Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tiến sĩ cầu lông

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Mon 09 May 2022, 08:02

Luận án tiến sĩ 'Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức....’ là có thật

Một nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành giáo dục học với đề tài về phát triển môn cầu lông cho công chức thành phố Sơn La tại Viện Khoa học thể dục thể thao.

Chuyên trang Luận văn - luận án của Bộ Giáo dục và đào tạo đến sáng nay 5-5 vẫn còn lưu trữ toàn văn luận án "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh, bảo vệ thành công năm 2022.

Trước đó, trên trang web của Viện Khoa học thể dục thể thao cũng giới thiệu về luận án này và cho biết nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp viện vào ngày 19-1-2022, tuy nhiên hiện không truy cập vào được trang này nữa.

"Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông"

Đề tài luận án trên của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh thuộc chuyên ngành giáo dục học được công bố ngày 23-12-2021 tại Viện Khoa học thể dục thể thao (Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch).


Tiến sĩ cầu lông Screen10


Theo trang thông tin về những đóng góp mới của luận án này, kết quả nghiên cứu đạt được một số thành tựu…

"Thông tin khoa học và toàn diện về thực trạng phong trào cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La cho thấy còn tồn tại những bất cập cơ bản làm hạn chế sự phát triển của phong trào như: sự nhận thức chưa đầy đủ của công chức, viên chức về ý nghĩa của việc tập luyện cầu lông; thiếu cộng tác viên cầu lông; công tác xã hội hóa môn cầu lông chưa hiệu quả; thể lực của đội ngũ công chức, viên chức còn hạn chế.

Đồng thời, qua phân tích SWOT đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển phong trào cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La.

Quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 6 giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La, gồm: tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc tập luyện và thi đấu cầu lông; phát triển môn cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức theo hướng xã hội hóa; tạo nguồn cán bộ phát triển phong trào cầu lông cho công chức, viên chức; hoàn thiện hệ thống thi đấu cầu lông cho công chức, viên chức; mở rộng các hình thức tập luyện cầu lông cho công chức, viên chức; khích lệ động viên và kiểm tra, đánh giá phong trào cầu lông của công chức, viên chức.

Trên cơ sở thực nghiệm xã hội học 5/6 giải pháp mà đề tài lựa chọn, bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả sau một năm ứng dụng thông qua các tiêu chí phát triển môn cầu lông.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, các tiêu chí đều thể hiện sự tăng trưởng tích cực (từ 15,38% đến 133,33%). Đồng thời, các giải pháp còn có tác dụng nâng cao thể lực cho công chức, viên chức thành phố Sơn La đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất thống kê cần thiết".

Luận án "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh (NCS) Đặng Hoàng Anh thuộc chuyên ngành giáo dục học được công bố ngày 23-12-2021 tại Viện Khoa học thể dục thể thao (Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch). Viện Khoa học thể dục thể thao đã xác nhận NCS Đặng Hoàng Anh bảo vệ luận án thành công cấp viện ngày 19-1-2022.

Tuy nhiên, những ngày qua, các diễn đàn học thuật trên mạng xã hội có nhiều ý kiến băn khoăn về luận án tiến sĩ này. Nhiều người cho rằng nội dung đề tài không đủ tầm của một luận án tiến sĩ. Theo nhiều nhà khoa học, mục đích của một công trình nghiên cứu là chỉ ra được thực trạng, hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm cải tiến mang tính vi mô và vĩ mô, có tác động lớn đến cộng đồng hoặc cả xã hội.

Trong khi đề tài luận án trên nói đến việc phát triển môn cầu lông cho cán bộ công chức, viên chức thành phố Sơn La là quá nhỏ, không có tính đóng góp cho xã hội hay cộng đồng khoa học. Do vậy xét về tính học thuật lẫn thực tiễn, đề tài chưa đạt yêu cầu.

TS Nguyễn Đức Danh - trưởng khoa khoa học giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - nhận định một luận án tiến sĩ đưa ra hướng nghiên cứu giải pháp thì được, tuy nhiên với luận án của NCS Đặng Hoàng Anh lại quá hẹp.

"Thực tế công chức, viên chức sau một ngày làm việc có thể tham gia nhiều bộ môn thể thao (bơi, đá bóng, đi bộ...) chứ không nhất thiết chỉ chơi môn cầu lông. Rõ ràng phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án trên quá hẹp, vì mục đích cuối cùng của tập luyện thể dục thể thao là để rèn luyện sức khỏe. Một luận án như vậy là không xứng tầm để nghiên cứu.

Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu của luận án trên là công chức, viên chức, chứ không phải học sinh - sinh viên nên đề tài này cũng không liên quan đến chuyên ngành giáo dục học", ông Danh nói.


Tiến sĩ cầu lông Dad10a10


Đáng chú ý, ngoài luận án "tiến sĩ cầu lông" của NCS Đặng Hoàng Anh còn có 6 luận án liên quan đến lĩnh vực cầu lông ở các cơ sở đào tạo trên cả nước đã được công bố từ năm 2018 đến nay, tất cả cũng đều thuộc chuyên ngành giáo dục học. Ngoài ra còn có đến vài chục luận án tiến sĩ dạng tương tự, theo cách nói của các nhà khoa học là "đề tài của chuyên viên văn phòng".

Chỉ cần vào chuyên trang Luận văn - luận án của Bộ GD-ĐT tra cứu sẽ ra hàng loạt tên luận án tiến sĩ như vậy. Tên của các luận án này đều là "nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất..." chỉ khác nhau địa điểm (các trường học, địa phương trên khắp cả nước).

PGS.TS Huỳnh Trọng Khải, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm thể dục thể thao TP.HCM, cho hay khi đánh giá một luận án tiến sĩ yêu cầu đầu tiên là không được trùng lắp. Một NCS bảo vệ luận án tiến sĩ phải trải qua ba cấp ở trường đại học: cấp bộ môn, cấp khoa, cấp trường (ở các viện cũng có ba cấp tương ứng). Đối với các công trình nghiên cứu, luận án sự trùng lắp với tỉ lệ nhất định (thường không quá 30%) sẽ được hội đồng chấp nhận.

"Các số liệu, dữ liệu nghiên cứu để viết ra luận án không được trùng lắp hoặc sử dụng các số liệu của các công trình trước đã được công bố. Với các luận án tiến sĩ cần phải đọc sâu nội dung về hàm lượng khoa học bên trong mới có thể đánh giá được luận án có đủ tầm hay không. Nếu với các đề tài luận án nghiên cứu sâu về thực trạng, nêu rõ điểm mạnh - yếu, từ đó đưa ra giải pháp và đưa vào thực nghiệm thành công thì cũng hoàn toàn xứng tầm.

Vì vậy với bản thân tôi nếu chỉ đọc tên đề tài thì cũng chưa đủ cơ sở để nhận định luận án có xứng tầm hay chưa, nên cần phải đọc thật kỹ nội dung luận án và thẩm tra lại số liệu, kết quả thực nghiệm mới có thể đánh giá được. Trong đánh giá công trình khoa học, luận án ngoài ý nghĩa khoa học, phương pháp nghiên cứu còn có ý nghĩa thực tiễn" - ông Khải nói.

Lý giải về các đề tài luận án về thể dục thể thao lại được xếp vào chuyên ngành giáo dục học, ông Huỳnh Trọng Khải cho hay trước đây có chuyên ngành thể dục thể thao, giáo dục thể chất nhưng sau đó Bộ GD-ĐT nhập chung các chuyên ngành này vào cùng một mã ngành thuộc ngành giáo dục học.

GS.TSKH Ngô Việt Trung - nguyên viện trưởng Viện Toán học Việt Nam - cho rằng cái gốc vấn đề nằm ở quy chế bảo vệ luận án tiến sĩ mới bị "tầm thường hóa" gần đây. "Quy chế bị thay đổi năm ngoái chính vì áp lực của các cơ sở đào tạo kiểu này.

Thực tế trước năm 2019, có những cơ sở đào tạo hàng trăm, hàng chục tiến sĩ mỗi năm nhưng sau đó giảm xuống chỉ còn vài nghiên cứu sinh bảo vệ được luận án, thậm chí không có nghiên cứu sinh nào bảo vệ được do yêu cầu công bố quốc tế. Vì vậy quy chế mới bỏ chuyện công bố quốc tế với lý do "tự chủ, tự chịu trách nhiệm", nghe thì rất hay nhưng thực ra là vô trách nhiệm" - ông Trung nhấn mạnh.

TRẦN HUỲNH
(tuoitreonline)






Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Mon 09 May 2022, 08:08

Bi hài, đề tài KHKT học sinh ngang tầm tiến sĩ, luận án TS nghiên cứu...cầu lông

Thạc sĩ Phan Thế Hoài

Ngày 4/5/2022, mạng xã hội Facebook lan truyền với tốc độ chóng mặt luận án tiến sĩ với tên đề tài "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" khiến dư luận "dậy sóng".

Luận án tiến sĩ nghiên cứu cầu lông gây xôn xao dư luận

Ngày 5/5/2022, tôi truy cập vào trang web của Bộ Giáo dục thì thông tin về luận án này được lưu trữ với nội dung như sau:

Đề tài luận án: “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La”.

Tên ngành: Giáo dục học; Mã ngành: 9140101; Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thể dục thể thao.

Kết quả nghiên đạt được một số thành tựu sau:

1. Thông tin khoa học và toàn diện về thực trạng phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La cho thấy, còn tồn tại những bất cập cơ bản làm hạn chế sự phát triển của phong trào như:

Sự nhận thức chưa đầy đủ của công chức, viên chức về ý nghĩa của việc tập luyện Cầu lông; Thiếu cộng tác viên Cầu lông; Công tác xã hội hóa môn Cầu lông chưa hiệu quả; Thể lực của đội ngũ công chức, viên chức còn hạn chế.

Đồng thời, qua phân tích SWOT đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La.

2. Quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 6 giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La, bao gồm:

Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc tập luyện và thi đấu Cầu lông; Phát triển môn Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức theo hướng xã hội hóa; Tạo nguồn cán bộ phát triển phong trào Cầu lông cho công chức, viên chức; Hoàn thiện hệ thống thi đấu Cầu lông cho công chức, viên chức; Mở rộng các hình thức tập luyện Cầu lông cho công chức, viên chức. Khích lệ động viên và kiểm tra, đánh giá phong trào Cầu lông của công chức, viên chức.

Trên cơ sở thực nghiệm xã hội học 5/6 giải pháp mà đề tài lựa chọn, bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả sau một năm ứng dụng thông qua các tiêu chí phát triển môn Cầu lông.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, các tiêu chí đều thể hiện sự tăng trưởng tích cực (từ 15.38 % đến 133.33 %). Đồng thời, các giải pháp còn có tác dụng nâng cao thể lực cho công chức, viên chức thành phố Sơn La đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác suất thống kê cần thiết.

Cùng ngày, tôi truy cập vào địa chỉ của Viện Khoa học thể dục thể thao để tìm toàn văn của luận án này thì trang web báo lỗi. Trước đó, trên trang web của Viện đã đăng tải luận án (cầu lông) với thông tin nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp viện vào ngày 19/1/2022.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, đề tài "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" chưa đủ tầm của một luận án tiến sĩ vì những lí do sau đây.

Thứ nhất, tên đề tài "Nghiên cứu giải pháp... " là bất ổn trong cách đặt vấn đề, bởi luận án đưa ra 6 giải pháp nhằm phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La chứ không phải nghiên cứu về những giải pháp đã có sẵn.

Ví dụ, giải pháp thứ nhất mà luận án đưa ra là: "Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc tập luyện và thi đấu Cầu lông" thì cá nhân/tổ chức cứ thế mà "tuyên truyền"... chứ nghiên cứu cái gì về "tuyên truyền" nữa?

Thường khi đưa ra một giải pháp nào đó, người ta thường xem xét tính khả thi, hiệu quả của giải pháp đến đâu, khác với việc nghiên cứu bản chất giải pháp đó.

Ví dụ, giải pháp thứ sáu của luận án: "Khích lệ động viên và kiểm tra, đánh giá phong trào Cầu lông của công chức, viên chức" - nghĩa là muốn công chức, viên chức tập luyện cầu lông thì phải "động viên, khích lệ, kiểm tra, đánh giá", không phải nghiên cứu cách thức sử dụng hành vi ngôn ngữ thế nào để động viên, khích lệ sao cho hiệu quả.

Có thể đổi tên đề tài cho ngắn gọn, chính xác như: "Giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La". Nhưng, nếu đổi đề tài như thế này thì phạm vi nghiên cứu vẫn quá hẹp, vì để rèn luyện sức khỏe thì phải luyện tập thể dục thể thao - không chỉ có môn cầu lông mà còn nhiều môn khác, phương pháp khác nữa.

Thứ hai, đối tượng nghiên cứu của luận án là công chức, viên chức, chứ không phải học sinh - sinh viên, vậy có phù hợp với chuyên ngành giáo dục học?

Bởi, "đối tượng nghiên cứu của giáo dục học chính là quá trình giáo dục, một quá trình hoạt động đặc biệt trong các hoạt động của xã hội loài người. Khoa học giáo dục bao gồm hệ thống các bộ môn: Lịch sử giáo dục; Giáo dục học; Giáo dục học chuyên biệt; Lý luận dạy học bộ môn.

Giáo dục học là một bộ môn của khoa học giáo dục nằm trong các khoa học xã hội. Giáo dục học có liên quan chặt chẽ với Tâm lý học; Tâm lý học lứa tuổi; Tâm lý học sư phạm; Sinh lý học lứa tuổi; Lôgic học; Phương pháp giảng dạy bộ môn…" [1]

Ngoài ra, viên chức cũng gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục; y tế; thể thao; báo chí... Vậy, viên chức ngành thể thao, sức khỏe, kể cả giáo dục có nhất thiết phải tham khảo luận án này để học tập và rèn luyện sức khỏe hay không?

Liên quan đến luận án này, ngày 5/5/2022, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh còn cho biết thêm:

"Nghiên cứu sinh này cũng từng công bố các nghiên cứu như: 'Thực trạng phong trào Cầu lông công nhân viên chức lao động' trình bày tại Hội thảo quốc tế Thái Bình Dương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và 'Thực trạng nhu cầu, động cơ và hứng thú tập luyện Cầu lông của đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La'".

Tôi cho rằng, những đề tài này chỉ nên dừng lại ở việc báo cáo (ngắn gọn) trong các cuộc họp, hội nghị ở địa phương là đủ.

Thứ ba, cùng ngày, trả lời Báo VTC News về tính thực tiễn và chất lượng của luận án tiến sĩ này, ông Trần Hiếu, Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) nói: "mạng xã hội đang làm quá lên". [3]

Tuy vậy, tôi thì không nghĩ như thế, bởi mạng xã hội cũng có nhiều thành phần, bao gồm chuyên gia, nhà khoa học... chứ không phải họ hùa theo đám đông đâu. Tôi đọc đi đọc lại 6 giải pháp mà tác giả đưa ra thì thấy rằng, hàm lượng khoa học luận án nhạt nhòa.

Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, đề tài trên quy mô nghiên cứu ở phạm vi hẹp, chưa đủ tầm luận án tiến sĩ, giống với báo cáo, tham luận hoặc cùng lắm là luận văn thạc sĩ, theo VTC News.

Riêng tôi thì không đồng ý đề tài này có thể triển khai thành luận văn thạc sĩ (kể cả viết thành bài báo khoa học chuyên ngành). Bởi, yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ được quy định tại khoản 2 Điều 26 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT như sau (trích):

a) Luận văn của chương trình theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành đào tạo;

b) Luận văn của chương trình theo định hướng ứng dụng là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới... trong lĩnh vực chuyên ngành vào thực tế.

Thay lời kết

Cuối tháng 3/2022, Bộ Giáo dục công bố 12 dự án giải Nhất thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, trong đó có nhiều đề tài ngang tầm tiến sĩ như:

"Điều trị béo phì bằng cao chiết xanthone từ vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana L.) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)"; "Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá khôi (Ardisia gigantifolia)"...

Còn luận án tiến sĩ, có hàng chục đề tài rất đơn giản và na ná nhau như: "Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của Trường Đại học Phú Yên" [4];

"Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng" [5]; "Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố Vinh" [6]...

Thiết nghĩ, nếu ngành giáo dục không có giải pháp mạnh để chấn chỉnh việc đào tạo sau đại học thì tiến sĩ ngày nay cũng chẳng hơn kém "tiến sĩ giấy" mà nhà thơ Nguyễn Khuyến từng chua chát viết: "Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!"

Tài liệu tham khảo:

[1] Hà Thị Mai, Giáo trình Giáo dục học đại cương, Trường Đại học Đà Lạt, 2013 (tài liệu lưu hành nội bộ giảng dạy sinh viên ngành sư phạm)

[2] http://plo.vn/tac-gia-luan-van-ve-cau-long-da-cong-bo-nhieu-nghien-cuu-ve-mon-the-thao-nay-post678705.html

[3] http://vtc.vn/luan-an-tien-si-mon-cau-long-gay-xon-xao-dai-dien-co-so-dao-tao-noi-gi-ar674884.html

[4] http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.39&view=35040&fbclid=IwAR231Hy1kK5Bj3FYoyeoc9Cjk0vSd_lYnhlRVEWPTT4eFizdnO0Eo7SHJwI

[5] http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.39&view=29640&fbclid=IwAR231Hy1kK5Bj3FYoyeoc9Cjk0vSd_lYnhlRVEWPTT4eFizdnO0Eo7SHJwI

[6] http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.39&view=35384&fbclid=IwAR1TP_JH-utB5X2gh5mszJK64H2ltGyExWc5VxfReflgQwBsWPsVWkkbkOE

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

(Nguồn: giaoduc.net.vn)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Mon 09 May 2022, 08:15

Chuyên gia nói gì về luận án tiến sĩ "phát triển... môn cầu lông" cho viên chức?

Trong khi Viện Khoa học Thể dục thể thao xác nhận đề tài "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" được hội đồng thẩm định qua nhiều vòng thì giới chuyên gia cho rằng đây giống tham luận hơn là luận án tiến sĩ.

Đề tài được hội đồng thẩm định qua nhiều vòng

Những ngày qua, dư luận xôn xao về luận án tiến sĩ ngành giáo dục học với đề tài "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của tác giả Đặng Hoàng Anh.

Đề tài thuộc chuyên ngành giáo dục học được công bố ngày 23/12/2021 tại Viện Khoa học thể dục thể thao (Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch).

Trang bìa luận án "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh, bảo vệ thành công năm 2022.

Luận án được công bố trên luanvan.moet.edu.vn - một website chính thức của Bộ GD&ĐT đăng tải thông tin luận văn tốt nghiệp và luận án tiến sĩ của các cơ sở đào tạo.

Ông Đặng Hoàng Anh xác nhận là tác giả của luận án nói trên và từ chối đưa ra bình luận.

Trước đó, ông Đặng Hoàng Anh cũng từng công bố nghiên cứu "Thực trạng nhu cầu, động cơ và hứng thú tập luyện Cầu lông của đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La".

Trong khi đó, ông Trần Hiếu, Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho biết, đề tài "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh được hướng dẫn và bảo vệ tại viện. Nội dung đề tài được công bố tháng 12/2021 và nghiệm thu thành công cấp viện ngày 19/1/2022.

Trước băn khoăn về chất lượng của luận án tiến sĩ này, ông Hiếu khẳng định, đề tài được hội đồng thẩm định qua nhiều vòng, có đầy đủ thủ tục và biên bản nghiệm thu đúng quy định.

Giới chuyên gia nói gì?

Bàn về vấn đề trên, TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định: "Đọc tóm tắt những cái gọi "mới" của luận án thì chẳng có gì mới và không chút hàm lượng khoa học nào, nên chẳng thể coi là kết quả nghiên cứu. Nó giống với báo cáo tổng kết năm của Sở Văn hóa thể thao du lịch nhiều hơn. Không hội đồng chấm luận án có những ai và đánh giá thế nào?"

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, đề tài trên quá nhỏ để mang ra thực hiện một đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.

"Có thể thấy khâu kiểm duyệt và thẩm định đề tài ở Viện Khoa học thể dục thể thao đang có vấn đề. Những đề tài nghiên cứu kiểu công nghiệp, sao chép, copy-paste cần được loại bỏ ngay lập tức", TS Vinh nói.

GS.TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam thì đưa ra một chi tiết dở khóc dở cười ở chính Viện của mình: Có vị, làm tiến sĩ nông nghiệp mà khi kiểm tra thực tế ở ngoài ruộng không phân biệt được cây cỏ lồng vực với cây lúa!.

Một giáo sư của Đại học Quốc gia Hà Nội băn khoăn: "Không riêng luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh, trên chuyên trang Luận văn - Luận án của Bộ GD&ĐT ngập tràn đề tài tiến sĩ về các môn cầu lông, bơi lội...".

Cụ thể, trên chuyên trang này còn có đề tài "Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật TP Thái Nguyên" của TS Nguyễn Trường Giang, cơ sở đào tạo là Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh; đề tài "Xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên Trường ĐH Hùng Vương tỉnh Phú Thọ" của TS Lưu Thị Như Quỳnh, cơ sở đào tạo là Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh...

Chưa kể, chuyên trang này cũng lưu giữ thông tin của nhiều đề tài với nội dung na ná nhau, ví dụ: "Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của Trường ĐH Phú Yên", "Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường ĐH Hải Phòng"...

"Một công trình nghiên cứu, đặc biệt là luận án tiến sĩ, được yêu cầu phải có tính mới, tính ứng dụng, có phương pháp nghiên cứu khoa học bảo đảm độ tin cậy thì mới được xem là đạt chất lượng. Đó là những yêu cầu được Bộ GD&ĐT đặt ra. Nhưng, chúng ta đang thấy những gì? Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT cần kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không thể công nhận những tiến sĩ kém chất lượng", vị chuyên gia thẳng thắn.

Bảo Nguyên
(suckhoedoisong)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Mon 09 May 2022, 08:23

Tiến sĩ thể thao - luận án cất vào hộc tủ!

“Mấy hôm nay dư luận sốt xình xịch về chuyện tiến sĩ dỏm tràn lan ở nước ta. Tuy nhiên mọi người chỉ mới tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội, trong khi đó thể thao cũng lắm chuyện” - một HLV bóng chuyền đã nói với tôi như thế.

Vâng, lời nhắc nhở của vị HLV bóng chuyền làm tôi chợt nhớ đến hai câu chuyện. Thứ nhất, đó là tuyên bố xanh rờn của một quan chức thể thao trong lĩnh vực bóng đá.

Ông này nói trước đông đảo nhà báo rằng: “Các cậu thử tìm hiểu xem trong khu vực Đông Nam Á có nước nào có tiến sĩ bóng đá không? Xin lỗi, chỉ có Việt Nam mình có thôi và tớ là một trong số các tiến sĩ bóng đá tốt nghiệp ở Liên Xô (cũ) đấy!”.

Cũng liên quan đến chuyện tiến sĩ bóng đá, cả làng bóng Việt Nam ai cũng biết câu chuyện một vị quan chức thể thao có bằng này, nhưng hồi trẻ ông đi du học Liên Xô (cũ) ở lĩnh vực thể dục.

Tuy nhiên qua bên ấy mới thấy học thể dục buồn quá vì chẳng có mấy bạn bè người Việt. Thế là ông bèn năn nỉ các đồng hương đang học lớp bóng đá bố trí xin chuyển lớp.

Các thầy hồi ấy thương sinh viên người Việt lắm nên cũng đồng ý, miễn là người chuyển lớp phải biết đá bóng.

Người kể câu chuyện này cho tôi nghe là một cựu danh thủ bóng đá miền Bắc đã cười ngặt nghẽo nhớ lại: “Trời ơi, cậu ấy chẳng biết đá bóng một chút nào cả. Thế là bọn tôi phải tả xung hữu đột dàn xếp để chuyền cho cậu ấy và chỉ cần chạm chân vào bóng là ghi bàn. Phải làm đến mấy lần như vậy thì cậu ấy mới có được một lần đá trúng bóng để ghi bàn! Thế là vào lớp bóng đá, học dần lên rồi lấy tiến sĩ chuyên ngành bóng đá và sau này trở thành một trong những nhà vạch kế hoạch cho bóng đá Việt. Tai hại như thế đấy...”.

Chuyện thứ hai là một ông tiến sĩ chuyên ngành bóng ném ở một thành phố lớn. Dân chơi bóng ném vẫn cười đùa và lan truyền câu chuyện thế này: Khi thành phố chưa có tiến sĩ bóng ném, môn này dẫn đầu quốc gia. Nhưng từ sau khi có tiến sĩ bóng ném thì phong trào ngày càng đi xuống và đội tuyển từ thua đến thua!

Theo lời khuyên của mọi người, tôi vào trang web của Viện Nghiên cứu khoa học TDTT tìm hiểu về chuyện tiến sĩ thể thao thì mới giật mình. Đề tài làm luận án tiến sĩ nhiều nhất là lĩnh vực giáo dục thể chất.

Có đề tài thì khảo sát một địa phương (như “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh nữ tiểu học từ 7-11 tuổi ở TP.HCM", “Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất và nhu cầu hoạt động TDTT của học sinh các dân tộc lứa tuổi 11-14 ở An Giang”), có đề tài chỉ khảo sát ở một trường (“Nghiên cứu xây dựng chuẩn mực đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực của sinh viên Đại học Huế” ), có đề tài mang tính toàn quốc (“Nghiên cứu nâng cao năng lực thể chất của học sinh trung học cơ sở 12-15 tuổi”)...

Nói chung là rất phong phú. Nhưng nhìn lại thực tế thì chuyện giáo dục thể chất vẫn là một vấn đề gây nhức nhối, nhiều yếu kém, dẫn đến việc học sinh - sinh viên Việt Nam ngày càng yếu về thể lực.

Ở môn bóng chuyền cũng có nhiều đề tài được chọn làm luận án tiến sĩ. Ví dụ như đề tài phân tích cú nhảy phát bóng - nhảy chuyền bóng, hay như chuyện huấn luyện VĐV bóng chuyền từ tuổi 12-13...

Nhưng nhìn vào thực tế thì Thái Lan chẳng có tiến sĩ bóng chuyền nào, nhưng đội tuyển nữ của họ xếp hạng 12 thế giới, còn ta có rất nhiều tiến sĩ thì tít ở phía sau.

Ở môn bơi lội cũng có nhiều tiến sĩ, nhưng tay bơi thành công nhất từ xưa đến nay Nguyễn Thị Ánh Viên thì phải đưa qua Mỹ mới phát triển được tài năng!

Chưa hết, một chuyên gia bóng đá còn chỉ cho tôi xem một luận án tiến sĩ mang tên “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp xoa bóp kết hợp điện từ trường để hồi phục cho vận động viên bóng đá”. Trong khi đó, vấn đề hồi phục thể lực là chuyện yếu kém nhất của các cầu thủ Việt Nam từ cấp CLB đến đội tuyển!

Xin đừng nghĩ câu chuyện lạm phát tiến sĩ trong thể thao là vô hại. Trước hết, nó cũng là một sự lãng phí khi sẽ phải trả lương cho tiến sĩ cao hơn cử nhân, cao hơn chuyên gia giỏi nhưng không có bằng cấp.

Chưa kể sự lãng phí còn nằm ở chỗ các trường đại học TDTT cũng phải tiêu tốn thời gian, vật chất cho việc đào tạo những tiến sĩ không có giá trị gì cho phát triển thành tích (với thể thao đỉnh cao), sức khỏe con người (giáo dục thể chất) và cả khoa học thể thao. Để rồi những luận án tiến sĩ ấy được cất vào hộc tủ.

Thứ hai, nó tạo nên một sự ảo tưởng phù phiếm, kiểu “Đông Nam Á chẳng có nước nào có tiến sĩ bóng đá”, gây mất niềm tin cho người hâm mộ, VĐV, HLV...

HUY THỌ
(tuoitreonline)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Tue 10 May 2022, 11:27

'Nhân bản' đề tài luận án tiến sĩ: Hàng chục đề tài gần giống nhau, sai thể loại

Không chỉ những đề tài luận án tiến sĩ "lạ lùng" như vụ "tiến sĩ cầu lông" vừa qua, còn có nhiều luận án tiến sĩ đề tài na ná nhau được các hội đồng thông qua và các nghiên cứu sinh bảo vệ thành công.


Tiến sĩ cầu lông Dad2-810


Ở lĩnh vực khoa học giáo dục, có khá nhiều luận án tiến sĩ có đề tài khá giống nhau, chỉ khác địa điểm và thời gian thực hiện, tên gọi có thay đổi nhưng chỉ... một vài từ.

Hàng chục đề tài na ná nhau

Năm 2016, Viện Khoa học thể dục thể thao có đề tài "Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM". Đến năm 2017, viện này tiếp tục cho học viên bảo vệ đề tài "Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường ĐH Hải Phòng".

Cũng trong năm 2016, Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM cho bảo vệ đề tài "Ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường ĐH tư thục Hoa Sen TP.HCM". Năm 2020 trường này tiếp tục có đề tài tương tự "Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của Trường ĐH Phú Yên".

Cùng đề tài, chỉ khác địa điểm, năm 2020 Trường ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh có nghiên cứu sinh bảo vệ đề tài "Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên các trường ĐH tại TP Vinh".

Ở ngành lịch sử Việt Nam, có hơn chục đề tài về "chuyển biến kinh tế xã hội", tỉnh nào cũng "chuyển biến kinh tế xã hội": "Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010" (bảo vệ năm 2013), "Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến năm 2012" (bảo vệ năm 2017),

"Quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến năm 2012" (bảo vệ năm 2017), "Chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Nông từ năm 2004 đến năm 2015", "Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến năm 2010"...

Phần lớn những đề tài này được bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội. Nhiều đề tài có thời gian thực hiện khác nhau nhưng ý tưởng đề tài gần như giống nhau, cùng người hướng dẫn.

Sai thể loại

TS Lê Đông Phương - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - cho rằng sự "nhân bản" này phản ánh "một trào lưu đáng sợ" trong hoạt động đào tạo nghiên cứu sinh hiện nay là làm cho xong, các cơ sở đào tạo cũng khá dễ dãi thông qua.

Tương tự, TS Nguyễn Khắc Thái - nguyên giảng viên ĐH Huế - phân tích luận án tiến sĩ là một đề tài khoa học, không phải là một báo cáo về hiện tượng hay diễn tiến hiện tượng tự nhiên, xã hội.

Trong chỉnh thể của đất nước hiện nay, các địa bàn mà luận án nghiên cứu có khác nhau về vị trí địa lý, chút ít về điều kiện tự nhiên, nhưng địa chính trị, địa văn hóa lại khá gần gũi trong tương quan với việc thực hiện chính sách vĩ mô. Vì thế, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thường ít khi dành riêng cho một địa bàn cụ thể.

"Giáo dục thể chất cho sinh viên có gì khác nhau giữa các trường ĐH mà có tới mấy đề tài cùng nội dung và cùng cấu trúc, chỉ khác tên trường? Tôi không đánh giá thấp các công trình của nghiên cứu sinh mà là sai thể loại.

Những công trình đó nếu sử dụng để đánh giá xếp loại chuyên viên thì đúng hơn cấp học vị tiến sĩ" - ông Thái nói. Ngoài ra, ông Thái cũng nói thêm: "Đây là sự thiếu trách nhiệm của người hướng dẫn. Hội đồng và cơ quan đào tạo thì cốt đủ thủ tục chứ không kiểm soát nội dung khoa học".

Những "tiến sĩ làng nhàng"

Theo TS Lê Trường Tùng - chủ tịch hội đồng quản trị ĐH FPT, việc nghiên cứu tiến sĩ ở nước ngoài thường dựa trên những vấn đề đã được nghiên cứu trước đó và phát triển thêm cái mới.

Ở Việt Nam, luận án tiến sĩ thường bắt đầu từ con số 0, không dựa trên các nghiên cứu trước đó để phát triển thêm nên thường trùng lặp. Người hướng dẫn phải là chuyên gia lĩnh vực để biết cái nào đã được nghiên cứu và định hướng phát triển thêm thế nào.

Theo ông Tùng, hiện tượng này đã "xảy ra cả chục năm rồi". "Những người lúc trước được hướng dẫn sơ sài, kém chất lượng đã có bằng tiến sĩ. Họ đã và đang tiếp tục hướng dẫn cho nhiều thế hệ tiến sĩ khác theo cách chất lượng không cao như vậy.

Điều này rất nguy hiểm vì nó sẽ tạo ra thêm rất nhiều tiến sĩ làng nhàng. Trước đây bằng tiến sĩ do bộ trưởng ký, giờ giao cho các trường. Điều này dẫn đến cơ cấu hội đồng nội bộ hoặc liên trường nhưng có nguy cơ hình thành nhóm lợi ích, thỏa hiệp để cho qua dễ dãi những đề tài chưa đảm bảo chất lượng" - ông Tùng nói.

Lý giải thêm về đề tài tiến sĩ na ná, TS Lê Đông Phương cho rằng có sự vị nể nhau. Nhiều giảng viên sau khi tốt nghiệp xong tiến sĩ ở lại trường dạy nên sẽ có sự e dè, tránh va chạm với các thầy của mình. Từ đó tư duy học thuật đi theo lối mòn của vài "lão thành", không đổi mới hay khám phá mới về học thuật.

Phương Tây gọi là "nhân giống cận huyết khoa học". Các thế hệ sau cứ thế mà "diễn". "Trong bối cảnh đó khi thầy dễ dãi và không có tư duy mới thì nghiên cứu sinh sẽ có những luận án nhàng nhàng để dễ được thông qua, cơ sở đào tạo cũng không quan tâm đến ý nghĩa xã hội hay đóng góp khoa học của luận án.

Và đó là lý do có nhiều luận án giống báo cáo tổng kết hay thu hoạch sau một khóa tập huấn" - ông Phương nói thêm.

"Đừng gắn bằng cấp với bổ nhiệm nữa"

Ông Lê Trường Tùng cho rằng lý do quan trọng khác dẫn đến thạc sĩ, tiến sĩ làng nhàng là các quy định về bổ nhiệm hiện nay. "Đừng gắn bằng cấp với việc bổ nhiệm nữa. Đây là lý do người ta đổ xô đi học thạc sĩ để chuẩn bị cho việc bổ nhiệm sau này.

Mục đích học cho có bằng như vậy nên mới xảy ra tình trạng dễ dãi trong đào tạo, thậm chí có luận án tiến sĩ về khoa học giáo dục nhưng không có nội dung nào về giáo dục cũng được thông qua" - ông Tùng nêu ý kiến.

Ông Lê Đông Phương cũng cho rằng cần có những hình thức phản biện mạnh hơn, ràng buộc trách nhiệm của cơ sở đào tạo, giảng viên hướng dẫn và các hội đồng với kết quả luận án. Nếu ràng buộc trách nhiệm như vậy sẽ hạn chế tình trạng "chạy thầy" vì chạy cả mấy chục thành viên các hội đồng sẽ khó...

Coi trọng chất lượng đào tạo, xã hội mới phát triển

Theo TS Nguyễn Hồng Vũ - Viện Nghiên cứu City of Hope, California, Hoa Kỳ, tiến sĩ được xem là bằng cấp cao nhất trong lĩnh vực học thuật. Việc đào tạo tiến sĩ có thể có chút khác biệt ở từng nơi với những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau.

Tuy nhiên bản chất chung của việc này là chứng nhận người đó đã "chạm đến" ranh giới kiến thức nhân loại, đã "đóng góp" trong việc "nới rộng" kiến thức đó ra. Chất lượng đào tạo tiến sĩ và chất lượng công trình nghiên cứu tiến sĩ nên luôn được coi trọng thì xã hội mới phát triển bền vững được.

MINH GIẢNG
(tuoitreonline)
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Tue 10 May 2022, 12:58

Bằng cấp làm đẹp hồ sơ
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Wed 11 May 2022, 07:46

Mới đọc đề tựa cứ tưởng là tiến sĩ cầu ... mọc lông!  :potay:

_________________________
Tiến sĩ cầu lông Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4905
Registration date : 23/03/2013

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Wed 11 May 2022, 08:17

Ai Hoa đã viết:
Mới đọc đề tựa cứ tưởng là tiến sĩ cầu ... mọc lông!  :potay:

Thầy chắc hong chơi môn thể thao này :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Wed 11 May 2022, 10:03

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Mới đọc đề tựa cứ tưởng là tiến sĩ cầu ... mọc lông!  :potay:

Thầy chắc hong chơi môn thể thao này :tongue:

chỉ có chơi vũ cầu thui :tongue:

tưởng đâu mấy tiến sĩ mún tìm về nguồn cội cầu mọc lông cho giống tổ tiên :laughing15:

_________________________
Tiến sĩ cầu lông Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13Wed 11 May 2022, 10:06

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Mới đọc đề tựa cứ tưởng là tiến sĩ cầu ... mọc lông!  :potay:

Thầy chắc hong chơi môn thể thao này :tongue:

chỉ có chơi vũ cầu thui :tongue:

tưởng đâu mấy tiến sĩ mún tìm về nguồn cội cầu mọc lông cho giống tổ tiên   :laughing15:

nghe Thầy nói thì phải suy diễn tùm lum tè le đó tỷ ui! :laughing:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Tiến sĩ cầu lông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiến sĩ cầu lông   Tiến sĩ cầu lông I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tiến sĩ cầu lông
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Giáo dục-