Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Mỗi độ tuổi mỗi loại rau Wed 24 Oct 2012, 03:55 | |
| Mỗi độ tuổi mỗi loại rau Vẫn biết rau củ nhiều chất xơ tốt cho mọi người nhưng chúng ta cũng phải lưu ý mỗi loại rau có chức năng riêng phù hợp với độ tuổi nhất định
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Ở trẻ em, cần tập ăn rau từ lúc bắt đầu ăn dặm, khởi đầu là nước rau để bé… làm quen. Củ dền, cà rốt đỏ thường được cho là bổ máu, vì thế các bà mẹ trẻ thường lấy nước luộc củ dền, cà rốt pha sữa cho bé bú trong tháng sắp ăn dặm. Trong khi đó, ở trẻ dưới sáu tháng tuổi, sự chuyển hóa các chất chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là nitrat, nitrit có trong củ dền, cà rốt sẽ làm cho máu không còn khả năng chuyên chở oxy, khiến trẻ bị khó thở, tím tái, suy hô hấp… Bé trên sáu tháng tuổi, tuy cơ thể có khả năng tống độc nhưng cũng không nên dùng nhiều và dùng thường xuyên, vì vẫn có trường hợp bị ngộ độc ở tuổi này.
Cho bé ăn rau quả tốt cho cơ thể Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì chỉ cho trẻ ăn dặm khi được sáu tháng tuổi. Khi trẻ còn nhỏ cho ăn rau nhỏ, tức là cần bằm, nạo nhuyễn các loại rau củ nấu chín với cháo, bột. Song, khi trẻ lớn, cơ thể đủ sức “đánh bại” độc tố thì cà rốt trở thành thuốc trị tiêu chảy. Chỉ cần dùng cà rốt cắt nhỏ nấu lấy nước uống sẽ thấy bé “mặt đỏ tía tai” khi đi ngoài ngay. Đó là nhờ công dụng giảm nhu động ruột, hút chất nhầy, độc tố, vi trùng. Điều cần nhớ là nếu thấy bé uống nước cà rốt nhưng vẫn bị “Tào Tháo rượt” thì phải đưa đi bệnh viện. Ngoài ra, tuyệt đối không cho bé ăn bắp vì đã có trường hợp bé “nuốt trộng” hạt bắp. Bắp không tiêu hóa được dính vào thành ruột (nhìn qua phim chụp) thì việc điều trị hầu như không thể!
Cà rốt trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Với tuổi trưởng thành
Ở tuổi trưởng thành, việc ăn các loại rau, củ, quả rất tốt cho sức khỏe. Rau mầm hiện là món đang được ưa thích vì chứa nhiều sinh tố quý giúp chống lão hóa và tăng cường miễn dịch. Nhưng rau mầm được trồng trong môi trường ẩm, là nơi vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở, kèm theo đó là nhiễm trùng khi thu hoạch và dùng chất bảo quản để kéo dài ngày sử dụng. Vì thế nên chọn mua rau mầm ở địa chỉ tin cậy, cần rửa kỹ trước khi chế biến. Rau sống được cho là tốt vì sinh tố không mất đi trong quá trình nấu nướng, thực tế có một số rau củ không tuân theo quy luật này. Ví dụ như chất lycopen có trong gấc, cà chua, ớt chuông đỏ… chỉ phát huy hết “nội lực” khi được nấu lâu trên bếp.
Vì thế, các món cá kho cà nhừ đến mức ăn cả xương là tốt cho sức khỏe hơn lát cà chua tươi rói trong đĩa rau trộn. Tương tự, món ớt chuông đỏ khi xào với thịt bò nên cho thêm tí lửa để... tăng lực. “Đói ăn rau mưng, rau má/đừng ăn vất vả hư thân”, cho thấy rau má rất tốt cho cơ thể. Ăn rau má sống còn ngừa được rôm sảy, mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị lạnh bụng, tiêu lỏng (thể hàn) không nên dùng.
Với người lớn tuổi
Người cao tuổi, do công cụ “cắn, xé, nghiền” tiêu hóa thức ăn đã bị hư hỏng theo năm tháng, vì vậy nên tận dụng các loại gia vị giúp hệ tiêu hóa khởi động tốt và các món canh chất lượng dễ tiêu như: củ sen hầm chân giò, hoa atisô hầm xương heo, canh đuôi heo bí đỏ, bò nấu đậu, cá chép kho riềng, gà kho gừng, ốc bươu xào sả ớt …
Với phụ nữ mang thai
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi thì rau ngót dùng cho sản phụ bị sót nhau, chỉ cần giã nhuyễn rau vắt lấy nước uống hai lần mỗi lần cách nhau 10 phút, thì sau 20 phút uống nước lá nhau sẽ xổ ra. Những ai đến giai đoạn đèn đỏ mà chờ hoài không thấy “cháy sáng”, dùng phương thuốc này cũng hiệu nghiệm vô cùng. Rau ngót cần vò nát trước khi nấu và nấu lâu trên bếp để có độ ngọt và mềm. Theo lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM, “Thai phụ nên dùng hạn chế các loại rau lợi tiểu: rau sam, rau cải, cải bó xôi, bí đao… vì không có lợi cho thai nhi”. Bà bầu trong quá trình mang thai nên ăn nhiều rau, củ, quả để không bị táo bón.
Một số lưu y khi ăn măng: măng là nguyên liệu làm nên nhiều món ngon nhưng cũng là món mà nhiều đối tượng cần “dè chừng” trước khi gắp bỏ vào bát. Đó là các đối tượng có sức đề kháng yếu như: trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.
Lý do: măng chứa nhiều chất cyanide, chất này có thể biến đổi thành axit cyanhydric gây độc hại cho cơ thể, nếu dùng thường xuyên sẽ bị khó thở, mất tri giác, co giật. Vì thế, nếu muốn ăn măng, dù là khô hay tươi cũng nên luộc kỹ, hoặc luộc nhiều lần đến khi nước trong. Khi luộc măng cần mở nắp nồi để những chất “gây sự” trong măng theo hơi bay đi.
Theo Công sở |
|