Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Yến Phương
Tổng số bài gửi : 461 Registration date : 11/01/2011
| Tiêu đề: Ngọ Khúc - Trần Thị Ngh Sat 12 May 2012, 04:54 | |
| NGỌ KHÚC
Trần Thị Ngh
Khoảng 11 giờ tôi đi bộ ra nhà bưu điện bỏ cái thư cho Cương. Cuối thơ tôi có thêm: T.B. Bây giờ là 10 giờ 55 phút ngày 11 tháng 08, sắp có nhật thực đi ngang qua chỗ tôi ngồi viết thư, nghe đồn sẵn tiện sẽ tận thế luôn. Quá đã?
Trời hơi có gió, mây là đà xám xịt, hai bên đường vắng người đi bộ. Chắc họ ngồi nhà chờ theo dõi chuyện ăn nhậu của mặt trăng trên truyền hình, hoặc đã đổ ra Trocadero cho đông vui mong xem được màn đêm chín mươi chín phần trăm đen, hoặc đã chịu khó lái xe về Reims hay Fécamp, có khi đến tận Cornouailles để đen luôn một trăm phần trăm. Cả nước đang luân phiên nhau nghỉ hè mà . Nếu trời sập đánh rầm đúng vào lúc tôi còn lẩn quẩn ở nhà bưu điện, tôi sẽ chết một mình không có người thân bên cạnh. Xung quanh tôi là đồng loại, nhưng khác màu da. Cái thư viết cho Cương sẽ cháy ra tro, và như thế thì tôi đỡ phải ân hận vì lời lẽ trong thư có hơi hầm hè và thiếu thân mật.
Ngoài món tiền gửi ngân hàng ở ba bốn dạng trương mục khác nhau, tôi còn một ít tiền mặt nhét trong một băng video cất trong va-li trống gác trên đầu tủ quần áo. Tổng cộng các thứ tiền đủ mua một căn nhà nhỏ trong thành phố, phía trước cho thuê bán quần áo sida phía trong ở, mỗi tháng tà tà lãnh tiền cho thuê khỏi cần làm việc. ƒn uống đơn giản thôi, mỗi sáng dậy sớm mang giày Ba-ta đi bộ ra công viên tập thể dục hoặc múa Thái Cực Quyền với bà con cô bác, ngày rằm đi chùa ngày thường xem kinh kệ. Rất nên mua gấp quyển Tu Mau Kẻo Trễ để ai mốt còn biết thế nào là cực lạc. Trời ơi, vui vừa vừa thôi; tu tâm dưỡng tính để được cực vui có khi uổng công. Xúc động mạnh dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đứt mạch máu não. Tích xưa đã kể chuyện có người cười quá mà chết. Lên tới cõi trên chết thêm lần nữa chưa biết đi đâu. Nhưng bây giờ thì chỉ còn 30 phút trước khi tận thế, tính sao kịp chuyện mua nhà để kinh doanh lẫn tu hành.
Tưởng tượng đám mây xám trên kia bỗng sà xuống đất rồi nước ở đâu xì ra đen ngòm, nhà cửa gãy đổ, cây ngã, điện cúp tối đen trong màn đêm giữa trưa, hệ thống hơi đốt nổ đùng đùng, cửa kính nhà bưu điện vỡ rổn rảng ghim vào người, nghe máu chảy ướt nhưng không thấy màu đỏ, lúc ấy có ai kịp nghĩ đến ai không? Bảo đảm là tôi nghĩ đến Nhã. Nó đang ở chỗ làm việc nên sẽ chết chùm với các đồng nghiệp trong cái phòng có cha gì tên Oscar mấy tháng nay bỏ công thả lời ong bướm. Chắc Nhã sẽ kêu lên mẹ ơi mẹ ơi rồi ngủm củ tỏi. Có thể tôi chủ quan. Con cái lớn rồi, ai biết trong lòng nó đang ôm riêng người nào, đến lúc ngặt nghèo mới bật gọi tên của kẻ bí mật. Nếu còn dư thì giờ, tôi sẽ nghĩ thêm đến Cương. Có thể tôi sẽ gọi Cương ơi Cương, bóng tối không đè lên bóng tối ở Santa Ana nhưng giờ này bên đó chắc anh thăng rồi. Chết trong lúc ngủ sướng hết biết. Thôi khỏi tính chuyện li dị vợ để cưới tôi nữa nghe.
Nếu quả đúng như vậy thì còn đến 143 ngày nữa mới tới năm 2000. Sợ chi nữa chuyện rớt máy bay vào ngày mồng một tháng giêng; các chuyên gia máy tính hết chạy tới chạy lui như gà mắc đẻ tìm cách giải quyết sự cố kỹ thuật. Mấy cái bằng cấp của Nhã kể như bỏ. Công lao đi học nhà trẻ mẫu giáo cấp một cấp hai cấp ba bắt mẹ đưa đón đạp xe rã giò, tốt nghiệp đại học nhờ dinh dưỡng tích lũy từ bo bo mì sợi rồi đèo bồng thêm một đại học nữa của bọn thực dân, bon chen tìm việc làm chầu chực chỗ này chỗ nọ để xin lưu trú không chịu về nước phục vụ tổ quốc. Bây giờ nằm bầy nhầy bên cạnh xác ngoại bang. Thôi nghỉ tính chuyện để dành tiền cho hè năm sau mẹ hiền bay qua đoàn tụ gia đình; giấy thông hành năm 2000 hết hạn rồi nghe, xin cái mới chém chết thế nào cũng gặp khó dễ. Nay thì thế giới đại đồng cần chi đến xuất nhập cảnh, cũng chẳng hơn thua gì giàu nghèo, dốt hay biết chữ.
Tôi bỏ cái thư vô thùng lúc 11 giờ 15 phút rồi đi bộ ngược lại quãng đường khi nãy. Coi như không có cơ chết ở nhà bưu điện. Trời càng lúc càng sậm sì, hàn thử biểu trước tiệm thuốc tây nhà ga chỉ 200C. Tiệm tạp hóa bên kia đường vẫn mở cửa như thường ngày nhưng không thấy ma nào đi ra đi vô. Tôi băng qua lối đi có vạch trắng dành cho người bộ hành mà không chờ đèn đỏ. Bị xe đụng 15 phút trước khi tận thế cũng có cái hay riêng. Người gây tai nạn còn đang lính quính chưa biết tính sao thì trời sập, khoẻ re cả nguyên cáo lẫn bị cáo. Tiệm vắng quá làm khách hàng đi loanh quanh một lát bỗng thấy ớn xương sống. Hay là mua cái đồ giập tỏi hai chục quan; trời, nguyên bộ cọ sơn nhà đủ cỡ mà chỉ có 10 quan; dây dắt chó co dãn tự động bán đại hạ giá mười hai quan. Tôi hốt ba món rồi quơ thêm cho Nhã một bộ đồ ngủ ở gian quần áo sau một hồi đắn đo, xong cua trở lại trả vào chỗ cũ bộ cọ sơn nhà, nhà đâu mà sơn. Trả luôn dây dắt chó, có con Koko thì đã bị xe Honda đụng xí lắt léo từ mấy tháng trước. Tỏi thì lấy dao đập cái bụp xuống thớt là xong, bày đặt máy móc chi cho mệt. Rốt cuộc chỉ còn bộ đồ ngủ để làm quà sinh nhật cho tháng 12. Còn đến bốn tháng nữa nhưng tôi sẽ gói ghém sẵn, nhờ bà Li chuyển tận tay đúng ngày tháng năm trong lúc tôi không có mặt vì đang lòng vòng trong lòng dân tộc, cụ thể là bận tập dưỡng sinh ở công viên Lê Văn Tám. Nếu trong vòng 10 phút nữa trời sập, tôi sẽ nằm rúm ró tay ôm bộ đồ ngủ giá 59 quan 90 xu của một người sắp sửa ăn sinh nhật lần thứ hai mươi bốn.
Tôi ôm cái gói về tới chỗ bình yên vô sự trong màn đêm đang buông dần giữa trưa. Trước phòng trọ của Nhã có một hàng hiên, bước ra là một khu vườn nhỏ trồng cà chua, rau dấp cá, lavande, hồng và pensée. Chủ nhà có vẻ chẳng tha thiết gì việc trồng tỉa, bạ gì ươm nấy. Giữa vườn có một cây táo tàn rủ. Mấy đêm trước ngày tận thế mưa gió ì ào khiến cỏ trong vườn xanh hơn nhưng cũng làm cho các cây cành xuội lơ. Chút nắng còn sót giữa trưa lúc 12 giờ 3 phút vùng Sartrouville làm in bóng mấy cành táo xuống nền cỏ ướt. Tôi đứng xoay lưng về phía mặt trời để tự làm bóng. Lúc ấy nắng có thể tự nhiên tắt tị, rồi ầm một cái tôi ngã xuống cùng với cây táo, đất nứt ra. Người khuất bóng, ra là vậy.
Chuông điện thoại reo. Tôi bay vô. Quái, giờ này còn ai gọi, định trối trăng chi. A-lô? Mẹ hả con nè, con gọi từ văn phòng. ờ ờ mẹ đang coi nhật thực. Con cũng sắp coi, thôi con cúp nghe. ờ ờ. Nếu có gì thì đó là những lời cuối của hai mẹ con. Luôn luôn chúng tôi liên lạc nhau vào những giờ phút quan trọng: sinh nhật, giao thừa, mồng một vân vân. Nhật thực thì có gì quan trọng? ờ ờ, đối với những ai chỉ trụ một chỗ thì 80 năm mới thấy một lần. Ngày hôm nay tất cả những con mắt từ ‡ại Tây Dương vòng qua A Rập đều sẽ hướng về phía mặt trời, sẽ có đêm tối giữa ban ngày và bình minh hai lần trong một buổi sáng. Trên tivi cô dâu chú rể đứng trước cửa nhà thờ Ermenonville hôn nhau đắm đuối trong ánh nhá nhem giữa đêm và ngày. Bóng tối đi qua Jérusalem. ở Vatican ‡ức Giáo Hoàng bước ra nhìn trời, ở Iran người ta nhảy tưng tưng, ở …n ‡ộ dân chúng nhào xuống nước ngâm mình và cầu nguyện. ‡ó là trận chiến giành quyền chiếu sáng nhân loại vỉa hè lòng lề đường giữa hai thần linh. Quan trọng thật. Nếu là lời cuối thì tôi chưa kịp nói với Nhã một điều bí mật.
Người ta đang trực tiếp truyền hình từ Catalina, Reims, Penzance, Fécamp, Trovadero, Vauville, Evreux, thậm chí từ sở thú Amiens nữa – để coi bản năng loài vật có khiến cho dê bò nai cọp sói gà làm những cái chúng thường làm khi đêm bắt đầu chăng. ‡êm dài chỉ nhủng nhỉnh hơn hai phút, tế bào que hình nón chưa kịp hoạt động để đủ quáng gà thì phải gáy sáng. Khôn hồn thì chơi cà-phê. Phóng viên từ Cornouailles đứng giữa trời lồng lộng báo cáo gió đang nổi lên, thủy triều rút ra xa và trời tối mịt đúng vào lúc 12 giờ 10 phút. Bóng tối này sẽ di chuyển ngang qua Paris lúc 12 giờ 16 phút. Màn ảnh cho thấy hàng trăm ngàn người tụ tập đông nghẹt ở Trocadero mang kúnh đặc chế của tổ chức Cộng đồng „u châu CE ngửa mặt lên trời. Không thấy có dấu hiệu tận thế ngoại trừ hình ảnh tuyệt vọng của một người đang quỳ gối giữa thanh thiên bạch nhật hai tay dang rộng mắt nhắm tịt đầu ngả trật về phía sau môi bập bập rồi há to như hát. Lúc này là 3 giờ sáng ở Santa Ana. Chắc Cương đang nằm ngáy khò khò bên cạnh vợ, hay là đang thở hít da thịt của ai đó ở một chỗ nào khác rồi đột tử trong khi đang đã đời?
12 giờ 30 phút mặt trời ló dạng cho thấy tháp Eiffel vẫn còn đứng chần vần đó, và ở Catalina một giọng soprano ré lên mừng mặt trời mọc lần thứ hai trong ngày. Vĩ cầm vút theo, trống ồm ồm chen vô bè trầm của đại hồ, piano đuổi. Dân nghỉ hè miền biển tiếp tục bơi và rám nắng. Khỉ thật, nếu không thì mọi việc đã xong xuôi. Chắc có nhiều người thất vọng rên rỉ sao không tận thế đi cho tôi thoát cảnh lầm than con mẹ chủ nợ rồi sẽ đáo lai vợ tôi cắm sừng tôi trời đất hỡi án tử hình sao vẫn còn treo anh ơi hãy quay về với mẹ con em kiếp ăn mày vẫn cứ thế thôi trở vô chùi cầu tiêu nữa cho rồi xếp mình lại tiếp tục thả dê sao mẹ già cứ mãi là gánh nặng. Tôi sẽ viết thư khác cho Cương vẫn giọng hầm hè: Thôi khỏi tính nữa nghe, để tôi đi tu tìm đường về miền cực lạc bởi chốn trần gian buồn bỏ mẹ.
Tôi tắt tivi, lục đục chuẩn bị đi tắm. Phải tắm một cái, bí quá. Rồi sẽ mát mẻ tính lại chuyện đời. Năm sau nữa đi Phi Châu chơi, nơi bóng tối sẽ lại đi qua giữa ban ngày. Khoan mua nhà cho thuê bán quần áo sida tập dưỡng sinh đi chùa, khoan nói với Nhã điều bí mật, đừng gọi Cương ơi Cương trong giờ lâm tử.
Trần Thị Ngh
Được sửa bởi Yến Phương ngày Fri 22 Jun 2012, 04:58; sửa lần 2. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Yến Phương
Tổng số bài gửi : 461 Registration date : 11/01/2011
| Tiêu đề: Re: Ngọ Khúc - Trần Thị Ngh Tue 15 May 2012, 05:20 | |
| |
| | | Yến Phương
Tổng số bài gửi : 461 Registration date : 11/01/2011
| Tiêu đề: Re: Ngọ Khúc - Trần Thị Ngh Tue 15 May 2012, 16:53 | |
| Trần Thị Ngh. Lạc đạn và mười truyện ngắn
Nơi Trần Thị Ngh. vận tốc làm cho người đọc giật mình: "Mặt mụ ta thấy ghét thật. Da căng bóng, hai con mắt nhỏ, tóc chải xước ra sau túm lại thành cái búi củ hành chừa cái trán trống trên đó một mụt ruồi bằng đầu đũa đậu lửng lơ giữa đôi chân mày đã bị cạo trọc lóc để thay vào hai đường xăm vụng về. Đầu đít một mét tư, mụ ngồi thun lại còn có mấy tấc sau lưng ông xe ba bánh, hai tay bấu hai bên yên. Tưởng tượng từ đàng xa lao xe 100 phân khối tới mục tiêu, tôi có thể cày nát mụ không kịp ngáp. Chắc chắn lúc đó mụ đang nhìn kẻ sát nhân trong cự li gần."
(trích Lạc đạn và mười truyện ngắn, nxb. Thời Mới, Toronto, 2000, trang 148)
Đó là vận tốc của những ý tưởng độc ác chảy trong đầu người.
Từ quan niệm nhân bản truyền thống, một số nhà văn chuyên trị những ý tưởng đẹp, hành động cao cả của con người. Ở Trần Thị Ngh., ngược lại, thường là những ý tưởng quái đản, những tính toán hèn hạ được ghi lại rất rõ ràng rành mạch. Sự ngược đời đó tạo nên một tác phong văn học đặc biệt.
Ở Trần Thị Ngh. những nét ác, nét xấu trong các nhân vật được mô tả một cách chi ly. Giả dụ bất chợt, nhân vật có một thoáng nào đó thấy mình hơi bị tốt thì lập tức, cô ta hay bà ta phải xét lại xem cái tốt đó có thực không hay là ẩn sau nó là một hậu ý xấu xa. Thủ pháp văn chương ấy xoáy vào chỗ xét lại đó: tạo ra những nhân vật, xưng tôi, rất tàn nhẫn với chính mình và cái tôi ấy được tác giả định nghĩa như sau: "Tôi thường tham dự mọi thứ với tư cách một người không phải là tôi. Cái tôi thực sự chỉ biết rình mò những vai trò do chính mình thủ diễn." (sđd, trang 104). Câu này giải thích phần nào biệt hiệu Trần Thị Ngh. và cách trình bày bìa sau cuốn Lạc đạn. Tại sao là Ngh. mà không phải Nguyệt Hồng? Nguyệt Hồng có lần nói vì viết văn giấu mẹ, nên phải để tên tắt. Nhưng khi mẹ biết rồi, tại sao không đổi? Tại sao bìa sau cuốn truyện lại in tấm hình tác giả giơ hai tay lên che mặt? Có phải vì đã là Ngh. cho nên phải che mặt chăng? Hay vì muốn che mặt để có thể đa hóa nhân cách? Một thái độ ít thấy trong văn chương. Đó cũng là thái độ mổ xẻ hiện sinh con người trong một tư thế rất đặc biệt: tư thế Trần Thị Ngh. alias Trần Thị Nguyệt Hồng.
*
Triết học hiện sinh xuất hiện ở miền Nam những năm 60, phong trào khá rầm rộ, tạo ra một từng lớp trí thức trẻ tuổi dấn thân, có ý thức về tự do và bản ngã. Ảnh hưởng triết học hiện sinh phần nào giải thích tính chất đa diện của xã hội miền Nam thời bấy giờ: Ai đánh nhau cứ đánh nhau. Ai phản chiến cứ phản chiến. Ai sa đọa cứ sa đọa. Ai đạo đức cứ đạo đức... Một xã hội có nhiều màu sắc đối chọi nhau, những từ ngữ "xuống đường", "nổi loạn", "buồn nôn" ... trở thành một thứ nha phiến mới của tinh thần, được tiêu thụ trên nhiều cấp độ, trong học đường cũng như ngoài xã hội. Và trong văn chương, nhiều người đưa luồng tư tưởng mới này vào sáng tác. Họ đem vào văn học những cách nhìn đời khác: mạnh bạo, trâng tráo, trắng trợn hơn và đôi khi cũng sâu sắc, đau đớn hơn.
Ở thời điểm ấy, xuất hiện một số nhà văn phụ nữ như Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ... có thể họ không trực tiếp đọc triết học hiện sinh, nhưng đã gián tiếp chịu ảnh hưởng văn chương hiện sinh, chất tự do trong lối sống, và sự nhận thức về mình, đã ngấm vào họ, qua ngã nào không thể biết được. Khiến cách viết của họ khác hẳn với giọng văn lãng mạn hoặc tả chân thời trước. Họ không "mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây" nữa. Và nếu họ có tả chân thì lối tả chân của họ cũng chẳng còn giống một tý gì lối viết của Vũ Trọng Phụng hay Nam Cao. Bởi đã có một khác biệt sâu xa: những ngòi bút tả chân truyền thống chĩa bút vào nhân vật mà tả, tức là vào người khác, còn họ, bây giờ họ chĩa bút vào mình, họ tả chân chính mình. Ví dụ: Túy Hồng dửng dưng nhìn vào đời tư của mình, vào đời tư của người thân, lạnh lùng phân tích một cách cay độc, không nề hà gì cả. Họ có thể nói toẹt ra hết, không có vấn đề nào là cấm kỵ, không có vấn đề nào là không được đả động đến. Thật sự những nhà văn nữ miền Nam thập niên 60 đã tạo được một chân dung khác của văn học, họ dẵm lên lãng mạn tiền chiến bằng những bước chân trần trụi ngổ ngáo của con người tự do phân chất cái tôi của chính mình.
Nguyễn Thị Hoàng viết Bàn tay học trò, phá những cấm kỵ của xã hội về tình yêu cô giáo và học trò. Thụy Vũ, Nhã Ca, đều đưa ra những quan niệm mới về người phụ nữ: tự bứt mình khỏi những công thức và đạo lý xã hội. Khái niệm về cá nhân cũng rõ ràng hơn. Khái niệm về thân xác cũng minh bạch hơn. Họ chủ động trong đời sống, đời sống tình cảm cũng như đời sống thân xác.
Chính những ý thức sáng suốt về bản thân đã đưa đến thái độ: nhà văn nhận xét về mình một cách mỉa mai và cay độc. Đó là sự tự trào, sự lật đổ chính mình. Lật đổ những thần tượng. Lật đổ tình yêu lý tưởng. Lật đổ những khóc lóc mùi mẫn về cuộc tình tan vỡ. Thể xác được đưa ra như một yếu tố tiên thiên (Nietzsche), đi trước tình cảm. Và sau sự trao đổi thể xác, người phụ nữ thời mới thường ráo hoảnh, dửng dưng, chôn sâu những tình cảm sướt mướt của mình trong sự bình tĩnh đáng ngại. Đó là cuộc cách mạng đích thực, người phụ nữ tự giải phóng mình khỏi nhà tù đạo đức xã hội, khỏi giáo điều Khổng Mạnh tứ đức tam tòng, nhưng đồng thời họ cũng phải vào đời một cách dấn thân hơn, quyết liệt hơn. Không còn thủ phận nội trợ trong gia đình mà phải xông xáo ngoài xã hội, nhận trách nhiệm về hành vi, về cách ứng xử của mình. Những nhà văn nữ ấy, thập niên 60, vô tình hay hữu ý đã góp phần vào cuộc cách mạng phụ nữ, mà Simone de Beauvoir, tại Pháp đã đi tiên phong, cầm đầu ngọn đuốc tư tưởng khi bà viết Le deuxième sexe (Phái yếu - Phái thứ nhì), đặt vấn đề ý thức về bản thân như điều kiện tiên quyết của hiện sinh con người - người phụ nữ.
Nhưng phải nhấn mạnh rằng những nhà văn như Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Thụy Vũ, ... phần lớn đều đã tiếp nhận hiện sinh một cách gián tiếp: Họ vô tình mà hiện sinh. Cuối thập niên 60, một khuôn mặt trẻ xuất hiện: Trần Thị Ngh. Ngòi bút Trần Thị Ngh., lần này đích thực có ý thức hiện sinh, nghĩa là có phong cách hiện sinh trong chiều sâu, có những nhận xét sâu sắc về bản thể, về tự do, về hành động. Về tồn tại. Tại sao tồn tại.
Trần Thị Ngh. dùng lối viết lạnh, không cho tình cảm nhuộm hồng, nhuộm xanh bầu trời. Tác giả trải tình huống lõa thể trong tư thế bấp bênh để phơi bày sự thực.
*
Hơn hai mươi năm sau 1975, Trần Thị Ngh. xuất hiện trở lại với hai tác phẩm. Tập đầu nhan đề: Truyện ngắn Trần Thị Ngh. do nhà xuất bản Văn Nghệ, tại California in năm 1999 và tập thứ nhì mang tên Lạc đạn và mười truyện ngắn, do nhà xuất bản Thời Mới tại Toronto, Canada, in năm 2000. Hai tập truyện này chắt lọc những tác phẩm khá tiêu biểu cho cá tính văn học của Trần Thị Ngh.
Sinh năm 1949. Bắt đầu viết văn năm mười lăm tuổi (mục Các em viết, báo Sống, do Duyên Anh phụ trách), truyện ngắn đầu tiên đăng báo người lớn viết lúc 18 tuổi. Truyện ngắn của Ngh. đăng rải rác trên các tạp chí: Văn, Vấn Đề, Thời Tập, Thời Văn và được giới cầm bút chú ý ngay. Sau chọn thành một tập, mang tên Những ngày rất thong thả, do Trí Đăng in năm 1975, tại Sài Gòn, nhưng chưa kịp phát hành thì gặp biến cố 30/4/1975.
Im lặng trong hơn hai mươi năm. 1997, Trần Thị Ngh. xuất hiện lại trên văn đàn với những truyện ngắn mới. Ngòi bút sâu sắc và từng trải hơn. Viết ít nhưng viết kỹ. Đặt ra những chủ đề khó khăn hơn, như vấn đề thân xác, vấn đề tự tử, vấn đề tội ác v.v...
Trần Thị Ngh. xuất phát từ mạch sống của xã hội miền Nam những năm 60, một xã hội chiến tranh nhưng chịu mở cửa đón những luồng tư tưởng mới: từ Mác xít đến hiện sinh. Do đó, giới trẻ miền Nam, thời 68, đã có những phản ứng bất ngờ đối với chiến tranh, đối với tình yêu và tội ác.
Ở Trần Thị Ngh., những dấu hiệu thay đổi lộ ra trong sự nhận diện bản thân, đưa đến ý thức con người tự do và độc lập, đưa đến sự cảm nhận chất nhạt nhẽo và chán chường của cuộc đời. Đời đáng sống hay không đáng sống? Tự tử là một chủ đề. Nhận diện tội ác là một chủ đề khác.
Nếu đem đối thiếu cái tôi của Trần Thị Ngh. với cái tôi cá nhân, trong văn học lãng mạn tiền chiến, sẽ thấy một khác biệt rất rõ: cái tôi lãng mạng là cái tôi chưa dám là tôi, cái tôi bị trói buộc bởi lễ giáo gia đình và bởi chính bản thân con người chưa thoát được những thành kiến nẩy sinh từ môi trường xã hội.
Ảnh hưởng của triết học hiện sinh thúc đẩy ý thức cá nhân đi xa hơn nữa: Con người ý thức được sự tự do và trách nhiệm của mình. Ý thức được sự độc lập của mình với các thành kiến xã hội, với các hình thức quyền uy chính trị. Sự tự do đến tự bản thân, do bản thân mà ra, chứ không phải là thứ tự do bao cấp, do cha mẹ định đoạt hoặc xã hội hay chính quyền cho phép. Và cũng chính từ ý thức tự do này nẩy sinh mầm mống "hoang mang" và tuyệt vọng nơi con người.
Tác phẩm Lạc đạn đưa ra những con người có ý thức tự do. Nhân vật chính trong truyện dài Lạc đạn có thể coi như một Nguyệt Hồng âm bản. Dĩ nhiên là hoàn cảnh sống của nhân vật có thể là hoàn toàn hư cấu. Nhưng những suy nghĩ, những cách ứng xử của nhân vật này phải là của một Nguyệt Hồng, cô sinh viên hai mươi tuổi những năm 60-70, rất đợt sóng mới, vừa đọc Bonjour tristesse (Chào buồn) của Françoise Sagan. Nhưng Nguyệt Hồng tiến xa hơn các tiểu thuyết của Sagan trong chiều sâu của ý thức. Nguyệt vượt trên những đợt sóng mới hời hợt bề ngoài, mà Sài Gòn là một biểu tượng, để tìm đến những suy nghĩ sâu sắc về bản thân. Nguyệt, cô gái Việt mới lớn đối chọi với xã hội Việt còn nhiều cổ lệ, đã ý thức được rằng tự do phải phát xuất từ bản thân. Nguyệt tìm cách sống tự lập, độc lập, chịu trách nhiệm về lối sống đó. Nguyệt ý thức được thân xác thuộc về mình chứ không phải của cha mẹ. Thân xác là mình, mình muốn trao mình cho ai, vào lúc nào là do mình quyết định, chứ không phải do cha mẹ đặt đâu con xin ngồi đấy. Nguyệt kể: "Tôi là một người có tâm sự, nhìn cuộc đời bi quan và với chút ít học thức hiểu biết nhờ sách vở tôi làm bộ khinh miệt đời sống, sống buông thả liều mạng, làm như tôi là một người đang bị nhiễm hóa bởi tất cả những cái đó rồi đột ngột tôi gặp tình yêu. Dự mầu nhiệm cải biến tôi thành ngọt ngào nhỏ nhẹ. Tôi làm như thể tôi không thể sống thiếu Dự. Thực ra tôi ý thức được hết những chuyện này." (sđd, trang 38).
Trong lời thổ lộ trên đây, người nói rất tỉnh táo khi nhận diện những hành động của mình. Rồi những chữ "làm như tôi", "tôi làm như", "tôi làm bộ" ... hoặc "Thực ra tôi ý thức được hết những chuyện này", tóm lại là gì? Là câu chuyện tình mà Nguyệt kể ở đây, là do chính nàng bày ra, nàng muốn cho anh chàng có tên Dự kia biết là nàng đang yêu anh ta. Nhưng thực sự Nguyệt yêu người khác. Nàng yêu Trường, người anh rể họ, tình yêu không thể toại nguyện. Nguyệt chọn Dự, lính thủy quân lục chiến mặc đồ rằn ri, mẫu "người hùng thời đại" cho cuộc thử nghiệm gặp gỡ thân xác lần đầu. Kết quả vô vi, vô cảm. "Tôi nằm ngửa ngó ngược lên trần. Đêm ngoài tầm hiểu biết. Má ngủ chưa má. Má biết con đang ở đâu với ai không. Đêm ở xa má lo lắng. Không ai kéo chăn lên ngực con, má xót xa nghe con ho rúm ró vặn vẹo..." (sđd, trang 43).
Cuộc thử nghiệm bạo trợn trên đây chỉ để chứng tỏ thân xác là của riêng mình, chứ không hề chối bỏ tình mẫu tử: Mẹ cha là "tác giả" tôi, cũng như nhà văn là tác giả tác phẩm. Nhưng khi tôi, tức tác phẩm đã ra đời, nó trở thành một thực thể độc lập, nó có một đời khác, không còn tùy thuộc vào tác giả nữa. Hành trình người cũng là hành trình của một tác phẩm nghệ thuật mà mẹ cha là tác giả: Khi đã vào đời, nếu muốn thực sự trưởng thành, thực thể con phải tự biết cắt rốn. Phải tự biết cai sữa. Phải tự biết rời vú mẹ. Điều này rất đớn đau.
Nguyệt trong Lạc đạn là một thực thể con như thế, tự do và ý thức được sự tự do của mình. Nguyệt độc lập. Tự lập thân. Tự thử nghiệm những cuộc tình khác nhau, kể cả sự đồng tính, với Thắm.
Người yêu là Trường, anh chàng này đứng ngoài "góp ý" đôi khi an ủi, đôi khi khích lệ, đôi khi phân tích những hành động của Nguyệt như một kẻ bàng quan. Tất cả xẩy ra một cách lạnh lùng.
Nguyệt thường cắt đứt những đoạn đời của mình bằng một số nhận thức sáng suốt, đại loại: "Tôi bỏ cư xá trước hết vì cảm thấy không thể tiếp tục đời sống hợp quần trong đó tôi xả thân bằng thiện chí giả dối. Chỉ là một cái vỏ mà thôi. Tôi tưởng tôi hạnh phúc với Thắm nhưng rõ ràng là mọi người đã đến với nhau với ít nhiều tư lợi." (sđd, trang 68).
Nếp sống tự do và độc lập luôn luôn đòi trả giá và cũng được trả giá: "Tôi phải đi lang bang kiếm tiệm ăn tiện đường đi về dù ở Huế đàn bà con gái ngồi quán một mình kể như được coi là phi thường" (sđd, trang 68). "Những ngày về chỗ ở mới (một mình) mới thấy mình hoàn toàn độc lập không cần phân bua chuyện chi với ai, không ai dòm ngó xét nét." (sđd, trang 69). "Có những đêm tôi nằm im chịu trận, cố sua đuổi cơn sốt thịt da nhen nhúm, đùa đẩy hết những cảm giác có thể nhớ lại, đã được biết qua một lần ở đâu đó." (sđd, trang 69).
Nhìn về khía cạnh nam nữ bình quyền, thì rõ ràng Nguyệt không đòi hỏi nữ quyền. Nguyệt thừa thông minh để hiểu: về quyền lực không thể đòi hỏi hay thương lượng mà được "họ" cấp cho. Về quyền lực, muốn có, phải cướp, như cướp chính quyền, hoặc phải tự xác định bằng khả năng. Người phụ nữ không có sức mạnh để cướp quyền, nên họ bắt buộc phải chọn giải pháp thừ nhì: Nguyệt xác định sự bình đẳng bằng chính hành động. Bằng ngòi bút. Trong tiểu thuyết Việt Nam, người ta chỉ thấy những người đàn ông đi lang thang một mình, ăn cơm tiệm một mình, về nhà trọ một mình. Bây giờ xuất hiện một nhân vật nữ làm đầy chuyện "một mình" như vậy, chẳng "phi thường" sao? Bây giờ tức là khoảng năm 68-70. Khi Trần Thị Ngh. viết Lạc đạn.
Không phải chỉ có một mình Nguyệt là có ý thức tự lập, tự do mà hầu như những nhân vật nữ khác trong Lạc đạn đều ít nhiều có cá tính như thế. Mẹ Nguyệt là một mẫu người tự lập khác, tự xác định mình trong xã hội cổ. Bà đã truân chuyên trải qua những cuộc đổi đời, Tây đô hộ rồi cách mạng bùng nổ. Con bà theo kháng chiến. Bà là mẹ chiến sĩ, nuôi bộ đội, nhưng cuối cùng gia đình bà bị liệt vào hạng cường hào, bị đem ra đấu tố...
Tất cả những dập vùi này đưa ông Chính, chồng bà, đến chỗ nghiện ngập, gần như điên dại. Nhưng bà không hề nao núng, bà vẫn đứng vững nuôi con, nuôi mười một đứa con đến khi không còn đứa nào cần bà nữa. Đó là một người đàn bà thuộc thế hệ trước, nhưng tự mình bước trên hoàn cảnh để đứng vững, làm cột trụ gia đình khi người chồng ngã gục, đầu hàng hoàn cảnh.
Vì vậy, ý thức (phụ nữ) độc lập, tự xác định mình, không chỉ là sản phẩm của xã hội hiện đại, người đàn bà đã được "giải phóng", hoặc của triết học hiện sinh, mà nó tiềm ẩn trong con người từ khi có con người, từ những bà Trưng, bà Triệu, từ những bà Tú Xương, "quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng". Nhưng những ý thức trách nhiệm ấy chỉ được hiểu, được giải thích và khai triển dưới con mắt một chiều, vụ lợi của xã hội phụ quyền, để biến họ thành những "tấm gương" liệt nữ trả thù chồng như bà Trưng, bà Triệu; hoặc thành mẫu người tận tụy tần tảo nuôi chồng như bà Tú Xương. Cả hai nhãn hiệu ấy đều có chất phục tòng, đều có lợi cho xã hội phụ quyền. Nếu nhìn những người đàn bà này, dưới một khía cạnh khác, sẽ thấy: đó là những người phụ nữ đã trực tiếp nhận thức được phần trách nhiệm của mình. Họ hành động như những cá nhân độc lập, không phụ thuộc vào một thứ quyền uy nào. Bà Trưng, bà Triệu có ý thức quốc gia. Bà Tú Xương có ý thức gia đình. Họ không phải là những kẻ tòng phu. Mà phu tòng họ. Những nhân vật như vậy, hiện diện trong các truyện của Trần Thị Ngh.
Ngược lại, những nhân vật nam thường bị nhập vào "phái yếu", dẫn đến những tình trạng khôi hài, ví dụ trong truyện ngắn Người thuận tay trái, một công tử, con một, kiểu d'Artagnan hiện đại, được người vợ tả như sau: "Ngay đêm tân hôn chàng khóc. Sao vậy? Nhớ má. Tôi dỗ dành, ngủ đi, mai tôi đưa ông về nhà trọ thăm bà già." (Truyện ngắn Trần Thị Ngh., trang 78). Hoặc trong Lạc đạn, ông Chính, cha Nguyệt, là một trường hợp "tòng thê", một thứ Tú Xương không văn tài. Rồi đến Trường, Dự, Tấn v.v... những người đàn ông trong cuộc đời Nguyệt đều trở thành những đồ "phụ tùng", hoặc họ ngồi nhìn Nguyệt hành động để "góp ý" như Trường, hoặc họ chỉ là những thử nghiệm của Nguyệt như Dự và Tấn. Tóm lại, xã hội dưới mắt Trần Thị Ngh. đã bị đảo ngược: phái xưa nay chuyên quyền độc trị gia đình, phái nhất, phái khỏe, bị lật nhào, trở thành phái hai, deuxième sexe, loại công dân hạng nhì với tất cả hệ lụy đáng thương.
Từ sự lạnh lùng nhìn nhận "bản thân", xuất phát sự lạnh lùng nhìn cuộc sống. Thấy những nhạt nhẽo vô bổ trong đời sống hàng ngày: mọi người chỉ làm sơ sịa những động tác của một diễn viên tồi cốt đóng vội vai trò của mình. Như vậy sống làm gì?
Chán đời từ nhỏ. 11 tuổi uống thuốc ngủ lần đầu. 16 tuổi viết nhật ký, bắt đầu yêu và thù gia đình. 17 tuổi, uống thuốc ngủ, ngủ một mình trong phòng hai ngày không ai biết. Tóm lại nhiều lần tự hủy mà không chết.
Đề tài tự tử, xoay đi xoay lại nhiều lần trong tác phẩm của Trần Thị Ngh. như một cách xử lý đối với thân xác. Một biện pháp tuyệt vọng. Nhưng do một đẩy đưa nào đó, mọi chủ mưu tự hủy đều thất bại. Dường như hành động tự hủy không phải là một giải pháp "thích đáng". Song song với vấn đề tự hủy, tội ác cũng được nêu ra, không phải như một bản cáo trạng của quan toà mà ở đây, nhà văn chỉ là kẻ thuật lại những hành trình đưa đến tội ác.
Truyện ngắn Phòng cho thuê mô tả tội ác của một bà già không chịu nổi tính chất quân phiệt của người chồng, bèn tìm cách "giải quyết vấn đề". Truyện ngắn Khoanh vùng trình bày một tội ác khác: người đàn bà tìm cách giết tiếng gà gáy, bởi chúng chẳng khác những máy phóng thanh phường, bạ lúc nào cũng rú lên, kể cả nửa đêm về sáng, bức bách người ta phải tỉnh dậy để nghe nó "gáy". Sự cưỡng bức nghe cũng có thể dẫn đên tội ác. Ở truyện ngắn Lexomil, kẻ giết người không chịu được "tiếng ồn rầm rĩ" suốt ngày đêm do một mụ hàng xóm quyền uy gây ra. Ðó cũng là một trường hợp bị nhồi tai, đến chỗ không thể "đút nút lỗ tai được", dẫn đến án mạng.
Những nguyên nhân rất tức cười đưa đến những hậu quả không cười: Những sự áp đặt phi lý nhất, tào lao nhất, tiếu lâm nhất lúc nào cũng có thể dẫn đến một kết thúc bi thảm.
Ở hai truyện ngắn Tuyệt tác và Chín biến khúc quanh tuyệt tác, Trần Thị Ngh. khai triển hình thức tân liêu trai: quan hệ dục tính giữa họa sĩ và tác phẩm, trong cuộc gặp gỡ phảng phất Tú Duyên-Giáng Kiều. Với văn phong gọn và sắc, Trần Thị Ngh. mô tả não trạng nhầy nhụa của người nghệ sĩ trong cơn hỏa mộng sáng tác.
Là một trong những nhà văn có tư chất độc đáo, những vấn đề chị đưa ra thường trầm trọng, nhưng luôn luôn được viết bằng giọng văn gần như vô cảm. Làm cho cái tàn nhẫn càng tàn nhẫn thêm, cái thương tâm càng thương tâm hơn, cái cô đơn càng cô đơn hơn. Những nhân vật của Trần Thị Ngh. như những xác người đang cố sống nốt một đoạn thời gian chờ giờ khâm liệm.
Sưu tầm
|
| | | Yến Phương
Tổng số bài gửi : 461 Registration date : 11/01/2011
| Tiêu đề: Re: Ngọ Khúc - Trần Thị Ngh Tue 15 May 2012, 17:14 | |
| Người Đàn Bà Ngồi
Trần Thị Ngh.
Mười bốn tuổi tôi yêu một người viết văn lớn hơn tôi mười ba tuổi . Chàng thanh niên giống Anthony Perkins lúc còn trai trẻ trong vai một thanh niên lãng mạn ôm tây-ban-cầm đi lang thang trong rừng rồi gặp đôi mắt nai lẩn trong cây lá của Audrey Hepburn. Hai mươi mốt tuổi tôi thân với một người chuyên làm thơ lục bát hơn tôi mười lăm tuổi cũng có vợ như Anthony Perkins , một sĩ quan thủy quân lục chiến có hàm răng hơi vẩu nhưng đôi mắt sâu và giọng nói diễn cảm như Nguyễn Đình Toàn trong chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh lúc mười một giờ khuya mỗi đêm thứ năm. Sau cái kỷ niệm chẳng ra gì , tôi vẫn tiếp tục quan hệ tình cảm với những người đàn ông đã có vợ với tuổi tác càng ngày càng xa thế hệ của tôị Hoàn toàn do hoàn cảnh đưa đẩy , không có ý thức nào . Tiếp theo quân thủy quân lục chiến là một nhà văn cao niên theo trường phái lãng mạn tân kỳ, có nghĩa là ông ta mô tả rất nhuyễn những không gian hẹp có đầy đủ tiện nghi của thế kỷ hai mươi cũng những âm tâm trí siêu hình của các nhân vật không có tuổi tác. Tới đây đối tượng tự nhiên chuyển quốc tịch. Verdelli là tuỳ viên văn hoá của Toà Đại Sứ Ý , lớn hơn tôi mười báy tuổi , đã có vợ hai con. Một pho tượng có nước da Địa Trung Hải , một giọng hát gần giống Jullio Iglesias và một bộ sưu tập đầy cả Medigliani và Buffet, rất tiếc là bản sao . Những chiếc cổ cao lêu nghêu của những người đàn bà trong tranh đẩy ông ta đến gần chiếc cổ ba ngấn của tôị Sau đó thì tôi quá ngán những cái bóng quanh quẩn đằng sau các mối tình phiêu lưu mà bây giờ nhìn lại, thật y như sản phẩm của trào lưu Tây phương một thời . Tôi bỏ thành phố về tỉnh vì tin rằng đã đủ trưởng thành để dửng dưng trước cái xô bồ của đô thị. Nhưng chính ở cái tỉnh lẻ loi đó tôi lại gặp một người viết văn nữa , lớn hơn tôi hai mươi tuổi đã có vợ và một bầy con đông phải nuôi . Tuy nhiên, đây là mối tình lớn của tôi vì với ông ta tôi không bị thu hút bởi cái gì hết ngoại trừ sự im lặng. Đó là một cơn giông câm có sức cuốn mãnh liệt làm tôi quên hết trời đất.
