Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Tue 18 Feb 2014, 04:35

Trà Mi đã viết:
Phần 15:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot

 
 
F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:
 

Định Nghĩa GDP:

Nền kinh tế của các quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo dục của các quốc gia đó, điều này có nghĩa là quốc gia nào có nền giáo dục tốt thì sẽ có một nền kinh tế phát triển. Để so sánh các nền kinh tế của các quốc gia với nhau, người ta dùng một danh từ chung là GDP và một tiền tệ chung là đồng đô-la của Mỹ (USD).

GDP viết tắt của chữ Gross Domestic Product nghĩa là Tổng Sản Lượng Nội Địa thường tính trong một năm:


Phương trình Toán Học sau đây được dùng vào định nghĩa GDP:

GDP = Consumption + Investment + Exports – Imports
      = Tiêu Thụ + Đầu Tư + Xuất Cảng - Nhập Cảng

Một cách chính xác hơn, người ta dùng công thức tiêu biểu sau đây:

GDP = Private consumption + Government + Investment +
         Net Exports
GDP = C+I +G+NX

Nghĩa là:

GDP = Tiêu Thụ Tư Nhân + Chi Tiêu Chính Phủ + Đầu Tư + Xuất Cảng Ròng (Thực, Thật)

Trong đó: Xuất Cảng Ròng = Xuất Cảng - Nhập Cảng

Thí dụ xuất cảng 1000 tỷ USD, nhập cảng 800 tỷ USD, vậy xuất cảng ròng 200 tỷ USD. Trái lại, nếu xuất cảng 1000 tỷ USD, nhập cảng 1300 tỷ USD thì xuất cảng ròng do đó: 1000 - 1300= -300 tỷ USD.

GDP thường được tính trong một khoảng thời gian thường là một năm bởi Văn phòng Phân tích Kinh tế (Bureau of Economic Analysis –BEA).

Thí dụ: Hãy tính GDP của nước Mỹ năm 2004:

Tư nhân tiêu thụ: 8229.1 tỷ USD

Đầu tư: 1926.9 tỷ USD

Xuất cảng: 1174.8 tỷ USD

Nhập cảng: 1781.8 tỷ USD

Vậy xuất cảng ròng là: (1174.8 – 1781.8) USD = - 607 tỷ USD

Chính phủ tiêu: 2184.4 tỷ USD

 

Vậy GDP của nước Mỹ năm 2004 là:

 

GDP = (8229.1 tỷ + 1926.9 tỷ + 2184.4 tỷ - 607 tỷ) USD
      = 11733.5 tỷ USD.
 

Nền Giáo Dục và Sự Phát Triển Kinh Tế của Các Nước:

Ngày nay, trên toàn thế giới bất cứ quốc gia nào cũng biết đến nhóm G7, đó là nhóm gồm 7 quốc gia: Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý, và Gia Nã Đại họp thành nhóm G7 và là nhóm có nền kinh tế phát triển mạnh nhất và đứng đầu thế giới. Tổng sản lượng của 7 quốc gia này gộp lại khoảng 27 nghìn tỷ USD so với toàn thế giới bằng 27 USD/44 USD = 61%, có nghĩa là chỉ 7 quốc gia không thôi mà tổng số GDP chiếm đến 61% của toàn thế giới.

Mỗi năm nhóm G7 này họp một lần ờ từng quốc gia để quyết định nền Kinh Tế trên toàn Thế Giới, như năm nay, 2005 họp tại Luân Đôn (Anh Quốc) và thường Tổng Thống hoặc Thủ Tướng có mặt trong những buổi họp này. Trong vài năm vừa qua, Mỹ muốn làm Tổng Thống Nga được mát mặt (vẻ vang) nên mời họp nhưng chỉ đóng vai trò dự thính và như vậy không có quyền quyết định gì vì nền kinh tế của Nga quá yếu kém chỉ có khoảng 755 tỷ USD nghĩa là còn thua Gia-Nã-Đại (khoảng 1000 tỷ USD) và chỉ hơn Đại Hàn (Nam Hàn) chút xíu (Đại Hàn khoảng 720 tỷ USD).

Vì có sự hiện diện của Nga nên nhóm được mở rộng, gọi là G7+1 mà không gọi là G8. Còn Trung Quốc hiện nay, nền kinh tế đang phát triển với tổng sản lượng quốc gia, GDP hàng năm khoảng 1843 tỷ USD với số dân 1 tỷ 300 triệu người nên nước này cũng đang ngấp nghé muốn gia nhập nhóm G7 nhưng có lẽ chỉ được nhận với tên nhóm G7+2.

Theo tài liệu của viện Tiền Tệ Quốc Tế phát hành tháng 4 năm 2005 thì tổng số GDP (GDP hay Gross Domestic Product hay Tổng Sản Lượng Quốc Gia) tính theo USD (đồng đô-la Mỹ) của toàn thế giới khoảng chừng 44 nghìn 168 tỷ.


Trong đó GDP và thứ hạng của mỗi quốc gia được liệt kê như sau:

Hạng 1 - Mỹ, GDP khoảng 12438 tỷ USD (đứng đầu thế giới).

Hạng 2 - Nhật, GDP khoảng 4799 tỷ USD

Hạng 3 - Đức, GDP khoảng 2906 tỷ USD

Hạng 4 – Anh, GDP khoảng 2295 tỷ USD

Hạng 5 - Pháp, khoảng 2216 tỷ USD

Hạng 6 - Trung Quốc, khoảng 1843 tỷ USD

Hạng 7 – Ý, khoảng 1836 tỷ USD

Hạng 8 - Tây Ban Nha, khoảng 1120 tỷ USD

Hạng 9 – Gia Nã Đại, khoảng 1098 tỷ USD

Hạng 10 – Nga, khoảng 755 tỷ USD

Hạng 11 - Ấn Độ, khoảng 749 tỷ USD

Hạng 12 - Ba Tây (Brazil), khoảng 732 tỷ USD

Hạng 13 - Đại Hàn (Nam Hàn – South Korea), khoảng 720 tỷ USD

Hạng 14 - Mễ Tây Cơ (Mexico), khoảng 714 tỷ

Hạng 15 – Úc, khoảng 692 tỷ USD

……………….

Hạng 35 - Thái Lan, khoảng 174 tỷ USD

Hạng 36 - Hồng Kông, khoảng172 tỷ USD

Hạng 42 – Singapore, khoảng 116 tỷ USD

Hạng 61 - Việt Nam, khoảng 47 tỷ USD

Nếu so với Đại Hàn thì Việt Nam chiếm 47/720 = 6.5%, nghĩa là GDP, tổng sản lượng Việt Nam chiếm chỉ 6.5% GDP của Đại Hàn; với Thái Lan thì 47/174 = 27 %, GDP tổng sản lượng Việt Nam bằng 27% GDP của Thái Lan mà thôi.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dotN vậy, tổng sản lượng của Việt Nam trong khoảng 43 năm nữa mới bằng tổng sản lượng của Đại Hàn ngày hôm nay. Thí dụ sau đây sẽ dẫn chứng:

Hiện nay,mỗi năm độ tăng trưởng của Việt Nam là 7% theo thống kê của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa, ta thử tính xem bao nhiêu lâu nữa thì GDP của Việt Nam sẽ bằng GDP của Đại Hàn trong năm 2005 biết rằng GDP của Việt Nam là 47 tỷ USD và GDP của Đại Hàn là 720 tỷ USD.

Ta có phương trình:

47 x (1+0.07)n = 720

Lấy Logarithm thập phân cho cả hai vế của phương trình trên để giải n, ta được:

n ≈ 40.3

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dotNhư vậy đợi đến năm 2048 tháng 3 (hơn 43 năm sau), thì tổng sản lượng, GDP của Việt Nam sẽ bằng Đại Hàn ngày hôm nay, năm 2005.

Tất cả những chi tiết về Tổng Sản Lượng, GDP của các Quốc Gia sẽ được tác giả trình bày trong một bài riêng biệt.

Ngày nay, ai cũng biết nền kinh tế quốc gia phụ thuộc vào trí óc của con người và nền kinh tế này gọi là nền kinh tế Tri Thức, mà Việt Nam luôn luôn nhắc đến. Nước nào có nhiều chất xám (tri thức hay khối óc biết suy nghĩ) nghĩa là có nhiều kỹ sư tài giỏi nên có nhiều sáng kiến thì nền kinh tế sẽ phát triển.

Như vậy, khỏi cần suy luận sâu xa, ta có thể nói rằng quốc gia nào đoạt được nhiều giải Nobel về Khoa Học, Y Khoa thì quốc gia đó chính là quốc gia đứng đầu thế giới. Tính đến ngày nay, năm 2005 Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều người trúng giải Nobel nhất thế giới (270 người trúng giải).


Đứng thứ nhì là Anh với 101 người, đứng thứ ba là Đức với 76 người trúng giải,..v..v…

Như vậy, việc Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới về kinh tế rõ ràng là có nhiều nhân tài góp phần vào công cuộc phát triển khoa học và kỹ thuật vào kinh tế.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dotNhưng tại sao Hoa Kỳ lại có nhiều các nhà bác học, kỹ sư danh tiếng như vậy ?

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Arrow_phaiCâu trả lời ngắn gọn là do các trường Đại Học Hoa Kỳ đã có công đào tạo ra các nhân vật đó.

Theo tài liệu của Academic Ranking of World Universities 2004 thì:
http://ed.sjtu.edu.cn/rank/2004/top500list.htm

Trong 500 trường Đại Học danh tiếng nhất thế giới, nước Mỹ chiếm hết 161 trường, nước Anh chiếm 41 trường, nước Đức chiếm 38 trường, nước Nhật chiếm 33 trường, nước Pháp chiếm 20 trường, Gia-Nã-Đại chiếm 12 trường, Nam Hàn chiếm 7 trường, Hồng-Kông chiếm 5 trường, Trung Hoa Lục Địa chiếm 4 trường, Đài Loan chiếm 3 trường, Singapore chiếm 2 trường, Nga chiếm 2 trường… Trong khi đó, nước Việt Nam không có một trường Đại Học nào ở trong danh sách của 500 trường Đại Học danh tiếng nhất thế giới.

Ta kể một vài Đại Học danh tiếng nhất thế giới sắp theo thứ hạng như sau đây:

Hạng 1 - Đại học Havard, Mỹ

Hạng 2 - Đại học Stanford, Mỹ

Hạng 3 - Đại học Cambridge, Anh

Hạng 4 - Đại học Berkely, Mỹ

Hạng 5 - Đại học MIT (Massachusetts Institute of
            Technology),Mỹ

Hạng 6 - Đại học California IT (Institute of Technology),
             Mỹ

Hạng 7 - Đại học Princeton, Mỹ

Hạng 8 - Đại học Oxford, Anh

Hạng 9 - Đại học Columbia, Mỹ

Hạng 10 - Đại học Chicago, Mỹ

Hạng 11 - Đại học Yale, Mỹ

Hạng 12 - Đại học Cornell, Mỹ

……….

Hạng 14 - Đại Học Tokyo, danh tiếng nhất của Nhật Bản đứng thứ 14

Đại Học Minnesota, Twin Cities, Mỹ đứng hạng thứ 33.

Nước Pháp danh tiếng nhất là Đại học Paris 6, hạng thứ 41 và Đại Học Paris 11, hạng thứ 48.

Đại Học danh tiếng nhất của Đức là Đại Học Kỹ Thuật Munich, đứng thứ 45.

Đại Học danh tiếng nhất của Nga, Đại Học Moscow chỉ được thứ hạng 66....v..v….

Như ta đã biết nền kinh tế ngày hôm nay là nền kinh tế tri thức nghĩa là nước nào có nhiều hiểu biết thì đứng đầu thế giới. Có nhiều tri thức tức là có nhiều giải Nobel và các trường Đại Học hàng đầu vì thế chúng ta không lấy gì làm lạ là nền kinh tế của Mỹ đứng đầu thế giới do có nhiều nhà trí thức tài năng đóng góp nhiều phát minh và làm cho nền kinh tế luôn luôn đứng hàng đầu thế giới.

Nhiều nước ngày nay như nước Trung Hoa đang cố gắng phát triển nền kinh tế nhưng vì không có thực lực (vốn), không có thực tài (phát minh khoa học) cho nên dù có phát triển nhờ mượn vốn từ bên ngoài và mượn những bằng sáng chế của nước khác, thí dụ như Trung Quốc chế tạo rất nhiều máy Điện Toán (Vi Tính) hay máy PC (Personal Computer) nhưng phải mua bản quyền Chip của Intel của Mỹ như Pentium 4 và phần mềm (Software) của Microsoft cũng của Mỹ thì mới chạy được. Nước Trung Hoa càng ngày càng thích dùng điện thoại cầm tay nhưng nếu không có những sáng chế từ Mỹ hay từ Nhật thì không phát triển được. Trung Hoa, một đàn anh của Việt Nam mà còn như vậy; đối với Việt Nam với hơn 82 triệu dân với GDP 47 tỷ mà không sửa đổi đường lối và chính sách giáo dục và kinh tế thì làm sao có thể theo kịp được các nước khác.

Nói về GDP cho mỗi cá nhân (Nominal per Capita):

GDP cho mỗi cá nhân là số tiền của mỗi cá nhân trong một quốc gia kiếm được trong năm. Số tiền này bằng tổng sản lượng quốc gia, GDP chia cho số dân trong nước. Thí dụ tổng sản lượng quốc gia của Mỹ năm 2005 là 12 tỷ 438 ngàn chia 296.7 triệu dân, ta được 41917 USD/năm/người.

Tuy nhiên, nước Mỹ không phải là nước có tiền kiếm được mỗi năm cao nhất. Quốc gia cao nhất là Lục-Xâm Bảo (Luxembourg), đây là nước nhỏ tí hon nằm giữa Pháp và Đức với 77595 USD/năm cho mỗi đầu người. Lý do vì dân số của quốc gia này chỉ có 470000 dân, phần lớn chỉ sống bằng nghề bài bạc. Ta kể 10 nước đầu tiên có GDP cá nhân cao nhất được xếp hạng như sau:

Hạng 1: Lục-Xâm-Bảo (Luxembourg), 77595 USD/người mỗi năm.

Hạng 2: Na-Uy (Norway), 61852 USD/người mỗi năm.

Hạng 3: Thụy-Sĩ (Swithzerland), 52879 USD/người mỗi năm.

Hạng 4: Băng Đảo (Iceland), 52063 USD/người mỗi năm.

Hạng 5: Cộng Hòa Ireland (Republic of Ireland), 50303 USD/người mỗi năm.

Hạng 6: Đan Mạch (Denmark), 49182 USD/người mỗi năm.

Hạng 7: Thụy Điển (Sweden), 42392 USD/người mỗi năm.

Hạng 8: Mỹ, 41917 USD/người mỗi năm.

Hạng 9: Qatar, 39607 USD/người mỗi năm.

Hạng 10: Austria (Áo), 39292 USD/người mỗi năm.
………..
Hạng 13: Anh: 38098 USD/người mỗi năm.
…………
Hạng 15: Nhật, 37566 USD/người mỗi năm.

Hạng 16: Pháp, 35727 USD/người mỗi năm.

hạng 17: Đức, 35075 USD/người mỗi năm.

Hạng 20: Ý, 31874 USD/người mỗi năm.

Hạng 22: Singapore, 26481 USD/người mỗi năm.

Hạng 24: Hồng Kông, 24626 USD/người mỗi năm.

Hạng 35: Đài Loan, 14860 USD/người mỗi năm.

Hạng 36: Đại Hàn, 14784 USD/người mỗi năm.

Hạng 60: Nga, 5341 USD/người mỗi năm.

Hạng 88: Thái Lan, 2665 USD/người mỗi năm.

Hạng 111: Trung Quốc, 1411 USD/người mỗi năm.

Hạng 144: Việt Nam, 566 USD/người mỗi năm.

Hạng 179: Cộng Hòa Congo, 116 USD/người mỗi năm.

Hạng 180: Burundi,106 USD/người mỗi năm.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bgr_homeTóm lại, nước Việt Nam đứng hạng số 144 trong tổng số 180 nước kể trên, nếu so với Thái Lan thì Việt Nam: 566/2665 = 21.2% nghĩa là lương của người Việt Nam chỉ bằng 1/5 lương của người Thái Lan mà thôi. Đối với nước Trung Hoa, lương của mỗi người Việt Nam là 566/1411 = 24.9%, nghĩa là người Tàu có lương gấp 4 lần người Việt Nam, còn nếu so với Nga thì 541/566 = 9.43 nghĩa là lương công nhân Nga cao hơn lương công nhân Việt Nam trên 9 lần. Đối với Đại Hàn 14784/566 = 26.12 nghĩa là lương của một người Đại Hàn gấp hơn 26 lần lương của một công nhân Việt Nam.

Đối với Nhật Bản, 37566/566 = 66.37 nghĩa là lương của mỗi người Nhật gấp 66 lần lương của công nhân Việt Nam. Nói khác đi người Nhật làm 1 tháng bằng người Việt Nam làm 5 năm 6 tháng mới bằng.

Người viết chỉ phân tích các sự kiện mà miễn phê bình và chỉ nhớ có một điều là lương của một công nhân Việt Nam được xếp hạng đứng thứ 144 trong 180 nước, nghĩa là dưới 143 nước và chỉ hơn có 36 nước trong đó hơn nước Congo.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot

Ta thấy lương trung bình là 566 USD một năm tương đương với 566/12= 47 USD/tháng (hay tương đương với 47 x 15800 = 745233 đồng VN/tháng).

Hiện nay, theo bảng lương chính thức của nhà nước thì lương tối thiểu của một viên chức Việt Nam làm cho chính phủ là 290 ngàn đồng VN (tương đương với khoảng 19 USD) một tháng. Lương cao nhất nước là lương của Chủ Tịch nước hoặc Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản khoảng 3 triệu 400 ngàn đồng VN (tương đương với 220 USD) một tháng.

Một sinh viên Đại Học 4 năm tốt nghiệp Cử Nhân hay Kỹ Sư làm cho nhà nước chỉ lãnh lương khoảng 500 ngàn, một Bác Sĩ trung bình lãnh lương khoảng 1 triệu, một Đại Tá Quân Đội Nhân Dân lãnh lương khoảng 1 triệu 8.

Tuy nhiên ở nhà quê miền Bắc, bình quân mỗi người chỉ được 1 sào rưởi ruộng, thu hoạch không đủ ăn và lợi tức tương đương khoảng 10 USD hoặc 150 ngàn đồng một tháng. Có nhiều cô ở nhà quê phải lên Hà Nội tới hồ Tây hoặc Trúc Bạch hoặc hồ Thuyền Quang để mò cua bắt ốc đem bán kiếm kế sinh nhai nhưng những người này không lên bắt ốc tại hồ Hoàn Kiếm vì hồ Hoàn Kiếm nước xanh nên có mùi đồng không ai ăn được.

Những người may mắn hơn có bằng Kỹ Sư hoặc bằng Điện Toán (Tin Học) hoặc Quản Trị Kinh Doanh làm cho các công ty ngoại quốc thì lương cao hơn và vì vậy bình quân mỗi người là 740 ngàn đồng VN/tháng vì lương của các nhà Kỹ Thuật này bù đắp lương của các công nhân ở vùng quê hoặc vùng cao (đồng bào Thượng). Vì vậy cho nên ai cũng muốn đi làm cho công ty ngoại quốc, và cả nước đi học tập tiếng Anh kể cả các học sinh Tiểu Học.

Vì vậy nhiều phụ huynh con nhà giàu gửi con tới các trường quốc tế rất đắt tiền mong cho con sau này có thể vào các trường ĐẠI HỌC danh tiếng.

Thí dụ THPT dân lập quốc tế APU trực thuộc AMERICAN PACIFIC UNIVERSITY UNIVERSITY APU-HOA KỲ dạy theo chương trình Mỹ địa chỉ 286 Lãnh Binh Thăng học phí 12-14 triệu đồng/tháng.

Trường TH Quốc Tế Saigon khu nam quận 7 học phí $6200 usa/ năm


Trong các phần sau, chúng ta thử tìm xem làm cách nào sửa đổi giúp cho nền Giáo Dục và Kinh Tế để thu nhập cá nhân của người dân Việt Nam được nâng cao và được sắp hạng khá hơn thứ hạng 144.

 

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bar-bong3
 



Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả dựa theo trí nhớ và đã tham khảo những tài liệu sau đây:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceTrước năm 1945: Tham khảo "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceSau năm 1945:  Tham khảo của những người đã sống trong những thời đó thí dụ muốn biết việc thi cử trong khoảng 60--75 thì hỏi những thí sinh và các giáo sư trong khoảng thời gian đó.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceCác Websites liên hệ được trích dẫn trong những bài viết.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceTác giả rất cần ý kiến của các chuyên gia về cách học tập và thi cử ở các trường Đại Học qua mọi thời đại thí dụ như về Y Khoa cần ý kiến của các Bác Sĩ đã từng tốt nghiệp ở Đại Học Việt Nam, Nha Khoa cần các Nha Sĩ, Dược Khoa cần Dược Sĩ, Luật Khoa cần các vị tốt nghiệp trường Luật và tất cả các trường khác tại Việt Nam,… Mong toàn thể quý vị góp ý kiến vì không một ai có thể biết tất cả các bộ môn được. Cám ơn quý vị.

Nguyễn Văn Thành
Thượng tuần tháng 6, 2005
(còn tiếp)
 
 
 
Đọc phần đầu thuộc về kinh tế học, cái môn này Shiroi... nuốt không vô  :thua: 
Phần sau nói về xếp hạng các trường Đại Học danh tiếng thế giới, về mặt này Shiroi nghĩ có nhiều khía cạnh để bàn. Vấn đề đầu tiên là dựa trên yếu tố nào để xếp hạng ?
Bản xếp hạng nổi tiếng nhất hiện nay là bảng xếp hạng Thượng Hải.
http://www.shanghairanking.com/ARWU2013.html

Vì bảng xếp hạng này mà nhiều trường Đại Học... nhốn nháo lên. Theo bảng xếp hạng này, Shiroi hiểu là người ta dựa theo số bài báo được đăng của trường ĐH mà xếp hạng. Có nhiều nước có các trường nhỏ nhỏ... như ở VN  Razz  trường Đại Học Bách Khoa, trường Đại Học Tổng hợp, trường ĐH Y khoa, v.v. của thành phố như Sài Gòn chẳng hạn. Trong khi các trường ĐH được xếp trên bảng Shangai là 1 trường ĐH (University) của thành phố đó, và trong trường ĐH lớn đó có nhiều khoa (Faculties, Schools) khác nhau (faculty of medicine, faculty of law,...). Chỉ nội Paris thôi, trong 300 ĐH xếp hạng đầu, đã có Paris 6, Paris 11, ĐH Sư Phạm Paris, Đại học Bách Khoa Paris, Paris 7, Paris 5, Paris 9  :thua:  .
Chính vì vậy mà nhiều Faculties của cùng thành phố đang hợp lại để thống nhất thành 1 University (University of Paris) hy vọng nâng số hạng trên bảng Thượng Hải này  :qq: 

Hy vọng 1 ngày nào đó mình có được 1 Đại Học Sài Gòn với Khoa Y, Khoa Dược, Khoa Toán, Khoa Hoá  :tongue: , v.v.

Giải Nobel thì Shiroi chưa xem lại, nhưng Fields Medal thì nước Mỹ được 12 người/dân số là 320 triệu, còn nước Pháp xếp hạng 2 với 11 người/67 triệu.
Trong số 11 người được kể là người Pháp có Giáo Sư Ngô Bảo Châu, hiện nay đang dạy tại Đại Học Princeton của Mỹ. Như vậy nếu nói "Câu trả lời ngắn gọn là do các trường Đại Học Hoa Kỳ đã có công đào tạo ra các nhân vật đó" thì không chính xác đâu. Nhưng phải công nhận các trường ĐH Mỹ hầu hết là trường tư, nên họ có tiền để trả lương của các GS cao.  :chao: 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Tue 18 Feb 2014, 13:59

Shiroi đã viết:
   
 
Đọc phần đầu thuộc về kinh tế học, cái môn này Shiroi... nuốt không vô  :thua: 
Phần sau nói về xếp hạng các trường Đại Học danh tiếng thế giới, về mặt này Shiroi nghĩ có nhiều khía cạnh để bàn. Vấn đề đầu tiên là dựa trên yếu tố nào để xếp hạng ?
Bản xếp hạng nổi tiếng nhất hiện nay là bảng xếp hạng Thượng Hải.
http://www.shanghairanking.com/ARWU2013.html

Vì bảng xếp hạng này mà nhiều trường Đại Học... nhốn nháo lên. Theo bảng xếp hạng này, Shiroi hiểu là người ta dựa theo số bài báo được đăng của trường ĐH mà xếp hạng. Có nhiều nước có các trường nhỏ nhỏ... như ở VN  Razz  trường Đại Học Bách Khoa, trường Đại Học Tổng hợp, trường ĐH Y khoa, v.v. của thành phố như Sài Gòn chẳng hạn. Trong khi các trường ĐH được xếp trên bảng Shangai là 1 trường ĐH (University) của thành phố đó, và trong trường ĐH lớn đó có nhiều khoa (Faculties, Schools) khác nhau (faculty of medicine, faculty of law,...). Chỉ nội Paris thôi, trong 300 ĐH xếp hạng đầu, đã có Paris 6, Paris 11, ĐH Sư Phạm Paris, Đại học Bách Khoa Paris, Paris 7, Paris 5, Paris 9  :thua:  .
Chính vì vậy mà nhiều Faculties của cùng thành phố đang hợp lại để thống nhất thành 1 University (University of Paris) hy vọng nâng số hạng trên bảng Thượng Hải này  :qq: 

Hy vọng 1 ngày nào đó mình có được 1 Đại Học Sài Gòn với Khoa Y, Khoa Dược, Khoa Toán, Khoa Hoá  :tongue: , v.v.

Giải Nobel thì Shiroi chưa xem lại, nhưng Fields Medal thì nước Mỹ được 12 người/dân số là 320 triệu, còn nước Pháp xếp hạng 2 với 11 người/67 triệu.
Trong số 11 người được kể là người Pháp có Giáo Sư Ngô Bảo Châu, hiện nay đang dạy tại Đại Học Princeton của Mỹ. Như vậy nếu nói "Câu trả lời ngắn gọn là do các trường Đại Học Hoa Kỳ đã có công đào tạo ra các nhân vật đó" thì không chính xác đâu. Nhưng phải công nhận các trường ĐH Mỹ hầu hết là trường tư, nên họ có tiền để trả lương của các GS cao.  :chao: 

 
 
 
Khỏi cần hi vọng làm chi, Đại Học quốc gia TP HCM được thành lập trên cơ sở kết hợp 9 trường Đại Học ở Sài gòn từ 18 năm về trước rùi! Nó gồm cả Bách khoa, Khoa học tự nhiên, Xã hội nhân văn, Kinh tế, Luật, Công nghệ thông tin, Môi trường, Y dược ... và một đống trung tâm, có cả trường phổ thông năng khiếu nữa. Có tới 640 tiến sĩ và 1.259 thạc sĩ, 169 người có chức danh Giáo Sư, Phó Giáo Sư (hong biết có mấy người trong danh sách được phong của tạp chí GS dỏm Việt nam, he he!)

Bảng xếp hạng trường Đại học thế giới dựa trên nhiều tiêu chuẩn đánh giá:
* Tiêu chuẩn chọn lựa để xếp hạng:
Tất cả trường có người được giải Nobel, Fields medal, số nhà khảo cứu được trích dẫn nhiều (highly cited), số bài báo đăng trong Nature và Science, số bài báo được liệt kê bởi
Science Citation Index-Expanded (SCIE) và Social Science Citation Index (SSCI). Hơn 1000 trường được xếp hạng và 500 trường được đăng tên.
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- Phẩm chất giáo dục: Số cựu sinh viên được giải thưởng
Nobel và Fields medal(10%)
-
Phẩm chất giảng viên: số nhân viên được giải thưởng (20%), số nhà khảo cứu được trích dẫn nhiều (20%)
-
Phẩm chất khảo cứu: số bài báo được đăng trong Nature và Science (20%), số bài báo được liệt kê bởi Science Citation Index-Expanded (SCIE) và Social Science Citation Index (SSCI) (20%)
_ Thành tích trên mỗi đầu người (10%)

_________________________
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Thu 20 Feb 2014, 06:16

Ai Hoa đã viết:

 
Khỏi cần hi vọng làm chi, Đại Học quốc gia TP HCM được thành lập trên cơ sở kết hợp 9 trường Đại Học ở Sài gòn từ 18 năm về trước rùi! Nó gồm cả Bách khoa, Khoa học tự nhiên, Xã hội nhân văn, Kinh tế, Luật, Công nghệ thông tin, Môi trường, Y dược ... và một đống trung tâm, có cả trường phổ thông năng khiếu nữa. Có tới 640 tiến sĩ và 1.259 thạc sĩ, 169 người có chức danh Giáo Sư, Phó Giáo Sư (hong biết có mấy người trong danh sách được phong của tạp chí GS dỏm Việt nam, he he!)

Bảng xếp hạng trường Đại học thế giới dựa trên nhiều tiêu chuẩn đánh giá:
* Tiêu chuẩn chọn lựa để xếp hạng:
Tất cả trường có người được giải Nobel, Fields medal, số nhà khảo cứu được trích dẫn nhiều (highly cited), số bài báo đăng trong Nature và Science, số bài báo được liệt kê bởi Science Citation Index-Expanded (SCIE) và Social Science Citation Index (SSCI). Hơn 1000 trường được xếp hạng và 500 trường được đăng tên.
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- Phẩm chất giáo dục: Số cựu sinh viên được giải thưởng Nobel và Fields medal(10%)
- Phẩm chất giảng viên: số nhân viên được giải thưởng (20%), số nhà khảo cứu được trích dẫn nhiều (20%)
- Phẩm chất khảo cứu: số bài báo được đăng trong Nature và Science (20%), số bài báo được liệt kê bởi Science Citation Index-Expanded (SCIE) và Social Science Citation Index (SSCI) (20%)
_ Thành tích trên mỗi đầu người (10%)
Vậy em trễ mất 18 năm rồi  :laughing15: 
Đúng là tính theo... thành tích. Còn thêm được "trích dẫn" nữa  :qq: 
Người ta kháo với nhau, để được tăng số lần được cited, bạn bè rủ nhau cited lẫn nhau  :potay: 
 study 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Wed 26 Sep 2018, 08:20

Phần 16:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:


* Thử tìm cách nâng cao GDP của Việt Nam trong tương lai:

Nhìn lại thống kê quốc tế, nước Việt Nam có GDP đứng hàng 144 với 47 tỷ USD năm 2005 chỉ hơn có 36 nước và thua 143 nước. Tất cả mọi người dân dĩ nhiên mong muốn rằng GDP của Việt Nam phải được tăng lên nhiều và cao hơn thứ hạng 144 hiện nay.

Trong những phần trước ta thấy rằng ảnh hưởng của nền giáo dục quốc gia rất sâu đậm trong việc phát triển kinh tế. Ai cũng biết, hiện nay nền kinh tế phải là nền kinh tế tri thức nghĩa là nền kinh tế phụ thuộc vào Khoa học Kỹ thuật và sự quản lý Kinh doanh. Nôm na ra, ta cần rất nhiều Kỹ sư mọi ngành, các Chuyên viên Điện toán hay Thảo Chuyên viên (Programmer) và các Chuyên viên điều khiển Kinh doanh tức là các CEO (Chief of Executive Officer). Ta hãy thử nhìn nước Mỹ, Công ty nào làm ăn không khá thì Chủ tịch Công ty đó phải tự động từ chức hoặc ban Quản Trị Hội Đồng phải mời người ra đi trong danh dự.

Thí dụ:

Công ty IBM sau một hồi suy sụp đã phải tuyển Chủ tịch khác và nay đã làm ăn khá giả.

Bà Chủ Tịch HP (Hewlett Packard) gần đây phạm tội sai lầm mua hãng Compact đã làm cho Công ty HP suy sụp và Hội Đồng Quản Trị đã mời bà ra đi trong danh dự.

Apple Computer một thời bị suy sụp nên Công ty phải mời Steve Jobs, người sáng lập ra Company quay lại điều khiển làm cho Công ty nhanh chóng hồi phục.

Xem như vậy, ngoài việc có các Kỹ sư tài giỏi, Chủ Tịch hãng cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển Công ty.

Nói khác đi, nếu đại đa số Công ty phát triển làm ăn phát tài thì tiến bộ khá, GDP của nước đó phải tăng, thí dụ như nước Mỹ năm 2005 khoảng chừng 12438 tỷ USD tương đương với:

12438 tỷ USD/44168 tỷ USD ≈ 28.2%

nghĩa là với 296 triệu dân Mỹ, Mỹ Quốc đã sản xuất được trên 28% Tổng Sản Lượng thế giới.

Vậy muốn GDP của Việt Nam tiến bộ thì hãy theo gương của Mỹ là rõ ràng nhất đừng có đi vòng vo theo Tàu, theo Nga, hay theo Pháp vì tất cả những nước này chỉ mong muốn sao bắt kịp sự phát triển Giáo dục và Kinh tế của nước Mỹ mà thôi.

Xét lại nước Việt Nam, nền kinh tế hiện nay ra sao ?


Năm 1950, GDP của Việt Nam gần ngang với GDP của Đại Hàn nhưng nay năm 2005 (55 năm sau) chỉ bằng 6.5% của Đại Hàn.

Bộ Chính Trị đã mời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh trình bày thực trạng kinh tế quốc gia, nhưng Tiến Sĩ Doanh đã vạch ra rằng nước Việt Nam cực kỳ tụt hậu. (Xem Bài nói chuyện trước Bộ Chính trị đảng CSVN của TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ngày 02/11/2004):

http://www.wright.edu/~tdung/LeDangDoanh_02_11_2004.htm

Lịch sử là những điều hậu thế sẽ viết và những người đương thời ngày nay lúc đó đã quá cố, không thể nào thay đổi được tuy nhiên, nếu ngay từ bây giờ các người cầm quyên cố công làm nước nhà ra khỏi tình trạng tụt hậu, nếu không theo kịp được những nhóm kinh tế phát triển nhất như G7 thì ít nhất cũng làm cho nền kinh tế cả nước ngang ngửa với các nước lân bang như Thái Lan chẳng hạn. Hiện nay tính đổ đồng trong năm 2005, lợi tức toàn niên của mỗi người Việt Nam chỉ khoảng chừng 566 USD/năm. Nếu muốn bằng được Thái Lan ngày nay, tức tiền thu nhập mỗi người dân năm nay là 2665 USD/năm, chúng ta đầu tiên thử tính xem nếu thu nhập của người dân Việt Nam ngày nay muốn bằng Thái Lan cũng ngày hôm nay thì phải mất một thời gian là bao lâu, giả tỷ rằng độ tăng trưởng của Việt Nam khoảng 7.5 %.

Ta có phương trình sau:

                            566(1+0.075)^n = 2665

Giải n bằng cách lấy logarithm thập phân của 2 vế, ta được:

                                  n » 22.42

Tức là cần một thời gian khoảng 22 năm nữa (tức năm 2027) thì thu nhập của mỗi đầu người Việt Nam mỗi năm bằng với thu nhập của mỗi người Thái Lan năm nay, 2005.

Nếu Thái Lan cũng tiến thì Việt Nam làm sao ?

Ta có 2 trường hợp:

            Mỗi ngày Việt Nam càng tụt hậu

            Mỗi ngày Việt Nam càng đuổi gấp.

Thí dụ GDP của Thái Lan mỗi năm tăng trưởng khoảng 5% thì GDP của Việt Nam phải nhiều hơn 10%. Ấy là ta chưa nói đến Đại Hàn, các nước Âu Châu, Nhật Bổn, hoặc Mỹ Quốc vì nếu ta so sánh với những nước này thì Việt Nam kém quá xa.

Như vậy, muốn đẩy mạnh GDP gia tăng, ta phải thỏa mãn những yếu tố sau đây:

- Nâng cao trình độ Tiểu học, Trung Học và nhất là Đại Học ngang tầm với các nước khác và đổi mới Giáo Dục:

Thí dụ:

Nếu GDP của Việt Nam tăng trưởng với mức 10% (hiện nay, năm 2005 trong khoảng 7-7.5% mà thôi), thì lúc nào thu nhập của mỗi người dân của mỗi quốc gia ngang nhau. Điều này cần cách tính tỉ mỉ như sau:

Gọi n là số năm. Kể từ 2005, GDP cá nhân của 2 nước bằng nhau ta có phương trình:

                      566(1+0.1)^n = 2665(1+0.05)^n

Giải phương trình này cho n, ta thấy:

                                      n » 33.3

nghĩa là đến năm 2038 thì thu nhập mỗi người dân của Việt Nam bằng mỗi người dân của Thái Lan với điều kiện:

GDP tăng trưởng từ 7.5 lên 10% và muốn tăng trưởng như vậy thì phải:

Đổi mới giáo dục sao cho nền giáo dục tạo ra đủ các kỹ sư, hoặc công nhân chuyên nghiệp, có thực tài, có tâm huyết để làm việc cốt để phục vụ quyền lợi chung của toàn dân chứ không phải dùng mánh lới hoặc dùng đặc quyền đặc lợi để vinh thân phì gia chống lại quyền lợi của tổ quốc.

Ta lấy thí dụ hiện nay, Mỹ Quốc muốn đem việc làm của họ ra khỏi nước Mỹ để giá thành của sản phẩm được rẻ vì lương công nhân ở các nước chưa phát triển rất thấp so với công nhân ở Mỹ Quốc.

Tại sao họ lại đem đại đa số phần mềm (software) sang Ấn Độ mà không chịu sang Việt Nam ?

Việt Nam tự hào là một dân tộc đánh thắng nhiều đế quốc phương Bắc cũng như phương Tây (coi bài nói chuyện của Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh). Vì rằng các anh hùng tính của Việt Nam chưa biến thành các Kỹ sư Điện toán (Tin Học) đủ sức viết các phần mềm cho các máy vi tính thay thế cho các Kỹ sư Mỹ quốc. Sở dĩ họ mang sang bên Ấn Độ đầu tiên vì trước kia nước Ấn Độ gồm nhiều bộ lạc nói không cùng một thứ tiếng cho nên khi Anh sang cai trị lục địa Ấn Độ, toàn dân Ấn Độ muốn liên lạc thông tin với nhau phải dùng Anh Ngữ. Vì vậy, tiếng Anh không thành vấn đề đối với các trí thức Ấn Độ.

Ngoài ra, các trường Đại Học của Ấn Độ rập khuôn của Anh quốc cho nên rất gần với Mỹ quốc, vì thế các Kỹ sư Tin học (Kỹ sư phần mềm) có trình độ gần bằng của Mỹ quốc. Ấy là chưa kể Ấn Độ có 1 tỷ dân chỉ có thua Trung Quốc nên họ có dư Kỹ sư phần mềm. Nếu không có 1 triệu Kỹ sư Tin học thì ít nhất cũng có vài trăm ngàn và đủ nhân lực để hoàn tất công tác mà các Công ty phần mềm của Mỹ nhờ cậy phát triển.

Ngoài Ấn Độ, Singapore cũng như Nga cũng sẽ là nơi mà các nhà tư bản đem việc sang cho làm khế ước (hay gia công).

- Chia Ban ở Bậc Trung Học:

Nhìn vào đó, Việt Nam hãy mau chóng sửa đổi nền giáo dục, chia ban ở bậc Trung Học, một ngành Khoa Học, một ngành thiên về Toán Lý Hóa, Sinh Vật để đào tạo thành các nhà Khoa Học, các Kỹ Sư, Bác Sĩ, Dược Sĩ, Thú Y Sĩ,... Một ngành chuyên về Văn Chương Sinh Ngữ để sau này sinh viên có thể trở thành các nhà Quản Trị Kinh Doanh nhưng ngành này cũng không quên dạy môn Toán Học để ứng dụng trong ngành Quản Trị Kinh Doanh và Kế Toán.

- Hãy chuyển sang hệ Tín chỉ như các Đại Học khác:

Vì nền Giáo Dục Đại Học của Việt Nam là con đẻ của thực dân Pháp để lại cho nên đến ngày nay vẫn còn giữ niên chế trong khi trên toàn thế giới đã theo tín chỉ từ lâu rồi kể cả những vùng Á Châu như Nhật Bổn, Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc,….

- Phải cải cách và tuyển lựa các Giáo Sư Đại Học tài năng:


Các vị trước kia vì thiếu học vị Tiến Sĩ thì nay các vị Cử Nhân đó hãy quay về đúng chỗ làm Giảng Nghiệm Viên/ Giảng Nghiệm Trưởng hay phụ tá Giáo Sư, chấm bài cho các Giáo Sư chứ không nên cho đứng lớp (dạy học).

- Bỏ chế độ “Hồng hơn Chuyên":


Bỏ ngay lập tức chế độ “Hồng Hơn Chuyên". Tuyển lựa các Giáo Sư Tiến Sĩ và các nhà Giáo Dục có thực tài nắm quyền điều khiển các trường Đại Học.

- Mở rộng cửa Đại Học


Nhanh chóng gia tăng các sinh viên Kỹ sư Điện tử, Kỹ sư Tin học, chẳng những đủ nhu cầu trong nước mà còn có khả năng nhận công việc phần mềm từ các Công ty ngoại quốc.

- Thành lập Trung Tâm Đại Học Quốc Tế và mời các Giáo Sư ngoại quốc:


Ngoài ra, nên lập Trung Tâm Đại Học Quốc Tế mời các Giáo sư ngoại quốc gốc Việt hoặc gốc ngoại quốc giảng dạy bằng tiếng Anh cho các sinh viên bậc Cao học và bậc Tiến sĩ. Tuy nhiên, sự tuyển lựa các Giáo sư ngoại quốc rất khó khăn vì có thể không đủ tiền trả các giáo sư tài giỏi nhưng có thể mời các Giáo sư thỉnh giảng từ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm vì rằng ở Mỹ các Giáo sư thực thụ thường dạy 2,3 năm rồi lại được nghỉ 6 tháng hoặc 1 năm để đi nghiên cứu giảng dạy tại các trường Đaị Học khác. Chắc chắn sẽ có một số giáo sư muốn sang tìm hiểu Việt Nam mà ta có thể mời họ sang mà không phải trả với giá quá đắt. Hiện nay, cần một sự vận động khôn ngoan khéo léo của các Giáo sư Đại học Việt Nam thí dụ các vị Giáo Sư Việt Nam đã từng làm Luận Án Tiến Sĩ ở Pháp, những vị này có thể mời các Giáo Sư ở bên Pháp sang; ở bên Mỹ thì mời các Giáo sư ở bên Mỹ; ở bên Anh thì mời Giáo sư bên Anh sang, bên Đức thì mời Giáo sư bên Đức sang….

Tất cả các vị này sẽ giảng dạy bằng tiếng Anh và vì từ bậc Trung học, học sinh Việt Nam đã học tiếng Anh rồi, khi lên bậc Cao học hoặc Tiến sĩ, các sinh viên đó có thể theo học một cách dễ dàng. Những người đã làm việc với các Giáo sư ngoại quốc cho tới khi các Giáo Sư trở về nước thì có thể theo sang hoàn tất Luận Án Tiến Sĩ với chính thể của mình.

Ở đây, chỉ là một gợi ý nhỏ nhưng nếu nhà nước để cho các Giáo sư toàn quyền lo việc giảng dạy và tổ chức thì nền Giáo Dục của Việt Nam mới có thể đào tạo các nhà chuyên môn cần thiết cần cho sự phát triển của nền Kinh tế và Kỹ nghệ quốc gia. Ngược lại, nếu việc gì cũng độc quyền do nhà nước quản lý thì không ngóc đầu lên nổi.

- Sửa đổi về Kinh Tế:


Nền Kinh Tế của Việt Nam hiện nay là nền Kinh tế theo cơ chế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nghĩa là nền Kinh tế này một mặt cho Tư bản Kinh doanh phát triển theo khuynh hướng thị trường nhưng nhà nước vẫn giữ các Công ty Quốc doanh là chủ đạo. Các Công ty Quốc doanh này được đặc quyền cho nên đôi khi cạnh tranh bất chính với các Công ty Tư doanh. Tuy nhiên, đại đa số các Công ty Quốc doanh đều làm ăn thua lỗ không làm lợi cho nhà nước lại còn là gánh nặng cho nền Tài chính Quốc gia. Vì lý do những người Quản Trị thường là các Đảng viên được tin dụng nhưng không đủ kiến thức và thực tài kinh doanh do vậy làm ăn thua lỗ. Thực thi chính sách đối với Công ty Quốc doanh, dẹp ngay các Công ty thua lỗ nặng, cổ phần hóa các Công ty lỗ vừa, rồi cử người có thực tài lo điều khiển và chỉ giữ lại những Công ty có lời mà thôi. Như vậy chỉ cần giữ những Công ty có dính với An Ninh Quốc Phòng như các tiện nghi công cộng như Công ty điện, Công ty nước, Công ty ga (khí đốt), Công ty xe lửa (hỏa) còn tất cả hãy tư nhân hóa hết.

(Kỳ tới sẽ trình bày tiếp về cách phát triển thị trường chứng khoán)

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả dựa theo trí nhớ và đã tham khảo những tài liệu sau đây:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceTrước năm 1945: Tham khảo "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceSau năm 1945:  Tham khảo của những người đã sống trong những thời đó thí dụ muốn biết việc thi cử trong khoảng 60--75 thì hỏi những thí sinh và các giáo sư trong khoảng thời gian đó.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceCác Websites liên hệ được trích dẫn trong những bài viết.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceTác giả rất cần ý kiến của các chuyên gia về cách học tập và thi cử ở các trường Đại Học qua mọi thời đại thí dụ như về Y Khoa cần ý kiến của các Bác Sĩ đã từng tốt nghiệp ở Đại Học Việt Nam, Nha Khoa cần các Nha Sĩ, Dược Khoa cần Dược Sĩ, Luật Khoa cần các vị tốt nghiệp trường Luật và tất cả các trường khác tại Việt Nam,… Mong toàn thể quý vị góp ý kiến vì không một ai có thể biết tất cả các bộ môn được. Cám ơn quý vị.

Nguyễn Văn Thành
Thượng tuần tháng 6, 2005
(còn tiếp)
 
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Wed 26 Sep 2018, 21:23

Trà Mi đã viết:
Phần 16:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:


* Thử tìm cách nâng cao GDP của Việt Nam trong tương lai:

Nhìn lại thống kê quốc tế, nước Việt Nam có GDP đứng hàng 144 với 47 tỷ USD năm 2005 chỉ hơn có 36 nước và thua 143 nước. Tất cả mọi người dân dĩ nhiên mong muốn rằng GDP của Việt Nam phải được tăng lên nhiều và cao hơn thứ hạng 144 hiện nay.

Trong những phần trước ta thấy rằng ảnh hưởng của nền giáo dục quốc gia rất sâu đậm trong việc phát triển kinh tế. Ai cũng biết, hiện nay nền kinh tế phải là nền kinh tế tri thức nghĩa là nền kinh tế phụ thuộc vào Khoa học Kỹ thuật và sự quản lý Kinh doanh. Nôm na ra, ta cần rất nhiều Kỹ sư mọi ngành, các Chuyên viên Điện toán hay Thảo Chuyên viên (Programmer) và các Chuyên viên điều khiển Kinh doanh tức là các CEO (Chief of Executive Officer). Ta hãy thử nhìn nước Mỹ, Công ty nào làm ăn không khá thì Chủ tịch Công ty đó phải tự động từ chức hoặc ban Quản Trị Hội Đồng phải mời người ra đi trong danh dự.

Thí dụ:

Công ty IBM sau một hồi suy sụp đã phải tuyển Chủ tịch khác và nay đã làm ăn khá giả.

Bà Chủ Tịch HP (Hewlett Packard) gần đây phạm tội sai lầm mua hãng Compact đã làm cho Công ty HP suy sụp và Hội Đồng Quản Trị đã mời bà ra đi trong danh dự.

Apple Computer một thời bị suy sụp nên Công ty phải mời Steve Jobs, người sáng lập ra Company quay lại điều khiển làm cho Công ty nhanh chóng hồi phục.

Xem như vậy, ngoài việc có các Kỹ sư tài giỏi, Chủ Tịch hãng cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển Công ty.

Nói khác đi, nếu đại đa số Công ty phát triển làm ăn phát tài thì tiến bộ khá, GDP của nước đó phải tăng, thí dụ như nước Mỹ năm 2005 khoảng chừng 12438 tỷ USD tương đương với:

12438 tỷ USD/44168 tỷ USD ≈ 28.2%

nghĩa là với 296 triệu dân Mỹ, Mỹ Quốc đã sản xuất được trên 28% Tổng Sản Lượng thế giới.

Vậy muốn GDP của Việt Nam tiến bộ thì hãy theo gương của Mỹ là rõ ràng nhất đừng có đi vòng vo theo Tàu, theo Nga, hay theo Pháp vì tất cả những nước này chỉ mong muốn sao bắt kịp sự phát triển Giáo dục và Kinh tế của nước Mỹ mà thôi.

Xét lại nước Việt Nam, nền kinh tế hiện nay ra sao ?


Năm 1950, GDP của Việt Nam gần ngang với GDP của Đại Hàn nhưng nay năm 2005 (55 năm sau) chỉ bằng 6.5% của Đại Hàn.

Bộ Chính Trị đã mời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh trình bày thực trạng kinh tế quốc gia, nhưng Tiến Sĩ Doanh đã vạch ra rằng nước Việt Nam cực kỳ tụt hậu. (Xem Bài nói chuyện trước Bộ Chính trị đảng CSVN của TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ngày 02/11/2004):

http://www.wright.edu/~tdung/LeDangDoanh_02_11_2004.htm

Lịch sử là những điều hậu thế sẽ viết và những người đương thời ngày nay lúc đó đã quá cố, không thể nào thay đổi được tuy nhiên, nếu ngay từ bây giờ các người cầm quyên cố công làm nước nhà ra khỏi tình trạng tụt hậu, nếu không theo kịp được những nhóm kinh tế phát triển nhất như G7 thì ít nhất cũng làm cho nền kinh tế cả nước ngang ngửa với các nước lân bang như Thái Lan chẳng hạn. Hiện nay tính đổ đồng trong năm 2005, lợi tức toàn niên của mỗi người Việt Nam chỉ khoảng chừng 566 USD/năm. Nếu muốn bằng được Thái Lan ngày nay, tức tiền thu nhập mỗi người dân năm nay là 2665 USD/năm, chúng ta đầu tiên thử tính xem nếu thu nhập của người dân Việt Nam ngày nay muốn bằng Thái Lan cũng ngày hôm nay thì phải mất một thời gian là bao lâu, giả tỷ rằng độ tăng trưởng của Việt Nam khoảng 7.5 %.

Ta có phương trình sau:

                            566(1+0.075)^n = 2665

Giải n bằng cách lấy logarithm thập phân của 2 vế, ta được:

                                  n » 22.42

Tức là cần một thời gian khoảng 22 năm nữa (tức năm 2027) thì thu nhập của mỗi đầu người Việt Nam mỗi năm bằng với thu nhập của mỗi người Thái Lan năm nay, 2005.

Nếu Thái Lan cũng tiến thì Việt Nam làm sao ?

Ta có 2 trường hợp:

            Mỗi ngày Việt Nam càng tụt hậu

            Mỗi ngày Việt Nam càng đuổi gấp.

Thí dụ GDP của Thái Lan mỗi năm tăng trưởng khoảng 5% thì GDP của Việt Nam phải nhiều hơn 10%. Ấy là ta chưa nói đến Đại Hàn, các nước Âu Châu, Nhật Bổn, hoặc Mỹ Quốc vì nếu ta so sánh với những nước này thì Việt Nam kém quá xa.

Như vậy, muốn đẩy mạnh GDP gia tăng, ta phải thỏa mãn những yếu tố sau đây:

- Nâng cao trình độ Tiểu học, Trung Học và nhất là Đại Học ngang tầm với các nước khác và đổi mới Giáo Dục:

Thí dụ:

Nếu GDP của Việt Nam tăng trưởng với mức 10% (hiện nay, năm 2005 trong khoảng 7-7.5% mà thôi), thì lúc nào thu nhập của mỗi người dân của mỗi quốc gia ngang nhau. Điều này cần cách tính tỉ mỉ như sau:

Gọi n là số năm. Kể từ 2005, GDP cá nhân của 2 nước bằng nhau ta có phương trình:

                      566(1+0.1)^n = 2665(1+0.05)^n

Giải phương trình này cho n, ta thấy:

                                      n » 33.3

nghĩa là đến năm 2038 thì thu nhập mỗi người dân của Việt Nam bằng mỗi người dân của Thái Lan với điều kiện:

GDP tăng trưởng từ 7.5 lên 10% và muốn tăng trưởng như vậy thì phải:

Đổi mới giáo dục sao cho nền giáo dục tạo ra đủ các kỹ sư, hoặc công nhân chuyên nghiệp, có thực tài, có tâm huyết để làm việc cốt để phục vụ quyền lợi chung của toàn dân chứ không phải dùng mánh lới hoặc dùng đặc quyền đặc lợi để vinh thân phì gia chống lại quyền lợi của tổ quốc.

Ta lấy thí dụ hiện nay, Mỹ Quốc muốn đem việc làm của họ ra khỏi nước Mỹ để giá thành của sản phẩm được rẻ vì lương công nhân ở các nước chưa phát triển rất thấp so với công nhân ở Mỹ Quốc.

Tại sao họ lại đem đại đa số phần mềm (software) sang Ấn Độ mà không chịu sang Việt Nam ?

Việt Nam tự hào là một dân tộc đánh thắng nhiều đế quốc phương Bắc cũng như phương Tây (coi bài nói chuyện của Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh). Vì rằng các anh hùng tính của Việt Nam chưa biến thành các Kỹ sư Điện toán (Tin Học) đủ sức viết các phần mềm cho các máy vi tính thay thế cho các Kỹ sư Mỹ quốc. Sở dĩ họ mang sang bên Ấn Độ đầu tiên vì trước kia nước Ấn Độ gồm nhiều bộ lạc nói không cùng một thứ tiếng cho nên khi Anh sang cai trị lục địa Ấn Độ, toàn dân Ấn Độ muốn liên lạc thông tin với nhau phải dùng Anh Ngữ. Vì vậy, tiếng Anh không thành vấn đề đối với các trí thức Ấn Độ.

Ngoài ra, các trường Đại Học của Ấn Độ rập khuôn của Anh quốc cho nên rất gần với Mỹ quốc, vì thế các Kỹ sư Tin học (Kỹ sư phần mềm) có trình độ gần bằng của Mỹ quốc. Ấy là chưa kể Ấn Độ có 1 tỷ dân chỉ có thua Trung Quốc nên họ có dư Kỹ sư phần mềm. Nếu không có 1 triệu Kỹ sư Tin học thì ít nhất cũng có vài trăm ngàn và đủ nhân lực để hoàn tất công tác mà các Công ty phần mềm của Mỹ nhờ cậy phát triển.

Ngoài Ấn Độ, Singapore cũng như Nga cũng sẽ là nơi mà các nhà tư bản đem việc sang cho làm khế ước (hay gia công).

- Chia Ban ở Bậc Trung Học:

Nhìn vào đó, Việt Nam hãy mau chóng sửa đổi nền giáo dục, chia ban ở bậc Trung Học, một ngành Khoa Học, một ngành thiên về Toán Lý Hóa, Sinh Vật để đào tạo thành các nhà Khoa Học, các Kỹ Sư, Bác Sĩ, Dược Sĩ, Thú Y Sĩ,... Một ngành chuyên về Văn Chương Sinh Ngữ để sau này sinh viên có thể trở thành các nhà Quản Trị Kinh Doanh nhưng ngành này cũng không quên dạy môn Toán Học để ứng dụng trong ngành Quản Trị Kinh Doanh và Kế Toán.

- Hãy chuyển sang hệ Tín chỉ như các Đại Học khác:

Vì nền Giáo Dục Đại Học của Việt Nam là con đẻ của thực dân Pháp để lại cho nên đến ngày nay vẫn còn giữ niên chế trong khi trên toàn thế giới đã theo tín chỉ từ lâu rồi kể cả những vùng Á Châu như Nhật Bổn, Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc,….

- Phải cải cách và tuyển lựa các Giáo Sư Đại Học tài năng:


Các vị trước kia vì thiếu học vị Tiến Sĩ thì nay các vị Cử Nhân đó hãy quay về đúng chỗ làm Giảng Nghiệm Viên/ Giảng Nghiệm Trưởng hay phụ tá Giáo Sư, chấm bài cho các Giáo Sư chứ không nên cho đứng lớp (dạy học).

- Bỏ chế độ “Hồng hơn Chuyên":


Bỏ ngay lập tức chế độ “Hồng Hơn Chuyên". Tuyển lựa các Giáo Sư Tiến Sĩ và các nhà Giáo Dục có thực tài nắm quyền điều khiển các trường Đại Học.

- Mở rộng cửa Đại Học


Nhanh chóng gia tăng các sinh viên Kỹ sư Điện tử, Kỹ sư Tin học, chẳng những đủ nhu cầu trong nước mà còn có khả năng nhận công việc phần mềm từ các Công ty ngoại quốc.

- Thành lập Trung Tâm Đại Học Quốc Tế và mời các Giáo Sư ngoại quốc:


Ngoài ra, nên lập Trung Tâm Đại Học Quốc Tế mời các Giáo sư ngoại quốc gốc Việt hoặc gốc ngoại quốc giảng dạy bằng tiếng Anh cho các sinh viên bậc Cao học và bậc Tiến sĩ. Tuy nhiên, sự tuyển lựa các Giáo sư ngoại quốc rất khó khăn vì có thể không đủ tiền trả các giáo sư tài giỏi nhưng có thể mời các Giáo sư thỉnh giảng từ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm vì rằng ở Mỹ các Giáo sư thực thụ thường dạy 2,3 năm rồi lại được nghỉ 6 tháng hoặc 1 năm để đi nghiên cứu giảng dạy tại các trường Đaị Học khác. Chắc chắn sẽ có một số giáo sư muốn sang tìm hiểu Việt Nam mà ta có thể mời họ sang mà không phải trả với giá quá đắt. Hiện nay, cần một sự vận động khôn ngoan khéo léo của các Giáo sư Đại học Việt Nam thí dụ các vị Giáo Sư Việt Nam đã từng làm Luận Án Tiến Sĩ ở Pháp, những vị này có thể mời các Giáo Sư ở bên Pháp sang; ở bên Mỹ thì mời các Giáo sư ở bên Mỹ; ở bên Anh thì mời Giáo sư bên Anh sang, bên Đức thì mời Giáo sư bên Đức sang….

Tất cả các vị này sẽ giảng dạy bằng tiếng Anh và vì từ bậc Trung học, học sinh Việt Nam đã học tiếng Anh rồi, khi lên bậc Cao học hoặc Tiến sĩ, các sinh viên đó có thể theo học một cách dễ dàng. Những người đã làm việc với các Giáo sư ngoại quốc cho tới khi các Giáo Sư trở về nước thì có thể theo sang hoàn tất Luận Án Tiến Sĩ với chính thể của mình.

Ở đây, chỉ là một gợi ý nhỏ nhưng nếu nhà nước để cho các Giáo sư toàn quyền lo việc giảng dạy và tổ chức thì nền Giáo Dục của Việt Nam mới có thể đào tạo các nhà chuyên môn cần thiết cần cho sự phát triển của nền Kinh tế và Kỹ nghệ quốc gia. Ngược lại, nếu việc gì cũng độc quyền do nhà nước quản lý thì không ngóc đầu lên nổi.

- Sửa đổi về Kinh Tế:


Nền Kinh Tế của Việt Nam hiện nay là nền Kinh tế theo cơ chế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nghĩa là nền Kinh tế này một mặt cho Tư bản Kinh doanh phát triển theo khuynh hướng thị trường nhưng nhà nước vẫn giữ các Công ty Quốc doanh là chủ đạo. Các Công ty Quốc doanh này được đặc quyền cho nên đôi khi cạnh tranh bất chính với các Công ty Tư doanh. Tuy nhiên, đại đa số các Công ty Quốc doanh đều làm ăn thua lỗ không làm lợi cho nhà nước lại còn là gánh nặng cho nền Tài chính Quốc gia. Vì lý do những người Quản Trị thường là các Đảng viên được tin dụng nhưng không đủ kiến thức và thực tài kinh doanh do vậy làm ăn thua lỗ. Thực thi chính sách đối với Công ty Quốc doanh, dẹp ngay các Công ty thua lỗ nặng, cổ phần hóa các Công ty lỗ vừa, rồi cử người có thực tài lo điều khiển và chỉ giữ lại những Công ty có lời mà thôi. Như vậy chỉ cần giữ những Công ty có dính với An Ninh Quốc Phòng như các tiện nghi công cộng như Công ty điện, Công ty nước, Công ty ga (khí đốt), Công ty xe lửa (hỏa) còn tất cả hãy tư nhân hóa hết.

(Kỳ tới sẽ trình bày tiếp về cách phát triển thị trường chứng khoán)

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả dựa theo trí nhớ và đã tham khảo những tài liệu sau đây:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceTrước năm 1945: Tham khảo "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceSau năm 1945:  Tham khảo của những người đã sống trong những thời đó thí dụ muốn biết việc thi cử trong khoảng 60--75 thì hỏi những thí sinh và các giáo sư trong khoảng thời gian đó.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceCác Websites liên hệ được trích dẫn trong những bài viết.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceTác giả rất cần ý kiến của các chuyên gia về cách học tập và thi cử ở các trường Đại Học qua mọi thời đại thí dụ như về Y Khoa cần ý kiến của các Bác Sĩ đã từng tốt nghiệp ở Đại Học Việt Nam, Nha Khoa cần các Nha Sĩ, Dược Khoa cần Dược Sĩ, Luật Khoa cần các vị tốt nghiệp trường Luật và tất cả các trường khác tại Việt Nam,… Mong toàn thể quý vị góp ý kiến vì không một ai có thể biết tất cả các bộ môn được. Cám ơn quý vị.

Nguyễn Văn Thành
Thượng tuần tháng 6, 2005
(còn tiếp)
 
Tỉ à, trung hoc phân thành trung học cơ sở ( cấp 2 ) và trung học phổ thông ( cấp 3 ), cấp ba lại có 2 dạng lớp là lớp thường và lớp phân ban, mỗi dạng lớp học bộ sgk khác nhau 
Ở đại học, hệ niên chế khác hệ tín chỉ ra sao T ko rõ, nhưng sv học và thi từng tín chỉ , đạt thì lên năm 2, 3, ko đạt vẫn lên nhưng nợ tín chỉ, phải chờ khóa sau học tín chỉ đó mà xin hoc ghép vô, đến năm cuối vẫn thi tốt nghiệp nhưng ko được công nhận tốt nghiệp vì nợ tín chỉ
Buồn cười là nhiều sv nợ môn triết hoc Mác Lê, phải chờ trường mở lớp để đăng ký học, mà trường đại hoc chỉ cho đăng ký trực tuyến , nhằm hôm cúp điện ko đký được, khi có điện thì đã đủ số lượng, lại phải chờ, có khi cả năm á tỉ
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Thu 27 Sep 2018, 08:03

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phần 16:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:


* Thử tìm cách nâng cao GDP của Việt Nam trong tương lai:

Nhìn lại thống kê quốc tế, nước Việt Nam có GDP đứng hàng 144 với 47 tỷ USD năm 2005 chỉ hơn có 36 nước và thua 143 nước. Tất cả mọi người dân dĩ nhiên mong muốn rằng GDP của Việt Nam phải được tăng lên nhiều và cao hơn thứ hạng 144 hiện nay.

Trong những phần trước ta thấy rằng ảnh hưởng của nền giáo dục quốc gia rất sâu đậm trong việc phát triển kinh tế. Ai cũng biết, hiện nay nền kinh tế phải là nền kinh tế tri thức nghĩa là nền kinh tế phụ thuộc vào Khoa học Kỹ thuật và sự quản lý Kinh doanh. Nôm na ra, ta cần rất nhiều Kỹ sư mọi ngành, các Chuyên viên Điện toán hay Thảo Chuyên viên (Programmer) và các Chuyên viên điều khiển Kinh doanh tức là các CEO (Chief of Executive Officer). Ta hãy thử nhìn nước Mỹ, Công ty nào làm ăn không khá thì Chủ tịch Công ty đó phải tự động từ chức hoặc ban Quản Trị Hội Đồng phải mời người ra đi trong danh dự.

Thí dụ:

Công ty IBM sau một hồi suy sụp đã phải tuyển Chủ tịch khác và nay đã làm ăn khá giả.

Bà Chủ Tịch HP (Hewlett Packard) gần đây phạm tội sai lầm mua hãng Compact đã làm cho Công ty HP suy sụp và Hội Đồng Quản Trị đã mời bà ra đi trong danh dự.

Apple Computer một thời bị suy sụp nên Công ty phải mời Steve Jobs, người sáng lập ra Company quay lại điều khiển làm cho Công ty nhanh chóng hồi phục.

Xem như vậy, ngoài việc có các Kỹ sư tài giỏi, Chủ Tịch hãng cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển Công ty.

Nói khác đi, nếu đại đa số Công ty phát triển làm ăn phát tài thì tiến bộ khá, GDP của nước đó phải tăng, thí dụ như nước Mỹ năm 2005 khoảng chừng 12438 tỷ USD tương đương với:

12438 tỷ USD/44168 tỷ USD ≈ 28.2%

nghĩa là với 296 triệu dân Mỹ, Mỹ Quốc đã sản xuất được trên 28% Tổng Sản Lượng thế giới.

Vậy muốn GDP của Việt Nam tiến bộ thì hãy theo gương của Mỹ là rõ ràng nhất đừng có đi vòng vo theo Tàu, theo Nga, hay theo Pháp vì tất cả những nước này chỉ mong muốn sao bắt kịp sự phát triển Giáo dục và Kinh tế của nước Mỹ mà thôi.

Xét lại nước Việt Nam, nền kinh tế hiện nay ra sao ?


Năm 1950, GDP của Việt Nam gần ngang với GDP của Đại Hàn nhưng nay năm 2005 (55 năm sau) chỉ bằng 6.5% của Đại Hàn.

Bộ Chính Trị đã mời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh trình bày thực trạng kinh tế quốc gia, nhưng Tiến Sĩ Doanh đã vạch ra rằng nước Việt Nam cực kỳ tụt hậu. (Xem Bài nói chuyện trước Bộ Chính trị đảng CSVN của TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ngày 02/11/2004):

http://www.wright.edu/~tdung/LeDangDoanh_02_11_2004.htm

Lịch sử là những điều hậu thế sẽ viết và những người đương thời ngày nay lúc đó đã quá cố, không thể nào thay đổi được tuy nhiên, nếu ngay từ bây giờ các người cầm quyên cố công làm nước nhà ra khỏi tình trạng tụt hậu, nếu không theo kịp được những nhóm kinh tế phát triển nhất như G7 thì ít nhất cũng làm cho nền kinh tế cả nước ngang ngửa với các nước lân bang như Thái Lan chẳng hạn. Hiện nay tính đổ đồng trong năm 2005, lợi tức toàn niên của mỗi người Việt Nam chỉ khoảng chừng 566 USD/năm. Nếu muốn bằng được Thái Lan ngày nay, tức tiền thu nhập mỗi người dân năm nay là 2665 USD/năm, chúng ta đầu tiên thử tính xem nếu thu nhập của người dân Việt Nam ngày nay muốn bằng Thái Lan cũng ngày hôm nay thì phải mất một thời gian là bao lâu, giả tỷ rằng độ tăng trưởng của Việt Nam khoảng 7.5 %.

Ta có phương trình sau:

                            566(1+0.075)^n = 2665

Giải n bằng cách lấy logarithm thập phân của 2 vế, ta được:

                                  n » 22.42

Tức là cần một thời gian khoảng 22 năm nữa (tức năm 2027) thì thu nhập của mỗi đầu người Việt Nam mỗi năm bằng với thu nhập của mỗi người Thái Lan năm nay, 2005.

Nếu Thái Lan cũng tiến thì Việt Nam làm sao ?

Ta có 2 trường hợp:

            Mỗi ngày Việt Nam càng tụt hậu

            Mỗi ngày Việt Nam càng đuổi gấp.

Thí dụ GDP của Thái Lan mỗi năm tăng trưởng khoảng 5% thì GDP của Việt Nam phải nhiều hơn 10%. Ấy là ta chưa nói đến Đại Hàn, các nước Âu Châu, Nhật Bổn, hoặc Mỹ Quốc vì nếu ta so sánh với những nước này thì Việt Nam kém quá xa.

Như vậy, muốn đẩy mạnh GDP gia tăng, ta phải thỏa mãn những yếu tố sau đây:

- Nâng cao trình độ Tiểu học, Trung Học và nhất là Đại Học ngang tầm với các nước khác và đổi mới Giáo Dục:

Thí dụ:

Nếu GDP của Việt Nam tăng trưởng với mức 10% (hiện nay, năm 2005 trong khoảng 7-7.5% mà thôi), thì lúc nào thu nhập của mỗi người dân của mỗi quốc gia ngang nhau. Điều này cần cách tính tỉ mỉ như sau:

Gọi n là số năm. Kể từ 2005, GDP cá nhân của 2 nước bằng nhau ta có phương trình:

                      566(1+0.1)^n = 2665(1+0.05)^n

Giải phương trình này cho n, ta thấy:

                                      n » 33.3

nghĩa là đến năm 2038 thì thu nhập mỗi người dân của Việt Nam bằng mỗi người dân của Thái Lan với điều kiện:

GDP tăng trưởng từ 7.5 lên 10% và muốn tăng trưởng như vậy thì phải:

Đổi mới giáo dục sao cho nền giáo dục tạo ra đủ các kỹ sư, hoặc công nhân chuyên nghiệp, có thực tài, có tâm huyết để làm việc cốt để phục vụ quyền lợi chung của toàn dân chứ không phải dùng mánh lới hoặc dùng đặc quyền đặc lợi để vinh thân phì gia chống lại quyền lợi của tổ quốc.

Ta lấy thí dụ hiện nay, Mỹ Quốc muốn đem việc làm của họ ra khỏi nước Mỹ để giá thành của sản phẩm được rẻ vì lương công nhân ở các nước chưa phát triển rất thấp so với công nhân ở Mỹ Quốc.

Tại sao họ lại đem đại đa số phần mềm (software) sang Ấn Độ mà không chịu sang Việt Nam ?

Việt Nam tự hào là một dân tộc đánh thắng nhiều đế quốc phương Bắc cũng như phương Tây (coi bài nói chuyện của Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh). Vì rằng các anh hùng tính của Việt Nam chưa biến thành các Kỹ sư Điện toán (Tin Học) đủ sức viết các phần mềm cho các máy vi tính thay thế cho các Kỹ sư Mỹ quốc. Sở dĩ họ mang sang bên Ấn Độ đầu tiên vì trước kia nước Ấn Độ gồm nhiều bộ lạc nói không cùng một thứ tiếng cho nên khi Anh sang cai trị lục địa Ấn Độ, toàn dân Ấn Độ muốn liên lạc thông tin với nhau phải dùng Anh Ngữ. Vì vậy, tiếng Anh không thành vấn đề đối với các trí thức Ấn Độ.

Ngoài ra, các trường Đại Học của Ấn Độ rập khuôn của Anh quốc cho nên rất gần với Mỹ quốc, vì thế các Kỹ sư Tin học (Kỹ sư phần mềm) có trình độ gần bằng của Mỹ quốc. Ấy là chưa kể Ấn Độ có 1 tỷ dân chỉ có thua Trung Quốc nên họ có dư Kỹ sư phần mềm. Nếu không có 1 triệu Kỹ sư Tin học thì ít nhất cũng có vài trăm ngàn và đủ nhân lực để hoàn tất công tác mà các Công ty phần mềm của Mỹ nhờ cậy phát triển.

Ngoài Ấn Độ, Singapore cũng như Nga cũng sẽ là nơi mà các nhà tư bản đem việc sang cho làm khế ước (hay gia công).

- Chia Ban ở Bậc Trung Học:

Nhìn vào đó, Việt Nam hãy mau chóng sửa đổi nền giáo dục, chia ban ở bậc Trung Học, một ngành Khoa Học, một ngành thiên về Toán Lý Hóa, Sinh Vật để đào tạo thành các nhà Khoa Học, các Kỹ Sư, Bác Sĩ, Dược Sĩ, Thú Y Sĩ,... Một ngành chuyên về Văn Chương Sinh Ngữ để sau này sinh viên có thể trở thành các nhà Quản Trị Kinh Doanh nhưng ngành này cũng không quên dạy môn Toán Học để ứng dụng trong ngành Quản Trị Kinh Doanh và Kế Toán.

- Hãy chuyển sang hệ Tín chỉ như các Đại Học khác:

Vì nền Giáo Dục Đại Học của Việt Nam là con đẻ của thực dân Pháp để lại cho nên đến ngày nay vẫn còn giữ niên chế trong khi trên toàn thế giới đã theo tín chỉ từ lâu rồi kể cả những vùng Á Châu như Nhật Bổn, Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc,….

- Phải cải cách và tuyển lựa các Giáo Sư Đại Học tài năng:


Các vị trước kia vì thiếu học vị Tiến Sĩ thì nay các vị Cử Nhân đó hãy quay về đúng chỗ làm Giảng Nghiệm Viên/ Giảng Nghiệm Trưởng hay phụ tá Giáo Sư, chấm bài cho các Giáo Sư chứ không nên cho đứng lớp (dạy học).

- Bỏ chế độ “Hồng hơn Chuyên":


Bỏ ngay lập tức chế độ “Hồng Hơn Chuyên". Tuyển lựa các Giáo Sư Tiến Sĩ và các nhà Giáo Dục có thực tài nắm quyền điều khiển các trường Đại Học.

- Mở rộng cửa Đại Học


Nhanh chóng gia tăng các sinh viên Kỹ sư Điện tử, Kỹ sư Tin học, chẳng những đủ nhu cầu trong nước mà còn có khả năng nhận công việc phần mềm từ các Công ty ngoại quốc.

- Thành lập Trung Tâm Đại Học Quốc Tế và mời các Giáo Sư ngoại quốc:


Ngoài ra, nên lập Trung Tâm Đại Học Quốc Tế mời các Giáo sư ngoại quốc gốc Việt hoặc gốc ngoại quốc giảng dạy bằng tiếng Anh cho các sinh viên bậc Cao học và bậc Tiến sĩ. Tuy nhiên, sự tuyển lựa các Giáo sư ngoại quốc rất khó khăn vì có thể không đủ tiền trả các giáo sư tài giỏi nhưng có thể mời các Giáo sư thỉnh giảng từ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm vì rằng ở Mỹ các Giáo sư thực thụ thường dạy 2,3 năm rồi lại được nghỉ 6 tháng hoặc 1 năm để đi nghiên cứu giảng dạy tại các trường Đaị Học khác. Chắc chắn sẽ có một số giáo sư muốn sang tìm hiểu Việt Nam mà ta có thể mời họ sang mà không phải trả với giá quá đắt. Hiện nay, cần một sự vận động khôn ngoan khéo léo của các Giáo sư Đại học Việt Nam thí dụ các vị Giáo Sư Việt Nam đã từng làm Luận Án Tiến Sĩ ở Pháp, những vị này có thể mời các Giáo Sư ở bên Pháp sang; ở bên Mỹ thì mời các Giáo sư ở bên Mỹ; ở bên Anh thì mời Giáo sư bên Anh sang, bên Đức thì mời Giáo sư bên Đức sang….

Tất cả các vị này sẽ giảng dạy bằng tiếng Anh và vì từ bậc Trung học, học sinh Việt Nam đã học tiếng Anh rồi, khi lên bậc Cao học hoặc Tiến sĩ, các sinh viên đó có thể theo học một cách dễ dàng. Những người đã làm việc với các Giáo sư ngoại quốc cho tới khi các Giáo Sư trở về nước thì có thể theo sang hoàn tất Luận Án Tiến Sĩ với chính thể của mình.

Ở đây, chỉ là một gợi ý nhỏ nhưng nếu nhà nước để cho các Giáo sư toàn quyền lo việc giảng dạy và tổ chức thì nền Giáo Dục của Việt Nam mới có thể đào tạo các nhà chuyên môn cần thiết cần cho sự phát triển của nền Kinh tế và Kỹ nghệ quốc gia. Ngược lại, nếu việc gì cũng độc quyền do nhà nước quản lý thì không ngóc đầu lên nổi.

- Sửa đổi về Kinh Tế:


Nền Kinh Tế của Việt Nam hiện nay là nền Kinh tế theo cơ chế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nghĩa là nền Kinh tế này một mặt cho Tư bản Kinh doanh phát triển theo khuynh hướng thị trường nhưng nhà nước vẫn giữ các Công ty Quốc doanh là chủ đạo. Các Công ty Quốc doanh này được đặc quyền cho nên đôi khi cạnh tranh bất chính với các Công ty Tư doanh. Tuy nhiên, đại đa số các Công ty Quốc doanh đều làm ăn thua lỗ không làm lợi cho nhà nước lại còn là gánh nặng cho nền Tài chính Quốc gia. Vì lý do những người Quản Trị thường là các Đảng viên được tin dụng nhưng không đủ kiến thức và thực tài kinh doanh do vậy làm ăn thua lỗ. Thực thi chính sách đối với Công ty Quốc doanh, dẹp ngay các Công ty thua lỗ nặng, cổ phần hóa các Công ty lỗ vừa, rồi cử người có thực tài lo điều khiển và chỉ giữ lại những Công ty có lời mà thôi. Như vậy chỉ cần giữ những Công ty có dính với An Ninh Quốc Phòng như các tiện nghi công cộng như Công ty điện, Công ty nước, Công ty ga (khí đốt), Công ty xe lửa (hỏa) còn tất cả hãy tư nhân hóa hết.

(Kỳ tới sẽ trình bày tiếp về cách phát triển thị trường chứng khoán)

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả dựa theo trí nhớ và đã tham khảo những tài liệu sau đây:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceTrước năm 1945: Tham khảo "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceSau năm 1945:  Tham khảo của những người đã sống trong những thời đó thí dụ muốn biết việc thi cử trong khoảng 60--75 thì hỏi những thí sinh và các giáo sư trong khoảng thời gian đó.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceCác Websites liên hệ được trích dẫn trong những bài viết.

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bg-puceTác giả rất cần ý kiến của các chuyên gia về cách học tập và thi cử ở các trường Đại Học qua mọi thời đại thí dụ như về Y Khoa cần ý kiến của các Bác Sĩ đã từng tốt nghiệp ở Đại Học Việt Nam, Nha Khoa cần các Nha Sĩ, Dược Khoa cần Dược Sĩ, Luật Khoa cần các vị tốt nghiệp trường Luật và tất cả các trường khác tại Việt Nam,… Mong toàn thể quý vị góp ý kiến vì không một ai có thể biết tất cả các bộ môn được. Cám ơn quý vị.

Nguyễn Văn Thành
Thượng tuần tháng 6, 2005
(còn tiếp)
 
Tỉ à, trung hoc phân thành trung học cơ sở ( cấp 2 ) và trung học phổ thông ( cấp 3 ), cấp ba lại có 2 dạng lớp là lớp thường và lớp phân ban, mỗi dạng lớp học bộ sgk khác nhau 
Ở đại học, hệ niên chế khác hệ tín chỉ ra sao T ko rõ, nhưng sv học và thi từng tín chỉ , đạt thì lên năm 2, 3, ko đạt vẫn lên nhưng nợ tín chỉ, phải chờ khóa sau học tín chỉ đó mà xin hoc ghép vô, đến năm cuối vẫn thi tốt nghiệp nhưng ko được công nhận tốt nghiệp vì nợ tín chỉ
Buồn cười là nhiều sv nợ môn triết hoc Mác Lê, phải chờ trường mở lớp để đăng ký học, mà trường đại hoc chỉ cho đăng ký trực tuyến , nhằm hôm cúp điện ko đký được, khi có điện thì đã đủ số lượng, lại phải chờ, có khi cả năm á tỉ

Bài này viết năm 2005, giờ ở Việt Nam chắc có vài thay đổi rùi   :mim:

Học theo hệ tín chỉ của các trường nước ngoài thì chương trình học được chia làm nhiều lớp học (course), mỗi lớp được gán tương đương một số tín chỉ nhất định (tuỳ theo số giờ học). Sinh viên muốn chọn học những lớp nào cũng được. Có lớp ghi danh tự do, nhưng cũng có lớp yêu cầu đã hoàn thành một vài lớp khác mới được học. Để được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân (bachelor) sinh viên phải hoàn thành các lớp theo một định hướng bắt buộc mà tổng cộng số tín chỉ phải bằng con số quy định. Thông thường thì định hướng gồm một số lớp căn bản (core), chuyên ngành, mở rộng (broadening) và tuỳ chọn (elective).
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Fri 28 Sep 2018, 08:07

Phần 17:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:
* Tương Lai của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam:

Trên thế giới, đại đa số các quốc gia đều có tổ chức thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia đều hoàn toàn lệ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó. Thí dụ thị trường chứng khoán Wall Street của Mỹ hiện nay đứng ở chỉ số 10580 (ngày 17/6/2005). Thị trường chứng khoán của Mỹ thường gia tăng theo thời gian thí dụ năm 1987, chỉ số Down Jones là 2700 và đến năm nay, năm 2005 thì trên 10500.

Những nước khác có nền kinh tế rất phát triển như Nhật Bổn với Tổng Sản Lượng quốc gia (GDP) năm nay khoảng 4500 tỷ USD (đô-la Mỹ) nhưng Nikkei 225 khoảng 11480, tuy nhiên năm 1990 thị trường Nikkei 225 là 42000. Điều này có nghĩa là, mặc dầu GDP của Nhật Bổn có gia tăng theo thời gian nhưng chỉ số chứng khoán của Nhật Bổn nay chỉ còn khoảng 25% giá trị năm 1990 nghĩa là nếu ta bỏ vào thị trường chứng khoán 1 triệu USD năm 1990 thì nay chỉ còn có 250 ngàn USD.

Tại sao như vậy ?

Bởi vì Nhật Bổn thực tế chưa có một nền kinh tế tự do như Mỹ Quốc. Tại Nhật, các tài phiệt Ngân hàng chỉ huy nền Kinh tế Quốc gia, khi họ làm ăn lỗ vốn thì nền kinh tế không ngóc lên nổi.

Nước Nhật là nước đông dân có khoảng 150 triệu dân ở rải rác trên nhiều đảo. So với Việt Nam, Nhật Bổn có khoảng 300 ngàn km2 rải rác trên nhiều đảo cho nên đất canh tác không được nhiều. Đất dùng để xây nhà nhất là vùng thành thị như Tokyo rất hiếm và đắt đỏ. Năm 1990, một Apartment tại Tokyo giá khoảng 1 triệu USD và như vậy một công nhân Nhật Bổn muốn trả hết cả vốn lẫn lời thì cần khoảng 100 năm nghĩa là ông nội mua nhà thì may mắn cháu nội có hy vọng trả hết. Và như ta biết trong nền kinh tế thị trường, số phận công nhân hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nhân, không ai biết trước lúc nào mình nhận được giấy cho thôi việc và khi có giấy đó chỉ trong vòng 3 tháng là mất nhà vì bị nhà băng tịch thu. Nếu nền kinh tế không khá thì rất ít người mua Apartment với giá 1 triệu USD do đó giá nhà phải dần dần tụt xuống vì vậy các chủ nhà băng lỗ lã nặng. Năm nay 2005, một căn Apartment (chung cư) đó chỉ còn 300 ngàn và vì vậy nền kinh tế Nhật Bổn có chỉ số Neikki 225 chỉ quanh quẩn 10 ngàn đến 11 ngàn mà thôi.

Ta lấy một thí dụ khác tại Hồng-Kông năm 1997, lúc Anh Quốc chuẩn bị trao trả Hồng-Kông cho Trung Quốc lục địa, thị trường chứng khoán của Hồng-Kông (tên gọi Hang Seng) ở chỉ số khoảng 15000, ngày hôm nay (20/6/2005) giảm còn khoảng 13900. Website sau cập nhật các dữ kiện của chỉ số:

http://finance.yahoo.com/intlindices

Hai năm trước, Hang Seng có chỉ số vào khoảng 11000, tức là năm nay tương đối làm ăn khá. Năm 1997, các nhà tư bản mua nhiều chứng khoán của thị trường Hang Seng vì họ hy vọng rằng khi thống nhất với Trung Hoa lục địa thì Hông Kông sẽ có một thị trường tiêu thụ rộng lớn khoảng 1 tỷ dân nhưng kể từ năm 1997 đến nay trị giá của Hang Seng suy giảm vì khi thống nhất, dân Trung Hoa lục địa cũng không tiêu thụ nổi các hàng kỹ nghệ cao của Hông Kông vì không đủ tiền. Thời điểm đó lương công nhân của Trung Quốc còn thấp, nhưng mấy năm nay nhờ các nước tư bản bỏ tiền vào Trung Quốc nhất là Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan cho nên nền kinh tế mở mang tiến triển. Người dân bắt đầu ưa chuộng các hàng hóa kỹ thuật cao như PC (máy vi tính), Điện Thoại Di Động, DVD, máy chụp hình số (Digital) vì vậy chỉ số của Hang Seng đã bắt đầu gia tăng.

Một thí dụ khác về thị trường chứng khoán Moscow kể từ năm 1986, Chủ tịch nhà nước Sô Viết Gorbachev theo chính sách đổi mới, đã thiết lập nền Kinh tế Thị trường tại nước Nga cho tới năm 1990 khi đảng Cộng Sản hoàn toàn bị lật đổ, Tổng Thống Boris Yeltsin phát triển Thị trường Chứng khoán lấy tên là Thị trường Chứng khoán Moscow. Mới đầu chỉ số khoảng 1000, đã có thời gian lên đến 9000 nhưng tới thời Tổng Thống Putin tư bản bị đàn áp và Chủ Tịch Công Ty dầu hỏa bị vào tù, đã làm cho nền kinh tế mất lòng tin của các nhà đầu tư và đã có lúc xuống còn 7000. Nay thì việc đó cũng nguội dần, dân không có trí nhớ dai nên ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Moscow đứng ở khoảng trên 8000.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sài Gòn:

Chính phủ Hà Nội rất muốn đặt thị trường chứng khoán tại Hà Nội nhưng việc buôn bán thương mãi ở trong Nam sấm uất hơn Hà Nội nhiều nên buộc lòng chính phủ phải thiết lập thị trường chứng khoán tại Sài Gòn khoảng năm 2001. Tuy nhiên, theo lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh thì thị trường này giống như một đứa trẻ èo ọt (trích đoạn: Đến thị trường chứng khoán thì không có nghĩa lý gì khoảng 1, 6%; đây là chú bé năm nay hơn 3 tuổi nhưng không chịu lớn và rất nghèo và bị tật bệnh, không những bị ghẻ lở trong người mà còn nhiều tật bệnh nặng hơn nhiều) trong bản báo cáo trước Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản tại Hà Nội. Muốn biết chi tiết xin coi Website sau đây:

http://www.wright.edu/~tdung/LeDangDoanh_02_11_2004.htm

Cho đến bây giờ, chỉ có 13 Công Ty ghi danh trong thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 9 Công Ty mỗi năm bán được được khoảng trên 2700000 USD. Còn các Công Ty khác chỉ sản xuất được 1200000 đến 1400000 USD (1 triệu 2 đến 1 triệu tư US đô la mà thôi). Vậy toàn thể các Công Ty này cũng sản xuất dưới 40 triệu USD chưa bằng một Công ty thuộc loại nhỏ nhất của Mỹ (Công ty loại nhỏ của Mỹ sản lượng khoảng 500 triệu USD tối đa – Small business).

Xem như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đúng như lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh đã nói rất yếu kém.

Một hãng nào muốn cho giá của một Share (mỗi cổ phần), có khuynh hướng lên thì Công ty đó làm ăn khấm khá phải có lời nhiều. Thí dụ như cổ phần của Công ty Google của Mỹ lúc mới ra công chúng giá 182 USD/1 cổ phần, sau hơn 1 năm giá là 286 USD/1 cổ phần (20/6/2005). Vậy, bất cứ Công ty nào ở bất cứ đâu trước hết phải có nền tài chính vững chắc vì nếu có lời thì ai cũng muốn mua cổ phần để hưởng số lời thí dụ năm ngoái có người bỏ ra 186000 USD mua cổ phần Google lúc mới trình diện với công chúng thì nay có thể bán được 2860000 USD tức là lời trên 100000 USD và như vậy so với tiền bỏ vào các CD (Certificate Deposit) thì chỉ lời khoảng 3% 2 năm, 4 % 3 năm hoặc 5% 5 năm.

Vậy thị trường chứng khoán của một nước gia tăng nếu đại đa số các Công ty trong thị trường chứng khoán trong nước đó gia tăng.

Thí dụ 30 Công ty sau đây được vào danh sách Down Jones 30 của Mỹ:

AT&T, Alcoa, American Express, Caterpillar, Citigroup, Coca-Cola, DuPont, Eastman Kodak, Exxon Mobil, General Electric, General Motors, Hewlett-Packard, Home Depot, Honeywell International, IBM, Intel, International Paper, JP Morgan, Johnson & Johnson, McDonalds, Merck & Co, Microsoft, Philip Morris, Procter & Gamble, SBC Communications, United Technologies, Wal-Mart Stores, Walt Disney

Muốn biết thêm chi tiết mời quý vị độc giả vô Website sau đây:

http://money.cnn.com/markets/dow30/

30 Công Ty đầu tàu này trong Down Jones nếu đại đa số làm ăn khá thì Down Jones của Mỹ lên, thí dụ ngày hôm nay, 20/6/2005 Down Jones của Mỹ đứng ở hàng số 10609.

Như vậy, các chỉ số Sài Gòn chứng khoán muốn gia tăng thì các Công Ty trước hết phải nhiều hơn con số 13 Công ty và đại đa số các Công ty phải làm ăn khấm khá.


* Muốn Sài Gòn chứng khoán tăng thì phải hội nhập những điều kiện sau đây:

Tạo lòng tin cho toàn thể người dân

Sau khi miền Nam thất thủ vào ngày 30/4/1975, Ủy Ban Quân Quản ra lệnh đổi tiền toàn miền Nam vào tháng 9 năm 1975. Một đồng tiền mới tương đương với 500 đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa và mỗi người được giới hạn tối đa chỉ đổi 200 đồng tiền mới, và với số tiền này không đủ ăn cho một gia đình trung lưu trong một tháng. Phần còn dư phải ký thác ở Ngân hàng, mỗi khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp thí dụ như đau ốm, cưới hỏi, tang chế cần tiêu thì phải được Ủy Ban Hành Chánh Phường hoặc Xã cho phép mới được lấy ra.

Tháng 5/1978, một đợt đổi tiền thứ hai không báo trước, 5 giờ sáng chính quyền bắt loa kêu gọi dân chúng đổi tiền từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Lần này, 1 đồng tiền cũ ăn 1 đồng 20 xu tiền mới, tiến hành đổi tiền khắp cả Bắc đến Nam và mỗi hộ (một gia đình) cũng tối đa được đổi 200 đồng tiền mới. Phần còn dư phải gửi Ngân hàng, chỉ khi nào cấp bách thì làm đơn xin Phường hoặc Xã cho phép rút ra, tùy vào hoàn cảnh. Như vậy tính đến năm 1978 đã có hai đợt đổi tiền và sau năm 1978 ít nhất cũng có một vụ đổi tiền nữa.

Sự đổi tiền làm đình trệ nền Kinh tế Quốc gia vì không ai còn vốn để buôn bán, hậu quả kéo nền Kinh tế xuống bờ vực thẳm. Cho đến năm 1986, tình hình có thể nổ bùng bất cứ lúc nào vì toàn dân đói quá chỉ còn một số (công an và chính quyền địa phương) để dành được ít vàng do đợt thuyền nhân năm 1978-1982 mà có.

Như vậy chỉ một số Cán bộ, Công an và chính quyền là giàu có, điển hình những cửa khẩu ra đi như Rạch Sỏi ở Rạnh Giá, bãi sau Vũng Tàu ở Vũng Tàu, v..v….

Sau các kỳ đổi tiền này, dân có tiền hết dám giữ tiền nên xoay ra giữ vàng và đô-la. Chính phủ Việt Nam đã nói rằng mỗi năm tiền do Việt kiều gửi về do chính phủ kiểm soát được khoảng chừng 3 tỷ USD. Và có ít nhất khoảng 3 tỷ nữa gửi lậu về do đường lối tư nhân không qua nhà nước (coi các bảng quảng cáo ở California và Minnesota và các nơi khác gửi về, cứ 5 USD tiền hoa hồng cho lần gửi 100 USD, nếu tiền gởi 300 USD trở lên thì cứ 3 USD tiền hoa hồng cho mỗi 100 USD)…

Ấy là chưa kể các vị Việt Kiều "mặc áo gấm về làng" đem đô-la lậu dưới 3 ngàn không phải khai mỗi người tại cửa khẩu Sài Gòn và Hà Nội. Số này ít nhất cũng khoảng 1 tỷ nữa, do đó ta có thể nói rằng chính phủ không kiểm soát được trên dưới 4 tỷ USD vậy trong 10 năm nay nhân dân Việt Nam giữ ít nhất là 40 tỷ USD và vô số vàng.

Dân Sài Gòn và Hà Nội đã thấy những căn nhà giá 6 hay 7 nghìn lượng vàng, 1 lượng vàng ta trên 500 USD. Vậy một căn nhà có giá trong khoàng 3 đến 4 triệu USD. Muốn biết giá nhà xin vào Internet, các Website Sài Gòn và Hà Nội. Hiện nay ở Sài Gòn, đường Tự Do cũ (đường Đồng Khởi, Lê Lợi) giá khoảng 43 triệu/một m2. Một căn nhà với 100m2 sẽ là 4300 triệu đồng Việt Nam (1 USD = 15800 Việt Nam đồng).

Tuy nhiên, mỗi năm chính phủ cố gắng kêu gọi đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam chỉ trên dưới 3 tỷ và có những năm chỉ có hơn 1 tỷ.

Vậy vốn ở đâu ?

Vốn ở trong nhân dân Việt Nam nhưng vì họ không có lòng tin cho nên họ không có bỏ tiền ra.

Vậy nhà nước phải gây lại lòng tin nơi dân chúng thì số tiền của dân trong nước ắt hẳn gấp 10 lần tiền đầu tư của ngoại quốc trong một năm.

Trung bình mỗi năm tiền được chuyển thẳng về không qua nhà nước khoảng 4 tỷ trong 15 năm qua thì số tích lũy lên tới 40 tới 60 tỷ USD. Vận động dùng số tiền này thì nền Kinh Tế có cơ phát đạt. Như đã nói, phải lập tức dẹp bỏ những Công ty thua lỗ, cổ phần hóa các Công ty khác, thiết lập các ban Quản trị có tài có đức phục vụ quyền lợi của Công ty và của các cổ đông (nghĩa là những người bỏ vốn hoặc mua cổ phần) làm cho cổ phần Công ty càng ngày càng gia tăng thì mới mong người dân dồn tiền mua cổ phần, thí dụ như bỏ vào Ngân hàng có lời 6% nếu cổ phần chứng khoán gia tăng 10% thì đương nhiên người dân sẽ bỏ tiền mua chứng khoán. Bước đầu, trong 10 năm đầu tiên bỏ hẳn tiền lời do chứng khoán đem lại (chính phủ Mỹ đã giảm thuế cho tiền lời của các chứng khoán tới mức chỉ còn 10%).


Luật Pháp phải trong sáng:

Luật pháp kinh doanh phải minh bạch, sổ sách phải làm bằng Kế toán Điện tử dễ dàng kiểm tra bởi đoàn Kiểm Tra Việt Nam và Quốc Tế. Sổ sách, văn kiện kế toán phải làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh vì tất cả các Công ty ngoại quốc hoạt động ở Việt Nam chủ nhân là người Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Trung Hoa… đều không biết nói tiếng Việt, vậy phải dùng tiếng Anh cho họ để nhờ các ban kiểm soát quốc tế kiểm tra khi cần.

Tiền của các Công ty này, phải được gửi ở các nhà băng quốc tế hoặc hỗn hợp quốc tế với Việt Nam để kiểm soát. Phải có luật pháp rõ ràng để cho các nhà Kinh doanh được rút tiền lời đem về nước của họ hoặc rút tiền cổ phần của họ về nước khi họ bán các cổ phiếu.

Thí dụ hiện nay, mỗi công dân Việt Nam mỗi khi được phép xuất cảnh định cư nước ngoài chỉ được mang 10 ngàn USD, thí dụ gia đình 4 người chỉ được phép mang 40 ngàn USD mà thôi. Vậy đối với những người Việt Nam đem nhiều triệu đô-la về đầu tư thì phải có luật pháp cho phép được chuyển toàn thể tài sản về nước khi không đầu tư nữa hoặc tiền lời mỗi năm không hạn chế.

Vậy phải lập một luật đầu tư tại Việt nam phỏng theo luật đầu tư quốc tế như luật đầu tư tại Mỹ quốc hay ít nhất cũng như luật đầu tư tại Trung quốc, vì trong 5 năm gần đây Trung Quốc cũng thu hút được một số đầu tư từ ngoại quốc rất to lớn.

Và nhất là phải lập một ủy ban hỗn hợp quốc tế gồm Việt Nam và các nước đầu tư để xử những vụ thưa kiện khi có các vụ liên quan đến tài chính giữa các người đầu tư với nhau hoặc giữa các nhà đầu tư với chính quyền xử cho đúng quy tắc quốc tế thí dụ như vụ Trịnh Vĩnh Bình phải đưa ra các phiên họp quốc tế quyết định để bảo đảm quyền lợi cho người được công bằng thì họ mới bỏ tiền vào.

Thiết Lập Đăng Ký Đầu Tư theo Điện Tử, bỏ tất cả các cửa vì nhiều nhà đầu tư ngoại quốc cho biết phải qua thủ tục đầu tiên nghĩa là phải có phong bì lì xì thì mới qua được cửa ải, số tiền này ít hay nhiều tùy theo cửa này quan trọng ít nhiều như thế nào.

Ủy ban Trung ương xét nhận được đăng ký điện tử thì hội đồng quyết định cho phép đâu tư hay không tùy theo khả năng của chủ đầu tư để cho phép.

Hiện nay, luật pháp Mỹ quốc cấm tiền đút lót vậy thì với chế độ thủ tục đầu tiên ở Việt Nam chỉ có thể có các nhà đầu tư Á Châu quen nghề lì xì, mà tất cả các trẻ em Việt Nam đã quen trong các dịp Tết, ông bà cha mẹ phong bao trong các giấy đỏ. Và vì vậy cho đến giờ phút này rất ít công ty Mỹ đầu tư được qua Việt Nam và chỉ một số rất ít Công ty Mỹ không xứng đáng với tầm vóc của nước Mỹ đầu tư tại Việt Nam mà thôi.

Nguyễn Văn Thành
Hạ tuần tháng 6, 2005
(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Fri 28 Sep 2018, 08:08

Phần 17:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:
* Tương Lai của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam:

Trên thế giới, đại đa số các quốc gia đều có tổ chức thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia đều hoàn toàn lệ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó. Thí dụ thị trường chứng khoán Wall Street của Mỹ hiện nay đứng ở chỉ số 10580 (ngày 17/6/2005). Thị trường chứng khoán của Mỹ thường gia tăng theo thời gian thí dụ năm 1987, chỉ số Down Jones là 2700 và đến năm nay, năm 2005 thì trên 10500.

Những nước khác có nền kinh tế rất phát triển như Nhật Bổn với Tổng Sản Lượng quốc gia (GDP) năm nay khoảng 4500 tỷ USD (đô-la Mỹ) nhưng Nikkei 225 khoảng 11480, tuy nhiên năm 1990 thị trường Nikkei 225 là 42000. Điều này có nghĩa là, mặc dầu GDP của Nhật Bổn có gia tăng theo thời gian nhưng chỉ số chứng khoán của Nhật Bổn nay chỉ còn khoảng 25% giá trị năm 1990 nghĩa là nếu ta bỏ vào thị trường chứng khoán 1 triệu USD năm 1990 thì nay chỉ còn có 250 ngàn USD.

Tại sao như vậy ?

Bởi vì Nhật Bổn thực tế chưa có một nền kinh tế tự do như Mỹ Quốc. Tại Nhật, các tài phiệt Ngân hàng chỉ huy nền Kinh tế Quốc gia, khi họ làm ăn lỗ vốn thì nền kinh tế không ngóc lên nổi.

Nước Nhật là nước đông dân có khoảng 150 triệu dân ở rải rác trên nhiều đảo. So với Việt Nam, Nhật Bổn có khoảng 300 ngàn km2 rải rác trên nhiều đảo cho nên đất canh tác không được nhiều. Đất dùng để xây nhà nhất là vùng thành thị như Tokyo rất hiếm và đắt đỏ. Năm 1990, một Apartment tại Tokyo giá khoảng 1 triệu USD và như vậy một công nhân Nhật Bổn muốn trả hết cả vốn lẫn lời thì cần khoảng 100 năm nghĩa là ông nội mua nhà thì may mắn cháu nội có hy vọng trả hết. Và như ta biết trong nền kinh tế thị trường, số phận công nhân hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nhân, không ai biết trước lúc nào mình nhận được giấy cho thôi việc và khi có giấy đó chỉ trong vòng 3 tháng là mất nhà vì bị nhà băng tịch thu. Nếu nền kinh tế không khá thì rất ít người mua Apartment với giá 1 triệu USD do đó giá nhà phải dần dần tụt xuống vì vậy các chủ nhà băng lỗ lã nặng. Năm nay 2005, một căn Apartment (chung cư) đó chỉ còn 300 ngàn và vì vậy nền kinh tế Nhật Bổn có chỉ số Neikki 225 chỉ quanh quẩn 10 ngàn đến 11 ngàn mà thôi.

Ta lấy một thí dụ khác tại Hồng-Kông năm 1997, lúc Anh Quốc chuẩn bị trao trả Hồng-Kông cho Trung Quốc lục địa, thị trường chứng khoán của Hồng-Kông (tên gọi Hang Seng) ở chỉ số khoảng 15000, ngày hôm nay (20/6/2005) giảm còn khoảng 13900. Website sau cập nhật các dữ kiện của chỉ số:

http://finance.yahoo.com/intlindices

Hai năm trước, Hang Seng có chỉ số vào khoảng 11000, tức là năm nay tương đối làm ăn khá. Năm 1997, các nhà tư bản mua nhiều chứng khoán của thị trường Hang Seng vì họ hy vọng rằng khi thống nhất với Trung Hoa lục địa thì Hông Kông sẽ có một thị trường tiêu thụ rộng lớn khoảng 1 tỷ dân nhưng kể từ năm 1997 đến nay trị giá của Hang Seng suy giảm vì khi thống nhất, dân Trung Hoa lục địa cũng không tiêu thụ nổi các hàng kỹ nghệ cao của Hông Kông vì không đủ tiền. Thời điểm đó lương công nhân của Trung Quốc còn thấp, nhưng mấy năm nay nhờ các nước tư bản bỏ tiền vào Trung Quốc nhất là Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan cho nên nền kinh tế mở mang tiến triển. Người dân bắt đầu ưa chuộng các hàng hóa kỹ thuật cao như PC (máy vi tính), Điện Thoại Di Động, DVD, máy chụp hình số (Digital) vì vậy chỉ số của Hang Seng đã bắt đầu gia tăng.

Một thí dụ khác về thị trường chứng khoán Moscow kể từ năm 1986, Chủ tịch nhà nước Sô Viết Gorbachev theo chính sách đổi mới, đã thiết lập nền Kinh tế Thị trường tại nước Nga cho tới năm 1990 khi đảng Cộng Sản hoàn toàn bị lật đổ, Tổng Thống Boris Yeltsin phát triển Thị trường Chứng khoán lấy tên là Thị trường Chứng khoán Moscow. Mới đầu chỉ số khoảng 1000, đã có thời gian lên đến 9000 nhưng tới thời Tổng Thống Putin tư bản bị đàn áp và Chủ Tịch Công Ty dầu hỏa bị vào tù, đã làm cho nền kinh tế mất lòng tin của các nhà đầu tư và đã có lúc xuống còn 7000. Nay thì việc đó cũng nguội dần, dân không có trí nhớ dai nên ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Moscow đứng ở khoảng trên 8000.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sài Gòn:

Chính phủ Hà Nội rất muốn đặt thị trường chứng khoán tại Hà Nội nhưng việc buôn bán thương mãi ở trong Nam sấm uất hơn Hà Nội nhiều nên buộc lòng chính phủ phải thiết lập thị trường chứng khoán tại Sài Gòn khoảng năm 2001. Tuy nhiên, theo lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh thì thị trường này giống như một đứa trẻ èo ọt (trích đoạn: Đến thị trường chứng khoán thì không có nghĩa lý gì khoảng 1, 6%; đây là chú bé năm nay hơn 3 tuổi nhưng không chịu lớn và rất nghèo và bị tật bệnh, không những bị ghẻ lở trong người mà còn nhiều tật bệnh nặng hơn nhiều) trong bản báo cáo trước Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản tại Hà Nội. Muốn biết chi tiết xin coi Website sau đây:

http://www.wright.edu/~tdung/LeDangDoanh_02_11_2004.htm

Cho đến bây giờ, chỉ có 13 Công Ty ghi danh trong thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 9 Công Ty mỗi năm bán được được khoảng trên 2700000 USD. Còn các Công Ty khác chỉ sản xuất được 1200000 đến 1400000 USD (1 triệu 2 đến 1 triệu tư US đô la mà thôi). Vậy toàn thể các Công Ty này cũng sản xuất dưới 40 triệu USD chưa bằng một Công ty thuộc loại nhỏ nhất của Mỹ (Công ty loại nhỏ của Mỹ sản lượng khoảng 500 triệu USD tối đa – Small business).

Xem như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đúng như lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh đã nói rất yếu kém.

Một hãng nào muốn cho giá của một Share (mỗi cổ phần), có khuynh hướng lên thì Công ty đó làm ăn khấm khá phải có lời nhiều. Thí dụ như cổ phần của Công ty Google của Mỹ lúc mới ra công chúng giá 182 USD/1 cổ phần, sau hơn 1 năm giá là 286 USD/1 cổ phần (20/6/2005). Vậy, bất cứ Công ty nào ở bất cứ đâu trước hết phải có nền tài chính vững chắc vì nếu có lời thì ai cũng muốn mua cổ phần để hưởng số lời thí dụ năm ngoái có người bỏ ra 186000 USD mua cổ phần Google lúc mới trình diện với công chúng thì nay có thể bán được 2860000 USD tức là lời trên 100000 USD và như vậy so với tiền bỏ vào các CD (Certificate Deposit) thì chỉ lời khoảng 3% 2 năm, 4 % 3 năm hoặc 5% 5 năm.

Vậy thị trường chứng khoán của một nước gia tăng nếu đại đa số các Công ty trong thị trường chứng khoán trong nước đó gia tăng.

Thí dụ 30 Công ty sau đây được vào danh sách Down Jones 30 của Mỹ:

AT&T, Alcoa, American Express, Caterpillar, Citigroup, Coca-Cola, DuPont, Eastman Kodak, Exxon Mobil, General Electric, General Motors, Hewlett-Packard, Home Depot, Honeywell International, IBM, Intel, International Paper, JP Morgan, Johnson & Johnson, McDonalds, Merck & Co, Microsoft, Philip Morris, Procter & Gamble, SBC Communications, United Technologies, Wal-Mart Stores, Walt Disney

Muốn biết thêm chi tiết mời quý vị độc giả vô Website sau đây:

http://money.cnn.com/markets/dow30/

30 Công Ty đầu tàu này trong Down Jones nếu đại đa số làm ăn khá thì Down Jones của Mỹ lên, thí dụ ngày hôm nay, 20/6/2005 Down Jones của Mỹ đứng ở hàng số 10609.

Như vậy, các chỉ số Sài Gòn chứng khoán muốn gia tăng thì các Công Ty trước hết phải nhiều hơn con số 13 Công ty và đại đa số các Công ty phải làm ăn khấm khá.


* Muốn Sài Gòn chứng khoán tăng thì phải hội nhập những điều kiện sau đây:

Tạo lòng tin cho toàn thể người dân

Sau khi miền Nam thất thủ vào ngày 30/4/1975, Ủy Ban Quân Quản ra lệnh đổi tiền toàn miền Nam vào tháng 9 năm 1975. Một đồng tiền mới tương đương với 500 đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa và mỗi người được giới hạn tối đa chỉ đổi 200 đồng tiền mới, và với số tiền này không đủ ăn cho một gia đình trung lưu trong một tháng. Phần còn dư phải ký thác ở Ngân hàng, mỗi khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp thí dụ như đau ốm, cưới hỏi, tang chế cần tiêu thì phải được Ủy Ban Hành Chánh Phường hoặc Xã cho phép mới được lấy ra.

Tháng 5/1978, một đợt đổi tiền thứ hai không báo trước, 5 giờ sáng chính quyền bắt loa kêu gọi dân chúng đổi tiền từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Lần này, 1 đồng tiền cũ ăn 1 đồng 20 xu tiền mới, tiến hành đổi tiền khắp cả Bắc đến Nam và mỗi hộ (một gia đình) cũng tối đa được đổi 200 đồng tiền mới. Phần còn dư phải gửi Ngân hàng, chỉ khi nào cấp bách thì làm đơn xin Phường hoặc Xã cho phép rút ra, tùy vào hoàn cảnh. Như vậy tính đến năm 1978 đã có hai đợt đổi tiền và sau năm 1978 ít nhất cũng có một vụ đổi tiền nữa.

Sự đổi tiền làm đình trệ nền Kinh tế Quốc gia vì không ai còn vốn để buôn bán, hậu quả kéo nền Kinh tế xuống bờ vực thẳm. Cho đến năm 1986, tình hình có thể nổ bùng bất cứ lúc nào vì toàn dân đói quá chỉ còn một số (công an và chính quyền địa phương) để dành được ít vàng do đợt thuyền nhân năm 1978-1982 mà có.

Như vậy chỉ một số Cán bộ, Công an và chính quyền là giàu có, điển hình những cửa khẩu ra đi như Rạch Sỏi ở Rạnh Giá, bãi sau Vũng Tàu ở Vũng Tàu, v..v….

Sau các kỳ đổi tiền này, dân có tiền hết dám giữ tiền nên xoay ra giữ vàng và đô-la. Chính phủ Việt Nam đã nói rằng mỗi năm tiền do Việt kiều gửi về do chính phủ kiểm soát được khoảng chừng 3 tỷ USD. Và có ít nhất khoảng 3 tỷ nữa gửi lậu về do đường lối tư nhân không qua nhà nước (coi các bảng quảng cáo ở California và Minnesota và các nơi khác gửi về, cứ 5 USD tiền hoa hồng cho lần gửi 100 USD, nếu tiền gởi 300 USD trở lên thì cứ 3 USD tiền hoa hồng cho mỗi 100 USD)…

Ấy là chưa kể các vị Việt Kiều "mặc áo gấm về làng" đem đô-la lậu dưới 3 ngàn không phải khai mỗi người tại cửa khẩu Sài Gòn và Hà Nội. Số này ít nhất cũng khoảng 1 tỷ nữa, do đó ta có thể nói rằng chính phủ không kiểm soát được trên dưới 4 tỷ USD vậy trong 10 năm nay nhân dân Việt Nam giữ ít nhất là 40 tỷ USD và vô số vàng.

Dân Sài Gòn và Hà Nội đã thấy những căn nhà giá 6 hay 7 nghìn lượng vàng, 1 lượng vàng ta trên 500 USD. Vậy một căn nhà có giá trong khoàng 3 đến 4 triệu USD. Muốn biết giá nhà xin vào Internet, các Website Sài Gòn và Hà Nội. Hiện nay ở Sài Gòn, đường Tự Do cũ (đường Đồng Khởi, Lê Lợi) giá khoảng 43 triệu/một m2. Một căn nhà với 100m2 sẽ là 4300 triệu đồng Việt Nam (1 USD = 15800 Việt Nam đồng).

Tuy nhiên, mỗi năm chính phủ cố gắng kêu gọi đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam chỉ trên dưới 3 tỷ và có những năm chỉ có hơn 1 tỷ.

Vậy vốn ở đâu ?

Vốn ở trong nhân dân Việt Nam nhưng vì họ không có lòng tin cho nên họ không có bỏ tiền ra.

Vậy nhà nước phải gây lại lòng tin nơi dân chúng thì số tiền của dân trong nước ắt hẳn gấp 10 lần tiền đầu tư của ngoại quốc trong một năm.

Trung bình mỗi năm tiền được chuyển thẳng về không qua nhà nước khoảng 4 tỷ trong 15 năm qua thì số tích lũy lên tới 40 tới 60 tỷ USD. Vận động dùng số tiền này thì nền Kinh Tế có cơ phát đạt. Như đã nói, phải lập tức dẹp bỏ những Công ty thua lỗ, cổ phần hóa các Công ty khác, thiết lập các ban Quản trị có tài có đức phục vụ quyền lợi của Công ty và của các cổ đông (nghĩa là những người bỏ vốn hoặc mua cổ phần) làm cho cổ phần Công ty càng ngày càng gia tăng thì mới mong người dân dồn tiền mua cổ phần, thí dụ như bỏ vào Ngân hàng có lời 6% nếu cổ phần chứng khoán gia tăng 10% thì đương nhiên người dân sẽ bỏ tiền mua chứng khoán. Bước đầu, trong 10 năm đầu tiên bỏ hẳn tiền lời do chứng khoán đem lại (chính phủ Mỹ đã giảm thuế cho tiền lời của các chứng khoán tới mức chỉ còn 10%).


Luật Pháp phải trong sáng:

Luật pháp kinh doanh phải minh bạch, sổ sách phải làm bằng Kế toán Điện tử dễ dàng kiểm tra bởi đoàn Kiểm Tra Việt Nam và Quốc Tế. Sổ sách, văn kiện kế toán phải làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh vì tất cả các Công ty ngoại quốc hoạt động ở Việt Nam chủ nhân là người Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Trung Hoa… đều không biết nói tiếng Việt, vậy phải dùng tiếng Anh cho họ để nhờ các ban kiểm soát quốc tế kiểm tra khi cần.

Tiền của các Công ty này, phải được gửi ở các nhà băng quốc tế hoặc hỗn hợp quốc tế với Việt Nam để kiểm soát. Phải có luật pháp rõ ràng để cho các nhà Kinh doanh được rút tiền lời đem về nước của họ hoặc rút tiền cổ phần của họ về nước khi họ bán các cổ phiếu.

Thí dụ hiện nay, mỗi công dân Việt Nam mỗi khi được phép xuất cảnh định cư nước ngoài chỉ được mang 10 ngàn USD, thí dụ gia đình 4 người chỉ được phép mang 40 ngàn USD mà thôi. Vậy đối với những người Việt Nam đem nhiều triệu đô-la về đầu tư thì phải có luật pháp cho phép được chuyển toàn thể tài sản về nước khi không đầu tư nữa hoặc tiền lời mỗi năm không hạn chế.

Vậy phải lập một luật đầu tư tại Việt nam phỏng theo luật đầu tư quốc tế như luật đầu tư tại Mỹ quốc hay ít nhất cũng như luật đầu tư tại Trung quốc, vì trong 5 năm gần đây Trung Quốc cũng thu hút được một số đầu tư từ ngoại quốc rất to lớn.

Và nhất là phải lập một ủy ban hỗn hợp quốc tế gồm Việt Nam và các nước đầu tư để xử những vụ thưa kiện khi có các vụ liên quan đến tài chính giữa các người đầu tư với nhau hoặc giữa các nhà đầu tư với chính quyền xử cho đúng quy tắc quốc tế thí dụ như vụ Trịnh Vĩnh Bình phải đưa ra các phiên họp quốc tế quyết định để bảo đảm quyền lợi cho người được công bằng thì họ mới bỏ tiền vào.

Thiết Lập Đăng Ký Đầu Tư theo Điện Tử, bỏ tất cả các cửa vì nhiều nhà đầu tư ngoại quốc cho biết phải qua thủ tục đầu tiên nghĩa là phải có phong bì lì xì thì mới qua được cửa ải, số tiền này ít hay nhiều tùy theo cửa này quan trọng ít nhiều như thế nào.

Ủy ban Trung ương xét nhận được đăng ký điện tử thì hội đồng quyết định cho phép đâu tư hay không tùy theo khả năng của chủ đầu tư để cho phép.

Hiện nay, luật pháp Mỹ quốc cấm tiền đút lót vậy thì với chế độ thủ tục đầu tiên ở Việt Nam chỉ có thể có các nhà đầu tư Á Châu quen nghề lì xì, mà tất cả các trẻ em Việt Nam đã quen trong các dịp Tết, ông bà cha mẹ phong bao trong các giấy đỏ. Và vì vậy cho đến giờ phút này rất ít công ty Mỹ đầu tư được qua Việt Nam và chỉ một số rất ít Công ty Mỹ không xứng đáng với tầm vóc của nước Mỹ đầu tư tại Việt Nam mà thôi.

Nguyễn Văn Thành
Hạ tuần tháng 6, 2005
(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Fri 28 Sep 2018, 10:32

Trà Mi đã viết:
Phần 17:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:
* Tương Lai của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam:

Trên thế giới, đại đa số các quốc gia đều có tổ chức thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia đều hoàn toàn lệ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó. Thí dụ thị trường chứng khoán Wall Street của Mỹ hiện nay đứng ở chỉ số 10580 (ngày 17/6/2005). Thị trường chứng khoán của Mỹ thường gia tăng theo thời gian thí dụ năm 1987, chỉ số Down Jones là 2700 và đến năm nay, năm 2005 thì trên 10500.

Những nước khác có nền kinh tế rất phát triển như Nhật Bổn với Tổng Sản Lượng quốc gia (GDP) năm nay khoảng 4500 tỷ USD (đô-la Mỹ) nhưng Nikkei 225 khoảng 11480, tuy nhiên năm 1990 thị trường Nikkei 225 là 42000. Điều này có nghĩa là, mặc dầu GDP của Nhật Bổn có gia tăng theo thời gian nhưng chỉ số chứng khoán của Nhật Bổn nay chỉ còn khoảng 25% giá trị năm 1990 nghĩa là nếu ta bỏ vào thị trường chứng khoán 1 triệu USD năm 1990 thì nay chỉ còn có 250 ngàn USD.

Tại sao như vậy ?

Bởi vì Nhật Bổn thực tế chưa có một nền kinh tế tự do như Mỹ Quốc. Tại Nhật, các tài phiệt Ngân hàng chỉ huy nền Kinh tế Quốc gia, khi họ làm ăn lỗ vốn thì nền kinh tế không ngóc lên nổi.

Nước Nhật là nước đông dân có khoảng 150 triệu dân ở rải rác trên nhiều đảo. So với Việt Nam, Nhật Bổn có khoảng 300 ngàn km2 rải rác trên nhiều đảo cho nên đất canh tác không được nhiều. Đất dùng để xây nhà nhất là vùng thành thị như Tokyo rất hiếm và đắt đỏ. Năm 1990, một Apartment tại Tokyo giá khoảng 1 triệu USD và như vậy một công nhân Nhật Bổn muốn trả hết cả vốn lẫn lời thì cần khoảng 100 năm nghĩa là ông nội mua nhà thì may mắn cháu nội có hy vọng trả hết. Và như ta biết trong nền kinh tế thị trường, số phận công nhân hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nhân, không ai biết trước lúc nào mình nhận được giấy cho thôi việc và khi có giấy đó chỉ trong vòng 3 tháng là mất nhà vì bị nhà băng tịch thu. Nếu nền kinh tế không khá thì rất ít người mua Apartment với giá 1 triệu USD do đó giá nhà phải dần dần tụt xuống vì vậy các chủ nhà băng lỗ lã nặng. Năm nay 2005, một căn Apartment (chung cư) đó chỉ còn 300 ngàn và vì vậy nền kinh tế Nhật Bổn có chỉ số Neikki 225 chỉ quanh quẩn 10 ngàn đến 11 ngàn mà thôi.

Ta lấy một thí dụ khác tại Hồng-Kông năm 1997, lúc Anh Quốc chuẩn bị trao trả Hồng-Kông cho Trung Quốc lục địa, thị trường chứng khoán của Hồng-Kông (tên gọi Hang Seng) ở chỉ số khoảng 15000, ngày hôm nay (20/6/2005) giảm còn khoảng 13900.  Website sau cập nhật các dữ kiện của chỉ số:

http://finance.yahoo.com/intlindices

Hai năm trước, Hang Seng có chỉ số vào khoảng 11000, tức là năm nay tương đối làm ăn khá. Năm 1997, các nhà tư bản mua nhiều chứng khoán của thị trường Hang Seng vì họ hy vọng rằng khi thống nhất với Trung Hoa lục địa thì Hông Kông sẽ có một thị trường tiêu thụ rộng lớn khoảng 1 tỷ dân nhưng kể từ năm 1997 đến nay trị giá của Hang Seng suy giảm vì khi thống nhất, dân Trung Hoa lục địa cũng không tiêu thụ nổi các hàng kỹ nghệ cao của Hông Kông vì không đủ tiền. Thời điểm đó lương công nhân của Trung Quốc còn thấp, nhưng mấy năm nay nhờ các nước tư bản bỏ tiền vào Trung Quốc nhất là Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan cho nên nền kinh tế mở mang tiến triển. Người dân bắt đầu ưa chuộng các hàng hóa kỹ thuật cao như PC (máy vi tính), Điện Thoại Di Động, DVD, máy chụp hình số (Digital) vì vậy chỉ số của Hang Seng đã bắt đầu gia tăng.

Một thí dụ khác về thị trường chứng khoán Moscow kể từ năm 1986, Chủ tịch nhà nước Sô Viết Gorbachev theo chính sách đổi mới, đã thiết lập nền Kinh tế Thị trường tại nước Nga cho tới năm 1990 khi đảng Cộng Sản hoàn toàn bị lật đổ, Tổng Thống Boris Yeltsin phát triển Thị trường Chứng khoán lấy tên là Thị trường Chứng khoán Moscow. Mới đầu chỉ số khoảng 1000, đã có thời gian lên đến 9000 nhưng tới thời Tổng Thống Putin tư bản bị đàn áp và Chủ Tịch Công Ty dầu hỏa bị vào tù, đã làm cho nền kinh tế mất lòng tin của các nhà đầu tư và đã có lúc xuống còn 7000. Nay thì việc đó cũng nguội dần, dân không có trí nhớ dai nên ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Moscow đứng ở khoảng trên 8000.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sài Gòn:

Chính phủ Hà Nội rất muốn đặt thị trường chứng khoán tại Hà Nội nhưng việc buôn bán thương mãi ở trong Nam sấm uất hơn Hà Nội nhiều nên buộc lòng chính phủ phải thiết lập thị trường chứng khoán tại Sài Gòn khoảng năm 2001. Tuy nhiên, theo lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh thì thị trường này giống như một đứa trẻ èo ọt (trích đoạn: Đến thị trường chứng khoán thì không có nghĩa lý gì khoảng 1, 6%; đây là chú bé năm nay hơn 3 tuổi nhưng không chịu lớn và rất nghèo và bị tật bệnh, không những bị ghẻ lở trong người mà còn nhiều tật bệnh nặng hơn nhiều) trong bản báo cáo trước Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản tại Hà Nội. Muốn biết chi tiết xin coi Website sau đây:

http://www.wright.edu/~tdung/LeDangDoanh_02_11_2004.htm

Cho đến bây giờ, chỉ có 13 Công Ty ghi danh trong thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 9 Công Ty mỗi năm bán được được khoảng trên 2700000 USD. Còn các Công Ty khác chỉ sản xuất được 1200000 đến 1400000 USD (1 triệu 2 đến 1 triệu tư US đô la mà thôi). Vậy toàn thể các Công Ty này cũng sản xuất dưới 40 triệu USD chưa bằng một Công ty thuộc loại nhỏ nhất của Mỹ (Công ty loại nhỏ của Mỹ sản lượng khoảng 500 triệu USD tối đa – Small business).

Xem như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đúng như lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh đã nói rất yếu kém.

Một hãng nào muốn cho giá của một Share (mỗi cổ phần), có khuynh hướng lên thì Công ty đó làm ăn khấm khá phải có lời nhiều. Thí dụ như cổ phần của Công ty Google của Mỹ lúc mới ra công chúng giá 182 USD/1 cổ phần, sau hơn 1 năm giá là 286 USD/1 cổ phần (20/6/2005). Vậy, bất cứ Công ty nào ở bất cứ đâu trước hết phải có nền tài chính vững chắc vì nếu có lời thì ai cũng muốn mua cổ phần để hưởng số lời thí dụ năm ngoái có người bỏ ra 186000 USD mua cổ phần Google lúc mới trình diện với công chúng thì nay có thể bán được 2860000 USD tức là lời trên 100000 USD và như vậy so với tiền bỏ vào các CD (Certificate Deposit) thì chỉ lời khoảng 3% 2 năm, 4 % 3 năm hoặc 5% 5 năm.

Vậy thị trường chứng khoán của một nước gia tăng nếu đại đa số các Công ty trong thị trường chứng khoán trong nước đó gia tăng.

Thí dụ 30 Công ty sau đây được vào danh sách Down Jones 30 của Mỹ:

AT&T, Alcoa, American Express, Caterpillar, Citigroup, Coca-Cola, DuPont, Eastman Kodak, Exxon Mobil, General Electric, General Motors, Hewlett-Packard, Home Depot, Honeywell International, IBM, Intel, International Paper, JP Morgan, Johnson & Johnson, McDonalds, Merck & Co, Microsoft, Philip Morris, Procter & Gamble, SBC Communications, United Technologies, Wal-Mart Stores, Walt Disney

Muốn biết thêm chi tiết mời quý vị độc giả vô Website sau đây:

http://money.cnn.com/markets/dow30/

30 Công Ty đầu tàu này trong Down Jones nếu đại đa số làm ăn khá thì Down Jones của Mỹ lên, thí dụ ngày hôm nay, 20/6/2005 Down Jones của Mỹ đứng ở hàng số 10609.

Như vậy, các chỉ số Sài Gòn chứng khoán muốn gia tăng thì các Công Ty trước hết phải nhiều hơn con số 13 Công ty và đại đa số các Công ty phải làm ăn khấm khá.


* Muốn Sài Gòn chứng khoán tăng thì phải hội nhập những điều kiện sau đây:

Tạo lòng tin cho toàn thể người dân

Sau khi miền Nam thất thủ vào ngày 30/4/1975, Ủy Ban Quân Quản ra lệnh đổi tiền toàn miền Nam vào tháng 9 năm 1975. Một đồng tiền mới tương đương với 500 đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa và mỗi người được giới hạn tối đa chỉ đổi 200 đồng tiền mới, và với số tiền này không đủ ăn cho một gia đình trung lưu trong một tháng. Phần còn dư phải ký thác ở Ngân hàng, mỗi khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp thí dụ như đau ốm, cưới hỏi, tang chế cần tiêu thì phải được Ủy Ban Hành Chánh Phường hoặc Xã cho phép mới được lấy ra.

Tháng 5/1978, một đợt đổi tiền thứ hai không báo trước, 5 giờ sáng chính quyền bắt loa kêu gọi dân chúng đổi tiền từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Lần này, 1 đồng tiền cũ ăn 1 đồng 20 xu tiền mới, tiến hành đổi tiền khắp cả Bắc đến Nam và mỗi hộ (một gia đình) cũng tối đa được đổi 200 đồng tiền mới. Phần còn dư phải gửi Ngân hàng, chỉ khi nào cấp bách thì làm đơn xin Phường hoặc Xã cho phép rút ra, tùy vào hoàn cảnh. Như vậy tính đến năm 1978 đã có hai đợt đổi tiền và sau năm 1978 ít nhất cũng có một vụ đổi tiền nữa.

Sự đổi tiền làm đình trệ nền Kinh tế Quốc gia vì không ai còn vốn để buôn bán, hậu quả kéo nền Kinh tế xuống bờ vực thẳm. Cho đến năm 1986, tình hình có thể nổ bùng bất cứ lúc nào vì toàn dân đói quá chỉ còn một số (công an và chính quyền địa phương) để dành được ít vàng do đợt thuyền nhân năm 1978-1982 mà có.

Như vậy chỉ một số Cán bộ, Công an và chính quyền là giàu có, điển hình những cửa khẩu ra đi như Rạch Sỏi ở Rạnh Giá, bãi sau Vũng Tàu ở Vũng Tàu, v..v….

Sau các kỳ đổi tiền này, dân có tiền hết dám giữ tiền nên xoay ra giữ vàng và đô-la. Chính phủ Việt Nam đã nói rằng mỗi năm tiền do Việt kiều gửi về do chính phủ kiểm soát được khoảng chừng 3 tỷ USD. Và có ít nhất khoảng 3 tỷ nữa gửi lậu về do đường lối tư nhân không qua nhà nước (coi các bảng quảng cáo ở California và Minnesota và các nơi khác gửi về, cứ 5 USD tiền hoa hồng cho lần gửi 100 USD, nếu tiền gởi 300 USD trở lên thì cứ 3 USD tiền hoa hồng cho mỗi 100 USD)…

Ấy là chưa kể các vị Việt Kiều "mặc áo gấm về làng" đem đô-la lậu dưới 3 ngàn không phải khai mỗi người tại cửa khẩu Sài Gòn và Hà Nội. Số này ít nhất cũng khoảng 1 tỷ nữa, do đó ta có thể nói rằng chính phủ không kiểm soát được trên dưới 4 tỷ USD vậy trong 10 năm nay nhân dân Việt Nam giữ ít nhất là 40 tỷ USD và vô số vàng.

Dân Sài Gòn và Hà Nội đã thấy những căn nhà giá 6 hay 7 nghìn lượng vàng, 1 lượng vàng ta trên 500 USD. Vậy một căn nhà có giá trong khoàng 3 đến 4 triệu USD. Muốn biết giá nhà xin vào Internet, các Website Sài Gòn và Hà Nội. Hiện nay ở Sài Gòn, đường Tự Do cũ (đường Đồng Khởi, Lê Lợi) giá khoảng 43 triệu/một m2. Một căn nhà với 100m2 sẽ là 4300 triệu đồng Việt Nam (1 USD = 15800 Việt Nam đồng).

Tuy nhiên, mỗi năm chính phủ cố gắng kêu gọi đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam chỉ trên dưới 3 tỷ và có những năm chỉ có hơn 1 tỷ.

Vậy vốn ở đâu ?

Vốn ở trong nhân dân Việt Nam nhưng vì họ không có lòng tin cho nên họ không có bỏ tiền ra.

Vậy nhà nước phải gây lại lòng tin nơi dân chúng thì số tiền của dân trong nước ắt hẳn gấp 10 lần tiền đầu tư của ngoại quốc trong một năm.

Trung bình mỗi năm tiền được chuyển thẳng về không qua nhà nước khoảng 4 tỷ trong 15 năm qua thì số tích lũy lên tới 40 tới 60 tỷ USD. Vận động dùng số tiền này thì nền Kinh Tế có cơ phát đạt. Như đã nói, phải lập tức dẹp bỏ những Công ty thua lỗ, cổ phần hóa các Công ty khác, thiết lập các ban Quản trị có tài có đức phục vụ quyền lợi của Công ty và của các cổ đông (nghĩa là những người bỏ vốn hoặc mua cổ phần) làm cho cổ phần Công ty càng ngày càng gia tăng thì mới mong người dân dồn tiền mua cổ phần, thí dụ như bỏ vào Ngân hàng có lời 6% nếu cổ phần chứng khoán gia tăng 10% thì đương nhiên người dân sẽ bỏ tiền mua chứng khoán. Bước đầu, trong 10 năm đầu tiên bỏ hẳn tiền lời do chứng khoán đem lại (chính phủ Mỹ đã giảm thuế cho tiền lời của các chứng khoán tới mức chỉ còn 10%).


Luật Pháp phải trong sáng:

Luật pháp kinh doanh phải minh bạch, sổ sách phải làm bằng Kế toán Điện tử dễ dàng kiểm tra bởi đoàn Kiểm Tra Việt Nam và Quốc Tế. Sổ sách, văn kiện kế toán phải làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh vì tất cả các Công ty ngoại quốc hoạt động ở Việt Nam chủ nhân là người Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Trung Hoa… đều không biết nói tiếng Việt, vậy phải dùng tiếng Anh cho họ để nhờ các ban kiểm soát quốc tế kiểm tra khi cần.

Tiền của các Công ty này, phải được gửi ở các nhà băng quốc tế hoặc hỗn hợp quốc tế với Việt Nam để kiểm soát. Phải có luật pháp rõ ràng để cho các nhà Kinh doanh được rút tiền lời đem về nước của họ hoặc rút tiền cổ phần của họ về nước khi họ bán các cổ phiếu.

Thí dụ hiện nay, mỗi công dân Việt Nam mỗi khi được phép xuất cảnh định cư nước ngoài chỉ được mang 10 ngàn USD, thí dụ gia đình 4 người chỉ được phép mang 40 ngàn USD mà thôi. Vậy đối với những người Việt Nam đem nhiều triệu đô-la về đầu tư thì phải có luật pháp cho phép được chuyển toàn thể tài sản về nước khi không đầu tư nữa hoặc tiền lời mỗi năm không hạn chế.

Vậy phải lập một luật đầu tư tại Việt nam phỏng theo luật đầu tư quốc tế như luật đầu tư tại Mỹ quốc hay ít nhất cũng như luật đầu tư tại Trung quốc, vì trong 5 năm gần đây Trung Quốc cũng thu hút được một số đầu tư từ ngoại quốc rất to lớn.

Và nhất là phải lập một ủy ban hỗn hợp quốc tế gồm Việt Nam và các nước đầu tư để xử những vụ thưa kiện khi có các vụ liên quan đến tài chính giữa các người đầu tư với nhau hoặc giữa các nhà đầu tư với chính quyền xử cho đúng quy tắc quốc tế thí dụ như vụ Trịnh Vĩnh Bình phải đưa ra các phiên họp quốc tế quyết định để bảo đảm quyền lợi cho người được công bằng thì họ mới bỏ tiền vào.

Thiết Lập Đăng Ký Đầu Tư theo Điện Tử, bỏ tất cả các cửa vì nhiều nhà đầu tư ngoại quốc cho biết phải qua thủ tục đầu tiên nghĩa là phải có phong bì lì xì thì mới qua được cửa ải, số tiền này ít hay nhiều tùy theo cửa này quan trọng ít nhiều như thế nào.

Ủy ban Trung ương xét nhận được đăng ký điện tử thì hội đồng quyết định cho phép đâu tư hay không tùy theo khả năng của chủ đầu tư để cho phép.

Hiện nay, luật pháp Mỹ quốc cấm tiền đút lót vậy thì với chế độ thủ tục đầu tiên ở Việt Nam chỉ có thể có các nhà đầu tư Á Châu quen nghề lì xì, mà tất cả các trẻ em Việt Nam đã quen trong các dịp Tết, ông bà cha mẹ phong bao trong các giấy đỏ. Và vì vậy cho đến giờ phút này rất ít công ty Mỹ đầu tư được qua Việt Nam và chỉ một số rất ít Công ty Mỹ không xứng đáng với tầm vóc của nước Mỹ đầu tư tại Việt Nam mà thôi.

Nguyễn Văn Thành
Hạ tuần tháng 6, 2005
(còn tiếp)
" Vậy vốn ở đâu ?

Vốn ở trong nhân dân Việt Nam nhưng vì họ không có lòng tin cho nên họ không có bỏ tiền ra." Nếu ko bỏ thì thiếu chi cách hở tỉ, bán trái phiếu nè, ko mua cũng ko được vì trừ thẳng vào lương hay phân chỉ tiêu xuống tổ dân phố á
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13Sat 29 Sep 2018, 09:00

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phần 17:

SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Bullet_dot


F- ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:
* Tương Lai của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam:

Trên thế giới, đại đa số các quốc gia đều có tổ chức thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia đều hoàn toàn lệ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó. Thí dụ thị trường chứng khoán Wall Street của Mỹ hiện nay đứng ở chỉ số 10580 (ngày 17/6/2005). Thị trường chứng khoán của Mỹ thường gia tăng theo thời gian thí dụ năm 1987, chỉ số Down Jones là 2700 và đến năm nay, năm 2005 thì trên 10500.

Những nước khác có nền kinh tế rất phát triển như Nhật Bổn với Tổng Sản Lượng quốc gia (GDP) năm nay khoảng 4500 tỷ USD (đô-la Mỹ) nhưng Nikkei 225 khoảng 11480, tuy nhiên năm 1990 thị trường Nikkei 225 là 42000. Điều này có nghĩa là, mặc dầu GDP của Nhật Bổn có gia tăng theo thời gian nhưng chỉ số chứng khoán của Nhật Bổn nay chỉ còn khoảng 25% giá trị năm 1990 nghĩa là nếu ta bỏ vào thị trường chứng khoán 1 triệu USD năm 1990 thì nay chỉ còn có 250 ngàn USD.

Tại sao như vậy ?

Bởi vì Nhật Bổn thực tế chưa có một nền kinh tế tự do như Mỹ Quốc. Tại Nhật, các tài phiệt Ngân hàng chỉ huy nền Kinh tế Quốc gia, khi họ làm ăn lỗ vốn thì nền kinh tế không ngóc lên nổi.

Nước Nhật là nước đông dân có khoảng 150 triệu dân ở rải rác trên nhiều đảo. So với Việt Nam, Nhật Bổn có khoảng 300 ngàn km2 rải rác trên nhiều đảo cho nên đất canh tác không được nhiều. Đất dùng để xây nhà nhất là vùng thành thị như Tokyo rất hiếm và đắt đỏ. Năm 1990, một Apartment tại Tokyo giá khoảng 1 triệu USD và như vậy một công nhân Nhật Bổn muốn trả hết cả vốn lẫn lời thì cần khoảng 100 năm nghĩa là ông nội mua nhà thì may mắn cháu nội có hy vọng trả hết. Và như ta biết trong nền kinh tế thị trường, số phận công nhân hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nhân, không ai biết trước lúc nào mình nhận được giấy cho thôi việc và khi có giấy đó chỉ trong vòng 3 tháng là mất nhà vì bị nhà băng tịch thu. Nếu nền kinh tế không khá thì rất ít người mua Apartment với giá 1 triệu USD do đó giá nhà phải dần dần tụt xuống vì vậy các chủ nhà băng lỗ lã nặng. Năm nay 2005, một căn Apartment (chung cư) đó chỉ còn 300 ngàn và vì vậy nền kinh tế Nhật Bổn có chỉ số Neikki 225 chỉ quanh quẩn 10 ngàn đến 11 ngàn mà thôi.

Ta lấy một thí dụ khác tại Hồng-Kông năm 1997, lúc Anh Quốc chuẩn bị trao trả Hồng-Kông cho Trung Quốc lục địa, thị trường chứng khoán của Hồng-Kông (tên gọi Hang Seng) ở chỉ số khoảng 15000, ngày hôm nay (20/6/2005) giảm còn khoảng 13900.  Website sau cập nhật các dữ kiện của chỉ số:

http://finance.yahoo.com/intlindices

Hai năm trước, Hang Seng có chỉ số vào khoảng 11000, tức là năm nay tương đối làm ăn khá. Năm 1997, các nhà tư bản mua nhiều chứng khoán của thị trường Hang Seng vì họ hy vọng rằng khi thống nhất với Trung Hoa lục địa thì Hông Kông sẽ có một thị trường tiêu thụ rộng lớn khoảng 1 tỷ dân nhưng kể từ năm 1997 đến nay trị giá của Hang Seng suy giảm vì khi thống nhất, dân Trung Hoa lục địa cũng không tiêu thụ nổi các hàng kỹ nghệ cao của Hông Kông vì không đủ tiền. Thời điểm đó lương công nhân của Trung Quốc còn thấp, nhưng mấy năm nay nhờ các nước tư bản bỏ tiền vào Trung Quốc nhất là Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan cho nên nền kinh tế mở mang tiến triển. Người dân bắt đầu ưa chuộng các hàng hóa kỹ thuật cao như PC (máy vi tính), Điện Thoại Di Động, DVD, máy chụp hình số (Digital) vì vậy chỉ số của Hang Seng đã bắt đầu gia tăng.

Một thí dụ khác về thị trường chứng khoán Moscow kể từ năm 1986, Chủ tịch nhà nước Sô Viết Gorbachev theo chính sách đổi mới, đã thiết lập nền Kinh tế Thị trường tại nước Nga cho tới năm 1990 khi đảng Cộng Sản hoàn toàn bị lật đổ, Tổng Thống Boris Yeltsin phát triển Thị trường Chứng khoán lấy tên là Thị trường Chứng khoán Moscow. Mới đầu chỉ số khoảng 1000, đã có thời gian lên đến 9000 nhưng tới thời Tổng Thống Putin tư bản bị đàn áp và Chủ Tịch Công Ty dầu hỏa bị vào tù, đã làm cho nền kinh tế mất lòng tin của các nhà đầu tư và đã có lúc xuống còn 7000. Nay thì việc đó cũng nguội dần, dân không có trí nhớ dai nên ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Moscow đứng ở khoảng trên 8000.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sài Gòn:

Chính phủ Hà Nội rất muốn đặt thị trường chứng khoán tại Hà Nội nhưng việc buôn bán thương mãi ở trong Nam sấm uất hơn Hà Nội nhiều nên buộc lòng chính phủ phải thiết lập thị trường chứng khoán tại Sài Gòn khoảng năm 2001. Tuy nhiên, theo lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh thì thị trường này giống như một đứa trẻ èo ọt (trích đoạn: Đến thị trường chứng khoán thì không có nghĩa lý gì khoảng 1, 6%; đây là chú bé năm nay hơn 3 tuổi nhưng không chịu lớn và rất nghèo và bị tật bệnh, không những bị ghẻ lở trong người mà còn nhiều tật bệnh nặng hơn nhiều) trong bản báo cáo trước Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản tại Hà Nội. Muốn biết chi tiết xin coi Website sau đây:

http://www.wright.edu/~tdung/LeDangDoanh_02_11_2004.htm

Cho đến bây giờ, chỉ có 13 Công Ty ghi danh trong thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 9 Công Ty mỗi năm bán được được khoảng trên 2700000 USD. Còn các Công Ty khác chỉ sản xuất được 1200000 đến 1400000 USD (1 triệu 2 đến 1 triệu tư US đô la mà thôi). Vậy toàn thể các Công Ty này cũng sản xuất dưới 40 triệu USD chưa bằng một Công ty thuộc loại nhỏ nhất của Mỹ (Công ty loại nhỏ của Mỹ sản lượng khoảng 500 triệu USD tối đa – Small business).

Xem như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đúng như lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh đã nói rất yếu kém.

Một hãng nào muốn cho giá của một Share (mỗi cổ phần), có khuynh hướng lên thì Công ty đó làm ăn khấm khá phải có lời nhiều. Thí dụ như cổ phần của Công ty Google của Mỹ lúc mới ra công chúng giá 182 USD/1 cổ phần, sau hơn 1 năm giá là 286 USD/1 cổ phần (20/6/2005). Vậy, bất cứ Công ty nào ở bất cứ đâu trước hết phải có nền tài chính vững chắc vì nếu có lời thì ai cũng muốn mua cổ phần để hưởng số lời thí dụ năm ngoái có người bỏ ra 186000 USD mua cổ phần Google lúc mới trình diện với công chúng thì nay có thể bán được 2860000 USD tức là lời trên 100000 USD và như vậy so với tiền bỏ vào các CD (Certificate Deposit) thì chỉ lời khoảng 3% 2 năm, 4 % 3 năm hoặc 5% 5 năm.

Vậy thị trường chứng khoán của một nước gia tăng nếu đại đa số các Công ty trong thị trường chứng khoán trong nước đó gia tăng.

Thí dụ 30 Công ty sau đây được vào danh sách Down Jones 30 của Mỹ:

AT&T, Alcoa, American Express, Caterpillar, Citigroup, Coca-Cola, DuPont, Eastman Kodak, Exxon Mobil, General Electric, General Motors, Hewlett-Packard, Home Depot, Honeywell International, IBM, Intel, International Paper, JP Morgan, Johnson & Johnson, McDonalds, Merck & Co, Microsoft, Philip Morris, Procter & Gamble, SBC Communications, United Technologies, Wal-Mart Stores, Walt Disney

Muốn biết thêm chi tiết mời quý vị độc giả vô Website sau đây:

http://money.cnn.com/markets/dow30/

30 Công Ty đầu tàu này trong Down Jones nếu đại đa số làm ăn khá thì Down Jones của Mỹ lên, thí dụ ngày hôm nay, 20/6/2005 Down Jones của Mỹ đứng ở hàng số 10609.

Như vậy, các chỉ số Sài Gòn chứng khoán muốn gia tăng thì các Công Ty trước hết phải nhiều hơn con số 13 Công ty và đại đa số các Công ty phải làm ăn khấm khá.


* Muốn Sài Gòn chứng khoán tăng thì phải hội nhập những điều kiện sau đây:

Tạo lòng tin cho toàn thể người dân

Sau khi miền Nam thất thủ vào ngày 30/4/1975, Ủy Ban Quân Quản ra lệnh đổi tiền toàn miền Nam vào tháng 9 năm 1975. Một đồng tiền mới tương đương với 500 đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa và mỗi người được giới hạn tối đa chỉ đổi 200 đồng tiền mới, và với số tiền này không đủ ăn cho một gia đình trung lưu trong một tháng. Phần còn dư phải ký thác ở Ngân hàng, mỗi khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp thí dụ như đau ốm, cưới hỏi, tang chế cần tiêu thì phải được Ủy Ban Hành Chánh Phường hoặc Xã cho phép mới được lấy ra.

Tháng 5/1978, một đợt đổi tiền thứ hai không báo trước, 5 giờ sáng chính quyền bắt loa kêu gọi dân chúng đổi tiền từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Lần này, 1 đồng tiền cũ ăn 1 đồng 20 xu tiền mới, tiến hành đổi tiền khắp cả Bắc đến Nam và mỗi hộ (một gia đình) cũng tối đa được đổi 200 đồng tiền mới. Phần còn dư phải gửi Ngân hàng, chỉ khi nào cấp bách thì làm đơn xin Phường hoặc Xã cho phép rút ra, tùy vào hoàn cảnh. Như vậy tính đến năm 1978 đã có hai đợt đổi tiền và sau năm 1978 ít nhất cũng có một vụ đổi tiền nữa.

Sự đổi tiền làm đình trệ nền Kinh tế Quốc gia vì không ai còn vốn để buôn bán, hậu quả kéo nền Kinh tế xuống bờ vực thẳm. Cho đến năm 1986, tình hình có thể nổ bùng bất cứ lúc nào vì toàn dân đói quá chỉ còn một số (công an và chính quyền địa phương) để dành được ít vàng do đợt thuyền nhân năm 1978-1982 mà có.

Như vậy chỉ một số Cán bộ, Công an và chính quyền là giàu có, điển hình những cửa khẩu ra đi như Rạch Sỏi ở Rạnh Giá, bãi sau Vũng Tàu ở Vũng Tàu, v..v….

Sau các kỳ đổi tiền này, dân có tiền hết dám giữ tiền nên xoay ra giữ vàng và đô-la. Chính phủ Việt Nam đã nói rằng mỗi năm tiền do Việt kiều gửi về do chính phủ kiểm soát được khoảng chừng 3 tỷ USD. Và có ít nhất khoảng 3 tỷ nữa gửi lậu về do đường lối tư nhân không qua nhà nước (coi các bảng quảng cáo ở California và Minnesota và các nơi khác gửi về, cứ 5 USD tiền hoa hồng cho lần gửi 100 USD, nếu tiền gởi 300 USD trở lên thì cứ 3 USD tiền hoa hồng cho mỗi 100 USD)…

Ấy là chưa kể các vị Việt Kiều "mặc áo gấm về làng" đem đô-la lậu dưới 3 ngàn không phải khai mỗi người tại cửa khẩu Sài Gòn và Hà Nội. Số này ít nhất cũng khoảng 1 tỷ nữa, do đó ta có thể nói rằng chính phủ không kiểm soát được trên dưới 4 tỷ USD vậy trong 10 năm nay nhân dân Việt Nam giữ ít nhất là 40 tỷ USD và vô số vàng.

Dân Sài Gòn và Hà Nội đã thấy những căn nhà giá 6 hay 7 nghìn lượng vàng, 1 lượng vàng ta trên 500 USD. Vậy một căn nhà có giá trong khoàng 3 đến 4 triệu USD. Muốn biết giá nhà xin vào Internet, các Website Sài Gòn và Hà Nội. Hiện nay ở Sài Gòn, đường Tự Do cũ (đường Đồng Khởi, Lê Lợi) giá khoảng 43 triệu/một m2. Một căn nhà với 100m2 sẽ là 4300 triệu đồng Việt Nam (1 USD = 15800 Việt Nam đồng).

Tuy nhiên, mỗi năm chính phủ cố gắng kêu gọi đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam chỉ trên dưới 3 tỷ và có những năm chỉ có hơn 1 tỷ.

Vậy vốn ở đâu ?

Vốn ở trong nhân dân Việt Nam nhưng vì họ không có lòng tin cho nên họ không có bỏ tiền ra.

Vậy nhà nước phải gây lại lòng tin nơi dân chúng thì số tiền của dân trong nước ắt hẳn gấp 10 lần tiền đầu tư của ngoại quốc trong một năm.

Trung bình mỗi năm tiền được chuyển thẳng về không qua nhà nước khoảng 4 tỷ trong 15 năm qua thì số tích lũy lên tới 40 tới 60 tỷ USD. Vận động dùng số tiền này thì nền Kinh Tế có cơ phát đạt. Như đã nói, phải lập tức dẹp bỏ những Công ty thua lỗ, cổ phần hóa các Công ty khác, thiết lập các ban Quản trị có tài có đức phục vụ quyền lợi của Công ty và của các cổ đông (nghĩa là những người bỏ vốn hoặc mua cổ phần) làm cho cổ phần Công ty càng ngày càng gia tăng thì mới mong người dân dồn tiền mua cổ phần, thí dụ như bỏ vào Ngân hàng có lời 6% nếu cổ phần chứng khoán gia tăng 10% thì đương nhiên người dân sẽ bỏ tiền mua chứng khoán. Bước đầu, trong 10 năm đầu tiên bỏ hẳn tiền lời do chứng khoán đem lại (chính phủ Mỹ đã giảm thuế cho tiền lời của các chứng khoán tới mức chỉ còn 10%).


Luật Pháp phải trong sáng:

Luật pháp kinh doanh phải minh bạch, sổ sách phải làm bằng Kế toán Điện tử dễ dàng kiểm tra bởi đoàn Kiểm Tra Việt Nam và Quốc Tế. Sổ sách, văn kiện kế toán phải làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh vì tất cả các Công ty ngoại quốc hoạt động ở Việt Nam chủ nhân là người Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Trung Hoa… đều không biết nói tiếng Việt, vậy phải dùng tiếng Anh cho họ để nhờ các ban kiểm soát quốc tế kiểm tra khi cần.

Tiền của các Công ty này, phải được gửi ở các nhà băng quốc tế hoặc hỗn hợp quốc tế với Việt Nam để kiểm soát. Phải có luật pháp rõ ràng để cho các nhà Kinh doanh được rút tiền lời đem về nước của họ hoặc rút tiền cổ phần của họ về nước khi họ bán các cổ phiếu.

Thí dụ hiện nay, mỗi công dân Việt Nam mỗi khi được phép xuất cảnh định cư nước ngoài chỉ được mang 10 ngàn USD, thí dụ gia đình 4 người chỉ được phép mang 40 ngàn USD mà thôi. Vậy đối với những người Việt Nam đem nhiều triệu đô-la về đầu tư thì phải có luật pháp cho phép được chuyển toàn thể tài sản về nước khi không đầu tư nữa hoặc tiền lời mỗi năm không hạn chế.

Vậy phải lập một luật đầu tư tại Việt nam phỏng theo luật đầu tư quốc tế như luật đầu tư tại Mỹ quốc hay ít nhất cũng như luật đầu tư tại Trung quốc, vì trong 5 năm gần đây Trung Quốc cũng thu hút được một số đầu tư từ ngoại quốc rất to lớn.

Và nhất là phải lập một ủy ban hỗn hợp quốc tế gồm Việt Nam và các nước đầu tư để xử những vụ thưa kiện khi có các vụ liên quan đến tài chính giữa các người đầu tư với nhau hoặc giữa các nhà đầu tư với chính quyền xử cho đúng quy tắc quốc tế thí dụ như vụ Trịnh Vĩnh Bình phải đưa ra các phiên họp quốc tế quyết định để bảo đảm quyền lợi cho người được công bằng thì họ mới bỏ tiền vào.

Thiết Lập Đăng Ký Đầu Tư theo Điện Tử, bỏ tất cả các cửa vì nhiều nhà đầu tư ngoại quốc cho biết phải qua thủ tục đầu tiên nghĩa là phải có phong bì lì xì thì mới qua được cửa ải, số tiền này ít hay nhiều tùy theo cửa này quan trọng ít nhiều như thế nào.

Ủy ban Trung ương xét nhận được đăng ký điện tử thì hội đồng quyết định cho phép đâu tư hay không tùy theo khả năng của chủ đầu tư để cho phép.

Hiện nay, luật pháp Mỹ quốc cấm tiền đút lót vậy thì với chế độ thủ tục đầu tiên ở Việt Nam chỉ có thể có các nhà đầu tư Á Châu quen nghề lì xì, mà tất cả các trẻ em Việt Nam đã quen trong các dịp Tết, ông bà cha mẹ phong bao trong các giấy đỏ. Và vì vậy cho đến giờ phút này rất ít công ty Mỹ đầu tư được qua Việt Nam và chỉ một số rất ít Công ty Mỹ không xứng đáng với tầm vóc của nước Mỹ đầu tư tại Việt Nam mà thôi.

Nguyễn Văn Thành
Hạ tuần tháng 6, 2005
(còn tiếp)
" Vậy vốn ở đâu ?

Vốn ở trong nhân dân Việt Nam nhưng vì họ không có lòng tin cho nên họ không có bỏ tiền ra." Nếu ko bỏ thì thiếu chi cách hở tỉ, bán trái phiếu nè, ko mua cũng ko được vì trừ thẳng vào lương hay phân chỉ tiêu xuống tổ dân phố á

Việt Nam có nhiều cách huy động vốn "hổng giống ai" chắc ăn lắm đó T: tịch thu tiền dân gởi ngân hàng nè, đổi tiền hạn chế số lượng được đổi nè, đánh tư sản nè ... Hồi sau 75 gia đình TM dẫu hổng giàu có gì nhưng cũng góp vốn cho nhà nước bộn bạc  :potay:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM   SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-