Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Quảng Nam Quê Tôi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
HongHai



Tổng số bài gửi : 295
Registration date : 24/06/2009

Quảng Nam Quê Tôi Empty
Bài gửiTiêu đề: Quảng Nam Quê Tôi   Quảng Nam Quê Tôi I_icon13Fri 23 Oct 2009, 22:16

Tôi đoán không lầm thì bạn đã nghe người ta bàn về dân Quảng Nam ít nhất cũng hơn một lần trong đời. Hễ nhắc đến Quảng, người ta nghĩ ngay tới cái dân hay cãi. Ngoài chuyện gán cho chúng tôi là những chuyên viên cãi vã, bạn có biết thêm điều chi về xứ sở này nhỉ? Tuy tôi là một tay Quảng Nam, sự hiểu biết về con người, phong tục và tộc quán của nơi ấy chỉ có hạn; chẳng qua vì cái xứ này có nhiều thứ tức cười mà bàn hoài cũng không hết. Nói rứa thôi chớ dân Quảng không đến nỗi ngộ nghĩnh như lời đồn đãi; mà ngược lại, người quê tôi rất cởi mở và chân tình, mặc dù có pha một chút “nổ”.

Rồi đây tôi sẽ kể cho bạn đọc nghe vài mẫu chuyện nhỏ bằng giọng điệu Quảng rặt về cái “nổ duyên” của xứ này dựa vào chút kinh nghiệm và cảm xúc của mình. Nếu lập luận có lệch lạc, mong quý đồng hương Quảng Nam bỏ qua cho.

So với sự phì nhiêu của ruộng vườn đồng bằng miền Nam, Quảng Nam là một mảnh đất cằn cổi sỏi nhiều hơn lúa. Trải qua bao nhiêu thế hệ, đa số người dân thường ăn khoai sắn độn cơm, khó có thừa mấy bữa cơm độn với khoai sắn, mà nhất là trong những năm tháng chiến tranh hay bị thiên tai mất mùa. Rứa mà dân Quảng lại hàm hồ cho rằng đây là mảnh đất đào tạo ra nhân tài chớ không phải để đẻ ra lúa gạo. Đất của “Ngũ Phụng Tề Phi” đã sinh ra năm vị học giả Quảng Nam cùng đề tên bảng vàng trong khoa thi Đình tê mà (khoa Mậu Tuất hoàng triều Thành Thái năm thứ mười). Người Quảng rất tự hào về giai tích nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam này. Nói phải chớ! Nhân tài sinh ra nhiều quá, lúa làm răng mọc cho nổi?

Rứa đó! Con người Quảng Nam chúng tôi có mang một chút “dóc”. Cũng chẳng phải dóc trắng trợn mà là nói có sách, mách có chứng hẳn hoi. Nhờ cái tài hùng biện ngang xương nên chúng tôi thường cãi “thắng” dân ở các địa phương khác và trở nên nổi tiếng. Quý o, quý mệ từng hãnh diện truyền tụng cho con cháu câu ca dao là,

“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”

Tôi chẳng thấy chút lãng mạn nào tồn tại trong mưa gió đất Quảng cả, chỉ nhớ mỗi đợt bão tố kéo đến kèm theo sấm chớp đùng đùng, từng mảnh tôn sắt trên mái nhà và bẹ dừa ngoài vườn bay lượn vèo vèo trên không trung xem rùng rợn y như cảnh múa kiếm trong “Tru Tiên”, truyện kiếm hiệp Trung Quốc. Còn rượu Hồng Đào có thật hay chỉ trong truyền thuyết tới nay cũng chưa có chứng cớ chi hết trọi! Nhưng sự nồng nàn của con người Quảng là có thật. Dân Quảng tuy ăn cục nói hòn nhưng ẩn trong đôi mắt họ chứa đọng tình người và tình quê sâu đậm. Cảnh mưa thâm gan thúi đất, nắng cháy ruột thui da của đất mẹ đã nuôi dưỡng con người Quảng thành chai sạm, “thấm” cái nghiệt ngã của thời tiết và “say” hơi nồng của biển; ví như từng giọt mưa trên bãi Nam Ô đã cô đọng thành rượu Hồng Đào để làm ngất ngây người con trai Quảng. Có lẽ vì đó mà cha tôi trong lúc đi học xa quê đã mê mệt mẹ tôi, người con gái miền Nam mang cái tên gọi rất trùng hợp là Hồng Đào.

Dân Quảng Nam là rứa! Dù không nhận được nhiều ưu ái của trời đất nhưng đi đâu thì đi, họ cũng nhớ da diết cái nơi chôn nhau cắt rốn này. Tôi dám đảm bảo với bạn đọc là, hễ một anh Quảng nghe được cái giọng rổn rảng như mưa rơi trên mái tôn của đồng hương, tức thì sẽ xoay qua tay bắt mặt mừng hỏi thăm rối rít, y như vừa gặp phải bạn thâm niên mà chẳng cần biết đối phương có khoái tiếp chuyện với mình hay không nữa. Vì chung quy, họ là dân Quảng!

Thân thì thân, thương thì thương nhưng bẩm tính của người Quảng khá tiết kiệm mà đến nỗi cô bạn thân người Nam Kỳ của tôi cứ phán cho một từ xanh dờn là “kiết”! Cũng không hẳn là kiết với những người chung quanh mà còn kiết với cả bản thân mình. Bạn tôi bảo ”cứ nhìn vào món Mì Quảng thì cũng đủ thấy họ kiết cỡ nào. Một cái tô to tướng mà chỉ chan có tí tẹo nước lèo dính đáy, y như hạn hán vào mùa hè ở Quảng Nam không bằng.” Tôi được nghe một câu chuyện như thế này. Có một cậu con trai đến ra mắt gia đình cô bạn gái mang gốc gác người Quảng Nam. Trong bữa cơm trưa, cậu ngây ngô chìa cái bát ra cho bà mẹ, “Hình như bác quên chan nước lèo cho cháu”. Bà mẹ người Trung xoắn xoắn cái tô, rồi bảo, “Boác choan cho cháu nhiều nước rồi đóa chớ”. Cô gái nhìn vẻ ngạc nhiên của anh bồ, bèn giải thích, “Mì Quảng không cần nhiều nước lèo đâu anh. Anh cứ trộn trộn lên cho nước vừa đủ dính rau với mì thì ăn mới đúng điệu”. Anh chàng vui vẻ nói, “Không sao! Bác cứ chan nhiều nhiều vô dùm cháu”. Bà mẹ gắt liền, “Cái ni là mì Quảng Nôm, chớ có phải mô mì Quảng Đông mà đuòi nước nhiều với ít!” Câu chuyện mới nghe có vẻ hơi quá đáng, nhưng đó cũng tiêu biểu cho cái tính chừng mực, dứt khoát, hơi bảo thủ, kèm theo một chút khắt khe của người Trung.

Do tính bảo thủ ôm khư khư lấy cái lý của mình, người xứ Quảng bị gán cho cái biệt tật là cãi. Cãi để bảo vệ cái tôi của mình. Cãi để đề phòng bị đối phương bắt bẻ, mà dân Quảng Nam nhất là các cụ ở miền quê thì lỗi phải ghê lắm, thành thử chúng tôi luôn tranh thủ cãi phòng hờ. Cãi trước rồi tính lý sau. Cãi khi đối phương chưa kịp há miệng hắc xì. Mà đôi khi cãi không xong thì phải nói móc họng cho bõ ghét. Khổ một cái là người Trung có giọng nói khó nghe lại hay chấm dứt câu bằng những phó từ bị trại giọng như là “rứa”, “hỉ”, “răng”, “chi”, “mô”, “tề”, “nì”.v.v… thành ra càng cãi thì càng làm cho người ta bực mình. Không hiểu họ nghĩ sao lại theo trêu ghẹo giọng nói miền Nam ngọt ngào và thánh thót của mẹ tôi hoài. Chúng tôi dùng những ngôn từ địa phương mà nếu không phải là người bản xứ thì đố ai hiểu nổi. Như đang nói chuyện, người kia hỏi “răng hỉ?”, “răng rứa?” hoặc “răng tề?” dịch đại khái là “chuyện gì xảy ra?” hay “anh nói sao?” Còn như “không có chi mô” nghĩa là “không có gì”.

Nói chung, chúng tôi bị xem như là dân cứng đầu, cứng cổ, khó nghe, khó hiểu và khó ưa. Nhưng suy cho cùng đâu phải người Quảng Nam cố ý ham cãi mà là trời sanh chúng tôi ra đã như vậy. Không phải là tôi cố ý cãi để bào chữa cho cái dở của mình đâu nhé. Bạn có nghe qua địa hình thường ảnh hưởng rất mạnh đến tính tình con người chưa? T hử nhìn vào địa lý Quảng Nam. Phía tây lưng giáp núi và phía đông miệng há ra biển. Cộng thêm thời tiết khô hạn suốt sáu tháng ròng rã cùng mưa gió và bão lụt liên miên suốt sáu tháng còn lại. Quảng Nam như bị thắt thành cái eo hẹp nhỏ xíu giữa nước và non. Bị ép quá thành thử chúng tôi đành phản kháng. Hễ có dịp là nổi dậy cãi. Riết trở thành giai thoại cho cả nước đàm tiếu.

Không biết tánh cãi của dân Quảng có dính dấp gì tới truyền thuyết Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ không? Theo suy luận hàm hồ của tôi là như thế này. Khi đôi rồng, tiên này quyết định ly thân, người con trưởng được phong làm vua lập ra đời Hùng Vương thứ nhất ở ngoài Bắc. Nghe đâu ông con út, còn út ăn hết út chịu, thì được bổ ra miền Nam ở Vũng Tàu nghỉ mát. Chỉ tội nghiệp cho ông tổ Quảng Nam là con giữa bị đưa đến miền Trung khai khẩn đất hoang. Đất đai nghèo nàn, thời tiết khắc nghiệt lại phải nộp thuế cho ông anh trưởng hàng năm làm cho ông thứ đâm ra tức tối. Rứa là ông cãi. Cãi hoài chắc hẳn sinh tật. Cái tật bất trị trở thành gien di truyền cho con cháu tới ngày nay chớ chẳng phải nói chơi.

Mà khi bàn với cái màn cãi thì cần đề cập đến ngôn từ địa phương của vùng này. Tôi có nghe một câu chuyện buồn cười sau đây. Trong một lần đi hành hương lễ Phật, bà miền Nam bắt bồ rồi làm quen với một người gốc Quảng Nam rồi cả hai cùng rủ nhau ngồi nghỉ mệt dưới gốc cây bên lề đường để dùng trưa. Bà Nam lấy bánh mì ra ngồi nhâm nhi. Trời đang nắng gắt mà ăn bánh mì trét đường thì khát nước không thể tả được. Vì đường xa, mọi người trong đoàn đa số đều uống hết phần nước mang theo từ sớm. Bà nhìn chung quanh lại chẳng có thấy hàng quán hay cư dân gì cả. Bà Nam đang rầu thì bà Trung ngồi kế bên bảo, “Tui có còn một mớ củ sén. Chị ăn hong, tui chia cho.” Bà Nam mừng rỡ, “Chị cho tui xin ít”. Dưới đôi mắt chờ đợi của bà Nam, bà Trung lôi ra một bọc củ và vui vẻ chìa cho bà Nam. “Không, cám ơn chị. Tui hông đói. Chị cho tui xin ít củ sắn tươi thôi”, bà Nam hỏi. Bà Trung ngạc nhiên bảo, “Thì củ sén đây. Còn tươi đó chớ. Tui mới nấu hồi soáng nay moà”. Lúc đầu thì hai bà còn đẩy đưa khách sáo qua lại một hồi. Nhưng càng nói thì càng bị khát nước và bực dọc, bà Nam hoẹch toẹt ra, “Chị đưa cho tui rõ ràng là củ khoai mì, chớ nào phải củ sắn”. Thế là tính nhẫn nại của Bà Trung bị bứt dây liền. Bà tức vì có lòng đãi khách mà không được tiếp đón vồn vã, bèn gắt lên, “Aei nói với chị cái củ ni là củ khuai? Nó là củ sén mới phải chớ!” Thì ra người Trung gọi củ khoai mì của người Nam là củ sắn, còn người Nam gọi cái củ trắng trắng với nhiều nước cũng là củ sắn. Vậy là bắt đầu cho câu chuyện tức nghẹn họng vì “củ sắn” bà Trung và bà Nam suốt cả đoạn đường đi.

Người Quảng bây giờ bị thành thị hóa nhiều rồi. Các ông lão Quảng Nam chánh tông thì khác xa so với các ông thời nay. Lúc tôi khoảng sáu bảy tuổi, ông già làng bao giờ cũng kẹp đôi guốc gỗ ở nách thay vì mang ở chân. Tới ngõ nhà người quen mới gõ gõ đôi guốc vào nhau, nhè nhẹ xỏ vô chân rồi cẩn thận thả xuống đất. Tôi không biết ông sợ đất đau hay guốc đau nữa. Xong, ông cẩn thận lấy cái khăn đóng máng trên vai xuống và đội lên đầu. Sau đó xổ vạt áo dài đen giắt ở thắt lưng đánh một cái “phạch” cho bớt nhăn. Cuối cùng là khe khẽ gương cái dù nâu lên và đàng hoàng lên tiếng thật oai, “Bây đâu, có nhoà hong?” Trong một dịp Tế Thu, ông tới dự hơi sớm. Thấy ông vui vẻ bắt chuyện, tôi dè dặt hỏi sao không mang guốc và che dù đi đường cho khoẻ. Ông lừ mắt và phán cho một tràng, “Cái con nhỏ ni đúng loà con nít hỉ mũi chưa sạch. Mi có thấy thèng cha mô trong loàng đi guốc, đóng khăn nguoài đoàng hong? Dzô nhoà người ta thì muốn đội cái chi thì đội chớ”. Tôi cố cãi bướng, “Nhưng moà con thấy đi nguoài đoàng mới cần guốc mzới che dù, chớ dzô nhoà rồi thì đi chưn đất có răng mô!” Ông cười xoà nói nhỏ nhỏ vô tai tôi, “Moang nó đi đoàng cho dơ dáy, rách hết hoà! Thời buổi ni sắm boa cái đồ cũng méc mỏ chớ bộ rẻ răng con.” Mà trời ạ! Thời tôi còn bé, mấy ông cụ bảy tám chục tuổi thì nhất định guốc gỗ kẹp nách. Khi ra đến ruộng thì lấy nguyên đôi ra giơ lên giơ xuống làm cờ lệnh cho bọn thợ cấy coi rất là oai. Rồi ông còn thêm một câu, “Chút nữa bây huỏi mấy ông ở Điện Bàn, coi thử mấy ổng có moang guốc đi đoàng hong thì biết?” Chà! Từ trong quê ra đây cũng cả mấy chục cây số, cho dù là có đón xe đò đi chăng nữa mà không mang guốc dọc đường thì thiệt là chiếm kỷ lục chân trần!

Có lẽ đã đến lúc cần ngưng cái kiểu vạch áo cho người xem lưng này. Tôi nên bàn về những cái đẹp đơn sơ và thanh thoát như là hương bông dẻ mà tôi thường hái trong chiều thơ thẩn rong chơi ngoài đồng, một loài hoa dại gắn liền với tuổi thơ mà mãi đến mười sáu năm sau, tôi vẫn còn nhớ mùi dầu chuối thoang thoảng trong những cánh hoa sắc vàng rực rỡ. Hồi đó, tôi hay bắt chước bà Nội hái hoa dẻ chín bỏ vào túi áo cho thơm. Đã lâu quá rồi tôi chưa về thăm Quảng Nam; nơi đó có bà, người quả phụ đã sống dư trăm tuổi và chứng kiến biết bao nhiêu cuộc chiến tranh trên mảnh đất đậm mùi hương hoa dẻ và vị nồng của biển cả. Bà tôi! Đã nhiều phen đi sau linh cữu của chồng và các con; để rồi một chiều thu kia, bà tiễn chân người con cuối cùng rời xa đất Quảng, còn một mình ở lại với tuổi già hiu quạnh trong ngôi nhà cổ của dòng tộc. Có một thu buồn, tôi đề thơ tặng bà nhưng lại chưa một lần đọc cho bà nghe.

Trơ trọi ngàn cây hóng ráng tà
Chạnh buồn lữ khách dõi xa xa
Con đi Thu chuyển màu nhung nhớ
Nội ở Đông trào lệ thiết tha
Lý tưởng ba xuân hòng chí lập
Quê hương bốn bể sớt tình ra
Chiều nay lá đổ mơ về cội
Tim gõ buồn vui nhịp hỗn hòa.


Tôi xa đất Quảng đã mười mấy năm kể từ lúc còn là một cô bé vừa bước chân vào trung học. Nay ngồi vãn chuyện ngày xưa mà thấy lòng nao nao và nhớ nhớ những người thân nơi quê nhà. Sự thật thà và chất phác của họ thì đôi khi tôi nhớ ít. Cái ngồ ngộ chướng chướng thì tôi nhớ dai! Đêm đêm, những con đường đất ngoằn ngoèo vẫn ẩn ẩn hiện hiện trong cơn mơ nhưng thật xa xăm và hư ảo. Đâu đó trong sương mù Bắc Mỹ tôi mơ màng thấy tượng ông Phật trắng xóa ở chùa Hòa Mỹ với những lọn tóc xoăn xoăn mà lúc còn bé, tôi cứ suy nghĩ hoài không biết tại sao tóc Ngài lại xoăn. Ai xa quê cũng mong mỏi ngày về. Tôi xa quê đã lâu mà chưa tính ngày trở lại. Cảnh cơ cực và làm việc quá sức của mẹ cộng thêm sự thiếu vắng cha trong những ngày niên thiếu đã che mờ bao thơ mộng thời hoa bướm và trở thành một nỗi ám ảnh khó quên. Dù muốn hay không thì chất Quảng Nam rặt trong tôi đang dần dần phai; có còn lại chăng là những kỷ niệm không tên của thời thơ ấu…

Chim rẽ về đâu bóng đã tà
Đường mây thăm thẳm dệt xa xa
Phố Đà mờ ảo trong sương khói
Lặng lẽ tình tôi có nhớ nhà?


Nguyễn Hồng Hải
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Quảng Nam Quê Tôi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quảng Nam Quê Tôi   Quảng Nam Quê Tôi I_icon13Sat 24 Oct 2009, 11:39

Không ngờ Hồng Hải viết văn hay như thế! applause Vốn tiếng Việt như vầy đâu có yếu, chừng nào viết truyện kiếm hiệp đây? :tongue:

_________________________
Quảng Nam Quê Tôi Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Nguyễn Thanh Hằng



Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 15/10/2009

Quảng Nam Quê Tôi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quảng Nam Quê Tôi   Quảng Nam Quê Tôi I_icon13Sun 25 Oct 2009, 12:41

HongHai Quảng Nam Quê Tôi 238244 Quảng Nam Quê Tôi 238244 Quảng Nam Quê Tôi 238244 Quảng Nam Quê Tôi 238244 Quảng Nam Quê Tôi 238244 lời văn thật thà, cảm ơn đã cho Thanh Hằng đọc một bài hay
Về Đầu Trang Go down
HongHai



Tổng số bài gửi : 295
Registration date : 24/06/2009

Quảng Nam Quê Tôi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quảng Nam Quê Tôi   Quảng Nam Quê Tôi I_icon13Mon 26 Oct 2009, 19:22

hì hì hì Thầy Ái hi nghe được hả thầy .... Cám ơn thầy. Thật ra mà nói em nhờ thầy (& thêm các huynh tỉ muội) giũa cái thơ Đường của em thì mới lò ra mấy cái dốt thầy ơi....Cho nó đỡ dốt chút :mim: Hy vọng có ngày em dò theo chân thầy đi múa kiếm .... Nhưng mà ngó bộ ngày đó còn xa. ... Em còn lo múa võ ở nhà mà Very Happy

Hi Thanh Hằng! Thấy TH đi qua đi lại trong ĐVTC thiệt là nhẹ nhàng & dễ thương mà HH chưa dám mò vô chào hỏi....Cho HH làm quen tí hon
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Quảng Nam Quê Tôi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quảng Nam Quê Tôi   Quảng Nam Quê Tôi I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Quảng Nam Quê Tôi
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Hồng Hải-