Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Empty
Bài gửiTiêu đề: MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU   MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU I_icon13Wed 17 May 2023, 07:39

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU

Hoàng Tuấn Công



MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Chz_mz10

]i]Ảnh minh hoạ: Sưu tầm[/i]


Xưa kia, ngày đầu năm thường có những chú chó vô chủ, vì hoảng loạn “chạy pháo” Tết rồi quên đường về. Đói khát, chúng lần mò vào làng tìm thức ăn. Chỉ cần mon men đến đầu ngõ nhà ai, những chú chó lạc này sẽ được chủ nhà dụ vào, cho ăn uống tử tế, và nếu “ưng bụng” ở lại, nó sẽ được chủ nhà sẵn lòng “cưu mang”. Ngược lại, hễ thấy bóng con mèo lạ đến nhà, thì lập tức sẽ bị chủ nhà hò hét đánh đuổi. Ấy là quan niệm dân gian, bất kể ngày Tết hay ngày thường “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu”.

Các sách từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam đều không thấy giải thích nghĩa đen, mà chỉ diễn giải nội dung: “Mèo nhà khác đến nhà mình thì khó làm ăn, trái lại chó nhà khác đến thì nhà mình sẽ làm ăn thịnh vượng [theo mê tín]” (“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nhóm Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào); “Mèo tự tìm tới nhà ai thì nhà ấy rồi sẽ trở nên khốn khó; chó tự tìm tới nhà ai thì nhà ấy rồi sẽ trở nên giàu sang” (“Từ điển tục ngữ Việt”-Nguyễn Đức Dương); “Mèo nhà khác đến nhà mình thì khó làm ăn, ngược lại, chó nhà khác đến nhà mình thì sẽ làm ăn thịnh vượng” (“Thành ngữ tục ngữ Việt Nam”-Bùi Hạnh Cẩn-Bích Hằng-Việt Anh); hoặc như từ điển của GS Nguyễn Lân chỉ “giải thích” ngắn gọn “Lời nói dị đoan không có căn cứ”!

Tuy nhiên, đã có không ít bài viết giải thích câu tục ngữ này. Đáng chú ý là bài “Lý giải “Mèo đến thì khó, chó đến thì sang” (kienthuc.net), dẫn ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu:

-GS.TS Ngô Đức Thịnh, cho rằng, tục ngữ bắt nguồn từ “những câu chuyện về con chó liên quan đến cả một triều đại của Lý Công Uẩn”. Như năm Lý Công Uẩn sinh ra (Giáp Tuất-974), ở quê ông có con chó đẻ con sắc trắng, đốm lông hình chữ "Vương" trên lưng. Năm Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long lại có con chó mẹ từ núi Ba Tiêu, châu Bắc Giang, bơi qua sông Cái, rồi lên ở trên núi Nùng, đẻ được một chó con, đến năm Nhâm Tuất, hai chó đều hóa, nơi này sau dựng "Chính điện đài".

-Ths Vũ Đức Huynh, cho rằng, “dân gian dựa vào đặc tính của 2 con vật này mà sáng tạo ra tục ngữ”. Ví như, chó là con vật trung thành, có trí nhớ tốt, “khi chó đến nhà là nhà có kẻ canh nhà, giữ của, biểu hiện của thần giữ của nên sẽ giàu có”. Ngược lại với chó, mèo khi có ăn thì ở lại, không có ăn bỏ đi, “thể hiện sự mất của và người ta quan niệm mèo đến là mang điều xui, sự nghèo hèn...”. Mặt khác (vẫn theo Ths Vũ Đức Huynh) còn có sự ảnh hưởng của “trường khí”, tức “giống mèo rất khoái các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu. Ngược lại, con chó lại khoái các khu vực vị trí có bức xạ, trường khí tốt”, v.v…

Điều thú vị là người Trung Quốc cũng có câu y hệt “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu” (Miêu lai cùng, cẩu lai phú-貓來窮狗來). Theo đó, họ quan niệm, mèo vô chủ (lưu lãng miêu-流浪貓) tự nhiên đến nhà, là điềm gia chủ sắp đến vận bần cùng; ngược lại, chó vô chủ (lưu lãng cẩu-流浪狗) tự dưng đến nhà, là điềm gia chủ sẽ được giàu có. Và họ cho rằng, điều này không hẳn là mê tín. Nguyên do thời xưa, chỉ có nhà giàu, nền nhà mới lát gạch; còn nhà nghèo nền đất thô sơ, chuột bọ đào hang hốc trú ngụ rất nhiều. Đó chính là lý do khiến mèo để mắt tới nhà nghèo. Trong khi nhà giàu, bữa ăn thường có thịt, mà chó thì cực thính mũi, nên nó tìm đến nhà sung túc. Theo đó, chó hoang, chó vô chủ tự dưng tìm đến nhà ai, tựa như một sự tiên đoán về vận tài phú của gia chủ. Tục ngữ Hán có câu “Con không chê mẹ xấu, chó không chê nhà nghèo” (Nhi bất hiềm mẫu xú, cẩu bất hiềm gia bần-兒不嫌母醜, 狗不嫌家貧). Vẫn theo cách giải thích của người Trung Quốc, chó là người bạn trung thành nhất của con người. Chó sủa “wàng”, giống âm của chữ “vượng” 旺, đồng nghĩa cát tường, tài phú sẽ đến. Trong khi con mèo kêu “miāo” (喵), giống như âm chữ “miè” 滅 (diệt); “méi” 沒 (một), đều mang nghĩa là “tiêu tan”, “mất mát”, “chết chóc”(*). Bởi vậy, mèo hoang đến nhà là điều tối kỵ. Theo đó, người Trung Quốc còn có câu “Chó đến thì tiền tài, mèo đến thì tang ma” (Cẩu lai tài, miêu lai hiếu-狗來財, 貓來孝)… Trong khi đó, dân gian Việt Nam cũng có một hướng giải thích tương tự: tiếng chó sủa “gâu gâu”, “giâu giâu”, gần giống như “giầu, giầu”; tiếng mèo kêu “ngheo ngheo” gần giống như “nghèo nghèo”, nên có chuyện kiêng kị. Ngoài ra, nếu như tiếng sủa của chó, hoặc sự hiện diện, đồng hành của con chó luôn đem đến cho người ta cảm giác yên tâm, vững tin, kể cả trong đêm tối; thì tiếng kêu, gào của con mèo trong đêm vắng vẻ, hoặc ở những ngôi nhà hoang, lại giống như tiếng ma hờn, quỷ khóc rợn người. Mèo có tập tính tựa như sống nửa hoang dã. Chúng xuất hiện đột ngột, bất thình lình nhảy vụt qua tựa như những bóng ma.

Cách giải thích dựa trên tập tính của các con vật, dù của dân gian Trung Quốc hay Việt Nam, theo chúng tôi là có cơ sở thực tế.
Trở lại với cách diễn giải và giải thích của các nhà biên soạn từ điển và nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam.

Các nhà biên soạn từ điển diễn giải “chó nhà khác”, “mèo nhà khác” đến nhà mình; hay “mèo tự tìm đến nhà ai”, “chó tự tìm đến nhà ai”, theo chúng tôi là chưa rõ nghĩa. Bởi “mèo”, hay “chó” ở đây phải hiểu là những con mèo, con chó hoang, vô chủ (đúng như cách hiểu của người Trung Quốc là “lưu lãng miêu”; “lưu lãng cẩu”), chứ không phải là mèo, chó của “nhà khác”. Có nghĩa, những con mèo, con chó hoang này xuất hiện như một “thiên sứ” báo hiệu lành dữ cho gia chủ thì mới linh. Theo đó, cũng là chó mèo đến nhà, nhưng là chó mèo hàng xóm (biết rõ chó mèo có chủ), thì người ta có thể sẵn sàng đánh đuổi cả hai (để tránh chúng ỉa bậy, ăn vụng…), chứ không có chuyện đón đợi, mừng rỡ. Thế nên, dân gian có câu “Ai nuôi chó một nhà, ai nuôi gà một sân”, để tỏ ý hàng xóm láng giềng phải nên thông cảm cho nhau, nếu chó, gà nhà này lỡ sang nhà khác gây chuyện phiền toái là vậy.

Với cách giải thích của GS.TS Ngô Đức Thịnh, theo chúng tôi, nội dung câu tục ngữ đơn thuần xuất phát từ quan niệm dân gian, chứ không liên quan đến những yếu tố “cung đình” (cụ thể ý kiến “những câu chuyện về con chó liên quan đến cả một triều đại của Lý Công Uẩn” của ông). Bởi đó là điềm “sinh thánh đế”, liên quan đến yếu tố phong thuỷ (trong định đô ở Thăng Long), chứ không phải chuyện tài phú, bần hàn theo quan niệm dân gian. Trong khi đó, yếu tố lịch sử chỉ được GS.TS Ngô Đức Thịnh “lắp ghép” vào vế sau câu tục ngữ (“chó đến thì giàu”), còn vế đầu (“mèo đến thì khó”), đã không được ông lý giải (theo nguyên tắc, cũng phải xuất phát từ một sự tích, hay truyền thuyết lịch sử nào đó liên quan đến con mèo). Mặt khác, GS.TS Ngô Đức Thịnh giải thích ra sao, khi người Trung Quốc cũng có quan niệm tương tự?

Rất khó xác định người Trung Quốc đã vay mượn câu tục ngữ của người Việt Nam, hay ngược lại. Bởi quá trình giao lưu văn hoá, hoặc đặc điểm sinh hoạt, cư trú của các dân tộc gần nhau, có thể xuất hiện những sản phẩm văn hoá, vật chất giống nhau. Điều đó có thể do vay mượn, ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng cũng có thể là những sáng tạo độc lập. Chuyện giống nhau chỉ là ngẫu nhiên. Ví như, dân gian Trung Quốc, và Việt Nam cùng căn cứ tiếng sủa của chó, mèo để suy đoán, (dù theo hai cách khác nhau, nhưng cuối cùng đều dẫn đến ý nghĩa giống nhau).

Bởi thế, theo chúng tôi, câu tục ngữ “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu”, chỉ có thể tồn tại, lưu truyền được ở Trung Quốc, khi nó xuất phát từ chính sự quan sát, chiêm nghiệm của dân gian Trung Quốc về tập tính của hai loài vật nuôi chó và mèo (giống như dân gian Việt Nam), chứ không thể đơn thuần xuất phát từ tích truyện “Cẩu Nhi” (chỉ có ở Việt Nam).

Nhiều câu tục ngữ mang màu sắc thần bí, khó giải thích, vốn xuất phát từ những quan sát rất cụ thể của dân gian. Tuy nhiên, vì trải qua nhiều đời lưu truyền, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán đã thay đổi, những nguyên nhân cụ thể cứ lu mờ dần, rồi chìm vào màn sương huyền bí. Chuyện giải thích cho rành rẽ không hề đơn giản. Tuy nhiên, dù đoán già đoán non, đưa ra nhiều cách giải thích, cũng nên lựa chọn cách giải thích nào mang tính biện chứng, có lý nhất, chứ không nên gán ghép cho dân gian một cách dễ dãi, khiên cưỡng. Câu tục ngữ “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu” là một ví dụ điển hình.

(Nguồn: Tuấn công thư phòng)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU   MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU I_icon13Thu 18 May 2023, 09:10

AH chỉ nghe được câu "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang" thui! :thinking:

_________________________
MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU   MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU I_icon13Thu 18 May 2023, 11:17

Ai Hoa đã viết:
AH chỉ nghe được câu "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang" thui!      :thinking:  

Học trò cũng nghe được câu giống thầy. Nên hồi đó có mượn vần hoạ một bài thơ của bạn Facebook

MÈO HOANG

Nó vào trước cửa bật kêu meo
Vác chổi bà xua sợ dính nghèo *
Chị bảo nên dùng chim hết phá
Em rằng phải giữ chuột thôi leo
Hôm đầu hất đổ lưng vò rượu
Bữa mốt xơi bay nửa đĩa phèo
Mấy đứa nhìn nhau chừng hối hận
Lợi thì chẳng thấy hại còn đeo

Phương Nguyên
11/11/2022

* từ câu “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” của người xưa.
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU   MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU I_icon13Sun 28 May 2023, 09:53

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
AH chỉ nghe được câu "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang" thui!      :thinking:  

Học trò cũng nghe được câu giống thầy. Nên hồi đó có mượn vần hoạ một bài thơ của bạn Facebook

MÈO HOANG

Nó vào trước cửa bật kêu meo
Vác chổi bà xua sợ dính nghèo *
Chị bảo nên dùng chim hết phá
Em rằng phải giữ chuột thôi leo
Hôm đầu hất đổ lưng vò rượu
Bữa mốt xơi bay nửa đĩa phèo
Mấy đứa nhìn nhau chừng hối hận
Lợi thì chẳng thấy hại còn đeo

Phương Nguyên
11/11/2022

* từ câu “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” của người xưa.

Xóm T ở có nhà nọ nuôi chó, sáng nào cũng thả ra cho đi vệ sinh, có ông nọ ở đầu xóm sáng nào cũng chạy tập thể dục, bị con chó rượt chạy tới tận nhà luôn á tỷ, có lẽ ổng cũng nghĩ chó tới nhà thì sang nên ổng mừng quá, ổng chạy quá trời, con chó rượt theo le lưỡi luôn
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU   MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU I_icon13Sun 28 May 2023, 14:26

Trăng đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
AH chỉ nghe được câu "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang" thui!      :thinking:  

Học trò cũng nghe được câu giống thầy. Nên hồi đó có mượn vần hoạ một bài thơ của bạn Facebook

MÈO HOANG

Nó vào trước cửa bật kêu meo
Vác chổi bà xua sợ dính nghèo *
Chị bảo nên dùng chim hết phá
Em rằng phải giữ chuột thôi leo
Hôm đầu hất đổ lưng vò rượu
Bữa mốt xơi bay nửa đĩa phèo
Mấy đứa nhìn nhau chừng hối hận
Lợi thì chẳng thấy hại còn đeo

Phương Nguyên
11/11/2022

* từ câu “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” của người xưa.

Xóm T ở có nhà nọ nuôi chó, sáng nào cũng thả ra cho đi vệ sinh, có ông nọ ở đầu xóm sáng nào cũng chạy tập thể dục, bị con chó rượt chạy tới tận nhà luôn á tỷ, có lẽ ổng cũng nghĩ chó tới nhà thì sang nên ổng mừng quá, ổng chạy quá trời, con chó rượt theo le lưỡi luôn

con chó có bị dụ vô nhà bắt luôn không? :thinking:

_________________________
MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU   MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» ....LỠ CÁI XUÂN THÌ
» HHẠT NÓI : BIẾT THÌ THƯA THỐT...
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» HÓA HỌC THẦM THÌ : BÁNH MÌ & KALI BROMAT .
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-