Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 21:05

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Today at 20:11

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Today at 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 “vô danh”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

“vô danh” Empty
Bài gửiTiêu đề: “vô danh”   “vô danh” I_icon13Fri 26 Aug 2022, 07:57

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hiểu sai hai chữ “vô danh”

Thái Hạo

“Liên quan tới việc điều chỉnh thông tin trên bia mộ mà đoàn công tác tỉnh Quảng Trị kiến nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo cần thực hiện quyết liệt việc đổi tên bia mộ. “Không liệt sĩ nào là vô danh, những liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán. Vì vậy việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện, thống nhất tên trên những tấm bia này là “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, không để “vô danh” nữa” (Dẫn theo TTO).

Chúng tôi lấy làm lạ vì sự chỉ đạo này! Việc “ra lệnh” đổi tất cả những bia đề “vô danh” thành “liệt sĩ chưa xác định được thông tin” là do đâu? Hãy bắt đầu từ việc tra từ điển.

Hán-Việt từ-điển của Đào Duy Anh ghi:

“Vô danh – Không có tiếng tăm gì = Ẩn-náu, người ta không biết đến, không có tên mà kêu”.

“Vô danh anh hùng – Hạng người anh hùng mà người đời không biết đến họ tên, như quân lính ở chiến trường, lao-công ở trong xã-hội, học-sinh ở trong đám thiếu-niên: đều gọi là vô danh anh hùng”.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên), ghi:

“vô danh t. 1- Không có tên tác giả, không biết cụ thể là của ai. Tác phẩm vô danh. 2- Không ai hoặc không mấy ai biết đến tên tuổi. Người anh hùng vô danh”.

Như vậy, cả từ điển Hán-Việt lẫn từ điển tiếng Việt hiện đại đều ghi nhận rằng “vô danh” có hai nghĩa cơ bản là “không có tên”/ “không biết tên” và “không ai biết đến tên tuổi” – chứ không phải chỉ là “không có tên tuổi, quê quán” như cách mà bộ trưởng Đào Ngọc Dung hiểu.

Trong thực tế nói năng, “vô danh” vẫn được dùng theo nghĩa thứ hai một cách phổ biến hơn nghĩa thứ nhất. Chữ “danh” có nghĩa là “tiếng tăm”, là “danh tiếng”, là “nổi tiếng”, là được nhiều người biết đến. Danh nhân, danh gia, danh hão, danh thơm, danh bất hư truyền, vô danh tiểu tốt… là đều dùng theo nghĩa này (tiếng tăm).

Một ví vụ khác: nhà Phật khi nói tới “ngũ dục” cũng có chữ “danh” này (tài, sắc, danh, thực, thùy). Nó hoàn toàn không phải là “tên/họ tên”, mà là “danh tiếng”/ “tiếng tăm”. Lòng ham muốn nổi tiếng (danh) là một món trong ngũ dục (5 thứ ham muốn).

Khi nói hoặc ghi là “vô danh” trên bia mộ liệt sĩ thì cái nghĩa không/ không biết tên tuổi chỉ là một thông tin; quan trọng hơn là nó nhấn mạnh vào nghĩa thứ hai: sự thầm lặng, sự hi sinh không cầu danh lợi, không cầu báo đáp… Đó là một cách ca ngợi những người liệt sĩ, chứ không phải hạ thấp hay coi thường!

Năm 1946 Phạm Duy sáng tác ca khúc “Chiến sĩ vô danh” rất nổi tiếng để ca ngợi những người lính chống Pháp. Hai năm sau, năm 1948, Trần Kiết Tường viết một ca khúc cùng tên và cũng với nội dung tôn vinh. Ở Nga và một số nước Đông Âu có tượng đài liệt sĩ vô danh, tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh trong chiến tranh chống Phát-xít.

Trong tác phẩm “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm khi ca ngợi nhân dân anh hùng, đã viết: Họ đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ làm ra đất nước. Có thể dùng chữ “vô danh” để thay cho ý thơ này.

Như thế, “vô danh” dùng để chỉ những người hiến thân cho sự nghiệp vĩ đại nhưng không để lại tên tuổi. Và vì thế mà họ trở nên vĩ đại!

Từ chỗ hiểu lầm nghĩa của hai chữ “vô danh”, Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã ra một cái lệnh có thể gây tốn kém không cần thiết; mà xét về ý nghĩa và “sự trong sáng của tiếng Việt” thì không đảm bảo được. Đó là chưa nói tới sự dài dòng, rườm rà và thiếu hẳn đi vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt.

Xin được nhắc lại, trong trường hợp này, “vô danh” là một cách ngợi ca, là sự trân trọng và biết ơn; nó hoàn toàn không có ý coi thường, càng không làm mất đi giá trị và sự trân trọng đối với những đóng góp của các liệt sĩ trong lòng nhân dân và hậu thế. Dùng “vô danh” là vừa bao hàm cái ý “chưa xác định được thông tin”, mà hơn nữa còn chuyển tải rất nhiều ý nghĩa cao đẹp khác.

Tóm lại, trong ngữ cảnh này việc đổi tên, đổi bia là không cần thiết, nếu không nói là sẽ gây phản cảm và tốn kém vô ích; lại làm hỏng cả tiếng Việt – vốn đang bị hủy hoại một cách khốc liệt.

(Nguồn: Tiếng Dân)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

“vô danh” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: “vô danh”   “vô danh” I_icon13Fri 26 Aug 2022, 08:00

‘Vô danh’ và ‘có danh’

Nguyễn Ngọc Chu

1. ‘CÓ DANH’ NHỜ ‘VÔ DANH’

Khi đại diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đi thăm các nước Châu Phi sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thì được nhiều nơi chào đón vang lên khẩu hiệu: Hồ Chí Minh Giáp Giáp!

Hồ Chí Minh Giáp Giáp là có danh. Vô danh là hàng vạn chiến sĩ đã ngã xuống, biết tên và không biết tên. Hàng triệu người nông dân làm nên lúa gạo, hàng vạn dân công thồ lương thực ra mặt trận, hàng vạn chiến sĩ và sĩ quan xung trận, tất cả những người đã góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, họ còn sống, có tên, nhưng vô danh.

Tại các lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, những người được xướng tên trên lễ đài là có danh. Vô danh là những người không được xướng tên, chết và sống.

Trước mộ liệt sĩ, ‘vô danh’ là sự thiêng liêng, ‘vô danh’ là sự hy sinh thầm lặng, ‘vô danh là công lao không được xướng lên. Từ ngàn, vạn, triệu ‘vô danh’ mà làm nên ‘có danh’. Bởi thế trước đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh luôn có những cảm xúc khác biệt so với đứng trước mộ liệt sĩ có tên.

‘Vô danh’ không chỉ là chưa biết tên. ‘Vô danh’ khác với ‘khuyết danh’. ‘Vô danh’ hoàn toàn không phải là “chưa xác định được thông tin”.

Lấy cái hiểu biết của mình để đo cái hiểu biết của thiên hạ là lỗi lầm lớn. Ở vị trí lãnh đạo của một ngành, một đất nước mà lấy cái hiểu biết của mình để sửa cái hiểu biết của thiên hạ thì đó là tai hoạ.

Trong tâm linh người Việt, với những người đã khuất, phải làm sao để “mồ yên mả đẹp”. Nhất là phải tránh làm động đến mồ mả.

Trên cả nước có cả trăm ngàn mộ liệt sĩ vô danh. Hãy để cho các liệt sĩ yên nghỉ. Đừng thức họ dậy vì mấy từ tối nghĩa. Hãy dùng hàng trăm tỷ đồng đó để tặng cho gia đình các liệt sĩ vô danh, thì linh hồn của người khuất chẳng những được an ủi mà người sống cũng được vui lòng.

2. TỪ ‘VÔ DANH’ ĐẾN ‘CÓ DANH’

Trong thể thao có thể thức ‘Mở rộng’. ‘Mở rộng’ không phải chỉ là cho người nước ngoài tham gia thi đấu. Mục đích chính của ‘Mở rộng’ là dành cho ‘vô danh’.

Tất cả những vận động viên ‘có danh’, theo các phạm trù đã được quy định, chẳng hạn như: các cựu vô địch, quán quân các giải đấu lớn, top 50 của bảng xếp hạng thế giới…thì được quyền tự động tham dự. Còn đối với ‘vô danh’ thì được dành cho các suất qua cửa ‘trường đấu loại’. Những người ‘vô danh’ vượt qua ‘trường đấu loại’ thì giành được quyền thi đấu sòng phẳng với các vận động viên đã ‘có danh’. Nhờ cửa “Mở rộng” mà tài năng không bị bỏ sót. Kẻ ‘vô danh’ thắng kẻ ‘có danh’ mà thành danh.

Bầu cử ở nhiều nước chịu ảnh hưởng của thể thức ‘Mở rộng’. Thí dụ như để trở thành ứng cử viên tổng thống chỉ cần thu đủ một lượng x% chữ ký của cử tri là được tham dự, không cần quan tâm đến chức vụ đã đảm nhiệm, hay phải nhờ đến giới thiệu của các tổ chức đoàn thể. Thể thức ‘Mở rộng’ loại bỏ khả năng kẻ đương chức cản trở các đối thủ giỏi tham gia tranh giành quyền lãnh đạo. Thể thức ‘Mở rộng’ không bỏ sót người tài.

Nếu bầu cử ở nước ta tuân theo thể thức ‘Mở rộng’ thì hàng vạn ‘vô danh’ sẽ trở thành ‘có danh’. Khi đó sẽ không bao giờ còn trường hợp thay ‘vô danh’ bằng ‘chưa xác định được thông tin’. Khi đó đất nước chắc chắn sẽ phát triển kỳ diệu.

(Nguồn: Tiếng Dân)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

“vô danh” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: “vô danh”   “vô danh” I_icon13Fri 26 Aug 2022, 08:03

Từ “giấy nháp nặc danh” đến “liệt sĩ vô danh”

Mai Bá Kiếm

“Vô danh” và “nặc danh” là hai từ Hán Việt được người Việt dùng lâu đời, có nghĩa “không tên” và “giấu tên”, được dùng quen thuộc như “chiến sĩ vô danh”, “lá thư nặc danh”… nhưng tại sao Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sửa bia mộ “Liệt sĩ vô danh” thành “Liệt sĩ chưa xác định được thông tin”?

Số là năm 2006, Đào Ngọc Dung (là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn) thi tuyển nghiên cứu sinh tại Học viện Hành chính quốc gia. Tất cả thí sinh cùng phòng thi đều sử dụng giấy nháp có chữ ký của giám thị tại phòng thi, riêng Đào Ngọc Dung viết trên giấy nháp không có chữ ký của giám thị, tức “giấy nháp nặc danh”, đồng nghĩa “giấy nháp chưa được xác định thông tin”.

Trời bất dung gian, bà Nguyễn Thị Hà – cán bộ thanh tra Bộ GD&ĐT, vào phòng thi kiểm tra ngẫu nhiên, đã lập biên bản Đào Ngọc Dung vi phạm quy chế thi tuyển, vì sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị, kỷ luật cảnh cáo! Tuy Dung đếch thèm ký tên vào biên bản, tức biên bản “nặc danh người vi phạm”, nhưng Hội đồng chấm thi vẫn trừ 50% số điểm của “môn thi hành chính công”.

Nhờ vậy, mà bộ trưởng Dung không phải là GS.TS hành chính công! Từ đó, Đào Ngọc Dung rất ác cảm với hai từ “nặc danh”, “vô danh”, đến khi có cơ hội làm “tư lệnh ngành Lao Xã” liền đổi bia “liệt sĩ vô danh” thành “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”! Nếu sau này luân chuyển về làm bộ trưởng Tư pháp, Đào Ngọc Dung sẽ sửa giấy khai sinh nào ghi ở mục “Họ và Tên cha: Vô danh” thành “Cha chưa xác định được thông tin”.

Khi cấm bài hát “Con đường xưa em đi” của Châu Kỳ, ông Nguyễn Đăng Chương (cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn) hỏi khôn: “Chiến trường anh bước đi” là chiến trường nào?” Bắt chước ông Chương, xin hỏi ngu: “Liệt sĩ chưa xác minh được thông tin” là thông tin nào? Thông tin nhân thân, thông tin sự nghiệp cách mạng, hay thông tin chiến trường? Dịch ra tiếng Việt vừa dài dòng vừa tối nghĩa thì dịch làm chi?

Muốn xác minh thông tin của liệt sĩ thì phải học cách làm của quân đội Mỹ. Mỗi người lính đeo một sợi dây chuyền và 2 thẻ bài làm bằng thép không gỉ. Thẻ bài chỉ ghi họ tên, số quân và nhóm máu. Khi người lính bị thương mất nhiều máu, sau khi cầm máu BS quân y bảo sĩ quan trung đội trưởng tìm những quân nhân cùng nhóm máu với anh lính bị thương để lấy máu và truyền máu tại chỗ.

Nếu lính chết trong lúc thua trận, không thể lấy xác, trung đội trưởng phải lấy một thẻ bài, thẻ còn lại nhét vô họng người lính chết. Nếu để thẻ bài mang ở cổ thì khi cột sống mục thẻ bài sẽ nằm một nơi, hộp sọ nằm một chỗ.

Nếu đoàn quân thua tháo chạy, không kịp lấy thẻ bài của lính chết về nộp, thì ghi tên người lính chết vào danh sách “mất tích”.

Nhờ quản lý khoa học, từ năm 1973 Mỹ đã thống kê có 1973 quân nhân mất tích (chết không lấy được thẻ bài), cho đến 30/6/2022, Mỹ và VN có 147 lần tìm kiếm chung và 158 lần trao trả trên 1.000 bộ hài cốt. Việc truy xét danh tính tử sĩ Mỹ không khó, nhưng hài cốt nào chưa xác định danh tính, họ vẫn để vô danh, không dài dòng né tránh!

(Nguồn: Tiếng Dân)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

“vô danh” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: “vô danh”   “vô danh” I_icon13Fri 26 Aug 2022, 08:20

Chiến sĩ vô danh chẳng lẽ là chiến sĩ… “vô danh tiểu tốt”?!

Hoàng Tuấn Công



“vô danh” 27768710

Một phần mộ vô danh của chiến sĩ VNCH tại Phan Rang (hình trong bài “Một chuyến đi trong tháng giỗ VNCH” đăng trên Saigon Nhỏ ngày 21 Tháng Tư 2022)


Thật không thể hiểu nổi chuyện gì tiếp tục xảy ra ở Việt Nam. Gần đây nhất, dư luận hết sức bất bình trước việc nhà cầm quyền diễn giải chữ “vô danh” theo một cách rất vô pháp vô thiên.

Ngày 5 Tháng Bảy 2022, báo Tuổi Trẻ đăng bài Phải đổi tất cả các bia mộ liệt sĩ ‘vô danh’ thành ‘liệt sĩ chưa xác định được tên’. Theo nội dung bài báo, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ đạo “cần thực hiện quyết liệt việc đổi tên bia mộ”, bởi theo ông, “Không liệt sĩ nào là vô danh, những liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán. Vì vậy việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện, thống nhất tên trên những tấm bia này là “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, không để “vô danh” nữa”.

Thực ra, đây không phải là ý kiến mới hoặc mang tính cá nhân của ông Đào Ngọc Dung. Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, lãnh đạo Cục Người có công (Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội) cho biết việc đổi tên đã được nêu rất rõ ràng trong Nghị định 131/2021 của Chính phủ.

Cụ thể, khoản c, điều 152 về quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ có quy định trên bia mộ liệt sĩ phải ghi thống nhất họ và tên, ngày sinh… và “trường hợp không có thông tin thì trên bia mộ ghi ‘Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin’ ”. Và ông Hoàng Công Thái, nguyên Cục trưởng Cục Người có công, cho rằng “việc thay đổi tên bia mộ liệt sĩ vô danh được bàn từ lâu, vì có ý kiến cho rằng để vô danh là hơi vô cảm, vì liệt sĩ nào cũng có tên tuổi, địa chỉ, gia đình, quê quán… Những liệt sĩ này chưa xác định được thông tin chứ không phải vô danh. Do vậy trên bia mộ ghi “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” sẽ chính xác hơn.” (báo Pháp Luật TP.HCM).

Đáng chú ý, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng cho rằng “trước đây chúng ta hơi đơn giản khi đặt tên “Liệt sĩ vô danh”. “Làm gì có ai là vô danh? Rõ ràng những người hy sinh có tên, có tuổi, có quê quán đàng hoàng, thậm chí nhiều người còn có chức vụ, nên không thể gọi là vô danh được. Ghi “Liệt sĩ vô danh” là không đúng, thậm chí còn là xúc phạm” – ông Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm.” (báo Người Lao Động).

Chủ trương “đổi tên bia mộ” này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối gay gắt, cũng như tranh luận, đề xuất sôi nổi. Chưa bàn tới chủ trương đục bỏ, thay thế gần hàng trăm ngàn tấm bia, phá vỡ “sự yên tĩnh vĩnh hằng” của chừng ấy ngôi mộ liệt sĩ sẽ gây tốn kém, nhiêu khê tới mức nào, chỉ riêng về cách hiểu hai chữ “vô danh” đã thấy các vị nói trên cần phải đi học lại tiếng Việt.

1-“Vô danh” là gì?

Vô danh là từ Việt gốc Hán. Trong đó chữ vô 無 được Hán ngữ đại từ điển ghi nhận 14 nghĩa (như không có; không; không phải; chưa, chưa từng; nhỏ bé; mất…); còn chữ danh 名 có tới 37 nghĩa (như tên người; tên; họ tên; thuỵ hiệu; tên gọi sự vật; danh mục, chủng loại; hiệu lệnh; công danh sự nghiệp; danh tiếng, tên tuổi; lưu danh; danh nghĩa…).

Liệt kê như trên để thấy danh vốn có rất nhiều nghĩa, trong khi không đơn giản là cứ lấy nghĩa của từng yếu tố cấu tạo từ ghép lại là xác định được nghĩa của từ. Theo đây, bản thân hai chữ “vô danh” cũng đa nghĩa, và được dùng, được hiểu thế nào còn tuỳ theo từng ngữ cảnh.

Hán ngữ đại từ điển ghi nhận vô danh 無名 tới bảy nghĩa, như:

1. Không tiếng tăm tên tuổi; 2. Không cầu tiếng tăm danh vị; 3. Không có danh xưng; không có họ tên; 4. Không có danh nghĩa, lý do chính đáng; 5. Trạng thái đất trời chưa hình thành theo cách gọi của đạo gia; 6. Nộ khí, sự giận dữ; 7. Không thể mô tả bằng lời.

Vậy, hai chữ “vô danh” trong cụm từ “mộ liệt sĩ vô danh” hoặc “liệt sĩ vô danh” được hiểu với nghĩa như thế nào?

Chúng ta đều biết, những ngôi mộ mà chỉ biết đó là xương cốt của người lính đã hi sinh, chứ không xác định được danh tính, lai lịch, thì đó là “mộ liệt sĩ vô danh”, hay gọi là “liệt sĩ vô danh”. Bởi thế, “vô danh” ở đây là không/chưa xác định được danh tính, chứ không phải là liệt sĩ ấy vốn không có tên, hay sinh thời “không có tên tuổi, địa chỉ, gia đình, quê quán”.

Cứ như các ông Đào Ngọc Dung, ông Hoàng Công Thái, Lưu Bình Nhưỡng… thì họ đã có sai sót về sử dụng từ ngữ. Vậy ta hãy đọc một đoạn xem Wikipedia tiếng Hán đã dùng từ gì để diễn đạt khái niệm Mộ liệt sĩ vô danh.

“Mộ chiến sĩ vô danh (nguyên văn 無名戰士墓 – vô danh chiến sĩ mộ) là bia mộ dành cho những người lính đã hy sinh trong trận chiến mà không xác định được danh tính, còn được gọi là ‘mộ vô danh’ (無名塚 – vô danh trủng). Trong lịch sử, nhiều quân nhân hy sinh trong chiến trận, sau đó không xác định được danh tính.

Không ít quốc gia hiện đại đã lập những ngôi mộ vô danh cho những người lính như vậy. Những ngôi mộ vô danh được chôn cất xương cốt của những người lính vô danh, và đôi khi được khắc dòng chữ “Chỉ thượng đế mới biết” (nguyên văn 唯有上帝知晓 – known but to God). Những ngôi mộ vô danh cũng tượng trưng cho những người lính khác đã hi sinh mà không xác định được danh tính”.


Như vậy, mộ liệt sĩ vô danh, hay liệt sĩ vô danh được hiểu là mộ liệt sĩ/liệt sĩ bị thất lạc họ tên, hoặc mộ liệt sĩ/liệt sĩ chưa xác định được danh tính. Cách diễn đạt này thông dụng cả trong tiếng Hán lẫn tiếng Việt, và hoàn toàn không có gì sai.


“vô danh” 197910

Trong thực tế, việc đục mộ sửa “vô danh” thành “mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” đã được thực hiện tại nhiều địa phương ở Việt Nam (ảnh: Lê Đức Dục)


“vô danh” 29211010



2.Vô danh không có nghĩa là… “vô danh”

Như trên đã phân tích, chữ danh có hai nghĩa đáng chú ý: họ tên, và danh tiếng (tương tự như tên tuổi vừa có nghĩa là họ tên, lại vừa có nghĩa là danh tiếng vậy). Danh trong “mộ liệt sĩ vô danh”, trước hết có nghĩa là họ tên, tên tuổi (tên và tuổi).

Tuy nhiên, với những người đã chiến đấu, hy sinh thân mình cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, hay xả thân vì chính nghĩa mà không lưu lại tên tuổi, không được người đời biết đến, thì danh trong “vô danh” lại có nghĩa là danh tiếng, tên tuổi (tên tuổi với nghĩa nổi tiếng, được nhiều người biết đến). Ví dụ “chiến sĩ vô danh”, “liệt sĩ vô danh”, “anh hùng vô danh”… Dĩ nhiên, “vô danh” ở đây có nghĩa là không để lại/không cầu tiếng tăm, tên tuổi, danh vị. Sự “vô danh” này thể hiện nghĩa cử cao đẹp, sự hi sinh, cống hiến thầm lặng, không chút tính toán hay mưu cầu ghi nhận, đền đáp.

Trong “vô danh” nghĩa 2 (“không cầu tiếng tăm danh vị”) đã liệt kê trên đây, Hán ngữ đại từ điển dẫn ngữ liệu: “Bậc chí nhân thì không nghĩ đến bản thân, bậc thần nhân thì không nghĩ đến công lao, bậc thánh nhân thì vô danh (không nghĩ đến, không cần lưu lại danh tiếng)” (Chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh – Trang Tử ‧ Tiêu giao du – 至人無己,神人無功,聖人無名 – 莊子‧逍遙游).

Hồi đầu kháng chiến chống Pháp (1948), nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác bài “Chiến sĩ vô danh”, có đoạn ngợi ca: “Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn/ Muôn lời thiêng còn vang/ Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng/ Sầu hận đời lấp tan/ Gươm anh linh đã bao lần vấy máu […]/Hỡi người chiến sĩ vô danh…”.



“vô danh” Chien-10


Thành ngữ gốc Hán Anh hùng vô danh (Vô danh anh hùng) được Hán ngữ đại từ điển giảng là: “Chỉ nhân vật hiến thân cho nghiệp lớn mà danh tính không được người đời biết đến.” [nguyên văn Vô danh anh hùng: chỉ hiến thân ư vĩ đại sự nghiệp nhi tính danh bất vi thế nhân sở tri đích nhân vật – 無名英雄: 指獻身於偉大事業而姓名不為世人所知的人物].

Một người lính xông pha chiến trận, vào sinh ra tử, lập nhiều chiến công, nhưng khi xuất ngũ, trở về với ruộng vườn, không cầu tiếng tăm, danh vị, không được người đời biết tên, đó là chiến sĩ vô danh, anh hùng vô danh. Một người lính quả cảm, xả thân vì nước, hy sinh trong một trận chiến khốc liệt, thân xác nằm lại chiến trường, tên tuổi bị thất lạc, không thể truy tìm được, thì đó cũng là liệt sĩ vô danh, anh hùng vô danh.

Việc dùng từ “vô danh” này không những không có gì “vô cảm”, hay “xúc phạm”, mà ngược lại, còn thể hiện sự cảm phục, sự vinh danh đối với những người đã xả thân vì chính nghĩa.

Những ngôi mộ chiến sĩ vô danh, đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh có ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ trong Thế Chiến Thứ Nhất, 1,400,000 lính Pháp đã ngã xuống, 3.6 triệu người bị thương và 500,000 bị cầm tù. Năm 1921, mộ Chiến Sĩ Vô Danh được đặt dưới vòm Khải Hoàn Môn để tôn vinh tất cả những người lính đã hy sinh cho nước Pháp. Năm 1923, vào lễ kỷ niệm kết thúc Thế Chiến Thứ Nhất, ngày 11 Tháng Mười Một, Bộ trưởng Chiến Tranh André Maginot thắp “ngọn lửa thiêng” trên tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh để tôn vinh những người đã hy sinh, bảo vệ tự do cho nước Pháp…



“vô danh” Gettyi19

Tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington (Washington DC), người ta cũng dựng tượng đài vinh danh Chiến Sĩ Vô Danh (The Tomb of the Unknown Soldier) – ảnh: Doug Mills-Pool/Getty Images)

3.“Vô danh” và “khuyết danh”

Nhiều người đề xuất không dùng “Mộ liệt sĩ vô danh”; cũng không diễn đạt dài dòng “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, mà dùng chữ “khuyết danh” thay cho “vô danh”. Nghĩa là “Mộ liệt sĩ vô danh” sẽ thành “Mộ liệt sĩ khuyết danh”.

Thực ra trong tiếng Việt, “vô danh” mới là từ vốn được dùng để chỉ sự “khuyết danh”. Theo đây, “vô danh” là cách nói tắt của “vô danh thị” 無名氏, mà nghĩa của nó được Hán ngữ đại từ điển giảng là “chỉ người không thể truy tìm, khảo xét được họ tên” (chỉ tính danh bất khả khảo đích nhân – 指姓名不可考的人).

Trong khi Hán điển (zdic.net) mục giải thích từ ngữ giảng “vô danh thị” là  “người không muốn công khai danh tính hoặc không thể truy tìm được danh tính” (bất nguyện công bố tính danh hoặc tra bất xuất tính danh đích nhân – 不愿公布姓名或查不出姓名的人); mục từ vựng, từ điển này giải thích “vô danh thị” là “người ẩn danh hoặc thất lạc họ tên” (xưng ẩn một hoặc vong thất tính danh đích nhân – 称隐没或亡失姓名的人).

Nhiều cuốn từ điển tiếng Việt còn ghi nhận vô danh 無名 (đồng nghĩa khuyết danh) trong tiếng Việt được hiểu như vô danh thị 無名氏 gốc Hán. Ví dụ Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên – 1967) giảng “vô danh”“không có tên tác giả”, và lấy ví dụ “bài thơ vô danh”. Tương tự, Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức – 1932) giảng vô danh “không có tên”, và lấy ví dụ “tác phẩm vô danh”.

“Bài thơ vô danh” hay “tác phẩm vô danh” ở đây có nghĩa là bài thơ khuyết danh, tác phẩm khuyết danh… Ngay như Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Viện ngôn ngữ – 1988) hãy còn ghi nhận vô danh với nghĩa: “Không có tên tác giả, không biết cụ thể của ai. Tác phẩm vô danh”.

Như trên đã đề cập, trước đây dùng “vô danh” với nghĩa “khuyết danh”. Nhưng về sau, “vô danh” đã nhường chỗ cho “khuyết danh” để chỉ tác phẩm “không có tên tác giả, không biết tên tác giả là ai”. Sự diễn tiến này để lại dấu ấn khá rõ ràng trong từ điển. Ví dụ Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Viện ngôn ngữ – 1988) ghi nhận vô danh có hai nghĩa:

“1.Không có tên tác giả, không biết cụ thể của ai. Tác phẩm vô danh; 2. Không ai hoặc không mấy ai biết đến tên tuổi. Người anh hùng vô danh”.

Tuy nhiên, bắt đầu từ bản in 2007, Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê – Vietlex – bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt) đã có sự điều chỉnh. “Vô danh” được từ điển này định nghĩa là: “Không mấy ai biết đến tên tuổi, không để lại tên tuổi. Mộ liệt sĩ vô danh ~ một cây bút vô danh ~ “Lá thư của người vô danh nào đó đã ném qua cửa sổ cho rơi đúng vào giường của Tùng (…)”.

Bằng việc điều chỉnh này, người sử dụng từ điển vẫn có thể hiểu được khi cần tra cứu khái niệm “tác phẩm vô danh”, “bài thơ vô danh”. Tuy nhiên, “vô danh” với nghĩa mà bản in 1988 giảng: “Không có tên tác giả, không biết cụ thể của ai”, đã được từ điển lược bỏ. Sự điều chỉnh này là hoàn toàn hợp lý. Vì theo những gì được dạy trong nhà trường phổ thông, cũng như trong thực tế hiện nay, nếu vẫn nói và viết theo lối cũ “truyện Nôm vô danh”, “tác phẩm vô danh”, sẽ bị xem là sai. Cũng giống như liệt sĩ 烈士 vốn chỉ kẻ có khí tiết, có chí lớn, sau được hiểu là người đã hi sinh (chết) vì nghĩa lớn. Nếu vẫn dùng liệt sĩ theo nghĩa cũ sẽ không được chấp nhận.

Vậy, có thể dùng “liệt sĩ khuyết danh” được không? Câu trả lời là không, hoặc ít nhất là không nên. Vì sao vậy?

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê – Vietlex) đã đúng khi ở mục “khuyết danh”, chỉ giảng một nghĩa duy nhất: “khuyết danh • 缺名 t. không có tên tác giả, không biết tác giả là ai. truyện Nôm khuyết danh ~ tác phẩm khuyết danh”.

“Khuyết danh” không hẳn là thất lạc tên tuổi, mà có thể là chủ động ẩn danh, giấu tên tuổi lai lịch, không muốn cho người khác biết. Bởi vậy, không thể tuỳ tiện đem “khuyết danh” trong “tác phẩm khuyết danh” để áp cho khái niệm “liệt sĩ khuyết danh” hay “mộ liệt sĩ khuyết danh”.

Kết luận

-Cách gọi “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” theo Nghị định 131/2021 của Chính phủ đã dài dòng, lại làm mất đi ý nghĩa tôn vinh của hai chữ vô danh – chỉ sự xả thân vì nghĩa lớn mà không cầu danh tiếng hay tên tuổi. Mặt khác, cái diễn đạt này quá rộng và thiếu chính xác. Bởi thực ra nhiều trường hợp đã “xác định được thông tin” như liệt sĩ thuộc đơn vị X, hi sinh ở mặt trận hay chiến dịch Y, trong khoảng thời gian Z…, duy chỉ có họ tên cụ thể là không/chưa xác định được.

-“Khuyết danh” trong tiếng Việt là từ chuyên chỉ tác phẩm văn học “không có tên tác giả, không biết tác giả là ai”. Bởi vậy, không thể tuỳ tiện đem khuyết danh để thay cho cách diễn đạt “liệt sĩ vô danh”.

-Dùng hai chữ “vô danh” trong “Mộ liệt sĩ vô danh” không có gì sai. Ngược lại, đây là cách diễn đạt cô đọng, súc tích, vừa đảm bảo tính chính xác, ngắn gọn khi định danh cho một ngôi mộ liệt sĩ bị thất lạc tên tuổi, lại vừn có ý nghĩa tôn xưng sự hi sinh quên mình, sự cống hiến thầm lặng, không cần để lại tên tuổi, không cầu danh lợi, không chờ đợi sự ghi công, báo đáp.

Nếu chỉ vì không hiểu tiếng mẹ đẻ, vì “có ý kiến cho rằng để vô danh là hơi vô cảm”, là xúc phạm”, để rồi vội vàng ban hành nghị định, điều khoản, rồi âm thầm thay đổi mộ chí cho gần 300 ngàn “Mộ liệt sĩ vô danh”, thành “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, là một việc làm vừa vô minh vừa bất minh. Bởi đục bỏ bia cũ, thay bia mới mà không góp phần tìm được thân nhân cho người nằm dưới mộ, thì khác nào vô cớ làm kinh động hàng trăm ngàn giấc ngủ ngàn thu, xới lại vết đau của chừng ấy gia đình liệt sĩ?

(Nguồn: Saigon nhỏ)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




“vô danh” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: “vô danh”   “vô danh” I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
“vô danh”
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-