mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Truyện Vua A Dục Thời Đức Phật Fri 10 May 2013, 23:01 | |
| Tâm xấu khiến hình tiện, ý thiện thành thân quý
Chúng ta hôm nay cùng nhau chia sẻ một câu chuyện trong “Kinh Đại Trang Nhiêm Luận” thuộc “Đại Chánh Tạng” quyển thứ 4, trang 274a~275a.Thân thể của chúng ta không bền vững, rất yếu mềm, vì vậy người có trí tuệ tự biết cách nỗ lực cúng dường người có đạo đức, đây là cách mà hoán đổi thân thể không bền vững yếu mềm này để lấy điều ngược lại.Trong Kinh điển thường nói đến ba loại không có bền vững: Đó là tiền tài, thân thể và tính mệnh; còn ba loại bền vững chính là: Pháp tài, pháp thân và huệ mệnh. Hay nói cách khác, chúng ta nên đem tiền tài không bền vững để đối lấy công đức pháp tài; lấy vô thường yếu mềm của thân thể đổi lấy sự vĩnh hằng bền vững của công đức pháp thân; lấy thân mệnh yếu đuối này để đổi huệ mệnh bền vững.Xưa kia trong chúng đệ tử của Như Lai có một vị vua tên là A-dục, rất cung kính thâm tín Tam bảo, mỗi khi nhìn thấy đệ tử xuất gia thì ở bất kỳ nơi nào, không luận là trẻ hay già, cho dù đang cỡi ngựa, ông nhất định dừng lại xuống ngựa đảnh lễ đối phương.Nhà vua A-dục này có một vị đại thần tên là Da-xa, lại có nhiều tà kiến, không tin Tam bảo, nhìn thấy vua đảnh lễ Tỳ-kheo v.v.., trong lòng cảm giác điều đó là sai lầm nên luôn hủy báng, ông nói với nhà vua:
“Những người Sa-môn này xuất gia không từ giai cấp cao quý, họ không phải là sát-đế-lợi, Bà-la-môn, mà từ những giai cấp chủng tính ti tiện như Phệ-xá (giai cấp bình dân), Thủ-đà-la (giai cấp nô lệ)”. Ở trong đó, có người từng làm các ngành thề như thuộc da, dệt vải, làm gạch, hớt tóc, và có người thuộc giai cấp Chiên-đà-la (còn tệ hơn giai cấp nô lệ). Đại vương! Ông tôn quý như vậy, thì tại sao lại đảnh lễ những người ấy? Nhà vua nghe xong, chỉ im lặng không nói tiếng nào.Sau đó vào một ngày kia, vua A-dục triệu tập quần thần, và ra tuyên cáo: “Ta hiện tại muốn các loại đầu của loài động vật, nhưng không được giết hại nó mà lấy, các ông chỉ từ con vật chết mà lấy đầu nó về.”
Và phân công việc cho các đại thần: “Ông này lấy đầu của con bò, ông kia lấy đầu của con dê”. Cứ như thế ra lệnh cho các đại thần chia nhau đi tìm đầu của động vật, mà các loại động vật ấy khác nhau.
Còn riêng ông Da-xa thì nhà vua mệnh lệnh: “Ông đi lấy cái đầu của con người về cho ta”. Những vị đại thần ấy, sau khi lấy được đầu về, phải đem ra ngoài chợ bán.
Thế là các loại đầu mà do nhà vua chỉ thị cho các đại thần lấy được đem ra chợ bán, thì đầu trâu, dê, heo v.v.. thì bán rất nhanh, chỉ có đầu người mà Da-xa lấy được lại bán không ai mua, ai ai nhìn thấy đều cảm thấy ô uế bẩn thỉu đáng sợ, mọi người từ xa nhìn thấy đã lo tránh né, không có ai muốn mua hết.Lại còn bị mọi người chửi mắng: “Ông không phải là Chiên-đà-la, không phải quỷ Dạ-xoa, ác quỷ La-sát, mà lại đem đầu người đi ngoài đường thế?”Da-xa bị mọi người nhục mạ, nên buồn rầu trở về vương cung, bẩm báo với vua A-dục: “Tôi mang cái đầu người này, chẳng những bán không được, mà ngược lại còn bị mọi người làm nhục chửi mắng.”Vua A-dục lại nói với Da-xa: “Nếu như đầu người ấy bán không ai mua, thì ông đem tặng không cho họ!” Da-xa tuân lệnh sự chỉ thị của nhà vua, lại đem cái đầu ấy ra chợ, lớn tiếng rao: “Có ai muốn đầu người? Tôi sẽ trao tặng miễn phí!”Kết quả là quần chúng trong chợ sau khi nghe thấy, lại tiếp tục chửi mắng cho ông một trận. Cái đầu người này dù là tặng miễn phí cho người ta, vẫn còn không ai muốn nó!Da-xa hết cách, cảm thấy tủi hổ, chỉ còn cách cúi đầu lầm lũi trở về vương cung, chắp tay đảnh lễ nhà vua, sau đó nói bài kệ, đại ý như sau:“Các loại đầu của súc sanh như như trâu, lừa, voi, ngựa, heo, dê v.v.., đều bán hết rồi, mọi người còn tranh giành nhau mua.
Tất cả các loại đầu đều hữu dụng, chỉ có đầu người thì ai cũng cảm thấy ghê tởm, chán ghét, vô dụng không có lợi ích gì; cho dù trao tặng miễn phí cũng không ai thèm mang đi, ngược lại còn bị chửi bới mắng nhiếc, thì làm sao mà ai còn bỏ tiền ra để mua?”Vua A-dục bèn hỏi Da-xa: “Ông bán đầu người, sao lại bán không được?” Da-xa thưa: “Bởi vì ai ai cũng ghét bỏ ghê tởm đầu người, thì ai đâu mà muốn mua”.Nhà vua lại hỏi: “Thế chỉ có cái đầu người ông đang cầm thì mọi người ghê sợ chán ghét? Hay tất cả đầu của mọi người đều bị thế?”Da-xa nói: “Tất cả đầu người đều làm cho ai cũng ghê tởm, không chỉ cái đầu tôi đang cầm đây không.” Vua A-dục lại hỏi tiếp: “Thế cái đầu của tôi cũng khiến mọi người ghê tởm chán ghét?” Lúc này Da-xa nghe xong lặng người run sợ, không dám trả lời.Vua A-dục hỏi tiếp: “Tôi không bắt tội gì ông đâu. Ông cứ thật thà trả lời, đầu của tôi có làm cho người khác kinh tởm ghét bỏ không?”Da-xa lúc này mới nói: “Đúng rồi, đầu của nhà vua mọi người cũng kinh tởm ghét bỏ!” Nhà vua hỏi: “Thật như vậy sao?” Da-xa thưa: “Xác thật như vậy, tâu đại vương!”Và A-dục nói với Da-xa: “Như vậy tất cả đầu người, không luận là thân phận, chủng tính quý tiện như thế nào, đều giống nhau là làm cho người khác khinh tởm chán ghét, thế thì tại sao ông lại ỷ vào chủng tính cao quý, diện mạo, tài trí mà cho mình tự cao? Mà còn không muốn cho ta đảnh lễ Sa-môn và hàng xuất gia đệ tử đức Phật!”Vua A-dục tiếp tục nói một đoạn kệ tụng, đại ý như sau: “Chỉ có đầu người, ai nhìn cũng đều ghét bỏ, chỉ trích, đem đến chợ, bán không được đồng nào, cho dù tặng người khác, thì mọi người cũng cảm thấy ghê gớm đâu muốn đến gần.
Từ xa nhìn thấy cũng làm cho mọi người tâm nóng giận nổi lên, và đều la lớn: “Quá là ghê gớm, vật không kiết tường, quá là bẩn thỉu!’” Cái đầu người này máu huyết dơ bẩn ai ai cũng chán ghét.
Nếu như biết cách đem cái đầu hạ tiện này, mà đổi lấy một cái đầu công đức, thế thì tốt biết mấy? Như vậy đảnh lễ năm vóc sát đất, thì đâu có bị mất mát sợi tơ cọng tóc nào!”Một số người thường nghĩ, đầu là nơi tôn quý nhất! Nhưng ngược lại đem cái đầu này thì cho chẳng ai lấy. Do đó, tôi đem cái đầu này để đảnh lễ người có đức, đem cái đầu không ra gì này không đáng giá xu nào để đổi thành cái đầu công đức. Thế tại sao ông lại đem tâm kiêu mạn mà cản trở ta?Vua A-dục lại tiếp tục nói bài kệ tụng cho Da-xa nghe, đại ý như sau:“Ông xem các thầy Tỳ-kheo, tuy họ xuất thân từ chủng tính thấp, nhưng ông không phát hiện trong nội tại của họ, lại là có phẩm đức cao thượng trí tuệ tuyệt diệu.”Ông tại vì ngu si tà kiến, mê hoặc sai lầm, nên trong tâm ông cho rằng chỉ có giai cấp Bà-la-môn mới có cơ hội giải thoát, sai lầm khi cho các chủng tính khác không thể đạt được điều giải thoát đó.Nếu như vì hôn nhân, thì có thể tìm kiếm người về chủng tính cho môn đăng hộ đối, nhưng khi truy tìm pháp thiện, thì tại sao còn phân chia giai cấp chủng tính nữa? Nếu như truy cầu chánh pháp chơn lý, thì không nên phân biệt chủng tính giai cấp làm gì!Tuy có người xuất thân từ giai cấp cao quý, nhưng mà tạo tội ác rất cực đoan, khiến cho ai ai cũng chỉ trích chửi mắng nguyền rủa, thì người này là người hạ tiện.Còn ngược lại, có người sinh ra trong chủng tính tuy là thấp kém, nhưng trong nội tâm của họ có đức hạnh cao quý trí tuệ chân thật, đáng để mọi người tôn kính, thì họ mới thực sự là người tôn quý. Đức hạnh của họ đã thực sự là cao quý viên mãn, thế thì có gì mà chúng ta không cung kính lễ lạy?“Tâm xấu khiến hình tiện, ý thiện thành thân quý”, nội tâm tà ác xấu xa, khiến cho diện mạo trở thành đê tiện: Nếu như ý niệm thuần lương chơn chánh, thì lại làm cho mình thân phận cao quý.Sa-môn tinh tấn tu hành các loại thiện pháp, không luận là niềm tin, trì giới, bố thí, đa văn v.v.. đều đầy đủ, đáng để cung kính sùng bái, do vậy chúng ta nên đối với họ phát tâm kiền thành cung kính từ trong nội tâm.Người tạo ra nhiều hành vi ác! Ông có từng nghe đức Thế Tôn trong dòng tộc Thích Ca có tâm đại từ bị thành tựu viên mãn chánh đạo thuyết pháp hay sao?Đức Phật dạy: nên lấy 3 loại không vững chắc yếu mềm mà đổi lại 3 loại vững chắc – ba loại này đó là tiền tài, thân và mệnh.
Đem tiền tại không vững chắc (tiền tài ở trong đời không có vĩnh viễn vững tồn được), chúng ta nên đem loại này để đổi lấy pháp tài công đức; đem thân yếu mềm này, đổi lấy pháp thân công đức; ngoài ra đem tính mệnh mềm yếu này đổi lấy huệ mệnh vĩnh hằng kiên cố.
Lời dạy của đức Phật chơn thật không sai, trước sau như một, không thể thay đổi, do đó chúng ta đâu dám làm sai. Nếu như mà làm ngược lại lời chỉ dạy của Thế Tôn, thì làm sao cho mình là thân cận thiện sĩ được.
Cũng giống như ép mía lấy nước, sau khi lấy hết nước đi, thì đem xác nó vứt bỏ. Thân người cũng thế, mỗi lúc đều bị chuyện tử vong ép bức.
Sau khi chết đi, thi thể, xương cốt cũng vứt đi như thế, lúc này đâu thể cử động làm được các hành vi động tác cung kính Tam Bảo, tu tập các loại thiện hạnh, lúc này sao còn kịp nữa! Bởi vậy nên biết, làm tốt hành thiện nên phải kịp thời cơ!Đem thân thể này đổi lấy pháp kiên cố vững chắc, giống như trong nhà bị cháy, người có trí tuệ sẽ tức tốc mang đồ quý trọng ra ngoài trước.Cũng giống như nước ngập vào bảo tàng, thì tức khắc lấy bảo vật đi; thân thể của chúng ta sẽ có một lúc hư hoại, nên kịp thời đem thân mềm yếu này đổi lấy pháp kiên cố vững chắc.Người ngu si không hiểu được cách nào để phân biệt được pháp vững chắc và ngược lại pháp không vững chắc. Một khi cái chết đột nhiên đến, thì lúc này như bị rơi vào miệng cá mập, khủng hoảng lo sợ vô cùng.Cũng giống như sau khi tinh chế sữa thành thực phẩm cần dùng, thì sẽ đem bình chứa bỏ đi, không có gì phiền não nuối tiếc.Cái thân này cũng như thế, mượn cái thân mềm yếu này để đổi lấy thiện pháp vững chắc thực tại, tức cho dù sinh mệnh đã đến lúc kết thúc, cũng không cảm thấy là buồn rầu hối hận nữa.Đúng vậy, nếu như không tu tập các loại thiện pháp, chỉ là kiêu mạn biếng nhác, thì một khi cái chết đến, thân thể này đổ vỡ như chiếc bình sử dụng kia; lúc này tâm của họ nhất định rất lo lắng đau khổ, giống như bị đốt cháy trong lò lửa. Ưu sầu phiền não như ngọn lửa ấy, còn đồ đất đựng sữa để tinh chế như tấm thân yếu mềm này.Ông không nên cản trở tôi tu tập thiện pháp để đổi lại pháp vững chắc, chỉ có người ngu si không trí tuệ, mới tự cho mình là người tôn quý.Đức Thế Tôn có đầy đủ mười loại công đức, nên tôi tu tập theo lời dạy của Thế Tôn, vì đó như ngọn đèn sáng, như ánh đuốc chiếu sáng nội tâm, giúp tôi phản chiếu triệt để, và hiểu được không có thân phận cao quý hay thấp hèn gì.Mỗi người trong thân thể đều có da, thịt, gân, cốt v.v… 36 loại bất tịnh, bất luận là tôn quý thấp hèn, mọi người đều hoàn toàn như nhau, không có gì khác biệt.
Nếu nói có sự khác khác nhau, chỉ là mặc chiếc áo cao quý thượng đẳng bên ngoài, chẳng qua khác nhau về vẻ bề ngoài ấy mà thôi.Người có trí tuệ nên khéo lợi dụng thân thể mềm yếu này tinh tấn, tu hành, cung kính lễ lạy sư trưởng và người có đức hạnh, và đem thân này nỗ lực thực hành điều thiện, đây là cách đổi lấy pháp vững chắc.Tại làm sao lại nói như thế? Bởi vì thân thể tính mệnh của chúng ta nhanh như điện chớp, như bọt nước, như đống cát, thân cây chuối, không có một cái gì vững chắc thực tại.Nếu như có thể đem thân thể mềm yếu này mà thực hành tu tập các loại thiện hạnh, thì quả báo đạt được có thể an trụ hàng trăm kiếp, thậm chí vững chắc hơn núi Tu-di và địa cầu.Người có trí tuệ nên kịp thời nắm bắt cơ duyên, tức tốc dùng thân thể mềm yếu này đổi lấy pháp vững chắc kiên cố thực tại. Câu chuyện này có một số điều đáng để chúng ta phản tỉnh:“Tâm xấu khiến hình tiện, ý thiện thành thân quý”“Tâm xấu khiến hình tiện” có ý nghĩa là nếu trong tâm chúng ta độc ác, thì bất luận là thân phận địa vị, học hàm học vị , giàu có cao quý như thế nào, mà kỳ thật ấy chỉ là con người hạ tiện!“Ý thiện thành thân quý” có ý nghĩa là nếu mọi suy nghĩ của chúng ta đều thuần khiết thiện lương, thì bất luận là xuất thân như thế nào đi nữa, diện mạo không đẹp đẽ, nhưng lại là con người tôn quý.Trong đây có ai hy vọng mình là người thấp hèn không? Nếu như chúng ta không có ai muốn mình là người thấp hèn, thế thì nên “ý thiện thành thân quý”, phải luôn giữ tâm ý lúc nào cũng thuần thiện mới được!
Ngoài ra, chúng ta vì là cầu pháp, không nên phân biệt so sánh người thuyết pháp giảng có ngoại hình trang nghiêm đẹp đẽ hay khó coi, và cũng không cần để ý họ có học hàm học vị, tài nói năng như thế nào, điều quan trọng là phải có tâm cung kính thân cận thiện hữu tri thức, học nghe chánh pháp và y theo giáo pháp mà phụng hành!Trong Kinh điển có dạy: “Giống như ép nước mía, sau khi lấy nước rồi, thì vứt đi xác nó”. Một đời người cũng thế, chúng ta luôn bị cái chết ép bức. Sự vô thường này tùy lúc tùy nơi truy đuổi chúng ta, sinh mệnh của chúng ta cũng có một ngày đi đến điểm dừng.
Ép mía để lấy được nước, còn vô thường ép bức chúng ta thì chúng ta có lấy được công đức cam lồ không? Nếu như không được lợi gì, mà còn thân tàn ma dại, vậy thì còn giá trị gì nữa?Đức Phật dạy: Đem 3 loại pháp không vững chắc mà đổi lấy 3 pháp vững chắc. Điều thứ nhất lấy tiền tài không vững chắc để đổi lấy pháp tài vững chắc.
Điều này dạy nên làm từ thiện giúp đỡ, cứu trợ người khó khăn già cả, cúng dường Tam bảo – Đây là lấy tiền tài trong thế giới vô thường này đổi về pháp tài công đức.Điều thứ hai lấy thân thể không vững chắc này mà đổi lấy thân thể vững chắc. Đây là nói chúng ta nên thành tâm cung kính thuận hòa lễ lạy sư bái sư trưởng, phải thân cận người có trí bác học đa văn – đó chính là đem sắc thân yếu mềm này đổi được pháp thân công đức.Điều thứ ba đem sinh mệnh không vững chắc này đổi lấy thân mệnh vững chắc. Biết được đời sống của con người ngắn ngủi, sinh lão bệnh tử khổ đau, nên khẩn trương quy y Tam bảo, tu học tứ thánh đế, lục đạo v.v… các con đường thánh đạo – đây là lấy thân mệnh mềm yếu này đổi về huệ mạng vững chắc. Hôm nay khích lệ cùng với quý vị như vậy.Phước Nghiêm, ngày 18, tháng 1, năm 2013. Thích Quán Như và nhóm bạn cùng dịch
|
|