Giữa cơn giông đó, tôi quyết định lập gia đình với một sinh viên chưa ra trường nhỏ hơn tôi hai tuổi , người duy nhất độc thân trong số đàn ông tôi quen biết nhưng nếu nghĩ là chơi , rốt cuộc tôi cũng biến cho hắn thành một người đàn ông có vợ mà ngừơi vợ đó chính là tôi . Cuộc hôn nhân chạy nạn kéo dài chỉ suýt soát một năm, có lẽ vì tôi đã quen bị ám bởi một cái bóng thứ ba nhưng lần này thì không. Tất cả những người đàn ông vừa kể , ngoại trừ người tôi lấy làm chồng, đều có một điểm chung là có thể ngồi với tôi đến cùng trời cuối đất mà không sỗ sàng đề nghị một điều khác. Lần thất thân với sĩ quan lục quân chẳng qua chỉ là một tai nạn cho cả hai phía bởi tôi vừa đọc xong Buồn Ơi Chào Mi, còn ông ta thì tưởng là Odile của André Maurois .
Nhưng mà tôi kể tất cả những cái này ra để làm chỉ Bây giờ tôi đang ngật ngữ trên xe lửa tốc hành Thaylys đi từ Gare du Nord đến Amsterdam. Xe đã qua Bruxelles, Antwerpen. Rotterdam, Den Haag, Schiphol và sắp sửa vào ga trung tâm của thủ đô Hoà Lan. Chịu không thể hình dung nổi cái gia đình mà tôi sẽ gặp và Hoorn mà tôi sẽ lưu lại trong hai tuần lễ. Đỉnh là một trong những người bưng mâm quả đi rước râu trong ngày đám cưới của tôi . Đó là lần duy nhất tôi gặp người anh em chú bác với người chồng mà tôi sẽ ly dị không lâu sau đó . Tháng tư năm 75 đã xô giạt mọi người đi tứ phía ; cũng không ngờ sau hai mưi bốn năm sau , tôi được Đỉnh gọi điện mời sang thị trấn Hoorn, cách Amsterdam 35km về phía Bắc.
Vợ chồng Đỉnh đón tôi ở ga Amsterdam. Họ vồn vã hết sức. Đỉnh đã có tóc bạc và có bụng. Vợ anh tròn trịa , xởi lởi , to tiếng và thân tình . Trên đường từ ga trung tâm về Hoorn họ ghé một siêu thị Tàu chất lên xe không biết bao nhiêu là thức ăn các loại . Khi thấy Đỉnh vác trên vai bao gạo đi huỳnh huỵch từ chỗ mua hàng ra xe , tôi không có cảm tưởng mình đang đứng giữa thủ đô của xứ uất-kim-hương .
Gia đình họ ở trong khu nhà mới xây sau này, hơi chệch về hướng Enkhuizen. Không phải loại tường gạch nâu đỏ để trần không trát vôi vữa , cũng không người những khung cửa sổ viền trắng đặc thù của Hoà Lan. Hai dãy nhà đối mặt nhau màu sắc vui tưi một cách lạc lõng trong khu kiến trúc chung của thị trấn. Trẻ con đủ màu da đùa giỡn trên các lối đị Tàu Hoà Lan vớt gia đình Đỉnh cùng mười bốn người nữa vượt biên từ Vũng Tàu, đưa về Hoorn. Họ xúm xít ở đây đã hơn mười năm, tạo thành một cộng đồng nhỏ với nhiều sinh hoạt chung. Mùi thức ăn Việt nam bám trên các vật dụng trong gia đình. Tôi lúng túng không biết xưng hô ra sao . Vợ Đỉnh giục:
- Thôi thím đi rửa mặt, thay đồ rồi ăn cơm với tụi nàỵ Nhà tắm ở trên lầu . Để tôi bảo tụi nhỏ đưa thím lên phòng.
Hai đứa con của Đỉnh, một trai một gái còn đi học, nói tiếng Việt theo giọng Hoà Lan. Tự nhiên tôi thấy mình đứng như trời trồng giữa phòng khách trong một gia đình phía bên chồng sau hơn hai mươi năm ly dị . Ngộ thiệt. Bữa cơm chiều vui ồn, phần nhiều là những câu hỏi về phía Đỉnh.
- Tụi này đâu có biết chú thím ly dị . Sau năm bảy lăm, mạnh thân ai nấy lo . Phía bên chú toàn là Cộng Sản, bên tôi là giặc bỏ nước mà chạy nên đâu có dám liên lạc. Gần đây vợ tôi về Việt Nam thăm nhà mới biết chú thím có đứa con học bên nàỵ Nghe nói hai người thôi nhau từ hồi mới cưới cợ
Lâu rồi tôi lu bu sinh kế, đâu có thì giờ ngó ngoái lại phía sau . Những câu hỏi của Đỉnh đẩy tôi bật ngược: Một tay cầm bó hoa cúc trắng, một tay cầm túm vạt áo cưới , tôi đã lẻn qua nhiều cánh cửa của nhà hàng Continetal để tìm một ngõ sau . Hắn chụp tôi lại:
- Em đi đâu vậỷ Nhà vệ sinh ở phía này .
Coi như cuộc đào tẩu bị bắt quả tang. Sau đám cưới tôi khăng khăng không chịu làm giấy hôn thú:
- Tờ giấy đâu nói lên được gì. Tôi phân bua .
- Có chứ! - Hắn gằn từng tiếng, ít ra nó trói chân em lại không cho trốn đi ngả saụ Chưa đầy một năm tôi bỏ trốn lần nữa . Hắn cười ngây thơ:
- Em có chắc em xoay xở được một mình với cái thai trong bụng không?
Tôi làm được. Vào những năm mà ai cũng đói và bạn bè người thân xung quanh ai cũng tính chuyện vượt biên, tôi xin được một chân thủ thư ở Sở Y tế , gởi con ở nhà trẻ , ban đêm vẽ guốc bằng bút điện để kiếm thêm thu nhập. Khi con bé sắp vào lớp một, hắn tìm tới tôi tâm sự:
- Anh muốn cưới vợ.
- Thì cưới đị Anh còn trai tráng khoẻ mạnh.
- Nhưng anh cần em ký tên vào tờ ly dị .
- Có giấy hôn thú đâu mà ly dị?
Hắn nhẹ giọng:
- Trường hợp của mình thuộc hôn-nhân-xã-hội . Ai cũng biết anh có vợ . Biết bao nhiêu người tham dự đám cưới của mình, hơn nữa , em cũng có gặp gần đông đủ họ hàng bên chồng ở Phú Yên mà . Chính quyền địa phương không chấp thuận cho anh làm hôn thú với người đàn bà khác nếu không có giấy ly dị với người vợ trước.
Chúng tôi ngồi thảo chung tờ đơn, loay hoay mãi không tìm ra được lý do gì có tính thuyết phục.
- Chẳng lẽ ghi vô đơn: Tôi không chịu nổi cảnh vợ ngồi trong bóng tối thuyết trình về sự phi lý của niềm vui xác thịt sau mỗi lần hai vợ chồng chăn gốỉ
Phải công nhận hắn có óc khôi hài . Hai người đắn đo mãi, sau cùng đều đồng ý với lý do: Mâu thuẫn trong việc giáo dục con cái . Tội nghiệp con bé mới sáu tuổi, nó không biết nó là cái cớ trong đơn ly dị của cha mẹ nó .
Toà án Nhân dân quận Phú Nhuận là một biệt thự có sân rải sỏi, có lẽ tiếp thu được của một trong những gia đình bỏ đi rất sớm. Thẩm phán Trần Thị Bi mặc quần áo bà ba đen đang ngồi chờ sau bàn giấy đặt ở gian ngoài chắc trước đây là phòng khách. Bên cánh trái là một phòng nhỏ không có bàn ghế, chỉ trơ trọi một cây đàn dương cầm. Trong khi hắn làm việc riêng với bà thẩm phán, tôi lẻn vào đó khép cửa lại , ngồi đàn từng tưng chơi cho đến khi có người xô bật cửa ra nói suỵt suỵt, chị không biết chỗ này là toà án hả ? Tôi đứng dậy cười xẻn lẻn vừa kịp lúc được gọi vào gặp riêng bà thẩm phán.
Cuộc hôn nhân pháp lý của tôi thật gọn gàng. Khi ra khỏi cổng Toà án Nhân dân quận, hắn thủ thỉ:
- Để anh về lau nhà cho em lần cuốị
Hai người ra phố uống nước ở Givral rồi đi bộ qua Lê Lợi . Khong đường đối diện với các tiệm sách lớn, một dạo đã là khu buôn sách cũ nhộn nhịp. Hắn mua cho tôi một bộ sách bìa đen chữ mạ vàng còn mới nguyên trong hộp, tài liệu về Wagner mà trước kia có tiền tôi cũng không thể tìm mua ở Xuân Thu, Đoàn Lực, Khai trí hay gì gì . Sau đó hắn về lau nhà.
Đỉnh cười lục cục trong cổ họng, rồi như phấn kích hết cỡ, giơ tay đập rầm rầm lên bàn:
- Chết dở! Chết dở! Biết vậy tôi đâu có thèm bưng mâm. Công nhận hồi đó tôi khờ , ai biểu sao làm vậỵ
Vợ Đỉnh cười, cười giọng hơi trách:
- Thím nói chơi mà anh cũng tin. Khờ thiệt!
- Thôi anh chị đừng khai thác nữa , tôi nói , dù gì tôi cũng là cựu em dâu chú bác. Hai mươi bốn năm rồi tôi muốn nói sao thì nói .
- Cựu chớ có phải cố đâu . Mời thím sang đây chơi là vợ chồng tôi coi thím như ngừơi trong gia đình. Hơn nữa, con gái của chú thím là cháu của chúng tôi chớ ai . Nghĩ cho cùng, nhắc về dĩ vãng thì ai cũng thích hư cấu một tí cho nó có kiểu .
Tôi biết vợ chồng Đỉnh tưởng tôi kể giỡn chi cho vui bữa cơm tối . Mà vui thiệt. Cả nhà uống bia Đức, ăn phó-mát Hoà Lan và coi băng video chưng trình Paris By Night 44 của Thuý Nga để tráng miệng.
Hai vợ chồng nghỉ phép nửa tháng để phò một mình tôi . Tối nào họ cũng họp bàn để quyết định cho chương trình ngày hôm sau . Qua Đỉnh tôi gặp một bác sĩ trung niên đã thôi không hành nghề y từ ngày sang Hoà Lan mà chuyển sang làm chính trị , một người Việt gốc Mường vốn là đảng viên Cộng sản nay sửa chữa máy móc điện tử và tập hát cho ca đoàn ở nhà thờ mỗi tuần ba lần, một quý tử của viên tướng vượt Trường Sơn tên gì đó tôi quyên mất rồi đi lao động hợp tác xã ở Đông Âu sang tị nạn ở Hoà Lan sau khi khối Cộng sản bên đó sụp đổ . Phức tạp quá . Tôi nín thinh, sợ bị gài . Tôi không biết gia đình Đỉnh thuộc phe nà ọ Tôi lưu lại Hoorn vì khoái những cái mương có bèo dọc theo những dãy nhà xinh xắn như truyện thần tiên hơn là để gặp gỡ người này người kia . Với lại tôi cũng cần một lý lịch sáng sủa để còn về lại làm việc và có thể đi thăm con vào những năm sau mà không bị đe doạ sinh mạng chính trị .
Có một hôm trời mưa vợ chồng Đỉnh bàn lùi:
- Thôi hôm nay ở nhà nghỉ mệt, dưỡng sức để ngày mai đi bắt hào ở Oude Nieuwland. Hào bắt lên nướng ăn tại chỗ , thịt vừa ngọt vừa thơm. Thím sẽ thấy cả một cộng đồng người Việt chăm chỉ mò tôm bắt ốc trong một xứ văn minh khỏi cần làm dâu Phú Yên mới có kinh nghiệm.
Tốt. Tốt. Tôi lẻn ra ngoài , che dù , đi bộ lang thang qua cái siêu thị nhỏ nhan nhản những chữ KORTING màu đỏ . Đang mùa bán hạ giá . Dân chúng đi nghỉ hè, hàng quán vắng, quần áo hè bị dẹp lui để nhường các tủ kính cho thời trang mùa thu . Mưa mù trời . Tôi băng qua hàng hiên của nhà bưu điện đứng chờ . Từ cái bảng PARKEER bên góc tráia, một ông già mở cửa xa bước ra chạy lom khom đến chỗ tôi đang đứngạ Ông ta cười làm quen rồi nói một câu bằng tiếng Hoà Lan. Tôi lấy tay chỉ vô lỗ taia, cười đáp lễa, làm dấu không hiểuạ Ông ta tưởng tôi điếc, cao giọng lập lại rõ ràng từng tiếng mộtạ Tôi nói:
- Tôi không hiểu tiếng Hoà Lan.
Ông ta a lên một tiếng rồi hỏi lại bằng tiếng Anh:
- Bà đụt mưa hả ? Lẽ ra mùa hè ở đây đâu có mua lớn dữ vậỵ
- Bác có muốn băng qua siêu thị tôi che dù đua bác qua .
- Không, không . Tôi đứng chơi một lát rồi trở ra xe đi tiếp. Tôi sợ lái xe trời mưa lắm.
Tôi nói vâng, lái xe trời mưa nguy hiểm, sau đó bí tịt hết chuyện nói . Hai người nín thinh nhìn ra màn mưa mù . Ông này chắc già dữ rồi , tôi liếc xéo . Tóc bạc trắng, mặt mày tay chân đều trổ đồi mồi, da cổ nhăn nhúm. Một cái hốc lõm giữa hai xương đòn gánh, tuy nhiên lưng còn thẳng và coi bộ diện. Áo sơ mi màu cam, gilet màu vàng đất, áo vét ca-rô màu đỏ . Phải công nhận người Hoà Lan ăn mặc màu sắc vui tươi hơn dân Tây nhiều . Thử ngồi chơi ở Opéra, rình dân chúng trồi lên từ những đuờng hầm xe điện vào giờ tan sở mới thấy cái tông xám xịt của Paris. Người nào cung mang bộ mặt trầm trọng với những sải chân dài, chả bù dân Việt nam cực thấy mồ tổ vẫn cứ cười nói ăn nhậu ỳ sèo, ăn mặc thoải mái . Tuy vậy cung có những cặp tình nhân, họ hôn nhau dây dưa như không thể còn cơ hội nào nữa trước khi tận thế . Trong khi những ý tưởng của tôi cứ nhảy cóc từ màu quần áo Hoà Lan đến những nụ hôn Paris, ông già đã tìm ra đuợc cái băng ghế bên hông nhà bưu điện. Ông ta ra dấu rủ tôi đến ngồi chung. Bây giờ tôi mới nhận ra có một cái gì bất xứng trên khuôn mặt hom hem của ông ta : một hàm răng tuyệt đẹp, trắng và đều như bắp . Tất nhiên là răng giả . Những cái miệng móm mém của các cụ già Việt Nam nghi lại thấy có duyên, còn hơn là tọng vào mồm vật lạ mà mỗi tối phải lận ra để ngâm thuốc, rồi khi đi ngủ thì thở bụp bụp bằng hai cái môi phập vào nướu răng. Nghi tức cười, tự nhiên trời mưa che dù ra đây ngồi chơi, rồi luận về răng miệng. Để vợ chồng Đỉnh theo phò hoài ớn quá . Ngồi một mình không làm gì cung có cái thích của nó . Ông già nhúc nhích bất an như có chuyện gì muốn nói . Quả nhiên, rọ rạy một hồi ông ta lại bắt chuyện:
- Nhà tôi ở ngay bờ hồ Ijsselmeer gần đây thôị
- ở gần hồ mùa hè thì mát nhưng mùa đông chắc lạnh hả bác?
- Mùa đông nuớc đóng băng, nguời ta đổ tới trượt băng đông lắm . Lạnh nhưng vui .
- Bác lớn tuổi còn chịu khó lái xe chắc sức khoẻ bác còn tốt lắm.
- Tôi chỉ lái lòng vòng từ nhà ra phố rồi về nhà . Đuợc cái mắt còn tỏ, chứ đi xe đạp thì tôi làm hết nổi rồị
- Mẹ tôi nói người già thường bị vướng một trong bốn đại nạn: lú lẫn, bại liệt, mù hoặc điếc. Cụ nói cụ may mắn bị cái thứ tư là cái nhẹ nhất, vả lại già rồi không việc gì phải nghe những chuyện nọ chuyện kia . Năm nay cụ chín sáu tuổi
- Tôi mới ba/y mươi thôi . May chưa bị thứ nào .
Bảy mươi tuổi mà coi ông ta già sọm, chắc đời nhiều thăng trầm. Nhưng bàn về tuổi già làm gì trong khi người ta hình như vẫn tự cho mình còn gân. Tôi lấy tay che miệng ngáp. Mưa đã nhỏ hật nhưng tôi vẫn lần khân chưa biết làm gì tiếp theo . Ông già hỏi:
- Sắp mưa rồi, bà có đi đâu gần đây tôi cho quá giang.
Rồi móc trong giỏ mớ nho mới rửa ra khoe:
- Tôi có chụp mấy tấm ở bờ hồ.
Ông ta đẩy trượt từng tấm xem, bỗng hơi khựng lại:
- ủa, đây là nhà tôi mà!
Ông ta kêu lên, trỏ tay vào căn thứ ba của dãy nhà khang trang thơ mộng bên lối đi nhỏ dọc bờ nước. Mặt trời lặn bên góc phải tấm ảnh hực cái ánh nắng lên mảng tường gạch màu nâu đỏ làm chói lọi những bồn hoa nơi hàng hiên.
- Trời! Tôi đã mê mệt mấy cái căn nhà này kể từ hôm đứng chơi ỏ bờ hồ tuần trước.
- Những lúc nước dâng thì chán lắm bà . Ngập ngụa tận thềm. Bà có muốn ra đó thì đi với tôi .
Hớn hở như kẻ thất nghiệp tìm đuợc việc làm, tôi giưng dù đưa ông ra xe . Ông ta cũng có vẻ vui, bước chân dồn nhanh, tay lúc lắc chùm chìa khoá xe:
- Hết mưa rồi mà, che dù chỉ
Trong xe có mùi whiskỵ Tôi hơi run. Tưởng tượng tai nạn xa/y ra, hai thi thể khác màu da, tuổi so le, rồi người ta phải cưa đôi cái xe để móc xác rạ Vợ chồng Đỉnh sẽ tưng hửng bà này mới qua chơi mấy bữa cặp kè với ông già nào vậy trờị Đố biết. Xe dừng lại ở một bãi đậụ Hai người đi bộ về phía dãy nhà mà tôi đã biết. Ông già nói:
- Không ngồi chơi ở mấy cái băng ghế đó đuợc đâụ Còn ướt lắm. Bà vào nhà uống chén nước trà với tôi rồi muốn đi đâu thì đi .
Có nên chăng? Tôi không biết ông ta là ai và ngược lại . Nghi cho cùng ba/y mươi tuô?i thì làm đàn ông trò trống gì . Tôi hại ông ta nghe còn đuợc hơn. Tôi sẽ cạch ông ta rồi lấy đuợc cái gì thì lấy, đợi khuya trời tối dễ đẩy xác xuống hồ
Mùa đông nuớc hồ đóng băng, dân chúng đến trượt băng sẽ phát hiện ra cái xác đã rữa còn mặc áo vét ca-rô và gilet vàng nằm trong veo dưới mặt hồ . Nhà văn đông con tỉnh nhỏ sáu mươi tuổi cho tôi nhiều lắm chỉ một cơn giông.
Ông già tra chìa khoá mở cửa xong đứng nhích sang một bên mời tôi vào . Quét mắt thật nhanh, tôi thử tìm dấu vết của những thành viên khác trong nhà . Chưa thấỵ Nghe nói nhiều người Hoà lan đã đuợc giải Nobel, chắc lão này có Nobel hoà bình. Phòng khách bày thiệt gọn. Cỡ tuổi ông ta mà không chơi đồ cổ . Ngoài một dàn máy móc âm thanh đồ sộ và những cái giá đựng cơ man là băng đia , căn phòng còn đuợc hiện đại hoá với những bàn ghế toàn một tông trắng, hơi chân phương nhưng dữ dội nhờ mấy bức tranh trừu tượng có màu nóng treo trên hai mặt tường và các chụp đèn rằn ri trấn đột ngột ở các góc quẹo đua qua những phần khác của căn nhà . Không mời tôi ngồi, ông ta đẩy tôi liền ra hiên, nơi có thể nhìn thấy mặt trời chiều sau cơn mưa đang khoan thai ngó xuống hồ nước long lanh. Đẹp hết biết. Chúng tôi ngồi nơi hàng hiên uống trà; sau lưng vọng ra từ phòng khách là một nền piano nhỏ giọt. Có vẻ xếp đặt, bài bản nhưng thôi cũng được.
Tôi trở lại hàng hiên nhà ông già thêm hai lần nữa rồi nói với vợ chồng Đỉnh tôi có ý muốn ở lại chơi lâu hơn thời gian đã định.
Trần Thị Ngh |
| | | Yến Phương
Tổng số bài gửi : 461 Registration date : 11/01/2011
| Tiêu đề: Re: Ngọ Khúc - Trần Thị Ngh Thu 24 May 2012, 18:17 | |
| TRÒ CHUYỆN VỚI TRẦN THỊ NGH Thượng Văn
Trong tác phẩm Lạc Đạn và Mười Truyện Ngắn (Thời Mới, Toronto, 2000) một lần nữa Trần thị Ng.H. trở lại với người đọc ở hải ngoại với khá nhiều nghi vấn (về tác phẩm, về tác giả) tương tự như sau khi Tập Truyện Ngắn của bà được nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành một năm trước đó.
Trong truyện dài Lạc Đạn, ngoài nhân vật chính phái nữ tên Nguyệt còn có hai vợ chồng anh Trường, chị Nga. Hãy tưởng tượng cuộc họp mặt của họ 20 năm sau, ở đâu đó, ngoài nước, một buổi chiều mùa đông, trời tối rất sớm. Mọi thứ đều không thật kể cả những cảm xúc đã được dằn nén xuống. Tôi, một nhân vật không có tên trong Lạc Đạn, là kẻ có mặt dư thừa và chỉ muốn rút lui trong cuộc hội ngộ riêng tư và ưu tiên cho quá khứ đó. Sự xuất hiện kịp thời của tác giả đã kéo tôi ra khỏi tình trạng lúng túng, khó nghĩ, đã giúp tôi hoàn thành những hỏi - đáp này.
Hỏi: Hãy nói về truyện dài Lạc Đạn trước tiên. Trong lời bạt, Trân Sa viết: "Trong Lạc Đạn, nhân vật nữ của Trần thị Ng.H. đã tố cáo thẳng tuột cái bản chất đàn áp và bốc lột thân xác người nữ của một xã hội nơi mà mọi quyền lực tập trung trong tay nam giới. Cái xã hội như thế xem thân thể phụ nữ như món hàng, đắt rẻ gì trước sau gì cũng thuộc về sự sử dụng của người nam như một lẽ tự nhiên." Là người viết Lạc Đạn, chị có nghĩ trong lúc sáng tác sẽ viết một tác phẩm có đề tài và nội dung xã hội như đã được nói đến?
Đáp: Không hề.
Hỏi: Cũng trong lời bạt đó, chị được coi là người "đã đi truớc thời đại quá xa" khi đề cập đến "tự do luyến ái bất luận tính phái," nhưng lại bị coi "đáng tiếc là đã đưa ra một hàm ý phê phán gượng gạo qua một tiếp xúc tình cảm của nhân vật." Chị nghĩ gì về nhận xét này?
Đáp: Tôi không đi trước thời đại. Tôi đi cùng nhịp với bản thân. Tôi không gượng, tôi nghĩ sao tôi viết vậy, tôi không làm gì phải cố gắng.
Hỏi: Chị có nghĩ sẽ quay trở lại đề tài này một lần nữa, trong một tác phẩm khác để "làm cho rõ chuyện" ?
Đáp: Nếu nói xảy ra cho tôi một lần nữa.
Hỏi: Có nghĩa là những gì chị viết phát xuất từ đời sống?
Đáp: Không hẳn như thế. Nó là nguồn cảm hứng.
Hỏi: Một nhận xét khác, của ông Nguyễn Quốc Trụ, viết: "Giọng văn Lạc Đạn mang hơi hướng một Cát Lầy."(*) Chị có nghĩ mình chịu ảnh hưởng của Thanh Tâm Tuyền khi viết Lạc Đạn?
Đáp: Tôi thích ông Thanh Tâm Tuyền nhưng tôi không thích Cát Lầy.
Hỏi: Chị có đọc Cát Lầy trước đó?
Đáp: Tôi có đọc nhưng không biết trước hay sau. Tôi viết theo nhịp của bản thân mà.
Hỏi: Cũng trong bài có nhận xét nói trên, ông Trụ còn viết: "Giữa những truyện ngắn ngổ ngáo, gây chấn động một thời như 'Nhà có cửa khóa trái' và truyện dài Lạc Đạn có gì không ăn khớp với nhau." Chị có nghĩ mình trật khớp ở đâu đó trong cách viết, trong cách mô tả nhân vật theo như nhận xét này.
Đáp: Tôi viết Lạc Đạn vào khoảng 69, 73, 74 gì đó, trong khoảng thời gian đó. Còn "Nhà có cửa khóa trái" tôi viết chen vào giữa.
Hỏi: Lạc Đạn có phải là truyện dài đã bỏ vào ngăn kéo khóa trái và bây giờ mới mang ra in?
Đáp: Tôi đã móc ra dùng như truyện ngắn. Tôi cắt nó ra từng khúc. Tôi nghĩ ông (Trụ) không kết hợp được những truyện ngắn ông đã đọc mà tôi móc ra từ Lạc Đạn. Đó là một mảng, lâu lâu tôi rứt ra một miếng, nhưng ông đã nhận ra được những miếng đó là trong mảng kia. (**)
Hỏi: Như thế giữa truyện dài Lạc Đạn và các truyện ngắn đã chẳng có sự trật khớp nào cả mà là một nguồn cảm hứng liên tục?
Đáp: Tôi không thấy trật khớp gì hết.
Hỏi: Vậy thì người trật khớp là ông Nguyễn Quốc Trụ?
Đáp: Tôi đi theo nhịp, thí dụ như trong một bản nhạc, có khi nhặt, có khi khoan nhưng vẫn là nhịp của toàn bộ một bản nhạc. Người nào hát chậm sẽ trật nhịp với đoạn nhanh hoặc là ngược lại, nghĩa là hát nhanh sẽ sai nhịp với đoạn chậm. Hoặc là có những quãng lặng của tôi thì thây kệ cha tôi.
Hỏi: Chị có thử tìm hiểu lý do tại sao phải viết Lạc Đạn và tại sao lại tiếp tục viết sau một thời gian dài ngưng viết?
Đáp: Không tìm hiểu gì hết. Chuyện rõ ràng mắc chi tìm hiểu. Tôi viết tại vì tới lúc trào ra, nổ cái đùng, vậy thôi. Còn tôi không viết vì tôi bận chuyện khác. Chẳng hạn, sau 75 ai cũng cực, phải làm việc, phải nuôi bản thân, và những người liên hệ. Lúc đó không ai cầm bút mà viết hết. Chắc cú luôn. Tôi chỉ viết khi tôi rảnh mà gần đây thì tôi rảnh.
Hỏi: Những chuyến đi như thế này có tạo nguồn cảm hứng, đề tài hay làm mất thêm thì giờ cho chị?
Đáp: Không gian không ăn thua gì đến tôi. ở ngoài hay trong hay ở đâu cũng vậy. Nhiều khi mình thấy điều gì nằm đâu đó trong đầu, lúc viết nó trồi ra, không biết tại sao, chớ đâu phải cần đi để lấy chất liệu. Tôi không quan niệm đi nhiều thì có nhiều chất liệu, có nhiều kinh nghiệm, có bối cảnh mới, tại vì mình có thể ngồi một chỗ mà viết về những không gian khác cũng được vậy. Dĩ nhiên đi chơi thì vui, không gian rộng hơn nhưng tôi không có ranh giới, không passport về chuyện đó.
Hỏi: Alain Robbe-Grillet cho rằng chức năng của nghệ thuật là mang đến cho thế giới một số tra vấn và cũng có thể một số câu trả lời. Chị có nghĩ điều này đúng cho những gì chị đã viết ra?
Đáp: Giống như đẻ con, nuôi lớn, cho ra đời. Còn xã hội hay người chung quanh chấp nhận hay không là tại vì nó thôi.
Hỏi: Cocktail, Khoanh Vùng, Lexomil có một cấu trúc gần giống nhau: một mưu toan, một suy tính, một thực hiện và một kết quả luôn luôn bất ngờ, không như ý muốn? Đó có phải là cái bẫy rập định mệnh dành cho đời sống?
Đáp: Tôi thích đọc truyện trinh thám. Tối nào tôi cũng luyện một phim bạo lực của Mỹ. Dựng một câu chuyện trong tinh thần như vậy tôi thấy đã đã. Nó có cường độ, tốc độ. Bây giờ tôi nhanh hơn trước.
Hỏi: Chị viết nhanh hơn trước?
Đáp: Không. Tất cả mọi thứ: tôi nói nhanh hơn, tôi đi nhanh hơn, làm việc nhanh hơn... Tôi không còn nghe được nhạc Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn nữa, tôi thích nhạc "rap," thích trống.
Hỏi: Người Đàn Bà Hai Con, Khoanh Vùng, Sinh Nhật với những đoạn ngắn có tiểu tựa, có phải đó là một cố gắng có một cái nhìn mới, một cách trình bày mới, một hình thức mới trong cách viết truyện ngắn bây giờ của chị?
Đáp: Tôi không cố ý làm mới gì hết. Một lúc nào đó tôi tự nhiên cảm thấy nó phải như vậy. Tôi cũng không nghĩ đó là mới. Tôi chỉ nghĩ nó phải như vậy. Không như vậy tôi không thấy đã. Để vô như vậy thì tôi thấy đã hơn. Vậy thôi. Không cố ý gì hết.
Hỏi: Tuyệt tác và Chín Biến Khúc Quanh Tuyệt Tác là hai truyện ngắn lạ lùng. Chúng khiến người đọc nghĩ tác giả dùng cọ vẽ chứ không phải bút mực để viết. Chị có vẽ tranh hay không?
Đáp: Tôi vẽ tranh rồi mới viết thành truyện ngắn. Tôi dựa trên tranh để viết.
Hỏi: Mười truyện ngắn trong Lạc Đạn cho thấy chị đã không viết như trước năm 75. Trong ngôn ngữ chị dùng đã có chen lấn những từ ngữ của đời sống bây giờ trong nước. Đó dường như không phải là đổi thay duy nhất trong tác phẩm của chị?
Đáp: Đổi thay đó tới tự nhiên lắm bởi vì mình sống, ngôn ngữ nhập vô đầu mình hàng ngày. Quý vị ở ngoài, ngôn ngữ hình như bị co lại. Còn trong nước, mỗi ngày đều có chữ mới. Khi viết thì nó bật ra vì nó nằm sẵn trong đầu chứ không cố ý đổi mới văn phong gì hết. Còn về cách viết, như đã nói bây giờ tôi nhanh hơn, có cường độ, tốc độ hơn. Về đề tài, riêng Tuyệt tác và Chín Biến Khúc Quanh Tuyệt Tác, sau khi bỏ quên đi một thời gian, tự nhiên tôi nổi hứng muốn vẽ lại. Có hai thứ nổ ra cùng một lúc, song song với tranh là nhạc nền. Cùng với tranh, tôi có viết ra một số ca khúc. („m nhạc là nghề tôi kiếm sống). Tôi lu bu không biết phải bắt đầu thứ nào trước.Vừa vẽ, tôi vừa nhớ điệu nhạc. Sau đó tôi có nhu cầu viết lại những kinh nghiệm này. Do đó, trong Tuyệt tác và Chín Biến Khúc Quanh Tuyệt Tác vừa có tranh vừa có những trích đoạn nhạc. Văn chương, âm nhạc, hội họa, ba thứ đó giúp đỡ nhau nhiều lắm.
Hỏi: Hình bìa Lạc Đạn là của Tưởng An
Đáp: Dạ, Tưởng An của con gái của tôi.
Hỏi: Cu Tí trong phụ bản là ai?
Đáp: Cu Tí 4 tuổi, vẽ lạ, hồn nhiên. In trắng đen trong sách không ra gì hết. Nó vẽ tặng cho tôi một số tranh và đòi nếu có in sách phải để tranh nó vô. Tôi thấy đề nghị đó rất hay, lại khớp với chủ đề Lạc Đạn vì trong đó nhiều chương về tuổi thơ. Hình vẽ của Cu Tí cực kỳ là lạc đạn.
Hỏi: Nói theo Milan Kundera, mọi tác phẩm lớn đều có một cái gì đó chưa hoàn tất. Chị chưa hoàn tất điều gì trong tác phẩm viết trước 75 và bây giờ? Có điều gì chị đã nói và chưa nói hết?
Đáp: Tôi viết rồi, coi như xong, chẳng có gì dở dang hết.
Hỏi: Octavio Paz cho rằng hài là "phát minh lớn của tinh thần hiện đại" và chỉ bắt đầu hình thành từ trong tiểu thuyết của Cervantes. Chị có thú nhận trong cuộc phỏng vấn do Phạm Việt Cường thực hiện trước đây: " Tôi cũng không biết tại sao càng về già tôi càng có khuynh hướng viết truyện tiếu lâm. Trong tương lai có lẽ tôi chuyển sang viết truyện trinh thám. Hình như ở VN chưa có nhà văn nữ nào làm việc này. Tôi thích máu me bạo lực nhưng phải hài. Hình sự hài, hoặc tệ lắm cũng phải kinh dị hài." Đó có phải là chiều hướng chị sẽ viết sau Lạc Đạn?
Đáp: Tôi cũng không dự định gì hết. Mỗi lần nổ ra cái đùng tôi mới biết. Gia đình tôi có truyền thống khôi hài. Mẹ tôi trăm tuổi rồi vẫn còn nói chuyện cho người khác cười được. Nói chung, tôi sợ bộ mặt chầm dầm, nghiêm trọng. Tôi thích làm cho người khác cười. Tôi có vẻ thành công trong việc làm cho người khác cười, nhất là trong nghề dạy học. Trong sinh hoạt khác tôi nghĩ chắc cũng vậy.
Hỏi: Trong tay áo chị bây giờ có tác phẩm gì khác sau Lạc Đạn?
Đáp: Tôi chẳng có dự định gì hết. Tôi viết khi thấy cần phải viết. Chừng nào xong thì "ủa tại sao mình không cho người khác biết cái này ha?" tôi đưa ra.
THƯỢNG VĂN (tháng Hai, 2001)
Chú thích:
(*) Nguyễn Quốc Trụ, Số phận một tác phẩm. Văn, Xuân Tân Tỵ 2001.
(**) Trong trả lời phỏng vấn của Phạm Việt Cường trước đó, bài Kẻ Đào Tẩu Vừa Trở Lại, Trần thị Ng.H. nói: "Truyện dài này (Lạc Đạn) bị ngắt ra từng khúc thành truyện ngắn đăng ở Văn, Vấn Đề, Thời Văn, Thời Tập... trong khoảng từ 1969 đến 1975." |
| | | Yến Phương
Tổng số bài gửi : 461 Registration date : 11/01/2011
| Tiêu đề: Re: Ngọ Khúc - Trần Thị Ngh Thu 24 May 2012, 18:29 | |
| Mộ Chí
Mướn cái căn nhà được hai năm, một hôm vợ chồng chủ nhà đến thăm đột ngột giữa tháng không phải để mượn sớm tiền nhà. - Tụi này đến thăm chị, sẵn tiện bàn qua cái vụ nhà. Đang bức thiết quá chắc phải tính chuyện bán nhà thôi, vậy chị tìm chỗ khác thuê. Tụi này sẽ trả lại chị 5 triệu tiền cọc chị gửi 2 năm trước, bồi thường thêm một triệu rưỡi tiền nhà tháng này.
- Ủa, hợp đồng mới có sáu tháng tới chưa ráo mực, sao lại có chuyện gì kỳ vậy ?
- Chị thông cảm, tôi thất nghiệp từ hôm Tết đến nay; vợ tôi bàn mua một chiếc Cá Mập để tôi lái kiếm thêm thu nhập sẵn đang có người rao bán.
Biết nói qua nói lại cũng mệt, tôi gật đầu. Đi thì đi. Từ hôm đó hai ba ngày họ lại đưa người đến xem nhà một lần. Ngoài việc phải dẫn họ lên tầng trên chỉ trỏ phòng ngủ nhà tắm cầu tiêu, tôi còn phải ngồi chờ hai bên bàn bạc giá cả ngay trong cái nhà mình còn đang ở. Cũng nên dọn đi cho rồi. Mái nhà dột tí tách nhỏ giọt xuống trần nhà chảy tràn qua mép luồn xuống vách, xung quanh rần rần như giặc. Chỉ kẹt có mỗi một chuyện là tôi làm biếng quá. Tưởng tượng phải gom góp các thứ lại cho vô thùng, thông báo các lớp học nhóm các em nơi mình đổi địa điểm vì cô bị chủ nhà đuổi. Rồi các lớp trôi theo cô giáo từng về như bèo như lục bình. Nghĩ từng đó đã thấy ngán.
Một mặt đọc báo Tuổi Trẻ mục rao vặt, một mặt la oải oải với các trò, chỉ trong vài ba ngày tôi đã tìm được một chỗ vừa ý, diện tích nhỏ hơn, tiền thuê nhà cũng vậy nhưng chủ nhà không có dáng vẻ của người đột ngột cần tiền để mua xe Cá Mập. Đó là nguyên tầng trên của một biệt thự nhỏ chỉ có hai mẹ con ở trọn tầng dưới, cầu thang lên lầu đâm thẳng từ dưới cái sân vuông trước nhà. Bà mẹ là bác sĩ đã về hưu, cậu con trai đã tốt nghiệp đại học đang là học viên của một nhóm Anh văn tôi đang dạy. Tôi hẹn sẽ dọn tới trong tuần. Họ tử tế làm sạch sẽ các phòng, dời đi những bàn ghế tôi không cần, điều chỉnh lại điện đóm. Viết thư gửi bạn bè người thân ở xa, tôi có địa chỉ và số điện thoại của chỗ ở mới.
Cũng nội trong tuần lễ đó vợ chồng chủ nhà gọi điện thoại tới phán:
- Thôi tụi này không bán nhà nữa vì đã lỡ dịp mua chiếc xe rồi. Chị cứ việc ở lại.
- Giỡn ông ? Rồi tôi ăn nói sao với người ta đây ?
- Chị xin lỗi họ một tiếng chứ gì.
- Đâu có đơn giản như vậy. Chỗ quen biết khó lật qua lật lại lắm. Hơn nữa tôi đã xếp đặt mọi thứ cả rồi.
- Chị làm ơn ở lại, tụi này sẽ trừ dần tiền nhà trong số năm triệu tiền cọc, chỉ chỉ cần đóng thêm bảy triệu tiền nhà cho đến khi chị trả nhà trong tám tháng nữa như chị đã định.
- Tôi định gì ?
- Thì chị định ở đến tháng 5 năm sau.
- Ông này giễu vui ghê ta! Tôi đào đâu ra bảy triệu để trả một lần ? Nhà của ông thuộc khu giải tỏa, bày đặt bán chi cho thêm rộn chuyện vậy ?
- Chị thông cảm. Bây giờ không bán được, cũng không có tiền để hoàn lại chị. Đang cần tiền quá, cho người khác mướn đâu ra được người như chị ?
- Người như tôi, sao ? Dễ bùi tai ư ?
Nói vậy chứ tôi cũng đào ra được số tiền cần thiết vì không còn cách chọn lựa nào khác. Đưa nhau ra tòa thì mệt quá vì hợp đồng làm giấy tay thỏa thuận giữa hai bên không có chứng thực của chính quyền địa phương. Dọn nhà cũng mệt. Tiền nhà bề nào cũng phải trả, một lần hay nhiều lần thì cũng vậy. Để đỡ ngượng, tôi nhờ một người quen mặt mày nghiêm nghị, có khiếu diễn xuất, rỗi việc, để đưa đến gặp bà chủ nhà của nơi tôi định thuê.
- Thưa bác nhận giùm cháu hộp bánh Trung Thu và gói quà. Đây là Đức, chủ nhà cháu đang thuê.
Đức chào, không cười. Ba người ngồi xuống xong tôi bắt đầu trình bày.
- Như đã tính với bác, cháu định dọn vô hồi cuối tuần trước nhưng cái ông này ...
Đức nói:
- Thưa bác, cháu chưa bán được căn nhà nên năn nỉ chị đây ở lại để trừ số tiền mà cháu còn nợ. Vợ chồng cháu đang kẹt ...
Lập tức bà chủ nhà sa sầm nét mặt, quắc đôi mắt - mà mấy lần gặp trước không thấy nét dữ - phang một cái nhìn bốc lửa lên toàn thân diễn viên bất đắc dĩ. Cái nhìn cháy dọc xuống rồi đi ngược lên, phừng ngay trên mặt diễn viên.
- Ông nói sao ? Ở đời tôi chỉ trọng chữ tín. Không có tiền thì làm sao cho có để trả người ta. Tôi đã dọn dẹp sạch sẽ 3 phòng trên lầu, thuê người ta khiêng đi ba cái đồ gỗ nặng muốn gãy xương sống, đã thông qua với Công An Phường, con trai tôi với bạn bè nói cũng mừng có cô đây về ở chung học hành thuận tiện ...
- Thưa bác cháu tưởng bán được căn nhà ...
- Tưởng sao được ? Khu đó nằm trong kế hoạch giải tỏa ai cũng biết. Đời bây giờ đâu còn ai khờ nữa đâu mà gạt.
- Thưa bác ...
- Còn thưa với gửi nữa ? Chắc thấy cô giáo có một thân một mình định lừa người ta ? Ăn ở thất nhơn thất đức. May mà tôi không đòi cô giáo đặt trước tiền cọc. Ở đời trọng nhau chữ tín ...
Gần nửa giờ đồng hồ bà bác sĩ mắng té tát vào mặt tên chủ nhà giả hiệu. Liệu chừng rồi cũng chỉ trao qua trả lại mấy câu lẩn quẩn, chúng tôi chào cáo lui rút trong khi bà chủ nhà còn đang ngon trớn.
Xe chạy khuất ngỏ hẻm vài chục thước, Đức ngoái lại phía sau cười khẩy:
- Chị chơi cú này hơi ác.
Tôi dỗ:
- Thôi mình đi ăn tối rồi uống cà phê nghe nhạc.
Đức đổi ga băng xe phơi phới trong trời đêm mát mẻ. Chưa chắc cha chủ nhà thật diễn được pha này. Diễn viên hạng ba ngồi trên ghế thấp có lưng tựa, đầu gối nhô cao, hai tay nắm lại kẹp giữa hai vế, mặt cúi gằm, mắt ngó ngược lên lòi lòng trắng. Y như tử tội trên ghế điện. Trong bữa ăn tối Đức thú thật:
- Lúc đó tôi buồn ngủ muốn chết nhướng mắt không nổi. Đêm trước chơi xì phé với mấy thằng bạn đến 4 giờ sáng. Chuyện của thiên hạ mình buồn ngủ là phải.
- Anh làm được cho tôi chuyện này tôi rất mang ơn. Một mình tôi không dám vác mặt đến xin lỗi bà bác sĩ vốn là phụ huynh của học trò mình. Còn cha chủ nhà thì không chịu diễn. Công nhận anh có tài năng tiềm ẩn, nhờ tôi tạo điều kiện cho nẩy nở kịp thời trước khi bị thui chột.
Tôi ký lại hợp đồng mới, trả hết tiền nhà cho 8 tháng. Do số tiền hơi lớn đối với một cô giáo nên có thêm chữ ký của hai nhân chứng, một phe ta và một phe địch. Phe ta là tổ trưởng dân phố khu tôi đang ở, lần đầu tiên ghé qua tệ xá. Đợi cho phe địch ra về, bà tổ trưởng bỏ giọng nhỏ to:
- Ở đây hai năm cô thấy sao ?
- Dạ căn nhà cũng hơi rệu, còn xung quanh thì ồn quá. Nhà bên phải hình như mới sắp cái đồng hồ báo thức; đúng 5 giờ sáng có tiếng kèn tây thổi te te te tò te tí te, te tí te, tò tí tò, te te ... rồi có giọng Mỹ mời thức dậy, chào buổi sáng.
- Ý tôi muốn nói cô có thấy gì lạ không ?
- Dạ cháu cũng chưa hiểu ý bác lắm.
- Nhà này có ma. Ai cũng bị ông già trước đây là chủ đầu tiên hiện hồn về đòi lại nhà.
- Trời! Bác nói gì vậy ? Sao bác để cho cháu giao cho người ta bảy triệu rồi bác mới nói ?
- Thấy cô nặng vía tôi mới nói, chứ đàn ba thai nghén thì tôi ngại. Cách đây một căn cũng có ma về bóp cổ chủ nhà mới; cái ông Thịnh bị tai nạn xe dập ống quyển đó. Đã nằm một chỗ mà đêm nào cũng bị ma hành la hét rùm trời. Cô thật sự không thấy gì lạ sao ?
- Dạ không! Lúc mới ở cháu có nghe cái tủ đứng trong phòng ngủ thỉnh thoảng chuyển răng rắc, nhưng nghĩ đồ gỗ co dãn theo thời tiết là chuyện thường. Trên gác nóng lắm.
Bà tổ trưởng về rồi, tôi gọi điện thoại cho một bà bạn kể chuyện nhà có ma. Bà bạn cười ặt ặt, xong buông giọng:
- Phải cúng.
Cha, chuyện này căng à. Từ trước đến giờ tôi chưa hề đi chùa chiền hay nhà thờ, cũng không thích việc giỗ chạp cúng kiến. Cha tôi chết cách đây không lâu mà nhớ mãi cũng không ra chính xác ngày tây ngày ta. Mấy năm đầu còn ghi trong sổ tay 5.1 âm lịch, sau lại lộn qua 1.5 là ngày quốc tế lao động, từ đó lơ luôn nhớ chi cho mệt. Hồi ông còn sống ngày nào mẹ tôi cũng mắng hư mắng thúi, vậy mà lúc ông qua đời bà khóc ti tỉ, lập bàn thờ cúng giỗ đều đều hằng năm nấu toàn các món ba tôi thích ăn lúc sinh tiền: hủ tíu xào giá, canh rau thơm lòng gà, hẹ bông xào thịt ba rọi. Bà mắng lũ chúng tôi quân bất hiếu, nhân nào quả nấy, mai mốt con cái nó trả cho biết, quả báo nhãn tiền khỏi đợi kiếp sau.
Chưa kịp cúng ông chủ nhà thì tối đó cụ về. Tôi đang lơ mơ chưa ngủ hẳn, còn nằm ôn lại các cảnh trong phim Hận Thù Sôi Sục: một kỹ sư xây dựng cất nhà trên bãi đất trống trước bãi tha ma đã bị bang thành bình địa, chủ nhân các ngôi mộ ùa về báo oán bắt mấy đứa con gái nhỏ xíu của ông ta. Phim chỉ có vậy nhưng không khí lạnh lẽo miền núi Carphathian nước Nga và mưa bão ven biển Cornwall làm tôi bần thần. Ông cụ đứng ngay chân giường.
- Sao, bây giờ bà biết tôi đang ở ngay trong nhà này với bà, bà tính sao ?
Tôi bật người dậy nhưng lưng và đầu như có cái gì níu chặt lại. Tôi quơ quơ hai chân ló ra tấm chăn, miệng ú ớ:
- Ai vậy ? Ai vậy ?
- Tôi chứ ai! Bà đừng làm bộ. Hồi sáng này mụ tổ trưởng nói với bà rồi. Bấy lâu nay thấy bà ở một mình tôi lơ cho bà yên ổn làm ăn. Biết chuyện rồi chẳng lẽ bà vẫn cứ tỉnh bơ ? Tính phải quấy sao coi cho được.
Tôi tiếp tục quẫy hai chân như cá mắc cạn, cổ nghẹt cứng không phát ra được một âm nào ngoại trừ tiếng khè khè. Ông cụ nói xong đi khoan thai đến cửa phòng ngủ mở ra, khép lại. Tôi nghe tiếng chân bước từng nấc xuống cầu thang. Vậy là ông ta trụ tầng dưới, mình ngủ trên này, cũng tiện. Nói vậy chứ tôi thức luôn đến sáng nằm hình dung lại ông cụ: áo sơ mi nhăn nhíu bỏ trong quần tây rộng, đầu hói mặt xương, hai con mắt nheo nheo, kính lão trệ xuống mũi, cằm nhẵn thín. Trông giống một công chức già thời Pháp thuộc. Năm giờ kèn tây bên kia vách thổi:
Te te te tò te tí te
te tí te, tò tí tò
te te ...
Tôi bắt đầu một ngày bình thường, pha cà phê ngồi uống tà tà tự hỏi ông cụ đâu, ban ngày cụ làm gì, rình tôi từ góc nào, sao không giỏi ngồi đối ẩm chơi, chờ chi đến ban đêm mới giở giọng ngầu. Tôi thay quần áo đi dạy, hơi mệt vì mất ngủ. Trước khi dẫn xe ra khỏi nhà tôi nhìn chằm chằm vào các góc trong phòng khách:
- Cho ông ở nhà một mình cho đã, coi chừng giùm cái nhà, tôi đi đến chiều mới về. Hẹn tái ngộ buổi tối.
Tối đó ông cụ trở lại thật. Bên nhà hàng xóm còn xem ti vi, có tiếng trẻ con khóc, xe gắn máy vẫn còn xẹt qua xẹt lại trong xóm nhỏ, nắp cống gập ghềnh kêu đánh bụp mỗi khi có xe trườn qua. Tôi còn thức ngồi chờ trên giường hạ quyết tâm đêm nay bàn bạc cho ra lẽ. Ông cụ ngồi ghé trên cái ghế thấp cạnh cửa sổ.
- Bà muốn chơi tay đôi với tôi phải không ?
Tôi khò khè một lát rồi tự nhiên bật ra được.
- Cụ muốn gì ? Tôi ở đây giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, làm ăn lương thiện, tiền bạc sòng phẳng, đạo đức tốt, có giấy công nhận danh hiệu 6 Chuẩn Mực Gia Đình Văn Hóa do đồng chí chủ tịch phường Lý Thanh Châu ký ngày 21 tháng 01 năm 1998, hồ sư lưu mang số 109/GDVH ...
- Thì tôi cũng thấy vậy. Chủ trước dẫn gái về ngủ ngay trên cái giường này, cụ giơ ngón trỏ phất lên phất xuống hai ba cái. Bà thấy cái chân giường trong góc đã được thay mới không ? Bọn nó quậy rầm rầm cả đêm không nghỉ ngơi gì được.
May mà lúc mới thuê tôi đã yêu cầu hai vợ chồng ông chủ nhà khiêng tấm nệm Kymdan, không thôi thì quá mất vệ sinh. Tôi nhỏ nhẹ:
- Vậy cụ cứ yên tâm.
- Bà tưởng như vậy là bà tốt lắm rồi ư ? Người sống luôn luôn nghĩ mình tốt lành khi đã chu toàn một số trách nhiệm gia đình và xã hội.
Chắc ông cụ muốn mắng quân bất hiếu là tôi, không nhớ nổi ngày giỗ của thân sinh. Tôi giải bày:
- Thưa cụ cha cháu lúc sống phá phách tưng bừng. Lúc mang thai cháu mẹ cháu suýt soát năm mươi còn ông ấy thì bị ma men nhập đã hơn 30 năm, vậy cháu là sản phẩm của tuổi già và hèm rượu chứ đâu phải trái ngọt cây lành. Các anh chị cháu không ai lãnh trọn nguyên băng đạn như vậy, họ khỏe mạnh tỉnh táo hơn nhiều. Cháu ra đời nhằm đêm có trăng, ông già say bí tỉ ra đứng ngó mông lên trời thấy mặt trăng đang vàng khè bổng trổ màu đỏ ké nên đặt tên cháu là Nguyệt Hồng. Rồi tuổi thơ èo uột, tuổi trẻ dật dờ. Thiết nghĩ lúc ông còn sinh tiền cháu không yêu kính được nếu không nói là hận thù, nay thờ cúng e rằng giả dối.
Ông cụ gầm lên:
- Cha chả! Nói vậy mà nghe được à ? Bà có phải Tề Thiên Đại Thánh nứt đá chui ra đâu mà giở giọng bạc. Con nghịch hầu đó nó không có chỗ để xức dầu cù là, còn bà thì có lỗ rún. Tôi đây lừng lẫy một thời trong gia đình, cờ bạc ăn chơi rượu chè bất tận, đánh đập vợ con không run tay mà chết đi chúng nó còn nhớ Thanh Minh để đi rẩy mả.
Đột nhiên ông già đứng dậy, vẫn cái áo sơ mi dài tay nhăn rúm nhét trong các lưng quần rộng rinh. Cụ quắc đôi mắt kèm nhèm nhìn tôi giật dữ.
- Thôi, đêm nay như vậy đủ rồi. Nghĩ lại xem bản thân mình còn thiếu sót với bao nhiêu người ? Bà thu xếp hôm nào đi với tôi.
Khoan thai cụ tiến đến cánh cửa trổ ra ban công. Tôi định nói ngoài đó có rào lưới B.40 nhưng sực nhớ không cần thiết. Cụ mở cửa, khép he hé, quẹo trái rồi khuất sau góc tường. Tối nay ông lão đi chơi không thèm ngủ nhà. Như ông ta thì đi chơi đâu có vui ? Bất quá ra nghĩa địa họp tổ, hoặc đi rình mấy chỗ khác để hù mấy người yếu bóng vía. Tôi vững hơn đêm trước nhiều, nhất định không bước ra gài cửa để coi sáng hôm sau sự thể ra sao. Nếu giọng Mỹ chào buổi sáng bên kia vách cất lên mà nhìn ra thấy cửa vẫn còn mở là đích thị nhà có ma. Thường thì dù trời nóng đến mấy tôi vẫn không bao giờ dám để cửa ban đêm. Lại còn rủ hôm nào bà đi với tôi. Xuất hồn theo ông cụ lỡ ham vui như Lưu Nguyễn, lúc về trần, nhà thuê biến thành bể dâu uổng toi bảy triệu bạc.
Như đêm trước tôi cố gắng không ngủ, để theo dõi chính mình thì đúng hơn. Không đủ kiên nhẫn chờ kèn tây, khoảng 4 giờ sáng tôi lò dò bước đến cái cửa trổ ban công đẩy nhẹ. Chốt không cài. Bỏ mạng. Sẽ không ai tin câu chuyện tôi kể, trừ bà tổ trưởng. Nhưng tôi sẽ không hé răng; nói ra một hồi sẽ lộ tẩy cái quân bất hiếu là tôi. Bấy giờ tính sao đây, hay là chờ thêm vài hôm để thu thập thêm dữ kiện. Những buổi đứng lớp đã có dấu hiệu sật sừ, các trò thắc mắc:
- Cô bệnh hả ?
- Đâu có, tôi vẫn khỏe như thần.
Vừa nói tôi vừa lảo đảo đẩy cái xe ra khỏi bãi đậu xe giữa sân trường. Mới thức có hai đêm mà đã muốn cảm. Tôi quanh xe về Tân Định ghé dịch vu. Photocopy của bà bạn để chụp bài cho các lớp ngày hôm sau. Thấy mặt, bà bạn kêu:
- Trời! Sao xanh dờn vậy ? Bệnh hả ?
- Y như muốn cảm.
- Không phải cảm đâu. Âm khí vần vũ lên cả hai chân mày đè cái mặt bà tối hù. Bà bị rồi! Cúng chưa ?
- Chưa.
- Tôi đã nói cúng đi, để lâu thần sắc càng suy nhược, có khi quá trễ phải nhờ đến thầy mà chưa chắc gỡ được.
- Thầy gì ?
- Thì thầy pháp, thầy bùa. Hỏi ngớ ngẩn.
Nhớ lúc còn đi học, có lần tôi lần mò chen đám đông vô xem một đám cúng. Một ông thanh niên mặt mũi sáng sủa trùm vuông khăn đỏ đảo xoay lia lịa, mồm lâm râm ư ử một thứ tiếng lạ. Đang xoay, đồng bỗng hước lên một tiếng như nấc cục đoạn lừ mắt nhìn đám đông; chợt đồng chỉ thẳng ngón tay vô mặt tôi, hét giọng mái:
- Con tiểu yêu kia đi chỗ khác chơi!
Hét xong đồng thăng, còn lại ông thanh niên sùm sụp khuôn vải đỏ ngồi xếp bằng rũ mềm như gà rút xương. Đám đông lao xao hướng về phía tôi. Một bà phốp pháp dậm chân thình thịch dọa:
- Mày phải không ? Mầy nặng vía đi khuất mắt Cô Ba đi, bả giận rồi đó! Khôn hồn thì chạy.
Tôi buộc hai vạt áo dài xách guốc chạy vắt giò lên cổ mặc dù chẳng có ai rượt. Bà tổ trưởng mới đây cũng nói tôi nặng vía vậy thì âm khí vần vũ ngả nào ? Tuy vậy tôi không dám kể cho bà bạn nghe cuộc gặp gỡ ông cụ trong hai đêm qua. Có cái gì mê hoặc dữ dội trong chuyện này khiến tôi tò mò muốn đi xa hơn. Tôi về nhà uống hai viên thuốc cảm rồi đi nằm.
Không thấy ông cụ đâu. Tôi nghỉ dạy ở trường lẫn các lớp nằm vùi run cầm cập ba ngày vừa lạnh vừa sốt. Mấy lúc như vậy sao không hiện hồn về bầu bạn với kẻ cô đơn. Chắc có chỗ khác vui hơn. Có lúc tôi thiếp ngất mê thấy có cái huyệt thật lớn đào sẵn bị ngập mưa, bàn ghế nhô lên từ dưới nước, các trò - trong đó có cậu con trai bà bác sĩ - bì bõm quây quần quanh bàn, cô giáo ngồi dạy học như thường. Xung quanh cây xanh gió mát, cảnh trí thật thơ mộng hữu tình. Thỉnh thoảng tôi choàng mắt dậy bò dậy pha sữa uống thuốc rồi lại nằm vật ra chờ. Đến ngày thứ tư thì ông ta về, quần áo nhàu nhượi:
- Bà sẵn sàng chưa ?
- Tôi đang bệnh muốn chết đây cụ.
- Cũng phải đi thôi vì tôi xếp đặt hết cả rồi.
- Mà đi đâu mới được chứ ?
Ông ta không trả lời nắm chân tôi kéo ra khỏi giường. Một luồng khí lạnh chạy dọc xương sống làm tôi rùng mình. Quơ chân tìm không thấy đôi dép, tôi để chân đất lẻo đẻo theo ông ta ra cái cửa trổ ra ban công, trên người mặc bộ đồ ngủ chua è, đầu tóc bù xù, bụng lép kẹp. Chợt cuồng phong nổi lên rồi gió thổi ù ù hai bên mang tai. Tôi cong hai cánh tay lên che mặt đỡ gió. Đèn đóm phố phường tất cả đều biến thành những vật dài trôi xoèn xoẹt ngang mặt. Như vậy lâu lắm rồi bỗng im vắng tứ bề, đêm đen đặc như mực tàu. Ông cụ vẫn một tay níu chặt vạt áo tôi lôi đi, một tay bơi bơi trong không khí như lái đò mất chèo. Xa tít đằng kia có một đốm lửa lập lòe, liền sau đó tôi thấy mình đứng trong một ngôi nhà đá, hơi lạnh phả ra từ sàn nhà ẩm ướt. Mùa ẩm mốc trộn lẫn với mùi gì như cơm thiu xộc lên tới óc.
Khi mắt đã quen với bóng tối, tôi giật bắn toàn thân thấy một nhóm người lố nhố già trẻ đang ngồi nghiêm nghị, trân trân hướng về phía tôi và ông cụ. Trông họ buồn như có ai chết, mắt trõm lơ lạc thần. Có vẻ như họ đã ngồi trên bệ đã có lâu lắm rồi để chờ đợi một cuộc hạnh ngộ được xếp đặt trước. Tôi nheo hai mắt cận thị nhìn từng người. Cha tôi kia. Ông ngồi tựa lưng vô vách đá thở khò khè, bụng trương to, hai chân sưng vù; đúng hình ảnh lúc ông trút hơi thở cuối cùng. Ông lờ đờ nhìn tôi như người ta nhìn vu vơ vào khoảng trống.
Kế bên là một thiếu phụ tôi không quen, rồi tôi thấy Tấn. Tấn là người bạn lớn của tôi khi tôi mới 16 tuổi. Gặp tôi trong tiệc sinh nhật của Hoàng Chi, Tấn đến cạnh ngồi nói chuyện, xin phép mai mốt đến nhà tôi chơi. Anh tặng tôi những quyển sách tiếng Pháp loại bỏ túi trang đầu bao giờ cũng ký tắt NgHt, Nguyễn Hữu Tấn. Anh giải thích thêm đó cũng là tên ghép của tôi và anh. Tấn làm thông dịch viên chiến trường, tử nạn ơ ? Lộc Ninh; ngực anh thủng một lỗ to, áo trâyđi còn vết cháy sém bê bết những bệt đất đỏ. Tôi không biết Tấn yêu tôi cho đến khi người nhà của anh trao cho tôi một gói nhỏ trong đó có cái thư viết dở và hai quyển sách mà trước đó anh có hứa là sẽ gửi cho. Lúc chết anh mới 25 tuổi còn tôi bây giờ là một mụ già 50, mặc đồ ngủ đi chân đất. Đôi mắt sâu của anh như thụt hẳn vô trong hốc sọ.
Bỏ hai người nữa là Phương, anh rể tôi, Phương theo đuổi chị tôi mười năm mới được chị tôi đồng ý cho cưới. Sau khi sống cũng chưa đầy một năm chị tôi vì công việc phải đi xa, anh ở nhà ngoại tình lung tung với nhiều người trong đó có tôi. Anh thắt cổ chết bỏ lại chị tôi biết bao điều thị phi và đứa con trai 4 tuổi. Anh ngồi lặng lờ, trên cổ còn vết xiết của dây dù. Trông anh lỏng le trong bộ pyjama màu hột gà có viền nâu, đôi mắt dại bất động sau chiếc kính gọng vàng. Lúc cắt dây đưa anh xuống đất, nhiều người thắc mắc sao ông này thắt cổ mà còn mang kính. Lúc ấy anh 43 tuổi.
Sau lưng là anh Từ, sĩ quan Hải quân, người phồng to như bị trương sình. Anh biết tôi khi tôi nhỏ xíu còn ngửa tay xin tiền mẹ mua xí muội. Còn nhớ những bức thư anh viết về từ Nha Trang, Đồng Đế kể chuyện huấn nhục thời gian anh mới vào binh chủng. Anh hay nói đùa xin phép mẹ tôi cho gửi mấy bao gạo nuôi tôi lớn để cưới làm vợ. Tôi không biết là Từ đã chết, tưởng anh lưu lạc đâu đó sau biến cố bảy lăm.
Gần đó là Tô Châu và Albert, cả hai thân thể móp méo siêu vẹo sau tai nạn xe hơi ơ ? Nice. Tô Châu là cháu gọi tôi bằng cô Út, con ông anh cả. Tuy cô cháu nhưng tuổi tác ngang nhau thường chơi chung như bạn, còn vị hôn phu của nó bây giờ tôi mới thấy mặt: bộ râu quai nón rậm rịt như xiết chặt quai hàm vô phương nhúc nhích. Hai người ngồi im như tượng, kiểu những pho tượng bằng đá nhưng chưa được đẽo gọt kỹ còn lam nham thô ráp theo cố ý của nhà điêu khắc.
Ông già lên tiếng:
- Tất cả đây là người thân của bà.
Tôi nói, nghe giọng mình tỉnh rụi.
- Tôi không biết một số người ở đây. Có tất cả 12 người nhưng tôi chỉ nhận ra phân nửa.
- Đó là tại vì bà vẫn vô tâm như lúc còn ...
- Còn sống chứ gì! Tôi đâu có hồn lìa khỏi xác. Cụ lôi tôi đến đây làm chi vậy ? Cụ nhìn xem, bọn họ giống như bồi thẩm đoàn ngồi quan sát bị cáo là tôi, với cụ là người buộc tội, còn thẩm phán đâu ? Lố bịch quá. Trừ cha tôi ra, những người này có liên quan đến tôi nay vẫn còn trẻ măng so với mụ già này - tôi hung hăng đấm thùm thùm vào ngực, đổi giọng quạu - Ông muốn gì mới được chứ ? Tôi không ăn nhậu gì đến những cái chết. Chính họ tự xông pha vào cõi bên kia. Ông nhìn xem ai sướng hơn ai ? Trong khi tất cả mưu sinh, họ ngồi lờ đờ chơi đâu có vướng bận gì.
- Họ sẽ không thốt ra một lời nào nếu bà không tỏ ra phục thiện một chút. Ngó bộ bà chẳng mảy may xúc động khi gặp lại người thân, lại còn quên bẳng đi những người còn lại.
- Mọi biểu tỏ bây giờ có ích gì ? Cho rằng ít nhiều tôi là động lực đẩy họ đến chỗ chết - tôi chặc lưỡi - mà điều này thì vô lý quá, ông tính họ sẽ làm gì tôi đây ? Cho rằng tôi cũng là một phường ma đói như họ như ông thì rồi cũng đi lang bang hù nhát người này người kia, ngon lắm thì bắt hồn người kia người nọ rủ rê cho đông đảo thêm cái cộng đồng vô tích sư ....
- Im ngay, nghịch tử! Ông cụ quát lên - Ngậm máu phun người trước dơ miệng mình. Bà nhìn kỹ lại họ đi. Đó là những người đã từng yêu thương bà. Cuộc sống yên ổn của bà bấy lâu nay đâu phải dưng không mà có. Đã bao lần hoạn nạn xẩy ra trong đời, bà kêu réo cầu khẩn ai trong lúc tuyệt vọng ? Con gái bà sốt xuất huyết thập tử nhất sinh bà van vỉ các oan hồn xin được chết thế mạng con. Lần hụt giò ở biển Vũng Tàu ai kéo hai mẹ con lên ? Ai chận lại chiếc xe đò bị hỏng hộp số khi đang buông dốc ? Ai ghìm lại ngọn lửa đang cháy sém sau lưng nhà bà ? Có phải mùa thu năm ngoái bà đã ra nghĩa địa Place de L"Eglise đứng trước mộ của hai vợ chồng Tô Châu xin họ che chở cho con gái bà đang bơ vơ xứ người ? Còn ai vô đây tìm cách ngăn cản không để cho bà thuê cái căn nhà của con mẹ chằn ăn trăn quấn ? Còn nữa và còn nữa. Chậc, cái kẻ vô lương tâm như bà có kể lắm cũng vậy thôi. Đã đành sống chết là lẽ thường tình nhưng bà không được coi thường cái lẽ của trời đất. Tôi ân hận đã đưa bà đến đây. Họ từ nghìn trùng quay về ...
Phiên tòa không có luật sư, Thẩm phán. Tôi tự đối chất với một mình ông lão công tố viên. Bọn họ ngồi bất động, ánh mắt lúc níu lúc buông. Có lẽ tôi hơi đuối lý bởi những điều ông cụ nhắc nhở đều có thật và làm tôi sởn tóc gáy. Thật tình tôi không biết họ đã đuổi riết sau lưng qua từng ấy năm tháng mà rồi cuộc hạnh ngộ đã làm họ ngỡ ngàng. Tôi xấu hổ quay ngang. Ngoài cha tôi, Tấn, Từ, Phương, Tô Châu và Albert còn những người kia là ai ? Sao tôi không moi ra được trong trí nhớ một chút gì quen thuộc. Lão già, phải rồi chỉ có lão già mới đẩy tôi về được khá khứ và giữ tôi lại. Ông ta ăn chịu sao với những người này ? Tôi liên quan gì đến những cái chết kia, hay họ toa rập nhau chỉ để trêu chọc tôi ? Gió bỗng bật thổi ào ào rồi tôi thấy mình như bị tống ngược ra ngoài, còn kịp thấy hun hút trước mặt là các hốc đen mờ mờ những bóng người ngồi trên bệ đá.
Có người cạy cửa vào được nhà đang hấp tấp bước hụt trên cầu thang. Lúc đầu nghe tiếng động tôi tưởng ông cụ nhưng khi hé mắt nhìn ra cửa sổ thấy có ánh sáng biết là ban ngày. Ma không đi chơi ban ngày. Nắng lọc qua tấm màn cửa màu vàng đất, dịu lại loang nhòe trong phòng. Bà bạn đứng ngay bên giường cúi nghiêng người lắc vai tôi, vẻ hốt hoảng.
- Trời ơi bà bệnh sao vậy ? Tôi gọi điện thoại mấy ngày nay không thấy trả lời.
Bà này tôi quen mà. Tôi lặp bặp môi thều thào nhưng không phát được âm nào. Sau đó hình như có thêm vài người nữa nhưng tôi đuối hơi nhắm tịt mắt lại, chỉ có tiếng lao xao. Họ lại kéo hai chân tôi ra khỏi giường, không nghe gió thổi ù ù như lần trước. Hai nách tôi bị xốc ngược trong khi đầu gối gập lại, người khuîu xuống. Tôi nghĩ, lần này tiêu rồi. Bây giờ mình cô đơn, bởi sau lưng đâu còn ai.
Trần Thị Ngh.
Sài gòn, tháng 10, 1998 |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Ngọ Khúc - Trần Thị Ngh | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |