Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Những Bài Học Ngắn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Fri 17 Feb 2012, 14:19

BÀI HỌC TỊNH TÂM

Một thiền sinh hỏi: “ Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để rũ bỏ được oán hờn và thù ghét đây? ”

Vị sư phụ đáp: “ Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ ”.
Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “ Con đã tha thứ cho họ sư phụ ạ. Nhẹ cả người! Coi như xong ”.

Sư phụ đáp: “ Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra và thương yêu họ ”.
Người đệ tử gãi đầu: “ Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương họ thì...Thôi được con sẽ làm ”

Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình...

Sư phụ gật gù bảo: “ Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy ”.

Lần sau người đệ tử trở lại, lần này tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Người đệ tử hớn hở thưa rằng mình đã ghi ơn hết mọi người vì nhờ họ mà anh đã học được sự tha thứ!...

Sư phụ cười: “ Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ? ”.

sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Fri 24 Feb 2012, 17:03

Pháp Yếu Tu Hành

Yếu điểm của đường tu - Gồm hai phần Sự, Lý
Lý tu là sửa tâm - Cho hợp với chân lý
Sự tu chỉnh ba nghiệp - Giúp chứng cảnh chân như
Sửa tâm là dứt trừ - Nghiệp tham, ái, nóng, giận

Si mê cùng tật đố - Ngã mạn với kiêu căng
Chớ chạy theo hình thức - Say đắm nẻo lợi danh
Chuộng địa vị, quyền hành - Khoe thông minh, tài giỏi
Phải sanh lòng giác ngộ - Niệm thanh tịnh từ bi

Dõng tiến mà kiên trì - Sáng suốt mà khiêm hạ
Tự nghĩ mình xưa nay - Ðã tạo nhiều tội chướng
Chịu nhẫn nhục, sám hối - Biết an phận, tùy duyên
Duyên tốt chẳng kiêu khoe - Duyên xấu không thối não

Bình tĩnh mãi tiến tu - Như bơi thuyền ngược nước
Về biển Tát Bà Nhã - Ðến Bảo Sở an vui
Ðó là phần tu tâm - Hợp với lý giải thoát
Sự tu là thân nghiệp - Lễ kính Phật sám hối

Khẩu nghiệp trì chú kinh - Hoặc niệm Phật khen ngợi
Ý nghiệp giữ thanh tịnh - Mật tu môn Lục Niệm
Nguyện đền đáp bốn ân - Nguyện mình cùng chúng sanh
Sanh cõi vui thành Phật - Ðời đời gặp chánh Pháp

Tu sáu độ muôn hạnh - Tâm Bồ Ðề độ sanh
Trần kiếp không thối chuyển
- Tu Sự mà bỏ Lý - Làm sao mở chân tâm?
- Tu Lý mà phế Sự - Cũng không thể thành Phật !

Tu Sự chẳng chấp TƯỚNG - Thì tức SẮC là KHÔNG
Tu Lý không bỏ Sự - Ðó tức KHÔNG là SẮC
Lý chính thật Chân-Không - Sự là phần Diệu-Hữu
Chân-Không tức Diệu-Hữu - Diệu-Hữu tức Chân-Không

Nếu chưa đạt lẽ nầy-Thà tu hành chấp CÓ
Ðừng cầu cao bác tướng - Mà lạc vào Ngoan-Không
Ðây chính hầm khổ đọa - Kẻ thông minh đời nay
Ða số mắc lỗi nầy
- Xưa có sư Tông-Thắng - Tài huệ biện cao siêu
Vì ỷ giỏi kiêu căng - Nên bị nhục chiết phục
Hỗ thẹn muốn tự tận - Thọ thần hiện thân khuyên

“ Sư nay đã trăm tuổi - Tám mươi năm lầm lạc
May nhờ gặp Thánh nhân - Huân tu mà học đạo
Tuy có chút công đức - Mà lòng hay bỉ ngã
Ỷ thông minh biện bác - Lấn người không khiêm hạ
Lời cao hạnh chưa cao - Nên phải bị quả báo
Từ đây nên tự kiểm - Ít lâu thành trí lạ
Các THÁNH đều tồn tâm - NHƯ LAI cũng như vậy ”

Lại có kẻ đua tướng - Tranh Thượng Tọa ,Ni Sư
Mượn thuyết pháp, tụng kinh - Ðể mưu cầu lợi dưỡng
Dành đệ tử, chùa chiền - Lập bè đảng, quyến thuộc
Thấy có ai hơn mình - Liền thị phi tật đố

Hại Thầy Bạn, phản Ðạo - Lừa dối hàng tín tâm
Lời nói thật rất cao - Việc làm thật rất thấp
Lý Sự đều sai trái - Hạng ấy hiện rất nhiều
Tạo biển khổ thêm sâu - Khiến đau lòng tri-thức

Lý, Sự đại lược thế - Công đức làm sao được?
Phật là ÐẠI-Y-VƯƠNG - Pháp là DIỆU-TIÊN-DƯỢC
Là phương-thuật rất mầu - Là như-ý bảo châu
Hay trừ nạn nghèo khổ - Khiến cho được giàu vui

Hay trừ tất cả bệnh - Khiến mau được bình phục
Hay trừ nạn yểu số - Khiến thọ-mạng dài lâu
Hay khỏi các tai ách - Như bão lụt, binh lửa
Giặc cướp cùng tà ngoại - Ác thú với độc xà

Các yêu ma , quỷ mị - Nạn động đất, xe, thuyền
Những phù-chú ếm-đối - Ðều phá tiêu tan hết
Cho đến trừ tội chướng - Sanh trưởng phước huệ to
Cứu chúng đọa Tam Ðồ - Siêu lên bờ giải thoát

Chuyên tụng một phẩm Kinh - Một Chân-Ngôn, hiệu Phật
Thì thành tựu các nguyện -Thỏa mãn các mong cầu
Chỉ sợ người không tin - Hoặc tin mà không sâu
Lại ngại không thực hành - Hoặc hành không bền lâu

Hoặc tuy hành bền lâu - Không chí tâm khẩn cầu
Chí tâm là không vọng - Trì niệm quên thân tâm
Lặng lẽ dứt phân biệt - Không trong, ngoài, người, cảnh
Khi đi, đứng, thức, ngủ - Chẳng bỏ câu trì niệm

Lúc hưỡn, gấp, an, nguy - Cũng vững vàng trì niệm
Cho đến khi sắp chết - Vẫn như thế trì niệm
Ðắc, thất đều do đây - Cần chi hỏi tri thức
Không hành như trên đây - Phật cũng khó cứu vớt

Huống nữa là phàm Tăng - Giúp ích được gì đâu
Nhớ lời Cổ Ðức dạy:“Ta có một bí quyết
Khẩn thiết khuyên bảo nhau - Là hết lòng thành kính
Nhiệm mầu cực nhiệm mầu”

Hãy ghi nhớ lời nầy - Lắng lòng suy gẫm sâu
Trời xanh tươi biếc một mầu
Ánh trăng vẫn sáng một mầu xưa nay
Mà sao đời đạo đổi thay - Cỏ hoa đượm nét u-hoài thờ-ơ

“Thuyết pháp bất đậu cơ - Chúng sanh một khổ hải ”
Ðời mạt suy thế đạo lại thêm thương
Sóng dồn bọt biển tà dương
Con thuyền cứu độ khuất đường vân yên
Bụi hồng tung gió đảo điên
Vô tình mai nở diệu hiền cành xuân.

Nam-mô Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như-Lai.
Tác Giả: Vô Nhất Đại Sư .. HT Thích Thiền Tâm
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Sat 03 Mar 2012, 03:21

Ý Nghĩa Của Cách Đánh Chuông Mõ:

-Trước đánh ba tiếng - Tiếp đánh ba - Sau cùng dứt bốn .

- Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu và ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ:
Như địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức:
Pháp thân, Bát nhã thân và Giải thoát thân.


- Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu biểu cho thất chi tội.

Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm.
Về khẩu
thì có bốn: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được bảy tội nêu trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định và niệm.


- Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu tam học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa:
Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát.


- Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng như:

* Sanh, Lão, Bệnh và Tử, để chuyển thành bốn trí:

- Thành sở tác trí.. Tiền ngũ thức (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt và thân),
- Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức,
- Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na thức,
- Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.


< sưu tầm >


Được sửa bởi mytutru ngày Fri 09 Mar 2012, 14:49; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Sat 03 Mar 2012, 11:54

CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI
KHÓ NHỌC NÊN GẮNG TU

Phật dạy: "Người ta có hai mươi sự khó làm, khó được:

1. Nghèo khổ mà làm được việc bố thí là khó.
2. Giàu sang quyền quý mà học được đạo là khó.
3. Dám bỏ mạng sống đi vào chỗ chết là khó.
4. Được thấy kinh Phật là khó.
5. Sanh ra lúc có Phật ra đời là khó.
6. Tự chế sự ham muốn sắc dục là khó.
7. Thấy vật tốt đẹp mà chẳng mong cầu là khó.
8. Bị nhục mà không giận là khó.
9. Có thế lực mà không ỷ cậy là khó.
10. Gặp việc mà lấy tâm vô tư ứng xử là khó.
11. Học rộng mà vẫn tham khảo nhiều là khó.
12. Trừ diệt tánh ngã mạn là khó.
13. Chẳng khinh người chưa học là khó.
14. Giữ tâm bình đẳng là khó.
15. Chẳng nói những chuyện thị phi là khó.
16. Gặp thiện tri thức là khó.
17. Thấy tánh học đạo là khó.
18. Theo hóa độ người khác là khó.
19. Thấy cảnh mà chẳng động tâm là khó.
20. Khéo hiểu phương tiện là khó.

(kinh tứ thập nhị chương)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Fri 09 Mar 2012, 14:58

Những Bài Học Ngắn File

Ý Nghĩa & Đi Nhiễu Quanh.. Tượng Phật, Đàn Tràng, Tháp an táng các vị cao tăng hay Mộ phần..

Có Bạn Hỏi: Khi đi nhiễu vòng quanh tượng Phật, vòng quanh đàn tràng, vòng quanh tháp an táng các cao tăng hay vòng quanh mộ phần vừa được an táng của thân nhân người ta hàm ý gì? chú tâm vào điều gì?

Trả Lời: Nhiễu ba vòng Tượng Đức Phật, Đàn Tràng Ý Nghĩa như sau:
A) Là để tỏ lòng tôn kính Đức thế Tôn, đã từng dạy con người bỏ ác hành thiện, xám hối tự tâm, diệt trừ "Tam Độc" Để đi đến chỗ thấy biết nhân và quả, gọi là "Khai Ngộ được chơn tánh ....... Xám Hối tự tâm diệt trừ "Tam Độc"
1) Đoạn tận tham
2) Đoạn tận sân hận
3) Đoạn tận si mê
Và khi đã quyết tâm đoạn được "Tam Độc" Thì sẽ hưởng được ba cái "Minh" Như sau:
1) Thần túc minh là: Thấy và hiểu vô lượng kiếp của "Duyên và nghiệp" (Thấy được nghiệp nhân nghiệp quả của tất cả chúng sanh trong nhiều đời nhiều kiếp)
2) Thiên nhãn minh là: thấy hiểu và biết "Tam thiên, đại thiên thế giới"
3) Lậu tận minh là thấy được tất cả các lậu hoặc của tất cả các chúng sanh .
Trên đây là ý nghĩa đi nhiễu ba vòng cho tất cả từ hàng Xuất Gia cho đến hàng cư sĩ tại gia ...
--
B) "Nhiểu Bảy Vòng" Dành cho hàng xuất gia "Đệ tử của Phật" Như sau: "Đi bảy bước giác ngộ của Phật" gọi là: Thất Giác Chi

1) Niệm
2) Trạch Pháp
3) Tinh Tấn
4) Hỉ lạc
5) Khinh an
6) Định
7) Xả

Diễn giãi:

*Niệm như lý tác ý" Lời dạy của Đức Thế Tôn
*Trạch Pháp là sự lựa chọn cho mình một phương pháp để tu, theo khả năng và hợp với căn cơ trình độ của thân và tâm, để hành trì mà không thối chuyển..

*Tinh Tấn là khi đã chọn một Pháp môn theo khả năng để tu thì phải luôn tinh tấn duy trì tu cho đến khi đạt thành chánh quả mới thôi
*Hỉ, Lạc là khi hành trì sẽ cảm nhận được sự hoan hỉ trong tâm và hưởng được sư nhẹ nhàng an lạc

* Khinh An là thấy được sự nhẹ nhàng của thân và tâm
*Định là : Điều phục được được thân và tâm .
*Xả là : không chấp vào đó mà chỉ mượn cảnh, mượn thân, để rèn tập, tập xong thì buông bỏ ngay gọi là "Xả".. Khi buông bỏ không bị vướng mắc vào sư chấp trước thì mới đi đến chỗ giải thoát hoàn toàn .

Kết Luận:


Nhiễu ba vòng hay bảy vòng là nói lên lòng tôn kính biết vâng lời
Đức Thế Tôn đã dạy, trong ý nghĩa về người con của Phật phải nhớ và nằm lòng lời dạy của Phật.

Có tỏ lòng cung kính biết vâng lời, mới có quyết tâm vận hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn cho đến khi đạt đến kết quả lợi lạc cho thân tâm, giải thoát ngay trong hiện tại.

Nhiễu Quanh Mộ:
--------------
* Vì giáo Pháp của Đức Thế Tôn đã đi sâu vào lòng người và người ta mượn phương pháp đó để tỏ lòng tri ân đối người quá cố

Ghi Chú


Mỗi câu mỗi chữ nếu giảng ra thì cả ngày không hết và nơi đây tôi chỉ gom gọn lại để trả lời và mong được thông cảm nhé ,
Kính chào


Bài Viết của Mytutru

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Fri 09 Mar 2012, 17:26

Tìm Hiểu: Thất Giác Chi Như Sau:

Những lời Đức Phật nói là nền tảng căn bản thực nghiệm, dùng làm những phương tiện để trợ giúp cho con người vượt khỏi những bế tắc trong đời sống mà họ gặp phải.

Ngoài Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, còn có Thất giác chi hay Thất bồ đề phần.

Nội dung của Thất giác chi gồm có :

Niệm giác chi là phương pháp được Đức Phật đề cập nhằm giúp cho con người phát triển tuệ giác, đồng thời có công năng làm cho các vọng niệm không dấy khởi.

Trạch pháp giác chi là sự phân tích, biết phân biệt đúng sai, để chọn lựa pháp môn tu tập phù hợp với trình độ căn cơ của chính mình. Trong kinh Sa Di Thập Giới nói :

"Cái khổ ở địa ngục, của con lừa, con lạc đà chở nặng chưa phải là khổ, không tìm thấy được hướng đi mới thực sự là khổ"


Tinh tấn chi giác là nỗ lực đòi hỏi người tu tập phải kiên trì, để vượt qua mọi thử thách. Trong Kinh Pháp cú, Đức Phật có nói :

"Hết ngày này qua tháng khác, người thợ vàng phải nỗ lực công phu mới lọc được vàng ròng. Con người muốn cho thân tâm trong sạch cũng phải cố gắng rèn luyện như thế".


Hỷ giác chi là một động lực giúp cho người tu tập khởi tâm hoan hỷ, trong mọi hoàn cảnh, để vượt qua mọi trở ngại trên đường tu đạo, dẫn đến cứu cánh sau cùng là giải thoát.

Khinh an giác chi là trạng thái nhẹ nhàng an lạc tỉnh giác trong đời sống, luôn luôn thư thái do đạt được niềm hỷ lạc thanh tịnh của các pháp thiện, nhờ đó mà người tu tập có thể thong thả đi tới đích mà không gặp chướng ngại nào.

Định giác chi là tâm luôn luôn an định tỉnh giác, không bị chi phối bởi phiền não vọng tưởng và các duyên bên ngoài tác động vào tâm thức. Đức Phật nói :

Con người là tối thượng. Việc tu tập để tâm định không có nghĩa là để biết người khác, tìm tòi "soi căn, soi kiếp của người khác".


Xả giác chi là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư, không luyến ái, không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn. Trong Kinh Jãtaka nói :

"Trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất, và Kinh Kim Cang cũng có câu :

"Người tu tập phải như thuyền qua sông, khi thuyền đã cập bến, nếu ta không bỏ để lên bờ thì đừng hòng đi đến đâu và biết được gì".

Thất giác chi là con đường thực hành đưa đến đời sống an vui hạnh phúc, thoát khỏi khổ. Đức Phật nói : "Nước của bốn biển chỉ có một vị duy nhất, đó là vị mặn của muối. Giáo pháp của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát".


Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân,
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Sat 10 Mar 2012, 08:58

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BẢY
KHÔNG VƯỚNG MẮC


Phật dạy: "Người cầu đạo như cây gỗ thả dưới nước, theo dòng trôi đi. Nếu chẳng vướng ở hai bờ, chẳng bị người ta lấy mất, chẳng bị quỉ thần ngăn trở, chẳng bị chỗ nước xoáy cuốn vào, lại cũng chẳng mục nát, thì ta nói chắc rằng cây ấy sẽ trôi ra biển.


Người học đạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà ác quấy rối, lại tinh tấn theo lẽ vô vi, thì ta nói chắc rằng người ấy thế nào cũng đắc đạo."

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI TÁM

CHỚ BUÔNG THẢ TÂM Ý


Phật dạy: "Chớ tin nơi tâm ý, tâm ý không thể tin cậy được. Thận trọng chớ gần gũi sắc dục, gần gũi sắc dục tất sanh tai họa. Đắc quả A-la-hán rồi, mới có thể tin cậy nơi tâm ý."


CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI CHÍN

CHÁNH QUÁN TRỪ SẮC DỤC


Phật dạy: "Thận trọng chớ ngắm nhìn đàn bà, cũng đừng nói năng tiếp xúc.


Nếu cần nói chuyện, nên giữ tâm chân chánh mà suy nghĩ rằng: Ta là sa-môn, ở đời ác trược phải như hoa sen, chẳng vấy bùn nhơ.

Đối với phụ nữ già cả, hãy tưởng như mẹ mình; đối với phụ nữ lớn tuổi hơn, tưởng như chị gái; hoặc nhỏ tuổi hơn thì tưởng như em gái; nhỏ tuổi hơn nhiều thì tưởng như con gái của mình.

Tưởng như thế rồi sanh tâm muốn độ thoát họ, dập tắt mọi ý nghĩ xấu."

(kinh tứ thập nhị chương)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Fri 16 Mar 2012, 13:31

TỪ SAI LẦM ĐƯA ĐẾN LẬN ĐẬN - HOA NỞ TRONG TƯƠNG LAI

Thích Thái Hòa
Cái sai lầm lớn nhất của tất cả chúng là nghĩ rằng: “Thân này là ta, là của ta”. Nhưng thực chất nó chẳng phải là của ta chút nào!
Ta không hề sai sử được nó và nó cũng chưa bao giờ làm vừa ý ta.

Nó chỉ sai sử ta phục vụ nó mà thôi. Nó buộc ta đi kiếm thức ăn cho nó ăn, nó sai ta đi kiếm nước cho nó uống, nó buộc ta đi làm nhà cho nó ở, nó khiến ta đi treo mùng cho nó ngủ, nó bắt ta mở tivi cho nó xem..., mất cả cuộc đời ta chỉ phục vụ nó, nhưng thực chất nó chẳng phải là ta và chẳng phải là của ta.

Nó là một phần của tâm thức. Nơi những yếu tố ấy, chẳng có yếu tố nào là ta và là của ta cả. Thế mà ta đã nhận lầm nó là ta, là của ta, khiến cho ta lận đận, từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối, từ ngày này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác.
Ta lận đận là do ta đã nhận lầm: “Thân này là tôi, là của tôi”.


HOA NỞ TRONG TƯƠNG LAI

Chúng ta không cần đi tìm quá khứ mà hãy nhìn vào những gì chúng ta đang có trong hiện tại và không cần phải đi tìm kiếm tương lai mà hãy nhìn vào những gì ta đang hành động trong hiện tại.

Trong đời sống hiện tại của ta, chúng vừa có mặt trong quá khứ và tương lai của chúng ta. Hiện tại của ta là kết quả từ quá khứ và là tác nhân dẫn đến kết quả của ta trong tương lai.

Do đó ta phải biết tiếp xúc một cách sâu sắc với những gì mà ta đang có, dù là vừa ý hay không, và ta phải hết sức cẩn trọng trong từng lời nói, hành động, nhất là trong từng ý niệm khởi lên của chúng ta.
Ta không thể nào có một tương lai hạnh phúc, nếu hiện tại ta chỉ khởi lên những ý niệm bất ổn, những tâm niệm bất toàn... Nên, tâm tư ổn định là cần thiết cho một tương lai trong sáng của chúng ta.

Bởi vậy, mỗi ngày ta phải có những thời điểm nhất định để thiền tập, khiến cho tương lai của ta được nở hoa từ những thời điểm thiền tập ấy.


GIỚI HẠN VÀ TRIỆT TIÊU

Lòng tham của ta không có giới hạn thì oán thù, phiền muộn và khổ đau sẽ xảy ra trong đời sống của ta cũng không có giới hạn...
Ta làm sao tránh được oán thù, phiền muộn khi trong ta có quá nhiều tham vọng... Tham vọng cho ta, tham vọng cho huyết thống của ta, tham vọng cho quê hương của ta, cho trường phái và tổ chức của ta.

Tham vọng càng lớn thì phiền muộn, lo lắng, oán thù và khổ đau càng nhiều và những thứ đó sẽ đến với ta từ nhiều phía...

Tập sống sâu sắc và đơn giản, lại biết tiếp xúc và thưởng thức sự hiện hữu mầu nhiệm của thiên nhiên, giúp ta hạn chế được lòng tham của ta, giúp ta thoát ra khỏi phiền muộn của cuộc sống, giảm bớt khổ đau và oán thù đến với ta.


Hạnh phúc chỉ có mặt trong ta, khi nào ta biết giới hạn lòng tham của ta và triệt tiêu nó bằng trí tuệ và từ bi.

mytt sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Tràng Hạt Trong Phật Giáo   Những Bài Học Ngắn I_icon13Sat 17 Mar 2012, 14:11

Tràng Hạt Trong Phật Giáo

Tìm hiểu về tràng hạt trong Phật giáo Trong tôn giáo, tràng hạt được dùng để liên kết và thiết lập trật tự cho các lời cầu nguyện, các bài kinh, các kệ tán, các danh hiệu hoặc những thần chú trong khi hành trì. Tràng hạt khởi nguồn từ Ấn Độ và đã trở thành một vật quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa của tín đồ các tôn giáo và trong xã hội Ấn Độ cổ.

Với Phật giáo, tràng hạt là vật tùy thân giúp cho hành giả dễ dàng chú tâm vào đối tượng trì niệm, là một sợi dây xâu suốt các ý tưởng thành một trật tự, từ đó hành giả có thể đi sâu hơn vào các trạng thái của định để làm phát khởi tuệ giác.

Cũng như chuông, mõ, tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Phật giáo. Trong Phật giáo, mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra.

Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó. Nguồn gốc của tràng hạt Không chỉ Phật giáo mới đề cập đến chuỗi hạt và hướng dẫn việc sử dụng chuỗi hạt để đạt được những giá trị trên con đường tu tập.

Người ta có thể thấy, pháp môn lần tràng hạt niệm Phật của Phật giáo rất gần gũi với phương pháp lần tràng hạt trong lúc cầu nguyện của Bà la môn giáo, một lối cầu nguyện rất thịnh hành của những vị Bà la môn.

Bên cạnh đó, người Ấn giáo theo phái thờ thần Siva cũng dùng một loại hạt gọi là rudrāka để xâu thành tràng hạt. Truyền thuyết kể rằng, có lần vị thần này ngắm nhìn thế gian, thấy chúng sinh sống trong nỗi khổ cực không sao nói hết nên đã đau lòng nhỏ xuống những giọt nước mắt, những giọt nước mắt này mọc thành cây rồi cho ra những hạt đỏ thẫm.

Người ta đã lấy những hạt ấy làm thành tràng hạt để cầu nguyện trong sự tưởng nhớ đến tấm lòng từ bi của thần Siva. Hạt đó chính là hạt kim cương mà ngày nay chúng ta vẫn dùng để làm tràng hạt.

Trong quan niệm của người Ấn Độ, vô hoạn tử và rudrāka đều là những loại hạt thiêng, có khả năng trừ ma chướng. Điều này có lẽ một phần do dược tính của chúng, như vô hoạn tử, còn có tên là bồ đề tử, là một vị thuốc chủ trị nhiệt, đàm, sát trùng…

Tuy nhiên, trong Kinh điển Phật Giáo, cái khởi nguyên của tràng hạt và lần chuỗi hạt khi niệm Phật, hầu hết đều căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật đối với Vua Ba Lưu Ly đã được ghi chép lại trong Kinh Mộc Hoạn Tử.

Kinh Mộc Hoạn Tử, chép rằng: Một thời Đức Phật cùng giáo đoàn của ngài du hóa trong núi Kỳ Xà Quật (Grdhrakùta), nước La Duệ Kỳ (Ràjagrha) quốc vương trong thời nạn ấy tên là Ba Lưu Ly, sai sứ giả đến chốn Phật để xin Thế Tôn đặc biệt rủ lòng thương xót, cho pháp yếu để có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa lìa được mọi khổ não. Đức Phật bảo sứ giả về thưa với nhà vua rằng:

nếu nhà vua muốn diệt được phiền não chướng, báo chướng nên xâu một chuỗi tràng 108 hạt bằng hạt cây tra (mộc hoạn tử) và thường đem theo mình; khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ý, xưng danh hiệu: Phật, Pháp, Tăng mỗi lần, lần qua một hạt cây tra. Cứ như thế, lần lượt qua hạt này đến hạt khác, như: mười hạt, hai mươi hạt, trăm hạt, nghìn hạt, cho đến trăm nghìn vạn hạt.
Nếu lần được đủ hai mươi vạn lượt, mà thân tâm không tán loạn, không có những siểm khúc, thời khi xả thân này được sinh lên cõi Diệm Thiên thứ ba. Lên đấy, y, thực tự nhiên, thường an lạc hạnh.

Nếu lại lần đủ được một trăm vạn lượt, sẽ dứt hẳn được một trăm tám kết nghiệp, mới gọi là vị chứng được quả Tu-Đà-Hoàn (ngược dòng sinh tử), hướng đến đạo Niết bàn, dứt hẳn cội gốc phiền não và chức được quả vô thượng.
Tràng hạt trong Phật giáo ra đời từ đấy. Các tăng sỹ thường mang theo bên mình tràng hạt như là một bảo bối, một pháp khí quan trọng để hỗ trợ họ trên con đường tu học Phật pháp.
Như vậy, có thể thấy, dù trong truyền thống văn hóa cổ xưa của Ấn Độ và trong các nền văn minh khác của nhân loại, chuỗi hạt đã có từ lâu và gắn với mỗi cộng đồng xã hội nó có một ý nghĩa biểu trưng hay giá trị thẩm mỹ khác nhau.

Nhưng với Phật giáo, tràng hạt được đề cập với vai trò của pháp phương tiện, là pháp khí, là công cụ để hỗ trợ việc tu hành đạt giác ngộ. Số lượng của chuỗi hạt Theo Kinh Mộc Hoạn Tử nêu ở trên, tràng hạt của Phật giáo gồm có 108 hạt, con số này cũng giống với các giáo phái khác ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, về sau, để tiện lợi cho các nghi thức hành lễ, tràng hạt được xâu bởi chuỗi hạt với những số lượng ít hơn, như 54, 27 hạt hoặc 36, 18 hạt. Con số 108 này tượng trưng cho 108 phiền não gồm 88 kiến hoặc, 10 tư hoặc và 10 triền. Ngoài ra, con số 108 còn được giải thích theo nhiều cách khác nữa.

Người ta nhận thấy rằng số hạt thường là tương đương với số lượng của đối tượng được niệm, trong niệm danh hiệu Phật thì có 108 danh hiệu, trong Ấn giáo thì có 108 bộ Áo nghĩa thư. 108 = 6x3x2x3, đó là 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp) x 3 thời (quá khứ, hiện tại và vị lại) x 2 trạng thái của tâm (nhiễm và tịnh) x 3 trạng thái của thọ (ưa, không ưa và trung lập).

108 còn là con số 11 x 22 x 33 = 1 x 4 x 27. Đây có lẽ là những quan niệm liên quan đến vấn đề số học của người Ấn Độ xưa. Trong hình ngôi sao năm cánh, góc bù được tạo nên bởi 2 cạnh cắt nhau là 1080. Người ta nói rằng ở Ấn Độ có 108 điệu múa. Trong thân thể chúng ta có 108 luân xa.

Các nhà chiêm tinh cho rằng đường kính mặt trời lớn bằng 108 lần đường kính trái đất. Trong con số 108, số 1 biểu trưng cho sự hợp nhất, tức là nhất; số 8 là vô cùng, tức là dị; số 0 là trung gian, là trung đạo với nghĩa không, tánh không.

Tựu trung, con số 108 được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau, và rõ ràng nó mang ý nghĩa tượng trưng rất quan trọng trong quan niệm người Ấn Độ. Ở chừng mực nào đó, có thể nói rằng con số 108 này cũng kỳ diệu như chỉ số PHI (φ) 1.618 trong truyền thống Hi Lạp.

Chuỗi tràng hạt Theo Kinh Giảo Lượng Sổ Châu Công Đức, và theo Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu có sự ghi chép bất đồng, tràng hạt có các loại như sau:
- Căn cứ Kinh Mộc Hoạn Tử dạy làm chuỗi 108 hạt.
- Kinh Đà Ra Ni Tập quyển 2 phẩm Tác Châu Pháp Tướng, thì nêu ra có 4 loại chuỗi: 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 21 hạt.
- Kinh Sổ Châu Công Đức, cũng nêu ra 4 loại chuỗi, tức là loại 108 hạt, loại 54 hạt, loại 27 hạt, và loại 14 hạt.
-Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu thì lấy 1.080 hạt làm chuỗi bậc thượng, xâu 108 hạt làm chuỗi tối thắng, xâu 54 hạt làm chuỗi bậc trung, xâu 27 hạt làm chuỗi bậc hạ.

-Phẩm Sổ Châu Nghi Tắc trong Kinh Văn Thù Nghi Quỹ bảo rằng: Chuỗi bậc thượng là 108 hạt, chuỗi bậc trung là 54 hạt, chuỗi bậc hạ là 27 hạt, chuỗi tối thượng là 1.080 hạt.

Trong những tràng hạt với số lượng hạt như trên thì xâu chuỗi 108 hạt là phổ biến hơn hết. Trong tràng hạt có một hạt gọi là hạt Sumeru hay Meru, chúng ta thường gọi là hạt Tu di hoặc hạt Di đà, đó là hạt thứ 109, là chỗ giáp nối của vòng tròn.

Theo nghi thức, khi lần tràng, không được vượt qua hạt này, lần đến hạt này thì lần ngược trở lại, như trong kinh Kim cương đỉnh du già niệm châu có câu:

"Hạt giữa tiêu biểu Phật Di đà, chớ lần qua, phạm tội việt pháp”. Tuy nhiên, trong việc xâu chuỗi hạt, tùy cách xâu mà có thể có hoặc không có hạt thứ 109 này.

Ý nghĩa của tràng hạt Căn cứ vào những pháp số tổng thành mà nó biểu trưng theo quan niệm của phật giáo, việc sử dụng tràng hạt có số hạt khác nhau, thì ý nghĩa biểu trưng của nó cũng có những khác biệt:
- Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.

-Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.

-Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.

-Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.
- Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.
- Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.

-Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.
Ý nghĩa của chuỗi 36 hạt và 18 hạt có nhiều người cho là không biểu trưng cho pháp số nào trong Phật giáo, và cho rằng nó tương đồng với chuỗi 108 hạt.

Theo đó, để tiện cho sự mang đeo, bèn chia chuỗi 108 hạt ra thành 3 chuỗi, mỗi chuỗi có 36 hạt, hoặc chia chuỗi 108 hạt ra làm 6 xâu, mỗi xâu có 18 hạt, mà không phải có thâm nghĩa nào cả.

Tuy vậy, chúng ta cần biết rằng, sự khác biệt của số hạt với những ý nghĩa biểu trưng khác nhau trên đây, là do các vị Bồ tát, hiền thánh tăng, sau khi đức Phật nhập diệt, đã tùy duyên giao phó làm phương tiện giáo hóa, mà không phải bắt nguồn từ văn của Kinh điển gốc đã nêu.

Nghĩa là số lượng các hạt trên tràng hạt là không cố định và bắt buộc. Công dụng của tràng hạt Tràng hạt là một vật dụng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới.

Nó được dùng như một thứ trang sức hoặc như một pháp khí tùy theo đối tượng sử dụng. Trong tôn giáo, tràng hạt được dùng để liên kết và thiết lập trật tự cho các lời cầu nguyện, các bài kinh, các kệ tán, các danh hiệu hoặc những thần chú trong khi hành trì.

Với Phật giáo, tràng hạt là một pháp khí quen thuộc, việc sử dụng tràng hạt dường như đã trở thành nét đặc thù của Tịnh độ tông. Theo lịch sử truyền thừa của Tịnh độ tông, người chế ra tràng hạt để niệm danh hiệu Phật chính là ngài Đạo Xước (562-645), người được tôn là tổ thứ 2 của Tịnh độ tông Trung Quốc.

Còn với Phật giáo Nam tông, từ lâu tràng hạt cũng đã dần dần trở thành một vật tùy thân ngoài 8 vật (3 y, kim chỉ, bình bát, dây lưng, dao cạo và túi lọc nước) đã được Phật chế định.


Không phải ai niệm Phật cũng lần tràng hạt. Điều này, còn tùy theo căn tính và thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, đối với những tín đồ, Phật tử tu theo Tịnh Độ tông, thì nên lần chuỗi để tiện bề đếm số đúng như lời mình đã phát nguyện.

Bởi vì đối với những người sơ cơ, nhiều nghiệp chướng, tâm chưa thuần nhất, còn đầy vọng tưởng tạp loạn, thì việc dùng tràng hạt khi niệm Phật để dễ định tâm hơn.

Hơn nữa, người tu tịnh nghiệp, thì tam nghiệp (thân, khẩu, ý) cần phải giữ thanh tịnh. Tay lần chuỗi thuộc về thân nghiệp, miệng niệm Phật thuộc về khẩu nghiệp, ý chuyên chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về ý nghiệp.

Kinh Phật dậy: "Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”, nghĩa là ba nghiệp đều thanh tịnh thì cùng Phật vãng sinh về Tây phương cực lạc. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật, đồng thời cũng là cách ghi nhớ số, để
không nhầm lẫn vậy.

Công dụng của chuỗi hạt chỉ là một phương tiện như muôn ngàn phương tiện khác. Người ta dùng nó để niệm Phật. Nhờ lần chuỗi ghi số câu mà tâm ít tán loạn hơn. Tuy nhiên, điểm căn bản để diệt trừ phiền não, chính là ở nơi cái tâm.

Người niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm lăng xăng, tán loạn, luôn nghĩ tà vạy, thì dù miệng có niệm Phật, tay lần tràng hạt, cũng không thể nào có kết quả định tâm được… Yên Sơn


Được sửa bởi mytutru ngày Tue 26 Mar 2013, 13:03; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13Wed 01 Aug 2012, 19:16

CÚNG DƯỜNG
(HT. Thích Trí Quảng)
*************
Có bốn cách cúng dường từ thấp đến cao, đó là phẩm vật cúng dường, tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường; ngoài bốn cách này không phải là cúng dường.
Người có hiểu biết dâng phẩm vật cúng dường kèm theo tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường là thành tựu trọn vẹn sự cúng dường.

Nhưng không biết thì cúng dường phẩm vật rồi sinh tâm ngã mạn và người thọ lãnh cung dường cũng khởi tâm xấu, cả hai đều bị đọa.

Chúng ta quan sát những người cúng dường chùa này đến chùa khác và cuối cùng kết quả họ nhận được như thế nào, sẽ biết họ cúng dường đúng theo Phật pháp hay là đã lạc vào đường tà.

Nếu cúng dường nhiều, nhưng tài sản mất trắng và trở thành nghèo đói, oán hận, không cúng nữa, chúng ta biết người này sẽ đọa địa ngục và tướng địa ngục đã hiện ra, vì tướng phước thứ năm của con người là tài sản đã bị mất và nghèo đói.

Thời Đức Phật tại thế, người cư sĩ nổi tiếng với hạnh cúng dường là ông trưởng giả Cấp Cô Độc, ông càng cúng dường càng sinh phước báo, nên đời sống vật chất càng sung mãn hơn.

vậy, phải xét lại tâm của người cúng dường và người thọ lãnh cúng dường. Người cúng và người nhận đều không thanh tịnh thì hai tâm này thường tương ưng với nhau, nên dễ gặp nhau. Muốn cầu Phật, muốn gặp Phật, nhưng lại gặp ma gia Phật là vậy.

Đức Phật dạy chúng ta cúng dường phải có tâm thanh tịnh trước mới tương ưng với Phật, Bồ tát, Thánh hiền và các Ngài mới dẫn lối đưa đường cho chúng ta đi đúng tuyến để gặp được thầy hiền bạn tốt trên thực tế cuộc sống.


Khi khởi tâm cúng dường, xem tâm của người dẫn ta đi cúng như thế nào, phước báo của họ ra sao; nếu họ tốt và dẫn ta đi đến chỗ tốt là biết đúng.

Còn chúng ta khởi tâm xấu, tức tâm ma sẽ gặp người dẫn chung ta đến với ma; nói cách khác, mình xấu mới hạp với ma và hai tâm xấu gặp nhau là sai pháp thì tưởng mình làm phước lại thành tạo tội.

Những người như vậy thường nói “Tôi cúng nhiều, nhưng hết tiền rồi, không cúng nữa”; họ đã phạm tội phá pháp, vì họ không thanh tịnh và cúng cho người tu giả dối, nên kết quả họ gặp khó khăn, buồn khổ và người nhận cũng khổ, khiến cho người khác hiểu lầm pháp cúng dường là tệ hại như vậy.
Cúng dường xong nên kiểm tra xem tâm chúng ta có bất mãn hay không. Phần nhiều các Phật tử thường phạm sai lầm này.

Được hướng dẫn đến thầy đó, chùa đó để cúng dường, lúc đi thì thích cúng dường; nhưng khi chạm thực tế, thấy vị này, chua này không tốt giống như chúng ta nghĩ, mà cũng phải cúng là bất đắc dĩ cúng dường thì cúng dường rồi sanh tâm bực bội, bất mãn.

Cúng dường như vậy chắc chắn chẳng có phước gì cả mà còn tạo tội. Hoặc Phật tử cúng dường trai tăng thỉnh quý thầy, nhưng đứng lạy ở trai đường thấy những vị mình kính mến không đến, chỉ có … , nên buồn phiền, bực tức nổi lên. Phải tự biết tâm mình như thế nào đó mà phước không sinh, nhưng nghiệp đã sinh, khiến cho các vị chân tu không đến và khiến ta bất mãn.

Nghiệp đến đâu thì sẽ đọa đến đó. Nếu khởi tâm tốt, nhưng lại gặp ma dẫn đến chỗ không tốt tác động chúng ta phiền não, là biết đã hư pháp; chỉ còn cách trụ tâm lại để giữ cho tâm thanh tịnh là chính, không quan tâm đến việc khác; còn khởi phiền não chẳng sửa đổi được gì cả, mà chỉ làm cho mình đọa sâu thêm.

Nếu chúng ta có căn lành và có tâm cúng dường thanh tịnh, hai điều này gắn liền với nhau, sẽ được Hộ pháp, Long thiên và chư Bồ tát dẫn dắt chúng ta. Nhờ vậy, tự nhiên chúng ta đi đúng chỗ, gặp vị cao Tăng đức hạnh, khiến chúng ta khởi tâm cung kính, thì phẩm vật cúng dường chưa có, nhưng đã phát tâm kính tín là phước đã sinh ra cho ta.


Tuy nhiên, các vị Thánh Tăng đâu dễ gặp, không phải ở đâu cũng có và không phải lúc nào cũng có Thánh Tăng. Trong lịch sử, trải qua cả ngàn năm mới có một Đức Phật Thích Ca. Dưới Phật là các vị Hiền Thanh lâu lắm mới xuất hiện và đâu phải nơi nào các ngài cũng xuất hiện.
Lịch sử cho chúng ta thấy rõ nơi nào có Hiền Thánh hiện hữu, Phật pháp sẽ phát triển rất mạnh, chùa cao Phật lớn theo đó được dựng lên; nhưng khi các ngài viên tịch thì ma kéo đến để tranh giành quyền lợi dẫn đến tranh chấp, sát hại nhau làm cho Phật pháp suy sụp.

Vì vậy chùa cao Phật lớn bấy giờ trở thành nơi tập họp phiền não, không thanh tịnh.
Chùa Nam Hoa, nơi lưu dấu chân của Tổ Huệ Năng, hai ngàn năm trước đã có một vị Tăng Ấn Độ đi ngang qua đây và nói rằng năm trăm năm sau nơi này sẽ có một vị Thánh Tăng đến đây xây dựng.
Và quả đúng như lời tiên đoán ấy, Tổ Huệ Năng đến đó hành đạo va ngày nay nơi này trở thành trung tâm Phật giáo nổi tiếng.


Người đến cúng dường gặp Tổ Huệ Năng là vị Thánh Tăng, đương nhiên nhận được sự an lành và hoan hỷ vô cùng.
Nhưng chung quanh Tổ cũng có phàm Tăng và cả ác Tăng, nghiệp Tăng nữa, không phải tất cả đại chúng ở đó là Thánh.


Giống như trên núi có vàng, nhưng phải có đá sỏi gai góc nhiều hơn. Đức Phật cũng nói rằng một cây nở hoa thì cả rừng đều tỏa hương thơm, “Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương”, nghĩa là một người tu hành đắc đạo làm cho tất cả mọi người nương nhờ được thơm lây.

Thật vậy, một vị tu hành tốt, tức tâm họ thanh tịnh, đức hạnh trang nghiêm, trí tuệ trong sáng thì Phật tử nhận thấy những điều tôt đẹp này tỏa sáng trong cuộc sống họ, khiến cho Phật tử dễ khởi tâm cung kính tất cả đại chúng.

Tâm của Tổ Huệ Năng là tâm Phật quá tốt đẹp, tác động qua tâm các vị phàm Tăng, ác Tăng sống chung với ngài khiến họ cũng được thơm lây. Thật vậy, họ là những người tầm thường trong xã hội, thậm chí có cả những người ác như nhóm ăn cướp thợ săn mà ngài từng sống chung với họ.


Khi nghe ngài đắc đạo, họ đã tìm tới nương tựa. Dĩ nhiên với tâm bao dung, ngài đã tiếp nhận họ; được khoác vào chiếc Tăng bào, được núp bóng Tổ, được Tổ khai tâm, họ cũng thể hiện được phần nào sự tốt đẹp.

Nói đến đạo lực giáo dưỡng của các vị Hiền Thánh, chúng ta nhớ đến việc Đức Phật đã độ ông Sunita xuất thân là người hốt phân.
Nhờ Đức Phật soi rọi, tâm ông trở thành trong sáng, đắc quả A la hán, khiến cho vua Ba Tư Nặc trông thấy phải kính lễ; trong khi trước đó, với vị trí thấp kém nhất trong xã hội, nếu Sunita mà để cho nhà vua trông thấy mặt là đã bị chém đầu rồi.


Hòa thượng Huê Nghiêm thường nói rằng: “Đạo chuyển cô cùng đăng quý hiển”; nghĩa là đạo có thể chuyển hóa người nghèo đói, côi cút trở thành người cao quý.

Câu này cũng nhằm chỉ ngài Huyền Trang.
Cha của ngài Huyền Trang là ông Trần Quang Nhiệm trên đường đi nhận lãnh chức vụ, bị người hầu cận giết chết và tên này đã cưỡng bức để sống với mẹ của ngài, lúc đó bà đang mang thai ngài.

Đến khi sinh ra ngài, hắn ta đã thả ngài cho trôi sông, nhưng may mắn thay, ngài lại tấp vô chùa, nên thường bị các sư trong chùa xem thường là “trôi sông lạc chợ”. Lớn lên ở chùa tu hành, nhờ căn lành sâu dày vơi Phật pháp, ngài đã tiến tu rất nhanh, trở thành vị cao Tăng.
Vua Đường Thái Tông kính trọng ngài Huyền Trang là vị chân tu đức hạnh, nên muốn cúng dường ngài; nhưng ông nói rằng cả Trường An không có ai xứng đáng để ông cúng dường ngoài Pháp sư Huyền Trang.

Ngài Huyền Trang đã trả lời rằng:
Phàm Tăng bất năng giáng phước Dục cầu phước tiên thỉnh phàm Tăng

Nghĩa là các vị sư không có phước thì không thể ban phước cho ai được; nhưng câu sau ngài nói ngược lại rằng muốn cầu phước thì phải nhờ phàm Tăng.

Có thể hiểu rằng trên bước đường tu, trước tiên chúng ta cần mượn đàn tràng hình thức có Phật, Pháp và Tăng.
Không có Đức Phật thật trên cuộc đời này, chúng ta làm tượng Phật bằng gỗ, bằng giấy…; không có chơn kinh, chúng ta phải có cuốn kinh văn tự; không có vị thầy Hiền Thánh, chúng ta có phàm Tăng, để hình thành thế gian trụ trì Tam bảo. Tuy nhiên, với tâm thành, kính tín Tam bảo, chúng ta có thể thấy xa hơn.

Thật vậy, dù đối diện trước tượng Phật giấy, đọc kinh giấy trắng mực đen và nghe thầy phàm tụng kinh; nhưng nhờ căn lành, chúng ta cảm nhận được một cái gì quan trọng linh thiêng thì lúc đó, Phật giấy biến thành Phật thật, kinh văn tự biến thành chơn kinh và ông thầy phàm biến thành Thánh hiền.

Đó là ý nghĩa lộng giả thành chơn, vì nhờ tâm chúng ta kính tín Tam bảo mà chuyển đổi được phương tiện Tam bảo này trở nên tốt đep.

Thực tế cho thấy khi nhà có đám tang, nhiều Phật tử nghe các thầy tụng kinh, trong lòng sung sướng, an lạc và có cảm giác là ông bà họ được siêu thoát; như vậy tai nghe ngôn ngữ, nhưng tâm nghe được chơn kinh, nên tâm họ thanh tịnh mới tác động qua vị sư tụng kinh cũng được thanh tịnh, tạo thành đạo tràng một màu thanh tịnh.


Vì vậy, khi chúng ta cúng dường với tâm kính tín, tuy làm lễ đơn giản mà thành tựu được pháp cúng dường và phước theo đó sinh ra.
Trái lại, người làm lễ cúng dường linh đình, nhưng tâm ngã mạn, bất mãn nổi lên sẽ kết thành quả báo xấu là gia đình sa sút, tâm buồn phiền, người thân khó chịu với họ và thốt ra những lời nói phỉ báng, tội lỗi như cúng nhiều uổng phí.

Cúng dường mà gia đình xào xáo, ly tán, buồn khổ là sai pháp hoàn toàn.
Cúng dường phải sanh ra phước, người thương phải thương hơn, người chưa thương phải thương và người thù ghét thì không khởi tâm xấu ác này với mình nữa.

Như vậy, điều quan trọng là cúng dường đúng pháp thì thân khỏe mạnh, tâm an lạc, gia đình hạnh phúc, bạn bè tốt với mình và cuộc sống vật chất được phát triển hơn.

Trong bốn cách cúng dường, cao nhất là cúng dường pháp. Thí dụ tôi thuyết pháp cho quý Phật tử hiểu được những điều tốt đẹp theo Phật để thực hiện trong cuộc sống, đó là pháp cúng dường, tuy không dâng phẩm vật cho Đức Phật, nhưng được Phật ngợi khen rằng có công đức lớn nhất.


Bước theo dấu chân Phật, chúng ta làm cho người phát tâm thành, kính tín Tam bảo và nguyện sống theo pháp Phật. Được như vậy là nhờ chúng ta phát tâm Bồ đề, quyết tâm thay Phật làm những việc lợi ích cho nhiều người, giúp cho họ có cuộc sống thăng hoa tri thức và đạo đức, sẽ kết thành công đức lớn lao vô cùng, không nhứt thiết phải có phẩm vật cúng dường.

Đôi khi phẩm vật dâng cúng mà thực hiện sai pháp, lại bị phản tác dụng.
Mong rằng quý Phật tử thực hiện trọng trách hộ đạo, khi cúng dường nên đặt trọn vẹn niềm tin trong sáng nơi Tam bảo mà khởi tâm cung kính, tôn trọng và phát tâm dâng cúng phẩm vật để thành tựu được bốn pháp cúng dường: phẩm vật cúng dường, tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường.
Cosy looks (HT. Imagination promo)

A DI ĐÀ PHẬT



Được sửa bởi mytutru ngày Tue 26 Mar 2013, 13:11; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Những Bài Học Ngắn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những Bài Học Ngắn   Những Bài Học Ngắn I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Những Bài Học Ngắn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-