Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Empty
Bài gửiTiêu đề: THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”    THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  I_icon13Fri 21 Apr 2023, 08:27

THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”

Hoàng Tuấn Công


THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha10

Đạp Thanh ngày nay ở Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Hồ Bắc


Nhắc đến tiết Thanh Minh, có lẽ người Việt Nam ít ai không biết đến câu Kiều Thanh Minh trong tiết tháng ba/Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu chính xác về thanh minh, đạp thanh, và tảo mộ, kể cả các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt.

1-Tiết Thanh Minh là gì?

Nếu căn cứ vào từ điển tiếng Việt, thì chúng ta thấy cách giảng không thống nhất, thậm chí có nhiều cuốn giảng sai:

     -Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt - Trung tâm Từ điển học Vietlex), giảng: “thanh minh • 清明 d. tên gọi một trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm theo lịch cổ truyền của Trung Quốc, ứng với ngày 4, 5 hoặc 6 tháng tư dương lịch [thường vào khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch], đây là dịp tiết trời trong sáng nên có tục đi thăm viếng, sửa sang mồ mả. “Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.” (TKiều).

     “Tục đi thăm viếng” mà Từ điển Hoàng Phê nói đến ở đây có lẽ là hội Đạp Thanh, và cách giảng này là gắn với tiết Thanh Minh bên Trung Quốc, bởi người Việt không có phong tục này.

    -Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “thanh-minh • Tiết mùa xuân, khí trời mát-mẻ trong-trẻo, người ta đi tảo-mộ”. Theo từ điển này, thì tiết Thanh Minh chỉ có tục đi tảo mộ. Các giảng này chỉ được xem là đúng, khi gắn với thực tế phong tục của Việt Nam.

Tuy nhiên, dù gắn với phong tục Trung Quốc, nhưng Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức), và Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS. Nguyễn Lân) lại gọi đích danh Thanh Minh là tên “lễ quét mộ (giẫy mả)” của người Trung Hoa; là một tiết mà “người Trung Quốc đi tảo mộ”.

Cách giảng của từ điển của Lê Văn Đức và GS. Nguyễn Lân dĩ nhiên là thiếu chính xác. Vì xét phong tục Trung Quốc, tiết Thanh Minh không chỉ có “đi tảo mộ”, hay “lễ quét mộ”, mà còn có cả “hội Đạp Thanh”. Theo đây, Hán ngữ đại từ điển đã giảng rõ ràng như sau: “thanh minh: tên một tiết khí; vào khoảng mùng 4, mùng 5, hoặc mùng 6 Dương lịch. Dịp tiết Thanh Minh, nước ta (tức Trung Quốc - HTC) có hội Đạp Thanh và tập tục tảo mộ”.1



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha10

Hội Đạp Thanh thời cổ bên Trung Quốc. Tranh: ST


2-Đạp Thanh có phải chính là đi tảo mộ?

Nhiều cuốn từ điển tiếng Việt giảng nghĩa một cách thiếu chính xác, khi cho rằng đạp thanh là “đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh”, “đi tảo mộ trong tiết Thanh Minh”. Cụ thể:

    -Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS. Nguyễn Lân) giảng: “đạp thanh • Nói trong mùa xuân, nhân tiết thanh minh, người ta đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh: Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh (Kiều)”.

    -Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “đạp thanh • đt. Tảo mộ (đi trên cỏ xanh để tới mộ): Lễ là tảo-mộ, hội là đạp-thanh (Kiều)”.

    -Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “đạp thanh • d. Đi tảo mộ trong tiết thanh minh. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh (Kiều)”.

Giải thích như vậy là biến việc đi chơi thành viếng mộ, hoặc biến hai việc, hai hoạt động đi chơi xuân và dọn mồ mả làm một. Trong khi, hai câu thơ của Nguyễn Du phải được hiểu: tháng ba, trong tiết Thanh Minh có lễ và hội; về lễ, có tảo mộ; về hội, có đạp thanh.

Từ điển truyện Kiều (Đào Duy Anh) đã giải thích về “tảo mộ” và “đạp thanh” rõ ràng như sau:

     -1. “tảo mộ: Dẫy mả. Ví dụ Lễ là Tảo mộ, hội là đạp thanh”.

     -2. “đạp thanh: xéo trên cỏ xanh. Hội đạp thanh tức là hội chơi xuân, người ta ra đồng chơi xuân, dẫm trên cỏ xanh. Ví dụ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”.


        Các tài liệu và từ điển Hán ngữ của Trung Quốc cũng cho chúng ta biết, đạp thanh hoàn toàn không phải là tảo mộ:

      - Từ nguyên (Trung Hoa Dân Quốc - Thương vụ Ấn thư quán ấn hành): “Ngày mùng tám tháng Giêng, nam nữ cùng đi chơi xuân gọi là Đạp Thanh; Ngày mùng hai tháng hai, là tiết Đạp Thanh; Ngày mùng ba tháng ba Đạp Thanh, đi giày dép[?], nay gọi ngày đi chơi tiết Thanh Minh là Đạp Thanh”.2



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha11

Hội Đạp Thanh thời hiện đại ở Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Trùng Khánh


      - Từ hải (Trung Hoa Thư cục ấn hành) dẫn Tô Triệt thi tự: “Ngày mùng tám tháng giêng, nam nữ cùng đi chơi xuân gọi là Đạp Thanh”. Từ điển này cũng dẫn Tuế Hoa kí lệ phả: “Ngày mùng hai tháng hai là tiết Đạp Thanh. Xưa kia, tục Đạp Thanh không giống nhau, có khi diễn ra trong tháng giêng, tháng hai hoặc tháng ba. Nay tiết Thanh Minh đi dã ngoại gọi là Đạp Thanh”.3

Do hội Đạp Thanh diễn ra vào đúng dịp tiết Thanh Minh, nên với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh còn được gọi là tiết Đạp Thanh. Hán điển giảng: “đạp thanh: ngày xuân cùng đi dã ngoại. Thời xưa, tập tục Đạp Thanh không giống nhau, mà có sự khác biệt về thời gian diễn ra. Về sau, đa số lấy mốc thời gian trước và sau tiết Thanh Minh làm hội Đạp Thanh, nên tiết Thanh Minh còn gọi là tiết Đạp Thanh”.4

Vì đạp thanh và tảo mộ trong tiết Thanh Minh là hai việc khác nhau, nên Hán ngữ đại từ điển giảng đạp thanh là “tập tục đi chơi vùng ngoại thành vào dịp trước và sau tiết Thanh Minh.”; trong khi giảng tảo mộ với hai nghĩa là: “1. chuẩn bị, quét dọn sạch sẽ khu táng địa; 2. cúng và quét dọn mộ phần”.5



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Teo_mv10

Tảo mộ tiết Thanh Minh ở Việt Nam. Ảnh: VOV


Ý nghĩa của tảo mộ (dọn dẹp, tu bổ mộ phần), hoàn toàn khác với đạp thanh (đi chơi Xuân), nên Hán ngữ đại từ điển dẫn thêm ngữ liệu: “tiết Thanh Minh đi tảo mộ, tuy không đốt tiền giấy, nhưng có thể giúp con cháu làm quen với việc cung kính lễ bái, mặc niệm tiền nhân”.6


THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Teo_m10

Tảo mộ tiết Thanh Minh ở Đài Loan . Ảnh: Đài Phát thanh Trung ương Đài Loan


      Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận:

      -Với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh thường diễn ra hai hoạt động: hội Đạp Thanh (đi chơi Xuân), và tục tảo mộ (tu sửa, dọn dẹp, cúng tế ở mộ phần). Trong khi với người Việt Nam, tiết Thanh Minh không có hội Đạp Thanh, chỉ có tục tảo mộ.

      -Với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh còn được gọi là tiết Đạp Thanh. Trong khi với người Việt, chưa bao giờ tiết Thanh Minh được gọi theo cách này.

      -Thanh Minh là tên một trong 24 tiết khí trong năm; còn Đạp Thanh là tên hội chơi Xuân, chứ không phải tên gọi khác của tục tảo mộ. Việc một số cuốn từ điển tiếng Việt cho “đạp thanh” cái nghĩa “trong mùa xuân, nhân tiết thanh minh, người ta đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh”, “tảo mộ (đi trên cỏ xanh để tới mộ”, hay “đi tảo mộ trong tiết thanh minh”…, thì dù với người Việt Nam hay người Trung Quốc, những cách giảng này đều hoàn toàn sai.

HTC
(Tuấn Công thư phòng)


Chú thích:

1-   Nguyên văn: 清明: 節氣名. 公曆四月四, 五或六日. 我國有清明節踏青, 掃墓的習俗.

2-   [Nguyên văn 踏青: 正月八日士女嬉遊謂之 踏青; 二月二日踏青節也; 三月三日踏青, 上鞋履, 今謂青明日出遊曰踏青.

3-   Nguyên văn: 蘇轍詩序: 正月八日士女相與嬉遊謂之 踏青; 歲華紀麗譜: 二月二日踏青節也.是踏青之事,古有正月二月三月之不同.今謂清明出遊郊野曰踏青.

4-   Nguyên văn: “踏青: 春日到野外郊遊. 古時踏青的日子因各地習俗不同而有差異,後世多以清明節前後出遊為踏青故清明節亦稱為踏青節.

5-   Nguyên văn: “清明節前後郊野游覽的習俗”; 掃墓: 1.預先清掃好葬地. 參見 “掃墓望喪”. 2.祭掃墳墓

6-   Nguyên văn “寄小讀者”: 清明掃墓, 雖不焚化紙錢, 也可訓練小孩子一種恭肅靜默的對先人的敬禮
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1844
Registration date : 23/04/2014

THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”    THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  I_icon13Sun 23 Apr 2023, 17:45

Trà Mi đã viết:
THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”

Hoàng Tuấn Công


THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha10

Đạp Thanh ngày nay ở Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Hồ Bắc


Nhắc đến tiết Thanh Minh, có lẽ người Việt Nam ít ai không biết đến câu Kiều Thanh Minh trong tiết tháng ba/Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu chính xác về thanh minh, đạp thanh, và tảo mộ, kể cả các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt.

1-Tiết Thanh Minh là gì?

Nếu căn cứ vào từ điển tiếng Việt, thì chúng ta thấy cách giảng không thống nhất, thậm chí có nhiều cuốn giảng sai:

     -Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt - Trung tâm Từ điển học Vietlex), giảng: “thanh minh • 清明 d. tên gọi một trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm theo lịch cổ truyền của Trung Quốc, ứng với ngày 4, 5 hoặc 6 tháng tư dương lịch [thường vào khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch], đây là dịp tiết trời trong sáng nên có tục đi thăm viếng, sửa sang mồ mả. “Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.” (TKiều).

     “Tục đi thăm viếng” mà Từ điển Hoàng Phê nói đến ở đây có lẽ là hội Đạp Thanh, và cách giảng này là gắn với tiết Thanh Minh bên Trung Quốc, bởi người Việt không có phong tục này.

    -Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “thanh-minh • Tiết mùa xuân, khí trời mát-mẻ trong-trẻo, người ta đi tảo-mộ”. Theo từ điển này, thì tiết Thanh Minh chỉ có tục đi tảo mộ. Các giảng này chỉ được xem là đúng, khi gắn với thực tế phong tục của Việt Nam.

Tuy nhiên, dù gắn với phong tục Trung Quốc, nhưng Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức), và Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS. Nguyễn Lân) lại gọi đích danh Thanh Minh là tên “lễ quét mộ (giẫy mả)” của người Trung Hoa; là một tiết mà “người Trung Quốc đi tảo mộ”.

Cách giảng của từ điển của Lê Văn Đức và GS. Nguyễn Lân dĩ nhiên là thiếu chính xác. Vì xét phong tục Trung Quốc, tiết Thanh Minh không chỉ có “đi tảo mộ”, hay “lễ quét mộ”, mà còn có cả “hội Đạp Thanh”. Theo đây, Hán ngữ đại từ điển đã giảng rõ ràng như sau: “thanh minh: tên một tiết khí; vào khoảng mùng 4, mùng 5, hoặc mùng 6 Dương lịch. Dịp tiết Thanh Minh, nước ta (tức Trung Quốc - HTC) có hội Đạp Thanh và tập tục tảo mộ”.1



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha10

Hội Đạp Thanh thời cổ bên Trung Quốc. Tranh: ST


2-Đạp Thanh có phải chính là đi tảo mộ?

Nhiều cuốn từ điển tiếng Việt giảng nghĩa một cách thiếu chính xác, khi cho rằng đạp thanh là “đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh”, “đi tảo mộ trong tiết Thanh Minh”. Cụ thể:

    -Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS. Nguyễn Lân) giảng: “đạp thanh • Nói trong mùa xuân, nhân tiết thanh minh, người ta đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh: Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh (Kiều)”.

    -Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “đạp thanh • đt. Tảo mộ (đi trên cỏ xanh để tới mộ): Lễ là tảo-mộ, hội là đạp-thanh (Kiều)”.

    -Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “đạp thanh • d. Đi tảo mộ trong tiết thanh minh. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh (Kiều)”.

Giải thích như vậy là biến việc đi chơi thành viếng mộ, hoặc biến hai việc, hai hoạt động đi chơi xuân và dọn mồ mả làm một. Trong khi, hai câu thơ của Nguyễn Du phải được hiểu: tháng ba, trong tiết Thanh Minh có lễ và hội; về lễ, có tảo mộ; về hội, có đạp thanh.

Từ điển truyện Kiều (Đào Duy Anh) đã giải thích về “tảo mộ” và “đạp thanh” rõ ràng như sau:

     -1. “tảo mộ: Dẫy mả. Ví dụ Lễ là Tảo mộ, hội là đạp thanh”.

     -2. “đạp thanh: xéo trên cỏ xanh. Hội đạp thanh tức là hội chơi xuân, người ta ra đồng chơi xuân, dẫm trên cỏ xanh. Ví dụ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”.


        Các tài liệu và từ điển Hán ngữ của Trung Quốc cũng cho chúng ta biết, đạp thanh hoàn toàn không phải là tảo mộ:

      - Từ nguyên (Trung Hoa Dân Quốc - Thương vụ Ấn thư quán ấn hành): “Ngày mùng tám tháng Giêng, nam nữ cùng đi chơi xuân gọi là Đạp Thanh; Ngày mùng hai tháng hai, là tiết Đạp Thanh; Ngày mùng ba tháng ba Đạp Thanh, đi giày dép[?], nay gọi ngày đi chơi tiết Thanh Minh là Đạp Thanh”.2



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha11

Hội Đạp Thanh thời hiện đại ở Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Trùng Khánh


      - Từ hải (Trung Hoa Thư cục ấn hành) dẫn Tô Triệt thi tự: “Ngày mùng tám tháng giêng, nam nữ cùng đi chơi xuân gọi là Đạp Thanh”. Từ điển này cũng dẫn Tuế Hoa kí lệ phả: “Ngày mùng hai tháng hai là tiết Đạp Thanh. Xưa kia, tục Đạp Thanh không giống nhau, có khi diễn ra trong tháng giêng, tháng hai hoặc tháng ba. Nay tiết Thanh Minh đi dã ngoại gọi là Đạp Thanh”.3

Do hội Đạp Thanh diễn ra vào đúng dịp tiết Thanh Minh, nên với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh còn được gọi là tiết Đạp Thanh. Hán điển giảng: “đạp thanh: ngày xuân cùng đi dã ngoại. Thời xưa, tập tục Đạp Thanh không giống nhau, mà có sự khác biệt về thời gian diễn ra. Về sau, đa số lấy mốc thời gian trước và sau tiết Thanh Minh làm hội Đạp Thanh, nên tiết Thanh Minh còn gọi là tiết Đạp Thanh”.4

Vì đạp thanh và tảo mộ trong tiết Thanh Minh là hai việc khác nhau, nên Hán ngữ đại từ điển giảng đạp thanh là “tập tục đi chơi vùng ngoại thành vào dịp trước và sau tiết Thanh Minh.”; trong khi giảng tảo mộ với hai nghĩa là: “1. chuẩn bị, quét dọn sạch sẽ khu táng địa; 2. cúng và quét dọn mộ phần”.5



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Teo_mv10

Tảo mộ tiết Thanh Minh ở Việt Nam. Ảnh: VOV


Ý nghĩa của tảo mộ (dọn dẹp, tu bổ mộ phần), hoàn toàn khác với đạp thanh (đi chơi Xuân), nên Hán ngữ đại từ điển dẫn thêm ngữ liệu: “tiết Thanh Minh đi tảo mộ, tuy không đốt tiền giấy, nhưng có thể giúp con cháu làm quen với việc cung kính lễ bái, mặc niệm tiền nhân”.6


THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Teo_m10

Tảo mộ tiết Thanh Minh ở Đài Loan . Ảnh: Đài Phát thanh Trung ương Đài Loan


      Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận:

      -Với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh thường diễn ra hai hoạt động: hội Đạp Thanh (đi chơi Xuân), và tục tảo mộ (tu sửa, dọn dẹp, cúng tế ở mộ phần). Trong khi với người Việt Nam, tiết Thanh Minh không có hội Đạp Thanh, chỉ có tục tảo mộ.

      -Với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh còn được gọi là tiết Đạp Thanh. Trong khi với người Việt, chưa bao giờ tiết Thanh Minh được gọi theo cách này.

      -Thanh Minh là tên một trong 24 tiết khí trong năm; còn Đạp Thanh là tên hội chơi Xuân, chứ không phải tên gọi khác của tục tảo mộ. Việc một số cuốn từ điển tiếng Việt cho “đạp thanh” cái nghĩa “trong mùa xuân, nhân tiết thanh minh, người ta đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh”, “tảo mộ (đi trên cỏ xanh để tới mộ”, hay “đi tảo mộ trong tiết thanh minh”…, thì dù với người Việt Nam hay người Trung Quốc, những cách giảng này đều hoàn toàn sai.

HTC
(Tuấn Công thư phòng)


Chú thích:

1-   Nguyên văn: 清明: 節氣名. 公曆四月四, 五或六日. 我國有清明節踏青, 掃墓的習俗.

2-   [Nguyên văn 踏青: 正月八日士女嬉遊謂之 踏青; 二月二日踏青節也; 三月三日踏青, 上鞋履, 今謂青明日出遊曰踏青.

3-   Nguyên văn: 蘇轍詩序: 正月八日士女相與嬉遊謂之 踏青; 歲華紀麗譜: 二月二日踏青節也.是踏青之事,古有正月二月三月之不同.今謂清明出遊郊野曰踏青.

4-   Nguyên văn: “踏青: 春日到野外郊遊. 古時踏青的日子因各地習俗不同而有差異,後世多以清明節前後出遊為踏青故清明節亦稱為踏青節.

5-   Nguyên văn: “清明節前後郊野游覽的習俗”; 掃墓: 1.預先清掃好葬地. 參見 “掃墓望喪”. 2.祭掃墳墓

6-   Nguyên văn “寄小讀者”: 清明掃墓, 雖不焚化紙錢, 也可訓練小孩子一種恭肅靜默的對先人的敬禮

Tỷ TM, ở SG dạo trước có nghĩa trang Bình Hưng Hòa, ba của T mất được chôn cất ở đây, mà phải mua đất, chủ đất dụ mua thêm miếng đất kế bên có giảm giá, mấy chị của T nghe nói ngọt ngào nên cũng định mua để dành cho Má, ai dè Mà la quá xá...
Thuê người chăm sóc mộ, tưới cây, thắp nhang mỗi ngày, tảo mộ dịp Thanh minh và tết..
Rồi có chủ trương giải tỏa nghĩa trang, gia đình phải bôc mộ đem hỏa táng gửi chùa, đau lòng kinh khủng tỷ ui
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”    THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  I_icon13Mon 24 Apr 2023, 10:55

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”

Hoàng Tuấn Công


THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha10

Đạp Thanh ngày nay ở Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Hồ Bắc


Nhắc đến tiết Thanh Minh, có lẽ người Việt Nam ít ai không biết đến câu Kiều Thanh Minh trong tiết tháng ba/Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu chính xác về thanh minh, đạp thanh, và tảo mộ, kể cả các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt.

1-Tiết Thanh Minh là gì?

Nếu căn cứ vào từ điển tiếng Việt, thì chúng ta thấy cách giảng không thống nhất, thậm chí có nhiều cuốn giảng sai:

     -Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt - Trung tâm Từ điển học Vietlex), giảng: “thanh minh • 清明 d. tên gọi một trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm theo lịch cổ truyền của Trung Quốc, ứng với ngày 4, 5 hoặc 6 tháng tư dương lịch [thường vào khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch], đây là dịp tiết trời trong sáng nên có tục đi thăm viếng, sửa sang mồ mả. “Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.” (TKiều).

     “Tục đi thăm viếng” mà Từ điển Hoàng Phê nói đến ở đây có lẽ là hội Đạp Thanh, và cách giảng này là gắn với tiết Thanh Minh bên Trung Quốc, bởi người Việt không có phong tục này.

    -Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “thanh-minh • Tiết mùa xuân, khí trời mát-mẻ trong-trẻo, người ta đi tảo-mộ”. Theo từ điển này, thì tiết Thanh Minh chỉ có tục đi tảo mộ. Các giảng này chỉ được xem là đúng, khi gắn với thực tế phong tục của Việt Nam.

Tuy nhiên, dù gắn với phong tục Trung Quốc, nhưng Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức), và Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS. Nguyễn Lân) lại gọi đích danh Thanh Minh là tên “lễ quét mộ (giẫy mả)” của người Trung Hoa; là một tiết mà “người Trung Quốc đi tảo mộ”.

Cách giảng của từ điển của Lê Văn Đức và GS. Nguyễn Lân dĩ nhiên là thiếu chính xác. Vì xét phong tục Trung Quốc, tiết Thanh Minh không chỉ có “đi tảo mộ”, hay “lễ quét mộ”, mà còn có cả “hội Đạp Thanh”. Theo đây, Hán ngữ đại từ điển đã giảng rõ ràng như sau: “thanh minh: tên một tiết khí; vào khoảng mùng 4, mùng 5, hoặc mùng 6 Dương lịch. Dịp tiết Thanh Minh, nước ta (tức Trung Quốc - HTC) có hội Đạp Thanh và tập tục tảo mộ”.1



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha10

Hội Đạp Thanh thời cổ bên Trung Quốc. Tranh: ST


2-Đạp Thanh có phải chính là đi tảo mộ?

Nhiều cuốn từ điển tiếng Việt giảng nghĩa một cách thiếu chính xác, khi cho rằng đạp thanh là “đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh”, “đi tảo mộ trong tiết Thanh Minh”. Cụ thể:

    -Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS. Nguyễn Lân) giảng: “đạp thanh • Nói trong mùa xuân, nhân tiết thanh minh, người ta đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh: Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh (Kiều)”.

    -Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “đạp thanh • đt. Tảo mộ (đi trên cỏ xanh để tới mộ): Lễ là tảo-mộ, hội là đạp-thanh (Kiều)”.

    -Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “đạp thanh • d. Đi tảo mộ trong tiết thanh minh. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh (Kiều)”.

Giải thích như vậy là biến việc đi chơi thành viếng mộ, hoặc biến hai việc, hai hoạt động đi chơi xuân và dọn mồ mả làm một. Trong khi, hai câu thơ của Nguyễn Du phải được hiểu: tháng ba, trong tiết Thanh Minh có lễ và hội; về lễ, có tảo mộ; về hội, có đạp thanh.

Từ điển truyện Kiều (Đào Duy Anh) đã giải thích về “tảo mộ” và “đạp thanh” rõ ràng như sau:

     -1. “tảo mộ: Dẫy mả. Ví dụ Lễ là Tảo mộ, hội là đạp thanh”.

     -2. “đạp thanh: xéo trên cỏ xanh. Hội đạp thanh tức là hội chơi xuân, người ta ra đồng chơi xuân, dẫm trên cỏ xanh. Ví dụ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”.


        Các tài liệu và từ điển Hán ngữ của Trung Quốc cũng cho chúng ta biết, đạp thanh hoàn toàn không phải là tảo mộ:

      - Từ nguyên (Trung Hoa Dân Quốc - Thương vụ Ấn thư quán ấn hành): “Ngày mùng tám tháng Giêng, nam nữ cùng đi chơi xuân gọi là Đạp Thanh; Ngày mùng hai tháng hai, là tiết Đạp Thanh; Ngày mùng ba tháng ba Đạp Thanh, đi giày dép[?], nay gọi ngày đi chơi tiết Thanh Minh là Đạp Thanh”.2



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Ep_tha11

Hội Đạp Thanh thời hiện đại ở Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Trùng Khánh


      - Từ hải (Trung Hoa Thư cục ấn hành) dẫn Tô Triệt thi tự: “Ngày mùng tám tháng giêng, nam nữ cùng đi chơi xuân gọi là Đạp Thanh”. Từ điển này cũng dẫn Tuế Hoa kí lệ phả: “Ngày mùng hai tháng hai là tiết Đạp Thanh. Xưa kia, tục Đạp Thanh không giống nhau, có khi diễn ra trong tháng giêng, tháng hai hoặc tháng ba. Nay tiết Thanh Minh đi dã ngoại gọi là Đạp Thanh”.3

Do hội Đạp Thanh diễn ra vào đúng dịp tiết Thanh Minh, nên với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh còn được gọi là tiết Đạp Thanh. Hán điển giảng: “đạp thanh: ngày xuân cùng đi dã ngoại. Thời xưa, tập tục Đạp Thanh không giống nhau, mà có sự khác biệt về thời gian diễn ra. Về sau, đa số lấy mốc thời gian trước và sau tiết Thanh Minh làm hội Đạp Thanh, nên tiết Thanh Minh còn gọi là tiết Đạp Thanh”.4

Vì đạp thanh và tảo mộ trong tiết Thanh Minh là hai việc khác nhau, nên Hán ngữ đại từ điển giảng đạp thanh là “tập tục đi chơi vùng ngoại thành vào dịp trước và sau tiết Thanh Minh.”; trong khi giảng tảo mộ với hai nghĩa là: “1. chuẩn bị, quét dọn sạch sẽ khu táng địa; 2. cúng và quét dọn mộ phần”.5



THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Teo_mv10

Tảo mộ tiết Thanh Minh ở Việt Nam. Ảnh: VOV


Ý nghĩa của tảo mộ (dọn dẹp, tu bổ mộ phần), hoàn toàn khác với đạp thanh (đi chơi Xuân), nên Hán ngữ đại từ điển dẫn thêm ngữ liệu: “tiết Thanh Minh đi tảo mộ, tuy không đốt tiền giấy, nhưng có thể giúp con cháu làm quen với việc cung kính lễ bái, mặc niệm tiền nhân”.6


THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Teo_m10

Tảo mộ tiết Thanh Minh ở Đài Loan . Ảnh: Đài Phát thanh Trung ương Đài Loan


      Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận:

      -Với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh thường diễn ra hai hoạt động: hội Đạp Thanh (đi chơi Xuân), và tục tảo mộ (tu sửa, dọn dẹp, cúng tế ở mộ phần). Trong khi với người Việt Nam, tiết Thanh Minh không có hội Đạp Thanh, chỉ có tục tảo mộ.

      -Với người Trung Quốc, tiết Thanh Minh còn được gọi là tiết Đạp Thanh. Trong khi với người Việt, chưa bao giờ tiết Thanh Minh được gọi theo cách này.

      -Thanh Minh là tên một trong 24 tiết khí trong năm; còn Đạp Thanh là tên hội chơi Xuân, chứ không phải tên gọi khác của tục tảo mộ. Việc một số cuốn từ điển tiếng Việt cho “đạp thanh” cái nghĩa “trong mùa xuân, nhân tiết thanh minh, người ta đi tảo mộ trên cánh đồng cỏ xanh”, “tảo mộ (đi trên cỏ xanh để tới mộ”, hay “đi tảo mộ trong tiết thanh minh”…, thì dù với người Việt Nam hay người Trung Quốc, những cách giảng này đều hoàn toàn sai.

HTC
(Tuấn Công thư phòng)


Chú thích:

1-   Nguyên văn: 清明: 節氣名. 公曆四月四, 五或六日. 我國有清明節踏青, 掃墓的習俗.

2-   [Nguyên văn 踏青: 正月八日士女嬉遊謂之 踏青; 二月二日踏青節也; 三月三日踏青, 上鞋履, 今謂青明日出遊曰踏青.

3-   Nguyên văn: 蘇轍詩序: 正月八日士女相與嬉遊謂之 踏青; 歲華紀麗譜: 二月二日踏青節也.是踏青之事,古有正月二月三月之不同.今謂清明出遊郊野曰踏青.

4-   Nguyên văn: “踏青: 春日到野外郊遊. 古時踏青的日子因各地習俗不同而有差異,後世多以清明節前後出遊為踏青故清明節亦稱為踏青節.

5-   Nguyên văn: “清明節前後郊野游覽的習俗”; 掃墓: 1.預先清掃好葬地. 參見 “掃墓望喪”. 2.祭掃墳墓

6-   Nguyên văn “寄小讀者”: 清明掃墓, 雖不焚化紙錢, 也可訓練小孩子一種恭肅靜默的對先人的敬禮

Tỷ TM, ở SG dạo trước có nghĩa trang Bình Hưng Hòa, ba của T mất được chôn cất ở đây, mà phải mua đất, chủ đất dụ mua thêm miếng đất kế bên có giảm giá, mấy chị của T nghe nói ngọt ngào nên cũng định mua để dành cho Má, ai dè Mà la quá xá...
Thuê người chăm sóc mộ, tưới cây, thắp nhang mỗi ngày, tảo mộ dịp Thanh minh và tết..
Rồi có chủ trương giải tỏa nghĩa trang, gia đình phải bôc mộ đem hỏa táng gửi chùa, đau lòng kinh khủng tỷ ui

Sau này có lẽ trong tiếng Việt sẽ không còn tồn tại mấy câu: mồ yên mả đẹp - an giấc ngàn thu! :tongue:

_________________________
THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”    THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
THANH MINH - “ĐẠP THANH”, VÀ “TẢO MỘ”
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Nguyễn Du
» Đêm Lạnh Chùa Hoang (Trước 1975) - Minh Vương, Minh Cảnh, Lệ Thủy
» Bên Cầu Dệt Lụa - Thanh Nga (NSƯT), Thanh Sang - tuyệt phẩm cải lương xưa
» Có một Sài Gòn từng thanh lịch, duyên dáng và thanh lịch
» Trang thơ Tú_Yên (P2)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-