Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Tên Vạn Vật Sưu Tầm Sun 24 Oct 2010, 22:23 | |
| TÊN CÁC LOẠI (Hải Sản)
CÁ.. Tôm.. v.v,,
Tôm rảo đất Cá Bè Bạc Má Basa Chim Cua Diêu hồng Dứa Hú Hường Lóc Lương Mực Ngừ Nục Rong rong Thác Lác Cá Thu Tôm Sú Cá Tra Trê Nghêu Hồi
PHẦN 2: CÁC ĐỐI TƯỢNG (THỦY HẢI SẢN) BỊ CẤM KHAI THÁC
Phụ lục sửa đổi, bổ sung Phụ lục 5 về những đối tượng bị cấm khai thác củaThông tư số 02/2006/TT-BTS (Kèm theo Thông tư số: 62/ 2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) STT Tên Việt Nam - Tên khoa học 1 Cá cháy - Tenualosa toil 2 Cá Chình mun - Anguilla bicolor pacifica 3 Cá Anh vũ - Semilabeo notabilis 4 Cá Tra dầu - Pangasianodon gigas 5 Cá Cóc Tam Đảo - Paramesotriton deloustali 6 Cá Sấu hoa cà - Crocodylus porosus 7 Cá Sấu xiêm - Crocodylus siamensis 8 Cá Heo nước ngọt vây trắng - Lipotes vexillifer 9 Cá voi - Balaenoptera musculus 10 Cá Ông sư - Neophocaena phocaenoides 1 Cá Nàng tiên - Dugong dugon 12 Cá Hô - Catlocarpio siamensis 13 Cá Chìa vôi sông - Proteracanthus sarissophorus 14 Vích và trứng - Chelonia mydas 15 Rùa da và trứng - Dermochelys coriacea 16 Đồi mồi dứa và trứng - Lepidochelys olivacea 17 Đồi mồi và trứng - Eretmochelys imbricata 18 Bộ San hô đá - Scleractinia 19 Bộ san hô sừng - Gorgonacea 20 Bộ San hô đen - Antipatharia 21 Quản đồng và trứng - Caretta Caretta 22 Cá vồ cờ - Pangasius sanitwongsei 23 Bộ cá voi - Cetacea - Họ cá heo nước ngọt - Platanistidae - Họ cá heo - Phocoenidae - Họ cá voi nhỏ - Physeteridae - Họ cá voi mỏ - Ziphiidae - Họ cá voi lưng gù - Balaenopteridae - Họ cá heo - Dolphins 24 Họ cá heo không vây - Phocoenidae 25 Cá Trà sóc (cá sọc dưa) - Probarbus jullieni = PHẦN 3: CẤM KHAITHÁC THEO THỜI GIAN TRONG NĂM
Phụ lục sửa đổi, bổ sung Phụ lục 6 những đối tượng bị cấmkhai thác có thời hạn trong năm của Thông tư số 02/2006/TT-BTS (Kèm theo Thông tư số: 62/ 2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) STT Tên Việt Nam - Tên khoa học - Thời gian cấm khai thác A Tôm, cá biển 1 Tôm Hùm ma - Panulirus penicillatus - Từ 1/4 – 31/7 2 Tôm Hùm sỏi - P.homarus - nt 3 Tôm Hùm đỏ - P.longipes - nt 4 Tôm Hùm lông - P.stimpsoni - nt 5 Tôm Hùm bông - Panulirus ornatus - nt 6 Cá Măng biển - Chanos chanos - từ 1/3 – 31/5 7 Cá Mòi dầu - Nematalusa nasus - nt 8 Cá Mòi cờ hoa - Clupanodon thrissa - nt 9 Cá Mòi dấm - Konoirus punctatus - nt 10 Cá Đường - Otolithoides biauritus - nt 11 Cá Gộc - Polydactylus plebejus - Từ 1/3 – 31/5 12 Cá Nhụ - Eleutheronema tetradactylum - nt B Nhuyễn thể 13 Sò lông - Anadara antiquata - từ 1/4 – 31/7 14 Điệp dẻ quạt - Chlamys senatoria - nt 15 Dòm nâu - Modiolus philippinarum - nt 16 Bàn mai - Pinna vexillum - nt 17 Nghêu trắng - Meretrix lyrata - từ 1/6 – 30/11 18 Nghiêu lụa - Paphia undulata - từ 1/6 – 30/11 19 Trai tai tượng - Tridacna derasa - Từ 1/4 - 31/7 C Tôm, cá nước ngọt 20 Cá Lóc - Channa striata - từ 1/4 - 1/6 21 Cá Lóc bông - Channa micropeltes - nt 22 TômCàng xanh - Macrobracchium rosenbergii - từ 1/4 - 30/6 23 Cá Sặt rằn - Trichogaster pectoralis - từ 1/4 - 1/6 24 Cá Rô đồng - Anabas testudineus - nt 25 Cá Trê vàng - Clarias macrocephalus - nt 26 Cá Thát lát - Notopterus notopterus - nt 27 Cá Linh ống - Cirrhinus siamensis - Từ 1/6 - 31/8 28 Cá Linh thuỳ - Cirrhinus lobatus - Từ 1/6 – 31/8 29 Cá bống tượng - Oxyeleotris marmorata - Từ 1/5 – 30/9 = PHẦN 4: QUY ĐỊNHKÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CÁC LOẠI THỦY HẢI SẢN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC
Phụ lục sửa đổi, bổ sung Phụ lục 7 khích thước tối thiểucủa các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khaithác của Thông tư số 02/2006/TT-BTS (Kèm theo Thông tư số:62/ 2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Cá biển: (Kích thước được tính từ đầu mõm đến chẽ vây đuôi) STT Tên Việt Nam - Tên khoa học - Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm) 1 Cá Trích xương - Sardinella jussieu – 80 2 Cá Trích tròn - S.aurita - 100 3 Cá Cơm - Anchoviella spp. (trừ Stolephorustri ) 50 4 Cá nục sồ - Decapterus maruadsi - 120 5 Cá Chỉ vàng - Selaroides leptolepis – 90 6 Cá Chim đen - Parastromateus niger - 310 7 Cá Chim trắng - Pampus argenteus - 200 8 Cá Thu chấm - Scomberomorus guttatus - 320 9 Cá Thu nhật - Scomber japonicus - 200 10 Cá Thu vạch - Scomberomorus commerson - 730 11 Cá Úc - Arius spp. - 250 12 Cá Ngừ chù - Auxis thazard - 220 13 Cá Ngừ chấm - Euthynnus affinis - 360 14 Cá Bạc má - Rastrelliger kanagurta - 150 15 Cá Chuồn - Cypselurus spp. – 120 16 Cá hố - Trichiurus lepturus - 300 17 Cá hồng đỏ - Lutjanus erythropterus - 260 18 Cá Mối - Saurida spp. – 200 19 Cá Sủ - Miichthys miiuy - 330 20 Cá Đường - Otolithoides biauritus - 830 21 Cá Nhụ - Eleutheronema tetradactylum - 820 22 Cá Gộc - Polydactylus plebejus – 200 23 Cá Mòi - Clupanodon spp. - 120 24 Cá Lạt (dưa) - Muraenesox cinereus - 900 25 Cá Cam - Seriolina nigrofasciata - 300 26 Cá Bè cam (bò) - Seriola dumerili - 560 27 Họ Cá Song - Serranidae(Epinephelus spp.,Cephalopholis spp.,Serranus spp.) -250 28 Cá Lượng vàng - Dentex tumifrons - 150 29 Cá Lượng - Nemipterus spp. - 150 30 Cá Hè xám - Gymnocranius griseus - 150 31 Cá Đé - Ilisha elongata - 180
2.Tôm biển: (tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi) TT Tên Việt Nam - Tên khoa học - Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm) 1 Tôm Rảo - Metapenaeus ensis – 85 2 Tôm Bộp (chì) - M.affinis - 95 3 Tôm Vàng - M.joyneri - 90 4 Tôm Đuôi xanh - M.intermedius - 95 5 Tôm Bạc nghệ - M.tenuipes – 85 6 Tôm Nghệ - M.brevicornis – 90 7 Tôm He mùa - P enaeus merguiensis - 110 8 Tôm Sú - P.monodon – 140 9 Tôm he Ấn Độ - Penaeus indicus - 120 10 Tôm He rằn - P.semisulcatus - 120 11 Tôm He Nhật - P.japonicus - 120 12 Tôm Hùm ma - Panulirus penicillatus - 200 13 Tôm Hùm sỏi - P.homarus - 175 14 Tôm Hùm đỏ - P.longipes - 160 15 Tôm Hùm lông - Panulirus stimpsoni - 160 16 Tôm Hùm bông - Panulirus ornatus - 230 3.Tôm nước ngọt: (Tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi) 1 Tôm Càng xanh - Macrobrachium rosenbergii - 100
4. Các loài thuỷ sản biển: STT Tên Việt Nam - Tên khoa học - Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)
1 Mực ống - Loligo edulis Loligo chinensis - 130 150 2 Mực lá - Sepioteuthis lessoniana - 120 3 Mực nang vân hổ - Sepia pharaonis - 100 4 Bào ngư - Haliotis diversicolor - 70 5 Sò huyết - Arca granosa - 30 6 Điệp tròn - Placuna placenta - 75 7 Điệp quạt - Chlamys nobilis - 60 8 Hải sâm - Holothuria vagabunda - 170 9 Cua - Scylla serrata Scylla paramamosaim - 100 100 10 Sá sùng - Sipunculus nudus - 100 11 Ngao - Meretrix lusoria - 50 12 Cua Huỳnh đế - Ranina ranina - 100 13 Cầu gai sọ dừa Tripneustes grarilla 50 14 Sò lông - A.antiquata - 55 15 Dòm nâu - Modiolus philippinarum - 120 16 Ốc hương - Babylonia areolata - 55 17 Nghêu Bến Tre - Meretrix lyrata - 30 18 Ghẹ xanh - Portunus pelagicus - 100 19 Ghẹ ba chấm - Portunus sanguinolentus – 100 20 Mực ống beka - Loligo beka - 60 21 Trai tai tượng - Tridacna derasa - 170-200
5. Cá nước ngọt: (Tính từ mõm đến chẽ vây đuôi) STT Tên Việt Nam - Tên khoa học - Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm) 1 Cá Chép - Cyprinus carpio – 150 2 Cá Sỉnh gai - Onychostoma laticeps - 200 3 Cá Hoả - Labeo tonkinensis – 430 4 Cá Rằm xanh (loà) - Bangana lemassoni - 130 5 Cá Trôi - Cirrhina molitorella - 220 6 Cá Chày đất - Spinibarbus hollandi – 150 7 Cá Bỗng - Spinibarbichthys denticulatus - 400 8 Cá Trắm đen - Mylopharyngodon piceus - 400 9 Cá Trắm cỏ - Ctenopharyngodon idellus - 450 10 Cá Mè trắng - Hypophthalmichthys molitrix - 300 11 Lươn - Monopterus albus – 360 12 Cá Chiên - Bagarius rutilus - 450 13 Cá Viền - Megalobrama terminalis – 230 14 Cá Tra - Pangasianodon hypophthalmus – 300 15 Cá Bông (cá Lóc bông) - Channa micropeltes - 380 16 Cá Trê vàng - Clarias macrocephalus - 200 17 Cá Trê trắng - Clarias batrachus - 200 18 Cá Sặt rằn - Trichogaster pectoralis – 100 19 Cá duồng - Cirrhinus microlepis - 170 20 Cá Cóc - Cyclocheilichthys enoplos - 200 21 Cá Dầy - Cyprinus centralus - 160 22 Cá Sỉnh - Onychostoma gerlachi - 210 23 Cá Chát trắng - Acrossochellus krempfi - 200 24 Cá He vàng - Barbonymus altus - 100 25 Cá Ngão gù - Erythroculter recurvirostris - 260 26 Cá Chày mắt đỏ - Squaliobalbus curriculus – 170 27 Cá Ngựa nam - Hampala marolepidota – 180 28 Cá Ngạnh - Cranogalnis sinensis - 210 29 Cá Rô đồng - Anabas testudineus - 80 30 Cá Chạch sông - Mastacembelus armatus - 200 31 Cá Lóc (cá Quả) - Channa striata - 220 32 Cá Linh ống - Cirrhinus siamensis - 50 33 Cá Mè vinh - Barbonymus gonionotus - 100 34 Cá Bống tượng - Oxyeleotris marmorata – 200 35 Cá Thát lát - Notopterus notopterus - 200 36 Cá Chài - Leptobarbus hoevenii - 200 37 Cá Lăng chấm - Hemibargrus guttatus - 560 38 Cá Lăng đen (Quất) - Hemibargrus pluriradiatus - 500 39 Cá Chình hoa - Anguilla marmorata - 500 40 Cá Nhưng - Carassioides cantonensis – 150
Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không quá 15%sản lượng thuỷ sản khai thác được (lấy tối thiểu 3 mẫu ngẫu nhiên để tính tỷ lệbình quân)
Đây là THÔNG TƯ số 62/2008/TT-BNN về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thôngtư số 02/2006/TT – BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thihành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điềukiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Tiêu đề các phần do ngườiviết bài đặt = Trẩy hội cá đường
Mùa hội cá đường thường rơi vào tháng 3, tháng 7 âm lịch,từng đàn đông nghẹt rủ nhau bơi lội, quẫy đuôi trên mặt biển như có ai đó lùachúng lại, ngư dân chỉ tới đó mà bủa lưới
Anh Phan Châu Tuấn, hạt trưởng hạt Kiểm lâm Hòn Khoai nói: Năm 1999, tại HònChuối diễn ra một ngày hội cá đường náo nhiệt chưa từng có, hàng trăm ngư dânđã đánh bắt trên 350 tấn cá.
Khô ăn rất ngon nhưng vì "bong bóng cá bán cógiá nên ai nấy cứ tranh nhau mổ bụng lấy bong bóng, bỏ xác cá”. Anh Nguyễn CôngTrực, nguyên bí thư xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, sợ người nghe không tin nói:
“Tui chứng kiến ngày 10 tháng 3 âm lịch năm 1982, hội cá đường xôn xao nhất tạiVàm Lũng, Ngọc Hiển. Hôm ấy cả làng cùng bủa lưới. Cá đường từ đâu đâu cũng kéovề vô số kể. Gia đình tui bắt được 1.800 con, mỗi con nặng từ 10 -15 ký, có conchỉ buồng trứng cũng trên nửa ký”.
Theo các lão ngư dày dạn kinh nghiệm ở xứ biển cực nam, tháng tám mùa hội bakhía; tháng chín, cua biển vào bờ; tháng ba, tháng mười mùa hội cá đường… Cóngười gọi đó là mùa “valentine” của chúng. Cá thường tụ hội vào các ngày nướcương (khoảng mùng 1, 9, 10, 11).
Các cụ lý giải "tháng ba đàn bà đibiển" - biển yên bể lặng nên dòng họ cá đường trở nên hưng phấn, từng đànđua nhau bơi lội như vũ hội, phát ra những âm thanh ngộ nghĩnh "ục… ục…ục…" gọi đàn. Nhưng có ngờ đâu ngày "hội tụ", một mùa ái ân củachúng lại chính là ngày “thọ tử”.
Giờ chỉ còn cá… lạc đường
Cá vừa bắt lên khỏi bờ còn nhảy xoi xói, mọi người thi nhau mổ lấy bong bóng.Cứ 4 bong bóng tươi cân được một ký, thời giá lúc bấy giờ khoảng 20.000đ/ký. Mổcá xong, mạnh ai nấy ném xác cá xuống biển trôi lềnh bềnh.
Chính vì vậy, sangnăm 1984, bà con tiếp tục đánh bắt thêm một mùa nữa thì chính quyền địa phươngra thông báo cấm khai thác cá đường kiểu "tận diệt".
Bóng cá từ lâu đã là loại "sơn hào hải vị". “Giá bán cao lắm nên ainấy đón "hội cá đường" để có... vàng chứ tiền bình thường thì nói làmgì”. Anh Tư Trực kể tiếp: Trước đây, chỉ riêng tại Rạch Gốc cũng có tới 5 gánhvới khoảng 10 tay nò chuyên đánh bắt cá đường.
Đó là chưa kể những thuyền gheđánh bắt gần bờ. Về sau, cá đường hội không đúng ngày. Nhưng ngày hội cá đườngthưa dần và nay thì không còn nữa, chỉ thỉnh thoảng người ta bắt được những concá… lạc đường và thịt cho bằng hết chứ không phí như thuở trước. Nguồn: sgtt.com.vn = Cá đường màu vàng, thân hình ốm và dài, có kỳ vi cũng nhưnhiều loại cá khác, vảy tròn nhỏ cỡ đồng xu, mỏng manh như lá lúa. Thịt làm khômặn, đặt biệt bong bóng rất đắt tiền. Hàng năm cá đường về Lòng Chảo ép trứngvào những con nước chết mà dân ngư gọi đó là cá đường về hội. ........ Bong bóng cá đường là loại mắc tiền. Hình tròn cỡ cườm tay, dài hai gang cóhơn, lúc còn tươi màu trắng đục. Sau khi ngâm nước muối, người ta cạo bỏ lớpmỡ đóng bên ngoài đem phơi cho dốt dốt, đem mổ một đường giữa, lột lớp màngnhớt ở trong bỏ đi và lấy hết những chỉ máu li ti ra đem phơi gió cho ráo mặt.
Sau đó mới cán bong bóng ra hình bầu dục rồi lấy dao con chó vành bìa cho đẹp.Lần nầy mới đem phơi cho thiệt khô, sau đó đem phân hạng.
Hạng nhứt ba cái mộtký giá bằng hai lượng vàng, hạng nhì bốn đến năm cái một ký giá hơn một lượngvàng, hạng ba từ năm tới bảy cái một ký giá non một lượng, còn nhỏ quá thì vạtra bán rẻ hoặc mấy bà dành lại nấu thuốc bắc cho mấy ông ăn để …sung sức.
Tại sao bong bóng cá đường mắc dữ vậy? Thật ra ngư phủ miệt nầy chỉ đoán mòthôi. Có người nói bong bóng cá đường ăn bổ. Ðành rồi ! Mà bổ ra làm sao và bổở chổ nào.
Hổng lẽ đem chưng chung với nhãn nhục, thục địa và vài ba vị thuốcbắc khác để thành một chất nhơn nhớt như cứt mũi xanh con nít, rồi đem cho mấyông già hết xíu quách ăn để hồi dương. Cho dầu thiệt sự có hồi dương đi chăngnữa thì cũng đâu đến nỗi mắc dữ thần ôn vậy. ....... Nguyễn Lê Hồng Hưng - vanchuongviet.org = |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Kể Chuyện Giải thích Ý Của Bài Thơ Thơ Thu 28 Oct 2010, 16:34 | |
| SỰ TÍCH CÁ HE (Cá Ông Sư) Ngày xưa có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo. Sau hơn ba mươi năm khổ công tu luyện, sư thuộc lòng tất cả các kinh kệ nhà Phật, lại giỏi thuyết pháp.
Vậy mà lâu rồi vẫn chưa được thành chính quả. Sư, bụng bảo dạ: - "Phải đến đất phật một phen mới có hy vọng thành Phật". Nghĩ vậy, sư ta quyết chí tìm đường sang Tây-trúc.
Đương đi từ nước nhà sang Tây-trúc thuở đó thật muôn phần vất vả. Việc giao thông hầu hết là đường bộ, mà đi bộ trên con đường mịt mùng thăm thẳm thì mỗi bước là một hiểm nguy. Nhưng nhà sư trẻ tuổi vẫn quả quyết nhắm hướng Tây khởi hành.
Cuộc hành trình đã được năm mươi ngày. Nhà sư đã nhiều lần lạc đường và mấy lần mê man vì sốt, nhưng nhờ được giúp đỡ nên đều qua khỏi. Hễ dứt bệnh là chàng lại tiếp tục cuộc hành trình.
Một hôm, đến một khu rừng thì trời đã chiều. Sư cố bước dồn hòng tìm một nơi nghỉ vì trong người đã thấy ớn rét. May sao giữa rừng sâu, sư bỗng gặp một ngôi nhà. Nghe tiếng gọi cửa, một bà cụ già bước xuống sàn. Sư tỏ ngay ý định của mình là xin ngủ nhờ một đêm. Nhưng bà cụ vừa thấy khách đã xua tay rối rít:
- Đi mau lên! Mau lên! Con ta mà về thì không còn tính mạng đâu. Sư đáp: - Tôi bây giờ thật là kiệt sức, không thể nào bước được nữa. Nếu không cho nghỉ thì cũng đành nằm liều trước cửa đây thôi. Bà cụ bảo: - Chao ôi! Con ta vốn là Ác Lai hay ăn thịt người. Cố đi nhanh lên, bây giờ nó sắp về rồi đó. Nhưng sư đã vứt tay nải, nằm vật xuống đất. Hai đầu gối va vào nhau chan chát. Bà cụ không biết nói thế nào nữa, đành nắm tay y lôi đến một cái hầm đá lớn. Sau khi đẩy vào, bà cụ bảo y phải giữ cho thật im lặng để tránh một cái chết thê thảm. Đoạn, bà cụ chất củi phủ lá rất kín đáo. Trời tối hắn thì Ác Lai về đến nhà, tay xách một con mang. Hắn dừng lại ở chân thang và khịt mũi mãi. Hắn nói: - Có mùi thịt mẹ ạ! Mẹ hắn đáp: - Thì chả thịt mày mang về đấy là gì? - Không phải. Thịt người. Con biết lắm. Có thịt người. Bà cụ chưa kịp can thì hắn đã quẳng con mang lên sàn rồi chạy đi tìm. Chả mấy chốc, hắn đã lôi được nhà sư bất tỉnh nhân sự từ dưới hầm về phòng mình. Khi sư tỉnh dậy thì đã thấy Ác lai đang cầm một mũi mác lăm lăm ở tay. Hắn quát: - Mày đi đâu? Sư nhìn kỹ thấy hắn cũng không khác gì người thường bèn tỉnh táo đáp: - Tôi đi tìm Phật. - Tìm để làm gì? Sư bấy giờ mới nói rõ mục đích của mình. Rồi luôn miệng, sư giảng giải đạo từ bi cho hắn. Sư nói mãi, nói mãi, kể lại bao nhiêu nỗi gian truân dọc đường, và niềm mong muốn cuối cùng là làm sao được nhìn mặt đức Phật để Phật độ cho thành chính quả. Sư nói khéo quá, đến nỗi mẹ con Ác Lai đều cảm động đến rơi nước mắt.
Thấy họ thành thật hối lỗi, sư cho họ biết là họ cũng sẽ trở nên "vô sinh vô diệt", sẽ sống một đời sống bội phần sung sướng trên Nát-bàn, nếu họ nhất quyết bỏ ác làm thiện. Tự nhiên mũi mác ở tay Ác Lai rơi xuống sàn. Những đường nhăn hung ác mới đó giờ đã dịu lại.
Sáng hôm sau, khi sư sắp sửa lên đường thì mẹ con Ác Lai vui vẻ sắp sẵn lương thực cho chàng. Họ lại tiễn đưa sư sang tận bên kia một ngọn núi đá. Khi sắp từ biệt, Ác Lai hỏi: - Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây? Sư đáp: - "Tâm tức thị Phật, Phật tức thị tâm". Chỉ dâng tấm lòng mình là đủ. Sư không ngờ Ác Lai đã rút mũi mác, nhanh như cắt tự rạch bụng mình lôi ra cả một mớ ruột gan đưa cho sư và nói: - Nhờ hòa thượng đưa hộ dâng lên đức Phật.
Sư lấy làm bối rối quá. Chỉ vì Ác Lai hiểu nhầm lời nói của mình. Bây giờ còn biết làm thế nào đây. Cuối cùng sư ta đành nhìn vào cặp mắt của Ác Lai, gật đầu nhận lời rồi gói bộ lòng của con người đáng thương đó lại và quảy lên vai, cất bước ra đi. Sư vừa đi được mấy ngày thì khu rừng rậm chấm dứt, biển lộ ra trước mặt mênh mông bát ngát. Nước trời một vẻ trông rất vui mắt, nhưng trong bụng sư lại chẳng vui một tí nào.
Món lễ vật của đức Phật đè nặng trên vai. Nếu chỉ có thế thì không có gì đáng ngại cho lắm. Khổ một nỗi là mùi thối từ bộ lòng kia xông ra khó tả. Sư lẩm bẩm: - "Như thế này thì các nhà quán dọc đường còn ai dám chứa mình". Qua ngày hôm sau, không thể chịu nổi nữa, sư bèn vứt bộ lòng Ác Lai xuống biển.
Nhà sư đi mãi rồi cũng đến Tây-trúc. Nhưng khi phủ phục trước Phật đài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo chàng: - "Còn thiếu một vật nữa mới thành chính quả".
Sư rất đỗi kinh ngạc, cố ngước mắt nhìn lên một tí. Trên cao vời vợi, sư thấy hai người tựa hồ như hai mẹ con Ác Lai. Sư bỗng hiểu hết: Đức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình rồi; còn mẹ con Ác Lai nay đã thành chính quả chỉ là nhờ trong một lúc, ngộ đạo mau lẹ và chân thành. Sư nằm phục vị hồi lâu, lòng thẹn thò vô kể.
Nhà sư ta sau đó lại trở về chốn cũ để tìm lại bộ lòng. Tuy biển mênh mông sâu thắm, nhưng sư cũng cố lặn hụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà Ác Lai gửi cho mình. Sư nghĩ chỉ có làm thế mới dám nhìn lại mẹ con Ác Lai và hy vọng tới gần tòa sen đức Phật.
Sư bơi lên lặn xuống mãi. Sau đó sư hóa làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he[1], cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư. Vì cho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó con nào con ấy có cái đầu trọc như đầu ông sư và vẫn làm cái việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn không chịu nghỉ.
Những người đánh cá còn nói loài cá he rất ghét những ai trêu chọc mình. Ai trêu chọc nghĩa là gợi lại chuyện cũ của tổ tiên chúng nó, chúng nó sẽ làm cho đắm thuyền rách lưới. Trái lại, ai khen ngợi reo hò thì chúng nó sẽ lặn xuống nổi lên nhiều lần cho mà xem =
Được sửa bởi mytutru ngày Thu 28 Oct 2010, 18:53; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: CÁ CỐC TAM ĐẢO Thu 28 Oct 2010, 18:45 | |
| Truyền thuyết kể về "CA CỐC TAM ĐẢO":
Xưa kia ở chân dãy núi TAM ĐẢO có chàng trai nghèo nhưng có tài thổi sáo tên là CỐC chăn trâu thuê cho quan lang trong vùng. Mỗi khi rảnh rỗi, chàng Cốc lại đem sáo ra thổi.
Tiếng sáo da diết, cô đơn đã khiến con gái của quan lang là nàng Công để ý và yêu thương. Quan lang biết chuyện nên tìm cách hại chàng Cốc.
