Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tỳ bà truyện - Nguyễn Bính | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Tỳ bà truyện - Nguyễn Bính Sat 24 Jul 2010, 18:12 | |
| Tỳ bà truyện - Nguyễn Bính
1942 Lược khảo : Truyện Tì Bà của Nguyễn Bính Nguyễn Ước
Nguyễn Bính mất sáng ngày 29 tháng chạp âm lịch ,Nguyễn Ước lược khảo Truyện Tì Bà để tưởng nhớ nhà thơ
1. Giới thiệu
Từ ngày nhà thơ Nguyễn Bính qua đời đến nay đã suýt soát bốn mươi lăm năm nhưng tiếng thơ của ông vẫn đồng vọng trong lòng người thưởng ngoạn. Mới đây, theo một cuộc tham khảo ý kiến người đọc thuộc nhiều thế hệ khác nhau, những vần thơ của Nguyễn Bính vẫn tạo nhiều rung cảm nhất và ông vẫn là nhà thơ được yêu mến nhất.
Khởi đi từ cuộc sống nơi đồng ruộng, Nguyễn Bính đem vào thơ ông tình tự và ngôn ngữ của người dân dã. Từ đó, ông mang hồn dân tộc ấy đi suốt cuộc đời tài hoa và luân lạc của mình. Tâm hồn nhân hậu, tài năng tuyệt vời và bản sắc độc đáo ấy khiến Nguyễn Bính trở thành một nhà thơ của quần chúng đặc sắc nhất trong thi ca Việt thế kỷ 20. Có thể nói ông là người xứng đáng thay mặt cho phong trào thơ mới để tiếp nối dòng thơ Nôm truyền thống trong đó có các khuôn mặt ưu tú như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà, v.v.
Trong di sản thơ của Nguyễn Bính, bên cạnh những tâp thơ gồm cả ngàn bài thơ ngắn còn có mấy cuốn truyện thơ, đặc biệt truyện thơ Truyện Tì Bà mà chúng tôi hân hạnh giới thiệu với độc giả nhân dịp năm mới Canh Dần 2010.
Thi phẩm Truyện Tì bà cho thấy một khía cạnh khác trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Bính. Không giới hạn mình trong vườn thơ dân dã, ông còn vươn tới tầm cao bác học của văn chương nước ta. Tuy thế, những vần thơ bác học của Nguyễn Bính trong Truyện Tì bà vẫn mang đầy dấu ấn của tình tự và ngôn ngữ dân gian. Chúng là quang cảnh và sinh hoạt nơi thôn dã, tâm tình cùng lối suy nghĩ của người dân quê chân chất và những lời ca điệu hát, câu ca dao mộc mạc còn vấn vương sâu lắng trên đồng ruộng, sau lũy tre làng hay trong các hội hè đình đám.
Kỷ niệm 45 năm ngày nhà thơ lớn ấy qua đời, chúng tôi mạo muội lược khảo, nhuận sắc và chú thích Truyện Tì bà của Nguyễn Bính, với lòng mong ước lập thành một tài liệu sưu khảo nghiêm túc và chí tình, như một đóng góp thêm vào vườn hoa thi ca của Nguyễn Bính bát ngát hương sắc, đậm đà tình người và thủy chung với tình dân tộc.
Hi vọng sẽ không phụ lòng người đọc và làm vừa lòng ph ần nào hương hồn của một nhà thơ đã ra đi mà tiếng thơ còn lưu lại muôn thuở.
2. Xuất xứ của Truyện Tì bà
Truyện thơ Truyện Tì bà của Nguyễn Bính lấy cảm hứng và cốt truyện từ Tì bà ký, một vở tuồng nổi tiếng nhất của Trung Hoa, xuất hiện vào giữa thế kỷ 14, cuối đời Nguyên, đầu đời Minh. Tì bà ký được viết theo thể loại Nam hí, tức là tuồng theo lối phương nam, nặng tính cách tình cảm lãng mạn, thích hợp với dân chúng phương nam. Nó khác với Bắc hí, tức là tuồng phương bắc, thường đề cao chí khí và đậm nét hùng tráng.
Tuồng là một thể loại văn học đặc biệt của Trung Hoa, được cả vua quan lẫn dân chúng ưa thích. Tuồng thay thế địa vị văn học của Từ khúc đời Tống, rồi khởi sắc, chiếm địa vị cao trong văn học đời Nguyên, là giai đoạn chính trị mà dân chúng bị áp bức thái quá; các văn nhân không thể – hoặc không muốn – dùng khoa cử thi phú để nổi tiếng và giúp đời nên đem hết tài năng ra soạn tuồng để đề cao đạo lý và lòng yêu nước.
Từ thời Nam Tống (1127-1279) trong dân gian đã lưu hành câu chuyện Tì bà, phổ biến qua những người kể rong, cùng với các chuyện Tam Quốc Chí, Thủy Hử, v.v.. Chuyện Tì bà kể về một thôn nữ trồng hoa, mồ côi, giỏi ngón đàn Tì bà, tên là Triệu Ngũ Nương. Nàng lấy chồng học trò nghèo tên Thái Bá Hài (hoặc có khi gọi là Sái Ung), chăm sóc cha mẹ chồng và lo lắng cho chồng ăn học. Khi Thái Bá Hài thi đỗ Trạng nguyên, y nói dối rằng mình mồ côi cha mẹ và chưa vợ, để được kết duyên với con gái của quan Thái sư họ Ngao. Triệu Ngũ Nương ở nhà chăm lo phụng dưỡng cha mẹ chồng suốt một năm hạn hán, có khi nàng phải ăn cám nhường cơm cho cha mẹ. Sau khi cha mẹ chồng qua đời, nàng ôm đàn Tì bà, đi hát dạo trên đường lên kinh đô tìm chồng. Thái Bá Hài nhận ra người vợ cũ tiều tụy trong lớp kẻ hát rong, hối hận và nối lại tình xưa, bù đắp ân nghĩa cũ.
Vở tuồng Tì bà ký ấy do Cao Minh soạn. Ông tên tự là Tắc Thành, hiệu Lai Căn đạo nhân, người đời sau gọi là Ðăng Gia tiên sinh. Cao Minh sinh khoảng đầu thế kỷ 14, người Thụy An, Ôn Châu, Triết Giang; giỏi thơ, thư pháp và sở trường về từ khúc. Năm 1345, ông thi đậu tiến sĩ, niên hiệu Chí Chính thứ 5, nhà Nguyên. Cao Minh ra làm quan, giúp được nhiều việc lợi ích cho dân chúng nhưng rồi bất mãn, từ quan về ở ẩn. Cuối đời, ông dựa vào truyện kể trong dân gian để viết lên tuồng Tì bà ký theo Nam hí, một thể loại tuồng vốn xuất xứ từ Ôn Châu quê ông, nhằm xây dựng địa vị nghệ thuật cho thể loại ấy. Và rồi ông lập đầu công trong việc phát triển lịch sử hí kịch ở phương nam.
Tì bà ký là vở tuồng nổi tiếng nhất thời cuối Nguyên đầu Minh nhờ giọng văn tha thiết, dùng nhiều lối nói dân giả và đề cao các giá trị đạo đức luân lý. Chính Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) cũng mến mộ tài năng Cao Minh, vời ông ra làm quan với tân triều nhưng ông cáo bệnh từ chối. Minh Thái Tổ đọc Tì bà ký, khen: “Tứ thư ngũ kinh, nhà nào cũng phải có; Tì bà ký như sơn hào hải vị, nhà phú quý nào mà thiếu nó được.”
Hiện nay, Tì bà ký có bản chú giải rất rõ ràng và chính xác của Tiền Nam Dương do Trung hoa thư cục xuất bản năm 1962.
Tuồng Tì bà ký của Cao Minh có kết cuộc hạnh phúc để cho có hậu, chứng minh sự tất thắng của các giá trị luân lý và làm khán giả thoải mái ra về sau khi bức màn nhung buông xuống. Nó kết thúc với hoạt cảnh Triệu Ngũ Nương đoàn tụ với người chồng bạc nghĩa và làm chính thất. Ngược lại, Truyện Tì bà của Nguyễn Bính có kết luận không vui chút nào.
Với Nguyễn Bính, Triệu Ngũ Nương ôm đàn tì bà đi tìm chồng không phải để nối lại duyên tình mà chỉ để muốn biết tường tận duyên phận mình ra sao. Thấy mặt chồng trong hội chùa và thấy chồng không nhìn mặt mình, Triệu Ngũ Nương để lại một bài từ cho sư cụ trụ trì trong đó nàng kể hết sự tình. Sau đó, nàng ôm cây đàn tì bà đi biệt tăm.
Trong Truyện Tì bà, Thái Bá Hài được gọi là Thái Bá Giai và quan Thái sư họ Ngao được gọi là họ Ngưu. Thời gian truyện từ Nam Tống được đưa vào triều đại nhà Nguyễn. Tràng An trong Truyện Tì bà hẳn là kinh thành Huế vì Nguyễn Bính Việt hoá một số địa danh, trong đó có Hà Ðông và Hà Nội, một tên gọi chỉ mới được đặt từ triều vua Minh Mạng.
3. Thời điểm Nguyễn Bính viết Truyện Tì bà
Vậy Nguyễn Bính viết Truyện Tì bà vào lúc nào. Bản Truyện Tì bà được nhuận sắc và chú thích trong dưới đây căn cứ vào bản được in trong Việt Nam thi nhân tiền chiến, Toàn tập, của Nguyễn Tấn Long, do NXB Văn Học Hà Nội in năm 2000. Ðây là cuốn rút gọn của ba cuốn cùng nhan đề đã được xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Cũng như trong ba cuốn của bản Sài Gòn, Nguyễn Tấn Long không cho biết ông lấy toàn văn Truyện Tì bà của Nguyễn Bính từ tài liệu nào.
Theo thư mục Tác phẩm chính của Nguyễn Bính, in trong cuốn Tuyển tập Nguyễn Bính, do Vũ Quốc Ái - Quang Huy - Ðỗ Ðình Thọ - Kim Ngọc Diệu sưu tầm và tuyển chọn, NXB Văn Học & NXB Long An - 1986, chỉ liệt kê và ghi: Truyện Tì bà (truyện thơ - 1944) mà không ghi do nhà xuất bản nào, lúc nào và tại đâu.
Hẳn đã có một bản Truyện Tì bà xuất bản ở Sài Gòn năm 1944, và biết đâu trong đó có ghi thời điểm Nguyễn Bính viết truyện thơ này. Tôi từng tìm trong nhiều năm, tại các tiệm sách cũ ở Sài Gòn và Hà Nội, hoặc tại các tủ sách của người quen, nhưng không gặp. Có lẽ chiến tranh kéo dài hàng chục năm và tiếp theo đó là những đợt truy quét văn hoá phẩm từ năm 1954 ở miền bắc và năm 1975 ở miền nam nên đã thất tán toàn bộ.
Trong bài thơ Oan nghiệt viết năm 1941 tại Huế, thác lời gởi cho đứa con gái mới sinh ở Hà Nội – về sau được in lại trong tập Nước giếng thơi, Hà Nội 1957 – Nguyễn Bính có đề cập tới khúc Tì bà, nhưng ta có thể hiểu theo hai nghĩa. Một là ý ông muốn soạn một khúc ngâm theo lối Tì bà hành của Bạch Cư Dị dành cho người ca kỹ bến Tầm Dương. Hai là ông nói tới dự tính viết Truyện Tì bà với nàng Triệu Ngũ Nương.
Một lứa bên trời chung lận đận, Thương nhau cha soạn khúc Tì bà Áo xanh mà ướt vì đêm ấy Tội nghiệp đời con xấu hổ cha.
Trong Bán nguyệt san Văn tại Sài Gòn, số 60 ngày 14.6.1966, Tưởng niệm Nguyễn Bính, mà chúng tôi trích lại theo Nguyễn Tấn Long ở sách đã dẫn, bản Hà Nội, dưới nhan đề “Cuộc đời Nguyễn Bính đi trong khói lửa chiến chinh”, nhà văn Sơn Nam kể lại là:
“Anh đã tỏ lời tâm sự với tôi [.]: “[.] Trong thời gian ở Hà Tiên, tôi không hút điếu nào. À! Tôi viết tập Bài hát tỳ bà phỏng theo cốt truyện của Tỳ bà ký. Nhưng chuyến về xảy ra chuyện này đáng suy nghĩ [.]”
Theo dấu những ngày Nguyễn Bính ở Hà Tiên, ta bắt gặp bài Nguyễn Bính những ngày ghé Hà Tiên của nữ sĩ Mộng Tuyết, vốn là người trong cuộc. Tôi nhớ bài này ban đầu đăng ở số báo Văn đã dẫn, về sau được đăng lại trong cuốn hồi ký Dưới mái trăng non. Ðoạn tôi trích dưới đây lấy từ cuốn Nguyễn Bính, thơ và đời do Hoàng Xuân tuyển chọn, NXB Văn Học Hà Nội năm 1988.
Mộng Tuyết kể: “Nguyễn Bính khởi thảo một truyện dài bằng thơ lục bát, Bính bảo là sẽ làm dài hơn quyển Truyện Kiều.
“Mỗi đêm, dưới ánh hồng lạp, Bính viết được bốn năm trang thơ lục bát [.] Mỗi sáng ra Bính đọc cho chúng tôi nghe, bàn lại, cùng thưởng thức [.]
“Giữa lúc đó, vào tiết Ðoan Ngọ, theo tục lệ ở Hà Tiên, tôi nấu nước lá thạch sương bồ để tắm gội. Bính thích ba chữ 'thạch sương bồ' và lấy ba chữ đó để đặt tên cho tác phẩm đang khởi thảo của mình
“Bính sáng tác truyện Thạch sương bồ được gần hai ba trăm trang. Tới lúc rời đi thì truyện chỉ mới xong được một phần. Nếu Bính còn nằm ở Hà Tiên ít lâu nữa thì chắc chắn đã hoàn tất được một quyển diễn ca khá độc đáo.”
Vậy, cuốn Thạch sương bồ lở dở đó có phải là cuốn Truyện Tì bà không; tôi không dám chắc. Mộng Tuyết cũng không nhắc gì tới Truyện Tì bà nhưng như thế cũng không đủ để loại bỏ khả năng, như Nguyễn Bính đã kể với Sơn Nam, là ông hoàn thành Truyện Tì bà tại Hà Tiên, một tác phẩm vốn có thể đã được ông cưu mang từ những ngày ăn dầm nằm dề tại Huế, như một lời hứa “tâm tình” của ông với đứa con gái vừa mở mắt chào đời mà đã bị hé cho thấy một tương lai nhiều đắng cay và tục lụy.
4. Vài cảm nghĩ nhân đọc Truyện Tì bà
Hoàn cảnh sáng tác của Truyện Tì bà có nhiều điểm đặc biệt. Những năm đầu thập niên bốn mươi của thế kỉ vừa qua, bầu không khí chính trị ngột ngạt trùm khắp nước. Chiến trận của Thế Chiến Hai chưa xảy ra trên đất Việt nhưng người Nhật đã có mặt khắp nơi, lấn lướt chủ quyền của người Pháp. Nhà giam đầy chính trị phạm. Xã hội vật vã với những xung đột giữa lối sống và các giá trị cũ, mới. Phong trào thơ mới đang lên tới cực điểm vận động và nghệ thuật của nó; người ta hầu như không muốn để mắt tới thơ cũ, trong khi ấy, số bài thơ lục bát thành công đếm chưa đầy các ngón của hai bàn tay. Nguyễn Bính lúc đó khoảng 25 tuổi, sống những mùa xuân tha hương với tâm trạng khinh bạc, hoàn cảnh túng thiếu đủ thứ. Vậy mà ông lại có đủ hứng khởi và tĩnh tâm để phỏng theo cốt truyện của một vở tuồng 500 năm trước bên Tàu, viết thành truyện thơ Truyện Tì bà, bằng thể thơ lục bát của dân tộc, và dài tới 1.550 câu. Quả là một hiện tượng lạ lùng.
Về mặt hình thức, chiều dài của Truyện Tì bà không thua k ém bao nhiêu so với nhiều truyện thơ nổi tiếng trước đó. Chinh phụ ngâm khúc dài 408 câu; Cung oán ngâm khúc 356 câu; Bích Câu kỳ ngộ 648 câu; Quan Âm Thị Kính 788 câu; Mai Ðình mộng ký 298 câu; Hoa tiên truyện 1.826 câu; Nhị độ mai 2.820 câu; Lục Vân Tiên 2.076 câu; và đặc biệt, Truyện Kiều 3.254 câu.
Khi xem tuồng hát, khán giả ngắm quang cảnh qua phông màn và hiểu tâm tư tình cảm của nhân vật căn cứ vào điệu bộ, ngôn ngữ của chính nhân vật ấy, và qua lời thoại của các nhân vật khác, trên bối cảnh qui ước của bộ môn. Trong truyện thơ, tác giả buộc phải trực tiếp “can thiệp” toàn diện vào quá trình cảm nhận đó bằng tài nghệ của mình với những câu thơ tả tình, tả cảnh và nhất là tự sự, để chuyên chở nội dung và khêu gợi trí tưởng tượng của độc giả. Vì vậy, đối với một tác giả “chưa chín tay nghề”, những câu thơ trong truyện dễ bị thiếu thi vị, mạch truyện thường bị hụt hẩng, cảnh sắc sơ sài, lời tâm tình trở thành lề mề, động tác hóa ra đơn điệu, đối thoại xơ cứng thô thiển và như thế, tác phẩm không đạt tới những tiêu chuẩn nghệ thuật cần có. Và thơ lúc ấy có nguy cơ trở thành vè.
Người ta thường chuyển thể chuyện kể, truyện thơ thành tuồng hát. Việc chuyển thể tuồng hát thành truyện thơ là một thách đố lớn. Nguyễn Bính đã chấp nhận thách đố đó, nhưng ông chọn một không gian rất thoáng và rất linh động để viết Truyện Tì bà theo cách của riêng ông. So với nội dung vở tuồng Tì bà kí, ông chỉ lấy cốt truyện, không lấy ý của những câu hát, những đối thoại hay độc thoại trong tuồng. Nguyễn Bính lại đặt các nhân vật vào khung cảnh nông thôn với ươm tơ canh cửi, ruộng lúa lũy tre, đê cao ngõ vắng, tình tự ca dao và đường đất heo hút “từ Hà Nội về Hà Ðông” của nước Việt.
Thế nhưng hoàn cảnh, hình thức và cách thức sáng tác mới chỉ là những cái chung quanh văn chương. Tính văn học của Truyện Tì bà nằm ngay chính trong khả năng vận dụng các con chữ của Nguyễn Bính cùng những dòng thơ ông viết ra để trình bày cảm xúc, diễn biến tâm lý và cảnh ngộ của nhân vật.
Khái quát, Truyện Tì bà vẫn đi theo dạng thức hoặc chủ đề cố hữu của các truyện thơ trước đó. Một cuộc sống êm đềm với những ngày bình an và hạnh phúc, những dự tính đang ôm ấp và sắp thực hiện. Rồi bỗng dưng hoạn nạn ập tới do thiên tai hay thời thế, hoặc bởi những yếu đuối hay bất cẩn của con người. Thế là có đau khổ, gian nan, chìm nổi, nhưng rồi mọi sự sẽ qua đi, kết cuộc bao giờ cũng là đoàn tụ và vinh hiển. Ðộc giả gấp sách lại, thở ra nhẹ nhỏm vì con thuyền của mấy nhân vật truân chuyên ấy đã vào bến bình an, chở đầy đủ hoan lạc hạnh phúc của cá nhân lẫn những giá trị đạo đức bất biến của xã hội; hoặc ít ra, cũng phải được nguôi ngoai như Thúy Kiều và Kim Trọng: Chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ!
Nguyễn Bính không chọn kiểu kết cuộc “có hậu” đó, như trong tuồng Tì bà ký của Cao Minh. Ông để mặc con thuyền của Thái Bá Giai chìm đắm trong biển phồn hoa đen bạc và ông rẽ lái thuyền của Triệu Ngũ Nương sang hướng đại dương mênh mông vô định. Ông cho nhân vật nữ ấy chủ động đẩy số phận bất hạnh của mình vào cõi thênh thang hạc nội mây ngàn. Bằng thái độ thanh thoát và vững vàng, người nữ ấy thách đố những độc giả đang hụt hẩng, như một câu trả lời đầy phẩm cách đối với hạng nam nhi bạc hạnh và như một tiếng thở dài của nàng nghệ thuật thanh cao trước những phủ phàng trần thế. Như thế, theo tôi, ông đã chọn một lối “có hậu” khác trong cái kết cuộc có vẻ như “vô hậu” ấy. Với ông, có lẽ Triệu Ngũ Nương còn tiêu biểu cho giá trị của người nữ á đông muôn đời nhẫn nhục và đáng trọng, mà ông ấp ủ tận đáy tâm thức mình. Trong xã hội cũ, người vợ tần tảo, người mẹ hiền, nàng chinh phụ phải chăng là chỗ dựa bao đời cho các nghệ sĩ, chiến sĩ và nho sĩ, v.v. những người miệt mài đuổi theo mộng tưởng và thường đề cao cái ảo tưởng nam giới ưu việt.
Càng tài sắc lắm càng oan nghiệt, “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ, Nghèo lắm con ơi! Bạc lắm con!
Phải chăng qua những câu thơ gởi con gái trong bài Oan nghiệt và cùng với Truyện Tì bà, Nguyễn Bính muốn bày tỏ lòng ân hận cùng lời thâm tạ những người nữ từng đến với thi sĩ. Trong thi phẩm, họ là nàng thơ tạo nguồn cảm hứng và nhờ họ thơ lên tới đỉnh cao nghệ thuật. Trong cuộc đời đam mê và ngu ngơ, dễ thương tổn của thi sĩ, họ là hình bóng của Phật bà Quan âm, những nữ nhân cứu độ.
Triệu Ngũ Nương được Nguyễn Bính thể hiện bằng những vần thơ trân trọng, thấm đẫm tình yêu, say đắm và thanh khiết, trong một mạch truyện súc tích và chặt chẽ. Tác giả dùng rất nhiều các lối luyến láy, mỹ từ pháp, tận dụng tối đa những hình ảnh tiểu đối, những vế song đối, v.v. Những thương nhớ của người yêu nhau, cô đơn chăn chiếu của vợ xa chồng và đắm say tính dục của tuổi trẻ trong Truyện Tì bà gần gũi với chúng ta hơn các nhân vật của những truyện thơ khác, kể cả Truyện Kiều và những cuốn tiểu thuyết thời ấy của Tự Lực Văn Ðoàn, Tiểu thuyết Thứ bảy, v.v. Nguyễn Bính cũng không ngần ngại mượn ý hoặc lấy nguyên lời từ các tác phẩm trước ông. Như Cung Oán ngâm khúc: Bóng dương xin hướng hoa quì đêm nay; Chinh phụ ngâm khúc: Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai; Truyện Kiều: Người mà đến thế thì thôi, Ðời phồn hoa cũng là đời bỏ đi, v.v.
Nếu chỉ đọc Truyện Tì bà, người ta hẳn cho rằng tác giả của nó là một nhà thơ thuộc thế hệ cũ, vì Nguyễn Bính dùng rất nhiều và rất chỉnh các từ hán việt, điển cố cùng nhiều hình ảnh lấy từ thơ Trung Hoa, đặc biệt thơ Ðường. Tính cổ phong đó quyện hài hòa với những cảm xúc rất mới, những cụm từ và những hình ảnh ông mượn ở ca dao, khung cảnh đồng ruộng được thi hóa, những sinh hoạt trồng dâu canh cửi nơi thôn dã, cuộc sống đạo lý và nhân hậu của dân quê. Nhờ vậy, Truyện Tì bà mang những âm hưởng đặc biệt của dân gian và góp thêm phần thành tựu cho Nguyễn Bính một vị trí đặc biệt trên văn đàn. Ông là nhà thơ dân giả nhưng không vì thế mà thiếu tính bác học. Cùng với lối diễn tả nhiều khi ước lệ, những câu thơ mộc mạc như ca dao, Truyện Tỳ bà có những đoạn thơ rất đẹp, thấm thía và mênh mang.
Ðể tìm hiểu văn học dân gian, cùng với truyện cổ tích, ca dao tục ngữ, câu hò điệu hát, người ta cần tìm hiểu thêm các tác phẩm chắt chiu ngôn ngữ và lấy cảm hứng từ sinh hoạt dân gian, trong đó không thể thiếu Truyện Tì bà. Truyện Tì bà còn vượt thêm một tầm cao nữa. Nó là cầu nối giữa văn chương bác học và văn chương bình dân. Nó cho thấy tính phổ biến của cái đẹp và tâm lý con người, vượt thời gian không gian và vượt những xáo lộn cũ mới của thời đại. Nó là một chứng minh mạnh mẽ rằng thi sĩ, một khi có nguồn sáng tạo sâu thẵm tự lòng mình và lấy chất liệu dư dật từ cuộc đời thường đang diễn ra chung quanh mình thì dù là người làm thơ rất mới hay còn đa mang hồn cũ, vẫn mở được cửa cho mình đi vào, để trồng thêm cây nghệ thuật cho vườn hoa văn học và ở lại mãi trong lòng độc giả. Vì thế, thật không ngạc nhiên khi thấy suốt hơn sáu chục năm nay và có lẽ còn về sau nữa, Nguyễn Bính vẫn được công nhận là nhà thơ tài hoa và đồng cảm của dân tộc, được nhiều người đọc nhất và được yêu mến nhất./.
Khi viết truyện thơ này, Nguyễn Bính đã tự nhủ mong được làm một người học trò nhỏ của cụ Nguyễn Du. Nhà thơ viết dở chừng thì nổi máu giang hồ, bỏ Nam Phong tiểu các của thi sĩ Ðông Hồ, lên đường du lãng, vì thế tác phẩm bỏ dở nửa chừng.
Truyện thơ này vốn không phân đoạn.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 1 -109 Sat 24 Jul 2010, 21:13 | |
| 1.Ngẫm xem từ trước tới giờ, Việc đời thực biến như cờ thất tinh [1]. Kim năng ngữ, kiếm dục tình [2], Ngán cho thế sự nhân tình bấy nhiêu! * Ngày xưa ở quận Trần Lưu, Có nhà họ Thái ra chiều hiếm hoi. Vợ chồng tuổi ngoại sáu mươi, Khói hương [3] duy được một người con trai. Gọi tên là Thái Bá Giai, 10.Vẫn cho khuya sớm dồi mài sử kinh [4]. Nếp nhà vốn sẵn thông minh, Giai còn nhỏ đã nức danh thần đồng [5]. Văn chương lừng lẫy khắp vùng, Ðọc trơn bảy thước, thuộc lòng năm xe [6]. Thầy đồ gặp bạn thường khoe: “Nó rồi ông Cống, ông Nghè [7] nay mai. Tài hoa nó đã hơn người, Công danh nó hẳn gấp mười lũ ta. Hậu sinh khả úy lắm mà, 20.Ta như quạ tuổi, nó là phượng non [8]”. Ðời tươi như những khuyên son [9], Thái ông hy vọng cho con nên người, Trước là tỏ mặt với đời, Sau là vui hưởng phúc trời [10] cũng hay. Thái bà canh cửi luôn tay, Cơm ăn hôm sớm áo may lạnh nồng. Ðàn bà làm tướng bên trong, Khuyên con Tử Mẫu [11], thờ chồng Mạnh Quang [12]. Ðã tần tảo, lại tao khang [13], 30.Dưỡng sinh nghĩa cả đá vàng [14] duyên cao. Ðêm ngày nắng xế bờ ao, Mưa khuya vườn chuối ra vào tóc sương. Thái Sinh [15] mỗi buổi tan trường, Thường về qua xóm Hiền Lương cạnh làng. Nhà ai trúc vách rèm lan [16], Thường nghe văng vẳng tiếng đàn bay ra. Tiếng đâu thắm ngọc tươi hoa. Tiếng đâu nắng xế, trăng tà, mưa khuya. Tiếng đâu chấp nối chia lìa, 40.Ngựa lên ải quạnh [17] chim về rừng xa. Tiếng đâu, ôi! Tiếng Tì bà [18], Dừng chân Chung tử [19] để mà vấn vương. Thẩn thờ sớm nắng chiều sương, Ðàn ai trêu khách qua đường mãi đây. Ðàn không là rượu mà say, Ðàn không cay đắng mà cay đắng lòng. Nhà ai? Quạnh vắng vô cùng, Thắm gieo hiên giếng, vàng phong ngõ lười. Tiếng oanh nhại tiếng ai cười, 50.Bóng dương [20] bắt chước bóng người phất phơ. Một mình năm ngẩn mười ngơ, Thái Sinh ngâm mấy vần thơ cảm hoài [21]. Ðêm đêm trong tiếng học bài, Dường như có lẫn một vài tiếng tơ. * Mặt đường thưa nhặt lá ngô [22], Bãi nằm xe cát đò đưa lạnh chèo. Khắp trời gió lộng vi veo [23], Sương mai dưới núi, sương chiều trên sông. Thái Sinh thắc mắc bên lòng, 60.Chờ mong nhưng biết chờ mong những gì? Mơ màng như ở như đi, Như vương kén [24] lại, như lìa tổ ra. Như gần thôi lại như xa, Xót trăng đầu tháng thương hoa cuối mùa. Bỗng không ai đợi mà chờ, Ai tin mà tưởng, ai ngờ mà oan? Chiều thu thơ thẩn bóng vàng, Có ai xuôi bước cho chàng đi qua. Nhà ai bặt tiếng Tì bà, 70.Trong vườn thấp thoáng bóng hoa: bóng người. Bóng người? Không, bóng hoa tươi, Bóng hoa? Không, cả bóng người bóng hoa. Liễu điều [25] thua vẻ thướt tha, Ðây là đâu? Phải đây là Ðào Nguyên [26]? Cõi trần mà có người tiên, Nõn nà như huệ, dịu hiền như lan. Thái Sinh dừng bước bên đàng, Hồn say đắm quá tình càng đắm say. Ðàn kia âu hẳn tay này, 80.Sớm chiều trong gió bay đầy tiếng tơ. Ngàn thu sóng vỗ vào bờ, Ngàn thu tài tử [27] vẫn chờ giai nhân, Trong vườn người đẹp bâng khuâng, Nhẹ vin cành thắm tay ngần ngại tay, Gió chiều thổi cánh hoa bay, Gió chiều nhắn gởi với ngày thu sơ [28]? Thốt như linh cảm bấy giờ, Giai nhân đưa mắt qua bờ dậu thưa. Giật mình: Ồ! Lạ lùng chưa! 90.Người nào đứng đó ngẩn ngơ nhìn mình? Người nào có vẻ thư sinh [29], Mà đường đột thế ra tình bướm ong? Quay đi người đẹp lạnh lùng, Gót son nhẹ bước vào trong buồng điều [30]. Hoa thu rơi rụng thêm nhiều, Gió chiều hiu hắt, nắng chiều héo hon. Thái Sinh như kẻ mất hồn, Nắng tô mãi bóng u buồn dài ra. Ngẩn ngơ quên trở lại nhà, 100.Bỗng đâu một tiếng cười xòa bên tai. “Anh này đứng đợi chờ ai? Hay là định đứng học bài ở đây?” Thái Sinh đỏ mặt tía mày, Ngoảnh đầu nhìn lại mới hay bạn mình. “Ði đâu về đó? Lưu Sinh!” Lưu cười một tiếng hữu tình mà thưa: “Huynh ơi! Ðệ thật không ngờ Từ bao mặt trắng [31] vương mơ má hồng [32]!” Hai người so bước thong dong,
______________________ Chú thích [1] Lá cờ vẽ hình sao Bắc đẩu, gồm bảy ngôi sao, dùng để chỉ huy sự biến hoá của thế trận Thiên Cương Bắc Ðẩu. [2] Vàng có sức mạnh nói cho người ta nghe, sự ham muốn tình ái sắc như kiếm. [3] Nối dõi và lo việc phụng thờ cha mẹ. [4] Các sách về lịch sử và ngũ kinh, tứ thư học trò xưa phải học để đi thi. [5] Ðứa trẻ có năng khiếu khác thường, đặc biệt rất thông minh. [6] Ðọc thông số sách chồng đủ cao bảy thước, thuộc lòng số sách đủ chở năm xe. [7] Người thi đậu Cử nhân hoặc Tiến sĩ ngày xưa. [8] Lão ô; phượng sồ. Lấy từ câu: “Lão ô bách tuế bất như phượng hoàng sơ sinh” ý nói : Quạ già trăm tuổi không thể sánh với phượng hoàng mới sinh. [9] Khoanh tròn bằng mực đỏ, phê những bài văn hay. Ý nói mọi sự tốt đẹp. [10] Ðiều tốt lành do trời ban cho. [11] Mẹ thầy Mạnh Tử, nổi tiếng mẹ hiền, biết dạy dỗ con nên người. [12] Người đời Hậu Hán, nhà giàu, lấy chồng dân giả. Bà ăn mặc như người bà nghèo, theo chồng làm ruộng vườn với chồng và luôn luôn kính trọng chồng. [13] Bả rượu và tấm mẳn, còn gọi là tào khang. Ý nói vợ chồng ăn ở đạm bạc mà khăng khít với nhau. [14] Ðá với vàng; dùng để ví sự bền vững, gắn bó trong quan hệ tình cảm, thường là giữa vợ chồng. [15] Sinh: người đi học. Thái Sinh, Lưu Sinh: Người học trò họ Thái, họ Lưu. [16] Vách làm bằng thân cây trúc, rèm có sơn vẽ hay thêu hình bông lan. [17] Ải vắng. [18] Ðàn kiểu cổ có bốn dây, hình quả bầu, mặt phẳng, cổ dài. [19] Chung Tử Kỳ, người tiều phu thưởng thức được tâm sự trong tiếng đàn của quan Thượng đại phu Bá Nha, đời Tống. Một năm sau, Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn, thề không bao giờ gảy nữa. [20] Bóng mặt trời. [21] Nhớ nhung. [22] Cây ngô đồng. Thứ cây này mỗi mùa thu đến thì lá rụng tơi tả. Lấy ý từ hai câu thơ cổ: Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu, (Một lá ngô đồng rụng, thiên hạ biết thu về.) [23] Vi vu. [24] Tổ bằng tơ của một số loài sâu bướm dệt ra để ẩn lúc hoá nhộng. [25] Cây liễu đỏ, thường gọi là mimosa. [25] Nơi tiên ở; ý nói nơi cảnh đẹp có người đẹp ở. [27] Người đàn ông có tài, thường dùng với chữ giai nhân (người đàn bà đẹp). [28] Mới bắt đầu vào mùa thu. [29] Người học trò thuở trước. Người thanh niên có dáng mảnh khảnh yếu ớt như học trò. [30] Buồng dán giấy đỏ, dành cho thiếu nữ ở. [31] Mặt trắng như phấn. Ý từ câu “Bạch diện thư sinh” (học trò mặt trắng). Học trò chưa đỗ đạt, chưa có chức phận. [32] Má đỏ hồng như hoa đào; chỉ phụ nữ đẹp._________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Sun 25 Jul 2010, 02:16; sửa lần 1. |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 110-208 Sat 24 Jul 2010, 21:16 | |
| 110.Thái rằng: “Xin thú nỗi lòng cùng anh. Từ ngày qua mái nhà tranh, Tiếng tơ người đẹp vô tình bay ra. Ý lòng nghe vướng tình hoa, Nhớ nhung không biết có là tương tư? Ðêm trường rối cả cơn mơ, Rút con chỉ thắm thả thơ lá điều [33]. Mỹ nhân vũ mộ vân triêu [34], Biết đâu hàn sĩ [35] sớm chiều lại qua. Vừa rồi tỏ mặt Hằng Nga [36], 120.Mây vương tóc liễu son pha má đào. Mi dài mắt sáng như sao, Huynh ơi! Ðệ ngỡ lạc vào Thiên Thai [37]. Song giai nhân chẳng đoái hoài, Hửng hờ nàng rảo gót hài [38] vào trong. Cửa ngoài thắm rụng vàng phong, Biết sao mà ngỏ nỗi lòng bấy lâu? Từ nay sách ủ [39] đèn sầu, Một thân lẵng đẵng [40] qua cầu nhớ thương.” Lưu Sinh nghe nói tỏ tường: 130.“Anh xông vào chốn tình trường [41] làm chi? Ðã mang một tiếng nam nhi [42], Trông lên còn lắm, bước đi còn nhiều. Hay gì bướm ghẹo ong trêu, Có như Kim Trọng Thúy Kiều ngày xưa. Trâm thề quạt ước [43] đong đưa, Mười lăm năm lận [44] se tơ không thành. Ví chăng cấu kết với tình, Sao anh không liệu về trình song thân. Hai nhà tính chuyện hôn nhân, 140.Ðể cho chỉ Tấn, tơ Tần [45] se chung. May ra nên vợ nên chồng. Áo xanh [46] rực rỡ, má hồng đảm đang. Sáng trăng trải chiếu hai hàng, Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ. Can gì thương nhớ bâng quơ, Ðắng cay cho gặp hửng hờ mà chơi.” Thái Sinh nghe chửa dứt lời, Vội vàng bái tạ rằng: “Tôi không ngờ Mấy lời anh dạy vừa giờ, 150.Thực như bó đuốc soi bờ sao khuya. Làm cho tôi tỉnh giấc mê, Làm cho tôi thấy đường đi phải đường. Mực đen đèn sáng tỏ tường, Một lời anh đáng làm gương muôn đời.” Chữ rằng: “Chọn bạn mà chơi”, Bóng tà đã tắt hai người chia tay. Ðộ trường [47] mỏi cánh chim bay, Ðò ngang chuyến cuối tiễn ngày sang đêm. * Nhà lan ngõ trúc êm đềm, 160.Ðôi song [48] đựng nguyệt bốn thềm đọng hoa [49]. Giai nhân trong ngọc trắng ngà, Vốn dòng họ Triệu, tên là Ngũ Nương, Từ lâu kính vỏ cao đường [50], Hai thân [51] nửa mái tóc sương chầu trời. Tủi mình là gái mồ côi, Ngả ba đường cái đầy lời bướm ong. Vậy nên khoá chặt khuê phòng, Ðem thân liễu yếu vun trồng hoa tươi. Lụa đào chưa lọt tay ai [52], 170.Mùa hoa bán cất cho người mua buôn. Bụi hồng chẳng ở chân son [53], Xuân xanh tuổi mới trăng tròn gương nga [54]. Anh Mai, chị Cúc, em Trà, Ðầy vườn hồng hạnh, một nhà chi lan. Phụ thân truyền lại ngón đàn, Cho con từ buổi từ quan [55] trở về. Lời trung [56] vua chẳng thèm nghe, Cái thanh cao ép một bề thì thôi. Về nhà dạy trẻ đàn chơi, 180.Vinh hoa với đám mây trôi khác gì? Hạc vàng [57] đôi chiếc bay đi [58], Nghìn thu trần thế có về nữa đâu. Bỗng nhiên trời thảm đất sầu, Khăn tang hai dải trên đầu Ngũ Nương. Của nhà này chút lửa hương [59], Bốn dây tơ héo [60], một vườn hoa tươi. Ngũ Nương chẳng chút biếng lười, Hoa đầy sớm sớm, đàn vơi chiều chiều. Gái tơ yên phận nhà nghèo, Nghĩ chi lá thắm chỉ điều [61] vẩn vơ. * Nào hay vì mấy đường tơ, Xui nên chắp nối giấc mơ một người. Có không, duyên nợ [62] bởi trời, Thái Sinh ngay buổi được lời bạn khuyên. Vội về trình với thông huyên [63], Xin cho mình được kết duyên cùng người. Rằng con đã lớn khôn rồi, Chăm nghiên bút [64] để biếng lười thần hôn [65]. Công cha nghĩa mẹ tày non, Một con lỗi đạo làm con sao đành? Xin cho được kết duyên lành, 200. Ðể cho bên hiếu bên tình vẹn đôi. Hai thân nghe nói mỉm cười, Rồi ra ta sẽ mượn người dò la. Ví bằng là gái nết na, Nhà nghèo thì chọn dâu gia [66] nhà nghèo. Ðể yên cha mẹ liệu chiều, Con còn trẻ, cố mà theo học hành, Chớ đam [67] vào một chữ tình, Mà hư mà phụ công trình mẹ cha. * ________________
Chú Thích
[33] Tơ hồng và thư bằng giấy đỏ. Ýù nói muốn gởi thư tỏ tình để se duyên. [34] Mây chiều nắng sớm. [35] Người học trò nghèo. [36] Còn gọi là Thường Nga, hay Chị Hằng; vợ của Hậu Nghệ. Hậu Nghệ xin được thuốc trường sinh của Tây Vương Mẫu, Hằng Nga lấy trộm, uống vào, bay lên cung trăng ở, mãi mãi không già không chết. Người ta thường cho là Hằng Nga rất đẹp. [37] Quả núi rất cao thuộc huyện Thiên Thai tỉnh Triết Giang bên Tàu, tương truyền có tiên ở. Ðời Hán, ngày Ðoan Ngọ, Lưu Thần và Nguyễn Triệu vào Thiên Thai hái thuốc thì gặp hai thiếu nữ. Hai chàng ở lại sống chung nửa năm mới trở về đến nhà, hoá ra đã trải qua bảy đời. Nghĩa bóng của Thiên Thai là cảnh quá đẹp khiến người ta say mê. [38] Bàn chân mang hài; thường dùng chỉ bước chân của phụ nữ. [39] Ủ dột. Cầm tới sách là lòng buồn. [40] Mất thời gian kéo dài mà công việc không đâu vào đâu. [41] Cuộc yêu đương. [42] Ðàn ông, con trai, thường nhấn mạnh về chí khí, về tính mạnh mẽ. [43] Trao đổi trâm và quạt để ước hẹn, thề nguyền sẽ kết duyên. [44] Lận: nhiều về số lượng hoặc thời gian, thường dùng để tỏ ý ngạc nhiên. [45] Sợi chỉ của nước Tấn se chung với sợi tơ của nước Tần. Ý nói việc kết hôn. [46] Chỉ người học trò, thường mặc áo xanh. [47] Quãng đường dài. [48] Cửa sổ. [49] Hai cửa sổ chứa đầy ánh trăng và bốn phía thềm đầy hương hoa. [50] Sống cô độc, không giao du với người khác. [51] Cha và mẹ. [52] Lụa màu hoa đào, ví với thiếu nữ. Lấy ý từ câu ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. [53] Chân son, gót son, của thiếu nữ không phải làm việc nặng nhọc. [54] Ngày rằm trăng tròn. Ý nói mười lăm tuổi. [55] Tự ý xin thôi không làm quan nữa. [56] Lời tâu khẳng khái, thẳng thắn, trung thực. [57] Chim hạc. Thường ví với tuổi thọ, và dùng làm lời chúc sống lâu, vì theo truyền thuyết, chim hạc sống lâu ngàn năm. Hạc vàng: Kim hạc; ý chỉ cha mẹ lớn tuổi. [58] Cha lẫn mẹ cùng lìa đời. [59] Của cha mẹ để lại, dùng để mưu sinh và cúng tế cha mẹ. [60] Dây đàn buồn. [61] Chuyện lương duyên vợ chồng. [62] Theo đạo Phật, quan hệ tình duyên ràng buộc tựa như nợ nần, được định sẵn từ kiếp trước. [63] Cha mẹ. [64] Nghiên và bút; ý chỉ việc học hành. [65] Sớm tối. Ý nói chăm sóc cha mẹ, hôm sớm hỏi han. [66] Thông gia, sui gia. Vai đối nhau giữa cha mẹ rể và cha mẹ dâu. [67] Ham thích thái quá._________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Sun 25 Jul 2010, 02:21; sửa lần 1. |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 209-322 Sat 24 Jul 2010, 21:18 | |
| Hết mùa lá rụng thu qua, 210.Vườn mai bừng nở năm ba cánh gầy Khắp trời vẫn một màu mây, Gió trôi heo hút mưa bay lạnh lùng. Ai mà gối chiếc đêm đông, Người ta lấy vợ lấy chồng ngổn ngang. Vấn danh nạp thái [68] huy hoàng, Trong thôn đón rể, ngoài làng đưa dâu. Liền liền như gió mưa mau, Trai lành gái tốt đua nhau đá vàng. Mặt sông băng giá chưa tan, 220.Thái Sinh đã cưới được nàng Ngũ Nương. Ðộng phòng tỏ sáp [69] thêm hương, Mắt xanh tài tử, má hường giai nhân. Duyên tế ngộ, nghĩa Châu Trần [70], Giữa mùa đông có mùa xuân chen vào. Chuyên tay hợp cẩn [71] rượu đào, Trong thiên hạ dám men nào đọ [72] say? Lung linh cuối mắt đầu mày, Có tay trắng ngọc chờ tay trắng ngà. Nồng nàn e ấp thiết tha, 230.Nửa như bạn mới, nửa là người xưa. Sinh rằng; “Từ buổi vương tơ, Lương duyên [73] nào có ai ngờ đến nay, Kiếp xưa tu hẳn đã dày, Mới xui chim phượng về cây ngô đồng [74]. Giờ đây nên vợ nên chồng, Trăm năm thật đã thoả lòng khát khao.” Ngũ Nương e ấp cúi đầu, Mặt hoa da phấn ửng màu chu sa [75]: “Dám thưa thân phận đàn bà, 240.Mười hai bến nước [76] có là lênh đênh. Ðược rày hương lửa ba sinh [77], Se duyên quân tử [78] gửi tình tri âm [79]. Trước là phụng dưỡng song thân, Sau là sửa túi nâng khăn hầu chàng. Mong sao trọn nghĩa đá vàng, Lấy chồng thì gánh giang san nhà chồng. Thiếp tôi vụng dại má hồng, Dám xin quân tử lấy lòng mà thương.” Sinh rằng: “Hoa đuốc phòng hương, 250.Em ơi nói chuyện đường trường ấy chi? Chén này em hãy cạn đi, Bóng dương xin hướng hoa quì đêm nay.” Thưa rằng: “Giai lão [80] từ đây, Phải chi tình nghĩa một ngày hay sao. Vì chàng thương đến má đào, Xin cho giải tỏ thấp cao đôi lời. Khuyên chàng đừng lấy làm chơi, Chăm bên tình ái bỏ lười văn chương. Vẻ gì một chút phấn hương [81], 260.Gắng đi cho hết con đường năm xe [82]. Nữa mai gió lạnh hoa hòe [83], Lấy đâu vốn liếng trảy về kinh đô? Tài trai sự nghiệp là to, Có đâu coi nặng chuyến đò thê nhi! Ðã lòng vâng chữ vu qui, Phấn son thiếp dám tiếc gì phấn son?” Sinh rằng: “Biển cạn non mòn [84], Những lời em nói xin chôn vào lòng. Trăm năm kết một dải đồng [85], 270.Ðắm say duyên mới mặn nồng tình xuân.” Ngẫm xem lời nói tân nhân [86], Kính yêu giờ lại bội phần kính yêu. Mùi trinh bạch, nét yêu kiều, Thái Sinh chẳng dám ra chiều lả lơi. Ngũ Nương nâng nhẹ chén mời, Phô răng thạch lựu, hé môi anh đào [87]. Tóc mây cánh phượng bồng cao, Còn giai nhân đến thế nào nữa không? Sinh rằng: “Non nước hằng mong, 280.Cho nghe đôi tiếng tơ đồng được chăng?” “ Ðã lời dạy đến xin vâng, Chỉ e tài mọn phu quân chê cười.” Bồ đào tửu, dạ quang bôi [88], Tiếng tì bà chẳng giục người lên yên. Một đàn năm ngón tay tiên, Một đàn chim mộng triền miên bay về. Ðàn như tỉnh, đàn như mê, Ðàn se vợi vợi, đàn về đăm đăm. Tri âm đàn gọi tri âm, 290.Ðàn ngời ánh ngọc, đàn ngâm giọng vàng. Phải đây là khúc hợp hoan [89]? Một bàn tay bốn dây đàn nở hoa. Ngổn ngang nhưng vẫn khoan hoà, Người nghe lẳng lặng để mà đắm say. Khôn ngăn ý đẹp tràn đầy, Thái Sinh nắm lấy bàn tay đương đàn: “Như em tài sắc song toàn, Anh thề sẽ đúc nhà vàng đón em.” Ngẩn ngơ bốn mắt trao nhìn, 300.Ðôi môi hé nụ cười duyên não nùng! Bên ngoài mưa gió mùa đông, Lò hương đã nguội sáp hồng thì vơi. Màn the đôi cánh buông rồi, Chăn hương gối phấn một trời phấn hương. Mắt ngà [90] men rượu yêu đương, Thái Sinh dần rõ Ngũ Nương nõn nà. Tóc nhung viền suốt thân ngà, Nhụy hồng e ấp tình hoa đầu mùa. Rùng mình như nếm mơ chua, 310.Cái tê tái muốn vỡ bờ hợp hoan. Nóng sôi ý phượng tình loan [91], Hỡi ơi! Bó thắt đôi làn cánh tay. Thèm mà nín, khát mà say, Xốn xang nhựa mạnh tuôn đầy búp tơ. Mày cao đôi má chín nhừ, Tân nhân ứa lệ hoen mờ mắt xanh. Thoắt mà đêm đã tàn canh, Sáng bong bóng cá qua mành mưa bay. Nhành hoa tươi ngại ánh ngày, 320.Tiếng gà ướt rượt giọng đầy nước mưa.
______________________
[68] Nạp thái: sau khi hai bên đã nghị hôn, nhà trai nhờ người mai mối đem danh thiếp và một cặp chim nhạn hay ngỗng tới nhà gái, tỏ ý muốn làm thông gia. Vấn danh: lễ trao đổi tờ ghi tên họ trai gái; thuộc trong sáu lễ của hôn nhân: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghinh. [69] Ðèn sáp, đèn cầây. [70] Họ Châu và họ Trần ở Trung Hoa, đời đời làm thông gia với nhau. [71] Lễ hai vợ chồng uống chung một chén rượu trong đêm tân hôn, theo phong tục ngày xưa, gọi là giao bôi. [72] So sánh. [73] Tình duyên tốt đẹp. [74] Phượng đậu cành ngô. Do câu “Phượng phi ngô bất thê”: chẳng phải cành của cây ngô đồng thì chim phượng không đậu. Ý nói vợ chồng rất xứng đôi vừa lứa. [75] Cát đỏ màu son. Sulfur thủy ngân kết tinh thành hạt đỏ như máu, màu đỏ tươi, rất độc, thường dùng làm chất màu hoặc làm thuốc. [76] Mười hai hạng người trong xã hội, sang hèn khác nhau mà dù muốn hay không, mỗi người con gái đều phải lấy một người để làm chồng. 1. Sĩ: học trò; 2. Nông: người làm ruộng; 3. Công: người thợ; 4. Thương: người buôn bán; 5. Ngư: người đánh cá; 6. Tiều: người đốn củi; 7. Canh: người trồng tỉa; 8. Mục: người nuôi súc vật; 9. Công: quan có tước công; 10. Hầu: quan có tước hầu; 11. Bá: quan có tước bá; 12. Tử: quan có tước tử. [77] Cũng như Duyện nợ ba sinh. Lấy ý từ câu: Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn, nghĩa là, người có duyên số là có nợ nần với nhau thì viết tên lên hòn đá để kiếp này không trả được thì kiếp sau phải trả, đến ba kiếp mà không trả được thì mới thôi. [78] Người có đức biết cai quản việc nước và biết ăn ở với cha mẹ anh em trong nhà. Người bụng dạ rộng rãi, khoan dung, đối xử tốt với mọi người. Ở đây là tiếng người đàn bà gọi người đàn ông một cách tôn kính. [79] Lòng dạ của mình. [80] Lấy chữ từ câu 'Bách niên giai lão', nghĩa là cùng sống với nhau trăm tuổi. Thường dùng làm lời cầu chúc. [81] Phấn và nước hoa. Vật điểm trang của phụ nữ. [82] Con đường học hành tới nơi tới chốn rồi đỗ đạt làm quan. [83] Lỡ gặp khi mất mùa, túng thiếu. [84] Một sự cố xa xôi, không thể nào xảy ra. Ðây là lời thề bồi khi yêu đương, nguyện ăn ở với nhau cho tới chết. [85] Tình nghĩa gắn bó khăng khít giữa vợ chồng. [86] Cô dâu mới. [87] Răng trắng và đều như hạt cây lựu. Môi hồng như hoa đào. [88] Rượu nho, gốc Bồ đào nha; chén lấp lánh ánh sáng. Lấy ý từ bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn đời Ðường: “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm tì bà mã thượng thôi”: Rượu bồ đào ngon đựng bằng chén dạ quang. Uống nhanh đi, rồi lên yên ngựa, nghe vang tiếng đàn tì bà. [89] Chung vui với nhau trong đêm động phòng. [90] Lâng lâng vì men rượu. [91] Loan: chim phượng mái._________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Sun 25 Jul 2010, 02:25; sửa lần 1. |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 323-456 Sun 25 Jul 2010, 03:58 | |
| * Chàng đọc sách, thiếp se tơ, Ðêm đêm trăng sáng làm thơ đầu giường. Nhà thanh [92] đắp đổi bữa thường, Quản chi sớm nắng chiều sương phai nhoà. Tròn nội trợ, vẹn tề gia, Ra đường vội vội, về nhà chăm chăm. Trồng dâu để đợi chăn tằm, Dậy từ tối đất, đi nằm lặn sao. Ông bà gương sáng thềm cao, 330.Ðứng ngồi phụng dưỡng, ra vào thần hôn. Cùng chồng duyên sắt tình son, Vợ hiền dâu thảo tiếng đồn gần xa. Tháng ngày đầm ấm bay qua, Sánh đôi loan phượng đã tà hai trăng [93]. Tháng giêng vừa tiết đầu xuân, Xanh um lá mạ trắng ngần hoa cam. Mưa xuân rắc bụi quanh làng, Bà già sắm sửa hành trang đi chùa. Ông già vào núi đề thơ, 340.Trai tơ đình đám, gái tơ hội hè. Trường An [94] nẩy quế đan trì [95], Nhà vua xuống chiếu mở kỳ ân khoa [96]. Truyền rằng sĩ tử [97] gần xa, Thu đèn sách lại để mà tiến kinh. Thi hương, thi hội, thi đình [98], Thơm danh kim bảng [99], thoả tình vũ môn [100]. Một ngày nghe tỏ chiếu son [101], Thái ông vội vã giục con đăng trình [102]. Ngậm ngùi một nỗi Thái Sinh, 350.Thiếu niên ai chẳng nặng tình thê nhi? Má đào không thuốc mà mê, Lửa hương hai tháng bỏ đi sao đành. Ngũ Nương hay rõ sự tình, Nửa đêm vấn lại tóc xanh khuyên chồng: “Làm trai ở chí tang bồng [103], Ðền ơn cha mẹ, phụ công [104] học hành. Bây giờ gặp bước khoa danh [105], Trời cho cơ hội đầu xanh bảng vàng. Nhờ chồng thiếp cũng vẻ vang, 360.Võng anh đi trước, võng nàng theo sau. Cớ chi đắm mận say đào, Trượng phu giam mãi thân vào buồng hương. Hãy xin kíp kíp lên đường, Tài chàng ắt hẳn không nhường một ai. Ví như chàng chẳng chịu lời, Tội này thiếp gánh trọn đời sao xong!” Thái Sinh ý chẳng đẹp lòng, Ðưa tay gỡ rối lại vòng tóc xanh. Ngũ Nương châu lệ hai hàng, 370.Vai non thổn thức ướt tràn cánh tay: “Ngũ Nương ơi! Rõ đắng cay! Thuốc bùa chi để chồng mày say mê? Ðể chồng quấn quít buồng khuê [106], Ðể cho thiên hạ kẻ chê người cười. Tàn đi nhan sắc cho rồi, Vướng chân chồng sống ở đời làm chi? Mai này thiên hạ vinh qui [107], Biển [108] cờ rợp ngõ, ngựa xe đầy đường. Ông Nghè toàn những người dưng [109], 380.Học trò Ðức Khổng [110] còn đương ngủ ngày. Tưởng rằng cá nước rồng mây [111], Ngờ đâu thiếp đến nỗi này hỡi ơi!” Thái Sinh nghe bấy nhiêu lời, Mười phần mới quyết cả mười phần đi: “Thôi đừng than khóc làm chi, Rồi xem anh sẽ vinh qui như người. Ngặt vì đường sá xa xôi, Tiền lưng gạo bị cậy ai bây giờ? Nhà ta thanh bạch từ xưa, 390.Rách lành đắp đổi muối dưa lần hồi. Lấy đâu bạc nén tiền rời, Vậy nên anh mới chịu ngồi bó tay.” Ngũ Nương nhỏ nhẹ thưa ngay: “Ý anh đã quyết việc này em lo. Của riêng còn mảnh vườn hoa, Xin đem đoạn mại [112] ắt là phải xong. Xin anh đừng lấy làm lòng, Của chung: của vợ của chồng, của ai? Mong sao chàng được thành tài, 400.Mẹ cha em hẳn ngậm cười cõi tiên [113].” Thái Sinh cảm nghĩa [114] vợ hiền, Cầm tay chàng mới thốt nên một lời: “Chứng minh có đất có trời, Cho anh đỗ để đền bồi cùng em. Chuyến này đầu bảng khôi nguyên [115], Giàu sang bõ lúc nghèo hèn có nhau”. Thưa rằng: “Nghĩa trọng [116] tình sâu, Vợ chồng ai dám mong đâu đền bồi. Mai kia thật có như lời, 410.Phúc nhà vả cũng phúc trời cho anh. Ðền ơn đôi đức sinh thành [117], Mười năm đèn sách công trình biết bao. Phấn vua tô đến má đào, Thơm lây được có phần nào là may.” Vừng hồng vừa rạng ngày mai, Ngũ Nương trình lại với hai ông bà. Xin cho mình được về nhà, Ðể lo liệu bán vườn hoa cho chồng. Ông bà nghe nói mủi lòng, 420. Rằng: “Con hiếu thảo thật không ai bì. Ðầu xanh nào nghiệp duyên [118] gì Ai xui con lấy làm chi chồng nghèo?” Thưa rằng: “Cha mẹ quá yêu, Lòng con sợ hãi bao nhiêu cho vừa. Lẻ loi chút phận trẻ thơ, Trăm thương ngàn mến cũng nhờ mẹ cha. Vả chăng của cũng của nhà, Ra gì một mảnh vườn hoa tồi tàn. Con về vườn tược thành hoang, 430. Cỏ không chăm được sao bằng bán đi. Thêm vào lộ phí một ly, Cho chồng con kịp khoa thi mai ngày.” Ông rằng: “Thực có là may, Ý con hợp với lòng thầy đang lo.” Thưa rằng: “Thầy mẹ ưng cho, Con xin về gấp để thu xếp dần.” Bà rằng: “Phúc đức vô ngần, Dâu tôi thực đã mười phần đảm đang. Thôi con tùy tiện mà làm, 440. Sao cho ổn thoả mọi đàng thì thôi. Mẹ cha giờ đã già rồi, Lòng con hiếu thảo ắt trời đền công.” Ba ngày thu xếp vừa xong, Ngũ Nương sắm sửa cho chồng đi thi, Tiểu đồng một đứa thuê đi, Áo tơ đủ bộ, ngựa kỳ [119] một đôi. Bút nghiên lều chiếu hẳn hoi, Bạc thoi chẳng thiếu, tiền rời có dư. Quá quan [120] xin đủ giấy tờ, 450. Chọn ngày tháng tốt đợi giờ lên yên. Nàng còn sửa lễ gia tiên [121], Cầu cho chàng được bình yên dọc đường. Lại làm một lễ tứ phương [122], Cầu cho chàng được vào trường hanh thông. Cho chàng tên chiếm bảng rồng, Xem hoa chạy ngựa thoả lòng nam nhi [123]. * ______________________
Chú thích
[92] Cảnh thanh bạch, sống trong sạch, nghèo nhưng không để cho giàu sang cám dỗ. [93] Hết hai tháng. [94] Chữ dùng để chỉ Kinh đô của nước Tàu thời Tây hán (nay ở tỉnh Thiểm Tây). Về sau, dùng theo nghĩa rộng để chỉ chốn kinh đô. [95] Cây quế trên thềm cung vua ra hoa, chỉ điềm tốt. [96] Khoa thi đặc biệt của nhà vua tổ chức cho sĩ tử ngoài các thời hạn thi cử thông thường cứ mỗi ba hoặc năm năm một lần. [97] Học trò đi thi. [98] Thi hương lấy tú tài và cử nhân, thi hội thi đình lấy tiến sĩ. [99] Bảng vàng, ghi tên người đậu. [100] Từ tích cá chép nhảy vượt vũ môn hoá rồng, ý nói thi đậu. [101] Chiếu viết chữ đỏ, đóng triện son của vua. [102] Lên đường. [103] Chí khí giang hồ, bươn chải của kẻ làm trai (do chữ tang bồng hồ thỉ là cây cung làm bẳng gỗ dâu và mũi tên làm bằng cỏ bồng). [104] Khỏi bỏ công. [105] Ðỗ đạt nổi danh. [106] Buồng riêng của phụ nữ, phòng khuê, khuê phòng. [107] Vẻ vang trở về. 108] Bảng hay phiến ván mỏng có đóng khung, khắc chữ hoặc dán giấy đề chữ to. Biển và cờ ở đây do vua ban cho người mới thi đỗ. [109] Người không có họ hàng thân thích với mình. [110] Ðức Khổng Tử. [111] Cá gặp nước, rồng gặp mây; ý nói gặp vận hội. [112] Bán đứt, không điều kiện. [113] Tiên cảnh, nơi bậc thần tiên ở. Ý nói nơi sung sướng thong dong, thường được người đời ao ước lên tới sau khi chết. [114] Xúc động vì ơn nghĩa, tình nghĩa. [115] Người đổ đầu kỳ thi đình ngày xưa. [116] Rất nặng và rất cao, không thể coi thường. [117] Ơn cha mẹ sinh ra và dạy dỗ cho nên người. [118] Cái nghiệp và cái duyên, việc gây ra và việc phải hứng lấy. [119] Loại ngựa quí, có bộ lông xanh đậm, dẻo dai và chạy nhanh. [120] Ði qua các cửa ải. [121] Tổ tiên trong dòng họ. [122] Lễ cầu xin bốn hướng cho đi đường bình an. Có nhiều may mắn, làm việc gì cũng dễ dàng. [123] Thú vui tại kinh đô của vua chiêu đãi người mới thi đậu Tiến sĩ (chiếm bảng rồng)._________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Tue 27 Jul 2010, 00:11; sửa lần 1. |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 457-558 Sun 25 Jul 2010, 04:03 | |
| * Ðến giờ lên ngựa phân ly, Cả nhà tiễn Thái Sinh đi bàng hoàng. Ông bà khuyên nhủ bảo ban, 460. Ðưa con ba bốn đặm đàng mới lui. Thái Sinh lòng trẻ bồi hồi, Cầm tay vợ chẳng nỡ rời mà than: “Từ đây cách trở quan san [124], Còn đâu người ngọc trăng vàng đêm đêm. Buồn đơn bóng chiếc mình em, Mẹ cha tóc bạc càng thêm chạnh lòng.” Ngũ Nương chua xót não nùng, Gượng lau nước mắt cho chồng yên tâm: “Thưa rằng vàng đá [125] một thân, 470. Em xin thề có quỉ thần [126] hai vai. Thần hôn chẳng dám đơn sai, Buồng trong há để dặm ngoài băn khoăn. Thiếp tôi rau tảo rau tần, Màn the chẳng để gió xuân lọt vào. Chàng đi dặm ngút đèo cao, Thân ngàn vàng phải giữ sao cho toàn [127]. Mong chàng hai chữ bình an, Chúc chàng bốn chữ bảng vàng đầu xanh [128]. Cha già, mẹ yếu, vợ lành, 480. Chàng ơi chóng chóng khoa danh mà về. Xin đừng ong bướm si mê, Kẻo mà bóng liễu bên đê nó dài [129]. Kinh đô cát bụi mù trời, Người đi chớ để lạc loài vó câu [130].” Nhìn nhau rồi lại nhìn nhau, Gió bay tà áo loạn màu thiên thanh. Khôn ngăn vó ngựa lâm hành [131], Dù muôn tơ liễu buông mành lê thê. Người đi không bỏ người về, 490. Thương ơi! Gỗ đá biệt ly cũng buồn. Nữa là hai vợ chồng son, Mới hai tháng chẳn chung giường hợp hoan. Bỗng mà rẽ phượng chia loan, Buồng sâu vò võ dặm ngàn lẻ loi. Rừng thưa bóng ngựa khuất rồi, Từ nay hẳn có hai người nhớ nhau. * Tớ thầy dong ruỗi vó câu, Hai bên dặm khách một màu xuân tươi. Núi xa nổi bật da trời, 500. Sông gần uốn khúc nằm phơi lụa vàng. Gieo thoi cánh én bên ngàn, Nương dâu thấp thoáng đôi nàng gái tơ. Ðoản trường đình [132] dựng mau thưa, Liễu nương cành yến như chờ tay vin. Hoa rơi nước chảy theo miền, Buồn chăng hỡi kẻ ngang thuyền với hoa. Ngày đi đêm nghỉ dần dà, Sương mai lác đác nắng tà chênh vênh. Ngậm ngùi lòng kẻ thư sinh, 510. Nhớ cha nhớ mẹ nhớ tình gối chăn. Vắt ngang mây trắng non tần, Ngẩn ngơ đầu ngựa mấy lần ải quan. Cỏ bồng như tóc chàng Phan [133], Canh khuya quán trọ trăng vàng lẻ loi. Ðâu còn lược kép giường đôi, Ðâu còn cánh cánh tay người vợ ngoan? Và đâu còn nữa tiếng đàn, Vì đâu con phượng con hoàng [134] xa nhau? Sáu mươi ngày đã bao lâu, 520. Sáu mươi ngày đã vơi đâu ái tình? Vì đâu cho bóng lạc hình, Cái khoa danh khéo cột mình lắm thay! Thiều quang [135] chầm chậm vơi đầy, Ngày thâu như tháng, ngày chày như năm. Tiếng đàn để vắng tri âm, Buồng hương để lạnh chiếu nằm cho ai. Áo hoa chẳng nỡ sân Lai [136], Cửa thưa đậm bóng hai người tóc sương. Một lòng chín nhớ mười thương, 530. Cầu cao gió đón dặm trường mưa theo. Vợ son [137] con một nhà nghèo, Ra đi ai chẳng ít nhiều xót xa. Mai rồi chạy ngựa xem hoa, Phấn vua lộc nước [138] ấy là duyên may. Bằng không tên chiếm bảng ngoài [139], Uổng công học vấn thẹn đời bút nghiên. Mười năm tốn sách hao đèn, Mỉa mai chúng bạn ưu phiền vợ con. Nghĩ càng bối rối lòng đơn [140], 540. Một thầy một tớ lối sờn [141] tịch liêu [142]. Này đây quán chợ về chiều, Trại nghiêng dáng khói, thành xiêu bóng cờ. Này đây bến đợi sông chờ, Lao đao trong gió mấy bờ hoa lau. Này đây truông [143] dặm đèo cao, O o vượn khóc, rào rào chim bay. Này đây quán nước lòng mây, Ông già hái thuốc rượu say quên về. Này đây tửu điếm bên đê, 550. Ðôi con ngựa ốm dong xe chở hàng. Này đây rải rác xóm làng, Tiếng nhanh dệt lụa, giọng vàng ru con. Này đây phường phố bán buôn, Cát bu vó ngựa, bụi dồn bánh xe. Hết thành thị đến thôn quê, Cứ cho đầu ngựa quay về Tràng An. Tớ thầy vò võ chinh an [144], Kể chi những nỗi gian nan dọc đường. *
_________________
Chú thích
[124] Ðèo ải núi non. Ý nói đường xa xôi cách trở. [125] Vàng và đá, hai loại khoáng vật dẻo và cứng; ý nói tình yêu bền vững. [126] Nói khái quát các vị thần linh. [127] Vẹn toàn. [128] Bảng vàng ghi tên những người đậu tiến sĩ, còn gọi là bảng rồng. Ðầu xanh là tuổi còn trẻ. [129] Lấy ý trong bài Khuê Oán của Vương Xương Linh, đời Ðường: “Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu, Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu. Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch công hầu.” Phương Ðình dịch: “Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu, Ngày xuân trang điểm bước lên lầu. Ðầu đường chợt thấy màu tơ liễu, Ân hận khuyên chồng kiếm ấn hầu.” [130] Vó ngựa. [131] Lúc ra đi. [132] Ðời Tần, nước Tàu cứ mười dặm thì đặt một nhà trạm cho khách bộ hành ngồi nghỉ, gọi là trường đình, cứ năm dặm đặt một nhà trạm gọi là đoản đình. Trường đình còn là nơi người ta ghé lại khi tiễn đưa nhau. [133] Phan An, cũng gọi là Phan Nhạc. Nổi tiếng đẹp trai. mỗi khi ra đường, con gái chạy theo đùa bỡn, ném hoa quả đầy xe. [134] Chim phượng mái. [135] Ánh sáng đẹp, ánh nắng. [136] Sân của Lão Lai tử, người thời Xuân Thu, nổi tiếng là con có hiếu, 70 tuổi rồi mà còn giả chơi trò trẻ con cho cha mẹ vui. [137] Vợ chưa có con. [138] Phấn giồi mặt nhờ tiền của vua phát mà có; lộc vua, lương tiền lãnh được của triều đình. [139] Thi rớt. [140] Lòng cô độc, một mình mình biết. [141] Ðường vắng vẻ, đáng sợ. [142] Yên lặng và hoang vắng. [143] Vùng đất hoang, rộng, nhiều cây cối rậm rạp. [144] Yên mình trên ngựa mà đi._________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Tue 27 Jul 2010, 00:11; sửa lần 1. |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 559-642 Sun 25 Jul 2010, 04:07 | |
| * Thương tình nàng Triệu Ngũ Nương, 560. Giận không phá được cánh rừng trước kia. Cánh rừng đã mọc phân ly, Cánh rừng che mắt người đi của nàng. Gió xuân như gió khổ hàn [145], Chao ôi! Lá liễu cũng vàng tiết thu. Gió bay đầu tóc rối bù, Nắng phai bóng đá vọng phu nhạc dồn. Quay về dạ vẫn bâng khuâng, Quay về hồn vẫn theo gần dặm xa. Phòng hương đêm ấy trăng tà, 570. Nàng còn thao thức để mà nhớ nhung. Rõ ràng chăn vải gối bông, Màn the chiếu cói nhưng chồng đã xa. Nhụy hồng khắc khoải lòng hoa, Bỗng dưng ai cánh tay mà lẻ loi! Mộng về bươm bướm bay đôi, Mộng đi bươm bướm bay rồi còn đâu! Há xui chàng mịch phong hầu [146], Tài trai ai thoát khỏi cầu công danh [147]. Nhớ thương cho mấy cũng đành, 580. Nặng ai khoa giáp [148] nhẹ mình phu thê. Cơm gạo hẩm, củi phên che, Chuyện xưa còn đó riêng gì mình ta? Phương chi còn mẹ còn cha, Con chưa danh phận lòng già khó nguôi. Giờ đây chàng đã vắng rồi, Dám chăng thương nhớ để lười thần hôn. Một mình chiều sớm ban hôm, Ra tay gánh vác giang sơn nhà chồng. Khi ấp lạnh, khi quạt nồng, 590. Một thân hiếu thảo vui lòng hai thân. Thắt lưng buộc bụng chuyên cần, Trưa còn trèo núi, sáng ăn cơm đèn [149]. Hạt mưa bao quản phận hèn, Lòng son [150] chẳng bận chê khen miệng đời. Lời oanh [151] nhẹ nét xuân tươi, Rách lành xiêm áo, ngọt bùi cơm canh. Chong đèn dệt lụa cho nhanh, Một con thoi suốt ba canh đi về. Kể từ một biệt [152] trên đê, 600. Bốn bề hàng xóm thôi nghe tiếng đàn. Tri âm đã vắng tai chàng, Nhện giăng dây đứt, bụi hàng phím long. Gái trinh chỉ biết một chồng, Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai! Ðiểm trang cho lắm cũng hoài, Tổ cho ong bướm ngõ ngoài vo ve. Liễu bồ [153] nhớ dập [154] thương che, Cỏ thơm đã rụng hoa lê trắng ngần. Hỡi ơi! Kẻ Việt người Tần [155], 610. Trông ra chỉ thấy mấy lần non xanh. Về chiều mây trắng bay nhanh, Chuông chùa triêu mộ, trống thành thu không [156]. Từ lâu giam cấm nỗi lòng, Ðêm nay cho thiếp nhớ chồng một phen. Lâm râm dế cỏ sân thềm, Bóng trăng xanh biếc, hoa đèn đỏ tươi. Nhớ xưa này ghế chàng ngồi, Chàng vê bút thỏ [157], thiếp mài nghiên trăng. Rồng bay phượng múa [158] nào bằng, 620. Tiếng ngâm cao điệu [159], mạch văn xuôi dòng. Tay gầy khép mở cánh song, Lược trôi hai suối, gương lồng một tranh. Cung đàn tiếng trọc tiếng thanh, Dây văn dây vũ điều bình điệu cao. Ðêm nay lại nhớ đêm nào, Chồng tôi xa vắng gió vào chi đây? Ðêm nào để đến đêm nay, Nằm vơi trăng xế nhớ đầy gối nghiêng. Nét xuân còn để y nguyên, 630. Buồng xuân còn thoảng hương nguyền thanh tân [160]. Gái xuân đem lại mùa xuân, Nõn như hai cánh tay rần thì thôi. Ðêm nay mộng cả hai người, Ngổn ngang hình ngọc, lả lơi ý vàng. Ðêm giờ tình thiếp ngổn ngang, Cửa thiên thai ngỡ như chàng đã xa. Tương tư cho hết canh gà, Nằm gan [161] lại sợ việc nhà ai coi, Rào thương lấp nhớ cho rồi, 640. Cha già mẹ yếu dám rời đạo con. Nhớ chi xuân hết hay còn, Ngày hao gió tỉa đêm mòn mưa pha. * _____________________
Chú thích
[145] Gió làm rét và khổ. [146] Tìm kiếm chức cao quyền trọng. [147] Công phu học hành để làm nên sự nghiệp nổi tiếng tốt với đời. [148] Khoa cử. Ðổ đại khoa, tức là tiến sĩ ngày xưa. Xem chú thích bài thơ Khuê Oán. [149] Ăn cơm khi trời chưa sáng để kịp đi làm việc. [150] Lòng son sắt, chung thủy. [151] Lời ăn tiếng nói dịu dàng. [152] Từ giã. [153] Cây liễu và cỏ bồ, loài thảo mộc yếu mềm. Ý chỉ đàn bà con gái. [154] Lấp. [155] Nước Việt và nước Tần; chỉ sự xa cách muôn đặm. [156] Chuông chùa đánh sáng sáng chiều chiều; trống (hay chiêng) trên cửa thanh đánh lúc chặp tối sau khi đã kiểm tra không còn người khả nghi. [157] Bút làm bằng lông thỏ. [158] Nét chữ rất đẹp, còn hơn rồng bay phượng múa. [159] Ngâm lớn giọng, sang sảng. [160] Còn trong sạch, mới mẻ. [161] Cố ý rán thêm chút nữa._________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 643-806 Sun 25 Jul 2010, 04:14 | |
| * Thái Sinh dong ruổi đường xa, Vời trông [162] trước mắt đã là Tràng An. Tưng bừng phố dọc đường ngang, Cung son rực rỡ, điện vàng nguy nga. Chật đường sĩ tử gần xa, Mưa xuân đã héo hoa trà mới tươi. Tớ thầy tìm chốn nghỉ ngơi, 650. Sáng sau chải chuốt ra chơi phố phường. Kinh đô gái đẹp dị thường [163], Hoa thua màu thắm, liễu nhường vẻ thanh [164]. Vàng đeo ngọc giắt đầy mình, Lụa điều sắc sáng, gấm xanh da trời. Khi không cũng đắm được người, Mắt đưa gươm bén, miệng cười dao cau. Thái Sinh dạo gót hồi lâu, Không ai cắt cứa mà đau đớn lòng. Phồn hoa trăm tía nghìn hồng, 660. Phút giây quên kẻ phòng không đợi chờ. Guồng đời rối rít lòng tơ, Nước men tráng lệ phai mờ thủy chung. Thi hương, thi hội vừa xong, Thái Sinh thực đã thỏa lòng nam nhi. Tên treo đầu bảng hai kỳ, Tiếng tăm nổi dậy bốn bề đất kinh [165]. Tuần sau nhập điện [166] thi đình, Tài cao học rộng phúc lành duyên may. Dầy thêm chữ tốt văn hay, 670. Chín lần lên chấm năm mây [167] xuống bài. Truyền loa kéo bảng cửa ngoài, Trạng nguyên [168] là Thái Bá Giai ấp Trần. Bỗng mà rực rỡ phong vân [169], Thái Sinh còn ngỡ mình nằm chiêm bao. Vua ban dạ yến [170] lầu cao, Mũ hoa dải tía, áo bào đai xanh. Trường An mưa thuận gió lành, Vua cho chạy ngựa Cấm Thành [171] xem hoa. Ngẫm mình rạng vẻ tân khoa [172], 680. Cao vời lộc nước, sáng lòa ơn vua. Khi xưa áo vải anh đồ [173], Ngựa hoa áo gấm bây giờ quan sang. Trong triều khuyết chức Thị lang [174], Vua liền xuống chiếu lúc chàng tại kinh [175]. Thang mây [176] đều bước công danh, Mảng vui thành thị, nhẹ tình gia hương [177]. Ðua đòi kiểu cách quan trường [178], Chọn nơi luồn cúi tìm đường giao du. Mâm đào lý [179], chén tạc thù [180], 690. Ðăng sơn buổi sớm, dạ du canh trường [181]. Bén mùi liễu ngõ hoa tường [182], Hà Mô lăng hạ [183], Tầm Dương giang đầu [184]. Chưa giàu sang đã sang giàu, Tuyệt nhiên quan Trạng hết sầu hết thương. Nhớ gì hai mái tóc sương, Tào khang [185] một chút phấn hương quê mùa. Những ai ngày tưởng đêm mơ, Lên lầu tựa cửa đợi chờ những ai? Lòng người chóng đã đơn sai [186], 700. Má tơ lệ ứa, cửa sài [187] bóng nghiêng. * Trăng già sao khéo vô duyên, Chân con nhạn lẻ buộc thân chỉ điều. Có quan Thừa tướng [188] họ Ngưu, Quyền cao chức trọng đầu triều vẻ vang. Thái Sư bậc nhất giàu sang, Hiếm hoi duy được một nàng gái tơ. Ðặt tên là Ngọc tiểu thơ, Ngọc còn đợi giá mối chờ giường đông [189]. Thái Sư lòng vẫn nhủ lòng 710. Phi tài Thám Bảng [190] đừng hòng se duyên. Khoa này lại có Trạng nguyên, Thái Sư chắc dạ: “Rể hiền là đây!” Truyền cho sắm sửa chọn ngày, Nem công chả phượng đặt bày yến diên. Thiếp sang mới Thái Trạng nguyên, Thiếp vừa nhận được, Trạng liền đi ngay. Thâm nghiêm cổng chắn tường dày, Vươn thân trực thẳng, giương mày liễu cong. Lầu đãi nguyệt [191], gác nghinh phong [192], 720. Ðá mờ rêu bước hồ trong mây đào. Hạc vàng cất tiếng xôn xao, Bâng khuâng Trạng ngỡ lạc vào Thiên Thai. Thái Sư đón khách cửa ngoài, Cùng nhau nhẹ bước lên đài chu sa [193]. Xuân tàn rồi, hết mùa hoa, Chín mươi chín thống [194] cẩm trà còn tươi. Thái Sư nhìn khách cả cười, Bấy lâu mới tỏ mặt người văn nhân. Gọi là đôi chén tẩy trần [195], 730. Muốn cùng quan Trạng kết thân lâu dài, Sinh rằng: “Ngài dạy quá lời, Dám đâu đũa mốc mà chòi mâm son [196]. Người tiện chức [197], kẻ quyền môn [198], Bao dung cho được vuông tròn là may.” Rằng: “Sao Trạng nhún mình thay, Bây giờ chức nhỏ mai ngày quan cao. Ơn vua có hẹp ai nào, Ðôi ta một trước một sau đó mà. Ngày nay quan Trạng tân khoa, 740. Ðừng nên câu chấp [199] mới là tình thân.” Nghe lời Thừa tướng ân cần, Thái Sinh lòng mới mười phần ung dung. Bóng dương [200] đã tắt lửa hồng Ðài son này bóng chiều phong bốn bề. Chuông chùa ràn rạn xa nghe, Ðình nghinh tân [201] chủ khách về song song. Trong ngoài sáp tỏ đèn chong, Cột cao kết lá mai vàng treo hoa. Mâm son đũa ngọc chén ngà, 750. Dinh quan Thừa tướng quả là thần tiên. Kẻ hầu, đầy tớ, uy nghiêm, Sinh ca nhã nhạc [202] nổi lên từng hồi. Chia ngôi chủ khách cùng ngồi, Rượu dâng mùi quế trầm khơi màu huyền. Bắt vào câu chuyện hàn huyên, Văn chương khách nói, uy quyền chủ khoe. Người nghiên bút, kẻ ngựa xe [203], Mọi lời mọi đẹp, mọi bề mọi hay. Ba tuần so rượu nửa say, 760. Thái sư ý mới giải bày chuyện riêng: “Từ ngày nội tướng qui tiên, Thực không biết chữ tục huyền [204] ra sao. Trời cho một gái má đào, Tiện đây để gọi ra chào Trạng nguyên.” Thị tỳ cúi dạ lời truyền, Thoắt thôi đã thấy thuyền quyên [205] bước vào. Nghiêng đầu nàng mỉm miệng chào, Thái Sinh đáp lễ lòng xao xuyến lòng. Người đâu phấn ngát son nồng, 770. Lụa tơ uyển chuyển luyến vòng huy sinh [206]. Chao ôi! Ðôi mắt đa tình, Cái môi mọng vọng, cái mình thon thon. Rượu nồng, dê béo, gái non, Trạng quên hết cả, Trạng còn nhớ chi. Xem tình khứ nhãn lai mi [207], Thái sư biết đích Trạng si mất rồi. Truyền con rót chén rượu mời, Chúc người chức trọng, chúc người quan cao. Tay tiên rót chén rượu đào, 780. Ðổ đi thì tiếc, uống vào thì say. Phòng hoa đã trổ gót hài, Tiệc hoa đã có một người bạc đen [208]. Chủ rằng: “Ðây chút thuyền quyên, Ý ta muốn để kết duyên cùng người. Trai tài gái sắc vừa đôi, Nên chăng Trạng ngỏ một lời cho hay!” Thái Sinh lòng dạ ngất ngây, Phần mê son phấn, phần say sang giàu. Phần lo Thừa tướng quyền cao, 790. Từ hôn [209] rồi biết thế nào mai đây. Hay hèn người nắm trong tay, Dảy [210] ra khôn nhẽ mà bay đường nào? Vả chăng một bước sang giàu, Dễ xin mà được, dễ cầu mà xong. Thế là cha mẹ hết mong, Thế là tình nghĩa vợ chồng ra tro. Thái Sinh làm bộ thẹn thò: “Thưa rằng lòng trẻ dám ngờ duyên may, Lượng [211] trên hạ cố [212] thân này, 800. Tình sâu nghĩa nặng ơn dày xiết bao. Hồ tù [213] được tắm trăng cao, Ba sinh biết trả thế nào cho xong!” Thái sư thấy Trạng bằng lòng, Mừng thầm công việc đã xong mười phần. Chọn ngày làm lễ thành thân [214], Ðể cho hai đứa thanh xuân động phòng. * _____________________
Chú thích
[162] Nhìn từ xa. [163] Khác thường tới mức làm ngạc nhiên. [164] Thanh tao, thanh tú, thanh mảnh. [165] Chốn kinh đô. [166] Vào đền vua. [167] Tượng trưng cho vua. Ý nói đức vua đích thân ra đề và chấm thi đình. [168] Người đổ đầu thi đình cấp tiến sĩ, hay còn gọi là ông Nghè. [169] Vẻ vang, nổi tiếng, như mây gặp gió. [170] Tiệc đêm. [171] Xem hoa ở vườn Ngự uyển trong Tử Cấm thành là nơi vua ở. [172] Mới thi đậu. [173] Học trò. [174] Chức quan dưới chức thượng thư (bộ trưởng) hai bậc. [175] Còn ở tại kinh đô. [176] Thang bằng dây mây để trèo lên mặt thành. Nghĩa bóng: Cuộc thi đổ của người đi thi (hân hoan nhẹ nhàng như mây đưa lên trời). [177] Tình nghĩa gia đình và làng xóm. [178] Giới làm quan. [179] Cây đào và cây lý, chỉ người tài đức. Ngồi chung mâm với người tài đức. [180] Mời nhau uống rượu. [181] Leo núi từ sáng sớm, dạo chơi thâu đêm [182] Cây liễu ngoài ngõ, dây hoa trên tường, ai bẻ cũng được. Ý nói hạng đàn bà con gái dễ dãi, mất nết. Thường chỉ gái làng chơi. [183] Tên cái gò đất Hạ Mô ở Tràng An, kinh đô của nước Tàu ngày xưa. Nơi đây có nhiều ca lâu, tửu điếm để khách đến vui chơi. [184] Bến của sông Tầm Dương, chảy qua huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây bên Tàu, nơi có nhiều thuyền bè có kỹ nữ xướng hát. [185] Người vợ lấy từ thuở hàn vi. [186] Ðiêu bạc, giả trá. [187] Cửa ván, phên sơ sài của nhà nghèo. [188] Người thay vua cầm đầu các quan để trị nước, như chức Thủ tướng thời nay. [189] Do chữ “Ðông sàng”; dùng để chỉ sự kén rể. [190] Bảng nhãn, Thám hoa: người thi đổ thứ hai và thứ ba, sau Trạng nguyên. [191] Ðợi trăng. [192] Ðón gió. [193] Ðài màu đỏ như son. [194] Chậu cây kiểng. [195] Rửa sạch bụi. [196] Phận hèn mọn thấp thỏi mà mong muốn địa vị cao sang, hoặc nghèo, xấu mà muốn vợ giàu, đẹp. [197] Chức vị thấp. [198] Quyền cao địa vị lớn. [199] Cứ một mực theo cái đã định sẵn, không biết xử lý linh động theo hoàn cảnh; câu nệ. Hoặc để ý và trách móc về những sai sót nhỏ; chấp nhặt. [200] Mặt trời. [201] Ðình để tiếp khách. [202]Tiếng hát theo nhịp gõ và tiếng nhạc thanh tao. [203] Người học giỏi, kẻ có chức quyền. [204] Nối lại dây đàn, ý nói lấy vợ khác. [205] Dáng đẹp đẽ của đàn bà con gái. [206]Ðời sống xa hoa. [207] Mắt đưa mày liếc. [208] Bạc bẽo, không biết ơn, không trung thành, không có lòng. [209] Không chịu kết hôn. [210] Xô ra, từ khước. [211] Lòng bao dung. [212] Nhìn đến, để ý đến người bề dưới. [213] Ao nhỏ, nước đọng. [214] Thành hôn, bắt đầu sống đời vợ chồng với nhau._________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 807 -908 Sun 25 Jul 2010, 04:19 | |
| * Chín cây bạch lạp tỏa hồng, Trầm hương chín chiếc lư đồng khói xanh. Hoa tươi chín chiếc ngân bình [215], 810. Khép song lục trúc buông mành lưu ly. Hầu trong chín ả nữ tỳ, Chín nghiêng đặt lược, chín quì dâng gương. Lệnh truyền đệm trải màn buông, Xong rồi chín ả tìm đường lui đi. Ngọc Nương môi mọng yên chi [216], Áo xiêm tuần tự biệt ly thân ngà. Cổ tay nõn tháo vòng ra, Rút trâm tóc xõa màu da thêm hồng. Ðường cong, ôi! Những đường cong, 820. Ðến đong đưa, đến nảo nùng, đến hay. Cao cao thôi lại dày dày, Trắng trong màu tuyết tròn đầy gương nga [217]. Thái Sinh rộn rực tình hoa, Ôi! Con bướm lại lân la nhụy đào. Hoa xuân đêm mới nghẹn ngào, Người đen bạc lại đắm vào phấn son. Cành tơ nõn, búp xuân tròn, Mày cong nét liễu, môi thon hình thuyền. Khó khăn cũng thể lên tiên, 830. Xót xa cũng thể thuyền quyên gặp chồng. Lụa đào xé lẻ hư không, Cái son mất mát cái hồng ngổn ngang. Chúa xuân sao nỡ vội vàng, Tình xuân gắn chặt cánh màn lan tiêu [218], Chán chường gối lệch chăn xiêu, Taynon rời rã, nét kiều [219] châu chan [220]. Sáp chong vẫn tỏ hồng nhan, Trầm hương vẫn tỏ từng làn khói xanh. Ngọc Nương thỏ thẻ lời oanh, 840. Trong câu e ấp có tình lả lơi. Rằng: “Xin hỏi thật một lời, Lọt trong hai cánh tay người đã ai? Khỏi sao trăng gió tình trai, Thiếu chi thiên hạ hoa nhài áo xanh [221].” Nghe câu hỏi bất thình lình, Thái Sinh chợt nhớ đến tình tào khang. Ðêm nao mềm đá chảy vàng, 850. Ðêm nao thánh thót cung đàn đuốc hoa. Ðêm nao ấp ngọc ôm ngà, Ðêm nao như thế, thế mà đêm nay! Xa nhau nào đã bao ngày, Ðã phai mờ đã đổi thay không ngờ. Khi xưa gánh nặng ai chờ, Qua cầu ai đợi bây giờ quên nhau. Áo ai may chửa nhạt màu, Liễu [222] ai bẻ tặng bên cầu còn tươi. Ðã quên sao, đã phụ rồi, Cánh tay đêm ấy cho người đêm nay. Nhưng thôi giờ đến nước này, 860. Nhớ chi câu chuyện những ngày đã qua. Im đi sự cửa sự nhà, Liệu lời bướm nói cho hoa vừa lòng. Học trò Ðổng Tử [223], Ôn Công [224], Biết đâu câu chuyện vợ chồng ra sao, Mà toan ướm mận thử đào, Lưu Lang [225] thực quả chưa vào Thiên Thai. Ngọc chưa giũa, đá chưa mài, Nàng ơi! Trai vẫn là trai nguyên lành. Nàng rằng: “Ðừng nói dối quanh, 870. Chắc là chàng đã gửi tình cùng ai. Cứ lòng thiếp đoán không sai, Cố hương hẳn đã có người tử sinh [226].” Tân lang có tật giật mình, Vội vàng bưng kín miệng bình cho yên: “Lòng trời tác hợp cho nên, Xe tơ chóng vánh, kết duyên lâu dài. Song song gái sắc trai tài, Ngờ nhau chi thế cho hoài đêm xuân. Chưa hề quen một giai nhân, 880. Chưa hề gối cánh tay trần của ai.” Ðêm xuân ai bảo là dài, Ðã lùn bóng sáp, đã phai hương trầm. Má hồng là đá nam châm, Tu mi [227] là sắt để nằm cạnh nhau. Bình cam lộ [228], ánh lưu cầu [229], Trộn chung hai suối một màu mây xanh. Não [230] người những nét đồng trinh, Thân tơ lả tả, lửa tình xiêu xiêu. Dâng lên như nước thủy triều, 890. Hoa nuông ý bướm, bướm chiều tình hoa. Sáp không ai nối nữa mà, Ðộng phòng bỗng chốc chan hòa bóng đêm. Tiếng xô chăn gối êm đềm, Nhỏ to hơi ngắn, giọng mềm lả lơi. * Vợ chồng như đũa có đôi, Hai con người ấy không rời xa nhau. Ban ngày uống rượu xem hoa, Ðêm đêm chong sáp để mà gối chăn. Thái sư kén được văn nhân, 900. Bắt chàng ở rể [231] cho gần cha con. Nuông chiều hai vợ chồng son, Thái Sinh thực đã vuông tròn giàu sang. Ði lên ngọc, giẫm lên vàng, Mặc toàn gấm vóc, ăn toàn cao lương. Xé trăm vuông lụa khi buồn [232], Ðóng mười cổ ngựa chật đường khi đi [233]. Quả tươi mong vải biên thùy [234], Soi gương nước giếng, vẽ mi [235] tay chàng. * __________________
Chú thích
[215] Bình bằng bạc. [216] Cây thảo mộc có hoa màu tím, trong hột có phấn trắng, dùng để trang điểm cho mịn màng. [217] Mặt trăng [218] Loại vải dệt lốm đốm như hoa lan. [219] Nét đẹp đẽ của phụ nữ, [220] Chứa chan, long lanh sóng mắt. [221] Kỹ nữ, gái làng chơi. [222] Cành dương liễu. [223] Ðổng: họ; Tử: tiếng tôn xưng. Tức Ðổng Trọng Thư, người đời Xuân Thu, hết sức chăm học, ba năm buông màn đọc sách không nhìn ra vườn. [224] Tức Tư Mã Quang, hiệu Ôn Công, người đời Tống, đỗ tiến sĩ. Ông rất ham học, khi ngủ thường kê đầu lên cái gối bằng cây đẽo tròn. Gối lăn làm ông tỉnh giấc, trở dậy đọc sách tiếp. [225] Lưu Thần, người đời Ðông Hán; nhân vật trong sự tích Lưu Thần Nguyễn Triệu lạc vào Thiên Thai. [226] Người thề hẹn cùng sống chết; ý nói vợ. [227] Râu và mày, hai cái làm đàn ông đẹp; ý chỉ đàn ông. [228] Nước sương ngọt, làm mát lòng người. [229] Ánh lấp lánh của hai thứ ngọc đá lưu và cầu. [230] Não nùng. [231] Ở chung một nhà với cha mẹ vợ. [232] Lấy tích từ Bao Tự, vợ U Vương; nghe tiếng xé lụa mà vui. [233] Lấy tích từ Ðát Kỷ, vợ Trụ Vương; ra ngoài cung thường đi mười cổ xe ngựa. [234] Lấy tích Dương Quí Phi, vợ Ðường Minh , thích ăn trái vải từ biên thùy đưa về. [235] Vẽ lông mày._________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Câu 909-1004 Sun 25 Jul 2010, 04:23 | |
| * Thái Sinh từ được giàu sang, 910. Ðã quên mây núi Thái Hằng vẫn bay [236]. Ðã quên người vợ thơ ngây, Một thân tấm cám tự ngày hàn vi, Quên rồi chứ nhớ làm chi, Người ta quan Trạng thiếu gì giai nhân. Thiếu gì ngọc chuốt vàng dâng, Nơi quyền quí cái phong vân [237] thiếu gì. Quên rồi chứ nhớ làm chi, Người ta quan Trạng thiết gì cố nhân. Gái quê nghèo khó ngu đần, 920. Gái quê sửa túi nâng khăn vụng về. Chẳng thương thì mấy chẳng chê, Tham vàng bỏ nghĩa ra gì ai ơi! Ðổi thay chớp mắt tình đời, Rượu làm đỏ mặt, vàng xui đen lòng. Thời gian đi nhẹ như không, Mà tàn nhạt hết sắc hồng màu xanh. Tháng ngày lần lữa bay nhanh, Lòng ai đã bạc [238] hết tình chồng con. Có như nước chảy đá mòn, 930. Chỉ còn vui đấy, chẳng còn thương đây. Vừng trăng khi khuyết khi đầy, Lòng người cứ mỗi một ngày một vơi. Quên cho đến hết thì thôi, Những người xa ấy là người đã xa. Nào cha mẹ, nào cửa nhà, Người thục nữ tiếng tì bà trôi xuôi. Nói lời rồi lại ăn lời, Người như cóc chẳng bôi vôi [239] chẳng về. Bạc đen đã vẹn mọi bề, 940. Thương gì mùa hạ, tiếc gì mùa xuân. Ngọc Nương hỏi đến song thân, Thản nhiên Sinh đáp: “Từ trần đã lâu.” Chao ôi! Chữ hiếu là đầu, Bạc [240] ra cửa miệng tội cao bằng trời. Người mà đến thế thì thôi, Ðời phồn hoa [241] cũng là đời bỏ đi. Ðã qua đường ấy quên xe, Ðã qua bến ấy nhớ gì đến sông. * Ngũ Nương vẫn nhớ thương chồng, 950. Thờ hai thân vẫn một lòng dâu con. Hỡi ơi! Ðôi mắt đã mòn, Nhớ ai bằng gái còn son nhớ chồng? Rộn ràng buổi chợ đương đông, Cỏ huyên [242] chẳng có hoa hồng cứ bay. Xuân thu đắp đổi từng ngày, Kể từ xa cách đã đầy nửa năm. Tin chồng vẫn bặt hơi tăm, Ngày trông nhạn vắng đêm nằm bướm bay [243]. Buồn lòng lại sợ cho ai, 960. Biết đâu may rủi đường dài thì sao. Trường An ở mãi nơi nào, Ðể cho cha mẹ ra vào băn khoăn. Ðể cho thơ dại một thân, Trăng non liễu yếu thêm phần đắng cay. Tiếc không có cánh mà bay, Tìm chàng góc bể chân mây cũng là. Ra đi? - Thân gái đường xa, Sớm hôm cha mẹ cửa nhà cậy ai? Ðành thôi nay lại chờ mai, 970. Ðành thôi thở ngắn than dài đêm thâu. Hay là chàng đã quên nhau, Bỏ nơi áo vải mà cầu cao sang. Lẽ đâu chàng nỡ phụ phàng, Còn cha mẹ đó, còn làng nước đây. Dù cho bỏ một thân này, Bỏ quê hương, bỏ mẹ thầy hay sao! Nhưng mà học rộng tài cao, Nghĩ như người ấy lẽ nào bạc đen. Mười năm theo đạo thánh hiền [244], 980. Một ngày dễ đã dám quên cương thường [245]. Hay là tai nạn dọc đường, Tớ thầy lưu lạc về phương trời nào. Hay là chàng đã... nhưng thôi, Lạy trời phù hộ chồng tôi tốt lành. Chàng ơi! Có thấu cho tình, Trăm nghìn lo nghĩ một mình thân em. Bóng trăng thu rải đầy thềm, Bởi lo cha mẹ nên thêm nhớ chàng. Tường xiêu treo mãi thân đàn, 990. Bốn dây thương nhớ một bàn tay hoa. Chờ mong như suốt đêm qua, Chàng ơi! Một tháng là ba mươi ngày. Lần lần lá rụng rồi đây, Tơ đàn rã rượi cho tay lỗi đàn. Tiếng đâu rào rạt rộn ràng, Ngựa ai, ai cưỡi qua ngàn lá khô. Tiếng đàn xao động bô sơ [246], Xe ai ai đẩy qua bờ dâu xanh. Buồng hương bóng bóng mình mình, 1000. Gió hiu hiu hắt qua mành mành hoa. Người về chỉ những người ta, Gió mơ hồ gọi đường xa quên về. Nay rồi mai lại ngày kia, Nhớ mong chờ đợi đến khi... hỡi chàng? * ________________
Chú thích
[236] Quên cha mẹ già còn sống. [237] Gió và mây; ý chỉ sự tốt đẹp, thăng tiến, như mây gặp gió, [238] Mỏng, phai nhạt. [239] Ðánh dấu bằng vôi. Lấy ý từ câu ca dao: Sống còn như cóc bôi vôi lại về. [240] Bạc bẽo, không biết ơn, không có lòng. [241] Náo nhiệt, giàu có và xa hoa. [242] Cây kim châm, ăn được. [243] Mơ thấy bướm bay, ý nói mơ thấy chồng. [244] Học hành theo đạo Khổng để làm thánh nhân hiền nhân. [245] Do chữ Tam cương và Ngũ thường. Cương: cái dây lớn ở cái lưới, điều cốt yếu. Tam cương: vua tôi, cha con, vợ chồng. Thường: đức tính thường tình của con người. Ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. [246] Trời chớm hoàng hôn.._________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Tue 27 Jul 2010, 00:09; sửa lần 1. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tỳ bà truyện - Nguyễn Bính | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |