Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thoát Vòng Tục Lụy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 11 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 18:44

Thoát vòng tục lụy

Chương Mười Một

Thời gian thấm thoát trôi qua, bỗng chốc trời đã sang xuân; hoa đua nhau nở, đến đâu cũng thấy một màu xanh biếc và trên khắp các nẻo đường tràn ngập hương xuân.

Hôm ấy Ngọc Lâm dậy sớm, làm các việc thường lệ xong, rồi lên xin phép hòa thượng Thiên Ẩn, sư ông tri khách và sư ông Duy Na nghỉ hai ngày để đi dự lễ xuất gia của Vương tiểu thư được cử hành tại Thiên Hoa Am.

Từ sau ngày Thúy Hồng được gặp Ngọc Lâm, về thuật lại cho Vương tiểu thư biết là trừ phi nàng quyết chí xuất gia, thì Ngọc Lâm mới gặp nàng để nói chuyện.

Trong thời gian đó, Vương tiểu thư vẫn viết thư tin cho Ngọc Lâm, mỗi lần Thúy Hồng mang thư đến đều trao tận tay cho Ngọc Lâm, Ngọc Lâm thấy lời lẽ trong thư rất lưu loát và hết sức vui mừng khi biết Vương tiểu thư nhất định xuất gia, vì thầy cho rằng nàng đã nhận thức được con đường nên đi!

Vương tiểu thư muốn Ngọc Lâm đến dự lễ xuất gia của nàng, lúc đầu thầy từ chối, vì thầy tự nghĩ Vương tiểu thư tuy có nhiều thiện căn, song dầu sao nàng cũng chỉ là một người con gái, thầy đã từng làm lễ thành hôn với nàng, cùng tế bái trời đất, bây giờ xuất gia, tuy là việc rất đáng mừng, song lúc cử hành lễ, vốn dĩ đa tình, làm sao nàng có thể tránh khỏi xúc động và thương cảm.

Thêm vào đấy, Vương tiểu thư cử hành lễ xuất gia rất trọng thể, cha mẹ nàng và họ hàng thân thích đều có mặt, lúc đó thầy sẽ nói với họ thế nào?

Ngọc Lâm nghĩ tới đây liền nhất định không tham dự. Song Vương tiểu thư không những chỉ mời Ngọc Lâm chứng kiến lễ xuất gia của nàng, mà còn muốn tự tay Ngọc Lâm xuống tóc cho nàng.

Không thể từ chối được, hơn nữa thầy vẫn còn nhớ lời sư huynh Ngọc Lam nói là cứu người phải cứu đến nơi đến chốn, nên cuối cùng Ngọc Lâm phải miễn cưỡng nhận lời.Trước khi lên đường, Ngọc Lâm suy nghĩ một hồi nên phục sức thế nào.

Thầy có một chiếc áo bông do Vương tiểu thư biếu, chiếc áo đó vừa mới vừa đẹp, nhưng hiện giờ tiết xuân ấm áp ai lại đi mặc áo bông? Mà dù có mặc được chăng nữa, thầy cũng không nên mặc chiếc áo ấy để đi dự lễ. Ngoài chiếc áo ấy ra, Ngọc Lâm không còn cái nào đáng kể là cái áo.

Nếu mặc chiếc áo đó thầy sẽ tăng thêm vẻ mỹ quan, người ngoài có thể lầm tưởng thầy vẫn còn muốn mưu đồ gì. Người tu có mầu sắc của người tu, bởi thế thầy quyết định mặc chiếc áo cũ hàng ngày đến Thiên Hoa Am dự lễ.

Khi tới Thiên Hoa Am, Ngọc Lâm đã thấy người ra vào tấp nập, ngoài cửa am có bốn người tỳ nữ đứng đón khách, những người này Vương tể tướng mới mướn để hầu hạ Vương tiểu thư.

Hôm nay họ được cắt đứng ở cửa đón khách.Lúc đó Ngọc Lâm định tiến vào cửa, bốn người tỳ nữ đưa mắt nhìn thầy một lượt từ đầu đến chân, rồi với giọng riễu mát, họ hỏi:

- Ngài từ đâu đến ạ?

Ngọc Lâm thật thà nhìn họ:

- Tôi từ chùa Sùng Ân!

- A! Ngài từ chùa Sùng Ân? Thế có phải Vạn Kim Hòa Thượng Ngọc Lâm cho ngài đến để báo tin trước?

Chả là những người tỳ nữ ấy thấy Ngọc Lâm còn ít tuổi, lại mặc áo cũ, rách nên lầm tưởng là người hầu của Ngọc Lâm! Bị hỏi dồn như thế, lúc đầu Ngọc Lâm nhíu mày, mắm môi, sau đó thầy biết là họ lầm, vì họ tưởng Ngọc Lâm là một vị Vạn Kim Hòa Thượng, đường đường tăng tướng, đâu có ăn mặc rách rưới như thế, nên Ngọc Lâm tự nghĩ:

tại sao những người này chỉ nhìn người bằng phục sức bề ngoài mà không để ý đến những điểm khác; giả sử bây giờ đem một bộ áo long bào của nhà vua mặc cho một người bằng gỗ, không biết sau họ có chịu kết hôn với người đó không?

Ngọc Lâm lại nghĩ rằng, cuộc đời vốn là một tấn tuồng, lúc thì đóng vai con cái, lúc thì đóng vai cha mẹ. Họ đã tưởng mình là người hầu của Ngọc Lâm đến báo tin trước, tại sao mình không lợi dụng cơ hội ấy để diễn một hồi kịch?

- Ngọc Lâm hòa thượng cũng sắp đến ạ! Không biết khỏi trễ giờ không?

- Có phải Ngọc Lâm hòa thượng sắp đến thì thôi, ông đừng nói lải nhải nữa!

Đó là câu nói của Thúy Ngọc, một trong bốn người tỳ nữ. Với một giọng hết sức kiêu mạn, nàng nói tiếp:

- Lúc này Vương tể tướng và các quan khách cùng các đại lão hòa thượng hiện đang ngồi trong phòng khách nói chuyện, tiểu thư và cô Thúy Hồng đang ở nhà trong, ông đừng có xông xáo, đây có căn phòng nhỏ, ông hãy vào ngồi tạm một lát đi! Dứt lời, Thúy Ngọc đưa tay chỉ vào căn phòng ở đầu hồi dẫy nhà bên tay mặt.

Ngọc Lâm không thèm nói gì thêm vì thầy cho rằng nói với những người ấy cũng vô ích, thầy chỉ thương hại cho họ đem thân làm tôi tớ người ta, đã không biết tủi hổ thì thôi, lại còn hợm hĩnh lên mặt, tưởng ta đây danh dự lắm, thật cũng đáng thương!

Ngọc Lâm tiến vào căn phòng, đưa mắt nhìn một lượt mới biết đó là phòng ngủ của người làm.Ngọc Lâm ngồi xếp bằng, nhắm mắt trầm tư.

Ngọc Lâm cứ ngồi yên trong căn phòng, không ai đoái hoài đến thầy, cũng không ai cho một chén nước. Một lúc sau, lại vẫn con hầu Thúy Ngọc chạy vào, nói:

- Tiểu thư cho cô Thúy Hồng ra hỏi tại sao giờ này mà thầy Ngọc Lâm vẫn chưa tới?

- Tôi không biết, hỏi họ xem! Ngọc Lâm đáp.

- Thế thì Ngọc Lâm có dặn ông gì không?

- Người nói đến là khắc đến, không có dặn gì ai hết?

- Chán mớ đời, cái ông sư này thật ngốc quá!

Thúy Ngọc cũng đúng như Thúy Hồng lúc ban đầu đến chùa Sùng Ân, cậy thế của Vương tể tướng và tiểu thư, ra bộ ta đây giọng khinh khỉnh, miệt thị Ngọc Lâm.

Thúy Ngọc bước ra, Ngọc Lâm nhìn sau nàng bất gian than dài: "Thế mà loài người tự cho là thông minh lắm! "Sau một lúc lại vẫn con Thúy Ngọc kiêu mạn ấy vào, nói:

- Tiểu thư cho Thúy Hồng ra hỏi ông đó, ông ra ngay đi!
Ngọc Lâm lẳng lặng bước ra khỏi phòng.

Thúy Hồng vừa thấy Ngọc Lâm vội cúi đầu rồi quỳ xuống:
- Bạch thầy, thầy đã đến rồi!

Hiện nay Thúy Hồng vì cảm phục nhân cách của Ngọc Lâm và lại được Vương tiểu thư dạy bảo, nên đối với lễ nghi trong Phật Giáo nàng đã hiểu rất nhiều.
- Tôi cũng mới đến, ngồi nghỉ trong này một lúc cho khỏe.

Thúy Hồng nhìn bốn người tỳ nữ:
- Thầy đến mà các người không chịu đón tiếp, lại nói thầy chưa đến, tôi hãy mách tiểu thư xem các người sẽ nói sao!

Thúy Hồng lấy tư cách của một người tỳ nữ kỳ cựu khiển trách những người hầu mới, làm họ không dám hé răng và toàn thân run như cầy sấy.

- Đừng trách họ, họ không biết tôi đến là vì tôi không nói rõ tên.
Ngọc Lâm nhận lỗi về phần mình để gỡ cho những người tỳ nữ.

- Bạch thầy, tiểu thư đang nóng lòng chờ đợi thầy, xin thầy vào ngay!
- Không được!
- Ngọc Lâm nói
- Để tôi vào chào Vương tể tướng đã.


Thúy Hồng đưa Ngọc Lâm vào nhà khách.
- Bạch thầy, sao hôm nay thầy lại mặc áo rách vậy?
- Thúy Hồng khẽ hỏi Ngọc Lâm.


- Phục sức chẳng qua là để che đậy thân thể và ngăn ngừa gió rét; còn mặc xấu hay mặc tốt thì cũng thế. Người ta cần có nhân cách và đức tính, chứ y phục không quan trọng lắm. Vả lại chiếc áo này của tôi vẫn còn tốt, mặc chưa được năm năm mà!

- Hôm nay là lễ Thế Phát Xuất Gia trọng thể của Vương tiểu thư, Vương tể tướng tuy không mời ai, song những khách quý đến dự lễ cũng rất đông, mặc áo cũ kỹ sợ có mất thể diện chăng?

- Cô nói đúng, người đời phần nhiều thích hào nhoáng bên ngoài!

Ngọc Lâm cho rằng trường hợp ấy không nên bàn cãi cao xa, nên thầy phụ họa với Thúy Hồng bằng một giọng trầm buồn.

Khi Thúy Hồng đưa Ngọc Lâm đi ngang qua Phật điện, thầy đứng chính giữa vái ba vái.

Thầy để ý nhìn cách kiến trúc ở Thiên Hoa Am, rất nguy nga tráng lệ, Vương tể tướng đã xây cất ngôi chùa này cho con gái trong sáu tháng trời.Sau đó Ngọc Lâm tiến vào nhà khách, gặp Vương tể tướng và thầy được Vương tể tướng giới thiệu với mọi người.

Ngọc Lâm không có vẻ gì luống cuống cả, nhưng rất thản nhiên. Sau khi giới thiệu, Vương tể tướng khen ngợi Ngọc Lâm, nói với quan khách:

- Một người chân chính xuất gia học đạo, tài sắc, danh lợi không thể làm động tâm, thật đáng quý!

Sau khi Vương tể tướng nói, trong số quý khách có người nhìn Ngọc Lâm bằng ánh mắt kính mến, song cũng có người hoài nghi cứ nhìn thầy chằm chặp.

Ngọc Lâm ngồi xuống ghế được một lát thì Thúy Hồng đứng bên cạnh đưa mắt ra hiệu giục thầy vào nhà trong gặp Vương tiểu thư, nhưng Ngọc Lâm cứ tảng lờ như không biết.

Giờ làm lễ thế phát đã đến, tất cả quan khách đều được mời lên chính điện Vương tiểu thư quỳ trên chiếc chiếu giữa bàn Phật.

Ngọc Lâm đứng bên cạnh nàng tay cầm con dao, khi các vị tăng, ni đứng hai bên, dâng hương, trì chú xong Ngọc Lâm đặt con dao lên đầu Vương tiểu thư và nhẹ nhàng cạo ba đường tóc, rồi nói với Vương tiểu thư:


- Dao thứ nhất: dứt trừ hết mọi điều ác.
- Dao thứ hai: nguyện làm hết thảy mọi điều thiện.
- Dao thứ ba: thề độ hết thảy chúng sinh.

Lúc mái tóc đen huyền của Vương tiểu thư rơi xuống đất, Ngọc Lâm vẫn bình thản và Vương tiểu thư thì lặng lẽ cúi đầu, những người đàn bà quý phái đứng ngoài, thấy thế đều rớt nước mắt.

Xưa nay thấy một người thế phát xuất gia tức là người ấy bỏ con đường khổ não mà trở về con đường yên vui, điều đó là một việc đáng mừng, chính họ cũng thường nói như thế, họ cho rằng Vương tiểu thư đi xuất gia tức là từ nay nàng sẽ sống một cuộc đời thanh tịnh, tự tại, kiếp trước quả nàng đã có nhiều thiện căn.

Song dù sao thì đàn bà vẫn là đàn bà, họ nói và nghĩ thế, nhưng giờ đây nhìn những sợi tóc của Vương tiểu thư kế tiếp nhau rơi xuống họ lại thở ngắn than dài và chan hòa nước mắt.
Tâm lý của người đàn bà thật phức tạp, người ngoài khó mà hiểu được.


Ngọc Lâm đối với việc Vương tiểu thư thế phát xuất gia, bề ngoài tuy tỏ ra bình thản, song trong lòng không khỏi cảm khái.

Mặc dầu còn ít tuổi, chưa từng trải nhiều về trường đời, nhưng xưa nay thầy vốn không đồng ý việc để con gái còn trẻ tuổi đi xuất gia.


Vì không còn cách nào để thoát ra khỏi vòng tình ái mà Vương tiểu thư đã lôi cuốn thầy vào, nên Ngọc Lâm đành phải dùng biện pháp khuyên nàng xuất gia.

Nhưng đồng thời thầy cũng ký thác một hy vọng lớn lao vào việc xuất gia của Vương tiểu thư, vì thầy nhận thấy rằng đàn bà cũng chiếm một số lớn trong đoàn thể xuất gia của Phật Giáo.

Trên danh nghĩa, tuy họ là đệ tử của Phật, có nhiệm vụ giác ngộ cho đời, song trên thực tế, chính họ cũng mê mờ như người trong mộng, đại đa số ở chùa, ngoại trừ sớm, tối hai thời công phu ra, họ không còn hiểu gì Phật pháp, như vậy thử hỏi làm thế nào Phật Giáo có thể hưng thịnh và tồn tại?

Giả sử một số ít người có quan tâm đến sự sống còn của Phật Giáo thì họ lại cho đó là trách nhiệm của các vị tăng, cho nên, những trang sử huy hoàng của Phật Giáo Trung Quốc trong khoảng hơn một nghìn năm đều do các vị tăng ghi lại.

Ni chúng là một phần tử trong xã hội Trung Quốc, địa vị của nữ giới Trung Quốc chưa được ngang hàng với nam giới, ni bộ trong Phật Giáo cũng chưa cho phép ni chúng được ngang hàng với tăng chúng, mà chính ni chúng cũng chưa hề tranh thủ địa vị bình đẳng cho mình.

Hiện giờ Ngọc Lâm đặt hy vọng vào Vương tiểu thư, mong nàng có thể thành con hạc trắng giữa đám chim sẻ, vì nhờ ở tài trí thông minh, thêm vào đó là hoàn cảnh thân thế rất có thể nàng vì Phật Giáo mà cũng vì bản thân tạo nên một sự nghiệp oanh liệt, bởi thế thầy mới khuyên nàng xuất gia, mong có cơ hội chỉnh đốn lại ni chúng.

Khi xuống tóc, Vương tiểu thư cúi đầu, nhắm mắt, nàng muốn nhìn Ngọc Lâm và muốn nói với thầy: "Đấy, bây giờ thầy đã thấy tôi xuất gia!",

trong lòng nàng thầm nghĩ như vậy, song bầu không khí trang nghiêm trong điện Phật, khói trầm nghi ngút, thơm tho làm nàng không thể biểu lộ được tâm tư, lúc đó lòng nàng cũng chẳng phân biệt được buồn hay vui, nàng chỉ biết rằng nàng xuất gia là do Ngọc Lâm muốn thế.

Vì vẫn còn yêu Ngọc Lâm, và cũng vì biết rõ đời rốt cuộc cũng chỉ là khổ, nên Vương tiểu thư chỉ còn biết hăng hái đón nhận lấy lẽ sống mới để trở thành con người hoàn toàn mới.

Sau lễ thế phát, Ngọc Lâm đặt pháp hiệu cho Vương tiểu thư là Giác Chúng, có nghĩa là ngày nay Vương tiểu thư không những tự mình đã giác ngộ, mà sau này nàng sẽ giác ngộ cho người khác.

Sau cuộc lễ, quan khách lần lượt ra về, Vương tiểu thư vào tịnh thất nghỉ, bảo Thúy Hồng tiếp đãi Ngọc Lâm và mời thầy lưu lại mấy hôm, nàng còn nhiều vấn đề muốn hỏi thầy.

Thúy Hồng dĩ nhiên phải vâng mệnh tiểu thư, nhưng do đó mà Ngọc Lâm phải một hồi chịu oan uổng!

=


Được sửa bởi mytutru ngày Sun 07 Nov 2010, 18:16; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 12 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 18:57

Thoát vòng tục lụy

Chương Mười Hai

Ngọc Lâm ở Thiên Hoa Am chưa được mấy hôm thì bao nhiêu chuyện khó chịu kế tiếp xẩy ra. Số là trong Thiên Hoa Am có viên quản lý sự vụ, người thân tín của Vương tể tướng.

Ngô Sư Gia đã bốn mươi lăm tuổi, người cao dong dỏng, nước da thiết bì; lúc Vương tể tướng còn là Lại Bộ Thượng Thư thì ông ta được tuyển vào làm thư ký riêng.

Ông ta là người nhiều thủ đoạn, mưu kế, bản tính hay tranh đua, hiếu thắng, lời nói thì cay chua, khinh bạc, song vì mấy lần ông ta giúp mưu mà Vương tể tướng được nhà vua đặc biệt tin cậy, do đó, Vương tể tướng mới coi ông ta như một người tâm phúc.

Vì việc nước bề bộn nên sau khi lễ thế phát của con chấm dứt, Vương tể tướng lại vội vàng về Kinh. Trước khi đi, Vương tể tướng giao hết công việc trong Thiên Hoa Am và tiểu thư cho Ngô Sư Gia trông nom. Ông cũng dặn mọi người trong chùa phải đặc biệt cung kính và săn sóc Ngọc Lâm.

Việc đó khiến cho Ngô Sư Gia sinh lòng ghen ghét, ông ta cho rằng đối với một vị sư trẻ tuổi bất tất người trong tướng phủ phải tỏ ra ân cần. Hơn nữa ông lại người tâm phúc của Vương tể tướng trong phủ ai cũng phải kính sợ ông ta.

Song Ngọc Lâm vốn dĩ là người không sợ quyền thế, không chịu quî lụy, thái độ nghiêm trang, lời nói chính chắn của thầy khiến Ngô Sư Gia tưởng là thầy kiêu mạn, do đó trong lòng vô cùng oán ghét.

Trong Thiên Hoa Am, từ Giác Chúng (pháp hiệu của Vương tiểu thư) đến các sư nữ mà Giác Chúng mời ở lại và tất cả tỳ nữ, không ai là không cung kính Ngọc Lâm, thấy thế Ngô Sư Gia lại càng ghen tức.
Ông ta tự nghĩ:

"Từ khi mình vào tướng phủ đến nay, nhờ được tể tướng tín nhiệm, ngoài tể tướng, phu nhân và tiểu thư ra, trong tướng phủ không ai dám coi thường mình, ai cũng phải theo răm rắp, thế mà bây giờ một ông sư trẻ tuổi dám ngang nhiên định xâm chiếm địa vị của mình".

Tay cầm cái tẩu hút thuốc, đầu đội chiếc mũ bằng da cáo, mình mặc áo trường bào, Ngô Sư Gia đi đi lại lại trong buồng ngủ; lúc thì bỏ chiếc mũ ra và đưa tay lên gãi đầu, lúc lại vứt cái tẩu xuống và xoa xoa hai bàn tay, ông ta đang tìm cách để làm mất thể diện của Ngọc Lâm giữa công chúng hòng giảm bớt thanh danh của thầy, khiến mọi người đừng tin cậy và tôn trọng thầy nữa.

Nhưng Ngọc Lâm rất sáng suốt và lỗi lạc, thái độ của thầy nghiêm nghị như một bậc lão thành, mỗi ngày ngoài hai tiếng đồng hồ dạy Phật pháp và qui luật thiền gia cho mọi người ra, thầy không đoái hoài đến một việc gì khác, Ngô Sư Gia tuy bực tức song cuối cùng không nghĩ được cách gì làm nhục Ngọc Lâm.

Một hôm, sau khi suy nghĩ khá lâu, ông ta đã tìm được một biện pháp, nghĩa là trong lúc Ngọc Lâm giảng Phật pháp cho mọi người, ông ta sẽ đưa ra một vài vấn đề để nạn vấn, làm cho Ngọc Lâm không thể trả lời, như thế thầy sẽ mất uy tín, và dù có vì tình mà Vương tiểu thư cố giữ thầy ở lại chăng nữa, chắc chắn thầy cũng không còn mặt mũi nào ở lại.

Buổi chiều hôm ấy, sau buổi giảng, Ngọc Lâm sắp đứng dậy, thì lúc đó Ngô Sư Gia bắt đầu hé một nụ cười hiểm độc rồi tiếp đó nói với Ngọc Lâm:

- Tôi có một vài điều thắc mắc, không biết có nên đưa ra xin thầy chỉ giáo?
- Chỉ giáo thì tôi không dám, song có điều gì xin cứ nói để chúng ta cùng thảo luận! Ngọc Lâm vừa nói vừa trở lại ngồi xuống ghế.
- Nếu thầy không trả lời được thì sao? Ngô Sư Gia cố ý nói tức.

- Nếu ông biết tôi không đáp được thì xin ông đừng hỏi tôi.
- Đâu có được thế, thầy là một người xuất gia Hoằng Dương Phật Pháp kia mà!
- Ông nói đúng, vậy có điều gì cần chỉ giáo xin ông cứ hỏi!
Lúc đó Ngọc Lâm đã hiểu Ngô Sư Gia cố ý kiếm chuyện.
- Giả sử thầy không trả lời được? Ngô Sư Gia lại khiêu khích.

- Thì lần sau ông đừng lên nghe tôi giảng!
- Không được, lần sau thầy không thể giảng ở đây được nữa!
- Ông nói đúng, nếu tôi không thể trả lời câu hỏi của ông, thì lần sau tôi không nên giảng ở đây nữa.

Ngọc Lâm lại ngồi xếp bằng như trước, nhắm mắt, nét mặt bình tĩnh không có vẻ gì là người bị nạn vấn cả.

- Phàm người đã đọc sách thánh hiền đều biết rằng quốc gia ta được xây dựng trên nền tảng trung, hiếu, thầy đi xuất gia thế này, tôi thiết tưởng không hợp với căn bản quốc gia của chúng ta!Vừa nói Ngô Sư Gia vừa tỏ ra dương dương tự đắc cho là câu nói của mình sẽ làm Ngọc Lâm phải thất điên, bát đảo.

- Thế có nghĩa là thế nào?
Tuy Ngọc Lâm đã đi guốc trong bụng Ngô Sư Gia, song thầy hỏi vậy cốt để cho ông ta nói lại cho sáng tỏ vấn đề.

- Tôi tin rằng thầy cũng thừa hiểu làm người cần phải có trung hiếu
- ông ta nói
- vì nếu một người bất trung, bất hiếu, thì người đó không còn tư cách làm người.

Tôi xem thầy còn trẻ tuổi mà đã thế phát xuất gia, hằng ngày ăn không ngồi rồi, không chịu sinh sản, không đem sức mình để phụng sự quốc gia. Như thế đâu có thể gọi được là trung?

Lại nữa, cha mẹ sinh con vốn mong nhờ cậy trong lúc tuổi già, bởi thế mới chăm lo nuôi nấng cho thành người, thế mà giờ thầy nỡ bỏ cả cha mẹ để đi tu, như vậy đâu có thể gọi được là hiếu!

Xin thầy trả lời tôi! Câu hỏi của Ngô Sư Gia làm cho những người đến nghe Ngọc Lâm giảng ngồi ngay cán tàn.

Họ đều nhìn Ngọc Lâm và trông chờ Ngọc Lâm trả lời, nhất là Giác Chúng và Thúy Hồng lại càng tỏ vẻ sốt sắng mong Ngọc Lâm đừng e dè, vì nể, cứ thẳng thắn đáp câu hỏi của Ngô Sư Gia.

Ngọc Lâm không hề "bối rối", thầy rất bình tĩnh, thầy biết Ngô Sư Gia có ác ý và xưa nay thầy vốn không muốn biện luận với những hạng người như vậy.

Vì, với những kẻ thô bạo, khinh mạn, ngoan cố thì không có đạo lý nào có thể giảng giải cho họ được, dạo lý chỉ ở trong lòng những người có tâm hồn cao thượng mà thôi.

Song Ngô Sư Gia đã cố ý hỏi vặn, tuy những vấn đề đó không đúng sự thật, song nếu giải thích và xuyên tạc thêm cũng có thể khiến cho nhiều người hiểu lầm.

Bởi thế Ngọc Lâm từ từ mở mắt và, với giọng hết sức ôn hòa, nói:
- Ông nói rất đúng, một người có tư cách là đối với quốc gia phải hết lòng trung, đối với cha mẹ phải hiếu kính.
Song xuất gia đầu Phật là đã hiến thân cho công cuộc cứu người, giúp đời, điều đó không thể cho là bất trung, bất hiếu.

Ông nói người xuất gia hàng ngày chỉ ăn không ngồi rồi, không chịu sinh sản, đó là ông không hiểu nhiệm vụ của người xuất gia là Hoàng Pháp, Lợi Sinh.

Công việc của người xuất gia là đem Phật pháp dạy cho người đời.
Còn nói đến phụng sự quốc gia, không nhất định cứ phải làm ruộng và sinh sản mới là phụng sự.

Chúng tôi dùng giáo pháp của đức Phật để cải thiện lòng người, an ninh xã hội, khiến cho nhân dân bớt phạm pháp, và cuộc sống có thêm giá trị, như thế cũng có thể nói là phụng sự quốc gia, phục vụ xã hội một cách trực tiếp vậy.

Nếu phủ nhận điều đó thì tôi e rằng Ngô Sư Gia và cho đến cả Vương tể tướng cũng không khác gì những người xuất gia, cũng bị người ta cho là ăn không, ngồi rồi, không làm việc để phụng sự quốc gia.

Còn bảo xuất gia là bất hiếu với cha mẹ, thì điều đó tôi chưa từng nghe thấy trong Phật Giáo; xuất gia có nghĩa là ra khỏi cái nhà phiền não trong ba cõi.

Nếu nói đến sự hiếu thuận cha mẹ, thì người xuất gia chân chính mới thật hiểu rõ ý nghĩa của chữ hiếu.. Thông thường người đời tưởng hiếu thuận cha mẹ là chỉ cung phụng cha mẹ về phương diện vật chất, như dâng các thức ăn ngon ngọt, hay may sắm quần áo tốt đẹp, thế đã cho là hiếu kính rồi.

Song xét kỹ thì hiếu kính đối với cha mẹ về phương diện vật chất chưa thể gọi được là hiếu thuận triệt để.. Là vì cha mẹ tuy được tạm thời thỏa mãn (thực ra không bao giờ thỏa mãn) về phương diện vật chất, song những nỗi đau khổ của cha mẹ không thể do đó mà tiêu tan được.

Không ai tránh khỏi cái khổ già, ốm và chết.

Người xuất gia hiếu kính cha mẹ, một mặt mong cha mẹ không thiếu thốn về vật chất, mặt khác lại khuyên cha mẹ tin lý nhân quả, tội, phúc báo ứng, xa lánh các việc ác chăm làm các điều thiện, mong cha mẹ thoát khỏi cái khổ sinh, tử mà hưởng sự yên vui vĩnh viễn, đó mới là hiếu thuận triệt để.

Những điều đó thật ra rất dễ hiểu, tôi tưởng Ngô Sư Gia là bậc quán thế, đầy mưu lược, lẽ ra phải hiểu hơn ai hết vấn đề rất phổ thông ấy mới phải chứ?

Ngọc Lâm nói một cách thản nhiên và bình tĩnh, thầy vốn có tài biện thuyết, lại xuất gia đã lâu năm và rất thông hiểu Phật pháp.
Lúc đó tất cả mọi người ngồi nghe đều tỏ vẻ thích thú và họ chăm chú nhìn Ngô Sư Gia bằng ánh mắt chán ghét.

Ngô Sư Gia thấy ai cũng tỏ vẻ tín phục Ngọc Lâm, ngọn lửa ghen ghét trong lòng ông ta lại bốc lên ngùn ngụt.
Nếu không có Giác Chúng (Vương tiểu thư) ngồi đấy thì ông để ngọn lửa đó phóng ra rồi, và trong trường hợp ấy khỏi nói đến đạo đức, nghĩa lý! Ngô Sư Gia lại hỏi Ngọc Lâm bằng một giọng hậm hực:

- Những vấn đề đó hãy tạm gác lại, tôi không muốn biện bác với thầy trong lúc nầy, tôi chỉ xin hỏi thầy là hiện giờ cõi lòng thầy còn yêu tiểu thư nữa không? Nghe câu hỏi của Ngô Sư Gia, mọi người đều tỏ vẻ bất mãn, họ tự hỏi tại sao ông ta lại nêu lên vấn đề ấy trước mặt Ngọc Lâm.

- Ông muốn tôi trả lời ông câu hỏi ấy, nhưng nó có ích lợi gì cho ông không?
Ngọc Lâm ngồi ngay thẳng, hỏi lại Ngô Sư Gia:

- Tôi muốn thầy cho biết, ngay giờ phút này, lòng thầy còn yêu tiểu thư không?

Ngô Sư Gia lúc ấy tỏ thái độ rất quan liêu hách dịch, vì ông ta tự nghĩ nếu không lật đổ được ông sư thanh niên này, thì còn hống hách với người trong tướng phủ sao được.

- Giác Chúng hiện giờ thế phát xuất gia, còn quá khứ của chúng tôi ông hiểu quá rồi.

- Đúng thế, tôi hiểu lắm, trước kia tiểu thư rất yêu thầy, và tôi tin rằng hiện giờ lòng tiểu thư vẫn còn yêu thầy, song còn thầy? Thầy hãy nói! Câu hỏi của Ngô Sư Gia không làm cho Ngọc Lâm thay đổi nét mặt, nhưng Giác Chúng thì thấy bẽn lẽn và vội cúi đầu, đôi má nàng ửng hồng và nàng cảm thấy luống cuống.

Ngọc Lâm chậm rãi, nói dằn từng tiếng:
- Ông nói thế nào cũng được, nói tôi yêu cũng được, mà bảo tôi không yêu cũng được.

- Tôi biết lòng thầy nhất định còn yêu tiểu thư, hôm nay tôi muốn đem phơi bày bộ mặt đạo đức giả của thầy ra.

Tiểu thư yêu thầy, thầy cũng yêu tiểu thư, nhưng thầy lại không chịu kết nghĩa với tiểu thư, khiến tiểu thư phải hy sinh cả tuổi thanh xuân, bỏ hết hạnh phúc ở đời, đem mình chôn vùi vào cuộc sống buồn tẻ thế này.

Trên hình thức, thầy và tiểu thư tuy không yêu nhau, song trong tinh thần ái tình giữa hai người vẫn kết hợp; nếu cùng yêu thương nhau trong tinh thần, thì sao ngay từ lúc đầu thầy không bỏ luôn lớp áo nhà tu để chung sống với tiểu thư một cách đường hoàng cho rồi, lại còn giả bộ đạo đức đến nỗi làm hại cả cuộc đời tươi đẹp của tiểu thư!

Ngô Sư Gia muốn thăm dò tư tưởng của Giác Chúng, cho nên lời nói của ông ta như thổ lộ nỗi bất bình trong can trường thay cho nàng, vì lợi ích của nàng mà nói, ông ta tưởng nói thế chắc mọi người cũng phát ghét Ngọc Lâm, và Giác Chúng cũng không thể oán trách ông ta.

Ngọc Lâm bị Ngô Sư Gia dồn vào ngõ bí, thầy nghĩ không thể không bày tỏ rõ ý tưởng, bởi thế thầy ôn hòa nói:

- Ông nói đúng! Trong lòng tôi rất yêu tiểu thư, tôi không những chỉ yêu tiểu thư mà còn yêu cả ông nữa, và yêu tất cả nhân loại.

Ý nghĩa của chữ yêu rất rộng, cha mẹ yêu con cái, chồng yêu vợ, vua yêu nhân dân, Phật và các Bồ Tát yêu chúng sinh, song nghĩa chữ yêu ấy có nhiều điểm khác nhau.

Thông thường trai, gái yêu nhau là do lòng tư dục kích thích. Cũng như ông nói tôi yêu tiểu thư, nhưng tôi không chịu lòng tư dục thúc đẩy, tôi yêu tiểu thư là mong cho tiểu thư xa lìa được sự khổ, đến cảnh giới yên vui, cũng đúng như tôi yêu và mong cho những người khác tránh khổ, đến vui vậy!

Ngọc Lâm dựa lưng vào tòa ngồi, trông thầy như chân thân của một vị Bồ Tát.
Những lời nói phóng ra từ cửa miện Ngọc Lâm, ai nghe cũng cảm động, mọi người đều tỏ vẻ kính ngưỡng..

Thấy thế, Ngô Sư Gia càng tức, ông ta bèn quát lên:
- Thầy có biết tôi là người thế nào không?

- Ai cũng biết ông, ông là bậc đại danh Ngô Sư Gia!
- Thầy đã biết là Ngô Sư Gia, vậy thầy có biết tất cả chủ trương trị nước của Vương tể tướng đều là kế hoạch của tôi?

- Dạ biết! Song điều đó không quan hệ gì đến tôi! Tuy giọng Ngọc Lâm ôn hòa song vẫn biểu lộ cá tính cứng cỏi của thầy.

- Không quan hệ gì đến thầy! Thầy định khinh thường tôi hả?
Nước da thiết bì trên mặt Ngô Sư Gia tái đi, và một tia nhìn dữ tợn, hung hiểm phóng ra từ đôi mắt của ông ta.

Lúc này Giác Chúng thấy không còn nhịn được nữa, cặp má vẫn ửng hồng như một áng mây chiều, nàng khẻ cất tiếng:

- Ngô Sư Gia, cha tôi mới về Kinh chưa bao lâu, ông đừng sinh sự một cách vô lý.
Thầy Ngọc Lâm bây giờ là thầy tôi, tôi mời thầy ở lại để dạy chúng tôi tu học Phật pháp, ông không được vô lễ đối với thầy; ông sinh sự hỏi thầy trước, thầy đã lấy thiện ý trả lời ông, sao ông không thỏa mãn mà lại còn cáu kỉnh như vậy?

Ngô Sư Gia tưởng nói thế sẽ được Giác Chúng biểu đồng tình, nào ngờ lại bị nàng quở trách, lửa giận trong lòng ông ta tuy bừng bừng, song trước mặt Thiên Kim Tiểu Thư của một vị tể tướng, ông ta đành nén giận, và khẻ buông một câu:

- Tiểu thư đã....
- Xin ông đừng nhắc đi nhắc lại tiểu thư hoài, ông không biết hiện giờ tên tôi là Giác Chúng!
- Giác.... Giác Chúng đã nói thế thì tôi cũng chịu kém vậy!

Ngô Sư Gia biết tiểu thư không bằng lòng, nên đành đầu hàng và chẳng nói chẳng rằng, cầm chiếc tẩu rút lui trước.
Ngọc Lâm cũng đứng dậy, ra khỏi Phật điện giữa những tiếng khen ngợi của mọi người.
=


Được sửa bởi mytutru ngày Sun 07 Nov 2010, 18:36; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 13 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 20:03

Truyện ngắn: Thoát vòng tục lụy

Chương Mười Ba

Sau khi bị Ngô Sư Gia kiếm chuyện gây gỗ, ai cũng cho rằng Ngọc Lâm buồn phiền lắm, nhất là Giác Chúng thấy ân hận vô cùng bởi thế đích thân không tiện đến thăm hỏi, song nàng luôn luôn cho người đến an ủi thầy.

Nhưng họ đã nghĩ lầm: NgọcLâm vẫn vui vẻ như thường và thản nhiên như không có chuyện gì xẩy ra. Giác Chúng thấy thế cũng yên lòng.

Một hôm, về buổi chiều, Thúy Hồng vâng lệnh Giác Chúng đến thăm Ngọc Lâm, Ngọc Lâm nói với nàng: Người tu học Phật pháp, cần nhất là phải biết rõ mình, hoàn toàn làm chủ lấy mình,đừng để ngoại cảnh chi phối.

Trên đời này không có gì tuyệt đối cả, chúng ta đừng để những cái không đâu làm rối trí ta.

Nếu người khác nói một vài câu khen ta thì ta vui, họ có chê ta mấy lời thì ta buồn, xị mặt ra, cuộc sống của ta như thế là hoàn toàn trong tay người khác, họ muốn ta vui, họ khen ta vài câu, nếu họ muốn ta buồn,
họ chê ta mấy lời, như vậy là ta trở thành đồ chơi trong tay họ; cho nên, người tu Phật chỉ cần làm lợi cho người, bất chấp sự khen, chê, vinh, nhục của chính mình!

Thúy Hồng, nhờ cô chuyển lời của tôi nói với Giác Chúng đừng bận tâm về việc Ngô Sư Gia.. Mấy năm gần đây, Ngọc Lâm được thấy tình đời biến ảo, thầy lại càng thâm hiểu Phật pháp, đối với việc thế gian, thầy đã có một nhân sinh quan như thế, thật cũng đã tiến bộ rất nhiều!

-Bạch thầy, Ngô Sư Gia là người xấu bụng nhất trong tướng phủ, ông ta dựa vào lòng tin yêu của tể tướng thường làm mưa làm gió, chúng tôi đã chịu không biết bao nhiêu...

Ngọc Lâm cắt ngang lời Thúy Hồng:
-Cô đừng nói thế, Ngô Sư Gia không phải là người xấu như cô tưởng đâu, tôi thấy, ông không những không phải là người xấu, mà còn là người thẳng thắn nữa!

-Thẳng thắn? Ông ta là người rất nhiều quỷ kế, đâu có xứng đáng với danh từ đó.! Ông ta đã không bằng lòng ai thì người ấy phải khốn đốn.

Thúy Hồng đứng cạnh chiếc bàn trước mặt.. Ngọc Lâm, vừa nói vừa nhíu mày.
-Cô không ưa vấn đề Ngô Sư Gia đưa ra để thảo luận với tôi thì cho ông ấy là người không tốt, chứ thật ông ấy là người rất tốt, ông nghĩ thế nào thì nói thế!
-Trời ơi! Ông ta mà là người tốt thì trên đời này không biết thế nào mới là người xấu?
Thúy Hồng vẫn không chịu, hỏi lại.

-Tôi thấy ở đời này không có ai là người xấu cả, hết thảy đều là bạn tốt của ta!
-Thế giặc cướp, thổ phỉ và những kẻ sát nhân đều là người tốt cả?
-Giặc cướp, thổ phỉ và những người sát nhân đều có nỗi khổ tâm riêng của họ, vì hoàn cảnh mà bất đắc dĩ họ phải nhúng tay vào tội ác.

Vả lại, người làm ác và xấu xa cũng là tấm gương sáng cho chúng ta, chúng ta đừng bắt chước hành vi của họ.
Bởi thế ai cũng là thầy, bạn tốt, chứ không phải là kẻ địch của ta.

Dù có là kẻ địch chăng nữa, ta cũng cứ coi họ như người bạn tốt, không nên cho họ là người xấu.
Trước kia, tôi cũng đã hiểu lầm sư huynh Ngọc Lam tôi, tôi chỉ nhìn bề ngoài để phán đoán sư huynh, kỳ thực, người hơn chúng ta trăm nghìn lần, cho nên tôi thường hối hận việc đó.


-Thầy nói gì mà tôi chẳng hiểu chi hết, chỉ biết Ngô Sư Gia là một người tồi, nếu thầy không cẩn thận, có khi ông ta mắng cả thầy!
Thúy Hồng vẫn không thay đổi ý kiến của nàng.

-Mắng tôi cũng không sao, chỉ cần ông ấy đừng đánh tôi là được!
-Mà đánh cũng không hề gì, miễn ông ấy không giết tôi là được!
-Tuy ông ta không dám đánh chết thầy song ông ta có thể bầy mưu giết thầy! GiọngThúy Hồng nghiêm trọng.
-Chết cũng được, người ta ai cũng có một lần.

Ngọc Lâm vẫn thung dung, thanh thản, thầy nhìn đời cũng như người gỗ ngắm chim hoa, không gì có thể làm thầy nao núng, động tâm.

Thúy Hồng yên lặng, nàng có cảm giác Ngọc Lâm là một người kỳ diệu, lời nói và việclàm của thầy hoàn toàn khác với người đời.
Họ yên lặng trong một lúc, tay Ngọc Lâm cầm chuỗi tràng, mồm lẩm nhậm niệm danh hiệu Phật.

Đó là một gian nhà thờ Phật rất trang nghiêm, dành riêng cho Ngọc Lâm ngồi xem kinh và niệm Phật; sau gian nhà đó là phòng ngủ của Ngọc Lâm, bầy biện rất lộng lẫy,

sang trọng, vừa gọn gàng tinh khiết và không thiếu một thứ cần dùng nào, song Ngọc Lâm đối với các thứ ấy vẫn dửng dưng, không hề ham đắm.

Thầychỉ mong có cơ hội thoát ly được chỗ này càng sớm càng hay, vì thầy tự nghĩ nếuhưởng thụ vật chất quen rồi, thường sẽ bị vật chất trói buộc.

Từ hôm bị Ngô Sư Gia làm phiền, lòng thầy không hề oán giận, thầy càng gia công niệm Phật; thầy không trách ai, chỉ cho đó là tại thầy ít phúc, bởi thế thầy luôn luôn quỳ trước bàn Phật sám hối để cầu phúc cho mọi người.

Mỗi khi lễ Phật, hình ảnh của sư huynh Ngọc Lam lại hiện ra trong đầu óc Ngọc Lâm, lúc ấy thầy có cảm tưởng khi người ta tự do, siêu thoát được đến mức ấy mới thật hiểu ý nghĩa của con người!

Hoa đào đẹp, nhưng chẳng bao lâu sẽ tàn tạ, vàng bạc quý, song không thể mua được tuổi thanh xuân; vạn vật chuyển biến không ngừng, sự sống, chết vô thường không ai tránh khỏi.

Ngọc Lâm đã thâm hiểu lẽ ấy, nên thầy chẳng bận tâm đến việc khen, chê của người đời, hoặc oán trách Ngô Sư Gia.

Sau khi niệm Phật một hồi, Ngọc Lâm cất tiếng hỏi Thúy Hồng để phá tan sự yên lặng giữa hai người:

-Sao cô không đi làm việc đi, Thúy Hồng?

-Tôi chả có việc gì làm cả, tiểu thư sợ những người mới đến không quen việc nên cho tôi hầu thầy, hơn nữa sợ thầy ngồi một mình vắng vẻ, không có ai để nói chuyện.


-Vắng vẻ! Đời người còn bao nhiêu việc, sợ làm không kịp chứ có thì giờ đâu mà để ý đến sự vắng vẻ?

Thật vậy, ai cũng tưởng Ngọc Lâm nhàn hạ lắm, nhưng thực thì lúc nào thầy cũng vội vàng, nhất là ở chùa Sùng Ân, lúc mọi người đang ngon giấc thì thầy đã phải dậy thắp đèn hương, lấy nước cúng, rồi đánh hiệu; buổi tối,

khi mọi người đã đi ngủ thì thầy còn phải xem cửa ngõ, tắt đèn nến, hơn nữa thầy lại là người có chí cầu tiến, cố gắng trau dồi trí tuệ, nên ngoài công việc thường nhật ra, thầy lại đọc kinh, xem sách, không còn thì giờ để nói chuyện.

-Bạch thầy, tôi thật không hiểu tại sao tình cảm thầy có thể lại bình tĩnh như thế? Dứt lời Thúy Hồng đi ra mở cửa sổ, bên ngoài, bầu trời xanh biếc, mấy đám mây trắng đục đang lững lờ trôi qua.

Khi thấy Thúy Hồng mở cửa sổ, Ngọc Lâm đưa mắt nhìn theo thầy thấy phía ngoài cửa một bóng người lướt nhanh, nhưng thầy không chú ý. Thầy khẽ nói với Thúy Hồng:

-Tôi cũng rất mong làm sao giữ cho tình cảm của mình luôn luôn bình tĩnh, khốn nỗi tôi chưa phải là thánh thần gì, cho nên đôi khi cũng rất khích động.

Cũng như bầu trời xanh biếc ngoài kia, nếu một trận cuồng phong thổi tới thì chắc mây đen sẽ kéo lên ùn ùn.

Nếu ta có thể nhận định sự vật một cách sáng suốt, đừng để cho si mê che lấp, hiểu rõ rằng sự vật trên đời này đều là vô thường, giả dối, như trò ảo thuật, thì tức nhiên ta không còn bị khích động nữa. Thúy Hồng tỏ vẻ thẹn thò:

-Bạch thầy, mỗi lần thầy nói đều khiến cho người nghe phải cảm động, thảo nào mà tiểu thư đã hăng hái vứt bỏ hết để đi tu, cũng chỉ vì thâm cảm nhân cách của thầy, thầy xem tôi có phúc duyên như tiểu thư, nghĩa là có thể xuất gia được không?

-Tại sao cô cũng có ý nghĩ ấy? Ngọc Lâm ngạc nhiên hỏi, vì thầy không muốn người ta hiểu ý nghĩa xuất gia một cách hồ đồ, và coi việc xuất gia quá dễ dãi.

-Nghĩ đến tiểu thư còn có thể vứt bỏ hết vinh hoa, phú quý nữa là chúng tôi, những người tầm thường còn có gì đáng lưu luyến trên cõi đời tạm bợ này?

-Luật pháp nhà Thanh không cho phép người ta tự ý xuất gia, mà phải qua một kỳ khảo thí và nhà vua chuẩn y mới được, cô không bì được với tiểu thư, cô đừng nghĩ thế.

Giả sử cô đã hiểu được lẽ vô thường ở đời mà muốn học Phật, thì không nhất định cứ xuất gia mới là học Phật! Ngọc Lâm vừa nói đến đấy thì ngoài cửa thoáng có bóng người, Thúy Hồng nhìn ra, kinh ngạc, tiếp đó bóng người tiến vào, tưởng là ai, hóa ra Ngô Sư Gia.

Vẻ đẹp của Thúy Hồng rất lả lướt, tươi thắm như một bông sen vừa nhô lên khỏi mặt nước, nhưng lúc thấy Ngô Sư Gia nàng bỗng thất sắc, nàng sợ ông ta đã nghe thấy những lời của nàng dị nghị vừa rồi.

Song Ngọc Lâm vẫn cứ điềm nhiên.

Sau khi bước vào phòng, Ngô Sư Gia đưa đôi mắt cú vọ nhìn một lượt, rồi lẳng lặng bước ra.

ThấyNgô Sư Gia đã đi xa, Thúy Hồng mới nói:
-Bạch thầy, làm thế nào được? Có lẽ ông ta nghe rõ những lời tôi nói về ông ta?
-Chính ra sau lưng không nên nói xấu người khác, lần sau cô đừng làm thế.. Hiện giờ cô đừng sợ, nếu ông ấy hỏi thì cô cứ bảo là tôi nói chứ không phải cô, như thế ông ấy sẽ không làm gì cô.

-Đâu được ạ! Ông ta nghe rõ tiếng của tôi mà!
-Cô có thể nói với ông ấy là vì tôi hỏi nên bất đắc dĩ cô phải nói! Ngọc Lâm rất vui lòng chịu lỗi thay cho Thúy Hồng.
-Thế cũng không xong, tôi không thể để thầy vì tôi mà chịu sự khiển trách của Ngô Sư Gia.


-Điều đó không hề chi! Cô phải ở đây luôn luôn, không nên gây oán với ông ấy, còn tôi, tôi chỉ ở một hai ngày nữa rồi đi, một khi tôi đã đi thì ông ấy cũng sẽ không giận tôi nữa.

Lúcđó mấy nén hương trước bàn Phật đã cháy hết, Ngọc Lâm bước xuống rồi lấy ba nén hương khác thắp lên.
Từ mấy nén hương mới thắp một làn khói bốn lên rồi tỏa ra trong gian Phật đường và tan hòa vào bầu không khí trang nghiêm, thanh tịnh.

Lời nói của Ngọc Lâm vẫn không xua đuổi được sự sợ hãi và lo lắng trong lòng Thúy Hồng, song nàng quá xúc động vì lòng từ bi, vị tha của Ngọc Lâm, nên bất giác mấy giọt lệ cảm động từ từ chảy xuống sống mũi nàng. Do đó, Ngọc Lâm lại nói tiếp:

-Ngô Sư Gia không làm gì cô đâu, cô cứ yên tâm đi làm việc đi, trên đời này có gì vĩnh viễn đâu, kể cả ân, oán, yêu, ghét của người ta cũng vậy.

ThúyHồng yên lặng, cũng không muốn đề cập đến việc nàng xuất gia nữa; lúc đó thấy Ngọc Lâm sắp sửa lên tụng kinh, nên nàng chắp tay chào, rồi đi.

Sau khi Thúy Hồng đi khỏi, Ngọc Lâm lên trước bàn Phật tụng kinh. Tụng kinh xong, bao nhiêu việc lại dồn dập diễn ra trong đầu óc thầy, nhất là việc đến dự lễ xuất gia của Vương tiểu thư;

trước khi đi thầy chỉ xin phép hòa thượng Thiên Ẩncho đi có hai ngày, mà hiện giờ ở lại Thiên Hoa Am thấm thoát đã tám ngày rồi, điều đó thầy tin chắc rằng hòa thượng cũng sẽ tha thứ, song thầy lại sợ những người không hiểu có thể tưởng lầm cho thầy lần này đã bị tài sắc cám dỗ thật.

Việc Giác Chúng xuất gia là do thầy chỉ bày, bây giờ nàng đi tu thì tất nhiên thầy cũng có trách nhiệm trong đó. Thầy ở lại Thiên Hoa Am, về phương diện vật chất tuy hơn hẳn ở chùa Sùng Ân, song thầythấy tâm thần không được tự tại.

Nếu trở về Sùng Ân ngay e sẽ phụ lòng tốt của người, cũng như lúc trước Thúy Hồng đã trách thầy là không có một chút tình nghĩa nào, chẳng khác gì gỗ, đá!

Giờ đây thầy đã thấy rõ Ngô Sư Gia bất mãn đối với thầy, cho nên thầy muốn rời Thiên Hoa Am sớm ngày nào hay ngày ấy.
Sau khi thế phát, Giác Chúng trở nêntrầm mặc, ít nói, thấy nàng tỏ ra có thể sống cuộc đời xuất gia đạm bạc và bình thản, thầy cảm thấy rất vững tâm.

Thầy nhất định chỉ trong ba hoặc năm ngày nữa thầy sẽ trở về Sùng Ân.
Cứ như thế Ngọc Lâm ở Thiên Hoa Am đã thêm bốn ngày, hôm ấy thầy đã nói với Giác Chúng là chiều hôm sau thầy sẽ về, Giác Chúng thấy ý thầy đã quyết, không thể giữ lại, nên chỉ xin thầy là lần sau lại tới,

đồng thời, nàng cho gói các phẩm vật biếu thầy để đem về, song Ngọc Lâm không hề đoái tưởng những thứ đó mà cũng chẳng nói một lời cảm ân.

Tối hôm ấy, Ngọc Lâm gói cà sa, áo thụng gọn gàng rồi để trước bàn Phật để hôm sau tiện đem đi. Nhưng sáng hôm sau, Ngọc Lâm đợi mãi Thúy Ngọc
- người tỳ nữ hôm đầu đã lầm tưởng thầy là người hầu của hòa thượng Ngọc Lâm

-không thấy nàng bưng cơm sáng lên cho thầy. Một khắc, hai khắc, rồi ba khắc trôi qua cũng không thấy Ngọc Lâm tưởng đâu hôm nay mọi người quên không cho thầy ăn sáng, thầy ngồi trầm tư,

không thể nào định tâm được, thầy tìm chuỗi tràng hạt thì chuỗi tràng cũng biến mất, đang lúc lòng thầy bồn chồn, bỗng từ phía ngoài tiếng người hỗn loạn vọng vào, ai cũng hô hoán, kinh ngạc,

Ngọc Lâm đứng dậy, ra khỏi gian Phật đường thì lúc ấy, mới có người vào cho biết là Thúy Ngọc đã bị giết chết, nằm trên vũng máu.

Tất cả các sư nữ, những người hầu và người làm trong chùa đều đổ ra xem;
họ đứng vòng trong vòng ngoài và bàn tán không ngớt, Ngọc Lâm buông một tiếng thở dài rồi lặng lẽ trở vào Phật đường.

Tin trong Thiên Hoa Am có người bị giết đã được loan truyền đi các nơi như một luồng gió, vị trụ trì Thiên Hoa Am là Vương tiểu thư, con của đương triều tể tướng, quan huyện địa phương biết tin cũng vô cùng kinh ngạc, liền tức khắc cho người đến đến điều tra để tìm hung thủ.

Nhân viên trong huyện vào yết kiến Giác Chúng, họ nói họ được lệnh của quan huyện đến, điều tra tại chỗ bắt kẻ sát nhân.

Được tin Thúy Ngọc bị giết, Giác Chúng hoảng hốt và hoài nghi, nàng bảo nhân viên trong huyện nếu tìm ra thủ phạm sẽ được trọng thưởng.

Bốn nhân viên ra khám xét thi thể của kẻ xấu số thì thấy các đồ nữ trang đều mất hết, chỉ thấy trong tay có một chuỗi tràng hạt.
Tiếng Ngô Sư Gia vọng lên trong đám người đứng xem:


-Tại sao chuỗi tràng của Ngọc Lâm thường dùng lại ở trong tay nàng? -Ngọc Lâm là ai? Một trong những nhân viên điều tra hỏi.
-Đó là một vi sư trẻ tuổi từ chùa Sùng Ân đến, hiện đang ở đây.


Vừa nói, Ngô Sư Gia vừa giơ tay chỉ về gian Phật đường, chỗ Ngọc Lâm ở. Như đã thấyđược một tia sáng cho vụ án mạng, những nhân viên điều tra tiếng thẳng vào gian Phật đường của Ngọc Lâm,

họ khám xét trong phòng, khi dở chiếc khăn gói của Ngọc Lâm ra thì thấy tất cả đồ nữ trang của nạn nhân được bọc cẩn thận trongtấm cà sa của thầy.

Không còn nghi ngờ gì nữa, nhân viên hữu trách liền bắt Ngọc Lâm, cho thầy là giết người để đoạt của. Lại một phen Thiên Hoa Am kinh hoàng, náo động, kẻ thì oán trách Ngọc Lâm, nỡ vì một chút tiền tài mà làm một việc cực ác như vậy;

cũng có người thì thương Ngọc Lâm, cho rằng thầy là người văn nhã, có đạo đức, có học thức, quyết không bao giờ làm một việc táng tận lương tâm như thế.

Song sau khi Ngọc Lâm bị bắt, Thúy Ngọc bị giết như thế nào, người ta vẫn bàn tán phân vân, chưa rõ manh mối, không khác nào người đi trong đám sương mù dày đặc!
=



Được sửa bởi mytutru ngày Sun 07 Nov 2010, 19:52; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 14 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 20:23


Truyện ngắn: Thoát vòng tục lụy


Chương Mười Bốn

Tin Ngọc Lâm bị bắt đến tai Giác Chúng như một tiếng sét long trời, mắt nàng trợn lên, miệng nàng há hốc, không thốt được lời nào.

Điều đó dù ngay trong chiêm bao cũng không thể có, chứ đừng nói chi một sự thật trước mắt nữa; "Ngọc Lâm giết người đoạt của", không.

Giác Chúng không thể tin được việc ấy. Nhưng tại sao chuỗi tràng của Ngọc Lâm lại nằm trong tay nạn nhân?

Và tại sao tiền bạc và các đồ nữ trang của nạn nhân lại ở trong gói cà sa của Ngọc Lâm? Điều đó không những làm cho Giác Chúng suy nghĩ nát óc, mà tất cả mọi người trong chùa đều cho là một vụ án mạng hết sức ly kỳ!

Nói là Ngọc Lâm giết người để lấy của thì phi lý, vì tiền của và cả sắc đẹp nữa ở trong tướng phủ thầy còn chẳng thèm, thế rồi hôm qua biếu thầy một gói phẩm vật, thầy cũng thờ ơ như không, một chút tiền bạc nữ trang của một con hầu gái đáng kể vào đâu mà bảo thầy giết người để lấy của?

Suy đi nghĩ lại, Giác Chúng cho đó là một án mạng rất bí ẩn, nhất định Ngọc Lâm bị oan uổng, dựa vào quyền thế của tướng phủ tuy có thể cứu được thầy, nhưng làm thế nào để rửa sạch tiếng oan?

Nghĩ đến đây nàng cảm thấy thương Ngọc Lâm vô cùng. Lập tức Giác Chúng sai Thúy Hồng đến nói với Ngô Sư Gia, lấy danh nghĩa của tướng phủ viết một bức thư bảo chứng cho quan huyện, nói là dù thế nào chăng nữa cũng không được đối xử với Ngọc Lâm như những phạm nhân khác.

Một lát sau, Thúy Hồng trở về nói, Ngô Sư Gia cho rằng đó là một vụ án giết người, không nên dựa vào uy quyền của tướng phủ làm cho linh hồn người chết không được thân oan, mong tiểu thư đừng quá vì cảm tình cá nhân.

Nghe xong, Giác Chúng hằm hằm nổi nóng nàng tự nghĩ Ngô Sư Gia là kẻ lòng lang, dạ thú, chỉ vì bất mãn với Ngọc Lâm hôm kiếm chuyện mà giờ nỡ khoanh tay ngồi nhìn như thế.

Ngay lúc đó Giác Chúng đích thân viết một phong thư, rồi sai Thúy Hồng đưa vào cho quan huyện họ Lưu.

Trong thư nàng kể rõ nhân cách và lòng từ bi của Ngọc Lâm, xưa nay chỉ mong cứu người còn chưa đủ, huống chi lại có hành động sát nhân?

Trong vụ này còn có nhiều uẩn khúc, mong quan huyện minh xét, đừng để cho người hiền lương phải oan uổng.

Trong khi viết thư, bao nhiêu việc đã qua lại lần lượt diễn ra trong óc Giác Chúng như một cuốn phim, từ khi mới gặp Ngọc Lâm trên Đại Hùng Bảo Điện ở chùa Sùng Ân,

cho đến đêm động phòng hoa chúc bị Ngọc Lâm thuyết phục, làm nàng cảm động; rồi từ khi Ngọc Lâm bỏ tướng phủ trở về chùa Sùng Ân cho đến hôm thầy tới Thiên Hoa Am mới được trùng phùng,

nàng thấy lúc nào Ngọc Lâm cũng tỏ ra một ý chí sắt đá, thiết tha vì đạo, lúc nào cũng biểu dương một tinh thần cứu người giúp đời ai ngờ đâu một người đáng tôn kính như thế chỉ vì mình muốn giữ lại mấy hôm, đến phải gặp sự rủi ro thế này, thật là một việc ngoài sức tưởng tượng!

Giác Chúng viết xong, trao bức thư cho Thúy Hồng, nói:
- Thúy Hồng, con đưa phong thư này lên quan huyện, nói là cô mong người phải điều tra thêm để tìm hung thủ, và trả tự do cho Ngọc Lâm vì người là thầy của cô, hơn nữa thầy không phải là kẻ giết người!

- Nhưng chuỗi tràng của thầy và tiền bạc trong khăn gói, thật cũng khiến người ta khả nghi? Thúy Hồng đỡ lấy phong thư từ tay tiểu thư, nàng có cảm tưởng là một tội trạng khó bào chữa.
- Con cũng có thể tin thầy Ngọc Lâm tham của giết người, hả Thúy Hồng?

Hình ảnh cao cả và tinh khiết của Ngọc Lâm lại hiện ra trong óc Giác Chúng không hề vì câu nói của Thúy Hồng mà lòng nàng lay chuyển.

- Ý con không phải nghi ngờ cho thầy
- Thúy Hồng đáp
Cô muốn cứu thầy, nhưng làm thế nào để phủ nhận những chứng cứ ấy?

Mà dù thầy có được tha chăng nữa, danh dự cũng tổn thương rất nhiều, làm thế nào để rửa sạch được vết nhơ ấy!
- Thúy Hồng, con nói rất đúng! Nhưng tại sao chuỗi tràng của thầy lại ở trong tay nạn nhân? Và tiền bạc, tư trang của nạn nhân lại nằm trong khăn gói của thầy?

- Điều đó phải hỏi thầy mới biết được.
- Thầy Ngọc Lâm giết người thật sao? Giác Chúng la lên thất thanh, hai hàng nước mắt ứa ra, và lảo đảo đi vào giường.
- Không! Không! Điều đó phải hỏi chính kẻ đã giết Thúy Ngọc mới được!
Thúy Hồng vội cải chính lời mình vừa nói.
- Ai nỡ giết nó? Nó mới đến chưa ở được bao lâu, chẳng ai thù hằn gì nó, vậy người nào đang tâm hại nó?

- Vấn đề khó ở chỗ đó!
- Thôi, việc ấy sẽ nói sau, giờ con hãy đưa ngay bức thư này đi, cô ở nhà đợi tin con!

Thúy Hồng cầm phong thư đi ra, dọc đường nàng nghĩ cũng thương tâm và gần như muốn khóc! Nàng nghĩ Ngọc Lâm là một người không những tiểu thư quí mến, kính phục, mà chính nàng cũng đã được thầy cảm hóa rất nhiều.

Khi nàng đến cửa huyện Nghi Hưng, lính gác cửa thấy nàng còn trẻ tuổi mà dám đến huyện, nhìn nàng một lượt từ đầu đến chân, rồi hỏi nàng đến có việc gì?

Thúy Hồng kiêu hãnh đưa phong thư của Vương tiểu thư ra, ngoài bao thư, một con dấu trong văn phòng tướng phủ đỏ chói, thấy thế, chú lính gác cửa vội đưa nàng vào gặp quan huyện Nghi Hưng.

Quan huyện họ Lưu tiếp được thư của Giác Chúng tỏ vẻ tươi cười, nhưng sau khi xem xong thư, mặt ông lại sa xuống.
- Rất tiếc chúng tôi không thể làm theo như lời chỉ thị trong thư. Giọng nói của quan huyện vừa nghiêm nghị, vừa sợ sệt.
- Ngài nghĩ thế nào? Thúy Hồng vội hỏi.

- Chúng tôi không thể phóng thích sư Ngọc Lâm mới bị bắt sáng ngày!
- Tại sao? Thúy Hồng mở to đôi mắt và tim nàng đập mạnh. - Chúng tôi vừa mới lấy khẩu cung, sư Ngọc Lâm đã thú nhận là ông có giết người!
- Người đã thú nhận? Thật là một việc không thể tưởng tượng, nghe xong, Thúy Hồng thấy hoa cả mắt, trời đất như muốn sụp đổ.
- Vâng. Đây là bản khẩu cung
- Quan huyện trao bản ghi lời thú nhận của Ngọc Lâm cho Thúy Hồng
- Luật pháp nhà Thanh đã quyết định không được phóng thích một người đã thú nhận tội lỗi! Thúy Hồng nhìn qua loa rồi cố nén xúc động:
- Thưa lão gia, đây là điều oan uổng!

- Phép nước rất công bình, dù cho con vua, cháu chúa cũng không được miễn. Chúng tôi không ức hiếp, đánh đập, bắt người phải thú nhận, mà trước công đường, tự người đã khai như thế!

Thúy Hồng biết rằng lúc này nói nhiều cũng vô ích, nàng muốn gặp hẳn Ngọc Lâm để hỏi ra nhẽ tại sao thầy lại làm một việc dại dột như vậy. Bởi thế nàng nói:

- Thưa, tôi có được phép gặp thầy Ngọc Lâm một chút không?
- Ngọc Lâm phạm tội giết người, đáng lý không ai được gặp, song tôi cũng biết tể tướng và Thiên Kim Tiểu Thư rất kính trọng người này, nên tôi để cô vào thăm.

Thúy Hồng nắm được cơ hội ấy, nhìn quan huyện họ Lưu một cách rất dịu dàng:
- Ngài đã biết tể tướng và tiểu thư rất kính trọng người ấy, thế sao ngài không tìm cách cứu người?! Viên quan huyện công minh, chính trực đúng như thừa tướng họ Bao đời Tống:

- Song cảm tình cá nhân không thể đưa ra nói trước pháp luật được. Thúy Hồng thất vọng:
- Xin ngài đưa tôi đến gặp thầy vậy!
Trước mặt người hầu cận trong tướng phủ, viên quan huyện tỏ ra rất lễ độ, dẫn Thúy Hồng đến chỗ Ngọc Lâm.

Sau khi bị bắt, Ngọc Lâm cũng được biệt đãi, không bị giam chung với các phạm nhân khác trong ngục thất, thầy được giam riêng trong một căn phòng nhỏ tối tăm.

Khi vào phòng thầy ngồi xếp bằng, nhắm mắt tư duy.Thoạt thấy Ngọc Lâm, Thúy Hồng rớt nước mắt, nàng đứng bên cạnh thầy, nghẹn ngào nói không thành tiếng.

Thân hình Ngọc Lâm như một cây khô chơ vơ giữa mùa đông giá lạnh, khiến người ta trông thấy liền phải mủi lòng, Ngọc Lâm khẻ mở đôi mắt nhìn Thúy Hồng.

Sau một lúc lâu, Thúy Hồng lau nước mắt, nói:
- Tiểu thư cho tôi đến thăm thầy.
- Đa tạ!
- Chúng tôi không tin là thầy giết người!
- Bằng chứng tỏ rõ như thế.
- Thế tại sao thầy giết nó?
- Cô không phải quan tòa, tôi không muốn nói với cô.
- Thầy thật dại, dù thầy có giết chăng nữa, cũng không nên thú nhận vội như thế, tôi cứ tưởng thầy là người thông minh.
- Việc này cô không thể hiểu được, đời nhiều cái rối ren lắm, tôi làm thế để cắt bớt sự rối ren đi.

Tôi rất hài lòng được cơ hội này để tiến bước trên đường tu hành và làm một việc có ý nghĩa!

- Song trước kia thầy là người rất trọng danh dự và thể diện, sao bây giờ thầy lại không tiếc gì đến nhân cách thanh khiết của thầy?

Nghe Thúy Hồng nói đến đây, Ngọc Lâm kinh ngạc, thầy không ngờ một tỳ nữ mà hiểu sự lý đến thế, nhưng dĩ nhiên Ngọc Lâm còn thấy xa hơn nàng nhiều, nên mặc dầu Thúy Hồng nhắc nhở, thầy vẫn không thay đổi sắc diện.

Có bao giờ Ngọc Lâm không nhớ đến điều mà Thúy Hồng vừa nói? Thầy cũng biết người ta sống trên đời cần nhất phải có nhân cách thanh khiết; lúc thầy vào làm rể trong tướng phủ mà không đam mê tài sắc, đó cũng là do nhân cách thanh khiết!

Người có nhân cách thanh khiết mới xứng đáng là người và cuộc sống mới có giá trị! Nhưng khoảng vài tháng nay, Ngọc Lâm lại nẩy ra một nhân sinh quan khác.

Gần đây thầy ngồi tham thiền, tư duy, trong cảnh giới vắng lặng, thầy đã nhận rõ thêm được trò đời.

Cái gọi là nhân cách thanh khiết ở đời, cũng không có tiêu chuẩn nhất định, đó chẳng qua chỉ ăn thua ở chỗ khéo léo che dấu hoặc không khéo che dấu mà thôi.

Một viên quan tham ô, hủ hóa, nhưng khéo che mắt dân chúng, thì ai cũng tôn trọng, quí mến; còn những bậc chí sĩ, hiền tài, can đảm nói lên ý nguyện của mình, và những điều bất công trong xã hội,

thì thường bị coi là phản động và có khi phải chịu cực hình. Cõi đời này là một cõi vĩnh viễn không bao giờ có được công bằng;

những kẻ có quyền thế và nhiều mưu mô quỉ quyệt, họ có thể bảo trái là phải, còn những người thật thà, yếu thế thì dù có phải cũng bị người ta cho là trái.

Người đời hình như chỉ thích hào nhoáng, giả dối chứ không ưa tìm lẽ chân thật trong cái giản dị.

Nhân cách của sư huynh Ngọc Lam có gì khuyết điểm, nhưng chỉ vì sư huynh không thích phô trương ra ngoài, cho nên ai cũng cho sư huynh là người điên khùng;

chính mình không giết người, nhưng lúc này bao nhiêu người đều cho mình là kẻ sát nhân.

Biết thanh minh nổi oan uổng đó với ai bây giờ? Mà dù có thanh minh cũng là một điều phiền phức! Hơn nữa, người tu hạnh Bồ Tát, chỉ cốt làm lợi cho chúng sinh, chứ không được hại người.

Nhịn những điều mà người khác không nhịn được, làm những việc mà người khác không thể làm được, đó mới là việc của người học đạo!

Ngọc Lâm lại tự nghĩ đời này đã có người mưu toan hảm hại thầy, chẳng qua đó là nghiệp báo kiếp trước của thầy, để trả cho xong món nợ tiền kiếp, tốt hơn là thầy yên lặng chịu sự oan uổng đó!

Vả lại, sự thú nhận của thầy có thể làm cho kẻ sát nhân phải cảm động để lần sau họ đừng nhúng tay vào máu.

Lấy đức báo oán, Ngọc Lâm chủ trương như vậy. Đồng thời, thầy lại nghĩ đến chân lý "nhất thể" giữa thầy và chúng sinh, và nguyên lý oán, thân đều bình đẳng.

Nếu thầy không tự nhận, tất nhiên phải có người khác chịu tội, mình được thoát thân mà khiến cho người khác phải khổ, thì nhất định thầy không làm.

Đem tấm thân này hy sinh cho kẻ khác không phải là luống phí một kiếp người! Trước mắt, tuy có nhiều người hiểu lầm, cho thầy là thủ phạm, song cái mà người đời thấy và biết đều là sai lầm, vỗn dĩ đã như thế rồi, thầy không phàn nàn, thầy chỉ cần chân lý đừng phụ thầy là đủ.

Vì có tư tưởng cao cả và bao dung như thế, nên Ngọc Lâm không bị một cảm giác áo não dày vò.
Vinh hoa, phú quí, sinh tử luân hồi, tất cả chỉ là hoa giữa hư không và trăng dưới đáy giếng.

Ngọc Lâm thấy tâm hồn thanh thoát vô cùng!
- Thúy Hồng
- Ngọc Lâm khẽ gọi
- đó là nghiệp báo của tôi, việc riêng của tôi, không can gì đến các cô, cô hãy về đi!

Tôi không mong cô đến thăm tôi trong ngày cuối cùng của tôi trên cõi đời này!
Câu nói của Ngọc Lâm như một mũi dao xuyên thẳng vào tim Thúy Hồng, bất giác nàng oà lên khóc, và nói trong giọng nức nở:

- Xin thầy đừng nhắc lại những lời vô tình ấy nữa, thầy cứ yên tâm ở đây, tai nạn của người ta cũng có ngày hết, nhất định tiểu thư sẽ minh oan cho thầy, ngày mai tôi lại đến.... Ngọc Lâm gàn và dọa Thúy Hồng:

- Thế cô không sợ tôi giết cô để đoạt của à!
- Giả sử tôi được chết trong tay thầy thì đó là duyên phúc và cũng là sự quang vinh của tôi! Ngọc Lâm nói thế cốt để Thúy Hồng đừng vào thăm thầy nữa.

Nhưng Thúy Hồng đã hiểu và quí mến thầy, nên không hề sợ lời dọa ná của thầy.
Quan huyện họ Lưu lễ phép và trang trọng đứng ngoài cửa hỏi:
- Cô còn nói gì nữa không?
- Về đi, Thúy Hồng! Nói xong, Ngọc Lâm nhắm mắt lại.

Những giọt lệ lại từ từ lăn xuống hai gò má Thúy Hồng, bất đắc dĩ nàng phải kéo lê những bước nặng nề rời khỏi phòng của Ngọc Lâm.

Thúy Hồng theo sau quan huyện, nàng nói:
- Thầy Ngọc Lâm không phải là thủ phạm đã giết người, ngài đừng cho những lời thú nhận của người là thật.

Ngài nên đối đãi với người tử tế, nếu vô lễ với người tức là các ngài coi thường Vương tiểu thư và thể diện của tướng phủ.

Vì ngoài Vương tể tướng và Vương phu nhân ra, thầy là một vị sư mà mọi người trong tướng phủ đều kính trọng!

Mặc dầu làm việc theo nguyên tắc và luật pháp, quan huyện họ Lưu cũng không dám khinh thường quyền uy của tướng phủ, nên ông chỉ gật đầu lia lịa.

Trên đường về Thiên Hoa Am, Thúy Hồng tự nghĩ nếu tiểu thư biết Ngọc Lâm đã thú nhận tội lỗi, chắc phải khóc đến đứt ruột!.
=


Được sửa bởi mytutru ngày Sun 07 Nov 2010, 20:08; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 15 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 20:32


Truyện ngắn: Thoát vòng tục lụy
Chương Mười Lăm
Căn phòng giam Ngọc Lâm chìm trong sự tịch mịch của đêm khuya.Từ sáng đến giờ, Ngọc Lâm chưa có một hạt cơm bỏ bụng, thầy đói lòng.

Buổi sáng thầy đã không ăn, sau đó lại bị áp giải về huyện, khi quan huyện cho người đưa cơm đến thì đã quá giờ ngọ, thầy không dùng được nữa.

Ánh trăng bạc xuyên qua cửa sổ, chiếu vào căn phòng. Gió mát, đêm thanh, Ngọc Lâm có cảm tưởng như thầy đang ngồi trong một căn thiền thất (chỗ các sư tham thiền).

Thời gian mỗi phút trôi qua, sự đói lòng của thầy cũng tăng thêm, thầy hơi cảm thấy khó chịu và cho rằng tội chết còn đỡ khổ hơn tội đói.

Ngọc Lâm nghĩ đến người tỳ nữ bị giết ban sáng, thầy lâm râm niệm Phật, cầu nguyện cho oan hồn của kẻ bạc mệnh sớm được siêu thoát.

Ngọc Lâm tự hỏi không biết ai đã giết nàng? Vì nguyện cứu chúng sinh nên thầy đã vui lòng chịu tội thay cho thủ phạm!Người ta thường nói: "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại", có mất tự do mới thấy tự do là quí.
Nhưng đối với Ngọc Lâm, ngoài cảm giác đói lòng ra lúc này thầy không thấy gì ràng buộc cả. Mặc dầu thân thể bị giam cầm, song tinh thần thầy cực kỳ giải thoát.

Đối với tuồng đời ảo ảnh, tình đời giả dối, Ngọc Lâm không hề có một ý niệm lưu luyến, một vật duy nhất mà thầy thương tiếc trên đời là Phật giáo, thầy nguyện kiếp sau thầy sẽ là một người có tài năng, không nhiều nghiệp chướng và hoạn nạn như kiếp này, để thầy có thể chấn hưng Phật giáo, cứu độ cho mọi người.

Một đêm tù đầy đã lặng lẽ trôi qua. Sáng hôm sau Thúy Hồng lại vào, mang theo nhiều thức ăn và đồ cần dùng, khi thấy Ngọc Lâm, nàng dở các thức ăn ra và nói:
- Bạch thầy, thật tội nghiệp, sau khi biết thầy đã tự nhận mình là hung thủ, tiểu thư khóc ngất đi, người nói người rất ân hận, người đã báo tin về Kinh, mời tể tướng về để cứu thầy, lúc đó xin thầy đừng nhận gì hết.
Đây là các thứ điểm tâm, tiểu thư đích thân làm cho tôi mang vào để thầy dùng.
- Các cô thật ngây thơ, từ đây về Kinh thành bao nhiêu dậm đường?

Tôi là kẻ giết người, liệu có được phép chờ đến khi tể tướng về không? Hơn nữa, tôi đã cung khai rồi, dù tể tướng có về kịp cũng không dám coi thường phép vua.

Ngọc Lâm vừa nói vừa chúm chím cười. Thầy không chú ý đến những thức ăn sáng mà Giác Chúng đã tự tay làm cho thầy.
- Tôi không hiểu tại sao thầy lại tự chuốc lấy tội vạ, tại sao thầy lại tự nhận mình là kẻ giết người, tự mang tiếng xấu vào mình?

- Điều đó không quan hệ lắm, Thúy Hồng!

- Tôi biết thủ phạm không phải là thầy, mà là người trong.... tướng phủ...
- Suît! Cô im đi, cô đừng vu oan giá họa cho người khác!

- Sao tính tình thầy kỳ quặc vậy? Thầy không hiểu nỗi lòng của tiểu thư và chúng tôi đối với thầy.


Tiểu thư nói chẳng thà người chết thay thầy, chứ không thể thấy thầy chết oan.
- Giết người thì phải đền mạng, ai gây tội người ấy phải chịu. Cô về nói với Giác Chúng là trên cõi đời đã nhiều việc rắc rối lắm rồi, xin các cô đừng bày thêm trò rắc rối nữa. Giọng Ngọc Lâm như tức giận.

- Thầy đừng cố chấp quá như thế, nếu cần, tôi xin hy sinh cả tánh mệnh để đưa hung thủ ra ánh sáng....
- Thúy Hồng, xin cô đừng nói nữa! Đây không phải là việc đùa.


Tôi giết người có bằng chứng rõ ràng, cô căn cứ vào đâu mà bảo người ta là thủ phạm? Cô đã vô tình vu khống cho người ta rồi!
- Trời ơi!.... Nước mắt Thúy Hồng rơi xuống như những hạt châu.


- Thúy Hồng, đừng buồn, tất cả đều do nghiệp lực, chúng ta đau đớn cũng vô ích, cần nhất là chúng ta đừng tạo ác, gây nghiệp nữa.

- Tấm lòng hy sinh của thầy thật không có bờ bến! Thúy Hồng lau nước mắt, và vô cùng xúc động.

- Cô không nên nói thế, đó là công việc của người tu theo hạnh Bồ Tát phải làm. Thúy Hồng mở gói thức ăn ra:
- Mời thầy dùng sáng!

- Lúc cô chưa đến, quan huyện đã cho người mang thức ăn vào cho tôi rồi.
Bát vẫn còn để kia. Ngọc Lâm chỉ vào chiếc bát ở góc phòng.
- Thức ăn ở đây họ làm có ra gì, thầy hãy dùng thêm chút nữa!

- No rồi, ăn không được!

- Vậy để dành chốc nữa ăn!

- Thúy Hồng từ khi đến Thiên Hoa Am, tôi đã nhờ cô làm việc gì chưa?

Thúy Hồng tỏ vẻ hoài nghi, nhìn Ngọc Lâm:
- Chưa!

- Vậy bây giờ tôi nhờ cô một việc, cô đem những thức ăn này phân phát cho những tù nhân bên kia đi. Thúy Hồng ngần ngừ:

- Đây là những thứ tự tay tiểu thư làm.

- Họ cũng là người như tôi vậy, cô đừng phân biệt, họ đang đói lòng, cô hãy mau lên.


Cảm thông tấm lòng thành khẩn của Ngọc Lâm, Thúy Hồng rất cảm động và đem các thức ăn chia cho mọi người trong tù.

Khi Thúy Hồng trở vào thì tiếp được tờ thông cáo của quan huyện, nói rằng buổi chiều hôm ấy sẽ thẩm vấn lại Ngọc Lâm một lần nữa, mong Thiên Hoa Am sẽ cho người đến dự thính.

Thúy Hồng không dám nấn ná, vội cáo từ Ngọc Lâm rồi về ngay Thiên Hoa Am để báo tin cho Giác Chúng và tất cả mọi người trong chùa hay.

Sau khi biết tin, Giác Chúng suy nghĩ một lát rồi quyết định buổi chiều đích thân lên huyện dự thính, và nói cho quan huyện biết là không thể căn cứ vào lời tự thú của Ngọc Lâm, mà phải điều tra thêm để tìm hung thủ.
Tin Giác Chúng đích thân lên huyện đã đến tai Ngô Sư Gia. Sau khi biết tin Ngọc Lâm đã tự nhận tội giết người, Ngô Sư Gia rất hài lòng.

Tức khắc ông tìm cách ngăn cản Giác Chúng và tự nguyện đi thay nàng. Giác Chúng thấy Ngô Sư Gia xin đi thay, trong lòng nàng cũng mừng thầm,

vì nàng cho rằng, dù sao Ngô Sư Gia đến phút cuối cùng cũng tỏ ra mình có lòng giúp người, nàng bèn đem ý định của mình dặn dò Ngô Sư Gia, và ông ta cứ luôn mồm vâng vâng, dạ dạ.

Chiều hôm ấy, trong tòa công đường huyện Nghi Hưng, người ta nhận thấy có quan huyện họ Lưu, Ngô Sư Gia, mấy viên lục sự và mấy chú lính lệ.

Ngọc Lâm đứng giữa công đường với thái độ rất thản nhiên, không vui mừng, cũng không sợ hãi.Tiếng quan huyện vang lên trong tòa nhà:
- Thầy Ngọc Lâm, tất cả những lời cung khai của thầy hôm qua đều là sự thật?

- Vâng hoàn toàn sự thật! Ngọc Lâm đưa mắt nhìn Ngô Sư Gia.

- Tại sao thầy giết nó?

- Tôi đã nói tất cả hôm qua rồi.

- Giết người tất nhiên phải đền mệnh, thầy không sợ chết?

- Không phải là vấn đề sợ chết, mà là vấn đề nhân quả báo ứng.

- Thầy có trối trăn điều gì không? Một giọng than thở não nùng lẫn trong câu hỏi của quan huyện.


Ông cũng cảm thấy kỳ lạ, một vị sư trẻ tuổi, đường bệ, học thức và rất hiểu đạo lý, tại sao lại làm một việc cực ác như vậy, mà cũng không sợ chết? Ngần ngừ một lát Ngọc Lâm đáp:

- Tôi không trối trăn với ai điều gì cả, duy chỉ có mấy lời muốn dặn dò ngài. Viên quan huyện kinh ngạc nhìn Ngọc Lâm:

- Thầy muốn dặn dò tôi?

- Vâng

- Ngọc Lâm nhìn quan huyện và Ngô Sư Gia

- Sau khi tôi chết, xin ngài đừng cho công bố bản án này, giả sử ngài có công bố, xin ngài đừng dùng danh từ "Sư"?

- Vâng.


Đây là tội nghiệp của cá nhân tôi, "Sư" là tiếng xưng hô chung cho đoàn thể xuất gia thanh tịnh, cao khiết.


Tôi không muốn cho người ta biết "Sư" giết người, nếu như thế tôi sẽ mang tội với Phật giáo, đồng thời, khiến người đời đối với các sư sinh tâm khinh ghét, mà tự chuốc lấy tội nghiệp.


- Tâm địa thầy tốt lắm, tôi quyết định sẽ làm theo ý muốn của thầy. Trong lòng quan huyện cũng thầm nghĩ một người có lương tâm như thế nhất định không thể nhúng tay vào máu.


- Thầy còn nói gì nữa không?
- Không! Quan huyện bảo viên thư ký ghi lấy những lời của Ngọc Lâm, rồi quay lại nói với Ngô Sư Gia:
- Một người tỳ nữ trong quý phủ bị giết, và hung thủ đã chịu đền mệnh, ý ngài thế nào?

- Tội đáng chết, xứng đáng lắm! Ngô Sư Gia gật đầu lia lịa, và vẻ gian hùng hiện lên nét mặt.


Những lời của Ngô Sư Gia vẳng vào tai Ngọc Lâm, thầy cảm thấy đau lòng gần rớt nước mắt. Thầy lại đưa mắt nhìn Ngô Sư Gia, nhưng hắn tảng lơ như không biết.

Vì là một chức quan nhỏ, nên quan huyện họ Lưu vẫn chưa yên lòng:
- Hiện giờ tể tướng không có đây, tôi xử như thế, ngộ sau ngài có phàn nàn gì không?

- Không sao! Không sao! Ngô Sư Gia đáp.

- Thế tại sao tiểu thư cứ muốn phủ nhận tội trạng của Ngọc Lâm.


- Là vì tiểu thư đã đi tu, không nỡ thấy người đồng đạo chịu tội, đó hoàn toàn là cảm tình đàn bà, chúng ta không thể vì thế mà bỏ phép nước.

- Hay! Phải làm đúng phép, thôi giải tán! Quan huyện rũ áo, đứng dậy.


Ngay lúc ấy thì Ngọc Lam ngất ngưởng bước lên thềm nhà, miệng nói huyên thuyên:

- Oan uổng! Oan uổng! Cõi đời này toàn là trò oan uổng!
- Ông là sư ở đâu đến đây? Giọng quan huyện phẫn nộ.

- Tôi là Ngọc Lam, sư huynh của Ngọc Lâm, tôi yêu cầu quan huyện hãy mau mau thả em tôi ra.
- Tại sao?
- Vì chú ấy không phải là hung thủ.


- Thế ai là hung thủ? Ngọc Lam dơ tay chỉ vào Ngô Sư Gia:
- Hung thủ ngồi ngay bên cạnh quan huyện đó!

Viên quan huyện nhìn Ngô Sư Gia chằm chặp, tất cả mọi người xung quanh đều kinh hoàng, thất sắc.

Ngọc Lâm định gàn Ngọc Lam: - Sư huynh, sư huynh đừng....
- Không can gì đến chú

- Ngọc Lam chặn ngang lời Ngọc Lâm. Ngô Sư Gia uất ức, mắng Ngọc Lam:

- Ông chỉ ai? Đừng láo!

- Tôi chỉ ông, ông là thủ phạm đã giết Thúy Ngọc!
- Lão sư này điên

- Ngô Sư Gia chỉ vào Ngọc Lam, nói với quan huyện

- Ngọc Lâm giết người đã có đầy đủ bằng chứng, vả lại, chính Ngọc Lâm cũng đã thú nhận rồi.

Nghe xong, quan huyện lại ngồi xuống và nói với Ngọc Lam:
- Có phải nhà sư loạn óc không? Sao ông dám cả gan vu khống cho người trong tướng phủ? Ngọc Lâm giết người có bằng chứng hẳn hòi, hơn nữa chính Ngọc Lâm cũng đã thú nhận.

- Pháp luật không phải để bảo vệ những kẻ quyền cao, chức trọng, mà hiếp đáp dân lành, tôi không loạn óc, rất tỉnh táo và sáng suốt, tôi cũng không dám vu khống cho người trong tướng phủ, tôi nói thật, những bằng chứng ấy, người ta có thể bày đặt ra được lắm!


- Thế ông có thể đưa ra những bằng chứng nào khác không?
- Thưa quan huyện, ngài nên biết rằng, Ngô Sư Gia ghen ghét với sư đệ Ngọc Lâm tôi, ông ta sợ Ngọc Lâm làm mất ảnh hưởng của ông ta tại Thiên Hoa Am, ông ta bèn lấy trộm chuỗi tràng của Ngọc Lâm đặt vào tay nạn nhân, rồi lại lấy tiền bạc và đồ tư trang của nạn nhân bọc vào gói cà sa của Ngọc Lâm..

lúc Ngọc Lâm ngủ, ông ta lén đến lấy trộm chuỗi tràng và đánh rớt chiếc tẩu hút thuốc, hiện giờ vẫn còn nằm dưới chân giường của Ngọc Lâm, nếu ngài không tin lời tôi, lập tức hãy phái người đến tìm trước!


- Mi là kẻ ngậm máu phun người
- Ngô Sư Gia sỉ vả Ngọc Lam

- Mi đánh cắp chiếc tẩu của ta bỏ dưới chân giường để hại ta, thật tội mi đáng phanh thây!

Tuy mồm nói thế, song trong bụng Ngô Sư Gia thấy hoảng sợ, vì suốt từ hôm qua, ông ta tìm mãi vẫn không thấy chiếc tẩu đâu cả.

Ngọc Lam vỗ vào ngực, thầy mặc một manh áo cũ rách, thầy nhìn quan huyện một lát, rồi chỉ vào Ngô Sư Gia, nói:
- Ngô Sư Gia! Ngươi không nên chối cãi, ta chưa từng đặt chân vào Thiên Hoa Am bao giờ.

- Thưa quan lớn, tôi yêu cầu quan lớn hãy trị tội nhà sư này thật nặng cho? Ngô Sư Gia nói.
Quan huyện cảm thấy vấn đề thật rắc rối, lúc đó ông không biết phải xử thế nào cho đúng.

- Ha.... Ha.... ! Trị tội ta? Các người tưởng đâu ta cũng như sư đệ Ngọc Lâm ta
- Ngọc Lam chỉ vào Ngọc Lâm, Ngọc Lâm yên lặng cúi đầu
- Lúc này các người có bắt Ngọc Lâm mà chặt đầu cũng được, chú ấy sẽ không kháng cự, vì chú ấy tu theo hạnh nhẫn nhục, còn ta?


Ta vì muốn dẹp trừ bọn ma quỷ ác độc mới hiện thân tu hành, Ngô Sư Gia, con dao ngươi dùng để giết đứa tỳ nữ, ngươi vẫn còn dấu trong cái rương của ngươi; mảnh giấy mà ngươi ghi những kế hoạch để mưu hại Ngọc Lâm hiện giờ phút này còn nằm trong túi áo của ngươi.

Tôi yêu cầu quan huyện lập tức hãy khám túi Ngô Sư Gia? Quan huyện đưa mắt nhìn mấy người lính lệ rồi hất hàm, họ đến vạch túi áo Ngô Sư Gia và móc ra một tờ giấy.

Quả không sai, quan huyện thấy toàn kế hoạch mưu hại Ngọc Lâm được ghi trên tờ giấy đó.

Lúc này mặt Ngô Sư Gia cắt không còn một hột máu, toàn thân hắn run lẩy bẩy:
- Tờ giấy này tôi đã đốt ngay lúc bấy giờ rồi, tại sao vẫn còn trong người tôi? Ngọc Lam nói:

- Tờ giấy ngươi đốt là tờ giấy trắng!

- Tả hữu đâu, trói hắn lại.
Quan huyện vừa dứt lời thì lập tức mấy người lính lệ đến trói Ngô Sư Gia và đem hạ ngục.


Đồng thời quan huyện lại phái người đến Thiên Hoa Am lấy con dao và chiếc tẩu hút thuốc của hung thủ.
- Thầy Ngọc Lâm
- Quan huyện hỏi

- Thầy là một vị sư trẻ tuổi, thầy không giết người mà tại sao thầy lại tự nhận lấy nỗi oan uổng ấy? Ngọc Lâm nhíu mày, không đáp.

- Kìa

- Quan huyện hỏi sao chú không nói? Ngọc Lam bảo Ngọc Lâm. Ngọc Lâm thở dài:

- Xin ngài hãy giảm tội cho Ngô Sư Gia, sở dĩ ông ấy phạm tội là hoàn toàn tại tôi.


Còn tôi tự nhận lấy tội là vì tôi thấy rằng Phật pháp là đạo cứu người, chứ không hại người, chúng tôi xuất gia tu hạnh của Bồ Tát, chỉ biết hy sinh chính mình để cứu giúp chúng sinh, đâu dám tiếc thân mệnh để hại chúng sinh?

- Thật là cao cả! Một chút nữa thì tôi đã làm hại một người hiền đức rồi!

Quan huyện lại tuyên bố giải tán, và ra lệnh giam Ngô Sư Gia vào căn phòng mà Ngọc Lâm đã bị nhốt mấy hôm trước, đồng thời ông mời hai anh em Ngọc Lam và Ngọc Lâm vào tư dinh ngồi uống trà.

Quan huyện, Ngọc Lam và Ngọc Lâm ngồi trên những chiếc ghế da hổ.

- Hạ quan muốn quy y Phật pháp, tôn hai đại sư làm thầy, sau này mong hai đại sư chỉ dạy cho, không biết hai đại sư có bằng lòng không? Quan huyện họ Lưu chí thành khẩn cầu Ngọc Lam và Ngọc Lâm.

Ngọc Lam rũ rũ tay áo đứng dậy:
- Ấy chết! Bần tăng không dám, bần tăng xin cáo từ!

- Đó là lòng thành thực của hạ quan, vì làm quan vốn phải che chở cho dân lành, song làm quan cũng thường oan khuất người hiền, từ nay trở đi, tôi không dám làm những việc trái với lương tâm.


Pháp luật là phương pháp để đối phó với tội ác, song tôi đã từng thấy rằng những người đặt ra pháp luật đã không giữ đúng pháp; trên thực tế, pháp luật không phải là phương pháp hay nhất để đối phó với tội ác, mà chính Phật pháp mới là pháp luật hoàn hảo nhất, những người tu theo Phật pháp cao cả hơn những người đặt ra luật pháp rất nhiều! Xin hai đại sư đừng bỏ chúng tôi!

- Phật pháp mới là luật pháp hoàn hảo nhất? Ha... ha...!

Ngọc Lâm ngồi xuống. Ba người nói chuyện với nhau rất đắc ý.

=


Được sửa bởi mytutru ngày Sun 07 Nov 2010, 20:46; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 16 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 21:05

Truyện ngắn: Thoát vòng tục lụy
Chương Mười Sáu
Ngọc Lam, Ngọc Lâm, và quan huyện đang ngồi nói chuyện thì mấy người lính đem con dao và cái tẩu thuốc của Ngô Sư Gia vào.

Quan huyện thở dài và tỏ vẻ rất ân hận, rồi tự tay trao chuỗi tràng trả lại Ngọc Lâm.

Họ nói chuyện khá lâu, sau đó cử hành lễ quy y cho quan huyện, rồi hai anh em Ngọc Lâm cùng về Thiên Hoa Am.

Giác Chúng, Thúy Hồng và tất cả mọi người trong chùa nghe thấy Ngọc Lâm vô tội, được trở về, mừng rỡ vô cùng.

Và khi được biết đích danh thủ phạm lại là Ngô Sư Gia, họ cảm thấy vừa sung sướng vừa ân hận.

Sung sướng, vì thấy kẻ làm ác chịu quả báo ngay, nhân quả rõ ràng, không sai một mảy; còn ân hận vì họ không ngờ Ngô Sư Gia lại là con người hình người, lòng thú như thế.

Giác Chúng rất cảm động, nhất là khi thấy Ngọc Lam, nhưng Ngọc Lam thì chỉ cười khà, rồi kéo áo Ngọc Lâm, nói:
- Sư đệ, bây giờ trở về chùa Sùng Ân, từ nay về sau thanh danh của chú sẽ lừng lẫy muôn phương, tôi không thể bì kịp chú.

Chú còn dặn dò gì các cô ấy không?
- Hãy đợi tể tướng về để xin người tìm cách cứu Ngô Sư Gia. Ngọc Lâm nói.

- Thôi đi, đó là việc của họ, chú không phải bận tâm! Giờ phút chia ly mới thấm thía làm sao!

Khi Ngọc Lam và Ngọc Lâm lên đường, Giác Chúng và mọi người trong Thiên Hoa Am đều rưng rưng ngấn lệ tiễn họ ra khỏi cửa am, rồi đứng nhìn khi họ khuất bóng mới trở về.

Sau khi về chùa Sùng Ân được ít lâu, Ngọc Lâm bỗng thấy lòng mình rộn rã tự nghĩ đất nước rộng bao la, nhân dân đông đúc, cứ giam mình trong ngôi chùa cổ thâm u, hẻo lánh thì làm sao tiếp xúc được với đại đa số dân chúng;

đồng thời, thầy cũng nghĩ nhiệm vụ của người xuất gia đã là Hoằng Pháp, Lợi Sinh, thì tất nhiên phải trau dồi trí tuệ, bồi bổ tinh thần, nếu không, Hoằng Pháp, và Lợi Sinh bằng cách nào?

Nghĩ thế nên thầy bỗng nảy ra ý tưởng đi chu du cầu học.Chí đã quyết, Ngọc Lâm bèn gói ghém chút hành lý, rồi mở cửa phòng lên thẳng tịnh thất của hòa thượng Thiên Ẩn để xin phép.
- Bạch sư phụ, xin sư phụ cho phép con đi các nơi tham học.

- Hay lắm! Hay lắm! Hành trình muôn dặm, chuyến đi này cũng lại vì làm rạng tỏ cho đạo.

Vừa nói đến đấy, bỗng hòa thượng Thiên Ẩn nhíu mày như có điều gì khúc mắc.

- Song, Ngọc Lâm, con vẫn còn có nhiều nạn, con phải hết sức thận trọng mới được.
- Sau này nếu con làm được một việc gì nhỏ mọn để giúp đỡ chúng sinh, đều là do hồng ân của chư Phật, chư Bồ Tát, và của sư phụ.

Còn đối với những nỗi khó khăn và gian khổ mà con phải gặp, xin sư phụ đừng quan tâm, vì đường đời vốn gập ghềnh, khúc khuỷu.

Lần này con ra đi, chưa biết bao giờ mới trở lại, vậy xin sư phụ chỉ dạy cho con một đôi điều.

- Thầy chả có điều gì để dạy cho con cả, con hãy đến hỏi sư huynh con!
Ngọc Lâm không dám hỏi thêm, thầy cúi đầu chắp tay bái biệt hòa thượng rồi lui ra. Vâng lời hòa thượng, thầy đi đến chỗ Ngọc Lam ở.
Ngọc Lâm mở cửa bước vào căn phòng nhỏ của Ngọc Lam, đưa bàn tay lên ngực:

- Lạy sư huynh!
- Không dám! Không dám! Ngọc Lam tung chăn ngồi dậy và cười hề hề.
- Đệ muốn đi các nơi cầu học, đến để xin phép sư huynh!
- Đi các nơi cầu học? Mà học ở đâu? Chú tu, học nhiều lắm rồi thôi? Chú xem tôi ngày nào cũng chỉ ăn rồi ngủ, hết ngủ lại ăn.

Ngọc Lam vừa nói vừa chỉ vào cái chăn nằm vung tí mẹt trên giường.
- Sư huynh là một bậc Bồ Tát đã ở vào địa vị vô học (không còn gì để học), đệ đâu dám bì với sư huynh!

- Ấy chớ, chú đừng nói thế! Giờ chú muốn tôi đưa chú qua con sông dài ngập sóng?

- Không! Đệ chỉ mong sư huynh chỉ đường cho đệ ra khỏi bến mê mà thôi. Ngọc Lâm biết sư huynh nói xa xôi (dùng thiền ngữ), song không hiểu mấy chữ "sông dài ngập sóng" là chỉ cái gì?

- Chỉ đường cho chú ra khỏi bến mê? Được.
Suốt đời tôi chỉ ăn ngủ, chẳng làm gì có ích cho Phật pháp, bây giờ giúp chú ra khỏi bến mê, bay lên bầu trời nghe! Đây, tôi chỉ có ba cái túi này giúp chú!

Ngọc Lâm ngơ ngác:
- Đệ dùng làm gì ba cái túi này?
- Chuyến đi này chú khó tránh được tai nạn! Khi gặp những việc khó giải quyết thì ba cái túi này có thể giúp chú thoát khỏi ngõ bí.

Khi nào chú gặp nguy hiểm thì mở túi thứ nhất; lúc đến nơi bình an, thanh nhàn, mà thấy khó xử thì mở túi thứ hai;

còn khi nào thấy thắc mắc về tương lai thì mở túi thứ ba, trong đó sẽ có cách diệu dụng vô cùng.

Tôi biết chú tuy có trí tuệ siêu phàm, có thể biến nguy thành an, song lần này chú đi cầu học, không biết đến bao giờ mới lại được tái ngộ.

Tôi không có vàng bạc, của cải hay vật gì quí giá để tặng làm kỷ niệm lúc ra đi, tôi chỉ có ba cái túi này tặng chú để chú nhớ rằng chú vẫn còn có một người sư huynh.

Dứt lời, Ngọc Lam lùa tay xuống dưới chiếc gối lấy ra ba cái túi nhỏ, Ngọc Lâm không ngần ngại, đỡ lấy ngay, vì thầy biết rằng sư huynh là người đã có trí hiểu suốt quá khứ và tương lai.

Ngọc Lâm cáo biệt sư huynh rồi lần lượt đi từ giã mọi người trong chùa, lúc này họ đều kính phục thầy, khi chia tay, ai cũng bùi ngùi, và chúc Ngọc Lâm lên đường bình an và được như chí nguyện.

Năm ấy là năm Kỷ Hợi, đời vua Thế Tổ nhà Thanh là Thuận Trị Hoàng Đế năm thứ 16, Ngọc Lâm cất bước vân du. Ba tấm cà sa, một chiếc bình bát, Ngọc Lâm đi khắp đó đây, lênh đênh như cánh bèo trên mặt nước trôi dạt hết bờ nọ, bến kia.

Một hôm, sau khi thăm viếng chùa Cao Mân ở Dương Châu, Ngọc Lâm đáp thuyền trở lại Giang Nam.

Khi thuyền ra giữa giòng sông thì bỗng mây đen kéo lên dày đặc gió táp bắt đầu thổi, sóng cuồn cuộn nổi lên, chiếc thuyền buồm nhỏ bé nhấp nhô trên mặt nước,

sóng đập vào mạn thuyền, rồi tràn vào trong khoang, tất cả hành khách trong thuyền đều lo sợ, hãi hùng, kêu la rầm rĩ.

Vì muốn biết rõ tình cảnh và đời sống của dân chúng nên vua Thế Tổ nhà Thanh thường cải trang như người lái buôn đi các nơi để quan sát, chính hôm ấy cũng có mặt trong con thuyền đó.

Gặp cơn nguy ấy, Thuận Trị Hoàng Đế cũng sợ tái người, ông tưởng đâu phen này đến phải xuống Thủy Cung để gặp Hải Long Vương.

Trong lúc kinh hoàng bỗng Thuận Trị Hoàng Đế nảy ra một ý nghĩ liền hạ thánh chỉ, nói rằng mình là Thiên Tử cầu đảo trời đất,
và tuyên bố với mọi người trong thuyền là nếu ai cứu được nhà vua qua tai nạn ấy, nhà vua sẽ chia cho người đó một nửa giang sơn đất nước.

Khi biết có Thiên Tử trong thuyền, mọi người vừa sợ, vừa mừng rồi quỳ xuống tung hô "Vạn Tuế" song chẳng ai nghĩ được cách nào để cứu nhà vua cả.

Lúc đó, vị lang thang thiền sư Ngọc Lâm đang ngồi trên mũi thuyền, Ngọc Lâm thấy thuyền cứ nhào lên lộn xuống giữa những con sóng bạc đầu, giờ phút ấy, thầy chỉ chuyên tâm niệm danh hiệu của Bồ Tát Quan Thế Âm, quên cả sống chết.

Ngọc Lâm ngồi ngay thẳng, nhắm mắt, dâng trọn đời mình cho Bồ Tát.

Trong giây lát, Ngọc Lâm mơ màng như thấy hình tượng của Bồ Tát Quan Âm đang ngồi trong một đám mây, tay cầm nhành dương chi và một bầu nước, mình mặc áo trắng, Ngọc Lâm vội quỳ xuống, Bồ Tát đưa tay chỉ vào chiếc khăn gói của Ngọc Lâm, rồi đám mây dần dần tan biến.

Ngọc Lâm sực tỉnh và tự nghĩ không biết trong khăn gói của mình có gì? Suy nghĩ như thế bỗng thầy nhớ trong khăn gói có ba cái túi của sư huynh.Ngọc Lâm tưởng:

lúc trao túi cho mình sư huynh có dặn nếu gặp tai nạn nguy cấp, thì trong túi đã có biện pháp giải cứu, hiện giờ không những sinh mệnh mình lâm nguy,

mà cả nhà vua và hết thảy mọi người trong thuyền đều khó thoát, vậy chính lúc nầy là lúc mình nên mở chiếc túi thứ nhất ra xem sao.

Lập tức Ngọc Lâm mở cái túi thứ nhất, trong túi thầy chỉ thấy một tờ giấy có viết hai chữ "Miễn Triều"!
(khỏi phải chầu)! Xem xong thầy chịu không hiểu là ý gì.

Ngọc Lâm nhìn kỹ lại phía dưới hai chữ "Miễn Triều", thì thấy có hai hàng chữ nhỏ:

(khi thiên tử qua sông, Tứ Hải Long Vương đến chầu, cho nên sóng to, gió lớn; hãy lấy một tấm biển xin Thiên Tử viết cho hai chữ "Miễn Triều" rồi đem treo ra phía ngoài thuyền, thì tự nhiên gió bình, sóng lặng).

Xem xong, trong lòng Ngọc Lâm vô cùng mừng rỡ, lập tức làm theo lời dặn của sư huynh.

Ngọc Lâm liền tâu với Thuận Trị Hoàng Đế, nhà vua cũng rất mừng, rồi lấy bút ra, tự tay viết hai chữ Miễn Triều cho treo ra ngoài thuyền, trong giây lát, quả nhiên mây đen tan hết, mặt trời hiện ra và nước sông trở lại phẳng lặng.

Mọi người trong thuyền đều quỳ xuống trước Thuận Trị Hoàng Đế, tung hô vạn tuế, rồi quay sang lễ bái Ngọc Lâm để tỏ lòng tri ân người đã cứu mệnh.

Ngọc Lâm bây giờ mới hiểu ý câu nói của sư huynh bảo đưa thầy qua con sông dài ngập sóng là ám chỉ biến cố ngày hôm nay. Lòng thán phục của Ngọc Lâm đối với sư huynh Ngọc Lam đã đến cực điểm!

Sau khi hỏi pháp hiệu và sư trưởng của Ngọc Lâm, Thuận Trị Hoàng Đế chỉ nhìn thầy rồi cười, ngay hôm ấy nhà vua mời Ngọc Lâm cùng về Kinh, để Ngọc Lâm ở bên cung Tây Uyển.

Nhà vua ân hận là được gặp Ngọc Lâm quá muộn.
(Đoạn này trích trong bộ Ngữ Lục của Ưng Chính Hoàng Đế soạn
- Lời chú của tác giả). Thuận Trị Hoàng Đế đến cung Tây Uyển nói với Ngọc Lâm:
- Lúc ngộ nạn, quả nhân có hứa sẽ chia đôi giang sơn, hiện giờ quả nhân muốn thực hiện lời hứa ấy.

- Bệ hạ! Người tu hành là người muốn giải thoát, chỉ ba tấm áo và một chiếc bình bát là đủ rồi, có làm gì đến đất đai? Xin bệ hạ đừng băn khoăn về điều đó, ngày mai Ngọc Lâm lại muốn lên đường vân du!

- Pháp sư đã từ chối việc ấy, vậy quả nhân và dân chúng trong toàn quốc xin tôn thờ pháp sư làm bậc Quốc Sư.

- Không dám! Không dám! Ngọc Lâm này tuổi còn trẻ, lại ít phúc đức, không xứng đáng với ân sủng đó, các bậc cao tăng trong nước còn nhiều, xin bệ hạ hãy xét lại.

- Pháp sư tuy ít tuổi song đạo đức và học thức đầy đủ, trong Phật pháp có câu: căn cứ vào pháp chứ không căn cứ vào người.

Nếu pháp sư không có phúc đức và trí tuệ của một bậc Bồ Tát, thì làm sao có thể cứu quả nhân thoát nạn?

- Không dám dấu bệ hạ, đó là hoàn toàn nhờ sư huynh Ngọc Lam tôi đã chỉ cách saün trong cái túi, bệ hạ muốn vì dân, vì nước mà tìm thầy, trước hết nên tìm đến sư huynh tôi!
Ngọc Lâm cứ thực tình đem cách thức trong cái túi thứ nhất nói cho Thuận Trị Hoàng Đế biết, nhưng không đả động gì đến cái thứ hai và thứ ba.

- Quả nhân có duyên với pháp sư, mong pháp sư đừng từ chối!
Thấy Thuận Trị Hoàng Đế quá thành khẩn, hơn nữa, vì tương lai của Phật giáo và tăng đồ, nên cuối cùng Ngọc Lâm đành phải nhận.

Thầy tự nghĩ cầu cạnh vinh hoa, danh lợi là ham đắm, nhưng bỏ vinh hoa, danh lợi là cố chấp; cần nhất là được nó không mừng mà mất nó cũng không buồn.

Xưa nay đối với danh lợi, Ngọc Lâm vốn lạnh nhạt, thầy chỉ mong giúp đỡ được chúng sinh, có ích cho Phật giáo, thế là thỏa mãn rồi.

Sau khi được Ngọc Lâm nhận lời, Thuận Trị Hoàng Đế liền hạ chiếu chỉ cho toàn quốc, trong đó kể rõ việc nhà vua thoát nạn, và hạ lệnh cho nhân dân toàn quốc, ngày suy tôn Quốc Sư, nhà nào cũng phải bày hương án để vọng bái.

Đúng canh năm hôm ấy nhà vua sẽ đích thân cầm đầu các triều thần văn, võ và nhân dân đến làm lễ Quốc Sư.

Vương tể tướng là người đầu tiên nhận được thánh chỉ.

Sau khi xem thánh chỉ, Vương tể tướng hết lấy làm lạ và hết sức nghi ngờ, ông tự hỏi không biết vị Quốc Sư ấy là ai?

Thánh Thượng cải trang ra đi, mới về mấy hôm nay nghe nói ngài có đem theo một vị sư trẻ tuổi về, có lẽ nào ngài lại suy tôn vị sư trẻ tuổi ấy làm Quốc Sư.

Vương tể tướng được Thuận Trị Hoàng Đế cho phép vào yết kiến Quốc Sư trước.
- A thầy! Ngọc Lâm!..... Thật là một việc hoàn toàn ngẫu nhiên, khiến Vương tể tướng không khỏi có điểm đường đột, song liền sau đó ông cũng biết là mình đã thất lễ, mới vội đổi câu nói:

-?! Không! Quốc sư! Thừa tướng họ Vương xin bái kiến!
- Tướng gia, xin miễn lễ! Mời Tướng Gia ngồi đây! Ngọc Lâm cũng lễ phép chắp tay hỏi han, và không hề tỏ vẻ ngạc nhiên.

Vương tể tướng nghĩ đến lúc đầu đến chùa Sùng Ân xin với Ngọc Lâm vào làm rể trong tướng phủ, trên nét mặt có ý thẹn và trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng.

Ngọc Lâm thì tựa hồ như đã quên hết quá khứ, những năm, tháng và những việc đã xẩy ra không còn làm cho thầy bận tâm.

Sau cùng, Vương tể tướng kính cẩn ca ngợi Ngọc Lâm và cho rằng con gái ông đã được Ngọc Lâm khuyến khích đi xuất gia, và tự tay thế phát cho, là một vinh dự vô song! Ngọc Lâm vẫn còn lo lắng cho Ngô Sư Gia, nên hỏi:

- À! Tướng Gia, việc Ngô Sư Gia sau xử ra sao?
- Tội Ngô Sư Gia đáng chết! Sau khi nhận được tin Giác Chúng cho biết là sư phò bị bắt oan, tôi vội thu xếp công việc để về Thiên Hoa Am, song hôm sau lại được tin nói là Ngô Sư Gia phạm tội,

tôi liền hạ lệnh bảo quan huyện Nghi Hưng trừng trị cho xứng đáng. Nhưng mấy hôm sau thì Ngô Sư Gia lâm bệnh và chết trong tù; làm ác thì gặp ác ngay.

Song chỉ hiềm là vì tôi dùng người không sáng suốt, đến nỗi làm phiền lòng sư phò nhiều, xin sư phò tha thứ!
- Úi chao! Ngọc Lâm than dài
- Vì tôi nên Ngô Sư Gia mới phạm tội! Vương tể tướng cáo từ Ngọc Lâm.
Thuận Trị Hoàng Đế chọn ngày mồng 8 tháng 4 là ngày Phật Đản để làm lễ suy tôn Quốc Sư.

Đêm hôm trước Ngọc Lâm không thể nào ngủ được, lúc thì ngồi tham thiền, khi thì niệm Phật, song lòng thầy cứ bồn chồn, không yên.

Thầy tự nghĩ sáng mai thầy sẽ phải nhận sự lễ lạy của Hoàng Đế và hàng vạn dân chúng, như thế sẽ tổn đức của thầy.

Thầy cứ lo ngại về vấn đề đó hoài, cuối cùng, thầy nhớ đến lời của sư huynh là khi đến nơi bình an, thanh nhàn thì mở cái túi thứ hai, trong đó sẽ có biện pháp giải quyết mọi băn khoăn.

Ngọc Lâm mừng rỡ, mở túi ra thì thấy một pho tượng Phật Thích Ca nhỏ và rất xinh xắn, ngoài ra không thấy vật gì khác.

Thấy pho tượng, Ngọc Lâm hiểu ngay ý của sư huynh bảo thầy sáng mai, khi Hoàng Đế và nhân dân đến lễ, đặt pho tượng lên bàn, trước mặt thầy để họ lễ Phật, như thế sẽ không tổn đức.

Lúc ấy Ngọc Lâm mới yên lòng ngủ được. Trong cung Cảnh Dương tiếng chuông vang lên, báo hiệu giờ thượng triều, Ngọc Lâm ra trước triều đình để nhận lễ của Hoàng Thượng và thần dân.

Thuận Trị Hoàng Đế gia phong danh hiệu cho Ngọc Lâm là: "Đại Giác Phổ Tế Tăng Nhân Ngọc Lâm Quốc Sư".

Sau khi được phong bái, Ngọc Lâm Quốc Sư lại trở về cung Tây Uyển. Cuộc sống trong hoàng thành dĩ nhiên là thảnh thơi vô cùng, song cũng do đó mà Ngọc Lâm Quốc Sư lại sinh ra hoài nghi.

Hiện giờ ngài đã thành Quốc Sư, ai cũng nhận rằng danh vọng của ngài đã đến cực điểm, nhưng ngài lại nghĩ khác; sống cuộc đời an nhàn, đầy hưởng thụ trong hoàng cung đối với Phật giáo và chúng sinh có lợi ích gì không?

Do đó, một vấn đề lớn lao phát sinh trong trí não ngài, đồng thời, ngài lại nhớ tới cái túi thứ ba của sư huynh, liền mở ra coi thì thấy bốn chữ: "Hoằng Pháp, Lợi Sinh".

Ngài tự nghĩ: việc "Hoằng Pháp, Lợi Sinh" ai mà không biết? Sư huynh quá khinh thường mình.

Chính lúc đang nghĩ như thế, ngài lật trái tờ giấy thì thấy bên kia viết một chữ "ĐI" thật to.

Sau khi nhìn vào chữ "ĐI" lòng ngài hoảng sợ, biết rằng sư huynh bảo ngài lúc này là lúc phải ĐI để thực hiện chí nguyện của mình.
Ngài
- Ngọc Lâm Quốc Sư
- bắt đầu lãnh trách nhiệm Hoằng Pháp, Lợi Sinh từ đó.
Tên tuổi của ngài như vừng thái dương chiếu rọi vào lòng người;
pháp âm của ngài cũng như trận gió xuân hòa dịu, đem sinh khí và hy vọng về cho vạn vật.

Hoàng Đế, Tể Tướng, Giác Chúng và thần dân trong toàn quốc đều sùng bái, kính ngưỡng ngài
=


Được sửa bởi mytutru ngày Sun 07 Nov 2010, 21:17; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 17 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 21:26

Truyện ngắn: Thoát vòng tục lụy
Chương Mười Bẩy

Mặc dầu được tôn làm Quốc Sư, song Ngọc Lâm không có ý niệm cho đó là vinh dự.

Mấy năm gần đây, bao nhiêu tai nạn, nghiệp chướng dồn dập xẩy đến đã khiến ngài thể nghiệm được giáo lý của Đức Phật một cách sâu xa.

Hoàng cung tráng lệ, nguy nga, cao lương, mỹ vị, đối với ngài chẳng khác gì người gỗ ngắm chim hoa, thanh danh lợi lộc không làm ngài động tâm.

Sau khi được tôn làm Quốc Sư, trí tuệ và lòng từ bi của ngài càng tăng thêm. Tính tình hiếu thắng và ngạo nghễ của tuổi trẻ, giờ đây cũng đã tan thành mây khói.

Bao nhiêu việc bất bình ở quá khứ và những năm, tháng xa xưa, giờ đây không còn làm bận tâm ngài, hàng ngày, chuỗi tràng trong tay, tấm cà sa trên mình, ngài trông như một quả núi, không gì có thể lay chuyển, như một bông sen tỏa hương thơm phức.

Sống trong hoàng cung, Ngọc Lâm Quốc Sư thấy mình đã ly khai với đời, ngài tưởng đến sư phụ và sư huynh, nhưng cung cấm thâm nghiêm, dễ gì gặp được.

Có lúc ngài nhìn những làn mây kéo tiếp nhau lướt qua khung cửa, bỗng ngài lại nhớ đến những việc đã qua khi ngài mới vào tướng phủ, rồi hôm Ngô Sư Gia kiếm chuyện ở Thiên Hoa Am, lại nghĩ đến nỗi khổ đau, oan uổng do chính chúng sinh gây nên, lòng ngài không khỏi cảm khái, nhìn trời than thở.

Ngọc Lâm Quốc Sư sống cuộc đời lặng lẽ như giòng nước chảy lừ đừ ấy vào khoảng nửa năm, một hôm, nhân Thuận Trị Hoàng Đế vào thăm ngài, ngài nói:
- Bệ Hạ! Ngày mai tôi định lên đường vân du các nơi, xin cáo từ bệ hạ trước.

Thuận Trị Hoàng Đế ngạc nhiên, hỏi:
- Quốc sư, có lẽ quả nhân có điều gì không phải? Tại sao Quốc Sư đi cho khổ thân?

Ngọc Lâm Quốc Sư biết nhà vua hiểu lầm, nên ngài giải thích:
- Bệ hạ là vì vua mở nước, hùng tài, đức độ, không những thương yêu dân như con, mà đối với Phật pháp cũng hết lòng ủng hộ;

bệ hạ không có gì không phải cả, chỉ vì tôi nghĩ đến sứ mệnh Hoằng Pháp, Lợi Sinh của người xuất gia, nên mới muốn đi các nơi hành hóa.

- Vậy xin Quốc Sư hãy thuyết pháp trong cung đã, khi nào Pháp Hội trong cung viên mãn, Quốc Sư muốn đi đâu, quả nhân xin cho người hộ tống.

Ngọc Lâm Quốc Sư không biết làm thế nào, đành phải ở lại và bắt đầu mở hội giảng kinh Hoa Nghiêm.

Khi giảng xong bộ Hoa Nghiêm, Thuận Trị Hoàng Đế sai sắp đặt các đồ hành trang, xếp vào mười mấy cái rương lớn, và cho hơn một trăm người đi theo Quốc Sư.

Ngọc Lâm Quốc Sư từ chối một cách trang trọng:

- Bệ Hạ, bệ hạ làm thế này sẽ trái với lời Phật dạy; khi xưa Phật Thích Ca bỏ ngôi Thái Tử đi xuất gia, lang thang đây đó, chỉ có ba tấm cà sa và một chiếc bình bát, bệ hạ cho tôi những thứ này mang theo để làm gì?

- Không! Thuận Trị Hoàng Đế giải thích

- Quả nhân không để cho Quốc Sư phải mang, đã có người đi theo Quốc Sư.

- Người đi theo? Tôi cần người đi theo làm gì? Tôi đi các nơi để tiện Hoằng Pháp, nếu nhiều người đi theo không khỏi có chỗ phiền phức.
- Vậy ít nhất Quốc Sư cũng phải cho mười người đi theo để hầu hạ.
Ngọc Lâm Quốc Sư lại trả lời một cách cương quyết và trịnh trọng:
- Phật dạy ba tấm cà sa và một chiếc bát là đủ rồi, không cần một người nào đi với tôi hết!

Mặc dầu Ngọc Lâm Quốc Sư nhất định cự tuyệt, song Thuận Trị Hoàng Đế, vì danh nghĩa của Quốc Sư, không thể để như thế được, nhà vua không nói gì thêm, chỉ cúi đầu làm lễ cáo lui.

Sáng hôm sau, Ngọc Lâm Quốc Sư lặng lẽ ra khỏi hoàng cung, đi bằng cách nào, tuyệt không ai biết.

Các thứ Thuận Trị Hoàng Đế sắp đặt để cúng dâng, vẫn còn nguyên đấy, Ngọc Lâm Quốc Sư chỉ đem theo con dấu bằng vàng của Quốc Sư mà thôi.

Thuận Trị Hoàng Đế biết không thể làm thay đổi được ý chí của Quốc Sư, đối với phong cách cao khiết của ngài, nhà vua lại càng kính ngưỡng hơn.

Thuận Trị cũng không sai người đi đuổi theo Quốc Sư, nhưng lập tức truyền chỉ cho toàn quốc, báo cho các quan lại khắp nơi, hễ biết Quốc Sư Hoằng Pháp ở chỗ nào, phải hết lòng giúp đỡ, và phải tâu về triều đình ngay.

Thuận Trị Hoàng Đế tưởng nhớ Quốc Sư không lúc nào nguôi. Một hôm, có một nước nhỏ ở phương Nam, đưa các đồ triều cống đến, trong đó có một chiếc quạt bằng ngà, Thuận Trị Hoàng Đế tự tay viết bốn chữ: "Như Trẫm thân lâm"

(Quốc Sư đến đâu tức là Trẫm ở đó) vào chiếc quạt, đợi khi nào biết tin Quốc Sư ở đâu thì cho người mang đến dâng ngài. Vì nhà vua cho rằng nếu Quốc Sư mang theo chiếc quạt đó thì bất cứ đi tới đâu ngài cũng sẽ được đón tiếp long trọng.
Sau khi rời hoàng cung,

Ngọc Lâm Quốc Sư sống cuộc đời nay đây, mai đó, một manh áo nâu, một đôi dép cỏ, vượt núi băng ngàn, dầm sương dãi nắng, cất bước lãng du khắp miền Giang Nam, Giang Bắc; lúc vào tá túc trong cảnh đại tùng lâm, cũng có khi yên giấc bên bờ sông, sườn núi.

Ngài đến thăm viếng các bậc lão hòa thượng để hỏi đạo, cũng có khi ngài tùy duyên thuyết pháp, dẫn dắt cho mọi người, nhưng không một ai biết vị sư trẻ tuổi, uy nghiêm ấy là Quốc Sư của đương triều!

Dĩ nhiên cũng có nhiều người hoài nghi khi thấy tướng mạo phi phàm của ngài, song ngài lại càng cố tỏ ra quê mùa để người khác đừng chú ý.

Có mỗi một lần ở chùa Thiên Đồng tại Triết Giang, ngài ngồi trong đám thính chíng nghe vị Thủ tọa hòa thượng thuyết pháp, hòa thượng nói: "Một người xuất gia mà không để cho danh vọng, vinh hoa làm động tâm thì hiếm có lắm!

Song nếu quá chán ghét và xa lánh danh vọng, vinh hoa, thì cũng lại thành ra cố chấp, hẹp hòi. Đối với đời, theo hạnh bi nguyện của Đại Thừa thì không nên chấp mà cũng không nên xa.

Trong đám thính chúng đây, chắc thế nào chả có một người phi phàm từ phương xa đến, vị ấy hãy nên nghĩ lại, Phật pháp tuy xa lìa danh vọng và địa vị, song cũng có lúc phải nhờ danh vọng và địa vị để hoằng dương!".

Hòa thượng vừa nói vừa đưa mắt nhìn thẳng vào Ngọc Lâm Quốc Sư.

Ngọc Lâm cúi đầu, không dám nhìn lại vị hòa thượng chủ tọa, nhưng những lời hòa thượng nói đã làm ngài xúc động, ngài biết những lời nói ấy rõ ràng ám chỉ vào ngài.

Ngọc Lâm Quốc Sư không dám ở lại nữa, vì ngài không muốn những người đồng đạo trong tăng đoàn biết ngài là một vị Quốc Sư, bởi thế ngài lẳng lặng xách khăn gói lên đường.

Dọc đường, hình ảnh và lời nói của vị thủ tọa hòa thượng cứ quay cuồng trong đầu óc ngài, điều đó ngài đã được nghe sư huynh Ngọc Lam nói qua rồi.

Ngài vẫn có bi nguyện và nhiệt tình đối với đời và chúng sinh, chỉ vì ngài biết là thời cơ Hoằng Pháp, Lợi Sinh chưa đến.

Song hiện giờ ngài đã được tôn làm Quốc Sư, ngài tự biết sức học của ngài không xứng đáng với chức vị ấy, giá như sư huynh trí tuệ và đạo đức đầy đủ,

hoặc như vị thủ tọa hòa thượng tuổi tác và đạo đức cũng hiếm có, mà đảm nhiệm chức vị ấy thì xứng đáng biết chừng nào! Khốn nỗi, họ không muốn xuất đầu lộ diện, không muốn khoe khoang tài đức của họ.

Ngày tháng thoi đưa, Ngọc Lâm Quốc Sư lê gót bốn phương trời, lần lữa đã bốn năm qua.

Một hôm, ngài qua một nơi hẻo lánh, trời đã tối mà chung quanh thì không có một cảnh chùa hay làng mạc nào, ngài phải nghỉ lại dưới một gốc cây.

Lúc ngài đang ngồi nhắm mắt tư duy, bỗng một bọn cướp đi ngang qua, thấy ngài, một tên dơ dao lên, nói:

- Người là ai? Có tiền cho chúng ta vay tạm một ít tiêu đây!
Dưới ánh trăng mờ, Ngọc Lâm Quốc Sư thấy bọn họ rất đông, nhưng ngài không hề bối rối, sợ hãi, ngài chậm rãi nói:
- Tôi là người lỡ đường, tiền không có mà trong người cũng chẳng có gì để biếu các ông, song nếu các ông chịu chấp nhận lời yêu cầu của tôi, tôi sẽ cho các ông một vật rất quý giá.

Bọn cướp đồng thanh nói:
- Yêu cầu gì? Nói mau!
- Tôi yêu cầu các ông từ nay đừng làm giặc cướp nữa!
Nghe xong, một tên hằm hằm, hổ hổ nói:

- Đừng láo! Điều đó không thể được, không làm giặc cướp thì chúng ta làm gì?
Tên khác nhận ra Ngọc Lâm Quốc Sư là người xuất gia, y rất thán phục thái độ bình tĩnh của ngài, y gạt mọi tên khác ra rồi đến trước nói:

- À, té ra ông là một vị sư, xin ông nói trước, chúng tôi không làm giặc cướp thỉ ông cho chúng tôi vật gì?
Ngọc Lâm vẫn cứ cứng rắn:

- Tôi muốn các ông phải nhận trước với tôi là các ông sẽ không làm giặc cướp!
- Không làm giặc cướp, chỉ cầu ông cho chúng tôi ăn, vậy ông có dám bảo đảm không?

- Tôi có một thỏi vàng, nặng chừng hai ba cân, nếu từ nay các ông đừng đi ăn cướp, tôi sẽ cho các ông đem về bán đi, lấy tiền chia nhau làm vốn buôn bán mà sinh sống, đừng làm nghề tội ác ấy nữa, như thế có sung sướng không?Bọn cướp đều nhận lời rầm rĩ:

- Thế thì tốt lắm, ông đưa ngay đây cho chúng tôi, chúng tôi đều nhận lời.
Ngọc Lâm yên lặng đưa con dấu bằng vàng ra, lúc giao cho tên đầu đảng, ngài nói với đồng bọn:

- Tôi cần dặn trước các ông là khi nào đem bán thỏi vàng này, các ông phải cạo chữ ở trên mặt đi đã, đó là lòng tốt của tôi, bảo mấy ông biết trước, vì tôi không muốn các ông phải liên lụy!Khi bọn cướp hứa sẽ không ăn cướp nữa, Ngọc Lâm Quốc Sư rất hoan hỉ, ngài đưa ngay con dấu Quốc Sư có khắc mấy chữ

"Đại Giác phổ Tế Năng Nhân Ngọc Lâm Quốc Sư" cho bọn cướp, ngài tự nghĩ dùng thỏi vàng ấy làm cho mấy chục người không còn gây tai hại cho xã hội,

không cướp bóc những khách đi đường thế là đáng giá lắm rồi.Sau khi được thỏi vàng, bọn cướp cười nói huyên thuyên một hồi rồi đi.

Trên vòm trời, mặt trăng lẩn khuất sau đám mây, mấy vì sao lấp lánh tỏa ra một ánh sáng mờ mờ, bốn bề tịch mịch, không một tiếng động, Ngọc Lâm Quốc Sư lại ngồi yên lặng dưới gốc cây như không có gì vừa mới xẩy ra.

Sau khi về tới sào huyệt, bọn cướp dỡ vàng ra xem, đó là một con dấu bằng vàng, hình vuông, sáng chói, mấy tên biết chữ, xem con dấu rồi hoảng hốt kêu lên:

- Ái chà! Đây là bậc thầy của Thiên Tử! Các anh có nhìn rõ mấy chữ "Đại Giác phổ Tế Năng Nhân Ngọc Lâm Quốc Sư"trên con dấu không? Chết rồi! Chúng ta đã ăn cướp Quốc Sư, thật tội phanh thây rồi!

- Không phải đâu, đừng nói bậy! Tôi xem ông ta không có vẻ là Quốc Sư, nghe tiếng của ông ta thì người chỉ khoảng gần ba mươi tuổi thôi. Quốc Sư đâu có đến chỗ núi non hẻo lánh này làm gì.

- Tôi xem lão ta có lẽ cũng là đồng nghiệp của chúng mình, chắc lão đã lấy được ấn vàng của Quốc Sư, định đem vào núi dấu, không may lại gặp mình, sợ quá nên phải giao lại cho mình chăng?

- Tôi thấy ông ấy chả có vẻ gì sợ hãi cả, dáng người trang nghiêm, tiếng nói hiền dịu, có thể là Quốc Sư lắm!

Bọn cướp cứ bàn tán phân vân, sau tên đầu đảng là Vương Đức Thịnh dơ hai tay lên bảo mọi người im lặng, rồi y nói:

- Anh em! Chúng ta thật coi trời bằng vung, dám cướp ấn vàng của Quốc Sư, triều đình mà biết, thì liệu đời chúng ta còn không? Giữa đường gặp Quốc Sư mà ta cũng không vái chào, thật có mắt cũng như mù.

Bây giờ chúng ta lại đến, nhất định Quốc Sư còn đây, nếu thật là Quốc Sư, chúng ta hoàn lại ấn vàng, và xin thờ ngài làm thầy, bằng không, cũng nên buông tha người, vì đó chỉ là một người tu hành, không biết ý anh em thế nào?

Mọi người đều giơ tay tán thành, thậm chí còn có người nói, nếu quả thật được gặp Quốc Sư thì từ nay y sẽ bỏ nghề ăn cướp, và xin thế phát đi tu.

Núi rừng trùng điệp, cây cối um tùm ngoài tiếng tiếng gió rì rào qua các kẽ lá ra, không mộtâm thanh nào khác; bọn cướp cũng đi trong yên lặng, không ai dám nói một lời, những ý niệm độc ác, hung tàn, giờ đây đã biến thành những ý niệm hiền lương nhân đạo;

lúc ấy họ không còn là những kẻ giặc cướp, mà là một đoàn người xuyên qua núi rừng để đi cầu đạo, họ đều mang một tấm lòng kính cẩn, khẩn thành, mong được bái kiến một đấng Quốc Sư.

Khoảng đường không phải gần gũi, vừa đi vừa về cũng tới năm, sáu mươi dặm, lúc bọn cướp vừa trở lại đến chỗ Quốc Sư đang ngồi thì từ góc trời phía Đông cũng bắt đầu hừng sáng: bình minh đã xuất hiện.

Mọi người thấy Ngọc Lâm Quốc Sư vẫn còn ngồi đấy, họ quỳ xuống, cúi đầu, run sợ hỏi:
- Ngài có phải là đương triều Quốc Sư?

Ngọc Lâm Quốc Sư thấy vẻ kính cẩn của họ, biết họ đến để ăn năn thú tội, nhưng ngài thấy hơi khó trả lời câu hỏi của họ, vì từ khi rời khỏi hoàng cung cho đến nay vẫn chưa ai biết ngài là Quốc Sư, chỉ mới có vị thủ tọa hòa thượng ở chùa Thiên Đồng nhờ có thần thông mới biết, song ngài cũng không dám nhận, mà cáo biệt ngay.

Mấy năm nay, sống cuộc đời trôi nổi, lang thang khắp đó đây, ngài chưa dám cho ai biết ngài là Quốc Sư, sợ làm náo động lòng người. Nhưng giờ đây, bọn cướp hỏi ngài, ngài tự nghĩ không nói không được. Bởi thế sau một phút ngần ngừ, ngài đáp:

- Phải ta chính là Ngọc Lâm Quốc Sư của đương kim Thiên Tử song các người không được nói cho người khác biết, sợ làm trở ngại việc vân du của ta.Tên đầu đảng Vương Đức Thịnh kêu lên thất kinh:

- Quốc Sư! Chúng con có mắt như mù, không biết Quốc Sư đến, muôn vàn tội chết, cúi xin Quốc Sư rủ lòng từ bi xá tội cho chúng con, và cho chúng con được theo làm đệ tử!Vương Đức Thịnh nói xong, tất cả đồng bọn đều quỳ xuống, ai cầu:

- Chúng con đều xin Quốc Sư rủ lòng thương nhận chúng con làm đồ đệ!

Ngọc Lâm Quốc Sư:
- Điều đó không được, không thể vừa là đệ tử Phật, vừa là giặc cướp!
- Chúng con đã hối cải, chỉ mong được Quốc Sư nhận làm đồ đệ, chúng con sẽ theo Quốc Sư đi xuất gia, thề không trộm cướp nữa!

Vương Đức Thịnh đại biểu cho cả bọn tuyên thệ, sau đó, bọn cướp đồng thanh lập lại:
- Phát nguyện xuất gia, thề không trộm cướp!

Ngọc Lâm Quốc Sư thấy khó xử:
- Theo ta xuất gia, chính ta cũng không có chùa cảnh gì cả, ta đi hành hóa, chính Hoàng Thượng cũng không biết đi đâu.
Bọn cướp tỏ ra rất cương quyết nói:
- Chỉ mong Quốc Sư thu nhận cho chúng con xuất gia, chúng con sẽ biến sào huyệt của chúng con thành một cảnh chùa, thỉnh Quốc Sư trụ trì để dạy bảo chúng con tu hành, trên núi có đất đai, chúng con sẽ ra sức trồng trọt để sinh sống.

Ngọc Lâm Quốc Sư rất vui mừng. Ngài tự nghĩ độ cho người thiện tu hành thì dễ rồi, còn độ cho kẻ ác tu hành mới khó; hiện giờ những kẻ cướp tỏ ý ăn năn, lại phát nguyện xuất gia,

ngài không thể bỏ chúng sinh, bởi thế ngài nói rõ những giới điều mà một người xuất gia phải tuân theo cho họ nghe, họ đều tỏ lòng ưng thuận, vâng theo, cho nên Ngọc Lâm Quốc Sư nhận lời thỉnh cầu của họ.

Trời đã sáng hẳn, chim chóc kêu ríu rít trên cành cây, từ phương Đông, vừng hồng đang nhô lên, tất cả như đang ca ngợi và đón mừng cuộc đời mới của bọn cướp.

Ngọc Lâm Quốc Sư đứng dậy, mọi người, tiền hô, hậu ủng, đưa ngài lên núi.

Khi đến sơn trại, việc đầu tiên mà Ngọc Lâm Quốc Sư bảo bọn cướp làm là biến ngay căn nhà hội họp của họ thành Đại Hùng Bảo Điện để thờ Phật, rồi sau mới đến các việc khác.

Mọi người đều hớn hở, Ngọc Lâm Quốc Sư cũng hoan hỉ, ngài nhận thấy sơn trại đó có thể kiến thiết thành một nơi tùng lâm. Sau khi căn nhà hội họp được đổi thành Đại Hùng Bảo Điện. Ngọc Lâm Quốc Sư hỏi Vương Đức Thịnh về tình hình trong núi:

- Ở vùng này có bao nhiêu người?
- Có tất cả 74 người. Vương Đức Thịnh đáp.
- Núi này kêu là núi gì?
- Vì cách xa dân chúng quá, nên núi này gần như không có tên. Cách đây bốn năm, khi chúng con đến quần tụ ở nơi này, chúng con mới gọi là núi Quần Anh.

- Con hãy may lấy gấp 74 chiếc áo nâu, hôm nay là 14 tháng 8, đến 19 tháng 9 ngày kỷ niệm xuất gia của Bồ Tát Quan Âm, thầy sẽ làm lễ thế phát, quy y cho các con!

Vương Đức Thịnh cung kính vâng lời, Ngọc Lâm Quốc Sư cho triệu tập tất cả mọi người đến, rồi bảo họ từ đây về sau gọi núi này là núi Chính Giác, chùa đặt hiệu là chùa Chính Giác, ngài lại phân chia cho họ mỗi người một chức vụ trong chùa.

Ngài còn đặt pháp danh cho họ, Vương Đức Thịnh được gọi là Giác Đạo.

Ngài khuyến khích họ gia sức khai khẩn đất đai, trồng trọt hoa trái và rau dưa, ai cũng vui lòng theo Ngọc Lâm Quốc Sư sống cuộc đời tu hành thanh đạm. Ngọc Lâm Quốc Sư ở đấy thấy lòng rất giải thoát.
=

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 18 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 21:37

Truyện ngắn: Thoát vòng tục lụy

Chương Mười Tám

Thời gian như một giòng nước lặng lẽ trôi qua. Ngọc Lâm Quốc Sư sống với hơn 70 đồ đệ trên núi Chính Giác, họ hết lòng kính mến ngài, họ vâng theo những điều ngài chỉ dạy; từ sau ngày thế phát quy y, họ đã thay đổi hoàn toàn, họ cố gắng tu học để gột rửa thân tâm.

Tiếng mõ sớm chuông chiều từ chùa Chính Giác vọng lên giữa một khoảng rừng núi âm u, hùng vĩ, như để thức tỉnh những kẻ lầm đường, lạc lối, trở về với đạo Chính Giác.

Ngọc Lâm Quốc Sư thường ngày thuyết pháp cho họ nghe để mọi người được tắm gội trong ánh Từ Quang của Tam Bảo, giờ đây, họ không còn cảm thấy sợ hãi, chỉ thấy yên vui, không còn tham giận, chỉ thấy hòa bình; Ngọc Lâm Quốc Sư sống với họ thấm thoát đã được hai năm.

Một hôm Giác Đạo đi chợ về, lên nói với Ngọc Lâm Quốc Sư: - Bạch sư phụ, hôm nay con thấy trên cửa thành An Khánh dán một tờ thánh chỉ của Thuận Trị Hoàng Đế,

nói rằng Thuận Trị Hoàng Đế tưởng nhớ Quốc Sư, nên truyền chỉ cho toàn quốc để kính thỉnh Quốc Sư về Kinh, lại ra lệnh cho các quan lại khắp nơi, hễ thấy Quốc Sư ở đâu, phải sắp đặt kiệu, võng rước Quốc Sư về.

Ngọc Lâm Quốc Sư chú ý nghe nhưng không nói gì cả.
Giác Đạo lại tiếp:

- Bạch sư phụ, trong hai năm qua, trừ việc cần phải đi mua dầu, muối ra, chúng con rất ít xuống đồng bằng, nhưng mỗi lần xuống, chúng con thỉnh thoảng lại nghe thấy người ta kháo nhau rằng,

núi Chính Giác vốn là sào huyệt của những tay tổ giặc cướp, từ sau khi có một vị du tăng đến hóa độ, bọn cướp đã cải tà quy chính; họ rất khen ngợi sự tu hành của chúng con, và ca tụng đức hạnh của sư phụ.

Tin ấy càng truyền rộng, và các tín đồ ở An Khánh đều biết hết; nghe đâu họ cũng sắp kéo nhau lên đây lễ bái sư phụ.
Nghe xong, Ngọc Lâm Quốc Sư chỉ gật đầu rồi mỉm cười, chứ không nói chi cả.

Dĩ nhiên trong tâm ngài đã có chủ ý riêng. Một hôm, Ngọc Lâm Quốc Sư cho triệu tập tất cả đồ đệ ở giảng đường, rồi với nét mặt hiền từ, giọng nói trìu mến, ngài nói với mọi người:

- Thầy có duyên ở đây với các con đã được hai năm rồi, các con đều ngoan ngoãn, biết an phận nghèo, vui việc Đạo, thầy rất vui mừng khi thấy các con đã tiến bộ nhiều trên bước đường tu học.

Nhưng bổn phận người xuất gia là phải Hoằng Pháp, Lợi Sinh, thầy không thể ở yên một chỗ với các con mãi mãi, thầy vẫn còn có nhiều việc phải làm; hiện giờ Hoàng Thượng muốn gặp thầy, lúc đầu ngài có hứa với thầy là "Trị nước mười năm, chấn hưng Phật Giáo mười năm", ngày mai thầy sẽ hạ sơn để về Kinh trước, nếu không các quan địa phương biết lại đón với rước thì phiền phức lắm.

Sau khi thầy đi, các con phải cố gắng tu học như thường, tất cả các việc các con phải theo Giác Đạo.

Thầy từng nói với các con là sư phụ của thầy đã già rồi, ngài rất ít đi đâu, nhưng thầy còn có sư huynh Ngọc Lam, đạo hạnh của người cao xa hơn thầy nhiều, nếu thầy gặp được người, thầy sẽ mời người đến đây dìu dắt các con.

Các con không được đi cầu danh lợi, không được nói với ai thầy là sư phụ của các con, các con là đồ đệ của Quốc Sư, người xuất gia tu hành phải bỏ hết ý niệm quyền uy, thế lực.

Ngọc Lâm Quốc Sư nói làm cho mọi người cảm động, họ biết sư phụ về Kinh để Hoằng Pháp độ sinh, họ vừa mừng rỡ vừa buồn rầu! Lại vẫn như xưa, một manh áo nâu, một đôi dép cỏ, một gói cà sa, một chiếc bình bát, Ngọc Lâm Quốc Sư từ từ xuống núi.

Khi ngài được suy tôn làm Quốc Sư trong hoàng cung, ngài không có thêm một vật gì, mà lúc đi chu du hành hóa, ngài cũng không bớt đi vật gì.

Sau khi từ giã các đồ đệ trên núi Chính Giác, ngài không vội vàng về Kinh ngay, dọc đường hễ gặp duyên, ngài không quên giáo hóa chúng sinh, nhưng ngài vẫn không muốn cho ai biết ngài là Quốc Sư.

Từ núi Chính Giác đến thành An Khánh chỉ có hai ngày đường, thế mà Ngọc Lâm Quốc Sư đi mất hơn mười hôm, mỗi khi thấy ngôi chùa nào là ngài lại ghé vào vãng cảnh.

Khi đến thành An Khánh, ngài vào nghỉ trong một ngôi chùa, ở đây, ngài được biết một tin rất mừng: cách đấy vài ba hôm, các tín đồ ở An Khánh lên lễ trên núi Chính Giác về nói rằng, vị tân trụ trì chùa Chính Giác hiện nay là Ngọc Lam Đại Sư, sư huynh của Ngọc Lâm Quốc Sư, rằng họ đã quy y Đại Sư rồi; và dân chúng ở An Khánh đang náo nức sửa soạn lên chiêm bái sư huynh của Quốc Sư.

Nghe tin ấy, Ngọc Lâm Quốc Sư vô cùng hoan hỉ, tự biết sư huynh cố ý lánh ngài, song tất cả công việc của ngài đã được sư huynh giúp đỡ rất nhiều.

Chẳng hạn lần này, sư huynh không đến sớm hẳn, mà cũng không đến muộn hẳn, nhằm đúng lúc ngài rời khỏi núi Chính Giác, sư huynh mới đến.

Ngài tự nghĩ núi Chính Giác cũng cần phải có một người đạo cao, đức trọng như sư huynh ở để lãnh đạo đám đồ đệ của ngài.

Nhìn qua tình hình thì một ngày gần đây sẽ có rất nhiều các vị khách tăng đến chiêm bái trên núi Chính Giác, mà vấn đề lương thực trên núi thì Ngọc Lâm Quốc Sư đã biết rõ, ngài cảm thấy rất băn khoăn cho sư huynh Ngọc Lam.

Ngọc Lâm Quốc Sư lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình về Kinh. Hôm ấy, đang đi ngài gặp một đoàn xe bò hơn mười chiếc, chở đầy hàng hóa, đều viết mấy chữ: "Núi Chính Giác", Ngọc Lâm Quốc Sư hoài nghi, liền hỏi một người phu đánh xe:

- Các anh chở các thứ gì trên xe và chở đi đâu vậy? Anh phu xe đưa tay gạt mấy giọt mồ hôi trên trán, đáp:
- Bạch sư cụ, chúng tôi chở lương thực và các thứ cần dùng hàng ngày, chả là có một vị Đại sư tên là Ngọc Lam đến Thiên Hoa Am khuyến hóa ni cô Giác Chúng, bởi thế ni cô cho chúng tôi chở các thứ này đến núi Chính Giác.

Bạch sư cụ, có phải sư cụ từ núi Chính Giác về không ạ? Từ đây đến núi Chính Giác còn bao xa ạ?

Nghe xong, bao nhiêu tình cảm phức tạp lại thay nhau nổi lên trong đầu óc Ngọc Lâm Quốc Sư; ngài vừa vui mừng, vừa cảm kích, lòng nhớ tưởng Ngọc Lam và Giác Chúng càng tăng thêm.

Nhưng ngài thản nhiên nói với người phu xe:

- Từ đây đến núi Chính Giác còn chừng hai ba ngày đường nữa thôi, nhờ anh nói hộ Ngọc Lam đại sư là sư đệ người gửi lời kính thăm!

Anh phu xe chẳng biết là mô tê gì, song cũng cứ dạ dạ, vâng vâng, Ngọc Lâm Quốc Sư bảo họ đi và ngài cũng cất bước.

Ngọc Lâm Quốc Sư muốn đến Thiên Hoa Am thăm Giác chúng để khuyến khích nàng tinh tiến trên đường học đạo, trong lòng ngài cũng cảm thấy mình có trách nhiệm lớn lao đối với việc xuất gia của Giác Chúng.

Từ khi xa cách Giác Chúng đã năm sáu năm nay, ngài chưa gặp lại nàng lần nào, không biết đời sống của Giác Chúng trong mấy năm nay ra làm sao?

Ngọc Lâm Quốc Sư dĩ nhiên cũng có lúc nghĩ đến vấn đề đó. Hiện giờ vì thấy Giác Chúng cho chở các thức ăn đến cúng sư huynh Ngọc Lam, ngài mới nảy ra ý nghĩ về thăm nàng một lần, nhưng liền sau đó, ngài lại buông một tiếng thở dài, rồi bỏ ý định ấy.

Vì không đến thăm Giác Chúng, nên Ngọc Lâm Quốc Sư nhắm thẳng đường đi Bắc Kinh.

Ngày qua ngày, đi rồi nghỉ, nghỉ rồi lại tiếp tục lên đường, một hôm ngài ngồi trên một chiếc thuyền ngược giòng sông.

Trên thuyền có ít hành khách, gió yên, sóng lặng, bầu trời xanh ngắt, Ngọc Lâm Quốc Sư tay cầm chuỗi tràng, miệng lẩm nhẩm niệm Phật.

Thỉnh thoảng ngài ngừng niệm Phật, nhìn xuống mặt nước, ngài hồi tưởng năm sáu năm về trước, cũng vì đáp thuyền qua sông mà may mắn gặp Thuận Trị Hoàng Đế, rồi được tôn làm Quốc Sư, hết thảy việc đời hình như đều do nhân duyên xếp đặt, ngài không tránh khỏi những cảm xúc mang mang.

Lúc đó có một chàng thanh niên đến ngồi bên cạnh ngài, Ngọc Lâm Quốc Sư nhanh nhẩu hỏi:

- Đạo hữu, xin đạo hữu cho biết quý danh, và đạo hữu đi đâu đây?
- Tôi có theo Phật giáo đâu mà là đạo hữu của sư thầy, tôi là môn sinh của Khổng Phu Tử, họ Mã, đi Bắc Kinh! Chàng thanh niên trả lời cộc lốc, bất lịch sự, nhưng Ngọc Lâm Quốc Sư không hề thay đổi nét mặt, trái lại, ngài mỉm cười một cách dịu hiền, rồi đổi câu nói:

- A, may quá thưa bạn! Tôi cũng đi Bắc Kinh, cùng đường được nấp bóng bạn! Thưa bạn đi Bắc Kinh có việc gì ạ?

Chàng thanh niên họ Mã dương đôi lông mày đen rậm lên rồi cười một cách khinh khỉnh, đáp:
- Đi thi!
- Chúc bạn thành công! Chàng thanh niên cũng tò mò hỏi: - Thế sư thầy về Bắc Kinh có việc gì?
- Hoàng thượng mời tôi về!
- Nói khuếch nói khoác! Hoàng thượng mời sư thầy về làm gì?
- Tôi là Quốc Sư của hoàng thượng, đã xa cách năm sáu năm nay, giờ muốn về thăm.

- Nhà thầy lại càng nói láo, đương triều Thiên Tử tôn thầy làm Quốc Sư?
- Sao bạn lại mắng người như vậy? Bạn hỏi tôi, tôi cứ thật thà trả lời, người tu hành không nói dối, ai dối bạn làm gì?

Ngọc Lâm Quốc Sư thấy anh chàng thanh niên không có lễ độ, khinh thường người tu hành, ngài cũng hơi thấy khó chịu.

- Người tu hành không nói dối, nhà thầy mà lại là Quốc Sư, ai có thể tin được, tôi xem nhà thầy chỉ có vẻ là một vị sư gàn dở! Anh chàng họ Mã tuy cũng thấy Ngọc Lâm Quốc Sư rất đạo mạo, không phải là người tầm thường, song nhìn manh áo lam lũ của ngài mà bảo là Quốc Sư thì dù sao cũng khó tin.

Trong cái xã hội xưa, cũng như nay, người ta chỉ phán đoán người khác qua phục sức bên ngoài.

Ngọc Lâm Quốc Sư thấy chàng thanh niên có vẻ vô lễ, ngài nghĩ nên cho anh ta một bài học để làm gương cho những bọn thanh niên có tâm kiêu mạn, khinh người sau này.

Sau khi có ý định ấy, Ngọc Lâm Quốc Sư tươi cười nói với anh chàng họ Mã:
- Này bạn, tin hay không là tùy bạn! Trong đám mắt cá có hạt châu mà không nhận ra, một người về Kinh ứng thí để cầu công danh mà không biết đương triều Quốc Sư là ai,

một người đã không biết gì về quốc gia đại sự như thế thì làm sao mong chiếm được bảng vàng?

Nghe xong, chàng thanh niên hết sức phẫn nộ, anh ta dương đôi mắt, nét mặt hằm hằm, thốt ra những lời sĩ vả:

- Ông sư điên! Đừng nói bậy! Trông ông là một kẻ cùng khố thế này mà mơ ước làm Quốc Sư?
Nếu ông mà là Quốc Sư thì thằng họ Mã này không đi thi nữa, tự nguyện theo hầu hạ ông ba năm!

- Sau đừng hối? Ngọc Lâm Quốc Sư hỏi.
- Không bao giờ hối, đại trượng phu nói một lời như đinh đóng cột! Giả sử ông không là Quốc Sư thì sao?

- Nếu không là quốc sư, tôi cũng tình nguyện đi xách tráp cho bạn ba năm!
- Sau ông không hối?
- Tôi cũng quyết không hối, người tu hành miệng, lưỡi như hoa sen, nói một lời là một lời.

Con thuyền trên giòng sông thuận gió, xuôi buồm, một người tu hành và một người thế tục đã quyết định xong.

Ngọc Lâm Quốc Sư càng nghĩ càng tức cười, thật ra anh chàng thanh niên có nhận chân được ngài là Quốc Sư hay không, điều đó không có ý nghĩa gì cả.

Song nếu không làm thế thì làm sao dạy được bọn thanh niên, khiến họ đừng nhìn người bằng nửa con mắt.

Tăng đoàn Phật giáo vì không chú ý đến sự trang diện bề ngoài nên thường bị xã hội coi khinh, gặp cơ hội không thể không cải chính quan niệm lệch lạc ấy.

Mấy hôm sau họ lên bờ và cũng nhắm về hướng Bắc Kinh, lúc đó vào mùa thu, năm Thuận Trị Hoàng Đế thứ mười một; gió thu hây hẩy, bụi vàng cuốn lên từ thành Bắc Kinh, Ngọc Lâm Quốc Sư và chàng thanh niên họ Mã đã tới cửa thành.

Ngọc Lâm Quốc Sư ung dung và đĩnh đạc tiến về hoàng cung, thỉnh thoảng một trận gió lại lùa vào vạt áo của ngài, làm cho tung lên;

chàng họ Mã theo sau ngài, càng đi lòng chàng càng thấy bồn chồn, hồi hộp, vừa sợ vừa ngờ, đằng trước, Ngọc Lâm Quốc Sư lúc này đúng là một vị đại sư, cái phong độ uy nghi ấy không còn giống với lúc ngài ngồi dưới thuyền nữa, thật chàng đã hiểu lầm!

Khi đến cửa cung, các quan thị vệ lập tức vào tâu Thuận Trị, nghe tin báo Thuận Trị Hoàng Đế Trị vừa kinh ngạc, vừa vui mừng, ra lệnh cử chuông, trống, rồi thân ra tận cửa đón rước Quốc Sư.

Lúc thị vệ vào tâu, Ngọc Lâm Quốc Sư nói với chàng họ Mã:
- Hãy bạo dạn! Khi thấy Hoàng Thượng đừng có sợ, ở trong cung mà nhút nhát không được đâu!

Anh chàng không thốt lên được một lời nào, bây giờ anh ta đã biết lai lịch của Ngọc Lâm Quốc Sư. Khi thấy Ngọc Lâm Quốc Sư, Thuận Trị Hoàng Đế quỳ xuống:

- Quả nhân đảnh lễ Quốc Sư!
- Miễn lễ! Chào là đủ rồi! Thuận Trị rước ngài vào cung, tỏ bày những nỗi nhớ tưởng trong mấy năm qua, và mong rằng từ nay Quốc Sư sẽ không đi đâu, chỉ ở trong cung Tây Uyển để tiện đến hỏi đạo, Thuận Trị Hoàng Đế rất có tâm với Phật giáo, người đã phát nguyện tiến hành song song hai việc trị nước và chấn hưng Phật giáo.

Lúc đó Thuận Trị thấy chàng thanh niên đứng bên Quốc Sư và run lẩy bẩy, liền hỏi Quốc Sư:
- Bạch Quốc Sư, người này là ai ạ?

- À, đây là Tiểu Mã, nó tình nguyện theo hầu hạ tôi ba năm, hiện giờ là thị giả của tôi.

Vì chưa được thấy Hoàng Thượng bao giờ, nên run sợ thế kia! Tiểu Mã, ra lạy Hoàng Thượng đi! Tiểu Mã lại càng hoảng hồn, bắt buộc phải ra trước:

- Vạn Tuế! Tiểu Mã xin khấu đầu bái kiến Vạn Tuế, Vạn Vạn Tuế! Thuận Trị Hoàng Đế rất hài lòng khi biết Tiểu Mã là người hầu của Ngọc Lâm Quốc Sư, bèn mỉm cười nói với Tiểu Mã:

- Tiểu Mã, ngươi phải chăm chỉ hầu hạ Quốc Sư, nếu ngoan ngoãn ta sẽ thưởng, bằng không, ta sẽ xin Quốc Sư cho ngươi nghỉ!
Tiểu Mã lại dập đầu và luôn mồm vâng vâng, dạ dạ.

Ngọc Lâm Quốc Sư cười thầm, ngài cho rằng con người không thích phục tòng trước đạo lý, nhưng cứ nhất định phải trước quyền thế mới chịu cúi đầu.

Cái khí khái kiêu mạn của Tiểu Mã mấy hôm trước không biết bây giờ biến đâu mất?
Thậm chí lúc này anh ta còn đưa con mắt van xin nhìn Ngọc Lâm Quốc Sư như để khẩn cầu ngài cứu mệnh cho! Ngọc Lâm Quốc Sư không nghĩ đến việc Tiểu Mã nữa, ngài bắt đầu thảo luận với Thuận Trị về các vấn đề:

Phật giáo có thể bổ khuyết những chỗ thiếu sót của chính trị, Phật giáo có thể an định xã hội và nhân tâm, Phật giáo có thể cải thiện đời sống của dân chúng, vân vân.

Nghe xong, Thuận Trị Hoàng Đế rất vui mừng ông phát nguyện trở thành một người ngoại hộ Phật pháp chân thành, Ngọc Lâm Quốc Sư tán thán thành ý của nhà vua rồi trở về tịnh thất của ngài trong cung Tây Uyển.
=



Được sửa bởi mytutru ngày Sun 07 Nov 2010, 21:57; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 19 - 20 Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13Sat 06 Nov 2010, 22:07

Truyện ngắn: Thoát vòng tục lụy

Chương Mười Chín & 20

Ngọc Lâm Quốc Sư tuy còn ít tuổi, song tài, đức vẹn toàn, ngài lại có chí chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh, nên bất luận lúc nào ngài cũng cố dùng năng lực để ảnh hưởng đến Thuận Trị, muốn nhà vua phải xét đến nỗi khổ cực của nhân dân, và thành tâm hộ trì Phật giáo.

Thuận Trị Hoàng Đế cũng là một vị vua sáng suốt, nhân từ, trên được Ngọc Lâm Quốc Sư chỉ dẫn, dưới có các hiền thần giúp đỡ, cho nên chính trị đầu đời nhà Thanh thịnh vượng, nước giầu, dân mạnh và đâu đâu cũng ca khúc thanh bình.

Đức tướng trang nghiêm của Ngọc Lâm Quốc Sư tràn đầy nhân tính rực rỡ, trong cung mặc dầu ngài ít nói cười, song không ai là không tôn kính và cảm mến cái phong độ giản dị và hiền từ của ngài.

Bốn năm năm sống cuộc đời nay đây, mai đó đã quen rồi, nay bỗng trở về hoàng cung, dĩ nhiên Ngọc Lâm Quốc Sư cũng có cảm giác không được tự nhiên, ngài ngồi trong phòng trầm tư,

nhưng phía ngoài có rất nhiều ngự lâm quân bao vây hộ vệ; lúc ngài ra vườn hoa để tản bộ, những vệ binh ấy cũng theo xa xa sau ngài.

Đã mấy lần Ngọc Lâm Quốc Sư bảo họ về nghĩ ngơi, nhưng họ đều nói là họ phụng mệnh Hoàng Thượng bảo vệ an ninh của quốc sư, nên không giờ phút nào họ dám xa Quốc Sư.

Ngọc Lâm Quốc Sư đi đâu cũng phải tiền hô hậu ủng, người khác thì cho thế là oai hùng, vĩ đại lắm, song đối với ngài đó chỉ là điều ràng buộc, con người vốn phải tự do, thế mà lại bị danh lợi, quyền thế trói buộc.

Nhưng chủ ý của Ngọc Lâm Quốc Sư là muốn hoằng dương Phật pháp, nên phải nhẫn nại, đối với khổ nạn cũng phải nhẫn nại, mà đối với vinh hoa, danh vọng cũng phải nhẫn nại, thân tuy sống trong cảnh nhung lụa, song tâm đừng tham luyến, thế cũng là tự tại rồi.

Anh chàng thanh niên họ Mã đã đánh cuộc với Ngọc Lâm Quốc Sư dưới thuyền, lúc này thấy trên từ Thiên Tử dưới đến thần dân trong hoàng cung đều tôn kính ngài, chàng ta cũng bị quyền thế bắt phải tôn kính.

Hiện giờ anh ta hầu hạ Quốc Sư, thôi thì dâng trà, lấy nước, cái gì cũng phải làm đúng nghi lễ hoàng cung, tuy bề ngoài phải kính cẩn, song anh ta cũng ức trong lòng.

Chàng tự thấy bao nhiêu ước vọng khi ra đi đã tan thành mây khói; chàng về Kinh ứng thí mục đích để lập công danh, mở đường tiến thủ, cũng mong đứng vào hàng mũ cao, áo rộng,

nào ngờ giữa đường chỉ vì mấy câu nói mà bỗng chốc trở thành anh thị giả của một người xuất gia, hàng ngày buông màn, trải nệm, hầu hạ trước sau, thật không khác những kẻ tôi đòi. Dĩ nhiên là Tiểu Mã cảm thấy áo não và oán hận vô cùng.

Vì muốn khắc phục lòng kiêu mạn, tự cao của Tiểu Mã mà Ngọc Lâm Quốc Sư phải để anh ta hầu hạ ngài. Nhưng thật tình ngài rất thương Tiểu Mã, ngài cho người đưa đến cấp dưỡng cho gia đình chàng tám mươi lạng bạc,

song Tiểu Mã không hề vì thế mà cảm động, chàng không dám phản đối ngài, song chàng tức với Phật giáo, tức với tất cả mọi người xuất gia, chàng chỉ chờ cơ hội để trả thù cho nỗi nhục nhã của chàng.

Thấm thoát ba năm trôi qua, Ngọc Lâm không thấy nỗi lòng uất hận của Tiểu Mã, ngài lấy đức từ bi đối với tất cả mọi người, ngài tưởng Tiểu Mã đã hết kiêu mạn, nên ngài thấy cũng thương.Một hôm Ngọc Lâm Quốc Sư gọi Tiểu Mã đến hỏi:
- Tiểu Mã! Con muốn làm quan không?

Tiểu Mã cố nén uất hận và trả lời một cách thảm thương:
- Bẩm Quốc Sư, kẻ tiểu nhân này lúc đầu định về Kinh, mục đích chỉ để cầu công danh.
- Đã thế để ta nói với Hoàng Thượng cho con một chức quan nhỏ.
- Cảm tạ Quốc Sư!

Tiểu Mã cúi đầu trước Ngọc Lâm Quốc Sư, ngài nghĩ ngợi một lát, rồi nhìn Tiểu Mã bằng cặp mắt hiền từ, ngài hỏi tiếp:
- Tiểu Mã! Con có biết việc trọng yếu nhất của người làm quan là gì không?

- Bẩm Quốc Sư, việc trọng yếu nhất của người làm quan là phải phục vụ và yêu dân như con!
- Còn việc thứ hai? Ngọc Lâm Quốc Sư hỏi thêm.

- Xin Quốc Sư chỉ dạy! Tiểu nhân sẽ tuân theo lời giáo huấn của Quốc Sư! Với giọng uy nghiêm và tha thiết, Ngọc Lâm Quốc Sư nói:

- Làm quan điều cần nhất dĩ nhiên là phải trung quân, ái quốc, chăm chỉ phục vụ và thương yêu dân, và thứ hai nữa là phải sửa mình, trau dồi đức tính, thành khẩn hộ trì Phật pháp để phát huy đạo đức, văn hóa, tạo thành một xã hội tốt đẹp, lành mạnh.

- Bẩm Quốc Sư, những việc ấy tiểu nhân có thể làm được! Tuy Ngọc Lâm Quốc Sư cũng cảm thấy khó tin được lời hứa của Tiểu Mã, song ngài lại cho rằng con người dầu sao cũng có nhất điểm lương tâm, không nên hoàn toàn thất vọng, bởi thế ngài mới nói với Thuận Trị Hoàng Đế cho Tiểu Mã làm quan.

Vì tôn kính Quốc Sư nên Hoàng Đế tuân lời ngay, và mấy hôm sau thì có thánh chỉ truyền xuống phong cho Tiểu Mã làm Tuần phủ kiêm Tổng Đốc Hồ Bắc.

Khi được biết tin ấy, Ngọc Lâm Quốc Sư cho rằng Tiểu Mã không xứng đáng với chức vụ đó, song thánh chỉ đã phê chuẩn, nói ra không tiện.

Vào đời nhà Thanh, làm quan ở Kinh Đô chẳng có uy quyền gì cả, không hống hách với ai được, còn nếu bổ đi các tỉnh nhỏ thì tha hồ mà cỡi đầu, cỡi cổ dân, tác uy tác phúc, cho nên ai làm quan cũng mong được bổ đi các tỉnh,

lúc đó trời thì cao, vua thì xa, muốn làm gì thì làm. Bởi thế, khi biết mình được bổ nhiệm Tuần phủ Hồ Bắc, Tiểu Mã vui sướng gần như phát điên.Tiểu Mã lên đường nhậm chức.

Khi tới Hồ Bắc, lúc đầu Tiểu Mã vẫn chưa dám có hành động ngang ngược, nhưng dần dần hiểu rõ tình thế trong quan trường,

Tiểu Mã ra mặt phản đối Phật giáo, nhất là hôm đến chùa Quy Nguyên, một cảnh chùa danh tiếng ở Hồ Bắc, hòa thượng trụ trì không đặc biệt tiếp đãi Tiểu Mã, nên anh chàng lại càng ghét những người xuất gia.

Tiểu Mã liền ra các mệnh lệnh rất hà khắc đối với những chùa chiền, các sư xưa nay vốn theo hạnh từ bi, trong lòng tuy bất mãn với quan tân Tuần Phủ,

song họ không hề tỏ hành động phản khán bên ngoài, bởi thế Tiểu Mã người đã từng ba năm hầu hạ Ngọc Lâm Quốc Sư càng làm tới,

chàng dựa vào danh nghĩa xây Khổng Miếu để hạ lệnh phá hủy chùa Quy Nguyên, tất cả các sư trong chùa đều bị trục xuất.
Lúc này Tiểu Mã đã nắm được quyền hành trong tay, chàng không còn nhớ gì đến Ngọc Lâm Quốc Sư,

và cũng đã quên hết những lời ngài dạy bảo về đạo làm quan.

Chàng tưởng như nếu không gây được khó khăn cho Phật giáo, thì chàng sẽ không thể tỏ ra con người vĩ đại!
Lệnh phá chùa, đuổi sư của Tiểu Mã là một tin động trời, chàng ta cho rằng Thuận Trị Hoàng Đế và Ngọc Lâm Quốc Sư không thể biết được,

thậm chí còn nghĩ rằng dù nhà vua và Quốc Sư có biết cũng không sao, vì chàng là một ông quan to trấn thủ một phương, hơn nữa chàng phá chùa để xây dựng Khổng Miếu, tôn thờ vị Vạn Thế Sư biểu là hợp cách.

Các vị trụ trì các chùa ở Hồ Bắc bàn tán xôn xao, họ không thể tưởng tượng được rằng, một người đã từng hầu cận Quốc Sư mà lại có hành vi phản bội như vậy.

Một hôm, Ngọc Lâm Quốc Sư đang ngồi tham thiền trong tịnh thất tại cung Tây Uyển, bỗng ngài thấy lòng nao nao động loạn, ngài không thể nào trấn tĩnh được, có lẽ việc gì rủi ro đã xẩy ra? Ngài đứng dậy đi ra cửa cung, mà đi là đi, chứ ngài cũng không biết là mình đi đâu.

Một lúc sau ngài đến bờ sông, bên bờ sông có chiếc thuyền nhỏ, trên thuyền một ông già đầu tóc bạc phơ đang giơ tay với ngài, lòng thúc dục,

ngài cứ xăm xăm bước tới, cũng chẳng tưởng về cáo biệt Hoàng Đế, và cũng như hơn mười năm trước, ngài chẳng mang gì theo, chỉ cầm có chiếc quạt ngà trên có mấy chữ

"Như Trẫm Thân Lâm" mà nhà vua đã dâng cúng ngài, ngài lại yên lặng ra đi.

Lên thuyền rồi, ngài đang định hỏi chuyện ông già, bỗng trời nổi gió, mây đen từ bốn phía kéo tới ùn ùn, phong ba bão táp, một con thuyền nan quay cuồng giữa dòng nước bạc,

ông già chú hết tâm lực vào việc chèo lái, không còn thì giờ để nói chuyện với Ngọc Lâm Quốc Sư.

Trong tình trạng nguy nan ấy, Ngọc Lâm Quốc Sư chỉ còn cách cầu nguyện Bồ Tát Quan Âm che chở cho được thoát nạn, điều đó không có nghĩa là ngại sợ nguy hiểm hoặc chết chóc, thực ra ngài không nỡ thấy ông già tuổi tác chết một cách oan uổng!

Quái lạ! Ông già cứ yên lặng, Ngọc Lâm Quốc Sư bất giác cũng hoài nghi, ông già vừa chèo thuyền, vừa đưa tay chỉ vào mồm, rồi lại xua xua tay, tỏ ý muốn nói với Quốc Sư ông là người câm, lúc đó Ngọc Lâm Quốc Sư mới biết tại sao ông già cứ yên lặng.

Ngọc Lâm Quốc Sư xuống thuyền vào lúc hoàng hôn, và hiện giờ thì màn đêm đã bao trùm cả vạn vật. Ngài ra đi vốn không có mục đích là đi đâu,

mà chiếc thuyền lênh đênh trên sông, trôi theo chiều gió tựa hồ cũng không có bến bờ. Gió táp đã đưa con thuyền đi như một vì lưu tinh, trong khoảng một đêm đã băng qua mấy nghìn dặm và đến một nơi xa lạ nào.

Ngọc Lâm Quốc Sư trả công ông già mấy lạng bạc, nhưng ông lắc đầu, và lại trao cho Quốc Sư một bao giấy, đưa ngài lên bờ,

chắp tay vái chào rồi chèo thuyền ra đi.Ngọc Lâm Quốc Sư quay lại để cảm tạ ông già, thì lúc ấy con thuyền đã lướt theo dòng nước êm đềm, không bao lâu, hình bóng ông già đã mờ dần trong khói sóng.

Chờ cho bóng ông già khuất hẳn, lúc đó Ngọc Lâm Quốc Sư mới bóc bao giấy ra xem, trong bao ngài chỉ thấy có một mẩu giấy nhỏ, trên viêt mấy hàng chữ nguệch ngoạc như sau: "Ngọc Lam nhờ tôi đến chùa Quy Nguyên ở Hồ Bắc có việc, về Thiên Hoa Am một lần, Hộ Pháp Vi Đà đang đợi ngài".

Xem xong, Ngọc Lâm biết ngay là sư huynh Ngọc Lam sai người đến, nhưng ngài không hiểu hết ý nghĩa trong mấy hàng chữ nói trên, câu thứ nhất,

ngài cho rằng ông già đó phải là bạn thân của sư huynh, nên sư huynh mới nhờ đưa thuyền đến đón ngài; câu thứ hai "Chùa Quy Nguyên" ở Hồ Bắc có việc là việc gì?

Còn câu thứ ba thì rõ ràng rồi, nghĩa là sư huynh muốn ngài thăm Giác Chúng ở Thiên Hoa Am một lần.

Song lúc ấy Ngọc Lâm Quốc Sư không muốn băn khoăn về ý nghĩa khúc mắc trong câu nói, ngài chỉ muốn tìm một người để hỏi đường xem đây thuộc về địa phương nào.

Sau khi hỏi thăm thì ngài được biết nơi ấy thuộc địa phận Hồ Bắc, không cần suy nghĩ, ngài tìm ngay đến chùa Quy Nguyên xem việc gì đã xẩy ra,

nếu không ngài không thể yên tâm, vả lại, trong khoảng một đêm ông già đã đi mấy nghìn dặm và lại áp thuyền cho ngài lên đúng nơi đây, thật là một việc ly kỳ!Khi gần đến chùa Quy Nguyên,

Ngọc Lâm Quốc Sư nhìn thì đó là một ngôi chùa đồ sộ, nguy nga và coi rất quy mô, thảo nào cứ nghe người đồn Quy Nguyên là một tòa chùa danh tiếng.

Nhưng khi vào hẳn cửa Tam Quan, ngài thấy cảnh tượng thật hoang tàn. Trước hết ngài vào Chính Điện lễ Phật, rồi ngài định tìm một vị sư để hỏi chuyện, nhưng tìm khắp nơi trong chùa không thấy một vị sư nào cả.

Đang lúc hoang mang thì ngài thấy một vị sư già yếu đang ngồi than van trong góc một bức tường đổ, ngài liền đến vái chào rồi hỏi thăm:

- Bạch Trưởng lão, tại sao trong chùa này không có tăng chúng? Vị sư già nhìn Ngọc Lâm Quốc Sư một chặp, buông một tiếng thở dài não nuột, rồi nói qua một giọng rất đau thương:

- Đại Đức chắc từ xa mới đến nên không biết nổi khổ của chúng tôi. Đạo cao một thước, ma cao mười trượng, đây là cái nạn của Phật giáo; ai bảo là chùa Quy Nguyên không có tăng chúng?

Tăng chúng chùa Quy Nguyên đã bị ma lực đuổi đi rồi.
- Xin hỏi Trưởng lão việc gì đã xẩy ra ở đây?
- Chao ôi!
- Vị sư già lại thở dài
- Bạch Đại Đức, ngài vẫn chưa biết ngày mai này Mã Tuần phủ Hồ Bắc sẽ đến phá hủy chùa Quy Nguyên để xây lại thành ngôi Khổng Miếu à?

Tăng chúng trong chùa đều đi hết rồi, còn có mình tôi già yếu, ở lại đợi ngày mai, khi Mã đại nhân đến phá chùa sẽ đem cái thân già này liều chết với ông ta!

Nghe xong, Ngọc Lâm Quốc Sư kinh hoàng, vị sư già nói đến Mã tuần phủ Hồ Bắc có phải Tiểu Mã chăng?

Ngọc Lâm Quốc Sư đã giúp đỡ cho bao nhiêu người công thành, danh toại, nhưng ngài không nhớ những việc đó nữa, hiện giờ nghe vị trưởng lão nói đến Mã Tuần Phủ Hồ Bắc, ngài mới sực nhớ đến Tiểu Mã.

Nhưng Ngọc Lâm Quốc Sư muốn hỏi lại cho chắc chắn: - Bạch Trưởng lão, Mã đại nhân là người thế nào?

- Ái cha! Nghe đâu cái ông muốn xuống địa ngục ấy đã từng là thị giả của Ngọc Lâm Quốc Sư, mà Ngọc Lâm Quốc Sư cũng muốn xuống địa ngục nốt,

nếu không, tại sao ngài lại đi giúp đỡ tên đại ma vương ấy, tâu Hoàng Thượng cho nó làm Tuần phủ đại nhân.

Tôi già rồi, rất tiếc không còn được gặp Ngọc Lâm Quốc Sư,

chứ nếu được gặp, tôi cũng sẽ liều sống chết với ngài một phen, ngài có quyền thế, tôi đây chẳng có chi hết, nhưng tôi có thể lên trước Phật đài tố cáo ngài!Giọng vị trưởng lão chìm trong tiếng nấc,

khiến người nghe phải cảm động.Ngọc Lâm Quốc Sư thấy xấu hổ, ngài rất xúc động trước tấm lòng nhiệt thành vì đạo của vị trưởng lão những lời trách ngài không sai, lẽ ra ngài không nên giúp cho một kẻ vô ân bạc nghĩa làm quan,

nhất là chức quan to như thế!Ngọc Lâm Quốc Sư chỉ biết đem tâm tình ăn năn nói với vị trưởng lão:

- Bạch Trưởng lão! Người nói thật đúng, Ngọc Lâm và Mã Tuần phủ đều là những người không tốt nên mới khiến Phật giáo ở nơi này gặp nạn, nhưng xin người đừng lo, tôi sẽ có cách làm cho Mã Tuần phủ không dám đến phá chùa Quy Nguyên.

- Đại Đức có cách? Đừng nói chơi! Hòa thượng trụ trì và các thân sĩ địa phương đã dùng hết cách rồi, nhưng cũng vô hiệu, nghe đâu ngày mai Mã Tuần Phủ đích thân đem quân sĩ đến phá chùa!

- Không sao, tôi không những cấm Mã tuần phủ không được phá, mà còn bắt phải sửa sang lại chùa khác.

Nhưng phải nhờ Trưởng lão giúp tôi một việc mới xong.

- Sao Đại Đức nói cứng thế? Ngài muốn tôi làm việc gì? Nếu bảo tồn được ngôi Tam Bảo này thì dù có phải làm trâu, làm ngựa tôi cũng vui lòng!

- Giờ xin Trưởng lão đi tìm ngay mấy người làm đến đây, cất một cái chòi cao giữa sân chùa để tôi ngồi trên ấy, rồi bên ngoài viết mấy chữ

"Quốc Sư ở đây" thật to, thì dù Mã Tuần Phủ có cả gan đến mấy chăng nữa cũng không dám đụng đến một viên gạch ở chùa Quy Nguyên này.

- Ngài, ngài.... là Ngọc Lâm Quốc Sư? Vị Trưởng lão rất đổi ngạc nhiên và cũng rất hối hận những lời người vừa nói lúc nãy.
- Bạch Trưởng lão, đó chỉ là hư danh thôi, không đáng quan tâm, vì bảo vệ Phật pháp nên tôi không thể đừng được, mới phải nêu cái hư danh ấy lên!

Phong độ đạo mạo và khiêm tốn của Ngọc Lâm Quốc Sư đã làm cho vị Trưởng lão kính phục, vị sư già vui mừng và lập tức đi mượn người đến cất chòi, người sung sướng như đã được trông thấy Phật vậy.Hôm sau, khi chòi được cất xong,

Ngọc Lâm Quốc Sư lên ngồi để chờ Mã Tuần Phủ đến, không lâu, quả nhiên ngài thấy một đoàn chừng hơn một nghìn quân sĩ đang từ xa tiến đến, Mã Tuần Phủ ngồi trong một cái xe có tám người kéo.

Gần đến chùa Quy Nguyên, Mã Tuần Phủ đã thấy chiếc chòi cao lừng lững trước chùa, lòng ông ta tự nghĩ hôm nay sẽ phá cho bằng hết, ai còn cất chòi lên làm gì thế kia?

Đến nơi, ông ta bảo dừng xe lại, bước xuống và đưa mắt nhìn lên chòi, ông ta thấy dựng tóc gáy và mồ hôi toát ra đầy mình. Ngọc Lâm Quốc Sư đang ngồi trên chòi, phía ngoài có mấy chữ "Quốc Sư ở đây",

Mã Tuần Phủ vội nằm phục xuống đất, hơn một nghìn quân sĩ đứng há hốc miệng, vị Trưởng lão thấy thế, nói lớn:

- Quốc Sư ở đây sao các người không quỳ xuống để bái kiến? Nghe xong, quân sĩ vội vàng quỳ cả xuống, cảnh tượng lúc ấy trông như một triều đình có văn, võ bá quan triều phục! Ngọc Lâm Quốc Sư bảo Mã Tuần Phủ:
- Tiểu Mã! Ngẩng đầu lên!
- Quốc Sư ở trên, tiểu nhân không dám ngẩng đầu?

- Ngươi là kẻ vô ân bạc nghĩa, không trọng chữ tín, ta nói với ngươi những gì, ngươi còn nhớ không?
- Xin Quốc Sư rủ lòng thương, tiểu nhân vẫn còn nhớ!

- Vẫn còn nhó? Thế hôm nay ngươi đem quân sĩ đến đây làm gì? - Đó là..... tội đáng chết của tiểu nhân xin cúi đầu, mong Quốc Sư mở lượng từ bi, tiểu nhân không dám có ý nghĩ phá chùa nữa, và từ nay trở đi xin nhiệt thành ủng hộ Phật pháp, nếu không xin chịu tội hết!

Mã Tuần Phủ dập đầu xuống sân gạch, Ngọc Lâm Quốc Sư thấy con người đáng ghét mà cũng đáng thương, đối với kẻ phản phúc không thể không dạy răn, bởi vậy, ngài nói với Tiểu Mã:

- Tiểu Mã, ta hẹn cho ngươi trong vòng nửa tháng, ngươi phải sửa sang lại ngôi chùa này, trang hoàng các tượng Phật, mà phí tổn người phải chịu hoàn toàn, không được trích của công, ngươi có chịu không?

- Dạ, Tiểu nhân xin chịu trách nhiệm hoàn toàn, tạ ơn Quốc Sư! - Tha cho ngươi lần đầu, lần sau mà còn hành động phá hoại Phật pháp, nhất định ta sẽ trị tội, thôi, cho dậy!

Tiểu Mã đứng dậy, rồi như mèo mất tai, cắm đầu kéo quân rút lui.
Buổi chiều hôm ấy Mã Tuần Phủ đưa thợ nề, thợ sơn đến chùa Quy Nguyên, lúc này ông ta không còn dám hống hách.

Vị Trưởng lão thấy thế, rất sung sướng và cảm động, tuy tuổi hạc của người hơn Ngọc Lâm Quốc Sư nhiều, song người mặc cà sa ra làm lễ cảm tạ Quốc Sư, Quốc Sư từ chối, và ngài cũng luôn tay vái vị Trưởng lão.

Sau khi từ giả vị Trưởng lão ở chùa Quy Nguyên, Ngọc Lâm Quốc Sư, như hạc nội mây ngàn, lại đặt chân lên đường muôn dặm.

Hai năm trước, lúc hòa thượng Thiên Ẩn viên tịch, ngài trở về chùa Sùng Ân một lần, núi Chính Giác ngài vẫn nhớ, Thiên Hoa Am cũng không thể hoàn toàn lãng quên. Hình ảnh sư huynh Ngọc Lam và ni cô Giác Chúng thường lởn vởn trong đầu óc ngài.

Nhưng ngài chỉ nghĩ thế thôi, chứ không có ý định đến gặp họ, người đã được độ rồi thì cần gì ngài phải đến? Cõi đời còn biết bao nhiêu người đau khổ, cô đơn,

không người giúp đỡ, không ai an ủi, cho nên, ông cụ già chèo thuyền bảo ngài đến thăm Thiên Hoa Am, ngài thấy không cần thiết.

Rời chùa Quy Nguyên, Ngọc Lâm Quốc Sư đi đến chùa Giang Thiên ở Kim Sơn, ngài dấu tên tuổi và ở lại đây tham thiền ít lâu, và cũng chính ở đây, ngài đã liễu ngộ thiền cơ.

Năm ấy Ngọc Lâm Quốc Sư đã 63 tuổi, sau khi liễu ngộ, ngài thấy trên bước đường tu hành không còn gì có thể trở ngại,

ngài liền chu du các nơi tùy duyên hóa độ chúng sinh.
Ngài cứu giúp không biết bao nhiêu người thoát khỏi khổ nạn, ngài khuyến khích tăng đồ đi vân du tham học để hỏi Đạo; mỗi khi gặp thiên tai,

ngài tổ chức các cuộc cứu tế, ngài qua cả Nam Dương để cổ động phong trào truyền bá Phật giáo có tính cách quốc tế, khi ở Nam Dương về, ngài đem theo một cây Bồ Đề nhỏ và hiện giờ vẫn còn um tùm xanh tốt tại chùa Sùng Ân.

Trong những năm Ngọc Lâm Quốc Sư đi chu du hành hóa, ngài nghe nói, ở Thiên Hoa Am, Giác Chúng và các sư ni cũng thường mở hội giảng kinh, thuyết pháp, nhất là hàng năm, cứ đến mùa đông giá rét,

Giác Chúng lại mua gạo và quần áo phát cho những người nghèo khổ, điều đó làm cho Ngọc Lâm Quốc Sư hoan hỉ vô cùng. Núi Chính Giác đã trở thành một Đại Tùng Lâm, có hàng trăm tăng chúng.

Thế sự vô thường, đời người như mộng, cái thân hình đẹp đẽ tuấn tú của Ngọc Lâm Quốc Sư rốt cuộc cũng suy tàn, già yếu, mấy năm sau này, trông ngài như một vị lại đầu đà, một chiếc gậy, một gói cà sa, lang thang đây đó, không còn ai nhận ra ngài là Ngọc Lâm Quốc Sư.

Một hôm ngài đến Giang Tô thì thấy trong mình mỏi mệt, cây già chắc phải cỗi, ngài đã biết trong mình. Do đó ngài lưu lại ở chùa Pháp Vương.

Pháp Vương là một cảnh chùa đã suy đồi, ngài thấy rất thương tâm, ngài bèn quyết định đem tấm thân tàn để trùng tu lại chùa Pháp Vương mong gây chút Pháp duyên cuối cùng.

Ngọc Lâm Quốc Sư liền nói với thầy tri khách trong chùa:
- Bạch thầy tri khách: lão tăng xin tá túc mấy ngày. Thầy tri khách hỏi:
- Lão tăng ở đâu đến và sẽ định đi đâu?
- Từ chỗ không đến mà đến, và sẽ đi đến chỗ không đi!
- Không cần dùng thiền ngữ. Thầy tri khách nói.

- Chùa chúng tôi nhỏ, không có thiền thất để tiếp lão tăng. Ngọc Lâm Quốc Sư đổi giọng nói:
- Tôi đau, xin cho nghỉ ở đây ít bữa!

- Lão tăng tuổi tác quá thế này, ngộ có mệnh hệ nào, bản tự lo liệu làm sao?
- Xin đừng lo, tôi có một chiếc quạt và hai phong thư, không những không phiền lụy đến quý tự, mà nơi Đạo Tràng này chắc chắn cũng nhờ đó mà được chấn hưng.

Thầy tri khách bán tín bán nghi, nhưng là người đồng đạo, không thể từ chối, cho nên thầy phải nhận lời của Ngọc Lâm Quốc Sư.
Chưa được mấy hôm thì Ngọc Lâm Quốc Sư viên tịch! Ngài ngồi xếp bằng trên giường, tuy đã viên tịch, nhưng trông như người đang tham thiền.

Vì thấy Ngọc Lâm Quốc Sư viên tịch một cách bất ngờ, chúng tăng trong chùa đều hoảng sợ, thầy tri khách vội tìm chiếc quạt và hai phong thư di chúc của ngài.

Hai phong thư đó, một gửi cho sư huynh Ngọc Lam trên núi Chính Giác, một gửi cho Giác Chúng ở Thiên Hoa Am. Giác Chúng và Ngọc Lam là những người thế nào?

Trong chùa Pháp Vương không ai biết cả, khi dở chiếc quạt ra coi thì thấy bốn chữ "Như Trẫm Thân Lâm" và dưới mấy chữ có đóng con dấu bằng ngọc mang tên Thuận Trị Hoàng Đế.
- Ái chà! Đây là ai? Thuận Trị Hoàng Đế đã băng hà rồi, có lẽ vị khách tăng này là Ngọc Lâm Quốc Sư?

Thầy tri khách kinh ngạc hỏi vị trụ trì và giám viện.Vị trụ trì cầm lấy chiếc quạt xem, rồi nói:

- Nếu ngài là Quốc Sư thì chúng ta không thể mở được hai phong thư di chúc này, chúng ta đâu được phép động đến vật của Quốc Sư.Vị trụ trì quyết định:

- Trên chiếc quạt của ngài đã có mấy chữ "Như Trẫm Thân Lâm", chúng ta không thể để ở đây được, phải đưa trình quan huyện địa phương, một mặt cho người cầm hai phong thư này tìm đến núi Chính Giác và Thiên Hoa Am để trao tận tay cho người nhận.

- Bạch hòa thượng
- Thầy tri khách nói với trụ trì
- Ngài thường nói hai phong thư và chiếc quạt này có thể giúp chúng ta trùng tu lại ngôi Đạo Tràng này!

- Ngài nói thế hả? Nếu thật là một vị Quốc Sư mà viên tịch ở cảnh chùa nhỏ bé này, điều đó là một vinh dự lớn cho chúng ta,

ngài viên tịch mà còn làm ích lợi cho đạo, thật là một vị Quốc Sư đáng kính!Vị trụ trì vừa nói vừa đưa đôi mắt cung kính nhìn di hài của Ngọc Lâm Quốc Sư.

Nhưng vị giám viện thì cảm thấy xấu hổ và trong lòng ân hận vô cùng:

- Xấu hổ! Trong khi ngài đau yếu, chúng ta đã không săn sóc đến nơi đến chốn! Thầy tri khách nói về bệnh trạng của ngài:
- Tôi thấy như ngài đã biết trước ngày giờ viên tịch. Ngài chẳng đau ốm gì cả, vì quá già yếu nên trông chỉ có vẻ mỏi mệt mà thôi.

Khi quan huyện Hoài An thuộc Giang Tô biết tin Ngọc Lâm Quốc Sư đã viên tịch ở huyện mình tức khắc đưa hương án đến để tiếp rước chiếc quạt "Như Trẫm Thân Lâm", rồi báo về triều đình.

Không bao lâu thì tiếp được thánh chỉ của Hoàng Đế Khang Hy, ra lệnh làm lễ Quốc Táng, lại phái đại thần trong triều về chủ tọa lễ Quốc Táng, và trùng tu chùa Pháp Vương, xây tháp kỷ niệm Ngọc Lâm Quốc Sư.

Ngọc Lâm Quốc Sư để lại hai phong thư cho Ngọc Lam và Giác Chúng, trong thư nói gì, điều đó không ai biết, người ta chỉ biết hôm làm lễ hỏa táng, Ngọc Lam, Giác Chúng, Giác Đạo, và Đạo Hoằng

(Pháp danh của Thúy Hồng sau khi đã xuất gia)

đều có mặt trong số năm vạn người đến cử hành lễ hỏa táng.

Hình hài của Ngọc Lâm Quốc Sư tan theo ngọn lửa trà tỳ bốc lên, nhưng tấm lòng vì Đạo và thương người của ngài vẫn còn trong hai phong thư di chúc tồn tại với núi sông.

.Hết
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thoát Vòng Tục Lụy   Thoát Vòng Tục Lụy - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thoát Vòng Tục Lụy
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống và bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
» Điện thoại di động và cách sử dụng
» TiCa - Góc Đời_Thơ
» 10 Bài Thuốc Từ Cây Dâu
» Thơ Tú_Yên
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết-