Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Một thoáng mây bay 14 Wed 11 Sep 2024, 07:37 | |
| Một thoáng mây bay 14: Bão nổi lên rồi
Đầu năm 1973, hiệp định Ba Lê ra đời với mục đích kiến tạo hoà bình cho miền Nam Việt Nam. Quân đội Mỹ đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam vào tháng 3 năm này, đồng thời sự ngừng bắn được hai bên cam kết thi hành theo hiệp định. Dân chúng miền Nam hân hoan chào đón triển vọng hoà bình lập lại ở Việt Nam sẽ đưa đến một tương lai tươi sáng cho đất nước không còn chiến tranh. Chính phủ VNCH đề ra những kế hoạch phát triển kinh tế hậu chiến. Các nhạc sĩ sáng tác những bài hát ca ngợi hoà bình. Uỷ ban Nobel Na Uy trao giải thưởng Nobel hoà bình cho cố vấn tổng thống Hoa kỳ Richard Nixon là tiến sĩ Henry Kissinger và cố vấn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là ông Lê Đức Thọ, hai nhân vật chủ chốt đã “đi đêm” thành công đưa tới việc ký kết hiệp định Ba Lê chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn gần hai mươi năm qua mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng ghi nhận trong tác phẩm của ông:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày Gia tài của mẹ, để lại cho con Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày Gia tài của mẹ, một rừng xương khô Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ...”
Điều ít ai trong dân chúng miền Nam được biết sự thực đây là sáng kiến của Henry Kissinger nhằm mục đích rút chân quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam theo yêu cầu của Trung Cộng. Kissinger đã mặc cả điều đó cùng với việc hất cẳng Trung Hoa dân quốc và trao chiếc ghế đại diện thường trực Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc của chính phủ này cho Trung Cộng thay thế nắm giữ để đánh đổi việc Mỹ xâm nhập thị trường tiêu thụ béo bở gần một tỷ người đang đói khát thèm thuồng hàng hoá kỹ thuật Âu Tây. Chẳng thế mà khi hải quân Việt Nam Cộng Hoà điều động lực lượng tái chiếm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng xâm chiếm đầu năm 1974 thì Kissinger trắng trợn đe doạ khiến tổng thống Nguyễn văn Thiệu phải ra lịnh đình chỉ kế hoạch phản công.*
Các chính khách xôi thịt cùng những phần tử cơ hội cứ ngỡ là hiệp định Ba Lê sẽ được thi hành nên bắt đầu ra mặt tự xưng thành phần thứ ba chống đối chính quyền của tổng thống Thiệu nhằm tạo thế đứng chính trị để được mời tham gia trong chính phủ liên hiệp sau này. Ngược lại phía chính quyền cũng cố sức tuyên truyền bác bỏ tinh thần hiệp định tung khẩu hiệu gắn khắp nơi và bài ca “bốn không” nghe ra rả hàng ngày trên đài phát thanh Sài gòn:
“Không! Ta nhất quyết không trung lập, ta nhất quyết không liên hiệp với quân cộng sản tham tàn... Không!... Ta kiên định lập trường tranh đấu....”
Tin tức chiến sự có phần lắng dịu hơn, mặc dù một phần là do chính quyền cố tình bưng bít các hành động lấn chiếm của cả hai phía, bên nào cũng tố cáo bên kia vi phạm hiệp định Ba Lê.
__________________
• Vì lý do chính trị, Lê Đức Thọ từ chối giải thưởng phần mình; Kissinger vắng mặt trong buổi lễ phát giải, chỉ nhờ Đại sứ Hoa Kỳ tại Na Uy thay mặt nhận giùm. Sau này, Kissinger xin trả lại giải thưởng nhưng ủy ban trao giải từ chối.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 14 Fri 27 Sep 2024, 10:12 | |
| Một thoáng mây bay 14: Bão nổi lên rồi
Dù sao Kissinger cũng đã lộ một phần ý định của mình qua lời kể của John Ehrlichman, Phụ Tá Tổng Thống Nixon về các Vấn Đề Quốc Nội. Sau ngày Hiệp Định Ba Lệ được ký kết, Kissinger trở về Hoa Thịnh Đốn. Ehrlichman có gặp Kissinger tại phòng Lincoln trong Tòa Bạch Ốc và đã hỏi ông ta: _ Theo anh thì Miền Nam Việt Nam có thể còn tồn tại được bao lâu nữa ?
Kissinger trả lời như sau: _ Tôi suy nghĩ rằng nếu may mắn thì họ có thể giữ được chừng một năm rưỡi!*
Tất nhiên là miền Nam không đủ may mắn khi chiến sự vẫn tiếp diễn trong khi viện trợ nước ngoài bị giảm rất nhiều. Miền Bắc đã yên ổn sau khi Mỹ chấm dứt việc thả bom toàn diện và hơn nữa, từ năm 1974 nhận thêm sự tăng cường viện trợ quân sự của Liên Xô lên gấp 4 lần nhằm thúc đẩy việc mở rộng quy mô chiến cuộc tại miền Nam. Thiếu trang bị vũ khí bổ sung cùng lực lượng yểm hộ quan trọng của không quân Mỹ khi chống trả với sự tấn công của quân giải phóng và bộ đội Bắc Việt, quận đội miền Nam lâm vào thế yếu.
Đầu năm 1975, tỉnh Phước Long rơi vào tay quân giải phóng sau 3 tuần chiến đấu. Mọi người trông chờ sự trở lại của quân đội Mỹ bởi vì Tổng Thống Richard Nixon khi ép phái đoàn VNCH ký hiệp định Ba Lê đã hứa sẽ can thiệp nếu phía bên kia vi phạm. Tuy nhiên Nixon đã từ chức do vụ xì-căng-đan Watergate, và ngay cả nếu còn tại vị chưa chắc ông ta đã muốn thực hiện lời hứa. Vả lại, quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật buộc Tổng thống đưa quân ra nước ngoài chiến đấu cần sự cho phép của Quốc hội. Mặt khác Thượng viện Mỹ cũng bác bỏ đề nghị viện trợ bổ sung cho Việt Nam do người kế nhiệm là Tổng thống Gerald Ford đưa ra.
Sự mất tinh thần của quân dân miền Nam và hành động bất can thiệp của Mỹ đã dẫn tới quyết định tấn công quy mô vào các tỉnh miền Nam từ Bộ Chính trị đảng Lao động miền Bắc, khởi đầu là thị xã Ban mê thuột. Với quân số ít hơn địch gấp 20 lần, Ban mê thuột thất thủ chỉ trong vòng một ngày. Bảy ngày sau cứ điểm phòng thủ cuối cùng của tỉnh Darlac là Phước An cũng bị xoá sổ.
Vì Tổng thống Thiệu không đồng ý chi viện thêm quân để tái chiếm Ban mê thuột, tướng Phạm văn Phú tư lệnh vùng 2 đã rút quân ra khỏi Kontum và Pleiku, bỏ ngỏ hai tỉnh này cho phía bên kia dù chưa có dấu hiệu bị tấn công. Hậu quả là quân Bắc Việt đã chiếm cứ Kontum và Pleiku 4 ngày sau đó mà không tốn một viên đạn. Các tỉnh ở Vùng 2 lần lượt rơi vào tay địch quân khiến Tổng thống Thiệu ra quyết định từ bỏ cao nguyên để lui về giữ các tỉnh đồng bằng duyên hải, ông ta gọi đó là sách lược “di tản chiến thuật”. Chiến thuật này đã bị mỉa mai, nói móc trên báo chí miền Nam thời đó rất nhiều.
Cuộc rút lui của quân đoàn II về đồng bằng theo đường số 7 đã trở thành thảm hoạ. Dân chúng lo sợ sự trả thù của phía bên kia giống như cuộc thảm sát ở Huế hồi năm Mậu Thân 1968 (với bằng chứng là những mồ chôn tập thể được khai quật) đã hốt hoảng bỏ tài sản nhà cửa chạy theo quân đội. Nhiều binh sĩ công chức rời đơn vị để cùng gia đình di tản gây nên tình trạng hỗn loạn chưa từng thấy. Quân đội VNCH rút lui quá nhanh khiến quân giải phóng cũng cảm thấy bất ngờ. Sau khi nắm bắt tình hình, họ tổ chức phục kích ở đèo Tuna gần Cheo Reo. Phía trước bị chặn, phía sau bị truy kích, các lực lượng quân đội và dân chúng tranh đường nhau để chạy. Trong sự hỗn loạn, mọi cố gắng ổn định lại tình hình và tổ chức kháng cự của các chỉ huy VNCH trở nên vô vọng. Kết quả, chỉ một số ít binh lính về đến Tuy Hòa. Lực lượng Quân đoàn II bị thiệt hại đến hơn ba phần tư, không còn đủ sức chống trả.
__________________
* Dự đoán của Kissinger khá chính xác. Viện trợ của Hoa kỳ sau hiệp định Ba Lê đã giảm mạnh. Về mặt quân sự ước tính cho thấy tới tháng 6 năm 1975, quân đội VNCH sẽ không còn đủ xăng dầu và đạn dược để chiến đấu trong vòng 30 ngày. Về mặt kinh tế do tình trạng chiến tranh, sản xuất bị đình trệ, kinh tế miền Nam phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ của Mỹ. Sự cắt giảm viện trợ đưa đến khó khăn rất lớn. Theo một thăm dò thực hiện với binh sĩ Sư đoàn 3 bộ binh, 90% gia đình binh sĩ không có thịt ăn hàng tháng.
Theo Thiếu Tướng JOHN E. MURRAY-Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ (DAO) đánh giá thì VNCH:
• Nếu được viện trợ ở mức 1400 triệu Mỹ kim: Giữ được cả 4 Vùng Chiến Thuật. • Nếu được viện trợ ở mức 1100 triệu Mỹ kim: Không giữ được Vùng I. • Nếu chỉ được viện trợ có 900 triệu Mỹ kim: Quên đi cả Vùng I và Vùng II. • Nếu chỉ được viện trợ 750 triệu Mỹ kim: Chỉ còn giữ được một số vùng đông dân cư. • Nếu quân viện chỉ còn ở mức độ 600 triệu Mỹ kim: Chỉ còn giữ được Sài Gòn và miền Tây.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 14 Wed 02 Oct 2024, 08:55 | |
| Một thoáng mây bay 14: Bão nổi lên rồi
Trong khi mở chiến dịch Ban Mê Thuột, bộ đội Bắc Việt cũng vượt sông Thạch Hãn đánh phá các nơi tại Quân khu I để cầm chân quân đội VNCH. Họ chiếm quận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, xâm nhập các xã ven biển tỉnh Thừa Thiên, phía Nam đánh các cao điểm của Sư đoàn 1, tấn công tuyến sông Bồ, chiếm 2 quận Tiên phước, Hậu Ðức tỉnh Quảng Tín, bắn phá tỉnh lỵ Tam Kỳ của Quảng Nam…
Quân khu I ngày một nguy ngập, quân Bắc Việt đã bắt đầu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên, dân chúng chạy loạn ồ ạt từ Huế kéo về Ðà Nẵng đông như kiến. Quảng Trị bị bỏ ngỏ, Quân đội VNCH tập trung phòng thủ tại 3 cứ điểm Huế, Chu Lai và Đà nẵng.
Sư đoàn Nhảy Dù bị rút về thủ Sài Gòn, Thuỷ Quân Lục Chiến rời Quảng Trị để về Ðà Nẵng thay thế. Từ ngày 17-3 những thường dân ở Quảng Trị khi đoán biết Việt cộng sắp sửa mở cuộc tổng tấn công đã ùn ùn chạy vào Huế và Đà Nẵng khiến cho sự lưu thông trên Quốc Lộ Số 1 bị kẹt và gây ra hỗn loạn tại nhiều nơi. Sự di tản ồ ạt của dân chúng làm cản trở việc điều động quân đội. Tư Lệnh Vùng 1 tướng Ngô Quang Trưởng tuyên bố tử thủ. Tổng thống Thiệu đọc bài hiệu triệu trên đài phát thanh Huế để trấn an dân chúng.
Quân Khu I gồm 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp với Bắc Việt, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào nên cũng gọi là Vùng Hoả Tuyến. Từ sau khi ký hiệp định Ba Lê phía VNCH chỉ còn kiểm soát được khoảng gần nửa diện tích Quân khu nằm về phía Ðông, còn phía Tây đã lọt vào tay Bắc Việt. Dần dần VNCH chỉ còn những tỉnh lỵ và thị xã và các quận do sự lấn chiếm theo kiểu tằm ăn dâu của địch, và đến ngày 19-3-1975, quân đội miền Nam chỉ còn kiểm soát được vào khoảng một phần ba diện tích Quân khu.
Trước tình hình hình khó khăn do quân viện bị cắt giảm, áp lực địch mạnh, tổng thống Thiệu cho rằng chỉ có thể giữ được Quân khu III, Quân khu IV và một vài tỉnh duyên hải vùng 2, vùng 1 chỉ giữ Huế và Ðà Nẵng. Tỉnh Quảng Trị rơi vào tay đối phương vào ngày 19-3 sau đó Quân Đoàn I được lệnh rút về lập tuyến phòng thủ ở sông Mỹ Chánh, cách Thành Phố Huế chừng 10 cây số về phía Bắc.
Ngày 24-3 hai tỉnh cực Nam của Vùng I Chiến thuật là Quảng Tín và Quảng Ngãi và Tỉnh cực Bắc là Quảng Trị đã bị địch chiếm đóng, Vùng I chỉ còn có một phần tỉnh Quảng Nam, Huế và Đà Nẵng. Thành Phố Huế được xem như là bị bỏ ngỏ từ tối hôm 25-3 sau khi Sư Đoàn 1 Bộ Binh rút về Thuận An và Cửa Tư Hiền. Một số binh sĩ đã bỏ hàng ngũ để đi tìm thân nhân, gia đình của họ cùng di tản. Hàng chục ngàn binh sĩ và thường dân đã tranh nhau tìm đường thoát thân khiến cho con đường từ Thuận An vào phía Nam trở thành hỗn loạn. Quân Bắc Việt đã biết được ý định của Sư Đoàn 1 Bộ Binh tìm cách di tản vào Đà Nẵng cho nên họ đã gia tăng pháo kích truy tập các đơn vị này đã làm cho nhiều người bị thiệt mạng trong đó có Tư lệnh Sư đoàn 1 là Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm.
Ngày 25-3 chính phủ tuyên bố Huế và Chu Lai thất thủ. Tình hình Quân khu I rối loạn đến mức không còn kiểm soát được nữa. Chỉ có một phần ba tổng số quân về được đến Đà Nẵng nhưng khi về đến nơi thì trừ các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, phần còn lại cũng không còn hữu dụng nữa vì họ lo đi tìm thân nhân, gia đình thất lạc tại các trại tỵ nạn chứ không còn theo hàng ngũ hay đơn vị nào nữa.
Ngày 27-3 tất cả kế hoạch phòng thủ Đà Nẵng trở thành vô hiệu trước sự rối loạn và phẫn nộ của những người tỵ nạn. Ngày 28-3 Tướng Trưởng họp khẩn cấp với các Chỉ Huy Trưởng và một số biện pháp đã đươc áp dụng để vãn hồi an ninh trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản đang hiện diện trong Thành Phố Đà Nẵng. Một số Quân Nhân được xung vào Quân Vụ Thị Trấn Đà Nẵng nhằm giữ trật tự, nhưng trật tự không thể nào vãn hồi được vì với làn sóng người tỵ nạn từ Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Tín Quảng Ngãi đổ về, Thành Phố Đà Nẵng lúc đó đã tăng lên trên hai triệu người. Thành Phố Đà Nẵng đang chìm trong hỗn loạn và vô Luật Pháp. Tối 28 tháng 3 quân Bắc Việt pháo kích vào Phi Trường, căn cứ Hải Quân, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các căn cứ Quân Sự rất mãnh liệt và chính xác nhờ những đặc công trà trộn vào đám người tỵ nạn hướng dẫn tác xạ.
Ngày 29-3 Tướng Trưởng ra lệnh triệt thoái quân khỏi Đà Nẵng khi thấy tình hình không còn hy vọng.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 14 Fri 25 Oct 2024, 10:33 | |
| Một thoáng mây bay 14: Bão nổi lên rồi
Quân khu I thất thủ một cách dễ dàng trong khoảng 10 ngày. Không có lực lượng nào được tổ chức để đánh chặn hậu, đánh trì hoãn khi Quân đoàn I di tản. Triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, cuộc lui binh cũng chỉ là cuộc tháo chạy hỗn độn y như cuộc triệt thoái của Quân đoàn II ở Cao nguyên. Hệ thống chỉ huy, phối hợp giữa các đơn vị, vấn đề an ninh, tổ chức thật tồi tệ và bị tê liệt từ lúc khởi đầu. Các cấp chỉ huy ở những cấp cao nhất và có trách nhiệm về cuộc rút bỏ Huế, đã không thành thật với nhau, phản bội, dối trá và bỏ rơi cấp dưới. Kế hoạch rút quân bằng đường biển, với hơn 20 ngàn chủ lực quân, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác, cùng với cả trăm ngàn dân chúng, các lực lượng địa phương quân, công chức và gia đình họ, nhưng hai cửa Thuận An và Tư Hiền không được phòng thủ bảo vệ. Sự phối hợp và chỉ huy giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn và hải quân thật lỏng lẻo, không có lịch trình lên tầu ưu tiên, rõ ràng cho các đơn vị. Các đơn vị quân đội và dân chúng cứ tiếp tục đổ về hai cửa biển này để rồi chết chồng chất lên nhau.
Ở Sài Gòn, chính phủ bưng bít tin tức chiến sự miền Trung nên người dân cùng nhau lén nghe tường thuật của đài BBC hoặc VOA để biết tình hình. Đài BBC được mọi người tin là trung thực hơn vì đài VOA tuỳ thuộc vào chính sách của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên cũng có một số người ở miền Trung đào thoát được về Sài Gòn đã kể lại thảm trạng xảy ra khiến tinh thần dân chúng miền Nam náo loạn. Đồng thời tin đồn rỉ tai lan truyền khắp nơi. Nhiều người cho rằng đàng sau hiệp định Ba Lê 1973, Hoa Kỳ và Bắc Việt đã đồng ý chia cắt miền Nam tại vỹ tuyến 13. Chương, bạn của Tuấn Cận, bảo tôi: _ Quê của tổng thống Ngô Đình Diệm ở Huế nên hiệp định Genève phân chia đất nước tại vỹ tuyến 17 để giữ Huế cho ông Diệm. Còn quê tổng thống Thiệu ở Phan Rang vì vậy hiệp định ngầm Ba Lê rán giữ Phan Rang lại cho ông Thiệu.
Tin đồn như trên có lẽ là dựa vào quyết định kỳ lạ của tổng thống Thiệu ra lệnh cho tướng Phú và tướng Trưởng rút lui nhanh chóng quân đội khỏi Vùng 2 và Vùng 1 để giữ Vùng 3 và Vùng 4 mà không chịu chi viện thêm quân cho 2 nơi này để tái chiếm những căn cứ bị mất và cầm cự chống trả các cuộc tấn công của phía bên kia. Một quyết định khó hiểu khác của ông ta là rút lực lượng thiện chiến nhất quân đội VNCH, Sư đoàn Nhảy Dù về giữ thủ đô trong khi chiến sự Vùng 3 vẫn còn tương đối yên tĩnh. Thậm chí có người bàn luận rằng có lẽ tổng thống Thiệu e ngại một cuộc đảo chánh của quân đội nên điều động lực lượng này về bảo vệ ông ta chăng? Sự thật ra sao cho tới khi qua đời tổng thống Thiệu vẫn kín miệng không hề giải thích cho một ai biết.
Sau khi Huế - Đà nẵng thất thủ, Quân đoàn I di tản và tan rã, tương quan lực lượng hai bên thay đổi cực kỳ bất lợi cho quân miền Nam. Tinh thần chiến đấu của quân VNCH xuống thấp chưa từng thấy. Bộ đội Bắc Việt và quân giải phóng tiếp tục tấn công các tỉnh vùng duyên hải, mở đầu bằng các đợt pháo kích vào các tỉnh lỵ và thị xã. Các tướng lãnh VNCH bỏ trốn về Sài Gòn cùng thân nhân gia đình. Tiếp sau đó các sĩ quan cấp tá, cấp uý theo thứ tự từ cao đến thấp cũng di tản tản luôn, bỏ lại hạ sĩ quan binh sĩ các đơn vị không có cấp chỉ huy như rắn không đầu tan rã mau lẹ. Cuối tháng 3, đầu tháng 4, tin tức chiến sự dồn dập đưa về thủ đô dồn dậSài Gònp, các thị xã Qui Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Cam Ranh cùng các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà rơi vào tay quân cách mạng một cách chóng vánh, nhiều nơi không cần bắn một viên đạn.
Khắp nơi ở miền Nam bắt đầu lan truyền những câu hát đại khái như: “Mỗi ngày mất một tỉnh, rốt cuộc chỉ còn tỉnh (tĩn) nước mắm”!
Một số người đoán già đoán non rằng “tỉnh nước mắm” đây chính là Phan Thiết (Bình Thuận), hay là... Phú Quốc?
Theo lệnh tổng thống Thiệu, quân đội VNCH lập phòng tuyến trấn thủ tại hai mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) Phan Rang (Ninh Thuận), để bảo vệ vành đai Sài Gòn, dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Vùng 3 Trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Chỉ huy mặt trận Xuân Lộc là Chuẫn tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18, và đại tá Phạm Văn Phúc, tỉnh trưởng Long Khánh. Chỉ huy mặt trận Phan Rang là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn III đặc trách Hành quân và Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh phó Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn đặc trách phòng tuyến Phan Rang. Ngày 8 tháng 4 tướng Nguyễn Văn Hiếu bị ám sát chết*.
_________________
• Người ta đồn cái chết của tướng Hiếu là hậu quả thành tích nổi bật của ông khi giữ chức vụ Phụ tá Đặc biệt trong Ủy ban bài trừ tham nhũng thuộc Phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương, một vị trí phù hợp với con người và tính cách của ông. Bản thân ông đã được một số tài liệu đánh giá là vô cùng liêm khiết.
Đây là giai đoạn mà nạn tham nhũng hoành hành trong giới lãnh đạo Quân đội Việt Nam Cộng hòa với những tai tiếng về buôn lậu, ăn cắp quân nhu và tiền viện trợ quân sự. Trên cương vị được giao phó, ông đã tiến hành hàng loạt điều tra về tham nhũng, mà đặc biệt là vụ tham nhũng trong Quỹ Tiết kiệm Quân đội. Đây là vụ án tham nhũng lớn nhất được ông tiến hành, thực hiện trong 5 tháng và được ông công bố đầy đủ chi tiết và bằng chứng buộc tội trên màn truyền hình toàn quốc ngày 14 tháng 7 năm 1972, buộc hàng loạt sĩ quan, trong đó có 2 Tổng trưởng Quốc phòng (Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ, và Trung tướng Lê Văn Kim) với 7 Đại tá bị cách chức. Quỹ Tiết kiệm Quân đội bị buộc phải giải tán.
Tuy nhiên, chính do những cuộc điều tra tham nhũng của ông đã gây đụng chạm đến quyền lợi của giới lãnh đạo quân sự biến chất, thậm chí ở cấp cao nhất. Sau vụ án Quỹ Tiết kiệm Quân đội, Tổng thống Thiệu đã thu hẹp quyền hạn điều tra tham nhũng của tướng Hiếu ở cấp Quận trưởng, và cần có sự chấp thuận tiên quyết trước khi khởi công điều tra ở cấp Tỉnh trưởng. Điều này khiến ông nản lòng và ông đã xin trở về phục vụ trong quân đội và tuyên bố: "chúng ta phải sửa những sai lầm của chúng ta hoặc Cộng sản sẽ sửa chữa nhưng sai lầm đó cho chúng ta".
Do chống tham nhũng, ông được cho là đã làm mất lòng nhiều tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa, vốn có nhiều tai tiếng vì tham nhũng. Nhiều người cũng cho rằng đây là lý do dẫn đến việc ông bị đồng ngũ ám sát trong văn phòng tại bản doanh Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ở Biên Hòa ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi đang giữ chức Tư lệnh phó đặc trách Hành quân của Quân đoàn.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 14 | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |