Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Sat 25 Mar 2023, 07:35 | |
| Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Gs Lâm Thanh Liêm Giáo sư Lâm Thanh Liêm tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Sorbonne- Paris. Trước 1975, ông là giáo sư kiêm trưởng ban Địa lý trường Đại học Văn Khoa Sàigòn, nguyên Tổng thư ký Viện Đại học Saigon. Ông đã giảng dạy tại Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Cần Thơ và trường Đại học Sư Phạm Sàigòn.Sau 30/4/75, ông bị cưỡng bách "học tập cải tạo"trong thời gian 3 năm (1975-1977). Sau đó ông làm việc trong ngành nông nghiệp cho tới năm 1979 thì sang Pháp đoàn tụ với gia đình. Hiện hưu trú tại Pháp sau một thời gian làm Chuyên gia khảo cứu của Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học Pháp (CNRS) và giảng sư của Đại học Sorbonne Paris IV.DẪN NHẬP
Sau khi giành lại độc lập, cả hai miền Nam Bắc đối nghịch nhau đều khẩn trương cải cách và tái thiết đất nước sau 9 năm chiến tranh tàn phá (1945-1954). Trong số những thay đổi, quan trọng nhất và cấp bách nhất mà cả hai miền Nam Bắc cần thực hiện ngay tức khắc để phục hồi nền kinh tế quốc gia, là chính sách « cải cách ruộng đất » (nói theo dụng ngữ của chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc) hay chính sách « cải cách điền địa » (của chế độ Việt nam Cộng hòa).
Nông nghiệp là nền tảng kinh tế Việt nam, trực tiếp hay gián tiếp nuôi sống 80% dân số. Cuộc cải cách nêu trên là cơ bản, được cả hai miền Nam Bắc đặt ưu tiên lên hàng đầu nhằm mục đích xóa bỏ chế độ phong kiến về quyền sở hữu đất đai. Quyền sở hữu này là nguyên nhân cội rể gây ra những bất công và sự bất bình đẳng phân chia giai cấp xã hội xuất phát từ di sản của chế độ thuộc địa.
Bởi vậy, chính quyền miền Bắc cũng như miền Nam phải nhanh chóng thực hiện cải cách ruộng đất, nhưng thời điểm được lựa để thực thi chủ trươngnêu trên có khác biệt giữa hai miền.PHẦN THỨ NHẤT CÁC GIAI ĐOẠN «CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT» MIỀN BẮC VÀ «CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA» MIỀN NAM.
Mệnh danh là « Hòn ngọc Viễn Đông, Sàigòn đã từng được giới du khách tây phương ca ngợi là một thành phố tráng lệ, duyên dáng, năng động kinh tế (dynamisme économique). Từ thời kỳ Pháp thuộc đến nay, không một thành phố nào của Việt Nam có thể so sánh với thủ đô miền Nam . Thành phố Sàigòn vẫn bảo toàn ưu thế tuyệt đối đó hiện nay ; Thành phố bậc nhất về số dân và hoạt động kinh tế (thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp) , thương cảng bậc nhất trên toàn quốc. Mặc dù bị áp đặt chế độ cộng sản từ năm 1975, nếp sống của dân Sài gòn vẫn còn giữ mãi đặc tính độc đáo, khác hẳn với đời sống của các thành phố khác, kể cả thủ đô Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thành phố »chạy áp phe », hàng hóa tràn ngập, quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với thế giới bên ngoài, khác hẳn với tất cả thành phố khác của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẳng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ vv…) Tuy nhiên thủ đô miền Nam lại không có một lịch sử lâu dài .
Các số liệu về cải cách ruộng đất miền Bắc thật hiếm hoi và thiếu minh bạch.
Theo các nguồn tin chính thức thì nó khởi đầu từ ngày 14/06/1955, chiếu theo luật cải cách ruộng đất Hồ Chí Minh.
Nhưng theo các nhân chứng (1) nguyên quán ở Cao bằng, Thái nguyên, Thanh hóa... và theo kết quả của cuộc thẩm vấn và điều tra của Nguyễn Văn Canh (2) về tù binh và «hồi chánh viên», gốc cán bộ và sĩ quan cao cấp miền Bắc xâm nhập vào Nam trong thời chiến tranh «giải phóng» (1960-1975), thì đợt «thí nghiệm cải cách ruộng đất» miền Bắc thật sự đã diễn ra vào cuối năm 1952 đầu năm 1953 tại các vùng « giải phóng » của các tỉnh Thanh hóa, Thái nguyên…
Gần đây, Hoàng Văn Hoan (3), cựu Ủy viên Bộ chính trị (khóa IV) đã tiết lộ trong cuốn hồi ký tựa đề «Giọt nước trong biển cả» rằng «kỳ họp ban chấp hành trung ương đảng năm 1955, Ủy ban cải tạo ruộng đất có làm một báo cáo về đợt thí nghiệm ở Thái nguyên, do Hoàng Quốc Việt (ủy viên Bộ chính trị) lãnh đạo. Trong đợt, có 500 địa chủ lọt lưới và 400 địa chủ quy sai… bị mất hết tài sản lẫn cả danh dự, gây thành một sự thù oán trong nhân dân… Ý kiến đó đã không được ủy ban cải tạo coi trọng, mà lại tự cho phép các đội cải cách ruộng đất được bắn địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái nguyên, sau tràn lan đi nhiều nơi khác». Mặc dù đã diễn ra lẻ tẻ, các cảnh tượng hành quyết địa chủ tại các vùng «giải phóng» đã làm nhân dân vô cùng xúc động. Ngày ký kết hiệp định Genève gần kề bắt buộc Việt Minh tạm đình hoãn cuộc «thí nghiệm cải cách ruộng đất» để trấn an dư luận quần chúng. Hơn nữa, họ cũng muốn phục hồi uy tín để hãm bớt các đợt di cư vĩ đạicủa đồng bào miền Bắc vào Nam để trốn thoát chế độ khủng bố bạo tàn, sau ngày ký kết hiệp định Genève (20/07/1954).Chính sách cải cách điền địa miền Nam được thực hiện chậm trễ đôi chút so với miền Bắc. Sau hai năm cầm quyền, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) sau cuộc trưng cầu dân ý, cho ban hành dụ số 57 ngày 22/10/1956 ,thực hiện chính sách « cải cách điền địa ». Chính sách nầy đã được Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, kế vị Tổng thống Diệm, tiếp tuc( thi hành, chiếu theo luật « Người cày có ruộng » số 003/70 được ban hành ngày26/05/1970.
CHƯƠNG THỨ NHẤT
CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT MIỀN BẮC (4). Một năm sau khi thiết lập và củng cố chính quyền, chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tái phát động cải cách ruộng đất vào giữa năm 1955. Đã rút tỉa được nhìều kinh nghiệm quý báu trong cuộc “thí nghiệm”, Hồ Chí Minh chuẩn bị kỹ lưỡng cuộc cải cách ruộng đất triệt để bằng cách phân chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (1954-1955) và giai đoạn cải cách ruộng đất triệt để (1955-1956).
I - GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
1) Tổ chức bộ máy yểm trợ chính sách cải cách ruộng đất.
a)Tại cấp trung ương: Một ủy ban cải cách ruộng đất được thành lập do Trường Chinh, Tổng bí thư đảng Lao động Việt nam (tức đảng Cộng sản Việt nam) làm chủ tịch. Dưới quyền của Trường Chinh (nhân vật số 2 của đảng) có ba vị phụ tá: Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương, cả hai cũng đều là ủy viên Bộ chính trị và Hồ Viết Thắng, ủy viên trung ương đảng. Thắng được đề cử vào chức vụ giám đốc trực tiếp chỉ huy cuộc cải cách ruộng đất ngoài thực địa, thi hành đúng theo lệnh của Trường Chinh. Thắng có theo học một khóa tại Cộng hòa nhân dân Trung quốc về các phương pháp khích động nhân dân trong chính sách cải cách ruộng đất đã được thi hành tại Trung quốc. Tu nghiệp xong, Thắng trở về miền Bắc được Trường Chinh giao phó công tác thành lập một “trung tâm đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất” . Trung tâm này được bí mật thành lập ở Cao Bắc Lạng.
b)Tại cấp tỉnh: Được đào tạo xong, các cán bộ được bổ nhiệm ngay tức khắc về các tỉnh, thi hành chính sách cải cách ruộng đất. Mỗi tỉnh gồm có 10 “đoàn”, mỗi đoàn có ít nhất 100 đoàn viên được đặt dưới quyền của một “đoàn trưởng”. Chức vụ của vị nầy tương đương với chức vụ một bí thư tỉnh. Đoàn trưởng trực tiếp nhận lệnh của “trung ương”, không thông qua trung gian của cán bộ đảng hay nhà nước của tỉnh.
Đoàn được phân chia ra thành “đội”, mỗi đội gồm có 6 hoặc 7 đội viên. Đoàn trưởng được tuyển chọn trong số các “bần nông” hay các “bần cố nông” đã được tham gia đợt “thí nghiệm” cải cách ruộng đất trong những năm 1952-1953. Hầu hết họ đều dốt nát, học chưa xong lớp ba cấp tiểu học. Được rèn luyện kỹ lưỡng, họ đã chứng tỏ sự trung thành tuyệt đối của họ đối với đảng. Họ chỉ là kẻ thừa hành nhiệm vụ do cấp trên giao phó, lương tâm bình thản, lãnh đạm, không thắc mắc, không hối tiếc hành động của mình.
Đội cải cách nắm giữ quyền hành tuyệt đối, do đó, lúc bấy giờ miền Bắc có câu “nhất đội, nhì trời”. Các lực lượng địa phương quân, nghĩa quân được trang bị đầy đủ vũ trang phục vụ họ, đảm bảo trật tự an ninh và sẵn sàng can thiệp để bảo vệ họ, đàn áp nông dân bạo động chống lại chính sách cải cách ruộng đất của đảng.
Chính quyền địa phương phải có nhiệm vụ cung cấp tài liệu và hồ sơ của các gia đình địa chủ.
2) Ban hành luật cải cách ruộng đất.
2) Ban hành luật cải cách ruộng đất.
Sau khi nhà nước chuẩn bị chu đáo, chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành luật cải cách ruộng đất ngày 14/07/1955 gồm các điểm chủ yếu như sau (5):
- Tịch thu toàn diện đất đai và tài sản (gia súc, nông cụ, nhà cửa…) thuộc quyền sở hữu thực dân (chương 2, đoạn 1, điều 22) của các địa chủ gian ác hay phản động và của các cường hào ác bá.
- Tịch thu hay trưng thu không có bồi thường thiệt hại và thu mua đất đai, gia súc cùng nông cụ:
- Các nhân vật cấp tiến, các địa chủ tham gia kháng chiến (chương 2, đoạn 2, điều 4) hoặc các thương gia, kỹ nghệ gia kiêm nhiệm cùng một lúc vai trò địa chủ (chương 2, đoạn 2, điều 11).
- Truất hữu không có bồi thường thiệt hại ruộng đất các giáo phái, Công giáo, Tin lành, Phật giáo...
- Việc quy định thành phần của một người vào giai cấp xã hội do hội nghị đại biểu nông dân quyết định.
Nơi nào diễn ra cải cách ruộng đất đều có tòa án nhân dân đặc biệt có thẩm quyền tuyệt đối, có nhiệm vụ:
· xét xử các địa chủ “gian ác”, “phản động”, các “cường hào ác bá “ và tất cả những ai chống đối hoặc phá hoại chính sách cải cách ruộng đất.
· xét xử quyết định những vấn đề còn tồn tại, những tranh chấp về ruộng đất hoặc các tài sản khác, quy định một người nào thuộc thành phần giai cấp nào (chương 4, đoạn 3, các điều 35 và 36).
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Sat 25 Mar 2023, 07:36 | |
| II - GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT.
1) Sắp xếp và quy định nông dân vào các thành phần giai cấp xã hội.
Trước khi bắt đầu thủ tục truất hữu đất đai, đội cải cách ruộng đất phân chia xã hội nông thôn miền Bắc ra nhiều thành phần khác nhau. Công tác nầy được xúc tiến dễ dàng nhờ các tài liệu do chính quyền địa phương cung cấp. Căn cứ trên các dữ kiện nầy, đội cải cách bổ túc thêm lai lịch, hành vi chính trị của các địa chủ trong quá khứ. Dựa trên các dữ kiện rõ ràng nêu trên, “đội” phân chia nông dân ra làm 5 giai cấp:
- Giai cấp “bần cố nông”: giai cấp xã hội nầy nghèo khổ nhất, không nhà cửa, không ruộng đất, không có gia súc, không có nông cụ chi cả. Họ làm đủ thứ nghề để nuôi sống gia đình (công nhân công nhật, gia nhân địa chủ…).
- Giai cấp “bần nông”: họ có dưới 3 mẫu ta (1 mẫu=3600 m2), trực canh. Hoa lợi vừa đủ sống đấp đổI qua ngày.
- Giới "trung nông" được chia ra làm 2 thành phần: · Trung nông cấp thấp: có độ vài sào đất tối đa. · Trung nông cấp cao: có từ 1 đến 3 mẫu ta và 1 con trâu (hay con bò).
- Giai cấp "phú nông": có từ 3 đến 4 mẫu ta và 1 con trâu. Họ trực canh và mướn thêm nhân công công nhật khi tới mùa làm ruộng.
- Giai cấp "địa chủ": có “thật nhiều ruộng đất” nhưng họ không trực canh, đời sống khá giả nhờ thu địa tô cao và cho vay nặng lãi. Địa chủ được phân chia ra nhiều thành phần: · Địa chủ "thường": có từ 3 đến 5 mẫu ta. Họ “không giàu có mấy “ và không phạm các “trọng tội” dưới thời Pháp thuộc. · Địa chủ “cường hào ác bá": hiếp đáp và ngược đãi bần nông và bần cố nông. · Địa chủ “phản động”: đảng viên các đảng phái “quốc gia” như đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng.
Căn cứ trên các tiêu chuẩn giai cấp nầy, đội cải cách ruộng đất áp dụng thái độ chính trị thích nghi đối với mỗi giai cấp địa chủ.
2)Thành lập tòa án nhân dân truất hữu ruộng đất.
Tòa án nhân dân được thành lập nơi nào diễn ra cuộc truất hữu ruộng đất địa chủ. Tòa án do một “quan tòa” chủ tọa, được lựa chọn trong số các đội viên cải cách ruộng đất. Một nông dân, đại diện nông dân xã, nắm vai trò “biện lý”. “Quan biện lý” biết rõ lý lịch địa chủ vì trước kia “quan biện lý” đã từng là gia nhân, làm thuê làm mướn hoặc là tá điền của địa chủ bị tố giác đem ra tòa án nhân dân xét xử. Dốt nát, quê mùa, lại được đặt để ngồi ở địa vị cao trong xã hội, lẽ dĩ nhiên “quan tòa” và “quan biện lý” bám chặt chức vụ nầy. Họ sẵn sàng tuân lệnh cấp trên một cách mù quáng và thi hành chỉ thị của cấp chỉ huy không sai một ly. Bởi vậy, các phiên xử án của tòa án nhân dân chỉ là “một thủ tục hành chánh trò hề” để hợp thức hóa các bản án do cấp trên đã quyết định sẵn từ trước rồi.
3) Thủ tục truất hữu ruộng đất.
Địa chủ (có gần 2 mẫu tây) đều bị chính quyền Hồ Chí Minh tìm cách khai trừ. Để đưa họ ra tòa án nhân dân xét xử, đội cải cách ruộng đất khởi tiên tìm cách “bắt rễ” trong giới bần nông hoặc bần cố nông (6).
Để thực hiện công việc nầy, họ áp dụng chính sách “tam cùng”: các đội viên phải cùng chung sống, cùng lao động và cùng ăn uống với bần nông nầy. Lẽ dĩ nhiên đội viên phải sống vất vả vì họ phải cùng chia xẻ với bần nông và bần cố nông miếng ăn, công việc làm và cùng chung sống với họ dưới một mái nhà... Nhờ vậy, đội viên thành công gây mối thiện cảm với họ để từ đó đội viên thắt chặt tình “huynh đệ” với nông dân.
Sau khi gây được nhiều cảm tình và có nhiều uy tín đối với bần nông hay bần cố nông rồi, đội cải cách ruộng đất mới căn cứ vào đó để bắt nhốt địa chủ. Người nầy bị xiềng xích và nhốt trong nhà của một bần nông. Thân nhân không được phép viếng thăm họ ngoại trừ mỗi ngày mang cơm, thực phẩm cho họ, qua trung gian của đội cải cách ruộng đất. Họ hoàn toàn bị cô lập. Thân nhân của họ cũng bị chính quyền địa phương cấm không được phép tiếp xúc với bà con trong xã ấp và con cái của họ cũng bị đuổi khỏi trường học.
Trước khi bị can được đua ra tòa án, đội cải cách ruộng đất tổ chức “một phiên tập dượt tòa án xét xử” tại một nhà nông dân. Đội bắt buộc địa chủ bị tố giác phải học thuộc lòng các câu trả lời trước “quan tòa” và phía dân sự cũng phải làm tương tự. Các “nhân chứng” trong phiên tòa cũng phải làm thế.
Ngày hôm sau phiên tòa chính thức được công khai xét xử. Nhân dân trong ấp (già, trẻ) đều bắt buộc phải đến tham dự, chứng kiến trước phiên tòa.
Tòa án nhân dân được thiết lập trên một khoảng đất hoang, ở ngoài bìa làng, trong một sân đình hay chùa hoặc trên một mảnh ruộng.
Bị cáo phải quỳ gối trước “quan tòa”, hai tay bị cột thúc ké ra phía sau lưng, phải gục mặt nhìn thẳng xuống đất. Không có luật sư biện hộ cho bị cáo. Sau khi tòa lấy khẩu cung xong, phía dân sự và nhân chứng nối tiếp ra trước “quan tòa” tố cáo tội ác của bị cáo. Đồng thời họ chửi rủa, thóa mạ, bạt tai, phun nước miếng vào mặt cùng đấm đá bị can. Sau cảnh tượng tra khảo, mạ lỵ xong, đến phiên “quan biện lý” đứng lên tố cáo bị can với đầy đủ “tang vật” chứng minh.Phương pháp bạo lực nhân dân này đã bị Hoàng Văn Hoan mạnh mẽ đả kích trong quyển hồi ký(7):
"Do phương pháp chỉ nghe nhân chứng không trọng vật chứng và phương pháp nhục hình ép phải công nhận, kết quả là chổ nào cũng có người "phản động" hoặc chui vào đảng để phá hoạỉ.
Trước đám đông quần chúng phẫn nộ, người bị gán cho là phạm nhân không thể nào tự mình minh oan được, mặc dù những lời tố cáo chỉ là những chuyện bịa đặt, nói xấu vô căn cứ. Trong đa số trường hợp như thế, địa chủ không biết cách nào khác hơn là im lặng và cúi đầu nhận tội. Trước bầu không khí sôi sục, căng thẳng, đầy thù hận, "quan tòa" quay về phía thính giả và đề nghị một bản án (đã được trung ương chấp nhận, trước khi xét xử), các đội viên, các bộ đội, các địa phương quân và nghĩa quân hiện diện trong đám quần chúng chỉ chờ cơ hội này để ảnh hưởng đến dư luận nhân dân. Họ đưa tay, cầm vũ khí vươn lên cao, gào thét, tỏ vẻ hài lòng, chấp nhận bản án đề nghị. Các nông dân đứng xung quanh họ bắt buộc phải làm y như họ cả. Bản án lẽ dĩ nhiên được "quan tòa" chấp thuận và trở thành chung thẩm. Để thoát khỏi nạn bị hành hạ thể xác và cảnh mạ lỵ đầy nhục nhã, một số địa chủ cảm thấy sẽ bị tố cáo, sẽ bị đưa ra tòa án nhân dân xét xử, họ thà tự tử chết, trước khi đội cải cách ruộng đất đến tận nhà, bắt họ, giải ra tòa.
Các cực hình dành cho "phạm nhân địa chủ" luôn luôn thật nặng và vô nhân đạo. Cực hình tùy thuộc mỗi tỉnh, tùy thuộc giai cấp địa chủ trong xã hội, tùy thuộc tư tưởng, hành vi chính trị của họ. Cực hình cực kỳ dã man đối với các địa chủ bị quy vào tội phản động, tội phản tổ quốc. Bởi vậy, đương nhiên bị lên án tử hình.(8)
- Tất cả các địa chủ "cường hào ác bá" và các địa chủ bị gán cho cái tội gọi là "Việt gian" , đã hợp tác với chính quyền thực dân Pháp, chẳng hạn như đảm nhận một chức vụ trong ban hội tề hay một chức vụ trong làng xã. Ngay cả những vị này đã qua đời rồi, vợ và con cái cũng bị lôi ra tòa án nhân dân để xét xử, tịch thu tất cả tài sản của họ, cô lập họ hoàn toàn với xã hội. Họ không còn cơ hội nào để tìm kiếm một công việc làm tốt trong xã ấp, vì lý do "lý lịch xấu".
- Tất cả các địa chủ "phản động" hay "phản quốc" thuộc các đảng phái quốc gia như đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng, mặc dù họ có công trạng với đất nước, đã tham gia kháng chiến chống Pháp giành lại độc lập. Nếu họ là cán bộ cao cấp hay sĩ quan cao cấp hiện dịch trong lực lương quân đội nhân dân, thì đội cải cách ruộng đất làm thủ tục đặc biệt, yêu cầu cấp trên dẫn độ họ về nơi "phạm trường" để xét xử "tội ác" của họ.
- Các hình phạt áp dụng cho các địa chủ khác (đảng viên đảng Lao Động) cũng nặng nề: từ 5 đến 20 năm học tập cải tạo hoặc nhiều hơn nữa. Những địa chủ bị kết án tử hình đã được biết trước, trước khi tòa án nhân dân kêu án.
Thật vậy, một ngày trước khi vụ án được đưa ra công khai xét xử, đội trưởng đội cải cách ruộng đất ra lệnh đào huyệt sẵn, dựng cột tre sẵn (để cột tử tội trước khi xử tử).
Đội cải cách ruộng đất áp dụng nhiều phương pháp hành quyết tử tội:
* Tử tội bị xử bắn. * Tử tội bị cột thúc ké, nhét vào một giỏ bội lớn, rồi đội cải cách ruộng đất đem ra sông rạch hoặc ao đầm trấn nước cho đến chết. * Tử tội bị cột thúc ké vào một cột tre dựng trên một ổ kiến, chọc cho kiến bò ra cắn cùng phơi nắng cho đến chết. * Các phương pháp hành quyết khác: các tử tội bị chôn sống trong một mảnh ruộng v.v...
Sau khi bản án đã được công bố, gia đình tử tội bị tống khứ ra khỏi nhà. Tất cả tài sản củ tử tội bị tịch thu (nhà cửa, ruộng đất, gạo thóc, dụng cụ bếp núc, giường, ghế, bàn, tủ v.v...). Những của cải nầy được phân chia cho bần nông và bần cố nông trong làng.
Chính sách khủng bố nêu trên nhằm mục đích uy hiếp tinh thần quần chúng, đe dọa các thành phần nông dân khác có ruộng đất nhất là các "phú nông". Những người nầy bị xếp vào hạng người có ruộng đất đứng sau giới địa chủ (theo cấp bậc xã hội). Như vậy thành phần phú nông nầy cũng có thể bị cùng chung một số phận như địa chủ. Đội cải cách ruộg đất có đủ trọn quyền hành động. Họ chỉ thay đổi "tiêu chuẩn" (chẳng hạn như xem một phú nông nào đó hoặc một trung nông nào đó như một địa chủ, bằng cách "đôn" họ lên ngang hàng với một "địa chủ bóc lột nhân dân"). Để trốn thoát số phận nầy, một số phú nông và trung nông cấp cao tỏ ra "hợp tác chặt chẽ với đội cải cách ruộng đất" bằng cách sẵn sàng "tình nguyện" đứng ra làm "nhân chứng" trước tòa án nhân dân, mạnh mẽ tố cáo "tội ác" của bị cáo (mà họ không hề quen biết) hoặc tố cáo thân bằng quyến thuộc của họ (như cha mẹ, anh chị em ruột, bà con chú bác,nàng dâu tố mẹ chồng v.v...)(9). Bởi vậy, trong quyển hồi ký, Hoàng Văn Hoan đã kịch liệt chỉ trích phương pháp đấu tố bằng đoạn văn như sau:
"... Các đội cải cách đã để cho nông dân xỉ vả người bị gọi là địa chủ, thậm chí để nàng dâu xỉ vả mẹ chồng, con xỉ vả bố mẹ, mà người bị gọi là địc chủ cứ phải cúi đầu, không đượ thanh minh phải trái..."
Theo chỉ thị đảng thì việc truất hữu ruộng đất phải đạt chỉ tiêu tối thiểu là 5% ở mỗi tỉnh.
Để thỏa mãn yêu cầu của cấp trên, đội cải cách ruộng đất phải "sáng tạo" bằng cách sửa đổi hay thêm vào các "tiêu chuẩn mới". Căn cứ trên những tiêu chuẩn nầy, đội cải cách tái cứu xét hồ sơ, xếp hạng "phú nông" đôn lên thành hàng "địa chủ" và một số địa chủ nầy bị đưa ra tòa án nhân dân xét xử. Nhờ biện pháp đó, đội cải cách ruộng đất thành công sàng lọc, tách rời nông dân "tốt" ra khỏi các thành phần nông dân "xấu", tận diệt các thành phần nông dân sau cùng nầy.
Việc xóa bỏ giai cấp địa chủ được thực hiện từ từ, bằng từng đợt. Bắt đầu là thành phần "địa chủ", kế tiếp là "phú nông", sau cùng là "trung nông" cấp cao. Thành phần "trung nông cấp thấp" cũng không tránh khỏi chính sách cải cách ruộng đất tàn bạo của Hồ Chí Minh.
"Do tác phong gia trưởng và ý thức tả khuynh của Trường Chinh", theo quyển hồi ký của Hoàng Văn Hoan, "đã dẫn đến sai lầm nghiêm trọng là đánh tràn lan vào trung nông, phú nông và những người có một ít ruộng đất cho thuê, đánh tràn lan vào cả cơ sở đảng..."(10)
Từ năm 1952 đến năm 1956, có tất cả 5 đợt thi hành truất hữu ruộng đất(11). Đợt sau tàn bạo hơn đợt trước. Đợt cải cách cuối cùng (đợt 5) là đẫm máu nhất, tàn nhẫn nhất. Bởi vậy , đợt cuối cùng nầy đụng chạm mạnh mẽ với giới nông dân, cán bộ, đưa đến sự phản ứng chống đốitoàn diện của quần chúng, nhất là những gia đình có công với "Cách mạng".
Thật vậy, họ có nhiều cảm tình với "Cách mạng" trong thời kháng chiến chống Pháp. Họ đã ủng hộ triệt để Việt Minh vì Việt Minh bảo vệ nguyện vọng chính đáng và quyền sinh sống của họ. Lúc bấy giờ, giới nông dân xem Việt Minh như những "nhà giải phóng" dân tộc, những ân nhân bênh vực kẻ nghèo, cô thế, bị hiếp đáp. Bởi vậy dân chúng sẵn sàng giấu giếm cán bộ, du kích quân trong nhà họ mặc dù biết làm như thế có hại đến tính mạng họ, cả gia đình của họ cũng bị liên lụy. Chính trong giới nông dân, Việt Minh đã tìm nơi nương tựa, ẩn náu an toàn. Cũng chính trong giới nầy, họ tìm ra được nguồn tài chính và tuyển chọn nguồn nhân lực dồi dào vô tận. Nhờ đó, Việt Minh đã thành công kháng chiến chống lại đoàn quân viễn chinh Pháp, đạt đến thắng lợi.
Nhưng từ khi giành được độc lập Hồ Chí Minh đã trở mặt, thay đổi hẳn thái độ với địa chủ, kể cả những người có công đối với "Cách mạng" hoặc đã tham gia kháng chiến chống Pháp. Họ là bạn đồng hành với Hồ Chí Minh trong chiến tranh giải phóng giành độc lập. Thay vì nghĩ dến sự hy sinh và công trạng vô bờ bến của những người yêu nước nầy, Hồ Chí Minh lại đối xử thậm tệ và xem họ như là "kẻ phản nghịch", "kẻ phản động" hoặc "kẻ bóc lột nhân dân". Chính cũng nhân có cơ hội cải cách ruộng đất nầy, Hồ Chí Minh đã tìm cách loại trừ các thành phần quốc gia đối lập (thuộc các đảng phái Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng v.v...).
Bởi vậy, giới nông dân rất đắng cay thất vọng và đầy thù hận trước sự trở trái làm mặt, vô ơn bội nghĩa, trước sự phản bội của Hồ Chí Minh. Đợt 5 cải cách ruộng đất vào mùa hè năm 1956 là giọt nước đầy đã tràn ra khỏi miệng chén. Bị kết án tử hình hay bị chịu nhiều hình phạt khác thật nặng nề như "học tập cải tạo", các cán bộ và thân nhân cùng nông dân phẫn uất, đưa đến hậu quả cuối cùng là là họ đống thanh đứng lên nổi loạn chống lại chế độ bạo tàn(12) ở nhiều nơi, nhất là Nghệ Tĩnh, nơi "bác Hồ kính yêu" đã được sinh ra, được nổi tiếng trong lịch sử và là nơi xuất phát ra nhiều cuộc cách mạng.
"Mặt trận trung ương nghiên cứu những sai lầm của chính sách cải cách ruộng đất" đã tổ chức một cuộc hội thảo tại Hà nội ngày 30-10-1956. Trong bài tham luận tựa đề "những vấn đề pháp lý của cải cách ruộng đất", Luật sư Nguyễn Mạnh Tường chỉ trích chính sách cải cách ruộng đất như sau:
"...Ta muốn tìm kẻ thù nông dân, của cách mạng để tiêu diệt, nhưng đồng thời, ta cũng không quên rằng công lý các mạng phải biết đúng đích...Những sai lầm ta đã phạm, đã gây ra nhiều tổn thiệt cho uy tín cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ các mạng".
"Lệnh của công lý; thà 10 địch sót, còn hơn một người bị kết oan. Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không, len lõi vào hàng ngũ chúng ta? Không! Vì ta nắm chính quyền, vì các mạng thành công...". Khẩu hiệu lợi ở chổ: không một người oan nào bị kết án. Do đó không có kết quả tai họa diễn ra hiện thời...".
Để xoa diệu sự phẩn nộ của cán bộ, Hồ Chí Minh đã chính thức gởi một văn thư đề ngày 1-7-1956, nhân dịp có một cuộc hội "tổng kết thành tích cải cách nông nghiệp đợt năm". Dưới đây là một vài đoạn văn trong văn thư của Hồ Chí Minh (13):
"...Bác thay mặt Đảng và chính phủ gởi lời an ủi gia đình cán bộ đã hy sinh vì nhiệm vụ, đợt 5 cải cách ruộng đất rất gay go, phức tạp. Song nhờ chính sách đứng đắn của Đảng và chính phủ, nhờ nông dân hăng hái đấu tranh, nên chính sách cải cách ruộng đất đã thu được thắng lợi to lớn".
"Nhưng đợt 5 cải cách ruộng đất đã phạm sai lầm cũng không ít, nó đã hạn chế một phần thành tích của chúng ta. Trung ương đã tự phê. Các cô, các chú cần phải kiểm điểm kỹ công tác của mình, đánh giá đúng thành tích và khuyết điểm. Phải thành khẩn phê bình và thật thà tự phê, để tiến bộ mãi...".
Chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét về bức thư của Hồ Chí Minh nhhu sau:
- Với tư cách là chủ tịch Đảng và nguyên thủ quốc gia, Hồ Chí Minh đã công khai công nhận trước nhân dân những "sai lầm" của chính sách cải cách ruộng đất.
- Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã đổ thừa "lỗi lầm" do cán bộ gây ra, đã không áp dụng đúng đắn các chỉ thị của Đảng và chính phủ. Hoàng Văn Hoan, người được Hồ Chí Minh che chở, cũng chỉ nhấn mạnh sự kiện nầy trong quyển hồi ký (14), nhưng quy trách nhiệm cho Ủy ban cải cách ruộng đất, trong đó Trường Chinh nắm vai trò chủ tịch trực tiếp chỉ đạo.
- Mặc dù công khai nhìn nhận "các lỗi lầm đáng tiếc", Hồ Chí Minh xác nhận một cách rõ ràng rằng chính sách cải cách ruộng đất do Đảng chủ trương là đúng đắn. Chiến thuật nầy của Hồ Chí Minh thật là khôn khéo, để xoa dịu lòng phẩn nộ của nh^n dân, cán bộ và thân quyến của họ bị giết oan, vì toà ắn nhân dân đã "kết án sai lầm" , đồng thời Hồ Chí Minh đã thành công tránh né trách nhiệm của mình, "thần thánh hoá" Bộ chính trị được xem như là một "đấng thiêng liêng", như thượng đế, không bao giờ sai lầm. Sự sai lầm của chính sách cải cách ruộng đất là do cấp dưới tức là các đội cải cách ruộng đất, toà án nhân dân hiểu sai, làm sai.
- Ngoài việc khai trừ điạ chủ, cải cách ruộng đất còn tạo cho Hồ Chí Minh một cơ hội tốt, để loại trừ những phần tử chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa trong guồng máy nhà nước và đảng ở cấp xã. Những "kẻ phản quốc" nầy, cũng như những ai "le lỏi vào bộ máy đảng và nhà nước phá hoạỉ, đều bị Hồ chí Minh trừng trị chhua từng thấy trong đợt 5 cải cách ruộng đất xảy ra giữa năm 1956. Các thanh trừng nầy có thể xem là một cuộc tàn sát đẩm máu.
Theo Hoàng Văn Hoan thì ở khắp nơi, ngục tù mọc lên như nấm và các cơ sở đảng hầu hết bị phá hoại.
Phẩn uất, nông dân nổi loạn. Một phiên họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra và th&ng 9-1956, để cứu xét tình hình. Cuộc họp nầy kéo dài phá kỷ lục về thời gian gần một tháng trời.
Theo hồi ký của Trần Văn Hoan, thì "hầu hết các đồng chí Ủy ban Trung ương Đảng nghĩ rằng Ban cải cách ruộng đất đã không thi hành đúng đắn các chỉ thị của Đảng". Do đó, các biện pháp kỷ luật đã được áp dụng, đi song hành với chính sách "sửa sai:
- Trường Chinh phải từ chức Tổng bí thư đảng. - Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương bị khai trừ khỏi Bộ chính trị. Lê Văn Lương còn phải từ chức vụ đặc trách tổ chức đảng. - Hồ Viết Thắng bị loại trừ ra khỏi Ban chấp hành trung ương đảng.
Để lấy lại uy tín với nông dân và đảng, Hồ Chí Minh phải đích thân lên đài phát thanh Hà nội vào tháng 11-1956, công khai tạ lỗi trước quốc dân. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã quy "lỗi lầm" cho các cán bộ cải cách ruộng đất không hiểu rõ và đã thi hành sai chính sách do đảng chủ trương
Một "chiến dịch sửa saỉ đã được phát động để phục hồi danh dự các cán bộ và thân quyến đã bị kết oán oan ức, và cuối năm 1956. Chiến dịch sửa sai nầy chắm dứt cuối năm 1957:
- Phục hồi danh dự, tái thu nạp vào đảng các đảng viên đã bị toà án nhân dân kết oán oan ức. Họ được phục hồi vào chức vụ cũ.
- Các đảng viên đã bị hành quyết hay đã qua đời trong các trại học tập cải tạo đều được xem như là các thành phần yêu nước, đã hy sinh cho "cách mạng". Thành tích nầy của họ đưọc ghi vào lý lịch của các thân nhân. Xuất phát từ gia đình "gốc cách mạng", thân nhân "liệt sỉ được hưởng một số ân huệ, chẳng hạn như có thể xin được một công việc làm tốt trong cơ quan nhà nước, con cái của họ có nhiều hy vọng được ghi danh vào đại học.
- Bồi thường thiệt hại cho các điạ chủ bị kết án tử hình oan ức. Nhưng việc bồi thường nầy có tính cách tượng trưng thôi. Nhà nước không hoàn lại tài sản của họ đã bị trịch thu, ngoài trừ cấp phát cho các bần nông, để họ tạm nuôi sống gia đình.
- Họ được xếp lại thành phần giai cấp xã hội, được hạ thấp xuống và được xế vào thành phần "địa chủ thường" hoặc "địa chủ khác" được đồng hoá với giai cấp xã hội chuyển tiếp giữa "địa chủ" và "phú nông".
Nhờ xếp lại thành phần giai cấp xã hội, họ không còn bị chế độ ngược đãi nữa, không bị cô lập với xã hội. Được tái hội nhập vào cộng đồng làng xã, họ được hưởng quyền công dân trọn vẹn và có thể trong tương lai (1957-1958) gia nhập vào các hợp tác xã nông nghiệp.
4) Kết quả của chính sách cải cách ruộng đất.
Năm đợt cải cách ruộng đất kế tiếp nhau đã làm cho nông thông miền Bắc bị đẩm máu, nhưng cuộc tàn sát nầy không được thế giới biết đến, vì chính sách "bế môn toa cảng", vì chính sách bóp méo thông tin do Hồ Chí Minh áp dụng từ năm 1954.
Các số liệu chính thức liên quan đến phạm vi cải cách ruộng đất rất hiếm hoi, vắn tắt, thiếu minh bạch. Các số liệu nầy đều giấu giếm cuộc tàn sát đảm máy kể trên. Bởi vậy người ta không thể nào ước lượng chính xác tầm quan trọng của cuộc thảm sát, cuộc nồi da sáo thịt nầy.
Gần đây, quyển hồi ký của Hoàng Văn Hoan, cựu Ủy viên Bộ chính trị, tỵ nạn chính trị tại Bắc kinh (tháng 9 năm 1979), đã vén màn bí mật một phần nào về thả mtrạng của chính sách cải cách ruộng đất.
Dưới tựa đề "Hội nghị trung uơng đảng về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất (tháng 9-1956)", Hoan dành 8trang (15) để giải thích những gì đã xảy ra trong chính sách cải cách ruộng đấ. Đượch Hồ Chi Minh che chở, Hoan bênh vực Hồ rất khéo léo, đổ thừa lỗi cho Truờng Chinh, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban cải cách ruộng đất:
"Theo lời yêu cầu của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trường Chinh có soạn thảo một báo cáo về kết quả kinh nghiệm củă cải cách ruộng đất, nhưng bản báo cáo nầy không được trung ương chấp thuận nhiều lần. Trường Chinh tìm cách kéo dài thời gian, cho đến kỳ họp đại hội Đảng lần thứ III, năm 1960, nhưng bản báo cáo của Trường Chinh cũng chưa hoàn tất". Vẫn theo Hoan, "Dù trong lịch sử Đảng, lần đầu tiên một cuộc họp trung ương quan trọng như thế mà không có một biên bản nghị quyết tổng kết".
Cũng như tất cả các vị lãnh đạo cao cấp khác của đảng Cộng sản Việt Nam, Hoan chỉ nhấn mạnh "những sai lầm" và "những lem nhem" trong cải cách ruộng đất, nhưng không nói rõ và ước lượng con số nạn nhân vô tội, bị toà án nhân dân kết án tử hình "sai lầm". Năm 1987, Viện Mac-Lênin ở Hà nội có xuất bản một quyển sách tựa đề "Hồ Chí Minh thời kỳ 1954-1957" (tương ứng với thời gian cải cách ruộng đất), nhưng quyển sách chỉ dành có gần 2 trang giấy thôi, để gợi lại giai đoạn lịch sử đen tối nầy.(*)
Võ Nhân Trí (17), tác giả cuả quyển sách tựa đề "Croissance économique de la République Démocratique du Viêt Nam" (Gia tăng phát triển kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), cho biết rõ ràng nhờ sứ mạng nghiên cứu soạn thảo ra quyển sách nêu trên. Ông xác nhận "đã nhìn thấy tận mắt" một bản báo cáo mật tại văn khố của Bộ Phủ Thủ tướng Phạm Văn Đồng về số cán bộ bịi toà án nhân dân kết án tử hình oan ức: 15.000 ngưòi (không kể số địa chủ dân sự khác cũng bị cùng chung số phận) trong chính sách cải cách ruộng đất. Vẫn theo lời Võ Nhân Trí, Hồ Chí Minh lại còn giấu giếm, giảm bớt con số ấy thấp xuống còn 10.000 "nạn nhân vô tội", khi Hồ Chí Minh trình bày trước cán bộ đảng viên (trong một phiên họp có ông Trí tham dự). "Lẽ dĩ nhiên, số nạn nhân vô tội nầyđáng lẽ phải cao hơn gấp bội phần", theo lời Võ Nhân Trí.
Nguyễn Văn Canh đã điều tra và phỏng vấn các tù binh chính trị viên, các sĩ quan, các hạ sĩ quan, và bộ đội miền Bắc cùng các "hồi chánh viên" thu hoạch được nhiều đũ kiện quý báu, đã guáp tác giả ước lượng tổng số nạn nhân bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất lên khoảng 200.000 người, được phân phối như sau:
- 100.000 người bị giết trong các đợt cải cách ruộng đấ trước năm 1955, chưa kể đến khoảng 40.000 người khác bị đày ải trong các "trại học tập cải tạỏ". Họ bị lưu đày ơỏ các miền núivà các vùng dẫy đầy bệnh tật sốt rét rừng và các bệnh truyền nhiễm có tính cách địa phương đã giết hại họ chết như rạ. Những nạn nhân khác, sau khi thi hành bản án học tập cải tạo, trở thành phế nhân, hất hủi, họ phải sống trong đau khổ, khốn khổ và đầy tủi nhục.
- 100.000 nạn nhân bị giết trong đợt cuối cùng lần thứ 5, và muà hè năm 1956, đượt đặt dưới danh hiệu là "đợt tổng công kích Điện Biên Phu , chhua kể đến hàng chục ngàn người khác (đa số các phú nông và trung nông) đã bị kết án "học tập cải tạo, bị đày ải về miền "rừng thiêng nước độc".
Trên tổng số 200.000 nạn nhân bịi giết, khoảng 40.000 cán bộ đảng viên (20% đã bị hy sinh, theo ước lượng của Nguyễn Văn Canh)
Trong những dịp đi công tác (do Sở Nông Nhiệp thành phố Hồ Chí Minh giao phó), Chúng tôi có tiếp xúc một số cán bộ khoa học kỹ thuật miền Bắc vào Nam thi hành chính sách "hợp tác hoá nông nghiệp" ở đồng bằng châu thổ Cửu Long, trong những năm 1978-1979. Những cán bộ khoa học kỹ thuật nầy khá cởi mở, cho biết một số chi tiết về cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong các năm 1955-1956. Họ xác nhận họ là cựu đội viên của đội cải cách ruộng đất. Họ đã ước lượng số nạn nhân bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất như sau:
- Một cán bộ ước lượng khảng 120.000 nạn nhân bị giết oan, trong số nầy có 40.000 đảng viên. - Một cán bộ khác ước lượng khoảng 160.000 nạn nhân chết oan, trong đó có 60.000 đảng viên;
Các con số cán bộ chuyên viên ước lượng không khác nhau mấy, về tỷ lệ bách phân của đảng viên bị giết oan (20-30%). Về tổng số người bị kết án tử hình thì các con số ước lượng khá khác biệt nhau. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng cac& con số do các chuyên viên nghiên cứu nêu ra, làm cho chúng ta phải suy nghĩ: từ 120.000 đến 200.000 nạn nhân bị giết oan (kể cả đảng viên).
- Theo nguồn tin chính thức (18), thì sau cuộc cải cách ruộng đất, có 800.000 mẫu tây ruộng đất, với 100.000 trâu bò đã được phân phát không cho trên 2 triệu gia đình nông dân. Số nhà ở được phân phát cho bần nông lên đến 150.00 nhà. Những nhà nầy thuộc quyền sở hữu trưóc kia của giới địa chủ "cường hào ác bá", "phản động" hoặc "phản quốc". con số sau cùng nầy đầy ý nghĩa, nếu ta so sánh với tổng số người bị tàn sát, do các chuyên viên nghiên cứu đưa ra. Hay nói một các khác, số người bị giết oan trong cuộc cải cách ruộng đất từ năm 1952 đến năm 1956, có lẽ phải khoảng 150.000 nạn nhân (trong số nầy, 30% là đảng viên).
Con số ước lượng sau cùng nầy chắc có lẽ sát với thực trạng bi đát, mà Hoàng Văn Hoan đã mô tả trong quyển hồi ký "Giọt nước trong biển cả" như sau:
"...Những án oan, án giả không được minh oan và người bị quy sai thành phần cũng không được tuyên bố một các rõ rệt, cho nên mối oán thù trong cải cách ruộng đất vẫn ăn sâu trong lòng một số người, thậm chí cho đến ngày nay vẫn chưa phai nhạt..."
Một vấn đề quan trọng nêu ra tại đây: làm thế nào biết đích xác ai là thủ phạm trong vụ tàn sát đẩm máu nầy: Trường Chinh hay Hồ Chí Minh?
- Theo Hoàng Văn Hoan, thì thủ phạm thật sự chính là Trường Chinh. Dư luận chung tại Việt Nam cũng nghĩ như thế, lúc bấy giờ, do sự tuyên truyền của chính quyền và đảng. "Do tác phong trưởng giả và ý thức khuynh tả", theo lời Hoàng Văn Hoan, "Trường Chinh bất chấp ý kiến của Ủy ban chấp hành Trung ương ĐẢng..., cho phép các đội cải cách ruộng đất xử bắn địa chủ cường hào ác bá, để nâng cao khí thế các mạng và để gia tăng uy tín nông dân".
Nhưng lập luận nầy không thể thuyết phục được, để quy trách nhiệm hoàn toàn cho Tổng bí thư Trường Chinh. Được xếp hàng thứ nhì ttrong nội bộ đảng, Trường Chinh phụ giúp Hồ Chí Minh, lãnh tụ có nhiều thế lực nhất của chế độ, kiêm nhiệm cả 2 nhiệm vụ tối cao của đất nức: Chủ tịch Đảng và nguyên thủ quốc gia. Hơn nữa, chính Hoan đã xác nhận trong quyển hồi ký rằng Trường Chinh đảm nhận thường trực vai trò hành chánh, giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết các vấn đề thường ngày của Ban trung ương đảng. Nói một cách khác, Trường Chinh không thể nào hành động đơn phương. Tất cả các quyết định quan trọng, như việc loại trừ 5% địa chủ tối thiểu ở mỗi tỉnh, theo chỉ thị của đảng chẳng hạn, đều phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh. Chính sách cải cách ruộng đất được chuẩn bị kỹ lưỡng, và được thực hiện một cách có phương pháp hẳn hoi. Việc xóa bỏ có hệ thống một gia cấp xã hội miền Bắc lúc bấy giờ là một quốc sách của chính phủ Hà nội, dựa trên chủ thuyết Mac-Lênin "đấu tranh gia cấp triệt để. Theo các nhân chứng thì có những sai lầm pháp lý (do sự trả thù cá nhân hoặc có những vấn đề "lem nhem" của các cán bộ, khi thi hành cải cách ruộng đất). Tuy nhiên, việc thanh toán hàng chục ngàn người trong 4 năm liên tiếp ( 1952-1956), dưới sự lãnh đạo của Trường Chinh, không thể nào Hồ Chí Minh khôg hay biết. Được đào tạo theo chủ thuyết Staline, Hồ Chí Minh và Trường Chinh, cùng hầu hết các nhà lãnh đạo tiên phong của đảng Cộng sản Việt Nam đều chịu ảnh hưởng dâu đậm của tư tưởng Mao Trạch Đông. Các thủ tục truất hữu ruộng đất, theo sự phân tích của Lê Duẩn (thay thế Trường Chinh ở chức vụ tổng bí thư) đều "sao y bản chánh" theo kiểu Trung quốc, mà họ Mao đã thực hiện, sau ngày giải phóng đất nước tại Hoa Trung và Hoa Nam (19).
Cuộc tàn sát đẫm máu được phân chia ra làm 5 đợt kế tiếp nhau chứng minh rằng Hồ Chí Minh nắm vững tình thế. Mỗi đợt tàn sát đều có một phiên họp cán bộ cải cách ruộng đất, để tổng kết tình hình. Cán bộ phải kiểm điểm, phân tách, nêu lên những "mặt mạnh, mặt yếu, mặt tiêu cực, mặt tích cực" vv...Rồi từ đó, rút tỉa "kinh nghiệm", để làm "tốt hơn" nữa trong đôt cải cách ruộng đất kế tiếp. Khi cải cách ruộng đất tiến triển, thì số nạn nhân lại càng gia tăng trong mỗi đợt cải cách. Mặc dù thế, Hồ Chí Minh nhất quyết cho thi hành, không lùi bước và nhất định phải thực hiện một chính sách cải cách ruộng đất cho đến cùng. Theo nguyên tắc cơ bản của Hà nội " thà giết oan một ngà người vô tội, còn hơn để một tên dọ thám thoát khỏi lưới bao vây hắn". Cứu cánh giải thích phương tiện và hành động, nhưng nhân dân phải trả một giá thật đắt. Trường Chinh chỉ là một vật tế thần. Văn thư dề ngày 1-7-1956, mà Hồ Chí Minh gửi cho các cán bộ cải cách ruộng đất, sau thảm trạng đẫm máu đợt 5, là một thí dụ điển hình, chứng minh cho ta thấy rõ ràng tính khôn ngoan vô cùng xảo quyệt của họ Hồ, tránh né tội ác, bảo vệ uy tín của chính mình và che chở cho thanh danh của đảng Cộng sản Việt Nam.
III - CHÍNH SÁCH TẬP THỂ HÓA RUỘNG ĐẤT.
Sau 9 năm chiến trang giành lại độc lập (1945-1954) và sau 2 lần cải cách ruộng đất đẩm máu (1955-1956), nhân dân miền Bắc đã hoàn toàn bị kiệt quệ trên mọi mặt (vật chất và tinh thần) . Nhưng chính quyền Hà nội vẫn không để họ một thời gian, dù cho ngắn ngủi để họ nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần. Vào cuối năm 1957 - đầu năm 1958- Hà nội bắt đầu thực hiện ngay tức khắc chính sách tập thể hóa ruộng dất. Chính sách nầy được phân chia ra làm 3 giai doạn kế tiếp nhau:
- Giai đoạn gọi là "hợp tác nông nghiệp" trong những năm 1958-1960. - Giai đạn tập thể hóa triệt để ruộng dất (1961-1965). - Giai doan biến đổi các hợp tác Xã bậc thấp thành các hợp tác xã bậc cao (1966-1975).
1) Giai đoạn "hợp tác hóa nông nghiệp" (1955-1956).
Trong thời gian cải cách ruộng đất " (1955-1956), Hà nội đã thí nghiệ chính sách tập thể hóa ruộng đất dưới 2 hình thức được gọi là "hợp tác hóa" nông nghiệp:
-- Tổ đổi công: Mỗi tổ đổi công gồm một vài gia đình nông dân giúp đỡ lẫn nhau bằng cách "làm vần công", vào mùa làm ruộng. Việc "làm vần công" nầy là truyền thống đã có từ lâu trong giới nông dân miền Băc lẫn miền Nam. Các nông dân láng giềng giúp đỡ lẫn nhau. Dưới sự chỉ đạo của cán bộ nông thôn, hình thức tổ đổi công phát triển trong những năm 1955-1956, ở một số địa phương tại miền Bắc. Theo các số liệu thông kê chính thức (*), thì có 1.325.000 gia đình nông dân (50,1%) gia nhập vào 190.250 tổ đổi công.
- Có khoảng 37 hợp tác xã bậc thấp được thành lập lúc bấy giờ. Mỗi hợp tác xã có trung bình 14 khoảng 14 hoặc 15 hộ nông dân tham gia canh tác tập thể.
Các chủ ruộng đất không chống đối hình thức canh tác theo lối đổi công, Vì họ vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về mảnh đất của họ làm chủ và trưc tiếp canh tác. Họ vẫn tự do tổ chức phương pháp canh tác, theo ý muốn của họ. Trái lại, những cuộc thí nghiệm lần đầu tiên về phương pháp canh tác tập thể không được nông dân miền Bắc huởng ứng. Mặc dù không đồng ý với chính quyền địa phương, Song họ không dám biểu lộ ra ngoài mặt hoặc bằng hành dộng, Vì lúc bấy giờ, miền Bắc đang trải qua chính sách cải cách ruộng đất. Họ không tán đồng phương pháp canh tác tập thể bởi nhiều lý do:
*"Phuơng pháp chấm điểm" thiếu công bằng giữa các xã viên, do đó, họ nản lòng. Ðội truởng đội sần xuất có nhiệm vụ "chấm điểm công" nầy không phân biệt kinh nghiệm của xã viên hay không phân biệt công việc làm cẩn thận hay cẩu thả (làm dối) của xã viên. Mỗi xã viên làm xong một công việc như nhau (chằng hạn như làm xong một "công" cấy hay một "công" chăm sóc mạ) đều huởng đồng đều một số điểm như nhau: 12 điểm cho một "công" cấy (1 công = 1/10 mẫu tây), 10 điểm cho 1 "công" chăm sóc mạ. Đội trưởng đội sần xuất không phân biệt nông dân có nhiều kinh nghiệm với nông dân mới vào nghề.
* Ruộng đất của nông dân được đưa vào hợp tác xã bị xem như là của cả "tập thể", nghĩa là họ đã mất quyền sở hữu của mảnh đất, nhà nước trực tiếp quản lý nó.
Bần nông và bần cố nông cũng bất mãn về việc làm ăn tập thể. Họ làm việc cực nhọc nhưng đồng lương không đáng bao nhiêu, bình quân 10,5 kg thóc mỗi tháng làm ruộng. Họ đã thất vọng vì chính phủ đã quên mất lời hứa trước kia. Họ ước mơ trở thành chủ điền một mảnh ruộng. Những mảnh ruộng mà nhà nước cấp phát cho họ canh tác, sau cuộc cải cách ruộng đất, chẳng bao lâu họ phải đưa vào hợp tác xã để trổ thành tài sản của tập thể.
Mặc dù họ không đồng ý chính sách tập thể hóa ruộng dất và có nơi họ chống dõi chính sách nầy một cách công khai, Hà Nội nhất định thực hiện nhanh chóng chính sách cải tạo ruộng đất, biến các tổ đổi công thành các hợp tác xã, Sau kỳ họp trung ương đảng, vào tháng 10 năm 1957. Chính sách tập thể hóa ruộng đất cũng các phương tiện sản xuất khác (nông cụ, gia Súc vv...) đã được hoàn tất, sau 2 năm cải tạo (1958-1969), theo chỉ thị của Trung ương đảng (tháng 4-1959).
• 40.422 hợp tác xã đã được thành lập (trong số nầy, gần 90% thuộc các hợp tác xã bậc thấp ở các thôn làng). • 2.404.000 gia đình nông dân gia nhập vào hợp tác xã (nghĩa là 85,4% tổng số gia dình nông dân miền Bắc) chiếm khoảng 68,1% diện tích đất trồng. Tính bình quân 59 gia đình nông dân gia nhập vào hợp tác xã canh tác 33,5 ha đất trồng.
Chính sách tập thể hóa ruộng đất duy ý chí, bãt chấp quyền lợi và nguyện vọng của nông dân lẽ tất nhiên đưa đến nhiều hậu quả tai hại, trên phượng diện sản xuất. Theo các sô' liệu thống kê chính thức thì:
o Sản lượng lượng thực bị giảm xuống 3%. o Năng suất ruộng mua bị tụt giảm 2 tạ/mỗi ha. o Năng suất công nghiệp cũng bị tụt giảm vv...
2/ Giai đoạn tập thể hóa ruộng đất triệt để.
Mặc dù sản lượng bị tụt giảm (vì nông dân phá hoại chống lại chính sách tập thể hóa ruộng đất), Hồ Chí Mính vẫn nhất quyết đeo đuổi chính sách cải tạo, trong kê' hoạch 5 năm Ỉ960-1965. Theo chỉ thị của đảng, thì các hợp tác xã bậc cao phải nhiều hơn các hợp tác xã bậc thấpvà việc cải tạo nầy phải được hoàn tẩt chậm nhất trước năm 1965 (bằng cách tập hợp các hợp tác xã bậc thấp biến chúng thành các hợp tác xã bậc cao). Song song với chính sách nầy, Hà Nội tìm cách cải tiến kỹ thuật sản xuất (bằng cách cơ giới hóa một phần phương pháp canh tác) và cải tiển phương pháp quần lý hợp tác xã, để giảm bớt chỉ phí sản xất và gia tăng năng suất. Mặc dù nhà nước đã cô' gắng không ngừng, đời sống nông dân không được cải tiến. Trái lại, nó có khuynh huớng thoái bộ và hầu hết, nông dân sống trong cảnh lầm than. Nguyên nhân chủ yểu là do chi phí sản xuất của các hợp tác xã quá cao. Bởi vậy, xã viên mất hết tin tưởng vào hợp tác xã. Họ quay về mảnh đất cá thể, thâm canh, nhờ đó, lợi tức của họ được bảo dảm chắc chắn. Theo một cuộc điều tra của nhà nuớc, thì 41,7% xã viên (trong tỷ lệ nầy, 50% thuộc thành phần bần nông và bần cố nông) của 37 hợp tác xã đã xin ra khỏi tập thể.
3/ Giai đoạn biến đổi các hợp tác xã cấp thấp thành các hợp tác xã cấp cao (1965-1975).
Bất chấp dư luận nông dân chống đối chính sách tậpthể hóa ruộng đất, Hà Nội nhất định biến đổi Các hợp tác xã cấp thấp thành các hợp tác xã cấp cao. Từ 8.408 hợp tác xã cấp cao được thành lập năm 1961, con số nầy đã tăng vọt lên đến 18.560 năm 1965, nghĩa là 76,7% tổng số hợp tác x ã (theo các số liệu thống kê chính thức). Diện tích canh tác của mỗi hợp tác xã cấp cao thay đổi, tùy theo tỉnh: từ 301 đến 500 ha hoặc nhiều hơn nữa. Việc biển đổi thành các hợp tác xã cấp cao được thực hiện nhanh chóng, trong thời chiến tranh "giải phóng" miền Nam. Vào năm 1975, các hợp tác xã cấp cao chiếm đến 88% tổng số hợp tác xã (trong sô' nầy, 15% hợp tác xã có tầm cỡ ở cấp xã). Ðiều mâu thuẫn chính sách tập thể hóa ruộng đặt tiển triển nhanh chóng, nhưng lương lương thực lại không gia tăng theo cùng nhịp độ ấy, để thỏa mãn nhu cầu của quần chúng. Ngược lại, luơng thực lại có khuynh huớng bị thiếu hụt ngày càng trầm trọng thêm trong thời gian 1965-1969. Nhưng rất may là sự thiểu hụt nầy đã được bù đắp một phần nào, nhờ sự viện trợ ồ ạt của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc: trên 1 triệu tẩn gạo mỗi năm. Mặc dù thế, nhân dân miền Bắc vẫn bị thiếu ăn và nhịn dói. Ðể sinh tồn, họ phải "ăn độn" bằng cách trộn cơm với khoai mì hoặc khoai lang và ít tiêu thụ thịt. Để' giải thích sự khủng hoảng nông nghiệp và che giấu sự thất bại của chính sách tập thể hóa ruộng đất, Hà Nội đưa ra nhiều lý do:
- Truớc hết những khó khăn kinh tế nông nghiệp là do nhiều khó khăn "khách quan" gây nên: chiến tranh tàn phá và thời tiết bất thường. Cộng thêm vào đó, miền Bắc còn phải làm tròn nghĩa vụ quốc tế, chổng lại "đế quốc Mỹ". Bởi vậy, mỗi hạt gạo phải bị chia cắt ra làm 4 phần (Hà Nội đưa ra lập luận nầy để thuyết phục nhân dân hy sinh, trong thời chiến tranh "giải phóng" miền Nam): một phần để nuôi dân miền Bắc, và 3 phần còn lại để giúp đỡ 3 nước anh em (miền Nam Việt Nam, Miên và Lào).
- Trong số các nguyên nhân "chủ quan", Hà Nội nhấn mạnh:
* Chính sách duy ý chí của cấp lãnh đạo: chính quyền địa phuơng ép buộc nông dân (thay vì thuyết phục họ) phải gia nhập vào hợp tác xã. Hơn nữa, việc biến đổi vội vã các hợp tác xã căp thăp thành các hợp tác xã cấp cao để tập thể hóa bằng bất cứ giá nào tất cả các phương tiện sản xuất (đất đai, gia súc, nông cụ v.v...) là một "sai lầm". Nó đi ngược lại "nguyên tắc tự nguyện gia nhập vào hợp tác xã và đi ngược lại nguyên tắc quản lý dân chủ của hợp tác xả". *Chính sách giáo điều của giới lãnh đạo: giới lãnh đạo vẫn khăng khăng không từ bỏ nguyên tắc "đấu tranh giai cấp". Do dó, các bần nông và bần cố nông không có phuơng tiện tài chánh, không có kinh nghiệm quản lý và sản xuất kinh doanh, lại đảm bảo các chức vụ then chốt (chẳng han như chủ nhiệm ban quản lý hợp tác xã, đội truởng đội sản suất), trong khi ấy, các trung nông và phú nông bi bạc đãi, không trọng dụng. * Chính sách ngang bằng nhau giũa các xã viên (égalítarisme): Nông dân giàu kính nghiệm và có nhiều lương tâm rất nãn lòng về cách đổi xử nầy, do dó, họ không có lý do gì để tận tâm làm việc hăng say có lợi cho tập thể.
- Các lý do khác:
* Thiếu các phương tiện tài chánh để cải tiến kỹ thuật canh tác (máy cày, phân hóa học v.v...). * Chính quyền không trọng vai trò khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Các hợp tác xã bị thiểu cán bộ khoa học kỹ thuật trầm trọng. * Quản lý yếu kém: ngành quẩn lý tài chánh trong các hợp tác xã càng ngày càng bị xuống cấp, nhất là từ khi các hợp tác xã cấp thấp được biển đổi thành các hợp tác xã cấp cao, do dó, tài sản của hợp tác xã bị thất thoát như nông phẩm, phân bón, tiền nong v.v... Theo cuộc điều tra của nhà nước (1960-1970), thì khoảng gần 20% tài sản của hợp tác xã bị thất thoát và 63% máy cày bị hư hỏng, vì thiếu đồ phụ tùng. Sự kiện nầy dẫn đến hậu quả tai hại là chi phí sản xuất gia tăng. Từ 30% trong những năm 1961-1964, tỷ lệ nầy tăng vọt lên đến 48% năm 1975 (trên 84% trong lãnh vực chăn nuôi hợp tác xã) (21). * Phần lợi tức tập thể do hợp tác xã giữ lại để sung đương vào quỹ phúc lợi và để sủ dụng làm vốn tái đầu tư , quá cao. Phần lợi tức nầy căng ngày căng gia tăng. * Thuế nông nghiệp thật cao. * Sau rốt, vì năng suất thấp, vì chi phí sản xuất cao và vì thể nông nghiệp quá nặng, nên lợi tức thật sự chia cho các xã viên không đáng bao nhiêu. Tình trạng bi đát nầy đã kéo dài nhiều thập kỷ, nhưng chính quyền Hà Nội không hề áp dụng một biện pháp thích nghi nào, để giãi quyết vấn đề nầy.
Các hồ sơ mật "lưu hành nội bộ" đảng Cộng sản Việt Nam chứng minh cho ta thấy rằng cơ chế hoạt động của các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các lý do mà Hà Nội nêu ra đế giải thích những "lỗi lầm" và sự thất bại của hợp tác xã không thuyết phục đuợc ai cả. Chính phương pháp sản xuất "cố lổ xĩ", lỗi thời, không đáp ứng nguyện vọng tha thiết của giới nông đân. Nguyên nhân sau cũng nầy là nguồn gốc giải thích sự thất bại của cơ chế sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Thật vậy, khi nhà nước truất hữu ruộng đất và ép buộc nông dân gia nhập vào hợp tác xã, chủ điền cũng như bần nông và bần cố nông đều bất mãn, vì Hà Nội muốn biến họ thành những "tá điền của nhà nuớc". Khi họ gia nhập vào hợp tác xã, thì ruộng đất của họ trở thành tài sản của tập thế hay đúng hơn ruộng đất của họ thuộc về quyền sở hữu của Ðảng hay đúng ra của Bộ chính trị. Bị sưu cao thuế nặng (khoảng 85% hoa lợi của mỗi vụ lúa hoặc nhiều hơn nữa), nông dân làm việc cực nhọc nhưng hưởng hoa lợi không đáng bao nhiêu. Lợi tức “do hợp tác xã trả công cho xã viên chỉ tạm đủ nuôi sống bản thân họ về lương thưc, chưa kể đến gánh nặng gia đình xã viên có ít nhất từ 6 đến 7 miệng ăn, trong thập kỷ 1960. "Cách mạng" đã nuốt lời hứa. Thay vì cải thiện điều kiện sinh sống của họ và hữu sản hóa ruộng đất cho họ, "Cách mạng" lại bần cùng hóa họ. Thất vọng, họ không hăng say lao động, tăng gia sản xuất. Vì thôn dân chiếm 90% dân số miền Bắc, nên sự bất hợp tác của họ với chính quyền Cộng sản Hà Nội đưa đến hậu quả là sản xuất nông nghiệp quốc gia bị tụt giảm, và sự kiện nầy dẫn đến sự khủng hoảng trong các lãnh vực kinh tế khác.
(Nguồn: Hội Ái hữu ĐHSP Saigon) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Mon 27 Mar 2023, 07:42 | |
| PHẦN THỨ NHẤT CÁC GIAI ĐOẠN «CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT» MIỀN BẮC VÀ «CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA» MIỀN NAM.
CHƯƠNG THỨ NHÌ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT MIỀN NAM. Khác hẳn chính sách cải cách ruộng đất miền Bắc, chế độ miền Nam đdặt lên ưu tiên hàng đầu chính sách tư hữu hoá ruộng đất cho tất cả tá điền, mỗi gia đình làm chủ thật sự một mãnh ruộng tư hữu. Trong 20 năm (19551975), chính phủ miền Nam đã thực hiện 2 lần cải cách đièn địa:
- Cuộc cải cách điền địa lần thứ nhất do Tổng thống Ngô Đình Diệm thực hiện (1955-1963) - Cuộc cải cách điền địa lần thứ nhì do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chủ trương (1967-1975)
I - CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Trở thành Thủ tướng dưới chế đô quân chủ của Hoàng đế Bảo Đại (7-7-1955), Ngô Đình Diệm khẩn trương, sau Hiệp định Genève được ký kết, ban hành 2 Dụ (số 2 và sổ 7) đánh dấu bước đầu của chính sách cải cách điền địa. Dụ số 2 và Dụ số 7 nầy thiết lập quy chế tá canh (22) gồm các điều khoản chủ yếu như sau:
1- Địa tô:
Cho đến cuối năm 1955, miền Nam không hề áp dụng thủ tục ký hợp đồng cho thuê mướn ruộng đất canh tác. Thường thường có sự thỏa thuận bằng miệng giữa chủ điền và tá điền. Chiếu theo quy luật cung và cầu, chủ điền áp đặt các điều kiện khắc khe bất lợi cho tá điền. Địa tô chẳng hạn thường thật cao, từ 40% (ở môt số tỉnh miền Tây đồng bằng sông Cửu Long còn thưa đân) đến 60% vụ lúa thu hoạch (ở các tỉnh trung ương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, bị áp lực nhân mãn). Từ khi quy chế tá canh được ban hành, địa tô nầy được giảm bớt phân nửa:
* 15% vụ lúa thu hoạch (trường hợp ruộng cho một vụ mỗi năm). * Từ 15% đến 25% vụ lúa chánh thu hoạch, đối với các ruộng lúa cho 2 vụ mỗi năm.
2- Thời gian cho thuê ruộng đất.
Thời gian cho thuê ruộng đất được quy định là 5 năm (thay vì 2-3 năm hoặc 5 năm truớc kia, tùy theo tỉnh). Hợp đồng đuơng nhiên được tái ký giữa chủ điền và tá điền. Tá điền có thể xin hủy bỏ tái ký hợp đồng, nhưng phải thông băo cho chủ điền biết trước 6 tháng. Chủ điền cũng có thể từ chối, không tái ký hợp đồng, với điều kiện là phải thông báo cho tá điền biết truớc 3 năm.
3- Trường hợp ruộng đất bị bỏ hoang.
Diện tích ruộng lúa bị bỏ hoang trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập (không có chủ điền hiện diện nhìn nhận quyền sỡ hữu) được ước lượng khoâng 500.000 ha. Những ruộng lúa nầy một phần lớn thuộc quyền sở hữu của các trung điền chủ (từ 5 đến 10 ha) và đại điền chủ (từ 50 ha trở lên). Họ phải rời bỏ nông thôn để tránh quân kháng chiến Việt Minh (Cộng sản) khủng bố. Họ sống tỵ nạn ở các thành phố. Một số người thuộc 2 thành phần chủ điền nầy trở thành công chức, và một số khác hành nghề tư do (thuơng nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, xuất nhập cảng vv...). Nếu họ không có mặt tại chỗ, lúc chính quyền địa phuơng kiểm kê ruộng- đất, thì đương nhiên ruộng đất nầy thuộc quyền sở hữu quốc gia. Chính quyền địa phương sẽ cấp phát không cho tá điền.
Một năm, sau khi áp dụng quy chế tá canh, Ngô Ðình Diệm (trở thành tổng thống VNCH) ban hành Dụ số 57 ngày 22-10-1956, thiết lập chính sách cải cách điền địa. Sau dây là các điểm chủ yếu (23):
4- Số diện tích đất tư hữu được quyền giữ lại.
Mỗi điền chủ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng lúa, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, và 70 ha phải cho tá điền thuê, đúng theo quy chế tá canh.
5- Bồi thường thiệt hại.
Ðiền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thuờng thiệt hại một cách công bằng và thỏa đáng:
• 10% trị giá ruộng dất bị truất hữu duợc trả ngay bằng tiền mặt. • 90% được trả trong thời hạn 12 năm, dưới hình thức là trái phiếu được nhà nước bảo đảm, với lãi suất là 3% mỗi năm. Đương sự có thể sử dụng trái phiếu nầy để trả thuế điền thổ hoặc mua các chứng khoán của các xí nghiệp quốc doanh.
6- Bán lại truất hữu cho tá điền.
Ruộng bị truất hũu được nhà nước bán lại cho các tá điền (mỗi gia đình được quyền mua lại tối đa 5 ha) và họ phải trả cho nhà nước trong 12 năm (vốn và lãi). Giá tiền ruộng đất bằng với giá tiền thiệt hại mà nhà nước trả cho chủ điền, khi truất hữu ruộng đất của họ. Theo Bộ Canh Nông, thì có 1.085 đại điền chủ (có trên 100 ha) bị truất hữu bởi Dụ số 57, và số diện tích ruộng đất truất hữu đạt 430.319 ha (24). Ngoài ra, cần thêm vào đấy 220.813 ha ruộng đất của Pháp kiều (chiếu theo Hiệp Ðịnh Việt-Pháp được ký kết ngày 11-9-1958), như vậy, tổng số diện tích ruộng lúa được truất hữu lên đến 651.182 ha. Số tá điền được hữu sản hóa ruộng đất (từ 1957-1963) đạt 123.198 nguời, cộng thêm vào đấy 2.857 tá điền khác đã trực tiếp thỏa thuận mua lại các đại điền chủ ruộng lúa của họ, đưa tổng số tá điền được hữu sản hóa ruộng đất lên thành 126.050 tiểu điền chủ (duới 5 ha), với tổng số diện tích truất hữu là 252.218 ha.
Chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét dưới đây:
- Mặc dù bị truất hữu, giới điền chủ giàu có tỏ ra hài lòng. Thật vậy, trong thời chiến tranh giành độc lập, một phần lớn các trung điền chủ (5-10 ha) và đại điền chủ (50 ha hoặc nhiều hơn nữa) phải rời bỏ nông thôn. Họ phải bỏ hoang ruộng đất, nhà của v.v... Tài sản của họ bị xem như là đã mất. Vì họ vắng mặt, nên Việt Minh sung công ruộng đất của họ, chia ra thành nhiều lô và phân phát không cho các tá điền. Ðịa tô bị hủy bỏ. Quy chế tá canh và Dụ số 57 khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất của trung và đại điền chủ, do dó, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại khi bị truất hữu. Hơn nữa, giới đại điền chủ còn được quyền giữ lại 100 ha, mà lợi tức mỗi năm (nhờ thâu địa tô) thừa nuôi sống họ một cách thoải mái.
- Tá điền cũng không chống đõi chính sách cải cách điền địa của Tổng thống Diệm. Thật vậy, chiếu theo quy chế tá canh, tất cả nông dân đã trồng trên mảnh ruộng do Việt Minh cấp phát trong thời chiến, đều có quyền tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng nầy, với điều kiện phải trả địa tô. Như vậy, quyền tá canh của họ vẫn được chính phủ nhìn nhận và bảo đảm.
- Ðịa tô được giảm hơn 50% so với thời kỳ thuộc địa, như thế rất có lợi cho tá điền. Hơn nữa, Dụ Số 57 tạo cho tá điền một cơ hội tốt để trở thành tiểu điền chủ.
7- Khu dinh điền và khu trù mật
Song song với cải cách điền địa, Tống thống Diệm thực hiện chính sách được gọi là "dinh điền" và "khu trù mật", nhằm mục đích:
+ Giải quyết công ăn việc làm cho 850.000 đồng bào miền Bắc di cư vào Nam tỵ nạn Cộng sản.
+ Giải quyết nạn thất nghiệp hoành hành các đồng bằng duyên hải Trung phần Việt Nam.
Nhiệm vụ thực hiện các trung tâm dinh điền và các khu trù mật được giao phó cho Phủ Tống ủy Dinh Ðiền. Nhờ sự viện trợ kỹ thuật và tài chánh dồi dào của Hoa Kỳ, Pháp, Tố Chức Sức Khỏe Thế Giới (OMS), Phủ Tổng ủy Dinh Điền thực hiện trong một thời gian ngắn ngủi (1957- 1961) 169 trung tâm tái định cư (trong số nầy, có 25 Khu Trù Mật, tất cả đều tập trung trên đồng bằng sông Cửu Long). Diện tích đất trồng được khai hoang hay được tái canh tác đạt 109.379 ha (26). Các trung tâm tái định cư nầy đã tiếp nhận 50.080 gia đình, tính ra có đến 250.000 người tái định cư ở những nơi nầy.
a/ Các Trung tâm Dinh Điền
• Các Trung tâm Dinh Điền là những làng mạc mới được thành lập để đón nhận đồng bào di cư miền Bắc và giới nông dân nghèo khó- của các đồng bằng duyên hải Trung phần Việt Nam di dân đến đây sinh cơ lập nghiệp. Mỗi khu dinh điền tập trung từ 1.000 đến 1.500 dân, có chợ trời, một nữ y tá, một cô mụ đở đẻ, một trường tiểu học có 8 lớp. Trên đồng bằng sông Cửu Long, Phủ Tống Ủy Dinh Điền cấp phát không từ 1 đến 3 ha cho mỗi gia đình định cư, 1 ha đất khẩn hoang tại miền Ðông Nam Phần và trên Cao nguyên Trung Phần. Mỗi gia đình định cư có quyền khẩn thêm đất hoang để đạt đến 5 ha/mỗi gia đình. Sau đó, chính phů cấp phát cho họ một bằng khoán xác nhận quyền sở hữu ruộng đất nầy. Ngoài ra, họ còn được chính phủ trợ cấp lương thực, khoảng 1 năm cho đến khi họ bắt đầu thu hoạch mùa màng đầu tiên. Các nông cụ (cuốc, búa, mác, xẻng, phân bón hóa học...), hạt giống, con giống (gà, vịt) được nhà nước cấp phát không. Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho vay tiền lãi suất thấp, để họ có phương tiện tài chánh canh tác, hoặc để mua một con trâu hay một con bò, một con heo nái hoặc heo nọc giống ngoại quốc cho năng suất cao (Yorkshire, Landrace, Duroc Berkshire).
b/ Khu Trù Mật
• Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đãy sinh sống ở những địa phương nào chưa được bảo đảm. Các thôn dân sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiển tranh xâm lược từ miền Bắc, Tổng thông Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoàng từ 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tầng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố: + Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán). + Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).
• Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).
• Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đăt trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất mầu mỡ, để trong tương lai, các thể hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.
• Khu Trù Mật có thể phát triển thuơng nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cũng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với nền nông nghiệp địa phương.
• Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít dòi hỏi nhiều tư bản đầu tư hơn hình thúc cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...).
• Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiển tranh xâm lược của Cộng sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn được trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.
Bởi vậy, các Khu Trù Mật thường được thiểt lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Ðồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000m2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia dình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh.
8- Thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc.
Ðể yểm trợ chính sách cải cách điền địa, Tổng thống Diệm thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc, chiếu theo Nghị định sô' 65 DTCC (tháng 4-1957). Ðây là một cơ quan quốc doanh tự trị, có nhiệm vụ phát triển mọi lãnh vực kinh tế nông thôn thôn (nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm ngiệp, tiếu thủ côn nghiệp). Để chổng lại nạn cho vay nặng lãi, Quốc Gỉa Nông Tín Cuộc chẩp thuận cho nông dân vay tiền để làm ruộng một cách dễ dàng, khác hẳn với các cơ quan nông tín của chể độộ thuộc địa trước kia. Căn cứ vào khå năng sản Xuất của nông dân, Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho vay nợ mà không đòi hỏi vật thể chấp hay người bảo lãnh: • Lãi Suất 1% mỗi tháng, nếu nông dân vay mượn ngắn hạn (dưới 18 tháng). • Lãi Suất 8%/năm, nếu vay trung hạn (18 tháng đến 5 năm). • Lãi Suất 6%/năm, nếu vay mượn dài hạn (5 đến 15 năm). • Lãi Suất rất thấp chỉ có 5%/năm dổi với các hợp tác xã nông nghiệp.
Trong 9 năm (1955-1963), Quốc Gia Nông Tín Cuộc đã cho vay trong tất cả các lãnh vực nông nghiệp số tiền trên 4 tỷ 600 triệu đồng được phân chia như sau: • 85% cho vay ngắn hạn, để tiểu điền chủ (1 đến 5 ha) và tá diền có tiền nông làm ruộng. • 7% Cho vay trung hạn để trồng các; loại cây đa niên. • 8% Cho vay dài hạn để thực hiện hạ tầng cơ sở như thủy nông hoặc thiểt lập một cơ sở tiểu thủ công nghiệp chẳng hạn.
Quốc Gia Nông Tín Cuộc cũng cho những người tái định cư vay để mua ruộng đất gần nơi cư ngụ để cạnh tác. Các cán bộ Xây dựng nông thôn có nhiệm vụ cô' vấn, hướng dẫn nông thôn áp dụng phương pháp đa cạnh. Ngoài ngành trồng lúa, nhà nước khuyến khích họ trồng các loại cây cho lợi tức cao như dừa, đậu phọng, mía, khoai mì, cây ăn trái, để tạo cơ hội tốt cho giới kinh doanh địa phương phát triển các kỹ nghệ chế biến thực phẩm như dầu ăn, đường, bột khoai mì v.v... Những tiểu thủ công nghiệp nầy tạo công ăn việc làm cho dân tại đây, hảm bớt một phần nào hiện tượng di dân cô truyền từ nông thôn ra thành thị. Nhờ an ninh được vãn hồi trong Khu Dinh Ðiền và Khu Trù Mật, Tổng thống Diệm đã thành công cải thiện trong một khoảng thời gian ngắn ngủi diều kiện sinh sống của giới nông dân nghèo khó:
- Gia dình họ được tư hữu hóa một mảnh đất trồng (từ 1 đến 5 ha).
- Con cái họ có cơ hội cấp sách đến trường, mà trước kia, chúng không hề có dịp may để học hành.
- Ðiều kiện sức khỏe của dân chúng được cải thiện rõ rệt. Các nhóm y tế lưu động viếng thăm có định kỳ các Khu Dinh Ðiền. Nhờ viện trợ kỹ thuật và tài chánh của Cơ Quan Y Tể Liên Hiệp Quốc và các nước bạn (Hoa Kỳ, Pháp), nhiều đoàn y tế có nhiệm vụ rải thuốc bột DTT, đào giếng (để cung căp nước uống), lấp bằng các vùng sình lầy nước ứ đọng, để diệt trừ các ổ phát sinh ra một vài chứng bệnh truyền nhiễm như bệnh sốt rét chẳng hạn, hoặc các bệnh tật khác có tính cách giới hạn trong địa phương. Người ta cũng nhận thấy kỹ thuật cạnh tác và chăn nuôi đạt nhiều tiến bộ ở các Khu Dinh Ðiền và Khu Trù Mật. Nhiều trại nông nghiệp hướng dẫn nông dân. Duới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cán bộ nông thôn, cày, bừa, trục, máy cày được áp dụng. Nông đân cũng được hướng dẫn áp dụng đa canh, lựa chọn giống cho năng suất cao, sử dụng phân hóa học thích hợp với từng loại đất trồng và khí hậu ở mỗi địa phương v.v... Chăn nuôi heo ngoại quốc, heo lai giống địa phương cho năng suất cao được phát triện lần lần, kỹ thuật chăn nuôi nầy được nông dân ở các làng bao quạnh các Khu Dinh Ðiền và Khu Trù Mật noi gương theo. Trao đổi thương mãi giữa các Khu Dinh Ðiền, Khu Trù Mật và thành phố lân cận ngày càng phát triển, vượt khỏi hẳn ra ngoài địa phương. Dần dần, Khu Trù Mật biến đổi, trở thành một thành phố nhỏ. Nhờ tín dụng lãi suất thấp, những nhà tiểu công nghiệp vay tiền thành lập các tiểu xí nghiệp. Nhiều sinh hoạt xưởng chữa xe, máy cày, trạm bán thuốc tây v.v... mọc lên như nấm. Từ năm 1961, Tổng thống Diệm quyết định biến đổi tất cả các làng mạc cổ truyền thành "ấp chiển lược", theo kiểu của các Khu Dinh Điền. Trong bản thông điệp của Tổng thống Diệm được chuyển đến Quốc Hội (1-10-1962), Ông cho biết là "thôn dân sinh sống an toàn trong 5.758 Ấp Chiển Lược, với tổng số dân lên đến 9.253.000 nguời" (26).
Khi thực hiện quy chế tá canh và cải cách điền địa, kèm theo chính sách dinh điền và khu trù mật Tổng thống Diệm nhắm mục đích xóa bỏ dần chế độ phong kiến về quyền sở hữu ruộng đất, xóa bỏ dần những bất công xã hội thời thuôc địa. Ông cũng tìm cách nâng cao dần mức sống của giới nông dân, cô lập dân chúng với Việt Cộng. Trong 9 năm cầm quyền (1955-1956), có 176.130 gia đình nghèo khó thuộc các thành phần tá điền và nông dân tái định cư trở thành tiểu điền chủ từ 1 đến 5 ha ruộng đất trong số nầy:
- 126050 tá điền, với tổng số diện tích là 252.218 ha (chiếu theo Dụ số 57).
- 50.080 gia đình tái định cư với tổng số diện tích là 109.879 ha.
Tổng cộng, 176180 gia đình nghèo khó, trở thành điền chủ (khoảng gần bằng 20% tổng số tá điền miền Nam) với tổng số diện tích là 361.595 ha. Nhờ kỹ thuật cạnh tác tiến bộ và nhờ sử dụng phân bón hóa học, năng suất ruộng lúa gia tăng: từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, năng suất nầy đã vọt lên 2t/ha năm 1960-1963. Sư kiện nầy rất có ich lợi cho nông dân và lợi tức của họ không ngớt gia tăng đều, đồng thời VNCH bắt đầu tái xuất cảng gạo và phó sản: 70.000 tấn năm 1955, 323.000 tấn năm 1963 (được xếp hạng nhì, sau các sản phẩm được xuất cảng). (27)
Mặc dầu kinh tế nông nghiệp được cải tiến, chính sách cảí cách điền địa của Tổng thống Diệm đem lại kết quả khiêm tốn, hạn chế. Số tá điền trở thành chủ điền ít oi. Chỉ có gần 20% được hữu sản hóa, trong khi ấy, trên 80% chua được thỏa mãn.
Theo nguồn tin chính thức(28), 795.480 gia đình nông dân còn tiếp tục phải trả địa tô cho chủ điền vào năm 1960-1968, với tổng sổ diện tích là 1.331.589 ha (nghĩa là 74% tổng số diện tích ruộng lúa ở đồng bằng sông Cữu Long). Tuy nhiên, nếu ta đặt lại trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thì ta sẽ thấy rằng chính sách cải cách điền địa của Tổng thống Dỉệm rất thích hợp với hoàn cảnh xã hội và kinh tế. Thật vậy, sau Hiệp định Genève (Tháng 7-1954), Tổng thống Diệm phải đối phố với nhiều vấn đề khó khăn:
- Tái xây dụng đất nước sau 9 năm chiến tranh tàn phá. - Tái định Cư cho 850.000 đồng bào miền Bắc di cư vào nam tỵ nạn Cộng sản. - Nội chiến vào năm 1955: một vài đảng phái (được lực luợng Bình Xuyên và một vài tôn giáo ( Cao Ðài, Hòa Hảo tích cực ủng hộ) vẫn trung thành với Hoàng để Bảo Ðại, chống đối bằng vũ trang, tìm cách đảo chánh lật đổ chính quyền của Thủ tướng Ngô Ðình Diệm lúc bãy giờ. - Chiển tranh xâm lược của Cộng sản Hà Nội vẫn đe dọa miền Nam sau Hiệp định Genève.
Thủ tướng Diệm đã thắng cuộc nội chiến và hủy bỏ chế độ quân chủ của Bảo Đại (sau một cuộc trưng cầu dân ý). Chế độ Cộng Hòa đã được ban hành ngày 26-10-1956. Tổng thống Diệm được lòng dân và nhân cơ hội hòa bình được vãn hồi vào những năm 1956-1960, ông tìm cách củng cố quyền hành và tái phát triển nền kinh tế quốc gia.
Chính sách nầy đi song hành với việc tăng cường quân sự, để đối phó lại hiểm họa xâm lược của Cộng sản miền Bắc. Chính hiểm họa nầy mới là mối ưu tiên nhất của Tổng thống Diệm. Để đạt chiến thắng trong cuộc chiến tương lai đầy cam go, ông cần tập hợp, thực hiện sự đoàn kết của toàn dân.
Sinh quán tại Quảng Bình (Trung nguyên Trung phần Việt Nam) năm 1903, Tổng thống Diệm xuất thân từ một gia đình quan lại nổi tiếng ở miền Trung. Ông là người sùng đạo Thiên Chúa, được nhân dân miền Trung và đồng bào Công Giáo miền Bắc đi cư vào Nam triệt để ủng hộ. Nhưng Tổng thống Diệm cũng cần đến sự ủng hộ của nhân đân đồng bằng sông Cửu Long. Họ chiếm 2/3 dân số' VNCH (29). Bởi vậy, trong cải cách điền địa, Tổng thống Diệm cần phải quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân miền Nam nầy. Trên 4/5 diện tích ruộng lúa tập trung trong tay của giới trung điền chủ (5-50 ha) và đại điền chủ (trên 50 ha). Mặc dù thiểu số (72.073 nguời) (30), so với 1 triệu gia đình tá điền, trung điền chủ (65.7 57 người) và đại điền chủ (6.316 nguời) thuộc các thành phần ưu tú của đất nuớc, mà trong số những người nầy, Tổng thõng Diệm đã chọn các cộng sự viên. Ða số thuộc những người "quốc gia", có khả năng, mà Tổng thống có nhiều tin cậy. Họ trực tiếp cai trị "dân", từ trung ưong (các bộ) đến địa phương (tỉnh, quận, huyện, xã-ấp). Tuy nhiên, Ông không thể lãng quên giới nông dân nghèo khó, bị áp bức dưới thời thuộc địa dẫy đầy bất công xã hội. Việt Minh đã biết cách khai thác khéo léo hoàn cảnh nầy, trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập (hủy bỏ tá canh, phát không ruộng đất cho tá điền ở các vùng "giải phóng"). Nhờ chiến thuật nầy, họ đã thành công lấy cảm tình thôn đân và được họ tích cực ủng hộ. Nhờ đó, Việt Minh đã chiến đấu đạt đến thắng lợi. Sau khi đất nước chia đôi năm 1954, nông dân miền Nam vẫn còn giữ lại nhiều kỷ niệm, nhiều cảm tình đối với các lãnh tụ miền Bắc, nhất là "Bác Hồ kính yêu".
Bỏi vậy, nhiệm vụ của Tổng thống Ngô Ðình Diệm rất tế nhị. Làm sao đã phá huyền thoại Việt Mính? Họ là những người Cộng sản độc tài, khát máu. Họ không bao giờ tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất, trái ngược hẳn những gì họ đã làm, đã thực hiện, trong suốt 9 năm chiến tranh giành độc lập (1945-1954).
Sau Hiệp định Genève, 850.000 đồng bào miền bắc di cư vào Nam tỵ nạn Cộng Sân (1954-1955) và chính sách cải cách ruộng đất đẫm máu của Hồ Chí Minh (1955-1956) đã gây nhiều tiếng vang ở miền Bắc lúc bấy giờ. Mặc dù thế, chính phủ Sàigòn đã không thành công đả phá huyền thoại Việt Minh, không thành công thuyết phục nhân dân miền Nam về hiểm họa Cộng sản. Họ không tin hoặc không muốn tin. Ðể đối phó lại Cộng sản miền Bắc trên phương diện chính trị, Tổng thống Diệm hành động ngược lại. Nhưng làm thế nào tạo điều kiện thuận lợi để tá điền trở thành chủ điền thật đông đào, mà không gây nhiều thiệt hại và sự bất mãn của các đại điền chủ, vì ruộng đất họ sẽ bị truất hữu. Họ lại là thành phần "quốc gia", là cộng sự viên đắc lực của Tổng thống Diệm?
Vì đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết quốc gia, nên Tổng thống Diệm đã áp dụng chính sách cải cách điền địa ôn hoà, một sự chọn lựa thận trọng. Chỉ một thành phần nhỏ bé thuộc giới đại điền chủ bị truất hữu thôi (các đại điền chủ có trên 100 ha): 2.035 bị truất hữu, nghĩa là 82% tổng số đại điền chủ có trên 50 ha. Trong 3 năm cuối cùng cầm quyền (1960-1963), Tổng thống Diệm rất khó thi hành chính sách cài cách điền địa, vì chiển tranh du kích không ngớt gia tăng. Bằng bãt cứ giá nào, "Việt Cộng" cũng tìm cách phá hoại, đánh bại chuơng trình cài cách điền địa của Tống thống Diệm, nhằm mục đích ngăn chặn, không để ông củng cố quyền hành ở miền Nam:
- Cấm tá điền làm đơn xin mua ruộng đất truất hữu. - Cấm tá điền ký hợp đồng với chủ điền, chiếu theo quy chế tá canh của Tổng thống Diệm. - Hủy bỏ địa tô. - Ám sát cán bộ và chuyên viên nông thôn, đặc trách hướng dẫn áp dụng thì hành quy chẽ tá canh và cài cách điền địa. - Phá hoại các nông thôn kiểu mẫu hướng dẫn nông dân canh tác, phá hoại các trung tâm thí nghiệm trồng tỉa và chăn nuôi v.v...
Dưới sự đe dọa của Việt cộng, nông dân không dám lập thủ tục hành chánh để mua ruộng đất truất hũu, và điền chủ bắt buộc phải từ bỏ quyền địa tô.
Diện tích ruộng lúa truất hữu có sẵn để hữu sản hóa cho các tá điền là 405281 ha [34] - Diện tích ruộng truất hữu theo Dụ số 57 ngày 22-10-1956 là 651.132 ha. - Diện tích ruộng truất hữu có sẵn để hữu hóa tá điền là: 631.182 ha -245.851 ha = 405281 ha.
Vì không có đơn xin hữu sản hóa ruộng đất, nên số diện tích ruộng đất nêu trên bị bỏ hoang. Như vậy, chính sách cải cách điền địa của Tổng Tổng thống Diệm bị gặp nhiều trở ngại, vì nông thôn thiếu an ninh. Sau khi Tổng thống Diệm qua đời (cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, chế độ chính trị miền Nam trở nên bất ổn. Các cuộc đảo chánh thuờng xuyên xảy ra, chính phủ nội các bị thay đổi nhiều lần. Do đó, đường lối, chính sách thiếu liên tục. Chính sách cải cách điền địa của Tổng thống Diệm bị gián đoạn từ năm 1963 đến năm 1967, đồng thời chính sách dinh điền và khu trù mật cũng tạm đình chỉ.
Trở thành Chủ tịch Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng, Tướng Duơng Văn Minh quyết định hủy bỏ "Ấp Chiến Luợc" không được lòng dân. Chính phủ đổi tên lại gọi là "Âp Ðời Mới" hay "Ấp Tân Sinh". Thừa dịp có sự sự tranh chẩp quyền hành trong nội bộ của chính quyền miền Nam, Mặt Trận "Giải Phóng" đã tìm cách gây ảnh hưởng và kiểm soát nông thôn, áp dụng chiến thuật cổ điển, lấy nông thôn bao vây thành thị. Vì nền an ninh nông thôn bị xuống cấp trong những năm 1963-1967, nên Việt Cọng đã thành công len lỏi xâm nhập vào các trung tâm dinh điền và các ấp đời mới. Họ thành lập các tổ dặc công khủng bố nhằm mục đích gây ra tình trạng thiểu an ninh thường trực ở nông thôn. Họ gia tăng bắt cóc cán bộ nông thôn, ám sát các yếu nhân dịa phuơng, các cán bộ đặc trách an ninh xã-ấp v.v…
Ở những vùng đặt dưới quyền kiểm soát của họ, họ phân chia ruộng đất thành từng lô và phát không cho các tá điền giống y như họ đã thực hiện trong thời chiến tranh giành độc lập.
Bị mất kiểm soát một phần lớn thôn dân, chính quyền miền Nam khó có thể đơn phương đương đầu lại chiển tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Nhờ sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và các nước bạn khác (Úc, Thái lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn) vào năm 1965, VNCH đã thành công khôi phục lại tình hình quân sự và chính tri, nông thôn dần dần được vãn hồi an ninh. Trật tự ở thành thị cũng được đảm bảo, sau khi Hiến Pháp được ban hành (ngày 1-4-1967). Tiếp liền theo đó, có cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội mới. Trở thành Tổng thống của nền Ðệ nhị cộng hòa, Tướng Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục công trình dang dở cải cách điền địa của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
(Nguồn: Hội Ái hữu ĐHSP Saigon) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Mon 03 Apr 2023, 08:27 | |
| Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (mở rộng), tháng 4 năm 1959 về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp I TÌNH HÌNH HỢP TÁC HÓA NỒNG NGHIỆP Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY Từ thu - đông năm 1958 đến nay, trong nông thôn miền Bắc nước ta đã có một sự chuyển biến quan trọng. Cùng với cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất đông - xuân (1958-1959), quần chúng nông dân đông đảo đã hăng hái đi vào con đường đổi công hợp tác. Từ tháng 6 đến tháng 12-1958, tỷ lệ nông hộ vào tổ đổi công đã từ 41% lên tới 65%; số hợp tác xã từ 134 cái đã lên tới 4.721 cái, chiếm 5% tổng số nông hộ. Sau vụ mùa năm 1958, các địa phương vẫn tiếp tục phát triển hợp tác xã. Tính đến tháng 4-1959, đã có tên 7.000 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 8% nông hộ toàn miền Bắc Trong số này có 119 hợp tác xã cấp cao. Có những địa phương phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển mạnh, tỷ lệ nông hộ vào hợp tác xã khá cao, như Vĩnh Linh 43%, Sơn Tây 25,3%, Hà Tĩnh gần 19%, Thanh Hoá 14%, v.v.. Các tỉnh khác tỷ lệ thấp hơn, nhưng so với trước, số hợp tác xã cũng tăng lên nhiều.
Sự chuyển biến kể trên có một ý nghĩa lớn. Nó biểu hiện một xu thế xã hội chủ nghĩa rõ rệt ở nông thôn miền Bắc nước ta. Một bộ phận quan trọng trong nông dân lao động miền Bắc đã chuyển hướng theo con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp để trở thành một phong trào quần chúng. Sự chuyển biến đó không phải là ngẫu nhiên. Từ lâu nông dân ta vốn có tập quán giúp nhau sản xuất dưới những hình thức giản đơn. Sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, Đảng ta đã chú ý hướng dẫn nông dân phát triển tổ đổi công để tăng gia sản xuất. Sau khi hoà bình được lập lại gắn liền với cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế, việc xây dựng tổ đổi công được đặt thành một công tác quan trọng để đẩy mạnh sản xuất. Đồng thời chúng ta đã tổ chức một số hợp tác xã nông nghiệp thí điểm . Khi phát hiện sai lầm của cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phong trào đổi công bị xẹp xuống. Khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát đã rồi lên và phát triển khá mạnh. Nhưng sau khi hoàn thành tốt công tác sửa sai, từ cuối năm 1957 và trong năm 1958, Đảng đã có những biện pháp để củng cố và phát triển tổ đổi công và hợp tác xã, họp những cuộc hội nghị sơ kết công tác, liên tiếp mở những lớp đào tạo cán bộ vận động đổi công hợp tác và tiến hành hai đợt giáo dục cho cán bộ, đảng viên ở xã về cách mạng xã hội chủ nghĩa và con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Những cuộc vận động chống hạn làm chiêm, quyết tâm làm vụ mùa thắng lợi, cải tiến kỹ thuật đã có tác dụng lớn thúc đẩy phong trào đổi công hợp tác ở nông thôn. Những công tác thu mua nông sản, tổ chức hợp tác xã mua bán, hợp tác xã vay mượn cũng được mở rộng. Do đó, khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát đã bị hạn chế và đẩy lùi dần. Đương nhiên, còn nền kinh tế tiểu nông thì còn cơ sở cho nó phát triển, nhưng ở miền Bắc nước ta hiện nay, cơ sở đó đang bị thu hẹp dần. Nông dân nước ta vốn nghèo khổ và cần cù lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân miền Bắc đã được giải phóng khỏi ách đế quốc và phong kiến, giành lại được tự do và ruộng đất, đời sống đã được cải thiện một phần. Nhưng sau cải cách ruộng đất, nông dân lao động, nhất là bần nông và trung nông lớp dưới, còn gặp nhiều khó khăn. Đảng và Nhà nước giúp đỡ họ và kêu gọi họ tổ chức nhau lại để chống thiên tai, áp dụng kỹ thuật mới và tăng gia sản xuất, họ hăng hái nghe theo. Có một số trung nông, nhất là trung nông lớp trên, vẫn có khuynh hướng làm giàu riêng lẻ, do dự hoài nghi, nhưng nói chung mặt lao động và cách mạng của nông dân lao động nước ta vẫn là chủ yếu. Kinh nghiệm sản xuất từ trước đến nay và đặc biệt là kinh nghiệm của vụ mùa năm 1958 và vụ chiêm 1959 đã chứng tỏ rằng: chỉ có đi vào con đường hợp tác hoá, làm ăn tập thể thì mới giải quyết được những khó khăn trong sản xuất, cải thiện được đời sống. Thêm vào đó, những thắng lợi vang dội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô, bước tiến nhảy vọt của Trung Quốc về mọi mặt, nhất là về nông nghiệp, và những thành tựu to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác trong năm 1958 đã cổ vũ nông dân ta rất nhiều. Vì những lý do kể trên, khi Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương phấn đấu cho một vụ sản xuất đông - xuân thắng lợi, kết hợp vận động cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất với đẩy mạnh phong trào đổi công hợp tác thì nông dân đã hăng hái hưởng ứng, tổ chức nhau lại để thực hiện khẩu hiệu của Đảng và Chính phủ. Tóm lại, từ giữa năm 1958 trở đi, tình hình nông thôn miền Bắc nước ta đã chuyển mạnh theo hợp tác hoá nông nghiệp. Đó là do kết quả của sự lãnh đạo của Đảng do ý thức cách mạng của nông dân ta và do ảnh hưởng những thắng lợi vĩ đại của phe xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động đổi công hợp tác hiện nay căn bản là tốt. Lúa của tổ đổi công hơn lúa của nông dân cá thể, lúa của hợp tác xã hơn lúa của tổ đổi công, và hợp tác xã thật sự đã có tác dụng dẫn dầu trong phong trào cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển mạnh đang ảnh hưởng tốt đến các mặt công tác của Đảng và của Nhà nước ở nông thôn. Tuy vậy, hiện nay phong trào đang có những nhược điểm và khuyết điểm như sau: khi xây dựng hợp tác xã, nhiều nơi chưa phát động tư tưởng quần chúng một cách sâu sắc và đầy đủ giáo dục chính sách cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nông dân chưa kỹ, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ làm qua loa; nhiều nơi có thiên hướng làm lướt, làm dối; trái lại, cũng có nơi còn rụt rè chậm chạp. Sau khi xây dựng hợp tác xã, tuy có chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác, tăng năng suất, nhưng lại coi nhẹ công tác chính trị và tư tưởng; công tác quản lý hợp tác xã về ba mặt lao động, sản xuất và tài vụ còn lúng túng nhiều. Các ngành và các giới tuy có cố gắng, nhưng chưa phục vụ phong trào hợp tác lồng nghiệp được kịp thời và đúng mức. Công tác củng cố hợp tác xã chưa được chú trọng; nói chung hợp tác xã phát triển nhanh về số lượng nhưng còn yêu về chất lượng, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển không đều. Có nơi khi xây dựng hợp tác xa nên coi nhẹ việc củng cố và phát triển tổ đổi công. Thái độ các tầng lớp ở nông thôn đối với phong trào hợp tác hoá nông nghiệp chủ yếu như sau: bần nông và trung nông lớp dưới nói chung rất hăng hái, mong muốn được tổ chức vào hợp tác xã. Trung nông nói chung cũng tán thành hợp tác hoá nông nghiệp lúc đầu tuy có do dự nhiều, nhất là trung nông lớp trên, nhưng khi được giáo dục và nhất là khi họ nhận thấy thu nhập của các xã viên cao hơn hẳn thu nhập của nông dân riêng lẻ thì họ cũng sốt sắng xin vào hợp tác xã. Phú nông thì bản chất là đối lập với hợp tác hoá nông nghiệp, một số ít đã có những hành động chống lại, nhưng cũng có một số ít đà được thay đổi thành phần mong muốn được vào hợp tác xã. Địa chủ nói chung có thái độ khinh khỉnh đối với hợp tác hoá nông nghiệp. Một số địa chủ ngoan cố không chịu cải tạo, những phần tử phản cách mạng, tay sai của Mỹ - Diệm, bọn phản động đội lốt tôn giáo, v.v. tìm mọi cách gièm pha, xuyên tạc các chính sách của Đảng và Chính phủ và ráo riết hoạt động chống lại phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở một số địa phương. Nhiệm vụ của Đảng ở nông thôn miền Bắc nước ta hiện nay là trên đà chuyển biến mới của tình hình nông thôn, ra sức củng cố những tổ đổi công và hợp tác xã đã có, chuẩn bị về mọi mặt đường lối, chính sách, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kế hoạch để phát triển tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp một cách tích cực và vững chắc chuẩn bị tiến tới cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, phấn đấu để hoàn thành thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Bắc nước ta và bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước. II VẤN ĐỀ HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN BĂC NƯỚC TA Ngay từ ngày mới thành lập (1930), trong bản Luận cương chính trị, Đảng ta đã nói rõ, nhân dân Việt Nam làm cách mạng dân chủ tư sản rồi phải tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong Đại hội lần thứ II (1951), Đảng ta lại khẳng định rằng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (tức cách mạng dân chủ tư sản ở nước ta) phải tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thật vậy, từ ngày hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta tiến lên làm nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong khi đó chúng ta vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà. Hội nghị Trung ương lần thứ 14 đã chỉ rõ: Lực lượng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc hiện nay đã mạnh hơn hẳn lực lượng tư bản chủ nghĩa; nhưng vấn đề ai thắng ai giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn chưa được giải quyết. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của chúng ta ở miền Bắc là phải đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời, phải ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong khi tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội phải kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của bọn phản cách mạng". Hiện nay, quần chúng nông dân yêu cầu tổ chức hợp tác xã nhưng một số cán bộ, đảng viên vẫn chưa thấy hết tầm quan trọng của công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của ta hiện nay, chưa đánh giá đúng yêu cầu của nông dân, cho nên vẫn chưa nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo nông dân đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Một số nông dân lao động vẫn theo đuổi con đường làm giàu riêng lẻ theo kiểu phú nông, chưa nhận rõ hiện nay hợp tác hoá nông nghiệp là con đường duy nhất mang lại tự do, hạnh phúc thật sự cho mình. Trong các tầng lớp nhân dân khác, nhiều người cũng chưa nhận rõ hợp tác hoá nông nghiệp quan hệ mật thiết đến sự nghiệp củng cố và xây dựng miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà như thế nào: Cho nên cần thống nhất nhận định trong toàn Đảng và toàn dân về sự cần thiết vì tính chất cấp bách của hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Bắc nước ta hiện nay. Vì sao phải tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp? Vì những lý do có liên quan mật thiết với nhau như dưới đây:
Trước hết là do yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nông dân. Sau cải cách ruộng đất, đời sống của nông dân lao động miền Bắc nước ta đã được cải thiện một bước. Nền nông nghiệp của ta có nhiều thuận lợi: có thể trồng nhiều vụ, có thể vừa phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, làm nghề cá, nghề phụ gia đình, v.v.. Nhưng ở miền Bắc nước ta ruộng ít, người nhiều, do sự thống trị lâu ngày của đế quốc và phong kiến, kỹ thuật canh tác lạc hậu; nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; mùa màng thường bị thiên tai uy hiếp, vì vậy năng suất còn thấp. Trong thời gian vừa qua, ta có vận động cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, nhưng vì lực lượng kinh tế yếu, bần nông và trung nông lớp dưới rất khó thực hiện. Nếu cứ để tình trạng sản xuất riêng lẻ, làm ăn phân tán thì nông dân lao động không thể thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Vì vậy chỉ có tổ chức nông dân lại, thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể mới đẩy mạnh được sản xuất và cải thiện đời sống hơn nữa. Mặt khác, nông dân là những người lao động, đồng thời cũng là những người tư hữu. Là người lao động, nông dân có nhiều khả năng cùng giai cấp công nhân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Là người tư hữu, nông dân có tính tự phát tư bản chủ nghĩa. Tính chất lao động của nông dân là chủ yếu; nhưng sau cải cách ruộng đất. nếu Đảng ta chậm giáo dục và tổ chức nông dân vào hợp tác xã thì khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát trong nông dân sẽ phát triển. Khi đó một số nông dân tham gia bóc lột làm giàu sẽ xa ta, còn đại đa số nông dân bần cùng, sa sút sẽ oán ta, khối liên minh công nông sẽ bị lỏng lẻo. Cho nên hợp tác hoá nông nghiệp chẳng những cần thiết để phát triển nông nghiệp, không ngừng cải thiện đời sống cho nông dân mà còn cần thiết để củng cố khối liên minh công nông trên một cơ sở mới. Nhiệm vụ trung tâm của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Hợp tác hoá nông nghiệp sẽ đẩy mạnh nông nghiệp phát triển. Nông nghiệp phát triển sẽ cung cấp đầy đủ lương thực cho các thành thị và khu công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và cho xuất khẩu Công nghiệp phát triển sẽ thoả mãn yêu cầu của nông dân vệ công nghiệp phẩm cần dùng cho đời sống hằng ngày cũng như về nông cụ cải tiến, phân hoá học và sau này về máy móc nông nghiệp. Nếu chậm hợp tác hoá nông nghiệp thì công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa sẽ gặp khó khăn. Miền Bắc nước ta phải tiến lên chủ nghĩa xã hội với hai chân vững mạnh: công nghiệp xã hội chủ nghĩa và nông nghiệp hợp tác hoá. Công nghiệp xã hội chủ nghĩa nước ta phát triển mỗi ngày một nhanh, theo nguyên tắc tái sản xuất mở rộng. Còn kinh tế tiểu nông thì phát triển chậm và không phải năm nào cũng tái sản xuất mở rộng và vụ nào cũng tái sản xuất đơn giản được. Công nghiệp xã hội chủ nghĩa sản xuất tập trung và có kế hoạch chặt chẽ; kinh tế tiểu nông phân tán, bấp bênh, thường chịu ảnh hưởng nặng của thị trường và bị phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì vậy phải hợp tác hoá nông nghiệp. Chế độ tiểu nông hằng ngày hàng giờ sinh ra chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản thành thị lại thượng quan hệ với nông dân riêng lẻ để buôn bán đầu cơ, gây khó khăn cho việc quản lý thị trường và thực hiện kế hoạch thu mua nông sản phẩm của Nhà nước. Hợp tác hoá nông nghiệp biến chế độ sở hữu cá thể của nông dân thành chế độ sở hữu tập thể và sẽ cắt đứt mối quan hệ giữa tư sản thành thị với nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta. Nông nghiệp hợp tác hoá chẳng những nâng cao đời sống vật chất mà còn nâng cao đời sống văn hoá của nông dân, tạo điều kiện cho cách mạng văn hoá phát triển thuận lợi. Đồng thời nông thôn hợp tác hoá sẽ cổ vũ nông dân hăng hái xây dựng dân quân, du kích và lực lượng hậu bị ở địa phương, góp phần củng cố miền Bắc, củng cố quốc phòng. Hiện nay, nước nhà đang bị tạm thời chia làm hai miền. Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng chung cho cả nước, là cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất Tổ quốc. Hợp tác hoá nông nghiệp thắng lợi sẽ thực hiện được đời sống mới ở nông thôn và cổ vũ mạnh mẽ đồng bào nông dân ở miền Nam ra sức đấu tranh chống Mỹ - Diễm, để đẩy mạnh sự nghiệp thống nhất nước nhà. Vì những lý do kể trên, hiện nay hợp tác hoá nông nghiệp là có khâu chính trong toàn bộ sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đồng thời góp phần quan trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất Tổ quốc.
Chúng ta tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp trong những điều kiện như sau: a) Nông dân nước ta vốn bị đế quốc phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, cho nên sẵn có tinh thần cách mạng. Do Đảng ta lãnh đạo, nông dân miền Bắc nước ta đã đánh đổ được đế quốc và phong kiến, giành được độc lập dân tộc và thực hiện được khẩu hiệu "Người cày có ruộng", cho nên họ rất tin tưởng ở Đảng. Sau cải cách ruộng đất, nông dân yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện đời sống thêm một bước. Kinh nghiệm đổi công hợp tác mấy năm nay đã chỉ cho nông dân thấy rõ tính hơn hẳn của lối làm ăn tập thể. Vì vậy ta có nhiều khả năng thuyết phục và đưa nông dân tiến mau vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp. b) Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp của ta tiến hành trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển mấy và chưa đủ sức cung cấp máy móc cần thiết cho nông nghiệp. Nhưng vì tỷ lệ bình quân chiếm hữu ruộng đất của mỗi nhân khẩu nông hộ tương đối thấp, cho nên nông dân lao động, nhất là bần nông và trung nông lớp dưới, nhận thấy cần phải tổ chức nhau lại để lao động tập thể, cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất trong điều kiện chưa cơ giới hoá nông nghiệp. c) Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp của ta tiến hành trong điều kiện ở miền Bắc nước ta, lực lượng xã hội chủ nghĩa ở thành thị cũng như ở nông thôn đang phát triển mạnh và dần dần chiếm ưu thế, tầng lớp phú nông nhỏ bé. Đó là những thuận lợi. Tuy vậy, vẫn không thể đánh giá thấp những khó khăn, như khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát trong nông dân, bản chất đối lập của phú nông, sự chống đối của những phần tử địa chủ ngoan cố, sự phá hoại của bọn phản cách mạng, tay sai của đế quốc và của Ngô Đình Diệm. d) Ta đã hoàn thành cải cách ruộng đất ở đồng bằng và trung du từ lâu, nhưng chưa hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi. Vì vậy ở miền núi phải vận động hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ. đ) Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp ở ta tiến hành trong điều kiện các nước trong phe ta đi trước và đã thu được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và trong công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp nói riêng. Những kinh nghiệm hợp tác hoá và phát triển nông nghiệp ở các nước anh em, nhất là của Trung Quốc, rất bổ ích cho ta; ta cần ra sức học tập một cách có sáng tạo.
Căn cứ vào những điều kiện trên đây, chúng ta có thể kết luận như sau: chúng ta cần và có thể tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp trong điều kiện chưa cơ giới hoá nông nghiệp; cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp phải kết hợp chặt chẽ với vận động cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất. Trong nông thôn miền Bắc nước ta hiện nay có những mâu thuẫn lớn dưới đây: Trước hết là mâu thuẫn giữa hợp tác hoá nông nghiệp và những thế lực ngăn cản nó. Mâu thuẫn này thể hiện chủ yếu mâu thuẫn giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư ban chủ nghĩa trong nông nghiệp, giữa tập thể và cá thể, giữa lao động và bóc lột, và xét cho cùng cũng là mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất; nó cũng thể hiện mâu thuẫn giữa nông dân lao động đang đi vào con đường hợp tác hoá với bọn phản cách mạng còn lẩn lút ở miền Bắc đang tìm mọi cách phá hoại cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Hai là mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng năng suất cao và trình độ kỹ thuật lạc hậu, vì ở nước ta, nông dân quen dùng những công cụ sản xuất và áp dụng những phương pháp canh tác từ hàng mấy thế kỷ trước để lại. Đó chính là một trở lực lớn nữa cho việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Hợp tác hoá nông nghiệp là một cuộc cách mạng nhằm giải quyết thắng lợi những mâu thuẫn lớn nói trên. Tuy vậy, hiện nay việc cải tạo quan hệ sản xuất cá thể thành quan hệ sản xuất tập thể trong nông nghiệp là quan trọng và cấp bách nhất. Song nói như thế không có nghĩa là cải tạo quan hệ sản xuất xong xuôi rồi mới cải tiến kỹ thuật. Việc áp dụng kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật của Trung Quốc trong vụ mùa năm 1958 và trong vụ sản xuất đông - xuân vừa qua đã thúc đẩy nông dân miền Bắc nước ta hăng hái đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Những hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã thành lập cần dùng nhiều biện pháp để nâng cao sức sản xuất nông nghiệp, như mạnh dạn dùng nông cụ cải tiến và cải tiến kỹ thuật canh tác (đủ nước, nhiều phân, cày sâu. bừa kỹ, cấy dài v.v.). Hợp tác xã cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất và do đó tăng thu nhập của xã viên càng củng cố thêm quan hệ sản xuất mới, đồng thời làm gương tốt để thúc đẩy nông dân riêng lẻ đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp phải kết hợp nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất với nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật. Về phương hướng và nhiệm vụ lâu dài, phải chuẩn bị tiến tới cung cấp những máy móc nông nghiệp cho các hợp tác xã thực hiện cách mạng kỹ thuật một cách căn bản: cơ giới hoá và điện khí hoá nông nghiệp. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Mon 03 Apr 2023, 08:31 | |
| III NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH CƠ BẢN Để TIẾN HÀNH HỢP TÁC HOÁ NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA Hợp tác hoá nông nghiệp là một cuộc vận động cách mạng hoà bình nhưng sâu sắc và triệt để nhất ở nông thôn nước ta. Nội dung cuộc cách mạng đó bao gồm ba mặt: cải tạo quan hệ sản xuất. cải tiến kỹ thuật và giáo dục tư tưởng. Ba mặt ấy gắn liền với nhau, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó cải tạo quan hệ sản xuất là nhiệm vụ chủ yếu trước mắt phải giải quyết kết hợp với cải tiến kỹ thuật; khi tiến hành những cuộc vận động ấy, phải đặc biệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nông dân, vì đó là tiền đề bảo đảm thắng lợi cho toàn bộ cuộc vận động. Để tiến hành tốt cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 quy định những điều cơ bản dưới đây": 1 Mục đích, yêu cầu của cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp Hợp tác hoá nông nghiệp phải đạt mục đích, yêu cầu như sau: a) Cải tạo quan hệ sản xuất cá thể ở nông thôn, xây dựng quan hệ sản xuất tập thể, xoá bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, đem chế độ sở hữu tập thể của nông dân lao động thay thế dần cho chế độ sở hữu cá thể về những tư liệu sản xuất chủ yếu, vĩnh viên xoá bỏ giai cấp bóc lột và chế độ người bóc lột người ở nông thôn. Trên cơ sở lao động tập thể và kỹ thuật cải tiến từ thấp đến cao mà đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và mọi mặt sản xuất khác ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nông dân, làm cho nông dân ăn no, mặc ấm, ở tốt, có sức khoẻ, có văn hoá. b) Tăng cường đoàn kết nông thôn, củng cố khối liên minh công nông, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất và chính quyền dân chủ nhân dân, củng cố dân quân và xây dựng lực lượng hậu bị, củng cố nền chuyên chính dân chủ nhân dân. c) Nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên và đoàn viên, giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho quần chúng nông dân, củng cố và phát triển Đảng và Đoàn Thanh niên lao động, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn. d) Góp phần vào sự nghiệp củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà.
2. Đường lối giai cấp của Đảng trong cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp Trong cả quá trình vận động hợp tác hoá nông nghiệp, phải theo đúng đường lối giai cấp dưới đây: Dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, hạn chế đi đến xóa bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, cải tạo tư tưởng phú nông, ngăn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy, tiếp tục mở đường cho địa chủ lao động cải tạo thành con người mới; kiên quyết đưa nông dân vào con đường hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phải dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới (cả cũ và mới), vì ở nông thôn họ là những người nghèo khổ nhất, kiên quyết cách mạng nhất và chiếm số đông trong nông dân nông nghiệp. Đó là lực lượng nòng cốt của cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Muốn dựa vào bần nông và trung nông lớp dưới, trước hết phải chăm lo đến quyền lợi của họ, giải quyết thoả đáng những yêu cầu và nguyện vọng của họ, giúp đỡ họ bằng mọi cách để giải quyết những khó khăn trong sản xuất và trong đời sống, khi mới lập hợp tác xã, trước hết phải tổ chức những phần tử tích cực trong bần nông và trung nông lớp dưới, xây dựng lực lượng nòng cốt của bần nông và trung nông lớp dưới rồi mới kết nạp những trung nông khác tự nguyện xin vào hợp tác xã. Trong Ban quản trị và Ban kiểm soát của hợp tác xã phải bảo đảm tỷ lệ ít nhất là 2 phần 3 bần nông và trung nông lớp dưới. Những chức vụ chính như chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng ban kiểm soát, đội trưởng sản xuất phụ trách kế toán, nói chung phải là những người tích cực nhất trong bần nông và trung nông lớp dưới. Muốn dựa vào bần nông và trung nông lớp dưới, phải tin rằng họ có khả năng đóng vai trò cốt cán của phong trào. Trên cơ sở dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, phải đoàn kết chặt chế với trung nông, vì trung nông là bạn đồng minh lâu dài của giai cấp công nhân. Trung nông tích cực lao động và hăng hái tham gia đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng từ mấy chục năm nay. Nhưng do cơ sở kinh tế và điều kiện sinh hoạt tương đối khá hơn bần nông, cho nên trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, trừ một số trung nông hăng hái, tự nguyện tham gia hợp tác xã ngay từ đầu còn phần đông trung nông nhất là trung nông lớp trên, có thái độ do dự, chờ đợi. Vì vậy, phải chú trọng giáo dục, thuyết phục trung nông để họ tự giác, tự nguyện gia nhập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Trong khi họ còn đắn đo, suy nghĩ, ta phải kiên nhẫn chờ đợi họ, dùng kết quả về tăng năng suất, tăng thu nhập của hợp tác xã để thuyết phục họ. Khi họ vào hợp tác xã, phải chiếu cố thích đáng quyền lợi của họ, giải quyết hợp lý những ruộng đất trâu bò, nông cụ mà họ đưa vào hợp tác xã. Đối với khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát của trung nông lớp trên phải phê bình, nhưng tuyệt đối không dùng biện pháp mệnh lệnh, cưỡng bách hoặc đả kích. Khi mới xây dựng hợp tác xã, nói chung chưa nên kết nạp trung nông lớp trên ngay từ đầu, vì điều kiện sinh hoạt của họ thường làm cho họ chậm nhận rõ lợi ích của lối làm ăn tập thể và tính hơn hẳn của hợp tác xã. Đến khi hợp tác xã đã tương đối được củng cố thì tuỳ theo yêu cầu và thái độ của từng trung nông lớp tin mà kết nạp dần. Trừ trường hợp cá biệt có trung nông lớp trên đã được thử thách, hoạt động tích cực và tha thiết với hợp tác xã thì có thể kết nạp ngay khi mới xây dựng hợp tác xã, nhưng nói chung không nên bầu vào Ban quản trị hợp tác xã. Dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, đó là hai mặt không thể tách rời của đường lối giai cấp của Đảng trong cả quá trình xây dựng, phát triển và củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
- Đối với phú nông, lúc đầu, không kết nạp họ vào hợp tác xã kếch những phú nông đã thay đổi thành phần. Khi phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã vững mạnh, hầu hết bần nông và trung nông trong xã hội đã gia nhập hợp tác xã thì đối với những phú nông đã thay đổi thành phần và có thái độ tốt, được các xã viên đồng ý, có thể kết nạp làm xã viên dự bị, sau này tuỳ theo thái độ của họ mà cho chuyển thành xã viên chính thức, nhưng không giao cho họ trách nhiệm lãnh đạo. Đối với phú nông chưa được thay đổi thành phần, nhất thiết không được kết nạp vào hợp tác xã; nhưng đến khi cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp căn bản hoàn thành ở địa phương, thì có thể cho họ vào lao động cải tạo trong hợp tác xát). Khi nào họ được thay đổi thành phần rồi thì tùy theo thái độ của từng người mà kết nạp vào hợp tác xã, cho làm xã viên dự bị, rồi sau người nào có đủ điều kiện cũng có thể trở thành xã viên chính thức. Đối với địa chủ đã hoặc chưa được thay đổi thành phần, đều không được kết nạp vào hợp tác xã khi mới xây dựng. Sau này khi phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển và được củng cố, có thể kết nạp từng địa chủ đã thay đổi thành phần và chịu lao động cải tạo làm xã viên dự bị và người nào tốt cũng sẽ được chuyển thành xã viên chính thức. Những địa chủ chưa được thay đổi thành phần thì nhất thiết không kết nạp, nhưng đến khi cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp đã căn bản hoàn thành ở địa phương thì có thể cho họ vào lao động cải tạo trong hợp tác xã và sau cùng người nào có thái độ tất và đã được thay đổi thành phần cũng có thể được kết nạp vào hợp tác xã như đã nói tên. Nơi nào hiện nay đã đưa những phú nông địa chủ đã được thay đổi thành phần vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì xử lý như sau: người nào vẫn làm đúng nghĩa vụ của xã viên thì cứ để họ trong hợp tác xã và tiếp tục giáo dục cải tạo họ, nhưng tuyệt đối không giao cho họ những trách nhiệm lãnh đạo; người nào tỏ thái độ không tốt, gây khó khăn cho công tác của hợp tác xã thì kiên quyết đưa ra khỏi hợp tác xã. Nơi nào đã kết nạp nhầm những phú nông, địa chủ chưa được thay đổi thành phần vào hợp tác xã thì phân biệt xử lý như sau: xét ai đáng được thay đổi thành phần thì chính quyền cần tuyên bố cho họ biết và tuỳ theo thái độ của họ mà xử lý như trên; ai không được chiếu cế cho thay đổi thành phần trước thời hạn đã quy định thì phải kiên quyết đưa ra khỏi hợp tác xã. Đối với con phú nông và con địa chủ chưa tham gia bóc lột còn ở chung với cha mẹ, tuy về chính trị ta không coi họ như cha mẹ họ, nhưng khi mới xây dựng hợp tác xã cũng chưa nên kết nạp họ. Trong trường hợp họ ra ở riêng thành một hộ nông dân lao động và có thái độ tốt, đủ điều kiện làm một xã viên thì có thể kết nạp nếu họ yêu cầu và đại hội xã viên, hoặc đại hội đại biểu xã viên đồng ý. Đối với những phần tử xấu, lưu manh. những người có nhiều tội ác cũ bị nhân dân oán ghét thì bất kỳ thuộc thành phần nào và mặc dù hiện nay họ không có hành động gì chống đối lại, lúc đầu chưa nên kết nạp vào hợp tác xã. Khi phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã lan rộng và được củng cố thì theo trường hợp cụ thể của từng người, đủ điều kiện làm một xã viên thì có thể kết nạp nếu họ yêu cầu và đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên đồng ý. Nơi nào hiện nay đã kết nạp họ vào hợp tác xã, nếu họ giữ thái độ tốt, tuân theo kỷ luật của hợp tác xã thì vẫn để làm xã viên nhưng không giao cho trách nhiệm lãnh đạo. Người nào không tuân theo kỷ luật của hợp tác xã và gây khó khăn cho tổ chức thì phải khai trừ. Đối với những người thuộc thành phần nông dân lao động đã mất quyền công dân, nhất thiết không được kết nạp vào hợp tác xã, nhưng gia đình họ nếu đủ điều kiện vẫn được tham gia hợp tác xã và những người mất quyền công dân cũng được phân công lao động trong hợp tác xã nhưng không được coi là xã viên. Về thành phần giai cấp ở nông thôn hiện nay, nói chung vẫn dựa theo thành phần đã quy định trong sửa sai, nhưng trong khi lựa chọn người giữ trách nhiệm lãnh đạo hợp tác xã chi uỷ phải căn cứ vào cơ sở kinh tế, điều kiện sinh hoạt và nhất là thái độ chính trị của từng người từ sau cải cách ruộng đất và sửa sai đến nay mà xét và quyết định theo đúng đường lối giai cấp của Đảng, bảo đảm cho hợp tác xã hoạt động tốt. Đối với miền núi chưa qua phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất và miền biển, sẽ có quy định cụ thể thêm về đường lối giai cấp. 3. Phương châm tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp
Công tác vận động hợp tác hoá nông nghiệp phải theo đúng phương châm dưới đây: Tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên; quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng; làm tốt, vững và gọn. Tích cực lãnh đạo là nắm vững lãnh đạo phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, không buông trôi. thả lỏng để cho phong trào tự phát, cũng như không kìm hãm phong trào; trái lại, phải theo sát phong trào, tạo điều kiện đưa phong trào tiến lên. Vững bước tiến lên là đưa phong trào lên một cách vững chắc, vừa phát triển vừa củng cố phong trào, vừa coi trọng chất lượng vừa coi trọng số lượng của hợp tác xã. Quy hoạch về mọi mặt là phải căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương mà định ra kế hoạch phát triển bao gồm phạm vi, mức độ và từng bước tiến hành xây dựng và củng cố hợp tác xã, thích hợp với thời vụ từng năm. Sát với từng vùng là khi quy hoạch phải chú ý đến đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể từng nơi phong trào mạnh hoặc yếu và từng vùng khác nhau như miền xuôi, miền ngược, miền biển, v.v.. Do tất cả những mặt kể trên làm được tốt, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp sẽ được phát triển và củng cố đều; cuộc vận động được tiến hành vừa tốt, vững, lại vừa gọn, tốt và vững là chủ yếu, nhưng không chậm rãi, lề mề.
4. Nguyên tắc xây dựng hợp tác xã Ba nguyên tắc dưới đây cần được quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh trong suốt quá trình xây dựng và củng cố hợp tác xã: Tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ Nhất thiết không được dùng lối cưỡng ép, mệnh lệnh dưới bất cứ một hình thức nào để buộc nông dân vào hợp tác xã khi họ chưa tự giác, tự nguyện. Khi đã tổ chức hợp tác xã, nếu có người muốn ra, ta đã giải thích mà họ cứ xin ra thì để họ ra, không gò ép họ ở lại, nếu sau này họ lại xin vào cũng sẵn sàng kết nạp. Điều cốt yếu là phải quản lý tốt hợp tác xã, làm cho thu nhập của xã viên trội hơn thu nhập của nông dân riêng lẻ và của tổ đổi công, do đó củng cố được phong vào hợp tác xã và phát huy ảnh hưởng đối với những người chưa vào hợp tác xã. Đối với những tư liệu sản xuất của xã viên đưa vào hợp tác xã cũng như khi sắp xếp công việc, bình công chấm điểm, chia hoa lợi, v.v. phải giải quyết hợp lý quan hệ giữa lợi ích chung của hợp tác xã với lợi ích riêng của từng xã viên theo nguyên tắc lợi cho đoàn kết, lợi cho sản xuất. Trong việc quản lý về ba mặt lao động, sản xuất và tài vụ cũng như trong các việc khác quan hệ đến lợi ích chung của hợp tác xã, đều phai bàn bạc một cách dân chủ và do tập thể xã viên quyết định. Ban quản trị hợp tác xã phải định kỳ báo cáo công tác cho toàn thể xã viên. Cán bộ hợp tác xã phai chí công vô tư, theo đúng tác phong dân chủ, có việc phải bàn với tập thể, không được độc đoán, mệnh lệnh. 5. Một số chính sách có thể về hợp tác xã sự xã công nghiệp Để xây dựng và phát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, cần quy định một số chính sách cụ thể nhằm giải quyết đúng đắn quan hệ giữa xã viên và hợp tác xã, bảo đảm đoàn kết nội bộ hợp tác xã và khuyến khích tăng gia sản xuất. Những chính sách cụ thể đó phải căn cứ vào đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, kết hợp lợi ích của tập thể với lợi ích của từng xã viên, kết hợp lợi ích hợp tác xã với lợi ích chung của Nhà nước, đồng thời cũng phải thích hợp với từng bước phát triển của phong trào. a) Đối với ruộng đất của xã viên Ruộng đất của xã viên, về nguyên tắc phải đưa toàn bộ vào hợp tác xã và thống nhất sử dụng. Nhưng để chiếu cố sinh hoạt riêng của xã viên và để họ sử dụng được sức lao động trong lúc nhàn rỗi, cần để lại cho mỗi xã viên một số đất không quá 5% diện tích bình quân của mỗi người trong xã để họ trồng rau, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, v.v . Đối với những loại đất đai như vườn cây ăn quả, ao cá, đồi và vườn trồng cây công nghiệp lưu niên, v.v., trừ những cây cối lẻ tẻ và ao cá nhỏ vẫn để cho xã viên sử dụng riêng, còn những vườn cây ăn quả và đồi hoặc vườn cây công nghiệp cần nhiều sức lao động chăm sóc và những ao cá lớn nên giao cho hợp tác xã thống nhất kinh doanh. Nhưng lúc đầu nếu hợp tác xã chưa có kinh nghiệm săn sóc những thứ cây đặc biệt và chưa tổ chức kinh doanh được tất, hoặc xã viên chưa tự nguyện đưa vào hợp tác xã thì có thể vẫn để xã viên kinh doanh và sử dụng riêng. Ruộng đất tôn giáo vẫn để cho Nhà chung, Nhà chùa sử dụng như cũ. Trong trường hợp đại đa số nông dân trong xã đã vào hợp tác xã, không có người làm ruộng cho Nhà chung, Nhà chùa, nếu quần chúng tôn giáo yêu cầu thì hợp tác xã có thể nhận làm số ruộng đó và trích một phần hoa lợi ruộng đất của tôn giáo để dùng vào việc thờ cúng. Tỷ lệ hoa lợi trích dùng vào việc thờ cúng do quần chúng tôn giáo bàn bạc và quyết định. Nếu quần chúng tôn giáo không muốn đưa số ruộng đất của Nhà chung, Nhà chùa vào hợp tác xã thì hợp tác xã có thể dành cho các xã viên là tín đồ tôn giáo một số ngày công nhất định để làm số ruộng đó. Đối với ruộng đất của đồng bào bị cưỡng ép di cư vào Nam (không kể những ruộng đất của địa chủ đã chia cho nông dân) nay giải quyết theo mấy trường hợp như dưới đây:
- Ruộng đồng bào đi Nam giao cho cha mẹ, vợ con, anh em, chú bác ruột làm, nay những người này vào hợp tác xã thì ruộng đó được coi như ruộng tư của họ và khi hợp tác xã còn ở bậc thấp họ được hưởng phần hoa lợi chia cho ruộng đất đó. - Ruộng đồng bào đi Nam do nông dân tự nhận làm hoặc chính quyền giao cho làm, nay những người làm ruộng đó vào hợp tác xã thì lúc hợp tác xã còn ở bậc thấp họ cũng được chiếu cố cho hưởng phần hoa lợi chia cho ruộng đất. Nếu người làm ruộng đó là bần nông hoặc trung nông lớp dưới, chủ yếu phải sống nhờ vào ruộng đó thì được hưởng tỷ lệ hoa lợi chia cho ruộng đất như ruộng tư của mình; nếu người làm ruộng đó đã có ruộng đất khác đủ sống thì chỉ chiếu cố cha hưởng một phần hoa lợi thấp hơn do hợp tác xã bàn bạc với họ mà định ra. - Đối với những ruộng đồng bào đi Nam từ trước vẫn trích một phần nhỏ hoa lợi dành riêng để trả cho người đi Nam khi họ trở về, nay vẫn không có gì thay đổi, và hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý số hoa lợi để dành riêng đó. Nói chung, đối với ruộng đất đồng bào đi Nam, dù giao cho bà con ruột thịt làm hoặc nông dân khác làm, nay những người đó vào hợp tác xã thì quyền sở hữu ruộng đất đó vẫn là của đồng bào đi Nam, hợp tác xã chỉ sử dụng khi nào đồng bào trở về sẽ trả lại. b) Việc phân phối hoa lợi Khi hợp tác xã còn ở bậc thấp, những ruộng đất đưa vào hợp tác xã vẫn thuộc quyền sở hữu của xã viên và xã viên được hưởng một phần hoa lợi nhất định về ruộng đất ấy. Phần hoa lợi chia cho ruộng đất phải thấp hơn phần chia cho lao động. Mức hoa lợi chia cho ruộng đất nói chung nên từ 25% đến 30% sản lượng bình vào hợp tác xã. Trừ trường hợp đặc biệt như ruộng xa và xấu, hoặc địa phương đó ruộng nhiều người ít thì có thể định tỷ lệ hoa lợi chia cho ruộng đất thấp hơn mức quy định trên, nhưng phải được đại hội xã viên đồng ý. Nơi nào làm sai điều quy định trên đây thì phải kiên quyết sửa chữa. c) Đối với những xã viên thiếu sức lao động và đối với cán bộ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Đối với những hộ xã viên thiếu sức lao động, nhất là những gia đình liệt sĩ thương binh bệnh binh, gia đình bộ đội neo người, ông già, bà goá, trẻ mồ côi, v.v. khi hợp tác xã còn ở bậc thấp, có thể chiếu cố bằng cách chia hoa lợi cho ruộng đất của họ hơn một chút và phân công cho họ những việc thích hợp, bảo đảm công, điểm của họ không dưới công, điểm của một hộ xã viên trung bình để cho mức sống của họ không bị sút kém. Đối với cán bộ hợp tác xã nông nghiệp như chủ nhiệm, kế toán viên, v.v. thì tuỳ theo điều kiện từng người, hợp tác xã định cho họ tham gia một sẽ ngày công nhất định và phụ cấp thêm cho họ một số ngày công nữa vì họ phải làm việc công của hợp tác xã), bảo đảm tổng số ngày công của họ ngang với số ngày công của một xã viên khá hoặc trung bình.
d) Đối với trâu bò và nông cụ của xã viên Trâu bò của xã viên nói chung đều đưa vào hợp tác xã, do hợp tác xã thống nhất sử dụng. Khi hợp tác xã còn ở bậc thấp, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nơi, có thể giải quyết vấn đề trâu bò theo mấy cách như sau: hợp tác xã thuê dùng, xã viên vẫn chăn nuôi và chăm sóc như trước; hoặc hợp tác xã thuê và chịu trách nhiệm chăn nuôi; hoặc hợp tác xã mua hẳn và trả dần cho xã viên có trâu bò. Giá thuê và mua trâu bò theo giá trung bình ở địa phương. Dù giải quyết vấn đề trâu bò bằng cách nào cũng phải đặc biệt chú ý chăm sóc trâu bò cho tốt, và tuyệt đối không nên bắt trâu bò làm quá sức. Những nông cụ quan trọng như cày, bừa, guồng nước, máy tuốt lúa, v.v. cũng giải quyết theo mấy cách thuê hoặc mua như đối với trâu bò. Còn nông cụ nhỏ thì lúc đầu hợp tác xã không thống nhất quản lý. đ) Vấn đề tích luỹ vốn và tiền cổ phần của xã viên Để củng cố nền tảng kinh tế của hợp tác xã phải dựa vào hai hình thức chủ yếu là vốn tích luỹ chung và tiền cổ phần của xã viên. Tích luỹ vốn càng nhiều, sản xuất càng phát triển. Nhưng trong thời gian đầu, tỷ lệ trích để vào các quỹ không nên quá cao, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của xã viên. Nói chung, quỹ tích luỹ nên vào khoảng 5% và quỹ công ích (văn hoá, xã hội) nên vào khoảng 1% số thu hoạch thực tế. Sau này sản xuất phát triển, thu nhập của xã viên được nâng cao, tỷ lệ tích luỹ vốn có thể tăng dần. (Trừ những nơi hợp tác xã kinh doanh nhiều mặt, trồng nhiều cây công nghiệp hoặc xã viên làm nghề phụ gia đình nhiều thì có thể định tỷ lệ trích để vào quỹ cao hơn). Tiền cổ phần của xã viên nên quy định vừa phải, hợp với khả năng đóng góp của mọi người. Đối với những xã viên nghèo, không đủ tiền đóng cổ phần thì vận động các xã viên khác giúp đỡ, nếu không đủ thì Nhà nước cho vay; nhưng phải tránh gây cho xã viên tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Cần vận động thực hiện khẩu hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác xã, chống lãng phí, chống hình thức chủ nghĩa.
6. Bước đi cổ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp Trong thời gian đầu, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp mới phát triển, nói chung nên đi từ thấp đến cao, qua ba bước: tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp và hợp tác xã bậc cao, để cho nông dân lao động quen dần với lối làm ăn tập thể, đồng thời cũng thích hợp với trình độ quản lý của cán bộ hợp tác xã. Sau này khi đã thành cao trào hợp tác hoá nông nghiệp thì có thể đưa nông dân từ tổ đổi công lên hợp tác xã bậc cao hoặc tổ chức ngay những nông hộ còn làm ăn riêng lẻ vào hợp tác xã bậc thấp hai bậc cao, không nhất định phải tuần tự theo ba bước. Những điều kiện cần phải có để xây dưng hợp tác đã sản xuất công nghiệp là: - Cơ sở tổ đổi công khá (khi mới xây dựng ít nhất phải có một tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm làm cơ sở); - Quần chúng nông dân lao động thật sự yêu cầu; - Có cốt cán lãnh đạo (có đảng viên tham gia hợp tác xã làm nòng cốt chi uỷ trực tiếp lãnh đạo; ở những nơi chưa có sơ sở đảng thì phải có cốt cán là bần nông và trung nông lớp dưới lãnh đạo, đồng thời phải chú trọng xây dựng cơ sở đảng ở đó). Tuy vậy, nơi nào đã xây dựng được một số hợp tác xã thật tốt phong trào quần chúng lên mạnh, cán bộ đã có kinh nghiệm lãnh đạo thì có thể kết nạp thẳng vào hợp tác xã những nông dân lao động chưa từng vào tổ đổi công.
Việc chuyển hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao phải căn cứ vào yêu cầu khách quan của phong trào và nói chung cần có những điều kiện như sau: - Năng xuất của hợp tác xã được nâng cao phần chia cho lao động đã được tăng lên khá nhiều và những xã viên già, yếu, ít sức lao động cũng được bảo đảm về đời sống; - Việc giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho xã viên làm được tốt nâng cao được ý thức đoàn kết, giúp nhau giữa các xã viên; - Việc quản lý hợp tác xã làm tốt; cán bộ quan lý được bồi dưỡng về nghiệp vụ, thực hiện đúng nguyên tắc quản lý dân chủ, được quần chúng xã viên tín nhiệm. Sau này, khi cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp đã trở thành cao trào thì có thể đưa nhiều hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao và cũng có thể tổ chức nông dân riêng lẻ vào ngay hợp tác xã bậc cao. Nhưng trong thời kỳ đầu, cán bộ còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo hợp tác xã, cho nên càng phải chú trọng đưa phong trào tiến lên một cách vững chắc.
7. Quy mô tổ chức hợp tác xã sự ít công nghiệp
Tổ chức hợp tác xã nên làm từ nhỏ đến lớn. Lúc đầu, tuỳ theo khả năng lãnh đạo và tình hình quần chúng mà tổ chức hợp tác xã nhỏ và vừa bao gồm từ 30 đến 50 hộ1, sau dần dần kết nạp thêm xã viên hoặc hợp nhiều hợp tác xã nhỏ ở gần nhau thành những liên hợp tác xã trong phạm vi một thôn hoặc một xã và bầu ra một "Ban quản trị liên hiệp" để phối hợp quản trị giữa các hợp tác xã, nhưng mỗi hợp tác xã vẫn kinh doanh riêng. Liên hợp tác xã là một hình thức quá độ và tạm thời để chuẩn bị tiến lên hợp tác xã lớn một cách thuận lợi. Việc tổ chức hợp tác xã lớn hoặc nhỏ phải tùy theo khả năng quản lý của cán bộ và trình độ lãnh đạo của chi bộ mà quyết định cho thích hợp. Khi hợp tác xã lớn đã tổ chức trong phạm vi một xã thì sẽ có đủ điều kiện sản xuất nhiều mặt theo quy mô lớn trên cơ sở lao động tập thể và áp dụng kỹ thuật tiên tiến, và mọi công tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, xây dựng dân quân ở địa phương cũng sẽ có thể thống nhất lanh đạo và có điều kiện thuận lợi để phát triển. Về tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng cũng cần được sắp xếp cho hợp lý, song phải có phân biệt bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất và tập trung của Đảng về mặt trách nhiệm cũng như về mặt tổ chức, không được lẫn lộn Ban chi uỷ với Ban quản trị hợp tác xã, vì như thế là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, Ủy ban hành chính xã còn có nhiệm vụ riêng của nó. Vì vậy, chỉ nên phân công và phối hợp công tác một cách hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất ở xã; không nên lẫn lộn tổ chức của cơ quan chính quyền xã với Ban quản trị hợp tác xã toàn xã. 8. Phương pháp vận động xây dựng hợp tác xã sản xuất công nghiệp Để xây dựng hợp tác xã được tốt phải dùng phương pháp phát động tư tưởng quần chúng. Phải tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, đường lối, phương châm và chính sách hợp tác hoá nông nghiệp, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận rõ chỉ có con đường hợp tác hoá nông nghiệp mới mang lại đời sống thật sự tự do, hạnh phúc cho nông dân. Đi đôi với tuyên truyền, giáo dục, cần xây dựng những hợp tác xã thật tốt, lấy thực tế chứng minh tính chất hơn hẳn của hợp tác xã để thuyết phục nông dân, làm cho họ nguyện gia nhập hợp tác xã. Trong quá trình xây dựng hợp tác xã, phải làm những việc như sau: phát động tư tưởng, giáo dục chính sách, xét giấy xin vào hợp tác xã, giải quyết tư liệu sản xuất của xã viên, thông qua điều lệ hợp tác xã, bầu Ban quan trị và Ban kiểm soát, định kế hoạch san xuất và phát động thi đua sản xuất. Việc xây dựng và phát triển hợp tác xã nên chia ra từng đợt và phải kết hợp chặt chẽ với thời vụ nông nghiệp. Trước khi bước vào một đợt phải chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt; tuyên truyền, giáo dục chính sách, củng cố các tổ đổi công và hợp tác xã đã có, đào tạo cán bộ, v.v.. Sau khi làm xong một đợt phải tổng kết kinh nghiệm, đặt kế hoạch củng cố và chuẩn bị cho đợt sau. 9. Lãnh đạo tốt hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
Trong quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, cần phải đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị và tư tưởng nhằm nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho xã viên, nâng cao ý thức lao động tập thể và tinh thần thi đua yêu nước, nâng cao tinh thần làm chủ hợp tác xã, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của xã viên, nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục hiện tượng xích mích, suy tị, thiếu đoàn kết trong hợp tác xã, khắc phục tư tưởng cá nhân, bảo thủ, ỷ lại. Phải giáo dục cho cán bộ hợp tác xã tinh thần chí công vô tư, tác phong dân chủ; đồng thời, giáo dục cho xã viên biết coi công việc của hợp tác xã như công việc của nhà mình và ai nấy đều phải thực hành khẩu hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác xã Phát huy tinh thần tích cực và sáng tạo của các xã viên, động viên tinh thần dám nói, dám nghĩ, dám làm đối với mọi công việc của hợp tác xã, nhất là trong việc quản lý lao động và cải tiến kỹ thuật và đẩy mạnh san xuất. Đi dôi với công tác chính trị và tư tưởng, phải đặc biệt chú trọng quản lý tốt hợp tác xã về ba mặt: lao động, sản xuất và tài vụ nhằm phát triển sản xuất toàn diện, thực hiện đoàn kết nội bộ, phát huy tính chất hơn hẳn của hợp tác xã.
Để quản lý tốt hợp tác xã phải tích cực đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cán bộ nhằm bảo đảm công tác nghiệp vụ cao hơn sau này. Muốn cho hợp tác xã được củng cố và phát triển phải chú trọng tăng năng suất. Muốn bảo đảm tăng năng suất. ngoài việc làm tốt công tác chính trị và tư tưởng và tăng cường công tác quản lý hợp tác xã, phải đặc biệt chú trọng vấn đề cải tiến kỹ thuật. Phương châm chung của công tác kỹ thuật trong hợp tác xã là mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới và sử dụng nông cụ cải tiến đi dần dần từ nửa cơ giới hoá đến cơ giới hoá và phải cố gắng áp dụng vào tất cả các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề cá, nghề phụ gia đình, thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng ở địa phương. Trước mắt, phải tích cực giải quyết các vấn đề đủ nước, nhiều phân cày sâu, bừa kỹ, sống tốt, cấy dày, trừ sâu, chuột, v.v.. Về công cụ sản xuất, phải cải tiến các công cụ cày bừa, gieo, cấy, trồng tỉa, bỏ phân, gặt, đập, lấy nước vào ruộng, v.v..
Phải ra sức đào tạo cán bộ kỹ thuật, lập tổ kỹ thuật trong hợp tác xã, tổ chức rộng rãi các trạm kỹ thuật ở các địa phương để hướng dẫn kỹ thuật canh tác, sử dụng nông cụ cải tiến và hướng dẫn cải tiến nông cụ, đồng thời phổ biến kinh nghiệm kỹ thuật tiên tiến cho hợp tác xã. 10. Vấn đề hợp tác hoá ở miền núi và miền biển Hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ chung của toàn miền Bắc, bao gồm cả đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển. Nghị quyết này là cơ sở chung cho cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp ở cả miền Bắc. Nhưng vì miền núi và miền biển có những đặc điểm riêng, cho nên sẽ có quy định riêng cho những miền đó về đường lối, phương châm, chính sách và kế hoạch cụ thể. Đối với miền núi, nhiệm vụ chung trước mắt là vận động hợp tác hoá nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ, tức là trong khi củng cố và phát triển tổ đổi công và hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất phải kết hợp xoá bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất và những hình thức bóc lột phong kiến còn sót lại. Ngoài hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, miền núi có thể tổ chức những hợp tác xã nông - lâm nghiệp và hợp tác xã chăn nuôi. Đối với miền biển ở những nơi ngư dân sống tập trung, cần tổ chức hợp tác xã ngư nghiệp. Còn ở những nơi nông dân và ngư dân sống xen kẽ với nhau thì thành lập những hợp tác xã nông - ngư nghiệp. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Mon 03 Apr 2023, 08:35 | |
| IV TĂNG CƯƠNG LÃNH ĐẠO HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Hiện nay, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Bắc nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển rộng rãi. Để tiến hành tất cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, giành thắng lợi quyết định cho chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, Đảng ta phải tăng cường lãnh đạo cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp về mọi mặt: tư tưởng, chính sách, tổ chức và kế hoạch, động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia và ủng hộ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. 1. Về lãnh đạo tư tưởng Cần chú ý mấy điểm dưới đây: Trước hết, phải làm cho cán bộ, đảng viên ở các cấp và các ngành nhận rõ ý nghĩa cách mạng và tính chất quan trọng của cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, nhận rõ đó là công tác trung tâm trước mắt của Đảng ta ở nông thôn do đó mà nâng cao tinh thần trách nhiệm và đem hết nhiệt tình cách mạng vào việc đẩy mạnh phong trào. Khắc phục tư tưởng bàng quan đối với cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Phải làm cho toàn Đảng thống nhất nhận định về tình hình vận động hợp tác hoá nông nghiệp hiện nay đánh giá đầy đủ những thuận lợi và khó khăn; khắc phục tư tưởng nóng vội, muốn lướt nhanh, làm dối, đồng thời cũng phải khắc phục tư tưởng rụt rè, chậm chạp, theo đuôi quần chúng. Phải làm cho toàn Đảng thấu suốt đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn để vận dụng đúng đường lối đó trong việc xây dựng hợp tác xã cũng như trong khi nghiên cứu và chấp hành các chính sách đối với hợp tác hoá nông nghiệp. Để thống nhất tư tưởng trong Đảng và trong quần chúng đối với cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, khắc phục những tư tưởng và nhận thức sai lầm đối với cuộc vận động để nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên lên một bước và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc nước ta hiện nay, sau Hội nghị Trung ương lần này sẽ tiến hành một cuộc chỉnh huấn trong cán bộ, đảng viên các cấp các ngành. Đồng thời, trong quần chúng nông dân sẽ tổ chức học tập chính sách hợp tác hoá nông nghiệp và tranh luận rộng rãi về hai con đường, nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về chủ nghĩa xã hội, bước đầu giải quyết vấn đề "ai thắng ai" trên mặt trận tư tưởng. Trên cơ sở đó, động viên nông dân hăng hái gia nhập hợp tác xã và tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Sau khi đã thành lập hợp tác xã, vẫn phải coi trọng công tác giáo dục và lãnh đạo tư tưởng, nhằm nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của quần chúng xã viên. 2 . Về lãnh đạo chính sách Ngoài những chính sách đã ghi trong điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và trong bản Nghị quyết này, các ngành, các đoàn thể nhân dân ở trung ương và các cấp uỷ đảng ở địa phương cần nghiên cứu đề nghị với Trung ương những chính sách cụ thể nhằm bổ sung hoặc sửa đổi những chính sách đã ban hành để phục vụ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Ví dụ: chính sách khuyến khích sản xuất; chính sách tín dụng nhằm phục vụ cho hợp tác xã phát triển sản xuất; chính sách thu mua nông sản của các hợp tác xã và cung cấp nông cụ. trâu bò, phân bón và những thứ cần dùng hằng ngày cho hợp tác xã; chính sách thuế nông nghiệp đối với ruộng đất của hợp tác xã; chính sách giúp đỡ và hướng dẫn kỹ thuật cho hợp tác xã; chính sách khuyến khích các hợp tác xã phát triển sản xuất toàn diện và khuyến khích nghề phụ gia đình, chính sách tiền công và phân phối nhân lực, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, v.v.. Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp càng tiến triển thì các vấn đề phổ biến khoa học kỹ thuật, phát triển thuỷ lợi giao thông vận tải và phát triển công nghiệp địa phương, xây dựng làng kiểu mới, v.v. cũng như các công tác hành chính, trị an, quân sự, văn hoá, giáo dục, y tế, cho đến các công tác tổ chức, tuyên huấn, thanh vận, phụ vận, v.v. cũng phải được nghiên cứu và giải quyết phù hợp với quan hệ sản xuất mới và tình hình mới ở nông thôn. Các ngành, các đoàn thể nhân dân ở trung ương có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cấp uỷ đảng ở địa phương để nghiên cứu và giải quyết kịp thời những vấn đề mới do cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp đề ra, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhau. 3. Về 1ãnh đạo tổ chức Các cấp uỷ đảng và chi bộ có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo phong trào hợp tác hoá công nghiệp, bảo đảm tiến hành tốt cuộc vận động hợp tác hoá kết hợp với các công tác khác. Các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các ngành văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, quân đội nhân dân, cần có kế hoạch cử cán bộ tốt tham gia cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp và hướng hoạt động của ngành mình phục vụ phong trào hợp tác hoá, do đó mà đẩy mạnh công tác của ngành mình tiến lên. Trong quá trình xây dựng hợp tác xã, cần phải đặc biệt chú trọng củng cố chi bộ, kiện toàn chi ủy và phát triển đảng viên xây dựng chi bộ mới ở những xã chưa có chi bộ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở công thôn. Đồng thời, chú ý củng cố và phát triển Đoàn Thanh niên Lao động để phát huy tác dụng đầu tầu trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Ở trung ương, khu, tỉnh và thành phố cần kiện toàn Ban Công tác nông thôn để giúp cấp uỷ đảng theo dõi nắm vững tình hình, nghiên cứu chính sách, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm hợp tác hoá nông nghiệp. Đối với những nơi phong trào yếu hoặc những vùng có vấn đề chính trị phức tạp, cấp trên phải cử cán bộ về giúp địa phương xây dựng và phát triển hợp tác xã. Các cấp uỷ đảng cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện những sai lầm, lệch lạc đặng kịp thời uốn nắn và đôn đốc các ngành phục vụ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Phải ra sức đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý hợp tác xã, như chủ nhiệm hợp tác xã, cán bộ kế hoạch, kế toán, thống kê, cán bộ kỹ thuật cán bộ tuyên huấn, v.v để đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào. Để đào tạo cán bộ được nhanh, kịp thời phục vụ phong trào, phương pháp tốt nhất là mở các lớp ngắn ngày và tổ chức đi tham quan, thực tập, họp hội nghị tại chỗ để rút kinh nghiệm, tổ chức triển lãm, v.v.; đồng thời mở những lớp dài hạn để đào tạo cán bộ một cách toàn diện, bảo đảm đủ cán bộ có năng lực lãnh đạo các hợp tác xã lớn sau này. Các ngành nông, lâm, thuỷ lợi, tài chính, kiến trúc, kế hoạch cũng phải tùy theo phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển mà mở các lớp đào tạo cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật cho hợp tác xã và cho các cấp tỉnh và huyện. Ngành văn nghệ cần động viên các văn nghệ sĩ đi sâu vào đời sống nông dân, tham gia cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng phong phú ở nông thôn để kịp thời sáng tác phục vụ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. 4. Về lãnh đạo kế hoạch Căn cứ vào yêu cầu của quần chúng, căn cứ vào tình hình vận động đổi công, hợp tác xã ở địa phương và khả năng cán bộ, v.v. mỗi cấp sẽ định ra kế hoạch công tác bao gồm các vấn đề xây dựng, phát triển và củng cố hợp tác xã, sản xuất và kỹ thuật, cung cấp và tiêu thụ cho hợp tác xã tuyên truyền và văn hoá, tổ chức, tài chính, v.v.. Về xây dựng, phát triển và củng cố hợp tác xã, phải tuỳ theo tình hình và khả năng của địa phương mà định kế hoạch. Những nơi chưa có hợp tác xã cần cố gắng trong 6 tháng cuối năm 1959 xây dựng ít nhất mỗi xã một hợp tác xã (đối với miền núi chưa cải cách ruộng đất thì có thể châm chước), chuẩn bị phát triển mạnh phong trào hợp tác hoá nông nghiệp sau vụ đông - xuân (1959-1960), đồng thời căn cứ vào tình hình các hợp tác xã đã có mà phân loại và đề ra kế hoạch củng cố đối với từng loại cho thích hợp. Về sản xuất và kỹ thuật, cần hướng dẫn cho hợp tác xã đặt kế hoạch sản xuất toàn diện và mạnh dạn cải tiến công cụ sản xuất và phương pháp sản xuất. Về bảo đảm cung cấp và tiêu thụ cho hợp tác xã, cần phải chuẩn bị cung cấp tư liệu sản xuất cần thiết cho hợp tác xã và tư liệu sinh hoạt cho xã viên, đồng thời bảo đảm tiêu thụ những sản phẩm của hợp tác xã. Về tuyên truyền và văn hoá tuỳ theo tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng và yêu cầu công tác của mỗi nơi mà đề ra nội dung tuyên truyền, giáo dục từng bước cho thích hợp; tiếp tục xoá nạn mù chữ, phát triển bổ túc văn hoá và xây dựng những thường dân lập. Về tổ chức, phải tăng cường cán bộ cho những nơi yếu để xây dựng hợp tác xã, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho hợp tác xã và cho địa phương, nhất là cán bộ miền núi; củng cố các tổ chức đảng, chính, quân, dân trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp. Về tài chính, phải có kế hoạch giải quyết kinh phí chung cho địa phương, trong cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp và dự trù số tiền cần thiết mà Nhà nước sẽ cho hợp tác xã vay để Phát triển sản xuất. Kế hoạch công tác phải cụ thể cho từng đợt xây dựng hợp tác xã và phải ăn khớp với kế hoạch chung của địa phương và ăn khớp với thời vụ sản xuất, với khối lượng công tác trong từng thời gian của địa phương, lại phải thích hợp với từng vùng khác nhau. Sau khi định kế hoạch, cấp ủy phải thống nhất là tập trong lãnh đạo, và Ban Công tác nông thôn phải giúp cấp uỷ theo dõi nắm tình hình, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, tổng kết kinh nghiệm, kịp thời uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc trong phong trào. Các ngành phải phối hợp chặt chẽ để bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch đã định. * * * Trải qua mấy chục năm phấn đấu anh dũng, đầy gian khổ, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên toàn miền Bắc, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng. Ngày nay, Đảng ta lai lãnh đạo nông dân miền Bắc tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp để cải thiện hơn nữa đời sống của nông dân, đưa nông thôn miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hợp tác hoá nông nghiệp là một nhiệm vụ cách mạng trung tâm của Đảng và của nhân dân ta ở nông thôn miền Bắc hiện nay. Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp hoàn thành thắng lợi sẽ vĩnh viễn xoá bỏ chế độ người bóc lột người ở nông thôn, đưa hơn 10 triệu nông dân từ chỗ làm ăn riêng lẻ đến cho làm ăn tập thể, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn. Đó là một việc vô cùng quan trọng có tác dụng đẩy mạnh phát triển kinh tế, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà và mang lại cho nông dân cũng như cho nhân dân miền Bắc nước ta một đời sống no ấm và tươi vui. Hội nghị Trung ương tin rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào nông dân miền Bắc nước ta sẽ hăng hái, phấn khởi tiến mạnh trên con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Hội nghị Trung ương kêu gọi các giới đồng bào, các đảng phái, các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam, các nhà văn hoá giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật hãy tích cực phục vụ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Với truyền thống đoàn kết của toàn Đảng và toàn dân ta, với lòng tin tưởng sâu sắc của nông dân đối với Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, với tinh thần hăng hái của toàn thể đồng bào, với quyết tâm của cán bộ, đảng viên, chúng ta nhất định sẽ vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ hợp tác hoá nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà, góp phần tích cực vào sự nghiệp củng cố miền Bắc. đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất Tổ quốc. Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng (Nguồn: tulieuvankien.dangcongsan.vn)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Mon 03 Apr 2023, 08:40 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Mon 03 Apr 2023, 08:49 | |
| Vũ Ngọc Tiến sinh năm Bính Tuất (1946), tại làng Yên Thái, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ- Hà Nội. Năm 1966, ông bắt đầu có tác phẩm in trên báo với bút danh Vũ Liên Châu, nhưng năm 1969 thì nghỉ viết vì nhiều lý do. Năm 1994, ông viết trở lại với nhiều bút danh: Vũ Mai Hoa Sơn, An Thái, An Thọ, Vũ Ngọc Tiến… Các tác phẩm ký, phóng sự, điều tra, truyện ngắn, phê bình tiểu luận đăng nhiều trên các báo ở TW, HN, Tp HCM (Văn Nghệ, Văn Nghệ Trẻ, Người Hà Nội, Văn Sài Gòn, Tia Sáng, Tuần Tin Tức…).và khoảng gần 100 kịch bản, lời bình cho các phim tài liệu truyền hình. Có một thời gian ông làm Thư Ký Tòa Soạn cho tạp chí Thế Giới Vi Tính- PCWorld Việt Nam Sêries B (Chính sách và ứng dụng CNTT).
Giải thưởng văn hoc, báo chí: - Giải thưởng ở 2 cuộc thi Ký- Phóng sự do báo Văn Nghệ và Hội Nhà Văn tổ chức năm 1996- 1997 & 2002- 2003 - Một vài giải thưởng báo chí khác ở TW và địa phương
(Theo vanchuongviet.org)Điều tra đời sống nông thôn Bắc Việt Nam (giai đoạn 1954-1975) Vũ Ngọc Tiến I. Giai đoạn 1954-1960: Người cày có ruộng I.1. Nông thôn Bắc Việt Nam sau ngày giải phóng Chiến tranh chống Pháp kết thúc, có lẽ nông dân mới là lớp người hân hoan, sung sướng nhất. Thật vậy. Suốt 9 năm chống Pháp, người thành thị chỉ phải tản cư lâu nhất là 3 năm, trừ một số gia đình trí thức đi theo chính phủ kháng chiến lên Việt Bắc, vào Thanh Hóa và những thanh niên tòng quân, còn lại đa số đã hồi cư, sống trong sự an toàn của các đô thị do người Pháp kiểm soát. Đóng góp sức người, sức của cho chiến tranh khốc liệt chủ yếu là nông dân. Ở những vùng giáp ranh, nông dân còn phải chịu đựng các trận càn của lính lê dương (lính ở các nước thuộc địa) do sĩ quan Pháp chỉ huy. Làng mạc bị đốt, người và gia súc bị giết hại vô kể, phụ nữ còn bị hãm hiếp rất man rợ. Ở vùng Thị Cầu – Bắc Ninh, sau chiến tranh có đến hàng trăm đứa trẻ lai đen vì mẹ bị hãm hiếp trong các trận càn… Ông NĐT, sinh năm 1930, ở thôn Đình Tổ, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh kể: “Dọc bờ đê sông Đuống từ Thuận Thành đến Lương Tài có đến gần 70 đồn bốt của địch, chúng thường xuyên xua lính đi càn quét, tìm diệt du kích. Người và gia súc chết la liệt, thê thảm. Có nơi như bốt Á Lữ, ta phá xong thì địch tái chiếm, giằng co hàng chục lần, mỗi lần vài chục nông dân chết oan.” Ở vùng đập Phùng (Đan Phượng – Hà Tây) có một đồn bốt khét tiếng về sự man rợ. Ông TĐM, sinh năm 1928, ở xã Tân Lập, Đan Phượng – Hà Tây kể: “Hầu như tháng nào trên cọc rào dây thép gai ở bốt Phùng cũng có vài đầu lâu người bị bêu nắng. Người chết có khi là du kích, nhưng cũng có khi là nông dân hiền lành bị tình nghi mà chết oan khốc”. Vì phải chịu bao nỗi thống khổ của chiến tranh nên người nông dân hơn ai hết cảm nhận được đầy đủ cái giá của hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ. Họ đặt trọn niềm tin và hy vọng ở chế độ mới. Quan niệm về hạnh phúc của họ đơn giản chỉ là được sống yên ổn trên thửa ruộng của mình. Ngay cả trong hôn nhân, những người phụ nữ ở thôn quê cũng thật dễ tính và giàu lòng vị tha. Họ sẵn lòng vô tư nghe theo sự vận động của đoàn thể, tình nguyện tham gia những lễ cưới tập thể, nhận thương binh không hề quen biết làm chồng để ăn đời ở kiếp với nhau. Bà ĐTH, sinh năm 1933, ở xã Nghĩa Dũng, huyện Yên Dũng – Bắc Giang kể: “Hồi ấy tôi và gần chục cô gái khỏe mạnh, ưa nhìn trong xã hăng hái đăng ký tự nguyện lấy chồng thương binh cụt tay hay cụt chân về chăm sóc. Người ta tổ chức một đám cưới tập thể cho tôi và những cô gái ấy với các anh thương binh tại đình làng, chỉ có ít bánh kẹo, rổ khoai sọ luộc chấm với mật, vài tiết mục văn nghệ ‘cây nhà lá vườn’…” Truyền thống này có từ năm 1949 ở chiến khu Việt Bắc. Ông V, dược sĩ cao cấp đã nghỉ hưu, hiện sống ở quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh kể: “Trước Cách mạng tháng Tám, tôi là học sinh Hà Nội đã có bằng tú tài toàn phần. Chiến tranh nổ ra, tôi tham gia Trung đoàn cảm tử bảo vệ Thủ đô, chiến đấu suốt 60 ngày đêm trong nội thành, thuộc mặt trận Liên khu I. Khi rút lui ra ngoài tôi bị thương, dập nát một chân phải cắt cụt. Xuất viện, tôi là thương binh nặng, được điều về công tác tại Bộ Thương binh của bác sĩ Vũ Đình Tụng, một nhân sĩ yêu nước nổi tiếng. Năm 1949, cơ quan Bộ đóng ở xã Tân Thành, huyện Đồng Hỷ – Thái Nguyên. Tôi được một bà mẹ phúc hậu người làng Kim Liên – Hà Nội tản cư gần đó nhận làm con nuôi, chăm sóc như con đẻ. Khi địa phương có phong trào phụ nữ lấy chồng thương binh, tôi cũng phải theo anh em ra đình làng cho họ xem mặt, xấu hổ muốn chết. Đến lúc nhìn thấy các cô thôn nữ xếp hàng ra chỉ vào người nọ người kia nhận rằng sẽ lấy anh A, anh B thì tôi chỉ muốn độn thổ, giục mẹ nuôi dắt nhanh về nhà… Nhờ thế, sau này tôi lấy được bà vợ đúng theo nghĩa của tình yêu!…” Nhìn chung, nông thôn miền Bắc những ngày đầu giải phóng thật tưng bừng náo nhiệt. Lòng người phơi phới, mong được sẻ chia. Nhịp sống yên bình, ngập tràn niềm vui và hạnh phúc như lời ca trong nhạc phẩm “Đêm thôn trang” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: “…Không gian ngát hương – Lúa ngập cánh đồng – Nhìn bông lúa chín vàng dưới ánh trăng sáng soi … – Cười vang xóm thôn – Tiếng ai đập lúa nhanh nhanh – Thuyền xuôi bến sông – Chày ai giã gạo nhịp nhàng…” Giai điệu và ca từ của nhạc phẩm thật tuyệt đẹp! I.2. Cuộc cách mạng ruộng đất Cuộc cách mạng ruộng đất còn gọi là cải cách ruộng đất (CCRĐ) trên thực tế đã được tiến hành từ năm 1953 ở những vùng tự do Thanh – Nghệ – Tĩnh và chiến khu Việt Bắc. Đến năm 1955-1956, nó được diễn ra đều khắp ở các vùng nông thôn Bắc Việt Nam. Cái chết tức tưởi, oan khuất của bà Nguyễn Thị Năm (1953), một địa chủ kháng chiến nổi tiếng ở Đại Từ – Thái Nguyên, tiếp đến những sai lầm trầm trọng và cung cách đối xử tàn bạo, phi nhân của các “ông Đội” ở nhiều địa phương (1955-1956) đã khiến nhiều người nhìn nhận sự kiện này chỉ thấy một màu đen tối. Ở góc nhìn kinh tế học và xã hội học, ta cần xem xét, đánh giá công bằng cả hai mặt được – mất, xấu – tốt của sự kiện này. Trước hết nói về cái được về phương diện kinh tế. Qua CCRĐ đã có 81 vạn ha ruộng và hàng triệu trâu, bò, ngựa được đem chia cho 222 vạn hộ nông dân nghèo khổ vốn có rất ít ruộng thậm chí tay trắng không tấc đất cắm dùi. Tính riêng các tỉnh vùng hạ lưu tả ngạn sông Hồng, mỗi nhân khẩu trong gia đình cố nông sau CCRĐ có 4 sào (sào Bắc Bộ), bần nông có 4 sào 2 thước, trung nông có 4 sào 12 thước [1 thước = 24 m2, 1 sào Bắc Bộ = 15 thước = 360 m2 ; 1 mẫu = 10 sào = 3.600 m2 ]. Nếu trung bình mỗi hộ có 5 nhân khẩu thì ruộng đất bình quân trong các hộ nông dân ở đây là 2 mẫu canh tác trở lên (nguồn: Minh Tranh – Một số ý kiến về nông dân Việt Nam – NXB Sự thật, 1961). Sự phân chia lại ruộng đất này về mặt lý thuyết có tác dụng giải phóng sức lao động, đảm bảo công bằng xã hội, kích thích năng lực sáng tạo để làm giàu của nông dân. Khẩu hiệu đầu tiên được nêu ra trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là “Người cày có ruộng” nên đương nhiên sau ngày giải phóng miền Bắc, những người cộng sản phải thực hiện ngay khẩu hiệu đó. Lịch sử thế giới cũng đã chứng minh cuộc giải phóng nông nô vào thế kỷ 18 ở các nước châu Âu là một bước đi tiến bộ, hợp quy luật. Tréo ngoe ở chỗ, ngay trong vấn đề chia lại ruộng đất đã có sự không công bằng, thiếu tính nhân đạo rồi. Tài liệu thống kê cho thấy sở hữu ruộng đất tính theo đầu người trước và sau CCRĐ như sau: - Năm 1945: Địa chủ có 10.980 m2, phú nông có 4.200m2, trung nông có 1.450 m2, bần nông có 472m2 và cố nông có 112 m2. - Năm 1956: Địa chủ còn 730 m2, phú nông còn 1.730 m2, trung nông tăng lên 1.710 m2 và bần nông có 1.390m2, cố nông có 1.370m2. (Nguồn: Nguyễn Quang Ngọc và những người khác – 1990.) Như vậy, trước CCRĐ, địa chủ giàu hơn cố nông 98 lần (về mặt sở hữu ruộng đất) thì sau CCRĐ họ bỗng trở thành nghèo khổ nhất (730 m2 so với 1.370m2 của cố nông). Chỉ nhìn vào con số biết nói trên, ta đã thấy sự bất công, vô lý, xa rời với tính chất nhân đạo của cách mạng ruộng đất do chính những người khởi xướng đề ra. Ngoài ra, về vị thế xã hội, họ (địa chủ) bị rơi xuống đáy của xã hội ở nông thôn, bị xa lánh, ngược đãi và khinh rẻ. Sự lộng hành của các “ông Đội” cộng với tâm lý đố kỵ của lớp người nghèo đã dẫn đến nhiều thảm cảnh kinh hoàng ở khắp các làng quê. Ta có thể tìm thấy những thảm cảnh ấy trong các tác phẩm văn học như “Chuyện làng Cuội” của Lê Lựu (NXB Hội Nhà văn, 1993), “Người đàn bà buồn” của Nguyễn Phan Hách (NXB Hội Nhà văn, 1994). Nhưng đây mới chỉ đề cập đến sự đối xử bất công với một đối tượng thật sự giàu có, nhiều ruộng ở nông thôn, được tạm coi là thành phần địa chủ đích thực. Sai lầm của CCRĐ không chỉ dừng lại ở đây mà còn đi xa hơn, dẫn đến nhiều nỗi oan sai gây khiếp đảm lòng người suốt nhiều thập niên sau đó. Để hiểu rõ vấn đề này có lẽ cần điểm qua vài nét về cấu trúc xã hội và sự phân tầng ở nông thôn Bắc Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20. Làng quê Việt Nam nói chung và đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng được nhiều nhà nghiên cứu xã hội học, nhân loại học, sử học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể ra một vài tác giả quan trọng mà tôi thấy hứng thú: P.Gourou, Yves Henry (Pháp), In Sun Yo (Hàn Quốc), Trần Tự, Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Tô Duy Hợp, Nguyễn Quang Ngọc (Việt Nam). Từ xa xưa trong lịch sử, vào thời Lý-Trần, làng đã thật sự trở thành đơn vị hành chính, một mặt thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sưu thuế, lao dịch, quân dịch…, mặt khác nó hình thành cơ chế tự quản cả về kinh tế, văn hóa theo quan hệ họ tộc thân thiết. Vậy nên quan hệ giữa chủ ruộng (địa chủ, phú nông) với người nhận ruộng cấy rẽ, nộp tô nói chung không quá tàn tệ, hà khắc như ở Trung Quốc. Thiết chế văn hoá làng xã với những đặc thù mang tính chất dân chủ sơ khai kiểu cộng hoà La Mã cổ đại ở phương Tây là nét độc đáo của nông thôn Bắc Việt Nam. Theo thiết chế này, Hội đồng kỳ biểu giống như “chính phủ” của làng, đại diện là lý trưởng, còn Hội đồng tộc biểu giống như “quốc hội” của làng, gồm đại diện các họ tộc, giám sát hoạt động của Hội đông kỳ biểu. Do đó, thiết chế này cũng góp phần ngăn chặn những điều tàn tệ trong cách đối xử với bần cố nông nghèo khổ của các hào lý và địa chủ trong làng, trong tổng. Ở đồng bằng sông Hồng, theo kết quả nghiên cứu của P.Gourou, đến nửa đầu thế kỷ 20, có 7.000 làng, diện tích cỡ 200 ha, làng lớn nhất 500 ha, nhỏ nhất 50 ha. Dân số mỗi làng cỡ 1.000 người, làng lớn có thể tới 5.000, thậm chí 10.000 người. Với những đặc điểm như vậy, theo các học giả trong và ngoài nước đã nói ở trên, sự tích tụ ruộng đất vào tay các nhà giàu là không lớn, có thể nói là rất nhỏ so với ở Trung Quốc hoặc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Sai lầm tệ hại nhất của CCRĐ, cũng là nguồn gốc sâu xa của nhiều sự kiện bị thảm, nghịch cảnh trớ trêu xảy ra ở nông thôn miền Bắc trong giai đoạn này là sự giáo điều áp đặt một cách ấu trĩ tỉ lệ 5% (hộ dân) là địa chủ ở mỗi làng theo kinh nghiệm của Trung Quốc. Cùng với việc quy chuẩn thành phần địa chủ là có tài sản 3 mẫu ruộng/đầu người thì 5% địa chủ lại càng vô lý. Vào thời đó, mỗi gia đình giàu có ở nông thôn miền Bắc thường có từ 5-7 con, cộng với cha mẹ là 7-9 người/ 1hộ. Như vậy muốn xếp họ vào thành phần địa chủ, sở hữu ruộng đất của mỗi hộ phải có 20-30 mẫu. Cần lưu ý, mức tích tụ ruộng đất 20-30 mẫu/1 hộ cũng vẫn là nhỏ so với Nam Bộ, chưa đáng quy kết vào giai cấp địa chủ, nhưng ở nông thôn miền Bắc vào thời điểm 1955-1956 không dễ gì tìm cho đủ 5% hộ dân của mỗi làng đạt được con số đó. Các “ông Đội” đa số vô học lại được giao quyền lực vô biên, muốn có thành tích với cấp trên nên đã tìm mọi cách xúi giục bần cố nông tố điêu, ăn không nói có, đổi ơn thành oán… và thậm chí ép buộc ngay con dâu tố bố chồng, con rể vu oan cho nhạc phụ…, kết cục là tiếng oan dậy đất, tội ác ngất trời. Xét từ nguồn vốn tích tụ ruộng đất, theo điều tra, phỏng vấn của chúng tôi, có mấy loại đối tượng oan khuất trong CCRĐ như sau: a) Những người đã từng làm việc trong hệ thống chính quyền cấp cơ sở ở nông thôn thời thuộc Pháp, có của ăn của để. Ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là quan huyện, chánh tổng, lý trưởng…; ở vùng thượng du là các quan châu, quan lang, phìa, tạo… Xét theo quan điểm đấu tranh giai cấp của những người cộng sản và trong thiết chế xã hội lấy chuyên chính vô sản làm nền tảng thì nhóm đối tượng này cần phải thẳng tay chuyên chính. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có người làm việc cho Pháp chỉ vì bị ép buộc hoặc có nhiều người do chính tổ chức cách mạng ở địa phương bố trí ra làm việc để che chở cho cán bộ Việt Minh và du kích. Những người này vẫn bị quy là địa chủ cường hào ác bá chỉ vì họ giàu hơn người khác, bị đem ra đấu tố, đánh đập có khi đến chết hoăc bị xử bắn, treo cổ như trường hợp ông nội của nhân chứng NĐT (đã dẫn ở Bài 1, phần I, mục 1). Trong nhóm này còn có những địa chủ kháng chiến, hết lòng ủng hộ Việt Minh, nuôi giấu cán bộ hoạt động bí mật thời kỳ tiền khởi nghĩa cũng bị đấu tố, đánh đập, thậm chí xử bắn như bà Nguyễn Thị Năm đã nói ở trên. Liên quan đến mẫu đối tượng địa chủ như bà Năm lại có cả hàng ngàn con cái họ đi theo cách mạng, lập nhiều thành tích đã bị đối xử bất công, phi nhân tính. Kết quả là vào thời đó có khoảng 800 đảng viên trung kiên, có trình độ học vấn bị sát hại và các “ông Đội” tuỳ tiện kết nạp thêm 2 vạn đảng viên bần cố nông, trong đó có không ít đảng viên cố nông thuộc dạng vô sản lưu manh ở nông thôn, đúng theo nghĩa của từ này theo chính định nghĩa của học thuyết Mác. Sau CCRĐ số này nắm quyền lực, lộng hành còn hơn hào lý ngày xưa. Con cái họ được học lên cao, mang nhãn trí thức, nhưng cái chất lưu manh, “chất hủi” thì có sẵn trong máu. [Đó cũng là nội dung tư tưởng truyện ngắn “Thằng Hủi” của tôi công bố năm 1998, trong thời gian tôi tiến hành điều tra về nông thôn.] Ông NVL, sinh năm 1934, ở thôn Chúc Động, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ – Hà Tây kể: “Cha tôi là người có uy tín không chỉ trong làng mà khắp cả vùng từ bến đò Mai Lĩnh đến chợ Cống dọc đường quốc lộ 6 dài hơn 10 km đều biết tiếng vì cụ học vấn uyên thâm, ăn ở đức độ. Năm 1947, cụ được Cách mạng vận động ra làm lý trưởng để che mắt địch, giúp đỡ rất nhiều cho kháng chiến. Ruộng đất nhà tôi chỉ có 5 mẫu, 3 sào, sân vườn và ngôi nhà mái ngói hiên Tây chừng 2 sào nữa. Năm 1955 cụ bị đấu tố, tra tấn dã man đến chết trong nhà giam ở hậu cung đình làng. Tài sản bị tịch thu hết từ cái nồi đồng trở đi. Anh tôi đang làm cán bộ cấp huyện cũng bị mất chức, trói tay dẫn giải về làng chịu đấu tố. Hai chị gái tôi phải đi mò cua bắt ốc kiếm ăn rất cơ cực và phải ở vậy đến già.” b) Những người từng đi lính thuộc địa cho Pháp, sang châu Âu tham gia thế chiến thứ nhất (1914-1918). Khi hồi hương về nước họ được lĩnh một số tiền khá lớn nên tậu ruộng đất ở quê, nhà cửa xây theo lối kiến trúc ảnh hưởng của miền Nam nước Pháp khá đẹp. Họ được chánh tổng, lý trưởng ở quê vị nể, lại biết nói tiếng Tây (tuy giọng bồi) nên lính Pháp cũng không dám gây sự. Vì có thời gian ở bên Pháp, chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do dân chủ của châu Âu nên họ đối xử khá thân thiện, bình đẳng với người nghèo đến làm thuê hay người nhận ruộng cấy rẽ, nộp tô. Nói chung họ chỉ giàu có trên mức bình thường ở làng, không gây tội ác, nhiều người còn đóng góp cho làng xóm, cho kháng chiến, nhưng họ hoặc con cái vẫn bị quy là địa chủ, có nhiều liên quan đến đế quốc, phong kiến. Ông VHT, sinh năm 1944, giảng viên đại học, quê ở làng Ngọc Thành, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành – Nghệ An, hiện sống ở Mai Dịch – Hà Nội kể: “Quê tôi ở miền Tây Nghệ An có sông Dinh, rú Gấm, đất đai phì nhiêu, lâm sản phong phú, nhưng dân lại rất đói nghèo. Ông nội tôi (sinh năm 1886) cùng hai em trai bị bắt lính sang đánh thuê cho nước Pháp trong thế chiến thứ nhất, sau đó ở lại nước Pháp, đến năm 1922 cả 3 cụ mới hồi hương. Về quê, các cụ bỏ tiền ra khai hoang làm giàu cho cả họ Võ ở làng Ngọc Thành. Người họ Võ ai cũng được học hành đỗ đạt cao, được dân làng kính trọng. Hàng năm, vào kỳ giáp hạt (tháng 3, tháng 8 âm lịch) ông tôi thường tổ chức phát chẩn, cứu đói cho cả làng. Kẻ ăn, người ở vào làm thuê cho nhà họ Võ vài năm là có quần áo đẹp, tiền vàng tích cóp để về quê xây dựng cuộc sống mới. Năm diễn ra CCRĐ, làng tôi có 200 hộ, không tìm đâu ra người có chút máu mặt để quy thành phần địa chủ, ngoài các gia đình họ Võ. Nhưng cả làng ai cũng chịu ơn họ Võ nhà chúng tôi, không ai muốn đấu tố trong cuộc họp phát động đấu tranh của các “ông Đội”. Ban chỉ huy đội cải cách liền tỏa đi vào các nhà dân vừa xúi giục, kích động vừa ép buộc một số người dựng đứng lên các tội tày đình, đến con nít trong làng cũng không thể tin được, gán cho các gia đình họ Võ. Nực cười nhất là ông bác tôi bị mắc bệnh liệt dương từ năm 1936 mà có chị cố nông năm ấy mới 17 tuổi lại vu cáo ông hãm hiếp mẹ mình, đẻ ra chị ta rồi độc ác cho bà ấy ăn bả chuột để phi tang, để chị ta chịu cảnh mồ côi, tứ cố vô thân. Cuối cùng họ cũng tìm đủ mọi cách đưa 10 hộ họ Võ vào diện địa chủ, tay sai đế quốc cho đủ 5%, 3 trong số 10 người bị xử bắn, số còn lại bị đánh đập dã man, có hai người chịu đựng không nổi và vì uất quá mà đập đầu tự tử.” c) Đối tượng thứ ba có khả năng tích tụ ruộng đất là các thầy lang hoặc giáo chức trường làng, trưởng tổng. Họ là những người làm nghề lương thiện, chỉ có một tội duy nhất là giàu hơn người khác, ăn mặc đẹp, nhà cửa khang trang, có ruộng đất nhưng không nhiều, thường là 5-7 mẫu ruộng/1 hộ. Để đạt hoăc vượt chỉ tiêu 5%, các “ông Đội” thường xúi giục quần chúng quy họ là Việt gian, chỉ điểm cho Tây, tham gia quốc dân Đảng… Oan nghiệt ở chỗ vì không quy vào tội địa chủ cho họ được nên đánh tráo sự thật, vu họ là Việt gian thì họ lại càng dễ chết một cách thê thảm. Ông NVV, sinh năm 1947, hiện sống ở làng Đông Thái, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ – Hà Nội kể: “Làng Đông Thái xưa thuộc tổng Bưởi, năm CCRĐ thuộc xã Thái Đô, ngoại thành Hà Nội, nên tôi được chứng kiến mọi sự khiếp đảm của CCRĐ ở nông thôn. Hồi ấy tôi còn ở tuổi thiếu nhi, đi đánh trống ếch khắp làng, cổ động mọi người ngồi xếp hàng nghe đấu tố và xét xử tại chỗ các đối tượng. Xã Thái Đô ruộng ít, chủ yếu sống bằng nghề thủ công: An Phú có nghề làm kẹo mạch nha; các làng Nghĩa Đô, Bái Ân, Trích Sài, Võng Thị có nghề dệt; các làng Yên Thái, Đông Thái, Hồ Khẩu có nghề làm giấy. Vì ít ruộng nên chẳng có hộ nào là địa chủ cả. Đối tượng bị đấu tố ngoài cụ Chánh Khiêm là các ông lang Bách, lang Dương, giáo Bảy, giáo Ngọ…Nơi đấu tố và xét xử là bãi chợ Bưởi và bãi nhãn ở Nghĩa Đô. Ai họ cũng kết tội Việt gian chỉ vì người ta giàu có, ở nhà 2 tầng mà thôi. Phiên tòa xét xử cũng có đủ chánh tòa, công tố viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, nhưng chánh tòa và công tố viên là các “ông Đội”, còn lại các vị khác đều là phụ nữ, chữ nghĩa bẻ đôi không biết, giỏi ăn điêu, nói hớt như các bà Lợi môi thâm, bà Tư Đối mắt trắng dã, bà Hai Bình móc cống… Những người lên tố khổ, kể tội đa phần là loại người có tiếng lưu manh trộm cắp hay kẻ nát rượu, quen ăn vạ giữa làng. Một số đang còn tuổi thiếu nhi, hỷ mũi chưa sạch mà sao chúng nó biết lắm chuyện của người lớn thế. Tệ nhất là thằng H, chỉ hơn tôi 2 tuổi mà có lẽ do các “ông Đội” mớm lời, cứ xưng xưng kể tội ông lang Bách, cụ Chánh Khiêm (là ông ngoại của H) và ông giáo Bảy (chú họ xa của H). Cuối phiên tòa, bà Lợi môi thâm cầm giấy do ai viết sẵn hóa thành đọc ngược, sao vẫn đọc trôi chảy mới lạ. Sau đó một “ông Đội” dõng dạc tuyên án tử hình cụ Chánh Khiêm và ông lang Bách. Thương nhất là ông lang Bách 60 tuổi, đứa trẻ ranh lên kể tội gì cũng đáp: “Bẩm ông, con trót dại ạ! Con xin nhận hết tội”. Ngỡ là nhận thì được khoan hồng, đến khi tòa tuyên bố tử hình, mặt ông xám ngắt, chân cứng lại, du kích phải xách nách lôi ra cuối bãi nhãn bắn đòm mấy phát. Ngôi nhà ông lang Bách ở ngay bến xe điện nơi cổng làng Hồ bây giờ vẫn còn. Nghe nói đêm nào ma cũng hiện về ngôi nhà ấy khóc lóc, đòi mạng…” d) Truyền thống bám ruộng, nhớ làng của những người nông dân rời quê ra thành phố làm ăn cũng dẫn đến tích tụ ruộng đất ở nông thôn. Những người khá giả về làng tậu ruộng (thường là 5-10 mẫu), xây nhà thờ tổ to đẹp rồi chọn người ruột thịt, thật thà, hiền lành ở quê giao cho quản lý tài sản. Khi giải phóng miền Bắc, họ di cư vào Nam thì người thân trực tiếp quản lý nhà thờ và ruộng đất bị quy thành phần địa chủ hay Việt gian, phản động. Ông PHT, quê ở huyện Ninh Giang-Hải Dương, hiện sống ở Hà Nội kể: “Quê tôi gần nhà thờ Sặt, là đất công giáo, dân khá giàu vì có nghề kim hoàn và phụ nữ còn rất giỏi buôn bán. Người làng ra Hà Nội làm ăn khá giả rất đông, đa số ở phố Hàng Bạc và nhà nào cũng có 5-10 mẫu ruộng ở quê. Trong họ nhà tôi có cụ PVL thật thà như đếm, nhút nhát đến mức không dám cầm dao cắt tiết gà bao giờ. Cụ L được em trai ở phố Hàng Bạc giao cho việc quản lý 12 mẫu ruộng, nên cụ bị quy là địa chủ cường hào ác bá giết nhiều Việt Minh, du kích và bị xử bắn.” * Trên đây là những khảo sát của chúng tôi về 4 nhóm đối tượng tích tụ ruộng đất điển hình bị kết tội oan sai trong CCRĐ. Ở thời điểm cuối thế kỷ 20, nông thôn Việt Nam lại đang diễn ra quá trình tích tụ ruộng đất, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long và vùng trung du Bắc Bộ. Nó thật giống như trường hợp của ông nội nhân chứng VHT (Yên Thành – Nghệ An) bị đánh cho đến chết (1955) hay trường hợp bà Nguyễn Thị Năm (Đại Từ-Thái Nguyên) bị xử bắn (1953). Nhưng giờ đây những ông chủ tích tụ ruộng đất như thế lại được coi là điểm sáng của mô hình kinh tế trang trại, có người được tuyên dương là anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua thời kỳ đổi mới. Điều đó càng chứng tỏ một số sai lầm tệ hại trong CCRĐ dưới góc nhìn thuần túy kinh tế học, xã hội học là trái với quy luật và đạo lý dân tộc. I.3. Mức sống và chất lượng sống Như đã phân tích, cuộc cách mạng ruộng đất ở nông thôn Bắc Việt Nam với khẩu hiệu “Người cày có ruộng” mặc dù có nhiều sai lầm nghiêm trọng nhưng xét toàn cục về mặt kinh tế vẫn là một sự kiện tiến bộ. Việc đem 81 vạn ha ruộng và hàng triệu trâu bò chia cho 222 vạn hộ (cỡ hơn chục triệu nông dân), tiếp theo đó là phong trào đổi công, vần công và mô hình hợp tác xã giản đơn cấp xóm, cấp thôn đã có tác dụng kích thích sản xuất nông nghiệp rõ rệt, nâng cao mức sống cho các hộ nông dân nghèo khổ. Trong các tài liệu, sách báo còn lưu giữ được ở thư viện quốc gia, tôi thấy hứng thú và tin tưởng một tài liệu điều tra, khảo sát của tác giả Lê Nghiêm: “Cuộc sống mới của nông dân sau CCRĐ” (NXB Sự thật, 1955). Vùng Thái Nguyên là địa bàn thuộc khu căn cứ kháng chiến nên CCRĐ diễn ra sớm hơn các nơi khác. Tác giả Lê Nghiêm đã khảo sát vụ mùa đầu tiên sau CCRĐ (10/1955). 53 xã thuộc các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình đều đạt năng suất cao hơn vụ mùa năm 1954 (đạt khoảng 70-75 kg thóc/sào). Những nông dân trước đây không một tấc đất cắm dùi, nay được chia mỗi khẩu 5 sào ruộng, lại có trâu cày, nhà ở. Tính chung cả huyện Đại Từ, sản lượng vụ mùa năm 1955 tăng 10-20% so với năm 1954. Anh Khoan ở xã Hùng Sơn năm 1954 cấy 2 mẫu 7 sào chỉ thu được 47 nồi, năm 1955 tăng lên 67 nồi ( một nồi là 10 ca hay 15 kg thóc). Những đoạn văn dưới đây của tác giả Lê Nghiêm đã mô tả khá sinh động và chi tiết mức sống của cư dân nông thôn trong 53 xã thuộc vùng ông khảo sát: “Chiều hôm đó, tôi ăn cơm ở nhà bà cụ Đám, xã Hoàng Sơn, bữa ăn có thịt lợn, có cá mắm, có hoa chuối nấu. Một nồi đồng cơm trắng tinh, thơm phức mùi lúa mới. Chẳng bù cho ngày xưa, bà chỉ muốn mua mấy đấu muối làm dưa mà không bao giờ có đủ tiền mua một đấu muối đầy. Năm nay thóc lúa gặt về không phải nộp tô cho địa chủ, bà cụ Đám lại có đủ tiền mua hẳn một nồi (10 đấu) muối… … Tôi đến nhà bà Thủ, một bần nông, rồi bác Lan, một trung nông, đều theo công giáo. Mọi người đều vui vẻ, phấn khởi vì đủ cơm ăn, áo mặc, ruộng cày. Bà Thủ từ ngày cải cách đến giờ cũng sắm được 2 cái màn, 1 cái cuốc, 1 cái cày, 1 con dao quắm, 1 nồi đồng và 3 bộ quần áo mới bằng vải trúc bâu, 1 đôi chiếu, 1 chăn bông bọc vải hoa, 1 con lợn giống Móng Cái. Bà lại được chia thêm con nghé, có tiền cưới vợ cho thằng con trai lớn…Bác Lan là trung nông nhưng vẫn cấy rẽ nộp tô cho địa chủ, trong cải cách bác được chia thêm một mẫu ruộng và 70 nồi thóc.” Quan sát mức sống và nhịp sống ở nông thôn sau CCRĐ có lẽ rõ nét nhất là qua các chợ quê. Nhà bác học Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ 17) từng nói rất chí lý: “Cứ xem nét mặt đàn bà, con gái ở quê đi chợ sẽ biết lẽ thịnh suy của nước”. Trong sách đã dẫn của tác giả Lê Nghiêm có đoạn về chợ quê thời đó khá chân thực và lý thú: “Phiên chợ Mụ họp giữa ban ngày [thời chiến tranh phải họp đêm – VNT chú giải], người đông ngàn ngạt, chen vai thích cánh nhau như phiên chợ cuối năm. Bà con nông dân từ xã ĐộcLập, xã Tân Thái đổ về, xã Hùng Sơn kéo ra. Hàng hóa bày la liệt cầu chợ. Từng dãy hàng tạp hóa, hàng nồi đồng, hàng chiếu, hàng bát đĩa, gà vịt, cá tôm, mắm muối…Các bà lão, các chị nông dân, các em nhỏ gọn gàng trong bộ quần áo mới, tấp nập gánh gạo, nồi cám, buồng cau, nải chuối ra chợ bán. Tiếng cười nói ồn ào, huyên náo. Họ kháo nhau: - Gạo vẫn vững giá, lại có phần hạ đi rồi đấy. - Nông dân sau cải cách được mùa có khác. - Thật các bà buôn bán ở thị trấn giờ ăn đong cũng sướng. - Cứ đà này chẳng mấy chốc dân ta giàu, nước ta mạnh.” Thật ra mức sống của nông dân miền Bắc thời ấy qua những điều mô tả trong cuộc điều tra của Lê Nghiêm vẫn còn rất thấp, chỉ đủ ăn no và mua sắm vài dụng cụ lao động, phương tiện sinh hoạt tối thiếu. Song cũng không thể phủ nhận là vào thời điểm 1955, đó là sự tiến bộ không nhỏ. Từ năm 1959-1960, các số liệu của ngành thống kê tuy còn rất sơ lược, kém chính xác, nhưng đã cung cấp cho ta một vài chỉ báo khá lý thú về mức sống, chất lượng sống của nông dân miền Bắc. Năm 1960, thu nhập bình quân thực tế theo đầu người của các hộ nông dân đạt 10,9 đồng/tháng. Mức thu nhập này mới chỉ bằng 51,7% so với các hộ viên chức ở thành phố. Tuy nhiên do được làm chủ ruộng đất canh tác, tự do chăn nuôi và buôn bán ngoài chợ nên cơ cấu khẩu phần ăn từng người nông dân trong một tháng đã có sự cải thiện: lương thực quy gạo 16,03 kg, thịt các loại 0,44 kg, cá 0,38 kg, trứng 0.4 quả, nước chấm 0,15 lít. Về điều kiện ở, trước năm 1954 có đến 90% nông dân sống trong các nhà gianh vách đất, nơi ngủ là các chõng tre hay ổ rơm, đặc biệt khổ là nông dân ở Nghệ Tĩnh, Quảng Bình. Đến năm 1960 ở đồng bằng sông Hồng đã có 20-25% số hộ có nhà lợp ngói, 30% nhà gianh vách đất đã có sân gạch, bể nước. Ông NĐT (Bắc Ninh, đã dẫn) nói: “Từ những năm 1958-1960, dân Đình Tổ nói riêng và cả huyện Thuận Thành-Bắc Ninh nói chung đã bắt đầu mơ đến nhà ngói, sân gạch, bể nước, điều mà suốt 50 năm đầu thế kỷ ít ai dám nghĩ đến”. Lời ông NĐT thay cho kết luận về đời sống nông thôn miền Bắc vào giai đoạn nhạy cảm sau cuộc sửa sai CCRĐ. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Mon 03 Apr 2023, 09:10 | |
| II. Giai đoạn 1961-1965: Tiếng gà thay bằng tiếng kẻng
II.1. Khí thế nông dân
Người nông dân Việt Nam vốn hiền lành, thuần phác, cả tin. Nếu được phát động một phong trào gì đem lại lợi ích, họ sẽ đồng loạt hưởng ứng với khí thế ngất trời. Lịch sử ghi nhận những năm nửa cuối thập niên 50, với khí thế “nghiêng đồng đổ nước ra sông”, “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, nông dân các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ đã nô nức đi lao động công ích trên công trình đại thủy nông Bắc – Hưng – Hải. Đây là hệ thống công trình thủy nông cực kỳ quan trọng, giải quyết việc tưới tiêu cho nhiều tỉnh và là công trình khắc đậm vào lòng dân niềm tin yêu, hy vọng vào chế độ mới.
Như đã trình bày trong Bài 1, phần II, mục 1, bước vào mùa xuân Tân Sửu (1961) phong trào hợp tác hóa nông thôn phát triển thành cao trào với khí thế dời non lấp biển, sôi động khắp các làng quê. 2.404.800 hộ vào hợp tác xã, đạt 85,83% số hộ ở nông thôn. Bối cảnh này đã giúp cho nhà văn Đào Vũ viết cuốn tiểu thuyết “Cái sân gạch” và trở nên nổi tiếng. Ngày nay đọc tiểu thuyết của ông, có thể không ít người ngờ rằng tác giả đã tô hồng cuộc sống, nhưng lịch sử sẽ ghi nhận ông là cây bút trung thực. Ta hãy nghe lời kể của các nhân chứng thời đó.
Ông NĐT (Bắc Ninh, đã dẫn) kể:
“Xã tôi là vùng quê trù phú, bờ xôi, ruộng mật và là cơ sở du kích mạnh thời chống Pháp. Bản thân tôi cũng đã từng là du kích, sau đôn lên bộ đội địa phương quân. Năm 1955, CCRĐ, mỗi nhân khẩu được chia 8 thước trong đồng và 12 thước ngoài bãi, vị chi là 1 sào 5 thước. Hồi CCRĐ, thôn tôi cũng không tránh khỏi sai lầm. Ông Đoàn ở xóm tôi là cán bộ Việt Minh khét tiếng anh hùng, giặc treo giải mấy vạn tiền Đông Dương nếu ai lấy được đầu ông ấy. Ông Đoàn đang làm đội trưởng cải cách ở ấp Thái Hà ngoài Hà Nội thì bị gọi về quê chịu đấu tố vì mẹ là địa chủ. Người ta hành hạ mẹ con ông cơ cực lắm. Hai năm trời ông Đoàn chỉ đi mót khoai, mò cua bắt ốc để nuôi mẹ. Năm 1958 sửa sai, ông Đoàn được phục hồi đảng tịch, được đề bạt làm phó chủ tịch huyện Thuận Thành và chính ông là người nhiệt thành vận động bà con vào hợp tác xã. Ông lăn lộn cùng với bà con khắp làng trên xóm dưới, nói gì nông dân cũng tin tưởng làm theo. Thôn tôi có 4 xóm, năm 1959 thí điểm đầu tiên ở xóm Đình của tôi và ông Đoàn, 100% hộ nhất loạt xin vào hợp tác xã. Tiếp theo đó, các xóm Nghè, xóm Sông, xóm Chùa nô nức theo gương xóm Đình lập hợp tác xã cấp xóm. Hai năm liền hợp tác xã cấp xóm được mùa nên cuối năm 1960 lại học tập và phát động để 100% xã viên 4 xóm tình nguyện sáp nhập thành hợp tác xã cấp thôn. Sang đến vụ mùa năm 1961 lập hợp tác xã cấp cao quy mô toàn xã.”
Câu chuyện kể của ông NĐT vừa nêu không phải là cá biệt. Những nhân chứng khác: ông HTP, dân tộc Tày, sinh năm 1934, ở xã Tam Lung, huyện Văn Lãng – Lạng Sơn; ông NVĐ, dân tộc Tày ở xã Lương Thượng, huyện Na Rì- Bắc Cạn; bà NTL, sinh năm 1939 ở Phố Tăng, huyện Tiên Hưng, Thái Bình; bà NTC, sinh năm 1940 ở xã Đông Thọ, huyện Yên Phong – Bắc Ninh… đều khẳng định họ và gia đình đều một lòng tin tưởng chính sách hợp tác hóa sẽ đưa nông dân đến ấm no hạnh phúc. Hình tượng tiếng gà gáy sáng biểu trưng cho nét đẹp, sự yên bình của làng quê giờ thay bằng tiếng kẻng hợp tác xã.
Ông NVX, sinh năm 1944, cựu chiến binh ở thôn Trung, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm – Hà Nội kể:
“Một hôm bố mẹ tôi xem họa báo Trung Quốc thấy 5 đứa trẻ con đứng trên thảm lúa vàng mà cây lúa không đổ, các cụ hồ hởi bảo con cái: “Vào hợp tác xã rồi có người lo phân, lo giống, lo nước, mình chỉ phải góp chữ “cần” thôi” (cần cù). Nhà mình đông lao động, nhất định sẽ sung sướng”. Có lẽ bức ảnh đó chỉ là nghệ thuật ghép hình để tuyên truyền của người Trung Quốc nhưng tôi đảm bảo rằng thế hệ tôi ở làng năm ấy say sưa tập hát bài “Công xã nhân dân là mặt trời, xã viên là hoa hướng dương” với niềm tin và hy vọng khôn tả xiết.”
II.2. Mức sống và chất lượng sống
Tài liệu thống kê về nông thôn lúc này đã được quan tâm nên trước hết ta xem xét bức tranh đời sống qua các số liệu chính thống:
Thu nhập bình quân đầu người của các hộ xã viên hợp tác xã nông nghiệp nếu tính bằng tiền chỉ bằng già nửa các hộ công nhân viên trong biên chế nhà nước. Cụ thể: năm 1961 là 11,50 đồng, 1963 là 12,56 đồng, và năm 1965 là 13,04 đồng. Nếu xét về cơ cấu thu nhập thì năm 1961 thu nhập trong hợp tác xã là 4,50 đồng, ngoài hợp tác xã là 7,00 đồng. Tương ứng các năm sau: 1963 là 4,80 đồng và 7,76 đồng. 1965 là 5,11 và 7,93 đồng. Nguồn thu nhập ngoài hợp tác xã bao gồm thu từ ruộng 5%, sản xuất phụ (đan lát mây tre, làm thảm bẹ ngô…), chạy chợ ngày nông nhàn hay đi làm thuê ngoài thành phố, thị xã. Như vậy thu nhập tổng cộng theo đầu người trên tháng đã thấp, nhưng phần thu nhập ngoài hợp tác xã lại lớn hơn nhiều so với thu nhập trong hợp tác xã. Đây là một thực tế quái dị mà các học giả nước ngoài khi xem xét tài liệu thống kê không thể hiểu nổi!
Về cơ cấu tiêu dùng của người nông dân, lấy mức thu nhập cả trong và ngoài hợp tác xã theo đầu người trên tháng của năm 1963 là 12,56 đồng để xem xét ta thấy như sau: chi về ăn 8,27 đồng, mặc 0,87 đồng, ở 0,48 đồng, giải trí tinh thần 0,26 đồng, y tế 0,34 đồng, chi khác 1,39 đồng (chủ yếu là học tập cho con cái). Tổng các khoản chi là 11,61 đồng. Tích lũy chỉ có 0,95 đồng.
Trong Bài 1 viết về đời sống thành thị, khi phân tích cơ cấu thu nhập của xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp, tôi đã dẫn lời ông Nguyễn Văn Cược để chỉ ra nguyên nhân của sự bất hợp lý trong cơ cấu thu nhập của các xã viên nói chung (cả nông thôn và thành thị).
“… 3 năm đầu tiến lên hợp tác xã cấp cao, khí thế xã viên đang còn hừng hực, lãnh đạo hợp tác xã chưa bị tha hóa, cung cách làm ăn của ban chủ nhiệm khá quy củ và tương đối có hiệu quả. Về trồng trọt, ngoài bãi có 50 mẫu ruộng chuyên canh mía, cung cấp cho nhà máy đường của tỉnh, còn lại 230 mẫu hè-thu trồng đay xen ngô, đỗ và đông-xuân trồng rau. Khu vực 176 mẫu ruộng trong đồng cấy lúa chiêm mùa 2 vụ là chính, còn một phần thí điểm cấy xen thêm vụ lúa “ba giăng”, năng suất, sản lượng đều khá cao nhờ công tác thủy lợi và làm cỏ bón phân tốt, giá trị ngày công lao động của xã viên khi ấy (1961-1963) là 8 hào đến 1 đồng/1 ngày. Vụ thu hoạch nhà nào cũng đầy thóc, ngô, khoai và đống rơm nào cũng cao to, đánh lên như ngọn tháp vàng ở đầu nhà nom rất đẹp mắt. Gia đình nhiều lao động hay cán bộ trong ban chủ nhiệm thường đủ gạo ăn quanh năm, thỉnh thoảng có miếng thịt, con cá. Gia đình đông con nhỏ, ít lao động cũng tạm đủ ăn, chỉ phải ăn độn mấy tháng giáp hạt. Đời sống đã đủ ăn thì chỗ ở cũng được cải thiện dần. Số nhà ngói mọc lên trong thôn khá nhiều, nhất là ở xóm Nghè, rồi đến xóm Đình. Nhưng bắt đầu từ vụ Đông Xuân năm 1964, hợp tác xã có xu hướng tụt dốc không phanh do tham nhũng, lãng phí, quản lý lỏng lẻo… Đời sống xã viên theo đó mà thấp dần, nhiều nhà bị túng đói. Giá trị ngày công từ 0,8-1,0 đồng tụt xuống 6 hào, 4 hào rồi đến mức thảm hại 2 hào 7 xu/ngày. Trừ một vài gia đình cán bộ ra, đa số dân trong thôn chỉ đủ gạo ăn 7-8 tháng trong năm, còn thì phải ăn độn, già nửa là ngô khoai, có nhiều nhà phải ăn độn quanh năm vì phải bán bớt gạo lấy tiền cho con đi học. Nếu 3 năm đầu (1961-1963), hợp tác xã đảm bảo thu nhập cho xã viên được 70-80% thì từ năm 1964 chỉ đảm bảo 35-40%. Lợn ở trại chăn nuôi bị bỏ đói, còi cọc, nuôi cả năm không được 40-50 kg một con. Ao cá chẳng ai trông nom bị mất cắp hoặc vỡ bờ, cá bơi ra ruộng. Dân chán nản chẳng thiết tha với đồng ruộng. Sáng 8 rưỡi-9 giờ mới lững thững đi làm, chiều 3 giờ – 3 rưỡi đã bỏ về. Tiếng kẻng hợp tác xã thời còn ở quy mô cấp xóm (1959) là nét đẹp, sự đổi mới của làng quê, rộn rã gọi xã viên đi làm vào 5 giờ lúc gà gáy sáng, nay nghe buồn thảm uể oải vào 7 giờ mà chẳng thấy ai hưởng ứng. Nhìn ra các xã bên cạnh như Trà Lâm, Trí Quả, Đại Đồng Thành trong huyện đều thấy na ná như vậy cả thôi. Tôi tham gia hợp tác xã từ ngày đầu thành lập, từng kinh qua các chức vụ đội trưởng sản xuất, ủy viên ban kiểm soát, phó chủ nhiệm hợp tác xã (1962-1972) nên những lúc đi họp trên tỉnh nghe nhiều nơi còn tệ hại hơn thế, công lao động chỉ đạt 1,4-1,8 hào/ngày…”
Nhà thơ K, sinh năm 1938, công tác tại NXB Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã nghỉ hưu, hiện sống ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân – Hà Nội:
Tôi quê ở làng Mão Điền, cùng huyện Thuận Thành với ông Nguyễn Văn Cược và ông Hà Sỹ Phu. Tình hình thu nhập trong hợp tác xã của xã viên những năm 60 đúng là rất thấp, chủ yếu là thu nhập ngoài hợp tác xã. Nguyên nhân tham nhũng thời đó có nhưng chưa trầm trọng, chủ yếu là lãng phí. Thóc thu hoạch về nằm kho chờ nộp cho Nhà nước, có khi cả năm đợi vẫn chưa có xe về để giao, vụ nọ chồng lên vụ kia. Đến khi dỡ ra thì ôi thôi, lớp dưới dày cỡ 1m đã bị mốc xanh mốc đỏ. Dân không có gạo mà ăn, còn Nhà nước và hợp tác xã có lúc đổ đi hàng trăm tấn thóc. Lãng phí lớn nhất là sức lao động. Các công trình thủy lợi, đê điều lúc thi công các hợp tác xã huy động hàng vạn, có khi hàng triệu công lao động hóa thành bỏ đi, công cốc công cò vì khi thiết kế không tính kỹ. Liên hoan chè chén lu bù cũng là một hình thức lãng phí khác. Tuy nhỏ, nhưng lại trực tiếp đập vào mắt xã viên, gây bất mãn, lãn công. Nhưng ở quê tôi có một sự thật lạ đời, gạo ở ruộng 5% của nông dân chỉ được ăn, cấm mang ra chợ bán. Quê tôi là đất hiếu học, một làng có hơn chục nhà văn, nhà thơ và rất nhiều người thi đỗ vào đại học. Nông dân ăn độn ngô khoai để dành gạo bán đi lấy tiền nuôi con ăn học thì bị cấm đoán, đến khi họ tìm cách làm bánh chưng, bánh nếp, bánh tẻ đem ra chợ bán cũng thành vi phạm chính sách lương thực và bị tịch thu. Một bà nhà ở đầu làng mấy lần đem bánh đi bán bị các vị tịch thu sạch, mang vào văn phòng ngồi ăn với nhau. Bà ta uất quá, lần sau cũng gói bánh, nhưng bên trong nhân bánh toàn cứt trâu, cứt bò. Các vị tịch thu của bà xong đem vào văn phòng ăn với nhau hóa ra mình là thằng ăn cứt!
Ông NNT, kỹ sư địa vật lý ngành dầu khí, hiện đã nghỉ hưu sống tại thành phố Vũng Tàu kể:
“Năm 1962 ta bắt đầu triển khai phương án thăm dò dầu khí ở tam giác châu thổ sông Hồng nên chúng tôi đi đo trọng lực và địa chấn ở nhiều tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Một lần đi qua huyện Thanh Hà-Hải Dương gặp chuyện rắc rối không thể nào quên. Đất Thanh Hà nổi tiếng với đặc sản vải thiều, bọn tôi đến vào dịp tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) giữa mùa thu hoạch quả, mỗi người mua 10 kg về làm quà cho gia đình, bạn bè ở Hà Nội. Cả xe có 8 người với lái xe là 9 nên trên xe chở ước chừng 1 tạ vải thiều. Xe ra khỏi làng chừng 500 m thì bị dân quân giữ lại. Nhà nước cấm bán vải thiều ra thị trường tự do, phải bán cho công ty xuất nhập khẩu của tỉnh, giá rẻ như bèo. Họ quy định khách ra vào xã chỉ được mang ra khỏi địa bàn mỗi người 1 kg vải thiều. Chúng tôi cãi lý rằng đây là cán bộ đi công tác mua về làm quà nhưng không được. Hỏi họ rằng, vải thiều là sản phẩm đất vườn nhà, thuộc diện tích 5% của xã viên, quyền bán hoặc cho là của xã viên, sao lại cấm? Không được trả lời! Điên tiết, chúng tôi hò nhau trói mấy anh dân quân ném lên xe chạy chừng 10 km rồi thả xuống bắt đi bộ về cho bõ tức. Vụ này khiến tôi là kỹ sư, trưởng đoàn bị kỷ luật hạ một bậc lương.” [justify] Bản thân người viết những dòng này năm 16 tuổi (1962) đã chứng kiến cảnh 2 ông trong ban quản lý thị trường ở chợ Bưởi xô một bà cụ già trên 60 tuổi ngã sóng soài chỉ vì bà cụ mang hơn chục ca lạc ra chợ bán. Lạc là mặt hàng cấm bán tự do, chỉ dành để thu mua xuất khẩu. Có người thợ cắt tóc tên là Tư Ất cũng chứng kiến cảnh đó, ra can ngăn, nói lời phải trái không được, đã nổi đóa tung chân đá cán bộ quản lý thị trường gãy mất hai cái răng để giúp bà cụ chạy thoát. Tư Ất là học trò của võ sư lang Dương, bị quy thành phần địa chủ thời CCRĐ (đã dẫn trong lời kể của nhân chứng NVV). Vì việc đó, ông Tư Ất bị bắt giam 4 tháng về tội đánh người thi hành công vụ. Có lẽ những bất cập của mô hình kinh tế Stalin ở nông thôn miền Bắc đã thúc đẩy một vài nhà khoa học cấp tiến ở viện kinh tế học viết bài đặt lại vấn để cơ chế và giá thu mua nông sản. Ông Bùi Công Trừng và hai tác giả khác bị quy vào phần tử xét lại. Đứng trước thực tế đời sống nông thôn ngày một đi xuống, một số nhà lãnh đạo cấp tiến ở các địa phương với lòng thương dân, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia, nhãn quan sâu sắc và lòng quả cảm đã mạnh dạn thí điểm mô hình quản lý mới. Ngày nay nhiều học giả trong và ngoài nước biết đến ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, xem ông như người tiên phong mở đường cho cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Thật ra một sự kiện phá rào bằng cơ chế khoán đã từng diễn ra năm 1962, ở hai huyện Vĩnh Bảo và Kiến Thuỵ thuộc tỉnh Kiến An cũ (nay nhập vào thành phố Hải Phòng). Cơ chế khoán ruộng đến từng hộ nông dân được tiến hành một cách bí mật do ông Hoàng Hữu Nhân, Bí thư tỉnh ủy khởi xướng, được lãnh đạo hai huyện nói trên ủng hộ. Năm 1963, hội nghị tỉnh đảng bộ cho phép thực hiện lối khoán đó như một mô hình thì điếm. Lập tức ông Hoàng Hữu Nhân bị Trung ương (Đảng) kiểm điểm, điều về Hà Nội giữ những chức vụ hữu danh vô thực đến khi nghỉ hưu và chết không được minh oan. Đến tháng 9/1966 ông Kim Ngọc (Vĩnh Phú) lại quyết tâm làm thử cuộc phá rào, thí nghiệm khoán sản phẩm theo ruộng đến từng hộ gia đình trên phạm vi cả tỉnh. Ông Kim Ngọc cũng bị phê bình, cách chức (1968) và không được công khai minh oan trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến những năm đầu đổi mới. Thế nhưng tháng 9/1980, ông Đoàn Duy Thành khuấy động lại phong trào khoán Kiến An năm xưa của ông Hoàng Hữu Nhân trót lọt, và lần này ông đã đã trở thành người tiên phong đổi mới. Sau này, với cương vị Chủ tịch UBND rồi Bí thư thành ủy Hải Phòng, ông Thành khôn ngoan hơn hai vị trước ở chỗ ông cho thí nghiệm khoán ở Đồ Sơn, nơi có khu nghỉ mát của các vị trong Bộ Chính trị để các vị thấy tận mắt hiệu quả, mặt khác thời điểm này cũng đã chín mùi do tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động ở Đông Âu và Trung Quốc. [Nhờ thành tích này, ông Đoàn Duy Thành được thăng chức lên Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế.] Trở lại vụ xét lại của nhóm Bùi Công Trừng, khi nghiên cứu hồ sơ tài liệu về ông, tôi vô cùng khâm phục sự uyên bác và lòng quả cảm của nhà khoa học chân chính này. Ông vốn là trí thức du học ở Pháp, vào Đảng Cộng sản Pháp rồi đi học Đại học Cộng sản Phương Đông ở Matxcơva, tham gia Quốc tế Cộng sản. Không chỉ dừng ở bài báo xét lại giá thu mua nông sản, hồ sơ tài liệu cho thấy ông Trừng đặc biệt quan tâm đến phát triển làng nghề trong các hợp tác xã nông nghiệp. Theo quan điểm của ông Trừng, cần tổ chức tốt lại lao động của các nghệ nhân, đầu tư khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất và phải tham gia tích cực vào phân công lao động và thị trường quốc tế. Lần theo mạch tư duy khoa học rất đáng trân trọng của ông Bùi Công Trừng, cuộc điều tra nông thôn của tôi đã dừng chân ở một số làng nghề để nghiên cứu. Theo các tài liệu của nhà nghiên cứu Pháp P.Gourou còn để lại, đầu thế kỷ 20, chỉ riêng khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ đã có hơn 400 làng nghề nổi tiếng: nghề đúc đồng ở Ngũ Xã (Hà Nội), Văn Môn (Bắc Ninh), chợ Cồn (Nam Định), nghề tơ tằm ở Vạn Phúc, Song Phượng (Hà Đông), Đại Mỗ (Hà Nội), Xuân Hồng (Nam Định); nghề gỗ khảm trai ở Đồng Kỵ, Phù Khê (Bắc Ninh), Phủ Lý (Hà Nam); nghề cói ở Nga Sơn (Thanh Hóa), Kim Sơn (Ninh Bình), nghề dệt ở Nghĩa Đô, Triều Khúc, Bái Ân, Trích Sài (Hà Nội), Tân Lập (Hà Đông)… Nhiều nơi như ở Nam Định nằm giữa các cụm làng nghề đã hình thành thị trường mua bán nguyên liệu rất sầm uất như chợ sắt ở Vân Tràng, chợ sợi ở Hòa Hậu, chợ kén tơ tằm ở Cổ Chất và Nhà Xá… Mô hình kinh tế mới (1961-1965) đã xóa bỏ các chợ nói trên, coi đó là sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản. Trong các hợp tác xã nông nghiệp, mô hình chung của các nơi có làng nghề truyền thống bao gồm: các đội sản xuất nông nghiệp, tổ thủy lợi, tổ kỹ thuật, đội chăn nuôi và đội sản xuất thủ công nghiệp trực thuộc quyền điều hành của ban chủ nhiệm hợp tác xã mà thông thường là những người có ít hiểu biết về nghề thủ công. Lao động của các nghệ nhân không được coi trọng. Xã viên làm nghề thủ công cũng hưởng theo công điểm như các xã viên trồng trọt, chăn nuôi. Đầu ra của sản phẩm làng nghề lại bị động, gần như phụ thuộc vào các hợp đồng đổi hàng với Liên Xô và Đông Âu nên giá cả và tiến độ, khối lượng giao hàng rất tùy tiện. Ở thời điểm 1962-1963, ông Bùi Công Trừng dám công khai lên tiếng đòi tham gia phân công lao động và hòa nhập thị trường quốc tế, ngầm ý muốn đột phá đầu ra cho các làng nghề đến với trường Tây Âu, quả là sáng suốt và dũng cảm. Sau này, kể từ 1990, các làng nghề thủ công mỹ nghệ như Đồng Kỵ, Bát Tràng, Vạn Phúc đột biến thăng hoa, xuất hiện nhiều tỷ phú nhờ hòa nhập với thị trường thế giới, ta càng thêm kính phục ông Bùi Công Trừng và các cộng sự trong vụ bị quy kết là phần tử xét lại. Còn vào thời đó, các làng nghề bị mai một dần, đời sống của nông dân các làng nghề cùng chịu chung số phận nghèo đói như các làng thuần nông. Một làng nghề gốm sứ nổi tiếng như Bát Tràng lại chỉ cho ra đời thứ sản phẩm là những chiếc bát đĩa sành cong vênh, méo mó!…Về mặt đời sống tinh thần, khi xem xét tài liệu thống kê năm 1963, trong cơ cấu tiêu dùng theo người/tháng chỉ có 0,26 đồng cho giải trí, 0,34 đồng cho y tế, 1,39 đồng cho chi khác (chủ yếu là học tập của con cái)… ta thấy còn rất thấp. Tuy nhiên, trên thực tế những năm 1961-1965 mạng lưới y tế, giáo dục ở nông thôn miền Bắc phát triển rất mạnh (xem Bài 1, phần II, mục 2). Nhìn chung người nông dân miền Bắc được xem phim 1 lần/tháng, xem hát chèo, tuồng hoặc cải lương 1 lần/3 tháng. Ở các vùng núi cao, Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm thành lập các đội chiếu bóng lưu động phục vụ đồng bào dân tộc ít người. Nói đến đời sống nông thôn không thể bỏ qua cuộc vận động đi khai hoang lập nghiệp ở miền núi. Đối tượng đưa gia đình đi khai hoang, trừ các gia đình tự nguyện, là các hộ lý lịch “bất hảo”, và còn có một số hộ vốn là cán bộ trong hợp tác xã dám dũng cảm đấu tranh với tham nhũng, lãng phí, đòi thay đổi cách quản lý. Tuy nhiên, khác với các hộ ở đô thị đi xây dựng vùng kinh tế mới, những hộ nông dân thường sớm thích nghi với hoàn cảnh, yên tâm làm ăn lâu dài. Ở Bát Sát (Lao Cai), Mai Châu (Sơn La) hiện có hàng nghìn hộ dân gốc quê Nam Định, Thái Bình lên khai hoang vào những năm 1962-1964. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) Thu 06 Apr 2023, 08:09 | |
| III. Giai đoạn 1966-1975: Nguồn lực vô tận của chiến tranh
III.1. Nông dân là quân chủ lực
“Nông dân là quân chủ lực, đội quân hùng cường, không có nông dân thì kháng chiến ta không hề thành công”- đó là đoạn ca từ mở đầu cho một bài hát tuyên truyền thời kháng chiến chống Pháp. Thế hệ chúng tôi khi hòa bình mới được lập lại (1954), tuổi còn thiếu nhi, nhưng cũng được tập hát ra rả suốt ngày. Thời gian qua đi, không còn mấy ai thuộc lời, nhớ tên tác giả bài hát tuyên truyền ấy nữa. Chỉ khi điều tra về đời sông nông dân thời chiến (1966-1975), bỗng nhiên tôi nhớ lại câu đầu của bài hát và nó cứ vang vọng ám ảnh tôi mãi.
Ở miền Bắc, những người lính đi B đầu tiên vào năm 1959 là người miền Nam tập kết, do ông Võ Bẩm dẫn đầu, khai sinh ra đường mòn Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn. Tiếp sau đó, vào năm 1962 trở đi, những chàng trai trẻ nông thôn miền Bắc ở mọi miền quê tấp nập ra trận, đông nhất là nông dân các tỉnh Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc cũ. Họ ra đi với khí thế hào hùng và niềm tin tất thắng. Những ai viết về nông thôn giai đọan này, nhất là các cây bút trẻ giờ đây tiếp cận thông tin nhiều chiều cũng cần tỉnh táo và trung thực với lịch sử. Thanh niên Hà Nội và các thành phố đi B không nhiều, chủ yếu vào những năm 70. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao đông – Thương binh – Xã hội, năm 1993, cả nước có 1,4 triệu thương binh và gia đình liệt sĩ, trong đó 84,7% là người miền Bắc, bị thương hoặc hy sinh thời chống Mỹ. Con số ấy vẫn còn xa với sự thật vào năm 1975 bởi đến thời điểm 1993, có nhiều trường hợp thân nhân liệt sĩ đã chết, gia đình không còn được hưởng chính sách hoặc khi người thương binh qua đời thì các chế độ của họ cũng hết, không nằm trong sự theo dõi của Bộ nữa. Tổn thất này, thiết nghĩ ta cũng không cần né tránh. Ở bất cứ chế độ chính trị nào, người nông dân Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử luôn phải chịu nhiều thua thiệt nhất về quyền lợi, nhưng khi có chiến tranh, họ lại là nguồn lực vô tận về sức người, sức của. Với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, làng quê miền Bắc vắng bóng các trai làng, phụ nữ khỏe mạnh cũng đi thanh niên xung phong, nhất là các cô thanh nữ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Lương thực ùn ùn chở về kho Nhà nước theo chế độ thu mua bắt buộc. Các hợp tác xã thiếu hụt lao động nghiêm trọng, khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai” ra đời trong hoàn cảnh đó.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, những hiện tượng quản lý kinh tế lỏng lẻo, quan liêu, độc đoán, chuyên quyền và tham ô, lãng phí của ban chủ nhiệm hợp tác xã có điều kiện bùng phát. Khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai” được nông dân diễn nôm thành ca dao truyền khẩu:
Mỗi người làm việc bằng hai Để cho chủ nhiệm mua đài, mua xe Mỗi người làm việc bằng ba Để cho chủ nhiệm xây nhà, liên hoan.
Phải thừa nhận mô hình kinh tế HTX cấp cao ở nông thôn đã phát huy hiệu quả tuyệt vời trong thời chiến về việc huy động sức người, sức của cho mặt trận. Mặt tiêu cực của nó vẫn âm ỉ lan rộng, nhưng lại bị nhòa lấp bởi khí thế cách mạng, lòng yêu nước và sự nhẫn chịu phi thường của những người nông dân thuần phác.
III.2. Đời sống thời chiến qua số liệu thống kê
Ở Bắc Việt Nam những năm chiến tranh có 2 cách để xem xét giá trị đồng tiền là giá gạo và giá vàng. Lấy giá cả năm 1959 làm chuẩn thì giá gạo và giá vàng những năm chiến tranh biến động như sau:
Năm 1959 giá gạo quê là 0,65 đồng/1kg, giá vàng là 55-60 đồng/1 chỉ. Các năm chiến tranh giá cả tương ứng: Năm 1966 là 0,70-0,80 đồng và 75-80 đồng. Năm 1970 là 0,85-0,90 đồng và 90-100 đồng. Năm 1974 là 0,95-1,00 đồng và 110-120 đồng.
Như đã trình bày ở Bài 1 (phần III, mục 3), do chiến tranh, vật phẩm khan hiếm, giá cả tăng, Nhà nước liên tục tăng lương cho khối cán bộ công nhân viên trong biên chế bằng việc lạm phát tiền, đẩy khó khăn này về cho nông dân. Thật vậy, khi đồng tiền lạm phát, lẽ ra giá gạo và giá vàng tăng đều nhau, nhưng trên thực tế chỉ có năm 1966 (bắt đầu cuộc chiến) diễn biến như vậy, còn các năm sau giá vàng tăng mạnh hơn giá gạo. Kết quả là thu nhập của người hưởng ngân sách được giữ vững, nông dân chịu thua thiệt, và kẻ hưởng lợi là những người giàu ở đô thị (lớp người này thời đó không đông, chưa đại diện cho một giai tầng xã hội như thời đổi mới hiện nay). Động thái khôn ngoan và rất tinh vi này chỉ có thể thực hiện trong mô hình kinh tế Stalin. Đi sâu vào phân tích số liệu thống kê ta sẽ càng thấy rõ.
Năm 1966 thu nhập bình quân đầu người/tháng của nông dân bằng tiền là 13,54 đồng, nhưng theo giá cả sinh hoạt năm1959 chỉ còn là 11,4 đồng. Tương ứng các năm sau: Năm 1968 là 14,86 đồng và 10,6 đồng. Năm 1970 là 15,69 đồng và 12,3 đồng. Năm 1972 là 16,96 đồng và 13,1 đồng. Năm 1974 là 18,68 đồng và 14,1 đồng.
Về cơ cấu thu nhập của nông dân giai đoạn này cũng có nhiều biến động lớn, cụ thể:
Trước chiến tranh (1961-1965) thu nhập từ hợp tác xã trung bình là 40,39%, thu nhập từ ruộng 5% là 51,30%, thu nhập từ các nguồn khác (chạy chợ, làm thêm nghề thủ công, làm thêm ngoài thị trấn, thị xã thành phố…. ) là 8,31%. Thời kỳ chiến tranh tôi chia thành 2 giai đoạn với các số liệu tương ứng: 1966-1970: 34,53%, 54,48% và 10,99% 1971-1975: 35,45%, 52,40% và 12,15%
Chia 2 giai đoạn theo mức độ ác liệt của chiến tranh đất đối không trên miền Bắc, đồng thời so sánh nó với cơ cấu thu nhập trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, ta càng thấy rõ mức độ thua thiệt của nông dân. Trước chiến tranh, Nhà nước thông qua cơ chế hợp tác xã dùng chính sách thu mua nông sản giá thấp, bán hàng công nghiệp giá cao để huy động vốn cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), động thái này cộng với yếu kém trong quản lý hợp tác xã khiến thu nhập của xã viên trong hợp tác xã chỉ đạt 40,39%. Bước vào chiến tranh, người nông dân vẫn tiếp tục phải chịu thiệt thòi trong cơ chế ấy. Mặt khác, họ phải san sẻ thu nhập cho các gia đình có con em đi chiến trường, cho các đội dân quân trực chiến ở địa phương, cho bộ phận phi sản xuất của hợp tác xã ngày càng phình to ra… Vì vậy thu nhập từ hợp tác xã trong giai đoạn chiến tranh ác liệt chỉ đạt 34,53%, đến giai đoạn sau có khá lên một chút, đạt 35,45%. Chúng tôi tách thu nhập ngoài hợp tác xã ra thành 2 phần để thấy ngoài ruộng 5% ra, phần thu nhập khác nhờ bươn bả kiếm sống cũng tăng dần lên qua 3 giai đoạn. Sức chịu đựng và khả năng thích ứng của nông dân miền Bắc thật phi thường!
Tóm lại, số liệu thống kê đã chứng minh rằng chính sách tiền tệ và giá cả của Nhà nước thiên về ưu tiên cho khối hưởng lương biên chế (trong đó bao gồm rất nhiều sĩ quan quân đội và cảnh sát), cộng với những điều phân tích về xã hội nông thôn thời chiến vừa nêu mới chính là nguồn gốc sâu xa, to lớn của nỗi khổ mà nông dân thời chiến phải gánh chịu. Trên văn đàn và các cuộc hội thảo kinh tế học, xã hội học, một số văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu tự vỗ ngực mình là người cấp tiến đã quá thổi phồng mặt tiêu cực của mô hình quản lý hợp tác xã và hệ thống chính quyền cơ sở ở nông thôn, coi đó là nguyên nhân chính của mọi nỗi thống khổ là chưa công bằng và chuẩn xác. Thật ra, mọi sự tham ô, lãng phí, độc đoán, chuyên quyền ở nông thôn là có nhưng không lớn. Nó nhiều lắm cũng chỉ là những cuộc chè chén, thu vén cho riêng mình ngôi nhà ngói, sân gạch, bể nước, cái đài, cái xe… Công bằng mà nói đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nông thôn có công hơn là có tội. Một chút thất thoát ấy cũng không đáng là bao so với khối lượng huy động khổng lồ về sức người sức của cho mặt trận mà họ đã hoàn thành một cách xuất sắc hơn ở bất kỳ một cuộc chiến tranh hiện đại nào trên thế giới. Việc làm của họ nếu so sánh với sự tham nhũng, lãng phí thời kỳ đổi mới hiện nay lại càng nhỏ bé, như hạt cát so với quả núi. Thật vậy, chỉ cần một nhóm quan chức địa phương hôm nay ở nông thôn tham ô vài miếng đất tại khu vực có triển vọng đô thị hóa là họ có thể chia nhau bỏ túi hàng triệu, thậm chí chục triệu, trăm triệu USD dễ như trở bàn tay. Một cuộc nhậu nhẹt hay ăn chơi xả láng của họ cũng đủ xây vài ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng ở các làng quê hẻo lánh.
Đời sống nông dân về y tế, giáo dục và văn hóa, nghệ thuật bạn đọc có thể tham khảo Bài 1 Điều tra đời sống cư dân đô thị Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975 (phần III, mục 3) hay phụ lục kèm theo, gồm các biểu đồ, bảng thống kê. Ở đây chỉ nhấn mạnh một điểm, do chiến tranh nên có vài năm việc tuyển sinh vào đại học không qua thi, nhờ đó con em nông dân, nhất là ở Nghệ Tĩnh, Quảng Bình có nhiều cơ hội học lên cao. Bước vào đổi mới, thế hệ trí thức xuất thân từ nông thôn trong giai đoạn này nhiều người là giáo sư, tiến sĩ hay cán bộ quản lý cấp cao. Đó cũng là một nét độc đáo của Việt Nam trong thế kỷ văn minh và hội nhập với cộng đồng thế giới.
III.3. Đời sống thời chiến qua điều tra, phỏng vấn
Trước khi ngồi viết lại phần này, tôi thắp nén nhang tưởng nhớ người bạn tâm giao, anh Lưu Xuân Viện, nhà ở phố Cửa Bắc-Hà Nội, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình. Năm CCRĐ cha và ông nội của anh đều bị quy sai là địa chủ cường hào ác bá. Có lẽ vì vậy nên anh say mê nghiên cứu về CCRĐ và tình hình nông thôn miền Bắc. Là kỹ sư, công tác ở Bộ Điện than cũ, nhưng anh Viện am hiểu các môn khoa học xã hội. Chúng tôi đôi khi có dịp đàm luận với nhau suốt đêm về văn học, triết học, mỹ học, xã hội học, lịch sử… Anh giao du rộng với nhiều nhà văn, nhà báo và nổi tiếng trong số họ là người cao đàm khoát luận. Tôi vốn sinh ra trong một gia tộc lâu đời ở Hà Nội nên kiến thức về nông thôn còn rất hạn chế, chính anh là người giúp tôi hiểu về nông thôn. Nếu anh còn sống chắc sẽ bổ sung cho bài viết lần này của tôi nhiều điều lý thú (anh Viện mất năm 2003 vì bạo bệnh).
Một may mắn khác nữa là tôi được quen biết qua công việc với ông Hồ Đắc Hoài. Ông Hoài là chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học lão thành về dầu khí. Khi tôi kể với ông về dự định nghiên cứu của tôi và khó khăn trong mảng nông thôn, ông khuyên tôi nên đi tìm các nhân chứng là công nhân, kỹ sư dầu khí của Liên đoàn địa chất 36, tiền thân của Tổng Công ty dầu khí hiện nay. Để tìm kiến thăm dò dầu khí, suốt từ năm 1962-1976, họ đã “cày nát” các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phụ cận (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng). Nhờ thế tôi có nhiều thông tin từ họ. Những người này hiện nay họ sống ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… Xin cám ơn vong linh anh Lưu Xuân Viện, cám ơn nhà khoa học lão thành Hồ Đắc Hoài!
Đời sống nông dân thời chiến có lẽ được thể hiện đầy đủ, rõ nét nhất ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ở các nơi này phong trào hợp tác xã cấp cao diễn ra nhanh mạnh và triệt để nhất. Trong chiến tranh đây cũng là vựa lúa và nguồn nhân lực chủ yếu cho chiến trường miền Nam. Do đặc thù của chiến tranh nên nhiều nơi ban chủ nhiệm hợp tác xã đảm nhận cả một số chức năng của chính quyền xã như vấn đề tổ chức và chu cấp kinh phí cho các hoạt động từ văn hóa xã hội, y tế, giáo dục đến tuyển quân, tổ chức dân quân trực chiến và mạng lưới an ninh nông thôn. Ông đội trưởng sản xuất gần như đảm đương cả chức vụ trưởng thôn, trưởng xóm. Sau luỹ tre làng, người quyết định đời sống nông dân thông qua số lượng, giá trị ngày công và phân phối nhu yếu phẩm (dầu hoả, đường, vải, quần áo may sẵn, giấy viết học sinh, khăn mặt, xà phòng, …) là ông đội trưởng và ông thư ký đội. Việc xác nhận lý lịch cho đi học, đi “thoát ly” cũng phải do ông đội trưởng viết rồi mới chuyển lên cho UBND xã ký và đóng dấu.
Ông NVT, sinh năm 1959, quê huyện Tiền Hải-Thái Bình, hiện đang sống ở Hà Nội kể:
“Anh tôi sinh năm 1948, năm 1967 Liên đoàn địa chất 36 cử người về làng tuyển công nhân khai thác dầu khí, nhưng vì gia đình tôi có hiềm khích với ông đội trưởng nên bị ngăn cản. Chuyện là hai nhà liền rào nhau, con gà mái nhà tôi đẻ lang sang chuồng nhà bên ấy, họ lấy trứng ăn bị mẹ tôi chửi bới suốt mấy ngày. Từ đó ông đội trưởng rất thù mẹ tôi, phê vào lý lịch anh tôi rất xấu. May nhờ có một ông tuyển người tốt bụng, biết chuyện mâu thuẫn, thuyết phục ông đội trưởng viết lại cho nhẹ đi. Anh tôi giờ đã học thêm đại học tại chức, làm kĩ sư ở một giàn khoan trên biển Côn Sơn, sống tại Vũng Tàu.”
Mức sống nông dân trước hết thể hiện qua bữa ăn thường nhật. Nhìn chung, có một ưu điểm nổi bật trong những năm chiến tranh là không có ai bị chết đói, nhưng khẩu phần ăn thì hết sức đạm bạc. Lương thực chính là gạo chỉ đủ ăn 7-8 tháng trong năm, ngay cả vùng quê 5 tấn Thái Bình (sản lượng 5 tấn thóc/ 1 ha- năm) cũng chỉ đủ gạo ăn 8.5- 9 tháng là cùng. Những tháng giáp hạt, lương thực chính là ngô, khoai, dong riềng. Đôi chỗ ở Thái Bình như các huyện Tiên Hưng, Vũ Tiên, Hưng Nhân, Duyên Hà vì gạo ít, không đủ nhiệt làm chín thức độn nên có nhiều nhà ăn cháo kèm với ngô luộc, khoai luộc hoặc củ đậu ăn sống, kéo dài suốt 3 tháng liền. Có lẽ vì thế nên ở thị xã Thái Bình có nhà máy xay xát rất lớn, dân gian gọi chệch đi là “nhà máy cháo”. Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân thời đó có câu “Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình…”, bị lũ trẻ học trò tinh nghịch hát trẹo đi thành “Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai ninh cháo quê ở Thái Bình…”. Giai điệu bài hát nghe giống như tiếng gõ đũa vào thành bát chờ cơm của các chàng trai trẻ háu đói. [Không ngờ gần đây, khi nhà báo Nguyễn Phú Cương đi viết bài về chân dung nghệ sĩ Hoàng Vân, được nghe ông kể: “Năm ấy tôi cùng một nhóm văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác ở Thái Bình, đói lắm. Cả đoàn thường phải ngồi chờ cơm ở bếp ăn tập thể của cơ sở có khi tới hàng giờ. Ngồi buồn, anh em vừa gõ bát vừa tán dóc đủ thứ chuyện. Âm hưởng của tiếng gõ bát cứ lặp đi lặp lại, nghe vui tai, làm tôi chợt nảy ra ý tưởng lấy nó làm giai điệu chính, sáng tác bài hát về quê hương 5 tấn…”.]
Thực phẩm trong bữa ăn chủ yếu là rau muống, rau dền, rau lang, rau má. Nước chấm thường là tương, mắm tôm, mắm cáy, mắm cua. Ngay cả những xã ven biển làm ra nước mắm chỉ để cung cấp cho Nhà nước phục vụ dân đô thị và cán bộ công nhân viên trong biên chế, phần để lại dùng rất ít, chờ khi có khách hoặc giỗ tết mới mang ra dùng. Các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng và trứng phải mang ra chợ huyện bán để mua giấy bút, quần áo cho con đi học. Lợn nuôi được phải bán cho Nhà nước theo chỉ tiêu bắt buộc phân về từng hợp tác xã, đến lượt hợp tác xã lại phân về hộ gia đình. Trâu bò tuyệt đối cấm giết mổ để bảo vệ sức kéo. Mì chính là thứ gia vị đánh lừa cảm giác trong bữa ăn thiếu đạm, thời đó ở nông thôn rất quý hiếm. Những chàng công nhân trẻ, láu cá của Liên đoàn 36 tìm kiếm dầu khí mỗi tháng được cấp 2 gói mì chính (loại 25 gram/1 gói) thường không ăn mà để dành, thủ sẵn trong túi áo. Chờ đợt đi dã ngoại đo máy, các chàng nhắm các cô gái xinh đẹp lân la tán tỉnh. Khi đã bén gót được cửa nhà nàng, họ kính biếu thầy u cô gái 1 gói mì chính, liền được “các cụ” quý như vàng.
Đời sống kham khổ quanh năm, muốn có bữa ăn tươi, có thịt, có cá, có rượu, người nông dân thuần phác chỉ biết trông chờ vào các dịp giỗ tết, cưới hỏi, ma chay hoặc các bữa liên hoan tập thể. Mâm cỗ ở nông thôn thời đó phổ biến là thịt lợn luộc, canh khoai sọ nấu xương, rau các loại xào với thịt băm nhỏ hoặc lòng lợn. Thịt gà, măng, miến chỉ có ở mâm cỗ các gia đình cán bộ hoặc có con đi học nước ngoài. Ở nhiều nơi, nhất là Hà Bắc, Hải Hưng, Ninh Bình, thịt lợn luộc là món sang nhất mâm cỗ lại thường không bày vào đĩa mà đựng trong lá sen hay lá chuối thật to. Phụ nữ ngồi vào mâm không ai dám đụng đũa, đợi lúc đứng lên họ xé tầu lá chia đều cho từng người đem về cho con.
Cũng một kiếp người nhưng đôi khi quá nghèo, miếng ăn là miếng nợ. Mâu thuẫn giữa cộng đồng nhiều khi xuất phát từ nợ miệng mà ra, nhiều chuyện cười ra nước mắt.
Ông NHT, sinh năm 1947, công nhân dầu khí, quê ở Hưng Yên, hiện sống ở TP.HCM kể:
“Năm 1971, chúng tôi “đóng quân” ở một xã thuộc huyện Ninh Giang – Hải Dương để đo máy suốt 8 tuần, lại đúng vào mùa cưới. Cỗ cưới ở đây rất đơn giản, chỉ có thịt lợn luộc, 2 bát canh, 2 đĩa rau xào, nhưng phải làm cỡ 100 mâm trả nợ miệng cả làng. Lần ấy tôi đi dự đám cưới ở nhà ông L xóm 7 thôn Đình, đang vui vẻ thì có mấy người trèo tường vào đòi ăn cỗ. Họ cãi nhau ầm ĩ với gia chủ. Hoá ra năm trước nhà họ có đám cưới mời cả nhà gia chủ, nay gia chủ quên mời nên họ trèo tường vào đòi nợ!”
Tết Nguyên đán là ngày hết sức hệ trọng.Từ xã viên đến ban chủ nhiệm hợp tác xã đều phải tính toán, chuẩn bị từ vụ gặt lúa mùa vào tháng 10 âm lịch. Tiêu chuẩn mỗi hộ gia đình được chia từ 5-10 kg thịt lợn móc hàm (tính cả xương).Gạo nếp, đường, mật, đỗcác giá đình rậm rịch chuẩn bị vài tháng trước Tết. Ba món ăn phổ biến trong ngày Tết là bánh chưng, thịt đông, vài cặp giò xào. Ở một số nơi người ta gói bánh chưng Tết làm 2 đợt vào 23 tháng chạp và 15 tháng giêng, mỗi đợt từ 20-30 cái, nhiều là 50 cái. Sự hào phóng trong những ngày Tết thật ra cũng là để bù đắp cho cả năm ăn uống đạm bạc mà thôi. Tuy nhiên với bản tính lo xa, mỗi nhà khi làm cỗ đều cố gắng lọc thịt mỡ để dành khoảng 2 kg mỡ nước trong liễn sành treo trong buồng dùng ăn dần tháng giêng, tháng hai. Tóp mỡ cũng cất đi để dành, đem nấu canh dưa hoặc xào với rau cải, su hào, mỗi bữa đôi thìa.
Ông NVG, công nhân đo từ và trọng lực ngành dầu khí, sinh năm 1944, quê ở Hải Phòng, hiện sống ở khu Nam Thành Công – Hà Nội kể:
“Ở các vùng Yên Dũng, Quế Võ, Tiên Sơn (Hà Bắc) có 2 dấu hiệu để nhận biết năm ấy hợp tác xã cho xã viên ăn Tết to hay bé. Nếu ăn Tết to thì ngày mồng 3 hoặc 5 Tết, mỗi nhà còn dư thịt để nấu một nồi cháo thái – cháo bột nấu với xương, “cái” là bột gạo nếp nhào thật dẻo lẫn với thịt nạc rồi thái ra. Nếu ăn Tết bé do hợp tác xã khó khăn, mất đoàn kết hay mất mùa thì nồi cháo thái sẽ được thay bằng vài chục chiếc bánh khoai – khoai lang thái lát mỏng với ít tóp mỡ băm nhỏ làm nhân gói trong vài lớp lá chuối khô rồi đem hấp, khi ăn bánh thấy sần sật, bùi và béo, cũng đỡ nhớ nồi cháo thái theo tục lệ cổ truyền.”
Có lẽ sự thiếu hụt thịt, cá trong bữa ăn thường nhật đã làm nảy sinh tệ nạn liên hoan, chè chén lu bù ở các hợp tác xã. Người ta tổ chức ăn liên hoan bằng đủ mọi lý do: đại hội xã viên, đại hội đảng bộ hoặc chi bộ, đại hội đoàn, đại hội phụ nữ, lễ ra quân, lễ tổng kết phong trào ba đảm đang, lễ sơ kết 6 tháng hay cả năm, lễ đón mừng các danh hiệu thi đua… Thậm chí có những bữa liên hoan phát động chị em đặt vòng tránh thai hay tổng kết chiến dịch phun thuốc trừ muỗi, tiêm chủng phòng bệnh sởi, bệnh cúm, bệnh ho gà cho trẻ em cũng lu bù vài chục mâm.
Ông QTK, sinh năm 1942, cán bộ kỹ thuật Liên đoàn 36, hiện sống ở Gia Lâm-HN kể:
“Đơn vị tôi đóng trụ sở ở thôn Bối Khê, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi- Hưng Yên gần 7 năm. Tính ra riêng một năm 1968 cộng tất cả các cuộc liên hoan từ cấp đội sản xuất đến ban chủ nhiệm hợp tác xã, các đoàn thể chính trị có tới trên dưới 100 cuộc. Liên hoan nhỏ thì mổ một con chó hoặc con lợn, còn to thì có khi đến cả chục con lợn, trăm con vịt. Người ăn đã đông, nhưng trẻ con trong làng đứng chầu chực để người lớn cho nắm xôi, miếng thịt còn đông gấp mấy lần.”
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |