Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Tình Bắc duyên Nam Thu 16 Feb 2023, 14:06 | |
| Tình Bắc duyên Nam
Kỳ Thanh Theo chiều dài của lịch sử, dân Việt đã hấp thụ những tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, được phản ánh (phần nào) qua từ Hán Việt (chữ Hán – tượng hình). Sau đó tiếp nhận thêm nét tinh túy, hiện đại của mẫu tự La Tinh (Phương Tây), mà hình thành nên chữ Việt. Chữ Việt là sự kết hợp nhuần nhuyễn: tư tưởng và khoa học của hai nền văn minh Đông và Tây, cộng thêm sự sáng tạo, linh động của Ông Cha ta, đã làm phong phú, đa dạng, tiện dụng và ngày càng hoàn chỉnh cho ngôn ngữ Việt.
Hơn trăm năm Trịnh-Nguyễn phân tranh chia đôi đất nước với Đàng Trong và Đàng Ngoài. Gần trăm năm dưới thời thực dân Pháp, đất nước bị chia ba: Bắc Trung Nam, tác hại làm cho ba miền có ít nhiều điều chưa hiểu nhau. Rồi từ 1954 đến 1975 đất nước lại bị chia đôi, cho nên sự khác biệt về nhiều mặt lại gia tăng hơn nữa.
Sau 1975 người Miền Bắc tràn vào Miền Nam rất đông và có rất nhiều điều không hiểu Miền Nam vì ngôn ngữ bất đồng. Sưu tầm một số danh từ khác biệt giữa hai miền giúp chúng ta dễ hiểu nhau hơn. Sự thống nhất về ngôn ngữ là điều vô cùng cần thiết cho một dân tộc. Ngôn ngữ sẽ trở nên chính thống khi nó được phổ biến rộng rãi, được mọi người chấp thuận và được giảng dạy ở học đường. Sự đa dạng về ngôn ngữ là điều rất tốt chứ không phải là điều xấu, miễn là sự “đa dạng” được người dân hiểu và chấp nhận.
Nhà ngôn ngữ học đầu tiên (của nước ta) Phạm Quỳnh đã nói: “…tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, vì có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu (từ Hán Việt) mà tiếng Việt mỗi ngày một giàu thêm; mượn chữ Tàu thì mượn bao nhiêu cũng có thể tiêu hoá được… không kể ngày nay đôi khi có thể mượn thêm chữ Tây nữa…. khi du nhập nước ta cũng được người Việt tiếp nhận, sử dụng toàn bộ….”
Thật vậy, học giả Phạm Quỳnh đánh giá tiếng Việt: bình dân rất phong phú về ngữ âm và từ ngữ. Ông viết: “…Người nào hay chê tiếng Việt là nghèo hãy về nơi dân thôn hay ra chốn chợ búa, nghe (bọn) phụ nữ nói năng. Tôi tưởng các bậc tu mi phải ghê cái tài hùng biện của các bạn quần trồi (đàn bà)… đủ chứng minh rằng tiếng Việt ta giàu biết bao nhiêu. Hãy thử nghe hai người đàn bà nhà quê nói chuyện hay cãi nhau, từ đầu chí cuối toàn là phương ngôn tục ngữ cả, cứ từng hồi, từng tràng, như một bài diễn thuyết trường thiên… Trong quốc âm ta có nhiều tiếng rắp đôi hay lắm hay vô cùng, tưởng không có tiếng nước nào bằng…” (như: láo nháo, lung tung, luộm thuộm…).*** Ghi chú: Viết tắt từ Hán Việt: HV; tiếng Việt (Nôm): tV; miền Bắc: mB; miền Trung: mTr; miền Nam: Nb; tiếng Pháp: tP; tiếng Anh: tA; ví dụ: vd. Chữ in nghiêng là bổ nghĩa cho từ chính. Chữ trong dấu ngoặt đơn ( ) là đính kèm để làm rõ nghĩa cho từ đứng trước. Dấu # là đồng nghĩa. Văn học của dân Việt từ ngàn xưa đã sử dụng nhiều từ Hán Việt. Khi các chúa Nguyễn lập nghiệp ở phương Nam, do sáng tạo (kỵ húy) đã bổ sung thêm, như các từ: võ, chánh, nhơn, phước… và phổ biến gần 500 năm rồi. Do đó không thể nói “vũ, chính, nhân, phúc…” là đúng; hay “võ, chánh, nhơn, phước…” là sai. Và cũng không thể nói “võ”, “chánh” đúng còn “vũ” và “chính” là sai. Hai từ ngữ này sẽ cùng tồn tại và đó là sự đa dạng, làm phong phú thêm cho ngôn ngữ. Theo thời gian, tình Nam duyên Bắc mới bền mới lâu. Càng thêm yêu quý thì càng phải trân trọng và càng ρhải giữ gìn vẻ đẹρ, trong sáng của tiếng Việt. *** Nguồn tham khảo:
“Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời” – Đào Văn Bình.
vi.wikipedia.org/wiki/
Các bài viết về Phạm Quỳnh của học giả Nguyễn Hải Hoành, đăng trên trang mạng Nghiên Cứu Quốc Tế.
khoahocnet
(Nguồn: Quốc Dân) |
|