Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Thành nhà Hồ, công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam Sat 03 Mar 2012, 03:55 | |
| Thành nhà Hồ, công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam Được xây dựng bằng những phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm tới 6 m, xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính, hơn 600 năm qua, hệ thống tường bao quanh thành nhà Hồ vẫn còn khá nguyên vẹn.
Cận cảnh thành nhà Hồ
Cổng thành phía Nam là cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Cổng này có ba cửa (cửa giữa rộng 5,82 m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m).
Cổng thành phía Bắc.
Cổng phía Đông
Cổng phía Tây.
Các cổng được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.
Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới hơn 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn.
Nếu như mặt ngoài tường thành được ghép bằng đá xanh thì mặt trong tường được đắp bằng đất và đá nhỏ.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại với rất nhiều thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hiện nay một số đoạn thành ở khu vực phía đông và phía bắc đang bị sạt lở.
Theo sử sách trong thành có điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng... rất nguy nga, chẳng khác kinh đô Thăng Long. Dấu tích nền móng của những cung điện xưa đang nằm ẩn mình dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng... Ảnh chụp mặt trong thành nhà Hồ nhìn từ cổng phía Nam.
Ở giữa hoàng thành giờ chỉ còn lại hai con rồng đá bị chặt mất đầu. Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ, đôi rồng đá này thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam...
Từ năm 2004 đến nay, qua nhiều lần khai quật khảo cổ quần thể di sản thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện hàng chục nghìn di vật, hiện vật quý liên quan đến triều Hồ như bi đá (dùng kết hợp với các con lăn để vận chuyển những khối đá lớn phục vụ việc xây tường thành)...
Gạch bìa bằng đất nung dùng để xây dựng phía trên lớp tường thành bằng đá, nhằm tạo độ cao cho thành, cũng như tạo điều kiện cho quân sĩ quan sát xung quanh thành khi tuần tra, canh gác.
Ngói đầu đao, đầu rồng... dùng để trang trí góc mái cung điện thời nhà Hồ.
Đầu chim phượng. Cùng hàng nghìn hiện vật bằng gốm có giá trị khác.
Đặc biệt, trong đó có các loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền. Điều đó chứng tỏ công tác phòng thủ quân sự được triều nhà Hồ rất chú trọng. Để hoàn thiện việc định đô của vương triều, năm 1402 nhà Hồ đã cho xây dựng đàn tế Nam Giao ở Đốn Sơn cách thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía đông nam. Đây là nơi hàng năm vương triều Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc vào những dịp đại xá thiên hạ. Vật liệu kiến trúc chính để xây dựng đàn là đá xanh và gạch ngói bằng đất nung. Một công trình được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Giếng Vua (hay còn gọi là giếng Ngự Duyên, Ngự Dục). Giếng có hình vuông, được kè đá, dùng để cho nhà vua tẩy trần trước khi hành lễ trên đàn tế. Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.
Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần. Cổng thành phía Nam là cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Ảnh: Lê Hoàng.
Thế đất được chọn nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi. Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4 km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50 m. Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành. Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5 m, chiều Đông - Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng Tiền - Hậu - Tả - Hữu. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82 m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa. Tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402.
Trải qua hơn 600 năm với những thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, tường thành phía ngoài còn khá nguyên vẹn. Ảnh: Lê Hoàng. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây dựng rất gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng. Theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng... rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.
Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây dựng rất gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng. Theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng... rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. “Cùng với cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, tỉnh Thanh Hóa rất vinh dự và tự hào vì có một kinh thành được công nhận là di sản văn hóa thế giới”, Ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND Thanh Hóa cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử của di tích này.
Lê Hoàng |
|