Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 THÂM CUNG Bí sử

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

THÂM CUNG Bí sử Empty
Bài gửiTiêu đề: THÂM CUNG Bí sử   THÂM CUNG Bí sử I_icon13Sat 07 Jul 2012, 22:50

THÂM CUNG Bí sử Kinh_thanh_Hue_TK19_wk


THÂM CUNG BÍ SỬ



Những câu chuyện ly kì và bí ẩn 
liên quan đến chốn cung đình 
THÂM CUNG Bí sử (3)ho-tay

____________________________________________________________________

1. Lời 'sấm truyền' về Lê Lợi
2. Nỗi lòng khó nói của Hoàng đế Gia Long
3. Thái tử Long Trát đòi mũ vua... được cả thiên hạ
4. Huyền thoại về vị thiền sư Việt lừng danh thế kỷ 17
5. Hé lộ nữ điệp viên đặc biệt dưới trướng Trần Thủ Độ




____________________________________________________________________








THÂM CUNG Bí sử Kinh%20th%C3%A0nh%20Hu%E1%BA%BF


Được sửa bởi Hansy ngày Tue 17 Jul 2018, 14:20; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

THÂM CUNG Bí sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÂM CUNG Bí sử   THÂM CUNG Bí sử I_icon13Sat 07 Jul 2012, 22:53

1.
Lời 'sấm truyền' về Lê Lợi



Trước lời nói khinh mạn Lê Lợi của một tên ngụy binh, viên tướng nhà Minh liền mắng: "Thằng man di vô lễ. Ông ấy sẽ là Hoàng đế của chúng mày đấy".

Quả là lời tiên đoán trúng phóc! Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh, mở đầu triều Lê sơ, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Viêt Nam. Ông lúc đó 43 tuổi, xưng là "Thuận thiên thừa vận Duệ văn Anh vũ đại vương", đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban bài Cáo Bình Ngô.

Tướng giặc ngả mũ... theo phục

Theo sử sách, Lưu Thanh là một trong những viên tướng của nhà Minh, từng nhiều phen đem quân đi đàn áp Lê Lợi. Năm 1427, Lưu Thanh là chỉ huy đồn Tam Giang. Giữa năm 1427, có một sự kiện khá độc đáo, gắn liền với vị tướng giặc này, đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư chép lại như sau: "Tháng 6, bọn Chỉ huy sứ (của quân Minh) là Lưu Thanh đóng ở đồn Tam Giang ra hàng. Nguyên trước kia, bọn lính Tam Giang từng vào Thanh Hóa để đánh Lam Sơn theo lệnh điều động của quan Tổng binh. Bại trận trở về, có tên ngụy binh buông lời khinh mạn nhà vua (tức Lê Lợi). Lưu Thanh liền mắng: Thằng man di vô lễ. Ông ấy (chỉ Lê Lợi) sẽ là Hoàng đế của chúng mày đấy...".

Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn rằng, Vua nổi dậy, nghĩa binh đi tới đâu là quân Minh thua chạy đến đấy, nhưng đó có phải là vì quân ta đông mà quân giặc ít đâu? Đó cũng có phải là vì quân ta mạnh mà quân địch yếu đâu? Tất cả chỉ là vì đức của Vua hiệp với lẽ của trời, trời giúp Vua, Vua lại làm đẹp lòng người nên người theo về đó thôi. Bấy giờ, không những chỉ có người nước ta vui lòng theo phục, mà cả đến bọn phản nghịch cũng tôn kính, cho nên chúng không còn ý chí chiến đấu, cùng nhau ra hàng là phải lắm. thì việc dấy quân nhân nghĩa của Vua nào có kém gì công trạng rực rỡ của Thang, Võ trước kia ? Và việc làm này của tướng Lưu Thanh càng tỏ rõ uy đức của Vua lớn lắm.

Trong khi đó, Nguyễn Khắc Thuần cũng viết trong Việt sử giai thoại: Lẽ được thua của Lê Lợi, sử thần Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn. Góp lời thô thiển với Ngô Sĩ Liên là vô lễ với bậc đại trí. Tuy nhiên, để hiểu thêm lời bàn của Ngô Sĩ Liên, có lẽ cũng phải cần ghi thêm một chú thích nhỏ: Thang, Võ tức vua Thang và vua Võ. Thang là Thành Thang, người đã diệt vua Kiệt tàn bạo của nhà Hạ mà lập ra nhà Thương (còn gọi là nhà Ân) của Trung Qu6c. Võ là Võ Vương, người đã diệt vua Trụ cũng rất tàn bạo của nhà Thương mà lập ra nhà Chu. Thang và Võ là hai vị vua cổ đại của Trung Quốc, rất được Nho gia tôn kính... Từ đó thấy được, uy đức của Lê Lợi to lớn và mạnh mẽ thay!

6 năm làm vua... đặt nền móng vững chắc cho Đại Việt

Lê Lợi sinh ngày 10/9/1385 tại Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Rồi sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Mặc dù ở ngôi ngắn ngủi được có 6 năm nhưng những việc làm của ông vua này có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và nên độc lập phồn vinh của quốc gia Đại Việt. Việc làm đầu tiên của Lê Thái Tổ là bàn định luật lệnh. Và nhờ cố gắng đó, hai năm sau (1430), Lê Thái Tổ đă cho ban hành những điều luật đầu tiên của triều đại mình.

Lê Thái Tổ đã chia đơn vị hành chính Đại Việt thành 5 đạo, đặt các chức vệ quân, tổng quản, hành khiển... Bộ máy hành chính này ngày càng được hoàn chỉnh vào các đời vua sau, nó thực sự giúp cho việc quản lý và điều hành đất nước. Nhà vua cũng đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp. Ngay từ năm đầu lên ngôi, ông đă cho kiểm kê hộ khẩu, làm sổ điền, sổ hộ, đặt cơ sở để tiến hành chế độ quân điền.

Để tuyển chọn nhân tài và củng cố bộ máy cai trị, nhà Lê không chỉ quan tâm đến việc cầu hiền bằng cách tiến cử mà còn đặt ra các khoa thi. Sau một năm khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách...

Nhằm bình định và củng cố miền biên cương phía Bắc và Tây Bắc, Lê Thái Tổ từng đích thân cầm quân tiến thẳng vào tận sào huyệt một lực lượng chống đối, đặt đất đó thành châu huyện và ghi vào bản đồ quốc gia. Còn về mặt đối ngoại, Lê Thái Tổ nhiều lần cử các đoàn sứ bộ sang Trung Quốc để đặt mối giao bang bình thường với nhà Minh, khéo léo giải quyết những sách nhiễu của nhà Minh về việc lập con cháu nhà Trần và vấn đề tù binh chiến tranh...

Có thể nói, bên cạnh những công lao to lớn, Lê Thái Tổ cũng phạm một số sai lầm mà sử sách đương thời đã thẳng thắn phê phán. "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. Song, đa nghi, hay giết, đó là chỗ kém", sách Đại Việt sử ký toàn thư viết.

Vĩnh Khang
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

THÂM CUNG Bí sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÂM CUNG Bí sử   THÂM CUNG Bí sử I_icon13Thu 12 Jul 2012, 14:50


2.

Nỗi lòng khó nói của Hoàng đế Gia Long


Với mỗi ông vua, việc tìm người kế vị ngai vàng luôn là điều trăn trở mất ăn mất ngủ và Gia Long không thoát khỏi nỗi buồn khó nói đó.

Sau khi lên ngôi vào năm 1802, Hoàng đế Gia Long nổi tiếng là người can trường, táo bạo; từng đánh đông dẹp bắc, gây dựng lại được cơ nghiệp nhà Nguyễn và đặc biệt là thống nhất Đại Việt sau nhiều thế kỷ nội chiến. Do vậy, cứ tưởng không gì có thể khiến ông nao núng, lo tính... nhưng việc truyền ngôi thì quả là nhiều phiền muộn. Sử sách chép rằng, vào thời điểm đó, triều thần chia làm hai phe, một phe ủng hộ việc lập Nguyễn Phúc Mỹ Đường, tức Hoàng tôn Đán, con của Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Cảnh (lúc này đã mất) và phe còn lại ủng hộ hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm.

Sách Quốc sử di biên cho hay: “Vua muốn lập (Phúc Đảm) làm thái tử nhưng các quan bàn tán không nhất. Vua vì thế chần chừ không quyết định được, ngày đêm thường than thở trước ngọn đèn xanh. Chỉ có Qúy Kiệt tán thành việc lập Đảm làm Thái tử để ràng buộc lòng người”.

Trong sách Đại Nam chính biên liệt truyện có đoạn viết: “Trước đây, thấy Vua ở ngôi mà tuổi đã cao, các quan liền xin lập ngôi trừ vị, trong số đó có người đề nghị thẳng là nên lập Hoàng tôn Đán nhưng nhà vua không nghe”.

Theo sách Hoàng hậu, hoàng phi Việt Nam, vài năm sau, Hoàng tử Cảnh lâm bệnh. Năm Tân Dậu (1801), lúc mới 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh mất vì bị bệnh đậu mùa, để lại một người vợ góa và 2 con côi. Lúc ấy, các vị đại thần đã tâu kiến Gia Long, xin nhà vua xuống chiếu lập Nguyễn Phúc Mỹ Đường, cháu dòng đích, làm người kế vị. Vua Gia Long đã nói: "Khi người ta chết đi mà còn để lại món nợ trên đời, thì chủ nợ chỉ tìm con, chứ đâu đòi cháu. Việc này ý ta đã quyết, các ngươi chẳng nên bàn tính thêm".

Cuối cùng, Vua Gia Long quyết định chọn Hoàng tử Đảm, rồi xuống chiếu lập làm Thái tử vào ngày 11 tháng 6 năm Bính Tý (1816) và đổi tên Thái tử thành Nguyễn Phúc Hiệu. Khi Gia Long băng hà, Đảm tiếp quản triều đình, lấy hiệu là Minh Mạng.

Bên cạnh việc chọn người kế vị, trong cuộc đời của Hoàng đế Gia Long còn có thêm một nỗi day dứt không thể xóa bỏ. Đó là chuyện liên quan tới vị công thần bậc nhất của triều Nguyễn lúc đó là Nguyễn Vǎn Thành. Theo sử sách, khi bình định Bắc Hà (1802), Gia Long triệu Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc thành, ban cho sắc ấn trong ngoài 11 trấn, có thẩm quyền truất nhắc quan lại, xử quyết việc án; chỉ mấy năm, vùng đất này được yên trị. Năm 1810, Văn Thành về kinh làm chức Trung quân, rồi được giao cử chức Tổng tài trong việc soạn bộ Hoàng Việt Luật Lệ (tức Luật Gia Long). Và từ đây, bi kịch xảy ra.

Sách Kể chuyện các vua Nguyễn viết: Nguyễn Văn Thành có người con trai là Nguyễn Văn Thuyên, thi đỗ cử nhân, thường hay làm thơ để giao du với những kẻ văn sĩ. Bấy giờ nghe Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận có tiếng hay chữ, Văn Thuyên bèn làm bài thơ sai tên Nguyễn Trương Hiệu cầm đi mời hai vị vào chơi. Bài thơ như sau: Văn dạo Á Châu da tuấn kiệt/ Hư hoài trắc dục cầu ty/ Vô tâm cửu bảo Kinh sơn phác/ Thiện tướng phương tri Ký bắc kỳ/ U cốc hữu hương thiên lý viễn/ Cao cương minh phượng cửu thiên tri/ Thư hồi nhược đắc sơn trung tế/ Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky. (Dịch nôm là: Ái Châu nghe nói lắm người hay/ Ao ước cầu hiền đã bấy nay/ Ngọc phát Kinh Sơn tài sẵn đó/ Ngựa Kỳ kí bắc biết lâu thay/ Mùi hương hang tối xa nghìn dặm/ Tiếng phượng gò cao suốt chín mây/ Sơn tể phen này dù gặp gỡ/ Giúp nhau xoay đổi hội cơ này).

Nhân bài thơ này, Nguyễn Hữu Nghi (từng bị Nguyễn Văn Thành quở mắng) đã đem cho Lê Văn Duyệt xem. Lê Văn Duyệt lại có hiềm khích với Nguyễn Văn Thành nên nắm lấy cơ hội, vào tâu vua. Nhưng vua Gia Long cho là "Thuyên còn trẻ, ưa lối thơ nghông nghênh, chưa đủ căn cứ để kết án".

Nguyễn Hữu Nghi lại xúi Nguyễn Trương Hiệu đưa bài thơ ra dọa Nguyễn Văn Thành. Thành liền bắt Hiệu và cả con mình giao cho các quan dinh Quảng Đức điều tra. Bị tra tấn mấy ngày đêm, Nguyễn Văn Thuyên thú nhận là có mưu phản. Thế là các triền thần ủng hộ Lê Văn Duyệt thi nhau tố cáo Nguyễn Văn Thành, xin nhà vua nghiêm trị. Sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ ghi: Nguyễn Văn Thành đã bị tước hết ấn, về ở nhà riêng và tiếp tục chờ xử lý. Vua bảo bầy tôi rằng: “Văn Thành thân làm đại thần mà dung túng cho con kết nạp môn khách là hiếu danh ư? Hay ý muốn làm gì? Có bầy tôi như thế xử trí thực khó! Nếu không bảo toàn được công thần thì cũng không phải là việc hay của trẫm, thế mới khó chứ”.

Về phía Nguyễn Văn Thành, theo Việt Nam sử lược và Quốc triều chỉnh biên, vì quá uất ức, một hôm khi bãi triều, ông chạy theo nắm lấy áo Gia Long mà khóc rằng: "Thần theo bệ hạ từ thuở nhỏ đến bây giờ, nay không có tội gì mà bị người ta cấu xé mà lại không cứu?". Gia Long giật áo ra, bỏ vào cung, từ đó cấm Thành không được vào chầu và sai Lê Văn Duyệt đem Nguyễn Văn Thuyên ra tra hỏi một lần nữa. Nguyễn Văn Thuyên lại thú nhận tội của mình.

Gia Long được tin, truyền bắt giam Nguyễn Văn Thành để chờ đình thần xét án. Thành và mấy người con bị bắt giam ở trong trại quân Thị Trung. Hôm đình thần tra án rồi, Thành ra nói với Thị Trung Thống Chế là Hoàng Công Lý rằng: "Án xong rồi, vua khiến tôi phải chết, nếu không chết thời không phải là tôi trung". Rồi ông uống thuốc độc chết ở trại quân.

Thông tin cái chết của Nguyễn Văn Thành được tâu lên, Gia Long triệu Hoàng Công Lý hỏi: “Văn Thành khi chết có nói gì không?”. Công Lý đem hết lời Thành nói thưa lên. Vua giận nói: “Văn Thành không biện bạch mà chết, sự nhơ bẩn càng rõ rệt”. Cùng lúc đó, có người đem bài biểu trần tình của Thành dâng lên nhà vua. Gia Long cầm tờ biểu khóc to đưa lên cho bầy tôi xem và dụ: “Văn Thành từ lúc nhỏ theo trẫm có công lao to. Nay nhất đán đến nỗi chết, trẫm không bảo hộ được ấy là trẫm kém đức”. Gia Long đã sai một Chánh Đội Trung Quân và 30 tên lính coi việc tang cho Thành, hoàn trả áo mão, lại ban cho 500 quan tiền, 3 cây gấm, 10 cây vải, 10 cây lụa, mấy người con bị giam đều được tha cả.

Về cái chết của Nguyễn Văn Thành, nhiều sử gia đương thời đã đặt nghi vấn có liên quan tới chuyện Gia Long ngỏ ý muốn lập Hoàng tử Đảm làm Thái tử, Nguyễn Văn Thành lại muốn lập Hoàng tôn Đán. Lúc đó, Vua Gia Long đã suy rằng: "Hắn muốn dựng vua nhỏ để sau này dễ khống chế. Ta há tối tăm lầm lẫn"... Và cuối cùng thì cơ hội đã đến với nhà vua nhân chuyện phản loạn của con trai Thành.

Có thể nói, dù là giải thuyết nào thì trong cuộc đời Gia Long, chuyện lập người kế vị và giết hại công thần bậc nhất triều Nguyễn vẫn mãi là điều tò mò với hậu thế.

Vĩnh Kh
ang


Được sửa bởi Hansy ngày Thu 12 Jul 2012, 14:56; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

THÂM CUNG Bí sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÂM CUNG Bí sử   THÂM CUNG Bí sử I_icon13Thu 12 Jul 2012, 14:51

3.

Huyền thoại về vị thiền sư Việt lừng danh
thế kỷ 17



Với quan điểm thiền tông mang màu sắc rất riêng, với sự nghiệp hoằng truyền thiền pháp rực rỡ, Chân Nguyên được coi là cây đuốc rực rỡ của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 17.

Những câu chuyện huyền thoại xung quanh sự nghiệp của Chân Nguyên chắc chắn sẽ còn được người đời sau truyền tụng mãi mãi.

1. Thiền sư Chân Nguyên vốn mang họ Nguyễn, tên thật là Nghiêm, tự là Đình Lân, người làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Câu chuyện về sự ra đời của Chân Nguyên được người đời nhắc lại đã đầy màu sắc huyền thoại. Chuyện kể rằng, một hôm, mẫu thân Chân Nguyên nằm mộng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ tặng cho bà một bông sen lớn.

Bà giật mình tỉnh dậy và thấy trong người khang khác, từ đó bà mang thai. Tới giờ Ngọ ngày 11/9 năm Đinh Hợi, 1647, bà sinh ra một người con trai, đặt tên là Nguyễn Nghiêm, chính là thiền sư Chân Nguyên sau này.

Tới tuổi đi học, mẫu thân Nguyễn Nghiêm gửi con trai tới học chữ với một người cậu vốn là một giám sinh (tức người học ở trường Quốc tử giám). Nguyễn Nghiêm rất thông minh, học tới đâu nhớ tới đó, xuất khẩu thành chương nên được người cậu rất yêu quý.

Cả nhà ai cũng mong Nguyễn Nguyên có ngày sẽ thành đạt làm quan. Tuy nhiên, tới năm Nguyễn Nghiêm 16 tuổi, khi đọc cuốn Tam Tổ Thực Lục, cuốn sách ghi lại cuộc đời và sự tích của ba vị tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm, tới câu chuyện về tổ thứ ba là Huyền Quang từ bỏ chức trạng nguyên để đi tu, Nguyễn Nghiêm chợt tỉnh ngộ nói: “Cổ nhân ngày xưa dọc ngang lẫy lừng mà còn chán sự công danh, huống hồ ta chỉ là một chú học trò nhỏ”.

Do vậy, sau đó, Nguyễn Nghiêm quyết định từ bỏ việc học hành, quyết tâm đi tu. Tuy nhiên, mãi 3 năm sau đó, khi đã 19 tuổi, Nguyễn Nghiêm mới dứt bỏ được tất cả sự níu kéo cản trở của gia đình, xuất gia đi tu.

Nguyễn Nghiêm sinh ra và lớn lên trong tình cảnh đất nước bị phân hóa chia rẽ và là bãi chiến trường đẫm máu của những dòng họ thống trị quan liêu, chỉ lo củng cố địa vị. Ông không thể nào không cảm thấy xót xa trước sự đen tối của đất nước và những nỗi khổ của dân tộc mà ông đã chứng kiến tận mắt.

Sinh ra trong thời ấy, người ta chỉ còn hai lựa chọn: Một là tiếp tay với những kẻ thống trị, để tiếp tục tạo thêm những thảm cảnh tang thương cho trăm họ. Hai là trở thành kẻ chống lại những thế lực đang cai trị và gây nên những cảnh tang tóc ấy.

Thế nhưng, Nguyễn Nghiễm đã có cái may mắn là tìm thấy con đường giải thoát khác cho một chàng trai mới lớn như mình từ Tam Tổ Thục Lục đó là xuất gia, một lòng tu Phật, tìm sự tĩnh tâm cho riêng mình.

Đầu tiên, Nguyễn Nghiêm lên chùa Hoa Yên vào yến kiến sư trụ trì ở chùa này là thiền sư Tuệ Nguyệt. Tuệ Nguyệt vừa nhìn thấy Nguyễn Nghiêm bước vào hỏi ngay: “Ngươi ở đâu đến đây?” Nguyễn Nghiêm bình thản nói: “Vốn không đi lại”.

Tuệ Nguyệt biết Nguyễn Nghiêm có cốt chân tu, có thể trở thành một pháp khí hoằng dương thiền pháp sau này, do vậy quyết định làm lễ xuống tóc cho Nguyễn Nghiêm và ban cho ông pháp danh là Tuệ Đăng.

Tuy nhiên, Tuệ Nguyệt không may viên tịch sớm. Nguyễn Nghiêm và bạn đồng môn là Như Niệm phát nguyện thực hành hạnh đầu đà, đi du ngoạn khắp nơi để tham vấn Phật pháp. Một thời gian sau, Như Niệm đổi ý trở về trụ trì ở chùa Cô Tiên. Còn lại một mình Nguyễn Nghiêm tiếp tục cuộc du ngoạn tham học của mình. Sau đó, Nguyễn Nghiêm tới chùa Vĩnh Phúc ở núi Côn Cương tham vấn thiền sư Minh Lương, vốn là đệ tử chân truyền của thiền sư Chuyết Chuyết.

Khi Nguyễn Nghiêm vào yết kiến, chưa đợi Minh Lương hỏi gì ông đã hỏi ngược lại Minh Lương rằng: “Câu ‘Bao năm dồn chứa ngọc trong đấy, hôm nay tận mắt thấy thế nào’ nghĩa là sao?”.

Thiền sư Minh Lương không trả lời, đưa mắt nhìn thẳng vào Nguyễn Nghiêm. Nguyễn Nghiêm cũng đưa mắt nhìn thẳng lại Minh Lương. Bỗng nhiên, trong giây phút ấy, Nguyễn Nghiêm liền tỉnh ngộ, sụp xuống lạy Minh Lương.

Thiền sư Minh Lương nói: “Dòng thiền Lâm Tế ta trao cho ông, ông nên kế thừa làm thạnh ở đời”. Sau đó, thiền sư Minh Lương đặt cho Nguyễn Nghiêm pháp hiệu là Chân Nguyên và đọc cho ông một bài kệ phó pháp rằng: “Mỹ ngọc tàng ngoan thạch/Liên hoa xuất ứ nê/Tu tri sinh tử xứ/Ngộ thị tức Bồ-đề”. Nghĩa là: “Ngọc quý ẩn trong đá/Hoa sen mọc từ bùn/Nên biết chỗ sinh tử/Ngộ vốn thật Bồ-đề.

Cũng bắt đầu từ đây, cái tên Chân Nguyên bắt đầu gắn bó với cuộc đời của chàng thanh niên Nguyễn Nghiêm.

2. Sau khi được tâm ấn từ thiền sư Minh Lương, Chân Nguyên thụ giới Tỳ-kheo. Một năm sau, Chân Nguyên lập đàn thỉnh ba đức Phật (Phật Thích-ca, Di-đà, Di-lặc) chứng đàn, thụ giới Bồ-tát và đốt hai ngón tay nguyện hành hạnh Bồ-tát.

Về sau, Chân Nguyên lại được truyền thừa y bát Trúc Lâm, làm trụ trì chùa Long Động và chùa Quỳnh Lâm, là hai ngôi chùa lớn của phái Trúc Lâm.

Tới năm 1684, Chân Nguyên dựng đài Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Quỳnh Lâm theo kiểu mẫu đài Cửu Phẩm Liên Hoa mà Thiền sư Huyền Quang đã dựng trước kia ở chùa Ninh Phúc.

Tới năm 1692, lúc 46 tuổi, Chân Nguyên được vua Lê Hy Tông triệu vào cung để tham vấn Phật pháp. Vua khâm phục tài đức Chân Nguyên, ban cho ông hiệu Vô Thượng Công và cúng giàng áo cà-sa cùng những pháp khí để thừa tự.

Năm 1722, lúc 76 tuổi, Chân Nguyên được vua Lê Dụ Tông phong chức Tăng Thống, tức chức Quốc sư thời đó và ban hiệu Chánh Giác Hòa Thượng. Có thể nói, trong suốt thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, Chân Nguyên là thiền sư có danh tiếng và uy vọng bậc nhất.

Quan niệm về Thiền của Chân Nguyên có nhiều sắc thái đặc biệt mới lạ. Nó là sự dung hòa giữa hai nền tâm linh của Ấn Độ và Trung Hoa, tổng hợp trở thành tư tưởng Thiền có nhiều tính chất của dân tộc. Chân Nguyên cho rằng, then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.

Ý thức trọn vẹn được điều này thì tất cả những tương quan hành động, ý tưởng của ta tự nhiên đi vào con đường giác ngộ mà không cần phải suy luận đắn đo, không một cử chỉ nào là không phù hợp với chân lý mầu nhiệm.

Vì thế, dù mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý dù tiếp xúc với trần cảnh như vào ngôi nhà rỗng không, chẳng có gì ràng buộc tạo được nghiệp sinh tử. Chân Nguyên đề cập điều này rất nhiều lần trong tác phẩm Thiền Tông Bản Hạnh của mình: “Hậu học đã biết hay chăng/Tâm hoa ứng miệng nói năng mọi lời/Thiêng liêng ứng khắp mọi nơi/Lục căn vận dụng trong ngoài thần thông”. Chân Nguyên vì nhờ Minh Lương nhìn thẳng vào mắt mà được giác ngộ. Nên cuộc đời còn lại Chân Nguyên đã dùng đến xảo diệu này.

Người ta kể ràng, Chân Nguyên hay nhìn thẳng vào đôi mắt của người đối thoại, có lẽ thẩm định lại và làm hưng khởi tâm linh của con người ấy, giúp người đối thoại tìm thấy được sự chứng ngộ. Nhờ phương pháp truyền dạy đặc biệt này, Chân Nguyên có rất nhiều đệ tử xuất sắc, đặc biệt phải kể đến Thiền sư Như Hiện và Như Trừng.

Sau này Như Hiện được kế thừa y bát của phái Trúc Lâm còn Như Trừng dựng Thiền phái lấy tên là Liên Tông. Sau đó hai phái tổng hợp làm một, góp phần tích cực vào việc khôi phục những tác phẩm đời thiền tông đời Trần.

Như Hiện xuất gia năm 16 tuổi, vào năm 1730 các chùa do ngài trông coi như chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm được chúa Trịnh Giang trùng tu. Năm 1748 ông được vua Lê Hiến Tông ban chức Tăng cang và năm 1757 được sắc phong Tăng thống Thuần Giác Hòa Thượng. Thiền Sư Như Trừng vốn là một vị vương công họ Trịnh tên là Trịnh Thập, con của Phổ Quang Vương.

Ông được vua Hy Tông chọn làm phò mã và gả công chúa thứ tư. Tuy nhiên, sau đó ông dâng sớ xin đi tu và được vua chấp nhận. Khi còn là Sa Di Như Như, ông có viết các bài Ngũ Giới và Thập Giới Quốc Âm. Cả hai đều là những đệ tử kế thừa xuất sắc của Chân Nguyên.

Năm 1726, khi Chân Nguyên bước vào tuổi 80, ông cho triệu tập đệ tử dặn dò và nói kệ truyền pháp, kệ rằng: “Hiển hách phân minh thập nhị thì/Thử chi tự tánh nhậm thi vi/Lục căn vận dụng chân thường kiến/Vạn pháp tung hoành chánh biến tri”. Nghĩa là: “Bày hiện rõ ràng được suốt ngày/Đây là tự tánh mặc phô bày/Chân thường ứng dụng sáu căn thấy/Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay”.

Đọc xong bài kệ, Chân Nguyên bảo với chúng đệ tử rằng: “Ta đã 80 tuổi, sắp về cõi Phật”. Đến đầu tháng 10, ông nhuốm bệnh và đến sáng ngày 28 cùng tháng đo thì viên tịch, thọ 80 tuổi. Môn đồ làm lễ hỏa táng thu xá-lợi chia thờ hai tháp ở chùa Quỳnh Lâm và chùa Long Động.

Với quan điểm thiền tông mang màu sắc rất riêng, với sự nghiệp hoằng truyền thiền pháp rực rỡ, Chân Nguyên được coi là cây đuốc rực rỡ của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 17.

Những câu chuyện huyền thoại xung quanh sự nghiệp của Chân Nguyên chắc chắn sẽ còn được người đời sau truyền tụng mãi mãi.

Vĩnh Khang


Được sửa bởi Hansy ngày Thu 12 Jul 2012, 14:58; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

THÂM CUNG Bí sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÂM CUNG Bí sử   THÂM CUNG Bí sử I_icon13Thu 12 Jul 2012, 14:53

4.

Thái tử Long Trát đòi mũ vua...
được cả thiên hạ



Đó là việc xảy ra với Hoàng Thái tử Long Trát, con vua Lý Anh Tông. Nhờ có cái hành động con trẻ, phát lộ thiên tư làm vua, mà Long Trát (Đại Việt sử lược viết là Long Cán) nhân đó được nối ngai vàng, trở thành vị vua thứ 7 của nhà Hậu Lý.

Trước đó, vua Anh Tông lên ngôi năm Mậu Ngọ (1138), khi ấy ông mới 3 tuổi. Đến tháng 11 năm Tân Mùi (1151), vua bấy giờ 24 tuổi thì vợ là bà Chiêu Linh Hoàng hậu Vũ Thị sinh được Hoàng tử trưởng Lý Long Xưởng tại hành cung Ứng Phong, vua vui mừng có con nối dõi, liền sách phong luôn làm Hiển Trung Vương, có ý sau này cho nối ngôi. Về sau, các phi tần còn sinh thêm cho vua 5 người con nữa (theo Đại Việt sử lược vua Anh Tông có 6 con, còn trong “Trần tộc vạn thế ngọc phả” viết vua có 7 người con). Những tưởng là con trưởng, lại dòng đích, Long Xưởng rồi sẽ lên ngôi. Nhưng sự đời không theo đường thẳng như thế.

Ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ (1173), Hoàng Thái tử Long Trát được Thục phi Đỗ Thụy Châu sinh hạ. Đến năm Giáp Ngọ (1174), bấy giờ Long Xưởng đã 24 tuổi ta, là trưởng tử nhưng không lo trau dồi sách vở, đèn bút để có kinh nghiệm trị nước về sau, mà lại say mê tửu sắc, đến nỗi thông dâm với cả cung phi của cha, làm cái tội trái với luân thường. Vua Lý Anh Tông biết việc, giận lắm nhưng không nỡ giết con. Thế nên tháng 9 năm đó, Long Xưởng bị vua phế làm thứ dân và lệnh bắt giam vào ngục. Ngôi Thái tử bởi thế mà bỏ trống.

Cũng từ dạo ấy, vua canh cánh bên lòng lo tìm người nối nghiệp. Trong những hoàng tử, vua đặc biệt yêu quý Long Trát, nhưng lại đang là ấu nhi. Một hôm, Anh Tông gọi tể tướng đến mà bảo rằng: “ Thái tử là gốc lớn của nước, Long Xưởng đã làm điều trái đạo, trẫm muốn Long Trát nối giữ nghiệp lớn, nhưng nó còn nhỏ tuổi, sợ không đương nổi, nếu đợi lớn thì trẫm đã tuổi già suy yếu, biết làm thế nào?”.

Tể tướng chưa biết trả lời thế nào cho phải ý vua. Bấy giờ, không biết vô tình hay hữu ý, có nội nhân ẵm Long Trát ra. Long Trát thấy vua đội mũ, chẳng biết lấy làm lạ hay thấy đẹp, liền khóc đòi đội, vua chưa kịp tháo mũ đưa cho thì càng khóc to hơn. Vua bèn tháo mũ đội cho, Long Trát cả cười không khóc nữa. Vua càng lấy làm lạ, nghĩ đứa trẻ còn nhỏ mà đã biết giành ngai vàng về cho mình. Vì thế, ý lập Long Trát làm Thái tử bèn quyết định.

Ngay năm sau, Ất Mùi (1175), mùa xuân, tháng Giêng, vua sách lập Long Trát khi ấy mới 2 tuổi làm Hoàng thái tử, cho ở Đông cung. Lại phong Tô Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tước vương, giúp đỡ Thái tử kinh nghiệm của người khiển việc nước trong tương lai. Cũng năm đó, nhằm mùa hạ, tháng tư, vua Anh Tông thấy trong người không khỏe, cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm thái tử mà giữ quyền nhiếp chính sự, thay vua điều khiển, quyết đoán việc triều chính.

Mùa thu, tháng 7, ngày Ất Mùi cùng năm, vua Anh Tông băng ở điện Thuỵ Quang, thọ 39 tuổi. Trước khi mất, có lẽ lo con còn nhỏ tuổi, chưa hiểu hết được cơ nghiệp tổ tiên để lại, nên Anh Tông gắng gượng dặn dò Long Trát rằng: “ Nước ta non sông gấm vóc, người giỏi rất thiêng, châu ngọc quý báu, không gì không có. Nước khác không thể nào bì được. Hãy nên giữ gìn cẩn thận (Theo Đại Việt sử lược)”.

Thái tử Long Trát được đưa lên ngôi (tức vua Cao Tông) trước linh cữu cha, bấy giờ mới lên 3 tuổi, tôn mẹ là Đỗ thị làm Chiêu Thiên Chí lý Hoàng Thái hậu.

Vua Cao Tông ở ngôi tới 35 năm (1176-1210), băng ở cung Thánh Ngọ. Tiếc rằng, có được nghiệp đế dễ quá chăng mà Cao Tông khi còn nhỏ là người ngoan lành, song khi lớn lên bắt đầu trực tiếp cầm quyền trị nước lại sinh ra ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ xây dựng phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi, làm cho nhà Lý từ ấy đi xuống.

Ông bị sử cũ phê phán: “Chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy kém” (Đại Việt sử ký tiền biên). Còn Đại Nam quốc sử diễn ca thì rằng: “Tiếc không dùng kẻ trung tương/Cao Tông hoang túng mọi đường ai can?/Dấu xe quanh khắp giang san/Chính mình lỗi tiết, du quan quá thường/Lại thêm thổ mộc cung tường/Mua quan bán ngục nhiều đường riêng tây/Nhạc Chiêm rầu rĩ khéo bầy/Những là tai biến từ này hiện ra/Trâu đâu lên ngọn am la/Thước đâu làm tổ góc nhà Kính Thiên/Bốn phương trộm cướp nổi lên/Quân Chiêm, người Tống xâm biên mấy kỳ/Vui chơi nào có biết gì/Thờ ơ phó chuyện an nguy mặc trời”.

Vua Anh Tông ở nơi chín suối, chắc cũng ngậm ngùi vì sự lựa chọn quá vội vàng của mình dành cho Long Trát, chỉ vì cái mũ kim thượng mà…

Trần Đình Ba


Được sửa bởi Hansy ngày Thu 12 Jul 2012, 14:59; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

THÂM CUNG Bí sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÂM CUNG Bí sử   THÂM CUNG Bí sử I_icon13Thu 12 Jul 2012, 14:55

5.
Hé lộ nữ điệp viên đặc biệt dưới trướng
Trần Thủ Độ


Công chúa Ngoạm Thiềm quyết vì xã tắc và ngôi báu của họ Trần mà cam phận về với Nguyễn Nộn, kẻ không chút danh giá, lại còn là địch thủ của triều đình.

Theo sử sách, khi nhà Trần mới lập, Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng là hai thế lực lớn nhất chống "tân" triều đình, phò nhà Lý. Vì không thể đối phó cùng lúc với cả hai kẻ địch, Thái sư Trần Thủ Độ đã sắp đặt gả Công chúa Ngoạn Thiểm cho Nguyễn Nộn...

Sách Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần ghi: Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu (nay là vùng Hải Dương), còn Nguyễn Nộn chiếm cứ vùng Bắc Giang. Cả hai tuy đều chống đối họ Trần, nhưng lại đồng thời là kẻ thù "không đội trời chung". Biết rõ điều đó, Trần Thủ Độ định kiếm kế tiêu diệt từng thế lực một. Đang lúc lo lắng mưu toan thì cơ may đến. Tháng 12 năm Mậu Tí (1228), Nguyễn Nộn bất thình lình đem quân tấn công và giết được Đoàn Thượng. Con của Đoàn Thượng là Đoàn Văn đem hết gia thuộc đầu hàng Nguyễn Nộn. Thế là trong chỗ không ngờ, kẻ thù Nguyễn Nộn đã giúp triều Trần tiêu diệt bớt đối thủ mạnh.

Tuy nhiên, từ buổi đó, thanh thế của Nguyễn Nộn rất lừng lẫy. Trần Thủ Độ lo lắng, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương; đồng thời đem Công chúa Ngoạn Thiềm gả cho kẻ thù.

Lúc ấy, theo Việt sử giai thoại, sứ mạng của Công chúa Ngoạn Thiềm rất lớn: phải làm sao để vừa từng bước lung lạc Nguyễn Nộn, vừa thường xuyên cung cấp tin tức về tình hình thế lực Nguyễn Nộn cho triều đình rõ. Vì thế, có thể xem Ngoạn Thiềm là nữ điệp viên đặc biệt, phát huy quyền lực mềm của Trần Thủ Độ.

Dù là kẻ chơi bời chè chén bừa bãi, nhưng Nguyễn Nộn vẫn rất tỉnh táo, hết sức cảnh giác đối với Công chúa Ngoạn Thiềm. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: Nguyễn Nộn cho xây nơi ở riêng cho Ngoạn Thiềm và canh phòng rất cẩn mật, khiến Ngoạn Thiềm không sao thu thập được tin tức gì.

Để xoay chuyển tình thế, không thu được tin mật gửi Trần Thủ Độ thì phải tìm cách làm tiêu hao sinh lực địch, Công chúa Ngoạn Thiềm cùng một toán người hầu xinh đẹp đã triệt để tận dụng sắc đẹp, khiến viên tướng háo sắc này mê mệt trong nhục dục. Và chỉ ba tháng sau, Nguyễn Nộn bị bạo bệnh mà mất. Đó là năm Kỉ Sửu (1229). Trần Thủ Độ thở phào nhẹ nhõm. Song, từ thời điểm đó, mọi thông tin về Ngoạn Thiềm cũng bỗng dưng... mất vết.

Theo một số tài liệu, trong lịch sử tồn tại của Vương triều Trần, không phải duy nhất Công Chúa Ngoạn Thiềm được sử dụng như một quyền lực mềm, thâm nhập vào lòng dịch để làm nội gián, mà còn có công chúa Huyền Trân, An Tư... Tháng Chạp năm Ất Dậu (1285), hơn nửa triệu quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu, tràn sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Khi giặc áp sát kinh thành Thăng Long, tình hình trở nên vô cùng căng thẳng, nhiều tôn thất nhà Trần như: Trần Kiện, Trần Lộng và hoàng thân Trần ích Tắc đã đem toàn bộ gia quyến và liêu thuộc đi đầu hàng.
Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả, mà quân ta lại cần có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, nên vua Trần Thánh Tông không còn cách nào khác, phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai dâng em gái út cho Trấn Nam Vương Thoát Hoan, để tạm cầu hòa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ viết vẻn vẹn: "Sai người đưa Công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy".

Tuân theo lệnh vua và vì an nguy của xã tắc, Công chúa An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng để lâm trận đơn độc và làm nội gián cho triều Trần. Tháng 3 năm 1825, An Tư vào dinh Thoát Hoan (ở bờ Bắc sông Hồng). Ở trại giặc, Công chúa đã sống như thế nào, làm được những gì - không ai biết. Song, một điều rõ rằng, bà đã phải âm thầm nuốt nhục, chiều chuộng con trai của Hốt Tất Liệt... để làm tròn vai trò "hoà hảo", góp phần không nhỏ vào thắng của quân ta sau đó.

Bàn về việc làm này của nhà Trần, sử gia Ngô Thì Sĩ cho rằng: "Nhà Trần quen làm lối này, cốt được lợi trông thấy, đem má phấn đánh đổi lấy tràng thành, gả Ngoạn Thiềm cho Nguyễn Nộn, An Tư cho Thoát Hoan đều lối ấy cả...".
_________

Theo Đại Việt sử lược, Nguyễn Nộn là người có gương mặt đẹp, lại có lòng bao dung, có tính bình thản thanh thoát. Còn theo phả hệ họ Nguyễn, ông là cháu 5 đời của Định quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh.

Vĩnh Khang
Về Đầu Trang Go down
Hansy

Hansy

Tổng số bài gửi : 1578
Registration date : 21/03/2012

THÂM CUNG Bí sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÂM CUNG Bí sử   THÂM CUNG Bí sử I_icon13Wed 04 Jul 2018, 15:13

THÂM CUNG Bí sử 1.1
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




THÂM CUNG Bí sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THÂM CUNG Bí sử   THÂM CUNG Bí sử I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
THÂM CUNG Bí sử
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Những loài hoa thích hợp với cung hoàng đạo
» Phim Truyện PG / Rất Hay
» Khám phá tính cách cung hoàng đạo lai
» TiCa - Thơ Đường Luật
» Nhã nhạc cung đình Huế
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-