Rửa sạch lá nếp, giã nát lá.
Hoặc cho vào máy xanh sinh tố, thêm một chút nước, xay kỹ
Cho chỗ lá vừa xay ra một cái lọc, ép lấy phần nước cốt màu xanh thẫm, nếu phần nước cốt này chưa đủ xanh bạn có thể cho thêm vài giọt phẩm màu thực phẩm. Sau khi ép lấy nước thì để sang một bên.
Trộn các nguyên liệu khô còn lại trong một cái âu
Cho nước cốt lá nếp vào, thêm nước và nhồi bột đều tay
Lấy ra khoảng 50gr bột đã trộn, ép dẹt
Đun một ít nước sôi. Cho phần bột ép dẹt này vào nồi nước sôi.
Khi bột nổi lên thì vớt ra và cho vào chỗ bột còn lại.
Nhào lẫn bột cùng nhau đến khi thật mịn.
Nhồi bột sống với bột chín sẽ làm phần bột vỏ bánh này dai và dẻo hơn.
Chia bột thành các phần bằng nhau cỡ bằng quả chanh nhỏ, ép dẹp, cho một viên đường mật vào giữa.
Sau đó viên lại thành hình như quả chanh nhỏ.
Làm lần lượt đến hết chỗ bột và nhân
Đun sôi nước, nhẹ nhàng cho các viên bánh vào nồi. Bước này giống như là làm bánh trôi – bánh chay. Cho bánh vào nồi, đảo nhẹ để các viên bánh không bị dính xuống đáy nồi.
Để nước sôi đều và chờ đến khi bánh chín nổi lên mặt nước thì vớt ra
Khi vớt bánh ra thì cho luôn vào một nồi nước lạnh khác. Làm như vậy bánh sẽ không bị dính vào nhau và ăn sẽ dai hơn.
Để bánh vài phút trong nồi nước lạnh rồi vớt ra bằng một cái muôi có lỗ để bánh ráo nước.
Cho bánh ra một cái đĩa to, trộn cơm dừa với một chút xíu muối, lăn bánh nếp qua phần cơm dừa này.
Bánh sau khi lăn qua cơm dừa trông sẽ thế này
Chiếc bánh tròn tròn, màu xanh dịu mát, mùi thơm ngọt ngào rất hấp dẫn.
Bánh này rất thích hợp làm món tráng miệng, ăn nhẹ hoặc góp mặt trong thực đơn đãi khách cuối tuần.