Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Today at 02:06

Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Yesterday at 22:10

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:56

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:51

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Yesterday at 20:09

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Yesterday at 09:22

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Yesterday at 06:46

Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 06:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35

7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bầu Cử Mỹ 2024

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Tue 20 Aug 2024, 08:55

[size=31]Nhận Diện Ứng Cử Viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống Đảng Dân Chủ[/size]





Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 KAMALA-AND-TIM-WALZ-550x314

Sau khi Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử Tổng Thống vào cuối tháng 7, có nhiều nguồn tin cho rằng các lãnh đạo Dân Chủ từ cựu Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tới Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện Chuck Schumer và nhiều nhà lãnh đạo Dân Chủ khác đã áp lực Biden phải rút lui.  Trong cuộc phỏng vấn với Bob Costa trên CBS News vào sáng Chủ Nhật vừa qua, Joe Biden chính thức xác nhận đã bị Nancy Pelosi và nhiều thành viên đảng Dân Chủ áp lực.  Biden nói: “Nancy Pelosi và một số đồng nghiệp Dân Chủ của tôi tại Hạ Viện và Thượng Viện nghĩ rằng tôi sẽ gây tổn hại cho các ứng cử viên của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử, và họ áp lực tôi phải rút lui.”  Sau khi rút lui, Biden đã ủng hộ Kamala Harris.




Biden đã không tuyên bố rút lui trong một cuộc họp báo mà ông ta chỉ thông báo qua điện thư.  Chắc chắn Biden đã bị ép buộc.  Tại sao đảng Dân Chủ có thể loại bỏ một ứng cử viên đã được 14 triệu cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ?  Rõ ràng đây là một cuộc đảo chánh, chúng ta chứng kiến nền dân chủ của Hoa Kỳ đang bị đảng Dân Chủ phá hủy để duy trì sinh mạng chính trị của họ. 




Ứng Cử Viên Tổng Thống Kamala Harris




Kamala Harris là Phó Tổng Thống cho Biden, bà ta đã được Biden chỉ định lo giải quyết vấn đề khủng hoảng biên giới vào ngày 24/3/2021.  Hơn 3 năm trôi qua, Kamala đã không thi hành trách nhiệm.  Kamala cho rằng chỉ cần tiếp xúc với các nhà lãnh đạo của một số quốc gia liên hệ để giải quyết vấn đề tận gốc rễ.  Tuy nhiên bà ta đã thất bại, đã không đạt được một thỏa thuận gì sau khi chi 10 tỷ Dollars cho El Salvador, Honduras, và Venezuela.  Người dân của những quốc gia này vẫn tiếp tục đổ tràn vào Hoa Kỳ nhiều hơn nữa.  Thành phần khủng bố, băng đảng, buôn lậu ma túy đã lạm dụng làn sóng vượt biên, đem theo ma túy, fentanyl vào Hoa Kỳ, gây tử vong cho hàng trăm ngàn người mỗi năm.




Cựu Chủ Tịch Hội Đồng Tuần Tra Biên Giới Brandon Judd, một người từng phục vụ trong công việc bảo vệ biên giới qua nhiều thời Tổng Thống kể từ năm 1997, đã khẳng định rằng:  “Chúng tôi nhận thấy cựu TT Trump có chính sách bảo vệ biên giới một cách cụ thể.  Cựu TT Trump đã xây bức tường dài 400 dặm dọc biên giới.  Bức tường này đã giảm mức vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ tới 87%, đây là mức kỷ lục trong nhiều thập niên. Dưới thời cựu TT Trump biên giới được an toàn.”   Brandon Judd nhấn mạnh rằng khi Biden nhậm chức vào đầu năm 2021, ông ta đã hủy bỏ chính sách bảo vệ biên giới của cựu TT Trump, và hậu quả là thảm bại biên giới đã xảy ra và mỗi ngày càng thêm trầm trọng. 




Những người vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ tới từ khắp nơi trên thế giới,  công dân của 160 quốc gia đã và đang cố gắng vượt biên vào Hoa Kỳ, trong số này có nhiều thanh niên độc thân tới từ Trung Cộng.  Ngày 10/8 vừa qua, nguồn tin của Lực Lượng Bảo Vệ Biên Giới cho hay có 1,953 di dân từ Trung Cộng đã bị bắt tại biên giới Texas.  Trong năm nay đã có 35,300 dân Trung Cộng bị bắt giữ tại biên giới.  Kể từ ngày Biden nhậm chức, chính quyền Biden-Harris đã mở cửa biên giới cho hơn 8 triệu di dân bất hợp pháp vượt biên vào Hoa Kỳ. 




Texas có đường biên giới với Mexico dài tới 1,254 dặm, là tiểu bang phải đối phó với vấn nạn di dân nghiêm trọng nhất.  Tháng Bảy vừa qua, Thống Đốc Texas Greg Abbott cho hay sau hai năm hoạt động, Chiến Dịch Lone Star đã bắt giữ 516,000 di dân bất hợp pháp vượt biên vào Hoa Kỳ, bắt giữ hơn 45,300 tội phạm hình sự, tịch thu hơn 505 triệu liều ma túy fentanyl.  Tiểu bang Texas phải chi hơn 10 tỷ Dollars cho di dân bất hợp pháp về nhà ở, bảo hiểm y tế, giáo dục và nhiều vấn đề khác.




An ninh của người dân bị đe dọa khi làn sóng di dân bất hợp pháp đổ xô tới thành phố của họ.  Thành phố New York là một bằng chứng cụ thể.  Di dân bất hợp pháp đã hãm hiếp, giết hại phụ nữ giữa ban ngày, ngay trên đường phố.  Nhân viên công lực cũng bị di dân bất hợp pháp hành hung, ám sát nữa.  Thành phần di dân này đã tràn ngập khắp đường phố, họ chiếm các công viên, gầm cầu làm nơi trú ẩn.  New York Times cho hay hiện nay đã có hơn 65,000 người cắm lều tạm trú ở ngoài trời, và số người này vẫn tiếp tục gia tăng.  Không riêng gì tại New York, một số thành phố khác như Denver, Boston, Chicago cũng xảy ra tình trạng như vậy.  Trong tuần qua, Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện James Comer cho biết ủy ban này sẽ tiến hành việc điều tra Kamala về trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng biên giới tồi tệ này. 




Về lạm phát, một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát của Biden đã tệ nhưng lạm phát của Kamala còn tệ hơn rất nhiều.  Kamala hứa sẽ tăng thêm lương tối thiểu.  Điều này sẽ không giảm lạm phát mà chỉ tăng thêm lạm phát.  Tiểu bang California có nhiều doanh thương nhỏ đã phải đóng cửa hoặc dời đi tiểu bang khác vì không thể trả lương tối thiểu 16 Dollars/giờ cho nhân viên. Kamala còn bắt chước cựu TT Trump hứa miễn thuế tiền hoa hồng cho các nhân viên trong ngành phục vụ, ngoài ra bà ta không có một kế hoạch gì về kinh tế.




Kamala được biết tới là người ủng hộ năng lượng xanh từ thời bà ta còn làm Công Tố Viên tại San Francisco.  Với tư cách là Phó Tổng Thống, Kamala đã bỏ phiếu giúp cho Đạo Luật Giảm Lạm Phát hơn 2 ngàn tỷ Dollars của Biden được thông qua.  Đạo Luật này cung cấp hàng trăm tỷ Dollars tài trợ cho các công ty hoạt động trong lãnh vực  năng lượng xanh, bảo đảm đem lại hàng triệu việc làm. Trên thực tế nhiều công ty năng lượng xanh đã khai phá sản sau khi nhận được tiền của chính phủ như đã từng xảy ra thời Obama trước đây, nổi bật nhất là công ty Solyndra đã khai phá sản sau khi nhận được 535 triệu Dollars.




Trong tuần qua, công ty Stellantis tuyên bố sẽ sa thải 2,450 công nhân tại nhà máy ở Michigan vì công ty sẽ chấm dứt sản xuất xe tải RAM, và thay thế bằng xe điện.  Đa số người dân cho rằng xe điện là quả bom nổ chậm, sẽ phá hủy hoàn toàn ngành sản xuất xe hơi.  Hầu hết người dân có lợi tức thấp không có khả năng mua xe điện mặc dù nhận được tài trợ của chính phủ.  Tháng Giêng đầu năm nay, Tạp Chí Tài Chánh Bloomberg cho hay đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện sẽ tiến hành điều tra việc chính quyền tài trợ qua hình thức vay tiền cho các công ty Năng Lượng Xanh, gây thiệt hại cho ngân quỹ quốc gia tới 400 tỷ Dollars.  




Mới đây ban biên tập Wall Street Journal có bài viết “Another Green Energy Subsidy Bust” nói về Sun Power, một công ty sản xuất năng lượng mặt trời hoạt động trên 39 năm đã sập tiệm, khai phá sản trong năm nay.  Tiền tài trợ của chính quyền cho chương trình năng lượng xanh đã không giúp nhiều cho công ty vì lạm phát và tiền thuế cao.  Nhiều công ty hoạt động kinh doanh điện gió ngoài khơi cũng bị thua lỗ hàng tỷ Dollars như công ty BP, Orsted, Shell, . . . Những công ty này đã giảm hoạt động hoặc ngưng hoàn toàn các dự án điện gió.  Bài báo kết luận:  Hoa Kỳ và thế giới sẽ tiếp tục cần nhiên liệu hóa thạch trong nhiều thập niên nữa.  Trong khi đó thì Kamala Harris lại tiếp tục chủ trương của Biden trong cuộc chiến chống lại ngành dầu khí và công nhân của ngành này.




Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống Tim Walz 




Thống Đốc Minnesota Tim Walz đã được Kamala Harris chọn làm ứng cử viên Phó Tổng Thống vào Thứ Ba tuần qua.  Quyết định của Kamala đã gây ngạc nhiên cho giới chính trị, báo chí và cử tri.  Nhiều người nghĩ rằng nếu Kamala chọn Thống Đốc Pennsylvania Josh Shapiro thì có thể giành được chiến thắng tại tiểu bang chiến địa này.  Và Minnesota đã là tiểu bang hoàn toàn xanh, chọn Thống Đốc tiểu bang này làm ứng cử viên Phó Tổng Thống sẽ không ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử.  Tại sao Kamala chọn Tim Walz?  Rất có thể Kamala bị áp lực của các nhóm thiên tả.  




Giới báo chí phê bình Tim Walz là người “bất bình thường.”  Tim Walz đã ký ban hành luật cho phép phá thai khi phụ nữ đã tới thời kỳ sanh đẻ.  Tim Walz còn làm một việc vô cùng độc ác và kinh khủng là ông ta đã ký sắc lệnh cho phép trẻ em trong tuổi vị thành niên được giải phẫu, sử dụng kích thích tố và tất cả những phương pháp điều trị cho việc chuyển giới.  Cha mẹ không có quyền ngăn cản, nếu ngăn cản, cha mẹ sẽ bị tước quyền bảo vệ con cái và chính quyền sẽ can thiệp, sẽ đưa các em ra khỏi sự chăm sóc của cha mẹ.  Sự chuyển giới này là vĩnh viễn, các em sẽ không bao giờ có cơ hội trở lại giới tính đã có trước đây.  Nhiều cha mẹ đã rất khổ tâm về vấn đề này.  Họ bị bác sĩ, nhà trường hăm dọa rằng nếu ngăn cản ý muốn chuyển giới của con cái, chúng sẽ bị trầm cảm và có thể sẽ tự tử.  Đây là thảm trạng xã hội do văn hóa thức tỉnh “WOKE” của phe Dân Chủ cấp tiến cực tả gây ra. 




Minnesota có đạo luật bắt buộc phải dạy “lý thuyết phân biệt chủng tộc” cho các trường học từ cấp tiểu học tới trung học.  Tiểu bang này quá chú trọng về vấn đề chủng tộc, giới tính mà không dạy các em thông suốt các môn học khác, hậu quả là hơn phân nửa số học sinh cấp tiểu học không biết đọc.        




Minnesota là tiểu bang có ngành năng lượng nhiên liệu hóa thạch mạnh nhưng Tim Walz đã hủy bỏ ngành năng lượng này để chuyển qua năng lượng xanh, hậu quả đã đẩy nền kinh tế Minnosota bị yếu kém hơn nhiều so với những tiểu bang khác.  Chỉ trong một năm, Tim Walz đã chi tiêu bừa bãi hết ngân quỹ thặng dư của tiểu bang khoảng 17 tỷ rưỡi Dollars, và ông ta còn xài thêm 21 tỷ Dollars tiền tài trợ của chính quyền liên bang từ quỹ chống COVID 19.  Cách duy nhất có thể thăng bằng ngân quỹ tiểu bang là bắt dân chúng phải đóng thêm thuế.  Tim Walz đã tăng thuế đủ mọi thứ, thuế xăng, thuế lợi tức, thuế mua bán, thuế xe, thuế tàu, và tất cả mọi loại thuế.




Mùa hè năm 2020, hai thành phố lớn Minneapolis và St. Paul của Minnesota đã chìm trong biển lửa do những người biểu tình bạo loạn liên tục đốt phá trong suốt 4 ngày từ 27 tới 30 tháng 5 năm 2020.  Tài liệu của FBI cho biết có 164 vụ đốt phá.  Nhiều cơ sở thương mại, tòa án, sở cảnh sát và nhà thờ đã bị phá hủy.  Tim Walz đã không làm gì để ngăn chặn bạo loạn, và Kamala Harris thì chỉ lo gây quỹ bảo lãnh những kẻ phạm pháp.  Dân Biểu Tom Tiffany thuộc tiểu bang Wisconsin đã cáo buộc “Trong khi Minnesota bị thiệu rụi thì Tim Walz đã không làm gì và chỉ đứng nhìn.  Còn Kamala Harris thì lại giúp những kẻ bạo loạn ra khỏi tù. Hai nhân vật này là giấc mơ của Xã Hội Chủ Nghĩa.”




Kamala đã trở thành ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ từ ba tuần nay nhưng bà ta vẫn chưa có một cuộc họp báo nào, không trả lời truyền thông báo chí, không đưa ra một chương trình nghị sự.  Thái độ im lặng này cho thấy rồi đây Kamala sẽ chỉ là con rối của Obama, tiếp tục thi hành chính sách đưa Hoa Kỳ theo Xã Hội Chủ Nghĩa.
Xã Hội Chủ Nghĩa đã tàn phá nhiều quốc gia trên thế giới.  Là những người yêu nước, chúng ta dứt khoát bảo vệ đất nước Hoa Kỳ này.




Kim Nguyễn
August 13, 2024 
Nhận Định Thời Cuộc
Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Tue 27 Aug 2024, 04:59

BÀI 348: XÃ NGHĨA MỸ

Vũ Linh - DĐTC - 17/8/2024


     Sau khi Biden rút dù tháo chạy, bà phó Kamala lên thay thế, ra tranh cử TT cuối năm nay. Bà tuyên bố "Trong một nhiệm kỳ, Biden đã có gia tài thành tích vượt qua hầu hết các TT làm đủ hai nhiệm kỳ" (In one term, he has already surpassed the legacy of most presidents who served two terms in office). Bà dân biểu Nancy Pelosi nói "Nước Mỹ thật sự đã có phúc lớn hưởng được sự khôn ngoan và tài lãnh đạo của Biden, là TT luôn luôn tin tưởng vào khả năng của dân Mỹ, và cho dân Mỹ đạt được nguyện vọng (always believing in the possibilities of America and giving people the opportunity to reach their fulfillment). Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh tụ khối đa số DC trong thượng viện ca tụng Biden là một "công chức tận tụy và một tổng thống tuyệt đối đặc biệt" (the most dedicated of public servants, and an extraordinary president).

    Để giúp quý độc giả hiểu cho rõ những lời khen tặng trên, kẻ này xin dịch qua tiếng Nôm cho quý vị. Bà Kamala cám ơn Biden để lại gia tài của mẹ là 'một nước Mỹ buồn' nhưng chưa tệ nhất. Bà Pelosi khen Biden biết đã mất hậu thuẫn, sẽ thua, tránh đường rồi tự sát cho dân Mỹ đạt được nguyện vọng. Ông Schumer khen Biden là công chức biết nghe lệnh thượng cấp.


    Khen nức nở, nhưng sự thật thế nào?



    Quý vị đọc và nghĩ cho kỹ: đó có phải là những lời khen dành cho một TT thật sự có đại công với đất nước và dân tộc không? Một TT tháo chạy mà sao mọi người xúm lại cám ơn vì đã biết phải tránh đường? Mà trước đó, theo tin tức của tất cả giới truyền thông, chính những người nức nở ca tụng Biden lại là những người đã dùng đủ mọi cách ép Biden phải tự sát. Kể cả Obama đã điện thoại cho Biden cho biết nếu Biden không rút ngay thì qua ngày hôm sau, bà Kamala sẽ viện dẫn tu chánh án 25 của Hiến Pháp để 'đảo chánh'. Biden đọc diễn văn rút lui trong khi gia đình ôm nhau cùng khóc sướt mướt.
    Thô bạo và thô bỉ nhất phải là bà Pelosi khi bà đã là người chủ chốt trong việc kéo giò Biden, nhưng bây giờ lại hùng hổ tuyên bố "Biden xứng đáng được khắc tượng trên núi Rushmore"!!!

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 AVvXsEhEyF3ngZeTW2dq_xQO8HPa3K3_Syc5XCikk-eQ5DYBcdZMqXbwAv2fZUb1L2nqSc-aHP7lPeY7OOH9CEoqzHUqY8huAKWB0Yr1g268RApUT5NZcHhei3cQzUR3-homi226Xe599h-UMCchrjK0RXBY0kC6qvmtUJYVGOOz_QG5nbf57EOt180I0vq8tq0=w244-h136

Núi Rushmore



    Như DĐTC đã viết, ông nghị sĩ dở hơi của đảng DC, John Fetterman đã nói một câu thật ý nghĩa: “Làm ơn tha cho tôi, đừng than khóc gì cho Biden khi dấu tay của quý vị vẫn còn trên cán dao đâm sau lưng Biden”.

    Sự thật là Biden cuối cùng cũng chỉ là con chốt cần phải thí để cánh tả Mỹ có thể áp đặt chế độ xã nghĩa lên xứ Mỹ này thôi. Tất cả những tung hô hay múa may đảo chánh trong hậu trường chỉ là những màn múa rối hỏa mù của đám cánh tả muốn che lấp sự thật. Những con vẹt tị nạn a dua theo chỉ là đám u mê theo voi hít bã mía mà tuyệt đối không ý thức được mình đang làm gì, khỏi cần bàn thêm.
    Tuần này, DĐTC sẽ cùng quý độc giả xét cho kỹ chế độ xã nghĩa mà cánh tả Mỹ đang muốn áp đặt vào xứ thành đồng của tự do dân chủ này.

    Phải nói ngay, xã nghĩa theo mô thức Mỹ hoàn toàn chưa phải là chế độ CS của những Xít-ta-lin hay Mao, cũng khác rất xa các chế độ xã nghĩa Bắc Âu hay Tây Âu, mà mang những sắc thái đặc biệt Mỹ, qua ít nhất hai đặc điểm chung dưới đây.

1. Chính trị 'lý lịch'



    Chính trị cổ điển là chính trị dựa trên quan điểm ý thức hệ chính trị bảo thủ hay cấp tiến, tự do dân chủ hay độc tài đảng trị, tư bản hay cộng sản. Đó là chính trị để người dân được lựa chọn giữa các chính sách lớn, các luật lệ Nhà Nước.

    Chuyện đáng nói là cái loại chính trị cổ điển đó đã được mang vào bảo tàng viện ít nhất từ thời Obama rồi. Thời đại này là thời của chính trị gọi là 'lý lịch', tạm dịch từ tiếng Mỹ là 'identity politics', theo đó chẳng ai dòm ngó tới chính sách gì, hay ý thức hệ gì, cũng chẳng thèm để ý tới những thành quả cụ thể và thực tế trên cuộc sống của người dân, mà chỉ chú tâm vào những nét đặc trưng của mỗi chính trị gia, kiểu như da màu gì, thuộc chủng tộc nào, giới tính gì, theo tôn giáo nào, tính tốt tính xấu cá nhân như thế nào.

     Đó chính là nền tảng của sách lược 'an bang tế thế' mới, văn minh, tiến bộ, gọi là DEI, nghĩa là Diversity-Equity-Inclusiveness.

    Cái lạ là tất cả những yếu tố quan trọng mới dùng để lượng giá giá trị của một người lãnh đạo, lại là những yếu tố chẳng có một ly ảnh hưởng nào trên cá nhân mỗi người dân, trên gia đình họ, trên quyền lợi chung của cả nước và cả dân tộc. Tổng thống có là da xanh hay đỏ, lại cái hay lại đực,... chẳng có một ly ảnh hưởng nào đến quyền lợi của gia đình tôi. Thế đấy, mà bây giờ lại thành tiêu chuẩn bầu cử quan trọng nhất. Y chang kiểu năm xưa, cụ VVLộc nhà ta nhất định bỏ phiếu cho Obama vì anh ta là da đen, rồi cho bà Hillary sau đó chỉ vì bà là... đàn bà, Obama và Hillary giỏi hay tệ không quan trọng. Bây giờ, không cần nói ra, ai cũng biết cụ VVL sẽ bầu cho Kamala vì chẳng những đó là da đen mà lại còn đàn bà nữa, kiểu như Obama + Hillary, wá đả!

    Cái biện bạch của những người chủ tương 'chính trị theo lý lịch' này rất giản dị: họ cho rằng một phụ nữ làm tổng thống chẳng hạn, sẽ bảo vệ quyền lợi phụ nữ mạnh và hữu hiệu hơn. Hay một tổng thống da đen sẽ có ưu tiên bảo vệ quyền lợi dân da đen hơn. Nghĩa là họ chấp nhận một tổng thống phe phái, không lo cho toàn dân, mà chỉ ưu tiên cho một khối dân nào đó, cho khối dân giống mình, như cùng giới tính, cùng màu da, còn những khối dân khác thì... who cares? Họ bỏ qua hoàn toàn yếu tố căn bản nhất: người được chọn theo tiêu chuẩn màu da, giới tính đó có khả năng hay có kinh nghiệm như thế nào? Có gánh vác nổi trọng trách không? Có đủ cái bao dung để lo cho TẤT CẢ MỌI CÔNG DÂN bất kể giới tính hay màu da không?

    Trong cái nhìn cổ điển, trách nhiệm được trao cho người có khả năng và kinh nghiệm nhất, bất kể người đó da màu gì hay giới tính nào. Đó gọi là chính sách tuyển dụng người theo thành tích, Mỹ gọi là chế độ 'meritocracy', dựa trên merit, tức là có thành tích xứng đáng hay không, được áp dụng trong chính trị từ trước tới gần đây, và cũng được áp dụng triệt để trong kinh doanh, trong hành chánh: đưa đến những kết quả tất nhiên là những người giỏi hơn cũng là những người có trách nhiệm cao hơn và lớn hơn, mà hậu quả là cả nước được nhờ. Trong kiểu tuyển dụng người theo những tiêu chuẩn mới như giới tính và màu da, thì khả năng, kinh nghiệm và thành tích giỏi hay dở trở thành những yếu tố phụ, giỏi thì tốt, tệ cũng chẳng sao. Tức là vì nhu cầu 'lý lịch', chấp nhận những người dở hơn, để rồi kết quả chung cuộc là một chế độ tầm thường, hay 'mediocracy'. Thay vì nâng cả nước lên, tiêu chuẩn lý lịch chỉ kéo cả nước xuống hạng tầm thường. Cũng chẳng sao vì theo lý tưởng xã nghĩa, công bằng là chính, phát triển là phụ.
    Cái mô thức 'chính trị lý lịch' bây giờ đã lan ra cả nước, đặc biệt là trong khối cử tri của đảng DC. Thật ra, nếu những tiêu chuẩn 'lý lịch' được áp dụng đồng đểu thì tuy hạ cấp cả nước, vẫn còn có thể hiểu được. Nhưng chính trị lý lịch bây giờ lại được dùng một chiều, cố nâng cao đám DC trong khi nhận chìm khối CH.

    Diễn biến đó giải thích tại sao, trước đây cử tri DC hết sức đắn đo ngại việc bỏ Biden cho dù tất cả mọi thống kê và tin tức thời sự đều xác nhận về mặt quyền lợi của nước Mỹ và dân Mỹ, Biden đã là TT tệ hại nhất lịch sử cận đại Mỹ. Sau khi Biden bị lãnh đạo đảng DC 'đảo chánh' không phải vì bây giờ họ mới biết Biden quá tệ, mà vì bây giờ họ thấy rõ Biden sẽ bị Trump tàn sát không còn manh giáp, dân Mỹ vội vã ôm chầm lấy người được lãnh đạo đảng 'đề cử' thay thế, bà Kamala. Đảo chánh để đáp ứng đòi hỏi của bầu cử, để thắng.

    Vấn đề đối với cử tri DC là cái 'lý lịch' của Trump -ông già da trắng, triệu phú- không chấp nhận được, bất cần biết những thành tích về kinh tế, xã hội, an ninh,... gì gì mà Trump đã đạt được cho đất nước. Cái 'lý lịch' không hoàn hảo theo tiêu chuẩn 'văn minh cấp tiến' của Trump đã khiến một nửa nước Mỹ mù quáng không còn nhìn thấy chính sách, sách lược gì nữa, không còn nhìn thấy những thành quả an bang tế thế của Trump, cũng chẳng nhìn thấy những đại họa lạm phát, nạn trộm cướp hoành hành, khủng hoảng biên giới, của Biden. Mà chỉ nhìn thấy cái bản mặt thấy ghét của Trump so với cái mặt lờ mở thấy tội nghiệp, đáng thương hại của Biden thôi.

    Chính trị 'lý lịch' dựa trên DEI đó bây giờ đã thành nền tảng trong sách lược vận động tranh cử của liên danh DC khi không ai nghe liên danh này nói gì về chính sách nào hay chương hành động như thế nào, mà chỉ nghe họ xoáy vào việc bôi bác cá nhân ông Trump và cá nhân ông Vance, rồi tung hô bà Kamala trong tư cách đàn bà da đen. Tuy bảo đảm sẽ được ít nhất một phiếu của cụ VVLộc, nhưng hậu quả trên cả nước là một câu hỏi khổng lồ. Phe chống bà Kamala bây giờ gọi bà là DEI VP, nghĩa là một VP được bổ nhiệm nhờ chính sách DEI, chứ chẳng phải nhờ tài năng, khả năng, kinh nghiệm gì ráo.

    Chính trị 'lý lịch' đó cũng đã lan vào cộng đồng tị nạn để một đám tị nạn trốn chạy CS không nhìn thấy chính sách cực tả của đảng DC, không nhìn thấy cái 'nón cối' với ngôi sao đỏ khổng lồ trên đầu bà Kamala và ông Walz, để chỉ còn bị ám ảnh bởi cái cà vạt quá dài của ông Trump. Mà chỉ lo hùa theo đảng DC, công kích Trump về những chuyện phịa hết sức trẻ con, ấu trĩ như nói láo, dâm đảng, trốn thuế,... 

2. Văn hóa thức tỉnh



    Đây chính là điểm đặc biệt phản ảnh rõ nét nhất sự khác biệt giữa chính quyền Biden và tất cả các chính quyền tiền nhiệm, kể cả các chính quyền thiên tả của Obama và Clinton. Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có một TT, một chính quyền nào đã tung ra cuộc 'cách mạng văn hóa' lớn hơn cuộc cách mạng 'văn hóa thức tỉnh' của Biden. 

    Chủ nghĩa CS phát huy hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tạo phân hóa trong xã hội, khai thác sự phân hóa, mâu thuẫn đó để gây ra tranh chấp xã hội, rồi khích động khối 'bị khai thác' chống lại khối gọi là 'khai thác'. Cái phân hóa đó, được Các Mác sáng tạo ra, xé ra cho thật to, chính là phân hóa trong tầng lớp kinh tế giữa những người gọi là 'có của' -have-, đối nghịch với những người gọi là 'không có của' -have not-. Nôm na ra, giữa thành phần lao động đối nghịch với thành phần tư bản chủ nhân tại Nga. Mao Trạch Đông thấy ngay môn vũ khí khai thác quần chúng cực lợi hại này, nhưng khổ nỗi, xã hội Trung Hoa không có các khối lao động và chủ nhân, nên Mao bỏ tương chao xì dầu Tầu vào, biến thành xung khắc dân bần cố nông đối nghịch với điền chủ sở hữu đất đai.
    Biden -hay chính xác hơn, đám cực tả đang nắm giây cương con ngựa già Biden- cũng muốn áp dụng chính sách khai thác mâu thuẫn trong quần chúng tương tự. Nhưng kẹt nỗi trong cái xứ Mỹ không có dân lao động bị chèn ép cũng chẳng có bần cố nông chết đói, phe cực tả Mỹ bèn sáng chế ra mâu thuẫn quần chúng mới là mâu thuẫn chủng tộc và mâu thuẫn giới tính.

    Cái văn hóa thức tỉnh đó dựa trên 2 cột trụ lớn:

1. Khai thác mâu thuẫn chủng tộc



    Thập niên 1960, dưới thời TT Johnson hợp tác với khối trí thức CH trong những tiểu bang bắc Mỹ, đã tung ra nhiều luật mới mang tính khai phóng cho dân da đen, thoát khỏi nạn kỳ thị chủng tộc da đen. Từ đó đến nay, đã có thêm rất nhiều thay đổi nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của dân da đen hơn nữa. Thế nhưng, thực tế là khối dân da đen vẫn còn chìm sâu trong những tệ nạn xã hội như nghèo đói, thiếu giáo dục, thiếu phương tiện y tế, bất công, cướp bóc, bắn giết, vẫn bị chèn ép,... Nghĩa là vẫn chưa được bình đẳng hoàn toàn với khối dân da trắng. Nghĩa là vẫn còn những ấm ức có thể khai thác thành mâu thuẫn lớn để khích động họ, biến họ thành những vũ khi chính trị của chủ nghĩa xã hội tân thời, trong bối cảnh Mỹ. Khối dân da đen tại Mỹ lên tới trên 12% tổng số dân Mỹ, không phải con số nhỏ nhoi, khai thác được sẽ là sức mạnh rất đáng kể.

    Những 'tai nạn' như vụ tên du thủ du thực George Floyd bị chết dưới tay cảnh sát da trắng, đã là những cơ hội ngàn vàng để phe tả DC khai thác, khích động quần chúng nổi dậy đấu tranh, và họ đã khai thác tối đa thật. Một tên du thủ du thực bị chết -có thể vì ma tuý quá liều- mà TT phải cử hai đại diện từ Tòa Bạch Ốc đi dự đám ma, phe DC trong quốc hội, từ chủ tịch hạ viện và lãnh tụ thượng viện trở xuống, tất cả quỳ gối gục đầu tạ lỗi, cả chục thành phố đặt tên đường, đúc tượng dựng trong công viên,...  Câu hỏi lớn cho đám này: Floyd đã có công trạng hiển hách gì với đất nước ngoài việc say ma túy, dùng tiền giả mua thuốc lá, rồi chết khi bị cảnh sát bắt giữ, rất có thể đã chết vì ma tuý quá liều?
    Chính sách gọi là 'thượng tôn da đen' đi đến những mức lố bịch thật quá đáng, như cả ngàn tay du thủ du thực lợi dụng cái chết của Floyd để xuống đường đốt phá và nhất là ăn cướp, ăn cắp, nhưng tất cả đều được tha bổng, không một tên nào bị truy tố bất cứ tội gì; hay như một chị cầu thủ bóng rổ da đen bị Nga bắt vì sở hữu ma tuý, đã mau mắn được Biden giúp, điều đình xin Nga thả về Mỹ đổi lấy một tên Nga, buôn súng đạn lậu lớn nhất thế giới. Thậm chí, phải trao những trách nhiệm sinh tử lớn nhất cho khối da đen, bất kể hậu quả ra sao, như bộ trưởng Quốc Phòng và cả Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực đều phải là da đen.
    Chính sách nịnh dân da đen đi đến mức phi lý khi Nhà Nước nghiên cứu việc bỏ ra cả ngàn tỷ đô gọi là tặng dữ cho dân da đen để bồi thường việc ông bà mấy đời của họ đã bị làm nô lệ. Nghĩa là bắt những người chưa bao giờ sở hữu một nô lệ da đen nào -như chính kẻ này hay bất cứ ông bà Việt tị nạn nào khác- phải đóng thuế bá thở để bồi thường cho những người chưa một ngày nào là nô lệ.
    Lạ lùng hơn nữa, chính sách nịnh dân da đen lại dẫn đến những cái gọi là 'cải tổ giáo dục' đưa đến các việc như hủy bỏ chấm điểm, thi cử, vì sợ dân da đen luôn đứng cuối sổ cảm thấy bị xúc phạm vì bị chứng minh là quá dốt.

    Vẫn chưa bằng cao điểm của chính sách nịnh dân da đen là việc chọn một bà lai -chỉ mới lai thôi- da đen vô tài bất tướng làm phó TT, rồi bây giờ được đưa ra tranh cử cầm đầu cả đại cường Cờ Hoa này.

2. Khai thác mâu thuẫn giới tính



    Nhân loại đã có lịch sử ít ra là 20.000 năm, với khoảng 5.000 năm là lịch sử có ghi chép. Trong suốt thời gian đó, nhân loại chấp nhận loài người có hai giới tính, đàn ông và đàn bà. Thế nhưng trong cái 'văn hóa thức tỉnh' quái dị mà đảng DC đang áp đặt lên xứ Mỹ, loài người, hay chính xác hơn, dân Mỹ, có nhiều giới tính lắm: đàn ông, đàn bà, nửa ông nửa bà, cả ông lẫn bà, chẳng ông chẳng bà. Một cách thực tế, có nghĩa là ngoài đàn ông và đàn bà rõ ràng, tất cả những loại giới tính khác từ xưa đến nay, đã không được nhìn nhận, họ sống trong bí mật, dồn nén, ấm ức. Đảng DC tinh mắt hơn người, đã thấy ngay đó là khối người có thể được khích động thành vũ khí chính trị, trong cuộc chiến mà họ cố tạo ra, dàn dựng ra, gọi là cuộc chiến thức tỉnh, tranh đấu cho những 'người' thiểu số mà nhân quyền đã bị chà đạp từ mấy chục ngàn năm qua.

    Khai thác vũ khí giới tính đắt đầu bằng chính sách thượng tôn những thiểu số đó: thượng tôn đồng tính, chuyển giới, lưỡng giới, lung tung giới. Tới độ nhân danh việc bảo vệ và nâng đỡ những 'người' thuộc loại 'dị nhân' này, phải trao cho họ những trách nhiệm lớn nhất để họ hiểu là chúng ta nhìn nhận tuy họ quái dị về chuyện giới tính nhưng lại có khả năng hơn người. Như ông đồng tính Buttigieg được bổ nhiệm là bộ trưởng chỉ vì can đảm dám hôn môi 'ông chồng' trước ống kính tivi cho cả thế giới khâm phục. Hay ông Brinton được bổ nhiệm thứ trưởng chỉ vì dám để râu nhưng lại mặc váy.
    Khai thác vũ khi giới tính đi xa thêm một bước nữa, đúng theo lời dạy của 'bác Hồ', phải lo chuyện 'trồng người' cho trăm năm sau. Chính quyền DC của Biden chui vào trường học, dạy trẻ con về sex, về thủ dâm, về cách tạo cực điểm khoái lạc, về tính đa dạng của sex, như các hiện tượng đồng tính, chuyển giới, lưỡng tính, trai giả gái, gái giả trai,... Đưa đến hậu quả tai hại là đám trẻ con mà bộ óc chưa phát triển đầy đủ đã bị rối loạn, khiến nhiều đứa không biết mình giới tính gì, hay nổi hứng nhất thời muốn đổi giới tính chơi. Cánh cực tả của đảng DC thấy ngay đó là vũ khí mới triệt tiêu quyền lực bảo thủ cổ hủ của bố mẹ, cho đảng ta cơ hội chiếm quyền kiểm soát đám trẻ đó, y chang mô thức Mao đã khai thác đám nhóc Vệ Binh Đỏ để củng cố quyền lực cá nhân hắn.

    Trước cái chính sách kinh khủng đó, ít ra thì một số bố mẹ, cử tri Mỹ tại Virginia đã giật mình, hốt hoảng đến độ bầu cho ông Glenn Young, mù tịt chẳng biết chính trị là gì, làm thống đốc để chặn cơn hồng thủy khùng điên đó. Phong trào 'giải phóng trẻ con khỏi những thành kiến hủ lậu về giới tính' bị chặn đứng trên cả nước, hay ít nhất cũng đang thu mình tạm nằm im chờ thời, lấy sức để vùng mạnh lại qua hy vọng sẽ có được hậu thuẫn của... chính quyền Kamala.

Bà Kamala nếu đắc cử sẽ như thế nào?



    Đó là nói chuyện tạm gọi là 'quá khứ' thời Biden. Bây giờ thực tế là Biden đã đi vào lịch sử, xấu hay tốt, con cháu chúng ta mới biết chắc được. Bây giờ, hay đúng hơn, vài năm tới mới là tương lai cụ thể cần lưu ý. Nếu Trump đắc cử thì mọi người đã rõ nước Mỹ sẽ như thế nào, dựa trên bốn năm ông Trump đã làm TT, tuy sẽ có ít nhiều thay đổi, dĩ nhiên. Cái mù mịt là nếu bà Kamala đắc cử thì nước Mỹ sẽ ra sao, tương lai chính chúng ta sẽ ra sao?

    Trên căn bản đây là những câu hỏi khó trả lời chỉ vì bà Kamala là ẩn số vĩ đại, vì trong gần 4 năm bà làm phó TT, bà đã tuyệt nhiên chẳng làm bất cứ chuyện gì để thiên hạ có thể dự phóng bà sẽ làm gì nếu đắc cử. Không ai biết bà sẽ có chính sách gì.
Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 AVvXsEhUUzRT37yrV6fWgBV1sU9Y8TmnbBVPhnjYmX0j6m7sDJtmRtS9i1U660fywLD3HRIrnCq7HEzXKUXal7foDBHu1rBJjZBUT49RpFEvDl7b0_rUYzpr4S6J38BSHFLhOFdbFdYEZRkTjQIcjAPCYqNxxozg94-k95Ag1Or66Zq7YbigV9YfoLVxs6Lfpm8=w260-h175


   Tuy nhiên, dựa trên một vài chỉ dấu như 1) bà chẳng làm gì mà chỉ gật và tung hô cụ xếp Biden trong suốt bốn năm, 2) bà được xếp hạng đứng về phía tả của cả Biden, 3) bà chọn thống đốc thiên tả nhất nước làm phó, và 4) cả Biden lẫn bà đều chỉ là con rối của cánh cực tả trong đảng DC, ta có thể đoán chừng những tai ương chính trị lý lịch và văn hóa thức tỉnh, chẳng những sẽ tiếp tục, mà chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.
    Đó có phải là cái gì dân Mỹ ước mơ không? 
Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Tue 27 Aug 2024, 05:43

BÀI 349: KINH TẾ XÃ NGHĨA KAMELEONOMICS


  Thành quả lớn nhất và rõ nét nhất của Biden là... lạm phát, khi giá cả tăng vọt, nhanh nhất từ thời TT Carter cách đây khoảng 40 năm. Đây cũng là thời kỳ bà Kamala làm phó.
    Thế nhưng qua sách lược vận động tranh cử của bà Kamala, người ta có cảm tưởng gần bốn năm qua, bà Kamala sống ở Congo hay đâu đó, không dính dáng gì tới chính quyền hay bất cứ chính sách nào của Biden, đặc biệt là chính sánh kinh tế Bidenomics. Trong suốt cả tháng đi vận động vừa qua, không ai nghe bà Kamala nói tới Bidenomics một lần nào, trái lại, bà đi đâu cũng nhìn nhận giá cả hiện nay quá cao khiến dân tình đang khốn khổ, và bà tung ra khẩu hiệu mới cho chính sách kinh tế 'mới' của bà 'Lowering Cost', giảm giá. 
    Câu hỏi là trong gần bốn năm qua, khi Biden tung ra chính sách Bidenomics cực tai hại thì bà Kamala đã làm gì? Đồng ý chấp nhận hết? Hay không đồng ý nhưng im re? Hay không có ý kiến vì không dính dáng gì, mắc ngủ gật? Sao không 'lowering cost' trong gần bốn năm qua?


    Ta thử nhìn kỹ xem sao.


    Thật ra, trong kinh tế cấp tiến của đảng DC, vật giá gia tăng hay lạm phát không bao giờ là mối quan tâm lớn của đảng. Các kinh tế gia cấp tiến luôn chấp nhận lạm phát, công nợ tăng, thâm thủng ngân sách, sưu cao thuế nặng,... coi tất cả những vấn nạn đó như cái giá phải trả cho mục tiêu lớn hơn là tạo công bằng xã hội, cho dù đó là ... công bằng trước chén bo bo. Vật giá có gia tăng thì ta bù đắp bằng trợ cấp cho khối nhà nghèo nạn nhân, bằng tiền lấy từ nhà giàu qua chính sách tăng thuế, có gì khó đâu? Có gì phải lo đâu? Càng trợ cấp nhiều thì đám dân đó càng bị lệ thuộc, phải bầu cho đảng DC, có gì hại?
    Mà nếu chưa hay không tăng thuế nhà giàu được để có thể tăng trợ cấp thì ta noi gương kinh tế xã nghĩa: kiểm soát giá cả, bằng cách bắt bỏ tù những tay 'gian thương' không chấp hành giá do các công chức cạo giấy đặt ra. Như bà Kamala mới phác họa sơ kế hoạch chặn đứng lạm phát của bà: bà sẽ tung ra kế hoạch kiểm soát giá cả bán lẻ của các cơ sở kinh doanh, sẽ trừng phạt nặng nề những kinh doanh nào phạm tội đầu cơ, tăng giá kiếm lợi bất chính mà bà gọi là price gauging. 
    Bị áp lực quá nặng cả tháng qua phải cho biết có chính sách gì, liên danh hài Kamala-Walz mới công bố một phần -mới phần đầu thôi, còn lại gấp quá, chưa viết xong-  chính sách kinh tế của họ. Đây là loại kinh tế 'mới' của bà tắc kè -chameleon- Kamala mà kẻ này phải gọi là chính sách kinh tế Kameleonomics cho chính xác, dựa trên cái chính sách kinh tế trước đây gọi là Bidenomics. Trước khi công bố chính sánh mới này, bà Kamala đã nhìn nhận vật giá trong thời gian gần đây đã tăng quá cao, người dân không chịu nổi, nên việc đầu tiên bà làm sau khi đắc cử sẽ là đánh lạm phát. Thế đấy, nhưng trong chính sách kinh tế 3 điểm của bà Kamala mới tung ra, thì đã có 2 điểm sẽ khiến giá cả tăng thêm. Trên căn bản, chính sách kinh tế mới của bà Kamala dựa trên 3 biện pháp chính (cho đến nay):


1. Tăng tín dụng thuế -tax credit- cho mỗi đứa trẻ từ 2.000 đô lên tới 6.000 đô.
2. Nhà Nước trả 25.000 đô đầu tiên vào tiền nợ mua nhà cho những người mua nhà lần đầu, báo Mỹ viết là "downpayment assistance".
3. Kế hoạch chống lạm phát của bà Kamala sẽ là 'kiểm soát giá, trừng phạt những cơ sở kinh doanh tăng giá bất chính'



Ta nhìn sơ qua các biện pháp trên:

   Tăng tín dụng thuế -tax credit- cho mỗi đứa trẻtừ 2.000 đô lên tới 6.000 đô trong năm đứa trẻ ra đời: đây hiển nhiên là biện pháp mỵ dân, muốn lấy phiếu của dân da đen và dân da nâu, nổi tiếng là nhiều con. Vung tiền thiên hạ ra mua phiếu luôn luôn là sách lược sở trường của đảng DC.

    Cái bí mật lớn nhất là bà Kamala cố tình giấu nhẹm không cho ai biết là các chương trình trên sẽ tốn bao nhiêu tiền. Chưa có chuyên gia nào ngồi chiết tính hết. Để có một khái niệm, ta nhìn lại việc gia tăng tín dụng trẻ con dưới thời COVID. Khi COVID tấn công Mỹ mạnh, tín dụng trẻ con -tax credit- được tạm thời gia tăng từ 2.000 đô lên tới 3.600 đô, hay 1.600 đô cho một đứa: các chuyên gia ước tính nếu kế hoạch này được áp dụng đúng, thì sẽ tốn khoảng 1.000 tỷ đô trong một năm (https://taxfoundation.org/blog/expanded-child-tax-credit-permanent/). Bây giờ bà Kamala hứa hẹn sẽ gia tăng từ 2.000 lên tới 6.000, tức là thêm 4.000 đô, tức là tăng hai lần rưỡi, nghĩa là tính đổ đồng, chỉ một chương trình này không sẽ tốn cỡ 2.500 tỷ đô một năm. Chưa kể chương trình tài trợ tiền mua nhà. Xin nhắc lại: đừng hỏi bà Kamala tất cả sẽ tốn bao nhiêu tiền và lấy tiền từ đâu ra. Cũng xin đừng hỏi tung thêm tiền tươi vào thị trường thì giá cả mọi thứ sẽ tăng hay giảm. Chuyện này, ít nhất phải học qua lớp kinh tế nhập môn mới biết, là chuyện bà Kamala  không rảnh theo học.

   Nhà Nước trả 25.000 đô đầu tiên vào tiền nợ mua nhà cho những người mua nhà lần đầu, báo Mỹ viết là "downpayment assistance". Thông thường, ngân hàng đòi 'trả tiền mặt trước' -'downpayment' là 20%, bà Kamala sẽ tặng 25.000 đô trong số tiền downpayment đó. CNN tung hô đó là biện pháp giúp nhà nghèo có thể mua nhà, nhưng những người hiểu biết về kinh tế nhập môn đều hiểu ngay trợ cấp này sẽ đẩy mạnh giá nhà lên ngay, trong khi giá nhà bây giờ đã quá cao, ngoài tầm tay phần lớn dân chúng rồi. 

    Chính sách nay, theo tất cả những người đã học qua lớp kinh tế nhập môn, hay đã từng bán rau tại chợ Bà Chiểu, nghĩa là đã có một ý niệm sơ đảng nhất về luật cung cầu trên giá cả, đều thấy ngay hậu quả đầu tiên sẽ là gia tăng giá nhà, hiện nay đã quá cao. Nhiều chuyên gia, tiên đoán thế hệ con chúng ta sẽ là thế hệ cuối cùng thực hiện được giấc mộng sở hữu nhà vì với những thế hệ sau đó, giá nhà sẽ qua khỏi tầm tay của chúng.

    Kế hoạch chống lạm phát của bà Kamala sẽ là 'kiểm soát giá, trừng phạt những cơ sở kinh doanh tăng giá bất chính'. 

    Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên án ngay: đó chính là chính sách kinh tế chỉ huy theo mô thức xã nghĩa của Cuba, Venezuela, Liên Xô,..., sẽ đẻ ra nạn tích trữ, buôn lậu, khan hiếm hàng ngay. Nôm na ra, theo chính sách của bà xã nghĩa Kamala, giá cả sẽ không còn được định đoạt bằng cân bằng cung cầu thị trường nữa, mà sẽ do các công chức sáng vác ô đi, chiều sách cặp về ấn định trong phòng lạnh, cho cả nước. Chuyện lạ lùng là sách lược này đã được chứng minh thất bại hoàn toàn, chỉ đưa đến những giá cả giả tạo, không đáp ứng luật cung cầu của kinh tế thị trường, rồi đẻ ra nạn khan hiếm hàng hóa thôi. Vậy mà liên danh xã nghĩa Kamala-Walz lại tung ra được.

    Công bằng mà nói, trong một vài tiểu bang, biện pháp kiểm soát giá thỉnh thoảng được áp dụng, mang tính cách cứu nguy nhất thời, chẳng hạn như sau một cơn bão hurricane tàn phá cả một phần lớn của một thành phố hay một tiểu bang. Không bao giờ có thể thi hành như một chính sách trường kỳ lâu dài được.


   Muốn hiểu rõ vấn đề, xin xem lại thí dụ cụ thể dưới đây.

    Giả dụ như một chủ tiệm chạp phô Việt tại Los về Phú Quốc mua một chai nước mắm. Phải trả 5 đô một chai, cũng phải trả 1 đô tiền chở về Mỹ, 2 đô chi phí cho cửa tiệm, cho nhân viên bán hàng, ngoài ra cũng phải thêm 2 đô tiền lời cho chính mình sống, vị chi bán lại chai nước mắm với giá 10 đô. Nhà nước Kamala cho là giá cắt cổ, gây nên lạm phát, cần bảo vệ người tiêu thụ, bắt phải giảm giá còn có 9 đô. Chủ tiệm sợ bị bắt bỏ tù, dĩ nhiên sẽ tuân thủ, bán 9 đô. Người mua vui vẻ mua được giá rẻ. Nhà Nước Kamala đấm ngực khoe công giảm giá. Nhưng rồi ông chủ tiệm chạp phô nghĩ lại, bán với lời quá ít, không đủ sống hay ít nhất, không có lợi, không bõ công, quyết định không bán nước mắm nữa, kết quả cụ thể, thị trường thiếu nước mắm. Đó chính là những gì thực tế đã xẩy ra trong các chế độ kinh tế chỉ huy xã nghĩa, mà lại là chính sách bà Kamala hứa hẹn với dân Mỹ.


   Về điểm kiểm soát giá cả này, cũng là điểm quan trọng nhất, báo loa phường Washington Post đã nhận định biện pháp này chỉ xác nhận liên danh Kamala-Walz chính là theo chủ nghĩa cộng sản, sẽ tăng giá thêm nữa chứ không giảm gì hết, không hơn không kém. Xin nhắc lại: đây là quan điểm của Washington Post đấy, chứ không phải là đám cuồng Trump chụp mũ đâu, các con vẹt tị nạn ơi.




Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 AVvXsEgTa94yyo48R3SBZmzG3KZSHNu3_g7j6y1aCXWYMjsoKkcPX2Wr-dReuQjonZODPdsSPVkxcQtnyO-1DNwQQwyqPWpPwqJqC8oRRelQMSlVUqGG8c--pIMsydpXkx30BRkNRZ1l4yVaOwyY5q_OcfgEsKwJFsnk0ArDuvIK74ZHNz635sz_5WYZVqNrNK0=w616-h98




    Ngoài ra, trong một bài nhận định khác của chính Ban Chủ Biên, WaPo đã thẳng thừng cho kế hoạch chống lạm phát của bà Kamala chỉ là loại "mánh mung tiểu xảo mỵ dân", "populist gimmicks".




Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 AVvXsEg8WbN4T2GoiG0IYlPmLPacpCGQcAUlYERu7lKGx-Pz2BLogctLmdh5kBL-duZTuj7NLnE0EUjaz3V0od8NU5Q7H97ac-XXY9cJop3Sv6UzUWAKtfT1Mlargd4bzmyHk9LWAwfOYtsA1TV_zNH5tmLSdJ2L2dsG5QYkr0MiBpC4L_0eO4ivENQks5wDQag





https://thehill.com/homenews/4832358-washington-post-kamala-harris-economic-plan/



   Trong khi đó, tạp chí loa phường Newsweek nhận định "kế hoạch chặn tăng giá của bà Kamala đầy vấn nạn", "riddled with problems".




Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 AVvXsEhG1P2-GzCaOeAQ-To_JCI1XMv_1UysEtGYIyD2GqbOlCu-P5Q5dQvFqL0B6vh1-VjBDgrs4nnUonBSZWoY5_ktWyOw-JPru4mKuMgCLfXAeRpqNh_iXmqR5RgbZtqiUpXxtQ1H54GVpwAj-WHSdAfYN4ukEP2yQh2NoxPdAPfM-PIw8NuP2KzLfmWa3yE=w440-h133




    CNN thì công khai phán kế hoạch kiểm soát giá cả của bà Kamala sẽ "không bao giờ thực hiện hữu hiệu được": "not workable". Chẳng những vậy mà còn tăng giá cao lên nữa.




Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 AVvXsEgsF1_g027FXFCHyl5QeQsk7lK-fVWpAISYYX_ZeZLbZIsa3FJRUMU7VhLcbpIEDxXyzNg7JGkXLS4RH0ZgG4Y7xJHlQxKZa8KKIiIspkZ3N4sCDSfX2oDDV2bX785qWV7oJD_v3VqkLt5mzo2vhHi1BKn_ST_4vYHgZ0bOXLxMJImfy3EHj7UKNrtOCOQ=w552-h179




    Chưa hết, CNN còn viết: 





Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 AVvXsEjtPYykWJt8YVs45UW_x8xyfRyn33nDVPZbAuoPhkFb4K-VQzLXwM0U6tBNhZo691SpLmn9VIw4AbKtGDGvVM6RCbHxD1_IgRKeGPiyR6mkE9QvvYEwcmSamSvUiHM3Q2Oiu2QgkVE5F1-MaC3b47oFAe69glTrOvW0yh8_1qtq-TPPMb8veCizwhvz-88=w424-h85


https://www.foxnews.com/media/harris-price-control-plan-cause-bread-lines-recreate-the-walking-dead-economy-cnn-commentator



    Khi các cơ quan loa phường lớn nhất như WaPo, Newsweek, CNN, chê kế hoạch chống lạm phát của bà Kamala thì phải hiểu kế hoạch đó tệ tới mức nào.

    Cụ vẹt nào tài giỏi, xin vui lòng phản bác WaPo, Newsweek và CNN đi! Bỏ qua những cái lăng nhăng Trump nói láo, trốn lính, trốn thuế, dâm đảng đi Tám ơi, diễm xưa quá rồi!

    Trong khi đó, các chính khách của đảng DC nghĩ gì và nói gì?

    Dĩ nhiên, trong tinh thần phe đảng bình thường, đám DC nức nở tung hô chương trình kinh tế của bà Kamala. Đám vẹt tị nạn tự động nhai lại tu mù tịt chẳng hiểu gì về kinh tế hay luật cung cầu. Nhưng nếu quý độc giả theo dõi kỹ, sẽ thấy đám này chỉ tung hô kiểu chung chung theo đúng tinh thần phe đảng, chứ về chi tiết cụ thể, đã gần như không có một tiếng nói nào ca tụng chính sách kiểm soát giá theo mô thức Liên Xô, chỉ vì nó đi ngược lại hoàn toàn tinh thần kinh tế thị trường là mô thức kinh tế nền tảng của xứ Mỹ này, nơi mà giá cả được ấn định bởi luật cung cầu, chứ không phải được ấn định bởi một nhúm công chức ăn hại.


    Thượng nghị sĩ DC của Delaware, tiểu bang nhà của Biden, ông Chris Coons đã nhận định "Tôi không nghĩ có gì mang màu sắc cộng sản trong chính sách mang giá nhà và giá thuốc xuống mức có thể mua nổi" (I don’t think there’s anything communist about wanting to make housing more affordable and prescription drugs more affordable). Quý độc giả tinh mắt sẽ thấy ngay ông Coons im re, không dám đả động gì tới chính sách kiểm soát giá cả, bất bỏ tù doanh gia vi phạm bán quá giá Nhà Nước ấn định của bà Kamala, chỉ nói chuyện giá nhà, giá thuốc.

    Dân biểu Hakeem Jeffries, lãnh tụ khối thiểu số DC trong hạ viện tuyên bố "Khối DC trong hạ viện sẽ hợp tác với bà Kamala để tìm cách giảm giá thành". Ông không nói gì cụ thể hơn về chính sách kiểm soát giá của bà Kamala.

https://www.politico.com/news/2024/08/18/harris-economic-policy-price-gouging-00174518

    Gia tăng vật giá hay lạm phát chỉ là một khía cạnh của kinh tế. Nếu bà Kamala chủ trương giải quyết lạm phát bằng biện pháp kiểm soát giá cả theo mô thức Liên Xô, hay tân thời hơn, theo mô thức Venezuela, thì có nghĩa là cả chính sách kinh tế sẽ theo mô thức của cộng sản Liên Xô - Venezuela, không hơn không kém.




Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 AVvXsEjzCIVbQPcTJ_N_Qk-PdRj8_MX-WqaPNFmv3iAw25vpA6nnhHDdhC38Cf5ZTaE_dxMaJdG8OICLBmtAktCzBnGZsLwD2Ehwz6dLQ7LikiAPvrRhWVMaLUQFysUewD3yQAXd53MmjHdkoXyHrkuSYraz-IFGcMqDItzMATUHTOLx_EUFeBN2MXPd1JznKzs=w217-h159




    Ở đây, phải nói thêm, không phải tự nhiên bà Kamala có chính sách kinh tế thiên tả. Bà chỉ là chịu ảnh hưởng trực tiếp của bố bà, giáo sư kinh tế Donald Harris của Đại Học Stanford. Ông Harris nổi tiếng là giáo sư có khuynh hướng Mác-xít. Ông dạy về đề tài 'Tân Keynesian áp dụng cho các xứ chậm tiến'.

    John Maynard Keynes là kinh tế gia Anh có đại công lớn là phục hồi kinh tế Âu Châu sau sự tàn phá của đệ nhị thế chiến. Khi đó, toàn bộ kinh tế, tức là tất cả các cơ sở kinh doanh tư nhân của cả Âu Châu bị tàn phá không còn manh giáp, không có cơ sở nào ngóc dạy được. Ông Keynes chủ trương Nhà Nước sẽ đóng vai chính, làm đầu tầu phục hồi kinh tế cho tất cả mọi quốc gia, tức là Nhà Nước sẽ tung tiền ra làm đủ loại dự án, mở đủ loại công ty, để giúp tạo công ăn việc làm cũng như tái thiết kinh tế. Tất cả chi phí được đài thọ bằng thâm thủng ngân sách, bằng công nợ chồng chất, mà ông Keynes cho rằng chỉ là những tai họa ngắn hạn. Khi nào kinh tế phục hồi lại được thì thuế thu vào sẽ bù đắp lại thâm thủng ngân sách, giúp Nhà Nước trả nợ. Lý thuyết đó được ông Keynes áp dụng cho Anh Quốc, sau đó lan ra cả Tây Âu, và đã thành công ngoài tưởng tượng, khiến Tây Âu trở nên hùng mạnh rất nhanh trong khi Đông Âu theo mô thức cộng sản, vẫn trong tình trạng thảm hại nhất, cả mấy chục năm sau khi thế chiến chấm dứt.     TT Obama trước đây, cũng có lúc muốn thí nghiệm lý thuyết tân Keynesian vào kinh tế Mỹ, tung ra luật gọi là 'HIRE' - Hiring Incentives to Restore Employment Act- tốn gần 18 tỷ đô nhắm vào việc tân trang hệ thống xa lộ và hạ tầng cơ sở khác, nhưng thất bại hoàn toàn, đến độ Obama đã phải nhìn nhận "We're not shovel-ready", nghĩa là nước Mỹ chưa sẵn sàng để có những dự án lên tới cả 18 tỷ đô.

    Ông bố bà Kamala dạy thuyết của Keynes áp dụng vào các xứ chậm tiến không có một khu vực kinh doanh tư nhân đủ lớn và mạnh để xây dựng quốc gia, nên Nhà Nước phải đóng vai chủ động đầu tầu. Trên nguyên tắc, nghe hợp lý, nhưng trên thực tế, lại thất bại hoàn toàn khắp nơi, khắp các nước chậm tiến áp dụng thuyết đó, gọi là 'tân Keynesian'. 

    Thất bại vì lý do chính: mô thức Nhà Nước nắm quyền quyết định hết đưa đến tình trạng một nhúm công chức phe đảng nắm quyền, vừa bất tài vừa tham nhũng. Cứ nhìn 'kinh tế thị trường với cái đuôi xã nghĩa' ở VNCS thì biết. Tóm gọn lại, thuyết kinh tế Keynesian hay thuyết con rơi Tân Keynesian chỉ là mô thức kinh tế Nhà Nước chỉ đạo toàn diện, một bước thấp hơn kinh tế cộng sản, chỉ khác kinh tế cộng sản ở điểm chưa quốc hữu hóa tất cả phương tiện sản xuất, tức là chưa lột hết tài sản của dân thôi.

    Bài học thất bại toàn diện của kinh tế chỉ đạo trên khắp thế giới, bà Kamala chưa bao giờ học được, vì quá trình của bà công tố chuyên đi bắt trộm cướp Kamala chưa bao giờ biết gì về kinh tế nhập môn; trong khi ông phó Walz thì ngớ ngẩn muốn thấy mô thức kinh tế Tầu cộng "tất cả đều ngang nhau" trước chén bo bo được áp dụng ở Mỹ.

    Các lý thuyết gia kinh tế như bố bà Kamala vẫn tin như đinh đóng cột vào những lý thuyết của mình, và luôn đổ thừa những thất bại thực tế lên đầu những người áp dụng, thi hành sai, đi quá xa hay chưa đi tới nơi. Đám lý thuyết gia xã nghĩa không bao giờ chịu nhìn nhận lý thuyết của mình sai bét, hay hoang tưởng, không thực tế.


    Khi bà Kamala hé lộ ra chính sách kinh tế của bà: Nhà Nước cho tiền đầu này, giúp tiền đầu kia, kiểm soát giá cả, thì hiển nhiên bà Kamala đã chịu ảnh hưởng của ông bố, luôn luôn đặt Nhà Nước lên trên hết, tất cả đều cần Nhà Nước và Nhà Nước luôn luôn giúp dân. Đó chính là nên tảng kinh tế xã nghĩa, ngược với quan điểm kinh tế thị trường trong đó Nhà Nước đứng qua lề đường để luật cung cầu điều hành kinh tế.

    Chắc chắn sẽ không thiếu cụ vẹt muốn bắt bẻ thế Trump sẽ làm gì để chặn lạm phát? Phải nói ngay cho rõ: về phía CH, khỏi nói thì ai cũng biết Trump là một nhà đại tư bản, dĩ nhiên chủ trương áp dụng kinh tế thị trường cạnh tranh tối đa trong nước, nhưng lại bác bỏ hết những liên minh mậu dịch quốc tế chỉ có mục đích vắt sữa con bò vàng Mỹ.  

    Riêng về kế hoạch trong chống lạm phát của ông Trump, chắc chắn sẽ không có chuyện kiểm soát giá, bắt chủ kinh doanh bỏ tù, theo như mô thức Liên Xô, phá nát nền tảng của kinh tế thị trường chịu sự chi phối của luật cung cầu. Kế hoạch chống lạm phát của ông Trump gồm 4 điểm chính như dưới đây, một cách tóm gọn nhất:



1. Hạ giá dầu xăng, là sản phẩm hay yếu tố cấu thành giá thành quan trọng nhất, bằng cách mở rộng việc khai thác dầu Mỹ, vừa gia tăng cung, vừa bớt lệ thuộc vào dầu nhập cảng.

2. Cắt bỏ bớt luật lệ kinh doanh, vừa quá rườm rà phiền toái, vừa đóng góp cho việc tăng giá thành của tất cả mọi sản phẩm.

3. Giảm thuế lợi tức, nhất là thuế trên lợi nhuận công ty, vừa giúp giảm giá thành của sản phẩm, vừa giúp các công ty có thêm tiền đầu tư, mở hãng xưởng, gia tăng sản xuất, cung cấp thêm hàng hóa cũng như công ăn việc làm cho dân.

4. Gia tăng thuế quan đánh trên hàng nhập để giúp phát triển kinh tế Mỹ, vừa giảm sai lệch cán cân mậu dịch, vừa giúp gia tăng sản xuất và giảm giá hàng nội địa Mỹ.




[size=28]Quý độc giả có thể so sánh và cân nhắc chính sách trên của ông Trump, so với chính sách của bà Kamala, dùng nhà tù để kẹp cổ doanh gia phải tôn trọng giá cả do một nhúm công chức ấn định một cách tùy tiện gần như vô căn cứ. Nếu quý vị còn biết cân nhắc những cái tốt, cái xấu của các chính sách, tất nhiên sẽ biết phải bỏ phiếu cho ai. Nếu quý vị bất cần biết chuyện chính sách, chỉ bỏ phiếu theo ngoại hình, cười hô hố hay không, đeo cà vạt ngắn hay dài,... thì tất nhiên quý vị cũng biết sẽ phải bầu cho ai, miễn bàn thêm.

[/size]
Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Tue 03 Sep 2024, 23:18

Kamala Harris Sẽ Đưa Hoa Kỳ Vào Quỹ Đạo Xã Hội Chủ Nghĩa?


Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Dont-be-fooled-by-Kamala-550x307





Đại Hội Toàn Quốc của đảng Dân Chủ đã khai mạc vào tối Thứ Hai, hôm qua tại Chicago.  Hàng chục ngàn người thuộc nhiều nhóm chính trị khác nhau đã đổ về đây để biểu tình. Vệ Binh Quốc Gia và cảnh sát địa phương đã được huy động để giữ an ninh cho đại hội.  Trước khi Joe Biden phát biểu, một số người biểu tình đã phá rào cản và ngay lập tức họ bị cảnh sát còng tay bắt giữ.  Biden đã nói những lời lẽ rất nặng nề đả kích cựu TT Trump và đảng Cộng Hòa tại đại hội. 



Thăm dò mới nhất của Interactive Polls cho hay cựu TT Trump đang dẫn đầu tại Pennsylvania với tỷ lệ 47% và Kamala Harris có 46%.  Cuộc bầu cử năm nay sẽ rất khít khao nhưng cựu TT Trump có cơ hội thắng vì đa số người dân không hài lòng với tình hình kinh tế hiện tại và họ tin tưởng cựu TT Trump có khả năng giải quyết vấn đề.  Trên trang mạng xã hội X vào tối Thứ Hai 12/8/2024, cựu TT Trump đã có cuộc nói chuyện với nhà khoa học, tỷ phú Elon Musk.  Có khoảng 89 triệu người đã theo dõi cuộc nói chuyện này.  Cuộc nói chuyện đã đề cập tới nhiều vấn đề, đặc biệt là lạm phát và kinh tế, mối quan tâm hàng đầu của cử tri trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm nay.

Chính sách năng lượng của cựu TT Trump trước đây đã giúp Hoa Kỳ có nền kinh tế phồn thịnh, người dân có cuộc sống sung túc, giờ đây họ mong muốn cựu TT Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.  Hoa Kỳ là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên, dầu khí vĩ đại.  Cựu TT Trump khẳng định “Nguồn tài nguyên “vàng lỏng” của chúng ta sẽ không bao giờ cạn kiệt.  Nguồn tài nguyên phong phú này sẽ đem lại cho Hoa Kỳ một nền kinh tế giàu có, cắt giảm được chi phí năng lượng, cắt giảm lạm phát và chúng ta còn trả được nợ quốc gia 36 ngàn tỷ Dollars nữa.”   Trong khi đó thì đảng Dân Chủ lại từ bỏ nguồn nhiên liệu này và chạy theo một cuộc khủng hoảng năng lượng nhằm bảo vệ khí hậu.  Just The News cho hay chính quyền Biden-Harris đã cắt giảm 95% hợp đồng cho khai thác dầu khí trên đất của liên bang.  

Chính quyền Biden-Harris đã bỏ năng lượng hiện tại, chuyển sang năng lượng xanh, không những gây tốn phí cho ngân quỹ quốc gia hơn ngàn tỷ Dollars mà còn giảm sự phát triển kinh tế.  Tỷ phú Elon Musk, nhà sản xuất xe điện Tesla đã xác nhận trong cuộc nói chuyện với cựu TT Trump: “Mức CO2 hiện tại trong khí quyển chỉ hơn 400 phần triệu (PPM, tức là 0.0004 phần trăm) không phải là mức báo động.”   Elon Musk nhấn mạnh “Trái đất chỉ tăng khoảng hai PPM mỗi năm, vì vậy chúng ta có rất  nhiều thời gian để tìm ra một chiến lược khắc phục khí hậu.  Ngành dầu khí hiện nay rất quan trọng cho việc cung cấp năng lượng cần thiết hỗ trợ nền kinh tế của chúng ta.”  

Chính sách kinh tế của Kamala Harris theo xã hội chủ nghĩa

Thứ Sáu ngày 16/8 vừa qua, trong cuộc vận động tranh cử tại Raleigh thuộc North Carolina, Kamala Harris đã đưa ra kế hoạch chống lạm phát mà chính Biden và bà ta đã chủ động gây ra.  Đầu năm 2021, sau khi nhậm chức, Biden đưa ra dự luật giảm lạm phát hơn 2 ngàn tỷ Dollars.  Dự luật này đã không thể được thông qua nếu không có phiếu của Kamala Harris với tư cách là Phó Tổng Thống, Chủ Tọa phiên họp.  Chính đạo luật giảm lạm phát này đã làm suy yếu giá trị đồng Dollar và dẫn tới lạm phát.

Kế hoạch của Kamala hứa sẽ tài trợ cho những người mua nhà lần đầu được hưởng 25 ngàn Dollars tiền đặt cọc, giảm 6 ngàn Dollars tiền thuế cho những người có lợi tức thấp và trợ cấp 3,600 Dollars cho những người có con nhỏ dưới 1 tuổi.  Nhằm đối phó với lạm phát, Kamala sẽ cấm các công ty tăng giá thực phẩm, hàng hóa, và tất cả mọi thứ, nếu vi phạm sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề. Giá cả thị trường sẽ do chính phủ quyết định, điều này dẫn tới tình trạng khan hiếm thực phẩm, hàng hóa vì doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất hoặc ngưng hoàn toàn khi không có lợi nhuận tối thiểu.  Kamala còn hứa sẽ giám sát việc xây cất thêm 3 triệu căn nhà trong 4 năm.  Kế hoạch của Kamala sẽ gây thiệt hại cho ngân quỹ quốc gia tới hơn 1 ngàn 7 tỷ Dollars mà không giúp phát triển kinh tế.  Rõ ràng đây chỉ là chiêu bài mị dân để mua phiếu trong mùa bầu cử.

Cũng trong cuộc vận động tranh cử tại Raleigh, Kamala cho rằng chính sách kinh tế của cựu TT Trump đã gây ra lạm phát vì đánh thuế trên những mặt hàng nhập cảng và giảm thuế cho giới nhà giàu.  Kamala đã lừa dối dân chúng, đa số người dân nhận thức rất rõ khi cựu TT Trump lãnh đạo đất nước, Hoa Kỳ đã có một nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của họ được an toàn về tài chánh, an ninh bản thân, gia đình và cộng đồng được bảo đảm.  

Truyền thông báo chí đã dành sự ủng hộ nhiệt tình cho Kamala từ khi bà ta thay thế Biden.  Giờ đây, trái lại, giới truyền thông đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch kinh tế của Kamala.  John Nolte của Breitbart News cho hay “Truyền thông trước đây ủng hộ Kamala Harris, bây giờ họ chế giễu kế hoạch kinh tế của bà ta là không hợp lý, là những trò bịp bợm, dập khuôn theo chính sách kinh tế của Venezuela, Cuba và Liên Xô.  Chính sách này đã hoàn toàn thất bại.”  Washington Post chỉ trích “Biện pháp kiểm soát giá cả và tăng thuế doanh nghiệp tới 28% của Kamala Harris thực sự là một trò hề.”  Steve Forbes, Chủ Bút của Tạp Chí Tài Chánh Forbes khẳng định: “Mọi thứ sẽ trở nên tệ hơn nếu Kamala Harris đắc cử.  Chủ trương của bà ta giống như đã được áp dụng tại Venezuela.”  Và CNN cho rằng:  “Kế hoạch điên rồ của Kamala Harris sẽ đẩy giá cả lên cao hơn nữa, sẽ tạo ra tình trạng khan hiếm, cuối cùng hàng hóa, lương thực sẽ được phân phối theo khẩu phần như chủ trương trong chính sách kinh tế của Liên Xô.”   

Trong một cuộc họp báo, cựu TT Donald Trump cho biết “Kamala cấm các công ty tăng giá thực phẩm và các mặt hàng là chính sách kiểm soát giá cả thị trường của cộng sản.  Kiểm soát giá cả sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lương thực, lạm phát và nạn đói sẽ xảy ra.  Chính sách này thực sự là thảm họa cho đất nước.”  Ủy Ban Quốc Gia đảng Cộng Hòa phê bình chính sách của Kamala: “Kinh tế của Kamala sẽ tăng giá thị trường, và chính quyền sẽ phải tăng tiền thuế để có thể tài trợ cho dân chúng.  Đây là chủ trương của nhà độc tài Nicolas Maduro. Chính sách kinh tế ngu muội này sẽ phá hủy đất nước chúng ta, và đẩy Hoa Kỳ vào sự phá sản toàn bộ như tại các quốc gia cộng sản.”  TNS Marco Rubio nhấn mạnh: “Chính sách của Kamla giống hệt chính sách của các xã hội chủ nghĩa như Cuba, Venuezla.  Kamala muốn thực hiện chính sách của các quốc gia mà hàng triệu người dân ở đó đã và vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi.”

Xã Hội Chủ Nghĩa đã thất bại tại nhiều quốc gia

Nhiều người có ảo tưởng về xã hội chủ nghĩa như cựu TT Obama, Kamala Harris, TNS Bernie Sanders, và một số nhà lập pháp Dân Chủ khác.  Họ cho rằng xã hội chủ nghĩa đáp ứng được nhu cầu của đất nước, sẽ cải thiện đời sống của người dân nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược.  Nhà sử học Lee Edwards cho hay: “Trước đây Israel, Ấn Độ và Anh đã từng thử nghiệm xã hội chủ nghĩa nhưng họ đã từ bỏ.”  Tiến Sĩ Lee Edwards kết luận: “Xã hội chủ nghĩa đã thất bại tại những quốc gia từng thử nghiệm.  Bắt đầu từ Liên Xô của thế kỷ trước tới ba quốc gia hiện đại là Israel, Ấn Độ và Anh.”

Bài bình luận của Tiến Sĩ Lee Edwards trên National Reviews nói về trường hợp thất bại của Liên Xô. Năm 1985,  khi Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev lên cầm quyền, Liên Xô là một đế chế đang bị phá sản và tan rã sau 70 năm dưới chủ nghĩa cộng sản.  Các trang trại không sản xuất đủ để nuôi sống người dân, các nhà máy không hoạt động đủ tiêu chuẩn, người dân phải xếp hàng dài ở Moscow và các thành phố khác để mua bánh mì và một số nhu yếu phẩm khác.  Tình trạng này đã xảy ra cho người dân miền Nam Việt Nam vào những năm sau 1975 khi Sài Gòn bị chế độ cộng sản miền Bắc chiếm đoạt.

Sau Thế Chiến II, các quốc gia Israel, Ấn Độ và Anh đều áp dụng mô hình kinh tế của xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa ngành công nghiệp và quyền quyết định kinh tế được đặt vào tay chính phủ.  Thời gian đầu, xã hội chủ nghĩa dường như có hiệu quả tại những quốc gia này nhưng sau gần hai thập niên, những nhà hoạch định kinh tế của chính phủ đã không thể theo kịp tốc độ gia tăng dân số và sự cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới.  Kinh tế liên tục bị suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp trở nên trầm trọng. Cuối cùng cả ba quốc gia Israel, Ấn Độ và Anh đã từ bỏ xã hội chủ nghĩa và chuyển sang kinh tế thị trường theo chủ nghĩa tư bản. Đây là quyết định sáng suốt đã đưa Israel, Ấn Độ và Anh trở thành những cường quốc như hiện nay.

Xã hội chủ nghĩa từng được thử nghiệm tại nhiều quốc gia nhưng luôn luôn bị thất bại. Mark Perry, một giáo sư Kinh Tế và Tài Chánh của Đại Học Michigan đã khẳng định: “Xã hội chủ nghĩa hứa hẹn đem lại thịnh vượng và bình đẳng xã hội nhưng đây chỉ là một sự lừa dối vĩ đại nhất của thế kỷ XX.  Trên thực tế, thời gian đầu xã hội chủ nghĩa có vẻ thành công, có sức hấp dẫn quần chúng nhưng về lâu dài, sự thành công này chỉ là ảo tưởng, đã dẫn tới phá sản, nghèo đói, khổ cực và chuyên chế bạo lực của chính quyền.”   

Venezuela là một trường hợp điển hình.  Giáo Sư Mark Perry nói rõ “Venezuela, một quốc gia thịnh vượng nhất vùng Nam Mỹ nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ đã bị Hugo Chavez đưa vào xã hội chủ nghĩa từ năm 1999.  Thời gian đầu, Hugo Chavez đã cho người dân hưởng nhiều chương trình miễn phí như tiền thưởng, thực phẩm, chăm sóc y tế, tất cả đều miễn phí.  Chính quyền kiểm soát giá cả xăng dầu, thực phẩm, quốc hữu hóa tất cả doanh nghiệp.  Chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế thịnh vượng của Venezuela đã bị xã hội chủ nghĩa tàn phá, biến quốc gia này trở nên nghèo đói, siêu lạm phát, thiếu thực phẩm, hỗn loạn.  Hàng ngàn những nhà bất đồng chính kiến đã bị giam cầm tù tội hoặc bị sát hại trên đường phố.” 

Xã hội chủ nghĩa đã được thử nghiệm và đã thất bại tại Cuba, Bắc Triều Tiên, Venuezela, Việt Nam, và nhiều quốc gia khác.  Kinh tế của những quốc gia này bị sụp đổ, người dân phải chịu đựng cuộc sống đói nghèo, cơ cực, bị áp bức, bị giam cầm, bị tước đoạt những quyền cơ bản nhất của con người.  Từ năm 2014 tới nay đã có gần 1/5 dân số Venezuela phải chạy trốn, phải ra đi tìm tự do.

TT Ronald Reagan trước đây đã từng cảnh báo: “Nếu mất tự do tại đất nước này, chúng ta sẽ không còn một nơi nào khác để chạy trốn.  Nơi đây là mảnh đất cuối cùng có thể dung thân.”     

Kim Nguyễn

August 20, 2024

Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Tue 03 Sep 2024, 23:25

Nền Tảng Dân Chủ Của Hoa Kỳ Đang Bị Đảng Dân Chủ Phá Hoại


Đảng Dân Chủ đã tổ chức Đại Hội Đảng Toàn Quốc tại Chicago từ ngày 22 tới 25/8/2024.  Diễn giả trong 4 ngày đại hội, từ Bill Clinton, Hillary Clinton, tới Barack Obama, Michelle Obama, Nancy Pelosi, . . . tất cả đều không đề cập tới những vấn đề quan trọng của đất nước mà chỉ tập trung vào việc tấn công cựu TT Trump.  Trong ngày đầu tiên họ đã nói tới tên cựu TT Trump tới 147 lần.  Họ đổ lỗi cho cựu TT Trump là người đã gây ra khủng hoảng biên giới, lạm phát, kinh tế suy yếu, chia rẽ đất nước và những tệ hại khác hiện đang xảy ra. 




Khi đọc diễn văn nhận đề cử, Kamala Harris cũng chỉ tấn công cựu TT Trump mà không đưa ra một chủ trương, một đường lối hoạt động nhằm giải quyết những quan tâm, lo lắng và ước vọng của cử tri.  Kamala đã xuyên tạc cựu TT Trump sẽ cấm phá thai trên toàn quốc, sẽ cắt giảm an sinh xã hội và Medicare, sẽ hủy bỏ Obamacare, sẽ tăng thuế hàng hóa, . . .  Tất cả những điều này hoàn toàn sai sự thật, và chính CNN đã phải lên tiếng phủ nhận. 




Các diễn giả chính trong đại hội đảng Dân Chủ đã đổ lỗi cho cựu TT Trump về những vấn nạn đang xảy ra tại Hoa Kỳ là hoàn toàn vô lý.  Ký giả Scott Jennings của CNN, một tiếng nói của đảng Dân Chủ, đã phải nhìn nhận: “Cựu TT Trump không gây thảm họa cho đất nước vì Barack Obama làm Tổng Thống từ 2009 tới 2016, Joe Biden làm Tổng Thống và Kamala Harris làm Phó Tổng Thống từ năm 2021 tới nay, Trump mới có 4 năm, sao lại đổ lỗi cho Trump?  Trong 16 năm qua, đảng Dân Chủ đã kiểm soát đất nước này 12 năm, như vậy không thể đổ lỗi cho Trump về sự chia rẽ đất nước, về những đau khổ mà người dân đang phải chịu đựng.”




Đầu năm 2020 truyền thông báo chí đã xôn xao về tin Obama sẽ đề cử Biden làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ.  Trong suốt mùa tranh cử, Joe Biden đã trốn ở nhà, không có những cuộc vận động tranh cử nhưng ông ta vẫn giành được chiến thắng.  Kết quả bầu cử Tổng Thống năm 2020 vẫn còn nhiều vấn đề đáng nghi ngờ.  Joe Biden đã gây tai họa cho đất nước.  Joe Biden không những là một Tổng Thống yếu kém mà ông ta còn bị những người trong bóng tối chỉ huy.  Rất nhiều lần Biden đã tỏ ra ngớ ngẩn, đứng im trên sân khấu, ngưng phát biểu và nói lẩm bẩm một mình.  Mỗi khi có họp báo, Biden đọc những câu hỏi đã được viết sẵn và chỉ gọi những phóng viên có tên trong danh sách.  Biden phân trần “Tôi phải làm đúng theo chỉ thị.”  Biden không được tự do làm công việc của một Tổng Thống, ông ta phải làm theo chỉ thị của một thế lực ngầm.  Tới nay người dân đã biết rõ Obama chính là người lãnh đạo thế lực ngầm. 




Cuối tháng 7 vừa qua, một tuần sau khi cựu TT Trump thoát chết trong một vụ ám sát, lãnh đạo đảng Dân Chủ gồm Obama, Chuck Schumer và Nancy Pelosi đã áp lực Biden rút lui khỏi cuộc tranh cử và đưa Kamala Harris ra thay thế.  




Kamala Harris được chính thức đề cử là ứng cử viên Tổng Thống




Đại Hội Toàn Quốc đảng Dân Chủ tại Chicago trong tuần qua đã chính thức đề cử Kamala Harris là ứng cử viên Tổng Thống của đảng.  Joe Biden đã giành được phiếu của hơn 14 triệu cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ nhưng vẫn bị đảng Dân Chủ loại khỏi cuộc bầu cử.  Người dân đã thực sự không có tiếng nói, họ đã không bỏ phiếu cho Kamala trong cuộc bầu cử sơ bộ.  Giờ đây họ phải chấp nhận một ứng cử viên Tổng Thống không có một cuộc họp báo chính thức, không đưa ra một đường lối hoạt động cụ thể ngoại trừ việc tuyên bố sẽ kiểm soát giá cả hàng hóa, thực phẩm, một việc làm theo sách lược của cộng sản.




Ngày 24/8/2024 vừa qua, New York Post đã phổ biến bài “Why Kamala Harris’ DNC nomination reminds me of the Soviet Union” của Rebekah Koffler, một bình luận gia, một cựu sĩ quan tình báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.  Rebekah sanh tại Nga, tới Hoa Kỳ khi còn rất nhỏ, đã tình nguyện vào quân đội Hoa Kỳ sau biến cố 9/11.  Nhà bình luận này khẳng định: “Là một người đến từ Liên Xô, việc Harris được đề cử khiến tôi nhớ lại sự độc tài toàn trị của đảng cộng sản. Mặc dù Hoa Kỳ không phải là một nước theo cộng sản nhưng chủ trương, hành động của đảng Dân Chủ có những điểm tương đồng với cộng sản.  Đảng Dân Chủ đã theo bài bản của Liên Xô khi họ đề cử Kamala Harris làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng.”   Rebekah nhấn mạnh “Đảng Dân Chủ đã rập khuôn của Liên Xô: Boris Yeltsin bất ngờ từ chức và Vladimir Putin lên nắm quyền.  Biden đột ngột bị loại bỏ, Kamala Harris được đưa lên thay thế.  Harris không tin tưởng chủ nghĩa tư bản, muốn áp dụng chính sách của Liên Xô, kiểm soát giá cả thị trường.  Đây là dấu hiệu của một nhà nước độc tài, phải chăng đó là con đường Hoa Kỳ muốn đi tới?”




Đảng Dân Chủ luôn cáo buộc cựu TT Trump là người phá hoại nền dân chủ Hoa Kỳ, nhưng sự thật, chính đảng này đã và đang phá hoại nền dân chủ của đất nước.  Đảng Dân Chủ đã nỗ lực loại bỏ ứng cử viên Tổng Thống của đảng đối lập.  Từ năm 2016, khi cựu TT Trump ra tranh cử Tổng Thống, Hillary Clinton, ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ đã mướn một cựu gián điệp Anh ngụy tạo hồ sơ vu khống cựu TT Trump có thông đồng với Nga.  Hồ sơ này không dựa trên một bằng chứng cụ thể nào.  Hillary Clinton đã sử dụng để tấn công đối thủ Donald Trump.  Liên tục hai năm sau đó cựu TT Trump còn bị Hạ Viện do đảng Dân Chủ nắm đa số, dưới sự lãnh đạo của Nancy Pelosi đưa ra đàn hặc, truất phế nhưng họ đã bị thất bại. 




Vào cuối tháng 10 năm 2020, ngay trước tuần lễ bầu cử Tổng Thống, New York Post phổ biến hồ sơ tham nhũng của cha con Biden được tìm thấy trong laptop bỏ quên của Hunter, con trai Biden.  Ngay lập tức, Ủy Ban Tranh Cử của Biden đã mua chuộc 51 cựu viên chức tình báo, yêu cầu họ viết thư xác nhận vụ laptop là tin giả do Nga tung ra.  Biden đã lừa dối cử tri, đã cầm lá thư này trên tay cho mọi người nhìn thấy trong cuộc tranh luận với cựu TT Trump.  Những công ty Big Tech: Google, Facebook, Twitter và đa số truyền thông thiên tả đã tiếp tay với đảng Dân Chủ xóa bỏ vụ laptop này, cho rằng đây là âm mưu của Nga. Trong một cuộc điều trần tại Hạ Viện, Mark Zuckerberg khai rằng FBI đã làm việc với Facebook trong vụ laptop này.  Đa số cử tri khẳng định họ đã không bỏ phiếu cho Biden nếu họ được biết vụ laptop này là tin chính xác.  




Trong hai năm qua, từ khi cựu TT Trump tuyên bố tái tranh cử Tổng Thống năm 2024, Bộ Tư Pháp đã đưa cựu TT Trump ra tòa trong nhiều vụ kiện.  Khi những vụ kiện này không đạt được kết quả như đảng Dân Chủ mong muốn, họ lại tìm cách loại tên cựu TT Trump ra khỏi cuộc tranh cử tại 16 tiểu bang Dân Chủ.  Nỗ lực này cũng bị thất bại, và cuối cùng vụ ám sát đã xảy ra, không rõ ai là kẻ chủ mưu.  Thật may mắn, cựu TT Trump đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.  Một sự thoát chết kỳ lạ không thể giải thích được mà chỉ tin rằng ông đã được Thượng Đế bảo vệ. 




Ứng cử viên Tổng Thống Robert F. Kennedy Jr. tuyên bố chấm dứt cuộc tranh cử 




Thứ Sáu tuần qua, ứng cử viên Tổng Thống Robert Kennedy Jr. tuyên bố chấm dứt cuộc tranh cử và sẽ ủng hộ cựu TT Trump.  Robert Kennedy Jr. đã nói rõ về hiện trạng của đảng Dân Chủ: “Trên thực tế đảng Dân Chủ đang phá hủy nền dân chủ của đất nước, khác với tuyên truyền rằng họ đang cố gắng cứu vãn nền dân chủ.”  Robert Kennedy Jr. cam kết sẽ hợp tác với cựu TT Trump để bảo vệ dân chủ và tự do cho người dân Hoa Kỳ. 




Robert Kennedy Jr. đề cập tới sự chuyển hướng của đảng Dân Chủ: “Tôi bắt đầu phát động chiến dịch tranh cử Tổng Thống vào 16 tháng trước đây với tư cách là một đảng viên Dân Chủ, đảng của cha tôi và của bác tôi, một đảng mà tôi đã tuyên thệ trung thành từ khi còn rất nhỏ, rất lâu trước khi đến tuổi bỏ phiếu. Trong quá khứ, đảng Dân Chủ bảo vệ hiến pháp, chống lại chủ nghĩa độc tài, chống kiểm duyệt, chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và các cuộc chiến phi nghĩa. Đảng Dân Chủ là đảng của người lao động, của giai cấp công nhân, là đảng của sự minh bạch trong chính phủ và bảo vệ môi trường.  Đảng Dân Chủ là thành trì chống lại các lợi ích của giới nhà giàu, quyền lực của các đại doanh nghiệp.  Đúng như tên gọi là đảng của nền dân chủ nhưng điều này không còn đúng nữa vì đảng Dân chủ đã che giấu sự suy giảm nhận thức của Tổng Thống đương nhiệm, đã trở thành đảng của sự kiểm duyệt, của đại doanh nghiệp: Big Pharma, Big Tech, Big Money, và đảng Dân Chủ là đảng của chiến tranh (The party of war.)”
Và Robert Kennedy Jr. đã phải rời đảng: “Tôi phải rời đảng để ra tranh cử với tư cách là một ứng cử viên độc lập.  Đây là điều buồn nhất cho tôi, cho đảng Dân Chủ, một đảng nhân danh bảo vệ dân chủ mà đã tự phá hủy nền dân chủ vì thiếu niềm tin vào ứng cử viên của mình.  Đảng Dân Chủ đã liên tục tiến hành những cuộc chiến pháp lý chống lại cựu TT Trump và tôi.”   




Robert Kennedy Jr. cho biết thêm: “Mỗi lần thiện nguyện viên của chúng tôi đem nộp những chồng chữ ký cần thiết, cao ngất ngưởng để được có tên trong lá phiếu thì đảng Dân Chủ lại lôi chúng tôi ra tòa, từng tiểu bang một họ cố gắng xóa bỏ công trình của chúng tôi và hủy bỏ thiện chí của các cử tri đã ký tên xác định ủng hộ chúng tôi.  Đảng Dân Chủ đã liên kết với các Thẩm Phán loại tôi và các ứng cử viên khác ra khỏi lá phiếu, và họ đã tìm mọi cách bỏ tù cựu TT Trump. Đảng Dân Chủ đã có cuộc đảo chánh chống TT Biden.  Lãnh đạo đảng Dân Chủ đã không tìm người thay thế Biden một cách công khai qua cuộc bầu cử sơ bộ mà đã mờ ám đề cử Kamala Harris, một người không được lòng cử tri, đã bỏ cuộc tranh cử năm 2020 trước khi chưa giành được một đại biểu nào.” 




Cuối cùng Robert Kennedy Jr. kết luận “Rõ ràng đảng Dân Chủ đã phá hoại nền dân chủ của đất nước chúng ta.”




Kim Nguyễn
August 27, 2024
Nhận Định Thời Cuộc
Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Tue 03 Sep 2024, 23:39

[size=33]DEI: Thay Đổi Hẳn Bộ Mặt Chính Trị Xã Hội Hoa Kỳ?[/size]


Tác Giả : Đỗ văn PhúcNguồnTiếng Lòng TaNgày đăng : 2024-08-30
Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 H-27-rtx3m07b


Hoa Kỳ, năm mươi năm trước đây, là một đại cường quốc về các tất cả mọi mặt: kinh tế, công nghiệp, quân sự, văn hoá, nghệ thuật… Hàng hoá của Mỹ được xem là bền, tốt, đẹp nhất; công nghiệp Hoa Kỳ là tiên tiến nhất; giáo dục Hoa Kỳ được coi là ưu việt. Hoa Kỳ là thiên đường, là mẫu mực, là ước mơ của cả nhân loại.

Nhưng từ các thập niên sau này, Hoa Kỳ đã bị nhiều nuớc qua mặt hay mon men qua mặt; trong đó về kinh tế, có Trung Cộng, Nhật Bản; về quân sự có Trung Cộng, Iran…. Đặc biệt, xã hội Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng phân hoá trầm trọng.

Dân chúng Mỹ không còn là một khối thống nhất có những lập trường, quan điểm chung mà càng ngày càng chia rẽ, mang tính cục bộ do nguồn gốc của mình. Cộng đồng sắc dân nào cũng vun xới cho họ mà quên căn cước chính là “công dân Hoa Kỳ.”Người ta đốt xé cờ Mỹ, không đứng dậy khi quốc thiều trổi lên; người ta đi biểu tình tranh đấu cho dân và quốc gia gốc của mình ngay trên đất Mỹ, giương hàng trăm lá cờ ngoại quốc (có khi cờ của phe thù địch như cờ búa liềm của Cộng Sản, cờ của nhóm khủng bố Hamas, ngay cả ISIS). Nhiều dân biểu gốc Hồi, Phi Châu, Ả Rập còn đại diện quyền lợi sắc dân gốc của họ mà chống lại chính sách Hoa Kỳ, thậm chí nói những lời nhục mạ đất nước Hoa Kỳ, nơi họ dung thân và thăng tiến.

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 DNC-Chicago-Protest
Protestors burn an American flag during the second March on the DNC protest in Chicago, Illinois, on Thursday, August 22 2024. Protestors are marching toward the United Center where Vice President Kamala Harris is expected to accept the Democratic Party’s nomination for President.(Fox News Digital)


Trở về quá khú. nước Mỹ được xem là một “Melting Pot”; nôm na là cái nồi đun tan chảy hội nhập thành một khối. Những người dân dù là bản địa, hay di dân từ Âu Châu, Á Châu, Trung hay Nam Mỹ, Phi Châu… khi đến Hoa Kỳ đều có một mục đích là tìm một nơi đáng sống. Nơi mà tự do, bình đẳng, dân quyền, nhân quyền được bảo đảm trong câu mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.”

Vì thế, những người từ bốn phương hội tụ về đất hứa màu mỡ này, chấp nhận hội nhập để trở thành một dân tộc Mỹ (xin tạm dùng chữ dân tộc, dù không chính xác theo nguyên từ). Hơn hai trăm năm, ba trăm triệu dân Mỹ đã phát triển cường thịnh, trở thành vô địch nhờ một tinh thần Mỹ, bản sắc Mỹ và đã tạo ra một nền văn hoá Mỹ mà thế giới ngưỡng mộ.

Trong cách hội nhập đó, các tính cách riêng đặc thù của mỗi sắc dân cũng được bảo lưu chớ không để mai một. Những người gốc German, Jew, Irish, Scot, Chinese, African… vẫn có lễ hội của họ, vẫn cử hành lễ nghi tôn giáo. Nhưng họ không hề áp đặt những văn hoá của họ vào đời sống chung của xã hội Hoa Kỳ.

Mọi sự thay đổi trầm trọng từ khi khái niệm DEI ra đời!

Các nhóm quyền lợi, sắc dân, giới tính, tôn giáo càng ngày càng xa rời khuynh hướng chung của nước Hoa Kỳ, của dân Hoa Kỳ; mà chỉ lo vun xén cho quyền lợi cá biệt của nhóm mình. Do sự di dân, bố trí dân bất hợp lý, nhiều sắc dân đã sống tập trung ở thành phố, nhiều vùng; tạo nên một đa số trong thành phần cử tri và họ đã bầu vào chính quyền những người trong sắc dân của họ – xin kể ra vài tên hung hãn nổi bật nhất: Ilhan Omar từ Somalia, Tlaib từ Palestine, Alexandra Ocasio Cortez thuộc nhóm Hispanic – dù những người này không hề có tinh thần yêu nước Mỹ mà chỉ phục vụ cho mưu đồ và quyền lợi của sắc dân họ. Họ làm rùm beng đòi xã hội phải công nhận và truyền bá sắc thái của họ. Mạnh bạo hơn, họ đòi những đặc quyền vượt trên những đặc quyền chung. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình của nhóm đồng tính LBGT, nhóm Black Lives Matter, nhóm Palestine ủng hộ Hamas chống Israel. Chính quyền đảng Dân Chủ, do bản chất mị dân cố hữu, đã nhiều lần cho treo cờ ngũ sắc của giới đồng tính hay cờ đen của BLM nơi công sở, trường học, dọc các đại lộ, thậm chí tại các Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở ngoại quốc.

Những nhóm dân “lạ” này mà theo tin tình báo là có sự xâm nhập sách động của bọn khủng bố, đã ngang ngược đòi hạ tượng các anh hùng lập quốc của Mỹ; đã xịt sơn, vẽ bậy lên tượng Tổng Thống George Washington; thậm chí còn kéo vào Quốc Hội Liên Bang đốt cờ Mỹ, la ó; nhưng không thấy sự can thiệp trừng trị của chính quyền đảng Dân Chủ.

Vậy DEI là gì mà đã làm thay đổi sâu sắc nếp sinh hoạt của xã hội và chính trị Hoa Kỳ?

DEI là chữ tắt của ba chữ Diversity, Equity, và Inclusion. Ba khái niệm này được coi là “ba giá trị liên đới chặt chẽ” mà các tổ chức, cơ quan được lệnh phải tìm mọi cách để cơ cấu hoá trong guồng máy của mình.

Diversity có thể dịch là tính đa nguyên, đa dạng. Trong phạm trù chính trị xã hội, đó là một khuynh hướng chấp nhận sự tham gia của mọi người có sự khác biệt về thành phần xã hội (social backgrounds), tuổi tác (ages), sắc dân (ethnicities), tôn giáo (religions), giới tính (genders and sexual orientations), khả năng thể lực (physical abilities), hoặc/và những nhân tố xã hội khác (social identities).

Equity là công bằng(fairness and justice). Tất cả mọi người được đối xử thế nào để cuối cùng họ được bằng nhau.

Equity (Bình Đẳng) và Equality (Công bình), nghe có vẻ giống nhau nhưng thật ra khác hẳn. Trong khi Equality là sự phân phối đồng đều cho mọi người, ai cũng nhận một phần như nhau thì Equity là sự phân phối nhiều hay ít để làm cho mọi người rốt cuộc sẽ được bằng nhau (Equality concerns the concept of sameness; Equity is concerned with the concept of fairness). Xem hình ảnh minh hoạ sẽ thấy sự khác nhau giữa hai khái niệm Equity và Equality.

Trong khi chế độ tự do cho mọi người cơ hội đồng đều để học hành, làm việc; sau đó, thành công và hưởng thụ là do nỗ lực của từng người. Thì khái niệm Equity lại chủ trương cho mọi người được hưởng đồng đều kết quả. Điều này nghe sao quen thuộc, như rút ra từ câu “làm theo năng lực, hưởng theo như cầu” trong học thuyết Marxism và Cộng Sản!

Inclusion là tôn trọng ý kiến tất cả mọi người và tạo ra nếp văn hoá mà bất cứ người nào từ các thành phần khác nhau (như đã nói ở trên) cảm thấy được khuyến khích để nói lên ý tưởng và quan điểm của mình. Từ đó. họ cảm thấy mình hội nhập và là thành viên của xã hội. Trong phạm trù DEI, Inclusion là một chính sách, chủ trương mở ra cánh cửa cơ hội và cung cấp tài nguyên cho những người mà trước đây bị quên lãng hay bị gạt ra ngoài lề (ý nói những người khuyết tật và những người thuộc các nhóm thiểu số).

Sở dĩ có chủ trương DEI là do nhiều người cho rằng có những cộng đồng thiểu số trong xã hội Hoa Kỳ không hề có những cơ hội đồng đều trong công việc, thăng tiến và tự họ có mặc cảm lệ thuộc vào sự sắp xếp của nhóm người da trắng đa số.

Trong bài này, chúng tôi xin phép giữ nguyên Anh ngữ ba chữ trên vì rất khó tìm những chữ Việt tương ứng mà đúng nghĩa. Chúng tôi cũng dùng ba chữ “nhóm thiểu số” để nói về các thành phần: người Mỹ gốc Phi Châu, người Mỹ gốc Latino, phụ nữ, giới LGBT, những người khuyết tật…

Chính sách DEI có thể nói nó phát xuất từ các phong trào đòi dân quyền và đã được áp dụng từ nhiều thập niên; và đã dẫn đến nỗ lực tạo ra môi trường làm việc đa dạng.

Ngày 2 tháng Bảy năm 1964, Tổng Thống Lyndon Baines Johnson ký Đạo luật Dân Quyến có tên Civil Rights Act nhằm chấm dứt sự phân biệt dựa trên các yếu tố chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, gốc tích (race, color, religion, sex, or national origin). Đạo luật này cũng xóa bỏ những điều kiện bất công khi ghi danh cử tri trong các cuộc bầu cử. Đạo Luật Civil Rights Acts nghiêm cấm sự phân biệt vì màu da (segregation) ở nơi công cộng như các thư viện hay trường học hay trên các phương tiện chuyên chở. Khoản VII của đạo luật cho thành lập Ủy Hội về Bình Đẳng Cơ Hội trong Công Việc (Equal Employment Opportunity Commission (EEOC), xóa bỏ sự kỳ thị trong việc tuyển dụng.

Những thập niên 1960 và 1970, có nhiều công ty bắt đầu áp dụng triệt để chính sách Diversity. Ngày 6 tháng ba, năm 1965, Tổng Thống John F. Kennedy ký Lệnh Hành Chánh số 10925 mang tên Affirmative Action (Hành động Khẳng định, rất khó dịch ra tiếng Việt tương ứng dễ hiểu), na ná như chủ trương Diversity. Nhưng lệnh này đòi hỏi các nhà thầu liên bang phải đối xử với nhân viên bình đẳng mà không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo hay giới tính.

Luật này được giải thích như là sự đền bù cho nhóm dân thiểu số đã bị thiệt thòi, bị ngược đãi hay bị bóc lột bởi nhóm đa số thống trị trong quá khứ! Chính cả ba yếu tố DEI cũng do từ cách suy nghĩ này.

Sắc lệnh này đưa đến hiện tượng gọi là “racial quotas”(chia phần theo chủng tộc) vì các sự tuyển dụng lại phải tính đến việc chia phần cho nhóm thiểu sổ dựa trên tỷ lệ dân số, thay vì dựa trên khả năng và điều kiện. Trong lãnh vực đại học, Affirmative Action đã tạo ra những ưu đãi phi lý cho các sinh viên thuộc nhóm thiểu số (da đen và gốc Hispanic). Họ được cho thêm một số điểm khi ghi danh vào đại học. Điều này dẫn đến việc các sinh viên giỏi thuộc nhóm đa số (da trắng và sinh viên gốc Á – không được coi là thiểu số!) bị loại để dành chỗ cho những sinh viên da đen yếu kém. Và hậu quả là đào tạo ra những người thiếu khả năng cho nền kinh tế, công nghiệp Hoa Kỳ. Đã có nhiều vụ kiện của sinh viên da trắng tuy học giỏi nhưng bị loại vì phải nhường chỗ cho sinh viên da đen kém cỏi. Sinh viên gốc Á bị thiệt thòi nhiều nhất vì không được liệt vào thành phần thiểu số.

Sự thực thi chủ trương DEI

Năm 2003, các đại công ty đã chi ra tám tỷ đô la mỗi năm cho chương trình Diversity này. Năm 2011, Tổng thống Barack Obama ký Sắc lệnh 13583 về Diversity và Inclusion. Sau khi phong trào Black Lives Matter nổi lên, rồi phong trào #MeToo, tuần báo Times xác nhận rằng năm 2019 có một sự bùng nổ trong cái gọi là kỹ nghệ DEI mà chi phí áp dụng chủ trương này trong lãnh vực giáo dục đại học tăng 27 phần trăm trong 5 năm. Năm 2020, thị trường của chủ trương DEI chiếm 7.5 tỷ đô la trong đó Mỹ chi ra 3.4 tỷ đô la.

Năm 2021, Tổng thống Joe Biden ký nhiều sắc lệnh liên quan đến Diversity (trong đó có Executive Orders 13958 và 14035). Sau vụ tên du côn George Floyd bị cảnh sát đè cổ ngạt thở chết, tạp chí New York cho hay “doanh nghiệp DEI phát triển vượt bậc như chưa bao giò xảy ra.” Báo The Economist thừa nhận rằng từ năm 2010, con số những nhân viên được tuyển theo chủ trương Diversity đã tăng lên gấp bốn. Nhiều tiểu bang đã chống đối, ban hành luật bác bỏ, không áp dụng việc dành ưu tiên vì lý do chủng tộc. Qua án lệnh nổi tiếng Bakke năm 1978 (Regents of the University of California v. Bakke), khái niệm Diversity trở thành một yếu tố trong Luật Hiến Pháp.

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ coi việc chia tỷ lệ cho các thành phần chủng tộc trong việc tuyển dụng là bất hợp pháp; nhưng lại cho phép cứu xét về chủng tộc như yếu tố phụ để tạo tính đa dạng trong các lớp học.

Cũng do chủ trương DEI mà nhiều trường học các tiểu bang nhiều học sinh da đen đòi hủy bỏ các môn Toán, Văn trong học trình; viện dẫn lý do các môn này là của bọn da trắng thuợng đẳng, có tính kỳ thị da đen!!!

Cũng vì DEI mà các trường học đưa lý thuyết Phê Phán Chủng Tộc (Critical Race Theory) vào đầu độc học sinh, xuyên tạc lịch sử và đòi xóa bỏ những giá trị cổ truyền đã làm nên một Hoa Kỳ giàu mạnh.

Cũng vì DEI mà nhiều cơ quan nhà nước – kể cả quân đội – cổ vũ và áp đặt lý thuyết “Tỉnh Thức” (Woke, Wokeness) một chủ trương rất tả khuynh để hòng thay đổi cách suy nghĩ của quần chúng.

Cũng do chủ trương DEI này mà nhiều tiểu bang Dân Chủ phản đối luật buộc cử tri khi đi bầu phải trưng ra căn cước có hình; viện dẫn như thế là kỳ thị người da màu (đen và nâu) vì những người này nghèo không có tiền đi làm thẻ căn cước!!!

Cũng vì DEI này mà chính phủ bỏ ra hàng năm nhiều chục tỷ đô la để chăm sóc sứ khoẻ miễn phí cho những người da màu, mà theo họ, bị thiệt thòi trong xã hội.

Cũng vì DEI mà Anh Ngữ không còn là tiếng nói chung của người Mỹ. Trên các thông báo, văn thư của nhiều công ty, cơ sở nhà nước phải in kèm thêm cả tá ngoại ngữ khác.

Ngay khi chọn người ra tranh cử Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Tối Cao Pháp Viện hay các chức dân cử khác, phe Dân Chủ cũng công khai đưa ra tiêu chuẩn: Phụ Nữ, Da màu. Chính quyền của Biden bổ nhiệm dễ dàng những người đồng tính vào nhiều chức Bộ Trưởng, Giám Đốc. Họ bắt buộc quân đội Mỹ phải học tập các chủ trương DEI, Woke rập khuôn kiểu chỉnh huấn trong quân đội Cộng Sản!

Các phản ứng chống đối

Tổng Thống Ronald Reagan từng đe doạ sẽ hủy bỏ chủ trương Diversity này vào thập niên 1980s. Các công ty, hãng xưởng thì chỉ muốn xem các chủ trương này như một sự cạnh tranh để làm cho doanh ngiệp tốt hơn thay vì coi đó là các điểu khoản bắt buộc của luật pháp. Từ đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm để xem các doanh nghiệp có thật được lợi hơn hay kém đi vì chủ trương DEI.

Cho đến năm 2024, chủ trương DEI dần dần thay thế chủ trương Diversity. Nhưng có 9 tiểu bang ngăn cấm việc áp dụng DEI trong tuyển dụng. Trước đó, năm 2023, qua vụ sinh viên kiện trường Đại Học Havard (Students for Fair Admissions v. Harvard), Tối Cao Pháp Viện phủ nhận chính sách Affirmative Action và cấm các đại học dùng lá bài chủng tộc trong việc thu nhận sinh viên.

Từ năm 2020, những xung đột, xét lại nổ ra mạnh hơn.

DEI đã bị nhiều tổ chức, công ty phê bình. Họ dẫn ra những sự thiếu hiệu quả trong công việc, sự lạm dụng quyền tự do phát biểu và ngay chính những người trong nhóm thiểu số cũng bị mặc cảm do chữ DEI mà họ cho là xúc phạm chính họ.

Có lẽ do chính sách DEI này mà nhiều hãng xưởng sa sút, hàng hoá kém phẩm chất, năng suất sản xuất kém.

Trong mấy năm vừa qua, hãng Boeing liên tục bị tai hoạ giáng xuống do nhiều lỗi kỹ thuật trầm trọng trên các phi cơ Boeing 737 đến nỗi Bộ Tư Pháp, Bộ Giao Thông phải can thiệp, ra lệnh tạm ngưng sản xuất để điều tra. Nhiều nhà bình luận đã không còn e dè mà nói rằng đây là hậu quả của sự tuyển dụng nhân viên dựa trên chính sách DEI.

Từng làm việc trong các hãng lớn, chúng tôi nhiều lần chứng kiến những nhân viên da đen chẳng thèm làm gì cả. Suốt ngày họ tìm một góc khuất ngồi mở nhạc rap ra nghe và gác tay lên ngủ từng hồi; các bà đen hoặc đa nâu thì ngồi lê la trò chuyện từ đầu ca cho đến giữa buổi mới chịu về bàn mình uể oải chờ hết giờ. Nhưng các ông Giám Đốc, Quản Đốc không dám đá động đến họ. Chỉ một lá thư, một cú điện thoại than phiền cáo buộc kỳ thị là các ông gặp rắc rối ngay. Những người Mỹ gốc Phi Châu hay Latino đàng hoàng, có tư cách cũng không đồng ý với DEI vì họ cũng thấy bị xúc phạm. Họ cho rằng chính DEI càng làm cho thấy rõ thêm sự phân biệt thay vì xoá bỏ nó.

Theo báo cáo của The Chronicle of Higher Education, nhiều cơ sở đại học đã có những điều chỉnh để tránh sự phê phán. Có truờng loại bỏ từ ngữ Diversity trong các văn bản, văn phòng hay các công việc; có những trường thì đóng cửa những cơ sở mà trước đây họ lập ra vì nhu cầu Diversity; chấm dứt các khoá huấn luyện về Diversity; cũng như không còn yêu cầu nhân viên giảng dạy và nhân viên văn phòng đệ nạp những cam kết thi hành chủ trương diversity nữa.

Một bản nghiên cứu dựa trên tham khảo ý kiến 1500 người do tổ chức FIRE thực hiện cho thấy chủ trương DEI gây ra sự phân hóa trong hàng ngũ giảng dạy đại học. Một nửa số người cho hay chủ trương này vi phạm quyền tự do, tự trị đại học. Nhiều buổi diễn thuyết bị phá đám, hủy bỏ; diễn giả phe bảo thủ bị đe dọa đến sinh mạng. Theo Giáo Sư Randall L. Kennedy của Harvard University, có nhiều thành viên của Đại Học cảm thấy căng thằng và càng ngày càng có khuynh hướng chống lại DEI. Ông tự nhận mình cũng là người ủng hộ và tranh đấu cho công lý xã hội, nhưng không thể chấp nhận sự cưỡng bách áp dụng DEI.

Đại Học MIT nổi tiếng là cơ sở đại học đầu tiên loan báo bác bỏ chủ trương diversity. Báo The Economist xác nhận rằng các cơ sở đại học bắt đầu nhận ra rằng chủ trương “chống kỳ thị” không còn hiệu lực mà còn trái lại, bị nhận những phản ứng đả kích dữ dội.

Nhiều tiểu bang ban hành luật nghiêm cấm áp dụng chủ trương diversity. Tại Texas, Thống Đốc Greg Abbott coi sáng kiến DEI là bất hợp pháp. Phát ngôn nhân của ông nói rằng “vấn đề không phải là diversity- vấn đề ở đây là Equity không phải là Equality. Tại Texas, chúng tôi cho mọi người cơ hội đồng đều để thăng tiến dựa trên tài năng.” (The issue is not diversity – the issue is that equity is not equality. Here in Texas, we give people a chance to advance based on talent and merit).

Tạm kết

Bàn về vấn đề này có lẽ sẽ rất hao giấy mực và thời gian. Chúng tôi, qua bài này, chỉ muốn nêu ra luận cứ là chính chủ trương Equity không những tự nó là vô cùng bất công mà còn đưa đến sự sa sút, thoái hoá trong nhiều lãnh vực xã hội chính trị. Tại sao việc bổ nhiệm, tuyển dụng cần phải là phụ nữ, là người da màu; mà không phải là người có khả năng, kinh nghiệm? Tại sao việc thu nhận vào đại học phải có tỷ lệ da đen, da nâu mà không phải là dựa trên trình độ, trí tuệ của sinh viên? Tại sao khi cần bớt nhân viên thì không dám đụng tới những người trong các nhóm thiểu số dù họ lười biếng, kém cỏi?

Diversity, Inclusion thì có thể hiểu và chấp nhận được. Nhưng do nhu cầu kiếm phiếu, nhà cầm quyền đảng Dân Chủ đã thúc đẩy nó đi quá đà, tạo ra những bất công mới, dành quá nhiều ưu đãi cho nhóm thiểu số và đã dẫn đến sự lạm dụng, gây nhiều hao tốn ngân sách và rối ren xã hội. Tính cách thống nhất của người Mỹ, xã hội Mỹ đã bị tinh thân cục bộ lấn át. Biết đâu có ngày các sắc dân này sẽ cắt đất, đòi tự trị ở khu vực mà họ chiếm đa số!

Tình hình nước Mỹ, thời gian qua đã cho chúng ta thấy sự phân hoá trầm trọng. Giữa hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ, sự xung đột không chỉ dựa trên khác biệt về chính sách mà cả quyền lợi, quyền lực. Trong dân thì thấy chia hai phe rõ rệt. Họ bênh hay chống không vì đường lối chính sách mà vì cảm tính và tinh thần phe đảng. Các tiểu bang có khi tưởng sẽ muốn tách ra khỏi liên bang. Thật tâm đảng Dân Chủ cũng không vì lòng thương đối với những nhóm thiểu số, da màu… nhưng họ biết bỏ ra chút mồi lợi quyền mua chuộc thành phần này để tranh phiếu với đảng Cộng Hoà. Vì thế, họ là những người cực lực cổ động cho chủ trương DEI.

Do sự phân hoá mà chúng tôi đã nêu ở trên, tinh thần yêu nước cũng bị giảm đi nhiều. Với hơn mười ba triệu dân xâm nhập bất hợp pháp đến Mỹ trong ba năm qua, góp thêm vào với những người di dân kinh tế có sẵn; con số người này không hề là nguồn nhân lực quí giá, đáng tin của Hoa Kỳ. Có một tỷ lệ khá cao những người không hề thấy xúc động và hãnh diện “chúng ta là công dân Mỹ” khi nghe bản quốc thiều trỗi lên hay khi nhìn lá cờ sao sọc phất phới tung bay! Nếu có chiến tranh xảy ra, liệu thanh niên Mỹ có sốt sắng gia nhập quân đội và chiến đấu anh dũng như cha ông của mình từng biểu lộ trong hai cuộc Thế chiến I và II?

Chúng ta cầu mong dân chúng, sau nhiều biến cố hiểm nghèo, sẽ có sự tính toán, so sánh để trong cuộc bầu cử tới đây, chọn những lãnh đạo quốc gia thực tâm yêu nước. Người lãnh đạo sẽ cân nhắc để thấy ở tầm mức nào, DEI có lợi hay hại cho tương lai Hoa Kỳ. Có thế mới mong cứu vãn Hoa Kỳ trở lại vị trí hùng mạnh như xưa.
Đỗ Văn Phúc
Aug 29, 2024
Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Fri 13 Sep 2024, 23:08

Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Sat 14 Sep 2024, 00:01

[size=33]Tranh luận Trump-Harris: Ai thắng?[/size]


Tác GiảAnthony ZurcherNguồnBBCNgày đăng : 2024-09-11
Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 3210c4e0-7002-11ef-b282-4535eb84fe4b.jpg

Bà Harris và ông Trump đã tranh luận các vấn đề đáng chú ý như kinh tế, nhập cư, những rắc rối pháp lý của ông Trump...

Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã đối đầu lần đầu tiên trên sân khấu trong cuộc tranh luận ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania vào tối 10/9 theo giờ Mỹ (sáng 11/9 giờ Việt Nam).


Họ đã bắt tay nhau, nhưng không vì thế mà tỏ ra hòa nhã.

Trong 90 phút tranh luận căng thẳng trực tiếp trên đài ABC News, bà Harris thường xuyên làm cựu tổng thống bối rối với những màn công kích cá nhân khiến ông Trump mất tập trung và làm tăng nhiệt của cuộc tranh luận rất được mong đợi này.

Bà Harris liên tục chê các cuộc mít tinh vận động tranh cử của ông Trump, chỉ trích hành vi của ông Trump trong vụ tấn công Đồi Capitol ngày 6/1/2021 cũng như nhấn mạnh việc các quan chức từng phục vụ trong chính quyền Trump sau đó đã trở thành những người chỉ trích ông.

Màn tấn công của bà Harris đã liên tục đưa ông Trump vào tình thế khó khăn.

Trong phần lớn cuộc tranh luận, bà Harris chọc tức đối thủ Đảng Cộng hòa, buộc ông phải biện minh cho những hành vi và bình luận trong quá khứ của ông.

Ông Trump vui vẻ đáp trả, đôi khi lên giọng và lắc đầu.

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 6e6f05f0-7002-11ef-b282-4535eb84fe4b.png
Lần đầu tiên sau tám năm mới có một cái bắt tay như thế này trong một cuộc tranh luận tổng thống 



Ở đoạn đầu của cuộc tranh luận, khi nói về chủ đề nhập cư, bà Harris nói người Mỹ nên đến một sự kiện vận động tranh cử của ông Trump để thấy rõ vấn đề.

Tại các sự kiện ấy, người ta đã bỏ về sớm vì mệt mỏi và chán ngán."

Những lời chỉ trích này rõ ràng đã làm cho ông Trump bối rối, sau đó ông dành phần lớn câu trả lời của mình nói về một chủ đề lẽ ra phải là một trong những điểm mạnh chính của ông – đó là biện minh cho quy mô các cuộc mít tinh vận động tranh cử của ông và dè bỉu các cuộc mít tinh của bà Harris.

Rồi ông Trump chuyển sang câu chuyện tranh cãi dài dòng, vốn đã bị kiểm chứng và bác bỏ, về việc người Haiti nhập cư ở thị trấn Springfield, bang Ohio, đã bắt và ăn thịt thú cưng của hàng xóm.

Nếu kết quả thắng thua dựa trên việc ứng cử viên nào tận dụng tốt nhất những vấn đề là điểm mạnh của họ với cử tri, và bảo vệ hoặc lảng tránh các lĩnh vực mà họ yếu kém, thì cuộc tranh luận hôm nay nghiêng về phía Phó Tổng thống Harris.

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 B9017260-7002-11ef-b02d-c5f3b724a1ea.png
Ông Trump đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về việc người nhập cư ăn thịt thú cưng ở bang Ohio



Điều đó đã được thể hiện rõ ngay từ đầu cuộc tranh luận, vì các chủ đề được nhắc đến là nền kinh tế và quyền phá thai.

Các cuộc khảo sát dư luận cho thấy nhiều người Mỹ không hài lòng với cách chính quyền Biden - trong đó bà Harris là thành viên chủ chốt - xử lý lạm phát và điều hành nền kinh tế.

Nhưng bà Harris chuyển chủ đề sang đề xuất áp thuế toàn diện của ông Trump, mà bà gọi là "thuế bán hàng của ông Trump", sau đó bà nhắc đến Dự án 2025 (Project 2025), các đề xuất về chính sách gây tranh cãi định hướng cho một chính quyền bảo thủ tiếp theo.

Như trước đây, ông Trump đã phủ nhận liên quan đến dự án này và bảo vệ kế hoạch thuế của mình. Ông lưu ý rằng chính quyền Biden đã giữ nguyên nhiều mức thuế trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên.

Đó là những điểm hợp lý, nhưng nói ra vậy thì khiến ông không thể chỉ trích phó tổng thống về lạm phát và giá cả tiêu dùng được nữa.

Về vấn đề phá thai, ông Trump đã bảo vệ cách xử lý vấn đề của mình, nói rằng người Mỹ muốn Tòa án Tối cao đảo ngược phán quyết công nhận phá thai theo án lệ 'Roe kiện Wade' (Roe v Wade) - một tuyên bố mà kết quả các cuộc thăm dò cho thấy dân chúng không ủng hộ.

Ông Trump đã gặp khó khăn trong việc làm rõ quan điểm của mình và câu trả lời của ông đôi khi bị lan man.

Trong khi đó, bà Harris đã nắm bắt cơ hội để đưa ra lời kêu gọi đầy nhiệt huyết, mang tính cá nhân đối với các gia đình có người đã gặp các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng và không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc phá thai tại các tiểu bang đã cấm thủ thuật này - các tiểu bang mà bà gọi là có "lệnh cấm phá thai của ông Trump".

"Điều đó xúc phạm đến phụ nữ Mỹ," bà kết luận.

Đó là một thông điệp được điều chỉnh cẩn thận trong một lĩnh vực mà bà có lợi thế hơn ông Trump gấp đôi.


Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 TRANSPARENT-ARROW-TO-VIDEO-EDITEDBầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 P0jpvp0b
Những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc tranh luận Trump-Harris



Trong diễn biến tiếp theo của cuộc tranh luận, bà Harris liên tục dồn ông Trump vào thế thủ bằng những lời chỉ trích và châm biếm mà cựu tổng thống có thể bỏ qua nhưng dường như cảm thấy bị thúc ép phải đối phó.

Có một lúc, bà Harris được hỏi về các lập trường tự do, chẳng hạn như về khai thác dầu đá phiến, mà bà đã nêu trong chiến dịch tranh cử thất bại vào năm 2019 của mình và đã từ bỏ kể từ đó.

Bà vẫn cố tình khiêu khích và kết thúc câu trả lời của mình bằng cách lưu ý rằng bà không nhận tiền trợ cấp từ người cha giàu có của mình, ngụ ý ông Trump được kế thừa tài sản.

Một lần nữa, cựu tổng thống đã mắc bẫy. Thay vì tấn công phó tổng thống về sự thay đổi lập trường của bà - một điểm yếu rõ ràng – ông Trump đã mở đầu lời đáp trả bằng cách nói số tiền mà ông đã nhận từ cha ông là "nhỏ xíu à".

Về việc rút quân khỏi Afghanistan, một điểm yếu khác của bà Harris, phó tổng thống đã chuyển hướng cuộc trò chuyện sang các cuộc đàm phán của ông Trump với các quan chức Taliban và mời họ đến Trại David (nơi để các tổng thống Mỹ nghỉ ngơi và tránh khỏi những ồn ào, ngột ngạt ở Nhà Trắng). Đây là một mô tuýp lặp đi lặp lại và tỏ ra rất hiệu quả.

Các đảng viên Cộng hòa đã phàn nàn về những gì họ cho là sự thiên vị mà những người dẫn chương trình của đài ABC, David Muir và Linsey Davis, dành cho bà Harris.

Cả hai người dẫn chương trình đã phản bác và nhiều lần kiểm chứng thực tế các tuyên bố của ông Trump.

Tuy nhiên, cuối cùng, chính phản ứng của ông Trump và việc muốn ăn tươi nuốt sống bất kì mồi nhử nào mà bà Harris đưa ra cho ông mới là câu chuyện của buổi tranh luận.

Và điều đó cũng thể hiện trên khuôn mặt của hai ứng cử viên. Bất cứ khi nào ông Trump lên tiếng, bà Harris thể hiện vẻ mặt bối rối hoặc ngạc nhiên có chủ đích. Về phần mình, ông Trump chủ yếu là cau mày.

Trước cuộc tranh luận, đội ngũ của bà Harris đã giữ im lặng về việc liệu phó tổng thống có đồng ý tham gia một cuộc tranh luận nữa hay không.

Ngay sau khi cuộc tranh luận tối 10/9 kết thúc, họ đã kêu gọi tổ chức một cuộc tranh luận tổng thống thứ hai trước tháng 11.

Chỉ điều đó thôi đã cho thấy Đảng Dân chủ nghĩ rằng cuộc tranh luận lần này đã diễn ra tốt đẹp như thế nào đối với bà Harris.
Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Sat 14 Sep 2024, 00:07

[size=33]Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris[/size]


Tác GiảPhạm Vũ Thiều QuangNguồnNghiên Cứu Quốc TếNgày đăng : 2024-09-12
Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Trump-Harris-debate



Kamala Harris đã có một màn trình diễn tự tin đáng ngạc nhiên trong cuộc tranh luận Tổng thống với Donald Trump, khiến ông phải phòng thủ và bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Tuy nhiên, quyết định của cử tri sẽ không dựa vào ai đã tranh luận tốt hơn.
Trong khi Hà Nội đang mưa xối xả sau cơn bão Yagi, thì cả thế giới đang dõi một trong những sự kiện quan trọng nhất trên chính trường Mỹ: màn tranh luận giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris trên kênh truyền hình ABC (tối 10/9 giờ Mỹ).


Có thể nói ngay từ đầu – đây là một cuộc tranh luận rất thú vị, đầy sức sống, căng thẳng, và nhiều năng lượng hơn so với cuộc tranh luận Tổng thống trước, diễn ra hồi tháng 6 giữa ông Trump và Tổng thống Biden – người đã rút lui khỏi cuộc đua vào cuối tháng 7 sau những lo ngại về sự minh mẫn và tuổi tác của ông. Lựa chọn thay thế của Đảng Dân chủ là Phó Tổng thống Kamala Harris, người đã kề vai sát cánh ông Biden trong suốt 3 năm qua tại Nhà Trắng.

Tuy nhiên, trong thời gian này, bà Harris không may đã có tiếng là một người “vô hình”, dường như không bao giờ xuất hiện trong tin tức, trước công chúng, và có vẻ như ông Biden không giao bà Harris quá nhiều công việc. Nơi duy nhất công chúng Mỹ thường xuyên thấy bà Harris trong hai năm đầu của nhiệm kỳ ông Biden, là khi bà là người bỏ phiếu quyết định trong Thượng viện (Phó Tổng thống cũng kiêm chức Chủ tịch Thượng viện), do khi đó cả Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ có số ghế ngang nhau.

Kể từ khi trở thành ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ cách đây 53 ngày, bà Harris cũng vẫn chưa tổ chức một cuộc họp báo nào, mới chỉ thực hiện một cuộc phỏng vấn với CNN – và bị chỉ trích nặng nề từ nhiều người xem, cả những người không ủng hộ ông Trump, khi cảm thấy rằng nó đã được dàn dựng để đề cao bà Harris. Trong khi đó, ông Trump đã thực hiện 34 cuộc phỏng vấn khác nhau, lại vừa có một buổi họp báo vào tối mùng 6/9. Chính vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi một vài nhà quan sát nghĩ rằng bà Harris thiếu tự tin, sợ đối đầu với ông Trump, hay gặp phải vấn đề cá nhân gì đó khiến cho bà không có khả năng phát biểu trước công chúng.

Cuộc tổng tấn công của bà Harris 

Màn trình diễn của bà Harris tại cuộc tranh luận dường như đã gạt bỏ những lo ngại này. Bà bước lên sân khấu và bắt đầu tranh luận với một cách tự tin, năng động, và sẵn sàng đối đầu với ông Trump. Cử chỉ và động tác của bà Harris cho thấy bà đã luyện tập rất kỹ và trong nhiều tình huống, đưa ra các lập luận dựa trên những kịch bản soạn sẵn, và đã khá thành công trong điều này. Ngay từ giây phút đầu, bà Harris đã tấn công ông Trump, dường như cố gắng chọc tức ông với những cáo buộc mạnh mẽ về những hành động của ông khi còn là Tổng thống, khiến ông Trump liên tục ở thế phải tự bảo vệ.

Không chỉ vậy, bà Harris còn tấn công vào cá tính ông Trump. Bà cười nhạo Trump với một bộ mặt coi thường lúc ông phát biểu, một cử chỉ dường như cố gắng truyền tải thông điệp cho cử tri rằng bất kỳ điều gì ông Trump nói là ngớ ngẩn. Bà chế nhạo các cuộc vận động tranh cử của ông Trump, đặt ra câu hỏi là liệu số người ủng hộ tham dự có thực sự nhiều như ông Trump nói, hay liệu họ có thực sự trung thành với ông hay không. Bà nói rằng ông Trump thực sự không quan tâm đến những người ủng hộ ông, rằng mọi hành động của ông là vì lợi ích của chính mình.

Bà Harris tiếp tục cuộc tấn công khi nói rằng các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới coi ông là “sự ô nhục”, đặt ông Trump vào tình thế khó khăn khi phải bảo vệ chính mình, viện dẫn sự ủng hộ từ Thủ tướng Hungary Viktor Orban – một trong những nhà lãnh đạo gây tranh cãi nhất phương Tây. Bà Kamala Harris thậm chí còn tấn công những thành tích của ông Trump như một trùm kinh doanh trước khi bước chân vào chính trị, nói rằng toàn bộ tài sản của ông được xây dựng dựa trên những thành công mà cha ông đã đạt được trước đó.

Đáng chú ý là đến phút cuối, bà Harris đã biến một trong những khoảnh khắc thất bại điển hình nhất của chính quyền Biden-Harris: quá trình Mỹ rút quân khỏi Afghanistan; thành một cuộc tấn công nhắm vào ông Trump. Bà nói rằng ông Trump đã “đàm phán một trong những thoả thuận yếu đuối nhất” với Taliban, và xúc phạm sự thiêng liêng của đất Mỹ khi mời các nhà lãnh đạo của tổ chức này đến Trại David, một đặc quyền Tổng thống Mỹ chỉ dành cho các đoàn ngoại giao quan trọng nhất.

Ông Trump phòng thủ 

Trong khi đó, ông Trump liên tục bị mắc kẹt trong thế phòng thủ, phải bảo vệ tính chính danh của mình và không có đủ thời gian để đáp trả toàn bộ cuộc tấn công của bà Harris. Ông nói rằng chính vì những lời lẽ đầy hận thù của các đối thủ Đảng Dân chủ như bà Harris mà ông đã “bị bắn vào đầu”, ám chỉ đến vụ ám sát hụt hồi đầu tháng 7.

Ông Trump liên tục nỗ lực chuyển chủ đề quay về vấn đề nhập cư, một điểm yếu mạnh mẽ của bà Harris, nhưng khá lúng túng, như có thể thấy khi ông nhắc đến cáo buộc người nhập cư tại Springfield, Ohio, đang bắt trộm và ăn thịt chó mèo của người dân tại đây – khiến cho hai người điều hành tranh luận, David Muir và Linsey Davis phải can thiệp và nói tin này chưa được kiểm chứng. Khi ông nói rằng cuộc khủng hoảng nhập cư dưới chính quyền Biden-Harris đã dẫn đến tỷ lệ tội phạm gia tăng, ông một lần nữa bị Muir và Davis can thiệp và kiểm chứng, viễn dẫn rằng một báo cáo của FBI cho thấy trên thực chất, tỷ lệ này đã giảm trong năm 2024.

Tuy nhiên, ông Trump cũng đã có một vài “đường” tấn công hiệu quả bà Harris. Ví dụ khi ông đặt câu hỏi cho cử tri rằng, nếu bà Harris thực sự muốn làm gì để giúp ích nước Mỹ, tại sao bà không làm vậy trong hơn ba năm qua với cương vị Phó Tổng thống. Ông nói rằng Tổng thống Biden giao cho bà Harris một công việc duy nhất là quản lý chính sách biên giới với Mexico, nơi bà đã thất bại hoàn toàn khi cho phép làn sóng nhập cư trái phép “lớn nhất trong lịch sử” Mỹ. Ông cũng đúng– dưới thời Trump, số người vượt biên trái phép vào Mỹ năm 2019 là 850,000, trong khi con số này tăng vọt lên 2,2 triệu người dưới thời chính quyền Biden-Harris trong năm 2021.

Ít đề cập tới châu Á 

Như thường lệ trong các cuộc tranh luận Tổng thống, các vấn đề chính trị nội địa đóng vai trò hàng đầu, hai người điều hành tranh luận chỉ hỏi hai ứng cử viên về các vấn đề như – sức sống của nền kinh tế Mỹ, giá cả tiêu dùng, quyền sinh sản và phá thai, hay ứng cử viên nào có chính sách công nghiệp và tạo việc làm hiệu quả hơn.

Hai chủ đề duy nhất của chính trị quốc tế là xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas – đây cũng chính là điểm mà ông Trump đưa ra được những lập luận mạnh mẽ và hiệu quả.

Cách tiếp cận của chính quyền Biden-Harris trong việc kết thúc hai xung đột này có thể được nói là đã thất bại, khi tình hình xung đột kéo dài tại Ukraine trầm trọng đến mức ông Trump cáo buộc rằng, nếu bà Harris trở thành Tổng thống thì Thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra. Ông Trump khẳng định rằng nếu mình quay trở lại Nhà Trắng, cuộc xung đột này sẽ chấm dứt ngay lập tức. Đối với giao tranh Israel-Hamas, ông cố gắng khơi dậy tình cảm mạnh mẽ của nước Mỹ dành cho Israel bằng cách nói rằng “nếu bà Harris làm Tổng thống, Israel sẽ không còn tồn tại nữa trong hai năm tới”.

Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý trong cuộc tranh luận này là cả hai ứng cử viên đã không nhắc đến châu Á, chu dù chính quyền Biden-Harris đang cố gắng “xoay trục”sang châu Á để tập trung vào cuộc cạnh tranh cường quốc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Lần duy nhất châu Á được nhắc đến là khi cả hai ứng cử viên lại tấn công nhau về việc ai sẽ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Bà Harris nói rằng ông Trump đã “bán đứng” lợi ích của nước Mỹ khi cho phép Trung Quốc tiếp cận những chip bán dẫn tiên tiến nhất, ám chỉ rằng những nỗ lực hiện nay của chính quyền Biden-Harris để hạn chế quyền tiếp cận chip của Trung Quốc là do những thất bại của ông Trump. Trong khi đó, ông Trump nói rằng các mức thuế quan ông áp dụng đối với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại mà bắt đầu vào năm 2018 rất hiệu quả, đến mức chính quyền Biden-Harris giữ nguyên phần lớn của các mức thuế này.

Khi các cuộc tranh luận đang đi lệch hướng? 

Có vẻ bà Harris đã đạt được một chiến thắng mà ít người mong đợi trước cuộc tranh luận, tuy nhiên, ông Trump đưa ra một lập luận rất đáng thuyết phục – là bà Harris đã có 3 năm trong Nhà Trắng, nhưng vẫn chưa có thành tích gì đủ lớn lao để thuyết phục rằng bà xứng đáng làm Tổng thống Mỹ tiếp theo.

Trong khi đó, khi nhìn lại những thành tích của ông Trump khi là Tổng thống thứ 45 của Mỹ, ông đã đạt được khá nhiều, đem lại nhiều thay đổi mang tính cải cách cho xã hội và nền kinh tế Mỹ. Trong một nước Mỹ chia rẽ, những thay đổi này sẽ được nhìn nhận là tiêu cực hay tích cực dựa trên quan điểm chính trị của từng cử tri – nhưng sự thật là ông Trump đã đạt được nhiều thành quả hơn bà Harris. Đây cũng là một điểm mà Elon Musk đã chia sẻ lên trang mạng xã hội X (Twitter).

Một xu hướng đáng tiếc dễ nhận thấy là, trong những cuộc tranh luận Tổng thống gần đây, không còn tập trung vào việc chia sẻ chia sẻ tầm nhìn và các chính sách của từng ứng cử viên nữa. Thay vì đó, các cuộc tranh luận đã trở thành đấu trường cho những lời lẽ công kích cá nhân, hạ bệ, và xúc phạm lẫn nhau. Trái ngược với những cuộc tranh luận trước đây, như giữa Barack Obama và Mitt Romney vào năm 2012, khi các ứng cử viên tranh luận một cách lịch sự và chú trọng đến các chính sách đối nội, đối ngoại, màn trình diễn của ông Trump và bà Harris cho thấy cuộc tranh luận Tổng thống đã đánh mất trọng tâm vào những nội dung thực sự có ý nghĩa. Những cuộc đối thoại về các vấn đề quốc gia, vĩ mô nay đã bị thay thế bởi những màn khẩu chiến nhằm chia rẽ xã hội Mỹ hơn nữa, làm mất đi mục đích chính của một cuộc tranh luận đáng ra phải thể hiện những phẩm chất của nền dân chủ Mỹ.

Có lẽ một bài học có thể rút ra được từ cuộc tranh luận Tổng thống này, là nước Mỹ đã trở nên quá chia rẽ, khiến bất kỳ lời công kích nào từ bà Harris nhắm vào ông Trump, hoặc ngược lại, khó có thể thay đổi quan điểm của cử tri. Những người ủng hộ mạnh mẽ cả hai phe dường như đã kiên định với lựa chọn của mình, và khó có điều gì trong cuộc tranh luận có thể làm thay đổi.

Thay vào đó, mục tiêu chính của các ứng cử viên là thuyết phục nhóm cử tri trung dung, chiếm từ 20% đến 30% dân số Mỹ. Đây là những người chưa hoàn toàn nghiêng về bên nào, và họ sẽ là yếu tố quyết định trong kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.

Tuy nhiên, điều trớ trêu là cử tri sẽ khó có cơ hội đánh giá khách quan về năng lực của mỗi ứng viên, khi họ chỉ tập trung vào công kích lẫn nhau. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ, liệu đây có còn là một nơi hiệu quả để thảo luận nghiêm túc về chính sách hay không.
Về Đầu Trang Go down
Online
chuoigia



Tổng số bài gửi : 873
Registration date : 18/06/2017

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13Today at 01:16

[size=33]Người thua cuộc lớn nhất trong cuộc tranh luận Trump-Harris [/size]




Tác Giả : Liz PeekNguồnFox NewsNgày đăng : 2024-09-13

Kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Trump là ABC News, đơn vị tổ chức cuộc đối đầu. Những người điều hành, David Muir và Linsey Davis, đã làm xấu hổ bản thân và mạng lưới của họ bằng cách, trong số những việc khác, kiểm tra thông tin về Trump nhiều lần ngay tại phòng tranh luận chứ không biết trước để chuẩn bị - đôi khi không chính xác - trong khi cho phép Harris phun ra những lời nói dối và bóp méo hàng loạt.

Mạng xã hội bùng nổ ngay từ đầu cuộc tranh luận khi các nhà bình luận cánh hữu gọi cuộc đối đầu vào tối Thứ Ba là cuộc tranh luận tệ nhất và thiên vị nhất trong lịch sử.

Một số thông tin không đúng sự thật có thể (và nên) kiểm tra Harris:


1. Nói về Project 2025 như thể đó là bản tuyên ngôn của Trump và nói rằng ông sẽ cho thi hành lệnh cấm phá thai trên toàn quốc.

2. Đào sâu lại bình luận của Trump về Charlottesville – rằng có "những người rất tốt ở cả hai bên" – đã bị vạch trần (là cắt xén ngữ cảnh)

3. Nói rằng Trump đã để cho xảy ra tình trạng thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, nhưng nguyên nhân là do đại dịch.

4. Nói rằng Donald Trump phản đối IVF (thụ tinh và nuôi thai nhi trong ống nghiệm)

5. Phủ nhận rằng Kamala Harris từng kêu gọi tịch thu súng (có video ghi lại cảnh bà ấy làm điều đó)

6. Nói rằng việc cắt giảm thuế của Trump chỉ giúp ích cho người giàu.

7. Và điều tôi đặc biệt ghét - nói rằng bà ấy và Biden đã tạo ra 800.000 việc làm trong ngành sản xuất, điều này hoàn toàn không đúng.

Còn những việc khác nữa. Harris đã nói dối về hồ sơ của mình và của Trump và không bị bắt bẻ về bất kỳ điều gì.

Có lẽ điều đó là không thể tránh khỏi; giới truyền thông tự do đang vô cùng hoảng loạn khi "tuần trăng mật"(những ngày lên hương) của Harris dường như đã kết thúc và Trump đã cân bằng tỷ số, và trong một số cuộc thăm dò, ông đã vươn lên dẫn đầu trở lại.

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Image

Nỗ lực thảm hại của Harris nhằm tránh gắn bó với bất kỳ chính sách nào trong khi đang vận động tranh cử đã thất bại; việc bà từ chối trả lời phỏng vấn và họp báo riêng đã khiến cử tri Mỹ không biết gì. Do đó, cuộc tranh luận rất quan trọng. Mọi người muốn biết lập trường của bà. Thật không may, vì bà đã né tránh hầu hết các câu hỏi và không nêu rõ một số ít chính sách mà bà đã đưa ra, nên họ chỉ biết rất ít về quan điểm của bà.

Đó lẽ ra phải là công việc của người điều phối, nhưng họ đã từ chối làm nhiệm vụ chính đáng. Thay vào đó, họ cho phép bà ấy nói huyên thuyên những lời sáo rỗng giống như Biden. Một lần nữa, một ứng cử viên đảng phái lại hứa một cách cay đắng rằng sẽ đưa đất nước xích lại gần nhau. Bạn còn nhớ điều đó không?

Những người điều hành đã hỏi Harris ngay từ đầu rằng liệu người dân có khá hơn dưới thời chính quyền Biden-Harris so với thời Trump hay không, và thay vì nêu ra những lĩnh vực tiến bộ (có lẽ vì không có lĩnh vực nào tiến bộ), bà bắt đầu mô tả "nền kinh tế cơ hội" của mình. Điều này biểu thị "kế hoạch"của bà, mà bà thường xuyên quảng cáo và dường như dựa trên việc cho mọi người tiền để mua nhà, cho mọi người tiền để khởi nghiệp kinh doanh và cho mọi người tiền để giúp họ nuôi con.

Người nộp thuế sẽ trả tiền cho tất cả những "hứa hẹn" này như thế nào vẫn chưa được nói đến. Tất nhiên, điều này rất giống Biden - hứa hẹn tiền cho các nhóm cử tri quan trọng như những người trẻ tuổi đã rời xa đảng Dân chủ và các chủ doanh nghiệp nhỏ, những người trước đây luôn đứng ủng hộ sau lưng Trump.

Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Image

Ngược lại, Trump đã không thể trình bày trường hợp của mình. Trong khi Harris có vẻ đã chuẩn bị quá mức và tập dượt, với những cử chỉ nóng nảy và phong thái được nghiên cứu, thì Trump rõ ràng đã không chuẩn bị đầy đủ. Điều này khiến những người ủng hộ ông thất vọng, bởi vì ông thực sự có đủ bằng chứng về thành quả của mình. Ông thực sự đã xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, nhưng đã bị COVID tàn phá . Ông thực sự đã mang lại hòa bình cho thế giới và đàm phán để tạo được các liên minh mới quan trọng giữa các quốc gia Trung Đông. Ông thực sự đã làm nhụt khả năng tiến hành các cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Iran thông qua các lệnh trừng phạt và hạn chế sự thống trị năng lượng của Nga bằng cách hủy bỏ đường ống Nordstream 2. Và, ông đã cảnh báo thế giới về ý định không trung thực và hành vi vô quy tắc của Trung Quốc; không ai trong số những người tiền nhiệm của ông đã cố gắng kiềm chế Bắc Kinh.

Nhưng thay vì tranh luận mạnh mẽ về những thành công của mình, ông lại quanh co. Và ông quên mỉm cười.

Thay vì thách thức Harris một cách kiên nhẫn và có hệ thống với những bằng chứng cho thấy chính quyền của ông đã giúp ích cho tầng lớp trung lưu nhiều hơn bà, Trump lại trở về vấn để cũ, một lần nữa tuyên bố rằng ông thực sự đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Đó là một sai lầm, và báo chí phe đối lập chắc hẳn đã nhảy cẫng lên vì sung sướng. Bình luận của ông sẽ thổi luồng sinh khí mới vào những cảnh báo của Biden và Harris về việc Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ, một chủ đề thảo luận gần như đã biến mất khỏi các cuộc thảo luận chính trị trong những tháng gần đây.

Ông ta liên tục chỉ trích Harris vì bà không ngăn chặn được tình trạng nhập cư bất hợp pháp, nhưng lại không nêu rõ thiệt hại do dòng người di cư đổ vào các thành phố của chúng ta gây ra, không nói đến số lượng lớn người bị giết bởi fentanyl vì biên giới mở của chúng ta hoặc 320.000 trẻ em mà Tòa Bạch Ốc đã mất dấu. Đó là quả chín dễ hái, và là một cơ hội đã bị bỏ lỡ.

Ông cũng đã mắc bẫy vài lần. Khi Harris chỉ trích các cuộc tập hợp quần chúng của ông, nói rằng mọi người chán nản và bỏ đi, và ông đã không thể cưỡng lại việc tranh cãi về quy mô đám đông… một lần nữa.

Trump đã đưa ra một số điểm tốt, ví dụ, lưu ý rằng bất chấp những lời chỉ trích về chính sách thuế quan của mình, chính quyền Biden-Harris vẫn giữ nguyên mức phí nhập khẩu từ Trung Quốc, vì chúng có hiệu quả. Ông cũng phản đối những công việc được cho là "tạo ra" bởi chính quyền hiện tại, gọi chúng là chỉ những công việc "phục hồi". Ông ấy nói đúng.

Khoảnh khắc hiệu quả nhất của ông trong buổi tối là hỏi, trong tuyên bố kết thúc, tại sao bà không tiến hành "nền kinh tế cơ hội" và các kế hoạch khác của bà trong ba năm rưỡi qua? Tại sao bà không sửa chữa biên giới hoặc tạo ra nhiều việc làm hơn?

Đó chính là câu hỏi mà người điều hành nên hỏi.
(Bài được đăng trên diễn đàn Ba Cây Trúc không để tên người chuyển ngữ sang tiếng Việt.)
Về Đầu Trang Go down
Online
Sponsored content




Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bầu Cử Mỹ 2024   Bầu Cử Mỹ 2024 - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Bầu Cử Mỹ 2024
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» LỀU THƠ NHẠC
» MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024
» Ngày 01.08.2024 DL
» Chúc mừng năm mới 2024
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-