Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Nghệ sĩ và cuộc sống sau tấm màn nhung | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
quehuong
Tổng số bài gửi : 3106 Registration date : 24/08/2009
| Tiêu đề: Nghệ sĩ và cuộc sống sau tấm màn nhung Tue 02 Jul 2013, 18:42 | |
| * Nhân đọc baì hay, qh mang về cho các bạn đọc chung để hiểu thêm được đơì sống của các nghệ sĩ cải lương sau bức màn nhung ...
****
Nghệ sĩ và cuộc sống sau tấm màn nhung
(Dân trí) - Nhắc đến nghệ sĩ, người ta thường nghĩ ngay tới nhà lầu xe hơi, cuộc sống giàu sang nhung lụa. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, rất nhiều nghệ sĩ chật vật sống qua ngày, đặc biệt là các nghệ sĩ cải lương.
Ngày nay, khi nhắc đến những nghệ sĩ nổi tiếng người ta thường nghĩ tới một cuộc sống nhung lụa, giàu sang. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi đa phần các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ cải lương, sống trong nghèo khổ, những hình ảnh về nhà lầu triệu đô, xe hơi tiền tỷ... đôi khi chỉ là những hình ảnh được các công ty dựng lên để làm... quảng cáo. Không ít nghệ sĩ hiện phải nương nhờ trong các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, hoặc cư trú tại “chùa nghệ sĩ”.
Đa phần nghệ sĩ cải lương đều nghèo
Khi thông tin nghệ sĩ cải lương Vũ Minh Vương mang trọng bệnh nhưng không có tiền chưa bệnh khiến nhiều người “giật mình”. Bấy lâu họ cứ nghĩ nghệ sĩ là giàu có lắm, sao lại ra nông nỗi đó? Mang câu chuyện trao đổi với nghệ sĩ Bạch Long, một người có 3 đời gắn liền với bộ môn nghệ thuật cải lương, anh cho biết điều đó thật ra không... lạ. Trong giới cải lương, những nghệ sĩ có thể tự mình làm giàu, mua biệt thự, nhà lầu xe hơi, chỉ đếm được trên đầu ngón tay, một số nghệ sĩ khác sống được nhờ “anh nuôi, chị nuôi”... số đông còn lại, liêm khiết, tự trọng hơn thì... đa phần nghèo.
Nếu ai có dịp về Cà Mau sẽ được người dân chỉ tới Đường “Quán nghệ sĩ” bởi nơi đây có rất nhiều quán nhậu của các nghệ sĩ đoàn cải lương Hương Tràm. Ở Sóc Trăng cũng có dãy quán của các nghệ sĩ đoàn cải lương Chuông Vàng. Khi cải lương bị “xuống sức” các nghệ sĩ phải bung ra làm đủ nghề để kiếm sống, (nhiều nghệ sĩ thích dùng từ này để chỉ về sự ảm đạm hiện tại của bộ môn nghệ thuật cải lương bởi “xuống sức” nghĩa là sẽ còn có thể “hồi sức”, còn có thể hi vọng).
Không chỉ mở quán nhậu để vừa buôn bán vừa “có sân khấu hát cho đỡ nhớ”, có nghệ sĩ như nghệ sĩ Chín Quý thậm chí còn đi hát... đám ma để kiếm sống. Nghệ sĩ Minh Cảnh, người từng nổi đình đám cách đây nhiều năm còn thiếu nợ, bị chủ nợ “dí như fan dí ngôi sao Hollywood”, cuối cùng được một người bạn bao qua Mỹ biểu diễn để lấy tiền trả nợ. Ai ngờ qua Mỹ hát không có mấy người xem, đã bị kẹt lại không thể trở về.
Các nghệ sĩ cải lương ở tỉnh ra vậy, những nghệ sĩ cải lương ở TP HCM có khá hơn, nhưng họ sống khá hơn lại không dính dáng tới cải lương. Những nghệ sĩ gạo cội như Thành Lộc, Hữu Châu, Bạch Long... đã chuyển qua kịch nói để “cầm hơi”. Thậm chí, những người tài năng và nổi tiếng bậc nhất hiện nay như Thành Lộc còn phải nhận đủ nghề, từ làm giám khảo, lồng tiếng phim... Những người may mắn có được một căn nhà riêng như NSƯT Thành Lộc cũng là ước mơ của nhiều người, bởi đa phần các nghệ sĩ đều đang đi thuê nhà.
Thành Lộc đã phải bỏ cải lương qua kịch nói để tồn tại, nhưng anh vẫn đau đáu với cải lương.
“Nhà của Lộc hiện tại có được cũng khá may mắn, khi chị gái của Lộc đi thì có để lại căn nhà cho Lộc theo kiểu mua “hoá giá”. Chứ nhiều người gạo cội, nổi tiếng còn phải đi thuê nhà. Bản thân tôi có một lần thuê căn phòng nhỏ ở đường Nguyễn Văn Nghi có anh công an đi kiểm tra hộ khẩu, mở cửa thấy tôi ảnh bất ngờ lắm. Ảnh hỏi: “Sao anh ở đây?” Tôi trả lời: “Thì tôi ở đây mà?” Anh công an cứ cãi: “Không, ý tôi hỏi là sao giờ này mà anh ở đây? Người thuê nhà đâu?” Tôi nói tôi thuê nhà này mà ảnh không tin, anh ấy nói các ông phải ở biệt thự chứ? Tôi mắc cười quá, mới nói: “Anh ơi, anh đừng nghĩ nghệ sĩ nào cũng giàu. Tôi thuê nhà này biết bao nhiêu năm rồi.” Bạch Long chia sẻ với giọng điệu không giấu nổi sự ngậm ngùi.
Giàu có chỉ theo thời
Nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ, những năm 1975, khi cách mạng giải phóng miền nam cũng là lúc cải lương được hồi sinh. Anh nhớ hồi đó “bất kỳ vở nào dựng lên cũng cháy vé, thậm chí 9h sáng mở cửa ra thì cũng đã hết vé rồi. Đến mức những vở diễn cũ cũng được diễn lại, những vở như Câu thơ yên ngựa, Tiếng trống Mê Linh, Nàng Xê đa... lúc nào cũng cháy vé.
“Hồi đó người dân nô nức chờ được đi xem cải lương mỗi tối. Tuy vậy nghệ sĩ cũng không... giàu nổi, bởi hồi đó nghệ sĩ nhận lương như công chức. Mỗi tháng bước lên sân khấu, hát thế nào cũng nhận được bằng đó tiền lương theo tiêu chuẩn nhà nước. Mãi tới những năm 1982, 1983 thì một số nghệ sĩ mới “bung” ra, mới biết đòi hỏi... nhưng số đó không nhiều. Dù ba tôi là NSND Thành Tôn rất nổi tiếng nhưng nhà tôi vẫn phải ở sau cánh gà sân khấu chứ không có nhà riêng để ở. Nhưng chúng tôi vẫn yêu nghề lắm, mỗi đêm diễn thấy khán giả “com lê” (kín ghế - PV) là mừng lắm rồi. Chỉ biết diễn và diễn thật tốt mà thôi.”
Nói về nghệ sĩ cải lương giàu có, Bạch Long cho biết đó chỉ là con số nhỏ, rất ảo mà thôi. Nhiều người rất giỏi, rất nổi tiếng nhưng vẫn nghèo, bây giờ xuống chùa Nghệ sĩ vẫn thấy rất nhiều gương mặt nổi tiếng phải nương nhờ ở đó vì không biết đi đâu. “Tuy vậy, chúng tôi không quá buồn, chúng tôi coi đó là số phận. Tổ đãi chúng tôi rất nhiều, cho chúng tôi cơ hội đứng trên sân khấu, được hát cho khán giả nghe. Giờ về già neo đơn, thì người này giúp đỡ người kia cùng sống qua ngày.”
“Ngày xưa nghệ sĩ giàu thường nhờ vợ, hoặc chồng... chứ nghệ sĩ đi hát thôi thì không giàu được, chị Bạch Tuyết cũng nhờ chồng rất nhiều. Mà có bung ra làm ăn, kinh doanh thì càng không được vì họ chỉ hay, chỉ giỏi trên sân khấu thôi, chứ bước vào thương trường là bị lừa, bị qua mặt liền. Tôi cũng từng bung ra làm ăn rồi thua hết. Nghệ sĩ giàu chỉ có thời thôi, khi anh đang trên đỉnh cao, nếu anh biết khôn, anh mua đất, mua vàng tích trữ để về già, hết show còn có cái bán đi mà ăn. Nhưng ít người làm được vậy lắm, vì khi trở về với đời thường, nghệ sĩ “khờ” lắm, không biết làm ăn buôn bán gì”.
Còn có một dạng giàu nữa là nhờ “anh nuôi, chị nuôi”... Nhiều người được “anh nuôi, chị nuôi” giúp đỡ rồi đâm ra bị lệ thuộc. Tôi cũng từng được đề nghị nhận làm “em nuôi” của vài người nhưng tôi không chịu. Chị ái mộ tôi trên sân khấu, chị thương tôi, tôi nhận. Chứ chị đừng mang tiền ra để sai khiến tôi, tôi không chịu được. Tôi rất nể NSND Thành Tòng ở chỗ, ngày xưa anh ấy từng được con gái của một chủ Ngân hàng chế độ cũ “say” lắm. Nhà đó rất giàu có, cổ nói chỉ cần anh cưới em, bỏ nghề hát đi rồi mình vi vu sống vui vẻ. Nhưng anh Thanh Tòng không chịu, anh nói: “Thà tôi bỏ cô chứ tôi nhất định không bỏ hát được”.
Tuy nghèo túng và khó khăn là vậy, nhưng các nghệ sĩ cải lương vẫn rất yêu nghề và tin tưởng vào sự trở lại của các sân khấu cải lương. Các nghệ sĩ đoàn Chuông Vàng, Hương Tràm mở quán nhậu để kinh doanh thì ít mà để có sân khấu “hát cho đỡ nhớ” thì nhiều. Mặc dù quán nhậu rất phức tạp, lại cực khổ nhưng mỗi lần khách yêu cầu hát, ai nấy đều rất hạnh phúc. Là nghệ sĩ, được đứng trên sân khấu đã là mừng lắm rồi.
Nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ, những năm trước 75, cải lương từng “xuống sức” một lần rồi lại hưng thịnh lại mãi cho đến những năm 86 - 87 của thế kỷ trước. “Bây giờ là thời của tân nhạc, của phim ảnh... nhưng kịch nói đang dần sống lại, tôi tin cải lương cũng sẽ có niềm hi vọng. Đội “Đồng ấu Bạch Long” của tôi cũng đã được lập lại, không phải là các em 6,7 tuổi nữa mà là các em sinh viên. Tôi thấy các tập hăng say, hát rất hay... tôi mừng lắm. Đến các bạn trẻ còn yêu mến cải lương đến vậy thì không lý do gì những nghệ sĩ như chúng tôi vẫn tin rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ lại được đứng trên sân khấu cải lương để phục vụ công chúng.”
Phan Anh |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Nghệ sĩ và cuộc sống sau tấm màn nhung Wed 03 Jul 2013, 03:12 | |
| Cám ơn bát tỷ, đọc thấy thương các nghệ sĩ ở VN thật đó |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Nghệ sĩ và cuộc sống sau tấm màn nhung Wed 03 Jul 2013, 12:38 | |
| - Shiroi đã viết:
- Cám ơn bát tỷ, đọc thấy thương các nghệ sĩ ở VN thật đó
Đọc bài của Bát Tỷ thấy thương các nghệ sĩ quá.. Lúc còn nhỏ Mytt cùng các bạn hàng xóm và mấy em, vào đình ở phường xem hát bội, mytt rất ngưỡng mộ các vị ấy vì ai cũng đẹp như tiên vậy..
Nhưng khi được bạn dẫn ra phía sau hậu trường, khi họ rữa mặt rồi thì họ và những người dân thường như nhau.. Mytt về suy nghĩ hoài.! Khi lên ct làm việc được bạn bè mua vé dẫn đi xem kịch và xem cải lương, thấy họ thật tài tình trong diễn xuất, mytt chỉ biết buồn vui theo họ lúc ấy.!
Còn vấn đề nghèo giàu thì không nghĩ đến, mytt chỉ nghĩ như vầy... Những vị này, đã thay mặt mọi giới trong xã hội nói lên mọi hoàn cảnh để đánh thức cái tâm của người xem, đây cũng là một việc hữu ích cho đời không nhỏ. Từ người sáng tác "Viết truyện" cho đến một diễn viên nối nhau làm tia thông tin nhanh và dễ nhớ đưa vào lòng người, nhờ vậy mà con người ngày càng có sự hiểu biết trong tri thức và ý thức rộng thêm.
Tự dưng mytt cảm thấy rất biết ơn họ vô cùng.. Và luôn nghĩ rằng, ở họ bài học trước khi đưa ra quần chúng bản thân họ đã học trước mới diễn được như vậy, mytt nghĩ những người này khi giác ngộ, quả vị của họ không nhỏ đâu. "Quả Vị" theo ý mytt muốn nói là: Ý thức và Đức Hạnh.. Họ có khác nào như một ông thầy của lớp sơ cấp.? Để khi con người có ý thức bước vào lớp lớn hơn.!
Khi nhận ra cuộc đời này có khác gì ngôi trường của "Tuệ trí" ... Vài dòng thư dãn mytt kính chúc Bát Tỷ, Cửu Tỷ và toàn thể GD Đào Viên luôn an lành mạnh khoẻ, đồng thời luôn cầu nguyện cho các nghệ sĩ nhanh chóng thoát ra khỏi sự nghèo khó. Sống thật an vui.
|
| | | quehuong
Tổng số bài gửi : 3106 Registration date : 24/08/2009
| | | | quehuong
Tổng số bài gửi : 3106 Registration date : 24/08/2009
| Tiêu đề: Re: Nghệ sĩ và cuộc sống sau tấm màn nhung Sat 06 Jul 2013, 04:35 | |
| Tâm của Mỹ Tứ Trụ thật hiền nên nhìn mọi sự việc xung quanh với đôi mắt của người tu hành, cám ơn MTT ...
Một vở tuồng cải lương đúng nghĩa để bước lên sân khấu đoì hỏi rất nhiều nhân sự . Ngoài bầu ban và cặp đào chính kép chính ra còn có một số vai phụ khác, rồi các thầy đờn thầy nhắc tuồng rồi còn những việc linh tinh trong hậu trường cũng cần có nhân sự đảm trách . Qh nhớ khi xưa ở gần nhà Qh có cái đình . Mõî lần đoàn hát về tập tuồng là chở đến mấy chiếc xe lam, xe ba bánh ... và khán giả là những đứa con nít thích chen chân leo trèo vô coi cộp ...
Ngoài các cặp đào kép chính được trả lương hùng hậu để làm mặt làm mày cho đoàn hát, số còn lại chắc lảnh thù lao vừa đủ sống, nên giới nghệ sĩ cải lương khó mà có cuộc sống giàu sang, đủ miếng ăn cái mặc là may mắn lắm rồi . Song song đó có lẽ vì cuộc đời và sân khấu bị hòa trộn nên ... có một số người nuôi quan niệm (hôm nay thì cho hết hôm nay ... ngày mai tính sau) nên ăn xài khá hào phóng và cứ mặc cho từng ngày đưa đẩy.
Thời gian không bỏ sót một ai, tuổi chồng chất thì ca diễn cũng bắt đầu yếu ớt, ánh đèn chiếu vào cũng nhạt dần, vai diễn nhấp nha vài ba phút để làm kiểng cho thế hệ đàn em . Bước ra khỏi sân khấu chỉ còn lại những nỗi cô đơn đặc quánh . Không con cháu người thân (đa số theo sống luôn trong gánh hát) . Nhưng đổi lại họ có lòng yêu thương đùm bọc của các anh em nghệ sĩ trong giới nên luôn là ngọn đuốc sưởi ấm của hàng lớp nghệ sĩ lớn tuổi neo đơn .
Vì những lý do khác nhau mà đa phần nghệ sĩ cải lương đều nghèo, nhưng tuy nghèo mà vẫn giữ được lòng trong sạch thì mới thật là đáng quý và đáng kính trọng biết bao .
Shiroi, MTT và các ACE Đào Viên đọc thêm bài này cũng hay lắm ... Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ ***** Gánh hát nghèo, cá khô và nước mắm đổi vé hát (CLVN.VN) - Ở vùng đất nằm sát biên giới Việt-Miên hầu như chưa một lần gánh hát cải lương đến đây. Thế mà vào năm 1962 gánh hát bầu tèo nọ đã chịu khó đi xe lôi dọn đến phục vụ bà con ở vùng xa xôi hẻo lánh này. Ðó là ấp Mương Vũ thuộc xã Khánh An, một địa danh ở miền Tây, nhìn qua bên kia sông là đất Miên. Ðây là nơi mà cái nghèo luôn bám lấy người dân quanh năm suốt tháng. Gánh bầu tèo Huỳnh Long vừa mới đến là được tiếp đón một cách niềm nở với trọn vẹn cảm tình. Sự bỡ ngỡ của bầu gánh không lâu, bởi ngay khi ấy, có vài người lớn tuổi sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ những việc cần thiết. Sân khấu được lập trên một khoảnh đất rộng, không có tường, bởi có một ít lá buông làm khung đủ dựng rạp. Ðào hát, kép hát quét dọn sân khấu đất cho sạch sẽ. Nhờ những tàng cây to nên khi nắng lớn không gây sự khó chịu nhiều. Chu vi rạp đủ chứa vài trăm người, không có ghế, khán giả đứng. Hình ảnh rõ ràng nhứt để người ta so sánh khi đoàn diễn có khán giả. Buổi hát đầu tiên với tuồng “Hiền Thần Cứu Giá” (tức Tiết Nhơn Quí chinh đông) khán giả hoan nghinh nhiệt liệt. Và nhờ thế mà thu hút khán giả mãnh liệt. Giá vé có ba hạng, hai hạng cho người lớn và hạng thứ ba dành cho trẻ em. Khán giả cũng bày tỏ nhận xét, tức giận kép đóng vai Cáp Tô Văn, thương cảm Tiết Nhơn Quí, bởi cái tình cảm đó mà người ta ghi nhận một chuyện hết sức buồn cười. Ðó là sau khi vãn hát, mấy chú trẻ em làm quen và dễ làm quen sớm nhất với Ðường Thế Dân, Tiết Nhơn Quí. Những kép đóng vai trung thần thường bị hoạn nạn được các em “thông cảm” dẫn đi chơi... Trái lại những vai ác, dữ như Cáp Tô Văn, Bàng Hồng, Quách Hòe thì nhóm trẻ nầy coi bộ không thích và không chịu làm quen. Một tuần qua, đoàn Huỳnh Long tươi tỉnh hẳn nếp sống, bởi ngoài sự có tiền họ còn được sự tiếp tế của đồng bào nữa. Nhưng rồi dần dần khán giả bắt đầu thưa thớt, bởi đến mùa cá. Ðó là căn bản của sự sống người dân ở đây, và khi có những ghe cá đầy ắp về đậu ở dưới bến thì gánh hát bắt đầu bán vé hát bằng cá. Khán giả không thích trả bằng tiền nữa, có phương tiện nào thì nọ trả bằng phương tiện ấy, và dĩ nhiên bầu gánh phải chấp nhận hơn là để hát mà không có khán giả. Do vé hát đổi cá nên bầu gánh cũng trả lương đào kép bằng cá, và một sự mới lạ lan nhanh vào nếp sống nghệ sĩ: Khi vãn hát đào kép bắt đầu xẻ cá phơi khô. Chỉ một tuần thôi, mỗi nghệ sĩ đã có vài mươi ký lô khô. Có vài chị như xếp đồ hội, gác cửa cũng bắt đầu có một “kế hoạch” mới trong đầu họ. Họ mua thêm cá, hễ họ mua thì đồng bào bán với giá đặc biệt rẻ hơn bán cho lái cá, và mấy bà nầy đã xông xáo làm khô có cả vài trăm ký lô. Tuy không còn thu hút được khán giả nhiều nữa, nhưng đoàn vẫn sống phây phây. Bây giờ vé hát được bán bằng cá, bằng khô và luôn cả bằng gạo nữa... Lúc này thì khán giả người lớn thưa, khán giả trẻ em lại nhiều hơn trước. Mùa cá càng ngày càng đi mạnh vào nghề nghiệp, mấy cậu nhỏ bây giờ cũng không còn rảnh rang nữa, theo cha mẹ, anh em suốt ngày ở ngoài sông, ăn ngủ luôn ngoài đấy. Một “chiến dịch” quảng cáo miệng được tung ra: “Chỉ còn hai đêm nữa, với hai tuồng đặc sắc: “Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ” và tuồng “Tên Trộm Thành Bá Ða.” Ðoàn sẽ dời đi nơi khác... Tuy chiến dịch được quảng cáo hết mình khéo léo, nhưng cũng không thu hút được khán giả, bởi đời sống của dân ấp Mương Vũ đã gắn liền với sông, với nước, với cá... rồi. Họ dành thời giờ để lo cho cuộc sống, nên không còn thời giờ giải trí cải lương. Buổi chiều trước khi lên xe, một “kế hoạch” được đưa ra: Tất cả đào kép đều nói vài lời tri ân đồng bào đã giúp đỡ những ngày sống ở đây. Ðồng bào cũng bùi ngùi đưa tiễn, mong sẽ còn gặp lại... Ðoàn hát bây giờ bỗng mập và lớn thêm, trước dọn đến chỉ có ba xe lôi, giờ dọn đi phải đến 6 xe mới hết (vùng nầy có nhiều xe lôi và là phương tiện thông dụng nhất). Ðất nước đã nuôi nghệ sĩ bằng nhiều cách, và cho họ một niềm tin để sống. Một trường hợp khác của một gánh hát bầu tèo khác, họ dọn đến Phan Thiết hát được vài đêm thì chẳng còn báo nhiêu người đi coi, nếu dọn đi ngay thì lỗ lã chịu không thấu với tiền mướn xe đắt đỏ ở vùng này. Bằng như ở lại tiếp tục hát thì không đủ sở hụi. Do bởi nhằm mùa gì đó mà bà con ở đây chẳng có tiền, nhưng nhà ai cũng có nước mắm. Sau một đêm suy nghĩ ông bầu tự hỏi tại sao mình không tận dụng cái gì mà bà con có sẵn? Sáng ra ông rao lên ở giữa chợ rằng đêm này đi coi hát có thể mua vé bằng nước mắm. Vé hạng nhứt 2 lít, hạng nhì 1 lít và trẻ em nửa lít. Quả nhiên tối bữa đó khán giả khá đông, họ mang đủ thứ chai đựng nước mắm, và người bán vé đong đủ thì trao vé. Việc làm mới lạ này không quen tay, và thiên hạ chen lấn người đong trước kẻ đong sau, họ gây gổ va chạm làm chai nước mắm bể đổ ra ngoài. Thêm vào đó những người mang nước mắm đong dư, họ để dưới chân làm ngã đổ gây nồng nực cả rạp hát (tức nhà lồng chợ) khiến cho khán giả vừa coi hát lại vừa thưởng thức mùi nước mắm. Ðêm đó không bán được vé nào bằng tiền, nên đào kép cũng được trả lương bằng nước mắm. Hôm sau trật tự hơn, nhưng khổ nỗi đêm đầu thì thiên hạ mang nước mắm có loại ngon, loại dở. Hôm sau “rút kinh nghiệm” họ mang đổi toàn loại hạng bét, thậm chí có kẻ còn ma giáo pha nước muối vào... Nhắm bề sẽ chết sâu hơn nếu còn ở đây thêm ngày nào nữa, nên bầu gánh kêu bán đổ bán tháo, vớt vát chút đỉnh tiền rồi giã từ vùng nước mắm, mang theo kỷ niệm khó quên. Theo: Khách Nguồn tin: NV |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Nghệ sĩ và cuộc sống sau tấm màn nhung Sun 07 Jul 2013, 07:37 | |
| Mytt xem đoạn nàyKhán giả cũng bày tỏ nhận xét, tức giận kép đóng vai Cáp Tô Văn, thương cảm Tiết Nhơn Quí, bởi cái tình cảm đó mà người ta ghi nhận một chuyện hết sức buồn cười. Ðó là sau khi vãn hát, mấy chú trẻ em làm quen và dễ làm quen sớm nhất với Ðường Thế Dân, Tiết Nhơn Quí. Những kép đóng vai trung thần thường bị hoạn nạn được các em “thông cảm” dẫn đi chơi... Trái lại những vai ác, dữ như Cáp Tô Văn, Bàng Hồng, Quách Hòe thì nhóm trẻ nầy coi bộ không thích và không chịu làm quen.
Hihii nghĩ lại cũng giống tâm trạng Mytt trước đây, bởi lối diễn của các nghệ sĩ "quá tài tình" khiến người xem quên đi cái thật là họ dùng tài để diễn, nên sự thương ghét thể hiện bằng cách đối xử.! Thật đáng thương cho các nghệ sĩ phải đóng các vai "Ác, xấu.!!!" Sau này khi có ý thức biết nhận định mới nghĩ lại mà thương, cho người phải đóng các vai ấy .. Càng đọc bài viết vừa cảm động vừa mắc cười quá Tỷ ơi..! có một số người nuôi quan niệm (hôm nay thì cho hết hôm nay ... ngày mai tính sau) nên ăn xài khá hào phóng và cứ mặc cho từng ngày đưa đẩy. Cũng vì cái suy nghĩ này mới "Nghèo" há Tỷ.. Hihiii Mytt thấy quanh mình có các vị làm ra tiền mà vẫn nghèo bởi có suy nghĩ này.! Có những bạn có duyên gặp, mytt đã giúp họ bằng cách phân tích "tiết kiệm" và họ đã thành công. Tuy không giàu "Vì số họ phải vậy" nhưng không quá nghèo khó. Mytt cảm ơn bài viết Bát Tỷ gởi cho xem, vừa thư giản tâm trí và thêm hiểu biết về đời sống tâm trạng trong một ngành nghề nhưng không khác một trọng trách đã được ơn trên giao phó để "thử thách" cho quả vị tiếp theo trong từng cá nhân của một sinh linh trên đường đời phải trải nghiệm này vậy. Mytt thương kính Bát Tỷ |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Nghệ sĩ và cuộc sống sau tấm màn nhung | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |