Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Today at 14:22

Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Today at 08:14

Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Today at 07:49

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:24

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:57

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Fri 04 Oct 2024, 10:19

Lục bát by Tinh Hoa Fri 04 Oct 2024, 07:29

7 chữ by Tinh Hoa Wed 02 Oct 2024, 12:22

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55

Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15

5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:22

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:14

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44

Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57

8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Mon 23 Sep 2024, 22:39

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Sun 22 Sep 2024, 01:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Fri 20 Sep 2024, 09:44

Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Thu 19 Sep 2024, 10:42

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Wed 18 Sep 2024, 22:24

Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Mon 16 Sep 2024, 20:09

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Mon 16 Sep 2024, 06:46

Đường luật by Tinh Hoa Mon 16 Sep 2024, 06:08

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7174
Registration date : 01/04/2011

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974   Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 I_icon13Sat 14 Sep 2024, 08:40

“Kỳ thi Tú tài IBM” ở Sài Gòn năm 1974 – Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng

Đông Kha



Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Ibm-7510



Kỳ thi tú tài niên khóa 1973-1974 ở miền Nam không chỉ đặc biệt vì là kỳ thi cuối cùng mà còn bởi lần đầu tiên Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH áp dụng máy điện toán IBM (International Business Machines) để chấm thi tú tài.



Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Ibm-510



Máy điện toán đã xuất hiện từ năm 1924, nhưng vào những năm thập niên 70 tại Việt Nam, chúng vẫn còn hiếm. Ngay cả thuật ngữ “máy điện toán” hay “máy tính điện tử” cũng chưa phổ biến. Để chấm thi bằng máy điện toán, Bộ Quốc Gia Giáo Dục hợp đồng với một đơn vị quân đội Mỹ, sử dụng máy IBM đặt trong căn cứ quân sự với chuyên viên vận hành là quân nhân. Máy IBM thời đó to như một chiếc tủ lớn, dây điện chằng chịt.



Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Ibm-310



Máy IBM chỉ chấm bài trắc nghiệm theo mẫu. Học sinh được làm thử trước bài trắc nghiệm và hướng dẫn cụ thể cách làm bài thi để máy có thể chấm tự động, như sử dụng loại bút nào, đánh dấu câu trả lời thế nào để hợp lệ. Bài thi không đúng “kỹ thuật” sẽ bị loại. Nha khảo thí dự liệu trường hợp bài thi không hợp lệ, nên điều thêm giám khảo chấm “tay” những bài này. Dù có cả người và máy chấm, kỳ thi đó vẫn gọi là tú tài IBM.



Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Ibm-210



Kỳ thi tú tài IBM được tiến hành vào năm 1974, nhưng kế hoạch đã đề xuất từ năm 1972. Theo tờ nhật báo Hòa Bình, ông Ngô Khắc Tỉnh – Tổng trưởng Giáo dục, tiết lộ vào năm 1972 rằng kỳ thi có thể được tổ chức theo lối trắc nghiệm tùy địa phương và sẽ được chấm bằng máy IBM.

Ông Ngô Khắc Tỉnh cho biết Bộ Giáo dục đang nghiên cứu bãi bỏ kỳ thi tú tài 1 nhưng gặp khó khăn do ảnh hưởng lớn đến Bộ Quốc phòng và việc kiểm soát các trường tư thục. Vì thế, việc bãi bỏ kỳ thi tú tài 1 có thể không thành và Bộ phải nghĩ đến việc tổ chức các kỳ thi trắc nghiệm do địa phương đảm trách, rồi gửi bài về trung ương hoặc chấm tại chỗ nếu có máy IBM.



Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Ibm-4-10



Vì thiếu chuyên viên và máy IBM chưa đầy đủ, nên các cải tổ quan trọng về thi cử chưa thể thực hiện ngay. Tuy nhiên, đến niên khóa 1972-1973, hy vọng có những đổi mới toàn diện. Thực tế, kỳ thi tú tài IBM diễn ra năm 1974.

Trước kỳ thi, có nhiều ý kiến trái chiều về sự chuẩn bị của Bộ Giáo Dục và việc chấm thi trong căn cứ quân sự. Ông Nguyễn Thanh Liêm, chánh thanh tra, thứ trưởng giáo dục, cho biết: Nha khảo thí đã ký khế ước với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ từ ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển đến các con số thống kê cần thiết.



Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Tu-tai10



Đề thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng từ niên khóa 1965-66 cho môn Công Dân-Sử Địa. Nhưng phải đến 1974, toàn bộ các môn thi tú tài mới gồm toàn những câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi được huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với học sinh để điều chỉnh câu trắc nghiệm cho thích hợp.

Điểm thi được chấm bằng máy IBM 1230, sau đó chuyển sang máy 534 để đục lỗ và đọc điểm. Điểm thô được chuyển ra điểm tiêu chuẩn, tính percentile và thứ hạng trúng tuyển. Nhóm mẫu và nhóm định chuẩn được lựa chọn kỹ càng theo phương pháp khoa học.

Bằng tú tài IBM ghi hạng trúng tuyển và điểm từng môn thi. Kết quả kỳ thi tú tài IBM cho thấy tỷ lệ đậu cao hơn so với các kỳ thi trước đó. Tổng số thí sinh ghi tên trong khóa 1 năm 1974 là 142.356, nhưng chỉ 129.406 dự thi, trong đó 53.868 thi đậu (41,6%). Khóa 2 có 94.606 ghi tên nhưng chỉ 76.494 dự thi và 8.607 thi đậu (11,3%).

Người đậu tú tài có nhiều lựa chọn, nhưng kẻ rớt thì đối mặt với việc nhập ngũ, đặc biệt là nam sinh trong bối cảnh chiến tranh ác liệt giai đoạn 1970-1975.

Các kỳ thi ở miền Nam từ 1954 đến 1974 bao gồm thi Tiểu học, Trung học đệ nhất cấp, Tú tài 1 và Tú tài 2. Từ năm 1967, Bộ Giáo dục đã dần loại bỏ các kỳ thi nặng nề. Năm 1974, chỉ còn một kỳ thi tú tài IBM. Sau năm 1975, kỳ thi quốc gia được phục hồi, nhưng có nhiều thay đổi và cải tiến.

GS Dương Đình Đống – một giám thị trong kỳ thi Tú tài IBM duy nhất của Việt Nam, kể lại trải nghiệm của mình. Trước kỳ thi hơn một tháng, Bộ Giáo Dục yêu cầu các trường chọn giám khảo công bằng và liêm khiết. Ông được cử làm giám thị và giám khảo tại Nha Trung học số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Nhất, Sài Gòn.

Theo quy định, thí sinh dùng bút chì 2B để đánh dấu câu trả lời. Các giám khảo phải hết sức liêm chính vì mỗi tờ giấy thi có ghi rõ tên thí sinh. Bộ Giáo Dục thuê máy IBM của quân đội Mỹ, cơ sở đóng ở Tân Sơn Nhứt, nơi rất lạnh và các giám khảo phải mang áo ấm. Nhà đặt máy IBM rộng lớn và máy chấm bài tự động, nhưng các bài không hợp lệ phải chấm tay.

GS Dương Đình Đống kể lại sự khó khăn và kỷ luật nghiêm ngặt trong quá trình chấm thi. Các giám khảo làm việc trong điều kiện lạnh khắc nghiệt, không được nói chuyện và phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt.

Sau đây, mời các bạn đọc nguyên văn bài viết của GS Dương Đình Đống:

Đó là một kỳ thi đặc biệt, lạ lùng nhất thời đó, theo sáng kiến của Ông Bộ Trưởng Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh và các cố vấn của ông vào cuối thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Trước kỳ thi lối hơn 1 tháng, một thông cáo từ Bộ Giáo Dục ở Sài Gòn, qua Nha Trung học, về các trường, yêu cầu chọn gởi về Nha đề nghị các Giám khảo kỳ thi này phải là các Giáo sư có thành tích công bằng và liêm khiết!

Trường Nguyễn Huệ – Tuy Hòa sau đó chọn duy nhất mình tôi, mà sau này, trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ tôi mới được biết.

Theo Sự vụ lệnh, tôi được cử làm Giám thị ở trường THPT Lương Văn Can ở quận 8 và làm Giám khảo tại Nha Trung học số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Nhứt – Sài Gòn.

[…]

Cho đến năm 1974, hầu hết người Việt vẫn xa lạ với 3 chữ “máy điện toán”, kể cả giới học đường.

Nói đi thi Tú Tài IBM mà hầu như nhiều thầy trò chưa thể mường tượng ra đó là cái gì. Trước đó vài năm các thầy cô “tiến bộ” đã cho học sinh làm “trắc nghiệm” mà các em quen gọi là “a, b, c khoanh”, nghĩa là các thầy cô – nhất là các bộ môn như văn sử, địa, triết (các môn văn chương và xã hội) dùng lối trắc nghiệm này ra đề cho học sinh ở lớp cho “dễ chấm, chấm mau”. Với lối này, mỗi câu hỏi có 3 hoặc 4 câu đáp mà học sinh sẽ phải chọn câu đúng nhất khoanh lại (hay đánh chéo). Còn các câu hỏi có tính cách tự luận như Toán, Lý, Hóa, Sinh vật rất ít khi dùng vì hơi khó ra đề (Khó và mất nhiều công sức chứ không phải không thể).

Trong trường Nguyễn Huệ, nhiều thầy Toán, Lý, Hóa đă ra các đề thi trắc nghiệm cho học sinh. Ví dụ, đề Toán có 3 hoặc 4 đáp án khác nhau ứng với a, b, c hay a, b, c, d; thí sinh phải tự giải và chọn câu chính xác nhất. Điều này buộc thí sinh phải biết cách giải bài, chẳng những thế, còn phải giải cho thật đúng trước khi đánh dấu vào các ô chữ, chứ không thể nhắm mắt đánh cầu may như trong các đề văn chương hoăc xã hội được.

Có lẽ Bộ Giáo Dục muốn giới trí thức, nhất là học sinh, sinh viên mình mau mau bắt kịp thế giới văn minh bên ngoài nên cho áp dụng ngay từ năm 1974 lệ thi Tú Tài IBM, thi cho tất cả 8 môn học: Văn, Sử, Địa, Triết, Toán, Lý, Hóa và Sinh vật.

Theo qui định, các thí sinh phải dùng bút chì 2B, loại bút chì có nét mềm và tương đối đậm màu để đánh dấu chéo (x) vào các ô tròn phía dưới các chữ a, b, c, d (hay A, B, C, D). Học sinh không được dùng các loại bút bi, bút mưc hay các loại bút chì 1B, 3B, vì như vậy máy không thể chấm được và chỉ có thể chấm tay bằng mắt thường. Vì thế, cần có thêm các Giám khảo (người) chấm bài.

Mặt khác trên mỗi tờ giấy thi mỗi môn của thí sinh (tờ A4) có ghi rõ tên, họ, ngày tháng năm sinh của thí sinh cùng địa chỉ và không thể cắt phách được. Các Giám khảo có thể nhìn vào đó mà biết rõ bài thi của ai, ở đâu. Vì thế đòi hỏi Giám khảo hết sức liêm chính!

Giám khảo chúng tôi được chia làm 3 tốp, mỗi tốp lại chia riêng làm 8 bộ môn: Văn, Triết, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa và Sinh vật. Khi chấm bài thì bộ môn nào ngồi tách biệt theo bộ môn đó.

Bộ Giáo Dục không có máy IBM, phải thuê của quân đội Mỹ, cơ sở đóng ở Tân Sơn Nhứt, rất rộng lớn, có tường rất cao, nằm bên kia đường Trường Sơn (tên đường mới bây giờ), đối diện với phi trường Tân Sơn Nhứt. Mỗi tốp như vậy làm việc mỗi ngày lối 5 giờ: Từ 6 đến 11 giờ; 12 đến 17 giờ, và 18 đến 23 giờ. Ăn uống tự túc. Các tốp phải có mặt ở số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 giờ trước khi vào ca của mình. Các tốp được sắp xếp luân phiên các ca cho công bằng và đỡ chán. Đến giờ định, các chiếc xe hải âu màu vàng của Mỹ do chính các tài xế nguời Mỹ lái, chạy không ngừng từ đó vào thẳng căn cứ D.A.O.

Người Mỹ rất kỷ luật, đúng giờ, nhất là tuyệt đối giữ im lặng và bí mật. Suốt cả tháng làm việc, từ các tài xế đến các nhân viên trong căn cứ, không hề nói chuyện với bất cứ ai trong chúng tôi. Chúng tôi được thông báo mang theo áo ấm và ai ngồi đâu phải ngồi chỗ đó suốt buổi làm việc, không được chạy lộn xộn, không được nói chuyện ồn ào.

Muốn vào phòng máy phải đi qua 3 dãy nhà, đúng hơn là 3 luồng nhà nối tiếp nhau; mỗi luồng có độ lạnh khác nhau, lạnh dần từ ngoài vào trong. Nhà trong cùng nơi đặt máy là nơi lạnh nhất.




Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Ibm-610



Ngày đầu, giám khảo nào tự thấy mình khỏe, không đem theo áo ấm, khi gặp phải cái lạnh khủng khiếp nơi phòng để máy phải run lập cập, thất kinh! Nhà đặt máy to bằng nửa sân vân động, đặt hàng vài trăm cái máy IBM to và cao bằng những tủ đứng lớn quay lưng vào nhau.

Chỉ những người Mỹ lo việc chạy máy chấm bài, nhưng trong lúc chúng tôi làm việc thì không thấy bóng dáng người Mỹ nào cả mà chỉ thấy nhiều chồng bài đã xếp sẵn chờ đợi chúng tôi: Đó là những bài thi không hợp lệ bị máy loại ra, phải chấm lại bằng tay […]



Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Ibm-110



Kỳ thi tú tài IBM là một kỳ thi đặc biệt và lạ lùng, đánh dấu sự cải tiến và hiện đại hóa trong hệ thống giáo dục VNCH. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh những khó khăn và thách thức trong việc áp dụng công nghệ mới vào thi cử trong bối cảnh chiến tranh và tình hình đất nước lúc bấy giờ.

(Nguồn: nhacxua.vn)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974   Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 I_icon13Sun 15 Sep 2024, 16:35

Có nhiều chuyện xoay quanh kỳ thi Tú Tài IBM đầu tiên và độc nhất này!   Very Happy

Trước nhất nên biết năm 1972 là năm tổ chức kỳ thi Tú Tài I phổ thông cuối cùng ở miền Nam. Năm 1973 không có thi nên những học sinh có điểm học bạ lớp 11 trên trung bình (gần như 100%) đương nhiên được lên lớp 12. Thí sinh Tú Tài IBM năm 1974 học một mạch từ lớp 6 tới lớp 12 (trừ khi nhảy lớp học không đủ) chưa phải trải qua kỳ thi tuyển loại bớt những học sinh kém, lười học, do tỷ lệ đậu Tú Tài I thông thường sau 2 khoá chừng độ 20%. Vì vậy trình độ thí sinh nói chung cách biệt rất lớn so với những năm trước.

Thứ nhì là mọi người đều cho rằng kỳ thi Tú Tài IBM 1974 quá dễ. Tỷ lệ đậu hơn 40% cho khoá 1 với khoảng 2000 học sinh đậu hạng Ưu B (tức là Tối Ưu) và hàng chục ngàn đậu hạng Ưu. Trong khi đó ở những năm trước, toàn miền Nam đạt hạng Tối Ưu chỉ có 1 người hoặc không có người nào. Hạng Ưu thì được vài chục người. Có những thí sinh chưa học lớp 12 dự thi vẫn đậu, có thể là hạng cao nữa.

Đáng kể là báo chí hồi đó có đăng chuyện chị em nhà họ Chử ở Đà Lạt, cả 4 người mà người trẻ nhất 15 tuổi đang học lớp 9, đều đậu Tú Tài IBM với 2 hạng Ưu và 2 hạng Ưu B. Làm thế nào để họ đủ điều kiện ghi danh dự thi được thì AH không biết!

Một tờ báo cũng vẽ biếm hoạ kể chuyện cười như sau:

Một phóng viên làm cuộc phỏng vấn một thí sinh vừa trúng tuyển Tú Tài IBM với hạng Ưu:
_ Cậu vui lòng cho độc giả biết kinh nghiệm làm cách nào cậu có thể trúng tuyển Tú Tài IBM với thứ hạng cao như vậy?

Thí sinh trả lời:
_ Xin bác viết sẵn 4 câu trả lời A, B, C, D để cháu chọn, chớ bác hỏi thế làm sao cháu biết đường trả lời?!  

lol2

Theo người hiểu chuyện kể lại, trước khi ra đề thi chính thức, Bộ Giáo Dục tuyển lựa một số học sinh làm bài thử nghiệm để đánh giá trình độ học sinh mà ra đề cho phù hợp. Đám học sinh này sợ làm bài tốt quá khi thi chính thức sẽ phải gặp đề thi khó hơn nên hè nhau cố tình làm bài thật kém. Phần khác, đây là kỳ thi đầu tiên thay đổi cách thức thi nên chính quyền cũng sợ dư luận phản đối nếu chẳng may thí sinh rớt quá nhiều, nhất là đa số nam sinh trường hợp không đậu sẽ phải lên đường nhập ngũ. Kết quả là Bộ Giáo Dục cho đề trình độ thấp dưới mức trung bình.

:potay:

_________________________
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7174
Registration date : 01/04/2011

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974   Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 I_icon13Fri 20 Sep 2024, 09:43

Ai Hoa đã viết:
Có nhiều chuyện xoay quanh kỳ thi Tú Tài IBM đầu tiên và độc nhất này!   Very Happy

Trước nhất nên biết năm 1972 là năm tổ chức kỳ thi Tú Tài I phổ thông cuối cùng ở miền Nam. Năm 1973 không có thi nên những học sinh có điểm học bạ lớp 11 trên trung bình (gần như 100%) đương nhiên được lên lớp 12. Thí sinh Tú Tài IBM năm 1974 học một mạch từ lớp 6 tới lớp 12 (trừ khi nhảy lớp học không đủ) chưa phải trải qua kỳ thi tuyển loại bớt những học sinh kém, lười học, do tỷ lệ đậu Tú Tài I thông thường sau 2 khoá chừng độ 20%. Vì vậy trình độ thí sinh nói chung cách biệt rất lớn so với những năm trước.

Thứ nhì là mọi người đều cho rằng kỳ thi Tú Tài IBM 1974 quá dễ. Tỷ lệ đậu hơn 40% cho khoá 1 với khoảng 2000 học sinh đậu hạng Ưu B (tức là Tối Ưu) và hàng chục ngàn đậu hạng Ưu. Trong khi đó ở những năm trước, toàn miền Nam đạt hạng Tối Ưu chỉ có 1 người hoặc không có người nào. Hạng Ưu thì được vài chục người. Có những thí sinh chưa học lớp 12 dự thi vẫn đậu, có thể là hạng cao nữa.

Đáng kể là báo chí hồi đó có đăng chuyện chị em nhà họ Chử ở Đà Lạt, cả 4 người mà người trẻ nhất 15 tuổi đang học lớp 9, đều đậu Tú Tài IBM với 2 hạng Ưu và 2 hạng Ưu B. Làm thế nào để họ đủ điều kiện ghi danh dự thi được thì AH không biết!

Một tờ báo cũng vẽ biếm hoạ kể chuyện cười như sau:

Một phóng viên làm cuộc phỏng vấn một thí sinh vừa trúng tuyển Tú Tài IBM với hạng Ưu:
_ Cậu vui lòng cho độc giả biết kinh nghiệm làm cách nào cậu có thể trúng tuyển Tú Tài IBM với thứ hạng cao như vậy?

Thí sinh trả lời:
_ Xin bác viết sẵn 4 câu trả lời A, B, C, D để cháu chọn, chớ bác hỏi thế làm sao cháu biết đường trả lời?!  

lol2

Theo người hiểu chuyện kể lại, trước khi ra đề thi chính thức, Bộ Giáo Dục tuyển lựa một số học sinh làm bài thử nghiệm để đánh giá trình độ học sinh mà ra đề cho phù hợp. Đám học sinh này sợ làm bài tốt quá khi thi chính thức sẽ phải gặp đề thi khó hơn nên hè nhau cố tình làm bài thật kém. Phần khác, đây là kỳ thi đầu tiên thay đổi cách thức thi nên chính quyền cũng sợ dư luận phản đối nếu chẳng may thí sinh rớt quá nhiều, nhất là đa số nam sinh trường hợp không đậu sẽ phải lên đường nhập ngũ. Kết quả là Bộ Giáo Dục cho đề trình độ thấp dưới mức trung bình.

:potay:


cám ơn Thầy chia sẻ! :bong:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7174
Registration date : 01/04/2011

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974   Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 I_icon13Fri 20 Sep 2024, 09:44

Chuyện gác chấm thi tú tài trước ’75

Lâm Vĩnh Thế


Sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Ban Sử Địa, vào năm 1963, tôi được Bộ Giáo Dục bổ nhiệm về phục vụ tại Trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa (Bến Tre). Thời gian dạy học của tôi tại Trường Kiến Hòa tương đối ngắn ngủi, chỉ có 3 năm (1963-1966), nhưng chính trong thời gian ngắn ngủi này tôi đã có được cơ hội đi làm Giám Thị (coi thi) và Giám Khảo (chấm thi) các kỳ thi Tú Tài (I và II) trong 3 mùa hè của các năm 1964, 1965 và 1966.

Vào thời gian này, tại phía cực Nam lãnh thổ của Viêt Nam Cộng Hòa, tức là vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giáo Dục chỉ tổ chức các Hội Ðồng Giám Thị coi thi Tú Tài I và II tại Mỹ Tho và Cần Thơ mà thôi.

Hội Ðồng Giám Khảo chấm thi thì chỉ tổ chức tại Sài Gòn; tất cả các bài thi từ Mỹ Tho và Cần Thơ đều được mang về chấm tại Sài Gòn. Ðịa điểm của các Hội Ðồng Giám Khảo luôn luôn được đặt tại các trường trung học công lập lớn của Sài Gòn là các trường Petrus Ký, Chu Văn An, Gia Long và Trưng Vương.

Chuyện Gác Thi

Trước ngày thi độ 1 tuần lễ, anh chị em giáo sư chúng tôi nhận được Sư Vụ Lệnh và Lộ Trình Thư của Nha Trung Học cử đi làm Giám Thị và Giám Khảo tại các hội đồng thi. Việc di chuyển đến các địa điểm của các hội đồng thi hoàn toàn tự túc.

Khi đến nơi thì chúng tôi vào trình cho thư ký của Hội Đồng Thi các giấy tờ nói trên để được đóng dấu xác nhận đã trình diện. Vì Mỹ Tho rất gần Sài Gòn, buổi chiều, sau khi coi thi xong, chúng tôi có thể trở về Sài gòn (hay Kiến Hòa) dễ dàng nên chuyện ngủ lại ban đêm tại Mỹ Tho không đặt thành vấn đề.

Nhưng Cần Thơ thì xa, và đường đi thì phải qua 2 cái bắc (gốc từ chữ Pháp là “bac = phà”; chữ phà thường chỉ dùng trong ngôn ngữ viết, trong ngôn ngữ nói, người Miền Nam luôn luôn dùng chữ “bắc”) Mỹ Thuận và Cần Thơ nên Hội Đồng Thi thường tổ chức chổ ngủ cho các nam Giám Thị ngay tại Trường Nam Trung Học Phan Thanh Giản, và các nữ Giám Thị tại Trường Nữ Trung Học Ðoàn Thị Ðiểm.

Chuyện ăn uống thì các giám thị phải hoàn toàn tự túc. Sau khi kỳ thi kết thúc, trở về trường, anh chị em giáo sư chúng tôi sẽ nộp lại các tờ Sự Vụ Lệnh và Lộ Trình Thư để nhà trường làm thủ tục với Nha Trung Học và, sau một thời gian, chúng tôi sẽ lãnh được tiền trợ cấp cho suốt thời gian coi và chấm thi đó.

Nếu tôi nhớ không lầm thì phụ cấp đó được gọi là Phụ Cấp Vãng Phản và số tiền trợ cấp là 250 đồng / một ngày, một số tiền khá lớn, cao hơn chi phí mà anh chị em giáo sư chúng tôi phải chi ra trước khá nhiều, nên có thể coi như là một dạng “bonus.”

Những dịp đi coi thi như vậy đem lại cho chúng tôi nhiều niềm vui. Trước hết là niềm vui được đi viếng thăm Mỹ Tho và nhứt là Cần Thơ vốn nổi tiếng là Tây đô. Trong nữa đầu của thập niên 1960, các kỳ thi Tú Tài luôn luôn gồm 2 phần: phần thi viết và phần thi vấn đáp (phần vấn đáp sẽ bị loại bỏ hẳn từ năm 1968).

Phần thi viết chỉ gồm các môn học chánh của từng Ban, còn phần vấn đáp thì gồm tất cả các môn đã học trong suốt niên khóa. Thí dụ: Thi Tú Tài I Ban A, phần thi viết sẽ gồm: 1 bài Luận Văn (cho môn Việt Văn), 1 bài Toán, 1 bài Lý Hóa, và 1 bài Vạn Vật; phần thi vấn đáp thì ngoài 4 môn chánh vừa kể sẽ có thêm các môn Pháp Văn, Anh Văn, và Sử địa. Kỳ thi viết thường được tổ chức trãi dài trong 2 tuần lễ: bắt đầu vào một ngày Thứ Năm trong tuần và kết thúc vào vào một ngày Thứ Ba của tuần lễ kế tiếp.

Lý do có thể là để cho thí sinh không bị quá căng thẳng trong 4 ngày thi liên tiếp trong một tuần. Vì vậy anh chị em giáo sư chúng tôi đi coi thi được nghĩ xã hơi trong một cuối tuần trong thời gian thi.

Chúng tôi nhân cơ hội đó đi thăm viếng các danh lam thằng cảnh trong thành phố hay các vùng phụ cận. Tôi còn nhớ có một năm đi coi thi ở Cần Thơ, tôi và một vài người bạn đã đi thăm Long Xuyên trong thời gian nghĩ này. Nhờ vậy, tôi được biết thêm 1 bến phà nữa là bắc Vàm Cống.

Nói đến các bến bắc ở Miền Tây thì không thể quên được bắc Mỹ Thuận trong đoạn Quốc Lộ 4 giữa Mỹ Tho và Vĩnh Long. Bến bắc Mỹ Thuận được xây dựng vào khoảng năm 1910, với 2 bờ Bắc và Nam cách nhau khoảng 1 km.[1] Ðây là bến bắc quan trọng nhứt ở Miền Tây với một số lượng xe cộ qua lại hàng ngày rất lớn.

Hai bên bờ của bến phà, hàng quán rất nhiều, bán đủ các loại đặc sản của Miền Tây: trái cây (ổi xá lị, xoài voi, mảng cầu…), ốc gạo, chim (ốc cao, vỏ vẻ, chàng nghịt…), chuột đồng, vv. Trong các quán cơm, du khách có thể ăn cơm dĩa (thịt sườn nướng, tôm càng kho tàu, vv.), hay cơm bửa với cá kho tộ, canh chua cá bông lau, vv.

Việc kẹt xe ở bến phà Mỹ Thuận xảy ra khá thường. Có một lần tôi tận mắt chứng kiến. Ðó là Hè năm 1965, khi tôi đi coi thi ở Cần Thơ. Còn cách bến phà Mỹ Thuận độ gần 5 km thì cả đoàn xe đã bị kẹt cứng lại.

Lý do: một đoàn quân xa mấy trăm chiếc đang được ưu tiên qua phà, tất cả xe cộ đều phải đậu lại chờ. Nghe nói hình như hôm đó cả một trung đoàn của Sư Ðoàn 9 Bộ Binh được lệnh đi hành quân.

Những ngày như vậy bà con hai bên bờ bến phà làm ăn rất khá. Ngày nay với hai cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ đã xây xong và đưa vào sử dụng, bến phà không còn nữa, những chuyện này đã thuộc về dĩ vãng.

Ðối với các anh em nam giáo sư trẻ tuổi còn độc thân, đi gác thi Tú Tài còn có một niềm vui khác nữa. Ðó là cơ hội gặp gỡ, làm quen, tìm hiểu một bạn gái và có thể tiến đến chuyện lập gia đình.

Cơ hội này có được là do việc sắp xếp tổ chức các Hội Ðồng Giám Thị các kỳ thi Tú Tài ấn định bởi các cơ quan có trách nhiệm của Bộ Giáo Dục. Ban Chỉ Huy của Hội Ðồng bao giờ cũng gồm có ba người: một Chánh Chủ Khảo, một Phó Chủ Khảo và một Thư Ký, tất cả đều là Giáo Sư Trung Học Ðệ Nhị Cấp với hai vị Chánh và Phó Chủ Khảo thường là những giáo sư đã có nhiều năm thâm niên công vụ, đã hoặc đang đãm nhận các chức vụ Hiệu Trưởng hay Giám Học tại các trường trung học đệ nhị cấp.

Bên dưới Ban Chỉ Huy là các vị Giám Thị sẽ phụ trách các phòng thi. Mỗi phòng thi luôn luôn có hai Giám Thị, một người là Giám Thị 1 là Trưởng Phòng, và một người là Giám Thị 2 phụ tá cho vị Trưởng Phòng.

Giám Thị 1 luôn luôn là 1 Giáo Sư Trung Học Ðệ Nhị Cấp, và Giám Thị 2 luôn luôn là 1 Giáo Viên Tiểu Học tại địa phương, và thường là một nữ giáo viên.

Thật sự đã có một số trường hợp tiến đến hôn nhân hạnh phúc, và bản thân tôi thì biết khá rõ một trường hợp cụ thể của một bạn giáo sư đồng nghiệp cùng phục vụ tại Trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa.

Trong ngày thi, trước giờ thi khoảng một giờ, địa điểm thi (thường là các trường trung hay tiểu học tại địa phương) sẽ mở cửa để các thí sinh vào tìm phòng để ngồi vào bàn theo đúng số báo danh của mình, được viết bằng phấn trắng ngay trên bàn.

Việc sắp xếp phòng thi đã được Ban Chỉ Huy của Hội Ðồng Thi thực hiện vào ngày hôm trước. Nếu phòng học chỉ gồm những bàn nhỏ thì mỗi thí sinh ngồi một bàn; nếu phòng gồm các bàn lớn thì có thể xếp hai thí sinh một bàn, mỗi thí sinh ngồi một đầu bàn để họ không thể nhìn bài của nhau.

Các Giám Thị phải có mặt tại phòng Hội Ðồng khoảng một giờ trước giờ thi để nghe các chỉ thị của vị Chánh Chủ Khảo về việc coi thi và để biết mình sẽ phụ trách phòng thi nào. Giám Thị 1 của từng phòng thi sẽ phụ trách mang tất cả các giấy tờ liên quan về phòng thi: danh sách thí sinh sắp xếp theo số báo danh, và giấy thi để thí sinh làm bài thi.

Các Giám Thị sẽ đi kiểm soát giấy tờ tùy thân và giấy báo danh của từng thí sinh, sau đó họ sẽ ký tên vào giấy thi trước khi phân phát cho các thí sinh. Ðề thi đựng trong phong bì dán kín sẽ được vị Thư Ký của Hội Ðồng Thi mang đến giao tận tay cho vị Giám Thị 1 tại từng phòng thi độ 5 hay 10 phút trước khi giờ thi bắt đầu.

Giờ thi sẽ được báo bằng tiếng trống, hay tiếng kẻng, hay chuông điện (tùy địa điểm). Giám Thị 1 sẽ xé phong bì để lấy đề thi ra và hai vị giám thị sẽ chia nhau phát đề thi cho các thí sinh. Kỳ thi thực sự bắt đầu.

Nhiệm vụ chính yếu của các vị giám thị phòng thi là kiểm soát việc làm bài thi của các thí sinh trong phòng mình phụ trách, không để thí sinh “đánh phép.” Nếu theo đúng nguyên tắc của Bộ Giáo Dục đề ra thì khi bắt được thí sinh sử dụng tài liệu trong lúc làm bài thi các Giám Thị phải tịch thu giấy làm bài thi, các tài liệu, và lập biên bản, Chánh Chủ Khảo sẽ ký biên bản và trình về cho Bộ.

Thí sinh đương nhiên sẽ bị đánh rớt trong kỳ thi đó, và sẽ bị cấm thi một thời gian sau đó (có thể 1 hoặc 2 năm). Bản thân tôi cũng có một vài kinh nghiệm về việc bắt thí sinh gian lận trong các kỳ thi Tú Tài như sau.

Chuyện thứ nhứt xảy ra vào Hè năm 1964, trong kỳ thi Tú Tài I Ban A, Khóa I, địa điểm thi là Trường Nam Tiểu Học tại Mỹ Tho khi tôi bắt được một nam thí sinh ngồi tại một bàn ở cuối phòng đánh phép.

Tôi không lập biên bản, chỉ tịch thu tài liệu, xé bỏ tờ giấy thi đang làm và phát cho thí sinh đó một tờ giấy thi mới. Kỳ thi qua đi và tôi cũng quên đi việc này cho đến khi hết hè, trở về trường trong năm học mới 1964-1965.

Một hôm, vào khoảng cuối tháng 10, tôi đi ăn trưa trong chợ Kiến Hòa cùng với mấy người bạn dạy chung trường (lúc đó bà xã tôi đã về Sài Gòn ở bên ba mẹ vợ tôi để chờ sanh đứa con đầu lòng của chúng tôi), tôi mới được biết thí sinh bị tôi bắt đánh phép trong kỳ thi vừa qua chính là một đồng nghiệp của chúng tôi tại trường Kiến Hòa.

Ðó là anh C., một Giáo Học Bổ Túc (GHBT) đang cùng dạy tại Trường Kiến Hòa. Xin mở một dấu ngoặc nhỏ ở đây để nói về ngạch Giáo Học Bổ Túc rất đặc biệt này. Những người có bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp của chương trình Việt hay bằng Diplôme, Brevet của chương trình Pháp, đã đậu kỳ thi tuyển vào Trường Quốc Gia Sư Phạm (QGSP), theo học tại trường 3 năm, thi đậu ra trường sẽ được bổ vào ngạch GHBT này.

Một số khá đông các anh chị em GHBT, trong thời gian 3 năm theo học tại Trường QGSP, đã cố gắng tự học thêm và thi đậu được bằng Tú Tài I hoặc cả bằng Tú Tài II. Trên nguyên tắc, GHBT là một giáo viên tiểu học nên đương nhiên, khi ra trường, sẽ được bổ vể dạy tại các trường tiểu học.

Tuy nhiên, vì tình trạng thiếu giáo sư trầm trọng tại các trường trung học trong giai đoạn đầu thập niên 1960, một số GHBT đã được bổ nhiệm về một số trường trung học và được nhà trường phân công cho dạy các lớp đệ thất hay đệ lục.

Sau một thời gian, các anh chị em GHBT có bằng Tú Tài II có thể xin cải ngạch và chuyển sang ngạch Giáo Sư Trung Học Ðệ Nhứt Cấp. Sau đó, một số các anh chị em này lại cố gắng học thêm và đậu được bằng Cử Nhân, thường là Văn Khoa hay Luật Khoa, và lại xin cải ngạch một lần nữa để trở thành Giáo Sư Trung Học Ðệ Nhị Cấp.

Xin đóng dấu ngoặc lại tại đây. Cũng như các GHBT được bổ nhiệm về Trường Trung Học Kiến Hòa, Anh C. cũng được trường phân công cho dạy một số lớp đệ thất hay đệ lục nào đó. Có thể tôi và anh C. đã có gặp nhau trong những lần họp Hội Ðồng Giáo Sư hàng tháng tại trường nhưng tôi không nhớ anh, mà ngược lại, anh thì nhớ tôi.

Vì, theo các bạn đồng nghiệp kể lại cho tôi trong bửa ăn trưa đó, chính anh C. đã kể lại cho các bạn tôi nghe về vụ việc không hay này và có ý trách tôi sao không làm ngơ cho anh mà trái lại còn bắt anh, xé bài thi của anh đã làm, khiến cho anh bị rớt kỳ thi Tú Tài I đó.

Nghe xong câu chuyện, tôi hơi bàng hoàng, tự nghĩ sao mình không nhận ra anh ấy để xảy ra cái chuyện không vui này, và mong sẽ có dịp nói chuyện với anh C. để giải tỏa chuyện này. Nhưng sau đó anh C. rời bỏ nhiệm sở, đi mất tích luôn.

Anh chị em giáo sư trong trường bảo nhau là có người cho biết anh ấy đã vào mật khu theo Mặt Trận Giải Phóng rồi. Tôi đành phải chấp nhận là sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh C. nữa. Tôi đã lầm.

Khoảng hơn 10 năm sau, hình như là năm 1978, tôi gặp lại Anh C. tại Trường Ðại Học Sư Phạm T/P Hồ Chí Minh (ÐHSPTPHCM) một cách bất ngờ. Năm 1975 tôi kẹt lại và phải tiếp tục làm việc tại trường ÐHSPTPHCM trong cương vị Thư Viện Trưởng.

Qua năm sau, ÐHSPTPHCM tiếp thu cơ sở của Ðại Học Vạn Hạnh (ÐHVH) ngay dưới dốc cầu Trương Minh Giảng, và gọi là Cơ Sở 1; địa điểm cũ kế bên Trường Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, trên đường Cộng Hòa cũ, được gọi là Cơ Sở 2.

Ban Giám Hiệu và các đơn vị trưởng (trong đó có tôi) đều về làm việc ở Cơ Sở 1. Phòng làm việc của tôi nằm ở cuối hành lang trên lầu của Thư Viện ÐHVH. Một buổi sáng vào khoảng tháng 9 hay tháng 10 của năm 1978, tôi đang ngồi trong phòng làm việc thì nhân viên thư viện đưa 2 người khách vào gặp tôi.

Một người là anh H.N.C., tốt nghiệp ÐHSP SG Ban Lý Hóa năm 1964, Giáo Sư Lý Hóa Trường Trung Học Công Lập Gò Công, về sau là Nghị Viên Hội Ðồng tỉnh Gò Công, vừa được thả về sau mấy năm học tập cải tạo ở Miền Bắc (hiện nay đang sống tại Hoa Kỳ).

Người thứ nhì chính là anh C. trong câu chuyện này. Theo giấy chứng minh của Anh mà nhân viên tôi mang vào trình cho tôi xem, Anh C. lúc đó là Phó Ban Thông Tin Văn Hóa của tỉnh Bến Tre. Như vậy, lời đồn ngày xưa trong giới giáo sư Trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa là Anh đã bỏ vào khu theo Mặt Trận Giải Phóng là hoàn toàn đúng sự thật.

Về phần Anh C., không biết Anh có suy nghĩ gì khi thấy tôi đãm nhận chức vụ Thư Viện Trường (là 1 cấp Trưởng Phòng) của Trường Ðại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. Anh vốn nhỏ con, ốm yếu, lần này tôi thấy anh rất xanh xao.

Trong lần gặp gỡ này, do anh H.N.C. chủ động, anh đến nhờ tôi giúp tìm lại cho anh chứng chỉ tốt nghiệp ÐHSP SG của Anh và được tôi cho biết không làm được vì toàn bộ hồ sơ cũ của ÐHSP SG đã không còn được lưu giữ nữa.

Anh C. chỉ ngồi nghe, hoàn toàn không nhắc gì hết về cái chuyện không hay của ngày trước, và vì thế tôi cũng làm thinh luôn. Mấy tháng sau tình cờ tôi gặp lại anh HNC thi được anh cho biết là Anh C. đã mất vì bị chứng xơ gan.

Chuyện thứ nhì xảy ra hai năm sau, Hè 1966, tạị Hội Ðồng Thi Tú Tài II, Ban A, Khóa I, tại Trường Gia Long ở Sài Gòn. Ngày hôm đó thi môn chánh của Ban A là môn Vạn Vật (môn Vạn Vật lớp Ðệ Nhứt học về cơ thể học con người). Tôi bắt được một thí sinh đánh phép cũng ngồi ở một bàn cuối phòng thi.

Tôi nhớ khá rõ vụ này vì có một vài chi tiết đặc biệt về anh thí sinh này: 1) anh là một chủng sinh của một dòng tu Công giáo; 2) hôm đó thi môn chánh của Ban A là môn Vạn Vật; xấp tài liệu mà anh sử dụng bị tôi bắt được và tịch thu, mỗi trang (khổ độ chừng 1/6 tờ giấy tập học trò, có thể bỏ vào túi áo dễ dàng) đều có ghi ở đầu trang một tiêu đề cho nội dung bên dưới, nhưng các tiêu đề này đều theo lối mật mã, sử dụng tên các bài kinh Công Giáo, thí dụ: Kinh Kính Mừng thì bên dưới nội dung là về Hệ Tuần Hoàn; Kinh Lạy Cha thì nội dung bên dưới là Hệ Tiêu Hóa; Kinh Tin Kính thì bên dưới nội dung là Hệ Thần Kinh, vv.

Lần này, tôi cũng làm theo đúng chủ trương của tôi: tịch thu tài liệu, xé bỏ tờ giấy thi đang làm, và phát cho anh ấy 1 tờ giấy thi mới. Chỉ sau một vài phút, anh ấy đứng lên, nộp tờ giấy thi còn trắng đó, và rời phòng thi thật nhanh, có vẻ rất xấu hổ. Tôi không bao giờ gặp lại người thí sinh này.

Chuyện thứ ba thì tôi không còn nhớ là năm nào và kỳ thi nào. Chuyện xảy ra như sau. Ðó là một buổi sáng Chúa Nhựt, tôi không nhớ ngày tháng nhưng chắc chắn phải sau năm 1966 vì lúc đó tôi đã thuyên chuyển về dạy học tại Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Ðức rồi.

Hôm đó tôi đi ăn sáng với một người bạn tại tiệm Thanh Bạch, trên đường Lê Lợi, kế bên rạp chớp bóng Vĩnh Lợi. Sau khi đã gọi thức ăn (món bò kho bánh mì rất ngon và nổi tiếng của tiệm ăn này, và cà phê phin sửa đá), và trong khi chờ đợi nhà hàng mang thức ăn ra, tôi nhìn sang bàn bên cạnh thì thấy có mấy sĩ quan Biệt Ðộng Quân trẻ tuổi.

Một người, mang lon Chuẩn Úy, đang nhìn tôi khá chăm chú, rồi cười và gật đầu chào tôi. Tôi không nhận ra được là ai, nhưng cũng cười và gật đầu chào lại. Ðột nhiên người đó đứng dậy và bước sang bàn tôi, đứng ngay trước mặt tôi, và chẩm rải nói rất rõ ràng như sau: “Chắc thầy không nhớ em đâu, cách đây hai năm, em thi Tú Tài I ở Trường Trưng Vương, em đánh phép bị thầy bắt được, nên kỳ đó em rớt.”

Nghe đến đây, trong bụng tôi bắt đầu “đánh lô tô” rồi, tôi lo không biết câu chuyện này sẽ đi tới đâu, tôi có bị cái anh chàng Chuẩn Úy Biệt Ðộng Quân này “thanh toán” để trả thù hay không đây. Nhưng liền đó tôi yên tâm và cảm thấy rất nhẹ nhỏm vì anh Chuẩn Úy nói tiếp liền: “Em rất cám ơn thầy vì thầy đã không có làm biên bản nên em không bị cấm thi, và em đã đậu ở Khóa II, và sau đó thì em đi Thủ Ðức, và bây giờ em phục vụ ở Tiểu Ðoàn 31 Biệt Ðộng Quân.”

Tôi ngỏ lời mừng và cầu chúc cho em có một binh nghiệp thật tốt. Sau lần gặp gở tình cờ và nhiều cảm xúc đó, tôi không bao giờ gặp lại người thí sinh này nữa. Qua câu chuyện nhỏ, hơi “suspense” nhưng có “happy ending” này, tôi chợt nhận ra rằng phương thức xử lý các thí sinh đánh phép trong các kỳ thi Tú Tài của riêng cá nhân tôi tương đối cũng có thể có kết quả tốt.

Trong thời gian diễn ra các kỳ thi Tú Tài cũng đã từng xảy ra nhiều việc không tốt tạo ra một số vết đen trong lịch sử giáo dục tại Miền Nam. Xin kể ra đây một vài vụ nổi cộm và có đăng báo. Vụ thứ nhứt xảy ra tại một phòng thi Tú Tài I tại Sài Gòn. Một thí sinh quân nhân đã mang một quả lựu đạn vào phòng thi và để ngay trên bàn, rõ ràng với ý định đe dọa các vị giám thị của phòng thi để anh ta tự do “đánh phép.” Giám thị đã báo cáo ngay cho Ban Chỉ Huy Hội Ðồng Thi và Ban Chỉ Huy đã báo về Bộ Giáo Dục. Không rõ sau đó việc báo cáo từ Bộ như thế nào nhưng kết quả vô cùng bất ngờ là chính Thiếu Tướng Ðỗ Mậu, Phó Thủ Tướng Ðặc Trách Văn Hóa và Xã Hội của Chính Phủ Nguyễn Khánh, đã đích thân đến tận phòng thi và ra lệnh cho Quân Cảnh bắt giam thí sinh quân nhân đó ngay lập tức. Do việc này, mấy năm sau đó, Bộ Gíáo Dục đã tổ chức các trung tâm thi Tú Tài riêng cho quân nhân, mỗi trung tâm đều có một đơn vị Quân Cảnh làm việc chung với Ban Chỉ Huy Hội Ðồng Thi. Vụ thứ nhì nghiêm trọng hơn nhiều vì là một vụ hành hung các giám thị gác thi Tú Tài tại Cần Thơ năm 1967. Tôi còn nhớ khá rõ vụ này vì các vị giám thị đó chính là các đồng nghiệp của tôi tại Trường Trung Học Công Lập Kiến Hòa (năm đó tôi đã thuyên chuyển về Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Ðức rồi nên không có tham gia đi gác thi nữa). Một số thanh niên, hình như có cả một vài quân nhân tham gia, đã vây đánh các vị giám thị này ngay tại trung tâm thành phố Cần Thơ, vào một buổi chiều trong thời gian của kỳ thi. Chính quyền địa phương không những không cố gắng giải quyết nội vụ cho êm đẹp mà còn có ý bênh vực cho các hung thủ và phao tin là chính các vị giám thị đã khêu khích các thanh niên đó. Các vị giám thị vô cùng tức giận nên đã phản đối, họp báo tố cáo việc làm vô trách nhiệm này của chính quyền địa phương, quyết định tẩy chay kỳ thi tại Cần Thơ và kéo hết về Sài Gòn chờ Bộ Giáo Dục phân xử. Không rõ Bộ đã làm việc ra sao nhưng sau đó chính quyền tỉnh Cần Thơ đã họp báo, chính thức xin lỗi các vị giám thị, và xử lý các hung thủ, và các vị giám thị đã đồng ý trở lại làm việc và kỳ thi được hoàn tất tốt đẹp. Vụ thứ ba còn nghiêm trọng hơn vụ thứ nhì rất nhiều với kết quả đưa đến một án mạng và nạn nhân là một giáo sư đi gác thi. Vụ này xảy ra trong kỳ thi Tú Tài I năm 1965 tại Nha Trang. “Một học sinh thi tú tài ở Nha Trang gian lận thi cử bị giáo sư Trần Vinh Anh bắt được. Mang thù oán. Học sinh trên đã rình trước cửa quán ăn và đâm giáo sư Trần Vinh Anh một nhát chí mạng.” [2] Học sinh này đã bị đưa ra toà và bị xử án tử hình, nhưng sau đó, không rõ vì lý do gì, bản án đã không được thi hành, và về sau mọi người không ai rõ số phận của học sinh này ra sao.

Chuyện Chấm Thi

Về chuyện đi chấm thi Tú Tài thì khi tôi tốt nghiệp ÐHSPSG năm 1963, trở thành một Giáo sư Trung Học Ðệ Nhị Cấp và hội đủ điều kiện để được đề cử tham gia các Hội Ðồng Giám Khảo các kỳ thi Tú Tài I và II, Bộ Giáo Dục đã và đang tiến hành một số cải tổ rất quan trọng về thi cử.

Trước kia, trong thời Pháp thuộc và trong một thời gian sau khi đã độc lập, do chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ thống giáo dục Pháp vốn là một nền giáo dục nhằm đào tạo nhân tài (elite education), rất nhiều kỳ thi được tổ chức trong suốt những năm tiểu và trung học nhằm loại bỏ dần những học sinh kém để chỉ giữ lại những học sinh giỏi mà thôi.

Thi bằng Sơ Ðẳng Tiểu Học ở cuối Lớp Ba, bằng Tiểu Học ở cuối Lớp Nhứt, bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp ở cuối Lớp Ðệ Tứ, bằng Tú Tài I ở cuối Lớp Ðệ Nhị, và bằng Tú Tài II ở cuối Lớp Ðệ Nhứt.

Theo Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm (1933-2016), nguyên Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên của VNCH, “…tính trung bình không hơn 10% học sinh vàotrung học được tốt nghiệp trung học.” [3]

Vì thế, nhằm tiến đến một nền giáo dục đại chúng (mass education), tránh việc phí phạm nhân lực để phát triển đất nước, Bộ Giáo Dục đã loại bỏ dần các kỳ thi đó. Ðầu tiên là các kỳ thi để lấy các văn bằng Sơ Ðẳng Tiểu Học và Tiểu Học vào cuối thập niên 1950.

Kế tiếp là kỳ thi bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp chỉ còn thi viết thôi, bỏ phần thi vấn đáp; sau đó sang giữa thập niên 1960 thì bỏ hẳn luôn, chỉ còn giữ lại kỳ thi Trung Học Ðệ Nhứt Cấp dành cho tráng niên (người lớn đã đi làm việc).

Ðến năm 1973 thì kỳ thi Tú Tài I cũng bỏ luôn. Năm 1974 chỉ còn kỳ thi Tú Tài theo lối trắc nghiệm (dân chúng thường gọi mỉa mai là Tú Tài IBM, vì bài thi được chấm bằng máy điện toán của hảng IBM — International Business Machines).

Ðây là kỳ thi Tú Tài duy nhứt và sau cùng của VNCH, gồm 2 khóa, Khóa 1 thi trong hai ngày 26 và 27 tháng 6, và Khóa 2 thi trong hai ngày 28 và 29 tháng 8 của năm 1974.[4]

Ngay từ năm 1964, khi tôi đi chấm thi Tú Tài lần đầu tiên, môn Sử Ðịa đã không còn là một bộ môn nằm trong phần thi vấn đáp nữa rồi. Về phần thi viết thì chỉ có Ban C mới có một bài thi về môn Sử Ðịa. Như vậy, trong một thời gian (tương đối ngắn) môn Sử Ðịa hoàn toàn không phải là một môn thi trong các kỳ thi Tú Tài (I và II) của các Ban A (Khoa học Thực nghiệm) và B (Toán).

Bộ Giáo Dục nhanh chóng nhận ra khuyết điểm này và điều chỉnh lại, và kể từ các kỳ thi Tú Tài I và II của Hè năm 1966, môn Sử Ðịa, cùng với môn Công Dân, lại trở thành môn thi, nhưng là thi viết và theo lối trắc nghiệm.[5]

Việc chấm thi, khác hẳn với đi việc gác thi (theo như đã trình bày bên trên), hoàn toàn không có gì hấp dẫn, nếu không muốn nói là nhàm chán. Bản thân người viết bài này, vì số lần đi chấm thi tương đối rất giới hạn, chỉ có 3 năm (1964-1966), vì sau khi được thuyên chuyển về phục vụ tại Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Ðức từ niên khóa 1966-1967, trực thuộc Trường Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, không còn tham gia vào việc đi gác thi và chấm thi Tú Tài phổ thông nữa, những kỷ niệm về việc chấm thi Tú Tài không có nhiều.

Công việc chấm thi các kỳ thi Tú Tài được tổ chức rất chặt chẻ, bảo mật tuyệt đối, và thật nghiêm túc để bảo vệ tính khách quan và công bằng của kỳ thi. Sau khi kỳ thi viết chấm dứt, toàn bộ bài thi của thí sinh được ban chỉ huy Hội Đồng Thi hộ tống về Sài Gòn và giao nạp cho Nha Khảo Thí.

Nha sẽ chuyển giao các bài thi lại cho các Hội Ðồng Giám Khảo. Ban chỉ huy các hội đồng này sẽ chuẩn bị các bài thi để giao cho các tổ chấm thi thuộc từng bộ môn của hội đồng để chấm điểm. Việc chuẩn bị các bài thi sẽ được thực hiện như sau:

  •    Đánh mật mã vào bài thi ở cả 2 phần của tờ giấy thi, phần phách (là phần phía bên trên của tờ giấy thi, nơi thi sinh ghi rõ tên họ, ngày tháng năm sinh và số báo danh) và phần làm bài của thí sinh
  •    Cắt phần phách ra khỏi tờ giấy thi, cho vào phong bì, và ghi rõ mật mã bên ngoài phong bì, cất riêng ra
  •    Phần làm bài của thí sinh cũng được xếp lại thành từng bó, mổi bó độ 30-40 bài, cho vào phong bì lớn và ghi rõ mật mã; phần này sẽ được giao cho các ban giám khảo để chấm điểm

Về phần các vị Giám Khảo, sau khi đến trình diện và nộp Lộ Trình Thư cho Hội Ðồng Thi, sẽ được phân công về các tổ chấm thi theo chuyêh môn của mình. Vị Chánh Chủ Khảo Hội Ðồng Thi sẽ chỉ định các Tổ Trưởng cho các tổ chấm thi này; một số các vị Tổ Trưởng này là các vị Phó Chủ Khảo, số còn lại là các vị Giám Khảo có thâm niên công vụ cao.

Trước khi bắt đầu việc chấm điểm các bài thi, các vị Tổ Trưởng sẽ dành ra độ nữa giờ hay 45 phút để thảo luận và thực hiện thang điểm để các vị Giám Khảo dựa vào đó để chấm các bài thi. Nếu vị Tổ Trưởng cũng là một Giáo sư về bộ môn đó thì chính vị Tổ Trưởng sẽ đưa ra một đáp án cho các câu hỏi trong đề thi, và dựa vào đáp án đó các vị Giám Khảo trong tổ sẽ thảo luận để đi đến một đồng thuận về thang điểm.

Nếu vị Tổ Trưởng không phải là 1 Giáo sư về bộ môn đó thì vị Tổ Trưởng sẽ chỉ định một Giám Khảo trong Tổ để đề ra đáp án để Tổ thảo luận. Trong trường hợp này, vị Giám Khảo đó sẽ được ghi thêm một số bài thi (tôi không còn nhớ rõ là bao nhiêu bài, hình như khoảng 50 bài; các Giám Khảo được hưởng phụ cấp chấm thi là 5 đồng cho mỗi bài thi mà họ đã chấm điểm) vào phiếu chấm bài thi của vị đó.

Sau khi thang điểm đã được mọi người trong Tổ đồng thuận thì việc chấm điểm các bài thi sẽ chính thức bắt đầu. Vị Tổ Trưởng phân phối các xấp bài thi và ghi rõ vào các phiếu chấm bài thi cho từng Giám Khảo.

Khi chấm xong một xấp bài thi Giám Khảo sẽ nộp lại cho Tổ Trưởng và ký nhận một xấp bài thi khác. Mọi việc tiến hành đều đặn như thế cho đến khi tất cả các Tổ đã chấm xong tất cả các bài thi. Mỗi buổi chiều, trong suốt thời gian chấm bài, các bài thi đều được đưa về phòng Hội Ðồng Thi và cất vào tủ do chính vị Chánh Chủ Khảo khóa lại và giữ chìa khóa.

Khi tất cả bài thi đã được chấm điểm xong, các tổ chấm thi được giải tán, và các Giám Khảo được nghĩ xã hơi một hay hai ngày. Trong thời gian này, Ban Chỉ Huy Hội Ðồng Thi sẽ lo việc hồi phách trở lại vào trong các bài thi đã được chấm điểm; việc này phải được thực hiện rất cẩn thận, kỹ lưởng, dựa vào mật mã đã ghi trên phách và phần bài thi, và sắp xếp lại theo đúng từng phòng thi.

Khi các vị Giám Khảo trở về làm việc thì sẽ được phân phối vào các tổ ghi điểm và cộng điểm. Việc ghi điểm và cộng điểm cũng được tổ chức và kiểm soát rất chặt chẽ để tránh sai sót và gian lận. Vậy mà gian lận vẫn xảy ra như thường.

Trong cuộc đời đi chấm thi Tú Tài quá ngắn ngủi của tôi (chỉ có 3 năm, 1964-1966), tôi được tận mắt chứng kiến một trường hợp gian lận điểm thi như sau. Sự việc xảy ra tại Hội Ðồng Thi Tú Tài I Ban A Khóa 1, tháng 6-1964.

Sau khi việc ghi điểm đã hoàn tất, tôi được phân công vào một tổ cộng điểm. Ðến một phiếu điểm của một thí sinh nào đó, tổ phát hiện có một điều bất thường: điểm của môn Lý Hóa được sửa bằng mực đỏ với chữ ký từ 04 thành 16.

Phiếu điểm được chuyền cho mỗi người trong Tổ xem và mọi người đều đồng ý là khó có thể chấp nhận được. Anh Tổ Trưởng lập tức đi báo cho ông Chánh Chủ Khảo và Tổ tạm ngưng làm việc. Một lúc sau ông Chánh Chủ Khảo đến, ông xem xét phiếu điểm và quyết định ngay tại chổ là phải xem lại chính bài thi này.

Anh Tổ Trưởng lấy phiếu điểm đó để riêng ra, và Tổ lại tiếp tục việc cộng điểm của các thí sinh khác. Ðộ 15, 20 phút sau, ông Chánh Chủ Khảo trở lại với phong bì của xấp bài thi môn Lý Hóa của phòng thi đó. Khi tìm ra bài thi của thí sinh đó thì mọi người đều thấy rõ: bài thi của thí sinh đó chỉ làm được chưa hết cái trang đầu của tờ giấy thi (giấy thi là 1 tờ giấy đôi gồm 4 trang) và vị Giám Khảo chấm cái bài thi đó đã cho có 04 điểm mà thôi.

Vậy đây rõ ràng là một trường hợp gian lận, sửa điểm thi, và người sửa điểm thi đó từ 04 thành 16 chính là người Tổ Trưởng cái Tổ đã chấm cái bài thi đó (về sau được biết vị Tổ Trưởng đó chính là một trong các vị Phó Chủ Khảo của Hội Ðồng Thi này, vì chữ ký còn đó).

Ông Chánh Chủ Khảo lập tức ra lệnh cho anh Tổ Trưởng lập biên bản về vụ sửa điểm thi này để trình về Bộ Giáo Dục. Tôi thật sự không biết kết quả sau cùng của vụ gian lận này ra sao: vị Phó Chủ Khảo thủ phạm vụ sửa điểm này đã bị kỷ luật ra sao? và thí sinh đó có bị cấm thi sau đó hay không? Tôi chỉ biết chắc chắn một chuyện là thí sinh này đã bị đánh rớt trong kỳ thi Tú Tài lần đó.

Qua sự việc này, tôi nhận thấy thủ phạm đã phạm hai sai lầm lớn: một không thể tránh được, và một có thể tránh được. Sai lầm không thể tránh được là đã không sửa điểm trong cái bài thi; việc này không thể tránh được vì không thể nào sửa điểm từ 04 lên thành 16 cho một bài thi chỉ làm chưa hết một trang của tờ giấy thi; vả lại tìm cho ra lại cái bài thi hoàn toàn không thể làm được nếu không có chỉ thị của vị Chánh Chủ Khảo.

Sai lầm có thể tránh được là thay vì sửa điểm từ 04 lên thành 16 (một điều quá vô lý, tất nhiên sẽ gây nghi ngờ ngay lập tức cho tổ cộng điểm, một chuyện đã thực sự xảy ra, như đã thấy) thì có thể chỉ sửa điểm từ 04 lên thành 08, 09 thì có thể không bị tổ cộng điểm nghi ngờ.

Suy nghĩ thêm, tôi gần như tin chắc rằng thủ phạm nhìn vào phiếu điểm của thí sinh, thấy rõ tất cả điểm của 4 môn thi viết, làm một bài tính nhẩm về tổng số điểm của thí sinh này, và nhận ra rằng phải sửa điểm môn Lý Hóa từ 04 lên thành 16 như vậy thì thí sinh này mới có thể đậu được. Tôi nghĩ và tin rằng chắc chắn còn có nhiều trường hợp sửa điểm thi nữa nhưng đã không bị phát hiện.

Thời gian này, kỳ thi Tú Tài I rất quan trọng đối với học sinh thanh niên. Khi học lớp Ðệ Nhị để chuẩn bị thi bằng Tú Tài I, tuyệt đại đa số học sinh đều đã trên tuổi 18 hết rồi, tức là đã nằm trong tuổi quân dịch, và tất cả đều đã qua thủ tục trưng binh và đã có số quân hết rồi.

Nếu thi đậu thì có thể tiếp tục học lên lớp Ðệ Nhứt để chuẩn bị thi bằng Tú Tài II, hoặc có thể được động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Ðức để trở thành sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH).

Nếu thi rớt thì gần như chắc chắn sẽ bị gọi nhập ngũ, nếu đã có bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp, thì sẽ được đưa ra thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Ðồng Ðế ở Nha Trang để trở thành Hạ Sĩ Quan (cấp bậc Trung Sĩ), còn nếu không có bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp, thì sẽ bị đưa lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung để được huấn luyện thành một Binh nhì và rất có thể sẽ được ra các đơn vị tác chiến của các sư đoàn bộ binh trên khắp 4 vùng chiến thuật.

Với viễn ảnh như thế, các bậc phụ huynh, dĩ nhiên, rất lo lắng và, nếu có điều kiện và phương tiện, sẽ tìm cách giúp cho con em mình đậu được kỳ thi quan trọng này. Các câu chuyện về mua bằng giả, mua đề thi, gian lận trong kỳ thi gần như năm nào cũng có xuất hiện trên các tờ báo của Sài Gòn trong thời gian thập niên 1960 này.

Và trên thực tế, cũng đã xảy ra một số trường hợp gian lận, phạm pháp về thi cử có sự tham gia của một số ít giáo sư (như vụ sửa điểm thi đã được trình bày bên trên). Cụ thể là 2 vụ sau đây: “Vụ thứ nhất liên quan đến hai giám khảo … Việc này xảy ra ở Vĩnh Long do có lộ đề thi trước và giám thị đã bắt được và truy ra manh mối từ hai vị giám khảo trên. Hồ sơ nội vụ đã được phúc trình về bộ giáo dục dưới thời bác sĩ Nguyễn Lưu Viên và Nguyễn Danh Đàn. …

Vụ này thật ra chỉ là do tình cảm cá nhân như liên hệ bà con họ hàng chứ không phải là làm tiền hay tham nhũng. Ảnh hưởng xấu có giới hạn rõ ràng và có thể giảm khinh được theo cái lối xử sự của người mình.–

Vụ thứ hai liên quan đến một giáo sư toán dạy Petrus Trương Vĩnh Ký, … , sau về làm trong nhóm ra đề thi. Gia đình một phụ huynh học sinh đã bỏ một số tiền ra mua đề thi của ông giáo sư này.

Đề thi chắc để bảo mật chỉ giao cho thí sinh này trước vài tiếng. Nhưng thí sinh này tham muốn gỡ lại số tiền đã bỏ ra bèn bán đề thi. Chẳng mấy chốc mà đề thi được tiết lộ cho nhiều người. Ông giáo sư này bị điều tra, bị hoàn trả về sở nhân viên và để làm gương cho những người khác, ông bị đưa ra tòa.” [6]

Thay Lời Kết

Các kỳ thi Tú Tài trước năm 1975 đã là một bộ phận quan trọng của hệ thống lượng giá nền giáo dục trung học của Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa. Tuy đã có xảy ra một số việc phạm pháp liên quan đến các kỳ thi này, để lại một vài vết đen trong lịch sử giáo dục của Miền Nam, nói chung các kỳ thi đã được tổ chức đồng loạt trên toàn quốc một cách rất chặt chẻ và nghiêm minh.

Ði gác thi và chấm thi các kỳ thi Tú Tài là một trong những nhiệm vụ của các anh chị em Giáo Sư Trung Học Ðệ Nhị Cấp chúng tôi trước năm 1975, góp phần vào hệ thống lượng giá này. Việc đi gác thi và chấm thi Tú Tài, đối với riêng cá nhân tôi thì quá ngắn ngủi, tuy vậy, cũng đã để lại trong tôi một số kỷ niệm vui buồn trong cuộc đời đi dạy học của tôi.

Ghi Chú:

  1. Bến phà Mỹ Thuận, tài liệu trực tuyến.
  2. Nguyễn Văn Lục, Giáo dục ở Miền Nam Việt Nam … : những con số biết nói, tài liệu trực tuyến.
  3. Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở Miền Nam tự do trước 1975. Santa Ana, Calif.: Lê Văn Duyệt Foundation và Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Ðồng Nai Cửu Long, 2006, tr. 41.
  4. Nguyễn Thanh Liêm, sđd, tr. 42.
  5. Nguyễn Thanh Liêm, sđd, cùng tr. 42.
  6. Nguyễn Văn Lục, Nhìn lại việc thi Tú Tài ở Việt Nam trước 1975, tài liệu trực tuyến.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974   Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» "Năm năm vàng son 1955-60" của Việt Nam Cộng Hòa
» Góc Thơ Tình SuongSuong
» Nhạc Giáng Sinh..
» Chúc Mừng Năm Mới
» Chúc Mừng Năm Mới
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Giáo dục-