Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: 'Mấy Dặm Sơn Khê' Tue 02 May 2023, 07:45 | |
| Người Việt ly hương nhớ nước và nhớ ơn người nằm xuống Âm nhạc, ở một khía cạnh nào đó là những mảng lịch sử được kể bằng giai điệu và lời ca. Người Việt ly hương không có gì khác ngoài nỗ lực tự thân kể lại lịch sử dân tộc mình. Trong bối cảnh đó, những cố gắng của các anh chị em nghệ sĩ Đêm Phòng Trà Melbourne trong đêm diễn tại Sydney vào cuối tháng Tư tưởng nhớ về những người đã ngã xuống vì một Việt Nam Cộng Hòa tự do là điều đáng trân trọng.
...Những bài hát cùng với những hình ảnh đi kèm trong chương trình đã đưa người xem về lại một Sài Gòn hoa lệ, nhắc người nghe về những người thanh niên miền Nam rất trẻ khoác áo chinh nhân khi vừa mới rời ghế nhà trường.
Họ cầm súng đối đầu với cái chết để giữ cho miền Nam tự do hạnh phúc mà không cần người dân miền Nam phải hy sinh tất cả để cùng ra chiến trường với họ.
Đó là sự khác biệt giữa người lính của hai miền Nam Bắc trong cuộc chiến ủy nhiệm mà Việt Nam đã không may trở thành bãi chiến trường.
Với một khán giả của đêm diễn Mấy Dặm Sơn Khê, vị khán giả sinh sau 1975 tại Hà Nội, theo gia đình vào Nam khi còn nhỏ và định cư ở Úc sau thời gian du học cũng đã hơn 10 năm, thì đây là "lần đầu".
Cô nói rằng cô hoàn toàn không biết bài hát nào trong số những bài được trình bày dù những bài rất quen thuộc như 'Người ở lại Charlie'.
Cô nói thật khác biệt khi trong chiến tranh đánh nhau như vậy mà người lính miền Nam vẫn có thể tình tứ trong tình yêu với người con gái hậu phương, thật khác với những bài hát miền Bắc cũng như những quy chuẩn cho con người miền Bắc thời chiến mà chế độ với hệ thống tuyên truyền đã khuôn mẫu cả xã hội.
Theo SBS |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: 'Mấy Dặm Sơn Khê' Tue 02 May 2023, 08:27 | |
| Ký ức tháng Tư: Chuyện của Tuấn
Một trong số thuyền đánh cá được vớt bởi tổ chức cứu trợ thuyền nhân Cap Anamur năm 1979 và những năm sau đó. Ảnh: WDR Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn kể lại một cách nhẹ nhàng như thể đang kể về một chuyện phim hay một cuốn sách mà anh đã đọc, về 28 lần đi vượt biên của anh, về số phận một kẻ bị chính quyền mới xoá sổ khỏi xã hội dù vẫn đang sống.
Ðã có một thời những người Việt sống như những linh hồn vất vưởng ngay trên quê hương mình. Ðó không phải là chọn lựa, thói quen hay tính cách, mà là sự bị tước đi quyền hạn và không gian sống của họ.
Sau năm 1975, lịch sử dân tộc Việt chứng kiến dân Việt tan tác chưa bao giờ như bây giờ.
Dưới sự lãnh đạo của những cái đầu kinh tế cày cuốc áp đặt lên xã hội tự do, tân tiến và phát triển của Miền Nam đã biến một nửa đất nước và con người phồn thịnh đĩnh đạc quy củ trở nên tan nát. Cả miền Nam phút chốc bi thương. Ngay cả những năm chiến tranh bom đạn người dân Việt cũng đã không bỏ nước hay bỏ xứ ra đi, ngay cả những người sống nơi địa đầu giới tuyến của mảnh đất Quảng Trị.
Thế nhưng cái gọi là hoà bình thống nhất lại đẩy những người dân Việt Nam vốn cần cù chăm chỉ và bám chặt vào đất đai bản quán đã phải rứt mình bỏ xứ ra đi, tan tát khắp chân trời góc bể, bất chấp cái chết vô tăm tích trên biển, bất chấp làm mồi cho cá hay rơi vào tay hải tặc còn hơn ở lại quê hương mình. Vì sao vậy?
Tuấn, cậu thanh niên 21 tuổi, cựu sinh viên Văn Khoa – Thủ khoa Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang đã bị khai tử ngay khi còn sống và buộc phải sống như một linh hồn lang thang trên quê hương mình.
Chuyện bắt đầu bằng chuyến đi vượt biên đầu tiên vào năm 1977. Một chuyến đi vượt biên kỳ lạ: chiếc tàu ra đi thành công cùng với cha, em và bạn, nhưng Tuấn thì ở lại.Tuấn những ngày ở trại tị nạn. Từ sau chuyến đi không thành, Tuấn quay lại học. Lúc này Tuấn đã bỏ Văn Khoa và về Nha Trang học Cao Đẳng Sư Phạm.
Ngày tốt nghiệp, ông thầy hiệu trưởng tốt bụng đến nói nhỏ vào tai cậu sinh viên giỏi nhất của trường năm đó “Con sẽ không đuợc nhận bằng Tốt Nghiệp hôm nay vì công an đã tới thu bằng của con rồi."
Công an có toàn quyền để làm tất cả liên quan đến sinh mệnh của một ai đó và không coi đó là con người. Công an - chứ không phải Bộ Giáo Dục, phân công Tuấn lên miền heo hút. Một hình thức lưu đày như cách người Cộng Sản đã đẩy người dân miền Nam lên vùng kinh tế mới. Chàng sinh viên Thủ khoa tìm được tới nhiệm sở của mình vào một buổi chiều đìu hiu. Nhìn các thầy cởi trần thổi lửa nấu cơm trong trời chạng vạng giữa tiếng muỗi rừng vo ve Tuấn thấy đời mình xong rồi. Tối đó, xong bữa cơm rau muống với các thầy, Tuấn nằm võng đong đưa và quyết định quảy ba lô, nhảy cửa sổ, lội rừng ra đường tàu đu xe lửa về lại nhà Nha Trang.
Thật nhanh nhạy làm sao vừa về đến nhà chưa kịp định thần thì công an tới tìm.
Họ nói rằng anh không được ở nhà anh vì anh đã không còn hộ khẩu ở nhà.
Họ nói rằng họ đã cắt hộ khẩu của anh chuyển lên trường và anh phải quay lại trường.
Họ nói rằng ngôi nhà anh sống từ nhỏ cùng gia đình ba mẹ không phải là nhà anh vì anh không còn hộ khẩu ở đó và anh không được ở đó.
Họ nói rằng họ cho anh 24 tiếng đồng hồ để quay laị trường nếu không thì anh sẽ bị bắt.
Và từ đó bắt đầu những ngày lang thang của Tuấn. Những ngày về thăm mẹ phải ngủ ngoài ga, ngủ trên mái nhà của nhà mình, và ăn với mẹ chưa xong chén cơm đã bị bắt đi vì không có hộ khẩu ngay trong ngôi nhà mình.Tuấn hội ngộ với Cha tại Úc sau bao nhiêu năm xa cách. Cuộc sống vô vọng đến mức vào tù là một cách nghỉ ngơi để bớt phần thất vọng. Ở Tuấn chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Phải đi. Ðó là con đường sống duy nhất nếu muốn tồn tại.
Ði tù cải tạo vì vượt biên không thành và Tuấn gặp ngay phải một viên công an vô lại. Có một sự căm ghét kỳ lạ ở tên quản giáo với Tuấn khi biết Tuấn là sinh viên Văn Khoa, và hắn chỉ muốn tìm cách để kết liễu Tuấn.
Tuấn sống những ngày trong trại với viên quản giáo ti tiện như thế nào và cuộc hội ngộ kỳ lạ giữa anh với hắn ngay trong trại tị nạn khi hắn là thuyền nhân mới đến còn Tuấn là Chủ tịch cộng đồng người Việt ở trại, chuyện gì tiếp theo sau đó?Tuấn- 1979, những ngày lang thang ở Việt Nam và những chuyến đi không thành Kết thúc bốn kỳ đặc biết về Ký ức Tháng Tư, nhắc nhở người Việt vì sao chúng ta tan tác mỗi người một nơi, vì sao hôm nay dân ta quá đỗi bộn bề.
Chuyện của Tuấn, không chỉ là những chuyến đi hay kỷ lục về số lần vượt biên.
Chuyện của Tuấn cho chúng ta nhiều điều để suy ngẫm.
Liệu chuyện gì sẽ xảy ra nếu Tuấn bỏ cuộc?
Chắc chắc cộng đồng người Việt chúng ta không có một nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn; các thế hệ học sinh Úc đã không có một thầy giáo dạy nhạc đầy cảm hứng để truyền tình yêu âm nhạc cho chúng; các văn sĩ bị bức hại đã không có một trang Tiền Vệ đầy uy tín để đăng tải tếng nói của họ; và trên hết chúng ta đã không có được câu chuyện ngày hôm nay để cùng chia sẻ với nhau, để thấy rằng có rât nhiều bài học qua câu chuyện này.
Liệu người Việt có đủ lớn để bước qua hận thù với người Cộng Sản, để không hành xử như Cộng Sản đã làm với người Cộng Hòa một mai sau này?
Liệu cái tự do mà người Việt bỏ mạng để tìm được là đủ để chúng ta bằng lòng và khép mình lại trong thế giới riêng của mình, và nguồn gốc Việt hay tên gọi Việt Nam không gì hơn chỉ là một cái tên.
Liệu người Việt chúng ta có đủ dũng khí, niềm tin, trí tuệ và nhơn hoà để xây dựng lại đất nước mình, một quê hương mà như Tuấn nói ai cũng có thể về thăm lại quê hương mình, đi khắp chiều dài từ Bắc chí Nam, gặp tất cả những bạn bè và có thể nói tất cả những chuyện muốn nói mà không ngại ngần, như đúng những điều chúng ta đang có hiện nay ở Úc, ở Mỹ hay ở đâu khác nhưng không phải là ở bên ngoài Việt Nam mà là ở ngay tại Việt Nam trên quê hương mình. Và đó là con đường duy nhất để chúng ta tồn tại, không phải bây giờ, mà cả đời sau.
(Theo SBS)
|
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |