Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Năm Mão nói chuyện mèo Wed 18 Jan 2023, 08:08 | |
| Năm Mão nói chuyện mèo
Năm con hổ đã qua, năm con mèo lại đến. Trong cái guồng quay vô tận của thời gian, dành cho mình một chút rảnh rổi để nhàn đàm về chuyện con mèo cũng là một cách thư giãn sau mấy ngày tất bật cuối năm.
Chẳng biết tổ tiên của mèo từ một loài thú ăn thịt sống hoang dã được con người thuần dưỡng ra sao, chỉ biết rằng kể từ khi trở thành loại thú cưng sống chung với con người, chú mèo đã được người yêu mến.
Mèo không chỉ đi vào cuộc sống vật chất của con người mà còn gắn với nhiều ý nghĩa tinh thần, tính cách mang ẩn dụ sâu xa.
Ít có con vật nào mà lại “đa nhân cách” (thực ra phải nói là đa “miêu” cách mới đúng) như loài mèo. Ở một con mèo, ta thấy vừa có những mặt tốt vừa có nhiều mặt xấu dường như là đối nghịch nhau. Nó vừa giản dị, gần gũi lại vừa bí ẩn ma quái. Nó vừa tượng trưng cho sự từ tốn, hiền lành, nền nếp lại là hình ảnh xấu về sự nhếch nhác, lông bông, tinh ranh …
Hãy xem dân gian nhìn nhận về mèo như thế nào:
1. Trước hết hãy xem xét những mặt tốt của mèo:
Tính tốt cần được nối đến của mèo là hiền lành, dễ gần gũi. Bước đi, bước nhảy của mèo rất nhẹ nhàng,êm ái. Giác quan của mèo thính nhạy, định hướng tốt. Ích lợi không thể chối bỏ là mèo bắt chuột; nói cách khác mèo là khắc tinh của chuột … Chính vì vậy, mèo được dân gian nhìn nhận với thái độ yêu mến, bao dung. Hình tượng mèo trong ngôn ngữ dân gian mang những ý nghĩa ẩn dụ hết sức nhân văn; hãy thử xem qua một số câu tục ngữ, thành ngữ sau đây:
Mèo lành ai nỡ cắt tai – ý nói người tốt thì không ai nỡ xử tệ.
Ăn nhỏ nhẻ như mèo - là ăn từ tốn, từng miếng một. Phụ nữ ăn nhỏ nhẻ được khen là có nết nhưng đàn ông ăn như mèo thì bị chê bai.
Chó giữ nhà, mèo bắt chuột - Ý nói ai cũng có nghề nghiệp, công việc của mình, đừng có tị nạnh nhau. Vì vậy khi làm việc trong tập thể, đừng có tự đề cao mình theo kiểu “Mèo khen mèo dài đuôi” bởi mỗi người đều có sở trường riêng của mình, chưa biết ai sẽ hơn ai “Mèo nào cắn mỉu nào.”
“Mèo nhỏ bắt chuột con” khuyên hãy biết liệu sức mình mà đảm đương công việc. Tài hèn sức mọn mà ham đảm trách việc lớn thì chỉ chuốc lấy thất bại chẳng khác nào “Mèo vật đụn rơm”. Tuy nhiên “Mèo con bắt chuột cống” cũng là việc làm đáng khen bởi người trẻ tuổi tài cao, làm được việc mà nhiều người lớn làm không nổi.
Khi ai đó bị cám dỗ vật chất, khó tránh được tai tiếng, người ta lại lấy hình tượng con mèo ra để chống chế : “Mèo nào chẳng ăn vụng mỡ”!
2. Bên cạnh những cách nhìn thân thiện nêu trên thì mèo cũng có nhiều thói xấu như: ăn vụng, ngủ ngày, nhếch nhác … Công bằng mà nói thì cán cân nghiêng về mặt tốt nhiều hơn. Dù mèo có những cái xấu nhưng đó là những cái xấu dễ thương !
Về ăn vụng thì người ta đã có cách thức đối phó đơn giản: “Chó treo, mèo đậy”. Về ngủ ngày thì có thể tha thứ được bởi mèo phải thức đêm để bắt chuột. Về thói nhếch nhác thì câu hát “Lêu lêu lêu rửa mặt như mèo…” xem như là một kiểu cho qua vui vẻ !
Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên khi nhận ra rằng, dù mèo là con vật cưng nhưng những ẩn dụ tiêu cực từ con mèo lại khá nhiều – nhiều hơn cả những ẩn dụ mang ý tích cực. Những ẩn dụ tiêu cực ấy thể hiện qua thái độ của dân gian khi dùng mèo để nói về những khía cạnh khác nhau của con người và cuộc sống.
Khi chỉ về vận may bất ngờ đến với kẻ nghèo hèn đang túng quẫn nhân dân lấy hình ảnh “Mèo mù vớ phải cá rán”. Làm ơn cho kẻ có thể hại mình chẳng khác nào “Chuột cắn dây buộc mèo”. Đặt trước mặt người ta một thứ gì mà người ta đang mong muốn, thèm khát thì chẳng khác nào “Mỡ để miệng mèo”.
Dân gian cũng mượn hình tượng mèo để nói về thái độ ứng xử trong cuộc sống : “Mèo tha miếng thịt xôn xao/ Hùm tha con lợn thì nào thấy chi” để nói đến kẻ có quyền hành làm việc sai trái thì không sao, trong khi kẻ dưới dù phạm lỗi nhỏ thì bị trừng phạt nặng. Thế nhưng khi quyền lợi của các vị ấy bị xâm phạm thì chẳng khác nào “Hùm mất hươu hơn cả mèo mất thịt”.
Mèo là con vật cưng nhưng khi mèo cưng trở thành “mèo mù” trong câu “Chó gio mèo mù” thì nó tượng trưng cho những vật vô giá trị, đần độn, ngu ngốc. Đôi khi những thứ ấy là thứ bỏ đi, lăn lóc, không ai muốn nhận đến mức “Chó tha đi, mèo tha lại”. Cưng như vậy nhưng khi nổi giận thì con người cũng “Chửi chó mắng mèo” hoặc “Đá mèo, quèo chó” - trút bực tức qua những con vật nuôi trong nhà. Vậy nên ai ở trong hoàn cảnh khó khăn mới biết thông cảm “Có ăn nhạt mới thương tới mèo”.
Mèo còn được sử dụng trong những ví von về cách ứng xử trong gia đình. Có câu ca dao: “Vợ quá chiều ngoen ngoẻn như chó con liếm mặt / vợ phải rẫy tiu nghỉu như mèo lành mất tai” khuyên các đấng ông chồng không nên nuông chiều vợ quá, mà cũng không nên hiếp đáp vợ quá. Nuông chiều thì vợ lờn mặt, lâu dần sẽ lấn áp quyền chồng. Còn hiếp đáp thì vợ buồn rầu, gia đình mất hòa khí, mất hạnh phúc.
Hình tượng con mèo còn tượng trưng cho những nét tính cách con người.
Khi nói về hạng người lang thang vô giáo dục thì dùng hình ảnh “Mèo mả gà đồng” hoặc “Mèo đàng chó điếm”. Thậm chí có khi bao hàm cả một sự đánh giá “Mèo lành chẳng ở mả, ả lành chẳng ở hàng cơm”. Thật đúng là :
“Mèo hoang lại gặp chó hoang; anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai”.
Nói về kẻ khôn ngoan, tinh ranh ma mảnh thì “Mèo già hóa cáo”.
Nói kẻ hà tiện, có tính bủn xỉn thì “Buộc cổ mèo, treo cổ chó”. Hạng người này thường là loại “Chó khô, mèo lạc” không có tài năng, khi có lợi thì dễ bị cám dỗ “Như mèo thấy mỡ”, có gì riêng tư thì giấu kỉ “Giấu như mèo giấu cứt” hoặc “Im ỉm như mèo ăn vụng” cốt để hưởng lợi một mình. Hạng người này khi có lợi thì tận hưởng, khi lợi ích bị xâm hại thì “Lèo nhèo như mèo vật đống rơm” để nài nỉ, xin xỏ. Nài xin không được thì buồn rầu “Tiu nghỉu như mèo cắt tai” hoặc thẫn thờ, ngơ ngác, tiếc rẻ đến mức “Lôi thôi như mèo sổ chuột”. Thông qua con mèo, nhân dân còn có ý phê phán kẻ không thấy lỗi mình, mà chỉ thấy lỗi người “Chó chê mèo lắm lông”.
Trong công việc khi phải dùng một người trong một việc không đúng với sở trường, khả năng của người đó thật chẳng khác nào “Không có chó bắt mèo ăn cứt”. Vì vậy người nhận việc cũng phải liệu sức “Mèo cào không xẻ vách vôi” - trước khi làm việc gì phải tự lượng sức mình, cố gắng cho lắm cũng vô ích. Phải biết chọn việc vừa với sức mình “Mèo nhỏ bắt chuột con”. Còn làm việc không đến nơi đến chốn, chỉ giỏi ăn và khoe mẻ thì có câu “Ăn như rồng cuốn, uốn như rồng leo, làm như mèo mửa”.
Chuyện mèo còn nhiều, còn dài. Thương- ghét, khen- chê … đều có đủ cả. Qua con mèo mà có thể thấy được cái nhìn sâu sắc, phong phú của nhân dân về các khía cạnh của con người và cuộc sống.
Góp nhặt ra đây những câu nói dân gian về mèo cũng là một cách để chia sẻ, chia vui trong dịp đầu năm Tân Mão vậy.
Lê Đức Thịnh (ChungTa) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo Wed 15 Feb 2023, 09:02 | |
| Đặc điểm của mèo và thỏ
Có rất nhiều người thắc mắc và đặc biệt là các du học sinh tại Việt Nam rằng: tuy ở cùng một năm nhưng lại có sự khác biệt về quan niệm ở mỗi nước về năm Quý Mão. Tại Việt Nam coi đây là năm con mèo trong khi đó ở Trung Quốc, Nhật Bản , Triều Tiên và Singapore coi đây là năm con thỏ.
Dù là mèo hay thỏ thì đây cũng là một con giáp đẹp, chúng đều là những con vật xinh xắn, dễ thương được nhiều gia đình nuôi như thú cảnh, trong quan niệm của người phương Đông thì con giáp này là biểu tượng của sự cát tường và thịnh vượng.
Theo văn hóa của người Trung Quốc âm lịch ngày, tháng, năm được tính bằng Thập Nhị Chi, con thỏ là chi thứ tư. Con mèo không nằm trong Thập Nhị Chi nhưng phiên âm chữ Hán giống với con thỏ ( “máo” theo âm Hán- Việt là “miêu”). Cả hai từ này khác nhau về dấu song về âm thì thỏ (măo) và mèo là (máo) đều là mao, mặc khác ở trong Việt Nam tự điển thì chữ Mão - nghĩa là thỏ.
Văn hóa Việt - Trung Theo PTS Sim Sang - Joon ( Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt - Hàn) thì sự khác biệt này là do Việt Nam đã tiếp thu chọn lọc trong quá trình giao lưu về văn hóa. Có thể hiểu rằng điều kiện môi trường và thời tiết ở Việt Nam không phù hợp để loài thỏ phát triển và sinh sôi mạnh vì ở nước là văn hóa thảo mộc không phải là thảo nguyên, trong khi đó mèo lại là một loài vật thân thiết với văn hóa thảo mộc với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, các thảm thực vật đan xen nhau.
Theo cách lý giải này là vẹn cả đôi đường về sự tiếp thu Thập Nhị Chi ( 12 con giáp) trong khi Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
Một số sự khác biệt thú vị giữa MÈO VÀ THỎ
Đều là các “bạn nhỏ lắm lông” và nhận sự yêu thích của nhiều người nhất là giới trẻ hiện tại, vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm của cả 2 “bạn nhỏ” này nhé, biết đâu sau khi hiểu về 2 loài này các bạn sẽ yêu thích và muốn rước ngay chúng về nuôi!
Một số thông tin về mèo và thỏ Một số thông tin thú vị trên đã cho chúng ta hiểu biết thêm về 2 loài vật này, như chúng ta thấy thì thỏ có vẻ vượt trội hơn hẳn mèo về mặt “ mắn đẻ”, trên thực tế do điều kiện khí hậu và phòng tục tập quán thì hiện tại nước láng giềng Trung Quốc có mật độ nuôi thỏ lớn hơn chúng ta rất nhiều. Nhưng ngược lại mèo lại có tuổi thọ cao hơn và thời gian gắn bó với con người lâu hơn so với thỏ.
Một số sự thật thú vị về mèo
Xu thế nuôi chó, mèo hiện nay đang ngày càng cao, đặc biệt là loài mèo. Đặc biệt là giới trẻ hiện nay, việc có cho mình một “người bạn lắm lông” không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Các nghiên cứu đã cho thấy việc nuôi mèo có thể giúp chúng ta giảm stress, giảm bớt các căn bệnh tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu đang ngày một tăng lên trong xã hội hiện đại. Đôi khi, mèo lại là một “ liều thuốc tâm lý” giúp chúng ta được chữa lành sau những khi căng thẳng và mệt mỏi.
Mèo rơi từ 6m có khả năng chấn thương cao hơn khi rơi từ độ cao 90m
Nghe thật điên rồ đúng không, nhưng bạn không nghe nhầm đâu. Điều này có thể lý giải là do mèo cần thời gian để điều chỉnh cân bằng và xác định vị trí tiếp đất chính xác, cấu tạo đặc biệt của cơ thể mèo từ chân và các khớp ngón chân đã giúp chúng làm được điều đặc biệt này. Mèo có khả năng nhảy cao và giữ thăng bằng vượt trội Mèo nổi tiếng là một chuyên gia giữ thăng bằng và cực kỳ khéo léo: do trung khu ở tiểu não của mèo rất phát triển đã giúp chúng có thể giữ được thăng bằng ngay cả khi đi trên dây leo trèo.
Kẻ mang chủ nghĩa cơ hội
Thật vậy, trong tự nhiên mèo là loài sống độc lập, nếu bạn đặt 2 chú mèo xa lạ lại với nhau, khả năng cao là bạn sẽ thấy cùng khè nhau hơn là tìm cách để thân thiết. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể chịu cảnh sống chung với nhau chỉ khi bạn không cho chúng sự lựa chọn nào khác hoặc việc tụ tập thành bầy sẽ đem lại lượi ít về thức ăn cho chúng. Đặc biệt là mèo đực, chúng không thích nhau cho lắm.
Chúng mang trong mình suy nghĩ rằng: “được, tôi sẽ làm cùng bạn nếu nó đem lại lợi ích cho tôi, nhưng trước hết tôi sẽ sống cho bản thân mình”
Chúng ta thường có xu hướng nói với tông giọng cao hơn khi nói chuyện với mèo
Ôiii, connn gáiii cưng của mẹ! đó thường là cách mà ta nói chuyện với mèo, nghe có vẻ rất quen thuộc đúng không. Vì thực chất chúng ta có xu hướng coi mèo giống như em bé khi tiếp xúc với chúng, cách chúng kêu meo meo cũng gần giống với tiếng của em bé, cũng như là kích thước và cơ thể mềm mại của chúng vậy. Thật thú vị! cũng chính vì đặc điểm này mà những chú mèo thân thiệt với chúng ta thường kêu meo. Nhưng meo meo, không phải là cách chúng giao tiếp với nhau chúng rất ít khi kêu với đồng loại như vậy, mà lại thường gầm gừ với nhau hơn Mèo chỉ kêu meo meo khi là mèo con và để gọi mẹ của chúng. Chính vì vậy, khi mèo thân thiết với chúng ta chúng sẽ kêo meo meo như gọi mẹ của chúng vậy “tiếng gọi yêu thương” này rất ấm áp đúng không, nhưng điều này hầu như chỉ xảy ra khi chúng đòi ăn.Tông giọng của con người thường thay đổi khi nói chuyện với mèo Người vân tay, mèo có vân mũi
Thật vậy, điều này xảy ra với cả chó vào mèo. Con người chúng ta có thể xác định danh tính khác nhau qua vân tay thì mèo có vân mũi, vậy nên việc lấy vân mũi ở mèo cũng là một điều vô cùng thú vị nhỉ?Vân mũi là một đặc điểm nhận dạng của mèo Khi lớn lên mèo sẽ không hấp thu sữa nữaMèo kém dung nạp sữa khi trưởng thành Giống như người, khi lớn lên mèo sẽ không hấp thu sữa nữa. Thật vậy, như chúng ta đã biết: Sữa bò chỉ dành cho bê con mà thôi!
Người và mèo cũng vậy, khi lớn lên lượng enzyme để tiêu hóa sữa sẽ ít dần đi và chỉ còn lại một ít để hấp thu. Mặt khác một số mèo cũng sẽ mắc hội chúng không dung nạp lactose giống người. Ngoài ra việc cho mèo uống sữa của người rất dễ khiến chúng bị tiêu chảy. Vì vậy, hãy chỉ cho mèo con uống các sản phẩm sữa dành cho mèo thôi nhé!
Thận của tôi có thể lọc được cả nước biển
Thật đáng kinh ngạc đúng không? Thận của mèo có thể đạt hiệu quả tới mức chúng có thể lọc được nước biển trong trường hợp chúng không có nguồn nước ngọt.
Nhưng việc uống nước mặn hay nước biển trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thận và các chức năng trong cơ thể. Vậy nên hãy hạn chế cho mèo ăn mặn nhé!Chức năng thận của mèo rất mạnh có thể lọc được cả nước biển khi cần thiết Mèo là một loài động vật sạch sẽ?
Trong thế giới động vật, mèo nổi tiếng là một kẻ sạch sẽ khi liên tục liếm lông, đi vệ sinh ở chỗ kín,…
Nhưng có thật sự bởi vì chúng sợ bẩn hay không? Không đâu, chỉ bởi vì trong tự nhiên, chúng cần phải che dấu bản thân mình và việc có mùi sẽ ảnh hưởng tới sinh mạng của chúng. Nhất là thời điểm đi vệ sinh là thời điểm chúng dễ bị tổn thương nhất! vì vậy, mèo đi vệ sinh thường rất kín đáo và thường sạch sẽ!
Một thực khách khó tínhKỹ lưỡng trong việc lựa chọn thức ăn Bởi lẽ, trong tự nhiên việc ăn tạp một thứ gì đó sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Nên có thể coi mèo là một loài rất cẩn thận trong phương diện này, ngoài ra mèo còn có cách ăn rất thong thả, bởi chúng sống độc lập không giống như kiểu sống bầy đàn, chúng không cần lo lắng rằng kẻ cùng đàn sẽ cướp miếng ăn của mình.
“Cha mẹ sinh con, mèo sinh tính”
Nếu câu thành ngữ này để nói về tính cách không ai giống ai của con người thì mèo cũng vậy. Trong một bầy, mèo con cũng sẽ có tính cách khác nhau.
Ngoài ra theo nghiên cứu cho thấy màu lông cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách của mèo, trái ngược với tiếng xấu của mèo đen, những con mèo có bộ lông màu đen thường thân thiết với đồng loại và con người hơn, những con mèo lông màu hung lại thường cáu gắt với những con mèo có màu lông khác.
Tính cách của mèo cũng ảnh hưởng bởi những gì chúng trải qua khi còn bé. Chúng có thể trở nên sợ sệt, ngại ngùng khi bị bạo hành lúc còn bé. Nhưng đáng mừng là giống như con người, mèo cũng có thể thay đổi tính cách khi chúng ta yêu thương chúng hơn
Lời kết:
Nhìn chung, mèo là một loài vật bí ẩn và thú vị hơn bạn nghĩ. Đôi lúc chúng tỏ ra lạnh lùng, đôi khi lại quấn quýt, ngọt ngào làm chúng ta rất tò mò về chúng. Dù ở nước ta có quan niệm không tốt về mèo nhưng sự thật là mèo lại là một biểu tượng của sự tốt đẹp, may mắn đặc biệt là ở trong kinh doanh trong văn hóa của nhiều nước.
(Theo VINODA)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo Wed 22 Feb 2023, 09:57 | |
| Năm Quý Mão, nói chuyện các nhà văn Pháp yêu Mèo
Thanh Hà
Hình tượng Mèo trong văn thơ Pháp. Ảnh con Mèo trên đường phố Thượng Hải. AP - stringer « Mê Mèo » không là cái « tật » của riêng gì các nhà văn Pháp. Giải Nobel Văn Học người Mỹ, tác giả cuốn Ngư Ông và Biển Cả, Ernest Hemingway, yêu mèo vì chúng « tuyệt đối không vì lẽ này hay lẽ khác mà che đậy, giấu giếm tình cảm ». Đến nay con mèo đen Béhémoth (con Hà Mã) vẫn là một biểu tượng của bảo tàng Boulgakov tại thủ đô Matxcơva từ tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita (viết trong giai đoạn 1927-1939) của tác giả người Nga Mikhail Boulgakov.
Trong làng hội họa, từ Pierre Bonnard đến Pablo Picasso, xa hơn nữa là những Leonardo da Vinci của Ý hay danh họa người Nhật, Hiroshige (1797-1858) đều đã đưa hình ảnh con mèo vào nghệ thuật. Đương nhiên không thể quên thư pháp Mèo của danh họa Việt Nam Lê Bá Đảng được ông lấy nguồn cảm hứng từ một con phố vừa hẹp, vừa ngắn ở quận 5 - Paris La Rue du Chat Qui Pêche.
La Rue du Chat Qui Pêche, Phố Con Mèo Câu Cá cũng là tựa đề cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn người Hungary, Jolan Foldes.
Mèo sống trong nhung lụa
Riêng trong văn đàn Pháp, bất luận nam hay nữ, thật không hiếm các tác giả « mê Mèo ». Ở vào thế kỷ thứ 17, Charles Perrault (1628-1703) với Chú Mèo Đi Hia đã làm mê hoặc độc giả với một con mèo biết nói và thông minh, giúp chủ từ hai bàn tay trắng trở thành phò mã…
Con mèo Micetto giáo hoàng Leo XII để lại đã gắn bó với văn sĩ Chateaubriand (1768-1848) như bóng với hình trong giai đoạn ông làm đại sứ Pháp tại tòa thánh Vatican. Một tác giả sinh sau Chateaubriand một chút là nhà thơ Théophile Gautier (181 -1872) cũng yêu mèo không kém có lẽ bởi ông biết rất khó để làm bạn với mèo. Trong căn hộ của Théophile Gautier ở Neuilly sur Seine, ngoại thành Paris, Eponine được nhà thơ xem như một thành viên trong gia đình. Con mèo đen có đôi mắt xanh ve ấy đã cùng ông tiếp những vị khách tên tuổi nhất thời bấy giờ từ nhà khoa học Louis Pasteur đến những người bạn văn của Gautier như Goncourt, Mérimée…
Về phần tác giả Ao Quỷ, George Sand (1804-1876), tựa như Théophile Gautier bà cũng rất yêu mèo bởi đấy là một « ông thần giữ của ». Của cải của nhà văn nữ này không là vàng bạc, châu báu mà là những gì bà muốn « giữ kín sâu thẳm tận đáy lòng ».
Từ thập niên 1970, phim hoạt họa của Walt Disney The Aristocats-Gia Đình Mèo Quý Tộc không còn xa lạ với nhiều thế hệ khán giả khắp bốn phương nhưng có mấy ai biết rằng, Duchess, con mèo trắng xinh đẹp sống trong nhung lụa với ba con mèo con và « nhân vật » con mèo hoang Thomas O’Malley tốt bụng trong phim trong chính là phiên bản mèo mượn từ truyện ngắn Le Paradis des Chats-Thiên đường của những con Mèo (năm 1874) của nhà văn Pháp Emile Zola.
Hình tượng của phụ nữ
Một nhà thơ lớn của thế kỷ XIX là Charles Baudelaire đã ít nhất hai lần đưa Mèo vào thi ca qua hai bài thơ Le Chat và Les Chats. Cả hai nằm trong toàn tập Les Fleurs du Mal-Những bông hoa đau khổ (1847).
Le Chat
Viens, mon beau chat, sur mon cœur amoureux/ Hỡi con mèo xin đẹp, hãy đến gần trái tim si tình Retiens tes griffes de ta patte/ Giấu bớt đi những chiếc vuốt nhọn Et laisse-moi plonger dans tes beaux yeux, mêlés de métal et d’agate (…)/ Cho ta thả hồn vào đôi mắt diệu huyền của đá xanh màu lục bảo …
Ở đây, con Mèo là tình yêu, là hình bóng của người đàn bà đẹp, dù đấy là một vẻ đẹp lạnh lùng, là một mối tình ngoài tầm với, mong manh và dễ vỡ. Đến cuối bài thơ, người tình và con mèo với đôi mắt trong veo của « đá xanh màu lục bảo » chỉ còn là một. Bản chất tự do và độc lập của Con Mèo và Người Đàn Bà là điều khiến Baudelaire khâm phục, dù biết rằng tình yêu rất dễ chắp cánh bay xa…
Trái lại trong bài thơ Những Con Mèo, Les Chats cũng Beaudelaire đơn thuần nói về những người bạn « đáng yêu », « hiền hòa » dù đầy « cá tính » ẩn chứa một chút gì « kỳ diệu, huyền bí » : cái dáng vẻ uy nghi của những pho tượng đầu người thân sư tử trong văn hóa Ai Cập, hay nhân vật Erabus trong thần thoại Hy Lạp, con trai của Thần Nguyên Thủy Chaos và Bóng Tối…
Nét mềm mại, dịu dàng của Mèo Từ bạn đồng hành đến mối tâm giao
Trong văn đàn Pháp hiếm ai chung thủy với mèo, quan sát mèo và dành cho chúng một chỗ đứng riêng biệt trong toàn bộ tác phẩm của mình như nhà văn nữ Colette (1873-1954).
Bà sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà tại thị trấn Saint Sauveur en Puisaye, vùng Bourgogne-Franche-Comté, miền đông nước Pháp với rất nhiều muông thú. Frédéric Maget, chủ tịch hội Những Người Bạn của Colette kể lại nhà văn Pháp này thường nói, ngôi nhà thời thơ ấu của bà là nơi « có một sự mất trật tự trong không khí đầm ấm » có nghĩa rằng đấy là nơi « lúc nào cũng tấp nập chó, mèo, gà, sóc, dơi » … Tất cả những con thú đó luôn hiện diện bên bà trước khi đi vào văn học. Nhưng trong suốt cuộc đời và sự nghiệp, với Colette, Mèo là con vật trung thành nhất, nếu không muốn nói là « người bạn tri kỷ ».
Frédéric Maget : « Những con mèo của Colette xuất hiện từ những tác phẩm đầu tay cho đến những sáng tác cuối cùng. Đương nhiên Dialogues de bêtes-Đối thoại của xúc vật (1904) được biết đến nhiều hơn cả. Trong tác phẩm này, các con thú dưới ngòi bút của Colette biết nói và chúng là những con vật rất quen thuộc với bà. Thế rồi Colette đã giàu trí tưởng tượng, ‘nhân vật’ chính trọng truyện, là con mèo Kiki La Doucette, thực ra là biệt danh mà bà dành để gọi người chồng thứ nhất của mình. Dưới tên gọi có vẻ thùy mị và dễ thương đó, thì con mèo trong tác phảm này lại đầy nam tính »
Francette, Saha, Kiki La Doucette, … là những con Mèo ẩn hiện trong trên dưới 50 tác phẩm của bà. Đáng chú ý nhất là Con Mèo Cái, Saha mà bà đã đưa một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của mình La Chatte, phát hành năm 1933.
Frédéric Maget : « Colette đã dành một chỗ đứng riêng biệt cho mèo, và hiếm có một nhà văn nào gần như là viết cả tiểu sử về mèo như bà. Thí dụ như độc giả biết rõ tên tuổi của từng con mèo trong sáng tác của Colette, họ biết rõ con mèo đó sinh ngày nào, mất ngày nào, nó có bao nhiêu anh chị em… Ta biết là Colette yêu nhất con mèo cuối cùng mà bà chỉ gọi nó với cái tên đơn giản là Con Mèo Cái- La Chatte, như trong tiểu thuyết cùng tên. Độc giả của Colette biết là con mèo này sinh ngày 25/12/1925 và nó đã chết ngày 12/02/1939. Nhà văn yêu con mèo này đến nỗi, khi chia tay với nó bà không bao giờ nuôi thêm một con mèo nào khác. Không một con mèo nào khác có thể lấp vào khoảng trống mà La Chatte để lại trong lòng người nghệ sĩ này ».
Trong tiểu thuyết La Chatte, con mèo Saha cùng với cặp vợ chồng Alain và Camille là một bộ ba : Mèo và Camille cùng muốn độc quyền ngự trị trong trái tim của Alain. Người vợ trẻ ghen đến điên cuồng vì một con mèo. Mọi việc đổ vỡ khi Camille « ám sát » hụt Saha. Alain bỏ nhà ra đi với con mèo trên tay. Tựa như Sidonie-Gabrielle Colette, anh đã chọn quay lưng lại với thế giới của loài người, bởi súc vật « không bao giờ phản bội ».
Biểu tượng của sự kiêu căng, gian xảo
Nhưng không phải ai cũng yêu Mèo như Colette hay dành cho con thú bốn chân này những « vai diễn đẹp » trong tác phẩm của mình. Con mèo dưới ngòi bút của nhà văn François Rabelais thế kỷ XV-XVI là biểu tượng của giới quan lại tham ô, vơ vét của dân để làm giàu như trong tùy bút Isle Sonnante, ra mắt độc giả năm 1562 (9 năm sau khi tác giả qua đời).
Ông vua trong làng thơ ngụ ngôn của Pháp là Jean de La Fontaine không mấy có cái thú yêu Mèo. Với ông đấy là những con vật « độc ác », « giả dối », « kiêu căng, thông minh » nhưng « xảo quyệt ».
Thâm hiểm, độc ác là hình ảnh gắn liền với hồng y giáo chủ Richelieu, dưới thời vua Louis XIII. Ông là người sáng lập ra Viện Hàn Lâm Pháp. Hồng y Richlieu mê Mèo đến nỗi, có lúc ông nuôi đến 14 con mèo, cử hai người hầu hạ chúng ngày đêm. Mèo của Richelieu chỉ ăn thăn gà.
Thú vị không kém là trường hợp của văn hào Pháp, André Malraux, vị bộ trưởng Văn Hóa đầu tiên của nước Pháp, đã cùng với tướng de Gaulle có một đam mê: cả hai cùng rất yêu Mèo. Malraux không thể sống thiếu Mèo đến nỗi ông đòi bằng được người tình là nhà văn Louise de Vilmorin đục tường trong dinh thự của bà để cho các con Mèo của ông được « tự do đi lại, thả bước từ buồng nọ sang phòng kia ». Hiềm nỗi, ông bộ trưởng Văn Hóa này dưới thời tướng de Gaulle vì quá yêu mèo mà đã quên mất rằng dinh thự của gia đình de Vilmorin tại thị trấn Verrières le Buisson, ngoại ô phía nam Paris, được xếp vào hàng « các công trình kiến trúc và di tích lịch sử ». Đâu đó André Maleraux đã đặt tình yêu Mèo lên trên cả một di sản văn hóa lịch sử, dù đó là một dinh thự có giá trị lịch sử. (RFI)
(Văn hoá online) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo Thu 23 Feb 2023, 08:00 | |
| Hai loài yêu tinh mèo trong truyền thuyết
Vương Trung Hiếu
Ở phương Đông, Kim Hoa miêu ( 金 华猫 ) là loài yêu quái khiến người Trung Quốc lo sợ; còn ở phương Tây, yêu tinh mèo (hay Cait Sith) là sinh vật có hình dáng giống mèo trong truyền thuyết của Scotland và Ireland.
Kim Hoa là một địa danh, nay thuộc tỉnh Chiết Giang, nổi tiếng khắp thiên hạ với món thịt nguội Kim Hoa thơm ngon. Có lời đồn rằng đó là thịt của loài mèo Kim Hoa ma quái. Thực hư thế nào chưa rõ, song truyền thuyết xưa kể rằng, sau ba năm con người nuôi mèo Kim Hoa, hằng đêm loài mèo này sẽ trèo lên mái nhà vào lúc nửa đêm, ngước nhìn mặt trăng. Sau nhiều ngày há miệng, hấp thụ tinh hoa từ ánh trăng, chúng sẽ trở thành yêu quái, trốn vào núi sâu hoặc thung lũng, đào hố sống dưới đó.Ban ngày mèo Kim Hoa ẩn mình, chiều tối biến thành cô gái xinh đẹp khi gặp đàn ông hoặc biến thành mỹ nam nếu gặp phụ nữ, mục đích là để quyến rũ họ (baike.baidu.com) Ban ngày chúng ẩn mình, chiều tối biến thành cô gái xinh đẹp khi gặp đàn ông hoặc biến thành mỹ nam nếu gặp phụ nữ, mục đích là để quyến rũ họ. Mèo Kim Hoa đôi khi vào nhà của những người bình thường. Lúc vừa bước vào, việc đầu tiên mà con mèo làm là đi tiểu vào cái xô. Có người uống nước trong cái xô đó nên bị suy nhược cơ thể, cuối cùng ngã bệnh.
Người nhà linh cảm điều gì đó không ổn nên mặc thanh y cho người bệnh. Sáng hôm sau họ kiểm tra thấy lông mèo trên thanh y nên đêm sau họ rình quan sát rồi phát hiện thấy một con mèo kỳ lạ vào nhà. Họ bí mật mời thợ săn đến diệt yêu quái mèo.
Người thợ săn đi cùng vài con chó đến nhà bệnh nhân. Anh ta thả những con chó săn ra, xua chó bắt quái vật mèo. Khi bầy chó săn bắt được mèo, người thợ săn bắt đầu lột da mèo rồi nướng thịt nó. Bệnh nhân ăn thịt mèo dần dần khỏi bệnh.
Tuy nhiên, theo truyền thuyết, nếu một người đàn ông bị bệnh ăn thịt mèo cái hay một người nữ bị bệnh ăn thịt mèo đực thì sẽ khỏi bệnh. Trong trường hợp ngược lại, người nam ăn thịt mèo đực, còn người nữ ăn thịt mèo cái thì không có thuốc chữa, người bệnh sẽ chết ngay sau đó.Truyền thuyết kể rằng lúc nửa đêm, mèo Kim Hoa trèo lên mái nhà, há to miệng hút tinh hoa của mặt trăng vào cơ thể, lâu ngày nó sẽ biến thành yêu quái (baike.baidu.com) Miêu yêu tinh trong truyền thuyết phương Tây
Miêu yêu tinh là một sinh vật có hình dáng giống mèo trong truyền thuyết của Scotland và Ireland. Hình ảnh yêu tinh mèo chủ yếu là một con mèo đen có mảng lông trắng lớn trên ngực. Nó thông thạo tiếng người, đi bằng hai chân mang ủng. Con mèo này ăn mặc lộng lẫy, đội vương miện trên đầu, di chuyển giữa các thành phố và thường xuất hiện nhiều hơn ở cao nguyên Scotland. Nó có thể nói nhiều ngôn ngữ và có trình độ học vấn cao.
Người ta nói rằng yêu tinh mèo thực sự là vua của loài mèo. Chuyện kể rằng vào một đêm trăng tròn, một người nông dân đang trên đường về nhà và nhìn thấy một đàn mèo đang tụ tập trên cây cầu ở biên giới làng. Vì tò mò, người nông dân bước tới để theo dõi, nhưng nhìn thấy một đàn mèo đang tiến hành nghi thức tang lễ. Tất cả chúng đều nói được tiếng người.
Ngay sau khi nói câu “Hoàng thượng Vương quốc Mèo đã chết!” tất cả chúng đều bỏ chạy. Người nông dân ngạc nhiên trở về nhà, song không kể gì với vợ. Vào ngày hôm sau, vợ người nông dân nói với anh ta rằng con mèo yêu quý của họ đang ngủ trên bếp, đột nhiên nó bay lên cao, hét lớn: “Cái gì? Tôi là vị vua tiếp theo à!”. Rồi nó bay ra khỏi ống khói, không bao giờ trở lại nữa.Vài ảnh minh họa về yêu tinh mèo (Cait Sith) ở phương Tây (facebook.com, deviantart.com, furaffinity.net) Karl Shuker, một nhà sinh vật học thần bí người Anh, cho rằng nguyên mẫu của yêu tinh mèo thực sự đến từ “Mèo Kellas”, một loài mèo hoang màu đen độc nhất của Scotland. Ngoại hình của giống mèo này có lẽ là do lai giữa mèo rừng châu Âu với mèo bản địa Scotland, chúng có kích thước lớn hơn, lông đen giống mèo rừng nhưng có một số đặc điểm của mèo bản địa. Có thể chúng đã tồn tại ở Scotland từ nhiều thế kỷ qua. Người ta nói rằng loài mèo này đã hai nghìn năm tuổi, là nguồn gốc của truyền thuyết về yêu tinh mèo. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu dân gian cho rằng yêu tinh mèo không thực sự là yêu tinh, mà là phù thủy.
Dẫu thế nào thì hai câu chuyện trên cũng chỉ là truyền thuyết, năm Mão kể chuyện mèo cho có không khí ngày xuân.
(Báo Thanh niên) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo Mon 27 Feb 2023, 10:26 | |
| Vì sao nói loài mèo có 9 mạng?
Raven Le
Có một điều lạ là dù các nền văn hóa không có sự giao thoa và bị cách biệt về mặt địa lý, nhưng chúng vẫn có điểm chung khi đều cho rằng loài mèo có nhiều mạng.
Trong thơ ca nhạc họa của nước Anh
Không rõ câu chuyện về con mèo có chín mạng xuất hiện lần đầu ở Châu Âu từ lúc nào, nhưng nó trở nên phổ biến nhất từ khi Shakespeare viết vở kịch trứ danh Romeo và Juliet. Trong biến cố khiến cho Romeo bị đi đày có sự xuất hiện của nhân vật tên là Tybalt với biệt danh là ''con mèo lông xù'', vốn là anh họ của Juliet.
Chúng ta đều biết hai nhà Romeo và Juliet vốn có thâm thù, và cả bạn bè gia quyến của họ cũng chẳng ưa gì nhau. Một ngày nọ, người bạn của Romeo là Mercutio buột miệng móc mỉa Tybalt:
Con mèo Tybalt kia, có phải mi có 9 mạng. Mau đến đây quyết đấu để ta lấy một mạng của mi, còn lại 8 mạng ta sẽ để đấy tính sau.
Tybalt (người quỳ gối, tóc dài) biệt danh là ''con mèo lông xù'' có 9 mạng, nhân vật xuất hiện trong vở kịch Romeo và Juliet cùng các tác phẩm chuyển thể cùng tên. Romeo cố gắng ngăn cản nhưng không thành, Tybalt đâm chết Mercutio trong trận đấu kiếm. Mất bạn, Romeo nổi giận thách đấu và giết chết Tybalt trả thù. Vụ việc đáng tiếc này khiến anh phải bị đi đày theo lệnh của Hoàng tử.
Được biết, Shakespeare đưa chi tiết mèo 9 mạng vào vở kịch của mình dựa trên đồng dao của trẻ con Anh Quốc khi xưa là:
''A cat has 9 lives. For 3 he plays, for 3 he strays and for the last 3 he stays.''
Kể từ sau vở kịch Romeo và Juliet, chi tiết mèo có 9 mạng mới trở nên phổ biến ở Anh Quốc, và lan ra các nước lân cận thông qua việc giao lưu văn hóa nghệ thuật.
Trong thần thoại Ai Cập cổ đại
Đối với người Ai Cập, mèo là loài vật linh thiêng. Bastet - Nữ thần của bảo hộ cho thai nhi, niềm vui, âm nhạc, gia đình và loài mèo, thường hiện thân dưới hình dạng một người phụ nữ có đầu mèo.
Tuy nhiên, Bastet không phải là vị thần đầu tiên biến hình dưới hình dạng mèo mà chính là thần Ra - vị thần tối thượng trong thần thoại Ai Cập.
Một biến thể của thần Ra - vào buổi đêm gọi là ''Atum-Ra'' (ban ngày gọi là Amun-Ra) đã lấy hình dạng của loài mèo để đi xuống địa ngục. Atum-Ra còn có thể hiện thân dưới 9 hình dạng khác nhau, đại diện cho 9 mạng sống của loài mèo.Các hiện thân của thần Ra, trong đó Atum-Ra đại diện cho ban đêm. Trong văn hóa dân gian Trung Hoa
Theo quan niệm của người Trung Hoa cổ, số 9 trong tiếng Trung ký tự ''九'' âm là ''CỬU'' vừa có nghĩa là số 9 vừa có nghĩa là nhiều, muôn vàn, vĩnh cửu, không bao giờ hết. Là một con số may mắn tượng trưng cho tài phú, dư dả.
Hơn nữa, số 9 còn liên quan đến những khái niệm tâm linh kỳ bí, chẳng những gắn liền với Đạo giáo Trung Hoa mà còn ảnh hưởng đến tất cả những nền văn hóa phương Đông có giao thoa với văn hóa Trung Quốc.
Ví dụ, trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không có 9 lần 8 bằng 72 phép thần thông. Hành trình Tây Du của Đường Tăng gặp 9 lần 9 tổng cộng có 81 kiếp nạn. Những con số đó đều là bội số của 9. Ở Việt Nam có đồng bằng Sông ''Cửu'' Long. Vua Hùng bắt Sơn Tinh, Thủy Tinh phải tìm ra voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao. Hơn nữa, loài người mang thai con trong 9 tháng, nhịp tim con người đập trung bình 72 nhịp/phút, cũng là bội số của 9.
Khả năng cao là người Trung Hoa thấy mèo nhanh nhẹn, rơi cao không chết, có thể né tránh thoát khỏi hiểm nguy tài tình nên họ gán cho nó có 9 mạng. Ngụ ý nó có thể sống lâu, tai qua nạn khỏi.
Trong điển tích, điển cố của Phật giáo
Chuyện kể rằng khi Phật Thích Ca ngồi giảng kinh cho chúng đệ tử, thì có một con mèo cũng đến ngồi bên cạnh say sưa nghe kinh. Đức Phật thấy vậy vui lòng bèn nói:
Con mèo này là rõ là có linh tính, hơn hẳn con người tầm thường. Chẳng những ngộ được kinh thư, mà còn có 9 kiếp mạng.
Đức Phật gọi con mèo ấy là ''cửu mệnh quái miêu'', tức con mèo yêu tinh có 9 mạng. Cơ sở khoa học về khả năng vận động và chữa lành vết thương ở mèo
Tất cả những ví dụ về văn hóa nghệ thuật, tâm linh và tôn giáo trên đều có thể xuất phát từ việc người xưa quan sát, nghiên cứu và phỏng đoán về các hành vi, tập tính của loài mèo mà thành.Loài mèo vốn có một tuyến đặc biệt trong tai, giúp nó điều chỉnh được trạng thái thăng bằng của cơ thể đối với mặt đất theo phương thẳng đứng.
Ngay khi rơi tự do, não bộ của mèo sẽ theo bản năng mà điều chỉnh tư thế bằng cách xoay người sao cho 4 chân hướng xuống đất trước, đồng thời phối hợp với cái đuôi tương tự một cái bánh lái giúp mèo luôn trong tư thế phù hợp.Hình mô tả động tác xoay người tiếp đất của mèo. Chân mèo có lớp đệm thịt và lông mềm, có thể hấp thu phần lớn chấn động khi tiếp đất. Đó là lý do, đôi khi mèo rơi cao mà vẫn vô sự vì nó có thời gian để xoay người và chuẩn bị tư thế, ngược lại dù rơi thấp mà không kịp xoay người thì nó vẫn té rất đau.Mèo rung cổ họng khi cảm thấy dễ chịu. Nếu bạn vuốt ve nó nhiều hơn sẽ thấy nó càng rung cổ họng nhiều hơn. Khoa học chứng minh nếu ngủ với một chú mèo có thể giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn. Ngoài ra, khả năng tự hồi phục vết thương của mèo cũng rất đáng khâm phục. Các nhà khoa học Hoa Kỳ ở đại học California nghiên cứu rằng mèo rung cổ họng để tạo ra âm thanh ''gru gru'' (tiếng Anh gọi là ''cat purr'') có tần số 25 đến 150 Hz giúp chúng giảm stress, đồng thời sóng âm này giúp xương và cơ của chúng hồi phục nhanh hơn sau chấn thương bằng cách kích thích các mô tế bào tái sinh nhanh chóng.Như vậy, mèo vừa sở hữu năng lực vận động ưu việt lẫn khả năng hồi phục đáng nể. Chúng là một trong những loài có kỹ năng sinh tồn tốt nhất trong tự nhiên. Chính vì thế, việc nghiên cứu loài mèo kết hợp với các niềm tin, tín ngưỡng từ buổi sơ khai của loài người trong các nền văn hóa đã hình thành nên khái niệm mèo có nhiều mạng.
Mèo không phải khi nào cũng được xem là có 9 mạng, trong văn hóa dân gian Tây Ban Nha, chúng có 7 mạng, còn ở Thổ Nhĩ Kỳ và các vương quốc Ả Rập, người ta tin mèo có 6 mạng.
(Nguồn: Lost Bird) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo Wed 01 Mar 2023, 10:17 | |
| Vì sao con mèo có chín cái đuôi sẽ trở thành bất tử?
Vương Trung Hiếu
Theo Bách khoa thư Baidu, các sinh vật trên thế giới đều có thể trở thành bất tử thông qua tu luyện, và mèo cũng vậy. Sau 100 năm tu hành, mèo mọc thêm 1 cái đuôi, khi đủ 9 đuôi coi như công đức vẹn toàn.
Theo ghi chép, cứ sau 20 năm tu hành, con mèo có thể mọc thêm một cái đuôi, khi mọc đến cái đuôi thứ chín thì nó trở nên bất tử. Tuy nhiên, cực kỳ khó tu luyện để có thêm cái đuôi thứ chín, bởi vì, khi đạt đến cái đuôi thứ tám, con mèo phải tuân phục một người nào đó.
Con mèo 8 đuôi hỏi Đức Phật rằng vì sao nó tu luyện nhiều năm mà chưa có thêm đuôi thứ 9 (sgss8.com) Nếu chủ nhân ước rằng con mèo có thêm cái đuôi nữa để trở thành “cửu vĩ miêu” thì nó mới thành công. Tiếc rằng, dường như là một vòng tròn lặp lại vô tận, bất luận thế nào thì con mèo cũng không thể tu luyện để trở thành mèo chín đuôi.
Thế nhưng lại có truyền thuyết về cửu vĩ miêu, con mèo chín đuôi đã xuất hiện…
Ngày nọ, trời se lạnh, có một chàng trai đi hái nấm, anh băng qua ngọn núi phía sau ngôi làng. Trước khi anh đến sườn núi thì trời bắt đầu mưa to nên tìm một nơi có lá cây rậm rạp để trú tạm. Ngay lúc đó mưa bão lớn dần, sấm sét nổi lên liên tục, chàng trai mơ hồ nghe thấy tiếng sói tru. Lúc gần tạnh mưa thì có bốn con sói xuất hiện, bao vây chàng trai. Anh run rẩy, chưa biết làm thế nào để thoát khỏi nanh vuốt của bầy sói.
Dáo dác nhìn quanh, anh phát hiện một con mèo trắng khổng lồ đang đứng sau lưng anh. Toàn thân con mèo trắng như tuyết, nước mưa dường như không hề chạm vào bộ lông xinh đẹp của nó. Đôi mắt mèo trông như hai viên mã não đen, nó có tám cái đuôi nằm rải rác phía sau giống như đội cận vệ danh dự của hoàng đế trong chuyến du ngoạn.
Chàng trai chợt nhớ người trong làng nói rằng mèo tám đuôi thường xuất hiện vào những cơn mưa bão bất thường, nó đi tìm người thực hiện ước nguyện của nó.Con mèo 8 đuôi luôn mơ ước có thêm 1 cái đuôi nữa để trở nên bất tử Nhìn con mèo khổng lồ, bầy sói sợ hãi bỏ đi. Con mèo tám đuôi đi đến chỗ chàng trai, nói rằng anh chính là chủ nhân kiếp trước của nó. Chàng trai ngập ngừng: “Vậy ta có thể nuôi ngươi không?” Con mèo gật đầu. Thế rồi chàng trai đưa con mèo về nhà.
Trong những ngày sau đó, hầu như ngày nào chàng trai cũng chơi với con mèo tám đuôi. Song lúc đầu con mèo có vẻ miễn cưỡng chơi đùa với chàng trai. Nó đang chờ đợi điều gì đấy. Con mèo chỉ vẫy đuôi và ngồi xổm ở cửa khi chàng trai gọi nó.
Một ngày nọ, chàng trai ngồi trước mặt con mèo, cất giọng: “Mọi điều ước có thể thành hiện thực không?”. Con mèo im lặng, uể oải nhìn anh ta. Chàng trai nói lớn, gằn từng tiếng: “Nếu ngươi muốn thì ta ước rằng ngươi mọc thêm một cái đuôi nữa!”.
Con mèo tám đuôi sững sờ, đôi mắt đen của nó đầy nghi ngờ rồi trở thành ánh mắt biết ơn khó tả. Cuối cùng nó cũng hiểu ý của Đức Phật, rằng chỉ khi nó gặp được người sẵn sàng biến nó thành hoàn thiện, nó mới có chín đuôi. Con mèo từ từ đứng dậy, cúi đầu, liếm tay chàng trai một cách chân thành, ấm áp. Lúc này anh mới nhận ra đôi mắt nó ươn ướt, có lẽ là nước mắt.
Con mèo tám đuôi đã trở thành cửu vĩ miêu, toàn thân tỏa ra bạch quang lộng lẫy. Vụt một cái nhanh như chớp con mèo biến mất. Chàng trai bị bỏ lại phía sau, tận hưởng không gian cô đơn nhưng cuộc sống sau này của anh lại rất hạnh phúc và viên mãn.Bên cạnh đồ chơi mèo 9 đuôi, ở Trung Quốc còn bán những con thú bông gọi là “cửu vĩ hồ” (cáo 9 đuôi) Ý nghĩa của câu chuyện con mèo để nói rằng khi số phận ưu ái thì con người chỉ muốn thực hiện điều ước cho bản thân họ, giống như truyện cây đèn thần của Aladdin, việc sử dụng may mắn hiếm có của mình để giúp người khác là một sự hào phóng lớn nhất và phản hồi chân thành nhất trên thế giới, giống như ý nguyện của Đức Phật khi muốn cứu tất cả chúng sinh.
(Thanh niên) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Quỷ nhập tràng Fri 17 Mar 2023, 08:04 | |
| Quỷ nhập tràng
Nếu ở các nước phương Tây có ma cà rồng, Ấn Độ có Vêtala, Trung Quốc có cương thi, thi biến… thì ở Việt Nam có một loài quỷ gọi là quỷ nhập tràng. Đây được xem là một hình thức của xác chết biết đi, mượn xác người chết mà đội mồ sống lại để tìm người sống mà hút máu hoặc dương khí để hấp thu công lực và nguyên nhân dẫn đến quỷ nhập tràng không đâu khác chính là linh miêu.
Người ta tin rằng, khi người mới chết, nếu chẳng may có một con linh miêu (mèo đen) nhảy qua ngang bụng thì người chết vụt ngồi dậy. Có khá nhiều chuyện về quỷ nhập tràng liên quan đến sự xuất hiện của mèo ma hoặc linh miêu bên quan tài được lưu truyền từ xưa ở nước ta. Những chuyện kỳ bí này được lý giải ra sao dưới góc nhìn khoa học?
Đến nay, khoa học đang tiếp tục làm sáng tỏ dần sự thật của câu chuyện truyền khẩu ấy.
Cụm từ "quỷ nhập tràng" từ xưa tới nay luôn cuốn hút sự chú tâm theo dõi của mọi người bởi nhiều lời đồn đại hết sức ly kỳ kèm theo sau đó, tuy không có chứng cứ rõ ràng nhưng người nghe vẫn cứ muốn nghe.
Đến nỗi cụm từ này cũng đã được đưa vào Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam với mục từ "Nhập tràng" được giải thích như sau: "Nhập tràng: (ma quỷ) nhập vào thây người chết làm cho biết đi lại, nói năng như người sống, theo mê tín" (Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng 2000).
Giải thích trên phần nào ghi nhận thực tế tồn tại của những chuyện truyền khẩu quanh hiện tượng quỷ nhập tràng mà theo người xưa thì tác nhân gây nên cảnh tượng lạ lùng đó chính là những… chú mèo! Truyền thuyết quỷ nhập tràng
Một câu chuyện rùng rợn vẫn được truyền tụng như một trong những ví dụ điển hình của hiện tượng quỷ nhập tràng là câu chuyện những người lái buôn ngủ trọ.
Chuyện xưa kể rằng, có 7 người đàn ông làm lái buôn đi lên mạn ngược lấy hàng. Một buổi tối họ lỡ độ đường nên phải xin ngủ nhờ trong nhà một người Kinh lên lập nghiệp ở trong vùng.
Người chủ nhà nói rằng nhà chỉ có 2 vợ chồng, vợ ông bị cảm nặng nằm trong buồng còn ông bây giờ phải đi tìm thuốc cho vợ sáng mai mới về. Ông cho các lái buôn mượn nhà ngủ trọ và trông nhà cho ông.
Sau khi chủ nhà đi rồi, trời cũng sập tối. Bảy người lái buôn cơm nước xong bèn quây quần vào một góc nhà để ngủ. Lúc gần sáng, người lái buôn nằm ngoài rìa bỗng cựa mình thức dậy vì một luồng gió lạnh luồn vào nhà.
Ông lơ láo nhìn vào phía trong, thấy cửa buồng của vợ chủ nhà mở trống, ngọn đèn dầu trong buồng đang nhỏ như hột đậu xanh bỗng phụt lên sáng rõ rồi mới nhỏ lại dần. Ngay lúc đó có tiếng người hút thuốc lào. Tiếng điếu cày dứt thì có tiếng dép lẹp xẹp rồi bà chủ nhà vụt bước ra ngoài.
Thật bất ngờ, người đàn bà này đến bên người lái buôn thứ nhất luồn hai tay xuống nhấc bổng ông lên như nhấc một miếng gỗ thường, đoạn bà ghé miệng vào mũi người lái buôn hít một hơi dài. Hít xong lại đặt người đàn ông nằm xuống y như cũ rồi bước trở vào trong buồng.
Bên trong ngọn đèn dầu lại phụt lên sáng rõ như hồi nãy rồi cũng lụi dần. Tiếng điếu cày lại vẳng lên từng chập. Độ 5 phút sau người đàn bà lại hiện ra một lần nữa, bước ngay đến chỗ người lái buôn thứ hai, nâng đầu ông ta dậy, kề miệng vào mũi hít một hơi dài như lần trước, rồi lại đứng lên quay trở vào buồng.
Người lái buôn nằm ngoài bìa hết sức ngạc nhiên nhưng cố im lặng để xem hiện tượng kỳ quái này ra sao. Rồi cứ như lúc đầu, mỗi lượt đèn phụt sáng lên, tiếng điếu cày ròn rã, người đàn bà lại hiện ra, tái diễn cảnh tượng cũ, lần lượt đến người lái buôn thứ 6.
Lúc này người thứ 7 đang thức, trống ngực đánh thình thình nhưng vẫn nằm im không dám cựa quậy. Khi người đàn bà vừa quay đi, anh ta khẽ sờ vào mình bạn nằm bên cạnh thì thấy da thịt lạnh ngắt như xác chết.
Anh ta hoảng hồn vùng phắt dậy. Người đàn bà nghe thấy tiếng động quay lại nhìn, anh ta khiếp đảm quá thét lên một tiếng rồi cắm đầu chạy.
Càng kinh khủng hơn, người đàn bà tức tốc đuổi theo. Anh ta càng chạy, bà ta càng cố đuổi cho kịp. Điều lạ lùng nhất là anh ta càng chạy nhanh người đàn bà càng đuổi nhanh, anh ta chạy chậm, bà ta cũng chạy chậm.
Trời dần hửng sáng, người đàn bà kỳ quái vẫn đuổi theo anh lái buôn thứ 7 mà không chịu buông tha. Anh ta kinh hoàng quá không biết làm cách nào thoát chết.
Bỗng bên đường trước mặt xuất hiện một cây gạo, trong đầu anh lóe lên ý nghĩ sẽ trèo lên đó trốn. Bỗng anh ta nghe đằng sâu có tiếng phập thật lớn rồi thân cây rung chuyển, anh ta hốt hoảng vấp phải cái rễ cây ngã vật xuống ngất đi.
Mãi lúc trời sáng hẳn, người qua đường bắt gặp cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: Ở gốc cây có người đàn ông nằm còn thoi thóp thở, bên cạnh có xác một người đàn bà ngã sang một bên, cánh tay phải xỉa ngập vào thân cây gần đến khuỷu.
Họ cứu chữa cho người đàn ông tỉnh lại. Anh ta thuật rõ những điều nghe thấy trong đêm với mọi người. Họ mới cho anh ta hay đám người lái buôn đã bị quỷ nhập tràng. Căn nhà họ vào xin ngủ trọ có người đàn bà chết còn quàn xác lại, nên mới hiện hình hớp hồn 6 người kia, còn anh nhờ chạy trốn kịp nên thoát chết.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo Mon 20 Mar 2023, 10:26 | |
| Đề phòng hiện tượng quỷ nhập tràng
Theo phong tục ở Hy Lạp, mỗi khi có người qua đời là có hẳn một “đội quân” được túc trực bên xác chết để canh mèo và họ coi việc làm đó có ý nghĩa “công đức”.
Xác chết được ghim chặt xuống tấm phản gỗ bằng 2 cây đinh dài, việc đó đảm bảo cho người chết an nghỉ vĩnh hằng và nếu có bị mèo nhảy qua thì cũng không thể “thức tỉnh” được.
Bên ngoài cửa ngôi nhà có đám tang, họ chất đầy những cành cây gai với mục đích ngăn cản những con mèo mang theo “thế lực xấu” nhập vào xác chết.
Trong những tài liệu cổ của nước Anh đã ghi chép rằng người chết bị chó, mèo, thậm chí là chim bay qua đều coi là điều tối kỵ. Con chó, hoặc con mèo đó sẽ bị giết chết và chôn cùng với xác chết. Những phong tục này trong đời sống hiện đại bây giờ đã bị lãng quên.
Tại các miền nông thôn ở Trung Quốc, Serbia và Bulgaria… phong tục của họ cũng tương tự như ở Việt Nam. Gia đình có người chết phải cắt cử phân công nhau đứng bên xác chết canh mèo. Họ phải gỡ mái ngói để ánh sáng xuyên xuống và rắc những hạt cải ra khắp nhà để trừ ma quỷ.
Con mèo đã gieo rắc nỗi sợ hãi lên những gia đình có người chết và sự hãi hùng này không phải khu biệt ở một địa phương mà trải rộng trên toàn thế giới.
Điều này chứng tỏ rằng hiện tượng ma quái đó đã từng xảy ra ở rất nhiều nơi. Nhưng coi đó là hiện tượng quỷ nhập là điều không thể chấp nhận được. Thế nên người ta cố lý giải nó bằng khoa học. Loài mèo có "con mắt thứ ba"
Không phải chú mèo nào cũng có "khả năng huyền bí". Mà thường chỉ có loại "Mèo ma" hay "Mèo quỷ" đặc chủng, toàn thân có màu đen, thường điểm một chòm lông màu vàng đậm giữa trán chỉ nhỏ bằng đồng tiền cổ mà người ta cho đó là "con mắt thứ ba" giúp loài mèo này có thể nhìn thấy và liên lạc được với ma quỷ vô hình, để cùng hợp lực khiến người chết ngồi dậy thành quỷ nhập tràng. Loài mèo này có tên: Linh miêu, mắt sáng và chói đỏ trong bóng tối như hai cục than giữa gió, phừng phừng lửa giận.
Theo truyền thuyết dân gian truyền lại, linh miêu được coi là một loại "mèo ma", được sinh ra từ cuộc hôn phối "rừng rú" ngẫu nhiên và hiếm có giữa con mèo cái đen tuyền với một con rắn hổ hay chính xác hơn nó là con của một con mèo mun cái bị rắn hổ ngựa quấn lấy vào ngày tết Đoan Ngọ trong năm.
Người ta cho linh miêu là đứa con sinh ra từ sự phối hợp quỷ quái và rất hy hữu giữa một con mèo cái đen tuyền với một con rắn hổ chỉ ăn loại thịt duy nhất là thịt cóc, rồi linh miêu ra đời không phải ở một làng xóm, ở một ngôi nhà có chủ nào hết, mà thường ra đời trong một ngôi miếu hoang, một bờ ao vắng, hoặc dưới một khu đầm lầy lau lách.
Thức ăn của linh miêu cũng theo khẩu vị của loại rắn hổ có viền đen trên cổ, nghĩa là rất khoái ăn thịt cóc sống. Khi trưởng thành, linh miêu quay trở về nơi mẹ của nó từng sinh sống, thích ngồi trên những gác ba của ngọn cây, hoặc leo lên những nóc nhà nhìn xuống. Nếu nửa đêm, những sinh vật nào vô phúc gặp tia mắt đỏ ngầu của linh miêu trừng nhìn, tức khắc chúng sẽ trở nên tê liệt không cử động được, như các loài chuột, loài chim, sẽ phải đứng trân như chết để đợi linh miêu đến gần vồ lấy ăn thịt, hoặc dùng móng vuốt cào xé, giỡn hớt dưới ánh trăng một lúc lâu, rồi mới vứt xác ra xa như vứt một món đồ chơi đã chán.
Đặc điểm để nhận biết linh miêu là nó rất thích ăn trứng gà sống, thích rình bắt và cắn cổ gà cho đến chết rồi nhai xương luôn. Nó có mình dài, đuôi dài, mõm dài hơn bình thường so với những con mèo khác. Cách bắt chuột của linh miêu cũng không bình thường. Nó thường leo lên xà nhà cao đứng trên đó nhìn xuống bằng đôi mắt sáng quắc như quan sát, nhìn ngó sinh hoạt của mọi người trong nhà.
Nó không bắt chuột mà chuột tự bò ra nạp mạng như bị thôi miên. Từ trần xà nhà cao, nó lao xuống vồ chuột nhanh như chớp. Trong người linh miêu có một thứ từ điện ma mị, khi nó nhảy qua xác chết, sức mạnh ma quái của nó vô hình chung phá mở cánh cửa trung giới , lôi kéo các chủng loại nào đó về nhập xác mà sống dậy. Vì thế khi nhà có tang, người ta thường bắt hết chó mèo trong nhà trói gô lại hoặc nhốt chúng vào lồng thật kỹ lưỡng.
Người ta đồn, nếu linh miêu bất ngờ nhảy qua một thi hài đang khâm liệm trong nhà, thì người chết ấy sẽ từ từ ngồi dậy thành quỷ nhập tràng. Quỷ nhập tràng có thể đứng lên, mắt cứ mở trừng trừng cả đêm ngày, đưa đĩa cơm với nước uống đến xác chết vẫn dùng hết, nhất là biết lựa ra những miếng thịt tươi đỏ, những món sống sít chưa nấu chín để đưa vào miệng một cách khoái khẩu.
Đến khoảng chạng vạng khi trời sập tối, hoặc vào lúc nửa đêm có trăng, thường đi qua đi lại trong nhà với bộ dạng cứng đơ tựa như người gỗ hoặc người máy, vì các khớp xương của người chết khi hóa quỷ nhập tràng cứ tuồng như bị siết chặt bằng đinh vít vào nhau nên không thể cử động bình thường nổi. Nhà nào có quỷ nhập tràng thì ngay giữa trưa vào giờ ngọ, khi mặt trời đứng bóng, trong nhà khí phần vẫn lạnh lẽo, u ám như cõi âm. Càng về đêm, chung quanh nhà có nhiều tiếng động lạ, lúc than khóc như tiếng con nít, lúc thì thào dọa dẫm như tiếng người lớn chết oan…
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo Thu 23 Mar 2023, 12:16 | |
| Những câu chuyện về quỷ nhập tràng ghê rợn giữa đời thường
Ở Việt Nam, quỷ nhập tràng thường xuất hiện ở những vùng quê hẻo lánh, vùng đồi núi Trung du vắng vẻ bóng người. Trước đây, khi dân cư còn thưa thớt, thỉnh thoảng người ta vẫn kể cho nhau nghe những câu chuyện nửa hư nửa thực về loài quỷ này. Học giả Toan Ánh cũng có một câu chuyện thật về quỷ nhập tràng ở vùng quê miền Bắc…. Cách nay hơn bảy mươi năm, ở làng Dũng Quyết, huyện Quế Dương xứ Kinh Bắc có người đàn ông tên Tòng bị bệnh chết. Trong khi đang chờ khâm liệm, ông chợt sống lại, không nói không cười, thân thể cứng đơ, đôi mắt trừng trừng như mất hồn không hề nhắm.
Từ khi ông sống lại, gà vịt trong nhà mất tích một cách khó hiểu, cho đến khi con cháu trong nhà phát hiện ông đang xé xác con chó để ăn sống bộ đồ lòng. Gia đình rước ông Tự Xung ở huyện Vô Giang về chữa trị, nhưng ngay cả Tự Xung cũng bị ông Tòng cắn đứt miếng thịt vai. Bùa phép không hiệu quả, ông Tòng cứ sống như một thây ma… Cho đến một ngày, sư bà trụ trì chùa Nguyệt Giáng xuất hiện. Bà không chữa trị, chỉ lấy Phật Ấn dán ở hai đầu chái nhà, trên nóc nhà, sau đó lặng lẽ tụng kinh trì chú. Sau ba ngày đêm trì tụng, thây ma ngã gục xuống, thối rữa nhanh chóng, lúc nhúc dòi bọ…
Còn đây là câu chuyện do thầy Tư Nhang kể lại… Năm 1957, ở huyện Bù Đăng Bù Đốp- tỉnh Sông Bé có đứa bé gái con dân tộc thiểu số. Khi sinh ra nó không có xương sống, không đi được, không nói được,chỉ trườn bò mà thôi. Nuôi đến 3 tuổi thì nó chết. Người ta đem xác nó để ngoài rừng 1 ngày thì nó sống lại, bò về nhà. Ở nhà thấy kì lạ lại tiếp tục nuôi nấng. Từ đó, mỗi tối khi mọi người ngủ, nó lại bò đi bắt gà và gia súc để ăn bộ đồ lòng. Về sau cả làng rình phát hiện đòi giết ,ông Cai Tổng vùng đó theo Tây học nên không đồng ý. Cả nhà liền đóng chiếc cũi lớn, bỏ nó vào khiêng sâu lên núi bỏ cho mất tích. Từ đó về sau làng không xảy ra chuyện gì lạ nữa.
Quê của Thanh ở miền Tây, ở đó dân Cái Bè vẫn còn truyền miệng nhau câu chuyện về bà cụ trên 70 tuổi bệnh chết nửa ngày rồi sống lại. Bà cũng không nói năng gì, thấy ai ăn gì là chạy đến giật lấy bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Có lúc bà ngồi tự gặm lấy tay mình đến tróc thịt bày gân xương ra trắng hếu, máu chảy ròng ròng mà bà ta còn tỏ vẻ ngon lành lắm. Cả nhà hoảng hốt băng bó cẩn thận, bà lại tiếp tục gặm đến tay kia. Đành phải trói bà lại vào thành giường và rước thầy pháp tới chữa. Rước đến cúng buổi sáng thì buổi tối trong nhà nghe tiếng khóc than rì rào không ai ngủ được. Quá sợ hãi, cả nhà bắt bà đem vào nhà thương điên, ba ngày sau bà chết…
Người chết có oán khí, chết vào giờ linh cũng thành quỷ nhập tràng
Có những trường hợp trước khi chết, oán khí không tan, người chết không bao giờ chịu đi vào Âm Dương đạo. Thế nào cũng thành ma ở lại thế gian. Nếu chôn xác nhằm vào mảnh đất “có vấn đề” hoặc phong thủy không tốt thì việc thành quỷ nhập tràng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, loại này ở VN ít thấy ( hoặc có nhưng không được nhắc tới).
Với trường hợp này, người chết đi vào ngày giờ linh nếu không bị thần trùng thì cũng làm quỷ, một trong những loại ấy là quỷ nhập tràng. Sự thật, hồn người chết đã đi mất từ bao giờ. Nhưng thể xác còn ở lại thế gian cho linh giới chiếm giữ. Người nhà không biết, cứ tưởng hoàn dương, lo cung phụng tẩm bổ, chữa trị tiếp tục cho đến khi chân tướng thật của quỷ hiện ra.
Những đặc điểm nhận biết quỷ nhập tràng
Theo lời người xưa truyền lại, người bị quỷ nhập tràng có xương sống thường cứng, nên thường ngồi không nằm. Đêm thức trắng không ngủ, mắt không bao giờ thấy nhắm dù ngày hay đêm. Người bị nhập, bước lên kẽm gai, miểng chai đâm thủng thịt vẫn không hề hay biết. Đặc biệt người bị nhập khi ngồi nơi nào, thì sau khi rời đi, chỗ đó có nước vàng nhớt, hôi thối đọng vũng.
Chưa kể người bị quỷ nhập tràng luôn sợ phải soi gương, sợ tới gần bếp lửa đang cháy. Đặc biệt chúng ăn rất nhiều mà khi đi vệ sinh vẫn còn nguyên tất cả vật thực. Có lẽ thể xác đã chết, các bộ phận không còn hoạt động nên không thể tiêu hóa được.
Nhà có người bị quỷ nhập tràng thì bao giờ cũng có cảm giác lạnh, thoang thoảng mùi hôi thối, cho dù ở nhà có lau dọn xông hương cỡ nào đi nữa. Đối tượng nhập của quỷ nhập tràng thường là người lớn tuổi, có gia đình, thể xác bệnh họan uế trược.
Nhà nào có hiện tượng này thì giai đọan đó gia đình làm ăn suy sụp, đỗ vỡ. Trong thời gian nhà có người bị, thức ăn rất mau thiu. Khi nấu nướng xong, khoảng 2 giờ sau là trở nên nhạt nhẽo, hư hoại, có mùi.
Một điều quan trọng nhất là quỷ nhập tràng không sợ bùa chú, ngũ lôi hoặc binh gia. Chỉ có Mật chú của chư Phật hoặc có chư tăng đạo hạnh tụng kinh cầu nguyện nó mới xuất ra. |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo Mon 27 Mar 2023, 08:07 | |
| "Mèo ma" dưới góc độ khoa học
Thời nay chuyện quỷ nhập tràng nếu có dịp khơi dậy vẫn còn được nhắc đến trong các tài liệu về tín ngưỡng văn hóa và trên báo chí, hoặc quanh các bàn trà rượu cả khi có mặt các nhà nghiên cứu để vừa nghe vừa hỏi han, vừa thỏa mãn tính hiếu kỳ, vừa thử đưa ra nhu cầu tìm hiểu khía cạnh khoa học của hiện tượng tâm linh ấy. Từ đó cũng đã có một số giải thích, với các nét chính dưới đây.
Thứ nhất, về linh miêu, tức loài mèo sinh ra từ giao hợp giữa mèo và rắn, có thể tìm lời giải đáp khá rõ. Chẳng hạn nhà nghiên cứu ngôn ngữ học An Chi trong cuốn Chuyện Đông chuyện Tây, tập 1 - NXB Trẻ và Phương Nam ấn hành 2006, đã dẫn chứng giải đáp của kỹ sư Nguyễn Quốc Thắng như sau: "Rắn thuộc lớp bò sát còn mèo thuộc lớp động vật có vú, hai lớp này rất xa nhau về mặt tiến hóa. Theo nguyên tắc của sinh vật học, hai loài khác nhau của cùng một giống đã rất khó giao phối với nhau huống hồ ở đây rắn và mèo có cấu tạo cơ quan sinh dục hoàn toàn khác nhau, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào cũng khác nhau, do đó khẳng định chúng không thể giao phối với nhau được". Theo đó, đứng dưới góc độ sinh học, động vật học, chuyện linh miêu chỉ là huyền thoại…
Thứ hai, về Mèo ma nhất là loại sinh vào giờ Mão (5 - 7 giờ sáng), tháng Mão, năm Mão, bị người đời nghi ngờ có liên hệ với cõi âm nhiều nhất. Còn thông thường họ nhà mèo thì chú nào cũng thích lang thang về đêm với đôi mắt sáng, bước đi rất nhẹ không nghe tiếng động, rượt giỡn nhau dưới ánh trăng khuya, nhiều lúc cất tiếng kêu tựa tiếng con nít khóc não nùng trong bóng tối. Vì thế vào thế kỷ 14, thời Trung cổ ở châu Âu, mèo bị kết án là sứ giả của quỷ, là hiện thân của phù thủy và bị thiêu sống trên giàn hỏa, hoặc bị ném từ tháp cao xuống nền đá cho đến chết.
Ngày nay, khoa học giải thích mắt mèo sáng trong đêm nhờ tế bào võng mạc có sức phát quang rất mạnh, nhờ vào thịt chuột mà mèo ưa ăn, vì trong thịt chuột có chất "ngưu hoàng" với công năng nâng cao thị lực cho mèo trong bóng đêm. Bước đi của mèo không gây tiếng động nhờ khối thịt mềm u lên dưới chân của chúng tựa như một chiếc đệm có sức đàn hồi bền bỉ. Những giải thích này đã xóa đi bản án về "bóng ma lặng lẽ" và khiến người ta nhớ tới thời hoàng kim của mèo ở Ai Cập với những xác mèo được ướp, những quan tài của mèo bằng vàng bằng bạc.
Vào năm 1360, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy một nghĩa trang dành chôn hơn…180.000 xác mèo. Chưa hết, vào thế kỷ 13 một hoàng đế Ai Cập đã lập vườn cây ăn trái tại ngoại ô thủ đô Le Caire, chuyên trồng trọt cho mèo. Xem ra không phải lúc nào trong lịch sử mèo cũng bị đổ lỗi là tác nhân tác quái như hiện tượng quỷ nhập tràng cả.
Một xác ướp mèo từ thời Ai Cập cổ đại. Thứ ba, dưới góc nhìn của khoa học hiện đại, người vừa chết trong cơ thể vẫn giữ luồng điện âm tích còn sót lại chưa kịp ra khỏi cơ thể. Luồng điện ấy, khi gặp hấp lực của một luồng điện dương khác gần đó (của các cơ thể sống) sẽ có thể dẫn đến cảm ứng điện trường khiến người chết ngồi dậy mà người ta cho rằng đó là quỷ nhập tràng. Luồng điện dương (hâm nóng sự sống lại ngắn ngủi của xác chết) không nhất thiết phải cần đến linh miêu, hoặc các loài mèo ma, hay là một thế lực siêu hình nào, mà có thể đó là do… một con người bình thường. Dĩ nhiên cảm ứng gây nên "quỷ nhập tràng" chỉ xảy ra trong một điều kiện có sự tương tác tất yếu nào đó giữa sinh vật sống với thi hài người chết.
Thứ tư, do người vừa qua đời đang ở trường hợp chết lâm sàng (tim ngừng đập nhưng não vẫn còn hoạt động), người nhà tưởng đã chết hẳn nên tiến hành những nghi lễ khâm liệm, nhưng sau đó do những biến chuyển nội tạng đặc biệt nên cơ thể của người chết lâm sàng ấm lại và sống dậy bất ngờ…
Tuy có những giải thích khoa học soi sáng hiện tượng đặc biệt đó, song đến nay không ít người vẫn tiếp tục hướng về những lý giải siêu hình về quỷ nhập tràng, để rồi xem đó là những giải thích mang màu sắc văn hóa tâm linh. Nói như vậy có quá lời lắm không, theo chúng tôi không đến nỗi quá lời. Là vì thông qua những chuyện quỷ nhập tràng và linh miêu, người ta có thể tìm thấy ở những câu chuyện đó ý nghĩa văn hóa thiết thực cho đời sống đạo đức và ứng xử trong xã hội hiện đại. Như quan niệm về người chết sống lại được xem là quỷ nhập tràng lại bắt nguồn không phải từ ba điều giải thích vừa nêu trên, mà từ một ngoại lực ở cõi âm theo quan niệm tín ngưỡng văn hóa như sau.
Người chết chưa tới số chết mà tự tử thì không được đầu thai ngay mà sẽ bị Diêm Vương sai giam riêng ở một nơi (gọi là Nghiệt kính đài?) chờ cho tới kỳ hạn đã định của kiếp số mới được thả ra. Song cũng có một số hồn ma "vượt ngục" đi lang thang vất vưởng đó đây (gọi là du hồn) đã mượn xác chết người khác để "sống lại" trong giây lát cho đỡ nhớ trần gian. Đối với trường hợp này, chúng ta cần nhìn "chân dung" các quỷ nhập tràng với nỗi thương cảm nhiều hơn sợ hãi hay là xa cách… Khoa học đang tiếp tục tiếp cận thêm với thế giới của quỷ nhập tràng và những du hồn nọ. Chúng ta hy vọng sẽ có một kết luận đầy thuyết phục nay mai. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Năm Mão nói chuyện mèo | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |