Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Sự thật về “Đô đốc Đặng Tiến Đông” ở Lương Xá! - Trúc Diệp Thanh | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Sự thật về “Đô đốc Đặng Tiến Đông” ở Lương Xá! - Trúc Diệp Thanh Wed 27 Jul 2016, 20:31 | |
| Sự thật về “Đô đốc Đặng Tiến Đông” ở Lương Xá! Trúc Diệp Thanh (nhà báo-Hà Nội)
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX một nhóm nhà sử học do GS Phan Huy Lê dẫn đầu nhân đi khảo sát di tích lịch sử trên đất Hà Tây (nay là Hà Nội) đã phát hiện một số di bản, di vật đời Tây Sơn ở Lương Xá và chùa Trăm Gian thuộc huyện Chương Mỹ. Các di bản ở Lương Xá gồm: bộ Đặng gia phả ký (trong đó có 6 quyển ”Đặng gia phả hệ toản chính thực lục” do Đặng Đô đốc biên soạn) , một bản Sắc phong và một tấm bia đá có khắc văn bia”Tông đức thế tự bi”. Cả ba di bản này đều có niên đại thuộc triều Tây Sơn, ở chùa Trăm Gian còn có tuợng gổ, bia đá, chuông đồng có liên quan đến nhân vật trong các di bản. Đó là một vị tướng soái Tây Sơn nhân dân trong vùng thường gọi là “Quan Đô”, theo GS Phan Huy Lê “Quan Đô” là Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông (?). Qua khai thác nguồn sử liệu quý hiếm này GS Phan Huy Lê cùng cộng sự đã công bố kết luận: ”Đô đốc Đặng Tiến Đông thuộc dòng dõi Đặng tộc ở Lương Xá chính là Đô đốc Long”, vị tướng chỉ huy đội quân Tây Sơn đánh thắng quân Thanh ở Khương Thượng - Đống Đa vào dịp Tết Kỷ Dậu (1789) mà gần 2 thế kỷ qua chỉ mới biết dưới cái tên vắn tắt “Đô đốc Long” (hay Mưu) (1) . Và cũng từ sau thời điểm đó “Đô đốc Đặng Tiến Đông” vốn chưa được biết đến trong các sách chép về sử Tây Sơn trước 1970 đã tràn ngập trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước, nhiều hình thức tôn vinh “Đặng Tiến Đông”: mở phòng trưng bày hiện vật giới thiệu trong các bảo tàng, thư viện, đưa vào từ mục trong Từ điển Bách khoa VN, đặt tên đường phố ở Thủ đô cạnh khu di tích lịch sử Đống đa…
Song từ những năm 1999-2000 đến nay gió lịch sử đã đổi chiều. Xung quanh nhân vật Đặng Tiến Đông đã nảy sinh một số lập luận phản biện cũng trên cơ sở khai thác các di bản, di vật ở Chương Mỹ với 2 kết luận: ”: tên nhân vật không phải là “Đông” mà là “Giản” và Đô đốc Giản ở Lương Xá là một tướng soái Tây Sơn khác không phải là Đô đốc Long”. Cho đến thời điểm này nội dung phản biện như trên vấn còn là một nghi vấn nhưng trên công luận ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy những nghi vấn trên là có cơ sở khoa học.
1) Thông điệp từ Đặng gia phả ký: Đặng tộc ở Lương Xá không có Đô đốc Đặng Tiến Đông mà chỉ có Đô đốc Đặng Tiến Giản.
Bằng chứng thuyết phục nhất là: ”tại trang cuối quyển 6, gia phả họ Đặng do Đặng Đô đốc biên soạn ông có chép một đoạn về mình. Phiên âm: ”Mậu Ngọ niên ngủ nguyệt sơ nhị, Quý Sửu thì, sinh đệ bát tử “Đông” (東) hậu cải “Giản” (暕) dĩ tự vựng văn: trùng âm tích vũ chi hậu hốt kiến nhật sắc, cố tri danh yên”. Dịch nghĩa: ”năm Mậu Ngọ, tháng 5, ngày 2, giờ Quý Sửu (tức ngày 18-6-1738 DL-tdt) sinh con thứ trai thứ 8 đặt tên là“Đông” (東) , sau đổi tên“Giản” (暕) theo nghĩa chữ “Giản” (暕) là: sau thời tiết mây mù tích mưa bổng xuất hiện ánh sáng mặt trời, cho nên lấy đó đăt tên”. Tra cứu Tù điển Hán ngữ hiện đại: tại cuốn Từ Hải (NXN Thượng Hải 1989-trang 1580) chữ “Giản” (暕) được định nghĩa: ”trùng âm tích vũ hậu, hốt kiến nhật sắc dã”. (1) Đối chiếu với định nghĩa chữ “Giản” trong bộ phả xuất hiện gần 200 về trước cho thấy nội dung hoàn toàn trùng khớp. Đây chính là thông điệp của Đặng Đô đốc để lại cho hậu thế biết cách đọc tên của mình sao cho chính xác! Từ thông điệp như trên có thể kết luận. Đặng tộc ở Lương Xá có cậu bé “Đông” (Đặng Tiến Đông) nhưng trước khi trưởng thành cậu đã được cải tên từ “Đông” thành “Giản” đương nhiên khi trở thành Đô đốc thì chỉ có “Đô đốc Đặng Tiến Giản”. Trên các di bản ở Lương Xá như Đặng gia phả ký, Sắc phong, văn bia đều chép chức tước tên họ nhân vật là Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản (Chữ Hán trên trang sách chụp đính kèm là: 東 嶺 侯 鄧 進 暕) .
Trước đây GS Phan Huy Lê từng lập luận : ”Thời Tây Sơn khi phong tước hiệu thường lấy tên người được phong ghép vào tên đầu của tước hiệu, tước của Đặng Đô đốc là “Đông Lĩnh hầu” thì tên của ông phải là “Đông” (Đặng Tiến Đông”. Lập luận trên đã thuyết phục nhiều người tin là đúng! Song thực tế đây là một lập luận thiếu căn cứ khoa học. Trước hết cách”đọc tên theo tước hiệu”không phải đúng cho mọi trường hợp. Ngay dưới triều Tây Sơn có “Tình phái hầu Ngô Thì Nhậm” có ai đọc tên ông này là “Ngô Thì Tình”? Hơn nữa chũ Hán đầu tước hiệu của ông (東) với chữ Hán tên của ông (暕) là 2 chữ khác nhau! Bất cứ ai biết chữ Hán cũng phân biệt được và không đọc chữ “Giản” thành chữ “Đông”! Từ những căn cứ trên cho thấy: danh xưng “Đô đốc Đặng Tiến Đông”là do hậu thế gán ghép, trên thực tế lịch sử Tây Sơn không có danh tướng nào hàng Đô đốc có tên “Đặng Tiến Đông” trái lại tên“Đô đốc Đặng Tiến Giản” đã có trên những trên các trang sử cũ (Tây Sơn thuật lược).
Theo GS Phan Huy Lê giải thích trên bài: ”Đô đốc Đặng Tiến Đông…” TC Nghiên cứu Lịch sử số 154 tháng 01 1974:
“ Đặng Tiến Đông vốn tên là Đông, chữ Hán viết tất là () sau đổi viết là (). Chữ Đông () và chữ Long () (viết tắt) , tự dạng gần giống nhau, rất dễ nhầm. Về phương diện ngữ âm, những từ có phụ âm đầu là Đ, L rất dễ chuyển hóa lẫn nhau.”
(Một kiểu thông tin lạc lõng không trung thực với di bản)
2) Thông điệp từ bản “Sắc” và từ văn bia “Tông đức thế tự bi”về Đặng Đô đốc:
“Đặng gia phả ký” là bộ sử quý hiếm có giá trị cho hậu thế biết đến thân thế, sự nghiệp của các tiền nhân Đặng tộc rất phong phú song với Đặng Đô đốc, người biên soạn bộ “Đăng gia phả hệ toản chính thực lục” thì ngoài mấy câu tự giới thiệu như trên đã biết, không còn một thông tin nào về cuộc đời hoạt động của ông dưới triều Lê-Trịnh và trong hàng ngũ Tây Sơn. Trong bài “Tựa” của Ngô Thì Nhậm viết cho cuốn phả cũng không thấy nhắc đến ngoài việc ca ngợi lòng trung, hiếu của ông đối với dòng tộc. Điều may mắn là còn có bản “Sắc” và văn bia “Tông đức thế tự bi” là nguồn sử liệu quý cung cấp cho hậu thế biết đoạn đời của Đặng Tiến Giản phục vụ Lê Trịnh và đặc biệt là giai đọan ông phục vụ Tây Sơn.
-Bản “sắc” có niên đại: ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức thứ 10 (tức ngày 5-8-1787). Thông diệp từ bản “Sắc” cho thấy: Đặng Tiến Giản, Đô đốc trấn thủ xứ Thanh Hoa của nhà Lê do trực tiếp chứng kiến cảnh suy tàn của nhà Lê dưới triều Lê Chiêu Thống và nhìn thấy sụ hùng mạnh của quân Tây Sơn với danh tướng kiệt xuất Nguyễn Huệ dịp quân Tây Sơn đánh ra Bắc tiến phạm kinh thành Thăng Long dưới ngọn cờ “phù Lê diệt Trinh” đầu năm Bính Ngọ (1786), giữa năm Đinh Mùi (1787) ông đã vào Quảng nam xin yết kiến Bắc Bình vương Nguyễn Huệ được Nguyễn Huệ ca ngợi, hậu đãi“gia phong chức Đô đốc đồng tri tước Đông Lĩnh hầu vẫn sai làm trấn thủ xứ Thanh Hoa”. Trong “Sắc”, Nguyễn Huệ nhận định: với uy tín sẵn có, Đặng Tiến Giản sẽ là nhân vật không thể thiếu trong việc chinh phục giới sĩ phu Bắc Hà trong trường hợp Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Điều tiên đoán của Nguyễn Huệ trong bản “Sắc” đã xảy trên thực tế chỉ vài tháng sau như văn bia “Tông đức thế tự bi”đã chép.
-Văn bia “Tông Đức thế tự bi”: Tấm bia đá dựng trước sân chùa Thủy Lâm (Lương Xá) có khắc bài văn “Tông đức thế tự bi” do Phan Huy Chú soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc khắc vào ngày 15 tháng 6 năm Cảnh Thịnh thứ 5 (tức ngày 9-7-1797) (2 chữ Cảnh Thịnh đã bị đục bỏ). Đây là tấm bia quý hiếm thuộc đời Tây Sơn còn sót lại qua giông bão của thời cuộc. Căn cứ vào tên họ nhân vật khắc trong bia cho thấy tấm bia này cùng“Đặng gia phả ký” và bản “Sắc” là bộ ba di bản đề cập đến một nhân vật xuyên suốt là ”Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản”. Mỗi di bản phản ảnh một góc khác nhau về thân thế, sự nghiệp của nhân vật. Ba di bản này lại được lưu giữ ở ba nơi không phải ai cũng có điều kiện được tiếp cận cả ba, nhất là trong giai đoạn lịch sử trước đây.
Một trong những nguyên nhân khiến tấm bia không bị phá hủy qua suốt triều Nguyễn với chính sách “tận diệt” mọi di tích Tây Sơn là do văn bia soạn với lời lẽ rất kín đáo. Mới đọc qua không dễ gì nhận thấy đây là tấm bia tưởng niệm một vị tướng soái Tây Sơn. Nhân vật được đề cập trong văn bia là “Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản” một hậu duệ của Đặng tộc ở Lương Xá nhưng với tiêu đề: ”Tông đức thế tự bi”cũng cho thấy đây là tấm bia ca ngợi công đức đối với tổ tông của người đã khuất. Văn bia gồm trên 500 từ chữ Hán nhưng không có một chữ Tây Sơn nào, ngay cả tên vị thống soái lừng danh của Tây Sơn là Nguyễn Huệ với đế hiệu Quang Trung cũng không thấy xuất hiện trong văn bia. Sau khi các niên hiệu “Quang Trung”, ”Cảnh Thịnh” trên bia bị đục bỏ thì không còn vết tích lộ liễu nào về Tây Sơn trên tấm bia.
Giới nghiên cứu đặc biệt chú ý một đoạn khoảng 50 từ chữ Hán trong văn bia nói về một chiến công quân sự của Đặng Tiến Giản, đây cũng chính là bằng chứng lịch sử duy nhất để hậu thế biết về công trạng của Đặng đô đốc sau khi được Nguyễn Huệ phong tước Đông Lĩnh hầu. Đoạn văn bia đó như sau:
“今朝 大 將 統 武 勝 道 天 雄 都 督 東 嶺 侯 鄧 進 暕 系 出 令 族 甲 支 燕 郡 公 之 孫 胤 郡 公 之 子 (…) 時 皇 朝 太 祖 武 皇 帝 義 聲 震 礡 歸 駐 廣 南 公 一 見 軍 門 密 蒙 知 遇 寵 頒 印 劍 委 統 戎 麾 仰 賴 天 威 一 舉 盪 定 戊 申 … … 初 北 兵 南 牧 公 奉 詔 先 鋒 道 進 戰 而 北 兵 潰 公 單 騎 當 先 掃 清 宮 禁武 皇 驾 臨 昇 龍 策 勳 行 赏 特 頒 本 貫 良 舍 社 永 為 食 邑 “
Phiên âm:
“Kim triều đại tướng thống Vũ Thắng đạo Thiên Hùng đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản hệ xuất lệnh tộc giáp nhất chi, Yên quận công chi tôn, Dận quận công chi tử (...) thì, Hoàng triều Thái tổ Vũ Hoàng đế nghĩa thanh chấn bạc, quy trú Quảng Nam, công nhất kiến quân môn, mật mông tri ngộ, sủng ban ấn kiếm, ủy thống nhung huy. Ngưỡng lại thiên uy, nhất cử đãng định. Mậu Thân … … (hai chữ bị đục) sơ, bắc binh nam mục, công phụng chiếu tiên phong đạo, tiến chiến nhi bắc binh hội. Công đơn kị đương tiên, túc thanh cung cấm. Vũ Hoàng giá lâm Thăng Long, sách huân hành thưởng, đặc tứ bản quán Lương Xá xã vĩnh vi thực ấp”. -
-Một đoạn văn bia 2 cách khai thác, 2 kết luận về nhân vật lịch sử.
Cách khai thác các di bản thứ nhất với sự ra đời nhân vật Đặng Tiến Đông.
Mặc dù đã được che dấu tung tích nhưng với giới nghiên cứu nhất là với số người đã tiếp cận cả ba di bản ở Lương Xá cũng không mấy khó khăn để phát hiện những vết tích về Tây Sơn trên văn bia. Đó là danh xưng “Thái tổ Vũ hoàng đế”, hai ông Phan, Ngô dùng “miếu hiệu” của Vua Quang Trung để nói đến Nguyễn Huệ (lúc này còn là Bắc Bình vương) là vừa tránh lộ liễu vừa tỏ lòng kính trọng (tiên đế) . Nhân vật trên bia mang tước “Đông Lĩnh hầu”là có liên quan đến đạo “Sắc”của Tây Sơn. Cũng vì vậy vào những năm đầu thập kỷ 70, khi phát hiện các di bản, di vật đời Tây Sơn ở Chương Mỹ, Hà Tây (cũ) , các nhà sử học đã kịp thời phát hiện chính xác Đặng Tiến Đông (?) là một võ quan cao cấp của Tây Sơn dòng dõi Đặng tộc vẻ vang ở Lương Xá.
Các ông còn phán đoán 2 chữ bị đục là Quang Trung để có câu chữ Hán: dịch “năm Mậu Thân đầu triều Quang Trung, quân Bắc triều (nhà Thanh) xâm chiếm nước Nam, ông (đô đốc Đông) phụng chiếu cầm đạo tiên phong tiến đánh làm cho quân Bắc tan vở, ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm. Trong lễ mừng thắng lợi Quang Trung khen thưởng đô đốc Đông và ban cho ông làng quê hương là Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn.” Từ lời dịch văn bia như trên (trong những năm đầu phát hiện các di bản, lời dịch văn bia, cũng như trích các di bản giới thiệu trên công luận đều không có nguyên tác chữ Hán kèm theo) GS Phan Huy Lê kết luận: ”Theo sự xác minh của chúng tôi, đô đốc Đặng Tiến Đông chính là đô đốc Long (hay Mưu) ” (2) Lời dịch như trên cùng với bằng chứng là các di bản di vật đời Tây Sơn mới được phát hiện đã có sức thuyết phục và lập luận “Đô đốc Đông chính là Đô đốc Long” dù mới chỉ là “giả thuyết”nhưng đã được các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa-lịch sử công nhận như một phát hiện mới về lai lịch Đô đốc Long và tên tuổi “Đặng Tiến Đông”đã chính thức thay thế Đô đốc Long bắt đầu từ đấy.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Sự thật về “Đô đốc Đặng Tiến Đông” ở Lương Xá! - Trúc Diệp Thanh Wed 27 Jul 2016, 20:43 | |
| Sự thật về “Đô đốc Đặng Tiến Đông” ở Lương Xá! Trúc Diệp Thanh (nhà báo-Hà Nội)
-Giả thuyết “Đặng Tiến Đông”bắt đầu lung lay.
Khai thác các di bản theo cách thứ hai với nhân vật: Đô đốc Đặng Tiến Giản.
Sau vài thập kỷ ngự trị độc tôn trên diễn đàn sử học, văn học nghệ thuật, giáo dục…, từ cuối năm 1998-2000, vào thời điểm các di bản, di vật về “Đặng Tiến Đông”vốn là vật quý hiếm, xa lạ không mấy ai được nhìn tận mắt nay đã được đưa về trưng bày giới thiệu ở thư viện, bảo tàng Thủ đô tạo điều kiện cho giới nghiên cứu tiếp cận, đã bắt đầu xuất hiện một số khám phá mới về nhân vật “Đặng Tiến Đông”. Người đầu tiên đưa ra công luận ý kiến phản biện giả thuyết “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” là nhà khảo cổ học Đổ Văn Ninh (nay là PGS-TS Đổ Văn Ninh)”.
Trong bài báo “Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Long” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3 tháng 5-6 năm 1999 tác giả Đổ Văn Ninh đã nêu 2 vấn đề cơ bản: ”-Đặng Tiến Đông phải đọc là Đặng Tiến Giản và Đặng Tiến Giản không phải là Đô đốc Long”. Bài báo này đã gây ra cuộc tranh luận nảy lửa qua bài báo: ”Về nhân vật Đặng Tiến Đông” của Phan Huy Lê đăng trên cùng tạp chí NCLS số tiếp theo trong đó tác giả đã kiên trì chứng minh “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long là một giả thuyết có cơ sở”. Bài báo tranh luận của GS Phan Huy Lê không những không dập tắt ý kiến phản biện mà còn làm cho cuộc tranh luận về “Đặng Tiến Đông” lan rộng. Năm sau đó, trong cuốn “Đối thoại sử học” (NXB Thanh niên-2000) ngoài ông Đổ Văn Ninh viết bổ sung chứng cứ còn có thêm 2 nhà nghiên cứu Sử học, Hán học có tên tuổi ở Hà Nội là Trần Văn Quý và Lê Trọng Khánh viết bài nêu thêm lập luận làm sáng tỏ thêm: ”Đông” phải đọc là “Giản” và Đặng Tiến Giản là một tướng soái Tây Sơn khác không phải là Đô đốc Long. (Giá trị nổi bật nhất là bài của ông Trần Văn Quý, một nhà sử học tinh thông Hán học, phát hiện trong bộ phả do Đặng Đô đốc soạn, chính Đặng tướng công đã có đoạn mách bảo chúng ta phải đọc tên ông là “Giản” và cả giải thích ý nghĩa chữ “Giản”như trên đã dẫn)
Các tác giả “Đối thoại sử học”còn nêu kiến nghị: Nhà nước đã công nhận sai về giả thuyết “Đặng Tiến Đông” thì Nhà nước phải sớm sửa chữa trả lại sự thật cho lịch sử vì hôm nay và cho cả mai hậu! Giới nghiên cứu sử học trong và ngoài nước như các ông Bùi Thiết, Lại Nguyên Ân, Tạ Chí Đại Trường… đã lên tiếng tỏ thái độ đồng tình với phát hiện của nhóm tác giả trên “Đối thoại sử học”. Những năm sau đó các cơ quan chức năng của Nhà nước vẫn im lặng trong khi nhóm các nhà khoa học nêu phản biện không còn đủ sức để tiếp tục vì lý do tuổi tác, bệnh tật trong đó có người đã qua đời (ông Trần Văn Quý mất năm 2003). Mặc dù đã có một số thành công nhưng điều còn hạn chế trong các bài viết của nhóm “Đối thoại sử học” là chưa giải mã được một số bí ẩn trong văn bia đặc biệt là cụm từ “bắc binh nam mục” để làm rỏ thông điệp của 2 ông Phan, Ngô nói về trận đánh của quân Tây Sơn ra Thăng Long là trận nào?
-Giải mã bí ẩn đoạn văn bia, yếu tố quyết định làm sáng tỏ đúng, sai trong 2 cách dịch.
Đoạn dịch văn bia do GS Phan Huy Lê công bố 1973-1974 cho đến gần đây vẫn chưa bị bác bỏ cũng do chưa có ai đưa ra lời dịch khác để đối chứng và muốn đối chứng phải có văn bản chữ Hán. Qua vài năm bỏ công sức sưu tầm chúng tôi có trong tay đủ các bản “Sắc”, ”văn bia” bằng chữ Hán cùng bản dịch“Đặng gia phả ký” (sách so Viện Hán Nôm xuất bản năm 2000) . Qua đổi chiếu lời dịch đoạn văn bia trước đây của GS Phan Huy Lê với nguyên tác chữ Hán, chúng tôi đã có thêm chứng cứ để khẳng định nội dung văn bia hoàn toàn không nói về Đô đốc Long với trận đại phá quân Thanh dịp Tết năm Kỷ Dậu (1789) . Vấn đề cốt lõi để giải mã bí ẩn trong đoạn văn bia đã dẫn là ở 2 chữ Mậu Thân cũng chính là thông điệp về niên đại trận đánh 2 ông Phan, Ngô gửi cho hậu thế.
Không cần phán đoán 2 chữ tiếp theo bị đục bỏ cũng cũng xác định sự thật trận đánh chép trong văn bia là vào năm Mậu Thân (1788). Trước đây GS Phan Huy Lê phán đoán 2 chữ bị đục là Quang Trung rồi dịch cụm từ Mậu Thân Quang Trung sơ là “năm Mậu Thân đầu triều Quang Trung”, là không chuẩn về dịch thuật Hán ngữ. Cũng có khả năng 2 chữ bị đục là “Quang Trung” nhưng “Mậu Thân Quang Trung sơ” phải dịch đúng là “Mậu Thân năm đầu niên hiệu Quang Trung” [Thay cho 2 niên hiệu Thái Đức 11 (Nam Hà) , Chiêu Thống 2 (Bắc Hà) ]. Hai cách dịch “Mậu Thân đầu triều Quang Trung” và “Mậu Thân năm đầu niên hiệu Quang Trung” không chỉ là chuyện “chữ nghĩa” mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Dịch “Mậu Thân đầu triều Quang Trung” người đọc dễ hiểu nhầm “đầu triều Quang Trung” không chỉ có năm Mậu Thân mà có cả năm Kỷ Dậu. Hơn nữa từ ngày lên ngôi vua niên hiệu Quang Trung, Nguyễn Huệ chỉ đánh trận duy nhất là đại phá quân Thanh vào Tết năm Kỷ Dậu!
Đặng Tiến Đông, vị tướng đánh tan quân Thanh tiến trước vào Thăng Long thì không còn ai khác là Đô đốc Long! Quả là “lôgích”! Song chúng tôi lại khẳng định văn bia chỉ rõ trận đánh xảy ra năm Mậu Thân, hơn nữa nếu gắn kết các sự kiện lịch sử chép trên đoạn văn bia thì thời gian xảy ra trận đánh phải là đầu năm Mậu Thân. Dịch ”Mậu Thân đầu niên hiệu Quang Trung” là chinh xác, trung thực với niên đại chép trên văn bia và tự nó đã bác bỏ mọi ý đồ du di niên đại trận đánh này từ năm Mậu Thân sang năm Kỷ Dậu! Hai ông Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm là những danh sĩ nổi tiếng thông thái lại là số người từng trực tiếp chứng kiến ba lần Nguyễn Huệ đưa quân Tây Sơn ra Bắc tiến phạm Thăng Long (Bính Ngọ, Mậu Thân, Kỷ Dậu), bia lập năm 1797 cách hai trận đánh Mậu Thân, Kỷ Dậu chưa tròn một thập kỷ. Trận đánh đầu năm Mậu Thân lúc Nguyễn Huệ còn là Bắc Bình Vương nhưng 2 ông Phan, Ngô vẫn dùng danh xưng “Võ hoàng đế” tức tiên đế là hoàn toàn hợp lý. Ai dám nói 2 ông Phan, Ngô chép nhầm trận Kỷ Dậu thành Mậu Thân?
Cụm từ “bắc binh nam mục” mà dịch và diễn giải “quân Thanh xâm chiếm nước ta” là sai cả về dịch thuật Hán ngữ và cả về thực tiễn lịch sử. Chữ “mục” (Hán ngữ) không có Từ điển nào định nghĩa là: xâm chiếm, xâm lăng, xâm lược! ”Bắc binh”vào thời điểm này (1788) có thể hiểu là quân Bắc triều (tức quân nhà Thanh) nhưng cũng có thể hiểu là quân của triều đình Bắc Hà tức quân nhà Lê. Căn cứ vào nội dung chép trên văn bia, ”bắc binh” không thể là “quân Thanh”. Văn bia đã chép rõ Đặng Tiến Giản chỉ huy đội tiên phong của Tây Sơn đánh cho “bắc binh” tan rã và một mình một ngựa tiến trước vào dẹp yên cung cấm” (Bắc binh đã rút chạy khỏi Thăng Long). Đọc sử Tây Sơn ai cũng biết sự kiện: quân Thanh vào nước ta chiếm đóng Thăng Long vào cuối năm Mậu Thân (1788) nhưng không gặp trở ngại nào vì đại quân Tây Sơn đã chủ động rút trước về lập tuyến phòng thủ ở Tam Điệp chờ lệnh Nguyễn Huệ. Cho đến giao thừa năm Mậu Thân quan quân Tôn Sĩ Nghị vẫn yên ổn ăn Tết ở Thăng Long.
Chiến dịch đại phá quân Thanh do vua Quang Trung chỉ huy chỉ mở màn vào sáng mồng 3 Tết Kỷ Dậu bằng trận tiêu diệt đồn Ngọc Hồi và kết thúc vào sáng 5 Tết KD (1789) với trận tiêu diệt quân Thanh ở Khương Thượng-Đống Đa. Như vậy việc xác định “bắc binh”trong văn bia là “quân Thanh” đương nhiên là không thích hợp vì quân Thanh đâu có rút chạy khỏi Thăng Long trong năm Mậu Thân? Vậy cụm từ “bắc binh nam mục” phải dịch thế nào cho đúng? Năm 2007, qua tìm hiểu định nghĩa chữ “mục” và đọc lại diễn biến trận đánh của Tây Sơn ra Thăng Long đầu năm Mậu Thân, chúng tôi đã dịch lại “bắc binh nam mục” là “quân Bắc Hà nhìn (nhòm ngó) về phương nam”.
Sử sách chép về trận đánh của quân Tây Sơn ra Bắc Hà đầu năm Mậu Thân như sau: Tháng 6 năm Bính Ngọ (tháng 7 năm 1786) Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc Hà tiến phạm Thăng Long. Sau khi diệt xong quân Trịnh ở Thăng Long, Nguyễn Huệ trao quyền lại cho vua Lê (Lê Chiêu Thống) tháng 8-Bính Ngọ (tháng 9-1786) Tây Sơn rút quân về Nam. Khi được tin Tây Sơn rút quân, Nguyễn Hữu Chỉnh-tướng Tây Sơn nhưng không được Huệ tin cậy, hoảng sợ cấp tốc đuổi theo. Đến Nghệ An thì bắt kịp Huệ nhưng Huệ vẫn không cho Chỉnh theo về Nam mà bố trí ở lại cùng Nguyễn Văn Duệ quản lý quân Tây Sơn ở Nghệ An. Chỉnh oán Huệ rắp tâm báo thù. Đầu năm Đinh Mùi (1787) Trịnh Bồng mang tàn dư quân Trịnh kéo vào Thăng Long lập lại phủ chúa và uy hiếp Lê Chiêu Thống. Vua Lê đã bí mật nhờ Chỉnh đưa quân từ Nghệ An ra cứu giá. Chỉnh đã huy động được một đội quân ở Nghệ An kéo ra Thăng Long đánh tan Trịnh Bồng. Chỉnh được Lê Chiêu Thống tin cậy phong tước Bằng quận công và giao nắm binh quyền ở Thăng Long. Gây dựng được thế lực, Chỉnh nghỉ đến việc trả thù Nguyễn Huệ.
Mùa đông năm Đinh Mùi (1787) Chỉnh xúi dục vua Lê gửi quốc thư đòi lại đất Nghệ An. Đã được tin báo về sự lộng quyền và âm mưu của Chỉnh phản Tây Sơn nên khi nhận quốc thư, Huệ nổi giận sai Vũ Văn Nhậm - con rể Nguyễn Nhạc, hiện đang chỉ huy tiền quân Tây Sơn đóng tại Động Hải (Đồng Hới-Quảng Bình ngày nay) làm Tiết chế thống lĩnh quân Tây Sơn đánh ra Bắc để trừng phạt bè lũ phản nghịch Chiêu Thống-Hữu Chính (Bắc binh hội).
Lúc này Đặng Tiến Giản đang ở dưới trướng Nguyễn Huê, được phong tước Đông Lĩnh hầu, ”được tin yêu trao ấn kiếm và ủy thác cầm quân”. Sách “Tây Sơn thuật lược” chữ Hán xuất bản dưới triều Nguyễn chép về trận Mậu Thân: ”Mùa đông năm Đinh Mùi (1787) nhận quốc thư của Lê Chiêu Thống, Huệ giận lắm khiến Tiết chế Nhậm đốc suất bộ quân, Thái úy Điều đốc xuất thủy quân, Đô đốc Đặng Giản làm tiên phong nhằm kinh thành Thăng Long tiến phát. Tháng giêng năm Mậu Thân (Chiêu Thống 2, Thái Đức 11) quân Tây Sơn tiến phạm Thăng Long. Vua Lê chạy đi Hải Dương, quân Tây Sơn rượt theo, cha con Nguyễn Hửu Chỉnh đều bị bắt (sau đó bị Nhậm giết). Huệ cho Vũ Văn Nhậm trấn Thăng Long, Đặng Giản trấn Thanh Hoa (Giản là người Lương Xá, dòng dõi của Đặng Nghĩa Huấn) . Mùa Hạ ( tháng 5-Mậu Thân) , lúc ấy Nhậm tại trấn, có kẻ tố giác rằng Nhậm lộng quyền, Huệ mượn cớ là đi tuần đất Bắc, Nhậm ra lạy chào, Huệ bèn bắt giết đi. Huệ cho quan Đại Tư Không Ngô Văn Sở, quan Nội hầu Lân (Phan Văn Lân) trấn Thăng Long rồi từ Thăng Long trở về Phú Xuân” (2) Theo một số sách sử khác chép, trong dịp ra Thăng Long trừng trị Nhậm (5-MT) , Huệ đã tổ chức lại việc phòng thủ Bắc Hà, khen thưởng số tướng lĩnh có công trong đó Đặng Tiến Giản được ban tặng làng Lương Xá quê hương làm thực ấp như văn bia đã chép. (trước đây có người ghép việc ban tặng này cho Đô đốc Long sau chiến Thắng Tết Kỷ Dậu!) Cũng trong dịp này nhiều danh sĩ Bắc Hà đã về với Tây Sơn trong đó có 2 danh sĩ nổi tiếng là Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích được Huệ trọng dụng (diễn biến đúng như tiên đoán của Nguyễn Huệ trong bản “Sắc”phong tước Đông Lĩnh hầu cho Đặng Tiến Giản) .
Từ diễn biến trên thực tế trận đánh trên, chúng tôi khẳng định dịch “Bắc binh nam mục” là “quân Bắc Hà nhìn về phương Nam” tức quân Chiêu Thống-Hửu Chỉnh lăm le mhòm ngó, có tham vọng về đất đai đối với Nam Hà là chính xác cả về dịch thuật và thực tiễn.
Việc giải mã cụm từ ”bắc binh nam mục”cho phép chúng tôi hoàn chỉnh lời dịch đoạn văn bia bằng chữ Hán nêu trên như sau:
Dịch nghĩa:
“Vị Đại tướng triều ngày nay là đô đốc Đặng Tiến Giản tước Đông Lĩnh hầu thống lĩnh về Thiên Hùng trong đạo Vũ Thắng, xuất thân từ chi thứ nhất một họ lớn, cháu cụ Yên quận công, con cụ Dận quận công (...) . Bấy giờ, tiếng tăm nghĩa khí của Thái tổ Vũ hoàng đế lừng lẫy khắp nơi, ngài đang về đóng tại Quảng Nam. Ông một lần vào ra mắt trước cửa quân, nhờ ơn tri ngộ, yêu ban ấn kiếm, giao cho cầm quân. Ngữa nhờ oai trời, một lần cất quân là quét sạch giặc giả. Năm Mậu Thân đầu niên hiệu Quang Trung (2 chữ” Quang Trung “ bị đục) quân Bắc nhòm ngó phương nam, ông vâng chiếu lãnh đạo tiên phong tiến đánh, quân Bắc tan rã. Ông một mình một ngựa đi trước vào dẹp yên cung cấm. Võ hoàng đế đến Thăng Long, xét công phong thưởng, đặc biệt ban cho ông quê làng Lương Xá làm thực ấp.”
Từ cuối năm 2007 đến nay công trình nghiên cứu về Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản ở Lương Xá với bằng chứng lịch sử là đoạn văn bia “Tông đức thế tự bi” với lời dịch như trên đã được hưởng ứng rộng rãi trên công luận cả trong và ngoài nước góp phần không nhỏ cho dư luận đánh giá lại độ tin cậy của giả thuyết “Đặng Tiến Đông chính là Đô đóc Long.”
Đoạn Kết
Sử học là khoa học khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu. Những di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá chính là nguồn sử liệu đáng tin cậy nhất để xác minh thân thế, sự nghiệp Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản ở Lương Xá. Bài viết này chỉ chứng minh: lịch sử Tây Sơn không có Đô đốc Đặng Tiến Đông mà chỉ có Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản và Đô đốc Giản không phải là Đô đốc Long. Còn có một số nghi vấn xung quanh Đặng tướng công ở Lương Xá, tuy không được đề cập trong các di bản nhưng một số chi tiết trong di bản đã giúp làm sáng tỏ: năm sinh của ông đã có căn cứ xác định là năm Mậu Ngọ (1738) còn ngày ông mất không thấy nơi nào trong các di bản chép. Tuy nhiên có thể khẳng định trường hợp xác đinh ngày mất của ông là 15 tháng 2 năm Chiêu Thống 1 (1787) như trong quyển Nhân vật lịch sử Việt nam các tác giả Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế nêu là không có căn cứ.
Nội dung văn bia đã xác định Đặng tướng công tham dự trận đánh của Tây Sơn ra Thăng Long vào đầu năm Mậu Thân (1788) thì ông không thể đã mất năm 1787? Về thời gian Đặng tướng công biên soạn bộ phả cũng không thấy ghi trong các di bản. Nhưng với danh xưng của ông ghi trên bộ phả và cả trên văn bia là “Đông Lĩnh hầu Đại Đô đốc thống lĩnh 2 đạo quân Vũ Thắng Thiên hùng là Đặng Tiến Giản ở chi Giáp nhất kính cẩn biên soạn”có thể xác định mốc thời gian biên soạn bộ phả là trong thời kỳ Đặng tướng công phục vụ trong hàng ngũ Tây Sơn không thể trước năm 1787 vì tước Đông Lĩnh hầu cùng chức Đại đô đốc thống Vũ Thắng đạo Thiên Hùng của ông là do Tây Sơn phong tặng. Ông cũng không thể mất sau năm Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) là năm 2 ông Phan, Ngô lập bia tưởng niệm Đặng Tiến Giản, người bạn đồng hương, đồng triều, đồng chí mà 2 ông quý mến. Riêng về lai lịch Đô đốc Long hiện còn nhiều tranh cãi giữa các nguồn tin nói ông là Đặng Văn Long quê ở Bình Định, là “Nguyễn Tăng Long” quê Quảng Ngãi, là Lê Văn Long quê ở Quảng nam… Bài viết này chỉ bác bỏ nguồn tin nói Đô đốc Long là “Đặng Tiến Đông quê Lương Xá (Hà Nội) ”, không bàn đến các nghi vấn khác.
Hà Nội-Xuân Canh Dần
Chú thích:
1-Theo các tác phẩm của GS Phan Huy Lê viết về Đặng Tién Đông năm 1973-1974: -*Danh nhân quê hương tập 1-Hà Tây 1973 -*Đô đốc Đông và một số di vật thời Tây Sơn mới phát hiện-Tạp chí Khảo cổ học số 16/1973 -*Đô đốc Đặng Tiến Đông một tướng Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa-Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử số 38/1974 -*Về nhân vật Đặng Tiến Đông-Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4/1999. 2-Theo bài “Phải gọi là Đô đốc Đặng Tiến Giản”-Trần Văn Quý-Đối thoại sử hoc-NXB Thanh Niên-2000, từ trang 359 đến trang 373. 3-Phan Huy Lê. ”Đô đốc Đông…” Tạp chí Khảo cổ học sô 16/1974. 4-Tây Sơn thuật lược: bản dịch của Tạ Quang Phát, chuyên viên Hán học Viện Khảo cố Sàigon đăng trên Đặc san Sử Địa (SG) số Xuân Mậu Thân 1968. PHỤ LỤC:
Nội dung bản “sắc” Nguyễn Huệ phong cho Đặng Tiến Giản tước Đông Lĩnh hầu
Nguyên văn:
敕 常 信 府 富 川 縣 盛 福 社 鄧 進 丈 夫 氣 愾 男 子 胸 襟 仕 宦 遭 逢 役 见 王 臣 之 偉 績 始 終 遇 報 不 忘 國 士 之 殊 知 經 冬 肯 擾 于 寒 松 行 道 正 悲 于 秀 麥 秦 師 無 援 未 灰 復 楚 之 心 漢 傑 有 謀 難 塞 為 韓 之 責 苟 依 棲 之 無 地 耻 共 戴 之 有 天 卜 一 路 之 可 南 大 邦 于 控 詎 半 河 之 以 北 義 士會 無 將 用 處 於 年來 捨 斯 人 其 孰 可 可 加 都 督 同 知 職 東 嶺 侯 仍 差 清 華 鎮 手 於 戲 歸 夏 臣 于 湯 御 寧 禁 戴 舊 之 素 依 將 殷 士 于 周 京 勉 翕 維 新 之 耿 命 罄 乃 心 力 濟 我 事 功 欽 哉 上 秩 故 敕 泰 德 十 年 七 月初 三 日 Phiên âm:
Sắc: Thường Tín phủ, Phú Xuyên huyện, Thạnh Phúc xã Đặng Tiến Giản. Trượng phu khí khái, Nam tử hung khâm. Sĩ hoạn tao phùng, dịch kiến vương thần chi vĩ tích; Thủy chung ngộ báo, bất vong quốc sĩ chi thù tri. Kinh đông khẳng nhiễu vu hàn tùng, Hành đạo chính vi vu tú mạch. Tần sư vô viện, vị khôi phục Sở chi tâm; Hán kiệt hữu mưu, nan tắc vi Hàn chi trách. Cẩu y thê chi vô đạo, Sỉ cộng đái chi hữu thiên. Bốc nhất lộ chi khả nan, đại bang vu khống; Cự bán hà chi dĩ bắc, nghĩa sĩ hội vô. Tương dụng xử ư niên lai; Xả tư nhân kì thục khả. Khả gia đô đốc đồng tri chức, Đông Lĩnh hầu, nhưng sai Thanh Hoa trấn thủ. Ư tư: Quy Hạ thần vu Thang ngự, ninh câm đái cựu chi tố y; Tương Ân sĩ vu Chu kinh, miễn hấp duy tân chi cảnh mệnh. Khánh nãi tâm lực, Tế ngã sự công. Khâm tai. Thượng trật. Cố sắc. Thái Đức thập niên thất nguyệt sơ tam nhật. Tạm dịch: Sắc cho Đặng Tiến Giản người xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín. Trượng phu hăng hái, Nam tử hào hùng. Gặp gỡ quan trường, công cả quân thần từng gây dựng; Trước sau báo đáp, biết nhau quốc sĩ phải khắc ghi. Trải qua đông, thông rét chẳng nao; Thi hành đạo, lúa tươi cũng ủ. Quân Tần không tới, lòng khôi phục Sở chưa thành; Tướng Hán có mưu, việc thiết lập Hàn khó chặn. Tạm nương náu không tìm được đất; Luống hổ ngươi cùng đội chung trời. Một nẻo đường ở cõi nam, đại bang ngăn giữ; Nửa bên sông về đất bắc, nghĩa sĩ vắng tênh. Đem dùng để cho năm sau, Bỏ người này ai làm được? Vậy, thêm cho chức đô đốc đồng tri, tước Đông Lĩnh hầu, vẫn sai làm trấn thủ xứ Thanh Hoa. Bầy tôi Hạ theo về Thang ngự, chớ cậy nhờ ơn đội chúa xưa; Kẻ sĩ Ân đem đến Chu kinh, hãy gắng gỗ tuân theo mệnh mới. Hết lòng hết sức, Giúp việc cho ta. Hãy kính đấy! Đây là sắc thăng trật. Ngày mồng 3 tháng bảy năm Thái Đức thứ 10 (1787).
(Người dịch: Lê Nguyễn Lưu)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Ai là Đô đốc Long ? Thu 28 Jul 2016, 09:33 | |
| Ai là Đô đốc Long ?
Lê Ngân (Luật gia-Nhà báo Hà Nội )
“Đô đốc Long”là danh tướng Tây Sơn với chiến công huyền thoại:chỉ huy đạo quân đánh thắng quân Thanh ở Khương Thượng-Đống Đa tiến trước vào giải phóng Thăng Long trong trận quyết chiến Ngoc Hồi-Đống Đa do Quang Trung chỉ huy đầu năm Kỷ Dậu(1789). Tuy nhiên Hoàng Lê nhất thống chí xuất bản từ thời Tây Sơn chỉ nêu vỏn vẹn “Đô đốc Long”, không họ, không quê quán. Cho đến nay có thêm nhiều tài liệu xác nhận “Đô đốc Long” với họ tên, quê quán khác nhau:
Sách Đại nam chính biên liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn và Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ chép là “đô đốc Mưu”. Sách Tây Sơn lương tướng ngoại truyện của Nguyễn Trọng Trì chép là “Đô đốc Đặng Văn Long, quê ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn” (Bình Định).Sách Quảng Nam đất nước và nhân vật của Nguyễn Quang Thắng chép là “Đô đốc Lê Văn Long, người làng Phú Xuân Trung, huyện Lệ Dương, châu Thăng Hoa “ (nay thuộc thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam). Tạp chí Cẩm Thành,Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi chép là “Đô đốc Nguyễn Tăng Long, quê làng Đông Thành, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.” Phan Huy Lê trong bài viết Đô đốc Long và một số di vật thời Tây Sơn mới phát hiện đã chứng minh rằng Đô đốc Long chính là “Đô đốc Đặng Tiến Đông người làng Lương Xá (Chương Mỹ, Hà Tây)”, Đỗ Văn Ninh trong bài Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Đặng Tiến Giản, khẳng định: Đặng Tiến Đông là cách đọc sai tên chữ Hán trên các di bản Phan Huy Lê đã khai thác, phải đọc đúng là Đặng Tiến Giản cũng là Đô đốc Tây Sơn nhưng không phải là Đô đốc Long, v.v…
Chưa bao giờ có nhiều tài liệu nói khác nhau về Đô đốc Long như vậy!
Vậy ai là Đô đốc Long? Bài viết dưới đây căn cứ vào các nguồn sử liệu: Sắc phong, văn bia, gia phả, tư liệu trong một số dã sử bằng chữ Hán đã được dịch và xuất bản, tư liệu của một số nhà nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí, báo in…để có một số nhận định về các lập luận trên với hy vọng góp phần giảm bớt một số phương án bất hợp lý tạo thuận lợi cho giới chức năng sử học tìm ra câu trả lời trước lịch sử: ai là “Đô đốc Long”?
1-“Đô đốc Long” là Đô đốc Đặng Văn Long quê ở Bình Định
Theo Tây Sơn lương tướng ngoại truyện của Nguyễn Trọng Trì (1854-1922) Đô đốc Long là “Đô đốc Đặng Văn Long tự Tử Vân quê ở Tuy Viễn,phủ Qui Nhơn”.Lập luận trên có mấy điểm đáng chú ý:
1a) Phát hiện sớm nhất, dưới thời Nguyễn vốn có sự kỳ thị khắc nghiệt với Nhà Tây Sơn.
1b) Công trình nghiên cứu thuộc gia đình họ Nguyễn thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, gần nơi phát tích phong trào Tây Sơn. Hiện nay trên đường Hoàng Diệu, quận Phú Nhuận, Tp HCM có nhà thờ họ Nguyễn do ông Nguyễn Minh Tuế khai sinh ở đất Gia Định từ năm 1792. Ở đấy, con cháu thờ ông Tổ của họ là Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết– một trong “Thất hổ tướng” Tây Sơn, cùng Đô đốc Đặng Văn Long vì ông này vừa là thầy dạy võ cho ông Tuyết và cũng là người đồng hương. Dưới triều Nguyễn, gia đình họ Nguyễn thôn Vân Sơn tích cực hưởng ứng chiếu Cần vương của Hàm Nghi(1885). Ba anh em: Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Quý Luận đều tham gia nghĩa quân Cần Vương do Mai Xuân Thưởng cầm đầu. Nguyễn Trọng Trì từng đổ cử nhân nhưng từ chối làm quan về quê nghiên cứu viết sách giới thiệu một số khám phá mới về Tây Sơn..
1c) Công trình viết lai lịch, tư chất, sự nghiệp, công huân, phẩm hàm của 14 võ tướng Tây Sơn trước đây Hoàng Lê nhất thống chí chỉ nêu tên cùng chức vụ “Đô đôc”. Tuy là dã sử nhưng những phát hiện về lai lịch của các danh tướng Tây Sơn qua các truyện lịch sử đời sau như Tây Sơn Thất hổ tướng, Lục kỳ sĩ, Ngũ Phụng Thư…và cả tiểu thuyết lịch sử hiện đại như ”Nhà Tây Sơn” của Quách Tấn – Quách Giao, ”Tây Sơn bi hùng truyện” của Lê Đình Danh đều chép Đô đốc Long là Đặng Văn Long theo Tây Sơn lương tướng ngoại truyện:
Phát hiện Đô đốc Long là Đặng Văn Long như trên là có cơ sở. Song cũng có người phản bác: các giáo sư sử học ở Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, sách Tư liệu về Tây Sơn Nguyễn Huệ trên đất Nghĩa Bình, Sở VHTT Nghĩa Bình có chung nhận định: ”tháng 04-1987 chúng tôi đã đến Cảnh Vân.xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để điều tra. Nhưng kết quả cho thấy các họ lâu đời ở đây là họ Trần, họ Nguyễn, họ Lê, họ Phạm, chứ không có họ Đặng và cũng không một ai biết Đô đốc Đặng Văn Long thời Tây Sơn”. Cách lý giải như trên là thiếu sức thuyết phục. Theo sử liệu thì sau khi lên ngôi, Gia Long đã tìm mọi cách để tận diệt làm cho người đời không còn nhớ đến Tây Sơn,”diệt tận gốc, nhổ sạch rễ” thì vùng quê quán Đô đốc Long không còn ai là dòng dõi Đặng Văn Long – một hổ tướng của Tây Sơn, cũng dễ hiểu, còn nói vùng quê Đô đốc Long không có họ Đặng cũng phải xem lại vì ngoài Đặng Văn Long còn có nhiều danh tướng Tây Sơn họ Đặng quê ở Bình Định như Đặng Xuân Bảo, (ấp Tây Sơn), Đặng Xuân Phong (huyện Tuy Viễn)…Theo Võ Nhân-Bình Định: ”hiện nay ở Kỳ Sơn có một dòng họ Đặng, Diêu Trì cũng có một dòng nhưng chưa rõ Đặng Văn Long thuộc dòng nào”.
2-“Đô đốc Long” là Đô đốc Đặng Tiến Đông thuộc Đặng tộc ở Lương Xá, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Sau gần một thế kỷ chưa có phát hiện thêm về Đô đốc Long, đến đầu thập kỷ 70,thế kỷ XX.,GS Phan Huy Lê (PHL), căn cứ từ các di vật đời Tây Sơn mới phát hiện ở Lương Xá,Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) đã đề xuất lập luận “Đô đốc Long là Đô đốc Đặng Tiến Đông quê ở Lương Xá”, chủ yếu là qua khai thác bài văn bia do Phan Huy Ích biên soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc, khắc trên bia đá năm Đinh Tị, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 tức năm 1797 (2 chữ Cảnh Thịnh bị đục bỏ) đặt trước sân chùa Thủy Lâm (gọi tắt là bia chùa Thủy Lâm) có câu chữ Hán: ”Mậu Thân… … (hai chữ bị đục bỏ) sơ, bắc binh nam mục, công phụng chiếu tiên phong đạo, tiến chiên nhi bắc binh hội, công đơn kị đương tiên, túc thanh cung cấm. Vũ Hoàng giá lâm Thăng Long sách huân hành thưởng đặc tứ bản quán Lương Xá vĩnh vi thục ấp. ”GS PHL dịch và giải thích:”Năm Mậu Thân (năm 1788 - T.g.) đầu đời Quang Trung (hai chữ Quang Trung bị đục - T.g.), quân Bắc xâm chiếm nước Nam, ông (tức Đặng Tiến Đông-T.g.) phụng chiếu cầm đạo quân tiên phong tiến đánh làm cho quân Bắc tan vỡ, ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm, Vũ Hoàng đế (Quang Trung) vào Thăng Long tiến hành khen thưởng, ban riêng cho ông xã quê hương làm thực ấp vĩnh viễn”. Theo tác giả PHL: ”Hiện nay chưa tìm thấy tài liệu nào nói rõ Đô đốc Đông là Đô đốc Long hay Mưu. Nhưng phân tích và đối chiêu các tư liệu, các sự kiện có liên quan thì theo tôi: có nhiều khả năng Đặng Tiến Đông là tên thật của Đô đốc Long hay Mưu” (1). Lập luận “Đô đốc Đông chính là Đô đốc Long” tuy mới là giả thuyết như chính tác giả công nhận nhưng đã được lưu hành như một phát kiến lịch sử. Từ sau 1974, tên “Đô đốc Đặng Tiến Đông” đã thay thế tên “Đô đốc Long” trên hầu hết các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội ở trong lẫn ngoài nước. Song lập luận này vẫn tồn tại nhiều nghi vấn với bằng chứng khó bác bỏ:
2a) Tên nhân vật trên văn bia là chữ “Giản”(暕) không phải chữ“Đông”(東). Văn bia chỉ chép trận năm Mậu Thân (1788) không chép về trận năm Kỷ Dậu(1789).
. .
Ảnh minh chứng: Tên tác giả biên soạn bộ Thực lục là “Đô đôc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản”.
Phiên âm,dịch nghĩa 2 câu đầu(từ phải sang)
Câu 1:”Đặng gia phả hệ toản chính thực lục quyển chi nhị”. Dịch nghĩa: ”Gia phả họ Đặng, ghi chép những điều chính yếu quyển thứ 2”.
Câu 2:”Giáp nhất chi,thống Vũ Thắng Thiên Hùng Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản cẩn tập”Dịch nghĩa:”Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản thống lĩnh Vũ Thắng Thiên Hùng ở chi Giáp nhất kính cẩn biên tập”.
Đầu năm 1999, nhà Khảo cổ học Đỗ Văn Ninh (sau này là PGS-TS Đỗ Văn Ninh) cùng các nhà sử học thông thạo Hán ngữ: Trần Văn Quý, Lê Trọng Khánh, cũng qua khai thác các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá mà GS PHL từng sử dụng nhưng đã có kết luận khác về cơ bản: “tên chữ Hán của Đặng tướng công trên các di bản đời Tây Sơn không phải là “Đông” mà phải đọc là “Giản”( Đặng Tiến Giản) và Đô đốc Đặng tiến Giản không phải là Đô đốc Long. Ông Trần Văn Quý cung cấp thêm một bằng chứng có sức thuyêt phục về tên của Đặng tướng công trên các di bản phải đọc là “Giản”.” Gia phả họ Đặng, bản A.633 mà Phan Huy Lê đã sử dụng, do chính Đặng Tiến Đông soạn đã mách bảo chúng ta nên đọc chữ Hán tên ông là gì và chữ đó có nghĩa gì? Gia phả viết:Phiên âm “Mậu Ngọ niên, ngũ nguyệt sơ nhị, Quý Sửu thì, sinh đệ bát tử “Đông” (東) hậu cải ”暕” dĩ tự vựng vân: trùng âm tích vũ chi hậu, hốt kiến nhật sắc, cố tri danh yên ”Câu này phải dịch: ”năm Mậu Ngọ, tháng 5 ngày 2, giờ Quý Sửu sinh con thứ 8 là “Đông” sau đổi lại tên “Giản” (暕) theo nghĩa chữ này là : sau thời tiết mây mù tích mưa bổng xuất hiện ánh sáng mặt trời, vì vậy đổi tên theo nghĩa đó” (2). Vào thời điểm này, giới nghiên cứu cũng mới biết Đặng tướng công ở Lương Xá có tên là “Đông” cũng có tên là “Giản” nhưng chưa giải thích được: Đặng tướng công đổi tên từ “Đông” sang tên”Giản” vào lúc nào và vì sao phải đổi tên, vì vậy các tác giả trên “Đối thoại sử học” có nhận định: ”với Đặng tướng công ở Lương Xá, tên “Đông” hay tên “Giản” không phải là lớn. Điều quan trọng chính yếu nhất là ông có làm nên chiến thắng Đống Đa như GS PHL giới thiệu?” (Trên thực tế việc đổi tên từ “Đông” sang tên “Giản” là cái mốc đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời của Đặng tướng công nhưng đây là việc sẽ được chứng minh ở phần sau bài này). Để sáng tỏ “Đặng tướng công ở Lương Xá không phải là Đô đốc Long”, các tác giả Đỗ Văn Ninh, Lê Trọng Khánh đã sử dụng chính đoạn chữ Hán trên văn bia GS PHL từng sử dụng để chứng minh văn bia chùa Thủy Lâm chỉ chép một niên đại trận đánh duy nhất là năm Mậu Thân (tức năm 1788) không hề có câu chữ nào đề cập đến trận diễn ra đầu năm Kỷ Dậu.(1789). Theo sử liệu:trận Mậu Thân diễn ra ở Thăng Long đầu năm 1788.Vào thời điểm này,quân Thanh chưa vào Việt nam, Nguyễn Huệ còn là Bắc bình vương chưa xưng đế.Vậy“Bắc binh nam mục”(北 兵 南 牧) là gì? Vũ Hoàng đế là ai? Theo Đỗ Văn Ninh và Lê Trọng Khánh”,bắc binh là nhằm chỉ quân triều đình phương bắc thông thường là chỉ quân Tàu(Trung Hoa).Song trong hoàn cảnh nước Việt chia làm hai nước: Đàng Trong(Nam Hà) do Tây Sơn chiếm giữ và Đàng Ngoài(Bắc Hà) do Nhà Lê thống trị thì với Tây Sơn,“bắc binh”là quân triều đình Bắc Hà (Nhà Lê).Vào thời điểm diễn ra trận đánh đầu năm Mậu Thân,quân Thanh chưa có mặt ở Thăng Long thì “bắc binh” chỉ có thể là quân Nhà Lê. ”Nam mục”, chữ “mục” (牧) không có nghĩa là “xâm lăng” mà có nghĩa là “chăn dắt,cai quản”.(mục đồng, mục sư, châu mục).Theo Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ chín) Năm Đinh Vị (1787) Nguyễn Huệ phẩn nộ với việc Lê Chiêu Thống gửi quốc thư đòi lại quyền cai quản Nghệ An (bắc binh nam mục) bèn sai Vũ Văn Nhậm điều quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long để trừng trị “bè lũ phản nghịch Chiêu Thống-Hửu Chỉnh “(Bắc binh hội). Số tướng lĩnh Tây Sơn tham dự trận Mậu Thân, Hoàng Lê nhất thống chí chỉ chép Vũ Văn Nhậm lĩnh ấn Tiết chế (Tổng chỉ huy) và bộ tướng Nguyễn Văn Hòa, người truy kích đuổi kịp cha con Hửu Chỉnh, Hửu Du ở núi Tam Tầng (Bắc Giang). Hửu Du chết tại trận, Chỉnh bị bắt sống đưa về kinh bị Nhậm ra lệnh giết và phanh thây. Văn bia chùa Thủy Lâm cung cấp thêm chi tiết: Huệ giao Đô đốc Đặng Tiến Giản lĩnh ấn tiên phong (công phụng chiếu tiên phong đạo), Giản đánh tan vỡ quân Bắc Hà cưỡi ngựa tiến trước vào Thăng Long đã sạch bóng bè lũ phản nghịch. (tiến chiến nhi bắc binh hội, công đơn kỵ đương tiên, túc thanh cung cấm). Tháng 5-MT, Huệ ra Thăng Long (Vũ Hoàng giá lâm Thăng Long. Vũ Hoàng là miếu hiệu của Quang Trung cũng dùng để gọi Nguyễn Huệ) bắt giết Vũ Văn Nhậm về tội lộng quyền, Huệ khen thưởng tướng sĩ lập công trận Mậu Thân, (văn bia chép Giản được Huệ ban cho làng quê Lương Xá làm thực âp vĩnh viến là vào dịp này). Đỗ Văn Ninh kết luận: ”Đô đốc Đặng Tiến Giản lập công trong trận trừng phạt Chiêu Thống-Hửu Chỉnh ở Thăng Long đầu năm Mậu Thân (1788) quyết không phải là Đô đốc Long đánh quân Thanh ở Đống Đa đầu năm Kỷ Dậu -1789.”(3) Như vậy, cùng một nguồn sử liệu (văn bia chùa Thủy Lâm) nhưng qua khai thác,giữa hai tác giả Phan Huy Lê và Đỗ Văn Ninh đã có hai kết luận khác nhau vậy đâu là sự thật lịch sử? Tuy chưa có câu trả lời chính thức của cơ quan chức năng sử học có thẩm quyền nhưng cũng đã có bằng chứng khách quan để phân biệt đúng sai.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Ai là Đô đốc Long ? Thu 28 Jul 2016, 09:48 | |
| Ai là Đô đốc Long ?
Lê Ngân (Luật gia-Nhà báo Hà Nội )
2b) “Tây Sơn thuật lược” và danh tướng Tây Sơn Đặng Giản quê ở Lương Xá.
Danh tướng Tây Sơn “Đặng Tiến Giản” quê ở Lương Xá không phải mới được biết từ sau năm 1999 qua Đỗ Văn Ninh khai thác văn bia chùa Thủy Lâm.Thực ra họ tên quê quán,công trạng của vị Đô đốc họ Đặng tên Giản trong hàng ngũ Tây Sơn đã được biết đến từ đầu thế kỷ XX,dưới triều Nguyễn qua tác phẩm bằng chữ Hán “Tây Sơn thuật lược”(4).Tây Sơn thuật lược” (TSTL) chép về phong trào Tây Sơn từ lúc xuất hiện vào năm Tân Mão (1771) đến lúc diệt vong vào năm Nhâm Tuất (1802) nhưng tập trung vào lược thuật các sự kiện xảy ra từ năm Bính Ngọ-Cảnh Hưng thứ 47 (tức năm 1786) đến năm Nhâm Tuất (1802).Theo sử liệu giai đoạn này có ba trận quân Tây Sơn đánh ra Bắc Hà,tiến phạm Thăng Long,TSLT đều có chép với lưu lượng chi tiết khác nhau.Trận năm Bính Ngọ (1786) chỉ mươi dòng,trận Mậu Thân (1788) dài nhất với hơn một trang,trận năm Kỷ Dậu (1789)chỉ ba dòng!TSTL chép trận Mậu Thân với đầy dủ chi tiết như Hoàng Lê nhất thống chí đã chép nhưng TSTL là tác phẩm sử học duy nhất có bổ sung một danh tướng Tây Sơn chưa từng biết đến:Đô đốc Đặng Giản với đầy đủ tư liệu về lai lịch,chiến công từ đời Nguyễn Huệ sang đời Quang Trung….Cụ thể TSTL chép: ”Năm Đinh Vị (năm đầu Chiếu Thống)…vua Lê dùng Nguyễn Hửu Chỉnh coi giúp việc nước,phong tước cho Chỉnh làm Bằng Quận công.Mùa đông năm ấy vua Lê sai Ngô Nho,Trần Công Xán đem lễ vật địa phương cùng quốc thư cho Huệ,nói rằng Nam và Bắc mỗi bên đều giữ lấy cương thổ của mình,không đặng vượt khỏi bổn phận (sứ giả nói rõ vua Lê yêu cầu Huệ trả lại đất Nghệ An cho nhà Lê).Huệ giận lắm …klhiến Tiết chế Nhậm đốc xuất bộ quân,Thái úy Điều đốc xuất thủy quân,Đô đốc Đặng Giản làm tiên phong nhằm kinh thành Thăng Long tiến phát… năm Mậu Thân (Chiêu Thống thứ hai) tháng giêng,Tây Sơn tiến phạm Thăng Long,vua Lê chạy đi Hải Dương,cha con Hửu Chỉnh đều bị bắt giết.Huệ cho Vũ Văn Nhậm trấn Thăng Long,Đặng Giản trấn Thanh Hoa (Giản là người Lương Xá,dòng dõi của Đặng Nghĩa Huấn”,…Mùa hạ, Huệ giết bề tôi là Vũ Văn Nhậm, lúc ấy Nhậm tại trấn, có kẻ tố giác Nhậm lộng quyền…Mùa đông tháng 11, Huệ tự xưng Hoàng đế cải nguyên là Quang Trung. Tháng ấy vua Lê dùng quân Mãn Thanh lấy lại kinh thành Thăng Long. Năm Kỷ Dậu (niên hiệu Quang Trung thứ hai) tháng giêng, Huệ cả phá quân của Tôn Sĩ Nghị nhà Thanh ở Thăng Long. Vua Lê đi lên phương Bắc… Năm Canh Tuất (niên hiệu Quang Trung thứ ba) Huệ cho quan Đại tư mã Ngô văn Sở, quan Nội hầu Phan Văn Lân cùng người con thứ là Thùy (tức Nguyễn Quang Thùy-LN) trấn giữ Thăng Long, cho Tuyên (tức Nguyễn Quang Bàn,em Thùy-LN) trấn giữ Thanh Hoa, cho Đặng Giản làm Đại Đô đốc coi giữ Đại Thiên hùng binh…”. Đối chiếu đoạn trích dẫn TSTL với đoạn dịch và giải thích văn bia chùa Thủy Lâm của tác giả Đỗ Văn Ninh đã nêu ở điểm a cho thấy nội dung hoàn toàn trùng hợp.Tác phẩm TSTL xuất hiện vào đầu thế kỷ XX dưới triều Nguyễn trong lúc tấm bia chùa Thủy Lâm tuy đã có từ cuối thế kỷ 18 nhưng còn ẩn náu tại Lương Xá, mãi đến đầu năm 70 thế kỷ XX mới được phát hiện là di vật đời Tây Sơn.Có thể khẳng định tác giả biên soạn TSTL không hề biết bài văn bia này nhưng so sánh nội dung đoạn TSTL chép về trận Mậu Thân với đoạn văn bia chùa Thủy Lâm cũng chép về trận Mậu Thân cho thấy có sự trùng hợp kỳ lạ hơn nữa còn có chi tiết bổ sung làm sáng tỏ thêm về nhân vật Đặng Tiến Giản chép trong văn bia:
–Đặng Giản (鄧暕) trong TSTL với Đặng Tiến Giản (鄧進暕)trong văn bia chùa Thủy Lâm cùng tên,cùng họ,cùng chức vụ,cùng quê,cùng dòng dõi Đặng Nghĩa Huấn…Về tước Đông Lĩnh hầu của Đặng Tiến Giản trên văn bia không có ở nhân vật Đặng Giản trên TSTL cũng tất yếu vì đạo Sắc Nguyễn Huệ ghi nhận tước Đông Lĩnh hầu cho Đặng Tiến Giản tuy có từ năm Đinh Vị/Mùi (1787) nhưng đã được dấu kín dưới triều Nguyễn,đến thập kỷ 70 thế kỷ XX mới lộ diện.
-TSTL chép “năm Canh Tuất Quang Trung 3,Đặng Giản được giao coi giữ Đại Thiên Hùng binh”.Sắc phong năm Thái đức thứ 10(1787) của Nguyễn Huệ trao cho Đặng Tiến Giản chưa có chức này nhưng từ sau năm Canh Tuất,niên hiệu Quang Trung thứ ba (tức năm1790), trên bộ Thực Lục (1792),trên bài minh ở quả chuông Đặng tướng công đúc tặng chùa Trăm Gian (1794) và trên văn bia chùa Thủy Lâm(1797) đều có chép chức “thống lĩnh Đại Thiên hùng ” bên cạnh tên Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản.
– Đạo Sắc năm Thái Đức 10 (1787)Nguyễn Huệ gia phong cho Đặng Tiến Giản: ”Đô đốc đồng tri,Đông Lĩnh hầu nhưng sai Trấn thủ Thanh Hoa”. TSTL chép sau chiến thắng Mậu Thân (1788): ”Huệ cho Vũ Văn Nhậm trấn Thăng Long,Đặng Giản trấn Thanh Hoa…năm Canh Tuất Quang Trung 3 (1790), Huệ (QT) cho Tuyên (tức Nguyễn Quang Bàn con thứ QT) trấn giữ Thanh Hoa… ”Như vậy Đặng Tiến Giản được giao trấn thủ Thanh Hoa vào đầu năm Mậu Thân (1788) và giữ chức vụ này đến năm Canh Tuất (1790).
– TSTL có chép về trận Kỷ Dậu (1789) nhưng không hề đả động đến vai trò của Đô đốc Đặng Giản trong trận này. Như vậy có thêm bằng chứng cho thấy:Đô đốc họ Đặng tên Giản không phải là Đô đốc Long.
Theo người viết bài này,việc phát hiện tác phẩm TSTL đã cung cấp cho giới nghiên cứu sử học bốn vấn đề có ý nghĩa:
1-TSTL là cứ liệu lịch sử khẳng định cách đọc tên chữ Hán của Đặng tướng công ở Lương Xá chép trên bộ Thực Lục,trên Sắc phong,trên văn bia chùa Thủy Lâm không phải là “Đông”(Đặng Tiến Đông) như GS PHL từng đọc mà là “Giản” (Đặng Tiến Giản) như tác giả Đỗ Văn Ninh phát hiện là chính xác.
2-TSTL, tác phẩm sử học ra đời từ đầu thế kỷ XX dưới triều Nguyễn đã được dịch ra tiếng Việt năm 1968 dưới chế độ Sàigòn là cứ liệu lịch sử chứng minh Đô đốc Đặng Tiến Giản là danh tướng đời Tây Sơn,một nhân vật lịch sử có thật không phải suy diễn. và Đặng Tiến Giản không phải là “Đô đốc Long” chỉ huy đánh thắng quân Thanh ở Đống Đa vào đầu năm Kỷ Dậu (1789).
3- Nội dung chép về trận Mậu Thân của TSTL thực chất là “bạch hóa” thông điệp của hai ông Phan Huy Ích,Ngô Thì Nhậm để lại cho hậu thế qua văn bia chùa Thủy Lâm.Thông điệp nói về Đô đốc Đặng Tiến Giản danh tướng Tây Sơn lập công trong trận Mậu Thân song vì đặc điểm của thời cuộc:năm 1797 sau ngày Quang Trung mất,Cảnh Thịnh quản lý yếu kém để gian thần lộng quyền, Tây Sơn tuột dốc, trong khi Nguyễn Ánh ngày càng lớn mạnh, hai ông buộc phải dùng cách ngụy trang văn bia để che dấu tung tích “Tây Sơn” cho người tưởng niệm với hy vọng tấm bia được tồn tại qua mọi biến cố. Ý đồ của hai ông Phan, Ngô đã được thực hiện với sự tồn tại của tấm bia chùa Thủy Lâm qua hơn hai thế kỷ nhưng cũng đã gây khó khăn, ngộ nhận trong một bộ phận giới nghiên cứu như đã và đang xảy ra.
4- TSTL ra đời từ đầu thế kỷ XX dưới triều Nguyễn, năm 1968 lần đầu tiên được dịch và giới thiệu dưới chế độ Sàigòn nhưng người đầu tiên giới thiệu TSTL với giới nghiên cứu sử học Hà Nội và cũng là người đầu tiên chứng minh TSTL và văn bia chùa Thủy Lâm có nội dung giống nhau là PGS-TS Đỗ Văn Ninh vào đầu năm 1999. 2c) Tài liệu mới phát hiện từ Từ điển ”Nhân vật lịch sử Việt nam”: Đô đốc Đặng Tiến Đông ở Lương Xá là nhân vật lịch sử có thật nhưng không phải là Đô đốc Long!
Từ năm 1999, việc giới sử học Hà Nội phát hiện Đô đốc Đặng Tiến Giản-một danh tướng Tây Sơn mà chính sử cũng như Đặng tộc chưa biết đến là một đóng góp quan trọng cho lịch sử.Tuy nhiên vẫn còn một số điều về lai lịch Đô đốc Đặng Tiến Giản chưa giải thích được như: việc đổi tên từ tên “Đông” sang tên “Giản” vào lúc nào và vì sao phải đổi tên?Trước khi về với Tây Sơn (lúc đã 48 tuổi) Đặng Tiến Giản đã học hành,đổ đạt như thế nào,đã giữ chức tước gì ở Bắc Hà? Không thể tìm thấy lời giải cho các câu hỏi trên qua các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá và cả với Tây Sơn thuật lược! Đây cũng là câu hỏi GS PHL dành cho nhân vật “Đặng Tiến Đông” trong các bài viết của tác giả. [Cần chú ý: nhân vật Đặng Tiến Đông do GS PHL giới thiệu với tên “Đông” chữ Hán là chữ 东 hoặc chữ 日東,do vậy nhân vật Đặng Tiến Đông của GS PHL không dính dáng gì với nhân vật Đặng Tiến Đông (鄧 進 東) do tác giả Nguyễn Quang Thắng phát hiện qua khai thác gia phả Đặng tộc ở Lương Xá ].
Gần đây, người viết bài này đã tìm được lời giải cho câu hỏi trên qua nghiên cứu nhân vật “Đô đốc Đặng Tiến Đông” (1738-1787)” đăng trên cuốn từ điển “Nhân vật lịch sử Việt nam” (gọi tắt TĐ NVLSVN) của Nguyễn Quang Thắng- Nguyễn Bá Thế (Bộ mới. NXB Tổng hợp T.P.Hồ Chí Minh tái bản năm 2006) với tiểu sử được giới thiệu như sau:
“Đặng Tiến Đông (còn gọi là Đặng Đình Đông) là Đô đốc đời Lê Cảnh Hưng (Hiển tông) sinh ngày 18 tháng 6 năm 1738 tại kinh thành Thăng Long. Quê làng Lương Xá huyện Chương Đức (nay là Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây); cháu sáu đời Nghĩa Quốc công Đặng Đình Huấn. Sinh trưởng trong một gia đình đại vọng tộc, cháu nội Thái tể Đại tư không Yên quận công Đặng Tiến Thự (còn có tên Trịnh Liễu), con trai thứ 8 của Dận Quận công Đặng Đình Miên, mẹ là Phạm Thị Yến. Bảy anh trai là:Đặng Đình Trí, Đặng Đình Thiệu, Đặng Đình Cầu, Đặng Đình Tự, Đặng Đình Giám, Đặng Đình Tú, Đặng Đình Hữu, tất cả đều được phong tước bá, tước hầu.Đặng Tiến Đông xuất thân võ quan, từng lập được nhiều chiến công dưới đời chúa Trịnh Sâm được phong Đô đốc tước Đông Lĩnh hầu. Sau ngày chúa Trịnh Sâm qua đời (1782) nhà Trịnh đổ nát, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc dưới chiêu bài “phù Lê diệt Trịnh”. Sau khi trừ diệt họ Trịnh, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ trao lại chủ quyền Bắc Hà cho Lê Chiêu Thống rồi rút quân về nam..Sự đổ nát của triều Lê-Trịnh cùng sự hùng mạnh của Tây Sơn với anh hùng Nguyễn Huệ đã có ảnh hưởng sâu sắc trong tâm trí Đô đốc Đặng Tiến Đông. Từ đầu năm Chiêu Thống 1 (1787) về sau, gia phả họ Đặng không viết rõ gia thế và hành trạng của Đô đốc Đặng Tiến Đông.Theo gia phả:”Vệ quốc thượng tướng quân trấn thủ Thanh Hoa kiêm Nghệ An trấn Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng tướng công đại phụ tứ nguyệt thập tốt, hoàng triều Chiêu Thống nguyên niên nhị nguyệt cát hạ phùng tra”. ”Như vậy Đặng Tiến Đông đã mất đầu năm Chiêu Thống năm thứ nhất (tức đầu năm 1787) (5).Theo cách lý giải này,Nguyễn Quang Thắng cho rằng:“Đô đốc Đặng Tiến Đông không thể là Đô đốc Long”. Điều đó là hoàn toàn đúng nhưng có thật đúng là Đô đốc Đặng Tiến Đông đã chết? Bộ phả “Thực lục” do Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản biên soạn vào đầu đời Cảnh Thịnh (1792) đã giúp hậu thế giải đáp câu hỏi trên. Trước tiên so sánh về lai lịch của “cậu ấm Đông” chép trên bộ Thực lục với Đô đốc Đặng Tiến Đông trên TĐ NVLSVN thì từ lai lịch ông bà,cha mẹ, ngày tháng năm sinh,danh tính 7 anh trai đều hoàn toàn giống nhau. Chi tiết này xác nhận: ”cậu ấm Đông” trong bộ Thực lục và Đô đốc Đặng Tiến Đông trên TĐ NVLSVN chỉ là một người nhưng bộ Thực Lục chỉ nêu lai lịch cậu “Đông” từ lúc sinh cho đến 10 tuổi theo học Doãn Xá tiên sinh,13 tuổi mồ côi cha rồi dừng lại không có chi tiết nào nói về giai đoạn trưởng thành.Sự khiếm khuyết này lại được tìm thấy trong tiểu sử Đô đốc Đặng Tiến Đông trên TĐ NVLSVN.Trên thực tế cậu “Đông” con thứ 8 của Dận Quận công đã được học hành đỗ đạt (đỗ Tạo sĩ) từ năm 1763 (25 tuổi) ra làm quan dưới triều Lê Trịnh được phong chức Đô đốc tước Đông Lĩnh hầu.nhưng “đã chết” đầu năm Chiêu Thống nguyên niên (1787).Với chi tiết này liên hệ với câu “tự thuật”của Đô đốc Đặng Tiến Giản-người biên soạn bộ Thực lục,“Đông cải đổi tên thành Giản”(điểm a) đã cho thấy “Đông” chưa chết mà chỉ đổi sang tên Giản Thời điểm cùng với ý nghĩa của việc đổi tên như trên được xác nhận tại đạo Sắc Nguyễn Huệ ban cho Đặng Tiến Giản ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức 10(tức ngày 15-8- 1787). Đạo “Sắc” trên là cứ liệu xác minh sự kiện: đầu năm Chiêu Thông 1 Đô đốc Đặng Tiến Đông đã từ Bắc Hà lăn lội vào Quảng Nam xin yết kiến Nguyễn Huệ.Để đoạn tuyệt giai đoạn phục vụ triều Lê-Trịnh,trước khi về với Tây Sơn,Đặng Đô đốc đã khai tử tên “Đông”,chọn đổi tên thành”Giản”với ý nghĩa chữ “Giản” là “từ chỗ tối bước ra chỗ sáng”(từ nơi tàn tạ,hỗn loạn cuối đời Lê-Trịnh tìm thấy ở Tây Sơn tương lai sán lạn như ánh dương). Như vậy Đặng tướng công ở Lương Xá là một người nhưng đã đóng vai trò của hai nhân vật lịch sử:-đầu đời (từ 1738-1787) là Đô đốc Đặng Tiến Đông thuộc triều Lê-Trịnh,(gia phả)-từ sau năm 1787 cho đến cuối đời là Đô đốc Đặng Tiến Giản thuộc triều Tây Sơn. (Sắc phong,văn bia chùa Thủy Lâm)
Với phát hiện mới như trên, toàn bộ lai lịch của Đặng tướng công ở Lương Xá với hai tên Đặng Tiến Đông,Đặng Tiến Giản đã được bổ sung hoàn chỉnh.Cho đến đầu năm 1787 gia phả Đặng tộc chỉ có tên Đô đốc Đặng Tiến Đông không hề có tên Đô đốc Đặng Tiến Giản.Từ sau ngày Đặng Tiến Đông gia nhập Tây Sơn (1787) thì gia phả Đặng tộc không còn tên Đặng Tiến Đông và cũng là thời điểm xuất hiện tên Đặng Tiến Giản. Đây không phải là suy diễn mà là sự thật khách quan có căn cứ từ gia phả,Sắc phong,bia đá.Tuy nhiên việc công nhận sự thật như trên không hề đơn giản:Đặng tướng công,tuy sống dưới hai triều đại khác nhau với hai tên khác nhau nhưng vẫn có cùng chức tước là Đô đốc Đông Lĩnh hầu và lai lịch Đặng tướng công được chép ở hai nguồn sử liệu khác nhau vào hai giai đoạn lịch sử khác nhau:gia phả Đặng tộc thời Lê-Trịnh chép Đặng Tiến Đông và đạo Sắc, văn bia thời Tây Sơn chép tên Đặng Tiến Giản.(6). Đây cũng là nguyên nhân khiến việc nhận thức về lai lịch Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông và Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng tiến Giản đã và đang có sự nhầm lẫn trong sử dụng trên nhiều tài liệu cả trong và ngoài nước như: “Đặng Tiến Đông hay Đặng Tiến Giản là Đô đốc Long”, “Đặng gia phả hệ toản chính thực lục do Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông biên soạn (có người đọc là Giản)”,.” Tướng Tây Sơn chi huy đánh thắng quân Thanh ở Đống Đa là Đặng Văn Long có phó tướng là Đặng Tiến Đông quê ở Lương Xá”…
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Ai là Đô đốc Long ? Thu 28 Jul 2016, 09:50 | |
| Ai là Đô đốc Long ?
Lê Ngân (Luật gia-Nhà báo Hà Nội )
3-“Đô đốc Long” là Đô đốc Lê Văn Long quê ở Quảng Nam. Theo Gia phả tộc Lê hiện lưu giữ tại Tổ đình Lê tộc Trường Xuân, TP.Tam Kỳ, thì Lê Văn Long sinh năm 1765 tại làng Phú Xuân Trung, huyện Lệ Dương, phủ Thăng Hoa, Quảng Nam; nay thuộc phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông là con trai Thủ tài hầu Lê Văn Thủ (1746-1827), dòng dõi công thần nhà Lê. “Lê Văn Long” được Nguyễn Quang Thắng cùng giới nghiên cứu Quảng nam thừa nhân chính là “Đô đốc Long” chủ yếu căn cứ vào bản Sắc phong của Quang Trung (dịch): ”Sắc phong cho Lê Văn Long ở xã Phú Xuân Trung, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa, người đã trải qua nhiều chiến trận, lắm công lao khó nhọc. Nay bổ giữ chức Võ tướng Hữu quân để sai khiến việc quân. Nếu công việc trễ nải, thiếu cần mẫn, sẽ theo quân pháp xử lý. Sắc, Sắc mạng. Ngày mồng năm tháng hai, Quang Trung năm thứ hai.” Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Lê Văn Long vẫn được lưu dung trong quân ngũ của vua Gia Long. Ông mất năm 1856. Lập luận “Đô đốc Long là Đô đốc Lê Văn Long” có hai chỗ đáng ngờ:
1- Sắc phong của Quang Trung giao cho Lê Văn Long chức Võ tướng Hửu quân vào ngày 5 tháng 2 năm Kỷ Dậu Quang Trung 2 tức một tháng sau ngày kết thúc trận Ngọc Hồi-Đống Đa trong khi Đô đốc Long được giao đốc xuất Hữu quân (Võ tướng Hửu quân) vào ngày 30 tháng chạp năm Mậu Thân (1788),trước khi diễn ra trận đánh với quân Thanh.Như vậy Đô đốc Lê Văn Long không thể là Đô đốc Long chỉ huy trận Đống Đa vì Đô đốc Long đã là “võ tướng Hửu quân” từ trước khi diễn ra trận đánh với quân Thanh còn Lê Văn Long được bổ vào Hửu quân một tháng sau ngày kết thúc trận đánh! . 2- Một danh tướng Tây Sơn có công trạng lấy lừng như Đô đốc Long lẽ nào quy phục Gia Long và được Gia Long lưu dung? Theo “Quách Tấn-Quách Giao: ” tất cả những tinh hoa của đất nước sản xuất thời Tây Sơn, đều bị Gia Long tìm đủ cách để tận diệt. Tận diệt để không còn gì làm cho người đời nhớ đến Tây Sơn. Tên vùng phát tích ra nhà Tây Sơn cũng bị đổi ra An Tây. Diệt tận gốc, nhổ sạch rễ!
“Còn sống ở ngoài tầm nanh vuốt của Gia Long chỉ được ít người: Võ Văn Dũng, Đặng Văn Long, Ðặng Xuân Phong, Phan Văn Lân, Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Lộc.” Ðặng Văn Long, sau trận Ðống Ða vẫn còn được trọng dụng. Sau ngày Quang Trung mất, khi thấy Cảnh Thịnh để cho gian thần lộng hành, mối nước sanh rối, Ðặng bèn từ chức, trở về An Nhơn mở trường dạy võ. Nhưng rồi thấy kẻ học võ lúc này không có chí lớn, ai nấy cũng chỉ nghĩ đến lợi riêng, Ðặng liền đóng cửa trường, lên núi làm rẫy. “Võ Văn Dũng sau ngày thoát nạn,trở về Phú Phong, rồi lên An Khê, chiêu mộ được một số người Thượng, chuẩn bị việc phục thù. Nghe tin Ðặng Văn Long ẩn náu ở Vân Hội (Tuy Viễn) bèn tìm đến bàn đại sự.Võ Văn Dũng đến, Ðặng mừng được gặp lại cố tri. Nhưng khi nghe Võ bàn đến chuyện phục hưng thì lắc đầu từ chối. Võ ra về, Ðặng lên ở luôn trên núi. Trong nơi mây khói, không còn ai biết tung tích…” Phải chăng đây mới là giả thuyết phù hợp với thực tế khí phách anh hùng của “Đô đốc Long”?
4) “Đô đốc Long” là Đô đốc Tăng Văn Long ở Quảng Ngãi.
Theo Tạp chí Cẩm Thành (Quảng Ngãi) và một số bô lão cho biết Đô đốc Nguyễn Tăng Long, người làng Đông Thành, nay thuộc xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi,là người có công xây dựng căn cứ Tây Sơn tả đạo, góp phần thiết lập triều đại Tây Sơn, là một trong các Đô đốc có công đánh đuổi quân Thanh giải phóng Thăng Long năm 1789. Theo một số cụ già ở xã Tịnh Thọ thì cụ Nguyễn Tăng Long có sắc phong của vua Cảnh Thịnh (nhà Tây Sơn) ban chức Đô đốc,ở quê thường gọi là “Đô Miên”. Trong khi đó, bản kê danh tướng thời Tây Sơn tại Bảo tàng Quang Trung chỉ ghi “Long (hay Mưu)”, không ghi rõ họ và quê quán. Phải chăng đã có sự nhầm lẫn giữa hai chữ “Miên” và “Mưu”?Những căn cứ để công nhận “Đô đốc Nguyễn Tăng Long là Đô đốc Long” như trên là thiếu cơ sở phần lớn là truyền khẩu không còn tư liệu gốc,hơn nữa theo sử liệu tên và chức tước “Đô đốc Long” có từ trước khi Quang Trung lên ngôi trong khi ”Nguyễn Tăng Long” được phong Đô đốc dưới triều Cảnh Thịnh.Triều Cảnh Thịnh phong cho “Đô đốc Long” chức Tả Võ lâm quân,đại tướng quân (Nguyễn Thanh Mừng - Bình Định).
Thay lời kết. . Các tên Đô đốc Đặng Tiến Đông, Đô đốc Lê Văn Long, Đô đốc Nguyễn Tăng Long đều là những nhân vật lịch sử có thật không phải là nhân vật hư cấu, nhưng các vị Đô đốc nêu trên có phải là Đô đốc Long hay không lại là việc khác. Theo truyền thống dùng người của Tây Sơn và nghệ thuật dùng binh của anh hùng Nguyễn Huệ,việc chọn các hổ tướng chỉ huy 5 đạo quân đánh quân Thanh, một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và cấp bách, danh tướng được chọn ắt phải đáp ứng mấy điều kiện cơ bản: phải là danh tướng được Nguyễn Huệ cực kỳ tin cậy về mọi mặt. Cụ thể phải là người dưới trướng lâu năm từng cùng Nguyễn Huệ xông pha đánh nam dẹp bắc, Nguyễn Huệ đã tỏ tường về lòng trung thành về tài năng (trên thực tế đều là số danh tướng theo Tây Sơn từ những ngày đầu quê Quảng Ngãi-Bình Định). Các Đô đốc Tuyết, Đô đốc Lộc, Đô đốc Bảo, Đô đốc Long…đươc chọn đều là các danh tướng đáp ứng các tiêu chuẩn trên.Đặng Đô đốc ở Lương Xá (Đặng Tiến Đông -Đặng Tiến Giản) tuy được Nguyễn Huệ ưu ái sử dụng trong trận Mậu Thân (1788) nhưng dù sao cũng là Đô đốc nhà Lê,quê ở Bắc Hà mới về với Tây Sơn hơn một năm, mới tham gia một trận đánh (năm Mậu Thân), Nguyễn Huệ ắt không mạo hiểm trong việc dùng người cho một trận có ý nghĩa quyết định như thế và trên thực tế cũng không có bằng chứng lịch sử nào nói về “Đô đốc Long là Đặng Tiến Đông” ngoài giả thuyết thiếu cơ sở của GS PHL như đã nêu trên.! Với Đô đốc Lê Văn Long,Đô đốc Nguyễn Tăng Long không nghi ngờ gì cũng là Đô đốc trong hàng ngũ Tây Sơn nhưng đã có bằng chứng cho thấy xác suất để trở thành Đô đốc Long là rất khiêm tốn. Riêng với phương án “Đô đốc Long là Đặng Văn Long” thì khác. Đặng Văn Long là phát hiện dòng họ,quê quán của Đô đốc Long có nhiều dấu hiệu đáng tin cậy và hiện đang được giới nghiên cứu sử học tán đồng,sử dụng rông rãi kể cả sau thời điểm giả thuyết”Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”của GS PHL được chính sử công nhận! Về Đô đốc Đặng Tiến Giản, tuy đã có bằng chứng cho thấy “Đô đốc Giản không phải là Đô đốc Long” nhưng Đặng Tiến Giản vẫn là một danh tướng tài, đức vẹn toàn, có công trạng với Tây Sơn được Nguyễn Huệ và cả Hoàng đế Quang Trung tin dùng, được Đặng tộc và dân làng tạc tượng gửi vào chùa lúc còn sống, được các danh thần Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm lập bia tưởng niệm, được giới sử học triều Nguyễn công nhận qua tác phẩm “Tây Sơn thuật lược” nhưng hiện vẫn chưa được chính sử và Đặng tộc công nhận. Đây là một thiếu sót của chính sử về công nhận các danh tướng Tây Sơn và cũng là thiệt thòi lớn cho Đặng tộc. Nghi vấn “Đặng Tiến Đông hay Đặng Tiến Giản” đã được phát hiện từ đầu năm 1999 (tk XX) và đã có cơ sở để kết luận nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm gây nhiều tác động xấu đến nhận thức về quốc sử trong dư luận. Trong giới nghiên cứu có người đã chỉ ra rằng nguyên nhân hiện trạng trên là do: ”sai lầm đã gắn liền với một chế độ, một quyền lực thì không dẽ gì xóa bỏ mà không làm mất mặt người đương quyền (Tạ Chí Đại Trường) “; Vì quan hệ “thầy trò” trong giới sử học, thà để quốc sử bị bôi lem còn hơn để thầy mất mặt! (Lại Nguyên Ân). ”Bài viết trên hy vọng đóng góp cho sự trung thực và công bằng của nền sử học nước nhà được thực hiện vì hôm nay và cả cho các thế hệ mai sau.
Hà Nội tháng 4 năm 2015-LN
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Ai là Đô đốc Long ? Thu 28 Jul 2016, 10:01 | |
| Ai là Đô đốc Long ?
Lê Ngân (Luật gia-Nhà báo Hà Nội )
Chú thích:
1- “Đặng Tiến Đông - một tướng Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa” -Phan Huy Lê- Tạp chí Nghiên cứu lịch sử sô 154 -tháng 01 năm 1974. (Nguyên tác chữ Hán câu trích trong văn bia chùa Thủy Lâm chưa có trong các bài viết của Phan Huy Lê, Đỗ Văn Ninh công bố trên công luận từ 1974 đến 2000. Đến cuối năm 2008 lần đầu tiên Tạp chí “Huế Xưa và Nay” (Hội Sử học tỉnh Thừa Thiên-Huế số 90(12/2008) đăng “Thông tin -Tư liệu” công bố toàn văn chữ Hán bản Sắc Phong niên đại Thái Đức 10 và đoạn chép về công trạng của Đô đốc Đặng Tiến Giản trong ”Tông đức thế tự bi” (lời dịch của Lê Nguyễn Lưu).
2- Cũng câu chữ Hán ông Trần Văn Quý phát hiện ở trang cuối quyển 6 bộ Thực lục nêu trên, sách ”Đặng gia phả ký” với nhóm biên dịch do Trần Lê Sáng chủ biên (Viện Hán Nôm xuất bản năm 2000) trang 356 có lời dịch: ”Giờ Quý Sửu,ngày mồng 2, tháng 5, năm Mậu Ngọ, khi bà sinh ra con trai thứ 8 của Dận Quận công là “Đông”( ? ) sau đổi ra chữ Đông ( ? ). Trong sách Tự vựng có câu: Sau khi trời mưa sụt sùi, bổng thấy ánh mặt trời. Bởi vậy đặt tên như vậy” (nguyên bản để trống chữ Hán nhưng trên đầu sách ghi tên tác giả Đặng gia phả ký là Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông với hai chữ “Đông” khác nhau chữ “Đông” đứng đầu tước hiệu là 東(Đông Lĩnh hầu) còn tên ông là chữ “Đông kèm bộ nhật(日東)”. Nhiều nhà nghiên cứu Hán nôm như ông Trần Văn Quý trước đây, các ông Lê Mạnh Chiến (Hà Nội) Lê Nguyễn Lưu (Huế) gần đây đều nhất trí cho rằng chữ “Đông kèm bộ nhật” không có trong bất cứ cuốn từ điển Hán ngữ nào và cũng chưa từng bắt gặp ở bất cứ trong sách,tài liệu chữ Hán nào ngoài gia phả Đặng tộc (bộ Thực lục) và cũng chỉ ở vài trường hợp tác giả biên soạn dùng để thay thế chữ ‘Giản’”. Xin nêu để các vị túc Nho bình luận thêm.
3- Bài “Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Đặng Tiến Giản” Đỗ Văn Ninh-Đối thoại sử học (NXB Thanh Niên 2000)
4-“Tây Sơn Thuật Lược” bằng chữ Hán không có tên tác giả cùng thời gian xuất bản lần dầu tiên được biết đến qua bài đăng toàn văn trên phần chữ Hán tạp chí Nam Phong số 148 (1930),được lưu bằng vi ảnh số 5/VAH4 của Viện Khảo cố Sàigòn(nguyên bản của Société asiatique Paris số HM 2178 Leg H.Maspéro). Lần đầu tiên đươc dịch ra tiếng Việt do Tạ Quang Phát chuyên viên Hán ngữ Viện Khảo cố Sàigòn thực hiên đăng trên Tạp chi Sử-Địa SG số Xuân Mậu Thân(1968), được in thành sách “Tây Sơn thuật lược-vô danh thị -Tạ Quang Phát (biên dịch)” xuất bản tại Sàigòn vào năm 1971.
5-Chũ “tốt”(卒) theo Hán ngữ có nghĩa là “chết” cũng có nghĩa là “kết thúc”, khác với chữ chữ “tử”(死) cũng là “chết”.(sinh,lão,bệnh,tử). Vì vậy phải chăng câu trong gia phả nên dịch là “Đông Lĩnh hầu Đặng tướng công đã kết thúc sự nghiệp (ở Bắc Hà)” vừa đúng với dịch Hán ngữ vừa đúng với thực tiễn lịch sử! 6- Theo gia phả chép chức tước cuối cùng trước khi rời Bắc Hà của Đặng Tiến Đông là “Vê quốc thượng tướng quân, Đô đốc Đông Lĩnh hầu trấn thủ Thanh Hoa kiêm Nghệ An trấn”.Khi vào Quảng Nam xin yết kiến Nguyễn Huệ Đặng Tiến Đông đổi tên thành Đặng Tiến Giản được Nguyễn Huệ ban đạo Sắc phong lập ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức 10 (tức 15/8/1787) có câu:“Khả gia Đô đốc đồng tri chức,Đông Lĩnh hầu nhưng sai trấn thủ Thanh Hoa trấn…Khâm tai.Thượng trật.Cô sắc”. Dịch nghĩa: ”Vậy , thêm cho chức Đô đốc đồng tri,Đông Lĩnh hầu.vẫn sai làm Trấn thủ xứ Thanh Hoa… Hãy kính đấy. Đây là Sắc phong trật” (Phẩm trật trong “Đô đốc phủ”, chức “Đô đôc đồng tri” cao hơn một trât so với chức Đô đốc. Trấn Thanh Hoa vào thời điểm này (1787) vẫn còn là lãnh thổ do triều Lê-Trịnh cai quản). Như vậy Sắc năm 1787 của Nguyễn Huệ trao cho Đặng Tiến Giản đã ghi rõ là Sắc “phong trật” (khả gia Đô đốc đồng tri chức) còn “Đông Lĩnh hầu và Trấn thủ Thanh Hoa” là chức tước cũ của Đặng Tiến Đông nay vẫn giữ lại cho Đặng Tiến Giản.
Tài liệu tham khảo:
1-Hoàng Lê nhất thống chí,
2-Tây Sơn lương tướng ngoại truyện,
3-Tây Sơn thuật lược,
4-“Quang Trung anh hùng dân tộc” -Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (NXB VH-TT 1998)
5-“Tư liệu điền dã vùng Huế về thời kỳ Tây Sơn“(NXB Thuận Hóa 1998).6–“Đặng gia phả ký”-(Viện Hán Nôm biên dịch và xuất bản 2000),7-“Đối thoại sử học” (NXB Thanh Niên 2000),8–“Từ điển Nhân vật lịch sử Việt nam của Nguyễn Quang Thắng-Nguyễn Bá Thế” (NXB Tổng hợp TP HCM tái bản 2006)
Cùng một tác giả.
a) Báo in
1-Tư liệu về vị tướng thời Tây Sơn ở Lương Xá (Đặng Tiến Giản):Tạp chí Huế Xưa và Nay (Hội Sử học tỉnh Thừa Thiên-Huế) sô 90 (thang 11-112/2008) lần đầu tiên công bố nguyên văn chữ Hán,phiên âm,lời dịch bản Sắc phong 1787,văn bia chùa Thủy Lâm 1797).
2-Trả lại tên cho vị tướng Tây Sơn-báo “Hà Nội mới cuối tuần” số 34 20/8/2008.
b) Các trang web trong và ngoài nước (Diễn đàn kiến thức,TranNhuong com,Nghiên cứu com., Sáchhiem net, Giao điêm online, Diễn đàn lịch sử ìnfo…)
1- Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản,
2- Sự thật về Đô đốc Đặng Tiến Đông ở Lương Xá
3- Các di bản đời Tây Sơn không nói về Đô đốc Long,
4- Giải mã bí ẩn trong tấm bia cổ đời Tây Sơn ở chùa Thủy Lâm-Lương Xá Chương Mỹ-Hà Nội
5- Đô đốc Đặng Tiến Đông - chuyện ma mặc áo gấm. Kèm Thư ngõ gửi GS Phan Huy Lê..
6- Ai gây khó khăn cho việc giải quyết một phản biện lịch sử nhằm trả lại sự thật cho hai vị . Đô đốc Tây Sơn (Đô đốc Long và Đô đốc Đặng Tiến Giản).
7- Hai vấn đề then chốt trong giải quyết nghi án lịch sử Đặng Tiến Đông (trả lời GS TS. Nguyễn Quang Ngọc - Viện trưởng Viện Việt nam hoc - Đại học Quốc gia Hà Nội).
8- Công viên La Văn Tám và phố Đặng Tiến Đông.
9- Phân biệt ba tên nhân vật lịch sử: Đặng Tiến Đông - Đô đốc Long - Đặng Tiến Giản.
10- Tìm thấy lai lịch hoàn chỉnh của Đô đốc Đặng Tiến Giản.
(tìm đọc các bài trên ở đề mục “Đô đốc Đặng Tiến Đông” trên Google với bút danh Trúc Diệp Thanh)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Sự thật về “Đô đốc Đặng Tiến Đông” ở Lương Xá! - Trúc Diệp Thanh Thu 28 Jul 2016, 10:13 | |
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Sự thật về “Đô đốc Đặng Tiến Đông” ở Lương Xá! - Trúc Diệp Thanh | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |