Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi   Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi I_icon13Thu 01 Jun 2023, 08:17

Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi

GDVN- Thành công của con cái là hạnh phúc của bố mẹ, đâu có quy định nào cấm phụ huynh khoe thành tích học tập của con cái.

Mấy ngày nay, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh giấy khen, phần thưởng của các con được phụ huynh chia sẻ.

Thành công của con cái là hạnh phúc của bố mẹ, đâu có quy định nào cấm phụ huynh khoe thành tích học tập của con cái. Con học hành giỏi giang người làm cha mẹ nào không có chút hãnh diện. Vì thế, cuối năm học học có người gọi là mùa khoe con, mùa khoe giấy khen, … cũng có lý.

Thế nhưng, cũng có phụ huynh “giật mình” khi nghe thành tích của con, của lớp con mình học toàn là "siêu nhân".
Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi ảnh 1

Một phụ huynh đã viết trên mạng xã hội: “Thằng nhóc năm nay học 12, sắp thi đại học nên mình cũng quan tâm hỏi: tình hình năm nay lớp con được bao bạn học sinh tiên tiến ha con? Dạ hok có bạn nào hết mẹ ơi.

Mình la: Ủa tụi con học hành kiểu gì vậy, năm nay thi đại học rồi, ngày xưa lớp mẹ hơn 3 chục đứa, không có giỏi nhưng ít ra cũng 5-7 học sinh tiên tiến chứ, học vậy mới là học chứ, bla bla…

Cai thấy ảnh cười cười, mẹ lúc nào cũng ngày xưa, ngày xưa, …lớp con ko có học sinh tiên tiến, cũng chẳng có đứa nào trung bình mà toàn là học sinh giỏi, lớp có 37 đứa thì 37 đứa giỏi.

Mình thấy bị hố hàng, nhưng cũng chém thêm vài câu: ủa rồi trong số giỏi đó có phân loại giỏi xuất sắc, giỏi khá, giỏi trung bình gì không con? Chơ mẹ thấy tụi bay giờ thành siêu nhân hết rồi hay gì á!

Nhìn vào điểm số cao ngất của học trò bây giờ ko biết có phải thực lực của tụi nó, hay con số chỉ là con số thôi, hic".

Bài viết đã thu hút được rất nhiều bình luận, trong đó không ít bình luận của giáo viên. Phần lớn bình luận đều lo lắng khi kết quả "đẹp quá".

Bên cạnh đó cũng không ít bình luận chua chát cho thực trạng học sinh khá giỏi nhiều, kiếm được học sinh yếu kém rất khó, là do bệnh ngụy thành tích của giáo viên mà ra.

Thực tế, từ khi điểm học bạ nằm trong cơ cấu điểm xét tốt nghiệp, “nạn” học bạ đẹp đã thi nhau phát triển tại các cơ sở giáo dục, “đầu tàu” phải nói đến lớp 12.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2021-2022 có 45,19% học sinh lớp 12 đạt học lực giỏi, tỉ lệ này ở khối 11 là 37,42%, khối 10 là 30,88%.

Cũng theo thống kê trên, trong tổng số 180.293 học sinh Trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh thì tỉ lệ học sinh đạt học lực khá năm học vừa rồi là cao nhất: khối 10: 44,09%; khối 11: 43,52%; khối 12: 46,46%. Như vậy, tính ra tỉ lệ học sinh lớp 12 đạt học lực loại khá, giỏi lên đến 91,65%, học sinh đạt loại trung bình là 8,17%; loại yếu là 0,17%. Toàn thành phố có 2 học sinh lớp 12 đạt học lực kém.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, những trường có tỉ lệ học sinh giỏi cao là những trường Trung học phổ thông công lập nổi tiếng hoặc có điểm chuẩn vào lớp 10 thuộc tốp cao nhất của thành phố như: Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa có 1.247 trên tổng số 1.300 học sinh đạt loại giỏi, tỉ lệ 95,92% - cao nhất thành phố.

Trường có tỉ lệ học sinh giỏi cao thứ nhì TP là trường ngoài công lập: Trường tiểu học, THCS và THPT Mùa Xuân (Wellspring) với 93,57%. Kế đó là Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 với 92,52%; Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình với 87,36%; Trường THPT Nguyễn Du, quận 10 với 86,35%...[1]

Giờ kiếm học sinh kém để tặng quà động viên mà không dễ chút nào. Đó là chia sẻ của một thầy giáo “già” Nguyễn Thanh Hải giáo viên tiểu học, đã nghỉ hưu nhiều năm, ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thường đóng góp xây dựng quỹ khuyến học của nhà trường, năm nay được nhà trường mời dự lễ tổng kết cuối năm.

Thầy Hải cho biết: “Nói đùa nhưng mà thật, mình cũng có ý định tặng học sinh kém của nhà trường một món quà tinh thần, đó là sẽ kèm cặp học sinh đó trong năm học tới hoàn toàn miễn phí.

Nếu gia cảnh của em ấy khó khăn, vợ chồng mình sẽ giúp đỡ để em được đi học đầy đủ nhất, thế nhưng khi nghe báo cáo tổng kết, nhà trường không có học sinh kém, số học sinh trung bình cũng rất ít, mình vừa mừng, vừa lo.

Mừng vì các em cố gắng học tập, lo vì kết quả đó có thể sẽ là “ảo”, nếu là “ảo” sẽ vô cùng nguy hại, các con sẽ ỷ lại, không học, chất lượng giáo dục cao sẽ chỉ nằm trên giấy”.

Có một nguyên nhân được nhiều chuyên gia, thầy cô đề cập khi nói đến lý do khiến điểm học bạ đẹp, đặc biệt là ở bậc trung học phổ thông. Đó là điểm học bạ nhiều năm qua được các trường đại học, cao đẳng sử dụng là một trong các phương án xét tuyển. Để “giúp” học sinh đậu đại học, cao đẳng, các trường trung học phổ thông lại thêm lý do “thương” học trò nên đã có phần "nhẹ tay".

Để “dẹp nạn học bạ đẹp”, có lẽ chỉ có thể giải quyết bằng việc Bộ sớm bỏ cơ cấu điểm học bạ trong điểm xét tốt nghiệp, cùng với đó, các trường đại học, cao đẳng không sử dụng điểm học bạ xét tuyển sinh. Lúc đó, sẽ không còn động lực để thầy cô cho học sinh điểm đẹp nữa.

28/05/2023
Sơn Quang Huyến
(Giáo dục Việt Nam)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi   Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi I_icon13Thu 01 Jun 2023, 08:30

Học sinh phổ thông giờ giỏi thật, điểm 9, điểm 10 như "mưa"!

GDVN- Chỉ riêng chuyện làm giấy khen, gói quà để khen thưởng cho học sinh vào dịp cuối năm cũng khiến cho nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên tất bật.

Dịp cuối năm học, nhiều phụ huynh và học sinh thường khoe trên các trang mạng xã hội những giấy khen, bảng điểm khiến cho những người xem cứ phải trầm trồ thán phục vì những danh hiệu và những bảng điểm đẹp như mơ.

Nhìn qua, những bảng điểm mà phụ huynh hay học sinh đưa lên các trang mạng xã hội, chúng ta thấy học sinh bây giờ giỏi quá bởi toàn điểm 9, điểm 10 và điểm trung bình môn của nhiều em lên đến 9,7- 9,8.

Học sinh bây giờ nhiều em thông minh, được phụ huynh đầu tư từ nhỏ nên việc nhiều em học giỏi là điều dễ hiểu nhưng thực tế điểm 9, điểm 10 đang được một số thầy cô giáo hào phóng cho. Bảng điểm của học trò đẹp cũng đồng nghĩa bảng thành tích của thầy cô đẹp, số liệu báo cáo của nhà trường đẹp cũng đẹp theo.

Cứ thế, năm sau “phải bằng và cao hơn năm trước” nên bảng điểm của học trò ngày càng đẹp hơn, long lanh hơn. Thế nhưng, phía sau những bảng điểm như mơ ấy không chỉ là công sức, nỗ lực của học trò mà còn có cả một “nghệ thuật” đánh giá, cho điểm học trò của thầy cô giáo.
Học sinh phổ thông giờ giỏi thật, điểm 9, điểm 10 như "mưa"! ảnh 1

Tổng kết trên 9 phẩy vẫn không nằm trong tốp 10 của lớp

Một phụ huynh ở một tỉnh phía Nam cho biết, con gái anh đạt 9,2 điểm trung bình môn cả năm nhưng vẫn không được nằm trong tốp 10 vì trong lớp còn nhiều bạn học siêu hơn thế nữa. Chuyện học sinh có điểm tổng kết cả năm lên đến 9,7- 9,8 bây giờ không hiếm ở nhiều lớp học.

Nhìn bảng điểm của con bây giờ thích thì thích thật vì điểm thường xuyên, định kỳ đa số điểm 9, điểm 10 nhưng đôi lúc vẫn cảm thấy lo lắng, băn khoăn.

Bởi lẽ, điểm cao như thế mà trong lớp còn nhiều bạn cao hơn nữa thì đó có phải là điểm thực. Hơn nữa, khi kiểm tra một số kiến thức cơ bản của một số môn học thì phụ huynh này vẫn thấy con lúng túng.

Điều đặc biệt là nhà trường luôn nói đến việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học trò nhưng mỗi lần kiểm tra định kỳ thì học sinh vẫn học thuộc lòng, đề cương chi tiết vẫn được thầy cô cung cấp khá chu đáo.

Thực tế cho thấy, việc học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được điểm 9, điểm 10 bây giờ nhiều lắm. Những em đang học chương trình 2006, đánh giá theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT thì rất hiếm có học sinh Trung bình mà đa phần là từ loại Khá trở lên.

Vì thế, cuối năm học sinh trong lớp đa phần được khen thưởng. Không được danh hiệu Học sinh Giỏi thì cũng đạt danh hiệu Học sinh Tiên tiến.

Những em học chương trình 2018, đang đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông thì cũng điểm 9, điểm 10 như "mưa" nên cuối năm học sẽ có một số lượng lớn được xếp loại học lực Tốt và được khen danh hiệu Học sinh Xuất sắc, hoặc Học sinh Giỏi.

Chính vì thế, chỉ riêng chuyện làm giấy khen, gói quà để khen thưởng cho học sinh vào dịp cuối năm đối với những trường lớn cũng khiến cho nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên tất bật và phải chuẩn bị trong nhiều ngày mới xong.

Ngày tổng kết năm học, những thầy cô được phân công bê quà để các lãnh đạo nhà trường, địa phương phát thưởng cũng rất vất cả vì có rất nhiều quà được gói theo từng danh hiệu mà phát thưởng cả tiếng đồng hồ chưa hết danh hiệu Học sinh Xuất sắc và Học sinh Giỏi.

Những em đạt danh hiệu Học sinh Tiên tiến thì thường giáo viên chủ nhiệm nhận về và phát trước tại lớp- vì phát trong ngày tổng kết năm học sẽ không có thời gian.

Điểm tổng kết cao có tương đồng với lực học của học trò?

Thực tế cho thấy, học sinh bây giờ nhiều em rất giỏi, các em được đầu tư từ nhỏ nên nhiều em không chỉ giỏi về các môn học ở nhà trường mà các em còn giỏi về ngoại ngữ, tin học và được trang bị rất nhiều kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập phổ thông.

Song, bên cạnh đó thì cũng có một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay thờ ơ với chuyện học hành, thiếu động lực học tập. Vì thế, kết quả học tập không tốt và điểm số được thầy cô cho, tổng kết không tương xứng với năng lực thật của các em.

Điểm cao thì vẫn rất cao nhưng kiểm tra kiến thức cơ bản thì lơ mơ, không trả lời, không làm được. Vậy vì sao các em vẫn được điểm cao và tràn lan điểm 9, điểm 10?

Thứ nhất: thực tế nhiều em đạt được điểm cao là do năng lực thực sự của các em vì nhiều em có những mục tiêu cụ thể và các em có động lực để học tập nhằm chinh phục tri thức và hướng tới một tương lai rõ ràng, cụ thể.

Thứ hai: học sinh bây giờ gần như em nào cũng đi học thêm, không học ở trường thì học ở nhà thầy cô. Thậm chí, nhiều học sinh học thêm cả ở trường và cả ở nhà thầy cô. Vì thế, mỗi lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ thì thầy cô ôn khá kĩ và nhiều khi còn “trúng đề” kiểm tra của nhà trường.

Khi tổ chức kiểm tra định kỳ, mặc dù nhà trường bố trí 2 giám thị 1 phòng nhưng đa phần các trường học thiếu phòng nên vẫn phải bố trí 2 em ngồi 1 bàn như lớp học bình thường và phần nhiều thầy cô cũng nhẹ nhàng nên bạn này làm được thì bạn khác cũng làm được bài. Chính vì thế, học sinh dễ dàng có được những điểm số cao nhất, đẹp nhất có thể.

Thứ ba: hiện nay đa phần các môn học đều do nhà trường ra đề nên cho dù không lộ đề thì giáo viên cũng biết trước vì những môn học nhiều tiết có thể vài ba giáo viên dạy cùng khối nhưng những môn ít tiết thì chỉ 1 giáo viên dạy cả khối.

Chính vì thế, đề của trường có thể chỉ 1 giáo viên ra, mà có 2 giáo viên ra thì cơ bản khi họp tổ cũng đã thống nhất với nhau và thậm chí khi ra đề xong thì vẫn âm thầm chuyền cho nhau để giáo viên thuận lợi trong ôn tập.

Vì thế, yếu tố bất ngờ trong đề kiểm tra định kỳ gần như không có. Đề thường xuyên thì lại càng dễ hơn.

Thứ tư: đầu năm học, giáo viên từng bộ môn sẽ được giao chỉ tiêu học lực cụ thể nên bắt buộc họ phải hoàn thành. Phương châm của trường nào cũng đều áp chỉ tiêu năm học mới sẽ bằng hoặc cao hơn năm học trước. Vì thế, điểm số ngày càng đẹp hơn.

Điểm số của học sinh gắn liền với quyền lợi của giáo viên. Giáo viên có điểm số giỏi càng cao, học sinh yếu kém càng ít tất nhiên sẽ có nhiều lợi thế trong xếp loại viên chức, xét thi đua cuối năm. Hơn nữa, để học sinh yếu, chưa đạt thì hè phải ôn, cho kiểm tra, đánh giá lại càng mệt mỏi hơn.

Vì thế, giáo viên họ cũng phải hướng tới quyền lợi của bản thân mình. Môn này cao, giáo viên này có tỉ lệ giỏi cao sẽ “thúc đẩy” các môn học khác có điểm số cao theo. Bởi vậy, những điểm số ngày một đẹp hơn và danh hiệu của học sinh đạt được cũng nhiều hơn.

Kinh phí khen thưởng thì nhà trường xã hội hóa nên cũng không áp lực trong việc khen thưởng học trò.

Cuối năm học, nhà trường, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh cùng vui vẻ “gặt hái” được nhiều thành tích. Nhưng, những em đạt điểm cao, đạt được danh hiệu, được nhà trường khen thưởng không phải em nào cũng xứng đáng. Bởi điểm số không phải đều tương đồng với học lực, năng lực thực sự của học trò mà còn có nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác để bảng điểm của học sinh long lanh.

Tuy nhiên, mỗi năm có kỳ thi tuyển sinh 10- cầu nối giữa cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc đánh giá học lực của học trò. Không nhiều trường học lấy điểm chuẩn tuyển sinh 10 có điểm trung mình 5,0 điểm/ 1 môn thi.

25/05/2023
Hương Mai
(Giáo dục Việt Nam)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi   Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi I_icon13Fri 02 Jun 2023, 09:40

Con có giấy khen "Học sinh giỏi", cha mẹ vẫn thấy "ngại" và bất an?

Gần như năm nào đến dịp tổng kết cuối năm, tỷ lệ học sinh giỏi ở các lớp, các trường cũng chiếm tỷ lệ lớn, trên 90%, thậm chí nhiều nơi là tuyệt đối. Nhưng liệu con số này đã phản ánh đúng thực tế hay chúng ta vẫn cảm thấy bất an về con mình, về môi trường giáo dục hiện nay

Mỗi năm, cứ vào dịp các trường tổng kết năm học, mạng xã hội lại tràn ngập các loại giấy khen học sinh giỏi và bảng điểm toàn những điểm 9, 10. Và thực tế không chỉ những điểm số được khoe trên mạng, mà hầu như lớp nào, trường nào tổng kết cũng chỉ toàn kết quả đẹp như vậy. Ở nhiều lớp, nhiều trường, tỷ lệ học sinh giỏi chiếm đến trên 90%, học sinh tiên tiến chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ, thậm chí trong nhiều lớp học không có đối tượng này. Về xếp loại hạnh kiểm, tỷ lệ hạnh kiểm khá còn hiếm hơn nhiều, chỉ là một vài em trong một số lớp hay trường.

Và những con số này cũng là chỉ tiêu để xếp loại lớp xuất sắc, lớp tiên tiến, đồng thời xếp hạng giáo viên của năm, từ đó là cơ sở để xét lương, thưởng trước hạn. Vì những thành tích đó, áp lực về điểm số, thành tích đẹp của lớp khiến nhiều thầy cô dù biết thực chất khả năng của học trò, nhưng vẫn phải “nương tay” hay tạo điều kiện cho các em “gỡ điểm”, vừa làm vui lòng các bậc phụ huynh, vừa làm đẹp thành tích của lớp, của trường.


Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi Hoc_si10
Con là học sinh giỏi, bố mẹ vẫn cảm thấy "ngại" và bất an (ảnh minh họa- Tuổi Trẻ)


Có lẽ điểm số đẹp là phổ biến đến nỗi một số trường khi tuyển sinh lên bậc THCS, ngay từ vòng hồ sơ đã đăng thông tin chỉ xét tuyển những học bạ hầu như chỉ điểm 10 trong các năm học cấp 1, nghĩa là các em phải thuộc diện học lực hoàn hảo tuyệt đối. Theo thông báo mới đây của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam vào lớp 6, vòng sơ tuyển bằng cách xét học bạ. Theo đó, trong số 17 bài kiểm tra ở tiểu học, học sinh đạt 14 điểm 10 và 3 điểm 9 trở lên mới đủ điều kiện thi vào lớp 6 trường chuyên Hà Nội-Amsterdam.

Nếu nhìn qua, có thể chúng ta sẽ rất tự hào và trầm trồ về những điểm số trong mơ, nhưng ngẫm lại sẽ khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, trẻ em có thực sự giỏi như vậy. Giỏi ngay từ khi bắt đầu đi học, các em đã chỉ toàn điểm 9, 10, trường hợp có điểm 7-8 chỉ rơi vào hy hữu một số em?

Tuyển sinh ở bậc cao hơn cũng tương tự, nhiều trường yêu cầu điểm tổng kết học bạ phải trên 8,5-9,0, kèm theo một số chỉ tiêu khác nữa như về chứng chỉ ngoại ngữ, giải học sinh giỏi từ cấp tỉnh/thành phố trở lên… Và cho rằng, tiêu chí tuyển sinh như thế này thì mới lọc được các em giỏi (xét ở tiêu chí điểm số trong học bạ), vì những điểm tổng kết như thế này là thực tế ở hầu hết ở các trường hiện nay, nhiều trường điểm tổng kết còn ở mức cao hơn nhiều.

Thành tích giáo dục là như vậy, nhưng tại sao nhiều người lại cảm thấy lo lắng, bất an đến như vậy? Vì sao đa số học sinh hạnh kiểm tốt nhưng chưa bao giờ bạo lực học đường lại ở mức báo động như hiện nay?.

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT mới đây, mỗi năm toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình có khoảng 5 vụ bạo lực/ngày. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì bạo lực học đường.

Trong thời gian dài vừa qua, liên tiếp có những vụ bạo lực học đường xảy ra với nhiều mức độ, nhẹ thì bè phái xúc phạm, tẩy chay đến chặn đường hành hung, quay clip tung lên mạng. Có những vụ đang trong quá trình điều tra khi có dấu hiệu bè phái, tẩy chay khiến nạn nhân tự hủy hoại mạng sống của mình. Có những vụ đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải khởi tố vụ án. Mới đây nhất là vụ một học sinh lớp 8 Trường THCS Trung Mầu (Hà Nội) bị bạn nữ đá, đạp vào mặt rất nhiều lần rồi bị tung clip lên mạng. Sau vụ việc này, nạn nhân bị sợ hãi đến trường và trầm cảm, đang phải điều trị tại khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai suốt gần 2 tháng và biểu hiện bệnh ngày càng nặng. Đau xót hơn là em đã nhiều lần tự hủy hoại cuộc sống của mình bằng cách tự rạch tay, lao đầu vào tường, dí dây điện vào người… ngay cả khi đang điều trị trong bệnh viện.

Nạn bạo lực học đường không chỉ là nỗi đau hiện tại mà còn dai dẳng, ám ảnh kéo dài đối với người trong cuộc và gia đình của họ. Điển hình như vụ học sinh lớp 8 Trường THCS Trung Mầu, theo gia đình cho biết, đến nay ngoài bệnh trầm cảm ngày càng nặng thì chi phí chữa trị cho con cũng lên đến hàng trăm triệu đồng.

Rồi cũng trong môi trường giáo dục, cùng với nạn lực học đường giữa học sinh với học sinh, còn xảy ra nhiều vụ bạo lực khó có thể tưởng tượng được giữa thầy với trò, giữa thầy cô với nhau. Điển hình như mới đây, một giáo viên tát hàng chục cái vào mặt học sinh, rồi trường hợp em .T.T.Ph, học sinh lớp 3H, trường Tiểu học Diễn Yên 1, Nghệ An không thuộc bài bị cô đánh đến bầm tím cả người, hay 1 học sinh ở trường THCS Hùng Vương (TP Tuy Hòa, Phú Yên) vì ngáp to trong lớp mà bị cô bắt nằm trên bàn, lấy thước đánh, rồi thầy giáo tại Trung tâm GDTX huyện Lục Ngạn, Bắc Giang liên tục tát vào mặt 4 học sinh ngay trên bục giảng vì những em này được cho là vi phạm các quy định về an toàn giao thông, không mặc đồng phục, mặc quần rách tới trường...

Mới đây nhất là một thầy giáo công tác tại một trường THCS ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, Đắk Nông là phụ huynh em L.M.Q (học sinh trường THPT Lê Duẩn) tới nhà tấn công cô giáo V.T.K.Q, giáo viên Trường THPT Lê Duẩn do con bị hạnh kiểm trung bình… Và còn khá nhiều vụ việc tương tự xảy ra tại môi trường mô phạm trong thời gian vừa qua, khiến dư luận hoang mang, bức xúc.

Vì thế, đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào những thành tích và điểm số đẹp để thoát ra khỏi cơn mộng mị lâu nay. Bởi càng chìm đắm trong thành tích “ảo”, những hệ lụy đau lòng ngày càng trầm trọng và tồi tệ hơn.

Trước hết, thành tích ảo đang ru ngủ nhiều phụ huynh và học sinh, vì đó là những “chứng chỉ” để bố mẹ yên tâm con mình đã giỏi, đã ngoan mà không cần phải nhìn lại xem con còn hạn chế, thiếu sót ở đâu. Trong khi với một đứa trẻ đang trong giai đoạn học hỏi, phát triển nhân cách thì có vô vàn những thiếu sót mà cha mẹ, gia đình cần quan tâm để uốn sửa.

Cũng những thành tích “ảo” sẽ tạo ra những thế hệ học sinh ảo tưởng về bản thân. Nhiều em tự bằng lòng với những điểm số đẹp, kết quả hoàn hảo mà nghĩ rằng không cần phải cố gắng, từ đó làm thui chột khả năng tư duy, sáng tạo của các em.

Và nguy hại hơn, những thành tích hoàn hảo đó khiến nhiều em đang tự cho mình là “ông trời con” trong gia đình và xã hội, không biết phân định đúng sai, thiếu kiểm soát khi xảy ra những chuyện bất như ý, điển hình là các vụ bạo lực vừa qua phần lớn xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ, chủ yếu là không vừa ý nhau, nói xấu nhau nên đánh nhau dằn mặt để chứng tỏ bản thân.

Đã đến lúc, chúng ta phải trả lại giá trị thật cho những tờ giấy khen “Học sinh giỏi”, để không còn tình trạng cầm tờ giấy khen trên tay nhưng nhiều phụ huynh vẫn cảm thấy “ngại”, cảm thấy bất an về con mình, về môi trường giáo dục./.

(An An/VOV.VN)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi   Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi I_icon13Fri 09 Jun 2023, 10:07



Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi Screen11




_________________________
Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi   Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Hình Tự Chụp + tự Vẽ và Sưu Tầm lắp ghép
» Đi họp phụ huynh học sinh?
» Nguyễn Du
» Thân chào quý huynh tỷ . lâu không gặp hì hì ....
» Thân chào quý huynh tỷ . lâu không gặp hì hì ....
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Giáo dục-