Rượu tỏi - thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại
( Rẻ tiền, dễ làm, hiệu quả chữa bệnh cao, không gây tác dụng phụ).
Vào những năm 1960 - 1970, WHO (Tổ chức Y tế thế giới) phát hiện thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao. WHO đặt vấn đề với Chính phủ Nesser xin cử một số đoàn của WHO vào Ai Cập nghiên cứu xem tại sao lại có hiện tượng lạ như thế mà y tế Ai Cập chưa tìm ra lời giải. Được Tổng thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế vào Ai Cập, chia nhau xuống các vùng nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu và thu thập tài liệu. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu (đông nhất là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) đã tìm thấy ở Ai Cập, nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân nước họ vẫn làm như thế.
Ở mỗi vùng, tỏi được ngâm theo những công thức khác nhau; chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu, phân tích, kết luận rồi thông qua một bản báo cáo gửi WHO tổng kết và hội thảo về vấn đề này. Đến năm 1980 họ thông báo: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:
* Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
* Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu).
* Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
* Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày).
Tới năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa là:
* Trĩ nội và trĩ ngoại.
* Đái tháo đường (tiểu đường).
Từ 40 tuổi trở đi, các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hoá làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipit), chất đường (glucose) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch và xơ cứng một số bộ phận khác, lâu ngày gây ra một số bệnh như trên.
Trong tỏi có hai chất quan trọng:
* Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
* Hoạt tính màu vàng, giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành vách mạch máu làm cho đường đi của máu từ tim ra và về tim bị tắc nghẽn.
Chính nhờ 2 chất đó mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.
Công thức
Tỏi khô (bí lắm mới dùng tỏi tươi): 40g (theo kinh nghiệm thì mua 50g, sau khi bóc vỏ còn 40g), Rượu trắng 450 (tốt nhất là rượu lúa mới): 100ml.
Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ và cho vào lọ sạch sau đó đổ rượu vào ngâm. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ. Mới đầu thì có màu trắng. Sau dần chuyển sang màu vàng đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ.
Cách dùng
Uống 40 giọt (tương đương với một muỗng cà phê nhỏ). vào buổi sáng (trước khi ăn) và tối (trước khi ngủ).
Uống liên tục cả đời. Người phải kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn uống được vì mỗi lần chỉ có 40 giọt - một lượng rượu không đáng kể.
Cứ sau 10 ngày phải ngâm một lần để gối đầu cho những lần dùng kế tiếp.
* Tỏi giúp cơ thể phòng chống ung thư
Đúng: ít ra thì đó cũng là kết luận của một nghiên cứu khoa học gần đây của Trung Quốc. ở những người ăn một ngày 20g tỏi, nguy cơ tử vong do ung thư phổi sẽ giảm đi 13 lần so với những người chỉ dùng ít hơn là 1g/ngày. Những nghiên cứu khác được tiến hành ở Nhật và Mỹ cũng kết luận: tỏi có tác dụng phòng chống ung thư phổi, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
* Tỏi bảo vệ hệ thống tim mạch
Đúng: Nó không chỉ làm giảm bớt số lượng máu vón cục có trong máu, mà còn làm giảm lượng cholestérol và triglycéride (với điều kiện: mỗi người phải áp dụng một chế độ dinh dưỡng kiêng khem: giàu hoa quả, rau, ít ăn thịt và chất béo động vật). Mặt khác, tỏi còn giảm áp lực gây căng vỡ động mạch và nó còn làm tăng khả năng chịu đựng cũng như bảo vệ hệ thống tim mạch.
* Làm giảm quá trình lão hoá.
Đúng: Tỏi chứa chất chống oxy hoá, chất làm tăng khả năng phòng vệ miễn dịch, nên có thể giảm quá trình lão hoá và khi kết hợp với vitamin B6, tỏi giúp cơ thể tái tạo lại các tế bào da.
* Ăn tỏi sống là tốt nhất
Sai: với những người không ăn được tỏi sống, có thể cho tỏi vào máy ép để giảm bớt độ cay có trong các sợi. Cũng có thể ăn tỏi chín thông qua qúa trình nấu nướng (chẳng hạn: cho tỏi vào hầm gà, xào rau...). ở nhiệt độ cao, các sợi cay của tỏi sẽ bị làm mềm và giảm bớt độ cay lan toả. Tuy nhiên, để không làm mất đi những tác dụng hữu ích vốn có trong tỏi, đôi lúc cũng nên ăn sống chúng.
* Tỏi có thể được dùng như một loại rau
Đúng: Nếu chúng được sử dụng thường xuyên hơn trong vai trò của một gia vị (có thể được dùng như một thức ăn cùng với các món khác hoặc xào chung với rau...). Ngoài ra, chúng ta còn có thể rim chúng cùng thịt.
* Tỏi nên cất giữ trong tủ lạnh
Đúng: Cũng như hành, tỏi cần được cất giữ ở những nơi khô ráo, thoáng khí để tránh mọc mầm bởi nếu vậy, lượng dinh dưỡng tốt có trong tỏi sẽ bị giảm hẳn. Hơn nữa, mếu mọc mầm, lượng enzim trong tỏi sẽ tăng khiến tỏi có mùi khó chịu và làm hơi thở trở nên hôi hám. Vì vậy, nên bảo quản tỏi ở nơi thoáng mát hay trong tủ lạnh càng tốt.