Bảo Minh Trang
Tổng số bài gửi : 858 Registration date : 08/11/2012
| Tiêu đề: Cội gốc Pali (Ba li) Sun 17 Nov 2013, 12:41 | |
|
Cội gốc pali
Theo dòng lịch sử đã trùng tuyên Ngôn ngữ (Pali) Ba Li (1) của Phật truyền Sáng rực muôn niên mầm chánh kiến (2) Rạng ngời vạn kiếp cội uyên nguyên (3) Khai hoa Bát Nhã (4) trừ mê cảnh Luyện tánh Chân Như (5) hóa giác thuyền Vọng tưởng vô minh (6) đều diệt tận Trao đời phẩm báu sắc tinh chuyên.
22-5-2012
BMT
(1) Pàli là ngôn ngữ cuả các văn bản kinh điển Therevada là tiếng Pali (văn bản) căn cứ vào phương ngôn Trung Ấn-Aryan, có lẽ được sử dụng ở vùng Trung Ấn thời Đức Phật. 7 Đai Đức Ananda, người em họ và người hầu cận cuả Đức Phật ghi nhớ các bài thuyết pháp (suttas) cuả Đức Phật và do đó là kho lưu trữ sống cuả các giáo lý này (2) chánh kiến
Chánh kiến ngược với Tà kiến. Có 2 loại loại: chánh kiến hữu lậu và chánh kiến vô lậu. Bậc đắc chánh kiến nhận thấy thế gian đếu: vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh (= đạt Chánh kiến hữu lậu). Thấy vậy nên tìm giải thoát (= Chánh kiến vô lậu). Một trong Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
(3) “Tri kiến uyên nguyên” là sự thống nhất giữa Không tính (sanyata) và Cực quang (ánh sáng rực rỡ, abbhasvara). Bên cạnh các cách thế trực nhận Không tính, còn có cách dựa vào ánh sáng của tri kiến uyên nguyên mà giác ngộ. Ðây chính là cơ sở của lời khải thị trong Tạng thư sống chết, một trong những luận giải quan trọng của Phật giáo Tây tạng (Xem Tạng thư sống chết, Soryal Rinpoche, Thích Nữ Trí Hải dịch, website Thư Viện Hoa Sen).
(4) bát nhã
Trí huệ của tự tánh (khác với trí huệ của bộ óc) sẵn đầy đủ khắp không gian thời gian, chẳng có thiếu sót, chẳng có chướng ngại, cái dụng tự động chẳng cần tác ý, tùy cơ ứng hiện chẳng sai mảy may. (5) Chân như
Một khái niệm quan trọng của Ðại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính bất động, thường hằng, nằm ngoài mọi lí luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt ra khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.
(6) Vô Minh 無明: không sáng suốt nhận rõ chân lý vì vô trí, không có thể sáng suốt lý giải trạng thái thái tinh thần của sự tướng hay đạo lý, là tên gọi khác của phiền não. Từ này ít khi được dùng để chỉ sự vô trí, ngu muội; đặc biệt chỉ sự không lý giải được đạo lý Phật Giáo. Nó còn là một chi trong Thập Nhị Nhân Duyên (s: dvādaśāṅga-pratītya-samutpāda, p: dvādasaṅga-paṭicca-samuppāda, 十二因緣). Theo Câu Xá Luận (倶舍論), Vô Minh là một trong Đại Phiền Não Địa (大煩惱地); trong Duy Thức (唯識), nó là phiền não căn bản. Thiền sư Viên Học (圓學, 1053-1116) của Việt Nam có bài thơ liên quan đến Vô Minh rằng: “Lục thức thường hôn chung dạ khổ, vô minh bị phú cửu mê dung, trú dạ văn chung khai giác ngộ, lãn thần tịnh sát đắc thần thông (六識常昏終夜苦、無明被覆久迷慵、晝夜聞鐘開覺悟、懶神淨刹得神通, Sáu Thức thường mê đêm suốt khổ, vô minh che đậy mãi mờ tăm, đêm ngày nghe chuông bừng giác ngộ, thần lười dứt sạch chứng thần thông).” |
|