Quan lang ra lệnh cho chàng Cốc phải vào khu rừng có nhiều thú dữ để tìm ngà voi và sừng tê giác với mục đích chàng sẽ bị đàn thú dữ xé xác, nhưng khi nghe tiếng sáo của chàng Cốc, đàn thú dữ mê mẩn không còn tâm trí ăn thịt chàng nữa. Quan lang tức giận cho người đốt rừng để chàng Cốc chết cháy,
khi ngọn lửa đang bốc lên thì một cơn mưa lớn trút xuống dập tắt lửa, chàng Cốc thoát chết, trong khi bỏ chạy, chàng Cốc lấy sáo ra thổi. Đi theo tiếng sáo, nàng Công lén cha dắt ngựa trốn nhà cùng người yêu.
Vô cùng tức giận, quan lang cho người truy bắt đôi trai gái, biết không thể trốn thoát cùng nhau, nàng Công trao ngựa chochàng Cốc chạy về chân núi Tam Đảo, còn nàng bị bắt về giam trong hang đá.
Trong hang sâu, nàng Công thương nhớ người yêu nên than khóc ngày đêm, nước mắt chảy thành dòng, đến một ngày kiệt sức, nàng Công hoá thân thành dòng nước chảy đến quê chàng Cốc.
Khi hay tin người yêu đã chết, đau đớn khôn cùng, chàng Cốc than khóc và gục xuống bên bờ sông hóa thành đá.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tên Vạn Vật Sưu Tầm Thu 28 Oct 2010, 20:27 | |
| Nuôi cá mè vinh trong ruộng lúa để diệt rầy nâu
Thực tế dịch rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long và các bệnh kèm theo đang rất khó kiểm soát. Các giải pháp sử dụng giống kháng rầy, dùng hóa chất hay biện pháp canh tác... chưa thể phát huy tác dụng ngay và cũng khó có thể khống chế được dịch bệnh đang phát triển lan rộng. Việc sử dụng đàn vịt chạy đồng có kiểm soát để diệt rầy nâu như một số ý kiến đã đăng trên báo Tuổi Trẻ, theo tôi, là khả thi nhưng chắc đây đóvẫn còn ý kiến âu lo trong tình hình diễn biến của dịch cúm gia cầm chưa biếtsẽ đi về đâu.
Hiện nay một số bà con ở quê tôi đã tìm thêm được một giải phápdiệt rầy nâu rất hiệu quả. Đó là nuôi cá mè vinh trên ruộng lúa. Thực tế chothấy chỉ cần thả với mật độ
3-4 con cá mè vinh/m2 ruộng lúa là hoàn toàn có thể khống chếđược rầy nâu. Khi cá mè vinh được nuôi trên ruộng lúa, con rầy vừa bayđến đậu trên mặt nước hoặc bám gần mặt nước là làm mồi cho cá ngay!
Vụ hè thu vừa rồi và vụ đông xuân năm nay nhờ áp dụng biện pháp này mà ruộng lúa nhà tôi và các nhà lân cận hoàn toàn sạch bóng rầy nâu.
Cá mè vinh lại có sức đề kháng cao, không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc trị bệnh thông thường mà nông dân quê tôi xịt lên lúa trong quátrình sinh trưởng của cây lúa.
Hiện nay giá cà mè vinh cũng rẻ, chỉ khoảng30.000-40.000 đồng/kg cá giống. Thiết nghĩ đây là một mô hình khá đơngiản, rẻ nhưng hiệu quả cao, xin được giới thiệu và xin nghe thêm ý kiến củacác lão nông tri điền, doanh nghiệp và nhà khoa học để cùng nhau diệt rầy nâu cho hiệu quả.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tên Vạn Vật Sưu Tầm Mon 27 May 2013, 20:13 | |
| Cá rắn khổng lồ - Oarfish
Một trong những loài sinh vật biển sâu kỳ lạ lớn nhất, Cá rắn khổng lồ được biết là loài cá có xương dài nhất đang tồn tại.
Cá rắn khổng lồ (Oarfish) thuộc họ Regalecidae. Chúng thường được tìm thấy trong tất cả các thủy vực từ ôn đới đến nhiệt đới.
Chúng có thể dài tới 10 mét. Đặc biệt loài Regalecus glesne, là loài cá có xương dài nhất còn sống, có chiều dài lên tới chiều dài 17 mét.
Vì kích thước lớn và trông giống rắn, nên Cá rắn khổng lồ là nguồn gốc của nhiều câu chuyện kể về rắn biển.
Cá rắn khổng lồ hiếm khi bị bắt khi còn sống mà chỉ được nhìn thấy khi chúng chết và trôi dạt vào bờ. Người ta tin là chúng sống ở độ sâu khoảng 1.000 mét nước. Chúng không có răng nhưng sẽ là sợ hãi cực độ đối với mọi người khi vo tình nhìn thấy chúng trong biển cả.
Triệu Thanh Tuấn (www.aquanetviet.org) Nguồn: en.wikipedia.org
Cá tầm là một tên gọi để chỉ một chi cá có danh pháp khoa học là Acipenser với 21 loài đã biết. Là một trong những chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, chúng có nguồn gốc tại các vùng nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Cá tầm có kích thước dài khoảng 2,5-3,5 m (8–11 ft) không phải là hiếm và một số loài có thể còn to lớn hơn. Cá tầm là các loài cá ăn ở tầng đáy. Với chiếc mõm hình nêm chúng sục sạo lớp đáy bùn mềm và bằng cơ quan xúc giác nhạy cảm (râu) thì chúng có thể phát hiện các loài động vật giáp xác và cá nhỏ, là nguồn thức ăn của chúng.
Vì không có răng nên chúng không thể bắt các con mồi lớn. Tại Nga việc đánh bắt cá tầm có giá trị lớn. Vào đầu mùa hè, cá tầm di cư vào sông hay về phía bờ của các hồ nước ngọt thành các bầy lớn để đẻ trứng. Các trứng đơn lẻ rất nhỏ, và số lượng trứng mà một con cá cái có thể đẻ có thể lên tới 3 triệu quả trong một mùa. Trứng của một số loài được quan sát thấy là sẽ nở trong vòng vài ngày sau khi được đẻ ra.
Có lẽ tốc độ lớn của cá bột là rất nhanh, nhưng người ta hiện vẫn chưa rõ là những con cá con ở lại vùng nước ngọt trong bao lâu trước khi di cư ra biển. Sau khi đạt tới độ tuổi trưởng thành thì tốc độ lớn của chúng dường như là chậm lại rất nhiều, mặc dù vẫn còn tiếp tục trong vài năm.
Frederick Đại Đế đã nuôi một số cá tầm tại hồ Garder See ở Pomerania vào khoảng năm 1780; một số trong chúng vẫn còn sống tới năm 1866.
Giáo sư von Baer cũng thông báo rằng, theo kết quả của các theo dõi trực tiếp thực hiện tại Nga thì Hausen (cá tầm Beluga - Acipenser huso) sống thọ 100 tuổi, nhưng có thể sống trên 200 năm.
Tại các nước như Anh, nơi mà người ta đánh bắt được rất ít cá tầm thì chúng được ăn ở dạng cá tươi, thịt của chúng rắn chắc hơn của các loại cá thông thường khác, hương vị thơm, mặc dù hơi béo.
Cá tầm được coi là loại cá của hoàng gia trong sắc luật của vua Edward II, mặc dù có lẽ chỉ rất hiếm khi chúng xuất hiện trên bàn ăn của hoàng gia vào thời kỳ đó. Tại những khu vực mà cá tầm đánh bắt được với số lượng lớn, chẳng hạn trên các con sông ở miền nam Nga hay trong các hồ lớn ở Bắc Mỹ thì thịt của chúng được phơi khô, hun khói hay ướp muối.
Các loại trứng cá với kích thước lớn được dùng để làm món trứng cá muối. Vì mục đích này, cá tầm bị đánh bằng roi mềm và sau đó bị ép qua các chiếc sàng, để lại các mô sợi và màng ở lại trên sàng, trong khi trứng được thu thập tại chậu đặt phía dưới sàng.
Một lượng muối thích hợp được thêm vào trước khi trứng được đem đóng gói. Bên cạnh đó, các loại thạch tốt nhất được sản xuất từ bong bóng cá tầm. Sau khi được lấy ra khỏi cơ thể một cách cẩn thận, người ta rửa nó trong nước ấm, cắt dọc theo chiều dài của bong bóng để tách các màng bên trong, nó chứa khoảng 70% là glutin. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tên Vạn Vật Sưu Tầm Mon 27 May 2013, 20:37 | |
| Cá Bò |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tên Vạn Vật Sưu Tầm Mon 27 May 2013, 20:41 | |
| Cá Hổ |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| | | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tên Vạn Vật Sưu Tầm Mon 27 May 2013, 21:08 | |
| Cá Bông Lau đuôi vàng |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tên Vạn Vật Sưu Tầm Mon 27 May 2013, 21:09 | |
| Cá Thu |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tên Vạn Vật Sưu Tầm | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |