Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Trường lớp Việt Nam ngày xưa...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Empty
Bài gửiTiêu đề: Trường lớp Việt Nam ngày xưa...   Trường lớp Việt Nam ngày xưa... I_icon13Tue 20 Nov 2012, 03:30

Trường lớp Việt Nam ngày xưa...


Cùng khám phá xem vào thời xa xưa, người Việt học hành như thế nào...


“Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống vô cùng đáng quý của Việt Nam từ ngàn đời nay. Nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy cùng nhìn lại đôi điều thú vị về hệ thống giáo dục thời xưa trên đất nước ta.


Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d10

Trong suốt thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nền giáo dục của nước ta chịu ảnh hưởng vô cùng lớn của văn hóa Nho học từ Trung Quốc. Chữ Nho được dùng như loại chữ chính thống trong nhà trường, thi cử cho tới khi Pháp đô hộ nước ta.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d11

Thời xưa, chỉ có duy nhất đàn ông được trở thành thầy giáo, gọi là các thầy đồ. Thầy đồ là những nhà Nho có học vấn uyên thâm, có thể đỗ đạt hoặc không, nhưng đều yêu thích nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Yêu cầu đối với một thầy đồ là vô cùng khắt khe, quy củ: Họ phải là người phải có cuộc sống đạo đức, gương mẫu, được môn sinh và dân chúng địa phương kính trọng hết mực.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d12

Có điều đặc biệt là mỗi môn sinh vào thời đó chỉ có duy nhất một thầy mà thôi. Thầy đồ đóng vai trò rất lớn trong việc nuôi dạy một con người, cả về học thức lẫn lễ giáo.


Có lẽ vì thế mà người xưa đã từng tổng kết: “Quân”, “Sư”, “Phụ”, có nghĩa là trước phải kính vua, sau là thầy và thứ ba là cha.



Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d13

Cha mẹ muốn con mình theo học thầy đồ đều chuẩn bị, sắm sửa lễ vật cho đúng với lễ giáo, quy tắc của đạo Nho. Khi đến nhà thầy, học trò phải chuẩn bị lễ vật gồm cau, trầu, rượu, hương, đèn, xôi, gà để làm lễ trước bàn thờ Khổng Tử rồi mới được nhận vào học.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d14

Trường học thời xưa cũng vô cùng khác so với hiện nay. Trường không do triều đình mở ra mà trường được sắp xếp, dựng ngay trong khuôn viên nhà thầy giáo, do thầy dạy và trông coi, hoặc trong các đình làng, tùy vào hoàn cảnh mỗi nơi.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d15

Thông thường, trường là một ngôi nhà lớn, bề ngang độ chín, mười thước, bề dọc độ ba bốn mươi thước.

Trong trường được đặt những phản gỗ hay giường tre cao khoản bốn, năm tấc, sắp xếp gần nhau để học sinh cùng một lớp ngồi cạnh nhau học bài hoặc tập viết. Một trường có từ 30 - 40 cho đến trên 100 học trò.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d16

Trong một lớp học, học sinh học cùng với nhau được gọi là đồng môn. Mỗi lớp đều có một người gọi là trưởng tràng, thường là người có địa vị trong làng do thầy chỉ định hoặc do các học trò cùng bầu ra để lo sinh hoạt của lớp.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d17

Chương trình học tập được chia làm 4 cấp Ấu học, Sơ học, Trung học, Cao học.
Đối với học sinh thời đó: Tam tự kinh, Tứ thư, Ngũ kinh được coi là những cuốn sách gối đầu giường từ thuở còn tấm bé cho tới khi trưởng thành.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d18

Tam tự kinh là cuốn sách dạy vỡ lòng cho trẻ con mới bắt đầu đi học. Sách gồm tập hợp những câu ngắn gọn đơn giản, chỉ có 3 chữ để dễ học.

Nội dung sách bao trùm khá nhiều lĩnh vực, từ đạo đức, cuộc sống cho tới địa lý, lịch sử được nhà Nho - Vương Ứng Lân người Trung Quốc biên soạn vào đời nhà Tống.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d19

Chế độ thi cử cũng rất tập trung và nghiêm ngặt. Không tồn tại những kì thi học kì, hay kiểm tra một tiết như ngày nay, mà các cuộc thi đều được diễn ra từ cấp vùng cho tới cả nước.

Cụ thể, từ triều Lê, người xưa đã đặt ra ba kì thi theo mức độ tăng tiến dần để tuyển chọn người tài phục vụ đất nước là thi Hương, thi Hội, thi Đình.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d20

Các kì thi diễn ra định kì 3 năm một lần và đồng loạt trên cả nước. Thí sinh thi tập trung tại trường thi, thường là ở các tỉnh lớn, trong một khu đất rộng, bằng phẳng rộng hàng trăm mẫu.

Số lượng thí sinh thường rất đông, ví như kì thi Hương năm 1894, có tới 11.000 học trò từ khắp nơi tới dự thi trường thi ở Nam Định.




Trường lớp Việt Nam ngày xưa... Giao-d21

Trường đại học đầu tiên của nước ta chính là Quốc Tử Giám ở Hà Nội, được xây dựng vào đời nhà Lý. Người đầu tiên giữ chức Tu nghiệp Quốc Tử Giám (tương đường hiệu trưởng trường đại học ngày nay) chính là thầy đồ, nhà nho nổi tiếng Chu Văn An.


Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
 
Trường lớp Việt Nam ngày xưa...
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Hình ảnh quê hương-