Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế   Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế I_icon13Wed 11 Mar 2015, 11:30

Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế

14/02/2015

Theo công bố mới nhất của Cybermetrics Lab, bảng xếp hạng Webometrics tháng 2/2015, ĐHQG Hà Nội xếp thứ 894 thế giới trong tổng số 23.887 cơ sở giáo dục đại học tham gia. Việt Nam có 120 cơ sở ở bảng xếp hạng này.


Thứ tựXếp hạng thế giới
University
Presence Rank*Impact Rank*Openness Rank*Excellence Rank*
 
1894ĐHQG Hà Nội55116841491822
21790ĐH Cần Thơ1796114241113272
32154ĐH Sư phạm Hà Nội4397127256983084

 
Top 10 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng là: ĐHQG Hà Nội (1 Việt Nam, 894 thế giới), Trường Đại học Cần Thơ (2 – 1790), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (3 - 2154), ĐH Đà Nẵng (4 – 2222), Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM (5 – 2781), Trường ĐH Duy Tân (6 – 3008), ĐH Huế (7 – 3253), Trường ĐH Công nghệ TP. HCM (8 – 3279), Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG HCM (9 – 3527) và cuối cùng là ĐHQG TP. HCM (10 – 3536).

Xếp hạng theo châu Á, Việt Nam có ĐHQG Hà Nội ở vị trí 212, Trường ĐH Cần Thơ ở vị trí 551, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thứ 699.

Top 10 các của châu Á – Thái Bình Dương thứ tự là: ĐHQG Đài Loan, ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa, ĐHQG Seoul, ĐH Tokyo, ĐH Chiết Giang, ĐH Melbourne, ĐH Hong Kong, ĐH Giao thông Thượng Hải và cuối cùng là ĐH New South Wales.

Ở khu vực Đông Nam Á, vị trí thứ nhất vẫn thuộc về ĐHQG Singapore, tiếp đến là ĐH Kesetsart (Thái Lan), ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), Mahidol (Thái Lan), ĐH Putra (Malaysia), ĐH Chulalongkorn (Thái Lan), ĐH Chiang Mai (Thái Lan), ĐH Gadjah Mada (Indonesia) và ĐH Công nghệ Malaysia.

Ngoài ĐHQG Hà Nội ở vị trí 20, Việt Nam còn có ĐH Cần Thơ vị trí 51, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vị trí 66 và ĐH Đà Nẵng vị trí 68.

Cũng trong tháng 02/2015, Cybermetrics Lab công bố xếp hạng các Thư viện số (thư viện điện tử), theo đó ĐHQGHN ở vị trí 36 Đông Nam Á, 172 châu Á - Thái Bình Dương, vị trí 816 thế giới.

Ở Việt Nam, xếp sau ĐHQGHN là Trường ĐH Dân lập Hải Phòng ở vị trí 49 Đông Nam Á, 236 châu Á - Thái Bình Dương, 1049 thế giới.

Ngoài việc dựa vào quy mô, số lần truy cập hay hình thức thiết kế trang web, xếp hạng Webometrics còn tập trung thúc đẩy công bố điện tử các kết quả nghiên cứu, các tài liệu và thông tin khoa học; đồng thời đánh giá chất lượng tổng thể các mặt hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được thể hiện trên website, đặc biệt là kết quả nghiên cứu và số lượng công bố trong cơ sở dữ liệu Scopus.

Trong bảng xếp hạng này, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có thứ hạng thấp chủ yếu do tiêu chí chất lượng học thuật (số lượng công bố quốc tế) còn hạn chế.

“Bảng xếp hạng trang web các trường đại học trên toàn thế giới” (Webometrics Ranking of World Universities) là sáng kiến của phòng nghiên cứu Cybermetrics, thuộc Consejo Superior de Investigaciones Científicas (CSIC), trung tâm nghiên cứu công lớn nhất của Tây Ban Nha. Bảng xếp hạng Webometrics được công bố vào năm 2004 và được cập nhật định kỳ mỗi năm hai lần vào tháng 1 và tháng 7 sau một tháng hoàn tất thu thập dữ liệu.

Một chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, hiện nay trên thế giới có gần 20 bảng xếp hạng đại học, theo các tiêu chí khác nhau.  Hàng năm, các tổ chức như US News and World Reports, Money, và một số tạp chí quốc tế khác lại cho ra một bản xếp hạng các trường đại học. Bảng xếp hạng Webometrics thường được giới giáo dục đại học hiểu là "xếp hạng các website đại học".

Việc dùng thứ hạng để định hướng trường học khá phổ biến nhưng có phải một phương pháp tốt? GS J. Brenzel (Yale) có viết một bức thư về vấn đề này.  Dưới đây là nội dung bức thư, được GS Vũ Hà Văn (giáo sư người Việt ở ĐH Yale) giới thiệu.

Hạ Anh (theo Vietnam.net)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế   Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế I_icon13Wed 11 Mar 2015, 11:35

Thoát khỏi ám ảnh bảng xếp hạng đại học

Việc dùng thứ hạng để định hướng trường học khá phổ biến nhưng có phải một phương pháp tốt? GS J. Brenzel (Yale) có viết một bức thư về vấn đề này.  Dưới đây là nội dung bức thư, được GS Vũ Hà Văn (giáo sư người Việt ở ĐH Yale) giới thiệu.

08/03/2014

Năm nào cũng vậy, US News and World Reports, Money, và một số tạp chí quốc tế khác lại cho ra một bản xếp hạng các trường đại học. Năm nào cũng vậy, Yale nằm trong nhóm dẫn đầu của các danh sách này. Nhưng theo tôi, mặc dầu có rất nhiều lý do tuyệt vời để bạn xin học tại Yale, vị trí trong bảng xếp hạng không phải là một trong số đó.

Việc xếp hạng các trường đại học thực chất chỉ là một hình thức kinh doanh, đánh vào tâm lý lo lắng về việc xin vào đại học của con em chúng ta. Bảng xếp hạng không mang nhiều thông tin giúp cho bạn quyêt định nên xin học ở đâu. Nhược điểm chính của nó là: Những thông số dùng trong việc tính hạng khộng liên quan gì nhiều đến những yếu tố quan trọng cho quá trình theo học của bạn.

Tôi không có ý định lên án các tạp chí về các bảng xếp hạng của họ. Đơn giản là họ chỉ làm theo sự đòi hỏi của thị trường mà thôi. Cái tôi muốn chỉ ra là sự rủi ro bạn có thể gặp trong việc lựa chọn trường học dựa theo thứ hạng, và một cách tiếp cận tốt hơn trong vấn đề này.

Muốn hiểu rõ thêm hệ thống xếp hạng, ta cần đề cập có ba câu hỏi quan trọng:
(1) Tại sao bảng xếp hạng lại rất thông dụng?
(2) Bảng xếp hạng có vấn đề gì ?
(3) Tại sao bảng xếp hạng lại là một kim chỉ nam tồi cho việc chọn trường học của bạn?

Tính thông dụng của bảng xếp hạng

Đi tìm một trường đại học tốt cho bản thân (hay cho người thân) là một nhiêm vụ khó khăn, bởi ta có quá nhiều thông tin. Hơn nữa, đây lại là một quyết định hết sức lớn lao. Bảng xếp hạng xem ra rất tiện ích, khi nó có vẻ như tổng kết được rất nhiều thông tin rối rắm và cho ta một sự so sánh toàn diện và đơn giản.

Là người tiêu dùng, chúng ta đã rất quen với việc mua sắm dựa trên hệ thống xếp hạng, đánh giá. Khi cần mua một cái máy hút bụi hay một chiếc ti vi, ta sẽ đọc Consumer Reports. Dịch vụ này có nhiều phòng thí nghiệm, kỹ sư, chuyên gia, …vv. Nhờ đó, họ có thể lọc và tổng hợp nhiều thông tin hữu ích một cách cô đọng. Từ kinh nghiêm mua sắm của bản thân, chúng ta thấy rằng có nhiều lý do để tin tưởng những lời khuyên từ Consumer Reports. Có vẻ như hệ thống xếp hạng các trường đại học đang làm một dịch vụ có ích tương tự.

Vấn đề của bảng xếp hạng


Điểm khác biệt mấu chốt là một trường đại học không phải là một cái máy hút bụi. Chọn một trường đại học để theo học là một việc làm mang tính cá nhân rất cao, và còn vô cùng tốn kém nữa. Vậy mà, ngược lại hẳn với tính quan trọng và phức tạp của nhiệm vụ này, việc xếp hạng các trường đại học, đáng tiếc, được tiến hành một cách kém khoa học và thiếu cẩn thận hơn việc xếp hạng máy hút bụi.

Bảng xếp hạng đem cho người đọc một ý tưởng là thứ hạng của trường bạn học sẽ định hướng vị trí của bạn trong cuộc sống sau này. Cái ý tưởng đó đại loại như thế này: “Người ta sẽ nghĩ tốt hơn về tôi nếu tôi học ở một trường có thứ hạng cao hơn (trường xịn hơn).” Bảng xếp hạng đã và đang đem lại cho phụ huynh và con em của họ một ám ảnh là thứ hạng của nơi bạn theo học sẽ quyết định giá trị thật của bản thân bạn và sự thành công của bạn trong tương lai.

Sự thật là gì? Ở Mỹ có hàng trăm chương trình đại học rất tốt, chương trình nào cũng có nhiều sự lựa chọn, kiến thức, và cơ hội cho sinh viên, nhiều hơn mức mà họ có thể nắm bắt trong quãng thời gian 4 năm. Sinh viên phải là người quyết đinh sẽ làm gì với những cơ hội đó, chứ không phải trường đại học quyết đinh muốn đào tạo sinh viên thành cái gì!

Ở một khía cạnh khác, cái công thức dùng để xếp hạng các trường đại học dựa trên nhiều yếu tố có rất ít liên quan đến cá nhân từng sinh viên và hoài bão của họ. Chẳng hạn như số tiền đóng góp của học sinh cũ, điểm trung bình SAT, tỷ lệ chọi để dược nhận vào trường …vv. Những số liệu này mang lại ít thông tin về độ mạnh yếu của từng chương trình cụ thể, các môn học, các khoá “honors” cho học sinh giỏi, hoặc những thông tin khác có thể nâng cao tinh thần và sự say mê của sinh viên. Sự so sánh đơn giản và dễ hiểu mà bảng xếp hạng đưa ra cho chúng ta không những không chính xác, mà còn có thể có tác dụng không tốt, bởi nó đã quên mất yếu tố quan trọng nhất đối với sinh viên, như những chương trình đào tạo cụ thể, môi trường sống và làm việc trong trường, cơ hội nói chuyện với các giảng viên, cơ hội thực tập ở nước ngoài, cư hội kiếm việc làm hay học tiếp sau đại học.

Bảng xếp hạng cũng có tác dụng xấu lên bản thân các trường đại học. Nó thúc đẩy các trường dùng nguồn lực, đôi khi không quá dồi dào, của mình vào việc tăng thứ hạng hơn là lo cho sinh viên. Nó làm cho phụ huynh hay bản thân sinh viên bỏ qua các trường học phục vụ cho sinh viên rất tốt, nhưng không mạnh về những yếu tố mà hệ thống xếp hạng đề cao. Có những trường thứ hạng thấp, nhưng ở đó những sinh viên bình thường có thể học được rất nhiều điều bổ ích. Ngược lại, ở nhiều trường thứ hạng cao, những sinh viên được chuẩn bị (từ trung học) tốt hơn lại không sử dụng hêt khả năng của mình.

Một phương pháp tốt hơn

Kểt quả các môn học tại trung học, điểm SAT, lời giởi thiệu của giáo viên, các hoạt đông ngoại khoá và những ý tưởng và hoài bão của cá nhân bạn sẽ là yếu tố quyết đinh cho việc xác định nhóm các trường đại học mà bạn có nhiều cơ hội được nhận nhất. Nếu trường trung học của bạn có ban tư vấn, thì những chuyên gia tư vấn sẽ cho bạn một số cảm nhận về những trường nằm trong nhóm trên.

Một khi bạn đã có một khái niệm chung về nhóm trường này rồi, thì chênh lệch thứ hạng giữa các trường trong nhóm không quan trọng bằng việc bạn thấy mình có thể tận dụng những cơ hội, khả năng gì tại từng trường.

Hãy phân tích các loại trường: Trường nhỏ và trường lớn. Trường chú trọng về văn hoá và trường chú trọng về kỹ thuật. Trường có tiêu chuẩn cao về học thuật hay trường có động lực tốt cho kinh doanh. Trường có những hoạt động ngoại khoá bổ ích hay có một môi trường dễ chịu trong campus. Trường có một chương trình mạnh trong lĩnh vực mà bạn quan tâm hay trường có nhiều cơ hội cho thực tập ở nước ngoài. Hãy nghĩ xem yếu tố nào là quan trọng nhất với bạn.

Khi mà bạn cân nhắc những loại trường khác nhau này, cảm giác và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi. Đừng quyết định một cách vội vã!

Khi mà bạn đã chọn ra loại trường nào phù hợp nhất với mình và có một danh sách các trường trong loại đó mà bạn có cơ hội được theo học, tôi vẫn muốn khuyên bạn đăng ký thêm một số trường ngoài danh sách, thuộc loại mà bạn chưa cảm thấy phù hợp nhất nhưng vẫn hứng thú với nó vì một lý do nào đó. Tạo sao ? Tôi đã thấy rất nhiều trường hợp mà cảm nhận của học sinh về truòng đại học trong muà xuân sau khi họ được chấp nhận học thay đổi rất nhiều so với mùa hè trước đó, khi họ mới đi thăm các trường này. Tâm lý và cách suy nghĩ của học sinh trong năm cuối trung học thay đổi một cách cơ bản khi họ bắt đầu chuẩn bị một cuộc sống mới độc lập, và quan niệm của họ về trường đại học cũng thay đổi theo. Hãy tự giành sẵn cho mình một vài cơ hội khi mà bạn muốn đổi ý trong mùa xuân đó.

Cuối cùng, khi đơn đã gửi rồi, bạn hãy nghỉ ngơi. Chắc là bạn sẽ được nhận vào một vài trường trong những trường bạn chọn. Bạn sẽ thăm lại một số campus trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Và bạn sẽ chuẩn bị cho ngôi trường của mình với một niềm tin rằng thứ hạng của nó không liên quan nhiều đến những việc bạn sẽ làm, những ngày bạn sẽ sống, và nó sẽ không quyết định sự thành công của quá trình trải nghiệm của bạn. Cái mà bạn đạt được tại ngôi trường của bạn –và trong cuộc sống sau này—sẽ chỉ phụ thuộc vào khả năng của bạn trước những cơ hội tuyệt vời và những thử thách lớn lao mà ngôi trường đó đem tới.

Lời người dịch: Ở Mỹ, trong năm học thứ ba trung học, phụ huynh bắt đầu đưa con em thăm những trường ĐH mà họ quan tâm. Hồ sơ xin học được nộp vào mùa đông cuối cùng ở trung học (hạn nộp thường là trong tháng 12 hoặc tháng 1), và kết quả sẽ được gửi đi trong mùa xuân.

•Bài viết đăng tải trên trang Học Thế Nào với tiêu đề "Đại học Mỹ: Học ở đâu và bảng xếp hạng".
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế   Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế I_icon13Thu 12 Mar 2015, 05:44

Shiroi chưa hiểu hết "giá trị" của bảng xếp hạng study
Đối với Shiroi, giá trị của nó chỉ nằm trên cái nhìn nào đó thôi :docs1:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế   Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế I_icon13Wed 16 Nov 2022, 09:53

6 trường ĐH Việt Nam lọt bảng xếp hạng nổi tiếng thế giới THE WUR 2023

Yến Anh

(NLĐO)- Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục ĐH lọt bảng xếp hạng đại học thế giới 2023 (THE WUR 2023) là ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và một cơ sở mới là Trường ĐH Huế.

Ngày 12-10, Tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng đại học (ĐH) thế giới 2023 (THE WUR 2023).

Theo đó, trong bảng xếp hạng THE WUR 2023, Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục ĐH lọt bảng xếp hạng ĐH thế giới 2023 (THE WUR 2023) là ĐHQG Hà Nội, ĐH Quốc gia TP HCM, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và một cơ sở mới là Trường ĐH Huế.



Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Wur0110


Thực hiện Chiến lược phát triển ĐH Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ĐH Quốc gia Hà Nội hướng tới việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả nghiên cứu, qua đó hướng đến triết lý phát triển bền vững, tầm ảnh hưởng và vị thế của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Những chiến lược và hoạt động này đã được cụ thể hóa trong kết quả xếp hạng của THE WUR 2023 với việc ĐH Quốc gia Hà Nội gia tăng điểm xếp hạng ở 2 nhóm tiêu chí là Trích dẫn (tăng từ 41,5 điểm trong THE WUR 2022 lên 45,9 điểm ở THE WUR 2023) và Thu nhập từ khoa học công nghệ (tăng từ 36,6 điểm trong THE WUR 2022 lên 38,9 điểm ở THE WUR 2023).


Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Wur0210

ĐHQG Hà Nội nhiều năm lọt bảng xếp hạng của THE


Trong 3 nhóm tiêu chí còn lại, ĐH Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí dẫn đầu trong 6 ĐH Quốc gia Hà Nội ở Việt Nam về tiêu chí Chất lượng giảng dạy – tiêu chí thể hiện chất lượng hoạt động giảng dạy của cơ sở giáo dục đại học thông qua đánh giá của cộng đồng học thuật quốc tế, tỷ lệ giảng viên/người học và tỷ lệ đào tạo tiến sĩ. Sau thời gian thực hiện các biện pháp cách ly để phòng chống Đại dịch COVID-19, các tiêu chí liên quan tới Quốc tế hóa đều có gia tăng đáng kể và trở thành tiêu chí được xếp hạng cao nhất của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Cũng theo kết quả của THE WUR 2023, top 5 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu thế giới là ĐH Oxford, ĐH Havard, ĐH Cambridge, ĐH Stanford và Viện Khoa học kỹ thuật Massachusetts.

Ở khu vực châu Á, các cơ sở giáo dục ĐH top đầu bao gồm: Peking University và Tsinghua University (Trung Quốc), ĐH Quốc gia Singapore, ĐH Hongkong, ĐH Kỹ thuật Nanyang (Singapore).

Bảng xếp hạng THE WUR đánh giá các trường đại học trên toàn cầu dựa trên nghiên cứu những nhiệm vụ cốt lõi của một trường đại học, theo các bộ chỉ số đo lường tiêu chuẩn nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và công bằng. Căn cứ vào cơ sở dữ liệu khoa học SCOPUS (của Nhà xuất bản Elsevier) cung cấp, các khảo sát độc lập và dữ liệu của trường đại học cung cấp, việc tính điểm và xử lý dữ liệu của THE được PricewaterhouseCoopers (PwC), một tổ chức kiểm toán độc lập, chuyên nghiệp, giám sát thực hiện.


Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Wur0310

Kết quả xếp hạng của ĐHQG Hà Nội trong bảng xếp hạng THE WUR 2023


Các tiêu chí của THE WUR 2023 vẫn được duy trì như các kỳ xếp hạng thế giới gần đây, theo 5 nhóm tiêu chí về hiệu suất gồm:

1. Giảng dạy (môi trường học tập) với trọng số tính điểm xếp hạng là 30%

2. Nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng) với trọng số 30%

3. Trích dẫn (tầm ảnh hưởng của nghiên cứu) với trọng số 30%

4. Quốc tế hóa (của nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) với trọng số 7,5%

5. Thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ với trọng số 2,5%

Trước đó, vào tháng 6-2022, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có lần thứ năm liên tiếp ở trong nhóm 801-1000 của bảng xếp hạng QS WUR và có sự gia tăng vị thế tại các lĩnh vực mũi nhọn khi có 6/51 lĩnh vực được xếp hạng (trong đó có 1 lĩnh vực mới được xếp hạng lần đầu tiên là Kỹ thuật điện và điện tử (Engineering – Electrical & Electronic) và 4/5 lĩnh vực gia tăng vị trí xếp hạng).

(Báo Người Lao Động)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế   Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế I_icon13Wed 16 Nov 2022, 10:10

Bảng xếp hạng đại học thế giới 2023

Bảng xếp hạng Đại học Thế giới 2023 của tạp chí Times Higher Education bao gồm 1.799 trường đại học trên 104 quốc gia và khu vực, khiến chúng trở thành bảng xếp hạng đại học lớn nhất và đa dạng nhất cho đến nay.

Bảng này dựa trên 13 chỉ số hiệu suất được hiệu chỉnh cẩn thận để đo lường hiệu suất của một tổ chức trên bốn lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến ​​thức và triển vọng quốc tế.

Bảng xếp hạng năm nay đã phân tích hơn 121 triệu trích dẫn trong hơn 15,5 triệu ấn phẩm nghiên cứu và bao gồm các phản hồi khảo sát từ 40.000 học giả trên toàn cầu. Nhìn chung, chúng tôi đã thu thập hơn 680.000 điểm dữ liệu từ hơn 2.500 tổ chức đã gửi dữ liệu.

Được sinh viên, giáo sư, chính phủ và các chuyên gia trong ngành tin tưởng trên toàn thế giới, bảng xếp hạng năm nay cho thấy bối cảnh giáo dục đại học toàn cầu đang thay đổi như thế nào.

Đại học Oxford đứng đầu bảng xếp hạng năm thứ bảy liên tiếp. Đại học Harvard vẫn ở vị trí thứ hai, nhưng Đại học Cambridge đã nhảy từ vị trí thứ năm vào năm ngoái lên vị trí thứ ba.

Mục mới cao nhất là Đại học Humanitas của Ý, được xếp hạng trong khung 201-250.

Nhìn chung, Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều đại diện nhất, với 177 tổ chức và cũng là quốc gia có nhiều đại diện nhất trong top 200 (58).

Trung Quốc đại lục hiện có số lượng tổ chức cao thứ tư trong top 200 (11, so với 10 năm ngoái), đã vượt qua Australia, quốc gia đã tụt xuống vị trí thứ năm (đồng hạng với Hoà Lan).

Năm quốc gia lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng – tất cả đều ở Châu Phi (Zambia, Namibia, Mozambique, Zimbabwe và Mauritius).

Harvard đứng đầu về giảng dạy, trong khi Oxford dẫn đầu về nghiên cứu. Trên đỉnh trụ cột quốc tế là Đại học Khoa học và Công nghệ Ma Cao.

Nhìn chung, 1.799 trường đại học được xếp hạng. Thêm 526 trường đại học được liệt kê với trạng thái “báo cáo viên”, nghĩa là họ đã cung cấp dữ liệu nhưng không đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện để được xếp hạng của chúng tôi và đồng ý hiển thị dưới dạng báo cáo viên trong bảng cuối cùng.


(THE - Times Higher Education)


Các Đại học tốt nhất của Việt Nam trong bảng xếp hạng:




Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Wur20210


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế   Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Top 10 đại học Việt Nam trong một bảng xếp hạng quốc tế
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Phóng to Những quái vật ẩn náu trong nhà
» Những Đoá Từ Tâm
» Chất hóm hỉnh trong Ca dao tình yêu Nam Bộ
» NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
» Thành ngữ dân gian
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Giáo dục-