắng rực lên giữa đám lá xanh. Tất cả đều chao động, như trái tim nhỏ Tâm chao động nghe rõ mồn một, chao động như bước chân mạnh bạo, nhưng không kém phần lúng túng.
 
Bước vào phòng khách, Tâm bắt gặp ngay ông đạo diễn đang ngồi nói chuyện với bà chủ hãng phim. Ly Ly ngồi giữa bộ ghế salon, đang dí mắt vào một tuần báo về điện ảnh. Con nhỏ thoải mái trong bộ đồ mặc nhà màu xanh mềm. Mái tóc dài được chẽ làm hai cột lại với hai cái nơ bươm bướm thắt cùng màu. Tâm ngại ngần đi chậm lại, trong khi chú mập bước vào đã oang oang:
 
- Kiếm được thằng nhỏ rồi nè!
 
Mọi người nhìn về phía Tâm. Ly Ly buông tờ báo xuống ghế đứng phắt dậy đưa đôi mắt mừng rỡ nhìn. Bà chủ hãng phim cười thật hiền nói:
 
- Lại đây cháu.
 
Bà chỉ Tâm ngồi xuống chiếc ghế cạnh chỗ Ly Lỵ Phòng khách và những người chung quanh sang trọng quá làm Tâm mất tự nhiên. Đang e dè chưa biết phải làm sao, bà chủ phải nói lần thứ hai, Tâm mới ngồi xuống được chiếc ghế nệm êm ái. Tay chân Tâm thừa thãi và vô duyên làm sao!
 
Ngồi một bên, tiếng Ly Ly nhỏ và trong:
 
- Mấy tuần nay anh đi đâu?
 
- Về thăm người chú và mấy em.
 
- Anh có mua quà cho mấy em không?
 
- Có, đứa nào cũng mừng hết đó Ly Ly.
 
Tâm hồn nhiên làm cho bà chủ và chú mập ngồi gần đó cũng phì cười. Chỉ riêng ông đạo diễn không nói, nhưng đôi mắt ông không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào nơi Tâm.
 
Khuôn mặt đó, một khuôn mặt thật đáng nói nếu cuốn phim sau được quay. Nếu khai thác đúng mức, cậu bé không thua gì cậu bé Hoàng Phi, có thể trội hơn nữa đằng khác. Với dáng người mảnh khảnh như một đứa con gái, nhưng thật đầy đủ ý chí. Công việc giao phó cho cậu bé trong cuốn phim sau sẽ không mấy khó khăn. Ông đạo diễn nhìn bà chủ hãng phim, gật gù nói:
 
- Cậu bé này sẽ thay thế Hoàng Phi trong cuốn phim sau.
 
Đang nói chuyện với Ly Ly, Tâm nghe ông đạo diễn nói về mình như thế. Tâm có cảm tưởng như mình không còn ngồi trong phòng khách này nữa! Tâm như được đưa bay bổng lên cao bằng quả bong bóng màu xanh tuyệt đẹp. Quả bong bóng đưa mãi Tâm lên những vầng mây ngũ sắc và rong chơi trên đó. Tâm thấy mình như một chú bé trong những truyện cổ tích thơ mộng, chú bé đang sống trong rừng đói no từng bữa, bỗng dưng lạc vào lâu đài thần tiên thơ mộng. Tâm vẫn chưa tin lời ông đạo diễn nói ra là điều thật, sợ Ông ta nói lộn với ai chăng? Không lý, vì chỉ ở đây mỗi mình Tâm thôi. Xoay lại, Tâm đưa mắt chăm chú nhìn ông đạo diễn, xem ông có để ý thực đến Tâm không?
 
Tiếng ông đạo diễn trầm ấm:
 
- Chú bé có thích đóng phim không?
 
Tâm ngập ngừng vì sung sướng:
 
- Thích... Nhưng từ trước đến giờ, tôi chỉ biết đến ba tấm phông và mấy cây đèn thôi.
 
- Không có gì, miễn em thích và hăng say trong công việc. Anh biết chú bé có thừa điều này, vì qua những tấm hình chụp cho Ly Ly trên đồi cát ở bãi sau, đã cho thấy một phần nào sự say mê của chú bé.
 
Tâm muốn buột miệng (à... ) lên một tiếng. Nhưng Tâm đã ngăn kịp. Tâm thấy chú mập đang nhìn Tâm với khuôn mặt hớn hở. Khuôn mặt của chú đã phị, càng phị ra thêm. Nhất là Ly Ly có vẻ hài lòng hơn ai hết! Đôi mắt con nhỏ hàng lông mi chớp chớp và nụ cười mím mím che khuất chiếc răng khểnh đáng yêu. Cười với Tâm, Ly Ly xoay qua ông đạo diễn:
 
- Chứ bộ anh Tâm này thế Phi, vai chánh cho cuốn phim sắp sửa quay hở chú?
 
- Mẫu người của chú bé này thực hơn Phi.
 
ông đạo diễn kể cho mọi người nghe đại ý của cốt truyện phóng tác theo cuốn truyện dài của tuổi thợ Câu chuyện của những đứa bé không may sống lây lất bên những vỉa hè, trong những ngõ hẹp tối tăm nỗi buồn của chúng là nỗi buồn chung của tuổI thơ hôm nay mà những người có trách nhiệm đã quên. Ông tự tin cuốn phim này sẽ vượt xa hơn cuốn phim đã quay. Một mẫu người và khuôn mặt như Tâm, sẽ làm cho cuốn phim sống động, thực hơn. Ông sẽ dành mỗi chiều một vài giờ để chỉ dẫn Tâm ở bước đầu.
 
Đưa mắt nhìn lên bức vách ở phòng khách, đôi mắt Tâm dán chặt vào một khung ảnh lớn: Ly Ly đang cúi xuống, mái tóc phủ che một bên, môi đang mím mím như đang giận dỗi điều gì. Cũng tấm hình này Tâm chụp cho Ly Ly trên đồi cát, bức hình đẹp và dễ thương như thế, vậy mà hôm đó Ly Ly bảo chụp gì kỳ, lúc người ta cười không chụp, đợi cái mặt xí méo xẹo lại chụp, Tâm muốn hỏi Ly Ly sao lúc trước bảo kỳ, bây giờ lại đem chưng lớn ở giữa phòng khách, nhưng nó dị làm sao đó. Trước mặt Tâm còn có những người lớn, chắc họ phải khó chịu vì những chuyện vặt vụn không đâu của con nít.
 
ông đạo diễn trước khi ra về, ông mỉm cười nói với Tâm:
 
- Nghề nào cũng cao quý hết. Không có sự phân biệt nghề nào xấu, nghề nào tốt. Muốn cho nghề mình tốt, trước tiên phải đủ can đảm chịu nhiều tủi nhục để học hỏi. Thường muốn được kinh nghiệm quý báo thì phải đổi với một giá rất đắt. Anh mong chú bé đừng nản chí trong công việc mới khó khăn này.
 
Tiếng dạ của Tâm lí nhí trong miệng. Cúi gầm mặt xuống đất, khi ngẩng đầu lên thi ông đạo diễn đã khuất ngoài cánh cửa chính.
 
Chú mập nãy giờ ngồi yên, ông đạo diễn vừa bước ra ngoài, chú đã chồm người sang bên cạnh Tâm cười hề hề:
 
- Nhỏ ơi, như thế là mày đã trở thành một tài tử tí hon rồi đó. Mơ ước đã được phân nửa rồi, bây giờ ráng cố gắng mà đi.
 
Tâm cười:
 
- Đó là tôi cũng nhờ chú hết.
 
- Mày nhờ tao cái gì đâu? Có nhờ cô bé Ly Ly thì có.
 
Tâm nhìn sang Ly Lỵ Con nhỏ sửa lại mái tóc:
 
- Ông đạo diễn ổng chọn anh chứ Ly Ly mắc mớ gì trong đó. Hôm trước ông đạo diễn cầm mấy tấm hình của anh chụp mà Ly rửa đem về, ông đạo diễn hỏi ông thợ chụp hình nào chụp tự nhiên và dễ thương quá vậy. Ly nói anh, ổng chả biết. Sau nói đến thằng nhỏ sai vặt ở phim trường, ổng mới chợt à lên một tiếng. Không biết nghĩ sao, ổng kêu anh đóng phim đó chứ.
 
Ly Ly nói làm Tâm nghe vui vui và mát rượi như đang ngồi trong một rạp hát có máy lạnh. Tâm lan man nghĩ đến cuốn phim sắp tới có mặt Tâm. Khi cuốn phim hoàn thành, mấy ngàn người ngồi trong bóng tối yên lặng thưởng thức tài diễn xuất của Tâm trên màn ảnh. Tâm sẽ mời chú thiếm và mấy em đi xem. Con nhỏ Loan, thằng Hạo sẽ thấy anh nó hách không chê được. Chú thiếm sẽ không bảo Tâm ngu đần, chả làm được tích sự gì! Biết đâu chú thiếm sẽ thương Tâm hơn những ngày trước. Nếu làm được công việc mới này, người ta sẽ trả cho Tâm một số tiền khá lớn, hơn số tiền trả cho thằng sai vặt Tâm lúc trước. Với số tiền kiếm được Tâm sẽ đem về cho chú một ít, giúp đỡ chú cơn túng bấn hiện thời. Ừ, còn Tâm nữa chứ! Tâm sẽ sắm sửa và dành một số giờ rảnh trong việc làm, đến trường ngồi học lại. Thầy cô và bạn bè, bảng đen và phấn trắng, ngôi trường đồ sộ và những con đường ngập bóng mát hiền hòa. Bước chân Tâm sẽ vui đùa hằng ngày trên những con đường thân ái đó. Mới nghĩ đến điều này thôi, Tâm tưởng như mình đã có tất cả những ước mơ trong tay, lòng rộn vui khôn tả, miệng cứ chúm chím cười hoài.
 
Ngồi nhìn thằng nhỏ khuôn mặt đầy dẫy niềm vui, chú mập vui theo nói:
 
- Gì mà cười hoài vậy nhỏ?
 
Tâm rộn rã:
 
- Mai mốt tôi sẽ xin đi học lại chú.
 
- Ừ, để bữa nào rảnh, tao sẽ đưa mày đến trường xin học.
 
Ly Ly chen vào:
 
- Đầu niên học xin vào không khó.
 
Tâm chợt nhớ tấm hình đang treo trên tường, cũng nhờ khuôn mặt hờn dỗi của Ly Ly, làm cho ông đạo diễn chú ý đến Tâm. Trong tấm hình đó, Tâm thấy Ly Ly dễ thương hơn bên ngoài nhiều. Nhìn theo đôi mắt của Tâm, Ly Ly cười trong veo:
 
- Nhìn gì mà nhìn dữ vậy?
 
- Nhìn Ly đang khóc!
 
- Người ta chỉ mới mếu thôi hà, nhưng bây giờ thi vui và cười rồi!
 
Hiểu Ly Ly muốn nói gì. Niềm vui đến bất ngờ với Tâm cũng là niềm vui chung của Ly Ly và chú mập. Họ thật tình giúp đỡ Tâm trong ngày khốn đốn, những ngày lủi thủi một mình. Bây giờ Tâm mới thấy được chung quanh mình, không phải ai cũng có tấm lòng sâu độc, mà còn có những người thực tốt như chú mập, Ly Ly chẳng hạn. Ngày trước Tâm cứ nghĩ Ly Ly là một ngôi sao nhỏ rạng rỡ, người ta chỉ có thể nhìn thấy thôi, chứ không bước đến ánh sáng rạng rực rỡ đó được. Nhưng bây giờ, Tâm nghĩ khác. Mình cũng có thể là một trong những vì sao rạng rỡ đó nếu thật thà và đầy đủ niềm tin trong công việc gì của mình.
 
-- Hết --
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




*_Ngôi Sao Nhỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Ngôi Sao Nhỏ   *_Ngôi Sao Nhỏ I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
*_Ngôi Sao Nhỏ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa xanh-