Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: PhỐ ĐạI GiA ! Tue 30 Aug 2011, 10:06 | |
| Đồ trang sức của vợ các đại gia. - // - |
| | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| | | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| | | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| Tiêu đề: Re: PhỐ ĐạI GiA ! Wed 31 Aug 2011, 04:34 | |
| |
| | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| Tiêu đề: Cám ơn Anh ! Wed 31 Aug 2011, 15:06 | |
|
Chiếc lá cuối cùng O. Henry
Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington, đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là "biệt khu". Nhũng "biệt khu" này tạo thành những góc và đường lượn kỳ lạ. Mỗi con phố tự cắt một hoặc hai lần. Một dạo, có nghệ sĩ đã khám phá ra khả năng hữu ích của con phố này. Thử hình dung, một người khi thu hoá đơn tiền sơn, tiền giấy và tiền vải vẽ đi qua phố ấy, bỗng nhiên nhận thấy mình quay lại mà chưa thu được lấy một xu nào.
Vậy nên chẳng mấy chốc cánh nghệ sĩ đổ xô dến ngôi làng Greenwich cổ kính kì quặc đó, săn tìm những cửa sổ phía Bắc, những đầu hồi thế kỉ thứ mười tám và những căn phòng áp mái kiểu Hà Lan với giá thuê rẻ. Rồi họ nhập khẩu vài cái xô chậu đúc bằng hợp kim chì và thiếc, một hoặc hai cái bếp lẩu từ đại lộ Thứ Sáu rồi hình thành nên "khu hoạ sĩ".
Áp mái tòa nhà gạch ba tầng thấp tịt, Sue và Johnsy có một xưởng vẽ. Johnsy là tên gọi thân mật của Joanna. Một người từ Maine đến, còn người kia đến từ California.
Họ gặp nhau tại Table d'hôte trong tiệm Delmonico trên phố Thứ Tám và nhận thấy có cùng sở thích về nghệ thuật, về món salad rau diếp, về kiểu ống tay áo ngoài rộng và hợp nhau đến nỗi kết quả là một xưởng vẽ chung ra đời.
Dạo ấy là vào tháng Năm. Tháng Mười Một, gã khách lạ chưa hề được thấy mặt, lạnh lẽo, mà bác sĩ gọi là gã Viêm Phổi, rình rập đến khu họa sĩ, thỉnh thoảng vươn những ngón tay lạnh buốt của mình chạm vào ai đó. Khắp mạn Ðông, kẻ hủy diệt ấy hùng dũng bước đi, quật ngã hàng chục nạn nhân; nhưng khi qua những "biệt khu" đầy rêu và những con phố hẹp loằng ngoằng, bàn chân gã bước đi dè dặt.
Ngài Viêm Phổi không thuộc hàng chính nhân quân tử. Một phụ nữ mảnh mai, máu kiệt dần bởi những cơn gió Tây miền California khó có thể là đối thủ chính đáng của gã đần có nắm đấm đỏ, thở dốc, già nua kia. Nhưng gã vẫn quật ngã Johnsy; cô nằm, hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện.
Sáng nọ, ông bác sỹ có đôi mày rậm, đốm bạc gọi Sue ra hành lang.
- Ta có thể nói cơ hội sống của cô ấy chỉ còn lại một phần mười, - ông nói khi lắc nhiệt kế để thuỷ ngân hạ xuống. - Nhưng cái phần đó còn phụ thuộc vào việc cô ấy có muốn sống nữa hay không. Cái kiểu con người cứ sắp hàng bên cạnh ông chủ nhà hòm như thế thì thuốc men cũng chẳng có nghĩa lí gì. Cô bạn bé nhỏ của cô đã nghĩ rằng mình sẽ không bình phục nữa. Cô ấy có điều gì vướng mắc trong đầu không?
- Bạn ấy - bạn ấy mong ước có ngày vẽ được vịnh Naples, - Sue đáp.
- Vẽ ư? Hừ! Cô ấy không có điều gì đáng để bận tâm gấp bội lần hơn ư? - một chàng trai, chẳng hạn?
- Một chàng trai à? - Sue nói, cao giọng như thể tiếng đàn chợt buông dây. - Một người đàn ông thì tốt ư? Nhưng, không, thưa bác sỹ, không có chuyện đó đâu.
- À, vậy ra chỉ tại yếu thôi, - bác sỹ nói. - Tôi sẽ cố hết sức chữa chạy bằng tất cả vốn liếng y học của mình. Nhưng một khi bệnh nhận bắt đầu tính có bao nhiêu xe dự tang lễ của mình thì tôi phải trừ đi năm mươi phần trăm công hiệu cứu chữa của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy hỏi về những mốt mới mùa đông, tay áo chẳng hạn, thì tôi chắc trong mười phần cô ấy đã khá lên hai thay vì một như bây giờ.
Sau khi bác sĩ ra về, Sue vào phòng làm việc, khóc ướt đẫm cả chiếc khăn Nhật. Rồi cô bình tĩnh mang bảng vẽ vào phòng Johnsy, miệng huýt sáo một điệu nhạc Jazz.
Johnsy nằm, quay mặt về phía cửa sổ, tấm chăn trên người hầu như không gợn vết nhăn nào. Sue ngừng huýt sáo bởi tưởng bạn đã ngủ.
Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học.
Khi Sue đang vẽ phác chiếc quần dài cưỡi ngựa trang nhã và chiếc kính một mắt cho nhân vật chính của truyện, anh chàng cao bồi Idaho, thì cô nghe có tiếng thì thầm lặp đi lặp lại nhiều lần. Cô bước vội đến bên giường.
Mắt Johnsy mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm - đếm lùi lại.
- Mười hai, - cô đếm, ngừng một lát, - "mười một", rồi "mười", "chín"; rồi gần như cùng một lúc "tám" và "bảy".
Sue lo lắng nhìn ra ngoài của sổ. Ðếm cài gì ở ngoài đó? Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch cách chừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt.
- Cái gì vậy hả bạn? - Sue hỏi.
- Sáu, - Johnsy nói như thể là tiếng thì thào. - Giờ thì chúng rụng nhanh hơn. Ba hôm trước phải gần cả trăm. Nó làm đầu mình phát đau lên khi đếm. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Một chiếc nữa đã đi. Giờ chỉ còn năm.
- Năm cái gì hả bạn? Nói cho Sudie của bạn biết đi.
- Những chiếc lá. Trên cây trường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi, chắc mình cũng ra đi. Mình biết điều đó đã ba ngày nay. Bác sĩ không nói gì với bạn sao?
- Ồ, mình không nghe những chuyện nhảm nhí như vậy đâu, - Sue trách với vẻ ân cần quả quyết. - Mấy chiếc lá trường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc bạn bình phục kia chứ? Tại bạn quá yêu các dây leo ấy, thế đấy, bạn hư quá. Ðừng có nói dại nữa! À, sáng nay bác sỹ bảo mình rằng cơ hội bình phục nhanh của bạn là - để mình nhớ chính xác lời ông ấy - ông nói cơ hội chiếm đến chín phần mười! À, đấy là cơ hội gần chắc chắn như khi chúng ta đi ô tô hay đi bộ vượt qua một tòa nhà mới ở New York. Bây giờ hãy cố ăn tí cháo và để Sudie quay lại với bức vẽ, có thế thì bạn ấy mới có thể bán cho người biên tập rồi mua rượu vang port cho cô bé ốm yếu của bạn và lườn lợn cho cái bụng háu ăn của bạn ấy.
- Bạn không cần phải mua rượu vang nữa đâu, - Johnsy nói, mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ. - Một chiếc nữa rơi rồi. Không, mình không muốn ăn cháo tí nào. Chỉ còn bốn chiếc lá. Mình muốn xem chiếc cuối cùng rụng trước khi trời tối. Rồi mình cũng sẽ đi theo.
- Bạn Johnsy yêu quý ơi, - Sue cúi người xuống nói, - bạn có hứa với mình là sẽ nhắm mắt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi mình làm xong việc không? Mình phải nộp mấy bức này vào ngày mai. Mình cần ánh sáng, nếu không thì mình đã buông rèm xuống.
- Bạn không thể vẽ ở phòng khác sao? - Johnsy hờ hững hỏi.
- Mình thích ở đây, bên bạn, - Sue đáp. - Hơn nữa mình không muốn bạn cứ dán mắt vào những chiếc lá trường xuân ngớ ngẩn ấy.
- Khi nào bạn xong thì báo ngay cho mình nhé, - Johnsy nói, nhắm mắt lại và nằm im, tái nhợt như một pho tượng đổ, - bởi vì mình mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng. Mình mệt mỏi vì chờ đợi. Mình rã rời vì suy nghĩ. Mình muốn tháo tung mọi thứ ràng buộc và dong buồm lướt đi, lướt đi tựa như một trong những chiếc lá mòn mỏi đáng thương kia.
- Hãy cố ngủ đi, - Sue nói. - Mình phải mời ông lão Behrman lên làm mẫu bức người thợ mỏ già khắc khổ. Mình sẽ đi một chốc thôi. Ðừng cố di chuyển cho đến khi mình quay lại.
Ông lão Behrman là họa sĩ sống ở tầng trệt bên dưới nhà họ. Lão đã ngoài sáu mươi, có bộ râu xoăn như bức tượng Moses của Michael Angelo, lượn như tóc từ đầu của thần Satyr xuống thân hình một con quỷ nhỏ. Behrman không thành công trong nghệ thuật. Ðã bốn mươi năm múa bút mà lão chưa hề chạm tới được gấu áo Nữ thần của mình. Lão luôn ấp ủ ý định vẽ một kiệt tác, nhưng vẫn chưa bắt đầu. Suốt nhiều năm nay, lão chẳng vẽ được gì ngoại trừ thỉng thoảng làm mấy đường quảng cáo hay chào hàng. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu "hoạ sĩ" ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp. Lão uống gin quá độ, nhưng vẫn nói về kiệt tác sắp vẽ của mình. Còn những lúc khác, lão là một lão già nhỏ thó hung tợn, luôn chế nhạo tính nhu mì của bất kì ai và luôn tự xem mình như loại khuyển đặc biệt, canh phòng bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẽ bên trên.
Sue tìm thấy lão Behrman nồng nặc mùi rượu dâu nặng trong cái hang mờ tối của lão bên dưới. Trong góc phòng, một tấm vải trống, căng sẵn trên giá, vẫn đợi suốt hai mươi lăm năm nay chờ nét vẽ đầu tiên của bức kiệt tác. Cô kể cho lão nghe ý nghĩ lạ lùng của Johnsy và cái cách bạn ấy thực sự đuối đi, sắp lìa tung như một chiếc lá bay xa khi sự níu giữ mỏng manh của bạn ấy với thế giới này ngày một yếu hơn.
Lão Behrman, đôi mắt đỏ ngấn lệ, oang oang biểu lộ sự khinh thường và công kích của mình trước chuyện tưởng tượng ngu ngốc như thế.
- Chà! Trên thế gian này còn có người ngốc đến độ muốn chết vì những chiếc lá lìa xa cái dây leo dớ dẩn kia ư? Ta chưa bao giờ nghe chuyện nào như thế cả. Không, ta sẽ không ngồi làm mẫu lão già đần độn khắc khổ ù lì của cô đâu. Sao cô lại để cái chuyện ngu ngốc ấy chui vào óc của cô ta? Ôi, tội nghiệp thay cho Johnsy bé bỏng.
- Bạn ấy ốm yếu lắm, - Sue nói, - và sốt đã làm đầu óc bạn ấy đâm bệnh hoạn, đầy rẫy những ý tưởng hoang đường. Thôi được, bác Behrman à, nếu bác không ngồi mẫu cho cháu thì cũng chẳng sao. Nhưng cháu nghĩ bác là một lão già cục cằn, ba hoa, lọm khọm.
- Cô đúng là đồ đàn bà! - lão Behrman hét lên. - Ai bảo ta không ngồi mẫu? Ði nào. Ta đi cùng cô. Ta đã nói suốt nửa tiếng đồng hồ rằng ta sẽ làm mẫu rồi cơ mà. Lạy Chúa! Ðây không phải là nơi để một người tử tế như cô Johnsy nằm dưỡng bệnh. Hôm nào đó ta sẽ vẽ kiệt tác đó và tất cả chúng ta sẽ giã từ chốn này. Lạy Chúa! Ðúng đấy.
Johnsy đang ngủ khi hai người lên gác. Sue kéo rèm xuống che kín cửa sổ rồi ra hiệu cho lão Behrman sang phòng bên. Ở đấy, họ lo lắng nhìn ra cửa sổ, về phía cây trường xuân. Rồi hai người im lặng nhìn nhau một lát. Một cơn mưa lạnh, dai dẳng lẫn với tuyết đang rơi. Vận chiếc sơ mi xanh cũ, Behrman ngồi trên cái ấm lật úp, giả làm hòn đá trong tư thế người thợ mỏ khắc khổ.
Sáng hôm sau, Sue thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp đôi mắt mở to, vô cảm của Johnsy nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ.
- Kéo hộ nó lên đi, mình muốn nhìn, - cô thì thào giục.
Sue miễn cưỡng nghe lời.
Nhưng, kìa! Sau một đêm mưa quật, gió mạnh lồng lộng không ngớt, trên bức tường gạch kia chiếc lá trường xuân vẫn đứng nương vào vách. Ðấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn xanh thẫm nơi gần cuống lá, nhung quanh rìa đã ngả màu vàng sẫm và hư hoại, chiếc lá vững chãi bám chắc vào cành cây cách mặt đất chừng sáu mét.
- Ðấy là chiếc lá cuối cùng, - Johnsy nói. - Mình tưởng chắc nó đã rơi đêm qua rồi. Mình nghe tiếng gió. Hôm nay chắc nó sẽ rơi và lúc ấy mình cũng sẽ chết.
- Bạn yêu quý, - Sue nói, mặt hốc hác cúi xuống gối, - nếu bạn không nghĩ về bản thân thì hãy nghĩ đến mình. Mình biết làm gì bây giờ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Trên cõi đời này, cái cô độc nhất là một linh hồn đang chuẩn bị sẵn sàng để đi xa trên hành trình bí ẩn của nó. Ý nghĩ đó dường như chế ngự cô mạnh hơn khi từng tí, sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này đang chùng ra.
Ngày trôi qua và ngay đến khi trong ánh hoàng hôn họ vẫn còn thấy chiếc lá trường xuân cô đơn bám chặt lấy thân cây tựa trên bờ vách. Và rồi khi bóng đêm tràn đến, gió bắc lại lồng lên trong lúc mưa vẫn nặng hạt quật vào cửa sổ, rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Lúc trời vừa hửng sáng, Johnsy tàn nhẫn yêu cầu kéo rèm lên.
Chiếc lá trường xuân vẫn còn đó.
Johnsy nằm nhìn nó hồi lâu. Lát sau cô gọi nhẹ Sue, đang nấu cháo gà cho cô trên cái bếp ga.
- Mình đúng là đồ tệ thật, Sudie à, - Johnsy nói. - Cái điều đã khiến chiếc lá cuối cùng kia nằm đấy đã cho mình thấy mình là kẻ nhẫn tâm như thế nào. Muốn chết là tội lỗi. Bây giờ bạn cho mình xin một tí cháo, ít sữa có pha tí rượu vang, và... khoan đã, đưa cho mình chiếc gương tay trước rồi sắp mấy cái gối quanh mình, mình sẽ ngồi dậy xem bạn nấu.
Một giờ sau cô nói:
- Sudie à, hôm nào đó mình hi vọng sẽ vẽ vịnh Naples.
Buổi chiều bác sỹ đến, khi ông về, Sue kiếm cớ để theo ra hành lang.
- Thoát rồi, - bác sỹ nắm bàn tay gầy guộc run run của Sue và nói. - Bằng tài chăm sóc khéo léo, cô đã chiến thắng. Bây giờ tôi phải đi thăm một ca khác ở dưới lầu. Behrman, tên ông ấy... tôi chắc đó là một nghệ sĩ. Cũng bị viêm phổi. Ông ấy đã già yếu mà bệnh tình thì lại nguy kịch. Không còn hi vọng, nhưng hôm nay ông ấy sẽ nhập viện để được chăm sóc kỹ càng hơn.
Hôm sau bác sỹ bảo Sue:
- Cô ấy đã qua cơn hiểm nghèo. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi.
Chiều hôm ấy Sue đến bên giường, nơi Johnsy đang nằm bình thản đan nhì nhằng chiếc khăn choàng len xanh thẫm và choàng tay ôm lấy người Johnsy với cả đống gối.
- Mình có chuyện kể đây, chuột bạch này, - cô nói. - Hôm nay, bác Behrman mất vì viêm phổi ở bệnh viện. Bác chỉ ốm có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã thấy bác quằn quại đau trong phòng của bác nơi tầng trệt. Giày và quần áo bác ướt sũng, lạnh băng. Họ không thể hình dung bác đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Rồi khi họ tìm thấy chiếc đèn lồng, hãy còn sáng và cái thang đã bị kéo khỏi chỗ của nó, mấy chiếc bút lông vương vãi và một bảng pha mầu với xanh vàng hòa lẫn, và... nhìn ra cửa sổ kia, bạn, chỗ chiếc lá trường xuân cuối cùng ấy. Bạn không ngạc nhiên là tại sao nó chẳng hề rung rinh hay di chuyển khi gió thổi? Ồ, bạn thân thương ơi, đấy là kiệt tác của bác Behrman... bác vẽ nó ở đó vào cái đêm chiếc lá cuối cùng rơi.
Người dịch: Lê Huy Bắc
|
| | | unghoadaphu
Tổng số bài gửi : 566 Registration date : 25/06/2009
| Tiêu đề: Re: PhỐ ĐạI GiA ! Wed 31 Aug 2011, 21:06 | |
| Hai sắp nhỏ nhà Ung ở Văn Miếu - Hà Nội tháng 8 năm 2011 |
| | | unghoadaphu
Tổng số bài gửi : 566 Registration date : 25/06/2009
| Tiêu đề: Re: PhỐ ĐạI GiA ! Wed 31 Aug 2011, 21:14 | |
| Hai sắp nhỏ nhà Ung ở Văn Miếu - Hà Nội tháng 8 năm 2011 |
| | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| | | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: PhỐ ĐạI GiA ! Thu 01 Sep 2011, 13:22 | |
| Hm...lạc vào PĐG có “đủ món đủ màu” hấp dẩn quá đây. Nhất là mấy món xôi và ốc là...trúng tủ! Thanks Moon for ...chảy nước miếng nhen.
Tội nghiệp QH bị ăn xôi...gạt. Mấy xe xôi gần chợ BT buổi chiều là làm cái mửng này không. QH phải ăn xôi đầu hẻm, có bánh tráng lót trên là chuối tười thì mới đúng điệu chứ!
Nói chuyện ăn xôi thì phải có chè... hihi...ăn chè quý tộc cho soang luôn hén.
Về Huế, ăn chè hột sen bọc nhãn lồng Chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế đã nổi tiếng gần xa, đã đi vào nhiều trang văn thơ. Những ai xa quê thì nhớ vô cùng, những ai chưa biết Huế thì mong có ngày về Huế vào đúng mùa sen, mùa nhãn để được ăn chén chè hạt sen thơm lừng, vị ngọt thanh tao, đã ăn rồi là nhớ mãi, không thể nào quên. Tháng sáu âm lịch là mùa sen tươi ở Huế, lại thêm có nhãn lồng. Ở miền Nam cũng có hột sen nhưng tại sao chỉ có món chè hột sen ở Huế là nổi tiếng. Có lẽ đó là nhờ vào Huế có hồ Tịnh Tâm trồng sen cho hột thơm ngát. Sen hồ Tịnh nổi tiếng cũng từ đây mà ra. Chè hột sen bọc nhãn lồng là món ăn khá phổ biến của Huế nhưng dựa vào việc bày biện mà gần như trở thành đẳng cấp khác nhau. Những gia đình quý tộc, khi ăn chè hột sen bọc nhãn lồng thường dùng những chiếc chén quý, vua chúa thì có chén bịt vàng, quan lại thì có chén bịt bạc hay chén cổ… Chính vì thế món chè hột sen bọc nhãn lồng càng trở nên có giá trị vô cùng. Với những gia đình người Huế thì khi nấu chè hột sen bọc nhãn lồng, người Huế luôn lựa những kiểu chén đẹp nhất mà gia đình mình có để múc chè hột sen. Cái quý không chỉ vì chè hột sen ăn bổ, mát mà còn quý vì cách nấu chè hột sen bọc nhãn lồng ở Huế đầy công kỹ. Mạ tôi năm nay đã ngoài tám mươi tuổi nhưng bà vẫn còn nhớ như in cách nấu chè hột sen bọc nhãn lồng. Mạ nói, phần nguyên liệu cần phải cẩn trọng, phải là hột sen hồ Tịnh và nhãn lồng của Huế nấu chén chè mới ngon. Tại sao cái gì cũng phải là của Huế nấu mới ngon. Mạ có quá yêu Huế không đó, mạ ơi. Mạ tôi đã trả lời tỉnh bơ rằng sen hồ Tịnh hột nhỏ, nấu chín vừa bở vừa thơm vừa bùi. Nhãn lồng của Huế có đặc biệt là cơm (cùi) khô, vừa giòn vừa thơm. Hột sen nhỏ dễ lồng vào trong cùi nhãn. Cơm nhãn giòn sẽ tạo được độ “săn” khi ăn hột sen. Bây giờ ở Huế, hột sen có nhiều xuất xứ, có loại sen biển, hột to nấu cũng bở nhưng ít thơm, nhãn tươi nhập từ miền Nam về cũng khó nấu chè bởi lẽ cơm nhãn ướt, mềm, hạt nhãn to khó lấy hạt mà khi lồng hột sen vào rồi ăn cũng không ngon vì không có độ “săn, giòn” của cơm nhãn. Khi nói về những món ăn truyền thống của Huế, Tiến sĩ triết học Thái Kim Lan nói rằng, đằng sau một món ăn Huế là hình bóng của hàng vạn bà mẹ, bà mợ, bà dì… Đó chính là sự kế thừa kinh nghiệm. Như hôm nay đây, khi nói về món chè hột sen bọc nhãn lồng của Huế xưa, nếu không có mạ giải thích cặn kẽ như trên thì tôi dù có nấu được nồi chè hạt sen bọc nhãn lồng thì hương vị Huế xưa cũng “phai nhạt mấy lần”… Tiến sĩ Thái Kim Lan khi nghiên cứu về ẩm thực Huế đã rút ra được một ý rằng “ người phụ nữ Huế nấu ăn ngon vì… thương mà nấu”: “Thương chồng nấu cháo le le. Nấu canh bông lý, nấu chè hột sen”. Đối với món chè hột sen bọc nhãn lồng thì câu này quá đúng. Bởi lẽ vì thương, vì nghĩ đến người ăn nên người phụ nữ Huế không nề hà mệt nhọc, công kỹ từ đoạn chọn mua hột sen, chọn mua cho được nhãn lồng vùng Thành Nội, rồi mua cho được đường phèn để nấu. Giai đoạn chế biến là cả một quá trình tỉ mẩn. Hạt sen tươi bóc vỏ, lấy cho hết phần tim sen để khỏi bị đắng. Sau đó đem hột sen hấp chín. Nhãn lồng lột vỏ, dùng dao nhíp (loại dao có mũi nhọn của các mệ ngày xưa thường dùng để bổ cau ăn trầu) khéo léo tách lấy hạt làm sao cho cơm nhãn không bị tách làm đôi, có như thế khi bỏ hột sen vào mới đẹp. Cứ nghĩ đến chuyện phải tách cả trăm quả nhãn như vậy, người không kiên nhẫn, nóng nảy chỉ muốn vừa bóc nhãn… vừa ăn cho nhanh mà thôi. Nhưng chưa phải đã xong, để có chén chè hột sen bọc nhãn lồng nước trong, cơm nhãn vẫn giữ được độ giòn, việc nấu đường phèn cũng có kỹ thuật, phải nấu đường phèn với lửa nhỏ, khi đường tan cho hột sen đã bọc nhãn lồng vào, lại canh lửa nhỏ để hạt sen thấm đường… Một chén chè hột sen bọc nhãn lồng chỉ độ mươi hột, chè được múc trong những chén kiểu đẹp, màu nước chè trong, những hạt sen bọc nhãn như những quả nhãn nhân vàng, nằm thật hiền lành bên nhau. Nhìn chén chè mà như thấy cả tấm lòng của người nấu, mà như thấy được cả một bề dày nghệ thuật nấu ăn của người phụ nữ Huế. Một chén chè hột sen bọc nhãn lồng, không phải dễ mà bạn có cơ hội nếm thử. Bởi lẽ món chè này nhiều công nên chỉ ở các gia đình quý phái mới nấu. Hy vọng bạn sẽ có dịp may được thưởng thức món chè hột sen bọc nhãn lồng ở Huế trong một khu nhà vườn Kim Long dậy tiếng ve ngân dưới gốc nhãn già nào đó.
Nguyên Khoa
|
| | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| Tiêu đề: Re: PhỐ ĐạI GiA ! Thu 01 Sep 2011, 15:06 | |
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: PhỐ ĐạI GiA ! | |
| |
| | | |
Trang 4 trong tổng số 36 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5 ... 20 ... 36 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |