Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Về một câu tục ngữ...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Về một câu tục ngữ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Về một câu tục ngữ...   Về một câu tục ngữ... I_icon13Wed 26 Jun 2013, 04:30

Về một câu tục ngữ...



Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm

Đây là câu tục ngữ súc tích, khái quát về tình yêu thương của đạo vợ chồng, được so ánh với những hiện tượng độc đáo, thật không dễ dàng giải thích thấu tình đạt lý. Trước khi bàn về nội dung, xin được tìm hiểu các dị bản của câu tục ngữ này. Theo công trình sưu tầm lớn nhất và gần đây nhất Kho tàng tục ngữ người Việt, có đến tám cuốn sách sưu tầm tục ngữ ca dao ghi đúng nguyên văn như câu tục ngữ đã dẫn, một số sách ghi “đương” (đương đông buổi chợ) thành “đang”, sự thật là cùng nghĩa, các vùng trong nước ta nơi nói “đương”, nơi nói “đang” và nơi nói “trai”, nơi nói “giai” (cũng trong câu tục ngữ này).

Các dị bản khác thay cho “nắng quái”, có một bản ghi “nắng trở”, một bản ghi “nắng quá”, một bản ghi “bóng xế”. Riêng “nắng quá”, theo quy luật ngữ âm, khi đọc hoặc nói, biến âm “quái” thành “quá”. Về từ ngữ của câu tục ngữ, cần làm rõ nghĩa hai từ “nắng quái”.

Theo một số từ điển tiếng Việt thì “nắng quái” có nghĩa là nắng yếu lúc xế chiều khi mặt trời đã xuống dưới chân trời, le lói sắp tắt dần. “Quái”, từ Hán Việt có nghĩa là “treo, đang treo”, giúp ta hình dung thêm ánh nắng chỉ còn những tia yếu như treo trên bầu trời. “Nắng trở”, “bóng xế” (trong các dị bản) tuy mức độ ánh sáng có khá hơn “nắng quái” nhưng cũng như “nắng quái”, có hai từ “chiều hôm” bổ nghĩa và xác định rõ thời gian, do đó tất cả các câu tục ngữ mà chúng ta nghiên cứu tuy có những dị bản khác nhau nhưng đều thống nhất gần như trên cùng bình diện ngữ nghĩa.

Về nội dung có thể có mấy cách hiểu sau đây:

1. Bám sát nghĩa đen của câu tục ngữ, có thể hiểu câu này muốn nói lên thời điểm mà đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng trẻ mới cưới, thường hay nghĩ đến nhau trong khi phải lao động vất vả để mưu cầu sinh kế. Chính lúc đang lao động cực nhọc, người ta hay nghĩ đến những người thân yêu nhất để lấy đó làm động lực mà vượt qua. Cô gái bán hàng ở chợ, lúc chợ đang đông chính là lúc bận rộn vất vả nhất, đưa hàng bán cho người này, nhận tiền của người kia, suy nghĩ tính toán, đầu óc căng như sợi dây đàn, lại còn lo kiếm được đồng lãi mua quà cho con, mua rượu cho chồng. Còn người chồng vào thời điểm “chiều hôm”, “nắng quái” sắp tối rồi mà vẫn còn phải cày cho xong thửa ruộng, vừa lao động vừa nghĩ đến người vợ hiền vào lúc ấy đang ở nhà chăm sóc con cái, lợn gà,... Hiểu theo cách này tuy giản đơn nhưng cũng không dễ bác bỏ tình thương vợ chồng, bên vợ cũng như bên chồng, không có gì phải chê trách.

2. Câu tục ngữ muốn nói lên sự khác nhau về tình cảm của nam giới và nữ giới, chính xác hơn là sự khác nhau trong cách thể hiện tình yêu thương nhau giữa vợ và chồng. Tình thương của người đàn bà đối với chồng lúc nào cũng âm ỉ, đậm đà và thường không có gì làm thay đổi được. Trong lúc đó tình thương của người đàn ông đối với vợ không được bền chặt, dễ phai nhạt vì những lí do phức tạp khác nhau. Nhìn chung, cả cuộc đời của đôi vợ chồng có không ít trường hợp như vậy. Những cô gái bình dị ở nông thôn khi bước chân về nhà chồng là gửi gắm cả cuộc đời mình cho chồng. Họ hết lòng thương yêu chồng không phải bằng những lời nói hoa mĩ mà bằng những hành động cụ thể. Tình thương đó vững bền từ năm này qua năm khác, khi có con thì thương cả chồng con với sự chăm sóc đầy trách nhiệm. Ta có dịp cảm nhận được tình thương đó qua câu thơ của Tú Xương:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi nấng năm con với một chồng”.

Cái phiên chợ “đương đông” chính là hình ảnh trung thực nhất để ví với tình cảm của người vợ. Đó là yếu tố nhân văn của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần thấy thêm tác động ràng buộc của lễ giáo phong kiến bắt người phụ nữ phải theo đạo “tam tòng”, đề cao vai trò của nam giới, bắt người phụ nữ phải phụ thuộc vào người đàn ông một cách bất bình đẳng. Người phụ nữ khi chưa lấy chồng phải tuân theo quyền quyết định của người cha, khi đã lấy chồng rồi phải theo quyết định của chồng, khi chồng chết rồi phải theo quyết định của con trai. Chính vì quan điểm đạo đức này cùng với sự chi phối của yếu tố nhân văn mà người phụ nữ thương yêu và phục vụ chồng, con theo tiếng nói của trái tim và cả theo lí trí nữa.

Không hiếm những trường hợp được sử sách ghi lại, có cô nhỡ lấy phải anh chồng khờ khạo nhưng vẫn chịu đựng thực hiện đúng theo đạo làm vợ của mình. Những cô lấy chồng thư sinh, nuôi chồng ăn học, thi đỗ làm quan, đồng thời chăm lo mọi công việc gia đình, tự mình lo toan gánh vác vì thương chồng con. Đây chính là tình thương vị tha tồn tại trong suốt cuộc đời của người mẹ, người vợ Việt Nam. Còn tình thương của người đàn ông đối với vợ thì khác. Khi thương vợ nhất là thời gian sau khi cưới nhau có thể đến mức “nhất vợ nhì trời” nhưng rồi sau đó, do mâu thuẫn trong gia đình, người đàn ông đâm ra chán nản, rồi rượu chè, bồ bịch... Đúng như câu ca dao:

“Đàn ông một trăm lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người”

hay như các cụ thời xưa nhận định rằng lòng say mê của nam giới đối với vợ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn của cuộc đời, sau đó sẽ dành cho những đối tượng hoặc những chủ đề khác. Nó cũng giống như những tia nắng yếu ớt “nắng quái chiều hôm” chỉ tồn tại trong chốc lát mà thôi.

3. Có thể hiểu câu tục ngữ trên đã ca ngợi người vợ thường hết lòng thương yêu chồng trong suốt cuộc đời của mình, còn người chồng chỉ thực sự thương vợ khi tuổi đời đã xế bóng. Người đàn ông có thể rất thương vợ khi mới cưới nhau nhưng sau đó, tình thương vợ có thể bị công việc lao động, vì kế sinh nhai, làm ăn vất vả, nên tình thương vợ con thiên về lí trí, về trách nhiệm hơn là tình cảm.

Đối với gia đình, họ là người chủ, đối với xã hội, họ còn nhiệm vụ người dân với làng xã, đối với đất nước. Đến lúc tuổi cao sức yếu, họ thường nhớ lại, suy nghĩ về cuộc đời của mình, nhận thấy công lao to lớn của vợ. Họ hối hận về những việc “không phải” với vợ. Tuy nhiên, không vì thế mà họ bị vợ oán giận. Giờ đây, vợ chồng đã già, cuộc đời sắp hết, người chồng thiết tha yêu vợ nhưng than ôi, quỹ thời gian của đời người đang hết dần như những tia “nắng quái chiều hôm”!

Ba cách hiểu về câu tục ngữ “Gái thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm” như đã diễn giải trên đây cần được đặt trong bối cảnh của xã hội phong kiến Việt Nam với nền kinh tế tiểu nông dưới tác động của đạo đức theo ý thức hệ của giai cấp thống trị, của lễ giáo phong kiến đồng thời phải nhận thức rõ về tinh thần nhân văn của nhân dân ta, đặc biệt của người phụ nữ Việt Nam. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đạo đức trong quan hệ gia đình, vợ chồng có rất nhiều thay đổi về quyền dân chủ, quyền bình đẳng nam nữ đã tác động lớn đến nhân sinh quan, lối sống, nếp sống của nhân dân ta, nhưng do trải qua xã hội phong kiến rồi thực dân, nửa phong kiến nên những rơi rót của xã hội cũ vẫn còn trong xã hội mới ngày nay.

Thêm vào đó, lối sống của xã hội phương Tây ngày nay cũng có không ít ảnh hưởng không tốt đối với thuần phong mĩ tục đúng theo truyền thống nhân văn của dân tộc ta. Những hiện tượng yêu vội, cưới vội, sớm bỏ nhau, nạn bạo hành đối với vợ con, thiếu trách nhiệm và tình yêu thương trong quan hệ gia đình là những điều xấu cần đấu tranh loại trừ khỏi đời sống tình cảm của xã hội ta đang hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ba cách hiểu về câu tục ngữ này có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau, nội dung cơ bản càn hiểu là trong hoàn cảnh kinhtế, xã hội của chế độ phong kiến đồng thời với truyền thống nhân văn của dân tộc ta, tình thương của người vợ đối với chồng và ngược lại, được đúc kết từ thực tiễn một cách tổng hợp và khái quát như phan tích trong cách hiểu thứ hai nêu trên.

Mong rằng, "gái thương chồng” và “trai thương vợ” luôn được “đương đông buổi chợ” trong đời sống mới của chúng ta.


Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân và Nguyễn Hanh
Về Đầu Trang Go down
Tiểu Nhã Đình



Tổng số bài gửi : 62
Registration date : 27/02/2012

Về một câu tục ngữ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Về một câu tục ngữ...   Về một câu tục ngữ... I_icon13Sun 30 Jun 2013, 23:13

Cảm ơn bạn Shiroi!

Nhã Đình mang bài viết của bạn sang diễn đàn thơ , và sau đây là ý kiến của tác giả Nguyễn Thế Duyên về câu tục ngữ này, Nhã Đình mạn phép đăng vào đây nhe:

Thân gửi bạn Tiểu Nhã Đình
Về câu tục ngữ bạn hỏi tôi xin trả lời bạn như sau:
Đây là một câu tục ngữ rất hay. Nó cô đọng, hàm xúc và cái hay nữa của câu thành ngữ này chính là ở chỗ ai hiểu cách nào cũng đúng. Tùy theo tâm trạng, trình độ và vốn sống của người đọc mà hiểu đều đúng cả.
Chỉ có điều một vài người không biết rõ (Thực ra là họ không tìm hiểu những từ và hình ảnh trong câu tục ngữ này dùng nên tôi xin giải thích cho bạn như thế này:
Thứ nhất - Từ nắng quái. Rất nhiều người không biết từ này nhất là lớp trẻ vì họ xa rời với lao động nông nghiệpj nên họ thường giải thích sai mà nguyên nhân hiểu sai từ này lại nằm ở hai từ chiều hôm và họ lí luận rằng chiều là lúc nắng đã nhạt. Thực ra không phải thế.
Về thời tiết mà nói ở nuớc ta lúc chính ngọ không phải là lúc nóng nhất mà nóng nhất là vào khoảng 2,3 giờ chiều.
Ngày xưa, để tránh nắng vào mùa hè, các cụ ta thuờng ra đồng vào lúc tang tảng sáng và về nhà lúc mười giờ. Buổi chiều họ ra đồng vào khoảng gần ba giờ chiều và làm đến tận tối. Vậy lúc các cụ ra đồng là lúc mặt trời đã xuống thấp nhưng lại là lúc nóng nhất.
Mặt khác tư thế lao động của người nông dân là tư thế cúi lom khom, ánh nắng mặt trời lúc náy chiếu xiên đúng vào vị trí gáy của người nông dân nên còn gọi là nắng xiên khoai . Vậy từ nắng quái ở đây phải hiểu theo nghĩa là nắng dữ dội nhất, nhưng chỉ đến khoảng bốn giờ chiều là đã hết nắng thời gian là rất ngắn chỉ khoảng một tiếng đồng hồ
Vậy theo nghĩa từ mà nói câu này tôi thích hiểu theo nghĩa đây là câu nói về sư khác nhau trong tình cảm vợ chồng.
Đương đông buổi chợ- Chợ từ lúc còn đông đến lúc tan chợ thì lâu lắm còn nắng quái tuy dữ dội thật đấy nhưng hết nắng thì rất nhanh.
Gái thương chồng đương đông buổi chợ tương đương với câu thành ngữ "Nhi nữ tình trường"
Còn vế "Trai thương vợ nắng quái chiều hôm" thì chưa thấy câu thành nữ tương đương nào


Được sửa bởi Tiểu Nhã Đình ngày Mon 01 Jul 2013, 11:41; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Về một câu tục ngữ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Về một câu tục ngữ...   Về một câu tục ngữ... I_icon13Mon 01 Jul 2013, 02:58

Tiểu Nhã Đình đã viết:
Cảm ơn bạn Shiroi!

Nhã Đình mang bài viết của bạn sang diễn đàn thơ , và sau đây là ý kiến của tác giả Nguyễn Thế Duyên về câu tục ngữ này, Nhã Đình mạn phép đăng vào đây nhe:

Thân gửi bạn Tiểu Nhã Đình
Về câu tục ngữ bạn hỏi tôi xin trả lời bạn như sau:
Đây là một câu tục ngữ rất hay. Nó cô đọng, hàm xúc và cái hay nữa của câu thành ngữ này chính là ở chỗ ai hiểu cách nào cũng đúng. Tùy theo tâm trạng, trình độ và vốn sống của người đọc mà hiểu đều đúng cả.
Chỉ có điều một vài người không biết rõ (Thực ra là họ không tìm hiểu những từ và hình ảnh trong câu tục ngữ này dùng nên tôi xin giải thích cho bạn như thế này:
Thứ nhất - Từ nắng quái. Rất nhiều người không biết từ này nhất là lớp trẻ vì họ xa rời với lao động nông nghiệpj nên họ thường giải thích sai mà nguyên nhân hiểu sai từ này lại nằm ở hai từ chiều hôm và họ lí luận rằng chiều là lúc nắng đã nhạt. Thực ra không phải thế.
Về thời tiết mà nói ở nuớc ta lúc chính ngọ không phải là lúc nóng nhất mà nóng nhất là vào khoảng 2,3 giờ chiều.
Ngày xưa, để tránh nắng vào mùa hè, các cụ ta thuờng ra đồng vào lúc tang tảng sáng và về nhà lúc mười giờ. Buổi chiều họ ra đồng vào khoảng gần ba giờ chiều và làm đến tận tối. Vậy lúc các cụ ra đồng là lúc mặt trời đã xuống thấp nhưng lại là lúc nóng nhất.
Mặt khác tư thế lao động của người nông dân là tư thế cúi lom khom, ánh nắng mặt trời lúc náy chiếu xiên đúng vào vị trí gáy của người nông dân nên còn gọi là nắng xiên khoai . Vậy từ nắng quái ở đây phải hiểu theo nghĩa là nắng dữ dội nhất, nhưng chỉ đến khoảng bốn giờ chiều là đã hết nắng thời gian là rất ngắn chỉ khoảng một tiếng đồng hồ
Vậy theo nghĩa từ mà nói câu này tôi thích hiểu theo nghĩa đây là câu nói về sư khác nhau trong tình cảm vợ chồng.
Đương đông buổi chợ- Chợ từ lúc còn đông đến lúc tan chợ thì lâu lắm còn nắng quái tuy dữ dội thật đấy nhưng hết nắng thì rất nhanh.
Gái thương chồng đương đông buổi chợ tương đương với câu thành ngữ "Nhi nữ tình trường"
Còn vế "Trai thương vợ nắng quái chiều hôm" thì chưa thấy câu thành nữ tương đương nào

Cám ơn TNĐ, bài viết trên không phải của Shiroi, mà là một bài viết mà Shiroi sưu tầm.
Shiroi cũng không quen biết hai tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân và Nguyễn Hanh, nên chẳng dám nói họ thuộc lớp trẻ hay bậc lão thành.
Hai tác giả này đã dựa vào một số tự điển mà giải thích 2 chữ "nắng quái".

Chữ "quái" trong cụm từ "nắng quái" có nghĩa là "quay trở lại, nghiêng", "nắng quái chiều hôm" có nghĩa là nắng nghiêng (hay nắng xế) chiều hôm.
"nắng dữ dội nhất"  vào lúc ngọ đến 2 giờ trưa.
Nắng chiều không gay gắt, dữ dội như nắng trưa, nhưng là lúc những tia nắng mang nhiều tia cực tím nhất, nguy hiểm nhất cho da.

 
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Về một câu tục ngữ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Về một câu tục ngữ...   Về một câu tục ngữ... I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Về một câu tục ngữ...
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-