Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một đôi điều về bài thơ Mộ (Chiều)Của cụ Hồ chi Minh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Tiểu Nhã Đình



Tổng số bài gửi : 62
Registration date : 27/02/2012

Một đôi điều về bài thơ Mộ (Chiều)Của cụ Hồ chi Minh Empty
Bài gửiTiêu đề: Một đôi điều về bài thơ Mộ (Chiều)Của cụ Hồ chi Minh   Một đôi điều về bài thơ Mộ (Chiều)Của cụ Hồ chi Minh I_icon13Thu 01 Mar 2012, 18:12

Tôi đã đọc thắc mắc của bạn Hương tình yêu và ý kiến của một vài bạn xung quanh bài thơ này. Tôi cũng đã đọc một vài bài bình về bài thơ này . Những bài bình ấy làm tôi không thỏa mãn. Nó có vẻ hơi khiên cưỡng khi người viết cố áp đặt cho nó những điều vốn nó không có ( có thể là vì một lí do tế nhị nào đó) Vì vậy tôi mạnh dạn viết bài này
    Quyện điểu qui lâm tầm thúc thụ
    Cô vân mạn mạn độ thiên không
    Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
    Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Điều đầu tiên phải nói rằng : Đây là một bài thơ hay, rất hay và độc đáo. Nó hay và độc đáo ở ngay trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ . Những bài thơ tả cảnh như thế này các thi nhân đều làm trong những lúc trà dư ,tửu hậu, nhàn nhã còn cụ Hồ chí minh làm nó trong lúc bị giải đi tù. Trong hoàn cảnh đó, phải là một người rất lạc quan, rất tin vào lí tưởng của mình, rất tin vào sự chiến thắng của con đường mình đã lựa chọn thì cụ mới có thể ung dung ngắm nhìn phong cảnh, cảm hứng viết thơ như một người đang du ngoạn Phong thái đó chỉ có thể tìm thấy trong những vĩ nhân. Nếu không hiểu điều này bài thơ bị mất một nửa giá trị
    Quyện điểu phi lâm tầm thúc thụ
    Quy lâm mạn mạn độ thiên không

Hai câu đầu đẫm chất đường thi. Hai câu tả cảnh và là hai câu thực . Chim mỏi cánh rồi đi tìm chỗ để ngủ. Trên trời,những đám mây cô độc đang chầm chậm trôi về rừng. Chỉ với hai câu một cảnh chiều bình yên ở một miền rừng núi vắng vẻ đã được nhà thơ vẽ nên một cách sinh động. năm từ “mạn mạn độ thiên không” thật là tuyệt bút. “Mạn mạn”có nghĩa là chậm chạp, từ “Độ” có nghĩa từ từ . Đọc cả câu “Mạn mạn độ thiên không”người đọc có cảm giác thời gian như ngưng đọng lại. Nhịp thơ kéo dài triền miên tạo nên được một cảm giác vắng vẻ u buồn của một miền sơn cước
Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì đó chưa phải là Hồ chí Minh mà ta mong đợi . Vì tất cả các nhà thơ đường đều làm được điều này. Ta thử đọc một vài câu thực của những bài thơ đường nổi tiếng để thấy được điều đó
    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Hay như
    Cốc khẩu sơn tàn hoàng điểu hi
    Tân di hoa tận hạnh hoa phi

Ta sẽ thấy tất cả các nhà thơ đường đều có thể chỉ bằng hai câu thơ mà vẽ nên một bức tranh rất sinh động. Vậy đâu là sự khác biệt của một bậc vĩ nhân, của một danh nhân văn hóa thế giới?
Điều đó nằm trong hai câu kết của bài thơ. Đối với các nhà thơ xưa,cái tôi của thi nhân bao giờ cũng là trung tâm của bài thơ. Muốn nói trời nói đất gì thì nói thì cuối cùng câu kết bao giờ cũng nhằm nói đến tâm trạng, một ước vọngcủa chính tác giả. Cái “Tôi”của người viết trùm lên toàn bộ bài thơ. Ta thử đọc một vài câu kết của những bài thơ nổi tiếng để thấy được điều này
    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu (tôi say nằm lăn ở sa trường anh đừng cười)
    Cổ lai chinh chiến thử nhân hồi ( vì xưa nay đánh trận mấy ai trở về)

Hay
    Thi liên u trúc sơn song hạ ( Thương mấy cây trúc lặng lẽ trước song)
    Bất cải thanh âm đãi ngã quy (Không thay màu chờ ta về)

Nhưng trong bài mộ này thì khác. Cái “Tôi” của người viết đã biến mất mà thay vào đó là một cô thôn nữ và chính cô đã trở thành trung tâm của bài thơ
    Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
    Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Giữa cảnh chiều vắng vẻ, u buồn hình bóng một cô gái hiện lên làm không khí thay đổi hẳn. Thời gian như ngưng đọng của hai câu thực bắt đầu chuyển động. Nếu hai câu thực “Tĩnh”bao nhiêu thì hai câu kết lại “ Động” bấy nhiêu.Đặt hai câu động cạnh hai câu tĩnh, bản thân sự sắp xếp này đã chứng tỏ bút lực dồi dào của người viết. Chúng tôn nhau lên làm cả hai đều rực rỡ
Tôi xin tự nhận tôi là người đọc không nhiều. nhất là cổ thi nhưng những bài cổ thi nổi tiếng tôi đều đã đọc và tôi chưa đọc được một bài thơ tả cảnh nào lấy con người làm trung tâm của bài thơ cả. (Tôi xin giới hạn điều này ở thơ tả cảnh vì những bài thơ cổ tố cáo chế độ , thương sót người nghèo như bài bần nữ của Tần thao Ngọc hay bài Thạch hào lại của Đỗ Phủ thì lại khác. Nhưng kể cả những bài đó hình ảnh con người cũng không phải là trung tâm của bài thơ mà phải nói chính xác là số phận con người mới là trung tâm của bài thơ)
Đây là bài thơ tả cảnh nếu không nói là duy nhất thì cũng là cực kì hiếm hoi đã lấy hình ảnh con người làm trung tâm của bài thơ và đấy,theo tôi,chính là sự khác biệt giữa một danh nhân văn hóa với những nhà thơ khác. Việc bao túc ma hoàn (xay ngô xong) với việc “Lô dĩ hồng” (lò than hồng) là hai việc độc lập với nhau chẳng hề có một chút quan hệ gì thế nhưng chính cô gái, chính con người, đã làm cho những thứ rời rạc ấy đã có mối liên kết với nhau. Người đọc như có cảm giác rằng chính vì cô gái xay ngô xong nên lò than mới rực hồng
Chắc có bạn sẽ hỏi tôi rằng : Vậy anh nói thế nào về Bà huyện thanh quan? Tôi xin thưa rằng trong thơ của bà huyện thanh quan hình bóng con người cũng luôn xuất hiện như câu
    Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Lác đác bên sông rợ mấy nhà

Hay
    Gác mái ngư ông về viễn phố
    Gõ sừng mục tử lại cô thôn

Nhưng hình ảnh con người ở đây chỉ là những nét chấm phá của một bức tranh tả cảnh chứ nó không phải là hình ảnh trung tâm của bài thơ. Trung tâm bài thơ vẫn là nỗi lòng của người viết là cái “ Ta với ta “của bà
Tôi nhớ rằng Hồ chí Minh chưa bao giờ nói nghệ thuật vị nhân sinh. Nhưng qua bài thơ này , cụ đã thể hiện rõ quan điểm sáng tác của mình
Chúng ta hãy đọc lại câu cuối của bài thơ
    Bao túc ma hoàn – lô dĩ hồng

Câu thơ bị ngắt làm đôi. Nhịp thơ nhanh khác hẳn với nhịp thơ của hai câu thực càng làm cho người đọc có cảm giác “ động” của câu kết. Tiếng Hồng ở cuối bài thơ làm không gian bừng sáng. Giữa khung cảnh sâm sẩm tối một miền rừng núi hoang vắng, hình ảnh bếp lửa hồng rực rỡ gieo vào lòng người đọc một cảm giác tươi sáng ở phía trước. Một số nhà phê bình văn học thường ví bếp lửa hồng như một niềm tin,vào lí tưởng hay những gì khác nữa tôi cho rằng như thế quá khiên cưỡng, có vẻ chính trị hóa văn học. Nó chỉ làm cho bài thơ mất đi vẻ đẹp đích thực của nó
Nếu hai câu thực là một bức tranh mầu xám thì hai câu kết là một bức tranh mầu hồng. Đặt hai bức tranh cạnh nhau và giữa hai bức tranh ấy là hình bóng một cô gái. Cụ đúng là một thiên tài. Có phải cụ muốn nói :Con người, Chỉ có con người mới làm nên sự thay đổi kì diệu này?


Tác giả: Nguyễn Thế Duyên
Về Đầu Trang Go down
 
Một đôi điều về bài thơ Mộ (Chiều)Của cụ Hồ chi Minh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Đêm Lạnh Chùa Hoang (Trước 1975) - Minh Vương, Minh Cảnh, Lệ Thủy
» Lý Chiều Chiều - Thanh Thuỷ, Lương Tuấn
» Những chiếc ô 'cuốn theo chiều gió'
» CHIỀU QUÊ (Chiều Sông Quê)
» Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-