Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Thổ Công-Táo Quân-Thổ Kỳ Wed 19 Jan 2022, 07:38 | |
| Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Ngọc Hoàng Đại Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới. Họ đều là nguyên thần của các vị Thần Tiên trên trời, được nhận sắc lệnh của Ngọc Đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho Thần Tiên.
Dân gian vì không hiểu thiên cơ nên bịa ra câu chuyện nói về mối tình của Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang như sau:
Trọng Cao lấy vợ Thị Nhi Bao năm chăn gối chẳng thì có con Vợ chồng ai cũng rảnh son Mỗi người một hướng lại còn cãi nhau. Trọng Cao đánh vợ rất đau Thị Nhi uất ức về sau bỏ chồng Lang thang qua những cánh đồng Mùa đông năm ấy lấy chồng Phạm Lang. Từ ngày Vợ đi khỏi làng Trọng Cao hối hận bàng hoàng ruột gan Anh ta gom hết bạc vàng Ra đi tìm vợ mùa màng bỏ bê! Cực thân sớm tối ê chề Tiền vàng cũng hết phải về ăn xin Ngày đêm khắp nẻo đi tìm Một hôm Cao đến ăn xin nhà giàu, Vô tình lại nhận ra nhau Hai người thổn thức tim đau nghẹn ngào Nhi đon đả mời Trọng vào Hai người nói chuyện thì thào nhỏ to, Nhi rằng Cao hãy hiểu cho Thiếp vì quá giận nên phò Phạm Lang Nhưng lòng cảm thấy bàng hoàng Nghĩ rằng mình đã vội vàng ra đi! Phạm Lang lấy được Thị Nhi Đêm ngày chịu khó chỉ đi làm đồng Bây giờ Phạm Lang là chồng Trọng Cao cũng hết duyên nồng từ đây. Lúc này đã sắp hết ngày Sợ chồng biết được sẽ rầy sẽ la Nhi ngồi ngẫm nghĩ tính xa Giấu Trọng Cao ở sau nhà đống rơm. Lang vô tình đốt đống rơm Làm tro bón ruộng cho thơm gạo nồng Trọng Cao chết cháy khói bồng Thị Nhi thương xót bỏ Chồng chết theo! Lang thấy vợ cháy quắt queo Nhào vào đống lửa chết theo vợ hiền! Hồn ba người bay lên thiên Thượng Đế thấy cả ba liền nghĩa chung. Phán cho làm Táo Quân cùng Mỗi người một việc cùng chung một nhà Định Phúc Táo Quân thật thà Phạm Lang được phong chức là Thổ Công, Trông nom việc bếp nhà nông “Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân„ Trọng Cao làm Thổ Địa Thần. “Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần„ danh xưng Thị Nhi Thổ Kỳ, danh xưng. “Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần„
Nên là:
Từ xưa phong tục người dân Hai ba tháng chạp thờ Thần Táo Quân Ba con Cá Chép cúng Thần Để cho ba vị thoát Trần về Thiên. Cầu cho gia chủ bình yên Tài lộc đầy đủ, con hiền cháu ngoan Năm mới gia tộc bình an Đất nước tươi đẹp mở mang cõi bờ.
Đây là câu chuyện hư cấu không có thật! Thực chất ba vị thần được Ngọc Đế cử xuống là nguyên thần của các vị Thần Tiên.
– Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là “Thổ thần thổ địa”. – Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là “Thổ công táo quân”. – Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là “Thổ kỳ”.
Do vậy ta có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.
Nếu vì một điều kiện nào đó mà không có ban thờ, không có bát nhang, thì cũng đừng lo lắng, vì các vị là nguyên thần của Thần Tiên họ không câu nệ thờ cúng, họ làm việc theo lệnh của Ngọc Hoàng Đại Đế mà không đòi hỏi hay yêu sách với người phàm giới.
Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì ta vẫn có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, hay ở giữa phòng khách nhà mình trong những ngày lễ, sau khi cúng xong ta có thể dọn đi.
Ngày 23 tháng chạp là ngày trọng đại, đây là ngày cuối cùng trong năm của Thần Tiên ở hạ giới trước khi về Trời tấu trình Ngọc Hoàng Đại Đế, do vậy ta làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ thì mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn, nhà cửa cũng được dọn dẹp sạch sẽ chu đáo.
(Nguồn: ohayvn) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Thổ Công-Táo Quân-Thổ Kỳ Wed 19 Jan 2022, 07:49 | |
| Thổ Công
Thổ Công (土公) là tên gọi khác của Phước Đức Chánh Thần (福德正神), Thổ Chánh (土正), Xã Thần (社神), Xã Công (社公), Thổ Địa (土地), Thổ Bá (土伯), Thổ Địa Công (土地公).
Vị này nguyên lai là Địa Thần, cũng là một loại thần tự nhiên. Từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có thờ Thần Đất rồi. Con người thường cho rằng đất đai có tài nguyên phong phú, sinh trưởng ngũ cốc, ngũ cốc lại có khả năng nuôi sống nhân loại, cho nên thường tâm niệm cám ơn đất đai, từ đó tôn sùng đất đai như là vị Thần. Trung Quốc cũng như Việt Nam đều phát triển nhờ nền văn minh lúa nước, làm nông; vì vậy ai ai cũng đều tôn trọng Thần Thổ Địa.
Trong Lễ Ký (禮記), phần Giao Đặc Tánh (郊特性), có đoạn rằng: “Gia chủ Trung Lựu nhi quốc chủ xã (家主中霤而國主社, Chủ nhà Trung Lựu là thần chủ của nước)”; sớ giải thích: “Trung Lựu vi Thổ Thần (中霤爲土神).”
Kế đến, Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), phần Mạnh Đông Ký (孟冬記) ghi rằng: “Thị nguyệt dã … đại hại, từ ư công xã cập môn lư, hưởng tiên tổ ngũ tự (是月也...大割、祠於公社及門閭、饗先祖五祀, Tháng này … hại lớn, thờ nơi công xã và cổng làng, nhà, dâng cúng năm nơi thờ tự của tiên tổ).” Cao Dụ (高誘) chú thích rằng: “Ngũ tự, Mộc chánh Cú Mang kỳ tự Hộ, Hỏa chánh Chúc Dung kỳ tự Táo, Thổ chánh Hậu Thổ Kì tự Trung Lựu, Hậu Thổ vi xã, Kim chánh Nhục Thâu kỳ tự Môn, Thủy chánh Huyền Minh kỳ tự Tỉnh (五祀、木正句芒其祀戶、火正祝融其祀竈、土正后土其祀中霤、后土爲社、金正蓐收其祀門、水正玄冥其祀井, Năm nơi thờ tự gồm Mộc là Cú Mang thờ Thần Nhà, Hỏa là Chúc Dung thờ Thần Bếp, Thổ là Hậu Thổ thờ Trung Lựu, Hậu Thổ là thần, Kim là Nhục Thâu thờ Thần Cửa, Thủy là Huyền Minh thờ Thần Giếng).”
Sách Bạch Hổ Thông (白虎通) cho rằng: “Xã, Thổ Địa chi thần dã (社、土地之神也, Xã là thần Thổ Địa).” và giải thích thêm: “Nhân phi thổ bất lập, phi cốc bất thực, cố phong thổ vi xã, thị hữu Thổ Địa dã (人非土不立、非穀不食、故封土立社、示有土地也, Con người không có đất thì không thể đứng được, không có lúa thóc thì không thể ăn được được; cho nên phong đất làm thần, từ đó có Thổ Địa).”
Từ ngàn xưa, người Trung Quốc đã có nghi thức cùng tế Thổ Địa, như trong Lễ Ký có trích dẫn cho biết rằng: “Thiên tử xã tắc đều có chuồng nuôi lớn, chư hầu xã tắc thì có chuồng nuôi nhỏ; Xã là Thổ Thần, Tắc là Cốc Thần; Thiên tử tế Địa Thần thì lấy ba vật cúng trâu, dê, lợn làm chuồng lớn, còn chư hầu tế Địa Thần thì lấy hai vật cúng dê, lợn làm chuồng nhỏ.”
Như vậy từ vị thần tự nhiên, Thổ Công đã được tôn vinh thành thần nhân cách, thậm chí được phong chức quan. Ông có thể cai quản một địa phương nhỏ, một khu, một dặm, hay một làng; nên được gọi là Tiểu Thần (thần nhỏ). Thế nhưng, cũng không nên khinh thường ông, như dân gian có tục ngữ rằng: “Đắc tội Thổ Địa Công, tự vô kê (得罪土地公、飼無雞, đắc tội với Ông Thổ Địa thì không nuôi gà được).”
Bên cạnh vai trò làm cho người dân được ấm no, Thổ Thần còn giúp cho họ thêm giàu có; nên ông được xem như là Thần Tài (財神). Bằng chứng là những người làm nghề nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp đều tôn thờ vị thần này. Ngoài ra, vị này còn được xem như là thần giữ mộ, nên có tên là Hậu Thổ (后土). Tương truyền rằng những người làm việc tốt, quân tử, sau khi chết sẽ được ông Thành Hoàng cử đi làm Thổ Địa tại các địa phương.
Trong Đạo Giáo, Thái Xã Thần (太社神), Thái Tắc Thần (太稷神), Thổ Ông Thần (土翁神), Thổ Mẫu Thần (土母神) đều là những vị thần có trách nhiệm quản lý đất đai. Tuy nhiên, trong thánh điển Phật Giáo không đề cập tên mấy vị này.
Về việc Thổ Thần được tôn xưng là Phước Đức Chánh Thần, có câu chuyện như sau:
Dưới thời nhà Chu, có Trương Phước Đức (張福德), là gia bộc của Thượng Đại Phu (上大夫) trong gia đình một nọ. Khi chủ nhân đi nhậm quan phương xa, trong nhà chỉ còn lại người con gái nhỏ, thường thương nhớ cha, muốn đi tìm thăm. Thấy vậy, Trương Phước Đức bèn dẫn cô bé đi ngàn dặm tìm cha, giữa đường gặp gió tuyết bão bùng, bé gái bị lạnh cóng sắp chết; khi ấy, Trương Phước Đức cởi áo mình ra để che lấy thân em bé, tự nhiên tánh mạng em nhỏ được cứu sống; nhưng ông thì bị chết cóng. Khi lâm chung, trên không trung hiện ra 7 chữ “Nam Thiên Môn Đại Tiên Phước Đức Thần (南天門大仙福德神)”, như để phong cho tấm lòng trung nghĩa của người nô bộc như ông. Cảm niệm sự trung thành ấy, Thượng Đại Phu cho lập miếu để thờ Trương Phước Đức. Chu Võ Vương (周武王) tặng cho hiệu là Hậu Thổ (后土); từ đó Thổ Thần cũng có tên gọi là Thần Phước Đức.
Lại có truyền thuyết Ông Thổ Địa hạ phàm nhậm chức, hy vọng mọi người trên thế gian đều có tiền của, ai ai cũng đều sống an vui. Hay câu chuyện Minh Thái Tổ Chu Hồng Võ (明太祖洪武) cũng khá lý thú. Nhà vua thường giả dạng thường dân ra ngoài dân dã tuần du. Có hôm nọ, vua chợt gặp một gã thư sinh, cả hai cùng vào quán rượu bên đường đối ẩm; nhưng lúc ấy quán đầy ắp người, cả hai đành phải đứng chờ. Chợt nhìn phía sau, thấy có bàn thờ Phước Đức Chánh Thần, nhà vua bèn bưng bỏ xuống dưới đất sát vách tường và bảo rằng: “Ta tạm mượn chỗ ngồi của nhà ngươi chút nhé!” Rồi hai người ngồi xuống bàn uống rượu, một lúc sau nhà vua hỏi: “Ngươi quê ở làng nào ?” Thư sinh đáp: “Trùng Khánh (重慶)”. Nhân đó, nhà vua cử ngay một câu đối rằng: “Thiên lý vi trùng, trùng thủy trùng sơn Trùng Khánh Phủ (千里爲重、重水重山重慶府, Ngàn dặm muôn trùng, trùng nước trùng non Trùng Khánh Phủ).” Chàng thư sinh kia đáp ngay: “Nhất nhân thành đại, đại bang đại quốc đại minh quân (一人成大、大邦大國大明君, Một người thành lớn, lớn bang lớn nước lớn minh quân).” Cả hai hứng chí nhìn nhau cười thỏa thích, tận hứng mới trở về và quên không đặt bàn thờ Thổ Địa lại vị trí cũ. Đêm hôm đó,nhà vua mộng thấy Ông Thổ Địa về thưa rằng: “Hoàng Đế đã ra lệnh cho thần ngồi dưới đất, ngài không cần phải dời thần lên bàn nữa.”
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy rằng Ông Thổ Địa có cá tánh nhu hòa, bất kể giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ, nơi nào có cầu thì nơi đó ông ứng thân ngay. Có lẽ cũng vì lý do này, hiện tại chúng ta thấy bàn thờ Thổ Địa thường được đặt dưới đất. Có thuyết cho rằng nơi miếu thờ Thổ Địa có Ông Cọp, là con vật do Ông Thổ Địa cỡi lên. Vị này cũng có công dụng trấn hộ miếu đường và xua đuổi các dịch bệnh. Nếu trẻ nhỏ bị sốt nóng, viêm nhiệt, có thể dùng giấy tiền xoa vào dưới cổ Ông Cọp, rồi đem dán lên chỗ bị đau thì sẽ hết bệnh.
Dân gian Việt Nam có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”; cho nên mỗi khi đào đất xây nhà, đào giếng, đào huyệt, v.v., đụng đến đất đai, người dân Việt Nam thường phải khấn vái vị thần này. Đặc biệt, vào dịp lễ Trung Thu hằng năm, trong các đoàn múa lân, chúng ta vẫn thấy có người đóng vai trò Ông Địa đi theo đoàn lân, cầm cây quạt phe phẩy với cái bụng bự như Thần Tài. Mặc dầu được gọi là Ông Địa, nhưng có thể theo thuyết của người Trung Hoa cho ông là Thần Tài, hơn nữa, tục lệ người Việt cho rằng lân vào nhà là đem tài lộc đến, nên ông cũng là hiện thân của Thần Tài trong dịp Trung Thu.
Phật học tinh tuyển (phatam.org)
|
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |